Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Đề tham khảo thi THPT 2018 - 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.45 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG</b>
<b>THPT LAI</b>
<b>VUNG 3</b>


<b>BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC</b>
<i>Môn: Sinh học</i>


Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
<b> ĐỀ TK PH 2</b>


<b>Câu 1: Sự hút khoáng thụ động của tế bào lông hút phụ thuộc vào</b>


<b>A. hoạt động trao đổi chất</b> <b>B. chênh lệch nồng độ ion</b>
<b>C. hoạt động thẩm thấu</b> <b>D. cung cấp năng lượng</b>
<b>Câu 2: Kiểu gen nào dưới đây là thuần chủng?</b>


<b>A. AAbbCCDD</b> <b>B. aabbCcdd</b> <b>C. AabbCcdd</b> <b>D. aaBbCcDD</b>


<b>Câu 3: Hai loại enzim được sử dụng trong kỹ thuật chuyển gen là:</b>


<b>A. ADN pôlimeraza và ARN pôlimeraza</b> <b>B. enzim thảo xoắn và restrictaza</b>
<b>C. ADN pôlimeraza và ligaza</b> <b>D. enzim restrictaza và ligaza</b>


<b>Câu 4: Khi nói về q trình quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?</b>
I. Chu trình Canvin tồn tại ở mọi loài thực vật.


II. Quang hợp quyết định khoảng 90 - 95% năng suất cây trồng.
III. Quang hợp cực đại tại các miền tia đỏ và tia xanh tím.


IV. Q trình quang hợp được chia làm hai pha: pha sáng và pha tối



<b>A. 1</b> <b>B. 3</b> <b>C. 4</b> <b>D. 2</b>


<b>Câu 5: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa?</b>


<b>A. Giao phối ngẫu nhiên</b> <b>B. Di - nhập gen</b>


<b>C. Đột biến</b> <b>D. Chọn lọc tự nhiên</b>


<b>Câu 6: Động vật nào dưới đây phát triển qua biến thái khơng hồn toàn?</b>


<b>A. Cào cào</b> <b>B. Ễnh ương</b> <b>C. Ong</b> <b>D. Ruồi</b>


<b>Câu 7: Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp ARN?</b>


<b>A. Restrictaza</b> <b>B. ARN pôlimeraza</b> <b>C. ADN pôlimeraza</b> <b>D. Ligaza</b>
<b>Câu 8: Vì sao thực vật C</b>4 có năng suất cao hơn thực vật C1?


<b>A. Tận dụng được nồng độ CO</b>2. <b>B. Nhu cầu nước thấp</b>


<b>C. Tận dụng được ánh sáng cao</b> <b>D. Khơng có hơ hấp sáng</b>
<b>Câu 9: Cơ quan quang hợp chủ yếu của thực vật là</b>


<b>A. lá</b> <b>B. thân</b> <b>C. rễ</b> <b>D. hoa</b>


<b>Câu 10: Trong một cung phản xạ, đường cảm giác có chức năng gì?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>C. Dẫn truyền xung thần kinh từ bộ phận tiếp nhận kích thích đến bộ phận thực hiện phản ứng</b>
<b>D. Dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương</b>


thần kinh về bộ phận thực hiện phản ứng



<b>Câu 11: Hình ảnh dưới đây minh hoạ tập tính nào</b>
của động vật?


<b>A. Quen nhờn</b>
<b>B. Học ngầm</b>
<b>C. Bẩm sinh</b>
<b>D. In vết</b>


<b>Câu 12: Đột biến lùn ở đậu, ngô,... có liên quan mật thiết đến loại hoocmơn nào dưới đây?</b>


<b>A. Xitôkinin</b> <b>B. Gibêrelin</b> <b>C. Auxin</b> <b>D. Êtilen</b>


<b>Câu 13: Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên, xét một</b>
gen cỏ hai alen, alen A là trội hoàn toàn so với alen a. Cấu trúc di truyền ở các thế hệ như
sau:


Thế hệ Cấu trúc di truyền
P: 0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1
F1: 0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1


F2: 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1


F3: 0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1


F4 0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1


Phát biểu nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối vói quần thế này?
<b>A. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp</b>
<b>B. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn</b>



<b>C. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần</b>
<b>D. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.</b>
<b>Câu 14: Có bao nhiêu biện pháp dưới đây giúp bảo vệ các hệ sinh thái rừng?</b>
(1) Trồng cây gây rừng.


(2) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ rừng.
(3) Vận động đồng bào dân tộc thiểu số sống du canh, du cư.
(4) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.


