Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

(Luận án tiến sĩ) văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên của người khmer vùng đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.82 MB, 210 trang )

af

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

ISO 9001:2015

LÊ THÚY AN

VĂN HĨA ỨNG XỬ VỚI MƠI TRƯỜNG
TỰ NHIÊN CỦA NGƯỜI KHMER
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

TRÀ VINH, NĂM 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

LÊ THÚY AN

VĂN HĨA ỨNG XỬ VỚI MƠI TRƯỜNG
TỰ NHIÊN CỦA NGƯỜI KHMER
VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

Ngành: VĂN HĨA HỌC
Mã ngành: 9229094

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC



Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. PHAN AN
2. PGS.TS. NGUYỄN XUÂN HƯƠNG

TRÀ VINH, NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ này là cơng trình nghiên cứu của tơi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phan An và PGS.TS. Nguyễn Xn Hương. Nếu
có gì khơng đúng tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Trà Vinh, ngày … tháng … năm 2020
Tác giả

Lê Thuý An

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phan An và PGS.TS. Nguyễn Xuân
Hương. Thầy và cô đã tận tình hướng dẫn tơi từ lúc mới hình thành ý tưởng đề tài cho
đến quá trình sưu tập tài liệu và thực hiện luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô ở Trường Đại học Trà Vinh truyền đạt
kiến thức cho tơi trong suốt q trình học tập tại Trường; chân thành cảm ơn những
cán bộ địa phương hỗ trợ tơi trong q trình kết nối với cộng đồng người Khmer ở Sóc
Trăng, An Giang, Trà Vinh để phỏng vấn; chân thành cảm ơn những vị Sư, Achar,
những hộ dân đã cung cấp tư liệu trong suốt q trình tơi phỏng vấn.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp những người đã

ln hỗ trợ, động viên tơi trong suốt q trình thực hiện luận án.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. viii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................. 3
2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................... 3
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 3
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT ....................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 3
3.2. Đối tượng khảo sát ......................................................................................... 3
4. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI ......................................................................... 3
5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ...................... 4
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................... 5
7. CẤU TRÚC LUẬN ÁN .................................................................................... 6
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................................................... 7
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................ 7
1.1.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu lý luận ........................................................ 7
1.1.1.1. Cơng trình của tác giả nước ngồi ........................................................... 7
1.1.1.2. Cơng trình của các tác giả trong nước ..................................................... 8
1.1.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu thực tiễn ................................................... 11

1.1.2.1. Cơng trình của các tác giả nước ngồi ................................................... 11
1.1.2.2. Cơng trình của các tác giả trong nước ................................................... 15
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................ 26
1.2.1. Một số khái niệm ....................................................................................... 26
iii


1.2.1.1. Văn hố (culture).................................................................................... 26
1.2.1.2. Văn hóa ứng xử (behaviour) .................................................................. 28
1.2.1.3. Môi trường tự nhiên (environment) ....................................................... 29
1.2.1.4. Văn hố ứng xử với mơi trường tự nhiên ............................................... 31
1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu ................................................................................ 33
1.2.2.1. Thuyết sinh thái văn hoá (cultural ecology) .......................................... 33
1.2.2.2. Thuyết chức năng (functionalism) ......................................................... 37
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................... 39
1.3.1. Môi trường cư trú và phân bố dân cư của người Khmer ở đồng bằng sông
Cửu Long............................................................................................................. 39
1.3.1.1. Môi trường cư trú của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long ....... 39
1.3.1.2. Phân bố dân cư của người Khmer ở đồng bằng sơng Cửu Long ........... 40
1.3.2. Văn hố vật thể và phi vật thể của người Khmer đồng bằng sông
Cửu Long ........................................................................................................... 42
1.3.2.1. Văn hoá vật thể....................................................................................... 42
1.3.2.2. Văn hoá phi vật thể ................................................................................ 46
CHƯƠNG 2 VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI ĐẤT VÀ NƯỚC CỦA NGƯỜI
KHMER ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ................................................ 53
2.1. VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI ĐẤT ................................................................. 53
2.1.1. Quan niệm về đất (ដី = đây) và phân loại đất ........................................... 53
2.1.1.1. Quan niệm về đất ................................................................................... 53
2.1.1.2. Phân loại đất ........................................................................................... 54
2.1.2. Đất ở (ដនី ៅ = đây nâu) ............................................................................ 56

2.1.3. Đất sản xuất (ដីផលិត = đây phol lít) ....................................................... 58
2.1.3.1. Đất canh tác (ដីបង្ក បនង្ក ន
ើ ផល = đây bòng co bòng cơn phol) ............ 58
ី ន ុ ង្សិលបៈហតថ ក្ម្ម = đây k-nông sil-lặk-pắc
2.1.3.2. Đất trong nghề thủ công (ដក្
hách-tặc-căm) ...................................................................................................... 60
iv


ី ន ុ ង្ជននឿ,ទំននៀម្ទម្លាប់ =đây
2.1.4. Đất thể hiện qua tín ngưỡng, phong tục (ដក្
k-nơng chùm nưa, tùm niêm tùm lóp)................................................................. 61
2.2. VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI NƯỚC .............................................................. 63
2.2.1. Quan niệm về nước (ទឹក្=tứk) .................................................................. 64
2.2.1.1. Nước là nguồn gốc của sự sống ............................................................. 64
2.2.1.2. Nước có ý nghĩa trong sạch, có chức năng thanh tẩy ............................ 66
2.2.2. Nước sinh hoạt (ទឹក្ន្បើ្ាស់ = tứk p-rơ p-rá) ........................................ 67
2.2.3. Nước trong sản xuất (ទឹក្ក្នុង្ផលិតក្ម្ម = tứk k-nơng phol-lít-tặt căm) 69
2.2.3.1. Ứng xử với thiếu nước ........................................................................... 69
2.2.3.2. Ứng xử với dư nước ............................................................................... 71
2.2.3.3. Ứng xử với nước phèn, nước mặn ......................................................... 72
2.2.4. Ứng xử với nước thể hiện trong tín ngưỡng, phong tục, lễ hội
(ទឹក្ក្នុង្ជំននឿ, ទំននៀម្ទម្លាប់,បុណ្យទាន = tứk k-nông chùm nưa, tùm niêm tùm
lóp, bonh tean) ..................................................................................................... 74
2.2.4.1. Yếu tố thanh tẩy ..................................................................................... 74
2.2.4.2. Lễ nghi cầu nước, đưa nước ................................................................... 80
Tiểu kết chương 2................................................................................................ 83
CHƯƠNG 3 VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI THỜI TIẾT, ĐỘNG VẬT, THỰC
VẬT CỦA NGƯỜI KHMER ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG .............. 86
3.1. VĂN HỐ ỨNG XỬ THỜI TIẾT (ធាតុអាកាស = thiêch à cás) .............. 86

