Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

NGHIÊN cứu đặc điểm DỊCH tễ học lâm SÀNG đái máu ở TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.39 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y H NI

PHM TH HNG

NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM DịCH Tễ HọC
LÂM SàNG ĐáI MáU ở TRẻ EM

LUN VN THC S Y HỌC

HÀ NỘI - 2016



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y H NI

PHM TH HNG

NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM DịCH Tễ HọC
LÂM SàNG ĐáI MáU ở TRẻ EM
Chuyờn nghnh: Nhi Khoa
Mó số: 60720135
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Thị Quỳnh Hương

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của
Nhà trường, thầy cô giáo và bệnh viện.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Các thầy cô giáo Bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội đã hết lịng dạy
dỗ, chỉ bảo tơi trong q trình học tập và làm việc.
Các bác sỹ, điều dưỡng, hộ lý và tồn thể nhân viên phịng khám chun
khoa thận, bệnh viện Nhi trung ương đã dành nhiều quan tâm và giúp đỡ q
báu cho tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin dành tất cả lòng biết ơn tới bố mẹ, anh chị em trong gia đình,
chồng và con, những người luôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi.
Và hơn tất cả, tơi muốn bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn
Thị Quỳnh Hương, Cô là người thầy tơn kính, người đã trực tiếp hướng dẫn
tơi trong suốt q trình làm luận văn để tơi có được kết quả ngày hôm nay.
Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2016

Học viên: Phạm Thị Hương


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Phạm Thị Hương, Học viên cao học khóa 23 Trường Đại học
Y Hà Nội, chuyên nghành Nhi, xin cam đoan:

1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS. Nguyễn Thị Quỳnh Hương
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam
3. Các số liệu và thông tin nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực và
khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cở sở nơi nghiên cứu
Tơi xin hồn tồn chụi trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2016
Người viết cam đoan

Phạm Thị Hương


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BC

: Bạch cầu

BT

: Bình thường

Cs

: cộng sự

ĐM

: Đái máu


ĐMĐT

: Đái máu đại thể

ĐMVT

: Đái máu vi thể

HA

: Huyết áp

HC

: Hồng cầu

HCTH

: Hội chứng thận hư

SH

: Schonlein henock

VCTC

: Viêm cầu thận cấp

IgA


: Immunogobulin A


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................1
Chương 1 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................3
1.1. KHÁI NIỆM ĐÁI MÁU.................................................................................3
1.2. CƠ CHẾ HỒNG CẦU TRONG NƯỚC TIỂU...............................................3
1.3. DỊCH TỄ HỌC CỦA ĐÁI MÁU....................................................................8
1.3.1. Tỷ lệ mắc.................................................................................................8
1.3.2. Giới..........................................................................................................8
1.3.3. Tuổi..........................................................................................................9
1.3.4. Mùa..........................................................................................................9
1.3.5. Nguyên nhân đái máu..............................................................................9
1.4. BỆNH THẬN IgA........................................................................................10
1.4.1. Bệnh cảnh lâm sàng...............................................................................12
1.4.2. Cận lâm sàng..........................................................................................13
1.4.3. Chẩn đoán..............................................................................................14

Chương 2 16
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................16
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................................................................16
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................17
2.2.1. Chọn mẫu...............................................................................................17
2.2.2. Các chỉ số và biến số nghiên cứu...........................................................17
2.2.3. Đánh giá.................................................................................................18
2.2.4. Các bước tiến hành................................................................................20
2.3. THU THẬP SỐ LIỆU...................................................................................21

2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU..........................................................................................21


2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU..........................................................................21

