Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

HIỆU QUẢ TRÁM RĂNG hàm sữa với GLASS IONOMER CEMENT FUJI BULK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HẠNH

HIỆU QUẢ TRÁM RĂNG HÀM SỮA VỚI
GLASS IONOMER CEMENT
FUJI BULK

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA II

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HẠNH

HIỆU QUẢ TRÁM RĂNG HÀM SỮA VỚI
GLASS IONOMER CEMENT
FUJI BULK

Chuyên ngành : Răng Hàm Mặt
Mã số



: 032801180240

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA II
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. VŨ MẠNH TUẤN
2. TS. ĐÀO THỊ HẰNG NGA
HÀ NỘI – 2019


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT : Can thiệp
RHS : Răng hàm sữa
ICDAS : International Caries Detection and Assessment System
ICCMS : International Caries Classification and Management System


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, BỆNH SÂU RĂNG..................................3
1.1.1. Định nghĩa bệnh sâu răng..................................................................3
1.1.2. Bệnh căn và các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh sâu răng......................3
1.1.3. Bệnh sinh bệnh sâu răng...................................................................4
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng của sâu răng...................................................6
1.1.5. Đặc điểm sâu răng hàm sữa ở trẻ em................................................9
1.1.6. Phân loại sâu răng...........................................................................11
1.1.7. Máy Diagnodent sử dụng trong phát hiện sâu răng........................16
1.2. ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SÂU RĂNG SỮA.......................................17
1.2.1. Vật liệu composite..........................................................................17

1.2.2. Chụp thép có sẵn.............................................................................18
1.2.3. Vật liệu GIC dùng trong phục hồi thân răng sữa...........................18
1.2.4. Đặc tính và ưu điểm Fuji IX Extra..................................................20
1.2.5. Đặc tính và ưu điểm của Fuji Bulk.................................................21
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ SÂU RĂNG SỮA VÀ HIỆU QUẢ TRÁM
RĂNG BẰNG GIC..............................................................................22
1.3.1. Dịch tễ học sâu răng sữa.................................................................22
1.3.2. Một số nghiên cứu hiệu quả trám răng bằng GIC...........................23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............25
2.1. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU...................................25
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............................................................25
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn........................................................................25
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................25


2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................25
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................25
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu.......................................................................26
2.3.3. Thu thập thông tin trước khi điều trị...............................................27
2.4. KỸ THUẬT TRÁM RĂNG BẰNG FUJI BULK VÀ FUJI IX
EXTRA.................................................................................................30
2.4.1. Chuẩn bị bệnh án.............................................................................30
2.4.2. Công cụ và vật liệu sử dụng trong điều trị......................................30
2.4.3. Các bước kỹ thuật trám phục hồi thân răng bằng Fuji Bulk và Fuji
IX Extra.............................................................................................31
2.5. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÂM SÀNG...................32
2.5.1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng...........................................................32
2.5.2. Đánh giá kết quả điều trị sau hàn 1 tuần, sau 3 tháng, sau 6 tháng:32
2.5.3. Nhận định kết quả sau khi khám lâm sàng......................................33
2.6. CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU..........................................................35

2.7. THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU....................................................36
2.8. BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ SAI SỐ..................................................36
2.9. ĐẠO ĐỨC Y HỌC NGHIÊN CỨU...................................................36
Chương 3:DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................37
3.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...............37
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo giới...........................................................37
3.1.2. Phân bố răng sâu theo tuổi..............................................................37
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG...................................................................37
3.2.1. Nhận xét về lý do đến khám............................................................37
3.2.2. Phân bố tỷ lệ sâu răng theo nhóm răng...........................................37
3.2.3. Phân bố tỷ lệ răng sâu theo hàm trên – hàm dưới...........................38
3.2.4. Phân bố tỷ lệ sâu răng theo vị trí.....................................................38


3.2.5. Phân bố tỷ lệ sâu răng theo tiêu chí ICCMS trên lâm sàng............38
3.2.6. Phân bố theo tỷ lệ tổn thương tủy...................................................39
3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ....................................................40
3.3.1. Đánh giá sự lưu giữ của miếng trám:..............................................40
3.3.2. Đánh giá sự hợp màu của miếng trám:...........................................40
3.3.3. Đánh giá sự khít sát bờ viền và sâu tái phát:...................................41
3.3.4. Đánh giá hình thể của miếng trám:.................................................41
3.3.5. Đánh giá kết quả sau 3 tháng..........................................................42
3.3.6. Đánh giá kết quả sau 6 tháng..........................................................42
Chương 4:DỰ KIẾN BÀN LUẬN................................................................43
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................44
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Tuổi mọc răng, đóng chóp và các giai đoạn phát triển của RHS
thứ nhất và RHS thứ hai..............................................................10

Bảng 1.2:

Tiêu chuẩn đánh giá mức độ sâu răng nguyên phát của ICDAS.14

Bảng 1.3:

Tiêu chuẩn chẩn đoán sâu răng theo ICCMS trên lâm sàng.......15

Bảng 1.4:

Thang phân loại sâu răng của thiết bị Diagnodent 2190.............16

Bảng 3.1.

