Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Tác động của trách nhiệm xã hội đến kết quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN QUỲNH NHƯ

TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN
KẾT QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2020


ĐẠI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN QUỲNH NHƯ

TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN KẾT
QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM
YẾT TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Hướng đào tạo: Hướng ứng dụng
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS Hồ Viết Tiến

TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các kết
quả nghiên cứu có tính độc lập, khơng sao chép bất kỳ tài liệu nào và nội dung luận
văn chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào, các nguồn số liệu
trong luận văn được trích dẫn rõ ràng và đáng tin cậy.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Tác giả

NGUYỄN QUỲNH NHƯ


3

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TĨM TẮT
ABSTRACT
Chương 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................11
1.1.


Lý do chọn đề tài ......................................................................................11

1.2.

Tổng quan các nghiên cứu trước và khoảng trống nghiên cứu ................12

1.3.

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................15

1.3.1.

Mục tiêu chung .....................................................................................15

1.3.2.

Mục tiêu cụ thể .....................................................................................15

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................15

1.5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................16

1.5.1.

Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................16


1.5.2.

Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................16

1.6.

Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................16

1.6.1.

Phương pháp định tính ..........................................................................16

1.6.2.

Phương pháp định lượng.......................................................................17

1.6.3.

Nguồn số liệu ........................................................................................17

1.7.

Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................................17

1.8.

Bố cục của luận văn .................................................................................18

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI KẾT

QUẢ TÀI CHÍNH ...................................................................................................20
2.1.

Các khái niệm và lý thuyết có liên quan ..................................................20


4

2.1.1. Định nghĩa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và kết quả tài chính
(CFP)

..................................................................................................................20

2.1.2. Nền tảng lý thuyết về trách nhiệm xã hội ................................................24
2.2.

Giới thiệu một số nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa trách

nhiệm xã hội và kết quả tài chính ..........................................................................29
2.2.1. Các nghiên cứu quốc tế ............................................................................30
2.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ...................................................................39
2.3.

Lựa chọn mơ hình, các biến và kỳ vọng dấu............................................43

2.3.1. Lựa chọn mơ hình nghiên cứu và các biến ..............................................43
2.3.2. Đo lường các biến ....................................................................................44
2.3.3. Kỳ vọng dấu .............................................................................................50
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................52
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP, QUY TRÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .....54

3.1.

Phương pháp ước lượng mơ hình .............................................................54

3.2.

Quy trình nghiên cứu theo phương pháp lựa chọn ...................................56

3.3.

Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................57

3.3.1. Mô tả cách chọn mẫu và dữ liệu nghiên cứu ...........................................57
3.3.2. Tính tốn dữ liệu ......................................................................................59
TĨM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................61
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................63
4.1.

Phân tích tương quan một số tỷ số tài chính liên quan đến trách nhiệm xã

hội và kết quả tài chính của doanh nghiệp .............................................................63
4.1.1. Kết quả tài chính trung bình của các doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam ..............................................................................63
4.1.2. Mức độ cơng bố trách nhiệm xã hội trung bình của các doanh nghiệp
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ...................................................64
4.1.3. Mức độ cơng bố trung bình của các khía trách nhiệm xã hội của các
doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ............................66


5


4.1.4. Quy mơ trung bình của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng
khốn Việt Nam .....................................................................................................70
4.1.5. Địn bẩy tài chính trung bình của các doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam ..............................................................................70
4.1.6. Tác động của mức công bố trách nhiệm xã hội đối với kết quả tài chính
của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam ........................................................71
4.2.

Thống kê mô tả các biến ..........................................................................72

4.3.

Kiểm định các biến ...................................................................................74

4.3.1.

Ma trận hệ số tương quan .....................................................................74

4.3.2.

Kiểm tra đa cộng tuyến .........................................................................76

4.3.3.

Kiểm định mơ hình hồi quy ..................................................................77

4.4.

Kiểm định kỳ vọng dấu, bình luận kết quả và so sánh với các nghiên cứu


trước

..................................................................................................................78

4.4.1.

Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội và kết quả tài chính theo Mơ hình

1

...............................................................................................................79

4.4.2.

Mối quan hệ giữa các khía cạnh trách nhiệm xã hội và kết quả tài chính

theo Mơ hình 2 ...................................................................................................82
TĨM TẮT CHƯƠNG 4 ..........................................................................................86
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ................................................88
5.1.

Tóm lược các kết quả nghiên cứu làm cơ sở đưa ra các hàm ý quản trị ..88

5.2.

Các hàm ý quản trị đối với các yếu tố làm tăng kết quả tài chính của

doanh nghiệp ..........................................................................................................90
5.2.1. Hồn thiện và nâng cao trách nhiệm kinh tế ............................................90

5.2.2. Hoàn thiện và nâng cao trách nhiệm đối với xã hội .................................91
5.3.

Các hàm ý quản trị cho doanh nghiệp đối với khía cạnh trách nhiệm với

môi trường trong mối quan hệ với kết quả tài chính .............................................94
5.4.

Những hạn chế của đề tài và đề xuất các nghiên cứu tiếp theo ...............95

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCBV

Báo cáo bền vững

BCTC

Báo cáo tài chính

BCTN

Báo cáo thường niên


CSR

Trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility)

CFP

Kết quả tài chính (Corporate financial performance)

DN

Doanh nghiệp

SGMM

Phương pháp ước lượng System GMM

UBCKNN

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước


7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Bảng 2.1: Tổng hợp lý thuyết về trách nhiệm xã hội ................................................... 25
Bảng 2.2: So sánh ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp tiếp cận CSR ........ 46
Bảng 2.3: Tổng hợp các biến và kỳ vọng dấu trong mơ hình nghiên cứu ................... 51
Bảng 3.1: Số lượng công ty đủ điều kiện trong mẫu nghiên cứu phân theo ngành ..... 59
Bảng 4.1: Kết quả thông kê mô tả các biến số trong mẫu nghiên cứu ......................... 73

