VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
KIM SA PHA
TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TỪ THỰC
TIỄN TỈNH SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
HÀ NỘI, NĂM 2020
Địa điểm, năm
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
KIM SA PHA
TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
TỪ THỰC TIỄN TỈNH SĨC TRĂNG
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS HỒ SỸ SƠN
HÀ NỘI, NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Kim Sa Pha – Học viên lớp cao học Luật, Khóa 9 đợt 2 năm
2018 của Học viện khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh, xin cam đoan
Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu nêu
trong luận văn chưa được cơng bố, các tài liệu trích dẫn và ví dụ trong luận văn
đảm bảo tính chính xác, trung thực từ thực tiễn xét xử tại địa phương tỉnh Sóc
Trăng.
Vì vậy, đề nghị Học viện và Hội đồng xem xét, chấp thuận để tơi có thể
bảo vệ Luận văn của mình, kính trình trước Hội đồng.
Tơi xin trân trọng cảm ơn!
Người cam đoan
Học viên Kim Sa Pha
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT
NAM
VỀ
TỘI
MUA
BÁN
TRÁI
PHÉP
CHẤT
MA
TÚY……………………………………………………………………07 – 38.
1.1. Những vấn đề lý luận về tội mua bán trái phép chất ma túy……………...
1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội mua bán trái
phép chất ma túy…………………………………………………………........
1.3. Định tội danh các tội mua bán trái phép chất ma túy……………………..
Kết luận chương 1……………………………………………………………..
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM ĐỐI VỚI TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TẠI TỈNH
SÓC TRĂNG…………………………………………………………39 – 74
2.1. Dấu hiệu pháp lý của định tội danh và trách nhiệm hình sự tội mua bán trái
phép chất ma túy
2.2. Quyết định hình phạt đối với tội mua bán trái phép chất ma
túy……………………………………………………………………………….
Kết luận chương 2……………………………………………………………….
CHƯƠNG 3: CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG
ĐÚNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP
CHẤT MA TÚY………………………………………………………75 – 87
3.1. Yêu cầu bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội mua bán trái
phép chất ma túy………………………………………………..........................
3.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội mua
bán trái phép chất ma túy ……………………………………………………….
Kết luận chương 3……………………………………………………………….
KẾT LUẬN……………………………………………………………………..
PHỤC LỤC……………………………………………………………………..
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ma túy ngày nay đang là vấn đề mang tính tồn cầu và là mối lo ngại
chung của các quốc gia trên toàn thế giới. Vấn đề tệ nạn và tội phạm về ma túy
đã và đang trở thành hiểm họa lớn của nhân loại, để lại những hậu quả nghiêm
trọng về trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng và kìm hãm sự phát triển
kinh tế - xã hội khơng chỉ ở Việt Nam, mà khắp ở năm châu. Nghiện ma túy là
một trong những nguy cơ làm băng hoại đạo đức, xói mịn thuần phong, mỹ
tục đã được xây đắp, gìn giữ từ ngàn đời nay và nguy hại hơn là làm suy thối
nịi giống dân tộc. Tuy nhiên, người nghiện ma túy chỉ là nạn nhân của những
kẻ gieo cái chết trắng, vì siêu lợi nhuận bất chính từ hoạt động mua bán ma túy
mà những tội phạm ma túy bất chấp pháp luật, bất chấp tội ác mà chúng đem
đến cho xã hội.
Từ công tác xét xử các vụ án hình sự về tội phạm ma túy cho thấy, hiện
nay Tòa án các cấp (Sơ thẩm, Phúc thẩm) cịn gặp nhiều khó khăn, chưa có sự
thống nhất trong định tội danh và áp dụng hình phạt đối với các tội phạm về
ma túy. Trong giai đoạn qua, tình hình tội phạm về ma túy trên thế giới nói
chung và Việt Nam có sự biến đổi cả về số lượng và tính chất các vu ̣án, số đối
tượng và số lượng ma túy, diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng đến
an ninh, trật tự chung của xã hội cũng như sức khỏe của cộng đồng, người dân
với nhiều thủ đoạn tinh vi từ chủ thể thực hiện tội phạm. Trong quy định của
pháp luật hình sự hiện hành có khá nhiều trường hợp khi tập hợp các dấu hiệu
thực tế của cấu thành tội phạm có những dấu hiệu giống nhau nên thường dễ bị
lúng túng gây nhiều tranh cãi và dẫn đến định tội danh thiếu chính xác. Bên
canḥ đó, các quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật hình sự năm
2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đều có các ý kiến đề nghị sửa đổi các tội
phạm về ma túy, điều đó cho thấy xung quanh tội này cịn nhiều vấn đề cần
được tiếp tiếp tục trao đổi, nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn để hoàn
thiện hơn nữa các tội phạm về ma túy, tạo điều kiện cho việc định tội danh
được chính xác, cũng như trong vấn đề áp dụng hình phạt đối với loại tội phạm
này. Ngoài ra, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng cịn có
quan điểm nhận thức khác nhau trong định tội danh, áp dụng hình phạt đối với
loại tội phạm mua bán trái phép chất ma túy dẫn đến sai lầm trong đường lối
giải quyết vụ án. Trong thời gian 05 năm (2015 – 2019), Tòa án sơ thẩm các
huyện trong tỉnh Sóc Trăng đưa ra xét xử 119 vụ án hình sự về tội phạm ma
túy, trong đó có 42 vụ án là tội mua bán trái phép chất ma túy, có 14 vụ án bị
kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm nhưng khơng có trường hợp nào được hưởng
án treo, cải tạo không giam giữ…. Đa phần, đối với loại tội phạm về ma túy thì
các Tịa án xử phạt nghiêm hoặc nặng. Đó cũng là vấn đề cần suy ngẫm trong
việc thực hiện chính sách hình sự, chính sách nhân đạo, cơng bằng của Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đấu tranh phịng chống tội phạm nói
chung, đấu tranh phịng chống tội phạm ma túy nói riêng và đặc biệt là diễn
biến tình hình tội phạm về ma túy tại tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 2015 đến
năm 2019 luôn gia tăng và phức tạp. Thực tiễn xét xử của Tịa án nhân dân hai
cấp tỉnh Sóc Trăng đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, góp phần trong cơng tác
đấu tranh phịng chống tội phạm ma túy. Bên cạnh những thành tích đạt được
cịn những trở ngại, khó khăn, nhất là những khó khăn, vướng mắc vi phạm,
sai lầm dẫn đến tình trạng định tội danh khơng chính xác, gây bức xúc cho xã
hội cần được khắc phục.
