Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Thực trạng tự quản lí đào tạo của giảng viên đại học sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.44 KB, 11 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE

Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 6A, pp. 184-194
This paper is available online at

THỰC TRẠNG TỰ QUẢN LÍ ĐÀO TẠO CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Đào Thị Oanh
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ làm phong phú thêm nội dung
hoạt động của giảng viên Đại học Sư phạm trong khi quỹ thời gian của họ khơng
thay đổi. Để hồn thành nhiệm vụ năm học cũng như nhiệm vụ phát triển cá nhân,
giảng viên cần quan tâm phát triển nhiều năng lực khác nhau, trong đó có năng lực
tự quản lí đào tạo của bản thân. Kết quả nghiên cứu thực tiễn tại một số trường Đại
học Sư phạm cho thấy những điểm mạnh, điểm yếu ở giảng viên, là gợi ý để đề
xuất biện pháp nâng cao năng lực này cho họ. Đây là một trong những nội dung
nghiên cứu thuộc Chương trình Khoa học Giáo dục cấp Bộ “Đổi mới đào tạo giáo
viên trong trường Đại học Sư phạm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông thời kì
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”.
Từ khóa: Năng lực tự quản lí, Năng lực tự quản lí đào tạo của giảng viên đại học
sư phạm.

1.

Mở đầu

Những nghiên cứu ở nước ngoài đã khẳng định rằng, đào tạo lực lượng lao động
trong tương lai phải bao gồm đào tạo về tự quản lí. Nghiên cứu tiến hành trong lĩnh vực
nghề nghiệp đã tìm thấy mối quan hệ giữa việc đào tạo tự quản lí với sự gia tăng hiệu suất
công việc và sự giảm thiểu các hành vi tiêu cực, như hành vi vắng mặt chẳng hạn (Frayne
& Geringer, 2000; Frayne & Latham, 1987) [1]. Trong lĩnh vực giáo dục cũng cho thấy,


năng lực tự quản lí (NLTQL) có liên quan đến thành tích dạy và học. Tự quản lí tốt thường
dẫn đến sự cải thiện về năng suất và thành tích học tập; các chương trình về tự quản lí được
thiết kế nhằm tăng thời lượng tự học của sinh viên (SV) cũng đã cho những kết quả tích
cực. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hơn 70% số người tham gia vào các chương trình đào
tạo về tự quản lí thường đạt được mục tiêu mong muốn sau khi hồn thành đầy đủ khóa
học [4]. Vì vậy, ở nước ngồi, vấn đề này đã được đưa vào chương trình đào tạo của nhiều
trường đại học hoặc với tư cách là một nội dung quan trọng để dạy SV, hoặc với tư cách
là một nội dung bồi dưỡng kĩ năng cho cán bộ giảng dạy. Việc giáo viên được đào tạo về
“tổ chức lao động sư phạm một cách khoa học” ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường
Liên hệ: Đào Thị Oanh, e-mail:

184


Thực trạng tự quản lí đào tạo của giảng viên Đại học Sư phạm

sư phạm là một tiền đề tốt để giáo viên biết tự quản lí hoạt động nghề nghiệp một cách
hợp lí, làm tăng chất lượng và hiệu quả công việc [7]. Trường học thế kỉ 21 yêu cầu học
sinh “thực hiện những nhiệm vụ phức hợp, đầy thử thách, đòi hỏi suy nghĩ. . . và tự quản lí
tiến độ học tập của mình” [1]. Xa hơn, để thành công trong cuộc sống và nghề nghiệp sau
này, học sinh phải biết tự quản lí cơng việc của mình bởi đó là năng lực cần thiết với tất cả
mọi người trong xã hội hiện đại. Trường học phải đào tạo cho học sinh năng lực tự quản
lí, muốn vậy trước hết giáo viên phải có năng lực đó để có thể hướng dẫn giúp hình thành
ở học sinh [2]. Những vấn đề này đặt ra cho giảng viên (GV) đại học sư phạm (ĐHSP)
những yêu cầu mới, cấp thiết.
Thực tiễn đào tạo hiện nay ở trường ĐHSP cho thấy, có một bộ phận GV (trong đó
phần lớn là GV trẻ) thường bị quá tải với các công việc liên quan đến quá trình đào tạo
của mình khiến họ thường xuyên cảm thấy bị động trong công việc, thiếu thời gian và tâm
sức để sáng tạo. Đó là những công việc được quy định trong các văn bản pháp quy của
Nhà Nước, của Bộ/Ngành, những yêu cầu của Nhà trường, của tổ nhóm chun mơn, của