Bảng 4.2: Hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu ........................ 75
Bảng 4.3: Kiểm định đa cộng tuyến bằng việc sử dụng VIF ....................................... 76
Bảng 4.4: Kết quả phân tích Mơ hình 1 - Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội có độ
trễ 1 và kết quả tài chính .............................................................................................. 77
Bảng 4.5: Kết quả phân tích Mơ hình 2 - Mối quan hệ giữa các khía cạnh trách
nhiệm xã hội có độ trễ 1 và kết quả tài chính .............................................................. 78
Bảng 4.6: So sánh kỳ vọng dấu các biến của tác giả và kết quả mơ hình 1 ................. 79
Bảng 4.7: So sánh kỳ vọng dấu các biến của tác giả và kết quả mơ hình 2 ................. 83
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 56
Hình 4.1: Kết quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết giai đoạn 2012-2017 ..... 64
Hình 4.2. Mức độ cơng bố trách nhiệm xã hội trung bình phân theo nhóm ngành của
các doanh nghiệp niêm yết giai đoạn 2012-2017 ......................................................... 65
Hình 4.3. Mức độ cơng bố trách nhiệm xã hội trung bình phân theo độ tuổi của các
doanh nghiệp niêm yết giai đoạn 2012-2017 ............................................................... 66
Hình 4.4. Mức độ cơng bố trách nhiệm kinh tế trung bình phân theo nhóm ngành
của các doanh nghiệp niêm yết giai đoạn 2012-2017 .................................................. 67
Hình 4.5. Mức độ cơng bố trách nhiệm mơi trường trung bình phân theo nhóm
ngành của các doanh nghiệp niêm yết giai đoạn 2012-2017 ....................................... 67
Hình 4.6. Trách nhiệm đối với xã hội phân theo nhóm ngành của các cơng ty niêm
yết giai đoạn 2012-2017 ............................................................................................... 68
Hình 4.7. Trách nhiệm đối kinh tế phân theo độ tuổi của các công ty niêm yết giai
đoạn 2012-2017 ............................................................................................................ 68


8

Hình 4.8. Trách nhiệm đối với mơi trường phân theo độ tuổi của các công ty niêm
yết giai đoạn 2012-2017 ............................................................................................... 69
Hình 4.9. Trách nhiệm đối với xã hội phân theo độ tuổi của các công ty niêm yết
giai đoạn 2012-2017 ..................................................................................................... 69

Hình 4.10. Quy mơ trung bình của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam giai
đoạn 2012-2017 ............................................................................................................ 70
Hình 4.11. Địn bẩy tài chính của các doanh nghiệp niêm yết giai đoạn 2012-2017
phân theo nhóm ngành ................................................................................................. 71
Hình 4.12. ROA và Tobin’Q trung bình theo từng mức độ công bố trách nhiệm xã
hội của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2012-2017 ...................... 72


9

TÓM TẮT
Vấn đề trách nhiệm xã hội (CSR) đã được phát triển trong ba thập kỷ qua
trong lĩnh vực báo cáo tài chính hay báo cáo thường niên của các doanh nghiệp và
nó có tác động đối với kết quả tài chính (CFP). Hầu hết các nghiên cứu trước đây về
công bố CSR và CFP tập trung vào các tập đồn ở các nước phát triển. Vì vậy,
nghiên cứu này được thực hiện để có cái nhìn rõ hơn về thực hành công bố thông tin
CSR và mối quan hệ của nó với kết quả tài chính ở Việt Nam.
Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra mức độ cơng bố CSR và tác động
một chiều từ CSR đến kết quả tài chính trong giai đoạn các cơng ty niêm yết Việt
Nam vừa manh nha thực hiện công bố CSR vào năm 2012 đến năm 2017.
Bài nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp định tính và định lượng. Ba
khía cạnh trách nhiệm xã hội trong nghiên cứu bao gồm trách nhiệm kinh tế, môi
trường và trách nhiệm đối với xã hội. Thước đo kết quả tài chính mà tác giả sử dụng
trong nghiên cứu là ROA và Tobin’Q. Tác giả thu thập dữ liệu và tiến hành phân
tích định lượng thông qua thống kê mô tả và chạy mô hình hồi quy SGMM.
Kết quả sau khi ước lượng cho thấy trách nhiệm xã hội có mối quan hệ cùng
chiều với kết quả tài chính dựa trên thước đo thị trường và ngược chiều khi kết quả
tài chính đo bằng thước đo kế tốn. Xét ở từng khía cạnh riêng lẻ thì trách nhiệm
kinh tế và trách nhiệm đối với xã hội có mối quan hệ tích cực đối với kết quả tài
chính và trách nhiệm mơi trường thì tương quan âm với CFP. Ngồi ra, khía cạnh

kinh tế và xã hội thu hút được sự chú ý công bố của các doanh nghiệp nhiều hơn so
với khía cạnh mơi trường.
Kết luận được rút ra là trách nhiệm xã hội thực sự có tác động tích cực đến kết
quả tài chính của các doanh nghiệp. Thế nên muốn đạt được kết quả tài chính thì
các doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến CSR và thực hiện công bố công khai
thơng tin về CSR trên các báo cáo. Ngồi ra, doanh nghiệp cần đề ra kế hoạch thực
hiện CSR một cách hợp lý để đạt được hiệu quả cao nhất.
Từ khóa: trách nhiệm xã hội, kết quả tài chính, GMM.


