Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.21 KB, 24 trang )




6


CHƯƠNG 1
THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN
DỤNG CHỨNG TỪ

1.1. VAI TRÒ TTQT TRONG HOẠT ðỘNG CỦA CÁC NHTM
1.1.1. Khái niệm về TTQT
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, các mối quan hệ kinh
tế, chính trị, thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ và kết quả là hình thành nên
các khoản phải thu và chi tiền tệ giữa các ñối tác ở các nước khác nhau. Các mối
quan hệ tiền tệ này ngày một phong phú và ña dạng với quy mô ngày càng lớn.
Chúng góp phần tạo nên tình trạng tài chính của mỗi nước, có thể ở trạng thái bội
chi hay bội thu. Trong các mối quan hệ quốc tế, các ñối tác ở các nước khác nhau
do vậy có sự khác nhau về ngôn ngữ, cách xa nhau về ñịa lý nên việc thanh toán
không thể tiến hành trực tiếp mà phải thông qua các tổ chức trung gian, ñó chính là
các NHTM với hệ thống mạng lưới hoạt ñộng rộng khắp thế giới.
Thanh toán quốc tế ra ñời từ lâu nhưng nó chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ vào
cuối thế kỷ 20 khi mà khối lượng mua bán, ñầu tư quốc tế và chuyển tiền quốc tế
ngày càng tăng, từ ñó làm cho khối lượng các giao dịch thanh toán qua ngân hàng
cũng tăng theo. Việc thanh toán qua ngân hàng làm gia tăng việc sử dụng các ñồng
tiền của mỗi nước ñể chi trả lẫn nhau. Thanh toán quốc tế ñã trở thành một bộ phận
không thể thiếu trong hoạt ñộng của nền kinh tế của các quốc gia ngày nay.
Có nhiều ñịnh nghĩa khác nhau về thanh toán quốc tế như:
Thứ nhất, việc trao ñổi các hoạt ñộng kinh tế và thương mại giữa các quốc gia
làm phát sinh các khoản thu và chi bằng tiền của nước này ñối với một nước khác
trong từng giao dịch hoặc từng ñịnh kỳ chi trả do hai nước quy ñịnh. Trong mối


quan hệ chi trả này, các quốc gia phải cùng nhau quy ñịnh những yếu tố cấu thành
cơ chế thanh toán giữa các quốc gia như quy ñịnh về chủ thể tham gia thanh toán,
lựa chọn tiền tệ, các công cụ và các phương thức ñòi và hoặc chi trả tiền tệ.



7


Tổng hợp các yếu tố cấu thành cơ chế ñó tạo thành thanh toán quốc tế giữa các
quốc gia.
(1).

Thứ hai, thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ
quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan
hệ trao ñổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau.
(2)

Từ hai ñịnh nghĩa trên ñây, chúng ta có thể thấy một số ñặc ñiểm của thanh
toán quốc tế:
 Trước hết, thanh toán quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phục vụ các giao
dịch thương mại, ñầu tư, hợp tác quốc tế thông qua mạng lưới ngân hàng thế giới.
 Thanh toán quốc tế khác với thanh toán trong nước là vì nó liên quan ñến
việc trao ñổi tiền của quốc gia này lấy tiền của quốc gia khác. Vì vậy khi ký kết các
hợp ñồng mua bán ngoại thương các bên phải thỏa thuận với nhau lấy ñồng tiền của
nước nào là tiền tệ tính toán và thanh toán trong hợp ñồng, ñồng thời phải tính toán
thận trọng ñể lựa chọn các biện pháp phòng chống rủi ro khi tỷ giá hối ñoái biến
ñộng.
 Tiền tệ trong thanh toán quốc tế thường không phải là tiền mặt mà tiền tệ tồn
tại dưới hình thức các phương tiện thanh toán như thư chuyển tiền, ñiện chuyển

tiền, hối phiếu, kỳ phiếu và séc ghi bằng ngoại tệ.
 Thanh toán giữa các nước ñều ñược tiến hành thông qua ngân hàng và không
dùng tiền mặt, nếu có thì chỉ trong những trường hợp riêng biệt. Do vậy thanh toán
quốc tế về bản chất chính là các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Chúng ñược hình
thành và phát triển trên cơ sở các hợp ñồng ngoại thương và các trao ñổi tiền tệ
quốc tế.
 Thanh toán quốc tế ñược thực hiện dựa trên nền tảng pháp luật và tập quán
thương mại quốc tế, ñồng thời nó cũng bị chi phối bởi luật pháp của các quốc gia,
bởi các chính sách kinh tế, chính sách ngoại thương và chính sách ngoại hối của các
quốc gia tham gia trong thanh toán.

