1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
BỘ Y TẾ
NGUYỄN THỊ THANH NGA
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
BÀN TAY TRÊN BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI
DO CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO KÍN BẰNG PHƯƠNG
PHÁP VẬN ĐỘNG CƯỠNG BỨC
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2019
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
BỘ Y TẾ
NGUYỄN THỊ THANH NGA
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
BÀN TAY TRÊN BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI
DO CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO KÍN BẰNG PHƯƠNG
PHÁP VẬN ĐỘNG CƯỠNG BỨC
Chuyên ngành : Phục hồi chức năng
Mã số
: 8720107
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Cao Minh Châu
HÀ NỘI - 2019
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ALNS
Áp lực nội sọ
BN
Bệnh nhân
CIMT
Constraint Induced Movement Therapy
CTSN
Chấn thương sọ não
PHCN
Phục hồi chức năng
TBMMN
Tai biến mạch máu não
VĐCB
Vận động cưỡng bức
4
MỤC LỤC
5
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC SƠ ĐỒ
6
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương sọ não (CTSN) kín là một trong những nguyên nhân phổ
biến nhất dẫn đến tử vong và tàn tật trên toàn thế giới, đứng hàng thứ ba trong
số nguyên nhân gây tử vong liên quan đến chấn thương, đặc biệt ở lứa tuổi
dưới 35 [1], [2].
Ước tính mỗi năm có 1,5 tới 8 triệu người Mỹ bị CTSN, trong đó khoảng
52.000 bệnh nhân tử vong và 100.000 bệnh nhân (2% dân số Mỹ) chịu di
chứng liên quan đến CTSN [3].
Tại Việt Nam, chưa có số liệu thống kê chính thức trên tồn quốc được
cơng bố. Tại bệnh viện Việt Đức, mỗi năm điều trị 15.000 bệnh nhân và hơn
1.200 trường hợp tử vong do CTSN. Như vậy mỗi ngày có 3 bệnh nhân chết
tại bệnh viện Việt Đức do CTSN [4].
Trong hơn 2 thập kỷ qua, cùng với những nghiên cứu mới về sinh lý
bệnh CTSN và tiến bộ trong công nghệ, người ta đã áp dụng nhiều phương
pháp mới trong chẩn đoán và điều trị; bệnh nhân CTSN được cứu sống ngày
càng nhiều, đồng nghĩa với di chứng và tàn tật cũngtăng lên đáng kể [5], [6].
CTSN để lại rất nhiều di chứng nặng nề trong đó có di chứng về vận
động chiếm 9- 56% [7], [8]. Theo nghiên cứu của Hillier SL (1997), Kart và
cộng sự (1998) trong tổng số bệnh nhân điều trị phục hồi chức năng sau
CTSN có khoảng 30% bệnh nhân giảm vận động chi trên và bàn tay, còn 3%
trường hợp tiếp tục giảm chức năng sau 6 tháng [7], [9].
Bàn tay là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể con
người. Các ngón tay là nơi tập trung dày đặc các dây thần kinh, nhận nhiều
phản hồi xúc giác nhất, và là nơi định vị lớn nhất trên cơ thể người. Cùng với
khối óc, bàn tay con người là công cụ để thực hiện các hoạt động tinh vi, từ
đó tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
7
Việc xuất hiện các di chứng ở bàn tay sau CTSN sẽ khiến bệnh nhân
không thể thực hiện được các chức năng sinh hoạt hàng ngày, không thể lao
động tạo ra của cải vật chất nuôi sống cho bản thân, trở thành gánh nặng cho
gia đình và xã hội. Vì vậy, việc phục hồi tối đa chức năng của bàn tay bên liệt
là một nhu cầu vô cùng cấp thiết.
Phục hồi chức năng bàn tay bên liệt có nhiều phương pháp khác nhau,
trong đó phương pháp vận động cưỡng bức tay bên liệt (Constraint- induced
movement therapy- CIMT) là phương pháp mới đã được áp dụng thành công
ở nhiều nước trên thế giới, với mục đích là ép tay liệt hoạt động tối đa tới mức
có thể trong thời gian tối đa là 6 giờ/ ngày, để hoạt hóa và kích thích các tế
bào thần kinh nhằm đem lại cho bệnh nhân kết quả chức năng tốt hơn về chi
trên [10]. Các nghiên cứu của Page S (2003), Sharon E. Shaw và cộng sự
(2005) cho thấy CIMT vẫn có giá trị cải thiện chức năng chi trên đối với bệnh
nhân CTSN mạn tính > 1 năm [11], [12].
Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu chính thức nào về
phục hồi chức năng bàn tay trên bệnh nhân liệt nửa người sau CTSN kín.
Chính vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả phục
hồi chức năng bàn tay trên bệnh nhân liệt nửa người do chấn thương sọ
não kín bằng phương pháp vận động cưỡng bức tại bệnh viện phục hồi
chức năng Hà Nội” nhằm hai mục tiêu:
1.
Đánh giá kết quả phục hồi chức năng bàn tay trên bệnh nhân liệt
nửa người do chấn thương sọ não kín bằng bằng phương pháp vận
động cưỡng bức tại bệnh viện phục hồi chức năng Hà Nội từ tháng
2.
08/2019- 08/2020.
Xác định một số yếu tố liên quan đến phục hồi chức năng bàn tay
trên bệnh nhân liệt nửa người do chấn thương sọ não kín.
8
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẠI CƯƠNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO KÍN
1.1.1. Định nghĩa CTSN kín [13]
Chấn thương sọ não kín là một chấn thương sọ não mà không làm rách
màng não cứng, nghĩa là khoang dưới nhện không thông với môi trường bên
ngồi.
1.1.2. Bệnh sinh của chấn thương sọ não kín
1.1.2.1. Tổn thương não nguyên phát [14], [15]
Tổn thương não nguyên phát ban đầu xảy ra ngay lúc chấn thương bao gồm:
* Chấn thương hộp sọ
-
Vỡ, lún xương vòm sọ
Vỡ nền sọ
* Chấn thương khu trú
-
Tụ máu ngoài màng cứng:
Tụ máu ngồi màng cứng điển hình có dạng thấu kính hai mặt lồi,
thường ở vùng thái dương hoặc thái dương đỉnh. Tổn thương thường do đứt
động mạch màng não giữa.
- Tụ máu dưới màng cứng
Tụ máu dưới màng cứng chiếm khoảng 30% trong số CTSN nặng. Tổn
thương thường do xé đứt cầu tĩnh mạch giữa vỏ não và tĩnh mạch dẫn lưu
xoang, đụng dập tổ chức não.
- Máu tụ nội sọ
Máu tụ nội sọ thường gặp ở CTSN mức độ trung bình và nặng, tổn
thương thường ở vùng thùy trán và thùy thái dương, thường kèm theo tổ chức
não dập và phù não.
- Dập não:
9
Có thể ngay dưới hay đối diện với vị trí va đập, nhưng thường ở trán và
thái dương. Dập não thường nhiều ổ, có khi hai bên. Bản thân dập não khơng
làm tri gíac xấu đi trừ khi chảy máu gây chèn ép và phù não.
Hình 1.1. Hình ảnh ổ dập não trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não
* Chấn thương lan toả
-
Chấn động não:
Sau một chấn thương sọ não có thể khơng xảy ra một tổn thương thực
thể gì, nhưng tức thời lúc bị chấn thương: não và hệ não thất bị rung động
trong hộp sọ, nhất thời làm thay đổi vận mạch gây thiếu máu tạm thời đối với
các tế bào não, thiếu oxy não, dẫn đến bệnh nhân không tiếp nhận được với
môi trường bên ngoài, sau 10-15 phút bệnh nhân tỉnh hoàn toàn nhưng không
nhớ sự việc đã xảy ra.
- Phù não:
Phù não trong chấn thương khởi đầu cơ bản là phù do mạch máu, sau
đó tổn thương màng tế bào nhanh chóng làm xuất hiện phù não do nhiễm độc,
Biểu hiện bằng giảm tỷ trọng của tổ chức não trên phim chụp cắt lớp vi tính [16].
-
Phù não chủ yếu ở phần chất trắng (chiếm 68% não), ở phần chất xám ít hơn.
Tổn thương sợi trục lan toả
Tổn thương não có thể xảy ra ngay tại nơi va chạm gây nên chảy máu và
tụ máu. Các mạch máu có thể bị vỡ, xé hoặc xoắn vặn. Tổn thương não cũng
có thể xảy ra đối bên (khác phía với bên va đập) là do một tác động mạnh của
va chạm xảy ra đột ngột gây nên sự chuyển động nhanh của tổ chức não và
10
màng não làm xuất hiện lực xé của các tổ chức này gây nên chảy máu và
đụng dập tổ chức não. Đây cũng là cơ chế của tổn thương sợi trục.
