Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.58 KB, 21 trang )

KHOA
BỘ MƠN LUẬT
.………***………..

BÀI TẬP HỌC KỲ
MƠN: TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỀ BÀI:

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu
cầu của bị hại
HỌ VÀ TÊN :
NGÀNH

: Ngành Luật

Hà Nội, 2020

1


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU................................................................2
NỘI DUNG....................................................................2
I. KHÁI QUÁT................................................................2
1. KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ...........................................2
A. KHÁI NIỆM...............................................................2
B. ĐẶC ĐIỂM...............................................................2
C. NHIỆM VỤ...............................................................3
D. Ý NGHĨA..................................................................3
2. NGƯỜI BỊ HẠI..........................................................3
A. KHÁI NIỆM..............................................................3


B. ĐẶC ĐIỂM...............................................................4
C. QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ HẠI........................................5
D. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BỊ HẠI...................................6
II. KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA BỊ HẠI. .6
1. KHÁI NIỆM..............................................................6
2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH
SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI BỊ HẠI............................6
3. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA NGƯỜI
BỊ HẠI........................................................................10
LỜI KẾT.....................................................................16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................16
1


LỜI NÓI ĐẦU
Khi phát hiện ra một hành vi vi phạm pháp luật hình sự cơ quan
có thẩm quyền điều tra xác định hành vi vi phạm này đã đủ yếu
tố cấu thành tội phạm hay chưa, từ đó xem xét ra quyết định
khởi tố vụ án và giải quyết theo đúng trình tự pháp luật. Tuy
nhiên, theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành có một số
tội phạm cụ thể cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố khi có
yêu cầu đề nghị khởi tố của người bị hại. Trong một số trường
hợp nhất định, xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp của
người bị hại, pháp luật quy định cho phép người bị hại lựa chọn
quyền yêu cầu khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Với
những vấn đề nêu trên, tơi đã chọn đề tài: “Khởi tố vụ án
hình sự theo yêu cầu của bị hại” làm đề bài cho bài của
mình.
NỘI DUNG

I.

KHÁI QUÁT

1. Khởi tố vụ án hình sự
a. Khái niệm
“Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự,
trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định có hay khơng có dấu
hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định khơng
khởi tố vụ án.”1
Khởi tố vụ án hình sự là hoạt động của cơ quan tiến hành tố
tụng xác định có sự việc phạm tội để tiến hành điều tra phát
hiện tội phạm. Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng
độc lập, mở đầu các hoạt động điều tra. Trong giai đoạn này, cơ
quan có thẩm quyền khởi tố tiến hành các hoạt động để xác
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Tư Pháp, Hà Nội 2006, tr. 235.

2


định dấu hiệu của tội phạm đồng thời ban hành quyết định về
việc khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự liên quan đến
hành vi đó.
b. Đặc điểm
Đầu tiên, giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên,
được bắt 16 đầu với việc cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm
quyền tiếp nhận tin báo, tố giác…hoặc trực tiếp phát hiện về tội
phạm và thời điểm kết thúc của giai đoạn này là việc cơ quan
có thẩm quyền ra quyết định khởi tố hoặc quyết định khơng
khởi tố vụ án hình sự.

Thứ hai, với tính chất là một giai đoạn độc lập và đầu tiên của
tố tụng hình sự, giai đoạn khởi tố vụ án hình sự có chức năng
thực hiện các nhiệm vụ cụ thể để xác định các tiền đề pháp luật
về nội dung và pháp luật về hình thức tố tụng của việc điều tra
vụ án hình sự.
Thứ ba, kết quả quả giai đoạn này là quyết định của cơ quan
tiến hành tố tụng trong việc có hay khơng khởi tố vụ án hình sự.
Nó làm tiền đề cho các giai đoạn tố tụng tiếp theo
c. Nhiệm vụ
- Xác định có hay khơng có dấu hiệu của tội phạm để ra
quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án.
- Phát hiện và tiếp nhận các thông tin về tội phạm kịp thời
chính xác.
- Sử dụng mọi biện pháp luật định tiến hành các hoạt động
kiểm tra nhằm nhanh chóng xác định các dấu hiệu tội phạm.
- Ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định
khơng khởi tố vụ án hình sự có căn cứ và hợp pháp.
d. Ý nghĩa
- Là cơ sở pháp lý khởi động giai đoạn điều tra vụ án
3


