Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất sầu riêng tại huyện cai lậy, tỉnh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
************

LÊ THỊ MỸ DUNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT SẦU RIÊNG
TẠI HUYỆN CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
************

LÊ THỊ MỸ DUNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT SẦU RIÊNG
TẠI HUYỆN CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG

CHUYÊN NGHÀNH

: KINH TẾ HỌC

MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH


: 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS: Trần Tiến Khai

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
của nông hộ sản xuất sầu riêng tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang” là bài
nghiên cứu của chính tơi.
Ngồi trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi
cam đoan rằng tồn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Khơng có nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này
mà khơng được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, 2019

Lê Thị Mỹ Dung


ii


LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, quý Thầy/Cơ Trường Đại học Mở Thành
phố Hồ Chí Minh, đã truyền đạt kiến thức cho tơi trong q trình hồn thành khóa
học và bảo vệ đề tài.
Tơi xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Trần Tiến Khai đã tận tình hướng
dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, Sở
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Tiền Giang, Chi cục Phát Triển Nông
Thôn tỉnh Tiền Giang, Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang, Phịng Nơng Nghiệp huyện
Cai Lậy, Chi cục thống kê huyện Cai Lậy và các cán bộ ở địa phương, các ông/bà
nông dân tại khu vực nghiên cứu đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ cung cấp các số
liệu, thông tin rất cần thiết để tơi hồn thành luận văn nghiên cứu của mình.
Trong q trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng hết sức để hoàn thành luận văn,
trao đổi và tiếp thu những ý kiến đóng góp của q Thầy/Cơ và bạn bè cũng như
tham khảo nhiều tài liệu, sách báo, tạp chí; song vẫn khơng tránh khỏi có những
thiếu sót. Rất mong nhận được những góp ý của q Thầy/Cơ và bạn đọc.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Học viên: Lê Thị Mỹ Dung

năm 2019


iii

TÓM TẮT
Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất

sầu riêng tại huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang”. Nghiên cứu được thực hiện, trên cơ
sở thu thập dữ liệu điều tra 199 hộ sản xuất sầu riêng (trong đó: 111 hộ sản xuất sầu
riêng cho thu hoạch trái vào mùa nghịch và 88 hộ sản xuất sầu riêng cho thu hoạch
trái vào mùa thuận). Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong
sản xuất sầu riêng, tác giả đã sử dụng mơ hình hồi quy hàm năng suất và mơ hình
hồi quy hàm lợi nhuận để phân tích.
Kết quả phân tích đối với mơ hình hồi quy hàm năng suất cho thấy các biến có
ảnh hưởng đến năng suất sầu riêng như: Mật độ trồng, tuổi cây, kinh nghiệm sản
xuất, mùa vụ, trình độ học vấn và lượng phân bón kali.
Kết quả phân tích đối với mơ hình hồi quy hàm lợi nhuận cho thấy các biến có
ảnh hưởng đến lợi nhuận như: Mùa vụ trồng, cơng lao động, giá bán, chi phí thuốc
bảo vệ thực vật, kinh nghiệm sản xuất và lượng phân bón hữu cơ.
Về đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất, kết quả phân tích cho thấy: Chi
phí trung bình trên một ha sản xuất sầu riêng là 175,722 triệu đồng; doanh thu trung
bình trên một ha là 1,440 tỷ đồng; lợi nhuận trung bình trên một ha là 1,264 tỷ đồng;
tỷ suất lợi nhuận/chi phí là 7,61; tỷ suất lợi nhuận/doanh thu là 0,84 lần.
Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả có thể kết luận cây sầu riêng có chi phí đầu
tư khá cao so với các loại cây trồng ăn trái khác, nhưng với giá bán cao (nhất là giá
bán sầu riêng vào mùa nghịch) thì lợi nhuận từ cây sầu riêng có thể xem là cây
mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nông dân vươn lên làm giàu.


iv

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... ii
TÓM TẮT.........................................................................................................................iii
MỤC LỤC ........................................................................................................................ iv

DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................viii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. xi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ..................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ NÊU LÝ DO NGHIÊN CỨU........................................ 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát của đề tài............................................................. 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................. 3
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................. 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4
1.5. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU ................................................................... 4
1.6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ...................................................................... 5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ......................... 7
2.1. CÁC KHÁI NIỆM......................................................................................... 7
2.1.1. Khái niệm về nông nghiệp ................................................................. 7
2.1.2. Chi phí sản xuất ................................................................................. 7
2.1.3. Hiệu quả kinh tế (HQKT) trong nông nghiệp ................................... 9


v

2.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ HỌC SẢN XUẤT ............................... 11
2.2.1. Lý thuyết về hàm sản xuất ............................................................... 11
2.2.2. Mơ hình Cobb - Douglas ................................................................. 11
2.2.3. Lý thuyết hàm lợi nhuận .................................................................. 12
2.2.4. Lý thuyết các yếu tố đầu vào cơ bản trong nông nghiệp ................. 12
2.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...................... 13
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............................................... 22