Tổn thương sợi trục lan tỏa có thể gâyrối loạn ý thức ngay sau chấn
thương, tỷ lệ tử vong rất cao hoặc tình trạng sống thực vật kéo dài.
Cộng hưởng từ - MRI là phương tiện giúp phát hiện đầy đủ tổn thương ở
các vị trí thường gặp: vùng ranh giới chất trắng- chất xám thể chai, cuống
não, cầu não và thân não [17]
Hình 1.2. Hình ảnh tổn thương sợi trục lan tỏatrên phim
chụp cộng hưởng từ
1.1.2.2. Tổn thương não thứ phát [18]
Các tổn thương khu trú và lan toả đều có thể gây nên tổn thương thứ phát.
*Tăng áp lực nội sọ
-
Khái niệm
Khi trị số ALNS vượt > 15 mmHg được coi là tăng ALNS [19].
Tổn thương trong sọ ban đầu chưa làm tăng ALNS vì dịch não tủy
được đẩy xuống khoang dưới nhện tủy sống nhiều hơn, máu tĩnh mạch trở về
nhiều hơn để đảm bảo đưa khỏi hộp sọ một thể tích tương đương với thể tích
tổn thương. Khi tổn thương xuất hiện chậm, ALNS sẽ không tăng hoặc tăng
không nhiều. Ngược lại ALNS sẽ tăng nhanh và rõ rệt nếu tổn thương xuất
hiện đột ngột hoặc có cản trở tuần hồn dịch não tủy.
Các ngun nhân gây tăng ALNS bao gồm chảy máu, tụ máu, phù não
11
và tăng dòng máu não do giãn mạch [20].
* Thiếu máu và thiếu oxy não
-
Tổ chức não khơng có dự trữ năng lượng, nguồn năng lượng cung cấp
cho mọi hoạt động của tế bào não đều thông qua lượng máu lên não. Lưu
lượng máu lên não chiếm tới 15% cung lượng tim (ước tính khoảng 50ml
máu/100g tổ chức não/phút). Theo Miller: tưới máu não đủ khi áp lực tưới
máu não ≥ 60 mmHg [21].
Khi lưu lượng máu não trên 25ml/100g/phút thì sẽ khơng có tổn thương
nào xảy ra.
Khi lưu lượng máu não từ 20 - 25ml/100g/phút thì các neuron có thể
bị ức chế và vùng này được gọi là vùng thiếu máu tạm thời. Các tế bào
não ở đây có thể duy trì được hoạt động nhờ khả năng tăng mức độ lấy oxy từ
máu lên tới 60% (bình thường chỉ từ 20 - 40%).
Lưu lượng máu não dưới 20ml/100g/phút là ngưỡng thiếu máu não, tổn
thương của các tế bào não sẽ phụ thuộc vào thời gian thiếu máu, vùng này
được gọi là vùng thiếu máu thực sự. Tế bào não sẽ hồi phục được nếu tuần
hoàn được tái lập ngay trong thời gian ngắn, khi thời gian này kéo dài thì tế
bào não sẽ chết thực sự [22].
* Chèn ép và thoát vị não
Chén ép não sẽ kết thúc bằng thoát vị não tại các lỗ trong sọ như tại lỗ
chẩm. Các phần não thốt vị có thể là hồi hải mã, phần trong và nền của thùy
thái dương, tiểu não hay phần ngoài của não (qua vùng vỡ xuương sọ) do
ALNS tăng q cao, có ba thể thốt vị não
- Thốt vị não trung tâm: khi có một tổn thương choán chỗ tăng dần ở
thùy trán hoặc vùng bên tạo một áp lực lên cấu trúc của gian não (đồi thị, các
nhân đáy não).
- Thoát vị não thái dương: là do tổn thương ở vùng thùy thái dương. Lúc
12
đầu phần phía sau của thùy này (thùy giun) bị đẩyvề phía bờ tự do của lều tiểu
não và sẽ đè trực tiếp lên thân não. Khi đó chức năng gian não vẫn còn được
đảm bảo và những triệu chứng đầu tiên là tổn thương dây thần kinh sọ não số
III. Giãn đồng tử cùng bên tổn thương là một triệu chứng chỉ điểm của tổn
thương này.
- Thoát vị não dưới liềm đại não gây ra bởi các tổn thương không đối
xứng của thùy trán hoặc thùy bên. Biểu hiện trên lâm sàng bởi những triệu
chứng không đặc hiệu và trên phim cắt lớp vi tính sọ não là đường giữa bị đẩy
lệch nhiều [23].