Phân bố bệnh nhân theo giới.......................................................37

Bảng 3.2.

Phân bố răng sâu theo tuổi..........................................................37

Bảng 3.3.

Phân bố tỷ lệ sâu răng theo nhóm răng.......................................37


Bảng 3.4.

Phân bố tỷ lệ răng sâu theo hàm trên – hàm dưới.......................38

Bảng 3.5.

Phân bố tỷ lệ sâu răng theo vị trí.................................................38

Bảng 3.6.

Phân bố tỷ lệ sâu răng theo tiêu chí ICCMS trên lâm sàng........38

Bảng 3.7.

Phân bố theo tỷ lệ tổn thương tủy...............................................39

Bảng 3.8.

Đánh giá tổn thương bằng Diagnodent.......................................39

Bảng 3.9.

Đánh giá sự lưu giữ của miếng trám...........................................40

Bảng 3.10. Đánh giá sự hợp màu của miếng trám.........................................40
Bảng 3.11. Đánh giá sự khít sát bờ viền và sâu tái phát................................41
Bảng 3.12. Đánh giá hình thể của miếng trám..............................................41
Bảng 3.13. Đánh giá sau 3 tháng...................................................................42
Bảng 3.14. Đánh giá sau 6 tháng...................................................................42



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Đường cong Stefan............................................................................5
Hình 1.2. Sự khử khống men răng...................................................................5
Hình 1.3. Minh họa một số điểm khác biệt giữa răng sữa và răng vĩnh viễn....9
Hình 1.4. Sơ đồ tảng băng của Pitts................................................................12
Hình 2.1: Hình ảnh răng lành mạnh................................................................28
Hình 2.2: Hình ảnh đốm trắng đục sau làm khơ..............................................28
Hình 2.3: Hình ảnh R51,52,61 mã số 2...........................................................28
Hình 2.4: Tổn thương phá vỡ bề mặt men ngà................................................29
Hình 2.5. Máy trộn Fuji...................................................................................31
Hình 2.6. Fuji IX dạng nhộng.........................................................................31
Hình 2.7. Fuji Bulk dạng nhộng......................................................................31
Hình 2.8. Máy diagnodent...............................................................................31


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), bệnh sâu răng được xem như là tai
họa thứ ba của loài người sau bệnh ung thư và tim mạch. Ở trẻ em, bệnh sâu
răng là một trong những bệnh răng miệng phổ biến hay gặp nhất. Sâu răng có
thể gây đau, ảnh hưởng đến ăn uống, học tập và vui chơi của trẻ, tiêu tốn
nhiều thời gian và tiền bạc cho việc điều trị.
Sâu răng sữa ở trẻ em thường tiến triển nhanh, nếu không được điều trị,
sâu răng sẽ dẫn đến biến chứng viêm tủy, biến chứng nha chu làm ảnh hưởng
đến mầm răng vĩnh viễn, có thể ảnh hưởng toàn thân khiến trẻ phải nhổ sớm
răng sữa trước tuổi thay sinh lý.
Nếu các răng sữa bị mất sớm nhất là các răng hàm sữa sẽ khiến trẻ ăn
uống khó khăn, khó nhai nuốt. Ngồi ra cịn ảnh hưởng đến sự thành lập bộ

răng vĩnh viễn, sự tăng trưởng của xương hàm cũng như phát âm và thẩm mỹ
của trẻ. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời các răng sữa bị sâu là cực kỳ
quan trọng. Tuy nhiên ở Việt Nam tỷ lệ trẻ em được phát hiện và điều trị sâu
răng vẫn còn thấp. Năm 2010, theo kết quả điều tra của Viện đào tạo Răng
Hàm Mặt thực hiện tại 5 tỉnh, thành phố trên cả nước thì có đến 81,6% trẻ từ
4-8 tuổi bị sâu răng sữa, 16,3% bị sâu răng vĩnh viễn [1]. Với bộ răng sữa thì
gặp phần lớn là sâu răng hàm sữa, đặc biệt ở hàm dưới [2]. Theo Parfitt, ở trẻ
dưới 7 tuổi thì tỷ lệ sâu răng mặt nhai cao hơn nhiều so với sâu răng mặt bên
[3]. Sâu răng được phát hiện nhờ khám lâm sàng, cận lâm sàng và các phương
tiện hỗ trợ [4].
Cho đến nay trám phục hồi răng sữa sâu đã được nhiều nhà khoa học
trên thế giới quan tâm nghiên cứu và tỷ lệ thành công cao (89,6% - 99%) [5],
[6],[7]. Ở nước ta, các răng sữa thường được phục hồi bằng các vật liệu
truyền thống như GIC, composite và chụp thép có sẵn. Mặc dù vậy các nha sĩ


2

vẫn thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ bong sứt, vỡ thêm thành răng hay
sâu tái phát làm ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả điều trị. Với sự phát
triển của khoa học kỹ thuật, các vật liệu mới ra đời đã khắc phục được những
hạn chế và được chứng minh trên lâm sàng là rất có hiệu quả trong q trình
điều trị. Chính vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiệu quả trám
răng hàm sữa với Glass ionomer cement Fuji Bulk” với các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tổn thương sâu răng
hàm sữa của trẻ 4-8 tuổi tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội và
trung tâm kỹ thuật cao RHM – Viện đào tạo Răng Hàm Mặt năm 2019 – 2020.
2. Đánh giá hiệu quả của GIC Fuji Bulk và Fuji IX Extra trong điều
trị răng hàm sữa của nhóm trẻ trên.