(5) Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,...
(6) Phòng cháy rừng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Câu 15: Giả sử 4 quần thể của một lồi thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân</b>
bố và mật độ cá thể như sau:


Quần thể A B C D


Diện tích khu phân bố (ha) 25 240 193 195


Mật độ (cá thể/ha) <sub>10</sub> 15 <sub>20</sub> 25


Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể đều không thay đổi, khơng có hiện tượng xuất
cư và nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?


I. Quần thể A có kích thước nhỏ nhất.


II. Kích thước quần thể B lớn hơn kích thước quần thể C.


III. Nếu kích thước của quần thể B và quần thể D đều tăng 2%/năm thì sau một năm kích


thước của hai quần thể này sẽ bằng nhau.


<b>IV. Thứ tự sắp xếp của các quần thể từ kích thước nhỏ đến kích thước lớn là: A, C, B, D</b>


<b>A. 4</b> <b>B. 1</b> <b>C. 2</b> <b>D. 3</b>


<b>Câu 16: Khi nói về tác động của các nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây là</b>
đúng?


I. Các nhân tố sinh thái khi tác động lên cơ thể thường thúc đẩy lẫn nhau.


II. Các lồi khác nhau có phản ứng giống nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh
thái.


III. Trong tự nhiên, các nhân tố sinh thái luôn tác động đồng thời lên cơ thể sinh vật.


IV. Mỗi cơ thể sinh vật đều có phản ứng như nhau với một nhân tố sinh thái nào đó trong bất
cứ giai đoạn nào cùa đời sống cá thể


<b>A. 1</b> <b>B. 4</b> <b>C. 2</b> <b>D. 3</b>


<b>Câu 17: Mối quan hộ nào dưới đây khơng có lồi nào có lợi?</b>


<b>A. Vật chủ - vật kí sinh</b> <b>B. Hội sinh</b>


<b>C. Ức chế - cảm nhiễm</b> <b>D. Sinh vật này ăn sinh vật khác</b>


<b>Câu 18: Cho chuỗi thức ăn sau: Tảo —> Tôm he —> Cá khế —> Cá nhồng —> Cá mập.</b>
Trong chuỗi thức ăn này sinh vật có bậc dinh dưỡng cấp 2 là:



<b>A. tôm he</b> <b>B. cá khế</b> <b>C. cá nhồng</b> <b>D. cá mập</b>


<b>Câu 19: Ở người, alen H quy định máu đông bình thường, alen h quy định máu khó đơng</b>
nằm trên NST giới tính X khơng có alen tương ứng trên Y. Một gia đình bố mẹ đều bình
thường, sinh con trai bị bệnh máu khó đơng và bị hội chứng Clailentơ. Nhận định nào sau đây
là đúng?


<b>A. Mẹ X</b>H<sub>X</sub>H<sub>, bố X</sub>h<sub>Y, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>C. Mẹ X</b>H<sub>X</sub>h<sub>, bô' X</sub>H<sub>Y, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ</sub>


<b>D. Mẹ X</b>H<sub>X</sub>H<sub>, bố X</sub>H<sub>Y, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của bố</sub>


<b>Câu 20: Khi nói về sự hình thành lồi mới bằng con đường địa lí, kết luận nào sau đây sai?</b>
<b>A. Cách li địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hố trong lồi</b>


<b>B. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật</b>
<b>C. Sự hình thành nơi địa lí là bước trung gian để hình thành lồi mới</b>


<b>D. Là phương thức hình thành lồi có ở cả động vật và thực vật</b>


<b>Câu 21: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về q trình hình</b>
thành lồi mới?


I. Hình thành lồi mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.
II. Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên lồi mới.


III. Lai xa và đa bội hóa có thể tạo khơng hình thành lên lồi mới.


IV. Q trình hình thành lồi có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên



<b>A. 1</b> <b>B. 4</b> <b>C. 2</b> <b>D. 3</b>


<b>Câu 22: Khi nói về các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trường và phát triển của động</b>
vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?


I. Ở người, thể vàng tiết ra hoocmôn sinh dục prôgestêrôn.


II. Ở nữ giới, hoocmôn LH có tác dụng làm trúng chín, rụng và tạo thể vàng


III. Ở nữ giới, hoocmơn FSH có vai trị kích thích nang trứng phát triển và tiết ra hoocmơn
ơstrơgen.


IV. Ở nam giới, hoocmơn testostêrơn và FSH trực tiếp kích thích q trình sinh tinh trùng


<b>A. 1</b> <b>B. 2</b> <b>C. 3</b> <b>D. 4</b>


<b>Câu 23: Hình ảnh bên đây minh hoạ cho bộ nhiễm sắc thế</b>
của một người bệnh. Người này là:


<b>A. là người phụ nữ bị mắc hội chứng Đao</b>
<b>B. là nam giới mắc hội chứng Đao</b>


<b>C. là phụ nữ mắc bệnh ung thư máu.</b>
<b>D. là nam giới mắc bệnh ung thư máu</b>


