Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.7 KB, 11 trang )

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TỒN DIỆN
TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ KHƠNG DÙNG
TIỀN MẶT
Tóm tắt
Tài chính toàn diện là một vấn đề đang được quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Với
mục tiêu mang dịch vụ tài chính đến cho mọi người dân và doanh nghiệp, nhiều tổ chức
quốc tế như Liên Hợp quốc, Ngân hàng Thế giới đều cho rằng tài chính tồn diện là giải
pháp quan trọng để đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Trong q trình thực thi tài
chính tồn diện, người ta đã thấy rằng việc đạt được tài chính toàn diện cũng đồng thời
tiến tới một nền kinh tế không dùng tiền mặt. Bài viết hướng tới giải pháp thúc đẩy tài
chính tồn diện với đối tượng cung ứng sản phẩm, dịch vụ và đối tượng sử dụng sản
phẩm dịch vụ tài chính nhằm tăng khả năng tiếp cận sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng
của người dân và doanh nghiệp.
Từ khóa: tài chính tồn diện, nền kinh tế khơng dùng tiền mặt
1.
Khái niệm về tài chính tồn diện
Sự ảnh hưởng của tài chính tồn diện đến phát triển kinh tế xã hội là góp phần xóa
đói giảm nghèo và giảm bất bình đẳng đã được các nhà nghiên cứu, các tổ chức tài chính
quốc tế cũng như Chính phủ các quốc gia ghi nhận. Vì vậy, nhiều chương trình đã được
các tổ chức quốc tế triển khai trong mục tiêu thúc đẩy phát triển tài chính tồn diện, cụ
thể: tổ chức Liên Hợp quốc (LHQ) đã triển khai các chương trình thơng qua Quỹ Đầu tư
phát triển LHQ; các nước G20 đã thống nhất bộ nguyên tắc cho tài chính tồn diện và
đây cũng là những trọng tâm của kế hoạch hành động Nhóm G20. ASEAN coi tài chính
tồn diện là một trong ba trụ cột của Tầm nhìn Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 2025
về hội nhập tài chính và đã thành lập Nhóm cơng tác về tài chính tồn diện để thúc đẩy
lĩnh vực này trong khu vực; Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB) đã xây dựng các chương trình, dự án để thúc đẩy tài chính tồn diện tại nhiều
quốc gia. Có rất nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển đã và đang xây dựng
khuôn khổ, chiến lược quốc gia về tài chính tồn diện như Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia,...
và bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Tại Việt Nam, tài chính tồn diện là khái
niệm cịn khá mới mẻ, tuy các nội dung của tài chính tồn diện đã và đang được các bộ,


ngành triển khai theo chức năng, nhiệm vụ của mình nhưng chưa được đồng bộ và đạt
hiệu quả cao. Vậy tài chính tồn diện là gì?
Một trong những khái niệm xuất hiện sớm nhất của Leyshon and Thrift (1995) đã
xác định “tài chính tồn diện là q trình một số nhóm xã hội và cá nhân nhất định được
tiếp cận với hệ thống tài chính chính thức”. Sinclair (2001) cho rằng “tài chính tồn diện
là khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cần thiết bằng cách thức thích hợp”. Tại Ấn
độ, Uỷ ban Tài chính Tồn diện của Chính phủ định nghĩa tài chính tồn diện là “q
trình đảm bảo các nhóm dân cư thiệt thịi chẳng hạn như tầng lớp yếu thế và nhóm thu
nhập thấp có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính và tín dụng kịp thời và đầy đủ khi cần
thiết với chi phí phải chăng" (Ủy ban Rangarajan, 2008). Khái qt hơn, LHQ cho rằng
tài chính tồn diện là ”cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính với chi phí hợp lý cho người
dân”. Các dịch vụ tài chính cơ bản bao gồm tiết kiệm, tín dụng ngắn hạn và dài hạn, cho
thuê và bao thanh toán, thế chấp, bảo hiểm, trợ cấp, thanh toán, chuyển tiền trong nước
và chuyển tiền quốc tế (Cuốn Sách Xanh, 2006).
1


Từ quan điểm về tài chính tồn diện cho thấy, tài chính tồn diện có tính chất đa
chiều, nó mang đến cho người dân các dịch vụ tài chính chất lượng một cách thuận tiện,
mở rộng khả năng tiếp cận cho tất cả các tầng lớp dân cư, đặc biệt là tầng lớp dân cư có
thu nhập thấp và tạo cơ hội đồng đều và hạn chế bất bình đẳng trong nền kinh tế. Từ đây,
có thể định nghĩa tài chính tồn diện là “q trình đảm bảo khả năng tiếp cận, tính sẵn
sàng và khả năng sử dụng hệ thống tài chính chính thức cho tất cả mọi thành phần của
nền kinh tế”. Theo đó, nhấn mạnh một số khía cạnh của tài chính tồn diện, tức là, khả
năng tiếp cận, tính sẵn sàng và khả năng sử dụng hệ thống tài chính.
2.
Giải pháp thúc đẩy tài chính tồn diện trong xu thế phát triển nền kinh
tế không dùng tiền mặt
2.1.