3.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN .............................................. 22
3.1.1. Vị trí địa lí ........................................................................................ 22
3.1.2. Khí hậu............................................................................................. 22
3.1.3. Đất đai .............................................................................................. 22
3.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TIỀN GIANG............................ 23
3.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội ................................................................ 23
3.2.2. Tình hình sản xuất nơng nghiệp ...................................................... 23
3.3. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÂY SẦU RIÊNG ................................. 23
3.3.1. Giới thiệu về cây sầu riêng .............................................................. 23
3.3.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc sầu riêng.............................................. 24
3.3.3. Sơ lược thị trường sầu riêng trên thế giới ........................................ 25
3.3.4. Tình hình sản xuất sầu riêng ở Việt Nam ........................................ 26
3.3.5. Tình hình sản xuất sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang ............................ 27
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 29
4.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................................... 30
4.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 31
4.2.1. Phương pháp định tính..................................................................... 31
4.2.2. Phương pháp định lượng ................................................................. 31


vi

4.3. PHƯƠNG PHÁP CHỌN VÙNG VÀ MẪU NGHIÊN CỨU ..................... 35
4.4. XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC MẪU ............................................................. 36
4.5. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU .................................................... 37
4.5.1. Số liệu sơ cấp. .................................................................................. 37
4.5.2. Số liệu thứ cấp. ................................................................................ 37
4.6. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ........................................................... 38
4.7. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ NGHỊ ........................................................ 38
4.7.1. Mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất .............. 38

4.7.2. Mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận .............. 45
4.8. GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU ....................................................................... 49
4.8.1. Mơ hình nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến năng suất ..................... 49
4.8.2. Mơ hình nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ..................... 50
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 52
5.1. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MƠ TẢ............................................................. 52
5.1.1. Thơng tin chung về các hộ khảo sát ................................................ 52
5.1.2. Tình hình sản xuất sầu riêng của các nông hộ ................................. 54
5.2. PHÂN TÍCH HẠCH TỐN KINH TẾ ...................................................... 63
5.2.1. Chi phí đầu tư kiến thiết cơ bản....................................................... 63
5.2.2. Chi phí thời kỳ kinh doanh. ............................................................. 64
5.3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MƠ HÌNH ........................................................... 67
5.3.1. Phân tích kết quả mơ hình hàm năng suất ....................................... 67
5.3.2. Phân tích kết quả mơ hình hàm lợi nhuận ....................................... 76
5.4. SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỮA 2 NHÓM HỘ ............................ 84
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN ............................................................................................... 86
6.1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 86


vii

6.2. ĐỀ XUẤT HÀM Ý CHÍNH SÁCH .............................................. ..............88
6.2.1. Đối với các hộ nông dân sản xuất sầu riêng .................................... 88
6.2.2. Đối với các tổ chức khuyến nông .................................................... 89
6.2.3. Đối với các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng ................. 89
6.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 91
PHỤ LỤC 1: THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC HỘ NÔNG DÂN TRỒNG SẦU RIÊNG ..... 94
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ HỒI QUY TUYẾN TÍNH HÀM NĂNG SUẤT VÀ KIỂM
ĐỊNH T-TEST HÀM NĂNG SUẤT ............................................................... 101

PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ HỒI QUY TUYẾN TÍNH HÀM LỢI NHUẬN VÀ KIỂM
ĐỊNH T-TEST HÀM LỢI NHUẬN ................................................................ 106
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG ĐẦU TƯ – TRỒNG MỚI SẦU
RIÊNG CỦA NÔNG HỘ ................................................................................. 111
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT
SẦU RIÊNG ..................................................................................................... 115


viii

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 5.1: Biểu đồ diện tích sản xuất ............................................................................... 54
Hình 5.2: Biểu đồ mật độ trồng sầu riêng ....................................................................... 56
Hình 5.3: Biểu đồ tần số Histogram hàm năng suất ........................................................ 69
Hình 5.4: Biểu đồ phân phối tích lũy P-Plot hàm năng suất ........................................... 69
Hình 5.5: Biểu đồ tần số Histogram hàm lợi nhuận ........................................................ 77
Hình 5.6: Biểu đồ phân phối tích lũy P-Plot hàm lợi nhuận ........................................... 78


ix

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tóm tắt các biến sử dụng trong mơ hình nghiên cứu trước ............................ 19
Bảng 3.1: Xuất khẩu sầu riêng thế giới giai đoạn 2007 – 2017 (tấn) .............................. 25
Bảng 3.2. Diện tích sầu riêng so với diện tích cây ăn trái của tỉnh Tiền Giang và huyện
Cai Lậy (2016-2018) ....................................................................................................... 27
Bảng 3.3: Diện tích cho trái, sản lượng, năng suất sầu riêng của Tiền Giang và ........... 28
huyện Cai Lậy (2016-2018)............................................................................................. 28

