Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số biện pháp triển khai nhân tố xã hội trong mô hình đào tạo truy vấn cộng đồng (coi-community of inquiry)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.12 KB, 7 trang )

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 180-186
This paper is available online at

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI NHÂN TỐ XÃ HỘI
TRONG MƠ HÌNH ĐÀO TẠO TRUY VẤN CỘNG ĐỒNG (COI - COMMUNITY OF INQUIRY)

Lê Xuân Quang, Phan Thanh Toàn
Khoa Sư phạm kĩ thuật, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Bài viết này giới thiệu về mơ hình lí thuyết dạy học trực tuyến dựa trên truy vấn
và tương tác - Mơ hình đào tạo truy vấn cộng đồng (Community of inquiry). Bài viết giới
thiệu về ba thành phần của mơ hình: sự hiện diện của nhân tố xã hội, sự hiện diện của quá
trình giảng dạy và sự hiện diện của nhận thức, trong đó đi sâu vào một số giải pháp nhằm
triển khai sự hiện diện của nhân tố Xã hội trong mơ hình.
Từ khóa: Nhân tố xã hội, nhân tố nhận thức, nhân tố giảng dạy, trực tuyến.

1.

Mở đầu

Dạy học trực tuyến là hình thức người học sử dụng internet để truy cập các tài liệu học tập;
để tương tác với nội dung, với giáo viên và các bạn học khác; để nhận được sự hỗ trợ trong quá
trình học tập nhằm lĩnh hội tri thức, kiến tạo những giá trị bản thân và kinh nghiệm học tập[4].
Ngày nay ở Việt Nam việc học trực tuyến khơng cịn là điều mới lạ, những tiện ích mà nó mang
lại khiến cho việc dạy học trực tuyến đang là một xu hướng phát triển mạnh. Tại Hội thảo “Đào
tạo trực tuyến trong nhà trường Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” - Trường ĐHSP TP Hồ Chí
Minh (2008) các nhà khoa học chỉ ra rằng hiện nay việc đào tạo trực tuyến mới chỉ quan tâm đến
khung/nền tảng/chuẩn công nghệ chứ chưa chú ý nhiều đến tâm lí người học, quên đi mất yếu tố
cần thiết để tác động nhu cầu học tập và định hướng giúp người học có thể tiếp thu nội dung học
tập đó một cách hiệu quả người, học khơng vượt qua được ngưỡng tâm lí nhàm chán. Việc học
tập trực tuyến địi hỏi tính chủ động, tự giác cao từ người học, do vậy các hệ thống đào tạo trực


tuyến muốn đạt được kết quả cao cần phải tạo ra được một mơi trường học tập tích cực, thân thiện
và gần gũi giống đời sống thực. Hiện nay trên thế giới có nhiều mơ hình dạy học trực tuyến khác
nhau tuy nhiên với hơn 365 trích dẫn tính đến tháng 5 2008 (Google Scholar) mơ hình đào tạo trực
tuyến truy vấn cộng đồng (Community of inquiry - COI) đang ngày chứng tỏ là một mơ hình học
tập trực tuyến hiệu quả [2]. Trong viết này này chúng tôi xin giới thiệu về mơ hình COI, và một số
biện pháp nhằm tăng cường sự hiện diện của nhân tố xã hội trong môi trường học tập trực tuyến
truy vấn cộng đồng, đây là nhân tố tác động trực tiếp đến hứng thú, cảm xúc của người học, là
nhân tố khó định lượng và có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo trực tuyến.
Liên hệ: Lê Xuân Quang, e-mail:

180


Một số biện pháp triển khai nhân tố xã hội trong mơ hình đào tạo truy vấn cộng đồng...

2.
2.1.

Nội dung nghiên cứu
Mơ hình đào tạo truy vấn cộng đồng (COI - Community Of Inquiry)

Mơ hình đào tạo trực tuyến truy vấn cộng đồng được đề xuất bởi Lipman vào năm 1991, và
sau đó được phát triển mạnh mẽ bởi Garrison & Anderson, năm 2000. Mơ hình COI là mơ hình
học tập từ xa dựa trên các truy vấn từ cộng đồng học tập với cơng cụ trợ giúp chính lc tuyến thông tin của người học tới giảng viên và với bạn bè cùng khóa là rất quan
trọng. Điều này giúp các thành viên tham gia khóa học hiểu nhau hơn và tạo cảm giác thân thiện
hơn. Nội dung hồ sơ người học sẽ trình bày các thơng tin cơ bản như ảnh, địa chỉ email, địa chỉ liên
lạc, lời chào mừng của người học, và một vài thông tin vắn tắt khác về bản thân như kinh nghiệm
làm việc, mối quan tâm chính về lĩnh vực học tập, sở thích,. . . hoặc các thơng tin cá nhân khác mà
sinh viên muốn chia sẻ với giảng viên và các thành viên khác trong khóa học. Việc xây dựng hồ
sơ người học sẽ phần nào hạn chế tình trạng học viên ảo [3].