1
ðinh Xuân Trình( 2006), “Giáo trình thanh toán quốc tế”, NXB Lao ñộng – Xã hội
2
Trầm Thị Xuân Hương(2006), “Thanh toán quốc tế”, NXB Thống kê, Tp. Hồ Chí Minh




8


1.1.2. Vai trò của TTQT
Khi việc thanh toán giữa các ñối tác với nhau vượt ra phạm vi của một quốc
gia, nó ñòi hỏi phải có những tổ chức trung gian tài chính ñứng ra dàn xếp, thực
hiện các nghiệp vụ chuyên môn của mình, hệ thống NHTM là một ñịnh chế tài
chính trung gian có vai trò ñặc biệt quan trọng trong quá trình này. Nó ñặc biệt quan
trọng bởi vì các NHTM với những chức năng của mình là cầu nối không thể thiếu
trong hoạt ñộng thanh toán giữa các nước với nhau và cũng bởi vì nó có các mối
quan hệ ñại lý rộng khắp với các ngân hàng khác trên thế giới. Những mối quan hệ

ñó giúp cho việc thanh toán diễn ra nhanh chóng và thuận tiện, rút ngắn thời gian
thu hồi vốn và tiết kiệm ñược chi phí.
Với sự uỷ thác của khách hàng trong việc thu tiền, các NHTM không chỉ bảo
vệ quyền lợi của khách hàng trong các giao dịch thanh toán mà còn tư vấn cho họ
nhằm tạo nên sự tin tưởng, hạn chế rủi ro trong quan hệ thanh toán với các ñối tác
nước ngoài. Phí thu ñược từ hoạt ñộng thanh toán quốc tế góp phần không nhỏ vào
tổng thu nhập của các ngân hàng. Thanh toán quốc tế không chỉ ñem lại nguồn thu
dịch vụ cho ngân hàng, mở rộng vốn, ña dạng hoá các dịch vụ mà còn nâng cao vị
thế, uy tín của các ngân hàng trên thị trường tài chính quốc tế.
Trong quá trình lưu thông hàng hoá, thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng, do
vậy nếu thanh toán thực hiện nhanh chóng và liên tục, giá trị hàng hoá xuất nhập
khẩu ñược thực hiện sẽ có tác dụng thúc ñẩy tốc ñộ thanh toán và giúp các doanh
nghiệp thu hồi vốn nhanh. Thông qua thanh toán quốc tế còn tạo nên các mối quan
hệ tin cậy giữa doanh nghiệp và ngân hàng, từ ñó có thể tạo ñiều kiện thuận lợi ñể
các doanh nghiệp ñược các ngân hàng tài trợ vốn trong trường hợp doanh nghiệp
thiếu vốn, hỗ trợ về mặt kỹ thuật thanh toán thông qua việc hướng dẫn, tư vấn cho
doanh nghiệp, hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thanh toán với
các ñối tác.
Thanh toán quốc tế còn có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu gia tăng qui mô hoạt ñộng, tăng khối lượng hàng hoá giao
dịch và mở rộng quan hệ giao dịch với các nước.