Bảng 4.1. Phân phối mẫu điều tra tại 5 xã của huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang ............ 36
Bảng 5.1: Thông tin chung của nông hộ sản xuất sầu riêng ............................................ 52
Bảng 5.2: Diện tích trồng sầu riêng ................................................................................. 54
Bảng 5.3: Mùa vụ sản xuất .............................................................................................. 55
Bảng 5.4 : Phân tích chéo giữa Diện tích trồng & Mùa vụ ............................................. 55
Bảng 5.5: Mật độ và mật độ bình phương cây trồng ............................................. ..........56
Bảng 5.6: Tuổi cây sầu riêng ................................................................................. ..........56
Bảng 5.7: Lượng nước tưới trung bình trên 1 ha (m3/ha) ............................................... 58
Bảng 5.8: Hỗ trợ kỹ thuật ................................................................................................ 59
Bảng 5.9: Lượng phân bón trung bình/ha........................................................................ 60
Bảng 5.10: Giá phân bón được tính theo giá bình quân trong mùa vụ............................ 61
Bảng 5.11: Chi phí thuốc bảo vệ thực vật ....................................................................... 62
Bảng 5.12: Số ngày công lao động tính bình qn trên 1 ha ........................................... 62
Bảng 5.13: Hạch tốn chi phí của các hộ nơng dân sản xuất sầu
riêng………………...63
Bảng 5.14: Kết quả tóm lược mơ hình hàm năng suất .................................................... 68
Bảng 5.15: Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) hàm năng suất ............................. 70


x

Bảng 5.16: Kết quả hồi quy hàm năng suất ..................................................................... 71
Bảng 5.17: Tổng hợp kết quả kỳ vọng của mô hình hàm năng suất ............................... 74
Bảng 5.18: Thống kê năng suất theo 2 nhóm hộ ............................................................. 74
Bảng 5.19: Kết quả kiểm định T-test về trung bình năng suất của 2 nhóm hộ ............... 75
Bảng 5.20: Kết quả tóm lược mơ hình hàm lợi nhuận .................................................... 77
Bảng 5.21: Kết quả phân tích phương sai (ANOVA) hàm lợi nhuận ............................. 78
Bảng 5.22: Kết quả hồi quy hàm lợi nhuận ..................................................................... 80
Bảng 5.23: Tổng hợp kết quả kỳ vọng của mơ hình hàm lợi nhuận ............................... 82
Bảng 5.24: Kết quả kiểm định T-test về trung bình lợi nhuận của 2 nhóm hộ ............... 83

Bảng 5.25: Kết quả so sánh hiệu quả kinh tế giữa 2 nhóm hộ ........................................ 84


xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV: Bảo vệ thực vật
CPSX: Chi phí sản xuất
ĐBSCL: Đồng bằng sơng Cửu Long
HQKT: Hiệu quả kinh tế
HQSX: Hiệu quả sản xuất
LH các HKHKT: Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật
NN & PTNN: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
SXNN: Sản xuất nông nghiệp
SXSR: Sản xuất sầu riêng


1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong Chương 1, tác giả sẽ trình bày tóm tắt những vấn đề của quá trình nghiên
cứu như: đặt vấn đề và nêu lý do nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu;
đối tượng và phạm vi nghiên cứu; ý nghĩa của nghiên cứu và kết cấu của luận văn.
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ NÊU LÝ DO NGHIÊN CỨU
Tiền Giang là tỉnh đứng đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về các
loại cây ăn trái. Tại đây, cây ăn trái chiếm gần 40% tổng diện tích đất sản xuất trong
nơng nghiệp, hàng năm đạt giá trị sản xuất trên 13.131 tỷ đồng, chiếm đến 53,47% giá
trị trồng trọt và gần 32% giá trị tồn ngành nơng nghiệp. Nằm trong chiến lược phát
huy tiềm năng và thế mạnh kinh tế vườn, tỉnh đã định hình được những vùng chuyên

canh cây ăn trái đặc sản tập trung mang tính hàng hóa lớn như: khóm trên 13.475 ha,
sầu riêng 12.114 ha, thanh long khoảng 6.119 ha, xoài trên 3.166 ha, vú sữa trên 786,9
ha, sơ ri 998,8 ha. Từ đó, góp phần cung ứng nguồn nông sản lớn đáp ứng cho nhu cầu
người tiêu dùng và xuất khẩu (Sở NN và PTNN tỉnh Tiền Giang, năm 2018).
Từ năm 2007 - 2018, diện tích sầu riêng của tỉnh tăng từ 4.126 ha (2007) đã
tăng lên gần 12.114 ha (2018) và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng diện tích trồng sầu riêng
trong những năm tới do hiệu quả kinh tế (HQKT) của cây sầu riêng cao gấp 14,461 lần
so với cây lúa. Về sản lượng sầu riêng, năm 2018 toàn tỉnh Tiền Giang đã đạt 204.120
tấn (tương đương 24,9 tấn/ha) (Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Tiền Giang,
năm 2018).
Cai Lậy là huyện có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp (SXNN).
Vùng có điều kiện tự nhiên phát triển cây ăn trái đặc biệt là cây sầu riêng. Những năm
gần đây, các hộ nơng dân có xu hướng chuyển đổi cây trồng từ trồng lúa sang trồng
các loại cây ăn trái rất nhiều; trong đó, diện tích canh tác sầu riêng tăng khá nhanh và
giá trị kinh tế của cây sầu riêng đem lại cho các hộ nông dân là rất lớn, giúp thu nhập
của các hộ nông dân tăng lên đáng kể, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa
phương. Chiến lược của tỉnh Tiền Giang là đưa cây sầu riêng trở thành loại cây trồng
1