3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, BỆNH SÂU RĂNG
1.1.1. Định nghĩa bệnh sâu răng
Sâu răng là một bệnh phổ biến nhất của lồi người. Có rất nhiều định
nghĩa về bệnh sâu răng như Fejerkov và Thystrup, Lundeen và Robersoon,
Nikiforuk, Silverston, Newburn….Tuy nhiên, nhìn chung ngày nay phần lớn
các tác giả đều thống nhất rằng: sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn của tổ
chức canxi hóa được đặc trưng bởi sự hủy khống của thành phần vơ cơ và sự
phá hủy thành phần hữu cơ của mô cứng [4]. Tổn thương là quá trình phức
tạp bao gồm các phản ứng hóa lý liên quan đến sự di chuyển các ion bề mặt
giữa răng và môi trường miệng và là quá trình sinh học giữa các vi khuẩn
mảng bám với cơ chế bảo vệ của vật chủ.
1.1.2. Bệnh căn và các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh sâu răng
Bệnh sâu răng được coi là một bệnh đa yếu tố phức tạp do nhiều nguyên
nhân gây ra trong đó vi khuẩn trong mảng bám răng và vai trị của carbonhydrat
đóng vai trị quan trọng.
Mảng bám răng là một quần thể, bao gồm chủ yếu là các vi khuẩn nằm
trên khung vô định hình từ mucoid nước bọt và polysaccharide (glucan) của
vi khuẩn ngoại bào. Các chất đường từ thức ăn sẽ nhanh chóng khuếch tán
vào mảng bám, được vi khuẩn chuyển hóa thành acid (chủ yếu là acid lactic,
ngồi ra cịn có acid acetic và acid propionic). Khi pH của mảng bám giảm
dưới 5,5 (pH tới hạn) thì hiện tượng hủy khống xảy ra [3].
Người ta thấy rằng vi khuẩn Streptococcus mutans là tác nhân chủ yếu
gây nên sự thành lập mảng bám, có vai trị quan trọng trong việc hình thành
tổn thương ban đầu. Tuy nhiên vi khuẩn gây sâu răng sau khi nhiễm vào môi



4

trường miệng, tự nó sẽ khơng gây sâu răng được mà có sự liên quan rõ rệt
giữa sâu răng và sự lên men đường. Tỷ lệ xuất hiện răng sâu liên quan tới độ
đậm đặc, độ dính, cách thức và tần suất sử dụng đường hơn là tổng lượng
đường tiêu thụ [3].
Ngồi ngun nhân vi khuẩn và carbonhydrat cịn có một số yếu tố thuận
lợi như vệ sinh răng miệng khơng tốt, tình trạng khấp khểnh răng, chất lượng
men răng kém, hình thể giải phẫu răng phức tạp, mơi trường tự nhiên, nhất là
nước uống có hàm lượng fluor thấp (hàm lượng fluor tối ưu là 0,8 – 0,9
ppm/l) đã tạo điều kiện cho sâu răng hình thành và phát triển.
Tóm lại, sâu răng là một bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và các
nguyên nhân này được chia làm hai nhóm:
- Nhóm chính: có ba yếu tố phải cùng đồng thời xảy ra:
 Vi khuẩn thường xuyên có trong miệng, trong đó Streptococcus
mutans là thủ phạm chính.
 Chất bột và đường dính vào răng sau ăn sẽ lên men biến thành acid do
tác động của vi khuẩn.
 Răng có khả năng bị sâu nằm trong mơi trường miệng.
- Nhóm yếu tố phụ trợ có rất nhiều như: vai trị của nước bọt, di truyền,
đặc tính vi sinh hóa của răng… Nhóm này tác động làm tăng hay giảm sâu
răng và gây ra các vị trí lỗ sâu khác nhau [3].
1.1.3. Bệnh sinh bệnh sâu răng
Động học sinh lý bệnh quá trình sâu răng là sự mất cân bằng giữa 2 q
trình huỷ khống và tái khống. Khi đó các yếu tố gây mất ổn định mạnh hơn
các yếu tố bảo vệ cho mơ răng.
1.1.3.1. Q trình hủy khống
Sự hủy khoáng là giai đoạn phá hủy men đầu tiên của sâu răng. Nó xảy
ra khi sự thay đổi dộ pH dưới 4,5. Tuy nhiên, sự giảm pH trong thời gian ngắn



5

không đủ để gây ra sự thay đổi đáng kể về thành phần khống chất của men.
Vì sau khoảng 30 phút độ pH của mảng bám sẽ trở về giá trị trước (đường
cong Stefan).