3.1.1. Đặc điểm thời tiết vùng đồng bằng sông Cửu Long ................................. 86
3.1.2. Ứng xử với thời tiết mùa khô .................................................................... 88
3.1.3. Ứng xử với thời tiết mùa mưa ................................................................... 91
3.2. VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT .............................. 92
3.2.1. Đặc điểm động vật, thực vật ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long ............. 92
3.2.2. Văn hố khai thác và tận dụng động vật, thực vật .................................... 94
3.2.2.1. Khai thác và tận dụng động vật.............................................................. 94
3.2.2.2. Khai thác và tận dụng thực vật............................................................... 99
v


3.2.3. Động vật, thực vật trong đời sống tâm linh ............................................ 109
3.2.3.1. Tín ngưỡng liên quan đến động vật ..................................................... 109
3.2.3.2. Tín ngưỡng liên quan đến thực vật ...................................................... 112
CHƯƠNG 4 VĂN HĨA ỨNG XỬ VỚI MƠI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA
NGƯỜI KHMER Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – MỘT SỐ BIẾN
ĐỔI VÀ NHỮNG BÀN LUẬN ...................................................................... 117
4.1. MỘT SỐ BIẾN ĐỔI TRONG VĂN HỐ ỨNG XỬ VỚI MƠI TRƯỜNG
TỰ NHIÊN CỦA NGƯỜI KHMER Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
HIỆN NAY ........................................................................................................ 117
4.1.1. Biến đổi trong văn hoá ứng xử với đất ................................................... 117
4.1.1.1. Biến đổi trong ứng xử với đất trong văn hoá vật thể ........................... 117
4.1.1.1. Biến đổi trong ứng xử với đất trong văn hoá phi vật thể ..................... 118
4.1.2. Biến đổi trong văn hoá ứng xử với nước ................................................ 119
4.1.3. Biến đổi trong văn hoá ứng xử với cây trồng, vật nuôi .......................... 122
4.1.3.1. Biến đổi trong văn hoá ứng xử với cây trồng ...................................... 122
4.3.1.2. Biến đổi trong văn hố ứng xử với vật ni ........................................ 124
4.1.4. Biến đổi trong ứng xử với thời tiết ......................................................... 126
4.2. MỘT SỐ XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI PHƯƠNG THỨC SINH KẾ ĐỂ
THÍCH NGHI VỚI MƠI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CỦA NGƯỜI KHMER ĐỒNG

BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY ......................................................... 127
4.3.1. Chuyển đổi trong kĩ thuật nuôi trồng ...................................................... 127
4.3.2. Chuyển đổi phương thức sinh kế ............................................................ 130
4.3. MỘT VÀI VẤN ĐỀ ĐẶT RA ................................................................... 134
4.3.1. Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường tự nhiên trong cộng đồng Khmer ở
đồng bằng sông Cửu Long ................................................................................ 134
4.3.1.1. Phổ biến kiến thức về biến đổi khí hậu ................................................ 134
4.3.1.2. Phổ biến kiến thức pháp luật về môi trường tự nhiên .......................... 138
4.3.2. Phát huy hơn nữa vai trò của chức sắc và những trí thức có uy tín trong
cộng đồng Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long ............................................... 140
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 146
vi


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 149
Văn bản pháp luật.............................................................................................. 149
Tài liệu tiếng Việt (sách, tạp chí, kỉ yếu) .......................................................... 149
Tài liệu tiếng nước ngồi .................................................................................. 156
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................................. 1
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 2
PHỤ LỤC 1: NHẬT KÍ ĐIỀN DÃ .................................................................... 2
Điền dã tại Trà Vinh .............................................................................................. 3
Điền dã tại An Giang............................................................................................. 6
Điền dã tại Sóc Trăng .......................................................................................... 12
PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH ĐIỀN DÃ ............................................................... 17
PHỤ LỤC 3: CÁC TRUYỆN DÂN GIAN KHMER ..................................... 26
Sự tích sấm sét..................................................................................................... 26
Sự tích Mưa, Gió, Mặt Trời và Mặt Trăng ......................................................... 27
Cá thác lác đi xin lúa ........................................................................................... 28
Niếc tà Phnum và Niếc tà Tức ............................................................................ 30

Sự tích Ao Bà Om ............................................................................................... 31
Sự tích giếng chị và giếng anh ............................................................................ 33
Truyền thuyết phum Thil - Thôl ......................................................................... 35
Lễ vào năm mới................................................................................................... 35
Sự tích thả đèn gió và đua ghe ngo ngày lễ Ok - Om - Bok ............................... 37
Sự tích đua ghe ngo ............................................................................................. 38
Sự tích tượng rồng trước cổng chùa .................................................................... 38
Sự tích hình chim Grut ở chùa ............................................................................ 38
Sự tích hình voi ở chùa........................................................................................ 39
Sự tích bơng cau trong ngày cưới ....................................................................... 40
Ba bơng hoa cau trong ngày cưới........................................................................ 41

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trường

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

KHKT

Khoa học kỹ thuật

MTTN


Môi trường tự nhiên

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

tr.

Trang

viii


DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Thay đổi trong ứng xử với nước trong truyền thống và hiện nay ................ 73

ix


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng đất cực nam của Việt Nam còn
được gọi là vùng đồng bằng Nam Bộ hay miền Tây Nam Bộ. Ngày nay, ĐBSCL thuộc
địa bàn của 13 tỉnh, thành là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long,

Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành
phố Cần Thơ. Với vị trí như một bán đảo, ba mặt Đông, Nam và Tây Nam giáp biển
(đường bờ biển dài 700 km), phía Bắc giáp Đơng Nam Bộ, phía Tây có đường biên
giới giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan và phía Đơng Nam là biển
Đơng, vùng ĐBSCL được hình thành từ những trầm tích phù sa và được bồi dần qua
từng kỷ nguyên thay đổi mực nước biển. Địa hình của ĐBSCL nhìn chung tương đối
bằng phẳng tuy vài nơi có những cồn cát cao ven biển, vùng trũng và đầm lầy. Độ cao
trung bình của vùng là từ 1 mét đến 2 mét (trừ những nơi có cồn cát ven biển độ cao
có khi lên đến 5 mét) so mới mực nước biển. Những sóng đất cao ven sông hàng năm
được bồi đắp thêm lượng phù sa do nước lũ mang lại. Những giồng cát cao hay những
vùng sóng đất hơi cao so với địa hình bằng phẳng khác là nơi ưu tiên cư trú của các cư
dân đến ở.
Khí hậu ở ĐBSCL có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô được luân phiên
nhau hết mùa mưa đến mùa khô. Mùa mưa và mùa khô ở ĐBSCL tương đối rõ rệt
nhưng đôi khi lại phân bố không đều, năm nắng hạn, năm lại mưa nhiều. Từ sự đa
dạng và phức tạp này của môi trường tự nhiên (MTTN) cho nên các cư dân nơi đây
phải chọn lựa cách ứng xử cho phù hợp trong quá trình cư trú và phát triển của mình.
Mỗi cách ứng xử của một tộc người phản ánh nét văn hố đặc trưng của tộc người đó.
Người Khmer ở ĐBSCL là một tộc người có dân số đứng thứ hai sau người
Việt. Trong quá trình định cư và sinh sống nơi đây, người Khmer đã có q trình thích
nghi, ứng phó với MTTN và tạo nên các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của
mình. Trong lịch sử cư trú, lao động, sản xuất, người Khmer đã lựa chọn cho mình
cách thích nghi với tự nhiên và hình thành hệ thống kinh nghiệm dân gian trong thích
ứng và điều tiết MTTN. Cách thích nghi với MTTN của người Khmer ở ĐBSCL trong
truyền thống đa phần dựa vào sự xem xét MTTN theo kinh nghiệm dân gian của cha
ông truyền lại; tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, MTTN ở ĐBSCL đang có những
1