Hình 1.3. Hình ảnh thốt vị não dưới liềm trên phim chụp
cắt lớp vi tính sọ não
1.1.3. Dịch tễ
1.1.3.1. Thế giới
Chấn thương sọ não là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở nam
giới trẻ ở các nước đang phát triển và được coi như là “một đại dịch
toàn cầu im lặng” [24], [25]. Khoảng một nửa số bệnh nhân tử vong do chấn
thương bao gồm một CTSN quan trọng góp phần là nguyên nhân tử vong.
* Tại Hoa Kỳ [26]:
Mỗi năm có khoảng 30 triệu người bị chấn thương phải vào các khoa cấp
cứu điều trị, trong đó khoảng 16% được chẩn đốn ban đầu hoặc chẩn đốn
sau đó là có CTSN và tỷ lệ nam cao gấp 3 nữ. Nhóm tuổi hay gặp CTSN: 1635 tuổi.
13
Năm 2010 có 2,5 triệu người phải vào các khoa cấp cứu vì CTSN, trong
đó có 87% (2.213.826 người) được điều trị khỏi và ra viện, 11% (283.130
người) phải nhập viện điều trị lâu dài hoặc tái nhập viện và khoảng 2%
(52.844 người) đã tử vong.
Bệnh gây tiêu tốn chi phí cho các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ở nhóm bệnh
nhân này ước tính lên đến 76,5 tỷ đơla Mỹ mỗi năm. Các nguyên nhân gây CTSN
gồm tai nạn 61%, ngã 28%, bạo lực và các nguyên nhân khác 11%.
* Tây Âu
Tỷ lệ mắc TBI rất khác nhau giữa các quốc gia và khu vực, từ 811/
100.000 người / năm ở New Zealand, 730/ 100.000 người/ năm ở Tây Âu.
Tỷ lệ mắc TBI ở các quốc gia như Thụy Điển, Ý, Pháp và Na Uy dường
như đã giảm theo thời gian, trong khi tỷ lệ mắc TBI ở Tây Ban Nha và Đài
Loan có thể đã tăng [27].
* Australia
Báo cáo của dữ liệu quốc gia Australia về CTSN thống kê 22.710 trường
hợp nhập viện chỉ tính riêng tháng 05/2014, gần 1200 trường hợp tàn tật do
CTSN, tiêu tốn chi phí điều trị 184 triệu đơ la Mỹ.
Tỷ lệ nhập viện do CTSN từ năm 1999 đến 05/2004 vẫn ở mức 107/
100.000 dân/ năm, trong đó tỷ lệ nam/ nữ là 2/1, hay gặp ở độ tuổi 15- 35.
Nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông chiếm 2/3 [28].
1.1.3.2. Việt Nam:
Chưa có số liệu thống kê chính thức trên tồn quốc được cơng bố.
-
Tại bệnh viện Chợ Rẫy, từ năm 1999 đến 2003 có 60.214 người vào viện vì
CTSN, số tử vong là 7.308 người (12,1%). Riêng năm 2003 có 11.329 người
-
nhập viện, số tử vong là 1.567 người (13,8%) [29].
Tại bệnh viện Việt Đức, mỗi năm điều trị 15.000 bệnh nhân và hơn 1.200
trường hợp tử vong do CTSN. Như vậy, mỗi ngày có 3 bệnh nhân chết tại
bệnh viện Việt Đức do chấn thương sọ não[4].
- Theo thống kê y tế năm 2002-2003 [30]:
14
+ Tuổi thường gặp CTSN: 15- 44 tuổi
+ Tỷ lệ nam/ nữ là 4/1
+ Nguyên nhân thường gặp: Tai nạn giao thông: 71%, tai nạn lao động: 17,6%,
nguyên nhân khác: 11,4%.
1.2. GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG – SINH LÝ CHI PHỐI VẬN ĐỘNG
BÀN TAY VÀ CHI TRÊN [31], [32], [33]
Việc kiểm sốt cử động của cơ thể nói chung và của bàn tay nói riêng là
rất phức tạp. Trong đó các diện vận động của vỏ não đóng vai trị chủ yếu
trong khởi động và kiểm sốt các cử động chính xác của cơ. Các nhân dưới vỏ
giúp thiết lập các mức trương lực cơ bình thường. Tiểu não hỗ trợ vỏ não vận
động và các nhân dưới vỏ làm cho cử động của cơ thể được mềm mại, phối
hợp nhịp nhàng và giữ vững tư thế cân bằng bình thường.
