Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tải Lịch sử Việt Nam thời kỳ phương bắc đô hộ lần thứ nhất - Thời kỳ Bắc thuộc lần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.21 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Lịch sử Việt Nam thời kỳ phương bắc đô hộ lần thứ nhất</b>



Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất (ngắn gọn: Bắc thuộc lần 1) trong lịch sử Việt Nam
kéo dài từ năm 218 TCN hoặc 179 TCN hoặc 111 TCN đến năm 40, dưới sự cai trị
của phong kiến Trung Quốc. Sau đây là một số nét khái quát về lịch sử Việt Nam
trong thời kỳ phương bắc đô hộ lần thứ nhất, mời các bạn cùng tham khảo.


<b>Thời kỳ phong kiến phương Bắc đô hộ lần thứ nhất (207 trCN - 39)</b>


Triệu Đà, người Hán, huyện Chân Định, nhân lúc nhà Tần suy loạn giết Trưởng lại
của nhà Tần, chiếm giữ đất Lĩnh Nam, xưng đế địi ngang với nhà Hán, hưởng nước
truyền ngơi được 5 đời gần 100 năm.


Triệu Đà đánh mãi Âu Lạc khơng được, vì nước ta có thành Cổ Loa kiên cố, có nỏ
thần tuyệt diệu.


Sau Triệu Đà dùng mưu hịa hỗn, rồi sai con trai là Trọng Thủy sang ở rể lấy Mỵ
Châu, con gái An Dương Vương. Trọng Thủy lấy cắp lẫy nỏ thần Kim Quy trốn về,
rồi Triệu Đà đưa quân sang xâm lược nước ta.


Triệu Đà cướp được nước ta, lập thành nước Nam Việt đóng đô ở Phiên Ngung (ở
tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày nay). Từ đó nước ta thuộc Triệu.


Nhà Triệu (207-111 trCN), quốc hiệu Nam Việt, gồm 5 đời vua:


- Triệu Vũ Đế (Triệu Đà, 207-136 trCN)


- Triệu Văn Đế (Triệu Hồ, 136-124 trCN)


- Triệu Minh Vương (Triệu Anh Tề, 124-112 trCN)



- Triệu Ai Vương (Triệu Hưng, 112-112 trCN)


- Triệu Dương Vương (Triệu Kiến Đức, 112-111 trCN)


Năm 113 trCN nội tình nhà Triệu rất rối ren, Vua Hán sai An Quốc Thiếu Quý sang
dụ Nam Việt về hàng. Thiếu Quý nguyên là tình nhân của Cù Thị (mẹ của An Vương)
nên tư thông với nhau và dụ dỗ Ai Vương dâng nước Nam Việt cho nhà Hán. Tể
tướng Lữ Gia đã cùng với một số đại thần đem quân cấm binh vào giết chết sứ nhà
Hán. Cù Thị và Ai Vương tôn Kiến Đức là con trưởng của Minh Vương lên làm vua.
Vũ Đế nhà Hán sai Phục ba tướng quân Lộ Bác Đức và Dương Bộc đem 5 đạo quân
sang xâm lược Nam Việt. Tể tướng Lữ Gia chống không nổi bèn đưa Dương Vương
chạy trốn. Quân Hán đuổi theo bắt được. Vua tôi đều bị hại. Nhà Hán chiếm được
Nam Việt, đổi là Giao Chỉ bộ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Nếu như quốc gia; dân tộc và văn hoá Âu Lạc trước đó chưa hình thành hoặc chưa đạt
tới trình độ phát triển cao; chưa định vị được những bản sắc vững chắc của riêng mình
thì chắc chắn với những chính sách cưỡng chế đồng hoá trong suốt hơn 10 thế kỉ; nhà
nước Việt; dân tộc Việt; văn hoá Việt đã trở thành một phần lãnh thổ; một bộ phận cư
dân; một tiểu khu văn hoá của Trung Hoa đại lục.


Song điều đó đã khơng thể xảy ra; trong thời kì này; đặc trưng cơ bản của văn hoá
Việt là đấu tranh để bảo vệ bản sắc văn hố của mình; bảo vệ dân tộc mình; chống lại
chính sách đồng hố; đồng thời vẫn tiếp tục cố gắng phát triển; cố gắng duy trì và
nung nấu quyết tâm giải phóng đất nước; giải phóng dân tộc.


<b>Thành tựu văn hố:</b>


Từ trong các xóm làng cổ; người Việt thời Bắc thuộc vẫn bảo tồn và phát huy cái vốn
liếng văn hoá bản địa; nội sinh tích luỹ được qua hàng nghìn năm trước. Đành rằng
trong suốt thời kì dài đằng đẵng đó; nhân dân ta phải sống cảnh “cá chậu chim lồng”


trong một cơ cấu văn minh ngoại lai. Nhưng xã hội bao giờ cũng là xã hội của nhân
dân; nhân dân vẫn; trong một môi trường sinh thái cụ thể và quen thuộc; không ngừng
đấu tranh để phát triển sản xuất và văn hoá. Bất cứ lực lượng xã hội nào; bất cứ bạo
lực chính trị nào cũng khơng ngăn cản được sự phát triển kinh tế; văn hoá tự mở lấy
đường đi.


Nét hằng xuyên của văn hoá Việt Nam là sự “khơng chối từ” việc tiếp thu; tiêu hố và
làm chủ những ảnh hưởng văn hố của nước ngồi. Qua con đường giao lưu văn hoá;
trào lưu di cư của một số sĩ phu và bần dân Hán tộc xuống Giao Chỉ; trên trường kì
lịch sử chịu ảnh hưởng của một đế chế lớn và tạm thời (cái tạm thời nhiều thế kỉ của
lịch sử!) nằm trong phạm vi của đế chế ấy; nhân dân ta đã vay mượn khá nhiều vốn
liếng của nhân dân Trung Quốc về văn hoá vật chất cũng như về văn hoá tinh thần.


