Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.46 KB, 12 trang )

BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG THANH TỐN
KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT
Tóm tắt
Sự ra đời và phát triển của thanh tốn không dùng tiền mặt (TTKDTM)
vừa là xu thế tất yếu của thời đại nhằm đáp ứng yêu cầu mới của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), vừa là một biện pháp nhằm hỗ trợ,
đảm bảo tính liên tục, thông suốt cho mọi hoạt động giao dịch trong bối cảnh
đại dịch Covid 19. Để phát triển TTKDTM, chính sách bảo vệ người tiêu
dùng trong các giao dịch là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tin tưởng và
sử dụng dịch vụ của khách hàng. Qua bài viết này, nhóm tác giả phân tích
thực trạng hoạt động TTKDTM trong nước và đưa ra một số gợi ý trong việc
bảo vệ người dùng như là một phần trong thúc đẩy hoạt động thanh tốn này
tại Việt Nam.
Từ khóa: bảo vệ người tiêu dùng, thanh tốn, thanh tốn khơng dùng
tiền mặt.
1. Đặt vấn đề
Thanh toán là bước cuối cùng, cũng là bước quan trọng nhất để kết thúc
một giao dịch, trong đó bên mua sản phẩm, dịch vụ sẽ chi trả tiền cho bên
bán. Trong một thời gian rất dài, tiền trong thanh tốn nói trên là tiền mặt.
Cho đến khi quy mô thương mại được mở rộng, về mặt số lượng, chủng loại
hàng hóa cũng như khu vực địa lý, kèm theo sự phát triển của công nghệ và
quản lý thì tiền mặt dần được được thay thế bằng tiền điện tử. Hay nói cách
khác, các loại hình TTKDTM bắt đầu xuất hiện và tồn tại song song cùng với
phương thức trả tiền truyền thống, với sự hỗ trợ từ hệ thống ngân hàng.
TTKDTM là chỉ các nghiệp vụ chi trả tiền hàng, dịch vụ và các khoản thanh
toán khác trong nền kinh tế quốc dân được thực hiện bằng cách trích chuyển
tài khoản trong hệ thống tín dụng hoặc bù trừ công nợ mà không sử dụng đến
tiền mặt (Nguyễn Thị Mùi, 2009).
Theo báo cáo khảo sát của BNP PARIBAS năm 2016, TTKDTM đã trở
thành phương thức thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển trên thế
giới với giá trị chi tiêu của người dân chiếm tới hơn 90% tổng số giao dịch


hàng ngày. Điều này cho thấy, chìa khóa của sự thành cơng trong cạnh tranh
là duy trì và khơng ngừng cải tiến dịch vụ TTKDTM thông qua việc đáp ứng
nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất, bởi vì, TTKDTM đem lại lợi ích
cho nhiều bên (Wulandari, 2016). Đối với bên mua và bên bán, TTKDTM
thúc đẩy giao dịch diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn, nhất là trong trường
hợp khoảng cách giữa hai bên xa nhau, số tiền giao nhận lớn. Thay vì trực
tiếp đi lại với nhiều rủi ro mất mát, tiền giả, hao mịn vật lý, thì TTKDTM an
tồn hơn rất nhiều. Ngồi ra, khi TTKDTM thơng qua các ngân hàng và các
1


tổ chức tín dụng khác..., khách hàng có thể nhận được các ưu đãi từ các tổ
chức này. Đối với ngân hàng, TTKDTM giúp mở rộng danh mục dịch vụ,
tăng doanh thu và lượng khách hàng, tăng cường chức năng trung gian thanh
toán và tạo tiền của ngân hàng. Đối với nền kinh tế nói chung, TTKDTM là
một kênh thể hiện mức độ phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ và hệ thống tài
chính quốc gia. Mặt khác, nhờ có TTKDTM, lượng tiền mặt trong lưu thơng
giảm, góp phần hạn chế lạm phát, giảm chi phí in ấn, phát hành, lưu thơng và
bảo quản tiền, tăng tính minh bạch tài chính và khả năng kiểm sốt các dịng
tiền trong nền kinh tế, Krzysztof (2006).
Với những lợi ích vượt trội, TTKDTM là mục tiêu của hệ thống tài
chính trong các quốc gia. Tuy nhiên, để phát triển TTKDTM còn phải tính
đến nhiều vấn đề kéo theo, trong đó có vấn đề về rủi ro trong thanh tốn, tính
bảo mật, an toàn dữ liệu người dùng, Miliani và cộng sự (2013). Đã có khơng
ít các trường hợp cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ thanh tốn bị rị rỉ, ăn cắp
thông tin và bị tống tiền, lừa đảo bởi các tin tặc. Đây cũng là một trong những
rào cản tiếp cận của khách hàng đối với các dịch vụ TTKDTM vì khách hàng
rất lo ngại các vấn đề an ninh mạng. Việc nắm bắt thực trạng, xu hướng
TTKDTM trong bối cảnh CMCN 4.0 và các chính sách liên quan đóng vai trị
thiết thực trong q trình nhận diện các rủi ro đối với người dùng, và là cơ sở