biến đổi nhất định, đó là những thay đổi do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây nên những

hiện tượng như nước nhiễm mặn, nhiễm phèn ngày một nặng hơn, thời gian diễn ra
kéo dài hơn, sự nóng lên của khí hậu, hiện tượng nước biển dâng, sạt lở.v.v. Một vấn
đề mang tính cấp bách hiện nay là ĐBSCL hiện nay đang đứng trước những thách thức
lớn bởi vì nơi đây là một trong những nơi bị ảnh hưởng của BĐKH nghiêm trọng nhất
trên thế giới. Theo Uỷ ban liên chính phủ về BĐKH, qua phân tích và phỏng đốn các
tác động của nước biển dân đã công nhận ba vùng châu thổ được xếp trong nhóm cực
kì nguy cấp do BĐKH là vùng hạ lưu sông Mekong (ĐBSCL ở Việt Nam), sông
Ganges – Brahmaputra (Banladesh) và sông Nile (Ai Cập). Tại Việt Nam, 2 vùng
Đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nhất. Khi nước biển dâng cao
1 mét, ước chừng 5,3% diện tích tự nhiên, 10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% vùng đơ
thị, 7,2% diện tích nơng nghiệp và 28,9% vùng đất thấp sẽ bị ảnh hưởng (Viện Khoa
học Khí tượng Thuỷ văn và Mơi trường, 2011). Những hiện tượng biến đổi khí hậu
đang diễn biến phức tạp có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an ninh lương thực, kinh tế và
chất lượng sống của con người. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền
vững của cư dân ĐBSCL nói chung và của người Khmer ở ĐBSCL nói riêng.
Từ những biến động của MTTN, người Khmer nói riêng và các cư dân ở
ĐBSCL nói chung đã và đang có những động thái thay đổi phương thức sinh kế,
chuyển đổi vật nuôi cây trồng, nhằm thích nghi với BĐKH. Người Khmer đã ứng xử
với MTTN như thế nào trong truyền thống và có những biến đổi gì trong q trình
thích ứng với BĐKH? Văn hoá ứng xử với MTTN trong truyền thống, những kinh
nghiệm dân gian có cịn giá trị trong bối cảnh BĐKH hiện nay hay khơng? Việc
nghiên cứu văn hố ứng xử với MTTN của người Khmer không chỉ giúp nhận diện
những giá trị văn hoá ứng xử trong truyền thống, thấy được giá trị trong bản sắc văn
hoá Khmer trong lao động và sản xuất, trong quá trình tận dụng, khai thác và ứng phó
với MTTN mà cịn giúp chỉ ra những dự báo trong tương lai về những biến đổi trong
khai thác MTTN của người Khmer đang và sẽ diễn ra. Vì các lí do đó chúng tơi chọn
đề tài: “Văn hóa ứng xử với mơi trường tự nhiên của người Khmer vùng đồng bằng
sông Cửu Long” để làm đề tài cho luận án.

2



2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của luận án: nghiên cứu văn hóa ứng xử với các yếu tố tự
nhiên như đất, nước, thời tiết, động vật, thực vật trong văn hóa vật thể và văn hố phi
vật thể của người Khmer; từ đó, phân tích những giá trị trong truyền thống và biến đổi
trong cách ứng xử với tự nhiên của người Khmer trước những thách thức về biến đổi
khí hậu trong bối cảnh hiện nay.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống những giá trị về văn hoá hoá ứng xử với MTTN (đất, nước, thời tiết,
động vật, thực vật) trong văn hóa vật thể và phi vật thể của người Khmer ở ĐBSCL;
Phân tích, đánh giá và đề xuất một số khuyến nghị mang tính dự báo về những
biến đổi trong ứng xử với MTTN của người Khmer trước những thách thức của
BĐKH; kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp thêm một nghiên cứu về văn hóa của
người Khmer ở ĐBSCL về phương diện văn hóa ứng xử với MTTN.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu văn hoá ứng xử với MTTN của người Khmer ĐBSCL cụ thể là văn
hoá ứng xử với đất; văn hoá ứng xử với nước; văn hoá ứng xử với thời tiết; văn hoá
ứng xử với động vật, thực vật.
3.2. Đối tượng khảo sát
Luận án tập trung vào đối tượng khảo sát chính là người Khmer có nghề nghiệp
chính là làm nơng nghiệp ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và An Giang. Cụ thể hơn, ở
mỗi tỉnh chúng tôi chọn địa điểm nghiên cứu tập trung như tại An Giang nghiên cứu
tại ấp Phnôm- Pi (xã Châu Lăng, huyện Tri Tơn); tại Sóc Trăng nghiên cứu tại khóm
Cà Lăng A Biển (phường 2, thị xã Vĩnh Châu) và tại Trà Vinh nghiên cứu tại ấp Bà
Tây B (xã Tập Sơn, huyện Trà Cú).
4. PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Không gian nghiên cứu: người Khmer cư trú phân bố khắp vùng ĐBSCL; tuy

nhiên, chúng tôi chọn điểm nghiên cứu là khơng gian văn hố ở 3 tỉnh Sóc Trăng, Trà
Vinh, An Giang làm địa bàn nghiên cứu chính vì các lý do sau đây:
Thứ nhất: Sóc Trăng, Trà Vinh và An Giang là ba khu vực có điều kiện địa hình
tự nhiên vừa có nét chung vừa có nét riêng thể hiện được điều kiện tự nhiên sinh sống
3