- Xây dựng các hoạt động học tập: Các hoạt động học tập làm tăng sự tương tác giữa các
sinh viên, qua đó làm tăng sự hiện diện của nhân tố xã hội trong hệ thống. Tuy nhiên để có thể
tạo ra được các hoạt động học tập một cách hiệu quả giảng viên hướng dẫn cần có một kế hoạch
trước, và định hướng cho sinh viên tham gia vào các hoạt động như: Làm việc nhóm, thảo luận
nhóm, hoạt động động não (giảng viên nêu vấn đề cần giải quyết và qui định thời gian, cách thức
làm việc để người học thực hiện), bài tập nhóm, làm dự án theo nhóm, tranh luận nhóm trực tuyến.
Một nhân tố khác ảnh hưởng quyết định đến các hoạt động học tập đó là phải tạo ra các tình huống
mở, tránh đưa ra các tình huống chỉ có một cách giải quyết duy nhất. Hoạt động là trái tim của dạy
học trực tuyến. Có ba dạng hoạt động thường được thiết kế trong các khóa học trực tuyến đó là
hoạt động: Hấp thụ; hoạt động Thực hành và hoạt động Kết nối. Mỗi dạng hoạt động sẽ phù hợp
với từng loại nội dung kiến thức và đối tượng học tập khác nhau. Hoạt động “hấp thụ” là hoạt động
học tập giúp người học có được những kiến thức, thơng tin thông qua việc đọc, lắng nghe, hoặc
xem [8]. . . Hoạt động này có vẻ khiến cho người học thụ động trong việc tiếp thu tri thức nhưng
trên thực tế nó lại là hoạt động có thể tạo cho người học những động lực rất quan trọng và ở một
mức độ nào đó nó lại là tích cực. Hầu hết các hoạt động dạng “hấp thụ” đều giới hạn ở việc cho
người học tương tác với nội dung học tập. Các hoạt động chính của dạng hoạt động “hấp thụ” là:
Trình chiếu (Slideshow, mơ phỏng, phim tư liệu, thảo luận). . . chia sẻ câu chuyện (Chuyện về tình
yêu, về những nhân vật lịch sử, chuyện về những thảm họa, câu chuyện khám phá, chuyện về bản
thân người học. . . ), đọc sách (tài liệu cá nhân, tài liệu trực tuyến. . . ). Hoạt động “thực hành” là
183


Lê Xuân Quang, Phan Thanh Toàn

dạng hoạt động mà người học sẽ được trải nghiệm những thao tác về vật chất và tư duy được vận
dụng lí thuyết vào thực tế. Thơng qua hoạt động thực hành, kiến thức lí thuyết được củng cố và
khắc sâu, các yếu tố thực tiễn được nhận biết đầy đủ. Hoạt động này thể hiện đặc trưng nhất sự
tương tác trong dạy học trực tuyến: Tương tác giữa người học với nội dung, người học với người
hướng dẫn và người học với người học. Trong thiết kế các bài học trực tuyến theo khuyến cáo hoạt
động thực hành cần phải chiếm ít nhất 50% tổng thời lượng [8]. Các hoạt động đặc trưng của dạng