bản thân GV đặt ra trong mục tiêu phát triển cá nhân. Bên cạnh đó vẫn có những GV với
cùng khối lượng cơng việc như nhau, thậm chí cịn kiêm nhiệm các cơng việc khác, song
vẫn chủ động hoàn thành tốt các nhiệm vụ của mình. Bởi họ biết sắp xếp cơng việc, biết
lên kế hoạch thực hiện các công việc một cách khoa học, hợp lí dựa theo tính cấp thiết
của từng loại hoạt động; họ bình tĩnh và chủ động đón nhận những thay đổi đột xuất để
điều chỉnh kế hoạch, cách thức thực hiện để hồn thành cơng việc đúng hạn, hiệu quả mà
không bị mệt mỏi hay căng thẳng quá mức. Đó là những GV biết “tự quản lí q trình đào
tạo” của chính mình.
Lao động của GV sư phạm là lao động nghề nghiệp đặc thù, có yêu cầu cao về trình
độ chun mơn và tính chun nghiệp. Những vấn đề lí luận cơ bản trong năng lực GV
từ lâu đã được nghiên cứu xuất phát từ việc phân tích cấu trúc hoạt động nghề dạy học
ở ĐHSP. Hiện nay, khi giáo dục Việt Nam địi hỏi phải có những đổi mới căn bản, tồn
diện, thì các trường ĐHSP trong cả nước cần phải đổi mới về nhiều mặt nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục phổ thông trong bối cảnh mới.

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Phương pháp, mẫu khách thể nghiên cứu

Để làm rõ thực trạng tự quản lí đào tạo của GV, các phương pháp được sử dụng
gồm: Điều tra viết; Quan sát dự giờ; Phỏng vấn sâu; Tọa đàm nhóm; Thống kê tốn học.
Trong đó phương pháp chính là điều tra viết với công cụ là Phiếu trưng cầu ý kiến dành
cho SV và Thang đo năng lực tự quản lí đào tạo (NLTQLĐT) dành cho GV. Thang đo
dành cho GV được thiết kế dựa trên kết quả nghiên cứu lí luận về cấu trúc của NLTQLĐT
ở GV ĐHSP. Về mặt định lượng, các biểu hiện của NLTQLĐT được đánh giá ở 5 mức độ,
từ mức “Thấp” nhất (“Chưa làm được”) đến mức “Cao” nhất (“Làm tốt/thành thạo”), với
điểm quy ước tương ứng là 1 điểm và 5 điểm. Các mức khác nằm ở khoảng giữa các mức
này có điểm tương ứng là 2, 3, 4. Kết quả phân tích thống kê mô tả và thống kê suy luận

dựa trên phần mềm SPSS 16.0 gồm giá trị trung bình cộng đạt được ở mỗi biểu hiện trên
185


Đào Thị Oanh

toàn bộ mẫu khách thể, độ lệch chuẩn, hệ số khác biệt và hệ số tương quan giữa các các
kết quả thu được bằng các phương pháp khác nhau nêu trên có thể cung cấp bức tranh sơ
bộ về một số khía cạnh trong NLTQLĐT của GV ĐHSP hiện nay.
Mẫu khách thể nghiên cứu gồm 87 cán bộ quản lí cấp Trường, cấp Khoa và Bộ mơn;
299 GV với 144 nam và 155 nữ trong độ tuổi chủ yếu từ 30-50 (244 người, chiếm 81%);
443 sinh viên (71 nam và 332 nữ) của các khoa: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí (Sử - Địa), Tốn,
Vật lí, Hóa học, Sinh học (Sinh - Hóa), Tâm lí giáo dục thuộc các trường: ĐHSP Hà Nội,
ĐHSP Thái Nguyên, ĐHSP Tây Bắc, ĐHSP - ĐH Đà Nẵng, ĐHSP Thành phố Hồ Chí
Minh, Khoa sư phạm - ĐH Cần Thơ.

2.2.

Kết quả nghiên cứu

2.2.1. Cơ sở lí luận về năng lực tự quản lí đào tạo của giảng viên Đại học Sư phạm
Nghiên cứu tổng quan các tài liệu trong nước [2,5,6] và nước ngoài [1,3,4,7] cho
phép rút ra cách hiểu về NLTQLĐT của GV ĐHSP rằng, đó là khả năng tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của GV nhằm hoàn thành mục tiêu đào tạo của bản thân, thể hiện ở khả năng
lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, đánh giá kết quả, quản lí các nguồn lực và quản
lí bản thân trong quá trình đào tạo. Đây là một “định nghĩa để làm việc” do đề tài đề xuất,
vì có thể giúp thao tác hóa khái niệm NLTQLĐT của GV ĐHSP và cụ thể hóa nó để đo
đạc, đánh giá.
Từ cách hiểu như trên, có thể xác định các mặt nội dung của NLTQLĐT của GV
ĐHSP chủ yếu gồm: a - Tổ chức, quản lí khóa học/mơn học; b - Tổ chức, quản lí hoạt