9


Thanh toán quốc tế cũng tạo ra nguồn thu ngoại tệ cho các ngân hàng thông
qua việc chuyển tiền vào tài khoản của các khách hàng xuất khẩu, các ngân hàng có
thể sử dụng nguồn ngoại tệ ñó cho các khách hàng nhập khẩu vay ñể thanh toán với

phía ñối tác. Do ñó thanh toán quốc tế có liên quan mật thiết ñến nghiệp vụ huy
ñộng vốn, cấp tín dụng, thanh toán trong nước, bảo lãnh và kinh doanh ngoại tệ của
các NHTM.
Qua những phân tích trên cho thấy thanh toán quốc tế ngày càng chiếm vị trí
quan trọng trong hoạt ñộng của các NHTM trong nước nói riêng và các ngân hàng
khác trên thế giới nói chung.
1.2. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.2.1. Cơ sở ra ñời của TDCT
Khi hàng hoá ñược mua hoặc bán ngoài lãnh thổ quốc gia, các giao dịch này
có thể trở nên rất phức tạp bởi rất nhiều lý do như: thời gian vận chuyển hàng, rủi ro
trên hành trình vận chuyển, các thủ tục hải quan, các quy ñịnh về xuất, nhập khẩu,
quản lý ngoại tệ và một thực tế là người bán và người mua ở cách xa nhau bởi các
ñường biên giới. Thêm vào ñó hai bên có thể chưa bao giờ gặp gỡ nhau và vì vậy
hoàn toàn lạ lẫm về thực trạng và sự trung thực trong kinh doanh của nhau. Ngoài ra
nhiều quốc gia còn ñang lún sâu vào gánh nợ chồng chất trong những năm gần ñây.
Do vậy, cái cần thiết cho nghiệp vụ này là một thể thức tiến hành ñảm bảo lợi
ích của các bên liên quan. Người mua cần ñược biết rằng anh ta ñã thanh toán và sẽ
nhận ñược hàng hoá phù hợp. Lợi ích của người bán là nhận ñược sự thanh toán
ngay lập tức. ðể thỏa mãn cả hai, tín dụng chứng từ ñã ñược sử dụng rộng rãi, hình
thức này ñược xử lý trong mạng lưới các ngân hàng quốc tế, yêu cầu người xuất
khẩu xuất trình cho ngân hàng các chứng từ chứng minh sự giao hàng hoặc gửi các
hàng hoá ñã yêu cầu, qua ñó, nếu các chứng từ hợp lệ, người bán sẽ ñược thanh
toán. Yêu cầu sử dụng thư tín dụng phải ñược ghi rõ trong hợp ñồng mua bán.
Thư tín dụng là một cam kết có ñiều kiện của ngân hàng. Chi tiết hơn, nó là
một cam kết bằng văn bản của ngân hàng giao cho người bán theo yêu cầu và trên
cơ sở các chỉ dẫn của người mua thanh toán ngay hoặc vào một ngày xác ñịnh trong



10



tương lai một số tiền ñã ñịnh, trong một giới hạn thời gian và trên cơ sở các chứng
từ ñã ñược quy ñịnh.
Tín dụng thư là một phương thức tiện lợi và an toàn nhất cho thanh toán xuất
nhập khẩu so với các hình thức thanh toán hiện hành như nhờ thu, thanh toán ứng
trước, thanh toán bằng séc…
1.2.2. Khái niệm, ñặc trưng và vai trò của phương thức TDCT
1.2.2.1. Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ
Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận mà trong ñó một ngân
hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư
tín dụng) cam kết hay cho phép một ngân hàng khác chi trả một số tiền nhất ñịnh
cho người thụ hưởng thư tín dụng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát
trong phạm vi số tiền ñó, khi người hưởng xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng
từ thanh toán phù hợp với những ñiều khoản, ñiều kiện quy ñịnh trong thư tín dụng.
1.2.2.2. ðặc trưng của phương thức tín dụng chứng từ
Trong nghiệp vụ tín dụng chứng từ, tất cả các bên liên quan chỉ giao dịch bằng
chứng từ mà không giao dịch bằng hàng hoá, các dịch vụ và/ hoặc các công việc
khác mà chứng từ ñó có thể liên quan.
Nét ñặc trưng khác của thư tín dụng chính là tính ñộc lập của nó với hợp ñồng,
thư tín dụng hoàn toàn ñộc lập với hợp ñồng giữa người mở và người hưởng mặc dù
thư tín dụng cụ thể hoá nghĩa vụ và quyền lợi của cả hai bên: người mua yêu cầu
ngân hàng bảo ñảm thanh toán, người bán phải giao hàng theo quy ñịnh trong hợp
ñồng, ñúng thời hạn, thiết lập chứng từ hoàn chỉnh và hợp lệ,…và các ñiều kiện
khác ñã thỏa thuận. Theo ñiều 4, mục a, UCP 600 “ Về bản chất, thư tín dụng là một
giao dịch riêng biệt với các hợp ñồng mua bán hoặc các hợp ñồng khác mà các hợp
ñồng này có thể làm cơ sở của thư tín dụng. Các ngân hàng không liên quan ñến
hoặc bị ràng buộc bởi các hợp ñồng như thế, thậm chí ngay cả trong thư tín dụng có
bất cứ sự dẫn chiếu nào ñến các hợp ñồng như thế. Vì vậy sự cam kết của một ngân
hàng ñể thanh toán, thương lượng thanh toán hoặc thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào

khác trong thư tín dụng không phụ thuộc vào các khiếu nại hoặc các biện hộ của



11


người yêu cầu phát sinh từ các quan hệ của họ với ngân hàng phát hành hoặc với
người hưởng”.
1.2.2.3. Vai trò của phương thức tín dụng chứng từ
So với các phương thức thanh toán khác thì phương thức tín dụng chứng từ
ñem lại nhiều ưu ñiểm hơn. Nếu như với phương thức thanh toán TTR, lợi thế sẽ
nghiêng về phía người bán nhiều hơn , trong khi ñó bất lợi lại thuộc về người mua
hàng do họ phải thanh toán tiền trước sau ñó mới ñược nhận hàng. Còn trong
phương thức nhờ thu thì ngược lại người mua có lợi hơn do họ có quyền lựa chọn
giữa việc nhận hàng hay không nhận hàng và việc thanh toán lại hoàn toàn phụ
thuộc vào ý chí chủ quan của người mua. Riêng ñối với phương thức tín dụng
chứng từ, quyền lợi của hai bên ñều ñược bảo ñảm, người bán giao hàng và xuất
trình chứng từ phù hợp với quy ñịnh của thư tín dụng thì chắc chắn sẽ nhận ñược
tiền, người mua thanh toán tiền và nhận ñược hàng hoá như ñã thỏa thuận trong hợp
ñồng.
Mặt khác, ở ñây cam kết thanh toán không phải từ phía người mua mà từ một
tổ chức trung gian tài chính là ngân hàng. Do vậy cam kết thanh toán ñó là chắc
chắn và ñầy ñủ uy tín. Người bán không phải quan tâm nhiều ñến khả năng thanh
toán của tổ chức tín dụng ñó. Nếu thấy uy tín của tổ chức tín dụng ñó vẫn chưa ñảm
bảo, người bán có thể yêu cầu có thêm một ngân hàng khác xác nhận thư tín dụng,
ñiều này làm tăng thêm gấp ñôi mức ñộ bảo ñảm trong thanh toán cho họ.
1.2.3. Cơ sở pháp lý của thanh toán tín dụng chứng từ (UCP 600)
Tín dụng chứng từ là giao dịch của ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng
nhằm thực hiện công ñoạn cuối cùng của hàng loạt giao dịch thương mại quốc tế

giữa hai bên mua và bán, ñáp ứng yêu cầu của cả hai phía: Người bán giao hàng và
ñược trả tiền, Người mua trả tiền và ñược nhận hàng. Ngân hàng, người ñảm bảo
thanh toán, ñã trở thành nhịp cầu nối ñáng tin cậy của nền mậu dịch các nước. Tầm
quan trọng của giao dịch tín dụng chứng từ ñòi hỏi phải có hành lang pháp lý ñể các
ngân hàng thực hiện. Bản quy tắc thể hiện ñầy ñủ thông lệ và tập quán quốc tế và
ñược các NHTM trên thế giới chấp nhận và áp dụng. Nhưng tín dụng chứng từ còn



