Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC: "CẢM GIÁC, TRI GIÁC VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.37 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT
--------o0o--------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
TÂM LÝ HỌC

TÊN ĐỀ TÀI:
CẢM GIÁC, TRI GIÁC VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚNG
CÁC QUY LUẬT CỦA CẢM GIÁC

Giảng viên hướng dẫn:
Mã lớp học:
Sinh viên thực hiện

Hà Nội, 4/2018


MỤC LỤC

Cảm giác và tri giác là gì

3

Những đặc điểm cơ bản của cảm giác và tri giác

4

Những đặc điểm cơ bản của cảm giác

4



Những đặc điểm cơ bản của tri giác

6

Vai trò của cảm giác và tri giác

7

Các quy luật của cảm giác

8

Quy luật về ngưỡng của cảm giác

8

Quy luật về sự thích ứng của cảm giác

9

Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác

10

Kết luận

11

2



LỜI MỞ ĐẦU
Nhận thức là hoạt động đặc trưng của con người. Trong quá trình
sống và hoạt động con người nhận thức - phản ánh được hiện thực xung
quanh, hiện thực của bản thân mình, trên cơ sở đó mà con người tỏ thái
độ và hành động đối với thế giới xung quanh và đối với chính bản thân
mình. Có thể nói rằng, nhờ có nhận thức mà con người làm chủ được tự
nhiên, làm chủ được xã hội và làm chủ được bản thân mình.
Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới những mức
độ nhận thức khác nhau, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Mức
độ thấp nhất, đơn giản nhất trong số đó là nhận thức cảm tính nếu xét về
mặt phát sinh chủng loại cũng như mặt phát triển cá thể.
Nhận thức cảm tính bao gồm hai hình thức phản ánh tâm lý là cảm giác
và tri giác. Trong đó cảm giác lại là hình thức phản ánh thấp hơn. Cảm
giác và tri giác có mối quan hệ chặt chẽ và chi phối lẫn nhau trong mức
độ nhận thức “trực quan sinh động” về thế giới. Cảm giác và tri giác có
vai trị quan trọng đối với con người trong nhận thức thế giới xung
quanh.
1. Vậy cảm giác và tri giác là gì?
Mỗi sự vật, hiện tượng xung quanh ta đều được bộc lộ bởi hàng loạt
thuộc tính bề ngồi như màu sắc, hình dáng, kích thước, mùi vị hoặc âm
thanh. Những thuộc tính này tác động lên từng giác quan của chúng ta
và cho ta những cảm giác cụ thể. Khi từng thuộc tính của sự vật, hiện
3


tượng tác động vào các giác quan của chúng ta, một quá trình tâm lý
phản ánh một cách riêng lẻ các thuộc tính này diễn ra, chính là q trình
cảm giác.

Ví dụ như khi một người gọi tên ta từ phía sau, ta nghe thấy giọng
của họ, nhưng chỉ nghe được giọng mà khơng nhìn được họ, ta sẽ khơng
biết họ trông ra sao, cao thấp thế nào mà chỉ biết được giọng của họ cao
hay trầm, to hay nhỏ. Tức là ta mới phản ánh được một thuộc tính bề
ngoài đang trực tiếp tác động vào tai, ta mới chỉ có cảm giác về từng
thuộc tính bề ngồi.
Nhưng cũng trong tình huống trên, khi ta nghe tiếng gọi và lập tức
quay đầu lại phía sau và nhìn thấy người đã gọi mình, ta có thể biết được
vẻ bề ngồi của họ, thậm chí khi lại gần, bắt tay chào hỏi họ ta cịn có
thể cảm thấy bàn tay của họ như thế nào, họ dùng nước hoa gì, … Nghĩa
là ta đã tiếp xúc với nhiều thuộc tính của sự vật. Khi đó ta có thể phản
ánh một cách đầy đủ hơn, tron vẹn hơn các thuộc tính ấy. Q trình tâm
lý này chính là tri giác.
Ta đi tới kết luận:
Cảm giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách riêng lẻ từng
thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động
vào các giác quan của chúng ta. Cịn tri giác là q trình tâm lý
phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện
tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta.
4