để đề xuất các giải pháp thúc đẩy TTKDTM, trong đó có tính đến vấn đề an
tồn trong sử dụng dịch vụ, góp phần hướng đến một xã hội khơng dùng tiền
mặt trong tương lai
2. Thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp 4.0
CMCN 4.0 không chỉ ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế mà cịn
ảnh hưởng sâu sắc và tồn diện đến lĩnh vực ngân hàng Việt Nam. Người dân
Việt Nam từ thói quen sử dụng tiền mặt đã chuyển dần sang hình thức
TTKDTM, đón nhận nhiều cơ hội và thách thức từ cuộc cách mạng số hóa
này. Hay nói cách khác, phát triển TTKDTM là xu hướng tất yếu trong bối
cảnh CMCN 4.0. Những thành tựu vượt trội của công nghệ số đã mở rộng nhu
cầu và thúc đẩy việc thực hiện TTKDTM, tăng tiện ích và giá trị cho khách
hàng (Nguyen và Dang 2018). Cụ thể, các dịch vụ thanh toán được đẩy mạnh
nhờ ứng dụng dữ liệu lớn (big data) giúp nắm bắt thơng tin và phân tích hành
vi người tiêu dùng tốt hơn. Các phương pháp xác thực sinh trắc học, quét mã
QR, thẻ chip phi tiếp xúc,... đem lại những trải nghiệm thanh tốn nhanh
chóng, tiện lợi và an toàn. Nếu trước đây TTKDTM chủ yếu qua các loại thẻ
như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước, thì hiện nay, việc thanh tốn cịn có
thể thực hiện qua mạng Internet và điện thoại thông minh với các ứng dụng
riêng của ngân hàng hoặc ví điện tử. Ở đa số các cửa hàng, trung tâm, siêu
thị,... việc TTKDTM đã trở nên rất quen thuộc. Việc nạp tiền hay chuyển tiền,
thanh tốn các hóa đơn điện, nước, hóa đơn mua sắm sản phẩm dịch vụ... có
thể được thực hiện 24/7 chỉ với 1 chiếc điện thoại thông minh. Bên cạnh đó,
2


nhờ những ứng dụng công nghệ mới mà các tổ chức phi ngân hàng tham gia
vào dịch vụ trung gian thanh tốn cũng nhiều hơn, từ đó đa dạng hóa các dịch
vụ TTKDTM trên thị trường.
Ngoài cung cấp nền tảng cơng nghệ, CMCN 4.0 cịn có tác động thúc