Hình 1.1. Đường cong Stefan
Với việc dung nạp nhiều đường trong một thời gian dài tạo nên một giá
trị pH dưới 4,5 dẫn đến việc khử khoáng của men răng. Sau đó nếu dung nạp
thường xuyên lượng đường dẫn đến một độ pH tiêu chuẩn trên bề mặt men
dưới lớp mảng bám. Dẫn đến giải phóng axit từ những mảng bám lâu ngày
gấp đôi so với mảng bám mới [8].

Hình 1.2. Sự khử khống men răng


6

1.1.3.2. Sự tái khống hóa men .
Theo điều tra cua A. Darling (1956), G. Gustafan (1968) phát hiện ra
rằng ban đầu lỗ sâu hình thành chỉ ở men răng và chỉ được nhìn thấy những
đốm trắng khi thổi khơ. Nó chứng minh rằng những tổn thương ban đầu có
thể được tái khống lại trạng thái bình thường. Điều này địi hỏi phải giới hạn
sự dung nạp đường, vệ sinh răng miệng tốt, cũng như việc sử dụng Fluor dưới
mọi hình thức. Q trình tái khống hóa ở men trong sự hiện diện khử khống
men răng khơng làm tổn thương đến ngà răng nếu các ion Ca, P và F trong
mạng tinh thể của nó. Vết tái khống đặc trưng bởi sự thay đổi màu sắc men
răng-men răng chuyển thành đốm màu nâu.

Tốc độ tiến triển của tổn thương thay đổi tùy thuộc vào yếu tố tại chỗ và
điều kiện trong khoang miệng. Thời gian hình thành tổn thương từ giai đoạn
đầu đến giai đoạn hình thành lỗ sâu trên bề mặt trung bình từ 12 đến 18 tháng.
Nếu vệ sinh răng miệng kém, sử dụng thường xuyên thức ăn chứa đường, sẽ
tạo thành những đốm trắng đục có thể xảy ra sau 3-4 tuần. Song song với hiện
tượng hủy khoáng, cơ thể cũng tạo ra cơ chế bảo vệ của nước bọt. Các chất
đệm, các chất kháng khuẩn, calcium, phosphat và fluor làm ngưng sự tấn
công của acid và sửa chữa các tổn thương, đó là sự tái khống [8].
1.1.4. Triệu chứng lâm sàng của sâu răng
Sâu răng chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu tổn thương sớm chưa hình
thành lỗ sâu và giai đoạn đã hình thành lỗ sâu.
1.1.4.1. Sâu răng giai đoạn sớm
Các tổn thương sâu răng ở giai đoạn chưa hình thành lỗ sâu hay nói khác
hơn là giai đoạn tổn thương mới chớm thường là sâu men. Đây là giai đoạn
đầu của bệnh sâu răng, là q trình hủy khống và hịa tan cấu trúc răng do
giảm pH khu trú của mảng bám và hủy khống men răng. Ở pH 5.0, bề mặt
men răng khơng bị tổn thương cho tới khi có hiện tượng mất khoáng dưới bề


7

mặt. Các tổn thương sớm này giới hạn ở mô men, được đặc trưng bởi một bề
mặt men còn nguyên vẹn nhưng lớp dưới bề mặt xốp. Lỗ sâu chỉ được hình
thành khi các tổn thương men xốp dưới bề mặt hủy khoáng nhiều tới mức sập
lớp men bề mặt. Vì vậy, trên lâm sàng các tổn thương sâu răng sớm chỉ được
xác định bằng mắt và các phương tiện hỗ trợ chẩn đốn khác chứ khơng được
thăm khám bằng thám trâm [4].
Khi thăm khám bằng mắt thường, các tổn thương thường thấy là các vết
trắng khi thổi khô bề mặt men răng. Các vết trắng chỉ có thể thấy sau khi thổi
khơ là những tổn thương có khả năng hồi phục cao bằng cách điều trị tái

khống hóa mà không cần mài răng [4].
Đối với bộ răng sữa, sâu răng hay gặp ở các răng hàm sữa, nhất là mặt
bên nên việc phát hiện sâu răng sớm là rất khó. Vì vậy thường trẻ đến gặp
chúng ta đều ở giai đoạn đã hình thành lỗ sâu và việc điều trị cũng trở nên
phức tạp hơn.
1.1.4.2. Sâu răng giai đoạn lỗ sâu
Các lỗ sâu trên bề mặt men là các tổn thương không hồi phục và nếu
không được điều trị thì mơ ngà sẽ bị phá hủy nhanh, phá vỡ cấu trúc răng.
 Sâu men răng:
Sâu mặt nhẵn:
Đại thể: tổn thương ở mặt nhẵn có dạng hình nón, đáy quay về phía mặt
răng, đỉnh về phía đường ranh giới men ngà.
Vi thể: từ trong ra ngồi có 4 lớp do mức độ hủy khống mỗi vùng khác
nhau làm cho tính chất quang học khác nhau:
+ Vùng trong mờ.
+ Vùng tối.
+ Vùng trung tâm.
+ Vùng bề mặt: ít có sự thay đổi ở các tổn thương sớm, chỉ có sự
thay đổi về thành phần men ở các lớp sâu [4].