Vì vậy, tơi đã chọn đề tài luận văn thạc sĩ luật học: “Tội mua bán trái
phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng” để làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tội mua bán trái phép chất ma túy là tội phạm phổ biến và nguy hiểm
nhất trong các loại tội phạm về ma túy ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, ngày càng
có nhiều cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố, trong số đó có thể kể đến,
như các luận văn “ Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự
Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Thành Tất; “Chứng
minh trong vụ án mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật tố tụng hình sự
Việt Nam từ thực tiễn Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn
Văn Dũng” “Định tội danh các tội phạm về ma túy từ thực tiễn tỉnh Cao Bằng”
của tác giả Nguyễn Văn Huấn; Các luận văn đã được bảo vệ thành công tại
Học viện khoa học xã hội các năm 2018 – 2019.
Trong những năm gần đây, Tội phạm mua bán trái phép chất ma túy có
tính chất phạm tội ngày càng nguy hiểm, phức tạp, phương thức, thủ đoạn
phạm tội ngày càng tinh vi, tổ chức chặt chẽ hơn, số lượng ma túy tội phạm
mua bán ngày càng tăng so với gia đoạn trước, có nhiều loại ma túy mới xuất
hiện trên thị trường mà văn bản pháp luật của Nhà nước chưa kịp thời điều
chỉnh bổ sung, xác định những chất ma túy mới. Vì vậy, khi chọn đề tài “ Tội
mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn tỉnh Sóc Trăng (trên cơ sở số liệu
thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Sóc Trăng)” để làm luận văn
tốt nghiệp, học viên đã chọn các giáo trình, tài liệu, bài viết tham khảo như:
- Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
- Các Giáo trình, bày viết chuyên sâu của tác giả Võ Khánh Vinh chủ
biên như: “Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm)” “ Lý luận chung về
định tội danh”; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung);
- Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 (phần chung và phần các
tội phạm) của tác giả Đinh Văn Quế;
- Giáo trình “ Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Trần
Nhâm chủ biên.
- Các tội phạm về ma túy ở Việt Nam cơ sở lý luận và thực tiễn xét xử
(Tài liệu tham khảo cho các Thẩm phán, thư ký Tòa án) – Tác giả Phạm Minh
Tuyên – Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Ninh.
- Các Tạp chí Tịa án án qua các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 có
các bài viết có liên quan về tội phạm ma túy.
Những cơng trình khoa học, những bài viết trên đều có phạm vi nghiên
cứu rộng hoặc nghiên cứu chuyên sâu theo từng gốc độ, phương diện nhất định
của mỗi tác giả. Trong đó Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép các chất
ma túy theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009
và hiện nay theo Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 được
tách ra riêng từng tội, trong đó Tội mua bán trái phép chất ma túy thành một
tội độc lập chỉ là một phần nhỏ trong nội dung nghiên cứu, các bài viết của các
tác giải nêu trên. Cũng cần lưu ý rằng, các tài liệu khoa học, bài viết trên của
các tác giải đã nghiên cứu các vấn đề về định tội danh, chứng minh tội phạm,
áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án hình sự nói chung, trách nhiệm
hình sự hoặc áp dụng hình phạt đối với các tội phạm ma túy trong luật hình sự
nói riêng. Hơn thế chưa có cơng trình nào chun nghiên cứu tội mua bán trái
phép chất ma túy tại tỉnh Sóc Trăng. Vì vậy, đây có thể xem là một đề tài
nghiên cứu chuyên sâu về xét xử các vụ án hình sự về tội mua bán trái phép ma
túy tại Sóc Trăng trong các vấn đề cơ bản về định tội danh, áp dụng hình phạt
đối với loại tội phạm này (Từ năm 2015 đến 2019) của Học viên đang công tác
trong ngành Tịa án nhân dân tại Sóc Trăng, cũng làm cơ sở tiền đề cho việc
nghiên cứu về lý luận và áp dụng vào thực tiễn cơng tác trong phịng chống tội
phạm ma túy.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ việc làm rõ những vấn đề lý luận và pháp luật hình sự Việt nam về
tội mua bán trái phép chất ma túy, thực trạng định tội danh và quyết định hình
phạt đối với tội này tại tỉnh Sóc Trăng, luận văn đề xuất các giải pháp bảo đảm
định tội danh và quyết định đúng hình phạt đúng đối với tội mua bán trái phép
chất ma túy trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội mua bán trái phép
chất ma túy; phân biệt tội này với một số tội khác.
- Phân tích Tội danh của Điều 251 Bộ luật hình sự “Tội mua bán trái
phép chất ma túy”.
- Phân tích, đánh giá thực trạng định tội danh và quyết định hình phạt
đối với tội mua bán trái phép chất ma túy tại tỉnh Sóc Trăng.