đẩy phát triển TTKDTM thơng qua nhiều kênh, trong đó nổi bật là xu hướng
phát triển thương mại điện tử (TMĐT) và thay đổi thị hiếu khách hàng. Trong
bối cảnh CMCN 4.0, nhu cầu kinh doanh và mua sắm online đang trở thành
những hoạt động không thể thiếu ở bất cứ quốc gia nào. Khi thực hiện các
giao dịch qua mạng, thì kéo theo, đó là, việc thanh tốn cũng được số hóa, vì
thanh tốn là một phân đoạn của quy trình giao dịch. Chúng ta dễ dàng thấy,
hiện nay, có rất nhiều website mua sắm trực tuyến, ở đó, khách hàng lựa chọn
sản phẩm, dịch vụ và thanh toán ngay tại chỗ thông qua thẻ hoặc điện thoại.
Hơn nữa, CMCN 4.0 từng bước thay đổi toàn diện cuộc sống, sinh hoạt và
sản xuất của con người. Sự hiện đại hóa trong một vài lĩnh vực khai phóng tất
yếu được ứng dụng, mở rộng sang các lĩnh vực khác, trong đó có thanh toán.
Các cá nhân và tổ chức cũng đang dần nhận thức được những tiện ích của
TTKDTM và bắt đầu ứng dụng các dịch vụ thanh toán này, tạo ra một sự lan
tỏa rộng rãi.
3. Thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở Việt Nam
3.1. Các chính sách về thanh tốn không dùng tiền mặt
Hướng đến một xã hội không tiền mặt là mục tiêu của mọi quốc gia, và
Việt Nam không phải là ngoại lệ. Nắm bắt được những lợi ích cũng như xu
thế của TTKDTM, Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy hình
thức thanh tốn tiện lợi này. Từ năm 1960, Hội đồng Chính phủ đã ban hành
thể lệ TTKDTM quy định rõ ràng về mục đích, ngun tắc và thể thức thanh
tốn. Tuy nhiên, giai đoạn đoạn này chủ yếu là thanh toán qua Ngân hàng Nhà
nước giữa các tổ chức, xí nghiệp quốc doanh và các cơ quan Nhà nước. Năm
1993, Nghị định về tổ chức TTKDTM mở rộng đối tượng điều chỉnh ra phạm
vi cộng đồng dân cư, vì các giao dịch TTKDTM đã xuất hiện giữa những cá
nhân với cá nhân và giữa cá nhân và tổ chức, nhưng đa phần dưới hình thức
chuyển khoản qua ngân hàng trong nước. Nghị định này được thay thế bằng
Nghị định số 64/2001/NĐ-CP quy định chung về hoạt động thanh toán qua
các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn, trong đó có tính đến các giao dịch
thanh tốn ngồi nước. Thời điểm này, hoạt động TTKDTM chủ yếu thông

qua các phương tiện như séc, ủy nhiệm thu, chi và thẻ ngân hàng. Các nghị
định trên đã hết hiệu lực và được thay thế bằng những cơ chế, chính sách khác
phù hợp với thị trường hơn. Mặc dù vậy, đây vẫn được xem là những hành
lang pháp lý ban đầu của hoạt động TTKDTM, là cơ sở để xây dựng, điều
chỉnh các văn bản mới sau này.
Hiện nay, các chính sách về TTKDTM tuân thủ theo các đề án, nghị
định và văn bản liên quan, được xây dựng khá chi tiết và rõ ràng. Điển hình là
3


“Đề án TTKDTM giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020” do
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2006. Đề án bao gồm nhiều hợp phần
phát triển TTKDTM như hồn thiện khn khổ pháp lý, thực hành TTKDTM
trong khu vực công, thúc đẩy TTKDTM trong khu vực doanh nghiệp và dân
cư, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng cho TTKDTM. Có thể thấy, những
năm sau đó, tình hình TTKDTM ở Việt Nam có nhiều bước đột phá như đa
phần hệ thống cơ sở công trả lương, trợ cấp ưu đãi xã hội qua tài khoản. Hệ
thống thanh tốn liên ngân hàng hồn thiện hơn và sự hình thành trung tâm
thanh tốn bù trừ tự động đã thúc đẩy mạnh mẽ các giao dịch bán lẻ. Năm
2012, với sự xuất hiện của các trung gian thanh toán ngồi ngân hàng, Chính
phủ ban hành Nghị định 101/2012/NĐ-CP về các nội dung liên quan đến
TTKDTM, đặc biệt quy định cách thức tổ chức, quản lý và giám sát các hệ
thống thanh toán mới và đề cao vấn đề an toàn, bảo mật trong các cuộc giao
dịch. Theo Nghị định 101, Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm chung trong
công tác quản lý hệ thống thanh toán quốc gia. Các trung gian thanh tốn
khơng phải ngân hàng phải xin giấy phép hoạt động hoặc đăng ký kinh doanh,
chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền, đảm bảo các yêu cầu
về vốn điều lệ, nhân sự, kỹ thuật, nghiệp vụ. Nhờ cơ chế pháp lý rõ ràng hơn,
các trung gian thanh tốn có điều kiện hình thành và phát triển rộng rãi.
Gần đây nhất là 2 đề án do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là Đề án

phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 (năm 2016) và Đề án
đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công (năm 2018). Hai
đề án bám sát với tình hình TTKDTM trong bối cảnh CMCN 4.0 và đề ra
nhiều mục tiêu để đáp ứng xu thế chung của toàn xã hội như phát triển các
hình thức thanh tốn hiện đại, ứng dụng cơng nghệ, đẩy mạnh TTKDTM
trong mọi lĩnh vực của cuộc sống thường nhật. Hiện nay, Ngân hàng Nhà
nước còn đang xây dựng các chính sách liên quan đến tiền di động (mobile
money), xác thực điện tử (eKYC), đại lý ngân hàng, thanh tốn quốc tế...
Trong thời gian tới, các thơng tư, quy định về các nội dụng liên quan đến
TTKDTM ứng dụng cơng nghệ cao như trên sẽ được Chính phủ thông qua và
ban hành để triển khai rộng rãi trong xã hội. Có thể thấy, các cơ chế và chính
sách về TTKDTM tại Việt Nam đang ngày một hoàn thiện và bắt kịp xu
hướng chung của thế giới, đóng góp không nhỏ trong việc định hướng, quản
lý, giám sát và bảo đảm q trình điện tử hóa tồn bộ qui trình thanh tốn
trong nước.
3.2. Thực trạng thanh tốn khơng dùng tiền mặt trên thị trường
Trong nhưng năm gần đây, hoạt động TTKDTM ở Việt Nam có những
chuyển biến mạnh mẽ. Nhờ xu hướng ứng dụng công nghệ số và sự quan tâm,
tạo điều kiện thúc đẩy của Chính phủ mà ngày càng có nhiều hình thức,
phương tiện thanh tốn mới được sử dụng rộng rãi trên thị trường, lượng
khách hàng cá nhân và tổ chức cũng như nhà cung ứng dịch vụ đều tăng. Tuy
nhiên, lượng tiền mặt sử dụng trong thanh tốn nhiều năm qua vẫn khơng có
4


thay đổi đang kể, so với mục tiêu một xã hội khơng tiền mặt thì tỷ trọng này
vẫn cịn lớn (Hình 1).
Hình 1: Tỷ t rọng tiền mặt lưu t hơng t rên tổng
phương tiện t hanh tốn (%)
12.4

12.3
12.2
12.1
12.0
11.9
11.8
11.7

12.33
12.06
11.95

2014

2015

12.21

12.13
11.99

2016

2017

2018

2019

Nguồn: Tổng hợp từ trang web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tỷ trọng tiền mặt sử dụng trên tổng giá trị của các phương tiện thanh
tốn vẫn cịn cao, dao động quanh mức 12% và tăng giảm không đồng đều
qua các năm. Đặc biệt giai đoạn năm 2016 - 2018 tỷ trọng này tăng đáng kể từ
11.99% lên 12.33%. Mặc dù, năm 2019, tỷ trọng này có giảm nhưng vẫn cao
hơn so với nhiều năm trước đó và cao hơn so với mục tiêu giảm tỷ lệ tiền mặt
trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% vào năm 2020 theo
như Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020.
Về mặt các phương tiện sử dụng trong TTKDTM (Hình 2 và Hình 3),
lệnh chi chiếm số lượng món giao dịch cũng như giá trị giao dịch nhiều nhất
và tăng mạnh qua các năm. Thanh toán thẻ, séc, nhờ thu tăng nhẹ từ năm
2015 - 2019, nhưng qui mơ tương đối nhỏ. Đặc biệt, thanh tốn bằng các
phương tiện khác như SMS banking, mobile banking, phone banking, internet
banking... có xu hướng giảm. Các giao dịch TTKDTM bằng các lệnh chi, hối
phiếu, lệnh phiếu,... chủ yếu thực hiện bởi các tổ chức, doanh nghiệp cịn
thanh tốn thẻ, séc, SMS banking, mobile banking, phone banking, internet
banking... được dùng nhiều bởi các cá nhân. Điều này cho thấy, phần lớn giá
trị TTKDTM vẫn nằm ở khối doanh nghiệp. Đối với các cá nhân, số lượng
món tuy nhiều hơn nhưng qui mơ mỗi món nhỏ, lẻ, dẫn đến tổng giá trị tính
bằng tiền thấp hơn và có xu hướng giảm. Điều này có thể hiểu là, do tâm lý
người dân vẫn còn e ngại tiếp cận với các phương tiện TTKDTM, tâm lý quen
sử dụng tiền mặt, đặc biệt là người dân ở các khu vực nông thôn, vùng sâu
vùng xa.