/>

2

chủ lực trong phát triển kinh tế, đồng thời còn quy hoạch vùng chuyên canh cây sầu
riêng chất lượng cao ở một số xã phía Nam thuộc huyện Cai Lậy. Trong quy hoạch
phát triển kinh tế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, sầu riêng là cây kinh tế
chủ lực, mang đến cuộc sống sung túc cho nông dân miệt vườn Cai Lậy (Nguyễn Văn
Bằng, 2017).
Cây sầu riêng thuộc loại cây ăn trái cần đầu tư chi phí tương đối cao vì phải đầu
tư trong thời gian dài (từ 4-5 năm) mới cho thu bối trái, nhưng lợi ích kinh tế mang lại

cũng khá cao. Theo thông tin từ các hộ nông dân sản xuất sầu riêng (SXSR), với giá
bán dao động trung bình từ 50.000 đến 100.000 đồng/kg và chi phí đầu tư trung bình
cho một mùa vụ khoảng 22,2 triệu đồng/cơng (1.000m2) thì hộ nơng dân thu được lợi
nhuận trung bình khoảng 117,6 triệu đồng/cơng (1.000m2). Kết quả trên cho thấy, mặc
dù cây sầu riêng được đầu tư với chi phí tương đối cao so với các loại cây ăn trái khác,
nhưng vẫn đem lại lợi nhuận khá cao cho người dân, giúp cho một số người thoát
nghèo vươn lên khá giàu (theo khảo sát thực tế của tác giả).
Bên cạnh các hộ nông dân sản xuất đạt HQKT cao, vẫn cịn có một số hộ nơng
dân SXSR có HQKT cịn thấp là do việc sản xuất gặp phải một số khó khăn như kinh
nghiệm trồng còn hạn chế, chủ yếu là học hỏi từ người quen, diện tích nhỏ lẻ mang
tính tự phát, chi phí sản xuất (CPSX) khá cao, thiếu thị trường tiêu thụ, người trồng
sầu riêng được cảnh “được mùa, mất giá”; thêm vào đó, diễn biến thời tiết thay đổi
thất thường, sâu bệnh ngày càng phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và thu
nhập của hộ nơng dân. Để tìm rõ hơn các vấn để nêu trên việc lực chọn nghiên cứu đề
tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất sầu riêng tại
huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang” trong thời điểm hiện nay là cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát của đề tài
Phân tích, so sánh HQKT mang lại giữa nhóm hộ SXSR cho thu hoạch trái vào
mùa thuận và nhóm hộ SXSR cho thu hoạch trái vào mùa nghịch trên địa bàn huyện
Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Qua đó, đưa ra các hàm ý chính sách nhằm phát triển SXSR,


3

nâng cao thu nhập, HQKT mang lại cho hộ nông dân góp phần phát triển chiến lược
kinh tế của địa phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Đánh giá thực trạng phát triển SXSR của hộ nông dân tại huyện Cai Lậy, tỉnh
Tiền Giang.

+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến HQKT của hộ nơng dân SXSR thơng
qua việc phân tích CPSX, giá thành, doanh thu, lợi nhuận. So sánh HQKT mang lại
giữa nhóm hộ SXSR cho thu hoạch trái vào mùa thuận và nhóm hộ SXSR cho thu
hoạch trái vào mùa nghịch.
+ Kết luận, hàm ý chính sách nhằm nâng cao HQKT của hộ nông dân sản xuất
sầu riêng.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để thực hiện mục tiêu trên, nghiên cứu đề tài cần trả lời các câu hỏi sau:
- Hiện trạng SXSR như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến HQKT của hộ nơng dân SXSR?
- Nhóm hộ SXSR cho thu hoạch trái vào mùa nghịch và nhóm hộ SXSR cho thu
hoạch trái vào mùa thuận có khác biệt về HQKT hay khơng?
- Một số hàm ý chính sách cần thực hiện nhằm nâng cao HQKT cho hộ nông
dân trong SXSR trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những hộ nông dân SXSR và HQKT của nó mang lại
trên địa bàn nghiên cứu. Ở đây có 02 nhóm hộ được nghiên cứu là: Nhóm hộ SXSR
cho thu hoạch trái vào mùa thuận (từ tháng 3-5 âm lịch) và nhóm hộ SXSR cho thu
hoạch trái vào mùa nghịch (từ tháng 8 - tháng 11 âm lịch).
Trong đề tài này, tác giả còn giới hạn đối tượng nghiên cứu bao gồm những hộ
có diện tích SXSR từ 0,2 ha (2.000m2) trở lên. Ngồi ra, đề tài cịn được tham khảo ý
kiến đối với lãnh đạo các cơ quan ban ngành có liên quan và ý kiến đóng góp của các