8

Sâu men vùng hố rãnh:
Không bắt đầu từ đáy mà từ thành các hố rãnh như một vịng nhẫn. Mơ
bệnh học cũng giống như tổn thương sâu răng ở mặt nhẵn. Khi tổn thương lan
rộng về phía ngà theo hướng song song với trụ men thì sẽ hợp nhất ở đáy
rãnh, tạo ra tổn thương hình nón nhưng đáy nón lại quay về đường ranh giới
men – ngà chứ không quay về mặt răng như tổn thương ở mặt nhẵn [4].
Trên lâm sàng, ở giai đoạn này bệnh nhân chưa chú ý tới vì chưa gây ra

các triệu chứng chủ quan, khi thăm khám bị mắc thám trâm.
 Sâu ngà răng:
Khi sâu men tiến đến đường ranh giới men – ngà sẽ tiếp tục lan sang bên
theo đường ranh giới men – ngà làm tổn thương số lượng lớn ống ngà. Tổn
thương sớm có hình nón hoặc dạng lồi, đáy quay về phía đường ranh giới men
– ngà. Theo tiến triển, về mặt vi thể từ trong ra ngoài cũng có 4 vùng:
 Vùng xơ cứng.
 Vùng hủy khống.
 Vùng xâm nhập vi khuẩn.
 Vùng phá hủy.
Trên lâm sàng, triệu chứng cơ năng là bệnh nhân có thể có hội chứng ngà
ê buốt với các kích thích (như nóng, lạnh, chua, ngọt), ngừng kích thích thì
hết ê buốt. Chúng ta có thể gặp những trường hợp sâu răng ở giai đoạn ổn
định, đáy lỗ sâu cứng, lòng chảo, màu xám đen, bệnh nhân có thể khơng có
dấu hiệu ê buốt khi gặp các kích thích trên [4].
Khi thăm khám thấy đáy lỗ sâu tổn thương mềm người ta cho rằng đó là
sâu răng đang tiến triển. Nếu khám thấy đáy lỗ sâu cứng là sâu răng đã ổn định.


9

1.1.5. Đặc điểm sâu răng hàm sữa ở trẻ em
1.1.5.1. Một số đặc điểm khác biệt giữa răng sữa và răng vĩnh viễn về giải
phẫu :

Hình 1.3. Minh họa một số điểm khác biệt giữa răng sữa và răng vĩnh viễn
A: Chiều dày lớp men răng sữa mỏng hơn.
B: Chiều dày lớp ngà ở hố rãnh răng sữa tương đối dày hơn.
C: Tỷ lệ buồng tủy răng sữa lớn hơn và sừng tủy nằm gần đường
nối men ngà hơn.

D: Gờ cổ răng sữa nhô cao hơn.
E: Trụ men răng sữa nghiêng về mặt nhai.
F: Cổ răng sữa thắt lại rõ rệt và thu hẹp hơn.
G: Chân răng sữa dài và mảnh hơn (so với kích thước thân răng).


10

H: Chân răng hàm sữa tách ra ở gần cổ răng hơn và càng về gần
phía chóp thì càng tách xa hơn [3].

1.1.5.2. Các giai đoạn phát triển và tiêu chân răng sinh lý :
Bảng 1.1. Tuổi mọc răng, đóng chóp và các giai đoạn phát triển của RHS
thứ nhất và RHS thứ hai [3]

Giai đoạn I : 1.5 năm

Giai đoạn II : 2 -3
năm ổn định
Giai đoạn III : 2 -3
năm tiêu chân răng

RHS thứ

RHS thứ

nhất

hai


Mọc răng

Tháng 12

Tháng 24

Đóng chóp

2.5 – 3 tuổi

Bắt đầu tiêu
chân răng
Thay răng

3.5 – 4 tuổi

5.5 tuổi

6.5 tuổi

9 tuổi

10 tuổi

1.1.5.3. Đặc điểm sâu răng sữa thường gặp :
Sâu răng là một bệnh lý hay gặp nhất ở răng sữa vì bề mặt răng có nhiều
hố rãnh, nhất là các răng hàm sữa thứ hai có hố rãnh sâu và phức tạp trong khi
vệ sinh răng miệng ở trẻ em rất khó kiểm sốt nên rất dễ bị sâu răng. Sâu răng
sữa cũng giống như sâu răng vĩnh viễn nhưng tiến triển rất nhanh, lan tỏa
nhiều mặt, phá hủy hầu như các tổ chức cứng của răng trong khi răng sữa kích

thước bé nên các thành cịn lại khơng đủ để lưu giữ các khối chất hàn dẫn đến
các răng thường bị gãy vỡ và mất sớm [3].
Sâu răng thường bắt đầu từ hố rãnh trên mặt nhai nhưng sâu răng mặt
bên lại tiến triển nhanh hơn sâu răng mặt nhai và tỷ lệ hở tủy cũng cao hơn.
Sâu răng ở mặt bên ở cả vùng răng cửa và răng hàm của hàm răng sữa thường