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................22
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG....................................................................22
3.1.1.Tỷ lệ bệnh nhân đái máu.........................................................................22
3.1.2. Kết quả theo tuổi....................................................................................23
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo giới..................................................................24
3.1.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian..........................................................25
3.1.5. Kết quả theo địa danh............................................................................26
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG........................................27
3.2.1. Tỷ lệ các triệu chứng đi kèm đái máu....................................................27
3.2.2. Lý do đến khám.....................................................................................29
3.2.3. Tính chất đái máu...................................................................................29
3.2.4. Kết quả huyết học..................................................................................31
3.2.5. Kết quả sinh hóa....................................................................................32
3.2.6. Kết quả nước tiểu...................................................................................34
3.2.7. Kết quả siêu âm.....................................................................................37
3.3. PHÂN LOẠI NGUYÊN NHÂN ĐÁI MÁU................................................38
3.3.1. Nguyên nhân..........................................................................................38
3.3.2. Nguyên nhân phân theo tuổi..................................................................39
3.3.3. Nguyên nhân phân theo giới......................................................................40
3.3.4. Phân loại nguyên nhân theo thời gian....................................................40
3.3.5. Phân loại theo cơ chế.............................................................................41
3.4. BỆNH THẬN IGA.......................................................................................42
3.4.1. Tỷ lệ bệnh nhân bệnh thận IgA trên tổng bệnh nhân đái máu: 5.28%. So
với bệnh cầu thận là 7.45%. Ngồi ra có 16 bệnh nhân lâm sàng có dặc điểm
giống IgA nhưng chưa đủ tiêu chuẩn sinh thiết thận, đặc biệt có 3 trường hợp

IgA tăng rất cao................................................................................................42
3.4.2. Triệu chứng lâm sàng bệnh thận IgA.....................................................43
3.4.3. Triệu chứng cận lâm sàng bệnh thận IgA...............................................44


3.4.4. Kết quả sinh thiết thận...........................................................................44

CHƯƠNG 447
BÀN LUẬN 47
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG DỊCH TỄ HỌC..........................................................47
4.1.1. Tỷ lệ mắc đái máu..................................................................................47
4.1.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi..................................................................48
4.1.3. Phân bố bệnh nhân theo giới..................................................................49
4.1.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian..........................................................50
4.1.5. Phân bố bệnh nhân theo địa danh...........................................................50
4.2. KẾT QUẢ LÂM SÀNG...............................................................................51
4.3. KẾT QUẢ CẬN LÂM SÀNG......................................................................52
4.3.1. Chỉ số huyết học....................................................................................52
4.3.2. Chỉ số nước tiểu.....................................................................................53
4.3.3. Chỉ số sinh hóa.......................................................................................55
4.3.4. Chẩn đốn hình ảnh...............................................................................56
4.3.5. Phân loại theo sinh thiết thận.................................................................57
4.4. NGUYÊN NHÂN GÂY ĐÁI MÁU.............................................................58
4.4.1. Nguyên nhân theo thời gian, theo tuổi, giới...........................................59
4.4.2. Nguyên nhân cầu thận............................................................................60
4.4.3. Nguyên nhân không cầu thận.................................................................61
4.5. BỆNH THẬN IGA.......................................................................................62
4.5.1. Đặc điểm chung.....................................................................................62
4.5.2. Đặc điểm lâm sàng.................................................................................63
4.5.3. Đặc điểm cận lâm sàng..........................................................................65

4.5.4. Đặc điểm sinh thiết................................................................................66

KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................1


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tỷ lệ bệnh thận IgA..................................................11
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi..............................23
Bảng 3.2: Phân bố bệnh nhân theo giới tính.............................24
Bảng 3.3: Phân bố bệnh nhân theo thời gian............................25
Bảng 3.4: Phân bố bệnh nhân theo địa dư................................26
Bảng 3.5: Các triệu chứng đi cùng...........................................27
Bảng 3.6: Các triệu chứng đi cùng đái máu..............................28
Bảng 3.7: Kết quả theo huyết học............................................31
Bảng 3.8: Kết quả theo sinh hóa máu......................................32
Bảng 3.9: Số lượng hồng cầu trong nước tiểu...........................34
Bảng 3.10: Hình dáng kích thước hồng cầu niệu......................34
Bảng 3.11: Tỷ lệ trụ trong nước tiểu.........................................35
Bảng 3.12: Tỷ lệ protein/creatinin niệu.....................................35
Bảng 3.13: Tỷ lệ bạch cầu niệu................................................36
Bảng 3.14: Vi khuẩn niệu.........................................................37
Bảng 3.15: Kết quả siêu âm.....................................................37
Bảng 3.16: Kết quả sinh thiết thận...........................................38
Bảng 3.17: Phân loại nguyên nhân đái máu.............................38
Bảng 3.18: Phân loại nguyên nhân đái máu theo độ tuổi..........39
Bảng 3.19: Phân loại nguyên nhân đái máu theo giới...............40