- Phân tích các yêu cầu và đề xuất các giải pháp bảo đảm định tội danh
và quyết định đúng hình phạt đối với tội mua bán trái phép chất ma túy trong
thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm khoa học, các quy
định của pháp luật hình sự Việt Nam, thực tiễn định tội danh và quyết định
hình phạt đối với tội mua bán trái phép chất ma túy tại tỉnh Sóc Trăng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài luận văn được nghiên cứu dưới góc độ luật hình sự và tố tụng
hình sự.
Áp dụng pháp luật hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy là quá
trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đến thi hành án hình sự và nhiều nội dung
khác nhau gắn với mỗi giai đoạn trong quá trình tố tụng đối với tội đó. Tuy
nhiên, trong phạm vi luận văn thạc sĩ luật học, về thực tiễn, luận văn chỉ tập
trung nghiên cứu thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội
mua bán trái phép chất ma túy ở giai đoạn xét xử sơ thẩm của Tịa án nhân dân
các cấp tại tỉnh Sóc Trăng.
Các số liệu thống kê về vụ án và số bị cáo bị xét xử sơ thẩm về tội mua
bán trái phép chất ma túy được tác giả luận văn thu thập từ thực tiễn xét xử sơ
thẩm của Tòa án nhân dân các cấp tại tỉnh Sóc Trăng trong thời gian từ năm
2015 đến năm 2019.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài Luận văn được nghiên cứu dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin; Tư tưởng Hồ Chí
Minh; Chủ trương, đường lối của Đảng; Chính sách, pháp luật của Nhà nước
về tội phạm, hình phạt, phịng ngừa tội phạm, cải cách tư pháp, công lý, quyền
con người, quyền công dân.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để tài luận văn còn được thực hiện trên cơ sở sử dụng trong một tổng thể
các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh,
nghiên cứu án điển hình…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1.Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nhận thức sâu sắc và thống
nhất những vấn đề lý luận về tội mua bán trái phép chất ma túy.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng vào công tác xét
xử tội mua bán trái phép chất ma túy; giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, giảng dạy
tại các cơ sở đào tạo luật ở nước ta hiện nay.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật hình sự Việt Nam về tội
mua bán trái phép chất ma túy.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam đối với tội
mua bán trái phép chất ma túy tại tỉnh Sóc Trăng.
Chương 3: Yêu cầu và các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật
hình sự đối với tội mua bán trái phép chất ma túy trong thời gian tới.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM VỀ TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY
1.1 Những vấn đề lý luận về tội mua bán trái phép chất ma túy.
1.1.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội mua bán trái phép
chất ma túy.
1.1.1.1 Khái niệm về tội mua bán trái phép chất ma túy.
Theo tổ chức y tế thế giới: “Ma túy là mọi thực thể hóa học hoặc là
những thực thể hỗn hợp, khác với tất cả những cái được đòi ỏ để duy trì một
sức khỏe bình thường, việc sử dụng những chất đó sẽ làm biến đổi chức năng
sinh học và có thể cả cấu trúc của vật.
Theo tổ chức y tế Việt Nam xác định: “Ma túy là những chất có tính gây
nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo. Khi đưa vào cơ thể người dưới
bất kỳ hình thức nào, ma túy làm thay đổi tâm trạng, ý thức và hành vi của
người sử dụng nó. Nếu lạm dụng ma túy con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó
gây tổn thương, nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng”.
Hoặc theo một số chuyên gia đưa ra những định nghĩa về ma túy: “Ma
túy là chất tự nhiên hoặc hóa học hợp thành, khi hấp thụ vào con người thì gây
nguy hại cho con người, làm cho người sử dụng sẽ bị nghiện”.
Khi nghiện ma túy thì người sử dụng bị lệ thuộc vào ma túy cả về mặt
thể chất lẫn tinh thần, ln có biểu hiện bức xúc bị về tâm lý, muốn sử dụng lại
chất ma túy, ma túy sẽ điều khiển toàn bộ suy nghĩ, tình cảm và hành động của
mình. Khi ngừng sử dụng người nghiện sẽ cảm thấy thèm nhớ ma túy, đau đầu
vật vã, khó chịu. Sau một thời gian nghiện, cơ thể đòi hỏi liều lượng ma túy
tăng dần lên. Khi đã nghiện thì tìm kiếm và sử dụng ma túy để thoát khỏi cơn
vật vã là vấn đề mà người nghiện ma túy quan tâm nhất, hơn cả gia đình, bạn
bè, học hành, cơng việc và sức khỏe. Họ khơng cịn khả năng kiểm sốt bản
thân đối với việc sử dụng ma túy.
Theo Luật phòng chống ma túy của Việt Nam quy định: Chất ma túy là
các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do
chính phủ ban hành.
Căn cứ Nghị định 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy
định hiện có 515 loại ma tuý và 44 tiền chất dùng để sản xuất ma tuý, chia làm
4 nhóm sau:
+ Nhóm các chất ma tuý an thần: Thuốc phiện, Morphine, Heroine, Các
chất ma tuý tổng hợp toàn phần trong nhóm có thể thay thế Morphine, Heroine
và các opiat khác (methadon, pethidine, phenazocine, diazepam, dolagan...)
+ Nhóm các chất ma t gây kích thích: Methamphetamin, ecstacy,
amphetamin.