ở vùng cao và vùng ven biển của người Khmer (An Giang có hai loại địa hình là đồng
bằng phù sa và đồng bằng ven núi; Sóc Trăng và Trà Vinh có địa hình đồng bằng ven
biển);
Thứ 2: Kinh tế nơng nghiệp của người Khmer tại ba tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh
và An Giang đều có liên quan mật thiết đến dịng chảy của sơng Mekong đổ về (An
Giang là đầu nguồn dịng chảy sơng Cửu Long, Sóc Trăng và Trà Vinh là hạ nguồn
dịng chảy đổ ra sơng Hậu và sông Tiền).
Thời gian nghiên cứu: từ sau năm 1975 khi bắt đầu có nhiều tư liệu, tài liệu
nghiên cứu tập trung về tộc người Khmer.
Chủ thể nghiên cứu: tộc người Khmer ở ĐBSCL Việt Nam.
5. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Thông qua cách ứng xử với MTTN trong văn hóa vật thể và phi vật thể của
người Khmer ĐBSCL, câu hỏi nghiên cứu thứ nhất chúng tôi đặt ra là: “Tộc người
Khmer đã ứng xử với MTTN (đất, nước, thời tiết, động thực vật) như thế nào?” Trong
q trình thích nghi và đối phó với MTTN, người Khmer đã làm gì để tận dụng những
giá trị có lợi và đối phó với những điều bất lợi để phục vụ cho nhu cầu ăn uống, nhà
cửa, đi lại của mình?
Câu hỏi nghiên cứu thứ hai chúng tơi đề ra là: “Trong bối cảnh biến đổi của
MTTN hiện nay, người Khmer đã có sự biến đổi như thế nào trong văn hoá ứng xử với
MTTN để đảm bảo sự thích nghi và phát triển bền vững?”.
Từ hai câu hỏi nghiên cứu được nêu, chúng tôi đề ra hai giả thuyết nghiên cứu là:
Thứ nhất, chúng tôi cho rằng, MTTN là yếu tố có giá trị rất quan trọng trong văn hoá vật
thể và phi vật thể của người Khmer. Trong quá trình lịch sử của mình, người Khmer đã

có những kinh nghiệm dân gian trong sự thích nghi với môi trường. Giả thuyết nghiên
cứu thứ hai đề ra là: trước những biến động của môi trường, người Khmer đã có những
thay đổi nhất định so với hệ thống tri thức trong truyền thống. Sự biến đổi này là sự
thích nghi có chọn lọc, nghĩa là thích nghi những điều có lợi, giữ lại những tri thức vẫn
cịn ngun giá trị nhưng đồng thời cũng sẽ loại bỏ những giá trị lỗi thời khơng cịn phù
hợp nữa. Sự biến đổi khí hậu, cạn kiệt dần tài nguyên, cùng với chính sách, chủ trương
của nhà nước đã góp phần làm thay đổi cách ứng xử với MTTN của người Khmer.

4


6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
MTTN là đối tượng nghiên cứu của nhiều chuyên ngành khác nhau: sinh thái
học, địa lý học, xã hội học... Trong những chuyên ngành nghiên cứu về con người như
văn hoá học, nhân học, tâm lý học hay văn học thì MTTN được nghiên cứu dưới góc
độ về mối quan hệ tương tác giữa con người và MTTN; trong đó, hướng nghiên cứu
chú trọng nhiều nhất là ứng xử giữa con người với MTTN. Để thực hiện luận án này,
chúng tôi chọn cách tiếp cận và các phương pháp sau:
Ở cách tiếp cận, chúng tôi chọn cách tiếp cận liên ngành. Với đối tượng nghiên
cứu là văn hố ứng xử với MTTN, chúng tơi vận dụng hướng tiếp cận liên ngành với
các khoa học giáp ranh thuộc khoa học xã hội và nhân văn như: nhân học, xã hội học,
văn học...Cách tiếp cận hệ thống – cấu trúc giúp chúng tơi tiếp cận văn hóa ứng xử với
tự nhiên của người Khmer theo một hệ thống: văn hóa nhận thức – văn hóa ứng xử.
Cách tiếp cận văn hóa - sinh thái giúp chúng tơi nhận diện sự thích nghi trong văn hóa
của người Khmer gắn với điều kiện mơi trường ở ĐBSCL.
Các phương pháp chính được sử dụng cho luận án chúng tôi chọn hai phương
pháp: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp quan sát tham dự.
Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng hình thức phỏng vấn
sâu, phỏng vấn bán cấu trúc ở cấp cộng đồng giúp phản ánh tâm thức đối phó và thích
nghi với MTTN trong văn hố vật thể của đồng bào Khmer. Phương pháp này giúp

cho chúng tơi có được tư liệu khi tham dự vào các hoạt động sinh hoạt trong đời sống
văn hóa vật thể và phi vật thể trong ứng xử với tự nhiên của người Khmer giúp nhận
diện và phân tích được các giá trị, sự thích ứng và đối phó với những biến đổi trong
MTTN hiện nay. Khi nghiên cứu về văn hoá ứng xử với MTTN và những biến đổi trong
ứng xử với MTTN trong bối cảnh hiện nay, chúng tơi lại khó có thể sử dụng phương pháp
điều tra xã hội học, với những bảng hỏi vì những vấn đề thuộc về kinh nghiệm dân gian
tộc người khó có thể định lượng chính xác. Ngay cả phương pháp phỏng vấn sâu theo cấu
trúc cũng khó được sử dụng do ứng xử với MTTN trong quá khứ đến hiện tại là một quá
trình lâu dài, phức tạp mà bản thân chủ thể văn hố cần phải có thời gian và những gợi mở
nhất định để có thể cho chúng ta những thông tin cần thiết, phục vụ công việc nghiên cứu.
Vì vậy, phương pháp quan sát tham dự và phỏng vấn phi cấu trúc được chọn nhằm có thể
thu thập được nhiều thơng tin nhất có thể cho cơng tác nghiên cứu. Hai phương pháp này
dành cho đối tượng sự thuận lợi nhất, khơng bị bó buộc về thời gian hay khuôn mẫu thông
tin, để cung cấp những thông tin hữu ích nhất cho người nghiên cứu.
5


Phương pháp quan sát tham dự được tiến hành triển khai ở các điểm nghiên
cứu: ấp Phnôm - Pi (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang); ấp Bà Tây B (xã
Tập Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh); ấp Cà Lăng A Biển (phường 2, thị xã Vĩnh
Châu, tỉnh Sóc Trăng). Mỗi địa điểm chúng tơi chọn đối tượng phỏng vấn là người
nơng dân Khmer có nghề trồng lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm, chăn nuôi thuỷ sản,
nghề tiểu thủ cơng nghiệp hoặc những người Khmer có nghề theo thời vụ như đánh bắt
gần bờ, làm đường thốt nốt v.v.
Bên cạnh hai phương pháp chính chúng tơi còn sử dụng phương pháp so sánh
lịch đại nhằm phân tích, so sánh đối chiếu văn hố ứng xử với MTTN của người
Khmer từ trong truyền thống cho đến hiện nay. Các phương pháp này nhằm mục đích
tìm ra những đặc trưng trong ứng xử của người Khmer, những ứng xử mang tính
truyền thống dân tộc và những ứng xử được hình thành trong quá trình giao lưu tiếp
biến văn hố với các tộc người cùng sinh sống.