Bảng 3.20: Phân loại nguyên nhân đái máu theo tháng...........40

Bảng 3.21: Phân loại nguyên nhân đái máu theo cơ chế bệnh..41
Bảng 3.22: Phân loại nguyên nhân đái máu ngoài cầu thận.....42
Bảng 3.23: Bệnh thận IgA phân theo tuổi và giới......................42
Bảng 3.24: Triệu chứng lâm sàng của bệnh thận IgA................43
Bảng 3.25: Triệu chứng theo thể lâm sàng của bệnh thận IgA. .43
Bảng 3.26: Kết quả cận lâm sàng của bệnh thận IgA...............44
Bảng 3.27: Phân loại giải phẫu bệnh........................................44


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Hình ảnh Hồng cầu xun qua lớp màng đáy cầu thận
tổn thương 5
Hình 1.2: Hình ảnh tế bào G1 trong nước tiểu............................7
Hình 1.3: Lắng đọng IgA ở khoảng trung mơ và một ít mao mach
cầu thận

12

Hình 1.4: Tăng sinh nhẹ tế bào trung mô và tăng nhẹ chất trung


12

Hình 3.1: Hình ảnh liềm cầu thận.............................................46
Hình 3.2: Hình ảnh xơ cầu thận................................................46


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
24
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi......................24

Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân theo giới tính.........................25
Biểu đồ 3.3: Phân bố bệnh nhân theo thời gian........................26
Biểu đồ 3.4: Lý do khám bệnh..................................................29
Biểu đồ 3.5: Tính chất đái máu................................................30
Biểu đồ 3.6: Số lượng hồng cầu trong nước tiểu.......................34
Biểu đồ 3.7 : Tỷ lệ protein/creatinin niệu..................................36
Biểu đồ 3.8: Phân loại nguyên nhân đái máu...........................39


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đái máu là hiện tượng xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu, một trong
các triệu chứng thường gặp trong bệnh lý thận-tiết niệu ở trẻ em. Tần xuất
mắc đái máu khoảng 0,5-4%, chiếm 10% tổng số các bệnh nhân đến khám
chuyên khoa thận . Theo Ingelfinger tỷ lệ đái máu đại thể ở trẻ em là
1,3/1000. Ở Pháp, năm 2005, đái máu đại thể chiếm 0,13% số dân nhập viện
cấp cứu và 6% trẻ ở độ tuổi học đường Theo Lê Thị Ngọc Dung (2003) tỷ lệ
đái máu đại thể chiếm 7,69% bệnh nhân tại khoa thận Bệnh viện Nhi đồng I .
Điều trị đái máu phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân. Đái máu có thể
do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Việc chẩn đoán nguyên nhân cịn
gặp nhiều khó khăn. Với sự tiến bộ khơng ngừng của khoa học công nghệ, các
xét nghiệm, các kỹ thuật chẩn đốn hình ảnh hiện đại đã được ứng dụng trong
chẩn đoán. Nguyên nhân của đái máu ngày càng được mở rộng, phát hiện
sớm giúp theo dõi và điều trị tốt hơn. Các nghiên cứu cho thấy bệnh thận IgA
chiếm tỷ lệ cao trong nguyên nhân đái máu, Ở Châu Á – Thái Bình Dương là
24.7%, Châu Âu là 10.5%, Bắc Mỹ (4,8%). Trong các bệnh cầu thận nguyên
phát thì bệnh thận IgA chiếm tỉ lệ 37,0%[6].
Bệnh thận IgA (Immunoglobulin A) là bệnh viêm cầu thận tăng sinh

gian mạch với sự lắng đọng chủ yếu IgA ở gian mạch cầu thận. Bệnh thường
biểu hiện bằng những đợt đái máu đại thể (30-40%) trên nền đái máu vi thể
kéo dài. Bệnh thận IgA được xem là bệnh cầu thận thường gặp nhất trên thế
giới và có tầm quan trọng đặc biệt vì có đến 90% bệnh nhi sẽ dẫn đến suy
thận giai đoạn cuối trong khoảng 10 năm sau khi có biểu hiện đầu tiên[7].
Nên vấn đề đặt ra là phải chẩn đốn sớm để có chiến lược theo dõi và điều trị
thích hợp cho bệnh nhân.


2

Ở Việt Nam đặc biệt là ở trẻ em chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn
đề này vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm:
1.

Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng đái máu ở trẻ em tại phòng
khám chuyên khoa thận –tiết niệu Bệnh viện Nhi Trung Ương.

2.

Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh thận IgA ở trẻ em.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. KHÁI NIỆM ĐÁI MÁU
Đái máu là sự xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu. Có hai loại là đái
máu đại thể và vi thể. Đại thể có thể quan sát bằng mắt thường là lý do chủ

yếu khiến bệnh đi khám . Đái máu vi thể có thể vơ tình phát hiện khi bệnh
nhân đau bụng, phù, kiểm tra sức khỏe...
Đái máu được định nghĩa khi có ≥ 5 hồng cầu khi soi dưới kính hiển vi
. Riêng với trường hợp đái máu vi thể không triệu chứng cần làm xét nghiệm
lại sau 2 tuần để khắng định lại đái máu.
1.2. CƠ CHẾ HỒNG CẦU TRONG NƯỚC TIỂU
Bình thường trong nước tiểu khơng có hoặc có rất ít hồng cầu. Hồng
cầu xuất hiện trong nước tiểu do tổn thương ở nhiều vị trí trong thận- tiết niệu
nhưng chủ yếu do tổn thương ở:
Cầu thận: Do tổn thương màng đáy cầu thận
Làm cho các lỗ lọc rộng hơn bình thường hồng cầu đi qua lỗ ra nước
tiểu mà bình thường khơng thể qua được.
Làm tăng tính thấm thành mạch, hồng cầu dễ thoát ra nước tiểu.
Để giải thích hiện tượng này đã có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu vấn đề này:
Năm 1979 Brich DF and Fairley KF đã phân biệt đái máu cầu thận và
ngồi cầu thận trên kính hiển vi qua sự thay đổi của hồng cầu niệu, nhưng
trước đó, năm 1959 Spiro đã nghiên cứu và mô tả những lỗ lọc ở màng đáy
cầu thận trong các bệnh khác nhau có kết hợp với protein niệu như: Viêm cầu
thận, Hội chứng thận hư nhiễm Amyloid .
Gyorkey. F. cũng đã mô tả sự phá hủy và sự tổn thương màng đáy cầu
thận ở những bệnh nhân viêm mao mạch dị ứng (Schonlein-henoch), viêm
cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu .


4

Stejskal và cộng sự nghiên cứu và mô tả những lỗ lọc trong viêm cầu
thận tiến triển nhanh, viêm cầu thận tăng sinh màng, viêm cầu thận do lupus
ban đỏ hệ thống và bệnh xơ hóa cầu thận ác tính .
Nhiều cơng trình khác như Burkholder. PM và cộng sự đã nghiên cứu

cho thấy sự tiếp xúc trực tiếp của bạch cầu với màng đáy cầu thận làm bong
ra lớp dưới nội mạc của màng đáy, những lỗ lọc này thường tìm thấy sự có
mặt của hồng cầu hình liềm, fibrin thốt mạch qua đó gây sự tăng sinh tế bào
và hình thành tế bào hình liềm .
Janet.A. và cộng sự đã nghiên cứu sự đi xuyên của hồng cầu qua màng
đáy cầu thận bằng kính hiển vi điện tử ở một bệnh nhân 58 tuổi bị viêm cầu
thận tăng sinh cục bộ . Để giải thích cho sự biến đổi kích thước và hình dáng
hồng cầu niệu Rizzoni và cộng sự . Stapleon FB và cộng sự cho rằng giữa
hình thái hồng cầu niệu với tỷ trọng, pH và nồng độ thẩm thấu nước tiểu
khơng có mối liên quan mà hồng cầu biến dạng chủ yếu do những yếu tố lý
học ảnh hưởng tới hồng cầu khi nó đi qua màng đáy cầu thận.
Tất cả các tác giả này đều nhận thấy có hiện tượng hồng cầu lấp kín lỗ
màng đáy, sau đó lách qua một cách từ từ qua mao mạch cầu thận ra nước
tiểu. Khơng có mặt của bạch cầu ở lỗ màng đáy (mặc dù có sự tiếp xúc trực
tiếp của bạch cầu ở những vùng khác của màng đáy). Có sự tăng sinh tế bào
và hình thành liềm ở màng đáy cầu thận
Nghiên cứu một trường hợp viêm cầu thận màng, Jaitungl và cs[10]
thấy (1) Các thành phần là do tăng áp lực mao dẫn tiểu cầu thận làm biến
dạng của các hồng cầu; (2) Sự biến dạng của hồng cầu; (3) Kích thước của
các lỗ lọc trong các màng dáy cầu thận, và (4) độ dày của màng đáy cầu thận.
Năm 2001, Jill E Collar và cs đã quan sát dưới kính hiển vi điện tử khi
tế bào hồng cầu truyền qua những khoảng trống trong thành mao mạch cầu
thận để vào bao Bowman. Đây có thể là nguồn gốc của tiểu máu cầu thận[20].