12


là các phát sinh trong nước từ mối quan hệ giữa ngân hàng - người mở, ngân hàng-
người hưởng. Nó luôn ñược chi phối bởi Luật pháp Quốc gia. Như vậy giao dịch tín
dụng chứng từ ñược tiến hành trên hành lang pháp lý của Quốc tế và Quốc gia.
Quy tắc và Thực hành Thống nhất tín dụng chứng từ (UCP) mặc dầu chỉ là
những quy ñịnh ñược soạn thảo bởi phòng thương mại quốc tế (Paris) nhưng ñược
coi là Luật quốc tế về ngân hàng trong giao dịch tín dụng chứng từ và ñược áp dụng
rộng rãi trên toàn thế giới. ðiều này nói lên vai trò của nó trong việc kiến tạo hành
lang pháp lý cho mọi giao dịch quốc tế của ngân hàng, phục vụ nền thương mại thế
giới.
Kể từ khi phát hành lần ñầu tiên với mục ñích thiết lập một bộ quy tắc thống
nhất về tín dụng chứng từ, mạch máu của giao thương quốc tế. Tháng 11-1989, Uỷ
ban Kỹ thuật và nghiệp vụ ngân hàng thuộc phòng thương mại quốc tế ñược phép
sửa ñổi Quy tắc và Thực hành thống nhất tín dụng chứng từ, số xuất bản 400. Yêu
cầu của lần sửa ñổi này là nêu bật sự phát triển của nền công nghiệp vận tải và ứng
dụng công nghệ mới vào các lĩnh vực trên thế giới. Sửa ñổi lần này cũng nhằm hoàn
chỉnh chức năng của bản quy tắc. Qua sáu lần sửa ñổi nhằm theo kịp sự phát triển
của nền mậu dịch, kỹ thuật truyền thông, vận tải… của thế giới. Năm 1993 bản
UCP 500 ñã ra ñời, có hiệu lực từ 01/01/1994, gồm 49 ñiều khoản ñược ñánh giá là

bản sửa ñổi toàn diện, sâu sắc và hoàn chỉnh nhất. Từ ñó ñến nay, sau hơn 10 năm
áp dụng, bản UCP 500 vẫn còn tồn tại một số bất cập ñòi hỏi phải ñược sửa ñổi,
hoàn thiện hơn nữa ñể ñáp ứng yêu cầu ngày càng ña dạng và phức tạp của nền mậu
dịch thế giới. Gần ñây nhất là ngày 25/10/2006 ICC ñã công bố UCP600 có hiệu lực
kể từ ngày 01/07/2007. UCP là một văn bản mang tính quốc tế không mang tính
chất bắt buộc các bên mua bán quốc tế phải áp dụng. Do ñó nếu áp dụng UCP thì
phải dẫn chiếu ñiều ấy trong thư tín dụng của mình. ðến nay ñã có hơn 160 nước
trên thế giới công nhận và tuyên bố áp dụng UCP. ðiều ñáng lưu ý là các văn bản ra
ñời sau không huỷ bỏ các văn bản trước ñó, cho nên các văn bản ñều có giá trị thực
hành trong thanh toán quốc tế. Ngoài bản thực hành tín dụng chứng từ còn có thêm
các bản khác cũng có giá trị tham khảo trong phương thức này ñó là:



13


 eUCP(the Supplemnent to the Uniform Customs and Practice for
Documentary Credits for electric presentation) xuất bản 01/2002 áp dụng cho xuất
trình chứng từ ñiện tử theo L/C. eUCP có 12 ñiều khoản.
 ISBP 681 (The International Standard Banking Practice for Examination of
Documents under Documentary Credits). Thực hành nghiệp vụ ngân hàng theo tiêu
chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo L/C, phát hành 4/2007 có hiệu lực cùng
thời ñiểm với UCP600.
1.2.4. Khái niệm, nội dung và phân loại thư tín dụng
1.2.4.1. Khái niệm Thư tín dụng:
Thư tín dụng là một chứng thư trong ñó ngân hàng phát hành thư tín dụng cam
kết sẽ trả một số tiền nhất ñịnh cho người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do
người này ký phát trong phạm vi số tiền ñó nếu người này xuất trình ñược bộ chứng
từ thanh toán phù hợp với các ñiều kiện và ñiều khoản quy ñịnh trong thư tín dụng.