10

ABSTRACT
The issue of corporate social responsibility (CSR) has been developed over the
past three decades in financial reports or annual reports and it has an impact on the
corporate financial performance (CFP). Most of the previous studies about CSR and
CFP focused on corporations in developed countries. Therefore, this study was
conducted to gain a better view of CSR disclosure practices and its relationship to
financial performance in Vietnam.
This study aims to examine the level of CSR disclosure and the one-way
impact from CSR on financial performance during the time when Vietnamese
companies have just begun to publish CSR in 2012 to 2017.
The research was conducted by qualitative and quantitative methods. Three
dimensions of social responsibility in research include economic responsibility,
environmental responsibility and society responsibility. The financial performance
measure that the author used in the study is ROA and Tobin’Q. The author collected
the data, conducted quantitative analysis through descriptive statistics and analysed
the SGMM regression model.
The estimation results show that social responsibility is positively related to
financial performance. On each dimension of CSR, economic responsibility and

social responsibility have a positive relationship to financial performance and
environmental responsibility is similar to CFP. In addition, economic and society
dimension attract more public attention of enterprises than environmental aspects.
In conclusion, corporate social responsibility actually has a positive effect on
the financial performance of businesses. In order to achieve financial efficiency,
corporate managers need to pay more attention to CSR and make publicly available
CSR information in the reports. In addition, managers need to set out a reasonable
CSR implementation plan to achieve the highest efficiency.
Keywords: social responsibility, financial performance, GMM


11

Chương 1

GIỚI THIỆU
1.1.

Lý do chọn đề tài
Các doanh nghiệp ngày nay thường nhận thức được và quan tâm đến tác động

của các hoạt động của họ đối với kinh tế, môi trường, cộng đồng và các bên liên
quan khác. Thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần tăng doanh thu. Mỗi doanh
nghiệp đều đứng trên địa bàn nhất định. Do đó, việc đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế
địa phương có thể tạo ra một nguồn lao động tốt hơn, nguồn cung ứng rẻ và đáng tin
cậy hơn và nhờ đó tăng doanh thu. Trách nhiệm xã hội cũng có thể giúp doanh
nghiệp tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể. Từ đó uy tín giúp doanh nghiệp
tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư và người lao động. Nhiều công ty
Việt Nam đã nhận ra những lợi ích tiềm năng của việc tham gia vào các hoạt động
trách nhiệm xã hội (CSR) và đã áp dụng các hướng dẫn công bố thực hành CSR cho

doanh nghiệp để báo cáo các hoạt động CSR của họ (Ngô Quang Huân và cộng sự,
2016; Hồ Viết Tiến và Hồ Thị Vân Anh, 2017). Bộ tài chính Việt Nam đã đưa ra
thông tư hướng dẫn việc công bố thơng tin trên thị trường chứng khốn (Thơng tư
155/2015/TT-BTC) và các điều cần công bố về CSR cho các công ty niêm yết để
thúc đẩy việc thực hành CSR. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục phải
đối mặt với những thách thức đáng kể khi tham gia các hoạt động CSR (về hoạt
động tiếp thị xã hội, phát triển cộng đồng hoặc quan hệ công chúng) và mức độ hiểu
biết về CSR vẫn chưa cao vì nếu xem xét tổng thể các tổ chức kinh tế thì Việt Nam
có hơn 90% doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa (Nghị định số 56/2009/NĐ-CP
ngày 30/6/2009 của Chính phủ).
Mặt khác, cách hiểu phổ biến của phần lớn các tổ chức kinh tế là đồng nhất
giữa thực hiện trách nhiệm xã hội với làm từ thiện hay thực hiện trách nhiệm xã hội
là khơng bắt buộc, khi nào có điều kiện thì làm. Thậm chí có nhiều nhà quản lý
trong các tổ chức còn coi trách nhiệm xã hội là hoạt động PR, khuếch trương tên
tuổi của mình nhằm che giấu hiệu quả kinh tế thực tế. Điều đó đi ngược hoàn toàn
với tinh thần của trách nhiệm xã hội. Đồng thời, việc thiếu nguồn nhân lực, tài


12

chính và kỹ thuật của các tổ chức kinh doanh cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện
các phát kiến CSR. Ngoài ra, các nghiên cứu tại Việt Nam về vấn đề này cịn thưa
thớt và nhiều cơng ty Việt Nam chưa chủ động công bố thông tin trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp cho các bên liên quan (Nguyễn Thị Ngọc Bích và cộng sự, 2015;
Ngơ Quang Hn và cộng sự, 2016; Hồ Viết Tiến và Hồ Thị Vân Anh, 2017)
Xuất phát từ những thực tiễn nêu trên về thực trạng thực hành CSR ở Việt
Nam, tác giả thấy được sự cần thiết mở rộng các nghiên cứu trước đây về trách
nhiệm xã hội, về tác động của trách nhiệm xã hội đối với kết quả tài chính của các
cơng ty phi tài chính niêm yết ở Việt Nam. Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài
về “Tác động của trách nhiệm xã hội đến kết quả tài chính của các doanh nghiệp

niêm yết tại Việt Nam” cho luận văn cao học của mình.
1.2.

Tổng quan các nghiên cứu trước và khoảng trống nghiên cứu
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đã trở thành một chương trình

chiến lược cho các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia. Trong thời gian gần đây, các
doanh nghiệp ở các nước đang phát triển đã bắt đầu công bố sự thực hành CSR bao
gồm trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm với môi trường, trách nhiệm với xã hội và các
thông tin liên quan đến CSR khác trong các báo cáo hàng năm. Có một sự tăng
trưởng đáng kể về số lượng các doanh nghiệp đã công bố các hoạt động trách nhiệm
xã hội (Guthrie và Parker, 1989; Gray và cộng sự, 1995). Ví dụ, KPMG (2011) cho
thấy 62% trong số 378 cơng ty toàn cầu được khảo sát vào tháng 10 năm 2010 có
chiến lược CSR của cơng ty và tun bố điều này tăng hơn 50% kể từ năm 2008
(tr.13). Ngoài ra, KPMG (2011) cũng gợi ý rằng các doanh nghiệp đã cơng bố CSR
sẽ có cơ hội đạt được lợi ích cạnh tranh, thúc đẩy cải tiến, cải thiện kết quả tài chính
(CFP) và tạo ra kết quả cuối cùng.
Có một số lượng lớn các nghiên cứu về công bố CSR trong các báo cáo tài
chính (BCTC) sử dụng các khía cạnh quốc gia và thị trường khác nhau (Guthrie và
Parker, 1989; Deegan và Gordon, 1996; Mathews, 1997; O'Dwyer, 2001; Deegan
và cộng sự, 2002; Murphy và Abeysekera, 2008; Clarkson và cộng sự, 2011). Một
số nghiên cứu cũng đã nghiên cứu mối quan hệ thực nghiệm giữa công bố trách