Giải pháp với đối tượng cung ứng, sản phẩm dịch vụ tài chính

a)

1

Mở rộng mạng lưới chi nhánh, phịng giao dịch, điểm ATM, POS
Rất nhiều nghiên cứu (điển hình như Jones, 2006; Pena và cộng sự, 2014; Kumar,
2013) chỉ ra rằng sự phát triển của mạng lưới chi nhánh của các tổ chức tài có ảnh hưởng
tích cực đến việc tiết kiệm cũng như vay tiền của người dân. Nghiên cứu của Ramji
(2009), Tuesta và cộng sự (2015) cũng chỉ ra rằng khoảng cách địa lý giữa khu dân cư và
các điểm giao dịch là một trong những rào cản quan trọng đối với việc tiếp cận tài chính
tồn diện. Chính vì vậy, để tạo điều kiện cho người sử dụng có điều kiện tiếp cận với nhà
cung ứng dịch vụ tốt hơn, trong điều kiện hiện tại khi người dân vẫn còn lựa chọn giao
dịch trực tiếp tại chi nhánh, các nhà cung ứng vẫn cần tiếp tục phát triển mạng lưới chi
nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch đến các nơi người dân chưa có tiếp cận. Để thực
hiện giải pháp này, nhà cung ứng cần chú ý các điểm sau:
Một là, có thể mở thêm các điểm giao dịch tại xã, đặc biệt tại các xã nông thôn,
miền núi, vùng sâu, vùng xa, các làng nghề, khu công nghiệp, trường đại học, cao đẳng,
các công ty du lịch, đại lý bán vé máy bay, ga xe lửa để thơng qua đó, nhà cung cấp có
thể thực hiện việc bán chéo sản phẩm.
Hai là, mở rộng kênh phân phối điện tử bằng cách đặt thêm máy ATM, POS tại
những nơi điều kiện cho phép, phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dân như trụ sở các
cơ quan hành chính sự nghiệp, các chợ đầu mối, các trung tâm thương mại, khu dân cư
sầm uất, các khu công nghiệp, bệnh viện, các cửa hàng, tại trung tâm các huyện, xã để
giúp người dân thanh toán qua thẻ.
Ba là, mở rộng kênh cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nâng cao số lượng
các kênh phân phối tự động, kênh cung ứng dịch vụ phi tập trung. Phát triển hệ thống
giao dịch trực tuyến nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc giao dịch
với ngân hàng, khắc phục hạn chế về mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch.

Bốn là, tăng cường sự liên kết giữa các tổ chức trong việc cung cấp dịch vụ tài
chính. Đó là tổ chức tín dụng có thể ký kết các thỏa thuận cung cấp dịch vụ tài chính với
các hệ thống bán lẻ, như cửa hàng bách hóa, trạm xăng, bưu điện… nhất là ở các vùng
nơng thôn, vùng sâu, vùng xa. Mối quan hệ hợp tác này có thể giúp cho cả hai bên tập
trung vào những hoạt động cốt lõi và hạn chế được những điểm yếu. Tổ chức tín dụng có
thể tận dụng mạng lưới sẵn có là các nhà cung cấp, cùng với những hiểu biết về phong
1 Gọi chung là điểm giao dịch, bao gồm cả live bank, điểm giao dịch điện tử

2


tục và tập quán ở từng khu vực để mở rộng tiếp cận dịch vụ tài chính.
Năm là, mở rộng mơ hình giao dịch ngân hàng tự động (livebank). Đây là mơ hình
hiện đại nhất hiện nay cho phép khách hàng có thể thực hiện nhiều loại giao dịch, đồng
thời, tương tác với thiết bị như đang giao dịch thực tế với nhân viên ngân hàng. Mơ hình
này sẽ đáp ứng xu hướng phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng trong việc gia tăng chất
lượng dịch vụ và mạng lưới phục vụ khách hàng, nhất là với khu vực đông dân cư, các
vùng xa trung tâm, nơi ngân hàng chưa có khả năng mở điểm giao dịch truyền thống.
Thơng qua ngân hàng số, các giao dịch như chuyển tiền trong và ngồi hệ thống, chuyển
tiền quốc tế, thanh tốn hóa đơn, vay nợ ngân hàng, gửi tiền tiết kiệm, tham gia các sản
phẩm tài chính như bảo hiểm, đầu tư, quản lý tài chính cá nhân, doanh nghiệp và các tiện
ích khác đều khơng cần phải đến chi nhánh ngân hàng, từ đó, giảm thiểu đến mức tối đa
những thủ tục giấy tờ liên quan và giao dịch không phải giấy tờ sẽ là xu thế phát triển
mạnh. Khi áp dụng mơ hình số, các ngân hàng cần phải tăng cường theo dõi, giám sát và
thực thi các quy định tài chính nhằm đảm bảo an tồn hệ thống và duy trì ổn định tài
chính.
b) Thành lập các ngân hàng đại lý
Kinh nghiệm của các quốc gia phát triển tài chính tồn diện (ví dụ: Indonesia, Thái
Lan, Maylsia, Brazil…) cho thấy rằng một trong những chính sách làm nên sự thành
cơng trong tài chính tồn diện đó là mơ hình ngân hàng đại lý. Trong mơ hình ngân hàng