4

hộ nơng dân để tìm định hướng cho các hàm ý chính sách phát triển kinh tế của địa
phương.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về phạm vi không gian
Địa bàn nghiên cứu: Số liệu được thu thập tại 05 xã: Ngũ Hiệp, Tam Bình, Hiệp
Đức, Long Tiên, Long Trung của huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Vì đây là các xã có diện tích trồng sầu riêng nhiều nhất của huyện Cai Lậy. Cụ
thể, tồn huyện Cai Lậy có 8.687 ha đất trồng sầu riêng, trong đó các xã chiếm diện
tích lớn như: Ngũ Hiệp có 688 ha chiếm 7,92% tổng diện tích đất trồng sầu riêng, Tam
Bình có 1.390 ha chiếm 16% tổng diện tích đất trồng sầu riêng, Hiệp Đức có 867 ha
chiếm 9,98%, Long Tiên có 1.410 ha chiếm 16,2 % tổng diện tích đất trồng sầu riêng,
Long Trung có 1.131 ha chiếm 13,0 % tổng diện tích đất trồng sầu riêng (Chi cục
Thống kê huyện Cai Lậy, 2018).
- Về phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2019.
Thông tin thứ cấp sử dụng trong đề tài thu thập trong 3 năm (2016-2018).
Thông tin sơ cấp được phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân SXSR từ tháng 4
đến tháng 6 năm 2019.
1.5. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu xác định HQKT của nhóm hộ SXSR cho thu hoạch trái vào mùa
thuận so với nhóm hộ SXSR cho thu hoạch trái vào mùa nghịch. Từ đó, giúp cho các
hộ nơng dân trên địa bàn tỉnh lựa chọn và yên tâm hơn về mơ hình SXSR đã chọn. Đó
chính là động lực chủ yếu để nâng cao năng suất và lợi nhuận từ cây sầu riêng mang
lại giúp người nông dân tăng thu nhập, nâng cao mức sống góp phần thúc đẩy sự phát
triển kinh tế của huyện.
Đề tài thực hiện có ý nghĩa rất thiết thực, bởi vì đây là một vấn đề mà Lãnh đạo
địa phương tỉnh Tiền Giang rất quan tâm, cây sầu riêng còn được xem đây là loại cây
trồng chủ lực, nhằm giúp cho người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, ổn định
đời sống xã hội. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học thiết thực nhằm


5


giúp cho chính quyền địa phương tham khảo và đưa ra các hàm ý chính sách phù hợp
với điều kiện thực tế của tỉnh Tiền Giang.
1.6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn được chia thành 6 (sáu) chương như sau:
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu
Trình bày tóm tắt những vấn đề của tồn bộ q trình nghiên cứu như đặt vấn
đề và nêu lý do nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu; đối tượng và
phạm vi nghiên cứu; ý nghĩa của nghiên cứu và kết cấu của luận văn.
Chương 2: Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
Trình bày các khái niệm về NN, CPSX, HQKT nông nghiệp, các chỉ tiêu đánh
giá HQKT: chi phí, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận. Trình bày cơ sở lý thuyết
về kinh tế học sản xuất; lý thuyết về hàm sản xuất, hàm lợi nhuận, mơ hình Cobb –
Douglas liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT của nông hộ SXSR.
Tổng quan các nghiên cứu trước liên quan đến đề tài, từ đó xây dựng mơ hình
nghiên cứu cho phù hợp với đề tài nghiên cứu.
Chương 3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Trình bày tổng quan về điều kiện tự nhiên; tình hình kinh tế - xã hội và tình
hình SXNN của tỉnh Tiền Giang; giới thiệu tổng quan về cây sầu riêng; tình hình
SXSR ở Việt Nam nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng.
Chương 4. Phương pháp nghiên cứu
Trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu (phương pháp định
lượng và phương pháp định tính), chọn vùng và mẫu nghiên cứu, xác định kích thước
mẫu, thu thập số liệu, phương pháp xử lý số liệu và từ đó đưa ra mơ hình nghiên cứu
chính thức cho đề tài.
Chương 5. Kết quả nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả đưa hai mơ hình vào phân tích là mơ hình hàm
năng suất và mơ hình hàm lợi nhuận để phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả sản
xuất của cây sầu riêng, gồm: Phân tích hồi quy đa biến; kiểm định mức độ phù hợp mơ
hình; kiểm tra phân phối chuẩn phần dư trong mơ hình, nghiên cứu sử dụng biểu đồ