5

Hình 1.1: Hình ảnh Hồng cầu xuyên qua lớp màng đáy
cầu thận tổn thương
(Jill E Collar, (2001). Kidney International. 59: p. 2069-2072)

Một dấu hiệu đặc hiệu hơn của đái máu có nguồn gốc cầu thận có thể
xuất hiện một dạng hồng cầu bất thường trong nước tiểu: hồng cầu dạng gai
khi số tế bào gai chiếm > 5% số lượng hồng cầu trong nước tiểu. Đái máu có
nguồn gốc cầu thận tỷ lệ hồng cầu dạng gai theo nghiên cứu của Kohler H,
1991 thấy chiếm 52% , theo nghiên cứu của Kitamoto Y, (1993) chiếm 73% .


6

Độ nhạy và độ đặc hiệu trong phát hiện đái máu có nguyên nhân do cầu thận
lần lượt là 98% và 100%. Tuy nhiên, độ nhạy và độ đặc hiệu của kính hiển vi
quang học trong phát hiện tế bào gai chưa được báo cáo. Đa số các xét
nghiêm thường quy không xác định được.
Theo nghiên cứu của Ye Rg, Mao XL tại Trung Quốc cho thấy sự hình
thành các tế bào hồng cầu đi ra nước tiểu từ cầu thận phụ thuộc vào kích thước
của lỗ lọc. Cơ chế hình thành hồng cầu đi ra từ cầu thận có thể do chui qua các
lỗ khuyết hẹp trong lòng thành mao mạch cầu thận bị tổn thương .
Năm 1982, Savage và cộng sự mô tả một người phụ nữ Hy Lạp 33
tuổi bị tiểu máu đại thể trong 4 tuần và đau thắt lưng bên trái nhẹ và khơng
có triệu chứng khác. Qua phân tích nước tiểu có 7,5% Hồng cầu biến dạng
(trong đó có hồng cầu hình liềm) cịn 92,5% hồng cầu không biến dạng.
Năm 1992, Tomita và cộng sự đã báo cáo rằng hồng cầu niệu có hình
bia và nẩy chồi trên màng hoặc tế bào G1 là dấu ấn chắc chắn của đái máu
có nguyên nhân từ cầu thận. Kohler và cộng sự năm 1991 đã quan sát thấy
hồng cầu niệu với hình thái tương tự trong nước tiểu của bệnh nhân bị viêm
cầu thận cấp gọi là tế bào hồng cầu gai và thấy rằng tỉ lệ hồng cầu gai/ tổng
số hồng cầu > 5% đều liên quan đến viêm cầu thận trên 50% trường hợp.
Ở Việt Nam, năm 1989, Nguyễn Thị Yến đã tìm hiểu về sự thay đổi
hình thái hồng cầu trong nước tiểu của bệnh nhân đái máu và thấy rằng: nhóm
bệnh cầu thận có hồng cầu niệu nhỏ hơn hồng cầu của nhóm khơng phải cầu

thận. Nhóm cầu thận bao gồm VCT cấp, HCTH tiên phát, thứ phát thì tỷ lệ
hồng cầu trong nước tiểu biến dạng: méo mó, lồi lõm rất cao (83,58%) và
hồng cầu nhỏ hơn hồng cầu máu ngoại vi. Nhóm khơng phải cầu thận: bao
gồm các bệnh của đường tiết niệu thấy tỷ lệ hồng cầu trong nước tiểu biến
dạng rất thấp và hồng cầu có kích thước gần giống hồng cầu máu ngoại vi.