<b>Câu 24: Kiểu gen nào dưới đây cho ít loại giao tử nhất?</b>


<b>A. AabbDd</b> <b>B. AaBbdd</b> <b>C. AABBdd</b> <b>D. Aabbdd.</b>



<b>Câu 25: Trong các hình thức sinh sản dưới đây, hình thức nào là tiến hóa nhất?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Câu 26: Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen </b> AB


ab đã xảy


ra hoán vị giữa alen A và a. Cho biết khơng có đột biến xảy ra, tính theo lý thuyết, số loại
giao tử và tỉ lệ từng loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là:


<b>A. 2 loại với tỉ lệ 1:1</b>
<b>B. 4 loại với tỉ lệ 1: 1 :1: 1</b>


<b>C. 2 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen</b>
<b>D. 4 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen</b>
<b>Câu 27: Thể đột biến là</b>


<b>A. tập hợp các gen trong cơ thể đột biến.</b>


<b>B. cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình</b>
<b>C. tập hợp các dạng đột biến của cơ thể</b>


<b>D. cá thể mang gen đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình</b>


<b>Câu 28: Ở thực vật, loại sắc tố nào dưới đây khi vào cơ thể người được chuyển hóa thành</b>
Vitamin A?


<b>A. Xantơphyl</b> <b>B. ß -carơten</b> <b>C. Diệp lục a</b> <b>D. Diệp lục b</b>
<b>Câu 29: Nếu một chuỗi pơlypeptit được tổng hợp dựa trên mARN có trình tự nucleotit</b>
5'XGAUGUUXXAAGUGAƯGXAUAAAGAGUAGX3' thì số axit amin của nó sẽ là bao
nhiêu?



<b>A. 8</b> <b>B. 9</b> <b>C. 5</b> <b>D. 10</b>


<b>Câu 30: Vùng mã hố của một gen khơng phân mảnh có chiều dài 510 nm. Tại vùng này,</b>
tổng số nuclêôtit loại A và T chiếm 40%. Hãy tính tổng số nuclêơtit loại G mơi trường cần
cung cấp cho vùng mã hố khi gen tiến hành nhân đôi liên tiếp 3 lần


<b>A. 7200</b> <b>B. 6300</b> <b>C. 4800</b> <b>D. 4200</b>


<b>Câu 31: Những đặc trung nào dưới đây là đặc trưng cơ bản của quần xã?</b>
1.Độ đa dạng 2. Độ thường gặp 3. Loài ưu thế
5. Mật độ 4. Tỉ lệ giới tính 6. Loài đặc trưng


<b>A. 1, 2, 3, 4</b> <b>B. 2, 3, 5, 6</b> <b>C. 3, 4, 5, 6</b> <b>D. 1, 2, 3, 6</b>
<b>Câu 32: Trường hợp nào dưới đây phản ánh mối quan hệ hội sinh?</b>


<b>A. Cây dương xỉ sống bám trên thân cây gỗ lón</b>


<b>B. Nấm và vi khuẩn lam sống cùng nhau tạo nên dạng sống mới, đó là địa y</b>
<b>C. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần của rễ cây lạc</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>Câu 33: Một quần thể thực vật xuất phát có tần số kiểu gen dị hợp tử Bb là 0,4. Sau 2 thế hệ</b>
tự thụ phấn thì tần số kiểu gen dị hợp từ trong quần thể là


<b>A. 0,3</b> <b>B. 0,3</b> <b>C. 0,1</b> <b>D. 0,4</b>


<b>Câu 34: Phép lai</b>P :Ab ab


aB ab , thu đươc F1. Cho biết mỗi gen quy đinh mơt tính trạng, các alen



trội là trội hồn tồn, khơng xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 40%. Theo lí
thuyết, F1 có số cá thế mang kiểu hình trội về cả hai tính trạng chiếm tỉ lệ


<b>A. 30%</b> <b>B. 40%</b> <b>C. 10%</b> <b>D. 20%</b>


<b>Câu 35: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng.</b>
Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình
phân li theo tỉ lệ: 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng?


<b>A. </b><sub>X X</sub>A A <sub>X Y</sub>a


 <b>B. </b>X Xa aX YA . <b>C. </b>X XA aX Ya <b>D. </b>X XA aX YA


<b>Câu 36: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định</b>
thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng (các gen
phân li độc lập). Cho một cây thân cao, hoa đỏ lai với một cây thân cao, hoa vàng. Đời F1


xuất hiện cả những cây thân thấp, hoa vàng. Chọn những cây thân cao, hoa đỏ ở F1 đem tự


thụ phấn, theo lý thuyết, đời con sẽ có số cây thân cao, hoa vàng chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
<b>A. </b> 4


24 <b>B. </b>


1


8 <b>C. </b>


7



12 <b>D. </b>


13
48


<b>Câu 37: Quan sát lưới thức ăn dưới đây và cho biết</b>


Có bao nhiêu chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn trên?


