Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đánh giá kết quả phối hợp gương trị liệu trong phục hồi chức năng bàn tay trên bệnh nhân liệt nửa người do nhồi máu não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 103 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai biến mạch máu não (TBMMN) là một vấn đề thời sự cấp thiết của y
học nói chung, của ngành phục hồi chức năng nói riêng đối với mọi quốc gia,
mọi dân tộc trên thế giới. Theo thống kê, TBMMN là nguyên nhân gây tử
vong thường gặp đứng hàng thứ hai ảnh hưởng tới 15 triệu người trên toàn thế
giới [1].
Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ TBMMN mắc mới hàng năm vào khoảng 700.000
đến 750.000 người, tử vong vào khoảng 130.000 người. Bệnh gây tiêu tốn chi
phí cho các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ở nhóm bệnh nhân này lên đến 70 tỷ
đôla Mỹ mỗi năm [2].
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ tàn tật cao nhất. Hiện có
486.400 người bị mất sức lao động, tàn tật do TBMMN [3]. Với dân số 80
triệu dân, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị TBMMN, tử vong khoảng
100.000 người. Theo một nghiên cứu cấp Bộ về TBMMN tại 3 tỉnh: thành
phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang và Kiên Giang tỷ lệ mới mắc mỗi năm là
2,5/1000 dân, tỷ lệ tử vong 1,31/1000 dân.
Tuy tỉ lệ tử vong không cao bằng chảy máu não nhưng nhồi máu não
luôn được quan tâm do nó chiếm đến 80 - 85% tổng số bệnh nhân bị
TBMMN và là nguyên nhân chính gây tàn phế ở người trưởng thành [4].
Với sự phát triển y học, ngày nay số bệnh nhân bị TBMMN được cứu
sống ngày càng nhiều, song tỷ lệ người bị di chứng và tàn tật do TBMMN
cũng tăng lên [5]. Đặc biệt là di chứng về vận động. Theo thống kê của Bộ
Lao Động – Thương binh – Xã hội (2005) cả nước có khoảng 5,3 triệu người
tàn tật, khuyết tật vận động là cao nhất chiếm tỷ lệ 51,9% [6]. Trong đó di
chứng làm giảm và mất vận động của chi trên chiếm tỉ lệ lớn. Theo nghiên
cứu của Desrosiers (2006) các di chứng ở chi trên và bàn tay chiếm 69% [7].


2


Bàn tay là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể con
người. Các ngón tay là nơi tập trung dày đặc các dây thần kinh, nhận nhiều
phản hồi xúc giác nhất, và là nơi định vị lớn nhất trên cơ thể người. Cùng với
khối óc, bàn tay con người là công cụ để thực hiện các hoạt động tinh vi, từ
đó tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Việc xuất hiện các di chứng ở bàn tay sau TBMMN sẽ khiến bệnh nhân
không thể thực hiện được các chức năng sinh hoạt hàng ngày, không thể lao
động tạo ra của cải vật chất nuôi sống cho bản thân. Thậm chí, trở thành gánh
nặng cho gia đình và xã hội. Vì vậy, việc phục hồi tối đa chức năng của bàn
tay bên liệt là một nhu cầu vô cùng cấp thiết.
Hiện nay, bên cạnh các phương pháp PHCN cơ bản như vận động trị
liệu, hoạt động trị liệu, kích thích điện, đặt vị thế, dụng cụ chỉnh trực… thì có
nhiều phương pháp mới được phối hợp áp dụng như kỹ thuật vận động cưỡng
bức (CMIT), Robot, phương pháp gương trị liệu…. Sự ra đời của các phương
pháp mới đã góp phần làm giảm tối đa di chứng và nâng cao chất lượng cuộc
sống cho bệnh nhân.
Phương pháp gương để PHCN bàn tay liệt là một phương pháp mới đã
được áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới. Song ở Việt Nam, chưa
có một nghiên cứu chính thức nào về phương pháp này. Trong khi đây là một
phương pháp đem lại hiệu quả, đơn giản, dễ thực hiện, dễ áp dụng ở các trung
tâm lớn hoặc các tuyến cơ sở.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả
phối hợp gương trị liệu trong phục hồi chức năng bàn tay trên bệnh nhân
liệt nửa người do nhồi máu não” nhằm mục tiêu:
“Đánh giá kết quả phối hợp gương trị liệu trong phục hồi chức năng
bàn tay trên bệnh nhân liệt nửa người ở giai đoạn hồi phục do nhồi máu não”


3
Chương 1


TỔNG QUAN
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TBMMN
1.1.1. Định nghĩa và phân loại về TBMMN
Theo Tổ chức Y tế Thế giới 1990: “TBMMN là sự xảy ra đột ngột các
thiếu sót thần kinh, thường khu trú hơn là lan tỏa, tồn tại quá 24 giờ hoặc tử
vong trong 24 giờ. Các khám xét loại trừ nguyên nhân chấn thương” [8].
1.1.2. Phân loại [9], [10]
Tùy thuộc vào bản chất tổn thương, TBMMN chia thành 2 thể lớn:
1.1.2.1. Nhồi máu não (Thiếu máu não cục bộ)
* Khái niệm: là tình trạng khi một mạch máu bị tắc nghẽn, khu vực não mà
mạch máu đó cung cấp bị thiếu máu và hoại tử.
* Phân loại:
- Cơn thiếu máu não thoáng qua: tai biến phục hồi hoàn toàn trong 24
giờ. Loại này thường được coi là yếu tố nguy cơ của thiếu máu não cục bộ
hình thành.
- Thiếu máu não cục bộ hồi phục: tai biến phục hồi trên 24 giờ không để
lại di chứng hoặc di chứng không đáng kể.
- Thiếu máu não cục bộ hình thành: thời gian phục hồi kéo dài, để lại di
chứng hoặc tử vong.
Ngoài ra còn có nhồi máu lỗ khuyết: là thể bệnh đặc biệt của NMN.
* Triệu chứng:
- Lâm sàng: thường gặp là liệt nửa người, không hoặc rối loạn ý thức nhẹ, liệt
các dây thần kinh sọ, không có dấu hiệu màng não.
- Cận lâm sàng:
+ Chọc dò dịch não tủy: nếu chảy máu vào khoang não - tủy dịch có thể
trong, không có hồng cầu.