đại lý, đại diện của một ngân hàng (nhưng không phải nhân viên ngân hàng) có trách
nhiệm vận hành các giao dịch nhân danh một hay nhiều ngân hàng ở bên ngồi phạm vi
mạng lưới chi nhánh của ngân hàng đó. Đại lý ngân hàng có thể là một địa điểm cố định
cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khách hàng để hưởng hoa hồng ở những nơi trước đây
khơng có ngân hàng, hoặc là những nhân viên ngân hàng di động định kỳ đi đến những
địa điểm xa xôi để cung cấp dịch vụ tài chính cơ bản. Nhờ sự hữu ích và tiện dụng của
ngân hàng đại lý (quy trình mở tài khoản đơn giản, thực hiện một số dịch vụ đơn giản
như chuyển tiền, thanh tốn hóa đơn, dịch vụ tiện ích giúp khách hàng giao dịch kịp thời,
thuận tiện và tiết kiệm chi phí vì khách hàng không phải di chuyển quá xa nơi cư trú) sẽ
làm tăng số lượng người tiếp cận và sử dụng dịch vụ lên nhanh chóng.
Mơ hình này nếu được áp dụng sẽ gỡ bỏ những rào cản địa lý trong việc nhiều xã,
huyện khơng có chi nhánh ngân hàng. Các cửa hàng bán lẻ, đại lý xổ số và bưu điện được
liên kết với nhiều tổ chức tài chính để làm đại lý và sử dụng các thiết bị hoặc điện thoại
di động hoạt động tức thời, để họ thực hiện giao dịch thay cho các tổ chức mà mình liên
kết. Điều này cho phép các ngân hàng tạo ra nhiều điểm tiếp cận thuận tiện hơn cho
khách hàng hiện tại, giảm tắc nghẽn ở chi nhánh và giành được sự hiện diện rộng hơn về
mặt địa lý mà không cần phải đầu tư vào trụ sở chi nhánh truyền thống. Mơ hình ngân
hàng đại lý có thể đến được với cả những người khơng có điện thoại di động và có khả
năng cung cấp nhiều dịch vụ hơn so với ngân hàng di động, chẳng hạn như bảo hiểm và
tín dụng.
Một tổ chức tài chính được cấp phép hoạt động (điển hình là ngân hàng) cung cấp
dịch vụ tài chính thông qua các đại lý. Điều này nghĩa là ngân hàng sẽ phát triển và cung
ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính nhưng phân phối chúng qua các đại lý. Ngân hàng vẫn là
người cung cấp dịch vụ tài chính, đồng thời là người quản lý, duy trì tài khoản của khách
hàng. Đại lý sẽ giao dịch trực tiếp với khách hàng, bao gồm thực hiện chức năng nhận
tiền - ứng tiền mặt thay cho khách hàng. Điều này tương tự như giao dịch viên tại một chi
nhánh/phòng giao dịch thực hiện nhận tiền gửi hoặc rút tiền cho khách hàng. Đại lý còn
3



có thể giải quyết cả q trình mở tài khoản, thậm chí thẩm định và cung cấp dịch vụ vay
vốn cho khách hàng.
Mỗi đại lý phải được trang bị một số thiết bị và hạ tầng công nghệ cần thiết để kết
nối trực tiếp với ngân hàng khi tiến hành các giao dịch tài chính. Các trang thiết bị điện
tử này thường là một máy chấp nhận thẻ POS kết nối trực tuyến với hệ thống máy chủ
(hệ thống core banking) của ngân hàng chủ quản, máy đọc mã vạch, máy tính, điện thoại
di động. Khi thực hiện giao dịch với khách hàng, đại lý sẽ tiến hành xác thực nhân thân
khách hàng (thực hiện bằng một đầu đọc thẻ căn cước và/hoặc thiết bị quét vân tay được
tích hợp với máy POS, mật khẩu, mã PIN). Với các giao dịch có liên quan đến tiền mặt
thì tiền mặt được đại lý trực tiếp nhận hoặc ứng tiền mặt cho khách hàng, đồng thời, các
bút tốn tương ứng ghi nợ/có tài khoản của khách hàng và đại lý sẽ được ngân hàng hạch
tốn tại ngân hàng. Một thơng điệp điện tử của giao dịch đó sẽ được truyền trực tiếp từ
đại lý đến ngân hàng chủ quản của đại lý theo thời gian thực. Thông thường, ngân hàng
chủ quản yêu cầu đại lý phải duy trì một mức tiền mặt nhất định tại tài khoản mở tại ngân
hàng hoặc ngân hàng duy trì một hạn mức tín dụng cho mỗi đại lý. Quy trình giao dịch
với thẻ ngân hàng tại đại lý sẽ đơn giản hơn. Khi khách hàng sử dụng thẻ để rút tiền, nạp
tiền hay chuyển khoản, đại lý sẽ lựa chọn giao dịch trên máy POS và thực hiện giao dịch
bằng thẻ của khách hàng sau khi khách hàng nhập mã PIN. Máy POS kết nối với máy
chủ của ngân hàng chủ quản sẽ xác thực và giao dịch hồn thành với một hóa đơn được
in ra.
Ngồi giúp ngân hàng phục vụ được nhiều đối tượng khách hàng ở vùng sâu, vùng
xa, ngân hàng đại lý mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng. Đại lý cũng có chi phí hoạt
động thấp hơn (khoảng 3 lần) so với kênh chi nhánh ngân hàng do giảm thiểu chi phí cố
định nhờ tận dụng các cửa hàng bán lẻ sẵn có, khơng mất chi phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng
(Vũ Thị Hải Yến, 2018). Cơ hội tiếp cận, sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng hiện
có cũng như khách hàng mới đều được tăng lên, làm tăng cơ sở khách hàng và doanh thu
cho ngân hàng. Như vậy, rõ ràng ngân hàng đại lý là cách thức hiệu quả để nâng cao khả
năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho người dân nơng thơn, vùng sâu, vùng xa ở những nơi
khơng có các chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng, động lực thúc đẩy tài chính tồn
diện. Để giải pháp này đi vào hoạt động, cần chú ý một số điểm sau:

Thứ nhất, cần thiết phải xây dựng một khuôn khổ pháp lý phù hợp cho mơ hình
đại lý ngân hàng hoạt động. Khn khổ pháp lý cần quy định rõ ai được làm đại lý và
những điều kiện phải đáp ứng là gì, bao gồm cả những yêu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Cần mở rộng hành lang pháp lý đối với việc thành lập và vận hành các đại lý ủy quyền
của ngân hàng cùng với những quy định cụ thể về tiêu chuẩn chọn lựa và hình thức hoạt
động của đại lý. Nghiên cứu hành lang pháp lý cho các loại dịch vụ mà các đại lý được và
không được phép cung cấp. Đồng thời, hỗ trợ các đại lý ủy quyền thực hiện tốt nhiệm vụ
của ngân hàng bên cạnh phòng chống rửa tiền, hạn chế rủi ro và bảo mật thông tin.
Tại Việt Nam, trên cơ sở Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh tốn khơng dùng
tiền mặt, NHNN đã có Thơng tư số 39/2014/TT-NHNN hướng dẫn nghiệp vụ trung gian
thanh tốn. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có khung pháp lý cụ thể cho các đại lý ủy quyền
của ngân hàng: Nghị định ban hành chung cho các dịch vụ thanh toán trung gian bao gồm
dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử và dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán (thu hộ,
chi hộ, chuyển tiền điện tử, ví điện tử).
Thứ hai, để bảo vệ quyền lợi của khách hàng, cần quy định cụ thể về hoạt động
của đại lý ngân hàng, bao gồm nghĩa vụ và trách nhiệm của ngân hàng, các giới hạn giao
4


dịch nhằm hạn chế sử dụng tiền mặt; hoạt động đào tạo nhân viên đại lý ngân hàng, cụ
thể là các hoạt động được phép và nghiêm cấm thực hiện bởi các đại lý ngân hàng, các
yêu cầu về công nghệ thông tin…; hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, cũng như xử
lý hành vi vi phạm của cơ quan chức năng đối với hoạt động của đại lý ngân hàng, gửi
báo cáo hàng năm, đồng thời, đảm bảo tính kịp thời và chính xác của báo cáo.
c) Nâng cao năng lực hoạt động các loại hình tổ chức cung ứng
Mục tiêu của tài chính tồn diện là để các dịch vụ tài chính cơ bản được cung cấp
đến những đối tượng bị loại trừ tài chính theo cách thức phù hợp, thông qua các kênh
phân phối từ truyền thống đến hiện đại. Và để thực hiện được mục tiêu này, chúng ta cần
nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức cung ứng. Cụ thể:
Thứ nhất, nâng cao năng lực và phát huy vai trò của Quỹ tín dụng nhân dân

(QTDND), cùng những loại hình định chế đặc biệt khác như Ngân hàng chính sách xã
hội, Ngân hàng Nông nghiệp và PHát triển Nông thôn Việt Nam… để hướng tới sự bao
phủ rộng khắp mạng lưới cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính. Xây dựng các giải pháp
cụ thể đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng
Hợp tác xã và QTDND, cụ thể:
+ Hiện đại hóa cơng nghệ để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Trong đó,
đặc biệt chú trọng đến khả năng quảng bá sản phẩm, chủ động tiếp cận và tạo sự thuận
tiện cho khách hàng thông qua các nền tảng công nghệ như website, mạng xã hội, các
tiện ích trên điện thoại di động.
+ Đa dạng hóa danh mục sản phẩm, tiến đến cung cấp trọn gói dịch vụ tài chính
cho khách hàng chứ không chỉ dừng lại ở các sản phẩm truyền thống như tín dụng và tiết
kiệm.
+ Có chiến lược tiếp cận và cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho đối tượng khách hàng
trẻ tuổi, đây là thế hệ khách hàng có nhiều đặc điểm mới về nhu cầu, sở thích rất khác với
khách hàng truyền thống
+ Trở thành một đối tác trong làn sóng ngân hàng đại lý: việc cạnh tranh trực tiếp
với các ngân hàng thương mại và công ty tài chính theo hướng đi thứ nhất sẽ địi hỏi các
QTDND đầu tư rất nhiều về nguồn vốn, công nghệ, nhân lực. Đây là một thách thức rất
lớn đối với các QTDND, đặc biệt là với các QTDND có quy mơ nhỏ. Do vậy, QTDND
hồn tồn có thể chuyển từ trạng thái đối thủ sang đối tác, có nghĩa là trở thành đại lý cho
một số dịch vụ của ngân hàng thương mại. Việc trở thành đại lý của các ngân hàng
thương mại đối với các QTDND là hoàn toàn có tính khả thi xét trên góc đối pháp lý và
lợi ích kinh tế.
Thứ hai là, nâng cao năng lực hệ thống các tổ chức tài chính vi mơ: Hệ thống tài
chính vi mơ đóng vai trị quan trọng đối với công cuộc giảm nghèo và hỗ trợ phát triển.
Hệ thống tài chính vi mơ ở Việt nam bao gồm ở các khu vực chính thức, khu vực bán
chính thức và khu vực phi chính thức. Trước thực trạng một bộ phận lớn người dân có thu
nhập thấp khơng đủ điều kiện tiếp cận vốn từ những kênh chính thức đã phải vay vốn từ
những khu vực khơng chính thức với chi phí lớn và rủi ro cao. Tài chính vi mô là kênh
cung ứng vốn quan trọng cho người nghèo. Do vậy, việc chú trọng phát triển hệ thống tài