1.2.1. Vùng vận động vỏ não
Broadman chia vỏ não thành 52 vùng. Vùng vận động vỏ não chiếm
3,9% toàn vỏ não. Gồm có các diện vận động nguyên thuỷ và những diện liên
hợp vận động.
Hình 1.4. Sơ đồ Broadman vùng bán cầu não mặt ngồi[31]
1.2.1.1. Diện vận động ngun thuỷ
Cịn gọi là vùng vận động chính tương ứng với hồi trước trung tâm hay
vùng 4 Broadmann. Vùng vận động này chi phối cho sự co cơ của nửa người
đối bên.
15
Hình 1.5. Đối chiếu chi phối vận động bàn tay ở vỏ não[31].
Trên sơ đồ này cũng cho thấy phần nào của cơ thể càng có nhiều cử động
phức tạp và tinh tế thì diện tích vùng chi phối của nó trên vỏ não càng lớn, ví
dụ như các động tác của bàn tay, ngón tay đặc biệt là ngón cái, cử động mặt,
lưỡi, cơ quan phát âm.
1.2.1.2. Diện liên hợp vận động[34]
* Vùng tiền vận động (vùng 6 Broadman): cùng với nhân nền, đồi thị
và vùng vận động nguyên thuỷ điều khiển các vận động có tính chất phối hợp
phức tạp, tinh vi và làm ngân hàng ký ức cho các cử động đó. Ví dụ như điều
khiển động tác của vai, cánh tay sao cho phù hợp với động tác của bàn tay.
- Trong vùng tiền vận động cịn có một số vùng đặc biệt như vùng khéo
tay, ở phía trước vùng vận động chính của bàn và ngón tay. Khi bị tổn thương
vùng này cử động của bàn tay trở nên không phối hợp và không mục đích.
* Vùng vận động bổ túc (vùng 8 Broadman): cùng với vùng tiền vận
động tạo nên các cử động liên quan đến tư thế, cử động tinh vi và khéo léo
của tay. Khi kích thích vùng này thường gây động tác nắm bàn tay.
1.2.2. Các đường dẫn truyền thần kinh vận động
1.2.2.1. Đường dẫn truyền vận động chính (Hệ tháp)
* Dải vỏ - tuỷ [31]
- Trước đây còn gọi là bó tháp hay bó vỏ gai song hiện nay hai tên này ít
dùng. Dải vỏ - tuỷ là một đường vận động chính đi từ vỏ não vận động chạy
xuống hành tuỷ và tuỷ sống, chi phối vận động hữu ý cho các cơ xương ở cổ,
thân và tứ chi.
16
- Bắt nguồn chủ yếu từ diện vận động nguyên thuỷ. Các sợi trục tập hợp lại đi
qua trung tâm bầu dục vào bao trong, qua cuống não, cầu não đến hành não
thì có 90% số sợi bắt chéo sang bên đối diện tạo thành dải vỏ tuỷ bên (còn gọi
là bó tháp chéo). 10% cịn lại đi thẳng ở trước hành não tạo thành dải vỏ tuỷ
trước (còn gọi là bó tháp thẳng). Đến tuỷ sống tiếp xúc với tế bào thần kinh
vận động ngoại biên ở sừng trước tuỷ sống.
- Dải vỏ - tuỷ kiểm soát chủ yếu các cử động khéo léo, tinh vi của các cơ ở bàn
tay, đặc biệt là ngón tay.
1.2.2.2. Đường dẫn truyền vận động phụ (Hệ ngoại tháp)
Đi từ vỏ não xuống tuỷ sống gián tiếp qua các nhân dưới vỏ xuống đến
sừng trước tuỷ bao gồm: bó đỏ - tuỷ, bó lưới - tuỷ, bó vỏ - cầu, bó vỏ - mái,
bó tiền đình - tuỷ. Trong đó có bó đỏ - tuỷ, bó lưới - tuỷ, bó tiền đình - tuỷ
ảnh hưởng nhiều đến vận động của bàn tay.
* Bó đỏ - tuỷ
Kích thích noron vận động cơ gấp và ức chế noron vận động cơ duỗi,
đặc biệt là các noron chi phối cho các cơ ở cẳng tay, bàn tay và ngón tay.
Chính vì vậy nó phù trợ cho chức năng của dải vỏ tuỷ (bó tháp).
* Bó lưới - tuỷ
Ảnh hưởng đến các cơ duỗi cạnh sống cũng như cơ duỗi các chi.