Ngồi cách tiếp cận và phương pháp nêu trên, để chứng minh cho những luận
điểm được nêu ra trong luận án chúng tôi còn sử dụng tư liệu từ ngành văn học như:
văn học dân gian Khmer, chuyên khảo, biên khảo… để bổ trợ cho các phương pháp
nghiên cứu.
7. CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được
kết cấu gồm 4 chương.
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn (45
trang).
Chương 2. Văn hoá ứng xử với đất và nước của người Khmer ĐBSCL (32
trang).
Chương 3. Văn hoá ứng xử với thời tiết, động thực vật của người Khmer
ĐBSCL (28 trang).
Chương 4. Văn hoá ứng xử với MTTN của người Khmer ĐBSCL – một số biến
đổi và những bàn luận (27 trang).

6


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Từ trước đến nay, MTTN của một tộc người là đối tượng tiếp cận nghiên cứu
của nhiều ngành khoa học xã hội nhân văn như dân tộc học, nhân học, văn hóa học,
tâm lý học, văn học,... và trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, việc
nghiên cứu về ứng xử với tự nhiên càng trở nên cấp thiết hơn nữa. Dưới góc tiếp cận
liên ngành, ngồi việc tiếp cận các tài liệu được nghiên cứu của ngành văn hóa học
chúng tơi cịn tiếp cận tài liệu của các ngành nhân học, văn học để có cách nhìn tổng
quát và hệ thống về vấn đề nghiên cứu. Với khối lượng cơng trình đã được tiếp cận

khá lớn, chúng tơi nhóm lại thành hai nhóm là những cơng trình nghiên cứu lý luận và
những cơng trình nghiên cứu thực tiễn.
1.1.1. Nhóm cơng trình nghiên cứu lý luận
1.1.1.1. Cơng trình của tác giả nước ngoài
Để phục vụ nhu cầu nghiên cứu về văn hoá ở Việt Nam, các Trung tâm, Viện
nghiên cứu văn hố đã tổ chức dịch các cơng trình của các tác giả nước ngồi như năm
2001 Viện Thông tin Khoa học Xã hội thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn
Quốc gia đã dịch các nghiên cứu của các nhà văn hoá học, nhân học, xã hội học trên
thế giới như: White. Leslie A, Kutyrev V. A. .v.v. với tựa đề cơng trình là Văn hố học
và văn hố thế kỉ XX (Viện Thơng tin Khoa học Xã hội , 2011).
Viện Văn hóa – Thơng tin cũng đã tuyển chọn và dịch một số công trình của
các tác giả nước ngồi như: A.A. Radughin (chủ biên) (2004) Văn hóa học những bài
giảng; Nhiều tác giả (2007), Văn hóa học – Những phương pháp nghiên cứu; Chris
Barker (2011) Nghiên cứu văn hóa lý thuyết và thực hành. Các cơng trình này đã cung
cấp các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu cần thiết cho luận án, nhất là phương
pháp nghiên cứu định tính, phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc được vận dụng trong
luận án (Radughin, 2004); (Nhiều tác giả , 2007); (Barker, 2011).
Bên cạnh đó, chúng tơi cịn tiếp cận các cơng trình lý thuyết và phương pháp
của ngành nhân học giúp bổ trợ cho cơng trình nghiên cứu như: H. Russel Bernard
7


(2009), Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học – tiếp cận định tính và định
lượng; R. Jon MC. Gee - Richard L. Warms (2010), Lý thuyết nhân học – giới thiệu
lịch sử; Alan Barnard (2015), Dương Tuấn Anh, Đỗ Thị Thu Hà (dịch), Lịch sử và lý
thuyết nhân học, nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội (Alan Barnard, 2015). (H.
Russel Bernard, 2009); (L.Warms, R.Jon MC. Gee- Richard, 2010); (Alan Barnard
(Dương Tuấn Anh, Đỗ Thị Thu Hà dịch) , 2011).
Nhóm tài liệu về lý thuyết và phương pháp của các tác giả nước ngồi này đã
được chúng tơi tiếp cận kế thừa về phương pháp định tính, tham dự và phỏng vấn cộng

đồng. Các lý thuyết được áp dụng trong luận án cũng được kế thừa từ các cơng trình
này như lý thuyết sinh thái học văn hố, lý thuyết chức năng. Tóm lại, các tài liệu này
đã cung cấp cho chúng tôi những lý thuyết và phương pháp tiếp cận liên ngành phù
hợp với đề tài.
1.1.1.2. Công trình của các tác giả trong nước
Nghiên cứu về MTTN vùng ĐBSCL, chúng tơi đã có điều kiện tiếp cận quyển
Gia Định thành thơng chí của Trịnh Hồi Đức. Đây là một bộ sử liệu có giá trị cao về
lịch sử, địa lí và văn hóa Nam Bộ. Tập sách là những ghi chép và mô tả tỉ mỉ về núi
sơng, khí hậu cùng các phong tục tập qn, tính cách sinh hoạt của cư dân cùng các địa
danh xưa ở Nam Bộ. Mặc dù không gian nghiên cứu của luận án chỉ tập trung ở
ĐBSCL (còn gọi là Tây Nam Bộ) nhưng đây là nguồn tư liệu quan trọng giúp chúng
tôi tham khảo để nghiên cứu không gian địa lý và khơng gian văn hóa của luận án
(Trịnh Hồi Đức, tái bản lần thứ 1 năm 2016).
Lê Bá Thảo là tác giả có nhiều nghiên cứu về thiên nhiên Việt Nam nói chung
và thiên nhiên ĐBSCL nói riêng. Hai cơng trình được chúng tơi tiếp cận tham khảo
là Địa lý đồng bằng sông Cửu Long (1986) và Thiên nhiên Việt Nam (2002) và. Các
cơng trình này khơng chỉ dừng lại ở mơ tả tự nhiên khí hậu, địa lý Nam Bộ mà cịn
đề cập đến văn hóa ứng xử của người Nam Bộ với MTTN (Lê Bá Thảo, 1986); (Lê
Bá Thảo, 2009).
Nguyễn Xn Kính là tác giả đã có những nghiên cứu về mối quan hệ giữa con
người, môi trường và văn hóa. Quyển Con người mơi trường và văn hóa của tác giả
Nguyễn Xn Kính được xuất bản năm 2003 là tập hợp các bài viết của tác giả, trong
đó có nội dung “Con người và mơi trường”, tác giả đã chia ra thành ba loại môi
trường: môi trường sinh thái tự nhiên, môi trường sinh thái nhân văn, môi trường xã
8