chính vi mơ là một yếu tố quan trọng để thực hiện mục tiêu tài chính tồn diện đã được
kiểm chứng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Để làm được điều này cần hồn thiện khn
khổ pháp lý về hoạt động tài chính vi mơ theo hướng khuyến khích/ưu đãi về tài chính và
tăng cường năng lực quản trị và hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô. Đồng thời,
5


mở rộng phạm vi hoạt động của các tổ chức tài chính vi mơ, từng bước tăng tính tự chủ
hoạt động và tự chủ tài chính của các tổ chức này để bảo đảm sự bền vững.
Thứ ba, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống các ngân hàng thương mại.
Hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng và hệ thống thanh tốn, chú trọng hoạt động
Marketing, đa dạng hóa và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại
dựa trên công nghệ hiện đại. Cùng với việc hiện đại hóa cơng nghệ, các ngân hàng
thương mại cần có chính sách khai thác cơng nghệ hiệu quả thơng qua việc phát triển
những sản phẩm và nhóm sản phẩm dựa trên công nghệ cao, nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ, tạo ra sự đa dạng trong lựa chọn sản phẩm và tăng
cường bán chéo sản phẩm đến khách hàng. Đồng thời, việc phát triển đa dạng hóa sản
phẩm dịch vụ cũng sẽ góp phần phân tán và hạn chế bớt rủi ro trong q trình hoạt động.
Bên cạnh đó, cần cải cách bộ máy quản lý điều hành theo tư duy kinh doanh mới,
xây dựng chuẩn hóa và văn bản hóa tồn bộ quy trình nghiệp vụ của các hoạt động chủ
yếu của ngân hàng thương mại, thực hiện cải cách hành chính doanh nghiệp.
Ngồi ra, xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn, ngân hàng và khách hàng
ln gắn bó với nhau, phải tạo ra, giữ vững và phát triển mối quan hệ lâu bền với tất cả
khách hàng. Cần đánh giá cao khách hàng truyền thống và khách hàng có uy tín trong
giao dịch ngân hàng. Đối với những khách hàng này, khi xây dựng chiến lược ngân hàng
phải hết sức quan tâm, gắn hoạt động của ngân hàng với hoạt động của khách hàng, thẩm
định và đầu tư kịp thời các dự án có hiệu quả rõ ràng. Về chiến lược thu hút tiền gửi, cần
xây dựng một hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp nhằm tạo cho dân chúng thói quen
sử dụng tài khoản ngân hàng và những thủ tục rắc rối cần được cắt giảm. Đồng thời, để
đẩy mạnh tín dụng cần tạo được quy trình cung cấp linh hoạt sản phẩm của ngân hàng,

đặc biệt đối với khách hàng tiềm năng có thể đưa ra điều kiện cho vay và lãi suất ưu đãi
hơn theo thoả thuận giữa hai bên.
2.2. Nhóm giải pháp hướng tới đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính
a) Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục tài chính đối với người sử
dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính
Bên cạnh các yếu tố ngoại cảnh của thị trường tài chính, các yếu tố nội tại thuộc
về bản thân người tiêu dùng, bao gồm cả hiểu biết tài chính cũng ảnh hưởng trực tiếp đến
sự phát triển của tài chính tồn diện. Do đó, một trong những giải pháp mà quốc gia
muốn đạt được thành công trong chiến lược là giáo dục tài chính. Giáo dục tài chính liên
quan đến q trình nâng cao cách mọi người xử lý, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài
chính sẵn có. Nói cách khác, giáo dục tài chính là q trình giúp nâng cao dân trí tài
chính của mỗi cá nhân. Khi dân trí tài chính tốt hơn, cá nhân thực hiện hành vi tài chính
sẽ có xu hướng sử dụng tiền hiệu quả hơn, có khả năng lập ngân sách, lên kế hoạch và
thực hiện tiết kiệm, kiểm soát chi tiêu, đầu tư và thanh toán nghĩa vụ nợ đúng hạn. Đây là
nền tảng cơ bản để tài chính tồn diện phát triển.
Theo OECD (2005) giáo dục tài chính là q trình có trình tự mà người tiêu
dùng/nhà đầu tư tài chính (gọi chung là người sử dụng dịch vụ tài chính) được hướng dẫn
và/hoặc được khuyến khích nâng cao hiểu biết tổng hợp về các sản phẩm tài chính, bao
gồm khái niệm, những rủi ro tiềm tàng và những thơng tin khác. Hiểu biết tài chính giúp
người tiêu dùng tài chính cải thiện kỹ năng kiểm sốt rủi ro/bất chắc, từ đó, tận dụng tốt
6