6

tần số Histogram và biếu đồ phân phối tích lũy P-Plot; phân tích phương sai
(ANOVA) của hai hàm nghiên cứu và kiểm định trung bình giữa hai tổng thể (T-test)
để đánh giá so sánh năng suất và lợi nhuận giữ nhóm hộ cho SXSR cho thu hoạch trái
vào mùa thuận và nhóm hộ SXSR cho thu hoạch trái vào mùa nghịch.
Chương 6. Kết luận
Dựa vào kết quả nghiên cứu, đưa ra các kết luận và đưa ra một số hàm ý chính
sách nhằm nâng cao HQKT của nơng hộ SXSR trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Đồng
thời, nêu những hạn chế của đề tài và từ đó đề xuất các nghiên cứu tiếp theo.
Tóm tắt: Chương 1 bao gồm các nội dung mang tính khái qt, giới thiệu tóm
tắt những vấn đề căn bản của tồn bộ q trình nghiên cứu: sự cần thiết nghiên cứu đề
tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và cấu trúc
luận văn. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước sẽ được trình bày trong Chương 2.


7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Chương 2 trình bày các khái niệm về nơng nghiệp, HQKT trong nông nghiệp,
CPSX, các chỉ tiêu đánh giá HQKT. Các lý thuyết về hàm sản xuất, hàm lợi nhuận, mơ
hình Cobb – Douglas, lý thuyết các yếu tố đầu vào cơ bản trong sản xuất nơng nghiệp.
Tóm lược các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài, từ đó xem xét đưa ra các mơ
hình nghiên cứu tổng quát.
2.1. CÁC KHÁI NIỆM
2.1.1. Khái niệm về nông nghiệp
Theo Đinh Phi Hổ (2008), nông nghiệp được xem là một trong những ngành
sản xuất vật chất rất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động trong nông
nghiệp không những gắn liền với các yếu tố về kinh tế, về xã hội, mà còn gắn liền với

các yếu tố về tự nhiên. Theo nghĩa rộng nông nghiệp bao gồm: ngành trồng trọt, chăn
nuôi, ngành lâm nghiệp và thủy sản.
Theo Vũ Đình Thắng (2011), nơng nghiệp được xem là ngành sản xuất vật chất
cơ bản của xã hội, nhằm sử dụng đất đai để chăn nuôi và trồng trọt, sử dụng cây trồng
và vật nuôi làm tư liệu, nguyên liệu cho lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực
phẩm và một số nguyên liệu cần thiết cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản
xuất lớn, bao gồm nhiều ngành như: chăn nuôi, trồng trọt, sơ chế nông sản; ngồi ra,
theo nghĩa rộng nơng nghiệp cịn bao gồm cả ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản.
2.1.2. Khái niệm về chi phí sản xuất
Chi phí là giá trị của một nguồn lực đã được tiêu dùng trong quá trình sản xuất,
kinh doanh của tổ chức, nhằm để đạt được mục đích nào đó. Bản chất của chi phí là
phải mất đi để đổi lấy kết quả. Kết quả có thể dưới dạng vật chất như sản phẩm, tiền,
nhà xưởng,… hoặc khơng có dạng vật chất như kiến thức, dịch vụ được phục vụ
(Phạm Văn Dược và Trần Văn Tùng, 2011).
Chi phí sản xuất (CPSX) là các chi phí bằng tiền đã chi ra để tiến hành sản xuất
ra một lượng nơng sản phẩm, dịch vụ nào đó trong một kỳ nhất định. CPSX gồm:


8

+ Chi phí cố định: Là các loại chi phí khơng thay đổi theo sản lượng cây trồng.
Chi phí này phải được khấu hao theo chu kỳ sản xuất. Đối với cây lâu năm, đây là Chi
phí đầu tư cải tạo vườn, lên liếp, trồng cây, chăm sóc trong các năm trước khi cho trái.
Tổng chi phí đầu tư này khấu hao (chia đều) cho các năm thu hoạch. Ngoài ra, cịn chi
phí đầu tư cơng cụ, thiết bị, máy móc, được khấu hao theo số năm hữu ích của thiết bị
tương ứng.
+ Chi phí biến động: là loại chi phí biến đổi theo sản lượng mong muốn.
Thường là phân bón, thuốc BVTV, nước tưới, xăng, dầu bơm tưới hàng năm, dụng cụ
rẻ tiền mau hỏng dùng trong một năm.
+ Chi phí cơ hội: Là chi phí mà gia đình bỏ ra bằng cơng lao động gia đình, vật