2. Những đặc điểm cơ bản của cảm giác và tri giác
Tuy cảm giác và tri giác có mối quan hệ mật thiết, chi phối lẫn nhau
trong quá trình phản ánh các thuộc tính bề ngồi của sự vật hiện tượng
nhưng chúng có những đặc điểm riêng.
Những đặc điểm cơ bản của cảm giác:
Cảm giác là một quá trình tâm lý, nghĩa là nó có mở đầu, diễn biến
và kết thúc một cách rõ ràng, cụ thể. Cảm giác nảy sinh, diễn biến khi sự
vật, hiện tượng khách quan hoặc một trạng thái nào đó của cơ thể đang

trực tiếp tác động vào giác quan của chúng ta. Khi kích thích ngừng tác
động thì cảm giác ngừng tắt. Điều này dễ thấy, vì khi một người rời xa
khỏi tầm mắt của ta thì ta sẽ khơng cịn nhìn thấy hình ảnh của họ, hay
khi một người dừng nói thì ta khơng cịn nghe thấy tiếng của họ.
Cảm giác chỉ phản ánh từng thuộc tính cụ thể của sự vật hiện tượng
thông qua hoạt động của từng giác quan riêng lẻ như ta đã thấy ở ví dụ
trước đó. Do vậy, cảm giác chưa phản ánh được một cách trọn vẹn, đầy
đủ các thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Nghĩa là, cảm giác mới chỉ cho
ta từng cảm giác cụ thể, riêng lẻ về từng thuộc tính của vật kích thích.
Mỗi kích thích tác động vào cơ thể cho ta một cảm giác tương ứng.
Cảm giác của con người khác xa về chất so với cảm giác của con
vật. Điểm khác nhau cơ bản là cảm giác của con người mang bản chất xã
hội. Bản chất xã hội của cảm giác của con người được thể hiện ở chỗ:

5


- Đối tượng phản ánh của cảm giác ở người khơng chỉ là những thuộc
tính của sự vật hiện tượng vốn có trong thế giới mà cịn phản ánh những
thuộc tính của sự vật hiện tượng do con người sáng tạo ra trong q trình
giao tiếp, ví dụ như việc lồi người làm ra máy lạnh để có thể cảm thấy
mát vào mùa hè, hay việc nấu chín thức ăn để khi ăn cảm thấy ngon
miệng hơn.
- Cơ chế sinh lý của cảm giác ở người không chỉ phụ thuộc vào hoạt
động của hệ thống tín hiệu thứ nhất mà còn chịu sự chi phối bởi hoạt
động của hệ thống tín hiệu thứ hai – hệ thống tín hiệu ngơn ngữ. Ta có
thể thấy được điều này qua nhiều tình huống trong cuộc sống. Khi một
đứa trẻ bị ngã, nếu người mẹ chạy lại ôm ấp vỗ về, tỏ ra xót con thì đứa
bé sẽ khóc rất to, cịn nếu ta lờ đi thì đứa bé sẽ khóc tỏ ra đau đớn một
lúc để gây sự chú ý nhưng rồi sẽ tự nín khóc và đứng dậy.

- Cảm giác ở người chỉ là định hướng đầu tiên đẳng nhất, chứ không
phải là mức độ cao nhất, duy nhất như ở một số loài động vật. Cảm giác
ở người chịu ảnh hưởng của nhiều hiện tượng tâm lý khác của con
người, như khi đói thì ăn gì cũng thấy ngon, hay khi gặp chuyện buồn
hoặc bị ốm thì ăn gì cũng cảm thấy chán.
- Cảm giác của con người được phát triển mạnh mẽ và phong phú dưới
ảnh hưởng của hoạt động và giáo dục, tức là cảm giác của con người
được tạo ra theo phương thức đặc thù của xã hội, do đó mang tính chất

6


xã hội. Ví dụ như nhờ hoạt động nghề nghiệp mà có người thợ “đo”
được bằng mắt, người đầu bếp “nếm” được bằng tai.
Những đặc điểm cơ bản của tri giác
Tri giác được hình thành và phát triển trên cơ sở cảm giác, nhưng tri
giác không phải là một phép cộng đơn giản của cảm giác, mà là sự phản
ánh cao hơn so với cảm giác. Do vậy, tri giác cũng có những đặc điểm
giống với cảm giác, nhưng cũng có những đặc điểm khác với cảm giác.
Tri giác có những đặc điểm giống với cảm giác như:
-Tri giác cũng là một q trình tâm lý (tức là có nảy sinh diễn biến và
kết thúc) và cũng chỉ phản ánh những thuộc tính trực quan, bề ngồi của
sự vật hiện tượng.
-Tri giác cũng chỉ phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp khi
chúng tác động vào các giác quan của chúng ta.
Ngoài hai điểm giống nhau trên, tri giác và cảm giác có những điểm
khác biệt bao gồm:
-Nếu cảm giác phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính bề ngồi của
sự vật hiện tượng thì tri giác phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính
bề ngồi của sự vật hiện tượng và phản ánh nó theo một cấu trúc nhất

định.