<b>A. 4</b> <b>B. 5</b> <b>C. 6</b> <b>D. 7</b>


<b>Câu 38: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt màu</b>
lựu, alen B quy định cánh bình thường trội hồn tồn so với alen b quy định cánh xẻ. Lai hai
cá thể ruồi giấm P thu được F1 gồm: Ruồi đực: 7,5% mắt đỏ, cánh bình thường: 7,5% mắt


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

(1): Hai gen quy định màu mắt và dạng cánh nằm trên cùng một nhiễm sắc thể giới tính X ở
vùng tương đồng hoặc khơng tương đồng với Y và xảy ra hoán vị gen ở giới cái với tần số
15%.


(2): Kiểu gen của thế hệ P là : A a
b B


X X và A


b


X Y


(3): Gen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính X khơng có alen trên Y, gen quy định
dạng cánh nằm trên NST thường.



(4): Gen quy định màu mắt và dạng cánh nằm trên cùng NST giới tính X, khơng có alen trên
Y; xảy ra hốn vị gen ở một giới với tần số 15%.


<b>A. 1</b> <b>B. 2</b> <b>C. 4</b> <b>D. 3</b>


<b>Câu 39: Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a</b>
quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có số cây hoa trắng chiếm 5%. Sau
4 thế hệ tự thụ phấn, thu được F1 có số cây hoa đỏ chiếm 57,5%. Biết rằng quần thể không


chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?


I. Thế hệ P có 15% số cây có kiểu gen đồng hợp tử trội.
II. Thế hệ P có tần số alen a là 0,5.


III. F3 có số cây hoa đỏ bằng 1,5 lần số cây hoa trắng.


IV. Trong tổng số cây hoa đỏ ở F4, số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 2
23.


<b>A. 1</b> <b>B. 4</b> <b>C. 2</b> <b>D. 3</b>


<b>Câu 40: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền 2 bệnh ở người. Alen A quy định khơng bị</b>
bệnh N trội hồn tồn so với alen a quy định bị bệnh N, alen B quy định không bị bệnh M
trội hoàn toàn so với alen b quy định bị bệnh M. Hai gen này nằm ờ vùng khơng tương đồng
trên nhiễm sắc thể giới tính X và giả sử cách nhau 20cM


Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình trên. Theo lý
thuyết có bao nhiêu kết luận sai về phả hệ nói trên?



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

III. Xác định được tối đa kiểu gen của 7 người trong các gia đình trên.


IV. Xác suất sinh con thứ hai là con gái không bị bệnh N và M của cặp vợ chồng (5) và (6) là
25%


<b>A. 3</b> <b>B. 1</b> <b>C. 4</b> <b>D. 3</b>


Đáp án


<b>1-B</b> <b>2-A</b> <b>3-D</b> <b>4-C</b> <b>5-A</b> <b>6-A</b> <b>7-B</b> <b>8-D</b> <b>9-A</b> <b>10-B</b>


<b>11-C</b> <b>12-B</b> <b>13-C</b> <b>14-D</b> <b>15-B</b> <b>16-A</b> <b>17-C</b> <b>18-A</b> <b>19-C</b> <b>20-B</b>


<b>21-D</b> <b>22-D</b> <b>23-A</b> <b>24-C</b> <b>25-A</b> <b>26-B</b> <b>27-B</b> <b>28-B</b> <b>29-A</b> <b>30-B</b>


<b>31-D</b> <b>32-A</b> <b>33-C</b> <b>34-D</b> <b>35-D</b> <b>36-A</b> <b>37-A</b> <b>38-B</b> <b>39-D</b> <b>40-A</b>


<b>LỜI GIẢI CHI TIẾT</b>
<b>Câu 1: Đáp án B</b>


Sự hút khoáng thụ động của tế bào lông hút phụ thuộc vào chênh lệch nồng độ ion.
<b>Câu 2: Đáp án A</b>


Kiểu gen thuần chủng là kiểu gen mà mỗi cặp gen alen trong đó đều bao gồm 2 alen giống
hệt nhau. Vậy kiểu gen thuần chủng là: AAbbCCDD


<b>Câu 3: Đáp án D</b>


Hai loại enzim được sử dụng trong kỹ thuật chuyển gen là enzim cắt restrictaza và enzim nối


ligaza


<b>Câu 4: Đáp án C</b>


Nhìn vào 4 phát biểu ta thấy cả 4 phát biểu đều là những phát biểu đúng
<b>Câu 5: Đáp án A</b>


Theo thuyết tiến hố hiện đại, nhân tố khơng phải là nhân tố tiến hoá là “Giao phối ngẫu
nhiên” vì giao phối ngẫu nhiên khơng làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của
quần thể


<b>Câu 6: Đáp án A</b>


Phát triển qua biến thái hoàn toàn có ở đa số các lồi cơn trùng (bướm, ruồi, ong) và lưỡng
cư.