hội. Bài viết giúp chúng tơi có cái nhìn về mối quan hệ giữa con người và môi trường,
phân biệt được sự khác nhau giữa môi trường sinh thái tự nhiên, môi trường sinh thái
nhân văn và môi trường xã hội. Con người sống trong môi trường, tác động vào mơi

trường và có thể làm biến đổi mơi trường (Nguyễn Xn Kính, 2003).
Ngơ Văn Lệ với cơng trình Một số vấn đề văn hóa tộc người ở Nam Bộ và
Đơng Nam Á xuất bản năm 2003 là một cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa
tộc người. Với cách tiếp cận nhân học văn hóa, tác giả có cái nhìn khái qt về đặc
trưng văn hóa của người Việt và các tộc người thiểu số ở Nam Bộ cũng như đặc trưng
văn hóa của cư dân Đơng Nam Á. Điểm cốt lõi để chúng tơi kế thừa cơng trình này là
tác giả chú trọng đến mối liên hệ phát triển của hệ sinh thái và tộc người. Cùng với
cách tiếp cận nhân học văn hóa và tư liệu điền dã, đây là một trong những tài liệu quý
giá giúp chúng tơi có thêm nguồn tham khảo cho luận án (Ngơ Văn Lệ, 2003).
Cơng trình Nhân học văn hóa - con người với thiên nhiên, xã hội và thế giới
siêu nhiên của tác giả Vũ Minh Chi xuất bản năm 2004 ngồi việc trình bày đối
tượng, phương pháp nghiên cứu của nhân học văn hóa cịn phân tích mối quan hệ
giữa con người và môi trường sinh thái. Để tồn tại, con người có những cách ứng xử
khác nhau với MTTN và từ đó hình thành những nét văn hóa riêng biệt. Đây là quan
điểm rất quan trọng được chúng tôi tiếp cận, kế thừa trong nghiên cứu về ứng xử với
MTTN của người Khmer ở vùng ĐBSCL (Vũ Minh Chi, 2004).
Tác giả Trần Quốc Vượng với quyển Môi trường con người & Văn hóa xuất
bản năm 2005 là tập hợp tất cả bài viết về vấn đề sinh thái văn hóa. Bằng cách tiếp cận
lịch sử - văn hóa, địa - văn hóa tác giả đã mang đến nhiều đóng góp khi nghiên cứu về
vấn đề mơi trường qua các vùng miền ở Việt Nam. Có thể kể đến các bài nghiên cứu
liên quan đến đề tài như: Triết lý mơi trường; Khảo cổ - văn hóa - mơi trường sinh
thái; Yếu tố nước trong văn hóa Việt Nam; Di tích và mơi trường; Người Đơng Sơn và
mơi trường sinh thái Đơng Sơn; Văn hóa biển và sơng nước ở (Phía Bắc) miền Trung
Việt Nam, một cái nhìn sinh thái nhân văn; Nam Bộ, các tiểu vùng sinh thái khảo cổ nhân văn và huyền tích khởi nguyên luận, v.v... (Trần Quốc Vượng, 2005).
Cơng trình Văn hóa sinh thái – nhân văn (giáo dục môi trường) xuất bản năm
2005 của tác giả Trần Lê Bảo là cơng trình nghiên cứu văn hóa sinh thái dưới cách tiếp
cận cấu trúc chức năng. Tác giả chia môi trường sinh thái – tự nhiên thành các thành
tố: nước; khơng khí; động vật, thực vật; đất đai; đồng thời, tác giả có sự quan tâm đến
9



văn hóa ứng xử với mơi trường sinh thái, giáo dục văn hóa sinh thái ở Việt Nam hiện
nay (Trần Lê Bảo, 2005).
Chúng tơi cịn được tiếp cận cơng trình Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng
dụng (2013) là một cơng trình mang tính hệ thống về lý thuyết nghiên cứu văn hóa học
của tác giả Trần Ngọc Thêm. Trong đó, tác giả nghiên cứu vấn đề lý luận văn hóa học
có đề cập đến nước và văn hóa nước. Dưới góc tiếp cận hệ thống cấu trúc, tác giả chia
văn hóa nước thành: văn hóa tận dụng nước, văn hóa đối phó với nước, văn hóa lưu
luyến nước và văn hóa sùng bái nước. Tác giả đã nhìn nhận sâu sắc, tồn diện về nước
trong đời sống văn hóa con người. Cũng trong cơng trình này, tác giả có nghiên cứu cụ
thể về vấn đề “Nước, Văn hóa và hội nhập”. Tác giả nêu lên một số quan điểm về nước
và văn hóa nước từ đó đưa ra một số nhận định về văn hóa nước và ảnh hưởng của nước
đến tâm thức người Việt. Tất cả kết quả nghiên cứu trên giúp chúng tơi có thêm điểm
nhìn về văn hóa nước của Việt Nam trong cái nhìn hệ thống loại hình (Trần Ngọc Thêm,
2013).
Tiếp nối với lý thuyết hệ thống - loại hình, vào năm 2013 Trần Ngọc Thêm đã
cơng bố cơng trình Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ do tác giả chủ biên. Cơng
trình tập hợp nhiều bài viết một cách hệ thống về văn hóa nhận thức, văn tổ chức, văn
hóa ứng xử với tự nhiên và xã hội của người Việt vùng Tây Nam Bộ và đây là nguồn
tài liệu giúp chúng tơi đối chiếu, so sánh với văn hóa ứng xử với MTTN của người
Khmer (Trần Ngọc Thêm (chủ biên) , 2013).
Để phục vụ cho tra cứu các tư liệu về khơng gian văn hóa ĐBSCL, chúng tơi
cịn sử dụng tư liệu từ các cơng trình dưới dạng biên khảo, bút kí của Sơn Nam và
Vương Hồng Sển. Các tác phẩm đã phản ánh không gian cư trú, không gian sinh hoạt
của người Khmer ở ĐBSCL như Sơn Nam, 1998: Đồng bằng sơng Cửu Long; Sơn
Nam, 2005: Tìm hiểu đất Hậu Giang & Lịch sử đất An Giang; Sơn Nam, 2007: Đồng
bằng sông Cửu Long – nét sinh hoạt xưa; Vương Hồng Sển, 2012: Di cảo Ăn cơm
mới, nói chuyện cũ: Hậu Giang, Ba Thắc. Thông qua các tác phẩm này chúng tôi nhận
diện được nhiều tri thức dân gian, kinh nghiệm dân gian của người Nam Bộ trong đời
sống văn hóa vật thể như ăn uống, nhà cửa, đi lại và trong đời sống văn hóa phi vật thể

như lễ tục, tín ngưỡng... (Sơn Nam, 1998); (Sơn Nam, 2005); (Sơn Nam, 2007);
(Vương Hồng Sển , 2012).