các cơ hội tài chính và biết tìm kiếm các địa chỉ tư vấn khi cần thiết để nâng cao phúc lợi
tài chính của mình.
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng giáo dục tài chính giúp cải thiện dân trí tài
chính, làm tăng khả năng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Nghiên cứu của
Shankar (2013) chỉ rõ sự phát triển của tài chính tồn diện phụ thuộc vào nhận thức của
người dân và văn hóa sử dụng sản phẩm tài chính trong xã hội. Người sử dụng sản phẩm
tài chính cần hiểu rằng: sản phẩm của giáo dục tài chính là nâng cao dân trí về tài chính

(World Bank, 2013). Cohen (2010) cho thấy năng lực tài chính giúp khách hàng tiếp cận
với sản phẩm phù hợp trên thị trường. Tương tự, nghiên cứu của F. Elsa và C. Monticone
(2011) cho thấy giáo dục tài chính giúp tăng cường trình độ dân trí về tài chính cho tầng
lớp trung lưu tại các nền kinh tế mới nổi làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm tài chính
phức tạp, bao gồm cả các giao dịch trên thị trường chứng khoán.
Để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục tài chính cần đẩy mạnh
tăng cường truyền thông. Các kênh truyền thông hiệu quả hiện nay là các phương tiện
thông tin đại chúng, mạng xã hội, nội dung truyền thông nên được lồng ghép vào các
chương trình thu hút nhiều khán giả. Truyền thơng về tầm quan trọng của giáo dục tài
chính cịn góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề giáo dục nói chung và dân trí tài chính
nói riêng.
b) Nâng cao dân trí tài chính cá nhân bằng việc tham gia các chương trình cung
cấp kiến thức tài chính
Những khó khăn, vấn đề trong tài chính có thể gặp phải ở bất kì độ tuổi nào và
trong nhiều hồn cảnh khác nhau. Mỗi thành viên trong xã hội cần đảm bảo có sự nhận
thức tốt về giáo dục tài chính; chủ động tăng cường sự học tập hay tham gia các khoá
giáo dục tài chính càng sớm càng tốt cùng với các chuyên ngành cần thiết khác để tự cải
thiện dân trí tài chính cho bản thân, tránh xa được các cạm bẫy tài chính để giảm thiểu
các tác hại của việc đưa ra quyết định tài chính sai lầm, gây hậu quả lâu dài đến cuộc
sống của mình và gia đình.
Simon Starcek và cộng sự (2013) đã đưa ra khung giáo dục tài chính. Sơ đồ 1 cho
thấy kiến thức tài chính cần được cập nhật ở tất cả các lứa tuổi. Đây là một quá trình trọn
đời và cần sự tham gia của nhiều bên, từ cấp chính sách và chiến lược đến cấp độ người
tiêu dùng.

7


Sơ đờ 1: Cấp đợ giáo dục tài chính
Chính sách và chiến lược


Giáo dục tài chính

Nhóm mục tiêu
(xem xét sự liên kết theo chiêu ngang của các chính sách liên
quan)

Học sinh trường mẫu
giáo và trường tiểu học

Trải nghiệm cuộc sống
hàng ngày

Tổ chức giáo
dục

8

Học sinh trường
trung học cơ sở

Sinh viên, người trẻ
tuổi, cha mẹ, người già

Người trẻ tuổi không được học hành, nhóm khơng
đủ trình độ học vấn, thất nghiệp, nợ nần; người
yếu thế trong xã hội và bị loại trừ tài chính

Nắm vững các kiến thức cơ bản về lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, hưu trí, thuế
(tăng tri thức tài chính và văn hóa tài chính, quy ước nghề nghiệp và hịa nhập)


Ngân hàng

Tổ chức bảo
hiểm

Chương trình giảng dạy
theo hệ thống và điều
chỉnh theo nhu cầu để
tăng kỹ năng tài chính của
cá nhân

Thị trường vốn

Tổ chức phi
chính phủ

Nhà giáo dục

Công cụ, vật
liệu….