+ Phát triển qua biến thái không hồn tồn có ở một số lồi cơn trùng như châu chấu, cào cào,
gián...


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Enzim nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp ARN là ARN pôlimeraza
<b>Câu 8: Đáp án D</b>


Năng suất của thực vật G4 cao hơn năng suất của thực vật C3 là do ở thực vật C4 khơng có


hiện tượng hơ hấp sáng
<b>Câu 9: Đáp án A</b>


Cơ quan quang hợp chủ yếu của thực vật là lá
<b>Câu 10: Đáp án B</b>



Trong một cung phản xạ, đường cảm giác có chức năng dẫn truyền xung thần kinh từ bộ phận
tiếp nhận kích thích đến trung ương thần kinh


<b>Câu 11: Đáp án C</b>


Nhện thực hiện rất nhiều động tác nối tiếp nhau để kết nối các sợi tơ hành một tấm lưới. Đây
là tập tính sinh được di truyền từ bố mẹ và mang tính đặc trưng cho lồi nhện  <sub>C đúng</sub>


<b>Câu 12: Đáp án B</b>


Đột biến lùn ở đậu, ngô,... là các đột biến do thiếu một vài gen chịu trách nhiệm tổng hợp
gibêrelin, do đó ở những thực vật này, hàm lượng gibêrelin rất ít hoặc khơng có khiển cho
q trình phân chia và dãn dài của tế bào bị hạn chế dẫn đến hậu quả là chiều cao của cây chỉ
bằng 20% chiều cao của cây bình thường


<b>Câu 13: Đáp án C</b>


Thế hệ Cấu trúc di truyền
P: 0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1
F1: 0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1


F2: 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1


F3: 0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1


F4 0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1


Nhìn vào cấu trúc di truyền qua các thế hệ nhận thấy, kiêu gen đồng hợp trội và dị hợp đang
giảm dần qua các thế hệ, đồng thời kiểu gen đồng hợp lặn tăng lên qua các thế hệ.



<sub> Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần</sub>


<b>Câu 14: Đáp án D</b>


Trong các biện pháp trên có 4 biện pháp giúp bảo vệ hệ sinh thái rừng là: 1, 2, 5 và 6
<b>Câu 15: Đáp án B</b>


Kích thước của quần thể là số lượng cá thể (hoặc khối lượng hay năng lượng tích lũy trong
các cá thể) phân bố trong khoảng khơng gian của quần thể


Quần thể A B C D


Diện tích khu phân bố (ha) 25 240 193 195


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Kích thước của quần thể 25.10=250 240.15=3600 193.20=3860 195.25=4875


Xét các ý trên, ta có:


■ I đúng, quần thể A có kích thước nhỏ nhất


■ II sai vì kích thước của quần thể C lớn hơn quần thể B


■ III sai vì kích thước ban đầu của quần thể B và D là khác nhau nên nếu cả 2 quần thể đều
tăng 2% sau một năm thỉ không thể bằng nhau được.


■ IV sai vì thứ tự sắp xếp của các quần thể từ kích thước nhỏ đến kích thước lớn là:
A  <sub> B </sub> <sub>C</sub><sub>D</sub>


Vậy có 1 phát biểu đúng trong các phát biểu trên
<b>Câu 16: Đáp án A</b>



+ I sai vì các nhân tố sinh thái khi tác động lên cơ thể có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm lẫn nhau
+ II sai vì các lồi thường có phản ứng khác nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh
thái


+ III đúng


+ IV sai vì trong các giai đoạn phát triển hay trạng thái sinh lí khác nhau, cơ thể phản ứng
khác nhau với tác động như nhau của một nhân tố.


Vậy có 1 phát biểu đúng
<b>Câu 17: Đáp án C</b>


+ A, B, D sai vì quan hệ vật chủ - vật kí sinh; quan hệ hội sinh ; quan hệ sinh vật này ăn sinh
vật khác đều có một lồi được lợi.


