Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Quan điểm toàn diện trong vấn đề phát triển nền nông nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.37 KB, 14 trang )

A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết nước ta là một nước có xuất phát điểm là nông nghiệp có tới 70% dân cư sống
bằng sản xuất nông nghiệp, chính vì vậy vấn đề phát triển nông nghiệp và đằng sau nó là vấn đề nông thôn là
niềm trăn trở thường xuyên của Đảng, Nhà nước và các cấp lãnh đạo của ta. Tư tưởng của Đảng về nông
nghiệp thể hiện rất rõ trong việc xác định vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam và những giải
pháp để phát triển nông nghiệp.
Trong tư tưởng của Đảng nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh
tế cũng như trong việc nâng cao đời sống người dân Việt Nam. Theo như chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “ Việt
Nam là một nước sống bằng nông nghiệp. Nền kinh tế nước ta lấy công nông làm gốc. Trong công cuộc xây
dựng Nhà nước, Chính phủ trông mong vào nhân dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta
giàu thì nước ta giàu, nông dân ta thịnh thì nước ta thịnh”. Và “… nước ta muốn phát triển công nghiệp, phát
triển kinh tế nói chung phải lấy phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính”.
Khi xác định được tầm quan trọng này của nông nghiệp, em quyết định chọn đề tài “Quan điểm toàn
diện trong vấn đề phát triển nền nông nghiệp Việt Nam”. Để mong có thể tìm hiểu thêm về việc phát triển
nền kinh tế nông nghiệp nước nhà.
Do những hạn chế về thời gian và tài liệu thu thập nên không tránh khỏi những thiếu sót trong quá
trình làm bài. Nhưng được sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Ngọc Anh, em xin cố gắng hết sức để
hoàn thành bài tiểu luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
B. NỘI DUNG
Chương I
QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN LÀ MỘT TRONG NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT, NÓ ĐÒI HỎI CHÚNG TA PHẢI NHẬN THỨC
VỀ SỰ VẬT TRONG MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
Phép biện chứng duy vật được xác định trên cơ sở một hệ thống những nguyên lí, những phạm trù cơ
bản, những quy luật phổ biến phản ánh đúng đắn hiện thực. Trong hệ thống đó nguyên lí về mối quan hệ phổ
biến và nguyên lí về sự phát triển là hai nguyên lí khái quát nhất. Vì thế Pb.Anghen đã định nghĩa: “Phép biện
chứng chẳng qua là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của
xã hội loài người và của tư duy”.
1.1. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và các tính chất của mối liên
hệ


1.1.1. Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
Các sự vật các hiện tượng và các quá trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ tác động lẫn nhau
chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Nếu chúng liên hệ qua lại thì cái gì quy định mối liên hệ đó.
Trong lịch sử triết học để trả lời những câu hỏi đó ta thấy rất nhiều những quan điểm khác nhau.
Nhưng suy cho cùng thì như chúng ta thấy quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng vẫn là đúng đắn hơn
cả.
Trả lời cho câu hỏi thứ nhất những người theo quan điểm biện chứng cho rằng các sự vật, hiện tượng,
các quá trình khác nhau, vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Chẳng hạn
trong những tác động đến sự sinh trưởng phát triển của cây lúa không chỉ là yếu tố đất đai nguồn nước, thời
tiết mà còn cả yếu tố quan trọng khác như phân gio, giống lúa và đặc biệt là công chăm sóc của người nông
dân…
Trả lời câu hỏi thứ hai thì những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất
vật chất của thế giới là cơ sỏ của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng, các sự vật hiện tượng tạo thành thế
giới, dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng đều là các dạng khác nhau của một thế
giới duy nhất, thống nhất - thế giới vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó chúng không thể tồn tại biệt lập tách
rời, mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Chính trên cơ sở
đó triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng mối liên hệ là phạm trừ triết học dùng để chỉ sự quy định, sự
tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, một
hiện tượng trong thế giới.
Các sự vật hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, các tác
động qua lại lẫn nhau. Bản chất, tính quy luật của sự vật, hiện tượng cũng chỉ bộc lộ thông qua sự tác động
qua lại giữa các mặt của bản thân chúng hay sự tác động của chúng với sự vật hiện tượng khác. Chúng ta chỉ
có thể đánh giá sự tồn tại cũng như bản chất của con người cụ thể thông qua mối liên hệ, thông qua sự tác
động của con người đó với người khác, đối với xã hội, tự nhiên, thông qua hoạt động của chính người ấy.
Ngay tri thức của con người cũng chỉ là giá trị khi chúng được con người vận dụng vào hoạt động cải biến
trong tự nhiên, cải biến xã hội và cải biến chính con người.
1.1.2. Các tính chất của mối liên hệ
Mọi mối liên hệ của sự vật hiện tượng là khách quan, là vốn có của mọi sự vật, hiện tượng. Nhưng mối
liên hệ không chỉ mang tính khách quan mà còn mang tính phổ biến. Tính phổ biến của mối liên hệ thể hiện:
Thứ nhất, bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với sự vật, hiện tượng khác. Không có sự vật,

hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ.
Thứ hai, mối liên hệ biểu hiện dưới những hình thức riêng biệt, cụ thể tùy theo điều kiện nhất định.
Song dù dưới hình thức nào chúng cũng chỉ là biểu hiện của mối liên hệ phổ biến, chung nhất. Những hình
thức liên hệ riêng rẽ, cụ thể được các nhà khoa học cụ thể nghiên cứu. Phép biện chứng duy vật chỉ nghiên cứu
những mối liên hệ chung nhất, bao quát nhất của thế giới. Bởi thế, Pb.Anghen viết: “Biện chứng là khoa học
về sự liên hệ phổ biến”. Cũng với những lí do đó triết học gọi mối liên hệ đó là mối liên hệ phổ biến.
1.2. Nguyên lí về sự phát triển và các tính chất của nó
1.2.1. Nguyên lí về sự phát triển
Sự tác động qua lại giữa các yếu tố trong một sự vật hay giữa các sự vật làm cho sự vận động và phát
triển. Sự tác động đó diễn ra trong hiện thực quyết định mối liên hệ hữu cơ giữa nguyên lí về mối liên hệ phổ
biến và nguyên lí về sự phát triển. Trên cơ sở khái quát về sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng tồn tại
trong hiện thực, quan điểm duy vật biện chứng khẳng định sự phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ
sự vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến kém hoàn thiện hơn của
sự vật.
1.2.2. Tính chất của sự phát triển
Sự phát triển bao giờ cũng mang tính khách quan bởi vì theo quan điểm duy vật biện chứng, nguồn gốc
của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn nảy sinh
trong sự tồn tại và vận động của sự vật. Nhờ đó sự vật luôn luôn phát triển. Vì thế sự phát triển là tiến trình
khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn, nguyện vọng, ý chí, ý thức của con người. Dù con người có muốn
hay không muốn, sự vật vẫn luôn phát triển theo khuynh hướng chung của thế giới vật chất.
Sự phát triển mang tính phổ biến. Tính phổ biến của sự phát triển được hiểu là nó diễn ra ở mọi lĩnh
vực: tự nhiên, xã hội và tư duy; ở bất cứ sự vật, hiện tượng nào của thế giới khách quan. Ngay cả các khái
niệm, các phạm trù phản ánh hiện thực cũng nằm trong sự vận động và phát triển, hoặc đúng hơn mọi hình
thức của tư duy cũng luôn phát triển. Chỉ trên cơ sở của sự phát triển mọi hình thức tư duy, nhất là các khái
niệm và các phạm trù, mới có thể phản ánh đúng đắn hiện thực luôn vận động và phát triển.
Ngoài tính khách quan và tính phổ biến, sự phát triển còn có tính đa dạng, phong phú. Khuynh hướng
phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, mọi hiện tượng. Song mỗi sự vật, hiện tượng lại có quá
trình phát triển không giống nhau. Tồn tại ở không gian khác nhau, sự phát triển sẽ khác nhau. Đồng thời trong
quá trình phát triển của mình, sự vật còn chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác của rất nhiều yếu tố,
điều kiện. Sự tác động đó có thể thúc đẩy, kìm hãm sự phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm thay đổi chiều