7


-Tri giác là mức độ cao nhất của nhận thức cảm tính trong khi cảm giác
chỉ mới là mức độ đầu tiên.
-Tri giác giúp con người định hướng nhanh chóng và chính xác hơn,
giúp con người điều chỉnh một cách hợp lí hoạt động của mình trong thế
giới, giúp con người phản ánh thế giới có lựa chọn và có tính ý nghĩa.
Cịn cảm giác giúp con người thu nhận nguồn tài liệu trực quan sinh
động, cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động tâm lý cao hơn.
Từ những đặc điểm trên, ta có thể thấy tri giác là một mức độ
cao hơn so với cảm giác. Cảm giác là mức độ đầu tiên, sơ đẳng nhất
của nhận thức cảm tính, xuất hiện ngay khi có một kích thích tác
động lên một giác quan của ta. Tri giác có thể nói là một sự tổng hợp
của các cảm giác, tập hợp tất cả các thuộc tính của sự vật đã được
cảm giác phản ánh lại để có một sự phản ánh đầy đủ hơn, trọn vẹn
hơn về sự vật, hiện tượng đó.
3. Vai trị của cảm giác và tri giác
Cảm giác và tri giác có những vai trị quan trọng trong việc nhận
thức thế giới của con người.
Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người trong hiện
thực khách quan. Nhờ có cảm giác mà ta mới có được những nhận thức
đầu tiên về thế giới xung quanh. Khơng có cảm giác thì con người sẽ
khơng biết được những thuộc tính của các sự vật hiện tượng xung quanh
mình. Ví dụ như một người khiếm thị sẽ không thể biết được thế giới
8



quanh mình trơng như thế nào lúc này, vì thị giác của người đó khơng
hoạt động, nên q trình cảm giác những kích thích dạng hình ảnh
khơng diễn ra.
Cảm giác cung cấp những nguyên liệu cần thiết cho các hình thức
nhận thức cao cấp hơn. Từ các phân tích ở trước, ta đã có kết luận rằng
tri giác là sự tổng hợp của cảm giác, lấy nguyên liệu từ cảm giác, nếu
khơng có cảm giác thì cũng khơng có tri giác và từ đó khơng có cả các
hình thái nhận thức khác.
Cảm giác là điều kiện đảm bảo hoạt động của vỏ não, nhờ đó mà
hoạt động tinh thần của con người được bình thường.
Cảm giác là con đường nhận thức khách quan đặc biệt quan trọng
đối với người khuyết tật. Người khiếm thị có thể nhận ra người thân qua
giọng nói nhờ vào thính giác, nhận biết đồ vật qua xúc giác,…
Cảm giác của con người được chia làm hai loại là cảm giác bên
ngoài và cảm giác bên trong. Cảm giác bên ngồi bao gồm cảm giác
nhìn (thị giác), cảm giác nghe (thính giác), cảm giác ngửi (khứu giác),
cảm giác nếm (vị giác) và cảm giác tiếp xúc (xúc giác). Cảm giác trong
được chia thành cảm giác cơ thể, cảm giác vận động, cảm giác thăng
bằng và cảm giác rung. Mỗi loại cảm giác đều có một vai trò riêng trong
phản ánh các yếu tố khách quan.

9


Tri giác, với tư cách là mức độ nhận thức cảm tính cao hơn cảm
giác, có vai trị vơ cùng quan trọng. Nó là thành phần chính của nhận
thức cảm tính, đặc biệt là ở người trưởng thành.
Tri giác là một điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi và
hoạt động của con người trong môi trường xung quanh. Hình ảnh của tri
giác thực hiện chức năng điều chỉnh các hành động.