Cơ quan nhà
nước


Từ khung giáo dục tài chính như trên, có thể đề xuất một số giải pháp cụ thể
cho giáo dục tài chính như sau:
Thứ nhất, về nguyên tắc, giáo dục tài chính cần được xem là một q trình trọn
đời. Khi thiết kế chương trình về giáo dục tài chính, cần phải bắt nguồn từ nguyên tắc

này. Mỗi nhóm mục tiêu cần có sự tiếp cận tùy theo với mức độ trưởng thành, cần có
trình độ kiến thức phù hợp với nhu cầu hoặc phù hợp để đưa ra quyết định. Khi phát
triển các kỹ năng tài chính cần phải xây dựng được các kỹ năng và kiến thức cơ bản
trong điều chỉnh chi phí với thu nhập, theo dõi tài chính cá nhân, lập kế hoạch tài
chính, tiên đốn rủi ro chung và tìm kiếm sự tư vấn.
Thứ hai, giáo dục tài chính từ trường mẫu giáo. Nhiều nghiên cứu đã khẳng
định rằng trẻ em nên bắt đầu có những am hiểu về tài chính ngay tại gia đình và từ cha
mẹ của trẻ. Giảng dạy tại các trường mẫu giáo hỗ trợ cho nguyên tắc học tập tích cực
và đảm bảo khả năng diễn đạt bằng lời nói và các hình thức diễn đạt khác, nhờ sự tập
trung, để đảm bảo và thúc đẩy một môi trường học tập thoải mái và được phép tiến
hành giảng dạy theo giáo án, giảng dạy tự phát và giảng dạy theo sáng kiến cá nhân
của trẻ.
Thứ ba, giáo dục tài chính cho giới trẻ, đây là đối tượng cần quan tâm đặc biệt
trong chiến lược giáo dục tài chính nói riêng và chiến lược tài chính tồn diện nói
chung; đối tượng này là tương lai của nền kinh tế/tài chính Việt Nam. Người trẻ tuổi
cũng là một trong những nhóm người tiêu dùng năng động nhất. Khi phát triển các kỹ
năng tài chính ở cấp trung học cơ sở cần phải tập trung vào phát triển kỹ năng và kiến
thức để điều chỉnh chi phí với thu nhập, theo dõi tài chính cá nhân và lập kế hoạch tài
chính, nhận biết các sản phẩm/dịch vụ tài chính cơ bản, nguyên tắc rủi ro, vai trị của
nhà thầu, cơ quan kiểm sốt và tổ chức tiêu dùng. Các bạn trẻ rất năng động trong việc
thu thập các dữ liệu thông tin (Internet, mạng xã hội) và trong việc sử dụng các kênh
và dịch vụ truyền thông hiện đại nhất. Những người trẻ tuổi khi bước vào lĩnh vực tài
chính và làm việc với các tổ chức tài chính sẽ đối mặt với nhiều rủi ro liên quan đến
tiêu dùng, cho vay, tín dụng, tiền thuê nhà… Người trẻ tuổi, vì thiếu kiến thức tài
chính và thiếu kinh nghiệm, nên sẽ tiếp xúc với nhiều hoạt động tài chính đáng ngờ
trên web (mua trên mạng internet) hoặc thậm chí là lừa đảo (trốn thuế, lợi dụng danh
tính...). Do đó, cần có chương trình giáo dục tài chính nhằm cung cấp kiến thức, kỹ
năng tài chính về thẻ tín dụng, vay tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm và khuyến khích các
đối tượng này tham gia.
Thứ tư, giáo dục tài chính cho phụ nữ. Anthes và Most (2000) khẳng định phụ

nữ thường có xu hướng khơng tin tưởng bản thân mình có khả năng quản lý tiền bạc,
đầu tư tốt và cảm thấy mình khơng độc lập về tài chính. Lý giải cho nguyên nhân này,
Anthest và Most (2000) giải thích rằng xuất phát từ sự khác biệt giữa hai giới, nữ giới
thường có thu nhập ít hơn, thời gian làm việc ít hơn, cơ hội việc làm cũng không
nhiều bằng nam giới. Hơn thế, phụ nữ thường khơng quan tâm tới các chương trình
giáo dục tài chính và khơng tự tin trong việc quản lý tiền bạc (Lusardi và Mitchell,
2008). Vì vậy, Goldsmiths (2006) tin tưởng rằng giáo dục tài chính là một trong những
cơng cụ hiệu quả khiến phụ nữ có thể cảm thấy tự tin hơn trong các quyết định về tài
chính. Do vậy, với đối tượng này cần có thể các kiến thức tài chính cần thiết như sử
dụng các dịch vụ ngân hàng; thẻ ATM/thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, các khoản vay thế
chấp; thực hiện được các giao dịch ngân hàng; các rủi ro và lợi nhuận, về đa dạng hóa tài
sản và phịng tránh rủi ro; các thủ đoạn lừa đảo tài chính, gian lận tiền tệ và cách phòng
9


chống; kiến thức cơ bản về quản lý tài chính gia đình tài chính doanh nghiệp và khởi
nghiệp; các sản phẩm bảo hiểm.
Thứ năm, giáo dục tài chính cho đối tượng bà con nông dân, dân vùng sâu vùng
xa. Với dân số Việt Nam hiện nay, đối tượng này đang là đa số. Do vậy, đối tượng này
cần có chương trình giáo dục tài chính riêng biệt và chú trọng và tăng hiểu biết, nhận
thức về các vấn đề tài chính tiền tệ cơ bản là liên quan đến nơng nghiệp, nơng thơn,
xóa đói giảm nghèo. Cần làm cho người dân ở những vùng này hiểu rõ và sử dụng
được các sản phẩm tín dụng nơng nghiệp, các sản phẩm tín dụng cho người nghèo,
cách thức về phịng chống lừa đảo tài chính, hạn chế tín dụng nặng lãi, tín dụng đen và
nắm được những kiến thức tài chính như: (1) các sản phẩm ngân hàng (sản phẩm
thông thường); (2) sử dụng các dịch vụ ngân hàng (ví dụ khoản vay cho người nghèo);
(3) tiết kiệm tiền (khoản nhỏ); (4) kiến thức khi thực hiện các giao dịch ngân hàng; (5)
hiểu về quản lý tài chính gia đình cũng như các thủ đoạn lừa đảo tài chính, gian lận
tiền tệ và cách phịng chống (hình thức đơn giản).
Thứ sáu, giáo dục tài chính cho đối tượng người già. Trên phương diện đào tạo,