động học tập của SV; c - Tổ chức, quản lí các nguồn lực phục vụ đào tạo; d - Tổ chức bồi
dưỡng/tự bồi dưỡng phát triển bản thân.
Kết quả nghiên cứu lí luận trên đây đã giúp định hướng cho việc triển khai nghiên
cứu thực tiễn về NLTQLĐT ở GV trên hai phương diện:
- Thứ nhất, là phương diện nhận thức của GV, cán bộ quản lí về vai trị của việc tự
quản lí đào tạo đối với chất lượng đào tạo và sự phát triển bản thân ở GV;
- Thứ hai, là phương diện biểu hiện thái độ và biểu hiện hành động trong NLTQLĐT
của GV.
2.2.2. Thực trạng năng lực tự quản lí đào tạo của giảng viên Đại học Sư phạm
2.2.3. Tự đánh giá của giảng viên
* Kết quả biểu hiện ở mặt nhận thức của GV về vai trò của NLTQLĐT đối với hiệu
quả cơng việc và phát triển bản thân
Để tìm hiểu mặt nhận thức, phương pháp được sử dụng là tọa đàm nhóm đối với
GV và phỏng vấn sâu đối với cán bộ quản lí cấp Trường, Khoa, Bộ mơn. Kết quả phỏng
vấn sâu và tọa đàm nhóm cho thấy, khi đề cập tới vai trị của tự quản lí đối với hoạt động
nghề nghiệp ở người GV ĐHSP, hầu hết GV và cán bộ quản lí các cấp đều chỉ ra những
lợi ích khác nhau mà năng lực này mang lại. Dưới đây là thứ tự quan trọng của các lợi ích
được kể ra (với “1” là quan trọng nhất, được nhiều người đề cập đến nhất):
186


Thực trạng tự quản lí đào tạo của giảng viên Đại học Sư phạm

1. Giảng viên chủ động trong công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học; trong
học tập bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm phát triển bản thân;
2. Giảng viên kiểm sốt được q trình đào tạo của bản thân; quản lí được, đảm bảo
được yêu cầu công việc, đạt được mục tiêu đặt ra;
3. Giảng viên làm chủ thời gian; tiết kiệm được thời gian, không lãng phí thời gian;
4. Giảng viên làm chủ kiến thức, làm cho bài giảng có chất lượng;
5. Giảng viên tự tin trong nghề nghiệp, định hướng được hoạt động nghề nghiệp ở

hiện tại và trong tương lai;
6. Giảng viên rèn luyện được tác phong công nghiệp, nâng cao ý thức trách nhiệm
nghề nghiệp;
7. Giảng viên thuận lợi trong việc giúp SV rèn luyện nhân cách nghề nghiệp bằng
tấm gương của chính mình ;
8. Giảng viên nâng cao được tay nghề giúp tăng thêm thu nhập cho bản thân và góp
phần nâng cao uy tín cho nhà trường.
Có thể nói, kết quả nhận thức trên đây là dấu hiệu tốt để các GV có thái độ tích cực
đối với việc rèn luyện nâng cao NLTQLĐT nếu họ được hỗ trợ các điều kiện cần thiết từ
phía đồng nghiệp và nhà trường.
* Kết quả biểu hiện NLTQLĐT ở mặt thái độ và hành động của GV ĐHSP
Nếu đội ngũ GV của trường ĐHSP chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và nghiên
cứu khoa học thì chưa đủ để có được sản phẩm giáo viên chất lượng cao. Giảng viên còn
phải là những nhà tổ chức, quản lí tốt q trình đào tạo của mình với tư cách là giá đỡ
khơng thể thiếu để các nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học đạt hiệu quả mong
muốn, đồng thời, còn là cơ sở để rèn luyện cho SV về năng lực tự quản lí q trình học
tập của bản thân họ.
Dưới đây là kết quả tự đánh giá của GV ĐHSP về NLTQLĐT thể hiện ở những nội
dung khác nhau.
- Biểu hiện ở “Tổ chức quản lí khóa học/mơn học”
Bảng 1. Kết quả tự đánh giá của GV ĐHSP về “Tổ chức quản lí khóa học” (N = 299)
Độ lệch
Điểm TB
TT
Các nội dung công việc
chuẩn
cộng
2,48
1,05
Lập kế hoạch đào tạo

1
Lập kế hoạch năm học
2,58
1,35
2
Lập kế hoạch học kì
2,59
1,31
3
Lập kế hoạch tháng
2,47
1,38
4
Lập kế hoạch tuần
2,49
1,42
5
Sắp xếp thời gian hợp lí cho các hoạt động đào tạo
2,61
1,24
6
Phân phối hợp lí các nguồn lực phục vụ đào tạo
2,28
1,33
Có cập nhật thơng tin mới nhất về học phần/môn học trong
7
2,70
1,19
kế hoạch dạy học
8