13

nhiệm xã hội của công ty và kết quả tài chính (Griffin và Mahon, 1997;
McWilliams và Siegel, 2000; Chen và Wang, 2011). Tuy nhiên, kết quả của những
nghiên cứu này thường có mâu thuẫn và khơng đồng nhất. Một số nghiên cứu đã lập
luận rằng có một mối liên hệ tích cực giữa hoạt động tài chính và thực tiễn CSR của

công ty (Waddock và Graves, 1997; Van de Velde và cộng sự, 2005; Peters and
Mullen, 2009; Choi và cộng sự, 2010; Kwanbo, 2011; Michelon, 2011; Oeyono và
cộng sự, 2011). Mặt khác, một số nghiên cứu cũng tìm thấy một mối tương quan
tiêu cực (Mittal và cộng sự, 2008; Crisóstomo và cộng sự, 2011) cũng như các mối
quan hệ trung lập (Preston và O'Bannon, 1997; McWilliams và Siegel, 2000;
Moneva và Ortas , 2008; Kimbro và Melendy, 2010) giữa công bố CSR và kết quả
tài chính.
Qua q trình tổng quan các nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy việc thực hiện
nghiên cứu này là cần thiết do vẫn còn những khoảng trống nghiên cứu sau:
Thứ nhất, hầu hết các nghiên cứu trước đây về công bố CSR tập trung vào các
tập đoàn ở các nước phát triển, bao gồm Úc (Deegan và cộng sự, 2000; Tilt, 2001;
Deegan và cộng sự, 2002; Cowan và Gadenne, 2005; Cuganesan và cộng sự, 2007;
Guthrie và Farneti, 2008), Canada (Zeghal và Ahmed, 1990; Magness, 2006), USA
(Meek et al, 1995; Darus và cộng sự, 2009; Saida, 2009) và Châu Âu (Gray và cộng
sự, 1995; Stittle và cộng sự, 1997; Cormier và Magnan, 2003; Dragomir, 2010). Có
một số nghiên cứu về CSR được thực hiện ở các nước đang phát triển với các đặc
trưng quốc gia khác nhau (Simpson và Kohers, 2002; Hossain và cộng sự, 2006;
Chang, 2010; Khan và cộng sự, 2010; Rashid và cộng sự, 2010). Đặc biệt, các
nghiên cứu về công bố CSR và mối quan hệ của nó với kết quả tài chính ở Việt
Nam vẫn còn hạn chế về số lượng. Các kết quả thực nghiệm từ nghiên cứu này có
thể khác với kết quả của các nước đang phát triển khác. Điều này có thể là do sự
khác biệt trong thực hành CSR giữa Việt Nam và các nền kinh tế đang phát triển
khác. Sự khác biệt này có thể xảy ra do các biến thể trong định nghĩa của CSR, các
vấn đề văn hóa, luật và quy định.


14

Thứ hai, một số nghiên cứu chỉ tập trung vào các ngành công nghiệp cụ thể
hoặc một công ty cụ thể nào đó; một số nghiên cứu lại chỉ tập trung vào một khía

cạnh của CSR mà chưa có cái nhìn tồn diện về hoạt động CSR của các doanh
nghiệp; một số khác lại sử dụng kích thước mẫu nhỏ. Ví dụ, Trần Thị Hồng Yến,
(2016) đã kiểm tra việc công bố CSR của các ngân hàng thương mại Việt Nam từ
năm 2010 đến năm 2014. Trong một nghiên cứu khác, Nguyễn Phương Mai (2012)
đã khảo sát thực tiễn CSR của một doanh nghiệp đại diện cho ngành dệt nay. Ngồi
ra, Trần Thị Minh Hịa và Nguyễn Thị Hồng Ngọc (2014) đã nghiên cứu việc thực
hành CSR ở từng khía cạnh cụ thể trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn tại Việt
Nam. Hơn nữa, Trương Nam Thắng và Margaret Mckee (2014) đã thực hiện nghiên
cứu khám phá thông qua phỏng vấn bán cấu trúc 20 doanh nghiệp tại Việt Nam
trong thời gian một năm. Lê Ngọc Mỹ Hằng (2015) chỉ nghiên cứu về việc công bố
CSR các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh (HOSE) trong khoảng thời từ năm 2012 đến năm 2014. Kích thước mẫu giới
hạn và tập trung vào các ngành cụ thể trong các nghiên cứu trước đây có thể đã ảnh
hưởng đến sự nhất quán và tạo ra các kết quả khác nhau. Điều này có thể hạn chế sự
việc tìm hiểu thực hành CSR trong bối cảnh Việt Nam.
Thứ ba, rõ ràng là rất ít nghiên cứu đã nghiên cứu mối quan hệ giữa CSR và
kết quả tài chính của các cơng ty Việt Nam. Ví dụ, nghiên cứu của Hồ Thị Vân Anh
(2018) cho rằng đấy có thể được xem là nghiên cứu đầu tiên kết hợp các tiêu chí
CSR giữa hướng dẫn GRI4 với nghiên cứu của Amran (2015) để phát triển chỉ số
trách nhiệm xã hội cho Việt Nam, sau đó sử dụng chỉ số này kiểm tra thực nghiệm
các mối quan hệ tổng thể giữa CSR và kết quả tài chính, rủi ro cơng ty cho các cơng
ty niêm yết Việt Nam. Vì vậy, có nhiều lý do để tin rằng kết quả của những nghiên
cứu đó có thể khơng mang tính kết luận, chưa thể hiện chính xác được mối quan hệ
giữa CSR đối với kết quả tài chính và cịn mang tính chủ quan của nhà nghiên cứu.
Dựa trên những khoảng trống nghiên cứu ở trên trong các nghiên cứu CSR,
nghiên cứu này được thực hiện để có cái nhìn rõ hơn về thực hành công bố thông tin
CSR và mối quan hệ của nó với kết quả tài chính ở Việt Nam. Chúng bao gồm các