hướng phát triển của sự vật, thậm chí làm cho sự vật thụt lùi.
Những điều kiện nêu ra ở trên cho thấy dù sự vật, hiện tượng có thể có những giai đoạn vận động đi
lên như thế này hoặc như thế khác, nhưng xem xét toàn bộ quá trình thì chúng vẫn tuân theo khuynh hướng
chung.
1.3. Phương pháp luận rút ra từ mối liên hệ phổ biến và phát triển
Vì bất cứ sự vật hiện tượng nào trong thế giới đểu tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật hiện tượng
khác và mối liên hệ rất đa dạng phong phú, do đó khi nhận thức về sự vật, hiện tượng chúng ta phải có quan
điểm toàn diện, tránh quan điểm phiến diện chỉ xét sự vật hiện tượng ỏ một mối liên hệ đã vội vàng kết luận
về bản chất hay tính quy luật của chúng.
1.3.1. Quan điểm toàn diện
Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận,
giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác,
kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật.
Đồng thời quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt từng mối liên hệ, phải biết chú ý
tới mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên,… Để hiểu rõ bản
chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động của bản
thân.
Chương II
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN
NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
2.1. Cơ sỏ khách quan của quan điểm toàn diện đối với vấn đề phát
triển nông nghiệp Việt Nam
Như ở phần mở đầu đã nêu ta thấy nền nông nghiệp có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của ngành
kinh tế nước ta nói chung, chính vì tầm quan trọng của nó như vậy nên chúng ta cần tìm ra những biện pháp
tốt nhất để phát triển nền nông nghiệp, để đem lại hiệu quả sản xuất nông nghiệp cao nhất. Nhưng như chúng
ta thấy trong hoạt động thực tế quan điểm toàn diện, để vạch ra đường lối cho sự phát triển thì chúng ta cần
phải xem xét một cách toàn diện và xem xét nó với sự tác động qua lại của các nhân tố liên hệ trực tiếp hay
gián tiếp với nó.
2.2. Thực trạng phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam
Theo quan điểm toàn diện thì để đưa ra một cách nhìn đúng đắn về nền nông nghiệp Việt Nam và vạch

ra các định hướng phát triển có tính chiến lược thì chúng ta cần phải điểm lại những thành tựu, hạn chế của
nền nông nghiệp Việt Nam trong những năm đổi mới vừa qua.
- Những thành tựu đáng kể đến sau 20 năm đổi mới của nền nông nghiệp Việt Nam
Cho đến nay đã có rất nhiều những tài liệu nghiên cứu đã đưa ra những thông tin xác đáng chứng minh
những thành tựu to lớn của nông nghiệp và nông thôn nước ta trong những năm đổi mới. Nhiều tổ chức quốc
tế, nhiều quốc gia và nhà kinh tế nước ngoài có uy tín khẳng định và ca ngợi thành tựu giải quyết vấn đề lương
thực, xóa đói giảm nghèo… của Việt Nam.
Có thể khái quát những thành tựu cơ bản của nông nghiệp, nông thôn trong những năm đổi mới như
sau:
-Tốc độ tăng trưởng nhanh giải quyết tương đối vấn đề lương thực
Lượng gạo xuất khẩu lớn và ổn định hơn một thập kỉ nay. Năm 1999 giá trị xuất khẩu gạo đạt trên 1 tỉ
USD, giá trị xuất khẩu nông sản đạt 3,25 tỉ USD. Năm 2000 xuất khẩu gạo đạt 4,5 triệu tấn, sản lượng
lương thực đạt 35,7 triệu tấn. Đến nay sau hơn 16 năm xuất khẩu gạo, nông nghiệp nước ta đã cung cấp cho
thị trường thế giới hàng chục triệu tấn gạo thu về cho đất nước khoảng 10 tỉ USD.
Trong quá trình đổi mới, nông nghiệp nước ta đã có mức tăng trưởng khá, tương đối liên tục.
Với tốc độ gia tăng giá trị sản xuất và giá trị gia tăng của nông nghiệp bao gồm nông lâm nghiệp và
thủy sản được thể hiện ở bảng.
Trong nông nghiệp trên cơ sở tăng trưởng sản lượng lương thực và tự do hóa lưu thông lương thực
nhiều sản phẩm nông nghiệp - nhất là sản phẩm cho xuất khẩu, đạt được tăng trưởng khá cao. Sau khi thực
hiện khoán theo chỉ thị 100 của ban bí thư TW Đảng ( ngày 13/1/1981), sản lượng lương thực đã đạt mức tăng
trưởng cao. Sau đó nhờ bước đổi mới toàn diện sản lượng lương thực tăng trưởng liên tục. Nhờ tốc độ tăng
sản lượng lương thực cao và tỉ suất tăng dân số được hạ thấp dần nên sản lượng lương thực ở nước ta theo đầu
người tăng lên liên tục. Nếu như năm 1980, bình quân lương thực ở mức 267kg/ người thì bình quân năm
1981-1985 đã đạt 295kg/người. Sản lượng lương thực tăng tạo ra lượng gạo lớn cho xuất khẩu, đồng thời có
cơ sở kinh tế quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng các sản phẩm khác trong nông nghiệp. Đến nay ngành xuất
khẩu gạo đạt khoảng 10 tỷ USD (tính từ 1989 đến nay), Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lượng
xuất khẩu lớn hàng nông sản các sản phẩm như cà phê, hồ tiêu, hạt điều, thủy sản, chè…

×