11

khơng xảy ra cho tới khi hình thành các mặt tiếp xúc ở mặt bên. Tính nhạy
cảm với sâu răng của mặt xa răng hàm sữa thứ nhất tương tự với mặt gần răng
hàm sữa thứ hai dù không phải xuất hiện đồng thời. Tuy nhiên, sâu ở mặt gần
răng hàm sữa thứ hai thường lớn hơn và dễ ảnh hưởng đến tủy răng hơn [3].
Theo Hennon năm 1969 khi đánh giá các bề mặt đặc thù thấy rằng sâu
mặt nhai và mặt trong hay gặp đối với răng hàm sữa thứ hai hàm trên, sâu mặt
nhai hay gặp ở răng hàm sữa thứ nhất hàm dưới, sâu mặt nhai và mặt ngoài
hay gặp ở răng hàm sữa thứ nhất và thứ hai hàm dưới [3].
1.1.6. Phân loại sâu răng
1.1.6.1. Phân loại theo Black
Năm 1907 Black đã phân loại sâu răng thành 5 loại gồm có:
- Loại 1: Sâu mặt nhai răng hàm lớn và nhỏ
- Loại 2: Sâu mặt nhai và mặt bên các răng hàm lớn nhỏ
- Loại 3: Sâu cạnh bên răng cửa
- Loại 4: Sâu cạnh bên và rìa cắn răng cửa
- Loại 5: Sâu cổ răng và rãnh mặt ngoài răng hàm.
1.1.6.2. Phân loại sâu răng theo Finn (dành cho răng sữa) :
- Loại 1: Lỗ sâu ở hố rãnh răng hàm, và lỗ sâu ở mặt ngoài, mặt trong ở
tất cả các răng.
- Loai 2: Lỗ sâu ở phía gần răng hàm bắt nguồn từ mặt nhai.
- Loại 3: Lỗ sâu ở mặt gần của răng trước có thể bao gồm hoặc khơng

các lỗ sâu ở mặt ngoài và mặt trong.
- Loại 4: Lỗ sâu ở mặt gần răng trước bao gồm cả lỗ sâu ở phía rìa cắn.
- Loại 5: Lỗ sâu ở 1/3 cổ của tất cả các răng bao gồm cả lỗ sâu phía gần
(khơng liên quan đến gờ bên) [9].
1.1.6.3. Phân loại theo Pitt :
Năm 1997, Pitt đã đưa ra phân loại dựa theo mức độ phát triển của sâu
răng và đã được WHO chấp nhận. Trong cách phân loại này, tác giả chú ý đến


12

tổn thương sâu răng giai đoạn sớm và mô tả mức độ tổn thương sâu răng bằng
việc sử dụng hình ảnh núi băng trơi. Trong đó:
D0: - Tổn thương chỉ có thể phát hiện được bằng các phương tiện hiện
đại như Laser hoặc các phương tiện sẽ có trong tương lai.
- Tổn thương chỉ có thể phát hiện được bằng các phương tiện chẩn
đốn như Biterwing, Foti.
D1: Tổn thương có thể phát hiện được trên lâm sàng, bề mặt men răng
cịn ngun vẹn.
D2: Tổn thương có thể phát hiện được trên lâm sàng, lỗ sâu giới hạn ở
men răng.
D3: Tổn thương ở ngà, có thể phát hiện được trên lâm sàng (lỗ sâu mở
hoặc đóng).
D4: Tổn thương vào đến tủy răng [10].

Hình 1.4. Sơ đồ tảng băng của Pitts [11]
1.1.6.4. Phân loại theo “ vị trí và kích thước” ( site and size) :


13


Phân loại này dựa vào hai yếu tố chính đó là vị trí lỗ sâu và kích thước
(giai đoạn, mức độ) của lỗ sâu [4].
- Vị trí:


Vị trí 1: tổn thương ở hố rãnh và các mặt nhẵn.



Vị trí 2: tổn thương kết hợp với mặt tiếp giáp.