7

Năm 2007, Nguyễn G. K. tập hợp 217 trường hợp tại khoa giải phẫu bệnh
bệnh viện đại học Alberta trong nghiên cứu “Tế bào G1, giá trị trong tầm soát các
bệnh lý cầu thận” tế bào G1 là những hồng cầu có hình bánh vịng, hồng cầu có
màng nẩy chồi và hồng cầu có hình bia với hoặc khơng có nẩy chồi trên màng. Các
hồng cầu biến dạng khơng có hình bia, hình bánh vịng và có màng nẩy chồi xếp
vào nhóm hồng cầu có hình dạng bình thường. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Tỉ lệ tế
bào G1 / tổng số tế bào hồng cầu thay đổi từ 10-100% cho thấy chảy máu cầu thận.
Nếu không phát hiện tế bào G1, trên 50% các trường hợp bệnh lý cầu thận bị bỏ sót
khi xem tế bào học nước tiểu ở bệnh nhân có bệnh cầu thận thật sự mà khơng có trụ
hồng cầu .

Hình 1.2: Hình ảnh tế bào G1 trong nước tiểu
(Nguyễn Gia Khánh, (2007). Y Học TP. Hồ Chí Minh. 11)

Cơ chế khơng do cầu thận:

Trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ cấu trúc thành mạch chưa bền vững, tính
thấm thành mạch cao, khi gặp các tác nhân lý, hóa học quá mức sẽ dẫn đến
tổn thương thành mạch, dễ vỡ thành mạch, khi vỡ các mạch máu ở đường tiết
niệu: Niệu quản, bàng quang, đài bể thận, lỗ tiểu, làm cho hồng cầu xuất hiện
trong nước tiểu.

Do hồng cầu vào nước tiểu trực tiếp mà không phải qua lỗ màng đáy
cho nên hồng cầu vẫn giữ ngun hình dạng và kích thước giống như hồng
cầu máu ngoại vi. Thuộc loại này hay gặp trong các bệnh của đường tiết niệu


8

như: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, viêm bàng quang cấp, lao bàng
quang, u ác tính, thận đa nang, các bệnh máu: xuất huyết giảm tiểu cầu, bạch
cầu cấp…
1.3. DỊCH TỄ HỌC CỦA ĐÁI MÁU
1.3.1. Tỷ lệ mắc
Sự phổ biến của đái máu vi thể không triệu chứng giao động từ 0,1921% do những biến đổi trong định nghĩa về mặt lâm sàng. Theo Ingelfinger
đái máu vi thể có tỷ lệ mắc ước tính là 0,13%.
Tỷ lệ mắc đái máu vi thể trong trường học ước tính 0,41% khi lấy 4 mẫu,
trong đó có 0,32% nữ và 0,14% là nam . Còn theo Cho BS, Kim SD ở Hàn
Quốc thì tỷ lệ đái máu học đường là 0,5-2%.
Ở Nhật Bản một chương trình sàng lọc nước tiểu trẻ học đường được
tiến hành năm 1974-1986 cho thấy tỷ lệ đái máu là 0,54% ở tiểu học và
0,94% ở trẻ trung học.
Đái máu vi thể có triệu chứng gặp ở trẻ là 1,5% theo Fitzwater DS.
Đái máu đại thể thường có ngun nhân lành tính ở trẻ em. Từ dân số
khám sàng lọc người ta ước tính rằng tỷ lệ đái máu cả đại thể và vi thể dao
động từ 5-20%.
1.3.2. Giới
Đái máu phổ biến hơn ở các bé trai .
Theo nghiên cứu của Bergstein J và cs[49] cho thấy tỷ lệ nam/nữ ở đái
máu vi thể là 165/177= 0.93/1, trong đái máu đại thể là 2.4/1

Theo Greenfield SP nghiên cứu trong 10 năm: Tỷ lệ nam/nữ là 4/1 .

Theo Nguyễn Thị Yến tỷ lệ nam/nữ là 1.45/1[27]
Theo nghiên cứu của Trần Đình Long trong đái máu đại thể giới nam
chiếm 53,52%, nam/nữ là 1.15/1. Riêng nhóm nguyên nhân thận tiết niệu
nam/nữ bằng 2/1.