15


kiểm tra về công bố CSR bằng cách sử dụng bộ chỉ số GRI mới nhất; chỉ tiêu thể
hiện kết quả tài chính mới; mối quan hệ tác động của biến độc lập đối với biến phụ
thuộc; cỡ mẫu lớn hơn; thời gian nghiên cứu dài hơn và gần đây hơn; và phạm vi
phủ sóng rộng hơn của các ngành. Mối quan hệ giữa công bố CSR và CFP được
kiểm tra trong nghiên cứu này theo một số cách. Thứ nhất, nghiên cứu này tìm hiểu
mức độ cơng bố trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hiện tại của các công ty niêm
yết ở một quốc gia đang phát triển, cụ thể là Việt Nam. Thứ hai, nghiên cứu xem xét
mối quan hệ giữa mức độ công bố CSR và kết quả tài chính với độ trễ 1 năm của
các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Các phần sau của chương này nêu lên mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm
vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của bài nghiên cứu và bố cục.
1.3.

Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra mức độ cơng bố CSR và tác động

một chiều từ CSR đến kết quả tài chính trong giai đoạn các công ty Việt Nam vừa
manh nha thực hiện công bố CSR vào năm 2012 đến năm 2017.
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này được tóm tắt dưới đây:
 Phân tích thực trạng mức độ công khai trách nhiệm xã hội của các công ty
niêm yết Việt Nam trong các năm 2012 đến 2017 dựa theo các đặc điểm riêng của
doanh nghiệp
 Kiểm tra mối quan hệ thực nghiệm giữa mức độ thực hành cơng bố CSR và
kết quả tài chính của các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam.
 Cuối cùng, nghiên cứu này đưa ra nhận xét, hàm ý quản trị ở từng khía cạnh
CSR đối với các doanh nghiệp niêm yết để có thể đưa ra kế hoạch thực hiện CSR
phù hợp nhằm nâng cao kết quả tài chính của mình.

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu chính cho nghiên cứu này như sau:

 Tương ứng với mục tiêu cụ thể thứ nhất có câu hỏi nghiên cứu sau:


16

(1) Tình trạng cơng bố CSR hiện tại của các công ty niêm yết ở Việt Nam
như thế nào?
 Tương ứng với mục tiêu cụ thể thứ hai, nghiên cứu đặt ra các câu hỏi sau:
(2) Có tác động nào của việc thực hành công bố CSR đối với kết quả tài
chính trong năm sau của cơng ty niêm yết ở Việt Nam khơng?
(3) Tác động của từng khía cạnh thực hành cơng bố CSR đối với kết quả tài
chính trong năm sau như thế nào?
 Tương ứng với mục tiêu cụ thể thứ ba, nghiên cứu đặt ra các câu hỏi sau:
(4) Nghiên cứu đưa ra hàm ý quản trị như thế nào đối với các doanh nghiệp
niêm yết?
1.5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu
Trách nhiệm xã hội, kết quả tài chính và các mối quan hệ giữa trách nhiệm xã

hội và kết quả tài chính của các cơng ty phi tài chính niêm yết Việt Nam được phân
theo 2 nhóm ngành là sản xuất và phi sản xuất.
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Bài nghiên cứu xem xét tác động một chiều của trách

nhiệm xã hội và kết quả tài chính, tác động của từng khía cạnh trách nhiệm xã hội
đến kết quả tài chính của các cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.
Phạm vi thời gian: Thời gian lấy mẫu của nghiên cứu này là 6 năm từ năm
2012 đến năm 2017.
1.6.

Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp định tính và phương pháp định

lượng, cụ thể như sau:
1.6.1. Phương pháp định tính
Phương pháp định tính được sử dụng trong bài là tổng quan lịch sử, tổng hợp
các định nghĩa, lý thuyết, cách đo lường CSR và kết quả tài chính, mối quan hệ giữa


17

CSR và kết quả tài chính đã có; lược khảo các nghiên cứu trước để có cái nhìn tổng
quan nhằm làm rõ mục tiêu cụ thể thứ nhất và giải quyết câu hỏi nghiên cứu (1).
1.6.2. Phương pháp định lượng
Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu cũng như trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt
ra, bài nghiên cứu sẽ kế thừa mơ hình nghiên cứu của Cristina Madorran (2016),
Enas Abu Farha và Mahmoud Alkhalaileh (2016), Ngô Quang Huân và cộng sự (2016),
Saima Javaid và Husam-Aldin Nizar Al-Malkawi (2018) và có thêm một số điều chỉnh
về các biến kiểm soát để kiểm định ảnh hưởng của thực hành trách nhiệm xã hội đến
kết quả tài chính doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.