4

+ Chụp cắt lớp vi tính não: cho biết vị trí, kích thước ổ nhồi máu, biểu
hiện trên hình ảnh có vùng giảm tỷ trọng tự nhiên trong nhu mô não.
+ Chụp cộng hưởng từ hạt nhân: cho thấy các cấu trúc nội sọ của mặt
phẳng không gian, phát hiện tổn thương giai đoạn sớm.
1.2.2. Chảy máu não
Là hiện tượng máu thoát ra khỏi mạch máu chảy vào nhu mô não. Có thể
chảy máu não ở nhiều vị trí trong não như vùng bao trong, vùng nhân xám
trung ương, thuỳ não, thân não, tiểu não.
1.1.3. Giải phẫu động mạch cấp máu cho não, định khu tổn thương [11]
Các tế bào thần kinh của não đòi hỏi nhu cầu oxy rất cao. Trong điều
kiện nghỉ ngơi, chuyển hoá của não chiếm khoảng 15% chuyển hoá toàn thân
mặc dù não chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể. Nhiều mô của cơ thể có thể
chịu đựng tình trạng thiếu oxy trong nhiều phút, thậm chí tới nửa giờ. Song
chỉ cần ngừng cung cấp máu trong 5 – 6 phút thì sẽ gây nên các tổn thương
thần kinh vĩnh viễn. Hiện nay, TBMMN do NMN, hoặc chảy máu não là
những nguyên nhân chính của tử vong và tàn phế [12].
Sự cấp máu động mạch cho não đến từ động mạch cảnh trong và động
mạch sống nền.

Hình 1.1. Động mạch nuôi não [11]
1. Động mạch cảnh trong

2. Động mạch thông sau

3. Động mạch sống nền

4. Động mạch đốt sống


5

1.1.3.1. Động mạch cảnh trong
Hệ động mạch cảnh trong bao gồm:
- Động mạch não trước
- Động mạch não giữa
- Động mạch thông sau
- Động mạch mạc trước
* Động mạch não trước
- Động mạch này tách ra các nhánh vỏ và nhánh trung tâm.
- Các nhánh vỏ cấp máu cho các vùng vận động và cảm giác thân thể ở chi
dưới. Các nhánh trung tâm cấp máu cho thể trai, đầu của nhân đuôi và bao trong.
- Tắc động mạch não trước gây liệt nửa người bên đối diện, chân nặng
hơn tay. Mất cảm giác ở khu vực bên liệt (ưu thế bàn chân và cẳng tay).
* Động mạch não giữa
Động mạch não giữa cũng chia thành các nhánh vỏ và nhánh trung tâm.
- Các nhánh vỏ chia thành 2 nhánh chính là nhánh vỏ dưới và nhánh vỏ trên.
+ Nhánh vỏ dưới cấp máu cho mặt ngoài thuỳ thái dương và hồi góc.
+ Nhánh vỏ trên cấp máu cho thuỳ trán và thuỳ đỉnh.
Các nhánh vỏ của động mạch não giữa cấp máu cho mặt ngoài bán cầu,
nơi có vùng vỏ vận động và cảm giác thân thể cho chi trên, đặc biệt là bàn tay.
- Các nhánh trung tâm gồm các nhánh vân ngoài gần và nhánh vân ngoài
xa. Các nhánh này cấp máu cho nhân nền và bao trong. NMN hoặc chảy máu
não thường xảy ra ở các nhánh trung tâm do chúng có đường kính nhỏ và
thành mạch dễ vỡ. Trong khi đó bao trong là con đường duy nhất liên kết vỏ
đại não và các vùng khác của trục thần kinh, hậu quả của tổn thương cấu trúc
này hết sức nặng nề. Các dấu hiệu thần kinh sảy ra tổn thương bao trong bao
gồm liệt cứng và mất cảm giác nửa người bên đối diện, ưu thế mặt và tay.


6
* Động mạch thông sau

Tách ra thành nhiều nhánh nhỏ: động mạch trung tâm sau trong, nhánh
giao thoa thị giác, động mạch ụ xám, động mạch nội đồi - ụ, nhánh hạ nội đồi
và nhánh thần kinh vận nhãn. Các nhánh này cấp máu cho mặt trong đồi thị
và các thành của não thất III.
* Động mạch mạc trước
Nhánh nông tưới máu cho vỏ não, nhánh sâu tưới máu cho hạnh nhân, hồi
hải mã, nhân đuôi, đám rối mạch mạc trước của sừng thái dương não thất bên.
Tắc động mạch mạc trước gây liệt nửa người đồng đều bên đối diện, mất cảm
giác nửa người, bán manh cùng tên.
1.1.3.2. Động mạch sống nền
Từ động mạch dưới đòn đi lên các lỗ mỏm ngang của đốt sống cổ và hợp
vào động mạch cùng tên bên đối diện tạo thành động mạch thân nền. Động
mạch thân nền đến bờ trên cầu não chia đôi thành hai động mạch não sau tưới
máu cho mặt trong và dưới thuỳ thái dương, thuỳ chẩm, 2/3 sau đồi thị.
1.1.4. Cơ chế phục hồi sau TBMMN [13]
- Các nhà khoa học đã chứng minh có sự tái tổ chức trong não người để
điều chỉnh sự phục hồi sau TBMMN. Thực nghiệm cho thấy rằng, trong não
người bình thường có một số vùng, đặc biệt ở vùng vỏ có khả năng thay đổi
cấu trúc và chức năng để thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống. Quá
trình này có được là do tính mềm dẻo hay linh động của não (plasticity). Các
nghiên cứu mới nhất gần đây cho thấy rằng việc PHCN sau đột quỵ liên quan
chặt chẽ với việc tái tổ chức của vùng vỏ não quanh ổ nhồi máu cùng bên và
các vùng vỏ não liên quan đối bên. Các nghiên cứu về từ trường xuyên sọ mới
đây cũng cho thấy rằng sự giảm ức chế quanh vùng tổn thương và các rối loạn
ức chế trong vỏ não vận động đối bên tổn thương đóng vai trò quan trọng
trong quá trình tái tổ chức [14]. Những nghiên cứu trên động vật cũng cho