Vị trí 3: sâu cổ răng và chân răng.
- Kích thước:
1: tổn thương nhỏ, vừa mới ở ngà răng cần điều trị phục hồi, khơng thể tái
khống.
2: tổn thương mức độ trung bình, liên quan đến ngà răng, thành lỗ sâu còn
đủ, cần tạo lỗ hàn.
3: tổn thương rộng, thành không đủ hoặc nguy cơ vỡ, cần phải có các
phương tiện lưu giữ cơ sinh học.
4: tổn thương rất rộng làm mất cấu trúc răng, cần có các phương tiện lưu
giữ cơ học hoặc phục hình.
Để đáp ứng nhu cầu dự phịng cá nhân, Brique và Droz đã bổ sung thêm

cỡ 0, là những tổn thương có thể chẩn đốn được và có khả năng tái khống
hóa được [4].
1.1.6.5. Phân loại theo ICDAS
ICDAS (International Caries Detection and Assessment System) là hệ

thống tính điểm trên lâm sàng để phát hiện và đánh giá sâu răng. Hệ thống
này được sử dụng trong giáo dục nha khoa, áp dụng trên lâm sàng, nghiên
cứu và dịch tễ học. Hệ thống tính điểm này có thể được áp dụng trên thân
răng, chân răng cũng như ở men răng, ngà răng, các tổn thương chưa tạo
thành lỗ sâu (ngược lại với các hệ thống khác) và các tổn thương có lỗ sâu.
Mục tiêu của hệ thống ICDAS là đưa ra được thông tin chất lượng tốt hơn để
quyết định việc chẩn đốn, tiên lượng và xử trí lâm sàng phù hợp bệnh lý sâu


14

răng ở mức cá thể và cộng đồng. Do đó, ICDAS có thể cho phép xử trí sâu
răng để đạt được kết quả lâu dài [12].
ICDAS II được chia thành 2 mã cho phát hiện sâu thân răng sữa
Mã thứ nhất liên quan tới phục hồi của răng mã hóa từ 1 đến 9. Mã thứ 2
từ 0 đến 6 được sử dụng để mã hóa sâu răng. Mơ tả chi tiết của mỗi mã dựa
trên: trám và bít hỗ rãnh, bề mặt trơn nhẵn (gần hoặc xa), bề mặt trơn nhẵn tự
do (mặt ngoài và mặt trong răng; mặt gần hoặc xa của răng mà khơng có răng
bên cạnh) và sâu răng liên quan đến phục hồi răng và sealant (CARS) (mô tả
sâu răng tiếp giáp với nơi đã được hàn hoặc dùng sealant) [13].
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn đánh giá mức độ sâu răng nguyên phát của ICDAS
Mã số

Mô tả

0

Lành mạnh

1


Đốm trắng đục sau khi thổi khô 5 giây

2

Đổi màu trên men khi mặt răng ướt

3

Tổn thương giới hạn ở men răng

4

Bóng đen ánh lên từ ngà

5

Tổn thương lộ ngà

6

Tổn thương đến ngà lan rộng trên 1/2 mặt răng

1.1.6.6. Phân loại theo ICCMS
Phân loại sâu răng ICCMS (International Caries Classification and
Management System) được xây dựng dựa trên phân loại ICDAS với mục tiêu
phân loại nhanh hơn các giai đoạn sâu trên lâm sàng, trên x – quang và định
hướng điều trị đối với các răng sâu [14].



15

Bảng 1.3: Tiêu chuẩn chẩn đoán sâu răng theo ICCMS trên lâm sàng
Phân loại sâu răng theo ICCMS
Bề mặt răng

Bề mặt răng khơng có dấu hiệu của tổn thương

khơng sâu

sâu (khơng có sự thay đổi về độ trong của men)

(ICDAS mã
số 0)

khi quan sát khi răng sạch và sau thổi khô 5s
(Bề mặt răng với những khiếm khuyết về mặt
phát triển ví dụ như men kém khống hóa,
nhiễm fluor hoặc xói mịn men sẽ được nhận

Răng sâu

định là khơng sâu răng)
Thay đổi đầu tiên trên bề mặt men răng khi

giai đoạn

răng sâu giai đoạn sớm là men mất tính trong

sớm


suốt và đổi màu men (những đốm trắng trên bề

(ICDAS mã

mặt men). Tuy nhiên bề mặt men vẫn cịn tính

số 1 và 2)

toàn vẹn và lớp ngà bên dưới chưa đổi màu.

Răng sâu

Có đốm trắng hoặc nâu với sự hủy khống men

giai đoạn

cục bộ, chưa đến lớp ngà (ICDAS code 3) hoặc

trung bình

đổi màu ngà bên dưới (ICDAS code 4)

(ICDAS mã

(Để khẳng định vỡ men khu trú có thể thăm

số 3 và 4)

khám bằng cây sonde CPI thấy mắc cây thăm


Lỗ sâu răng

dị tại lỗ sâu)
Bề mặt men có lỗ sâu nhìn rõ hoặc men răng

mở rộng
(ICDAS mã
số 5 và 6)

đổi màu và lộ ngà
(Có thể sử dụng cây sonde CPI để thăm khám
ngà dưới đáy lỗ sâu để chắc chắn)