Công khai kế hoạch đào tạo trên trang web của trường
1,69
1,52

187


Đào Thị Oanh

9
10

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

Công khai kế hoạch kiểm tra, thi, cách thức đánh giá kết
2,64
1,31
quả

Công khai kết quả đánh giá
2,86
1,31
Thực hiện nền nếp chun mơn (quản lí thời gian trên
3,02
0,91
lớp; quản lí giờ lên lớp về lí thuyết, thực hành...)
Dạy học đúng giờ theo quy chế chuyên môn
3,38
1,02
Theo dõi sĩ số lớp học, theo dõi sự chuyên cần của SV
2,78
1,18
Lắng nghe phản hồi từ SV
2,80
1,21
Thực hiện nguyên tắc dân chủ, tự quản trong SV
2,78
1,18
Sử dụng thời gian trên lớp đúng quy định
3,21
0,99
Tổ chức kiểm tra đánh giá theo kế hoạch bài dạy/ kế hoạch
3,19
1,00
mơn học
Quản lí bản thân giảng viên
3,10
0,88
Nhiệt tình trong hướng dẫn, giảng dạy

3,22
1,02
Giữ đúng hẹn với SV, với đồng nghiệp
3,31
0,97
Ngôn ngữ, cử chỉ trên lớp đúng mực, mô phạm
3,40
0,99
Suy ngẫm, tự đánh giá việc làm của bản thân
3,09
1,04
Sắp xếp, bố trí chỗ làm việc ngăn nắp, hợp lí
2,86
1,06
Sắp xếp giờ giấc làm việc, nghỉ ngơi khoa học (có Chế độ
2,62
1,11
ngày phù hợp)
Trang phục lịch sự, đầu tóc gọn gàng
3,20
1,05
(Chú thích: Điểm TB quy ước cao nhất là 5, thấp nhất là 1)

Kết quả ở Bảng 1 cho thấy, trong 3 nhóm cơng việc thuộc nội dung này, nhóm Quản
lí bản thân được GV tự đánh giá cao nhất (song cũng chỉ nằm ở mức Trung bình đến Khá),
trong khi thấp nhất là nhóm Lập kế hoạch đào tạo (vừa thấp nhất vừa có độ phân tán lớn
nhất). Đáng lưu ý là sự phân hóa rõ thể hiện ở cả 3 nhóm cơng việc và ở hầu hết các biểu
hiện, ví dụ, biểu hiện 4, 6, 8 (nhóm lập kế hoạch đào tạo); biểu hiện 12,13,14 (nhóm thực
hiện nền nếp chun mơn); biểu hiện 21,22 (nhóm quản lí bản thân).
- Biểu hiện ở “Tổ chức, quản lí việc học tập của sinh viên”


TT

1
2
3
4

188

Bảng 2. Kết quả tự đánh giá của GV ĐHSP
về “Tổ chức quản lí việc học tập của SV” (N = 299)
Điểm TB
Các nội dung công việc
cộng
2,41
Thu thập thông tin, hiểu biết về đối tượng giảng dạy
Tổ chức thu thập thông tin để hiểu biết rõ hơn về SV ở
2,54
những lớp mình dạy
Nhớ tên và đặc điểm chính của một số SV trong lớp
2,74
Xây dựng, quản lí hồ sơ học tập của SV ở lớp mình dạy
1,96
Quản lí việc học tập và rèn luyện của SV
2,27
Có sổ ghi chép, theo dõi chuyên cần của SV
2,53

Độ lệch

chuẩn
0,91
1,11
1,01
1,26
0,95
1,29


Thực trạng tự quản lí đào tạo của giảng viên Đại học Sư phạm

5
6
7
8
9
10
11
12
13

Có sổ ghi chép, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ học tập
của SV
Chấm bài, trả kết quả đúng hạn, phản hồi kịp thời cho SV
Tổ chức phụ đạo cho những SV có kết quả yếu
Tư vấn/hướng dẫn SV lập kế hoạch học tập cá nhân
Theo dõi hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của SV
Theo dõi kết quả hoạt động ngoại khóa của SV
Quản lí hoạt động NCKH của SV
Quản lí tiến độ triển khai một đề tài NCKH của SV do mình

hướng dẫn
Quản lí kết quả NCKH của sinh viên ở lớp mình dạy (số
lượng SV tham gia, số lượng đề tài, mức độ hoàn thành, số
báo cáo khoa học..)
Thu hút SV tham gia vào đề tài nghiên cứu khoa học của
GV

2,33

1,40

2,92
1,77
2,24
2,15
1,98
2,36

1,11
1,33
1,14
1,30
1,35
1,18

2,62

1,38

2,07


1,41

2,41

1,21

So với nội dung ở Bảng 1, kết quả tự đánh giá của GV ở nội dung này thấp hơn
hẳn, chủ yếu đạt ở dưới mức điểm trung bình và độ phân tán rất lớn. Đáng lưu ý nhất là
các biểu hiện số 3,7,10,12 vì vừa có điểm trung bình thấp, lại vừa có độ lệch chuẩn cao. Biểu hiện ở “Tổ chức, quản lí các nguồn lực phục vụ đào tạo”