7
thấy rằng rõ ràng sau khi tổn thương não cục bộ, có sự thay đổi ở mức tế bào

và phân tử ở các vùng quanh não và xa tổn thương [15]. Ở mức tế bào khi
thiếu máu sẽ xuất hiện một môi trường đặc biệt cho các sợi trục sống sót mọc
các nhánh mới và tạo các liên kết mới trong tháng đầu tiên [16]. Jones và
cộng sự cũng thấy bằng chứng của sự thay đổi cấu trúc là tăng sinh các nhánh
đuôi gai và synap [17]. Các protein phát triển bình thường không có trong não
người nhưng lại thấy sau NMN và chúng phát huy hiệu quả trong nhiều ngày,
nhiều tháng [18]. Các protein này ảnh hưởng đến sự phát triển của các neuron,
quá trình sinh mạch máu và các tế bào. Hơn nữa có sự di chuyển các neuron
trưởng thành tới vùng quanh não tổn thương một phần qua trung gian bởi
cytokine erythropoietin [19]. Tất cả những gợi ý này nhằm chứng tỏ một điều
rằng có sự thay đổi về cấu trúc của não sau TBMMN.
- Nhiều nghiên cứu về hình ảnh chức năng cũng cho thấy sự hoạt động
của vùng vận động chính bên não không bị tổn thương có liên quan chặt chẽ
đến vận động của bệnh nhân TBMMN [20].
- Theo Baner [21] có thể có các cơ chế sinh học trong hồi phục não như sau:
* Đối với mạng lưới thần kinh gồm có:
+ Phục hồi khả năng kích hoạt các tế bào thần kinh.
+ Hoạt hoá các đường dự trữ.
+ Hoạt hoá những mạng lưới mà bình thường không hoạt động (bán
cầu não đối bên tổn thương, vỏ não tiền vận động cùng bên).
+ Điều hoà tính dễ bị kích thích bằng các chất dẫn truyền thần kinh.
* Đối với Synap gồm có:
+ Điều hoà các tín hiệu về chức năng dinh dưỡng trong tế bào thần
kinh (yếu tố dinh dưỡng thần kinh, protein kinases).
+ Thay đổi tính mềm dẻo của synap: các chất điều hoà peptit và các
chất dẫn truyền thần kinh làm thay đổi tính dễ bị kích thích của


8
synap, làm giảm sự nhạy cảm của các thụ cảm thể sau synap, bộc lộ

những synap có liên quan đến vận động, mọc thêm đuôi gai…
+ Mọc sợi trục và đuôi gai từ những neuron không bị tổn thương.
+ Tái sinh sợi trục, tái myelin hoá, tái sinh thần kinh.
+ Phục hồi các đường dẫn truyền bị tổn thương, thay đổi kênh ion sợi trục.
- Một vấn đề thời sự hơn hiện nay là các tế bào thần kinh gương soi
(mirror neurons). Theo Bucino và cộng sự [22] thì các tế bào thần kinh này
xuất hiện trong quá trình quan sát những vận động mẫu như khi nhìn hình ảnh
vận động qua gương hoặc nhìn người khác vận động. Hệ thống tế bào thần
kinh gương soi này lần đầu tiên được tìm thấy ở vùng vỏ não tiền vận động và
phía dưới thuỳ đỉnh ở não khỉ. Hiện nay người ta cũng đã xác định có hệ
thống tế bào thần kinh gương soi tương tự ở não người. Những nghiên cứu
gần đây cũng cho rằng, tế bào thần kinh gương soi đóng vai trò quan trọng
trong việc ghi nhớ, bắt chước, học tập các hình ảnh vận động quan sát được
cho bên liệt và đây được coi là một hướng điều trị mới trong luyện tập PHCN
cho bệnh nhân liệt nửa người sau TBMMN.

Hình 1.2. Vị trí giải phẫu của mirror neuron (Vùng F5) [23]
1.1.5. Dịch tễ học
1.1.5.1. Thế giới
Theo thống kê của WHO thì TBMMN là một trong mười nguyên nhân
gây tử vong cao nhất [9].


9
Tại Hoa Kỳ, hàng năm có khoảng 700.000 trường hợp mới mắc [2], có
hơn một nửa bệnh nhân trong số này được đưa vào viện trong tình trạng cấp
tính, phần lớn bệnh nhân được cứu sống nhưng 40% số họ bị tàn tật nghiêm
trọng [24]. Theo Russel 50% bệnh nhân sống sót sau TBMMN bị tàn tật [25].
Tại Pháp, tỉ lệ mới mắc theo Giroud là 145/100.000. Tính toàn Châu Âu,
số người mắc tai biến lần đầu tiên trong khoảng 141 - 219/100.000 dân [26].

Tại Châu Á, theo Hiệp hội Thần kinh học các nước Đông Nam Á, bệnh
nhân TBMMN điều trị ở Trung Quốc là 40%, Ấn Độ 11%, Philipin 10%,
Triều Tiên 16%, Indonexia 8%, Việt Nam 7%, Malaixia 2% [27].
Nghiên cứu TBMMN ở mười nước Đông Nam Á cho thấy NMN gặp
65,4%, chảy máu não là 21,3%. Với tuổi thọ trung bình ngày càng cao, vấn đề
TBMMN đã và đang trở thành sự quan tâm của y tế và cộng đồng [28].
1.1.5.2. Việt Nam
- Các nghiên cứu về TBMMN nói chung và NMN nói riêng đã được tiến
hành từ những năm 1960.
- Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thông và cộng sự về TBMMN trong 10
năm (2003 – 2012) tại Trung tâm Đột quỵ bệnh viện Trung ương Quân đội
108 có 5256 bệnh nhân điều trị [29].
- Tại Khoa bệnh lý mạch máu não BV 115 số bệnh nhân tiếp nhận không
ngừng tăng, năm 2005 nhận 1210 nhưng 2013 nhận 7923 bệnh nhân, các đơn
vị đột quỵ khác của thành phố Hồ Chí Minh con số đều tăng [3].
- Theo Nguyễn Văn Đăng, tỉ lệ mới mắc ở Hà Nội là 131/100.000 dân [30].
- Theo nghiên cứu của Dương Xuân Đạm, Cao Minh Châu, Nguyễn Văn
Triệu ở Hải Dương (2008) thì tỷ lệ hiện mắc là 374/100.000 dân [31].
- Theo Lê Văn Thính, NMN ở lứa tuổi trẻ từ 26 – 45 chiếm tỷ lệ 51,81%
[32]. Theo Doãn Thị Huyền, bệnh nhân NMN động mạch não giữa tuổi trên
45 là 87,5%, tỷ lệ nam/nữ là 1,55/1 [33].