1.2.4.2. Nội dung thư tín dụng :
Thư tín dụng thông thường chứa ñựng những nội dung cơ bản như sau:
a) Số hiệu, ñịa ñiểm và ngày mở L/C:
-Số hiệu L/C: Tất cả các L/C ñều phải có số hiệu riêng của nó. Tác dụng của
số hiệu là dùng ñể trao ñổi thư từ, ñiện tín có liên quan ñến việc thực hiện L/C. Số
hiệu của L/C còn ñược dùng ñể ghi vào các chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ
thanh toán của L/C, ñặc biệt là tham chiếu khi lập hối phiếu ñòi tiền.
-ðịa ñiểm mở L/C: Là nơi ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người
hưởng lợi. ðịa ñiểm này liên quan ñến việc tham chiếu luật lệ áp dụng giải quyết
mâu thuẫn hay nếu có bất ñồng xảy ra.
-Ngày mở L/C: Là ngày bắt ñầu phát sinh và có hiệu lực về sự cam kết của
ngân hàng mở L/C ñối với người thụ hưởng. Ngày mở L/C còn có ý nghĩa như là
ngày ngân hàng mở L/C chính thức chấp nhận ñơn xin mở L/C của người nhập
khẩu, là ngày bắt ñầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cũng là căn cứ ñể người xuất
khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có thực hiện việc mở L/C ñúng thời hạn như
trong hợp ñồng không.



14


b) Loại thư tín dụng:
Mỗi loại L/C ñều có tính chất, nội dung khác nhau, quyền lợi và nghĩa vụ của
những người có liên quan tới thư tín dụng cũng rất khác nhau. Do ñó, khi mở thư tín
dụng, người có nhu cầu cần phải xác ñịnh cụ thể loại thư tín dụng nào cần mở.
c) Tên, ñịa chỉ của những người liên quan:
Những người liên quan ñến phương thức tín dụng chứng từ bao gồm người
yêu cầu mở L/C, người hưởng lợi L/C, ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo
L/C cần ñược chỉ rõ ràng tên và ñịa chỉ trong thư tín dụng.

d) Số tiền của thư tín dụng:
Số tiền của thư tín dụng là một nội dung rất quan trọng. Vì vậy, việc quy ñịnh
nó trong L/C cũng rất chặt chẽ thể hiện qua số tiền trong L/C phải ñược ghi vừa
bằng số, vừa bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Tên ñơn vị tiền tệ phải rõ ràng,
cụ thể, không nên ghi số tiền dưới dạng một số tuyệt ñối vì như vậy có thể có khó
khăn trong việc giao hàng và nhận tiền của bên bán. Cách tốt nhất là dựa vào cách
ghi số lượng mà ghi số tiền cho hợp lý, nếu số lượng có thể ghi chính xác thì số tiền
ghi chính xác, nếu không thì ghi dung sai cho phép. Theo ñiều 30 UCP 600 thì các
từ “vào khoảng”, “xấp xỉ”, “ñộ chừng” hoặc các từ tương ñương ñược hiểu là dung
sai cho phép 10%.
e) Thời hạn hiệu lực của L/C:
Thời hạn hiệu lực là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người
xuất khẩu nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ thanh toán trong thời hạn ñó
và phù hợp với những ñiều khoản ñã quy ñịnh trong L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C
bắt ñầu tính từ ngày mở L/C ñến ngày hết hiệu lực của L/C.
Thời hạn hiệu lực của L/C kéo dài quá thì người nhập khẩu bị ñọng vốn, người
xuất khẩu có lợi và có thời gian rộng rãi hơn cho việc lập và xuất trình chứng từ
thanh toán. Ngược lại, thời gian hiệu lực của L/C ngắn quá thì một mặt tránh ứ ñọng
vốn cho người nhập khẩu nhưng mặt khác lại gây khó khăn cho người xuất khẩu
trong việc lập và xuất trình chứng từ thanh toán vì thời gian quá eo hẹp. Vì vậy cần
phải xác ñịnh một thời hạn hiệu lực của L/C hợp lý có nghĩa là sao cho vừa tránh ứ

×