+ Nhóm các chất ma tuý gây ảo giác: Cần sa và các sản phẩm của nó:
thảo mộc cần sa, nhựa cần tinh dầu cần sa lysergide (LSD)
+ Các chất ma t có thuộc tính gây nghiện: Các loại thuốc tân dược có
thành phần là chất gây nghiện: thuốc giảm đau, thuốc an thần, một số loại
thuốc ho, thuốc cảm cúm,…
Các tội phạm về ma túy là những tội phạm xâm phạm đến chế độ độc
quyền của Nhà nước trong việc quản lý và sử dụng các ma túy nói trên. Bởi
vậy, trong khoa học luật hình sự, giáo sư Võ Khánh Vinh có quan điểm cho
rằng:
“Các tội phạm ma túy là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong chương XVIII của Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm phạm chế độ độc quyền quản lý
các chất ma túy của Nhà nước”[ trích trang 350, Luật hình sự Việt Nam của GS. TS Võ
Khánh Vinh chủ biên].
Theo quan điểm của tiến sỹ Phạm Minh Tuyên:
“Các tội phạm ma túy là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người
có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, thực hiện,
có lỗi, xâm phạm đến chế độ quản lý, sử dụng các chất ma túy của nhà nước,
từ đó gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của công dân, gây
mất trật tự an tồn xã hội”. ”[ Trích giáo trình của TS. Phạm Minh Tuyên biên soạn].
Hành vi mua bán trái phép chất ma túy theo Thông tư liên tịch số
17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24 tháng 12 năm 2007
của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ
Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm
về ma túy” của BLHS năm 1999 được hiểu là một trong các trường hợp sau:
+ Hành vi bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc
vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy
cho người khác để hưởng tiền cơng hoặc các lợi ích khác;
+ Hành vi mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
+ Hành vi xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
+ Hành vi dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép khác
(không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);
+ Hành vi dùng tài sản khơng phải là tiền đem trao đổi, thanh toán…lấy
chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;
+ Hành vi tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
+ Hành vi vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
Bộ luật hình sự năm 2015 chỉ tách hành vi mua bán trái phép chất ma
túy thành tội danh riêng nhưng không mô tả cụ thể hành vi đó. Tương tự như
các tội phạm về ma túy khác, trong Tội mua bán trái phép chất ma túy, thuật
ngữ “trọng lượng” cũng được thay đổi thành “khối lượng” cho phù phợp. Đồng
thời, bổ sung thêm một số chất ma túy nằm trong danh mục các chất ma túy đã
được Chính phủ quy định bao gồm: Methamphetamine, Amphetamine,
MDMA hoặc XLR-11.
Như vậy, qua các quan điểm của các nhà khoa học, nhà làm luật và các
văn bản quy phạm pháp luật quy định và hướng dẫn áp dụng pháp luật đối với
Tội mua bán trái phép chất ma túy, Học viên có thể đưa ra khái niệm và hiểu
về Tội mua bán trái phép chất ma túy như sau:
“Mua bán trái phép chất ma túy là hành vi do người có đủ năng lực
trách nhiệm hình sự thực hiện với hình thức mua, bán hoặc vận chuyển, tàng
trữ, trao đổi ma túy nhằm mục đích mua, bán để thu lợi làm xâm phạm đến chế
độ quản lý, sử dụng độc quyền của Nhà nước đối với các chất ma túy, gây ra
hành vi nguy hiểm cho xã hội được điều chỉnh bởi Bộ luật hình sự”.
1.1.1.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội mua bán trái phép chất ma túy.
- Khách thể của tội phạm
Cũng giống như khách thể của từng tội cụ thể trong nhóm tội phạm về
ma túy, khác thể của tội mu bán trái phép chất ma túy là chế độ độc quyền
quản lý các chất ma túy của Nhà nước. Chế độ độc quyền quản lý đó bao gồm
các khâu khác nhau và được Nhà nước ta thống nhất quản lý theo một chế độ
nghiêm ngặt, nếu không thống nhất và độc quyền quản lý các chất đó sẽ dẫn
đến nguy cơ đe dọa nghiêm trọng an toàn, trật tự công cộng, sức khỏe và sự
phát triển lành mạnh của nồi giống, gây tác hại về nhiều mặt đối với đời sống
xã hội. Do vậy, mọi hành vi vi phạm các quy định về chế độ độc quyền quản lý
chất ma túy đều bị coi là tội phạm và bị xử lý nghiêm khắc.
Cũng giống như đối tượng tác động của các tội phạm về ma túy, đối
tượng tác động của tội mua bán trái phép chất ma túy là các chất ma túy và các
dụng cụ, phương tiện phục vụ sản xuất và sử dụng chất ma túy.
Các chất ma túy ở đây bao gồm các chất ma túy theo nghĩa hẹp; các chất
hướng thần; các tiền chất ma túy và các tiền chất hướng thần; các cây trồng
hoặc nguyên liệu thực vật có chứa chất ma túy.
Chất ma túy là chất gây nghiện ở dạng tự nhiên hoặc tổng hợp. Các chất
ma túy có đặc tính nguy hiểm thể hiện ở khả năng gây nghiện cho người sử
dụng. Khi chất ma túy được đưa vào cơ thể con người, nó có tác hại làm thay
đổi trạng thái ý thức và sinh lý của con người. Nếu lạm dụng ma túy, con
người sẽ lệ thuộc vào chất đó, gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng
và cộng đồng. Người nghiện ma túy, khi không được đáp ứng nhu cầu sử dụng
sẽ lên cơn vật vã, đau đớn về thể xác, tinh thần, mất trí và có thể làm bất cứ
điều gì kể cả thực hiện tội phạm.
Theo Luật phòng chống ma túy năm 2013, tại khoản 1 Điều 2 quy định
về chất ma túy: Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy
định trong các danh mục do chính phủ ban hành.