10
- Tỷ lệ di chứng nhẹ và vừa của TBMMN là 68,42%, tỷ lệ di chứng nặng
là 27,69%, trong đó di chứng về vận động chiếm 92,96%. Tỷ lệ người bị
TBMMN đang sống tại cộng đồng có nhu cầu PHCN là 94% [34].
1.2. GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG – SINH LÝ CHI PHỐI VẬN ĐỘNG
BÀN TAY VÀ CHI TRÊN [11], [35], [36].
Việc kiểm soát cử động của cơ thể nói chung và của bàn tay nói riêng là

rất phức tạp. Trong đó các diện vận động của vỏ não đóng vai trò chủ yếu
trong khởi động và kiểm soát các cử động chính xác của cơ. Các nhân dưới vỏ
giúp thiết lập các mức trương lực cơ bình thường. Tiểu não hỗ trợ vỏ não vận
động và các nhân dưới vỏ làm cho cử động của cơ thể được mềm mại, phối
hợp nhịp nhàng và giữ vững tư thế cân bằng bình thường.
1.2.1. Vùng vận động vỏ não
Broadman chia vỏ não thành 52 vùng. Vùng vận động vỏ não chiếm
3,9% toàn vỏ não. Gồm có các diện vận động nguyên thuỷ và những diện liên
hợp vận động.

Hình 1.3. Sơ đồ Broadman vùng bán cầu não mặt ngoài [11]
1.2.1.1. Diện vận động nguyên thuỷ
Còn gọi là vùng vận động chính tương ứng với hồi trước trung tâm hay
vùng 4 Broadmann. Vùng vận động này chi phối cho sự co cơ của nửa người
đối bên.


11

Hình 1.4. Đối chiếu chi phối vận động bàn tay ở vỏ não [11].
Trên sơ đồ này cũng cho thấy phần nào của cơ thể càng có nhiều cử
động phức tạp và tinh tế thì diện tích vùng chi phối của nó trên vỏ não càng
lớn, ví dụ như các động tác của bàn tay, ngón tay đặc biệt là ngón cái, cử
động mặt, lưỡi, cơ quan phát âm. Chính vì vậy khi bị liệt nửa người do NMN
thì các động tác tinh vi của bàn tay bao giờ cũng hồi phục muộn hơn và đòi
hỏi PHCN thời gian lâu hơn.
1.2.1.2. Diện liên hợp vận động [12]
* Vùng tiền vận động (vùng 6 Broadman): cùng với nhân nền, đồi thị
và vùng vận động nguyên thuỷ điều khiển các vận động có tính chất phối hợp
phức tạp, tinh vi và làm ngân hàng ký ức cho các cử động đó. Ví dụ như điều

khiển động tác của vai, cánh tay sao cho phù hợp với động tác của bàn tay.
- Trong vùng tiền vận động còn có một số vùng đặc biệt như vùng khéo
tay, ở phía trước vùng vận động chính của bàn và ngón tay. Khi bị tổn thương
vùng này cử động của bàn tay trở nên không phối hợp và không mục đích.
* Vùng vận động bổ túc (vùng 8 Broadman): cùng với vùng tiền vận
động tạo nên các cử động liên quan đến tư thế, cử động tinh vi và khéo léo
của tay. Khi kích thích vùng này thường gây động tác nắm bàn tay.


12
1.2.2. Các đường dẫn truyền thần kinh vận động
1.2.2.1. Đường dẫn truyền vận động chính (Hệ tháp)
* Dải vỏ - tuỷ [11]
Trước đây còn gọi là bó tháp hay bó vỏ gai song hiện nay hai tên này ít
dùng. Dải vỏ - tuỷ là một đường vận động chính đi từ vỏ não vận động chạy
xuống hành tuỷ và tuỷ sống, chi phối vận động hữu ý cho các cơ xương ở cổ,
thân và tứ chi.
- Bắt nguồn chủ yếu từ diện vận động nguyên thuỷ. Các sợi trục tập hợp
lại đi qua trung tâm bầu dục vào bao trong, qua cuống não, cầu não đến hành
não thì có 90% số sợi bắt chéo sang bên đối diện tạo thành dải vỏ tuỷ bên
(còn gọi là bó tháp chéo). Vì vậy, khi bị NMN bên này sẽ gây liệt vận động
nửa người bên đối diện. 10% còn lại đi thẳng ở trước hành não tạo thành dải
vỏ tuỷ trước (còn gọi là bó tháp thẳng). Đến tuỷ sống tiếp xúc với tế bào thần
kinh vận động ngoại biên ở sừng trước tuỷ sống.
- Dải vỏ - tuỷ kiểm soát chủ yếu các cử động khéo léo, tinh vi của các cơ
ở bàn tay, đặc biệt là ngón tay.
1.2.2.2. Đường dẫn truyền vận động phụ (Hệ ngoại tháp)
Đi từ vỏ não xuống tuỷ sống gián tiếp qua các nhân dưới vỏ xuống đến
sừng trước tuỷ bao gồm: bó đỏ - tuỷ, bó lưới - tuỷ, bó vỏ - cầu, bó vỏ - mái,
bó tiền đình - tuỷ. Trong đó có bó đỏ - tuỷ, bó lưới - tuỷ, bó tiền đình - tuỷ

ảnh hưởng nhiều đến vận động của bàn tay.
* Bó đỏ - tuỷ
Kích thích noron vận động cơ gấp và ức chế noron vận động cơ duỗi,
đặc biệt là các noron chi phối cho các cơ ở cẳng tay, bàn tay và ngón tay.
Chính vì vậy nó phù trợ cho chức năng của dải vỏ tuỷ (bó tháp).
* Bó lưới - tuỷ
Ảnh hưởng đến các cơ duỗi cạnh sống cũng như cơ duỗi các chi.


13
* Bó tiền đình - tuỷ
Các xung động truyền theo bó này có tác dụng làm tăng trương lực các
cơ duỗi ở tay, cổ và lưng.
1.2.3. Trương lực cơ, ảnh hưởng của trương lực cơ đến vận động tay [36]
Trương lực cơ được chi phối bởi phản xạ trương lực cơ nguyên phát và
thứ phát ở tuỷ sống. Khi có tổn thương não, hoạt động của
các tế bào thần kinh ở tuỷ sống ở trạng thái thoát ức chế,
dần xuất hiện mẫu co cứng và các phản xạ đồng vận ở các
chi. Mẫu co cứng thể hiện bằng hiện tượng tăng trương lực
các cơ gập ở tay và các cơ duỗi ở chân như sau:
+ Xương bả vai bị kéo ra sau, đai vai bị đẩy xuống dưới.
+ Khớp vai khép, xoay trong.
+ Khớp khuỷu gấp, cẳng tay quay sấp.
+ Khớp cổ tay gấp về phía lòng, bàn tay nghiêng về
phía xương trụ.
+ Các ngón tay gấp, khép.
Hình 1.5. Mẫu co cứng
1.2.4. Sự hỗ trợ vận động bàn tay của các khớp khác
* Khớp cổ tay: nghiêng trụ để đưa ngón cái vào phía trục của cẳng tay.
Nghiêng quay để đưa bàn tay tới gần cơ thể, như cầm thìa để ăn.