<b>Văn hoá vật chất:</b>


Ngay trong khi vay mượn; nhân dân ta vẫn thể hiện được tinh thần sáng tạo. Về văn
hoá vật chất; từ chỗ tiếp thu được kĩ thuật làm giấy của Trung Quốc; nhân dân ta đã
biết tìm tịi; khai thác nguyên liệu địa phương (gỗ trầm; rêu biển) để chế tác những
loại giấy tốt; chất lượng; có phần hơn giấy sản xuất ở miền nội địa Trung Hoa. Trong
khi chịu ảnh hưởng của kĩ thuật gốm sứ Trung Quốc; ta vẫn sản xuất ra các mặt hàng
độc đáo như sanh hai quai (Trung Quốc chỉ có chảo); ống nhổ; bình con tiện đầu voi;
bình gốm có nạm hạt đá ở chung quanh cổ tựa như loại “iang”của đồng bào Mơnông
gần đây.


<b>Văn hoá tinh thần:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Đấu tranh văn hoá; trước tiên là sự đấu tranh thường xuyên chống âm mưu đồng hố
của kẻ thù để bảo tồn nịi giống Việt.


Biểu hiện rõ rệt của sự bảo tồn giống nòi và văn hoá Việt đặng chống đồng hoá là sự


bảo tồn tiếng Việt; tiếng mẹ đẻ; tiếng nói của dân tộc.


Tiếng nói là một thành tựu văn hố; là một thành phần của văn hố. Tiếng Việt thuộc
nhóm ngơn ngữ được xác lập từ xưa ở miền Đông Nam Á và điều đó chứng tỏ cái gốc
tích lâu đời; bản địa của dân tộc ta trên dải đất này.


Khi bị đế chế Trung Hoa chinh phục và kiểm soát chặt chẽ; tiếng và chữ
Hán-được du nhập ồ ạt vào nước ta. Song nó khơng thể tiêu diệt Hán-được tiếng Việt bởi một lí
do rất đơn giản là chỉ một lớp người thuộc tầng lớp trên học. Nhân dân lao động trong
các xóm làng Việt cổ vẫn sống theo cách sống riêng của mình; cho nên họ duy trì
tiếng nói của tổ tiên; tiếng nói biểu hiện cuộc sống và tâm hồn người Việt.


Cố nhiên; dưới ách thống trị lâu năm của người ngoài; trong cuộc sống đã xảy ra
những biến đổi về vật chất và tinh thần; đã nảy sinh những nhu cầu mới. Cho nên
tiếng Việt cũng phải biến đổi và phát triển. Trải qua nhiều thế kỉ; tiếng Việt ngày càng
xa với trạng thái ban đầu của nó. Nó đã hấp thu những yếu tố ngơn ngữ Hán. Tiếng
Việt có nhiều từ gốc Hán.


Người ta thấy nhiều từ gốc Hán ngay cả trong vốn từ vị cơ bản và trong các hư từ.
Nhưng nhân dân ta đã hấp thu ảnh hưởng của Hán ngữ một cách độc đáo; sáng tạo; đã
Việt hoá những từ ngữ ấy bằng cách dùng; cách đọc; tạo thành một lớp từ mới mà sau
này người ta gọi là từ Hán- Việt. (Có một q trình ngược lại; nhiều từ Việt được hội
nhập vào Hán ngữ và tạo nên một lớp từ Việt- Hán).


Trước và trong thời Bắc thuộc; tiếng Việt cũng tiếp thu nhiều ảnh hưởng của ngôn
ngữ Mã Lai; Tạng- Miến; và nhất là Ấn Độ (các từ chỉ cây trồng như mít; lài.. và đặc
biệt là các từ thuộc về Phật giáo như Bụt; bồ đề; bồ tát; phù đồ; chùa; tháp; tăng
già…). Điều đó khiến vốn từ tiếng Việt thêm phong phú.


Từ thời Hùng Vương; đã có một nền phong hố riêng của người Việt cổ tuy cịn giản


dị; chất phác. Bọn đô hộ cố sức đưa vào xã hội Việt cổ nhiều thứ lễ giáo Trung Hoa
(chủ yếu là lễ giáo của đạo Nho). Điều đó; nhất định ảnh hưởng đến phong hố Việt
Nam. Đó là điều khơng tránh khỏi. Và nhân dân ta có khả năng thích ứng vơ hạn với
mọi loại tình thế trong khi những truyền thống dân tộc và dân gian của nền phong hố
Việt Nam vẫn được giữ gìn và phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

lịng tơn kính và biết ơn đối với cha mẹ tổ tiên (có ý kiến cho rằng sự thờ cúng tổ tiên
nảy sinh ở khu vực Đông Nam Á trước khi Nho giáo được truyền bá tới miền này).


Nét đặc biệt; là lịng tơn trọng phụ nữ của phong hố Việt cổ. Lễ giáo Trung Hoa có
đặc trưng là sự khinh miệt phụ nữ; cố sức thắt chặt họ vào cỗ xe “tam tịng; tứ đức”
nhưng vẫn khơng ngăn cản được truyền thống dũng cảm đánh giặc và lãnh đạo nhân
dân đánh giặc của Hai Bà Trưng; Bà triệu…Vai trị của phụ nữ trong gia đình và
ngồi xã hội vẫn được đề cao.


</div>

<!--links-->

×