+ C đúng, quan hệ ức chế - cảm nhiễm là khơng có lồi nào có lợi (giữa lồi tiết chất độc và
lồi bị ảnh hưởng khơng có mối quan hệ về dinh dưỡng với nhau, không cạnh tranh nhau về
nguồn sống và nơi ở, loài tiết chất độc chi “vơ tình” gây hại đến các lồi sống quanh nó)
<b>Câu 18: Đáp án A </b>


Tảo (bậc dinh dưỡng cấp 1)  <sub> Tôm he (bậc dinh dưỡng cấp 2) </sub> <sub> Cá khế (bậc dinh dưỡng</sub>


cấp 3)  <sub> Cá nhồng (bậc dinh dưỡng cấp 4) </sub><sub>Cá mập (bậc dinh dưỡng cấp 5)</sub>


<b>Câu 19: Đáp án C</b>
Quy ước:


H: bình thường >> h: máu khó đơng



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<sub> Vậy con trai nhận giao tử </sub><sub>X X</sub>h h<sub> từ mẹ, nhận giao tử Y từ bố </sub><sub></sub><sub> Bố mẹ bình thường nên</sub>
kiểu gen của mẹ là <sub>X X</sub>H h<sub>, bố </sub><sub>X Y</sub>H <sub> và đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ</sub>
<b>Câu 20: Đáp án B</b>


Nhờ có cách li địa lý làm cản trở sự trao đổi vốn gen giữa các nhóm cá thể cùng lồi mà chọn
lọc tự nhiên đã tích luỹ các biến dị di truyền theo những hướng khác nhau và qua thời gian
làm phát sinh loài mới. Như vậy điều kiện địa lý chỉ là nền tảng để chọn lọc tự nhiên làm
phân hố vốn gen của lồi theo nhiều hướng khác nhau, nó là ngun nhcân gián tiếp dẫn đến
q trình hình thành lồi mới  <sub> B là phát biểu sai</sub>


<b>Câu 21: Đáp án D</b>
+ (1) <i><sub> đúng</sub></i>


+ (2) <i><sub> đúng vì đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn NST đều góp phần hình thành lồi mới. </sub></i>


+ (3) <i><sub> sai lai xa và đa bội hố có thể tạo ra lồi mói có bộ NST song nhị bội chứa bộ NST</sub></i>


của hai loài khác nhau. '


+ (4)  <i><sub> đúng vì các yếu tố ngẫu nhiên tác động sẽ dẫn đến cách li địa lí, dẫn đến cách li sinh</sub></i>


sản  <sub> hình thành lồi mới.</sub>


Vậy cả 3 phát biểu trên đều đúng
<b>Câu 22: Đáp án D</b>


Nhìn vào các phát biểu trên ta thấy, cả 4 phát biểu đưa ra ờ trên là đúng
<b>Câu 23: Đáp án A</b>


Quan sát hình ảnh bên ta thấy đây là bộ NST của một người phụ nữ mắc


hội chứng Đao (NST số 21 có 3 chiếc).


<b>Câu 24: Đáp án C</b>


+ Kiểu gen cho ít loại giao tử nhất là kiểu gen chứa nhiều cặp gen đồng hợp nhất.
+ Vậy kiểu gen “AABBdd” chứa toàn cặp gen đồng hợp nên chi cho một loại giao tử
<b>Câu 25: Đáp án A</b>


Hình thức sinh sản tiến hoá nhất là đẻ con
<b>Câu 26: Đáp án B</b>


Một tế bào giảm phân khơng có hốn vị thì ln ln chỉ cho 2 loại giao tử, có hốn vị thì
cho 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1


<b>Câu 27: Đáp án B</b>


Thể đột biến là cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình
<b>Câu 28: Đáp án B</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>Câu 29: Đáp án A</b>


+ Quá trình dịch mã bắt đầu từ bộ ba mở đầu 5'AUG3', vậy ta bắt đầu đếm từ bộ ba mở đầu
đến khi gặp bộ ba kết thúc thì ta dừng lại.


5’XG AUG, UUX, XAA, GUG, AUG, XAU, AAA, GAG, UAG X3’


1 2 3 4 5 6 7 8 Kết thúc


+ Vậy có 8 axit amin
<b>Câu 30: Đáp án B</b>



Vùng mã hoá của một gen khơng phân mảnh có chiều dài 510 nm=5100 0


A  tổng số


nuclêơtit (N) ở vùng mã hố của gen là: 2.5100 3000
3, 4 


Ta lại có tổng số nuclêơtit loại A và T chiếm 40%  <sub> A = T = 20%N = 600; G = X = 30%N</sub>


= 900  <sub> tổng số nuclêôtit loại G môi trường cần cung cấp cho vùng mã hoá khi gen tiến</sub>


hành nhân đôi liên tiếp 3 lần là: 900. 2

31

6300


<b>Câu 31: Đáp án D</b>


Trong các ý đưa ra, những đặc trưng cơ bản của quần xã bao gồm: độ đa dạng; độ thường
gặp; loài ưu thế và loài đặc trưng. Vậy phương án cần chọn là: 1, 2, 3, 6.