* Khớp khuỷu tay: gập duỗi khuỷu giúp định hướng cẳng tay để đưa bàn tay
đến gần hoặc ra xa đồ vật. Quay sấp, quay ngửa cẳng tay tạo điều kiện thuận
lợi để bàn tay thực hiện các động tác dễ dàng.
* Khớp vai: là khớp chỏm cầu có khả năng vận động linh hoạt trong khi cần
thao tác bàn tay.
* Cột sống: giúp ổn định và cân bằng hai khớp vai giúp cử động bàn tay.


14
1.3. GIẢI PHẪU – SINH LÝ CHỨC NĂNG BÀN TAY
1.3.1. Giải phẫu chức năng bàn tay [37]
1.3.1.1. Xương

Hình 1.6. Giải phẫu xương bàn tay [37]
* Các xương cổ tay: có tám xương nhỏ xếp thành một khối gồm hai hàng:
+ Hàng trên đi từ ngón cái đến ngón út là xương thuyền, xương nguyệt,
xương tháp và xương đậu.
+ Hàng dưới có xương thang, xương thê, xương cả, xương móc.
* Các xương bàn tay: gồm năm xương đốt bàn tay. Mỗi xương đốt bàn tay
bao gồm có một nền, một thân và một chỏm.
* Các xương của ngón tay: mỗi ngón có ba đốt xương là đốt gần, đốt giữa,
đốt xa. Riêng ngón cái có hai đốt.
1.3.1.2. Khớp
* Khớp quay - cổ tay
Cấu tạo khớp cổ tay, phía cẳng tay là xương quay, phía bàn tay là xương
thuyền, xương nguyệt và xương tháp. Khớp tạo động tác gập, duỗi, dang,
khép. Động tác sấp, ngửa bàn tay xảy ra cùng động tác sấp, ngửa cẳng tay.
* Các khớp cổ tay - đốt bàn tay:
Được tạo bởi các xương hàng dưới cổ tay với nền các xương đốt bàn
tay. Khớp cổ tay - đốt bàn thứ I được tạo bởi xương thang và nền xương đốt

bàn tay thứ I và tạo ra động tác dang, khép, gập, duỗi, đối chiếu ngón cái với
các ngón tay khác.


15
* Các khớp đốt bàn - ngón tay
Cấu tạo bởi chỏm các xương đốt bàn tay và nền đốt gần các ngón tay.
Khớp này thực hiện các động tác gập, duỗi, dang, khép ngón tay.
* Các khớp gian đốt ngón tay
Có hình ròng rọc. Khớp tạo động tác gập, duỗi ngón tay.
1.3.1.3. Các cơ nội tại bàn tay
 Nhóm cơ giữa mặt gan tay
* Các cơ giun
Là gân của cơ gập sâu các ngón tay. Những cơ này đi tới
các ngón tay, trừ ngón cái, bám tận phía ngoài các gân duỗi từ
ngón thứ II đến ngón thứ V. Cơ gập các đốt gần ngón tay từ thứ
II đến thứ V. Do thần kinh giữa, thần kinh trụ chi phối.
Hình 1.7. Cơ giun [37]
* Các cơ gian cốt gan tay
Có ba cơ nhỏ nằm trong khoảng cách giữa các xương đốt
bàn tay từ thứ II đến thứ V. Cơ từ mặt trong trông về phía bên
trục bàn tay của các xương đốt bàn tay thứ II, IV, V. Cơ làm
gập các đốt gần các ngón tay này và khép vào ngón tay giữa.
Hình 1.8. Cơ gian cốt gan tay [37]
* Các cơ gian cốt mu tay
Có bốn cơ nhỏ nằm trong khoảng cách giữa các xương đốt
bàn tay. Cơ làm gập các đốt gần các ngón tay này và khép
chúng vào ngón tay giữa. Thần kinh chi phối là thần kinh trụ.
Hình 1.9. Cơ gian cốt mu tay [37]
 Nhóm cơ ô mô cái: cơ gập ngắn ngón cái, cơ dang ngắn ngón cái, cơ khép

ngón cái, cơ đối chiếu ngón cái. Đây là các cơ nhỏ có chức năng giống như
tên gọi. Do thần kinh trụ và thần kinh giữa chi phối.


16
 Nhóm cơ ô mô út
Gồm cơ gan tay ngắn, cơ dang ngón út, cơ gập ngắn ngón út, cơ đối
chiếu ngón út. Cơ gan tay ngắn có chức năng làm giãn da ở ô mô út. Các cơ
còn lại có chức năng giống như tên gọi. Do thần kinh trụ chi phối.
1.3.1.4. Các cử động
 Các cử động của khớp cổ tay
* Gập bàn tay
- Cơ chủ vận: cơ gập cổ tay quay, cơ gập cổ tay trụ.
- Cơ trợ vận: cơ gan tay dài, các cơ gập ngón, cơ gập ngón cái.
* Duỗi bàn tay
- Cơ chủ vận: cơ duỗi cổ tay quay dài, duỗi cổ tay quay ngắn, duỗi cổ tay trụ.
- Cơ trợ vận: cơ duỗi các ngón và cơ duỗi ngón cái.
* Khép bàn tay: còn gọi là nghiêng trụ hay nghiêng trong bàn tay. Khép bàn
tay xảy ra theo nguyên tắc hình bình hành lực với sự tham gia của cơ gập cổ tay
trụ và cơ duỗi cổ tay trụ.
* Dang bàn tay: còn gọi là nghiêng quay hay nghiêng ngoài bàn tay. Dang
bàn tay là do các cơ khác có hướng lực làm dang bàn tay.
 Các cử động của khớp ngón tay
* Gập ngón tay: do cơ gập nông các ngón, cơ gập sâu các ngón, cơ gập dài
ngón cái phụ trách vận động.
* Duỗi ngón tay: do cơ duỗi các ngón tay, cơ duỗi ngón trỏ, cơ duỗi ngón út,
cơ duỗi dài ngón cái, cơ duỗi ngắn ngón cái phụ trách vận động.
* Dang ngón cái: do cơ dang dài ngón cái phụ trách vận động.
1.3.2. Sinh lý chức năng bàn tay
Bàn tay là một cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Ngoài hai chức

năng quan trọng nhất là chức năng vận động và cảm giác, thì bàn tay còn có
chức năng điều hoà thân nhiệt, giao tiếp, diễn đạt tình cảm…[38]. Chính các
động tác phức tạp và tinh vi của bàn tay đã thể hiện sự tiến hoá của loài người
và góp phần tạo ra sự tiến bộ của xã hội.