Đặc biệt, hình thức tri giác cao nhất, tích cực nhất, chủ động và có
mục đích là quan sát và làm cho tri giác của con người khác xa tri giác
của con vật. Cùng với sự phát triển và phức tạp dần lên của đời sống xã
hội và của các thao tác lao động, quan sát trở thành một mặt tương đối
độc lập của hoạt động và đã trở thành một phương pháp nghiên cứu quan
trọng của khoa học cũng như của nhận thức thực tiễn.
4. Các quy luật của cảm giác
Cảm giác tuân theo một số quy luật nhất định.
Quy luật về ngưỡng của cảm giác
Không phải kích thích nào cũng gây ra cảm giác. Chỉ những kích
thích có cường độ nằm trong một giới hạn nào đó mới có thể gây ra cảm
giác cho cơ thể. Giới hạn đó được gọi là ngưỡng của cảm giác.
Có hai loại ngưỡng tuyệt đối đánh dấu hai đầu mút giới hạn mà ở đó
cơ thể cịn cảm nhận được kích thích:

10


-Ngưỡng tuyệt đối phía trên là cường độ kích thích tối đa vẫn còn gây
cho ta cảm giác.
-Ngưỡng tuyệt đối phía dưới là cường độ kích thích tối thiểu cần thiết để
gây cho ta cảm giác.
Phạm vi nằm giữa ngưỡng tuyệt đối phía dưới và ngưỡng tuyệt đối
phía trên là vùng cảm giác, trong đó có một vùng phản ánh tốt nhất.
Quy luật này được thể hiện qua việc mắt người chỉ có thể nhìn được
các ánh sáng có tần số nằm trong khoảng từ 380nm đến 760nm và phản
ánh tốt nhất với bước sóng 565nm, tai người chỉ có thể nghe thấy âm
thanh có tần số từ 16Hz đến 20kHz và phản ánh tốt nhất với tần số
1kHz.
Tuy nhiên khơng phải tất cả kích thích (nằm trong vùng cảm giác)

với cường độ khác nhau đều gây ra những cảm giác khác nhau, chỉ khi
chúng lệch nhau một khoảng nhất định, cơ thể mới cảm nhận thấy sự
khác biệt. Sự chênh lệch này được gọi là ngưỡng sai biệt. Ngưỡng sai
biệt là mức chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích
thích đủ để ta phân biệt được hai kích thích đó. Ngưỡng sai biệt là hằng
số, đối với cảm giác thị giác là 1/100, với thính giác là 1/10. Một vật
nặng 1kg thì cần thêm vào ít nhất 34g nữa để nhận thấy sự thay đổi khối
lượng của nó.
Quy luật về sự thích ứng của cảm giác

11


Để đảm bảo cho sự phản ánh được tốt nhất và hệ thần kinh không bị
hủy hoại, cảm giác của con người có khả năng thích ứng với các kích
thích. Đó là khả năng thay đổi độ nhạy cảm cho phù hợp với cường độ
kích thích.
Có nhiều kiểu thích ứng:
Cảm giác hồn tồn mất đi khi kích thích kéo dài. Đó chính là quy
luật được thể hiện khi ta ngồi lâu trên xe bt và khơng cịn cảm thấy
mùi hơi nồng nặc nữa, trong khi người mới lên xe thì cảm thấy vơ cùng
khó chịu vì mùi đó. Ở đây, mùi xe khơng hề mất đi, nó vẫn “tấn cơng”
những người mới bước chân lên, nhưng với người đã ngồi lâu trên xe
bt thì cơ thể họ đã thích ứng và mất cảm giác.
Độ nhạy cảm giảm khi cường độ kích thích tăng và ngược lại. Ví dụ
như khi bị chiếu sáng bất ngờ vào mắt thì ta sẽ bị chói mắt và khơng
nhìn thấy gì khác ngồi ánh sáng trắng lóa, một số người cịn có thể bị
mù tạm thời, phải mất một lúc sau mắt mới nhìn lại bình thường được.
Ngược lại, khi đang từ ánh sáng bước vào bóng tối, mắt lại nhạy cảm
hơn.

Mức độ thích ứng của các loại cảm giác khác nhau là không giống
nhau. Khả năng thích ứng của cảm giác là do rèn luyện. Ta có thể thấy
điều này ở những người khiếm thị, tuy rằng khơng nhìn được nhưng họ
lại có xúc giác, vận động giác, cảm giác rung nhạy bén, có thể dễ dàng
phân biệt được các vật bằng cách chạm tay, cảm nhận độ rung, … đó
12