10


Tóm lại, nhóm cơng trình nghiên cứu lý luận của các tác giả ngoài nước và
trong nước là nguồn tài liệu quan trong giúp chúng tôi làm điểm tựa nghiên cứu ở các
nội dung sau:
Thứ nhất: những cơng trình nghiên cứu của các tác giả ngồi nước giúp chúng
tơi tham khảo về phương pháp nghiên cứu được vận dụng cho luận án là phương pháp
nghiên cứu định tính; phương pháp quan sát tham dự và phương pháp phỏng vấn bán
cấu trúc.
Thứ hai: những cơng trình lý luận của các tác giả trong nước giúp chúng tôi
tham khảo về quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. Một số công trình của
các tác giả Trần Quốc Vượng, Trần Ngọc Thêm là điểm tựa về lý thuyết, cung cấp
thêm quan điểm khi nghiên cứu về văn hoá ứng xử với MTTN của một tộc người.
Những cơng trình này chủ yếu nghiên cứu về người Việt tuy nhiên là cơ sở dữ liệu
giúp chúng tôi so sánh khi chủ thể nghiên cứu của luận án là nghiên cứu về người
Khmer ở ĐBSCL.
Thứ ba: Quan điểm của tác giả Vũ Minh Chi về việc con người có những cách
ứng xử khác nhau với MTTN và từ đó hình thành những nét văn hóa riêng biệt. Đây
là quan điểm được chúng tôi tiếp tục kế thừa, vận dụng trong triển khia nghiên cứu
về văn hóa ứng xử với MTTN của người Khmer ở vùng ĐBSCL.
1.1.2. Nhóm cơng trình nghiên cứu thực tiễn
1.1.2.1. Cơng trình của các tác giả nước ngoài
Ứng xử với MTTN là một mảng nghiên cứu rộng lớn và từ lâu đã được nhiều nhà
nghiên cứu trên thế giới quan tâm. Năm 1922, Bronislaw Malinowski là người khởi
xướng cho quan điểm phản thực chứng, ơng đã có những mơ tả, diễn giải ý nghĩa của
những hiện tượng văn hoá trong một bối cảnh cụ thể. “Thực chất của Kula” (The

Essentials of the Kula) là chương thứ ba trong chuyên khảo “Nhà hàng hải Tây Thái
Bình Dương” (Agronauts of the Western Pacific) đã được viết dưới góc độ là người
trong cuộc. Trong chuyên khảo này, Malinowski đã thảo luận về các luật tục trao đổi
kula, những thông tin về ca-nô, chèo thuyền, những nghi lễ và ma thuật liên quan đến
ca-nô. Tiếp theo đó, ơng đưa ra các thơng tin chi tiết và cụ thể hơn về những nội dung
đã nêu, bao gồm các chuyến hải hành bằng ca-nô, kula và ma thuật. Malinowski đưa ra
giả thuyết là khi người Trobriand đánh cá gần bờ và sử dụng các ngư cụ thô sơ thì họ
khơng cần đến ma thuật. Nhưng khi họ đánh bắt xa bờ, mức độ nguy hiểm càng gia
11


tăng thì họ sẽ dùng đến các biện pháp ma thuật nhằm trấn an tinh thần. Với lý thuyết
chức năng cùng với chất liệu nghiên cứu về cách thích nghi với tự nhiên, Malinowski
đã chỉ ra các nguyên nhân và chức năng của ma thuật qua các loại hình sinh kế
(L.Warms, R.Jon MC. Gee- Richard, 2010).
Nghiên cứu thực tiễn thứ hai được chúng tôi tiếp cận là nghiên cứu của tác giả
E.E. Evans – Pritchard. E.E. Evans – Pritchard là người đã dành nhiều thời gian và
công sức nghiên cứu về người Nuer trong cơng trình “The Nuer” cơng bố năm 1940.
Với điều kiện sinh thái của mình, người Nuer ở Sudan sống bằng nghề trồng trọt và
chăn nuôi; bên cạnh đó, họ cũng săn bắn, đánh bắt, hái lượm trái dại và củ rễ. Tuy đa
dạng sinh kế nhưng người Nuer nhận thức rằng dinh dưỡng từ thịt gia súc là lớn hơn
cả, nó giúp cho mắt của họ tốt hơn; vì thế, dù khi có nền kinh tế pha tạp nhưng người
Nuer vẫn sống bằng nghề chăn nuôi súc vật. Evans – Pritchard đặc biệt quan tâm đến
mối quan hệ sinh thái học với tổ chức xã hội. Điều này đã khiến cho ông được xem là
người tiên phong của ngành sinh thái học hiện đại. Với nghiên cứu này, chúng tôi
tiếp cận kế thừa về phương pháp nghiên cứu và kể cả những ứng dụng nghiên cứu.
Mặc dù, về không gian (miền Đông Châu Phi), tộc người (người Nuer) trong nghiên
cứu của Evans – Pritchard không giống với không gian (ĐBSCL) và tộc người
(người Khmer) nhưng nghiên cứu này vẫn có giá trị đáng kể để chúng tôi kế thừa bởi
quan điểm sinh thái học hiện đại. Người Khmer ở ĐBSCL mặc dù bối cảnh, môi

trường sống không giống với người Nuer những cách họ lựa chọn trong sinh kế, cách
họ tương tác với MTTN để có thực phẩm thì gần giống như nhau, đặc biệt giống
nhau ở điểm khi họ có sự đa dạng về kinh tế những họ cũng rất coi trọng trồng trọt
và chăn nuôi (L.Warms, R.Jon MC. Gee- Richard, 2010).
Nghiên cứu thực tiễn thứ ba được chúng tơi kế thừa là cơng trình của tác giả
Julian Steward - người đã đặt nền móng cho thuyết sinh thái văn hóa (Cultural
ecology) và đề ra khái niệm thích nghi với mơi trường. Sinh thái văn hóa là sự thích
nghi của con người với MTTN theo những cách khác nhau và sáng tạo ra những giá trị
văn hóa đa dạng. Julian Steward cho rằng: “những nền văn hóa trong cùng mơi trường
phát triển có xu hướng theo những chuỗi phát triển giống nhau và lập thành công thức
tương tự nhau đáp ứng với những thay đổi của môi trường” (L.Warms, R.Jon MC.
Gee- Richard, 2010), tr 319. Để chứng minh cho lý thuyết của mình, Steward đã có
nghiên cứu về nhóm người Shoshoni và người Bushmen. Với người Shoshoni, do điều
12