- Có tính chất định hướng cho giai đoạn tố tụng tiếp theo .
- Bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
2. Người bị hại
a. Khái niệm
Theo khoản 1 điều 62 BLTTHS 2015 quy định: “Bị hại là cá nhân
trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ
quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra
hoặc đe dọa gây ra.”

Ta có thể hiểu, Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh
thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra. Bị hại là cá nhân trực tiếp
bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ
chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe
dọa gây ra. Người bị hại chỉ có thể là thể nhân bị người phạm
tội làm thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản. Nếu
người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về
thể chất hoặc tâm thần thì cha, mẹ, người giám hộ của họ tham
gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp của người bị
hại. Trong trường hợp người bị hại chết thì cha, mẹ, vợ, chồng,
con của người bị hại tham gia tố tụng với tư cách là người đại
diện hợp pháp của người bị hại và có những quyền của người bị
hại. Nếu bị hại là cơ quan, tổ chức thì đại diện theo pháp luật
của cơ quan, tổ chức tham gia với tư cách là đại diện hợp pháp
của bị hại. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ
quan, tổ chức không thể tham gia tố tụng được thì cơ quan, tổ
chức phải cử người khác làm đại diện hợp pháp của bị hại và có
những quyền của bị hại. Trường hợp cơ quan, tổ chức thay đổi
người đại diện thì pháp nhân phải thơng báo ngay cho cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng
b. Đặc điểm
4


Đầu tiên, về chủ thể bị hại bao gồm là cá nhân, pháp nhân, tổ
chức;
Thứ hai, thiệt hại do tội phạm gây ra được phân chia bao gồm:
Cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản
hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín. Tuy
nhiên, cần lưu ý là hậu quả của sự thiệt hại không phải là điều

kiện bắt buộc trong tất cả các trường hợp.
Thứ ba, thiệt hại của bị hại phải là đối tượng tác động của tội
phạm, tức là phải có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi phạm
tội với hậu quả gây ra cho bị hại. Đây là điều kiện quan trọng
để phân biệt giữa bị hại và nguyên đơn dân sự hay các đương
sự khác trong vụ án hình sự.
Thứ tư, cơng dân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại chỉ được tham
gia tố tụng với tư cách là bị hại khi và chỉ khi được cơ quan tiến
hành tố tụng công nhận.
c. Quyền của người bị hại
Theo khoản 2 điều 62 BLTTHS 2015 quy định:
“2. Bị hại hoặc người đại diện của họ có quyền:
a) Được thơng báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại
Điều này;
b) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
c) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và
yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh
giá;
d) Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp
luật;
đ) Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;

5


e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng,
người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người
dịch thuật;
g) Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo
đảm bồi thường;

h) Tham gia phiên tịa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên
tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại
phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem
biên bản phiên tòa;
i) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
mình;
k) Tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật
này;
l) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích
hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe
dọa;
m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có
thẩm quyền tiến hành tố tụng;
o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”
d. Nghĩa vụ của người bị hại
Theo khoản 4 điều 62 BLTTHS 2015 quy định:
“4. Bị hại có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt khơng vì lý do bất khả
kháng hoặc khơng do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;

6


b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm
quyền tiến hành tố tụng.
5. Trường hợp bị hại chết, mất tích, bị mất hoặc bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự thì người đại diện thực hiện quyền và

nghĩa vụ của người bị hại quy định tại Điều này.
Cơ quan, tổ chức là bị hại có sự chia, tách, sáp nhập, hợp nhất
thì người đại diện theo pháp luật hoặc tổ chức, cá nhân kế thừa
quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó có những quyền và
nghĩa vụ theo quy định tại Điều này.”
II.

KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA BỊ

HẠI
1. Khái niệm
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại là quy định của
pháp luật tố tụng hình sự về những trường hợp mà trong những
trường hợp đó cơ quan tiến hành tố tụng chỉ khởi tố vụ án hình
sự nếu có u cầu của bị hại hoặc người đại diện của họ. Tuy
nhiên, không phải trường hợp nào cũng khởi tố theo yêu cầu
của bị hại. Chỉ những trường hợp luật định thì mới áp dụng quy
định này.
2. Quy định của pháp luật về khởi tố vụ án hình sự theo
yêu cầu của người bị hại
 Khoản 1 Điều 155 BLTTHS 2015 quy định:
“1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định
tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155,
156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc
người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược
điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”
Căn cứ theo điều 155 BLTTHS 2015, đối với các tội sau nếu
khơng có các tình tiết nghiêm trọng mà chỉ thuộc vào khoản 1
7



các tội sau thì chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại
hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại:
- Khoản 1, Điều 134, sửa đổi bổ sung 2017: Tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
“Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%
hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ
06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn
có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người
già yếu, ốm đau hoặc người khác khơng có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người
ni dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp
hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục
tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi
phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào
trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác do được th;
i) Có tính chất cơn đồ;

8



k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do cơng vụ
của nạn nhân.”
- Khoản 1, Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh
“Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái
pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối
với người thân thích của người đó, thì bị phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm.”
- Khoản 1, Điều 136: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn
phịng vệ chính đáng hoặc do vượt q mức cần thiết khi
bắt giữ người phạm tội
“Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do
vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức
cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ
5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm.”
- Khoản 1, Điều 138: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác
“Người nào vơ ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì
bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000
đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.”

9


- Khoản 1, Điều 139: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề
nghiệp hoặc quy tắc hành chính
“Người nào vơ ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc
hành chính mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị
phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải
tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến
01 năm.”
- Khoản 1, Điều 141: Tội hiếp dâm
“Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình
trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác
giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với
ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”
- Khoản 1, Điều 143: Tội cưỡng dâm
“Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc
người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao
cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác,
thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
- Khoản 1, Điều 155: Tội làm nhục người khác
“Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của
người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03
năm.”
- Khoản 1, Điều 156: Tội vụ khống
“Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo


10


không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01
năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật
nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây
thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có
thẩm quyền.”
- Khoản 1, Điều 226: Tội xâm phạm quyền Sở hữu công
nghiệp
“Người nào cố ý xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp đối với
nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam
mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa
lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000
đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ Sở
hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến
dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ
200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền
từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm.”
Việc khởi tố theo yêu cầu của người bị hại vẫn phải tuân theo
những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về khởi tố vụ án
hình sự. Đặc biệt, việc khởi tơ vụ án hình sự theo u cầu của
người bị hại, được quyết định trên cơ sở kết hợp 2 yếu tố: Có
dấu hiệu của tội phạm; Có yêu cầu khởi tố về hình sự. Nếu
khơng có dấu hiệu tội phạm thì dù người bị hại có u cầu khởi
tố cũng không được khởi tố. Ngược lại, nếu người bị hại khơng

u cầu khởi tố thì dẫu đã xác định có dấu hiệu tội phạm cũng
khơng được khởi tố.
11


 Khoản 2 Điều Điều 155 BLTTHS 2015 quy định:
“2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án
phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã
yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép
buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu,
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành
tố tụng đối với vụ án.”