<b>Câu 32: Đáp án A</b>


Cộng sinh là kiểu quan hệ mà hai loài chung sống thường xuyên với nhau, mang lại lợi ích
cho nhau  <sub> dựa vào cơ sở này, ta nhận thấy: “Nấm và vi khuẩn lam sống cùng nhau tạo nên</sub>


dạng sống mới, đó là địa y”; “Vi khuẩn lam sống trong nốt sần của rễ cây lạc”; “Động vật
nguyên sinh sống trong ruột mối” đều là những mối quan hệ cộng sinh vì giữa các lồi có mối
quan hệ mật thiết với nhau và đôi bên đều có lợi. Ngược lại "Cây dương xỉ sống bám trên
thân cây gỗ lớn" lại phản ánh mối quan hệ hội sinh (một bên có lợi (dương xỉ) cịn một bên
khơng có hại gì (cây thân gỗ)).



<b>Câu 33: Đáp án C</b>


+ Ta áp dụng công thức đối với quần thể tự thụ phấn:
+ Tần số kiểu gen Bb 1<sub>n</sub>.0, 4 1<sub>2</sub>.0,4 0,1


2 2


  


<b>Câu 34: Đáp án D</b>


Ab ab
P :


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Ab aB 30%


Gp : ab


AB ab 20%


 


 


F1 có số cá thể mang kiểu hình trội về cả hai tính trạng chiếm tỉ lệ là
AB


20%
ab 



<b>Câu 35: Đáp án D</b>
A: đỏ >> a: mắt trắng


+ A loại vì đời con thu được tồn mắt đỏ


+ B loại vì đời con thu được: 1 con cái mắt đỏ : 1 con đực mắt trắng
+ C loại vì đời con thu được con cái có cả mắt trắng:


A a a A a A a a a


1


P.X X X Y F : X X : X Y : X X : X Y


+ D chọn: A a A A A A A a a
1


P.X X X Y F : X X : X Y : X X : X Y


   (thoả mãn)


<b>Câu 36: Đáp án A</b>


+ Khi cho một cây thân cao, hoa đỏ lai với một cây thân cao, hoa vàng. Đời F1 xuất hiện cả


những cây thân thấp, hoa vàng (aabb<sub> ở thế hệ (P), cả cây bố và cây mẹ đều cho giao từ ab</sub>
<sub> ở (P), cây thân cao, hoa đỏ có kiểu gen AaBb ; cây thân cao, hoa vàng có kiểu gen Aabb</sub>
<sub> ta có sơ đồ lai:</sub>


P: AaBb Aabb



G:lAB:lAb:laB:lab lAb:lab


F1: 1 AABb: 2AaBb: 1 AAbb: 2 Aabb: 1 aaBb: 1 aabb


+ Cây thân cao, hoa đỏ (A-B-) ở F1 có thành phần kiểu gen là: lAABb : 2AaBb  khi cho


những cây thân cao, hoa đỏ ở F1, đem tự thụ phấn, theo lý thuyết, đời con sẽ có số cây thân


cao, hoa vàng (A-bb) chiếm tỉ lệ:


 



1 1 2 3 5


AABb . AABb AaBb . A bb


3 4 3 16  24


<b>Câu 37: Đáp án A</b>


Nhìn vào lưới thức ăn hình bên trên ta có các chuỗi thức ăn như sau:
(1) Cỏ <sub> Thỏ </sub><sub> Đại bàng </sub> <sub> Vi sinh vật.</sub>


(2) Cỏ <sub> Thỏ </sub><sub> Cáo </sub> <sub> Đại bàng </sub><sub> Vi sinh vật.</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

(4) Cỏ <sub> Sâu </sub> <sub> Chuột </sub> <sub> Cáo </sub> <sub> Đại bàng </sub><sub> Vi sinh vật</sub>


(5) Cỏ <sub> Sâu </sub> <sub> Chim </sub> <sub> Rắn </sub> <sub> Đại bàng </sub><sub> Vi sinh vật.</sub>



(6) Cỏ <sub> Sâu </sub> <sub> Chim </sub> <sub> Rắn </sub> <sub> Vi sinh vật.</sub>


Vậy có 6 chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn trên
<b>Câu 38: Đáp án B</b>


A: đỏ >> b : mắt hạt lựu


B: mắt bình thường >> b : cánh xẻ


+ Ta nhận thấy tỉ lệ phân li kiểu hình chung khơng đồng đều ở hai giới và khác với tỉ lệ phân
li kiểu hình đặc trưng của phân li độc lập hay liên kết gen hoàn toàn. Mặt khác, ruồi đực cho
4 loại kiểu hình khác nhau, trong đó, tỉ lệ ruồi mắt đỏ, cánh xẻ và mắt lựu, cánh bình thường
lớn hơn tỉ lệ ruồi mắt đỏ, cánh bình thường và mắt lựu, cánh xẻ hai cặp gen quy định 2 cặp
tính trạng đang xét nằm trên NST X, khơng có alen tương ứng trên Y, ruồi cái ở P mang kiểu
gen dị hợp tử chéo về hai tính trạng đang xét (