5


Hình 2: Số lượng giao dịch thanh tốn nội địa theo các phương tiện TTKDTM (món)

Phương tiện thanh tốn khác


1600
1400
1200
1000
800
600
400
200
0
2015

2016

2017

2018

2019

Nguồn: Tổng hợp từ trang web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Hình 4: Số lượng t hẻ đang lưu hành (t riệu t hẻ)
300
252

250
200
153

150

100

132
99.52

111

50
0

2015

2016

2017

2018

2019

Hình 4 và Hình 5 cho thấy, qui mơ TTKDTM của nhóm khách hàng cá nhân
trong nền kinh tế. Số thẻ hiện đang lưu hành tương đối lớn là 252 triệu thẻ,
tương ứng 2 - 3 thẻ/người. Việc phát hành thẻ thanh toán những năm gần đây
đã nhanh chóng, hiện đại và chi phí thấp hơn xưa, do đó, việc một cá nhân sở
hữu nhiều loại thẻ thanh toán là điều khá dễ dàng. Tuy nhiên, theo thống kê
của Ngân hàng Nhà nước, số tài khoản thanh toán là 88,5 triệu tài khoản thấp
hơn tổng dân số, và con số này tập trung ở một nhóm dân cư nhất định,
khoảng 35%. Như vậy, còn 65% dân số chưa có tài khoản ngân hàng, ngoại
trừ trẻ em chưa thể làm thẻ thì phần cịn lại là lao động phổ thông, người già,
6



người nghèo, người sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Đây là vấn
đề cần được ưu tiên giải quyết, vì tài khoản ngân hàng là yêu cầu đầu tin để
có thể thực hiện TTKDTM.
Nguồn:

Tổng hợp từ trang web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Đối với người có tài khoản ngân hàng, lượng tiền mặt sử dụng trong
giao dịch mua, bán vẫn nhiều hơn qua tài khoản. Khơng ít người chỉ sử dụng
tài khoản để giữ và rút tiền tại ATM khi cần thiết. Trong các chi tiêu hằng
ngày, đi chợ, đi mua sắm hay mua hàng online, họ vẫn trả bằng tiền mặt.
Nguyên nhân là do tâm lý e ngại khi cung cấp các thông tin cá nhân để thanh
toán qua thẻ, sợ bị ăn cắp thông tin, bị tin tặc hack tài khoản và mất tiền. Điều
này đặt ra yêu cầu cho Chính phủ và các tổ chức liên quan cần phải tăng
cường đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ người tiêu dùng tối đa trong các dịch
vụ TTKDTM.
4. Rủi ro trong thanh toán không dùng tiền mặt của
người tiêu dùng
Công nghệ ngân hàng phát triển tạo ra nhiều đột phá mới về mọi mặt,
trong đó có TTKDTM đã mang lại những tiện ích cho các bên tham gia, tuy
nhiên, bên cạnh đó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một số rủi ro trong hệ thống
TTKDTM thường gặp hiện nay có thể ghi nhận như:

7


Thứ nhất, về tín dụng: Xảy ra trong các trường hợp khi người bán
chuyển giao tài sản nhưng không nhận được tiền thanh tốn; người mua thanh
tốn nhưng khơng nhận được tài sản.