17
1.3.2.1. Chức năng vận động [39]
Để thực hiện chức năng này, bàn tay phải thực hiện các động tác cầm
nắm, buông đồ vật cùng các động tác khéo léo tinh vi với sự tham gia của rất
nhiều cơ, sự vận động linh hoạt của các khớp bàn ngón [40]. Trong đó ngón
cái đóng vai trò quan trọng vì đảm nhiệm 50% chức năng bàn tay, ngón trỏ
đảm nhiệm 20%. Nhờ ngón út mà cầm được các vật lớn. Nhờ ngón giữa, ngón
nhẫn mà cầm được các vật nhỏ trong lòng bàn tay.
 Để thực hiện chức năng vận động của bàn tay cần phải có một số
điều kiện như sau:
- Sự toàn vẹn của vận động bàn tay, nhưng cũng là sự toàn vẹn của toàn
bộ chi trên.
- Khả năng giải mã được những thông tin liên quan đến tổ chức về vận
động được truyền đạt trong khi thao tác. Sự nhận thức được những cảm giác
này tạo nên giác quan về nhận thức đồ vật bằng cách sờ nắn.
- Phối hợp mắt - bàn tay: vận chuyển bàn tay đến đồ vật được thực hiện
theo một lập trình vận động đã được làm thành thạo trước đây, vì chỉ làm lại
theo những kinh nghiệm đã có từ trước. Một khi sinh hoạt vận động đã được
phát ra, chỉ có thị giác mới đưa ra những chỉ dẫn giúp để thay đổi hướng đi
của vận động.
- Việc cho vào trí nhớ cảm giác - vận động của bàn tay giúp để so sánh
các thao tác đã thực hiện qua những kinh nghiệm trước đây. Chức năng này
giúp để nhận ra đồ vật dựa trên sự giống nhau (sự đồng dạng) và để chỉnh lại
cách cầm nắm.

 Các kiểu cầm nắm của bàn tay
* Thao tác chung
- Bàn tay nắm lại: các ngón được gập lên gan bàn tay và không
giữ đồ vật. Đồ vật di chuyển hoặc đi vào hoạt động khi nắm tay
tiếp xúc với nó. Ví dụ như di chuyển một đồ vật trên một bề mặt


18
láng, đưa về phía mình một đồ vật đặt trên bàn.
- Bàn tay xòe ra: là trường hợp gan bàn tay ấn lên đồ vật. Ví
dụ như đưa một đồ vật về phía mình bằng cách cho nó lướt nhẹ
trên bàn và thao tác với nó ở bên trên.
* Cầm nắm bằng hai tay
Đồ vật được cầm giữa cả hai lòng bàn tay hoặc giữa hai gan bàn tay. Nó
giúp để lấy và để mang một đồ vật bằng cách đưa hai bàn tay lại gần nhau. Ví
dụ như bưng một ly, một chén đưa lên miệng.
* Cầm nắm chặt
- Bấu vào (níu lấy): bằng cách móc các ngón tay và đặc biệt là hai đốt ngón
xa. Ví dụ như mang (xách) một thùng nặng, khi leo núi.

- Cầm lấy bằng cách móc hoặc bằng ngón tay – gan bàn tay:
giúp cầm nắm đồ vật có thể tích trung bình bằng cách giữ nó
một cách chủ động ở giữa các ngón tay gập mạnh với mặt gan
tay. Ví dụ như nâng một va li lên ở chỗ tay nắm.
- Cầm lấy mạnh dọc theo hình trụ hoặc nắm chặt trong lòng
bàn tay hoặc nắm tay: giống cách cầm nắm bằng ngón tay - gan
bàn tay nhưng các ngón tay nắm lại, kể cả ngón cái. Ví dụ như
cầm nắm đồ vật dạng khối, cán cuốc, búa, cốc, tay bám lên một thanh cố định.



19
- Nắm trong lòng bàn tay hoặc nắm theo hướng: cầm lấy bằng cả bàn tay một
đồ vật hình trụ, ngón cái duỗi thẳng ra để cầm nắm chặt và điều khiển đồ vật
đi theo những hướng khác nhau trong không gian. Ví dụ như sử dụng một
dụng cụ có cán, điều khiển nhịp nhàng cổ tay khi quăng cần câu.
- Cầm nắm bằng ngón tay - mô cái: cách cầm nắm này tạo một áp lực đáng kể
lên một đồ vật được giữ vững giữa một bên là những ngón tay hơi gập và bên
kia là nền của ngón cái. Ví dụ như sử dụng hai gọng kìm.

- Cầm nắm bằng các ngón tay kiểu mỏ vịt: giúp đưa ngón cái
được giữ thẳng đến gần các ngón khác. Cách cầm này giúp cho
bàn tay áp sát lên một đồ vật phẳng có thể tích trung bình. Ví
dụ như lấy một quyển sách trong giá sách.

- Cầm theo hình cầu hoặc cầm nắm ở nhiều cực: bàn tay áp sát
vòng theo chu vi của một đồ vật to lớn hình cầu làm cho ngón
cái phải đặt đối diện với các ngón khác để cầm đồ vật. Ví dụ như
vặn chặt một bóng đèn điện, cầm một cái chén, cầm một quả
bóng quần vợt, cầm một trái cây to lớn như trái táo.


20

* Cầm nắm tinh vi (cầm các vật nhỏ, mảnh)
- Tách rời các ngón tay: mỗi ngón sẽ cử động một cách độc lập giúp sử dụng
được một ngón nhưng độc lập với những ngón khác. Ví dụ như ấn số của máy
điện thoại, gõ bàn phím của máy vi tính.
- Cầm lấy ở khe ngón: giữ đồ vật ở giữa hai mặt đối nhau của hai ngón tay kế
cận nhau. Nó được sử dụng nhiều hơn bên chi thuận giữa ngón trỏ và ngón
giữa. Ví dụ như kẹp một điếu thuốc lá.