kiện vật chất (săn bắn) đã làm xuất hiện các hình thái xã hội phụ hệ. Steward giả định
về những khác biệt sinh học giữa nam và nữ để giải thích nguồn gốc chế độ phụ hệ.
Theo đó, với đặc thù kiếm sống (săn bắn) cần dùng sức lực cơ bắp nên người đàn ơng
đóng vai trị quyết định trong việc tìm kiếm thức ăn và từ đó đã hình thành chế độ phụ
hệ.
Với nghiên cứu về người Bushmen, Steward lại cho rằng những hạn chế về môi
trường như đất đai khô cằn, không sinh lợi đã ảnh hưởng đến cư trú và hình thành
nhóm gia đình theo chế độ phụ hệ. Thuyết tiến hóa của Steward là thuyết tiến hóa đa
tuyến vì theo ơng, văn hóa có thể tiến triển theo nhiều mơ hình khác nhau bất kỳ, tùy
thuộc vào các hồn cảnh mơi trường của chúng. Ơng nhấn mạnh đến sự thích nghi của
văn hóa cá nhân với những điều kiện môi trường riêng biệt. Theo ông, những nền văn
hóa trong những mơi trường tương tự nhau sẽ có xu hướng phát triển theo những q
trình giống nhau và sẽ tạo nên những đáp trả tương tự đối với những thách thức của
mơi trường. Ơng gọi những đặc điểm văn hóa đó kết hợp chặt chẽ với những phong

tục là hạt nhân văn hóa.
Dự báo về những thách thức với MTTN của những cơng dân tồn cầu được hai
tác giả Aurelio Peccei và Daisaku Ikeda nêu lên trong quyển “Tiếng chuông cảnh tỉnh
cho thế kỉ XXI”. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, cả thế giới tiến vào một giai đoạn mới
và ngỡ rằng đã làm chủ được tất cả khi khoa học công nghệ phát triển một cách nhanh
chóng. Tuy nhiên, vẫn có những hiện tượng nằm ngồi tầm với của nhân loại đó là sự
phản ứng trở lại của tự nhiên khi hàng loạt các thiên tai trên thế giới liên tục xảy ra đó
là: hạn hán, lũ lụt, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên... Tác phẩm cung cấp cho chúng tơi
những điểm nhìn tham chiếu, giúp có sự liên tưởng đến những thách thức của các tộc
người thiểu số trước những dự báo mang tính tồn cầu là những vấn đề về biến đổi khí
hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày một phức tạp hơn ở ĐBSCL (Aurelio Peccei –
Daisaku Ikeda , 1993).
Trên cơ sở thực địa Châu Á, Bức khảm văn hóa Châu Á tiếp cận Nhân học do
Grant Evant (chủ biên) xuất bản năm 2001 là tập hợp những phần trình bày thú vị về
hệ thống lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của ngành nhân học. Cơng trình giúp
chúng tơi nhận biết sự tương đồng và khác biệt trong sự đa dạng văn hóa của các dân
tộc ở Châu Á trong đó có Việt Nam. Dưới góc tiếp cận nhân học kinh tế, tác giả John
Clammer với nghiên cứu “Ngư dân, dân du canh, người bán hàng rong, nông dân và
13


dân chăn ni” đã trình bày về sự gắn kết giữa kinh tế với sự hiểu biết về sinh thái. Sự
hiểu biết và tôn trọng tự nhiên sẽ quyết định đến sự tác động vào tự nhiên và từ đó tạo
ra các hiệu quả kinh tế, thói quen kinh tế của tộc người (Grant Evant , 2001).
“Địa đàng ở Phương Đơng” của Stephen Oppenheimer (2005) là một cơng
trình đưa ra các giả thuyết về quá trình biển dâng, biển lùi ở Đông Nam Á. Những
trận đại hồng thủy, nguồn gốc thủy tổ của một số tộc người có sự tương đồng nhau
giữa các tộc người trên thế giới. Dù những giả thuyết của Stephen Oppenheimer –
một bác sĩ, nhà thám hiểm, nhà dân tộc học vẫn còn nhiều điều cần trao đổi khi đã
tuyên bố Đông Nam Á là nơi khởi nguyên của văn minh nhân loại. Tuy nhiên, câu

chuyện chúng tôi quan tâm là thủy tổ, cách giải mã nguồn gốc tộc người liên quan
đến nước và cách ứng xử của cư dân Đông Nam Á với tự nhiên được tác giả đề cập.
Dựa trên quan điểm này, chúng tơi có thể giải mã, lý giải một số phong tục liên quan
đến nước của người Khmer - một tộc người có lịch sử cư trú lâu đời ở Đơng Nam Á
(Oppenheimer, 2005).
Lévy Bruhl trong cơng trình “Kinh nghiệm thần bí và các biểu tượng ở người
nguyên thủy” (2008) đã có những phân tích sâu sắc về tư duy của người ngun thủy.
Theo đó, trong q trình tác động vào tự nhiên để sinh sống như bắt cá hay săn mồi
người nguyên thủy xem đó là điềm may rủi và ma thuật. Những sự bất thường trong
cuộc sống khi xảy ra với họ, điều họ bận tâm hàng đầu là yếu tố bất thường và may
rủi. Chẳng hạn như khi họ bị mất mùa, khơng có mưa hay khơng đủ nước, con mồi lẩn
trốn các thợ săn, con cá lẫn trốn những ngư dân, phụ nữ trong nhóm người vẫn vô
sinh, trẻ em chết yểu…. người nguyên thủy lập tức kết luận họ là nạn nhân của những
rủi ro hay do một thế lực xấu nào đó ám hại họ. Và đặc biệt là khi cơ may đến, họ lại
chẳng nghĩ ngợi nhiều. Khi xảy ra những biến cố, những rủi ro mới khiến người
nguyên thủy nghĩ tới những yếu tố may rủi và ma thuật. Có thể thấy rằng, từ trong tư
duy thô sơ của người nguyên thủy, trước tác động của mơi trường họ cho rằng đó là sự
tác động của những đấng siêu nhiên, đầy huyền năng và cần phải ứng xử trở lại bằng
những hành động ma thuật (Bruhl, 2008).
Năm 2008 tác giả Trịnh Hiểu Vân đã xuất bản cơng trình Văn hóa nước. Đây là
cơng trình khá chi tiết về cách ứng xử với nước của người Thái dưới cách tiếp cận văn
hoá sinh thái. Nước không chỉ là nguồn sống thiết yếu mà gắn với nó là những yếu tố
linh thiêng. Người Thái vừa tơn kính vừa sợ hãi nước và có hẳn những luật tục để bảo
vệ nguồn nước. Trịnh Hiểu Vân đã phác thảo một nét khái quát văn hoá nước của
14


×