TT

1
2
3

4
5
6
7

Bảng 3. Kết quả tự đánh giá của GV ĐHSP
về “Tổ chức quản lí các nguồn lực phục vụ đào tạo” (N = 299)
Điểm TB
Các nội dung cơng việc
cộng
Tổ chức tìm kiếm, lựa chọn, khai thác, lưu giữ thông tin
2,67
phục vụ đào tạo

Tìm kiếm, kết nối các nguồn tư liệu hỗ trợ SV học tập, làm
2,63
bài tập, làm khóa luận...
Hướng dẫn, giới thiệu cho SV khai thác các nguồn học liệu
2,70
đáng tin cậy phục vụ học tập (thư viện, trang web...)
Cập nhật kết quả các nghiên cứu đương thời vào lĩnh vực
2,71
chuyên mơn của bản thân
2,65
Quản lí cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
Khai thác sử dụng đồ dùng, trang thiết bị phục vụ đào tạo
2,70
phù hợp nội dung môn học/bài học
Khai thác sử dụng nguồn lực thông tin phong phú, đa dạng
phục vụ quá trình đào tạo (mạng internet, thư viện, tủ sách
2,78
cá nhân...)
Lựa chọn, ứng dụng các phần mềm phục vụ việc xây dựng
2,57
đề kiểm tra, đề thi để đánh giá kết quả đào tạo
Quan tâm tới hiệu quả của các phương tiện, thiết bị dạy học
2,58
được sử dụng khi dạy học trên lớp

Độ lệch
chuẩn
1,01
1,16
1,14

1,07
0,96
1,06
1,02
1,11
1,11

189


Đào Thị Oanh

Theo kết quả thu được ở Bảng 3, GV tự đánh giá mức độ đạt được là mức trung
bình trong nội dung tổ chức quản lí nguồn lực phục vụ đào tạo. Bên cạnh đó, có thể thấy
rõ khuynh hướng chung về sự phân hóa khá rõ trong tự đánh giá của GV với giá trị độ
lệch chuẩn khá lớn.
- Biểu hiện ở nội dung “Tổ chức học tập, bồi dưỡng phát triển bản thân”

TT
1

2
3
4
5
6
7
8
9


Bảng 4. Tự đánh giá của GV ĐHSP
về “Lập kế hoạch học tập, bồi dưỡng phát triển bản thân” (N = 299)
Độ lệch
Điểm TB
Các nội dung cơng việc
chuẩn
cộng
Lập kế hoạch tham gia các khóa học ở ngồi trường (về
2,42
1,17
chun mơn, nghiệp vụ, phát triển cá nhân, tổ chức quản
lí)
Có kế hoạch tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao năng
lực cho cán bộ GV do nhà trường tổ chức (về chuyên môn;
2,40
1,26
nghiệp vụ; nghiên cứu khoa học; tổ chức quản lí)
Có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng (chuyên môn, nghiệp vụ,
2,54
1,19
nghiên cứu khoa học, phát triển cá nhân)
Tham gia các lớp học hoặc tự học về ngoại ngữ
2,87
1,05
Tham gia các lớp bồi dưỡng hoặc tự học về tin học, sử dụng
2,71
1,19
máy tính
Có kế hoạch phát triển bản thân về chuyên môn, nghiệp vụ
2,66

1,13
trong 5 - 10 năm tới
Tham gia các hoạt động nâng cao sức khỏe tinh thần phù
2,53
1,17
hợp điều kiện bản thân (ngoại khóa, cơng đồn, hội nghề
nghiệp. . . )
Tham gia các hoạt động tăng cường sức khỏe thể chất phù
2,57
1,22
hợp điều kiện bản thân (thể dục, thể thao)
Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kì
2,56
1,27

Kết quả ở Bảng 4 cho thấy, nhìn chung GV tự đánh giá về tổ chức học tập, bồi dưỡng
phát triển bản thân chưa cao. Trong đó việc sẵn sàng, chủ động tham gia vào các khóa bồi
dưỡng mang tính chính thức dường như chưa được quan tâm thích đáng (biểu hiện 1 và 2).
So sánh khác biệt giữa các trường trong mẫu nghiên cứu thấy có sự khác biệt ở tất
cả các nội dung nghiên cứu, song khác biệt có ý nghĩa thống kê thì chỉ có ở nội dung về
Tổ chức quản lí nguồn lực phục vụ đào tạo của GV với mức ý nghĩa P = 0,000. Tương tự,
trong từng nội dung cũng có khác biệt giữa các nhóm cơng việc và các biểu hiện cụ thể.
Ví dụ, ở nội dung Tổ chức, quản lí mơn học, khác biệt rõ rệt thể hiện ở nhóm cơng việc
Lập kế hoạch đào tạo; ở nội dung Tổ chức, quản lí việc học tập của sinh viên, khác biệt
có ý nghĩa thống kê thể hiện ở nhóm cơng việc thu thập thơng tin về sinh viên, với P =
0,01. Những kết quả tự đánh giá của GV là căn cứ quan trọng để đề tài xem xét trong việc
đề xuất các biện pháp nâng cao NLTQLĐT ở GV ĐHSP.
190