- Kẹp một bên hoặc cầm nắm với ngón cái - ngón trỏ: giúp ấn
mạnh múp ngón cái lên vùng mặt quay đốt ngón I và II của
ngón trỏ hơi gập. Ví dụ như cầm một chìa khóa, cắt thịt.

- Đối chiếu múp ngón cái - ngón trỏ: giúp cho việc cầm lấy hoặc thao tác
những đồ vật có thể tích không đáng kể giữa các ngón cái và ngón trỏ. Các
khớp gian đốt ngón tay xa thì liên kết với nhau. Ví dụ như sờ lên miếng vải để
ước lượng được chất lượng của vải, hoặc lật những trang sách.


21
* Kẹp thẳng hoặc đối chiếu áp ngọn ngón cái - ngón trỏ
Cầm nắm tinh vi có cùng những đặc điểm như đối chiếu ngọn. Đồ vật
được cầm ở những vùng trước móng tay của ngón cái và ngón trỏ. Nó đòi hỏi
một độ gập đốt ngón ít hơn. Là cách kẹp mà ta sử dụng thường nhất vì nó
vững vàng nhất. Ví dụ như lấy một cái bút đặt trên bàn.
* Kẹp tròn hoặc đối chiếu đầu ngón cái - ngón trỏ
Giúp giữ vững hoặc nhặt những đồ vật mảnh, nhỏ bằng
đầu ngón cái và ngón trỏ gần với các móng tay. Để những
vùng này tiếp xúc được với nhau, cả hai ngón phải tạo thành
một vòng tròn. Ví dụ như lấy một kẹp giấy trên bàn, lấy hạt
trong quả ra, xỏ chỉ vào lỗ kim.
1.3.2.2. Chức năng cảm giác của bàn tay [41], [42],[12]
* Cảm giác nông
Bao gồm cảm giác đau, nóng lạnh và xúc giác thô sơ (sờ nhẹ). Cùng
với môi, lưỡi, thì các đầu ngón tay là vùng cơ thể tập chung nhiều nhất các tận
cùng thần kinh cảm giác. Kích thích gây cảm giác đau tại bàn tay sẽ giúp
thông báo cho não biết có các tác nhân gây hại cho cơ thể và vị trí chính xác
của tác nhân này, cần có các cơ chế sinh lý và tâm lý để loại trừ các kích thích

đó. Ví dụ như rút tay ra khỏi vật sắc nhọn.
* Cảm giác sâu
- Các kích thích thông qua cảm giác sâu có ý thức đến tuỷ rồi theo bó
Goll và bó Burdach, tận cùng ở vùng cảm giác của vỏ não đối bên, cho nhận
biết về tư thế của cơ thể và cử động của bàn tay trong không gian.
- Cảm giác sâu không ý thức ở cơ của bàn tay sẽ cho cảm giác về trương
lực cơ, thăng bằng và điều hoà các động tác có tính tự động như vung tay khi đi.
1.3.3. Dấu hiệu lâm sàng giảm chức năng bàn tay bên liệt [43]
- Mất hoặc giảm sức mạnh cơ bàn tay bên liệt.
- Mất hoặc giảm vận động chủ động các khớp cổ tay và bàn tay bên liệt.
- Mất hoặc giảm vận động tự chủ bàn tay bên liệt.
- Mất hoặc giảm các cử động riêng rẽ các ngón tay bên liệt.


22
- Mất hoặc giảm chức năng cầm nắm được đồ vật bằng bàn tay bên liệt.
- Mất hoặc giảm chức năng giữ và buông đồ vật bằng bàn tay bên liệt.
- Mất hoặc giảm chức năng khéo léo của bàn tay bên liệt.
- Mất hoặc giảm chức năng trong việc thực hiên các sinh hoạt hàng ngày.
- Phù nề mu tay và các ngón tay bên liệt.
- Co rút hoặc co cứng các khớp cổ tay và bàn ngón tay bên liệt.
1.4. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG BÀN TAY LIỆT
1.4.1. Mục đích [44], [45]
- Tăng cường sức mạnh cơ cổ tay và bàn tay bên liệt.
- Phòng ngừa các thương tật thứ cấp của bàn tay bên liệt.
- PHCN vận động và cảm giác của bàn tay bên liệt để giúp bệnh nhân có
thể độc lập tối đa trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, thể dục thể thao,
vui chơi giải trí và việc làm, từ đó giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.
1.4.2. Phương pháp
1.4.2.1. Đặt tư thế đúng bàn tay, chi trên

Là kỹ thuật chính được áp dụng trong giai đoạn cấp, thậm chí ngay từ
những ngày đầu tiên sau TBMMN, giúp phòng chống mẫu co cứng và các
thương tật thứ cấp thường gặp.
* Nằm ngửa: có gối đỡ dưới xương bả vai để đưa xương
bả vai và khớp vai ra phía trước. Dạng và xoay ngoài
khớp vai bên liệt, duỗi khuỷu, duỗi cổ tay, duỗi và dạng
ngón tay. Tay liệt có thể duỗi thẳng theo thân hoặc duỗi
thẳng lên qua đầu.

Hình 1.10. Tư thế nằm ngửa [46]

* Nằm nghiêng
- Nằm nghiêng về phía bên liệt: tay bên liệt: khớp vai,
xương bả vai được kéo ra trước, tạo với thân một góc
khoảng 900, khớp khuỷu duỗi thẳng, cẳng tay xoay
ngửa, cổ tay gấp về phía sau, các ngón duỗi, dạng.
Tay bên lành ở vị trí bệnh nhân thấy dễ chịu.
Hình 1.11. Tư thế nằm nghiêng bên liệt [46]


23
- Nằm nghiêng về phía bên lành: tay bên liệt có gối
đỡ ở mức ngang với thân, tay bên liệt ở tư thế duỗi,
tạo với thân một góc khoảng 1000. Tay bên lành ở vị
trí bệnh nhân thấy dễ chịu.
Hình 1.12. Tư thế nằm nghiêng bên lành [46]
1.4.2.2. Vận động trị liệu
Vận động trị liệu đóng vai trò quan trọng trong PHCN bàn tay. Vận động
trị liệu sẽ làm thay đổi não bộ bằng cách cải thiện hoặc thay đổi mối liên kết
giữa tế bào thần kinh và các tổ chức xung quanh [47].