Với việc sử dụng dữ liệu bảng với thời gian 6 năm và số lượng mẫu nhiều có
thể dẫn đến sai lệch ước lượng và vấn đề nội sinh mà các nghiên cứu trước đã phân

tích, bài nghiên cứu áp dụng mơ hình hồi quy dữ liệu bảng bằng phương pháp
GMM (Generalized method of moments) hai bước trên phần mềm Stata 14.2 dựa
trên các nghiên cứu của Cavacoa và Crifo (2014), Cristina Madorran (2016), Saima
Javaid và Husam-Aldin Nizar Al-Malkawi (2018) để kiểm soát các sai lệch. Các kỹ

thuật kiểm định cần thực hiện khi sử dụng dữ liệu bảng bao gồm kiểm định tự tương
quan, đa cộng tuyến, phương sai thay đổi.
1.6.3. Nguồn số liệu
Bài nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp. Biến CSR được lấy bằng phương pháp
phân tích nội dung từ báo cáo thường niên (BCTN), báo cáo bền vững (BCBV) của
khoảng 480 cơng ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng Khoán TPHCM
và Hà Nội từ năm 2012 – 2017, thu thập dữ liệu thông qua các trang dữ liệu chứng
khốn tài chính, websites: www.vietstock.vn, www.cafef.vn, www.cophieu68.vn,
www.stockbiz.vn, websites riêng của các công ty. Các biến thể hiện kết quả tài
chính của các doanh nghiệp niêm yết được lấy từ cơ sở dữ liệu Thomson Reuters.
1.7.

Ý nghĩa của nghiên cứu
Nghiên cứu này đóng góp thêm cho lý thuyết trong nước một số khía cạnh

sau:


18

Thứ nhất, nghiên cứu này dự kiến sẽ đóng góp một sự hiểu biết sâu hơn về lý
thuyết các bên liên quan, lý thuyết hợp pháp để công bố CSR, vấn đề thực hành
công bố CSR ở các nước đang phát triển và cụ thể hơn, ở Việt Nam. Bài viết đã nỗ
lực để xác định các thực tiễn hiện hành về công bố CSR của các doanh nghiệp trong
các ngành nghề kinh doanh khác nhau, cũng hỗ trợ cho mục tiêu chính là xác định

mối quan hệ giữa cơng bố CSR và kết quả tài chính
Thứ hai, nghiên cứu này kiểm tra mối quan hệ giữa công bố CSR và kết quả
tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017 và sử dụng bộ chỉ tiêu kiểm tra mức độ
công bố CSR mới nhất của GRI Standard (GRI-GSSB) kết hợp Thông tư 155 của
Bộ tài chính, kiểm tra mối quan hệ giữa cơng bố CSR và kết quả tài chính bao trùm
tất cả các ngành trong giai đoạn từ khi bắt đầu có các quy định về công bố CSR đến
nay (2012-2017).
Cuối cùng, nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ tăng cường chất lượng nghiên cứu
về công bố thông tin CSR và kết quả tài chính ở Việt Nam. Ngồi ra, nghiên cứu
này sẽ cung cấp một hình ảnh rõ ràng hơn về tác động của các đặc điểm doanh
nghiệp đối với việc công bố CSR ở Việt Nam.
1.8.

Bố cục của luận văn
Luận văn này bao gồm năm chương:
Chương 1: Giới thiệu. Chương này nêu vấn đề nghiên cứu, lý do chọn đề tài,

mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý
nghĩa của nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các mơ hình nghiên cứu thực nghiệm về tác
động của trách nhiệm xã hội đối với kết quả tài chính. Cụ thể bao gồm các nội
dung xem xét các tài liệu về CSR và kết quả tài chính bắt đầu với một cuộc thảo
luận về nền tảng lý thuyết liên quan đến việc công bố CSR, sau đó xem xét các mơ
hình về mối quan hệ giữa cơng bố CSR và kết quả tài chính từ các tác giả nước
ngoài và Việt Nam, cuối cùng chương này nêu việc lựa chọn biến, mơ hình và kỳ
vọng dấu các biến.


19


Chương 3: Phương pháp, quy trình nghiên cứu và dữ liệu với nội dung
bao gồm dữ liệu và phương pháp nghiên cứu liên quan đến lựa chọn mẫu nghiên
cứu, quy trình thực hiện và các kiểm tra kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương này sẽ tiến hành phân tích định
tính thực trạng trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp và giải thích các kết quả
nghiên cứu định lượng. Chương này cũng thảo luận các kỹ thuật phân tích được
đề cập trong Chương 3 dựa trên các kỳ vọng dấu các biến trong chương 2.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách sẽ tóm tắt lại kết quả nghiên
cứu, đưa ra một vài hàm ý chính sách, những hạn chế và đề xuất cho các hướng
nghiên cứu tương lai.


20

Chương 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI
KẾT QUẢ TÀI CHÍNH
Mục đích của chương này là trình bày tổng quan tài liệu về trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp (CSR) bao gồm các nghiên cứu liên quan đến lý thuyết nền tảng
về công bố CSR ở Việt Nam và các quốc gia khác và mối quan hệ giữa cơng bố
CSR và kết quả tài chính.
Chương này được trình bày như sau: mục 2.1 gồm nội dung định nghĩa về
CSR, kết quả tài chính và cung cấp các tài liệu về lý thuyết nền tảng của việc cơng
bố CSR trong đó lý thuyết hợp pháp và lý thuyết các bên liên quan được thảo luận
trong phần này. Trong mục 2.2, một số mơ hình nghiên cứu thực nghiệm liên quan
đến công bố CSR và kết quả tài chính trong bối cảnh quốc tế và Việt Nam. Mục 2.3
sẽ trình bày việc lựa chọn mơ hình và đo lường các biến của nghiên cứu, các kỳ
vọng dấu của tác giả dựa trên các nghiên cứu trước.

2.1.

Các khái niệm và lý thuyết có liên quan

2.1.1. Định nghĩa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) và kết quả tài chính
(CFP)
2.1.1.1.