 Khoản 3 Điều 155 BLTTHS 2015 quy định
“3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút u cầu khởi tố
thì khơng có quyền u cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị
ép buộc, cưỡng bức.”
3. Phân tích và đánh giá quy định của pháp luật về khởi
tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
 Khoản 1 Điều Điều 155 BLTTHS 2015 quy định:
- Khoản 1, Điều 134, sửa đổi bổ sung 2017: Tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Hậu quả của tội cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 1
là gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác có tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng
thuộc một trong các trường hợp được quy định từ điểm a đến
điểm k khoản 1 Điều 104 BLHS như: dùng hung khí nguy hiểm
hoặc thủ đoạn gây nguy hại (điểm a), thực hiện hành vi đối
những người yếu thế hơn (điểm c)… Mức hình phạt cao nhất đối
với những trường hợp phạm tội thuộc khoản này là cải tạo

không giam giữ đến 03 năm. Như vậy, đây là hành vi phạm tội
ít nghiêm trọng, có thể giải quyết bằng bồi thường dân sự hoặc
biện pháp khác… Do đó, pháp luật quy định đối với những
trường hợp này chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại.
12


- Khoản 1, Điều 135: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh
So với hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác được quy định tại Khoản 1 Điều
135 ở trên thì hậu quả của tội phạm này ở mức nghiêm trọng
hơn (tỉ lệ thương tật là từ 31% đến 60%). Tuy nhiên, đây lại là
hậu quả của trạng thái tinh thần bị kích động mạnh - do hành vi
lỗi của nạn nhân nên pháp luật hình sự quy định đây là một tình
tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có thể là phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cải tạo không
giam giữ đến 03 năm. Vì vậy mà BLTTHS 2015 quy định đây là
một trong những trường hợp chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của
người bị hại.
- Khoản 1, Điều 136: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn
phịng vệ chính đáng hoặc do vượt q mức cần thiết khi
bắt giữ người phạm tội
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được quy định là một
tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Chủ thể thực hiện hành
vi phạm tội là nhằm bảo vệ lợi ích của mình, của Nhà nước hoặc
của tổ chức…nhưng do vượt quá giới hạn phịng vệ cho phép.
Người bị hại là người có lỗi vì họ đã gây ra tình huống nguy

hiểm trước. Do đó, mặc dù hậu quả của hành vi nguy hiểm là
nghiêm trọng nhưng chủ thể tội phạm chỉ bị truy cứu trách
nhiệm hình sự nếu có đơn u cầu khởi tố của người bị hại.

13


- Khoản 1, Điều 138: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác
Hành vi này do chủ thể tội phạm thực hiện với lỗi vô ý, vi phạm
các quy tắc đảm bảo an toàn về sức khoẻ con người trong các
lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Tỷ lệ thương tật từ 31%
đến 60% và phải là hậu quả của hành vi phạm tội. Mức hình
phạt cao nhất của tội phạm này là bị phạt cảnh cáo, phạt tiền
từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo
không giam giữ đến 01 năm. Người phạm tội chỉ bị truy cứu
trách nhiệm hình sự khi có u cầu khởi tố vụ án từ người bị hại
hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại.
- Khoản 1, Điều 139: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề
nghiệp hoặc quy tắc hành chính
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội do lỗi vơ ý; họ
khơng cố tình và cũng khơng có mâu thuẫn với người bị hại. Họ
khơng mong muốn hậu quả xảy ra. Quy tắc an toàn trong
trường hợp này là quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành
chính. Do đó, địi hỏi chủ thể phải có trách nhiệm cao hơn trong
việc tuân thủ các quy tắc này. Đây được xem là trường hợp
phạm tội nặng hơn so với trường hợp phạm tội do vô ý được
quy định tại Điều 138 BLTTHS. Chính vì vậy, khung hình phạt
của tội này được quy định nặng hơn. Mức hình phạt cao nhất có

thể đến 01 năm tù. Người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm
hình sự khi có yêu cầu khởi tố vụ án từ người bị hại hoặc người
đại diện hợp pháp của người bị hại.
- Khoản 1, Điều 141: Tội hiếp dâm
Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi giao cấu với bị
14