A a



b B


X X <sub>) và hoán vị gen đã xảy ra với tần số:</sub>
7,5%.2


15%
42,5% 7,5%.2 


<sub> (1) sai, (3) sai, (4) đúng</sub>


+ Ta lại có ruồi cái F1, có kiểu hình : 50% mắt đỏ, cánh bình thường : 50% mắt đỏ, cánh xẻ


(tương đương 100% mắt đỏ ; 50% cánh bình thường : 50% cánh xẻ) mà ruồi cái p cho 4 loại
giao từ tương ứng với 4 kiểu hình khác nhau<sub>ruồi đực P phải cho giao tử </sub>X A<sub>b</sub> kiểu gen


của ruồi đực ở p là A


b


X Y  (2) đúng .
Vậy chỉ có hai phát biểu đúng


<b>Câu 39: Đáp án D</b>


Quy ước: A: đỏ >> a : trắng
P : aa = 5%


F4: A- = 57,5%


+ Gọi tỉ lệ kiểu gen Aa ở thế hệ ban đầu là x<sub>P: (0,95 - x)AA : xAa : 0,05aa = 1 </sub>


+ Sau 4 thế hệ tự thụ phấn ta có
- Tỉ lệ kiểu gen Aa là: 1<sub>4</sub>.x


2


- Tỉ lệ kiểu gen Aa là:

<sub></sub>

<sub></sub>

4


1
1


2


0,95 x .x



2


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

+ Theo bài ra ta có hoa đỏ qua 4 thế hệ là:

<sub></sub>

<sub></sub>

4
4


1
1


1 <sub>2</sub>


.x 0,95 x .x 0,575


2 2




   


x 0,8 P : 0,15AA : 0,8Aa : 0,05aa 1


   


+ I đúng, ti lệ kiểu gen đồng hợp tử trội là: 95% - 80% = 15%
+ II sai vì, tần số alen A = 0,05 + 0,8/2 = 0,45


+ III đúng, tỉ lệ cây hoa trắng ở F3 là: 3
1
1



2


aa 0,05 .0,8 0,4


3


   ; tỉ lệ cây hoa đỏ ở F3 là


1 0,4 0,6   số cây hoa đỏ bằng 0,6 1,5


0,4 lần số cây hoa trắng


+ IV đúng, vì theo đề bài ở thế hệ F4 tỉ lệ cây đỏ là 57,5%, tỉ lệ kiểu gen dị hợp Aa ở thế hệ F4


là 1.0,8 1 5%


2 20  trong tổng số cây hoa đỏ ở F4, số cây có kiểu gen di hợp tử chiếm tỉ


lệ là 5%.57,5% 2
23


Vậy có 3 phát biểu đúng.
<b>Câu 40: Đáp án D</b>


A: bình thường >> a: bệnh N
B: bình thường >> b: bệnh M


+ (2), (6) bị bệnh M nên đều có kiểu gen là <sub>X Y</sub>Ab



+ (9) chị bệnh N nên kiểu gen của (9) là: <sub>X Y </sub>aB <sub> (5) cho giao tử </sub><sub>X</sub>aB<sub> và (5) nhận 1 giao tử</sub>
Ab


X từ (2) <sub> Kiểu gen của (5) là </sub><sub>X X</sub>Ab aB<sub>I sai</sub>


+ (4) và (8) không bị cả 2 bệnh nên kiểu gen của (4) và (8) đều là <sub>X Y</sub>AB
+ II sai vì kiểu gen của (6) là Ab


X Y  (6) nhận giao tử <sub>X</sub>Ab<sub> từ (3) </sub><sub></sub><sub> (7) có thể có giao tử</sub>
Ab


X  (10) cũng có thể nhận giao tử <sub>X</sub>Ab<sub> hay (10) có thể mang alen b.</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

+ IV đúng vì:


Ta có sơ đồ lai (5) kết hợp với (6) là:


Ab aB Ab


Ab aB


AB ab


X X X Y


X X 0, 4


X X 0,1





 


 


Ab


X Y 0,5


<sub>Xác suất sinh con thứ hai là con gái không bị bệnh N và M của cặp vợ chồng (5) và (6) là:</sub>


<sub> X X</sub>aB Ab <sub>X X </sub>AB Ab

<sub>0, 4.0,5 0,1.0,5 0,25 25%</sub>


    


</div>

<!--links-->

×