1.1.7. Máy Diagnodent sử dụng trong phát hiện sâu răng


16

Vào những năm 1990, các nhà nghiên cứu quan sát dưới ánh sáng đỏ thấy
có sự truyền các hạt Photon huỳnh quang ở răng. Từ kết quả nghiên cứu này
hãng Kavo (Đức) đã nghiên cứu và sản xuất ra một thiết bị chẩn đoán sâu răng
đặc biệt là máy Diagnodent, đến nay đã cải tiến cho ra nhiều thế hệ máy ưu việt
hơn như Diagnodent pen 2190.
Nguyên lý hoạt động Diagnodent pen 2190:
Nguyên lý của kỹ thuật này là dựa vào khả năng đáp ứng hấp thụ năng
lượng, khuyếch tán và phản xạ ánh sáng Laser huỳnh quang của mô răng.
Diagnodent pen 2190: sử dụng một nguồn diod có khả năng phát tia laser,
truyền qua sợi cáp quang đến một đầu dị (có gắn mắt cảm quang) tới tổ chức
răng. Tại đây tia laser bị hấp thụ và cảm biến thành huỳnh quang bởi tổ chức vô

cơ và hữu cơ. Huỳnh quang được phát sáng này được thu nhận bởi chính đầu
dị, truyền qua sợi cáp quang, được xử lý và hiển thị trên màn hình dưới dạng
số nguyên từ 0 đến 99 và tín hiệu âm thanh [15], [16].
Phương pháp này có độ nhạy và đặc hiệu đều cao, hiệu quả cao khi
dùng để chẩn đoán các tổn thương sớm, kỹ thuật đơn giản dễ thực hiện. Ngoài
khả năng phát hiện sâu răng cao Laser cịn có thể lượng hố mức độ mất
khống nên có thể dùng để theo dõi q trình điều trị, kết quả chẩn đốn có
thể sao chép lại để lưu trữ thông tin.
* Thang phân loại sâu răng của thiết bị Diagnodent 2190
Bảng 1.4: Thang phân loại sâu răng của thiết bị Diagnodent 2190 [17].
Giá trị
Mức độ tổn thương
0-13
Khơng có sâu răng hoặc khởi đầu tổn thương ở men
14-20
Sâu men, sâu ngà nông hoặc sâu răng ngừng tiến triển
21-30
Sâu ngà sâu
31-99
Tổn thương rộng và sâu, 60% trường hợp lỗ sâu đã được mở
X
Mặt răng loại trừ
1.2. ĐIỀU TRỊ PHỤC HỒI SÂU RĂNG SỮA
Bộ răng sữa đóng vai trị rất quan trọng trong q trình phát triển tự
nhiên của trẻ. Vì vậy việc điều trị phục hồi lại những răng sữa bị sâu, nhất là
các răng hàm sữa là một vấn đề cần được quan tâm của cả nha sỹ và bố mẹ


17


của trẻ. Hiện nay có rất nhiều loại vật liệu được sử dụng trong nha khoa trẻ
em như GIC, composite, chụp thép có sẵn…[3].Mỗi vật liệu đều có những ưu
và nhược điểm của nó, tuy nhiên GIC vẫn là vật liệu được ưa chuộng nhất
trong điều trị răng trẻ em.
1.2.1. Vật liệu composite
Composite được phát hiện bởi Ray L Bowen vào năm 1962 với tên gọi
Bis – GMA. Sự ra đời của Composite đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong
lịch sử phát triển của vật liệu nha khoa phục hồi và cho đến nay, Composite
đã có nhiều thay đổi để phù hợp với các chỉ định lâm sàng và được sử dụng
rộng rãi [18].
Composite được sản xuất với nhiều màu sắc khác nhau phù hợp với màu
sắc răng nên Composite là vật liệu có tính thẩm mỹ cao hơn hẳn các loại vật
liệu khác, đồng thời Composite cũng có độ nhẵn cao hơn do đó giảm sự lưu
giữ mảng bám răng. Trước đây Composite chỉ được chỉ định cho vùng răng
trước do chịu lực kém nhưng gần đây, Composite đã có những cải tiến gia
tăng độ chịu lực của vật liệu nên đã được mở rộng chỉ định cho các vùng răng
sau. Việc cải tiến hệ thống keo dán cũng đã có được những kết quả lâm sàng
tốt hơn, tăng khả năng dán hơn, đảm bảo cho sự tồn tại ổn định lâu dài của
miếng trám [18].
Tuy có những ưu điểm ưu việt như vậy nhưng việc sử dụng Composite
trong răng trẻ em cũng gặp một số khó khăn. Việc cách ly lỗ trám Composite
và mơi trường miệng khó làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng miếng trám,
thời gian làm việc thường lâu và địi hỏi kỹ thuật chính xác. Thêm vào đó,
răng sữa có buồng tủy rộng, ngà và men mỏng nên lỗ sâu thường sát tủy do
đó miếng trám Composite dễ gây kích thích tủy. Do vậy Composite ít được
lựa chọn trong điều trị phục hồi tổn thương sâu răng sữa.
1.2.2. Chụp thép có sẵn
Chụp thép có sẵn được sử dụng trong nha khoa phục hồi răng trẻ em lần
đầu tiên vào năm 1950 bởi Humphrey. Nhìn chung, chụp thép có sẵn dùng để
tái tạo những răng sữa bị vỡ quá lớn, giúp răng tồn tại lâu trên cung hàm.



×