hại trái ý muốn của họ bằng các thủ đoạn: dùng vũ lực (dùng
sức mạnh vật chất để đè bẹp sự kháng cự của nạn nhân như xơ
ngã, bóp cổ nạn nhân…); đe doạ dùng vũ lực (đe doạ gây
thương tích, đe doạ giết…) nhằm làm tê liệt ý chí của nạn nhân;
lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được (người phụ nữ bị ốm,
bị say rượu…); thủ đoạn khác (cho dùng chất gây mê, lợi dụng
sự kém hiểu biết…). Điều 141 BLTTHS quy định hình phạt tù từ
02 năm đến 07 năm. Người phạm tội chỉ bị truy cứu trách
nhiệm hình sự khi có u cầu khởi tố vụ án từ người bị hại hoặc
người đại diện hợp pháp của người bị hại.
- Khoản 1, Điều 143: Tội cưỡng dâm
Người phạm tội có hành vi ép buộc bằng các thủ đoạn khác
nhau người bị hại lệ thuộc mình hoặc người bị hại đang ở trong
tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu. Các thủ đoạn
mà người phạm tội sử dụng để khống chế nạn nhân có thể là đe
doạ hoặc hứa hẹn… Từ đó, người bị hại buộc phải giao cấu
trong khi mình khơng muốn. Điều 143 BLTTHS quy định khung
hình phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Người phạm tội chỉ bị truy
cứu trách nhiệm hình sự khi có u cầu khởi tố vụ án từ người bị
hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại.
- Khoản 1, Điều 155: Tội làm nhục người khác
Hình thức biểu hiện của hành vi làm nhục người khác rất đa

dạng, có thể là những lời nói có tính chất thố mạ, xỉ nhục, hạ
thấp danh dự, chửi bới nhạo báng, xúc phạm đến nhân phẩm
nhưng cũng có thể là các hành vi, cử chỉ… có tính chất bỉ ổi, xúc
phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác.
Những hành vi này có thể được thực hiện một cách trực tiếp,
công khai trước mặt người bị hại hoặc có thể được thực hiện gián
15


tiếp thông qua những người khác. Điều 155 BLTTHS quy định
khung hình phạt là bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000
đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm. Với những trường hợp phạm tội thuộc khoản
này, nếu khơng có u cầu khởi tố từ phía người bị hại thì cơ
quan có thẩm quyền khơng được khởi tố vụ án.
- Khoản 1, Điều 156: Tội vụ khống
Tội vu khống được hiểu là hành vi bịa đặt, loan truyền những điều
biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây tổn hại đến
quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người
khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. Hành vi
phạm tội của tội này có hai dạng: hành vi loan truyền những
điều biết rõ là bịa đặt nhằm xâm phạm danh dự hoặc gây thiệt
hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (người thực
hiện hành vi không tự đưa ra thông tin khơng đúng sự thật
nhưng có hành vi loan truyền tiếp những thông tin mà người
khác đã đưa đến); hành vi bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo
họ trước cơ quan có thẩm quyền. Khung hình phạt của tội này là
phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải
tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng
đến 01 năm. Trong trường hợp này, khi có u cầu của người bị

hại thì cơ quan có thẩm quyền mới được khởi tố vụ án.
- Khoản 1, Điều 226: Tội xâm phạm quyền Sở hữu công
nghiệp
Tội phạm xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước
trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đồng thời tội
phạm cũng xâm phạm đến lợi ích của tổ chức, cá nhân có
quyền sở hữu cơng nghiệp được pháp luật bảo hộ. Hành vi
16


khách quan của tội này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau như: hành vi chiếm đoạt (chiếm giữ bất hợp pháp) hoặc
sử dụng bất hợp pháp (sử dụng không được sự cho phép của
chủ sở hữu hoặc sử dụng trong trường hợp pháp luật cấm) các
đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam như
sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng cơng nghiệp, tên thương
mại… Điều 226 quy định hai khung hình phạt, bị phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm. Trong trường hợp này, người bị
hại có thể yêu cầu khởi tố vụ án để pháp luật bảo vệ quyền lợi
cho mình.
 Khoản 2 Điều Điều 155 BLTTHS 2015 quy định:
So với BLTTHS năm 2003 thì BLTTHS năm 2015 đã có tiến bộ
hơn khi mở rộng quyền rút yêu cầu của bị hại, đó là bị hại được
quyền rút yêu cầu bất cứ lúc nào trong suốt quá trình tố tụng,
từ giai đoạn điều tra, truy tố đến xét xử (khoản 2 Điều 105
BLTTHS năm 2003 quy định người bị hại chỉ được rút u cầu
trước khi mở phiên tịa sơ thẩm thì vụ án mới được đình chỉ).
Quy định này khơng giới hạn thời điểm rút đơn yêu cầu khởi tố
của kể cả tại phiên tòa xét xử phúc thẩm. Đây là điểm mới của