* Bó tiền đình - tuỷ
Các xung động truyền theo bó này có tác dụng làm tăng trương lực các
cơ duỗi ở tay, cổ và lưng.
1.2.3. Trương lực cơ, ảnh hưởng của trương lực cơ đến vận động tay[35]
Trương lực cơ được chi phối bởi phản xạ trương lực cơ nguyên phát và thứ
phát ở tuỷ sống. Khi có tổn thương não, hoạt động của các tế bào thần kinh ở tuỷ
sống ở trạng thái thoát ức chế, dần xuất hiện mẫu co cứng và các phản xạ đồng
vận ở các chi. Mẫu co cứng thể hiện bằng hiện tượng tăng trương lực các cơ gập
ở tay và các cơ duỗi ở chân như sau:
17
+ Xương bả vai bị kéo ra sau, đai vai bị đẩy xuống dưới.
+ Khớp vai khép, xoay trong.
+ Khớp khuỷu gấp, cẳng tay quay sấp.
+ Khớp cổ tay gấp về phía lịng
+ Bàn tay nghiêng về phía xương trụ.
+ Các ngón tay gấp, khép.
1.2.4. Sự hỗ trợ vận động bàn tay của các khớp khác
* Khớp cổ tay: nghiêng trụ để đưa ngón cái vào phía trục của cẳng tay.
Nghiêng quay để đưa bàn tay tới gần cơ thể, như cầm thìa để ăn.
* Khớp khuỷu tay: gập duỗi khuỷu giúp định hướng cẳng tay để đưa bàn
tay đến gần hoặc ra xa đồ vật. Quay sấp, quay ngửa cẳng tay tạo điều kiện
thuận lợi để bàn tay thực hiện các động tác dễ dàng.
* Khớp vai: là khớp chỏm cầu có khả năng vận động linh hoạt trong khi
cần thao tác bàn tay.
* Cột sống: giúp ổn định và cân bằng hai khớp vai giúp cử động bàn tay.
1.3. GIẢI PHẪU – SINH LÝ CHỨC NĂNG BÀN TAY
1.3.1. Giải phẫu chức năng bàn tay
1.3.1.1. Xương
18
XƯƠNG CỔ TAY
XƯƠNG ĐỐT BÀN
NỀN
5 4
2
3
XƯƠNG ĐỐT NGÓN
1
CHỎM
ĐỐT GẦN
ĐỐT GIỮA
ĐỐT XA
Hình 1.6. Giải phẫu xương bàn tay [36]
* Các xương cổ tay: có tám xương nhỏ xếp thành một khối gồm hai
hàng: hàng trên là xương thuyền, xương nguyệt, xương tháp và xương đậu,
hàng dưới có xương thang, xương thê, xương cả, xương móc.
* Các xương bàn tay: gồm năm xương đốt bàn tay.
* Các xương của ngón tay: mỗi ngón có ba đốt xương là đốt gần, đốt
giữa, đốt xa. Riêng ngón cái có hai đốt.
1.3.1.2. Khớp
* Khớp quay - cổ tay
Cấu tạo khớp cổ tay, phía cẳng tay là xương quay, phía bàn tay là xương
thuyền, xương nguyệt và xương tháp.
Khớp tạo động tác gập, duỗi, dang, khép. Động tác sấp, ngửa bàn tay xảy
ra cùng động tác sấp, ngửa cẳng tay.
19
* Các khớp cổ tay - đốt bàn tay:
Được tạo bởi các xương hàng dưới cổ tay với nền các xương đốt bàn tay.
Khớp cổ tay - đốt bàn thứ I được tạo bởi xương thang và nền xương đốt bàn
tay thứ I và tạo ra động tác dang, khép, gập, duỗi, đối chiếu ngón cái với các
ngón tay khác.
* Các khớp đốt bàn - ngón tay
Cấu tạo bởi chỏm các xương đốt bàn tay và nền đốt gần các ngón tay.
Khớp này thực hiện các động tác gập, duỗi, dang, khép ngón tay.
* Các khớp gian đốt ngón tay
Có hình rịng rọc. Khớp tạo động tác gập, duỗi ngón tay.
1.3.1.3. Các cơ nội tại bàn tay
Nhóm cơ giữa mặt gan tay
* Các cơ giun
Là gân của cơ gập sâu các ngón tay. Những cơ này đi tới các ngón tay,
trừ ngón cái, bám tận phía ngồi các gân duỗi từ ngón thứ II đến ngón thứ V.
Cơ gập các đốt gần ngón tay từ thứ II đến thứ V.