hoạt động “thực hành” là: Trị chơi, khám phá (thí nghiệm ảo, nghiên cứu trường hợp, sắm vai. . . ),
thực hành (hướng dẫn - phân tích, làm việc nhóm. . . ). Khi sử dụng các hoạt động thực hành sẽ
giúp người học có thể vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thái độ vào những tình huống thực tế.
Các hoạt động thực hành sẽ giúp những kiến thức trừu tượng được cụ thể hóa hơn, giúp người học
có thể tự khám phá ra những khả năng, kiến thức của bản thân mình từ đó làm cho người học tự tin
hơn. Hoạt động “kết nối” giúp người học có thể liên kết những kiến thức học tập hiện tại và những
kiến thức đã học được trước đó. Áp dụng những gì đã được học vào những tình huống trong tương
lai. Hoạt động kết nối là mức cao hơn của sự tương tác giữa người học và nội dung, người học với
người hướng dẫn và người học với người học. Những dạng phổ biến của hoạt động kết nối là: Hoạt
động nghiên cứu, hoạt động giao tiếp, hoạt động phản ánh..
- Đa dạng các kênh trao đổi thông tin: Với sự phát triển của cơng nghệ chúng ta có thể tạo
ra các khóa học trực tuyến có sự tích hợp của âm thanh, hình ảnh. Việc sử dụng âm thanh có thể
theo một chiều từ giảng viên hướng dẫn tới các sinh viên hoặc cũng có thể theo hai chiều giữa
giảng viên hướng dẫn và sinh viên theo phương thức hội thoại. Việc kết hợp âm thanh trong khóa
học trực tuyến giúp giảng viên hướng dẫn thể hiện được các cảm xúc, biểu cảm tới sinh viên qua
đó sẽ giúp sinh viên cảm thấy thoải mái hơn, gần gũi hơn với giảng viên và tạo động lực cho sinh
viên tham gia vào các tranh luận.
- Giới hạn số thành viên trong một khóa học: Số thành viên trong lớp sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến sự hiển diện của nhân tố xã hội trong các khóa học trực tuyến. Sự tham gia q đơng của
các thành viên trong một khóa học sẽ dễ gây loãng trong các cuộc trao đổi, thảo luận. Sự giao lưu
hợp tác giữa các thành viên sẽ có thể dẫn đến việc hình thành các nhóm nhỏ cục bộ cản trở việc
gây dựng khơng khí chung trong tồn khóa học. Việc q nhiều các thành viên cũng có thể ảnh
hưởng đến việc chia sẻ, trao đổi thơng tin, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của giảng viên hướng dẫn tới
người học một cách kịp thời, thường xuyên và liên tục. Tỉ lệ giữa người học/giảng viên hướng dẫn
là 30:1 là phù hợp [6].

2.2.2. Giảng viên hướng dẫn
Giảng viên hướng dẫn khóa học trực tuyến là một nhân tố quyết định ảnh hưởng đến sự
hiện diện của nhân tố xã hội trong khóa học trực tuyến, sau đây là một số lưu ý với giảng viên
hướng dẫn:

- Phản hồi thơng tin nhanh chóng: Phản hồi thơng tin là một nhân tố quan trọng trong môi
trường học tập trực tuyến, giảng viên hướng dẫn cần cung cấp các thông tin phản hồi một cách
thường xuyên, các thông tin phản hồi thuộc các phạm vi như: Thông tin về các bài tập, bài kiểm
tra, các quyền lợi của sinh viên và sự tiến triển của sinh viên trong khóa học. Giải pháp có thể xây
dựng một diễn đàn mở với các tính năng như thống kê, hiển thị các sinh viên tích cực tham gia
thảo luận, thống kê hiển thị kết quả điểm các bài kiểm tra, bài tập về nhà của sinh viên, hiển thị
184


Một số biện pháp triển khai nhân tố xã hội trong mơ hình đào tạo truy vấn cộng đồng...

các nhắc nhở về thời gian kiểm tra, thời hạn nộp bài,... Diễn đàn chính là cơng cụ học tập chủ yếu
của môi trường học tập trực tuyến, diễn đàn cũng là công cụ quan trọng nhất để nâng cao sự hiện
diện của nhân tố xã hội trong hệ thống đào tạo trực tuyến và qua đó sẽ nâng cao chất lượng đào
tạo, chính vì vậy mà giảng viên hướng dẫn phải tham gia vào diễn đàn một cách thường xuyên và
tích cực, phải trả lời các câu hỏi của sinh viên, phải luôn theo hướng mở và tạo ra các cơ hội cho
các sinh viên khác tham gia vào việc thảo luận.
- Nhắc nhở động viên: Sự hiện diện của nhân tố xã hội trong mơi trường học tập trực tuyến
có thể được hiểu là cần tạo ra môi trường mà các thành viên tham gia vào khóa học được nhận diện
và quan tâm như ở ngoài xã hội thực. Do vậy giảng viên phải trả lời e-mail, các câu hỏi của người
học trên diễn đàn trong thời gian nhanh nhất có thể và trong khoảng thời gian khơng q 24h, và
cho sinh viên có cảm giác câu hỏi của họ được giảng viên hướng dẫn quan tâm, và được chú ý.
Bên cạnh đó cần lưu ý rằng sinh viên sợ hãi về việc bị choáng ngợp với các tin nhắn e-mail hoặc
đăng bảng thơng báo và họ có tâm lí rằng nếu mình chậm phản hồi những e-mail, những thơng
báo đó họ sẽ cảm thấy mình khơng được quan tâm nữa và thậm chí bị bỏ rơi. Ngược lại mỗi ngày
một email nhắc nhở, động viên lại làm cho sinh viên cảm giác mình được quan tâm và chủ động
tương tác hơn[3][8].
- Tổ chức các hoạt động chia sẻ các câu truyện cá nhân và các kinh nghiệm, kì vọng, mục
tiêu của giảng viên, của người học với nhau: Thông qua việc chia sẻ các câu chuyện cá nhân và
các kinh nghiệm sẽ làm cho sinh viên cảm giác thân thiện hơn với giảng viên hướng dẫn và họ thấy