BLTTHS năm 2015 về rút đơn yêu cầu khởi tố theo yêu cầu bị
hại, bởi lẽ khoản 2 Điều 105 BLTTHS năm chỉ cho phép bị hại rút
yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm. Như vậy, BLTTHS
năm 2015 không giới hạn thời điểm rút đơn yêu cầu khởi tố của
bị hại nhằm thể hiện sự tôn trọng ý chí của người bị hại và tạo
điều kiện cho người phạm tội khắc phục hậu quả, hạn chế việc
gây thêm những tổn thất, mất mát về mặt tinh thần, danh dự
khơng cần thiết có thể có đối với người bị hại.
17


Tuy nhiên, việc hiểu và vận dụng khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm
2015 còn nhiều bất cập trong trường hợp người đã yêu cầu khởi
tố vụ án hình sự rút đơn yêu cầu tại phiên tòa sơ thẩm, phúc
thẩm bởi BLTTHS năm 2015 chưa quy định cụ thể, rõ ràng.
 Khoản 3 Điều Điều 155 BLTTHS 2015 quy định:
Khi có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu
trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người
yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
hoặc Tồ án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Trong trường hợp đó các cơ quan tiến hành tố tụng có trách
nhiệm làm rõ nguyên nhân dẫn đến việc người bị hại rút yêu
cầu khởi tố vụ án.
 Hậu quả khi người yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố
Theo khoản 2, 3 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, nếu
người đã yêu cầu khởi tố, rút yêu cầu khởi tố thì sẽ dẫn đến
những hậu quả pháp lý sau:
- Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án
phải được đình chỉ;
- Trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu

cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng
bức thì cơ quan tố tụng vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối
với vụ án.
- Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi
tố thì khơng có quyền u cầu lại, trừ trường hợp rút yêu
cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
LỜI KẾT
Khởi tố vụ án hình sự là quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nhằm duy trì trật tự và công lý, không phụ
18


thuộc vào ý muốn cá nhân và khơng ai có thể can thiệp. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp nhất định, xuất phát từ quyền
và lợi ích hợp pháp của bị hại, pháp luật quy định cho phép bị
hại lựa chọn quyền yêu cầu khởi tố hoặc không khởi tố vụ án.
Đây là những trường hợp mà hành vi phạm tội vừa xâm phạm
trật tự xã hội, vừa xâm phạm đến thể chất, sức khoẻ, danh dự
của người bị hại. Những trường hợp này nếu khởi tố vụ án, lợi
ích về mặt xã hội thu được có thể khơng lớn mà cịn có khả
năng làm tổn thương thêm về mặt tinh thần cho người bị hại. Vì
vậy, các nhà làm luật đã xác lập một khả năng, điều kiện để bị
hại cân nhắc, quyết định có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xử lý về mặt hình sự đối với hành vi phạm tội hay không.
Những quy định của BLTTHS năm 2015 về bị hại là rất quan
trọng góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Với
quy định đó, nhà làm luật tạo điều kiện cho người phạm tội có
cơ hội thuận lợi để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của
mình gây ra, hạn chế việc gây thêm những tổn thất, mất mát
về mặt tinh thần, danh dự không cần thiết có thể có đối với bị

hại.

19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự
Việt Nam, NXB Tư Pháp, Hà Nội 2006
2. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
3. Quốc hội (2015), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.
4. Trình tự giải quyết vụ án hình sự. T/g: Mai Thanh Hiếu,

Nguyễn Chí Cơng.

20



×