Thực trạng tự quản lí đào tạo của giảng viên Đại học Sư phạm

2.2.4. Đánh giá của sinh viên
Để việc đánh giá đảm bảo độ tin cậy và khách quan, đề tài đã hỏi SV thông qua
Phiếu Trưng cầu ý kiến về vấn đề này. Kết quả thu được cho thấy:
* Có 2 việc làm của GV được SV đánh giá ở mức độ trung bình khá và khá tập
trung, là:
- Chuẩn bị, giới thiệu cho SV về nguồn tài liệu học tập của mơn dạy (giáo trình, bài
giảng, tài liệu đọc thêm. . . ) với ĐTB là 3,70 và độ lệch chuẩn (SD) là 0,46;
- Tổ chức, quản lí việc nghiên cứu khoa học của SV (ĐTB = 3,60 và SD = 0,53).
* Một số việc làm được SV đánh giá dưới mức điểm trung bình gồm:
- Quan tâm tổ chức cho sinh viên được rèn luyện sức khỏe thể chất (ĐTB = 2,21 và
SD = 1,10);
- Lấy thông tin phản hồi từ SV về việc tổ chức thực hiện và quản lí khóa học của
GV (ĐTB = 2,07 và SD = 0,64);
- Tìm hiểu nguyện vọng, nhu cầu của SV (ĐTB = 2,20 và SD = 0,97);
- Hướng dẫn SV cách lập kế hoạch hoạt động của bản thân (học tập, nghiên cứu,
rèn luyện,...) với ĐTB = 2,48 và SD = 1,01;
- Hướng dẫn SV cách tổ chức thời gian học tập, nghỉ ngơi sao cho hợp lí, khoa học
(ĐTB = 2,69 và SD = 0,46);
Có thể nói, số liệu thu được trên SV là khá tập trung, đồng thời cũng thể hiện mong
muốn, yêu cầu khá cao của SV đối với GV trong việc quản lí q trình đào tạo. Những
kết quả này góp phần khẳng định các kết quả thu được từ tự đánh giá của GV, đồng thời
còn là một trong những cơ sở quan trọng trong việc đề xuất các biện pháp và nội dung bồi
dưỡng nâng cao NLTQLĐT ở GV ĐHSP.

2.3.

Nguyên nhân của thực trạng năng lực tự quản lí đào tạo ở giảng viên
Đại học sư phạm


Việc tìm hiểu nguyên nhân được thực hiện thông qua tọa đàm với GV, cán bộ quản
lí các trường ĐHSP thuộc mẫu nghiên cứu.
Về nguyên nhân tự quản lí chưa tốt, các nguyên nhân chủ yếu được đưa ra
gồm:
- Sự chuyển đổi phương thức đào tạo. So với trước đây, từ khi chuyển sang phương
thức đào tạo theo học chế tín chỉ, GV phải làm nhiều việc cụ thể hơn. Mặc dù thời gian
lên lớp có giảm đi nhưng “thời gian dành cho việc chuẩn bị lên lớp và cho các hoạt động
khác lại tăng lên khá nhiều”. Trong khi đó GV cịn phải làm cả những cơng việc mang
tính hành chính nếu như họ kiêm nhiệm một số chức danh khác ngoài giảng dạy và nghiên
cứu khoa học. Điều này khiến cho một bộ phận GV luôn bị động, làm ảnh hưởng đến chất
lượng công việc của họ bởi GV thường xuyên ở trong tình trạng khơng thể có đủ thời gian
để tập trung vào một việc nhất định tại một thời điểm nào đó. Điều đó cũng làm cho GV
có ít thời gian hơn dành cho công tác nghiên cứu khoa học và tự bồi dưỡng phát triển bản
thân. Muốn hoàn thành nhiệm vụ được giao, GV thường xuyên phải thức khuya hoặc dạy
191


Đào Thị Oanh

sớm để làm việc, thậm chí nhiều người không cả được nghỉ hè và điều này cũng sẽ ảnh
hưởng đến sức khỏe của họ. Có thể thấy, đằng sau nguyên nhân này là rất nhiều vấn đề
liên quan, song chắc chắn có một vấn đề chung, đó là khả năng tổ chức quản lí về thời
gian và cơng việc của một bộ phận GV liệu đã hợp lí, khoa học?
- Kiến thức và kĩ năng về quản lí quá trình đào tạo của GV. Đa số GV trẻ trong mẫu
nghiên cứu trả lời rằng họ “quản lí thời gian và công việc chủ yếu theo lịch giảng hoặc
theo thời khóa biểu” (ĐTB = 0,54 ± 0,50 và 0,49 ± 0,43). Do vậy họ thường rất bị động
mỗi khi có những việc đột xuất địi hỏi phải đáp ứng ngay và dường như thường xuyên bị
áp lực từ phía công việc. Theo những GV này, việc quan tâm để rèn luyện hình thành ở
bản thân một phong cách làm việc để sao cho không bị áp lực triền miên là điều hết sức