rằng giảng viên hướng dẫn là người có kinh nghiệm về lĩnh vực họ đang quan tâm, làm tăng lòng
tin của sinh viên đối với giảng viên hướng dẫn. Trong các buổi học tập trung qua hệ thống chat,
onlineS giảng viên hướng dẫn cần đăng nhập vào hệ thống trước khoảng 10 phút để trò chuyện với
sinh viên, chủ đề trò chuyện có thể là các chuyện về xã hội, thời tiết,. . . nhằm tạo ra khơng khí cởi
mở trước buổi học.
- Sử dụng các biểu tượng cảm xúc: Với sự phát triển của công nghệ đồ họa hiện nay, có rất
nhiều các biểu tượng thể hiện được cảm xúc như vui, buồn, băn khoăn, suy nghĩ,. . . Việc sử dụng
các biểu tượng cảm xúc giúp giảng viên hướng dẫn chuyển tải được những điều cần nói đến sinh
viên một cách hiệu quả hơn và nó cũng giúp sinh viên hiểu rõ hơn ý nghĩa của thông điệp mà giảng
viên hướng dẫn định nói với họ.
- Sử dụng tên gọi của người học: Việc sử dụng tên gọi của người học giúp tăng tính thân
thiện và tạo cho người học cảm giác họ được chú ý thực sự và rằng giảng viên hướng dẫn biết đến
họ thực sự.

3.

Kết luận

Sự hiển diện của nhân tố xã hội trong mơ hình đào tạo trực tuyến có ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình lĩnh hội tri thức và mức độ hài lịng của sinh viên trong môi trường học tập trực tuyến, sự
hiện diện của nhân tố xã hội chính là tạo ra cho sinh viên cảm giác họ luôn được học tập, trao đổi
với các sinh viên khác và với giảng viên. Nếu khơng đạt được điều này thì hệ thống đào tạo trực
tuyến sẽ có thể khơng đạt được hiệu quả đối với cả người dạy và người học. Tuy nhiên để một hệ
thống đào tạo trực tuyến đạt được hiệu quả cao nhất cũng cần triển khai đồng bộ nhằm tăng cường
sự hiện diện của quá trình nhận thức và quá trình dạy học.
185


Lê Xuân Quang, Phan Thanh Toàn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Arbaugh, J.B, Cleveland-Innes, Diaz, Garrison, Ice, Richardson, Shea & Swan, Community
of inquiry framework, 13th Annual Sloan-C Conference.

[2]

Arbaugh,J.B. et al, 2008. Developing a community of inquiry instrument: Testing a measure
of the Community of Inquiry framework using a multi-institutional sample. Internet and
Higher Education 11, 133 -136.

[3]

Steve.R.Aragon,2003. Facilitating learning in online enviroments. University of Illinois at
Urbana-Champaign, No. 100.

[4]

Karen Swan, D. R. Garrison, Jennifer C. Richardson. A Constructivist Approach to
Online Learning: The Community of Inquiry Framework, Information Technology and
Constructivism in Higher Education: Progressive Learning Frameworks. Hershey, PA: IGI
Global, 43-57.

[5]

Mohamed Ally. Theory for online learning. Athabasca University, ISBN: 0-919737-59-5

[6]


Rovai, A. P, 2001. Building and Sustaining Community in Asynchronous Learning Networks,
Internet and Higher Education.

[7]

Whiteman, J.A.M., 2002. Interpersonal Communication in Computer Mediated Learning.
(White/opinion paper).

[8]

/>ABSTRACT
A number of measures to implements the social presence in community of inquiry

This article presents a theoritical model of online learning based on inquiry and interaction
- The community of inquiry (COI). The article presents the three component of COI: social
presence, teaching presence and Cognitive presence with a specific focus on a number of measures
to implements the social presence in community of inquiry.

186



×