tư nơng nghiệp của gia đình tự tạo ra. Thường bao gồm số ngày cơng lao động của gia
đình; phân bón hữu cơ tự làm, máy móc, thiết bị tự chế,… Tính theo giá thị trường nếu
được mua/bán/thuê trên thị trường.
2.1.3. Hiệu quả kinh tế (HQKT) trong nông nghiệp
Theo tác giả Farrell (1957, trích từ Phạm Thị Thanh Xn, 2015), HQKT có thể
hiểu là từ một khoản chi phí đầu vào thấp nhất mà có thể sản xuất ra một mức đầu ra
tối ưu. Nguyễn Tiến Mạnh (1995) cho rằng HQKT là một phạm trù hiệu quả khách
quan để phản ánh trình độ tận dụng các nguồn lực sao cho đạt được mục tiêu đã đề ra.
Theo Nguyễn Đức Dỵ (2000), cho rằng HQKT là mối tương quan giữa các yếu tố đầu
vào khan hiếm với đầu ra hàng hóa, dịch vụ và khái niệm HQKT còn được dùng như
một định mức, hay tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối
tốt như thế nào. Hoàng Hùng (2007) cho rằng HQKT phản ánh mối quan hệ giữa tỷ số
đầu ra với tỷ số đầu vào đã được sử dụng. Đầu vào có thể được tính theo số vốn, số lao
động hay thời gian lao động hao phí, chi phí thường xun; cịn đầu ra thì thường dùng
giá trị tăng thêm. HQKT còn được xem như là một tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi
phí đã bỏ ra. Theo Phạm Ngọc Kiểm (2009) lập luận rằng HQKT phản ánh trình độ
khai thác và sử dụng tiết kiệm chi phí từ các nguồn lực, nhằm thực hiện các mục tiêu
đã được đề ra trong quá trình sản xuất. Theo Đinh Phi Hổ (2012), thì HQKT được hiểu
là mối tương quan được so sánh giữa yếu tố lượng kết quả đã đạt được và yếu tố lượng


9

chi phí bỏ ra; HQKT cịn là một phạm trù kinh tế chung nhất, nó liên quan trực tiếp
đến nền kinh tế hàng hóa và với tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác. Theo
Nguyễn Thế Nhã và ctg (2010), HQKT được hiểu là “việc sử dụng các nguồn lực của
nền kinh tế hiệu quả nhất để sản xuất ra loại hàng hóa và dịch vụ nhằm thu lại lợi ích
cao nhất với chi phí bỏ ra ít nhất”. Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá HQKT thường sử
dụng là:
n


Tổng doanh thu: TR = QiPi
i=1

Với: Qi là Khối lượng sản phẩm hay hàng hóa thứ i;
Pi là Giá đơn vị sản phẩm hay hàng hóa thứ i.
Thu nhập là kết quả phần tiền còn lại sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi
phí. Thu nhập phản ánh HQKT của việc sản xuất, người sản xuất thường sẽ quyết định
lựa chọn sản xuất như thế nào để họ có thể đạt kết quả thu lợi cao nhất.
Thu nhập = TR –TC
Với: TR là Tổng doanh thu;
TC là Tổng chi phí sản xuất.
Thu nhập lao động gia đình (Family Labour Income –FLI) là tổng của lợi nhuận
và chi phí cơ hội của cơng lao động gia đình (LC) tham gia vào quá trình sản xuất.
FLI = P +LC
LC = ngày công lao động x đơn giá theo thị trường.
* Các chỉ tiêu dùng để đánh giá HQKT
Theo nghiên cứu của Serey Mardy (2014) khi đánh giá về HQKT đối với phát triển
nơng nghiệp bền vững có nhiều cách đánh giá dựa vào các chỉ tiêu khác nhau, nhưng
chung quy lại đều là dựa vào các chỉ số tài chính để đánh giá HQKT. Theo Markus và
Werner (2008) cho rằng tính bền vững về kinh tế của phát triển nơng nghiệp bao hàm
khả năng sinh lợi, tính thanh khoản, sự ổn định và giá trị gia tăng. Các chỉ tiêu được sử
dụng trong nghiên cứu chủ yếu là thu nhập (TN), lợi nhuận (LN), tỷ suất lợi nhuận
(TSLN)/tổng vốn đầu tư hay tỷ suất lợi nhuận (TSLN)/vốn chủ sở hữu, lượng tiền mặt,
sự thay đổi của vốn chủ sở hữu và giá trị tăng thêm.


10

Từ các chỉ tiêu dùng để đánh giá HQKT của các nhà nghiên cứu trước đã đưa

ra, để phù hợp với mục tiêu của đề tài là đánh giá HQKT của nông hộ SXSR, tác giả
sử dụng phương pháp phân tích các chỉ số tài chính thơng qua kết quả SXSR của nông
hộ trong năm 2018. Các chỉ tiêu được đưa ra để đánh giá về HQKT trong sản xuất sầu
riêng là: Tổng chi phí sản xuất, doanh thu thu được, giá thành sản xuất, lợi nhuận và tỷ
suất lợi nhuận.
- Tổng Chi phí (TC): là chỉ tiêu phản ánh tồn bộ chi phí bỏ ra đầu tư vào q trình
sản xuất. Chỉ tiêu này ít hay nhiều phụ thuộc vào quy mô sản xuất và mức đầu tư của
từng nơng hộ.
TC = Chi phí cố định (đã khấu hao) + chi phí biến động + chi phí cơ hội
- Doanh thu (DT): DT là tổng số tiền thu được cùng với mức năng suất và giá
bán một đơn vị sản phẩm, hàng hóa. Doanh thu tính bằng năng suất nhân với giá bán
sản phẩm, hàng hóa.
DT = Năng suất x giá bán (tính gộp từng đợt)
- Giá thành sản xuất: là chi phí dùng để sản xuất ra một loại sản phẩm, hàng
hóa nào đó.
Giá thành = Tổng chi phí/Năng suất (NS)
- Lợi nhuận (LN): LN trong sản xuất chính là số tiền mà chủ hộ sản xuất nhận
được sau khi đã chi trả các khoản chi phí về giống, về vật tư nông nghiệp, công lao
động, thuê máy móc thiết bị và các loại chi phí khác.
- Tỷ suất lợi nhuận (TSLN): TSLN phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí của hộ
nơng dân bởi TSLN hàm ý rằng một đồng CPSX của nông hộ bỏ ra sẽ thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận tương ứng.
TSLN/Tổng chi phí (%) = (LN/TC) x 100
TSLN/Doanh thu (%) = (LN/DT) x 100
Cơng thức tính: PCR = (P x 100)/TC
Với: PCR là Tỷ suất lợi nhuận (%);
P: Lợi nhuận trên một diện tích;
TC: Tổng chi phí trên một đơn vị diện tích.