cần thiết đối với họ. Do đó họ mong muốn được học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp có
kinh nghiệm và được bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng về khoa học quản lí lao động sư phạm.
- Điều kiện làm việc đối với GV, cụ thể là “Điều kiện làm việc chưa đáp ứng yêu
cầu cần thiết”: Hầu hết GV và cán bộ quản lí trả lời rằng GV chủ yếu làm việc ở nhà vì ở
nhà “dễ tập trung” để đọc sách và để soạn bài hơn do “yên tĩnh, thoải mái”, “không phải
di chuyển đỡ mất thời gian đi lại”. Địa điểm làm việc tiếp theo được các GV lựa chọn là
phịng thí nghiệm “vì có thiết bị và n tĩnh”. Rất ít GV trả lời rằng họ làm việc ở thư viện
hoặc ở văn phịng khoa vì “văn phịng Khoa có diện tích nhỏ hẹp chỉ có thể tiếp SV chứ
khó có thể tập trung để làm việc”. Tất nhiên trong môi trường làm việc như vậy sẽ khó đạt
hiệu quả mong muốn bởi vì cho dù ở nhà là yên tĩnh, thoải mái cũng sẽ có những bất lợi
đối với GV do tiềm ẩn nhiều tác nhân gây mất tập trung cho GV. Hơn nữa, cơng việc của
người GV dù là có tính độc lập cao song lại vẫn rất cần có sự chia sẻ, trao đổi lẫn nhau
trong nhóm đồng nghiệp.
Về nguyên nhân tự quản lí tốt
Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra kinh nghiệm của một số giảng viên đã và đang
tự quản lí tốt hoạt động đào tạo của bản thân như sau:
- Lập kế hoạch đào tạo một cách tổng thể, cụ thể chi tiết và rèn luyện ý chí để thực
hiện. Các GV này cho biết họ thường quản lí thời gian biểu một cách chặt chẽ, có kế hoạch
hoạt động cho từng tuần, từng tháng, cho cả năm học và cố gắng thực hiện kế hoạch đề
ra theo một số nguyên tắc nhất định, ví dụ như “nguyên tắc 30 giây” để hạn chế tối đa
sự trì hỗn. Kinh nghiệm này cho thấy việc rèn luyện ý chí là khơng thể thiếu để có được
NLTQLĐT ở GV ĐHSP. Ngồi ra cịn có những kinh nghiệm khác tương tự (để rèn luyện
ý chí) mà các GV trẻ có thể học tập, chẳng hạn:
- Rèn luyện cách làm việc tập trung, tận tâm;
- Chuẩn bị kế hoạch giảng dạy cá nhân, chuẩn bị bài dạy chu đáo;
- Không bao giờ trì hỗn cơng việc nếu có thể làm ngay bằng cách rèn luyện ý chí
thường xun;
- Ln ln cầu thị, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp;
- Hiểu tâm lí của SV: Ngay từ đầu phải thỏa thuận về phương pháp làm việc với SV;
sắp xếp thời gian giảng dạy hợp lí, phù hợp với từng đối tượng SV;

192


Thực trạng tự quản lí đào tạo của giảng viên Đại học Sư phạm

- Nghiêm túc trong việc thực hiện tất cả các khâu của quá trình đào tạo (giờ giấc,
chuẩn bị bài, giảng dạy trên lớp) vì thời gian lên lớp hiện nay cịn rất ít do đó GV rất cần
thực hiện đủ thời gian giảng dạy;
- Quản lí việc học tập của SV một cách chặt chẽ, bài bản, thơng qua việc tổ chức
lớp học, tổ chức nhóm học tập, sử dụng các công cụ internet;
- Xây dựng tác phong công nghiệp, làm việc đúng giờ, đúng quy định, đúng thời
hạn;
- Đề ra yêu cầu rõ ràng, giao nhiệm vụ cụ thể cho SV, hướng dẫn để SV tự nghiên
cứu một cách hiệu quả. . .
Có thể thấy rõ, để phát triển NLTQLĐT, GV ĐHSP cần rèn luyện phát triển năng
lực nghiên cứu khoa học để có được phong cách làm việc khoa học, đồng thời rèn luyện
phát triển năng lực nghiệp vụ sư phạm. Cũng có thể thấy NLTQLĐT có vai trị quan trọng
như thế nào trong việc phát triển năng lực nghiệp vụ sư phạm và năng lực nghiên cứu
khoa học giáo dục ở bản thân mỗi GV sư phạm.
Hầu hết các GV trong mẫu nghiên cứu cho rằng, việc rèn luyện nâng cao NLTQLĐT
là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay khi SV cần được hỗ trợ từ phía GV nhiều hơn.
Trong đó, trước mắt là việc hướng dẫn cho SV cách lập kế hoạch học tập sao cho sát hợp,
hiệu quả; còn xa hơn là dạy cho SV biết cách tự quản lí q trình dạy học khi họ trở thành
giáo viên phổ thơng. Theo đó, một bộ phận GV đang cố gắng lập các kế hoạch cụ thể, chi
tiết cho quá trình đào tạo của bản thân thơng qua lịch trình, thời khóa biểu, lịch cơng tác
theo tuần. . . ; học cách quản lí cơng việc và thời gian thơng qua tham khảo sách báo, qua
học hỏi những đồng nghiệp có kinh nghiệm. . . Hầu hết các GV được hỏi đều mong muốn
được tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kĩ năng về phương pháp quản lí
thời gian, quản lí cơng việc, sử dụng thời gian một cách khoa học, hiệu quả và phương
pháp rèn luyện sức khỏe bản thân hòng đáp ứng với yêu cầu công việc trong bối cảnh mới.