Hình 1.7. Cơ giun [36]
* Các cơ gian cốt gan tay
Có ba cơ nhỏ nằm trong khoảng cách giữa các xương đốt bàn tay từ thứ
II đến thứ V. Cơ từ mặt trong trơng về phía bên trục bàn tay của các xương
đốt bàn taythứ II, IV, V. Cơ làm gập các đốt gần các ngón tay này và khép vào
ngón tay giữa.
20
Hình 1.8. Cơ gian cốt gan tay[36]
* Các cơ gian cốt mu tay
Có bốn cơ nhỏ nằm trong khoảng cách giữa các xương đốt bàn tay. Cơ
làm gập các đốt gần các ngón tay này và khép chúng vào ngón tay giữa.
Hình 1.9. Cơ gian cốt mu tay [36]
Nhóm cơ ơ mơ cái: cơ gập ngắn ngón cái, cơ dang ngắn ngón cái, cơ khép
ngón cái, cơ đối chiếu ngón cái.
Nhóm cơ ơ mơ út
Gồm cơ gan tay ngắn, cơ dang ngón út, cơ gập ngắn ngón út, cơ đối
chiếu ngón út. Cơ gan tay ngắn có chức năng làm giãn da ở ô mô út.
1.3.1.4. Các cử động
Các cử động của khớp cổ tay
* Gập bàn tay
- Cơ chủ vận: cơ gập cổ tay quay, cơ gập cổ tay trụ.
- Cơ trợ vận: cơ gan tay dài, các cơ gập ngón, cơ gập ngón cái.
* Duỗi bàn tay
21
- Cơ chủ vận: cơ duỗi cổ tay quay dài, duỗi cổ tay quay ngắn, duỗi cổ tay trụ.
- Cơ trợ vận: cơ duỗi các ngón và cơ duỗi ngón cái.
* Khép bàn tay: còn gọi là nghiêng trụ hay nghiêng trong bàn tay. Khép
bàn tay xảy ra theo nguyên tắc hình bình hành lực với sự tham gia của cơ gập cổ
tay trụ và cơ duỗi cổ tay trụ.
* Dạng bàn tay: còn gọi là nghiêng quay hay nghiêng ngoài bàn tay.
Dạng bàn tay là do các cơ khác có hướng lực làm dạng bàn tay.
Các cử động của khớp ngón tay
*Gập ngón tay: do cơ gập nơng các ngón, cơ gập sâu các ngón, cơ gập
dài ngón cái phụ trách vận động.
* Duỗi ngón tay: do cơ duỗi các ngón tay, cơ duỗi ngón trỏ, cơ duỗi
ngón út, cơ duỗi dài ngón cái, cơ duỗi ngắn ngón cái phụ trách vận động.
* Dạng ngón cái: do cơ dạng dài ngón cái phụ trách vận động.
1.3.2. Sinh lý chức năng bàn tay
Bàn tay là một cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Ngoài hai chức năng
quan trọng nhất là chức năng vận động và cảm giác, thì bàn tay cịn có chức
năng điều hồ thân nhiệt, giao tiếp, diễn đạt tình cảm…[37].
Chính các động tác phức tạp và tinh vi của bàn tay đã thể hiện sự tiến
hố của lồi người và góp phần tạo ra sự tiến bộ của xã hội.
1.3.2.1. Chức năng vận động [38]
Để thực hiện chức năng này, bàn tay phải thực hiện các động tác cầm
nắm, buông đồ vật cùng các động tác khéo léo tinh vi với sự tham gia của rất
nhiều cơ, sự vận động linh hoạt của các khớp bàn ngón [39].
Trong đó ngón cái đóng vai trị quan trọng vì đảm nhiệm 50% chức năng
bàn tay, ngón trỏ đảm nhiệm 20%. Nhờ ngón út mà cầm được các vật lớn.
Nhờ ngón giữa, ngón nhẫn mà cầm được các vật nhỏ trong lòng bàn tay.
Để thực hiện chức năng vận động của bàn tay cần phải có một số điều
kiện như sau:
22
- Sự toàn vẹn của vận động bàn tay, nhưng cũng là sự toàn vẹn của toàn
bộ chi trên.
- Khả năng giải mã được những thông tin liên quan đến tổ chức về vận
động được truyền đạt trong khi thao tác.
Sự nhận thức được những cảm giác này tạo nên giác quan về nhận thức
đồ vật bằng cách sờ nắn.