* Các kỹ thuật vận động trị liệu cơ bản bao gồm:
+ Tập vận động thụ động.
+ Tập vận động chủ động có trợ giúp.
+ Tập vận động chủ động.
+ Tập vận động chủ động có kháng trở.
+ Tập vận động chủ động có kháng trở tăng tiến.
- Trong giai đoạn cấp: tập theo tầm vận động khớp, có thể hướng dẫn
bệnh nhân một số bài tự tập phối hợp bên lành - bên liệt.
- Trong giai đoạn phục hồi: đặc trưng ở giai đoạn này là tình trạng liệt
mềm dần chuyển sang liệt cứng với mẫu co cứng điển hình và “cử động khối”.
Do đó cần sử dụng các kỹ thuật, bài tập chống lại tình trạng co cứng đó. Tùy theo
mức độ liệt mà có thể tập thụ động (co cơ bậc 0 và 1), chủ động có trợ giúp (co cơ
bậc 2), tập chủ động hoặc chủ động có kháng trở làm tăng cường sức mạnh cơ
liệt... Nếu trương lực cơ tăng quá mạnh, có thể sử dụng một số bài tập và kỹ thuật
khác như: kỹ thuật kéo dãn, kỹ thuật ức chế co cứng đối với các khớp ở gốc chi...
* Kỹ thuật thần kinh vận động: bao gồm kỹ thuật Bobath, Brunnstrom, kỹ thuật
tạo thuận cảm thụ bản thể thần kinh cơ (PNF).


24
- Kỹ thuật Bobath [48]
Là kỹ thuật được sử dụng khá phổ biến, trên nguyên tắc khôi phục lại
các mẫu vận động bình thường vốn có trên cơ sở loại bỏ các mẫu vận động
bất thường bằng cách sử dụng mẫu ức chế phản xạ và các phản xạ ức chế tư
thế để ngăn ngừa vận động không bình thường và thúc đẩy việc học lại các
mẫu vận động bình thường. Mẫu ức chế phản xạ là mẫu vận động ngược lại
với mẫu co cứng để ức chế co cứng. Các “điểm chìa khóa” để kiểm soát vận
động thường ở gốc chi (đai vai hay khung chậu) và trục cơ thể (cổ và cột
sống). Ví dụ: đối với chi trên, để làm giảm mẫu co cứng gấp, mẫu ức chế
phản xạ sẽ là duỗi cổ, đồng thời duỗi khuỷu tay, dạng và xoay ngoài khớp vai

bên liệt. Theo nguyên tắc như vậy có thể làm giảm co cứng hơn nữa bằng
cách duỗi khớp cổ tay, dạng và xoay ngửa ngón tay cái.
- Kỹ thuật Brunnstrom [49]
Sử dụng các mẫu vận động nguyên thủy thông qua các kích thích cảm
thụ bản thể và cảm thụ bên ngoài bằng cách khuyến khích vận động qua các
mẫu đồng vận gấp và duỗi chi trong giai đoạn đầu hồi phục.
- Kỹ thuật tạo thuận cảm thụ bản thể thần kinh cơ (PNF) [50]
Sử dụng việc kích thích và hướng dẫn bằng lời nói để tạo ra được mẫu
cử động mong muốn và tăng cường sự phát triển vận động.
* Kỹ thuật vận động - cảm giác: bao gồm kỹ thuật Perfetti, Rood [49].
- Kỹ thuật Perfetti
Sự phối hợp những thông tin cảm giác và thị giác tạo cho bệnh nhân có
ý thức từ bên trong về một vận động cần chỉnh sửa, do đó cho phép kiểm soát
co cứng một cách chủ động.
- Kỹ thuật Rood - kích thích cảm giác da phản hồi
Sử dụng những kích thích cảm giác như chà, xát, gõ, đập vào cơ,
chườm lạnh, ép lên các mặt khớp hoặc kéo giãn cơ với những tốc độ khác
nhau làm ức chế trương lực cơ.


25
1.4.2.3. Hoạt động trị liệu
Theo Hiệp hội hoạt động trị liệu Hoa Kỳ (1986) định nghĩa: “Hoạt động
trị liệu là điều trị thể chất và tinh thần qua các hoạt động có lựa chọn đặc biệt
để giúp người bệnh đạt được chức năng tối đa trong sinh hoạt hàng ngày”.
* Tập theo tầm vận động
- Tập thụ động: chỉ định khi có cơ lực bậc 0 - 1.
- Tập chủ động có trợ giúp: chỉ định khi có cơ lực bậc 2.
- Tập chủ động: chỉ định khi có cơ lực bậc 3 trở lên.
* Tập vận động vai tay liệt với sự trợ giúp của tay lành.

* Tập dồn trọng lượng lên tay liệt và vận động khớp khuỷu.
* Những bài tập đối với tay liệt giúp cho cử động của bàn tay chính xác.
- Thực hiện duỗi cổ tay, chịu trọng lượng trên tay, gập cổ tay, gập, duỗi
các ngón tay, cầm, di chuyển các mẫu vật khác nhau như viên bi, quả bóng,
ống nhựa, xắp sếp các hình khối lập phương…
* Đối chiếu ngón tay cái với các ngón khác.
* Các bài tập chức năng sinh hoạt hàng ngày.
Để đạt được sự độc lập hoàn toàn khi người bệnh trở lại với cuộc sống
thường ngày là mục đích chính của việc điều trị. Nếu như mục đích này đã đạt
được hoặc gần đạt được thì phải cần bắt đầu sớm các hoạt động chăm sóc
như: tập ăn, uống, tập cách cởi áo, mặc áo, cách mặc quần hoặc váy, cách đi
vệ sinh, đi giày hoặc tất, cách lên xuống bậc cầu thang.
1.4.2.4. Dụng cụ chỉnh trực
- Giúp tạo thuận lợi cho bàn tay và ngón tay thực hiện chức năng sinh
hoạt hàng ngày được dễ dàng như: nẹp cổ bàn tay, nẹp ngón tay, đai tay...
- Nhằm mục đích ngăn ngừa các cử động bất thường của bàn tay, ngăn
ngừa co rút, duy trì và tăng tầm vận động của khớp, tập luyện vận động có
mục đích…


×