Song, theo họ, đáng tiếc rằng hiện nay vấn đề đó chưa được quan tâm thích đáng trong
các trường ĐHSP, chưa đáp ứng được nhu cầu của các GV trẻ.
Những kết quả nghiên cứu thực tiễn trên đây gợi ý cho đề tài để định hướng đề xuất
những biện pháp giúp giảng viên tự quản lí q trình đào tạo của bản thân một cách hiệu
quả và vấn đề này sẽ được trình bày trong một bài báo khác.

3.

Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho phép rút ra một số kết luận cơ bản về thực trạng NLTQLĐT
của giảng viên ĐHSP, như sau:
- Tất cả các GV trong mẫu nghiên cứu đều nhận thức được tầm quan trọng của
NLTQLĐT đối với chất lượng đào tạo và phát triển nghề nghiệp bản thân. Hầu hết các
GV trẻ trong mẫu nghiên cứu đều có mong muốn được bồi dưỡng phát triển NLTQLĐT
để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo không chỉ của bản thân họ mà cho cả nhà trường
ĐHSP nơi họ làm việc. Đây là cơ sở tốt để tổ chức những biện pháp tác động khả thi đối
với GV.
193


Đào Thị Oanh

- Tự đánh giá của GV về biểu hiện hành động của NLTQLĐT nhìn chung đạt mức
trung bình, thể hiện ở tất cả các nội dung nghiên cứu, mặc dù kết quả cụ thể ở từng nội
dung có khác nhau. Đồng thời cũng thể hiện khuynh hướng chung là sự phân hóa rõ trong
nhóm khách thể nghiên cứu. Điều này gợi ý về những biện pháp đề xuất cần quan tâm đến
tính phù hợp với nhu cầu của GV. Có sự khác biệt giữa các trường trong mẫu khách thể
nghiên cứu, song sự khác biệt có ý nghĩa thống kê chỉ thể hiện ở nội dung quản lí nguồn
lực phục vụ đào tạo và ở một số nhóm công việc cụ thể.

- Các nguyên nhân được GV kể ra liên quan tới sự tự quản lí chưa tốt và sự tự quản
lí tốt là khá đa dạng, làm cơ sở định hướng suy nghĩ về những biện pháp khả thi nhằm
nâng cao NLTQLĐT ở GV ĐHSP.
- Việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao NLTQLĐT cho GV là thực sự cần thiết và phù
hợp nhu cầu phát triển nghề nghiệp của GV ĐHSP, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ali, N. A. and Zairi, M., 2005. Service Quality in Higher Education. Bradford University School of Management, Bradford.
[2] Bộ Giáo dục & Đào tạo, 2009. Chuẩn Nghề nghiệp giáo viên Trung học Cơ sở, Trung
học Phổ thông. Ban hành theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10
năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
[3] David P.Baker, Gerald K. LeTendre, 2010. Khác biệt quốc gia, đồng dạng tồn cầu.
Nxb Văn hóa Sài Gịn và Đại học Hoa Sen, Tp. Hồ Chí Minh.
[4] Deming, W. E., 1986. Out of Crisis. Cambridge University Press, Cambridge.
[5] Vũ Dũng, 2006. Tâm lí học Quản lí. Nxb Đại học Sư phạm.
[6] Nguyễn Văn Đệ, 2010. Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học ở vùng
Đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học. Luận án Tiến
sĩ, Đại học Giáo dục - Đại học quốc gia Hà Nội.
[7] Rachencô I.P., 1989. Tổ chức lao động khoa học của giáo viên. Nxb Giáo dục, Matxcơva (Bản tiếng Nga).
ABSTRACT
The status quo of training management competence
of faculties in universities of education
Credit-based teacher education increases faculty activities while time resourses are
contant. To complete their individual development tasks, faculties’ competence development are required, especially self-management competence for training activities. From
the practical research at several teacher training providers some solutions to developing
faculties competences are sugggested. They are under the MOET pedagogical research
Programme “Teacher educaion innovation to meet general education requirements of industrialisation, modernisation and globalisation.
194




×