Cụ thể theo Nghị định 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ
quy định hiện có 515 loại ma tuý và 44 tiền chất dùng để sản xuất ma tuý, chia
làm 4 nhóm sau:
+ Nhóm các chất ma tuý an thần: Thuốc phiện, Morphine, Heroine, Các
chất ma tuý tổng hợp toàn phần trong nhóm có thể thay thế Morphine, Heroine
và các opiat khác (methadon, pethidine, phenazocine, diazepam, dolagan...)
+ Nhóm các chất ma t gây kích thích: Methamphetamin, ecstacy,
amphetamin.
+ Nhóm các chất ma tuý gây ảo giác: Cần sa và các sản phẩm của nó:
thảo mộc cần sa, nhựa cần tinh dầu cần sa lysergide (LSD)
+ Các chất ma t có thuộc tính gây nghiện: Các loại thuốc tân dược có
thành phần là chất gây nghiện: thuốc giảm đau, thuốc an thần, một số loại
thuốc ho,thuốc cảm cúm,…
Kèm theo Nghị định 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ là
04 Danh mục Các chất ma túy và tiền chất ma túy.
+ Danh mục I: Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dùng trong y học, đời
sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong nghiên cứu khoa học, điều tra tội
phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền. Có 46 chất ma túy.
Ví dụ: Acetorphine, Alphacetymethadol, Desomorphine, Heroine,
Morphine, Pepap, MPPP, cần sa, lá khat…
+ Danh mục II: Các chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích,
kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của
cơ quan có thẩm quyền. Có 398 chất ma túy.
Ví dụ: Lá Coca, Thuốc phiện và các chế phẩm từ thuốc phiện, Zipeprol,
URB 447, 597, 602…, Methaquatamine, Methaqualone, Methylone,
Ethylmorphine, Norcodeine….
- Danh mục III: Các chất ma túy được dùng trong phân tích, kiểm
nghiệm, nghiên cứu khoa học hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ
quan có thẩm quyền. Có 71 chất ma túy.
Ví dụ: Alprazolam, Butalbital, Clobazam, Estazolam, Ketamine,
Pinazepam, Zolpidem….
Danh mục IV: “Các tiền chất”. Có 44 tiền chất ma túy.
Ví dụ : Methylamine, Toluene, Sarfole, Benzaldehyde, Lysergic acid,
Piperonal, Acetic acid….
Tóm lại, khách thể của tội mua bán trái phép chất ma túy là xâm phạm
chính sách độc quyền quản lý của Nhà nước về mua bán chất ma túy. Đối
tượng của tội phạm này là các chất ma túy và các nguyên liệu thực vật có chứa
chất ma túy.
- Mặt khách quan tội phạm
Cấu thành cơ bản của tội phạm này là cấu thành tội phạm hình thức. Do
vậy, mặt khách quan của tội mua bán trái phép chất ma túy thể hiện ở dấu hiệu
hành vi phạm tội khách quan. Tuy có sự khác nhau về hình thức thể hiện, về
tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội nhưng các dạng hành vi khách quan
của tội mua bán trái phép chất ma túy là những hành vi vi phạm các quy định
của Nhà nước về chế độ độc quyền quản lý các chất ma túy.
Tất cả các hành vi của tội mua bán trái phép chất ma túy đều được thực
hiện bằng hành động, thể hiện ở hành vi là bán hay mua ma túy để bán lại; vận
chuyển hoặc tàng trữ ma túy nhằm mục đích bán cho người khác hoặc dùng
ma túy để đổi lấy hàng hóa hay dùng hàng hóa đổi lấy ma túy. Khi xác định
hành vi mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác cần chú ý, chỉ khi
nào xác định rõ mục đích của người phạm tội mua chất ma túy đó là nhằm bán
lại thì mới truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy.
- Chủ thể tội phạm
Chủ thể của tội danh này người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và
đạt độ tuổi theo quy định tại Điều 12 của Bộ luật hình sự về Tuổi chịu trách
nhiệm hình sự. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 251 Bộ luật hình sự
năm 2015 thì chủ thể của tội này thì từ đủ 16 tuổi trở lên mới có đủ năng lực
trách nhiệm hình sự. Cịn theo khoản 2, 3, 4 Điều 251 Bộ luật hình sự năm
2015 thì chủ thể từ đủ 14 tuổi trở lên thì đủ năng lực trách nhiệm hình sự về tội
này, trừ một số trường hợp luật định (Bệnh tâm thần, mất năng lực hành vi…)
- Mặt chủ quan tội phạm
Tội mua bán trái phép chất ma túy có lỗi cố ý trực tiếp, thể hiện hành vi
mua bán trái phép chất ma túy, người phạm tội nhận thức được hành vi của
mình có tính nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật hình sự ngăn cấm bởi nguy cơ
áp dụng hình phạt trong vấn đề thực hiện và mong muốn thực hiện đến cùng.
Động cơ, mục đích của người phạm tội là vì lợi nhuận, thu lợi bất chính.
1.1.2. Phân biệt tội mua bán trái phép chất ma túy với một số tội
khác
Bộ luật hình sự năm 2015 hiện hành, quy định tội mua bán trái phép chất
ma túy thành một tội danh cụ thể, được tách riêng từng hành vi tàng trữ, vận
chuyển, mua bán, chiếm đoạt…của tội kép được quy định tại Điều 194 của Bộ
luật hình sự năm 1999. Tuy nhiên, do có sự sai sót về cấu trúc, thuật ngữ pháp
lý… của Bộ luật hình sự nên Quốc hội cần sửa đổi, bổ sung nên đến ngày
01/01/2018 Bộ luật hình sự năm 2015 mới chính thức có hiệu lực thi hành.