chính là vì họ khơng thể nhìn nên họ sử dụng xúc giác, khứu giác, cảm
giác rung và vận động giác để nhận biết xung quanh, họ rèn luyện các
cảm giác đó thường xun dẫn tới chúng vơ cùng nhạy bén, vơ cùng
chính xác.
Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác
Tính nhạy cảm của cảm giác khơng chỉ thay đổi theo cường độ của
kích thích, nó còn thay đổi dưới tác động của các cảm giác khác. Đó
chính là sự tác động qua lại giữa các cảm giác. Sự tác động đó tuân theo
một quy luật chung: sự kích thích yếu lên một cảm giác này sẽ làm tăng
sự nhạy cảm của cảm giác kia và ngược lại, sự kích thích mạnh lên một
cảm giác này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của cảm giác kia. Ví dụ khi ngồi
học bài, người học sinh thường dấp nước lạnh lên mặt để khỏi buồn ngủ.
Bởi vì cảm giác da mặt bị lạnh nó mạnh hơn, lấn át đi cảm giác mệt mỏi,
lờ đờ của đôi mắt, làm giảm độ nhạy cảm về cảm giác buồn ngủ. Chính
vì thế nó sẽ giúp người học sinh tỉnh táo hơn.
Sự tác động qua lại giữa các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hay
nối tiếp giữa các cảm giác cùng loại hay khác loại. Khi ăn dứa hoặc
bưởi, chúng ta thường chấm muối trước khi đưa vào miệng. Sở dĩ ta làm
như vậy vì nếu như khơng chấm muối, sau khi ăn miếng dứa, miệng và
lưỡi của bạn có cảm giác tê rát, đó là vì ruột quả dứa khơng những có rất
nhiều đường và vitamin C, mà cịn có một chất xúc tác. Chất xúc tác này
đủ mạnh để phân giải lòng trắng trứng, đối với niêm mạc miệng và biểu

13


tầng da non ở lưỡi chúng ta có tác dụng kích thích mạnh. Muối ăn thì lại
có thể ức chế hoạt động của chất xúc tác dứa, cho nên khi ăn dứa mà
chấm muối thì có thể làm giảm sự kích thích với niêm mạc miệng và
lưỡi, đồng thời cũng cảm thấy dứa thơm, ngọt hơn. Sự tác động qua lại
giữa hai cảm giác trên chính là sự tương phản đồng thời. Hay sau khi
nhúng tay vào nước lạnh, một vật nóng 30˚C được cảm nhận như một
vật ấm, mặc dù nhiệt độ của nó thấp hơn nhiệt độ bình thường của da
tay. Chính kích thích lạnh trước đó đã làm tăng sự nhạy cảm của da tay
đối với vật ấm lúc sau, khiến ta có cảm giác như vậy – Đó là tương phản
nối tiếp.
Ngồi ra, các cảm giác có thể chuyển đổi qua nhau. Điều này được
nhận thấy khá rõ khi tăng độ chiếu sáng của phòng hòa nhạc, thì các âm
thanh khơng đáng kể ở sân khấu trở nên to hơn đối với các khác giả.
Cảm giác về độ sáng của thị giác lúc này đã chuyển thành cảm giác về
độ to của thính giác.
Kết luận
Những phân tích trên cho thấy rằng: Cảm giác của con người có thể
phát triển đến vơ cùng, nếu biết rèn luyện đúng lúc, có phương pháp và
kiên trì. Tốt nhất là rèn luyện trong những hoạt động đòi hỏi độ nhạy
cảm ngày càng cao của cảm giác.
Cảm giác giúp con người nhận biết được màu sắc, mùi vị, nhiệt
độ… và biết được trạng thái bên trong cơ thể.
14


Cảm giác là nguồn gốc của sự hiểu biết và là nguồn gốc của sự phát
triển tâm lý con người.

Cảm giác thể hiện mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể với mơi trường
xung quanh và nhờ đó con người có khả năng định hướng, thích nghi với
mơi trường xung quanh.
Cảm giác còn là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt
động của vỏ não, nhờ đó đảm bảo hoạt động tinh thần bình thường của
con người.
Cảm giác là con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt
quan trọng đối với những người bị khuyết tật.
Lời kết
Do vốn kiến thức còn hạn hẹp cũng như thời gian thực hiện chủ đề
khá gấp rút nên không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong
nhận được sự góp ý từ cơ để chúng em có thể hồn thiện hơn bài nghiên
cứu này ạ.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Giáo trình Tâm lý học đại cương (NXB Đại học sư phạm)
-Tâm lý học đại cương (NXB Đại học quốc gia Hà Nội)
-Wikipedia: />
16



×