Trách nhiệm xã hội

Hiện nay vẫn còn tồn tại một số tranh cãi liên quan đến một định nghĩa rõ ràng
và thống nhất về CSR do bản thân khái niệm này là một thuật ngữ không rõ ràng và
rắc rối với nhiều tầng ý nghĩa (Nasrullah và Rahim, 2014). Bên cạnh đó, mỗi học
giả trên thế giới lại có những cái nhìn khác nhau về trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp và sử dụng những thuật ngữ khác nhau để giải thích về vấn đề này như là
đạo đức doanh nghiệp, doanh nghiệp bền vững, đầu tư trách nhiệm xã hội và trách
nhiệm doanh nghiệp… Một lý do khác là do sự không ngừng thay đổi và vận động
của bản thân khái niệm CSR để phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. Kotler và
Lee (2005) đã xác định trách nhiệm xã hội của công ty là “cam kết cải thiện hạnh
phúc cộng đồng thông qua các hoạt động kinh doanh và đóng góp cho các nguồn


21

lực doanh nghiệp” và “các sáng kiến xã hội của doanh nghiệp là các hoạt động
chính được cơng ty thực hiện để hỗ trợ xã hội và thực hiện cam kết trách nhiệm xã
hội của công ty” (tr.3).
Để định nghĩa trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ các phạm vi nghĩa vụ của
doanh nghiệp đối với xã hội, Carroll (1979) thể hiện CSR bao gồm các phạm trù
kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện. Bốn kỳ vọng cơ bản này phản ánh quan điểm

về trách nhiệm xã hội có liên quan đến một số định nghĩa được đưa ra trước đó
nhưng phân loại trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp một cách toàn diện hơn.
Mặc dù tất cả các khía cạnh này ln tồn tại đồng thời cho các tổ chức kinh doanh,
lịch sử kinh doanh cho thấy sự nhấn mạnh sớm vào các khía cạnh kinh tế và pháp lý
và sau đó là mối quan tâm về các khía cạnh đạo đức và từ thiện. Hơn nữa, bất kỳ
trách nhiệm hoặc hành động nhất định của doanh nghiệp có thể có động cơ kinh tế,
pháp lý, đạo đức hoặc từ thiện thể hiện trong đó.
Ngồi ra, có hai quan điểm về CSR được xem như là toàn diện và bao phủ
toàn bộ các đặc điểm CSR, đó là khái niệm của Ủy ban Cộng đồng Châu Âu (EC)
và Hội đồng doanh nghiệp thế giới về phát triển bền vững (WBCSD)
+ Theo Hội đồng Doanh nghiệp Thế giới về phát triển bền vững: “Trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp nhằm đóng góp cho
sự phát triển kinh tế bền vững thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất
lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và
cho tồn xã hội theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung
của xã hội”.
+ Theo Ủy ban Cộng đồng Châu Âu: “Trách nhiệm xã hội là trách nhiệm của
doanh nghiệp về tác động của họ đối với xã hội. CSR nên là công ty dẫn đầu. Các
cơ quan công quyền có thể đóng vai trị hỗ trợ thơng qua việc kết hợp thơng minh
các biện pháp chính sách tự nguyện và khi cần thiết, bổ sung quy định. Các cơng ty
có thể trở nên có trách nhiệm với xã hội bởi các yếu tố: theo luật, tích hợp các mối
quan tâm về xã hội, môi trường, đạo đức, người tiêu dùng và nhân quyền vào chiến
lược và hoạt động kinh doanh của họ”.


22

Như đã nêu ở trên, mục tiêu chính của nghiên cứu này là để điều tra mối quan
hệ giữa công bố CSR và kết quả tài chính của các cơng ty niêm yết ở Việt Nam. Các
hoạt động CSR ở Việt Nam vẫn còn trên cơ sở tự nguyện nhằm đáp ứng mong đợi

của tất cả các bên liên quan. Vì vậy, có một kỳ vọng rằng thơng qua đầu tư vào các
hoạt động CSR, các công ty Việt Nam có thể cải thiện kết quả tài chính của họ. Nói
cách khác, các bên liên quan mong muốn có được một cái gì đó nhiều hơn, khác
hơn là các sản phẩm hoặc dịch vụ đơn giản. Do đó, CSR dự kiến sẽ mang lại lợi ích
bổ sung cho các cơng ty. Trong khuôn khổ nghiên cứu này tác giả sử dụng khái
niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo cách tiếp cận của lý thuyết hợp
pháp, lý thuyết các bên liên quan kết hợp với tiêu chuẩn GRI Standard (GRIGSSB), Thông tư 155 và cách tiếp cận CSR của Carroll là nền tảng: “Trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp là sự tự nguyện của doanh nghiệp cam kết thực hiện tốt các
vấn đề về kinh tế, môi trường và xã hội trên cơ sở tuân thủ các luật pháp quốc gia,
thơng lệ quốc tế và đảm bảo hài hịa lợi ích các bên đồng thời góp phần phát triển
kinh tế xã hội quốc gia một cách bền vững”.
2.1.1.2.

Kết quả tài chính

Trong chiến lược kinh doanh và quản lý ngày nay, người ta tin rằng hiệu quả
tài chính là một trong những khái niệm quan trọng nhất. Hơn nữa, kết quả tài chính
là mục tiêu mà tất cả các cơng ty phải cải thiện để tồn tại hay để thỏa mãn các bên
liên quan của nó. Mặc dù có một số lượng lớn các tài liệu và nghiên cứu xem xét kết
quả tài chính như là biến phụ thuộc chính, nhưng những định nghĩa chính xác và
phổ biến của kết quả tài chính vẫn khơng tồn tại (Richard và cộng sự, 2009). Các
nghiên cứu liên quan đến kết quả tài chính cho kết quả khác nhau do thiếu sự đồng
thuận, do cách đo lường khác nhau về kết quả tài chính của cơng ty. Glick và cộng
sự (2005) cho rằng các nhà nghiên cứu có xu hướng sử dụng chỉ có một hoặc một
số chỉ số để đại diện cho kết quả tài chính.
Theo lời của Frich Kohlar, kết quả tài chính đề cập đến hành động thực hiện
hoạt động tài chính. Theo nghĩa rộng hơn, kết quả tài chính đề cập đến mức độ mà
các mục tiêu tài chính đang hoặc đã hồn thành. Đây là q trình đo lường kết quả