Riêng đối với tội ‘‘Tội mua bán trái phép chất ma túy’’ tại Điều 251 của Bộ
luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 có nhiều điểm mới so với Điều 194
của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009, như:
- Các nhà lập pháp đã tách tội ghép tại Điều 194 Bộ luật hình sự năm
1999 về Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy hoặc chiếm
đoạt chất ma túy thành 04 tội danh riêng biệt.
+ Tội Tàng trữ trái phép chất ma túy.
+ Tội Vận chuyển trái phép chất ma túy.
+ Tội Mua bán trái phép chất ma túy.
+ Tội Chiếm đoạt trái phép chất ma túy.
Do vậy, để bảo đảm định tội danh và áp dụng hình phạt nhằm giải quyết
đúng đắn vụ án mua bán trái phép chất ma túy, về mặt lý luận, cần phân biệt
tội mua bán trái phép chất ma túy với các tội phạm khác được nêu trên đây mà
trong Bộ luật hình sự năm 1999 trước đây chúng cùng nằm trong tội ghép
chung.
1.1.2.1 Phân biệt tội mua bán trái phép chất ma túy với tội tàng trữ trái
phép chất ma túy.
Tội tàng trữ trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 249 Bộ luật
hình sự. Tàng trữ trái phép chất ma túy là người phạm tội thực hiện hành vi cất
giữ bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào như trong nhà ở, phòng làm
việc, trụ sở cơ quan, phương tiện giao thông, trong túi quần áo, túi xách, va
li… mà khơng nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất ma túy
khác hoặc vận chuyển từ nơi này đến nơi khác.
+ Khách thể của tội này cũng giống như tội mua bán trái phép chất ma
túy, cũng xâm phạm chính sách độc quyền quản lý của Nhà nước về các chất
ma túy.
+ Mặt khách quan của tội tàng trữ khác với tội mua bán trái phép chất
ma túy thể hiện ở hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy như như cất, giữ ma
túy khơng vì mục đích mua bán. Đây cũng là yếu tố phân biệt trong định tội
danh giữa hai tội này.
+ Về chủ thể của tội tàng trữ trái phép chất ma túy cũng giống như tội
mua bán trái phép chất ma túy là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm
hình sự và đạt độ tuổi do luật định.
+ Mặt chủ quan của tội phạm này cũng giống như tội mua bán trái phép
chất ma túy đều thực hiện do cố ý trực tiếp. Tuy nhiên, động cơ phạm tội có
thể giống nhau hoặc khác nhau tùy thuộc vào từng hành vi phạm tội cụ thể.
Như, có thể tàng trữ ma túy để sử dụng hoặc cất giữ dùm cho các đối tượng
khác, cất giữ ma túy thuê. Còn đối với hành vi mua bán ma túy thơng thường
vì động cơ, mục đích lợi nhuận, mua bán để thu lợi bất chính.
Qua các tình tiết định khung, mức hình phạt về mức định lượng ma túy
của hai tội danh có thể bằng nhau nhưng mức hình phạt khác nhau, tội mua bán
trái phép chất ma túy có mức xử phạt cao hơn tội tàng trữ trái phép chất ma
túy. Có thể thấy, tính chất, mức độ nguy hiểm gây ra cho xã hội của hai tội
khác nhau, hành vi mua bán ma túy nguy hiểm hơn hành vi tàng trữ trái phép
chất ma túy.
1.1.2.2 Phân biệt tội mua bán trái phép chất ma túy với tội vận chuyển
trái phép chất ma túy
Vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi đưa ma túy từ nơi này đến
nơi khác trái quy định của Nhà nước. Vận chuyển có thể bằng các hình thức,
phương tiện khác nhau. Hình thức vận chuyển có thể để trong người, trong
hành lý, trong các phương tiện vận chuyển…đoạn đường vận chuyển có thể
khác nhau, tùy thuộc vào mục đích thực hiện hành vi của tội phạm.
+ Khách thể của tội này cũng giống như tội mua bán trái phép chất ma
túy, cũng xâm phạm chính sách độc quyền quản lý của Nhà nước về các chất
ma túy.
+ Mặt khách quan của tội vận chuyển trái phép chất ma túy khác với tội
mua bán trái phép chất ma túy thể hiện ở hành vi vận chuyển trái phép chất ma
túy từ địa điểm này đến địa điểm khác khơng vì mục đích mua bán nhưng có
thể vì mục đích khác như vận chuyển thuê, được trả lợi ích vật chất, tinh
thần…. Đây cũng là yếu tố phân biệt trong định tội danh giữa các tội danh tàng
trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy.
+ Về chủ thể của tội vận chuyển trái phép chất ma túy cũng giống như
tội phạm mua bán trái phép chất ma túy là bất kỳ người nào có năng lực trách
nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do luật định.
+ Mặt chủ quan của tội phạm này cũng giống như tội mua bán trái phép
chất ma túy đều thực hiện do cố ý trực tiếp. Tuy nhiên, động cơ phạm tội có
thể giống nhau hoặc khác nhau tùy thuộc vào từng hành vi phạm tội cụ thể.
Như, có thể vận chuyển ma túy th hoặc vì lợi ích vật chất khác. Cịn đối với
hành vi mua bán ma túy thơng thường vì động cơ, mục đích lợi nhuận, mua
bán để thu lợi bất chính.
Qua các tình tiết định khung, mức hình phạt về mức định lượng ma túy,
mức hình phạt của hai tội danh này là bằng nhau. Có thể thấy, tính chất, mức
độ nguy hiểm gây ra cho xã hội của hai tội ngang nhau.