9

Theo Lê Thị Ngọc Dung giới nam chiếm 74,6%, giới nữ là 25.4% Tỷ lệ
nam/ nữ là 2.9/1
1.3.3. Tuổi
Theo Greenfield SP nghiên cứu trong 10 năm: Các lứa tuổi hay găp là
3-12 tuổi (58%), <3 tuổi là 6%
Theo nghiên cứu của Lê thị Ngọc Dung thì độ tuổi trung bình của đái
máu đại thể là 7.73% và 63.4 % tập trung ở nhóm 4-10 tuổi[6].
Theo nghiên cứu của Trần Đình Long thì đái máu đại thể ở nhóm 5-10
tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 38.28%. Trong đó nguyên nhân tại thận là 38.08%
và nguyên nhân ngoài thận là 40.62%[5] .
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Yến tuổi hay gặp nhất là nhóm 4-7
tuổi chiếm 35.3% và trên 11 tuổi chiếm 35.3%
1.3.4. Mùa
Chưa có sự ghi nhận khác biệt về mùa
1.3.5. Nguyên nhân đái máu
Theo nghiên cứu thì 56% đái máu là xác định được nguyên nhân rõ ràng
khi chỉ khám lâm sàng và với xét nghiệm nước tiểu. Trong đó nhiễm khuẩn
đường tiểu 26%, Tổn thương niệu đạo 11%, chấn thương 7%, Bệnh về máu
3% sỏi tiết niệu 2%. Dưới 44% nguyên nhân không rõ ràng phải làm thêm các
xét nghiệm phức tạp, phát hiện được 4% thận cấp tính, viêm bàng quang,
viêm mào tinh hoàn và u khoảng 4%, 23% được phát hiện là nhiễm trùng
đường tiểu, 9% không rõ nguyên nhân.

Trong một nghiên cứu đái máu đại thể trong 10 năm Greenfield SP đã
thấy rằng: Trong số trẻ nam có 19% bệnh lành tính, 14% có chấn thương,
14% nhiễm trùng đường tiểu. Trong tổng số 342 bệnh nhân có 13% dị tật về
tiết niệu bẩm sinh (có luồng trào ngược , van niệu đạo sau), 5% có sỏi...Đặc
biệt có 34% khơng tìm thấy ngun nhân.


10

Theo Leorard nghiên cứu hồi cứu 325 trẻ đái máu trong 10 năm, tăng
canxi niệu tìm thấy 29 bệnh nhân chiếm 8,9%. Trong đó 14% tiền sử gia đình
sỏi thận. Và tiền sử gia đình đái máu chiếm 25% bệnh nhân.
Trong một nghiên cứu lớn được thực hiện bởi Park et al. đối với trẻ em
trong độ tuổi đi học (7.000.000) tại Hàn Quốc, 1.044 trẻ em có xét nghiệm
nước tiểu bất thường. Trong số 1.044 trẻ em, đái máu vi thể khơng triệu
chứng đã được tìm thấy ở 60% (719). Sinh thiết thận được thực hiện trên
tổng số 113 trẻ em. 33 trẻ em bị bệnh màng đáy mỏng, 8 bệnh nhân có bệnh
thận IgA.
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Lee có 461 trường hợp sinh
thiết thận được phân tích. Trong nhóm đái máu vi thể (289 trẻ), (47%) trẻ em
khơng có bất thường về mơ bệnh học trên sinh thiết thận. Bệnh màng mỏng
đã được tìm thấy (34%), và bệnh thận IgA được tìm thấy trong 46 trẻ em
(16%).
Ở Việt Nam, năm 1994, Theo Trần Đình Long và cs cho thấy nguyên
nhân đái máu đại thể gặp tuyệt đại đa số do bệnh thận – tiết niệu 92,15%
trong đó cơ bản là nhóm viêm cầu thận 84,29%. Nguyên nhân ngoài cầu thận
gặp rất hiếm 7,85%.
Theo Lê Thị Ngọc Dung (2004), ghi nhận trẻ tử 1-3 tuổi nguyên nhân
tiểu máu thường gặp là nhiễm trùng, dị dạng tiết niệu. Viêm cầu thận cấp là
nguyên nhân chủ yếu nhóm trên 3 tuổi . Riêng tiểu máu tái diễn do bệnh thận

IgA thường gặp ở trẻ trên 10 tuổi. Trong nhóm đái máu tái diễn bệnh thận IgA
chiếm tỷ lệ cao nhất 55,6%.
1.4. BỆNH THẬN IgA
Bệnh thận IgA nguyên phát còn được gọi là bệnh Berger là bệnh tổn
thương cầu thận mạn tính có đặc trưng lâm sàng là đái ra máu đại thể tái diễn,