- Phối hợp mắt - bàn tay: vận chuyển bàn tay đến đồ vật được thực hiện
theo một lập trình vận động đã được làm thành thạo trước đây, vì chỉ làm lại
theo những kinh nghiệm đã có từ trước.
- Việc cho vào trí nhớ cảm giác - vận động của bàn tay giúp để so sánh
các thao tác đã thực hiện qua những kinh nghiệm trước đây.
Chức năng này giúp để nhận ra đồ vật dựa trên sự giống nhau (sự đồng
dạng) và để chỉnh lại cách cầm nắm.
Các kiểu cầm nắm của bàn tay
* Thao tác chung
- Bàn tay nắm lại: các ngón được gập lên gan bàn tay và không giữ đồ
vật. nắm tay tiếp xúc với nó.
- Bàn tay xịe ra: là trường hợp gan bàn tay ấn lên đồ vật. Ví dụ như đưa
một đồ vật về phía mình bằng cách cho nó lướt nhẹ trên bàn và thao tác với
nó ở bên trên.
* Cầm nắm bằng hai tay
Đồ vật được cầm giữa cả hai lịng bàn tay hoặc giữa hai gan bàn tay. Nó
23
giúp để lấy và để mang một đồ vật bằng cách đưa hai bàn tay lại gần nhau. Ví
dụ như bưng một ly, một chén đưa lên miệng.
* Cầm nắm chặt
- Bấu vào (níu lấy): bằng cách móc các ngón tay và đặc biệt là hai đốt
ngón xa. Ví dụ như mang (xách) một thùng nặng, khi leo núi.
- Cầm lấy bằng cách móc hoặc bằng ngón tay – gan bàn tay: giúp cầm
nắm đồ vật có thể tích trung bình bằng cách giữ nó một cách chủ động ở giữa
các ngón tay gập mạnh với mặt gan tay. Ví dụ như nâng một va li lên ở chỗ
tay nắm.
- Cầm lấy mạnh dọc theo hình trụ hoặc nắm chặt trong lòng bàn tay
hoặc nắm tay: giống cách cầm nắm bằng ngón tay - gan bàn tay nhưng các
ngón tay nắm lại, kể cả ngón cái. Ví dụ như cầm nắm đồ vật dạng khối, cán
cuốc, búa, cốc, tay bám lên một thanh cố định.
- Nắm trong lòng bàn tay hoặc nắm theo hướng: cầm lấy bằng cả bàn tay
một đồ vật hình trụ, ngón cái duỗi thẳng ra để cầm nắm chặt và điều khiển đồ
24
vật đi theo những hướng khác nhau trong không gian. Ví dụ như sử dụng một
dụng cụ có cán, điều khiển nhịp nhàng cổ tay khi quăng cần câu.
- Cầm nắm bằng ngón tay - mơ cái: cách cầm nắm này tạo một áp lực
đáng kể lên một đồ vật được giữ vững giữa một bên là những ngón tay hơi
gập và bên kia là nền của ngón cái.
Ví dụ như sử dụng hai gọng kìm.
- Cầm nắm bằng các ngón tay kiểu mỏ vịt: giúp đưa ngón cái được giữ
thẳng đến gần các ngón khác. Cách cầm này giúp cho bàn tay áp sát lên một đồ
vật phẳng có thể tích trung bình.Ví dụ như lấy một quyển sách trong giá sách.
25
- Cầm theo hình cầu hoặc cầm nắm ở nhiều cực: bàn tay áp sát vòng theo
chu vi của một đồ vật to lớn hình cầu làm cho ngón cái phải đặt đối diện với các
ngón khác để cầm đồ vật. Ví dụ như vặn chặt một bóng đèn điện, cầm một cái
chén, cầm một quả bóng quần vợt, cầm một trái cây to lớn như trái táo.
* Cầm nắm tinh vi (cầm các vật nhỏ, mảnh)
- Tách rời các ngón tay: mỗi ngón sẽ cử động một cách độc lập giúp sử
dụng được một ngón nhưng độc lập với những ngón khác. Ví dụ như ấn số của
máy điện thoại, gõ bàn phím của máy vi tính.
- Cầm lấy ở khe ngón: giữ đồ vật ở giữa hai mặt đối nhau của hai ngón
tay kế cận nhau. Nó được sử dụng nhiều hơn bên chi thuận giữa ngón trỏ và
ngón giữa. Ví dụ như kẹp một điếu thuốc lá.
- Kẹp một bên hoặc cầm nắm với ngón cái - ngón trỏ: giúp ấn mạnh múp