11

2.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ HỌC SẢN XUẤT
2.2.1. Lý thuyết về hàm sản xuất
Theo David Colman (2008, trích từ Trần Thị Phiên, 2013) hàm sản xuất thể
hiện mối quan hệ về mặt kỹ thuật giữa các yếu tố sản xuất khác nhau theo một công
nghệ đã được lựa chọn nhất định để tối đa hóa đầu ra.
Hàm sản xuất có dạng tổng quát như sau: Q = f(X1, X2, X3 …Xn).
Với: Q là sản lượng sản xuất đầu ra và X1, X2, X3 …Xn là các yếu tố sản xuất
đầu vào. Nếu cố định các yếu tố sản xuất khác mà chỉ xem xét đến hai yếu tố là lao
động (L) và vốn (K) thì hàm sản xuất có dạng là: Q= f (K,L)
Dạng hàm sản xuất phổ biến và thường được sử dụng là hàm Cobb-Douglas có
dạng như sau: Q = f (K,L) = a.Kα.Lβ
(Với: a là hằng số; α là hệ số co giản của sản lượng theo vốn và β là hệ số co
giản của sản lượng theo lao động). Đối với hàm sản xuất Cobb –Douglas, tổng hệ số
cơ giản α và β có ý nghĩa kinh tế quan trọng.
- Nếu tổng hệ số cơ giản (α + β) = 1 thì hàm sản xuất cho biết hiệu suất khơng
đổi theo quy mơ, nói cách khác là % tăng các yếu tố đầu vào bằng % tăng sản lượng
đầu ra;
- Nếu tổng hệ số cơ giản (α + β) < 1 thì hàm sản xuất cho biết hiệu suất giảm
theo quy mơ, nói cách khác là % tăng các yếu tố đầu vào lớn hơn % tăng sản lượng
đầu ra;
- Nếu tổng hệ số cơ giản (α + β) > 1 thì hàm sản xuất cho biết hiệu suất tăng
theo quy mơ, nói cách khác là % tăng các yếu tố đầu vào nhỏ hơn % tăng sản lượng
đầu ra;
2.2.2. Mơ hình Cobb - Douglas
Để nghiên cứu tình hình kinh tế trong dài hạn, hai kinh tế gia là Charles Cobb
và Paul Douglas (1947), đã xây dựng hàm sản xuất với tên gọi hàm Cobb - Douglas:
Y = f(K,L) = Kα Lβ
Với: Y (sản lượng), K (vốn), L (lao động) và α độ co dãn riêng phần của sản

lượng theo K (vốn) và β độ co dãn riêng phần của sản lượng theo L (lao động). Khi α


12

+ β = 1 thể hiện suất sinh lợi không đổi theo qui mơ, có nghĩa là khi tăng gấp đôi vốn
và lao động sẽ làm tăng gấp đôi sản lượng. Khi α + β < 1 thể hiện suất sinh lợi giảm
dần theo quy mô và khi α + β > 1 thể hiện suất sinh lợi tăng dần theo quy mô.
2.2.3. Lý thuyết hàm lợi nhuận
Theo David Colman (1994), lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu
doanh thu thu được với chi phí phải bỏ ra để đạt được doanh thu.
Cơng thức tính: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
π = TR –TC hoặc π = Q* (P-ATC)
* Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận: π = TR-TC => max

* Điều kiện cần: MR = MC
* Điều kiện đủ:
+ Nếu MR>MC thì tăng Q sẽ tăng π
+ Nếu MR+ Nếu MR=MC thì Q là tối ưu Q*, π max
Quy tắc chung: Mọi doanh nghiệp sẽ gia tăng sản lượng đầu ra chừng nào doanh thu
cận biên còn lớn hơn chi phí cân biên (MR>MC) cho tới khi có MR=MC thì dừng lại. Tại
đây doanh nghiệp lựa chọn được mức sản lượng tối ưu Q* để tối đa hóa lợi nhuận (π
Max).


×