1.1.2.3 Phân biệt tội mua bán trái phép chất ma túy với tội chiếm đoạt
trái phép chất ma túy.
Tội chiếm đoạt trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 252 Bộ luật
hình sự. Chiếm đoạt trái phép chất ma túy được hiểu là hành vi chuyển dịch
chất ma túy của người khác thành của mình dưới bất kỳ hình thức và thủ đoạn
nào.
+ Khách thể của tội này cũng giống như tội mua bán trái phép chất ma
túy, cũng xâm phạm chính sách độc quyền quản lý của Nhà nước về các chất
ma túy.
+ Mặt khách quan của tội chiếm đoạt khác với tội mua bán trái phép
chất ma túy thể hiện ở hành vi chiếm đoạt trái phép chất ma túy với bất kỳ hình
thức, thủ đoạn nào. Đây cũng là yếu tố phân biệt trong định tội danh giữa hai
tội này.
+ Về chủ thể của tội chiếm đoạt trái phép chất ma túy cũng giống như
tội phạm mua bán trái phép chất ma túy là bất kỳ người nào có năng lực trách
nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do luật định.
+ Mặt chủ quan của tội phạm này cũng giống như tội mua bán trái phép
chất ma túy đều thực hiện do cố ý trực tiếp. Tuy nhiên, động cơ phạm tội có
thể giống nhau hoặc khác nhau tùy thuộc vào từng hành vi phạm tội cụ thể.
Như, chiếm đoạt ma túy để có ma túy sử dụng, để bán hoặc trao đổi hàng
hóa…. Cịn đối với hành vi mua bán ma túy thơng thường vì động cơ, mục
đích lợi nhuận, mua bán để thu lợi bất chính. Tuy nhiên, đối với hành vi chiếm
đoạt ma túy đã thực hiện, người phạm tội có thể phạm thêm tội danh khác.
Qua các khung, mức hình phạt về mức định lượng ma túy của hai tội
danh có thể bằng nhau nhưng mức hình phạt khác nhau, tội mua bán trái phép
chất ma túy có mức xử phạt cao hơn tội chiếm đoạt trái phép chất ma túy. Có
thể thấy, tính chất, mức độ nguy hiểm gây ra cho xã hội của hai tội khác nhau,
hành vi mua bán ma túy nguy hiểm hơn hành vi chiếm đoạt trái phép chất ma
túy.
1.2 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội mua bán trái
phép chất ma túy.
1.2.1. Quy định về tội mua bán trái phép chất ma túy trước khi ban
hành Bộ luật hình sự năm 2015
Vào đầu năm 1952 Chính phủ chỉ quy định việc xử lý đối với hành vi vi
phạm thể lệ quản lý thuốc phiện, quy định khoanh vùng trồng thuốc phiện,
người trồng thuốc phiện có nghĩa vụ nộp thuế bằng 1/3 số thuốc phiện nhựa,
phần còn lại phải bán cho mậu dịch quốc doanh, nghiêm cấm việc tàng trữ, vận
chuyển nhựa thuốc phiện. Đến cuối năm 1952, Chính phủ quy định người có
hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc phiện, bị tịch thu thuốc phiện, bị phạt tiền
đến năm lần trị giá thuốc phiện hoặc bị truy tố trước Tịa án.
Ngày 15/9/1955 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 580/TTg quy
định cụ thể những trường hợp phải đưa ra truy tố trước Tịa án như : bn lậu
thuốc phiện có nhiều người tham gia, có thủ đoạn gian dối, trị giá hàng phạm
pháp trên 1.000.000 đồng ; người bn bán thuốc phiện nhỏ hoặc làm mơ giới
có tính chất thường xuyên, chuyên nghiệp sau khi đã bị phạt tiền nhiều lần mà
còn vi phạm, hành vi vi phạm có liên quan đến nhân viên chính quyền hoặc bộ
đội…
Ngày 25/3/1977 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định 76/CP về
chống bn lậu thuốc phiện ; Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao và Bộ nội vụ (nay là Bộ Công an) cũng đã ban hành các thông tư hướng
dẫn áp dụng pháp luật khi điều tra, truy tố, xét xử tội phạm nói chung và tội
phạm về bn lậu thuốc phiện nói riêng.
Tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VII đã thơng qua Bộ luật hình sự năm
1985. Tuy nhiên, theo Bộ luật hình sự năm 1985 thì chỉ quy định một điều về
tội phạm ma túy (Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy – Điều 203) và hai
điều có liên quan đến hành vi mua bán, vận chuyển ma túy là Điều 97 Tội
buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới và Điều 166
Tội bn bán hàng cấm). Cịn các hành vi như tàng trữ, chiếm đoạt, sản xuất,
sử dụng, vận chuyển ma túy trong nước thì chưa bị coi là tội phạm.
Đến ngày 10/5/1997 Quốc hội tiếp tục sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự
một cách tổng thể, tồn diện để đáp ứng tình hình thực tế trong cơng tác đấu
tranh phịng chống tội phạm nói chung, phù hợp với sự phát triển của xã hội,
cũng như đối với loại tội phạm về ma túy. Đến Bộ luật hình sự năm 1999 quy
định một chương riêng (chương XVIII) định tương đối đầy đủ các hành vi
phạm tội về ma túy mà thực tiễn đấu tranh đặt ra, có tên gọi là Các tội phạm về
ma túy. Cụ thể, đối với hành vi mua bán ma túy được Bộ luật hình sự năm
1999 quy định tại Điều 194 với tên gọi là Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy. Bộ luật hình sự đã gộp 04 hành vi (Tội
danh) độc lập quy định trong một điều luật.