nhìn chung người già ở vào giai đoạn khó học thêm được (un-teachabe moments),
người già thuộc vào nhóm “thế hệ cũ” (older generation), thường sống theo kinh
nghiệm và cũng chậm hơn so hơn thế hệ trẻ (nhất là về cơng nghệ mới) nên có xu
hướng e ngại với cơng nghệ mới và cũng vì vậy dễ bị mắc vào các trị lừa đảo tài
chính tinh vi. Các chương trình giáo dục tài chính phù hợp cho người già là hướng dẫn
các sản phẩm mới, công nghệ mới của ngân hàng như thẻ ATM/thẻ ghi nợ, thẻ tín
dụng, cách thức tránh các sai sót khi giao dịch ngân hàng hiện nay (do công nghệ
mới/giao diện mới), cách chống/hạn chế lừa đảo qua mạng là cần thiết.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1.
Dự thảo về tài chính tồn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030.
2.
Phạm Xuân Hòe ( 2019), lợi thế của Fintech, sự hợp tác với ngân hàng
và thách thức nguồn nhân lực, Tạp chí Thị trường Tài chính - Tiền tệ số 19/2019
3.
Ninh Thị Thúy Ngân ( 2019), Hợp tác giữa ngân hàng và công ty
Fintech tại Việt Nam: Một số vấn đề đặt ra, Tạp chi Tài chính, 2019.
4.
Vũ Thị Hải Yến ( 2018), mơ hình đại lý ngân hàng: thực tiễn quốc tế và
những khuyến nghị chính sách cho Việt Nam, Tạo chí Ngân hàng, số 24/2018.
Tài liệu Tiếng Anh
1.
Anthes, W., & Most, B. (2000). Frozen in the headlights: The dynamic
of women and money. Journal of Financial Planning, 13.9., pp 130-142.
2.
G.Antonia, R.Kouwenberg, and L.Menkhoff, (2015). Childhood roots of
financial literacy, Journal of Economic Psychology, 51, pp 114-133
3.

Clamara, N., Pena, X. va Tuesta, D. (2014), Factors that matter for
financial inclusion: Evidence from Peru, BBVA Research, Mardrid.
4.
Cohen (2010). Financial literacy: A step for clinets towards financial
inclsion. 2011 global microcredit submmit, commission work shop paper, november
14-17, 2011 – Valladolid, Spain.
10


5.
Donnelly, J. H., Jr. (1991). Six Ss for new product success. Bank
Marketing, 23(5), 36.
6.
Goldsmith, R. E., & Goldsmith, E. B. (2006). The effects of investment
education on gender differences in financial knowledge. Journal of Personal Finance,
5, (2), pp 55-89.
7.
Lusardi A, Mitchell, OS. (2006). Financial literacy and planning:
implications for retirement wellbeing. Work. Pap. Pension Res. Council, Univ.
Pennsylvania, Philadelphia
8.
Leyshon, T., (1995), Geographies of financial exclusion: financial
abandonment in Britain and the United States, Transactions of the Institute of British
Geographers New Series, 20, pp.312–41
9.
Jones, P.A. (2006), Giving credit where it’s due: promoting financial
inclusion through quality credit unions. Local Economy, Vol.21, No1, 36-48.
10.
Kumar, N. (2013) "Financial inclusion and its determinants: evidence
from India", Journal of Financial Economic Policy , Vol. 5 Issue: 1, pp.4-19,

11.
Ramji, M. (2009), Financial inclusion in Gulbarga: Finding usage in
access, Institute for Financial Management and Research. Centrer for Micro Finance,
Working Paper Series No.26.
12.
Simon Starček , 2013, The meaning and concept of financial education
in the society of economic changes, Management Konowledge and Learning,
International conference, June 2013, Zadar, Croatia
13.
Shankar, S. (2013), Financial inclusion in India: Do microfinance
institutions address access barriers?, ACRN Journal of Entrepreneurship
Perspectives. Vol.2, Issue 1, p.60-74
14.
Sinclair S. P., (2001), Financial exclusion: An introductory survey,
Report of Centre for Research in Socially Inclusive Services, Heriot-Watt University,
Edinburgh.
15.
OECD (2005b), Improving Financial Literacy: Analysis of Issues and
Policies
16.
OECD (2012), “Financial education For micro, small and medium-sized
enterprises in Asia”
17.
Pena, X., Hoyo,C. va Tuesta,D. (2014), Determnants of financial
inclusion in Mexico base on the 2012 National Financial Inclusion Survey (ENIF),
BBVA Research, Madrid.
18.
Tuesta,D., Sorensen,G., Haring,A. va Camara, N. (2015), Financial
inclusion and its determinants: the case of Argentina. BBVA Research, Mardrid.


11



×