Thứ hai, về thanh khoản: Là rủi ro mà một bên đối tác sẽ khơng thanh
tốn tồn bộ giá trị của một nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn. Ngun nhân là
do khơng có nguồn tiền hoặc tài sản cần thiết mà họ được tùy ý sử dụng khi
nghĩa vụ đến hạn; tạm thời khơng có khả năng chuyển tài sản thành vốn thanh
khoản.
Thứ ba, trong hoạt động: Đó là do sự yếu kém trong hệ thống thơng tin
hoặc quy trình nội bộ, do hạn chế trong quản lý của con người, hay do các
biến cố bên ngoài.
Thứ tư, về pháp lý: Việc thanh toán một nghĩa vụ thanh tốn khơng
được hồn tất do:
(i) thiếu luật, quy định pháp lý để giải quyết;
(ii) việc áp dụng không được dự kiến trước trong luật hoặc quy định
liên quan;
(iii) luật hoặc quy định bị lạc hậu;
(iv) khác biệt trong luật hoặc hướng dẫn luật liên quan đến các hệ thống
thanh toán đa biên.
Thứ năm, rủi ro về hệ thống: Trường hợp này do một bên tham gia
khơng có khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán của một ngân hàng, gây ra
các bên tham gia khác trong hệ thống không thể thực hiện nghĩa vụ khi đến
hạn.
5. Bảo vệ người tiêu dùng trong thanh tốn khơng dùng tiền mặt
TTKDTM phát triển tạo ra nhiều đột phá mới về mọi mặt nhưng cũng
tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng. Do vậy, việc đảm bảo an tồn, chính
xác và hiệu quả trong giao dịch cho người tiêu dùng là vấn đề tất yếu trong
việc thúc đẩy hoạt động TTKDTM tại Việt Nam.
5.1. Đối với Chính phủ
Dù Chính phủ đã có nhiều giải pháp thúc đẩy TTKDTM, song hoạt
động này chưa có nhiều tiến triển do vẫn cịn một số khoảng trống về pháp lý
và cơ sở hạ tầng chưa được cải thiện. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong
lĩnh vực cơng nghệ tài chính (fintech) chỉ biết chờ đợi và đầu tư cầm chừng

để tránh rủi ro. Tại các nước trên thế giới, fintech đang phát triển mạnh mẽ và
góp phần đẩy mạnh hoạt động TTKDTM. Do đó, việc chậm xây dựng hành
lang pháp lý sẽ khiến cho nỗ lực thúc đẩy TTKDTM tại Việt Nam gặp khó
khăn. Một vấn đề lo ngại nhất hiện nay là việc đưa ra hành lang pháp lý khi
thử nghiệm các mơ hình, các phương tiện thanh tốn mới điển hình như hoạt
động fintech trong lĩnh vực ngân hàng hoặc dùng tài khoản viễn thông
8


(mobile money) thanh tốn cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ,... đó là
tính an tồn, bảo mật, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, cũng như ngăn
chặn các mơ hình mới này bị lợi dụng để thực hiện các hành vi như rửa tiền,
tài trợ khủng bố, nhất là trong hoạt động thanh tốn quốc tế.
Ngồi ra, nhu cầu TTKDTM đang tăng nhanh. Nếu khung pháp lý sớm
được ban hành, doanh nghiệp sẽ dễ dàng tận dụng được cơ hội để thay đổi
thói quen tiêu dùng và tạo động lực tăng trưởng mới trong tương lai. Vì vậy,
cần có một cơ sở pháp lý đủ để điều chỉnh các thể thức TTKDTM.
Một số vấn đề cần chú ý trong xây dựng khung khổ pháp lý và phát
triển TTKDTM. Đó là:
Thứ nhất, thiết kế cấu trúc hạ tầng phù hợp để bảo đảm tính khả dụng
và động lực để chuyển sang thanh toán phi tiền mặt; phải xây dựng thành
cơng hạ tầng thanh tốn quốc gia, xử lý thanh toán theo thời gian thực, đáp
ứng tốt nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng trong nền kinh tế số, đặc
biệt có khả năng kết nối, tích hợp và xử lý thanh toán cho tất cả các đơn vị
cung ứng hàng hóa, dịch vụ; tăng cường hợp tác ngân hàng - fintech để tạo sự
phát triển năng động, bứt phá trong hoạt động ngân hàng, gia tăng lợi ích và
sự hài lịng của khách hàng;
Thứ hai, thiết lập chính sách phù hợp, cơ chế khuyến mại để hướng dẫn
và khuyến khích người bán hàng cũng như người tiêu dùng sử dụng;
Thứ ba, các biện pháp để bảo vệ cho người dùng khi sử dụng các dịch