11

hồng cầu niệu và/hoặc protein niệu mà khơng có mặt của bệnh hệ thống, hay
bệnh của gan hoặc nhiễm khuẩn của đường tiết niệu thấp.
Bệnh thận IgA được xem như một trường hợp viêm cầu thận trung gian
phức hợp miễn dịch hoặc do IgA gắn kết. Tỉ lệ bệnh được phát hiện khác nhau
giữa các vùng địa lý. Ở châu Á-Thái Bình Dương bệnh gặp với tỉ lệ 24,7%,
cao hơn ở Châu Âu (10,5%) và Bắc Mỹ (4,8%). Trong các bệnh cầu thận
nguyên phát thì bệnh thận IgA chiếm tỉ lệ 37,0%. Bệnh thận IgA gặp ở nam
nhiều hơn nữ (2/1-6/1 ở Hồng Kông). [40]
Bảng 1.1: Tỷ lệ bệnh thận IgA
( Theo Huỳnh Thoại Loan(2012), Y học Tp Hồ Chí Minh16(2))
Nghiên cứu
( Quốc gia)
Ý (trong 15 năm)
Ý ( trong 7 năm)
Dức ( trong 7 năm)
Jordan ( trong 4 năm)
Nhạt bản
Hàn Quốc (2 năm)
Singapore ( 8 năm)
Việt nam


Tổng số

Số trường

Tỷ lệ bệnh

trường hợp
497
432
100
65
1023
113
57
262

hợp ( năm)
33
61
14
16
366
56
8
100

thận IgA (%)
10.66
18.8
19

8,6
35.77
39.82
17
11.45

Bệnh thường có biểu hiện tiểu máu đại thể hoặc vi thể sau nhiễm trùng
đường hơ hấp trên hoặc nhiễm trùng tiêu hóa . Có thể có vài triệu chứng về
thể trạng nhẹ nhưng khơng có mản ngứa ngồi da, viêm khớp hay đau bụng.
Nồng độ protein niệu thường <3,5g/l nhưng cũng có một số trường hợp
ngưỡng thận hư. Một số suy thận tự hạn chế hồi phục được. Ở giai đoạn sớm
Huyết áp, mức lọc cầu thận và albumin thường bình thường, Nồng độ IgA
huyết tương tăng 50% trường hợp, nồng độ bổ thể huyết tương mức bình
thường. Sinh thiết cho thấy tổn thương cầu thận.
Giải phẫu bệnh theo Yoshikawa có ba loại thay đổi vùng gian mạch có


12

thể quan sát thấy:
- Tăng sinh tế bào gian mạch nổi bật hơn lắng đọng chất nền.
- Mức độ tăng sinh gian mạch và lắng động chất nền tương đương
nhau.
- Lắng đọng chất nền nổi bật hơn tăng sinh tế bào

Hình 1.3: Lắng đọng IgA ở

Hình 1.4: Tăng sinh nhẹ tế bào

khoảng trung mơ và một ít mao


trung mơ và tăng nhẹ chất

mach cầu thận

trung mô

(Theo nguồn Huỳnh Thoại Loan, (2010). Y học thực hành. Số 9(732) p21-29).

1.4.1. Bệnh cảnh lâm sàng
Bệnh thận IgA cịn ít được biết đến đơi khi cịn bị chẩn đốn nhầm với
nhiễm trùng đường tiểu hay viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu. Bệnh thận IgA
có thể gặp bất kỳ lứa tuổi nào, thường gặp ở nam nhiều hơn nữ với tỷ lệ
nam/nữ từ 2/1 đến 6/1. Bệnh cảnh lâm sàng rất thay đổi, từ đái máu vi thể có
hoặc khơng có đái protein mà khơng có triệu chứng lâm sàng, đến các đợt đái
máu đại thể.
Theo nghiên cứu của Mai Lê Hòa tỷ lệ đái máu đại thể trên nền đái máu
vi thể chiếm 54%, và 46%% chỉ có đái máu vi thể. Cịn theo nghiên cứu của
Huỳnh Thoại Loan đái máu vi thể chiếm 20% trường hợp. Đái máu đại thể
chiếm 30% trường hợp. Nói chung đái máu trong bệnh thận IgA khơng đi


×