23

của các chính sách và hoạt động của một cơng ty về mặt tiền tệ. Nó được sử dụng
để đo lường sức khỏe tài chính tổng thể của cơng ty trong một khoảng thời gian
nhất định và cũng có thể được sử dụng để so sánh các công ty tương tự trong cùng
ngành hoặc để so sánh các ngành hoặc lĩnh vực tổng hợp. Kết quả tài chính của một
cơng ty có thể được đánh giá bởi một số chỉ tiêu dựa trên kế tốn hoặc tài chính của
cơng ty đó. Các chỉ số này có xu hướng đo lường lợi nhuận cơng ty bằng cách quan
sát tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của cơng ty.
Có rất nhiều các chỉ tiêu đo lường kết quả tài chính DN, song các chỉ tiêu
thường được sử dụng nhất trong các nghiên cứu có thể chia thành hai nhóm chính:
Nhóm chỉ tiêu thứ nhất, sử dụng cơng cụ kế tốn được nhiều tác giả sử dụng trong
các cơng trình nghiên cứu trước đây, đó là tỷ suất giữa kết quả đạt được (thu nhập
thuần, lợi nhuận ròng) và các yếu tố đầu vào (tài sản, nguồn vốn, vốn đầu tư, vốn
chủ sở hữu); Nhóm chỉ tiêu thứ hai, gồm các mơ hình kinh tế dựa trên giá trị thị
trường.
- Về nhóm chỉ tiêu thứ nhất: Để đo lường kết quả tài chính DN, chỉ tiêu lợi
nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hiện là hai
hệ số được sử dụng phổ biến nhất. Chỉ tiêu ROA được tính bằng cách lấy chỉ tiêu
“Lợi nhuận” chia cho chỉ tiêu “Tổng tài sản”, chỉ tiêu ROE được tính bằng cách lấy
chỉ tiêu “Lợi nhuận” chia cho chỉ tiêu “Vốn chủ sở hữu”.
Tuy nhiên, giá trị của hai hệ số này có thể phụ thuộc vào cách lấy chỉ tiêu “lợi
nhuận”. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) được nhiều nhà nghiên cứu chọn để
tính hai hệ số trên (Hu & Izumida, 2008; Le & Buck, 2011; Wang & Xiao, 2011),
một số nghiên cứu khác sử dụng lợi nhuận thuần cộng với lãi vay (trước hoặc sau
thuế) (Shah, Butt & Saeed, 2011; Thomsen & Pedersen, 2000), hoặc đơn giản chỉ là
lợi nhuận thuần (LI, Sun & Zou, 2009; Tian & Estrin, 2008); trong khi đó, có
nghiên cứu lại cho rằng, nên dùng lợi nhuận trước thuế, lãi vay, hao mịn và khấu
hao (EBITDA).
Tóm lại, nhóm hệ số dựa trên giá trị sổ sách là cách nhìn về quá khứ hoặc

đánh giá khả năng lợi nhuận ngắn hạn của DN (Hu & Izumida, 2008). Vì các hệ số


24

như ROA và ROE là những chỉ báo hiệu quả cho kết quả sản xuất kinh doanh hiện
tại và phản ánh giá trị lợi nhuận mà DN đã đạt được trong các kỳ kế tốn đã qua.
Bên cạnh đó, các chỉ tiêu của nhóm thứ nhất khơng đưa ra một góc nhìn dài hạn cho
cổ đơng và lãnh đạo DN bởi đó là các thước đo quá khứ và ngắn hạn (Jenkins,
Ambrosini & Collier, 2011).
- Về nhóm chỉ tiêu thứ hai: Nhóm hệ số giá trị thị trường cũng thường được sử
dụng để phản ảnh kết quả tài chính hoặc xác định giá trị DN. Trong đó, hai hệ số
MBVR và Tobin’s Q rất thông dụng như là công cụ đánh giá tốt về kết quả tài chính
DN (Zeitun và cộng sự, 2007; Jiraporn và cộng sự, 2008; Nour, 2012).
Hệ số MBVR được tính là tổng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu so với
giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu, và hệ số Tobin’s Q được tính là giá trị thị trường
của vốn chủ sở hữu cộng với giá trị sổ sách các khoản nợ phải trả so với giá trị sổ
sách của tổng tài sản. Hai chỉ tiêu này chủ yếu được sử dụng khi nghiên cứu các DN
niêm yết để đảm bảo có đủ cơ sở dữ liệu tính tốn.
Các hệ số MBVR và Tobin’s Q có thể cho biết hiệu quả tương lai của DN, bởi
chúng phản ánh được đánh giá của thị trường cả về tiềm năng lợi nhuận của DN
trong tương lai (phản ánh vào thị giá của cổ phiếu). Điều này hoàn toàn phù hợp với
ý nghĩa của các phương pháp định giá cổ phiếu sử dụng dòng tiền tương lai chiết
khấu về hiện tại theo một mức rủi ro xác định.
Tóm lại, kết quả tài chính của các DN có thể được đánh giá thơng qua hai
nhóm hệ số kết hợp lại, trong đó 4 chỉ tiêu thiết yếu nhất bao gồm ROA, ROE,
MBVR và Tobin’s Q. Đặc biệt, sự kết hợp của hai nhóm hệ số này có thể đưa ra cho
nhà quản lý, lãnh đạo DN, cổ đông và thị trường những đánh giá bao quát về kết
quả tài chính trong quá khứ cũng như tiềm năng lợi nhuận và tăng trưởng tương lai
của DN. Trong khuôn khồ bài luận văn này, tác giả lựa chọn ROA và Tobin’s Q

làm hai biến phụ thuộc đại diện cho kết quả tài chính
2.1.2. Nền tảng lý thuyết về trách nhiệm xã hội
CSR là một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn và có nhiều lý thuyết được áp dụng
để giải thích các khía cạnh khác nhau của CSR và các mối quan hệ của nó với kết


×