vụ TTKDTM;
Thứ tư, cách bảo đảm khả năng tiếp cận các hệ thống thanh tốn trung
tâm.
Bên cạnh việc hồn thiện cơ chế chính sách của Nhà nước cũng rất cần
sự ủng hộ, tham gia tự giác của người đứng đầu mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị,
doanh nghiệp và người dân. Đây cũng là một trong những thước đo trình độ
phát triển của một quốc gia.
5.2. Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Thứ nhất, các bộ, ngành liên quan cần có chương trình chuyên ngành
và chương trình phối hợp trong việc phổ cập các kiến thức, phổ biến, cập nhật
về nhận thức, tiện ích, đặc biệt là quyền lợi, nghĩa vụ và cơ chế tiếp quản của
các bên liên quan đến nghiệp vụ TTKDTM trong cộng đồng xã hội. Những
kiến thức phổ cập này đặc biệt cần cho lớp trẻ từ 15 tuổi đến bậc trung niên,
để góp phần thực hiện chiến lược quốc gia về giáo dục tài chính cho người
dân. Ngay cả ở Mỹ, vẫn còn đến khoảng 20% dân chúng khơng có tài khoản
ngân hàng và vẫn duy trì thói quen sử dụng tiền mặt. Vì vậy, Chính phủ đã
phải đưa vào chương trình của các cấp giáo dục về tiêu dùng thông minh
(money smart) để giáo dục ý thức về TTKDTM.
9


Thứ hai, sớm cho ra đời loại tiền điện tử duy nhất do Ngân hàng Nhà
nước phát hành và làm chủ ví, khách hàng sẽ chuyển tiền gửi thanh tốn từ tài
khoản của mình tại các ngân hàng thương mại hoặc tiền mặt vào tài khoản số
của mình mở tại ví điện tử do Ngân hàng Nhà nước thống nhất quản lý.
Thứ ba, cho phép mở trung tâm công lập chuyên về nghiệp vụ thông tin
tài khoản tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm (gọi tắt là Trung tâm thông
tin tiền gửi) của pháp nhân và thể nhân, làm chức năng được phép nhận và
cung cấp thông tin tiền gửi của pháp nhân và cá nhân cho cơ quan thi hành án,
và người không phải là chủ tài khoản nhưng đủ thẩm quyền được biết hay tiếp

quản tài sản trong tài khoản tiền gửi của khách hàng trong điều kiện đặc biệt
do pháp luật quy định. Cơ quan này phải chịu trách nhiệm trước Hiến pháp và
pháp luật về bảo vệ quyền bí mật tài sản của pháp nhân, cá nhân đã được luật
pháp bảo hộ.
5.3. Đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ
5.3.1. Trung gian thanh toán
Thứ nhất, để thúc đẩy TTKDTM, các ngân hàng thương mại phải tạo
được niềm tin cho cộng đồng từ việc bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng:
(i) trước hết, các nhà quản trị cần chú trọng việc ứng dụng công nghệ
hiện đại phục vụ cho hoạt động TTKDTM. Đây là nhân tố có tác động mạnh
nhất đến dịch vụ TTKDTM. Nó giúp cho hoạt động thanh tốn nhanh chóng,
đảm bảo an tồn và chính xác hơn. Các ngân hàng với mục tiêu lấy khách
hàng là trọng tâm nên việc đẩy mạnh áp dụng công nghệ phải đảm bảo an
ninh, an toàn hệ thống trong ngành Ngân hàng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
khách hàng trước những rủi ro có thể xảy ra;
(ii) các ngân hàng trong và ngồi nước có thể kết nối với nhau trên
diện rộng, các giao dịch thanh tốn được thơng suốt, đồng bộ và tiêu chuẩn
hóa. Vì vậy, việc thường xun nâng cấp, đổi mới các thiết bị hỗ trợ trong
thanh toán là quan trọng.
Thứ hai, thường xuyên thăm dò về những thuận lợi, khó khăn, những
điều khơng hài lịng và ảnh hưởng đến quyền lợi mà khách hàng đang gặp
phải khi sử dụng các phương thức TTKDTM tại ngân hàng. Ngân hàng có
làm tốt được điều này thì mới có thể đưa ra những chính sách tư vấn, thay đổi
tâm lý, thói quen, niềm tin và bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Thứ ba, ngân hàng cần chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ,
nhân viên thực hiện nghiệp vụ thanh toán, xây dựng bộ quy tắc ứng xử chuẩn
mực khi giao dịch với khách hàng, có chiến lược phát triển thương hiệu cụ
thể, từ đó, nâng cao uy tín trong tất cả các hoạt động của ngân hàng trong đó
có dịch vụ TTKDTM.
5.3.2. Đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ

10


Thứ nhất, cần xây dựng quy trình quản lý rủi ro cho hệ thống thanh
tốn tích hợp và hiệu quả để phát hiện, phân loại, xử lý và phòng tránh rủi ro
có hiệu quả ở tất cả các khâu trong q trình giao dịch thanh tốn; cần có
những biện pháp trấn áp một cách có hiệu quả vấn đề liên quan đến gian lận
trong hoạt động này.
Thứ hai, hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như
công nghệ, trang thiết bị thanh tốn để phịng tránh các rủi ro về lỗi kỹ thuật
hay hạn chế năng lực quản lý của con người trong quá trình vận hành và thực
hiện các giao dịch thanh toán. Mặt khác, cũng cần khuyến cáo khách hàng
tăng tính bảo mật thơng tin trong thanh toán, để hạn chế rủi ro phát sinh.
Thứ ba, cần có sự kết nối đồng bộ giữa các trung gian thanh toán và các
đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Các ngân hàng và cơng ty fintech chịu
trách nhiệm lớn về việc cung cấp các phương tiện thanh toán cho người dân,
nhưng các đơn vị cung ứng dịch vụ, hàng hóa mới là nơi để người dân thực
hiện việc TTKDTM.
6. Tổng kết
Việc chuyển sang giao dịch không dùng tiền mặt là rất quan trọng, giúp
tái tạo toàn cảnh ngành Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Thúc
đẩy hoạt động TTKDTM đã và đang mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân,
doanh nghiệp và tồn xã hội, đó là, giảm chi phí (in tiền, đếm tiền, cất giữ…)
đến thúc đẩy minh bạch, công khai, phòng chống tham nhũng, chống rửa tiền,
chống tội phạm kinh tế… Để hướng tới một xã hội không dùng tiền mặt từ
việc bảo vệ người tiêu dùng, điều tiên quyết là Ngân hàng Nhà nước cần xây
dựng, sửa đổi, bổ sung hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung
và hoạt động thanh tốn nói riêng, đáp ứng u cầu đối với các mơ hình kinh
doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin, trong đó,
tập trung vào ngân hàng số, thanh tốn số… Đặc biệt, phải xây dựng thành

công hạ tầng thanh toán quốc gia, xử lý thanh toán theo thời gian thực, đáp
ứng tốt nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng trong nền kinh tế số, đặc
biệt, có khả năng kết nối, tích hợp và xử lý thanh tốn cho tất cả các đơn vị
cung ứng hàng hóa, dịch vụ; tăng cường hợp tác ngân hàng - fintech để tạo sự
phát triển năng động, bứt phá trong hoạt động ngân hàng, gia tăng lợi ích và
sự hài lịng của khách hàng.
Tài liệu tham khảo
1. Nghị định 04 - CP năm 1960 ban hành thể lệ TTKDTM qua Ngân
hàng Nhà nước.
2. Nghị định 91- CP năm 1993 về tổ chức TTKDTM.
3. Nghị định 64/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh toán qua các tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán.
11


4. Nguyễn Thị Mùi (2009), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại,
Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
5. Nghị định 101/2012/NĐ-CP về TTKDTM.
6. Nguyen, T., & Phuong Dang, T. (2018). Digital banking in Vietnam
current situation and recommendations. International Journal of Innovation
and Research in Educational Sciences, 5(4), 418-420.
7. Quyết định 291/2006/QĐ-TTG phê duyệt Đề án TTKDTM giai đoạn
2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam.
8. Quyết định 2545/QĐ-TTG năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển
TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020.
9. Quyết định 241/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ cơng:
Thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội.
10. Quyết định 2545/QĐ-TTG năm 2016 phê duyệt Đề án phát triển
TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020.

11. BNP PARIBAS (2016), World Payments Report, Paris.
12. Miliani, L., & Indriani, M. T. D. (2013). Adoption behavior of emoney usage. Information Management and Business Review, 5(7), 369-378.
13. Krzysztof, W. O. D. A. (2006). Money laundering techniques with
electronic payment systems. Inf. Security Int. J., 18(2), 27-47.
14. Wulandari, D., Soseco, T., & Narmaditya, B. S. (2016). Analysis of
the use of electronic money in efforts to support the less cash
society. International Finance and Banking, 3(1), 1-10.

12



×