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa X đã thơng qua Luật phịng, chống ma
túy, có hiệu lực ngày 01/6/2001, là cơ sở pháp lý cho công tác đấu tranh,
phòng chống tệ nạn ma túy. Để áp dụng thống nhất trong công tác điều tra,
truy tố và xét xử đối với tội phạm ma túy nên ngày 24/12/2007 Thông tư liên
tịch số 17/2007/TTLT – BCA – VKSNDTC – TANDTC quy định hướng dẫn
cụ thể việc áp dụng một số quy định tại chương XVII về Các tội phạm ma túy
của Bộ luật hình sự năm 1999 và ngày 14/11/2015 Thông tư liên tịch số
08/2015/TTLT – BCA – VKSNDTC – TANDTC sửa đổi bổ sung một số điểm
của Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT – BCA – VKSNDTC – TANDTC
quy định hướng dẫn cụ thể việc áp dụng chương XVII về Các tội phạm ma túy
của Bộ luật hình sự, cụ thể là việc áp dụng Điều 194 của Bộ luật hình sự năm
1999. Các Thơng tư này được xem là văn bản hướng dẫn cụ thể một cách chi
tiết và toàn diện các quy định về tội phạm ma túy góp phần tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc trong công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với tội phạm ma túy.
Bên cạnh đó, tội phạm ma túy ngày càng diễn biến phứt tạp, tính chất, mức độ,
hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này ngày càng biến đổi không
lường, các chất ma túy mới được pha chế ra, việc mua bán diễn ra xuyên quốc
gia, các văn bản quy phạm pháp luật trong công tác đấu tranh phòng ngừa về
ma túy phải sửa đổi để phù hợp với sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, việc
sửa đổi bổ sung bộ luật hình sự năm 2015 là vấn đề cấp bách và được cơ quan
lập pháp thực hiện ngay.
1.2.2. Quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về tội mua bán trái
phép chất ma túy
Ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội biểu quyết thơng qua Bộ
luật hình sự năm 2015. Trong đó, Bộ luật hình sự quy định tội mua bán trái
phép chất ma túy thành một điều luật riêng biệt. Tuy nhiên, do có sự sai sót về
cấu trúc, thuật ngữ pháp lý… của Bộ luật hình sự nên Quốc hội cần sửa đổi, bổ
sung nên đến ngày 01/01/2018 Bộ luật hình sự năm 2015 mới chính thức có
hiệu lực thi hành. Cụ thể:
Tội mua bán trái phép chất ma túy được quy định cụ thể, như sau:
1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến
07 năm.
2. Phạm tội trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến
15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Mua bán với 02 người trở lên;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho
người dưới 16 tuổi;
g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cơca có khối lượng từ 500
gam đến dưới 01 kilôgam;
h) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối
lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
i) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây cơca có khối lượng
từ 10 kilơgam đến dưới 25 kilơgam;
k) Quả thuốc phiện khơ có khối lượng từ 50 kilơgam đến dưới 200
kilơgam;
l) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50
kilôgam;
m) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới
100 gam;
n) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới
250 mililít;
o) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương
đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến
điểm n khoản này;
p) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15
năm đến 20 năm:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cơca có khối lượng từ 01
kilơgam đến dưới 05 kilơgam;
b) Hêrơin, cơcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối
lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây cơca có khối lượng
từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
d) Quả thuốc phiện khơ có khối lượng từ 200 kilơgam đến dưới 600
kilơgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150
kilôgam;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới
300 gam;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới
750 mililít;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương
đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến
điểm g khoản này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20
năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cơca có khối lượng 05
kilơgam trở lên;
b) Hêrơin, cơcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối
lượng 100 gam trở lên;
c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây cơca có khối lượng
75 kilơgam trở lên;
d) Quả thuốc phiện khơ có khối lượng 600 kilơgam trở lên;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilơgam trở lên;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương
đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến
điểm g khoản này.
5. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài
sản.
Riêng đối với tội ‘‘Tội mua bán trái phép chất ma túy’’ tại Điều 251 của
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 có nhiều điểm mới so với Điều
194 của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009, như:
- Các nhà lập pháp đã tách tội ghép tại Điều 194 Bộ luật hình sự năm
1999 về Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy hoặc chiếm
đoạt chất ma túy thành 04 tội danh riêng biệt.
+ Tội Tàng trữ trái phép chất ma túy.
+ Tội Vận chuyển trái phép chất ma túy.
+ Tội Mua bán trái phép chất ma túy.
+ Tội Chiếm đoạt trái phép chất ma túy.
Việc sửa đổi tội danh Điều 194 của Bộ luật hình sự năm 1999 nêu trên
thành 04 tội danh độc lập có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Thực tế cho thấy việc
gộp chung các tội danh trong cùng một điều luật gây ra khơng ít khó khăn cho
các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc định tội danh, áp dụng hình phạt, đánh
giá vai trị của người phạm tội đối với từng hành vi cụ thể.
- Về định lượng các chất ma túy, Điều 251 Bộ luật hình sự đã được quy
định cụ thể, rõ ràng mức tối thiểu đến mức tối đa định lượng ma túy để làm căn
cứ truy cứu trách nhiệm hình sự so với Điều 194 của Bộ luật hình sự năm
1999.
- Một số tình tiết định khung tăng nặng cũng được ghi cụ thể vào nội
dung điều luật và có sự thay đổi về đơn vị tính từ ‘‘Trọng lượng’’ thành ‘‘khối
lượng’’ trong các điều luật để đảm bảo tính chính xác của đơn vị tính.