Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ ĐÓNG tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.06 KB, 85 trang )

PHẦN I

ĐẶC TÍNH KỸ
THUẬT CỦA TÀU KHÁCH
120 KHÁCH


ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA TÀU KHÁCH 120 KHÁCH
I.)

GIỚI THIỆU CHUNG:

_ Tàu khách du lịch có sức chở 120 khách đi tham quan và du lịch trên sông .
Tàu có vỏ thép chịu được cường độ cao, được lắp 02 máy chính YANMAR 12
LAK_SRE 2, có công suất 1.000 HP/1 máy.
_ Vùng hoạt động chính của tàu trên tuyến sông từ Cần Thơ đi Phnompenh,
hoặc từ Cần Thơ đi cửa biển Vũng Tàu. Tàu được thiết kế theo “ Quy phạm phân
cấp và đóng tàu thủy cao tốc “ , TCVN 6451: 1998, tàu khách cấp IV.
II.)

CÁC THÔNG SỐ CHỦ YẾU :

-

Chiều dài lớn nhất

Lmax = 44,65 m.

-

Chiều dài thiết kế



Ltk

-

Chiều rộng lớn nhất

Bmax = 5,50 m.

-

Chiều rộng thiết kế

Btk

= 4,30 m.

-

Chiều cao mạn

D

= 1,80 m.

-

Chiều chìm

d


= 1,05 m.

-

Lượng chiếm nước



= 79,50 T.

-

Máy chính

= 39,48 m.

Kiểu

YANMAR 12 LAK- STE 2.

Công suất

Ne

= 2x1.100 HP.

Vòng quay máy chính

n


= 1850 v/p.

N

=

-

Số lượng thuyền viên

III.)

BỐ TRÍ CHUNG :

04 người.

Tàu được thiết kế thân hình ống dạng khí động học kiểu máy bay. Toàn bộ
thượng tầng chiếm gần hết chiều dài tàu và có kết cấu như boong chịu lực.
Toàn bộ phần đáy dưới khu vực khách ngồi là đáy đôi có chức năng vừa làm
sàn bố trí ghế ngồi vừa làm khoang chống chìm cho tàu. Xung quanh boong
chính có kết cấu conson 450 làm lối đi mạn.
Từ lái đến mũi , thân tàu được chia làm các khoang như sau:


_ Két chứa nước dằn từ vách lái đến Sn0.
_ Khoang máy lái được bố trí từ Sn0 đến Sn4. Trong khoang bố trí máy lái
điện thủy lực.
_ Từ Sn4 đến Sn8 là két chứa dầu đốt dự trữ.
_ Buồng máy từ Sn8 đến Sn23.

Trong buồng máy bố trí hai máy chính, hai cụm máy phát và các trang thiết bị
buồng máy. Lên xuống buồng máy bằng hai cầu thang bố trí chính giữa tâm
tàu tại hai vách buồng máy.
_ Khu vệ sinh từ Sn23 đến Sn26.
Trên tàu bố trí hai nhà WC bên mạn phải và mạn trái. Từ khu vực WC có cửa
lên xuống buồng máy và cửa ra vào khu vực buồng khách. Mặt sàn WC được
nâng cao hơn mặt sàn buồng khách khoảng 150. Hệ thống WC trê n tàu được
thiết kế theo nguyên lý bơm hút liên tục bằng bơm riêng hoặc bằng bơm cứu
hỏa.
_ Khu vực khoang hàng, buồng hút thuốc và kho được bố trí từ SN26 đến
Sn31.
Đây là khu vực dành riêng cho khách hút thuốc, có bố trí ghế ngồi. Ngoài ra
đây còn là khu vực để được khoảng 2,5 tấn hàng. Bên mạn có bố trí cửa kín
nước để vận chuyển hàng.
_ Khu vực 120 khách ngồi được bố trí từ Sn31 đến Sn73.
_ Khu vực hành lang khách lên xuống từ Sn73 đến Sn75.
Bố trí hai cửa lên xuống hai bên mạn laọi cửa kín nước.
_ Khu vực buồng lái từ Sn75 đến Sn81.
Bố trí các thiết bị buồng lái.
Dưới buồng lái bố trí một buồng nghỉ dành cho thuyền viên. Do tuyến hình
vùng này hẹp nên chỉ bố trí một chỗ đứng và giường nằm cho hai thuyền viên.
Buồng này được trang bị điều hòa nhiệt độ và các lỗ thông hơi trên mặt
boong.


_ Khu vực mặt boong mũi từ Sn81 đến mũi.
Bố trí hệ neo và cột bít chằng buộc.
IV.)

KẾT CẤU:


1.) Vật liệu: Thép 3AH có ch > 3600 KG/cm2:
2.) Hệ thống kết cấu:
-

Tàu được thiết kế theo hệ thống kết cấu ngang trên suốt chiều dài, có
khoảng sườn thực a = 450 mm.

3.) Chiều dày cơ cấu:
_ Tấm đáy: 4,6 và 8 mm.
_ Tấm mạn: 3 mm.
_ Tấm boong lộ: 3 mm.
_ Tấm vách kín nước: 3 mm.
_ Tấm vách két sâu: 3 mm.
4.) Qui cách kết cấu:


Dàn mạn:

-

Tôn mạn

S = 4 mm.

-

Xà dọc mạn:

3x30


-

Sườn khoẻ

T 100x5 / 120x3.



Dàn đáy:

-

Tôn đáy

S = 8,6,4 mm.

-

Đà ngang đáy

T100x6/3x150

-

Sống dọc đáy

T 100x6/3x150.

 Dàn boong:

-

Tôn boong

S = 3 mm.

-

Xà dọc boong

3x30

-

Xà ngang boong

3x30

-

Xà ngang boong khỏe

T100x5/120x3

-

Sống dọc boong

T100x5/120x3



 Dàn vách:
-

Tôn vách

S = 3 mm.

-

Nẹp đứng vách

L30x30x3.

-

Sống đứng vách

T100x5/120x3.

 Các quy cách khác:
- Nẹp gia cường bàn dậm:

S=3

- Tôn thành bệ máy:

S=8

- Tôn mặt bệ máy:


120x12

- Xà ngang boong sàn khách: L40x40x4
- Tôn mạn giả:

S=3

- Viền mạn giả:

L40x40x4

- Gia cường:

T100x5/S= 3

- Sống mũi:

110x22

- Cột chống:

89x5

V.)

PHẦN THIẾT BỊ:

1/ Thiết bị lái:
a_ Bánh lái: Tàu có 2 bánh lái đặt trực tiếp sau chân vịt. Mỗi bánh lái có

diện tích A = 0,48m2 . Các kích thước cơ bản của bánh lái dày:
-

Chiều cao bánh lái: h = 1,2 m.

-

Chiều rộng:

b = 0,47 m.

-

Phần cân bằng:

a = 0,1 m.

Tấm vỏ bánh lái dày 12 mm, các nẹp gia cường bánh lái dày 12 mm.
b_ Trục lái: Được làm bằng thép đúc KSBC70 hay thép có cơ tính tương
đương thép này. Trục lái gồm có:
- Đường kính đầu trục lái tại gối dưới 90.
- Đường kính trục lái tại boong 50.
2/ Thiết bị neo:
-

Phía mũi bố trí một neo hàn, trọng lượng neo 75 kg ( neo Matrosop)


-


Toàn bộ dây neo dài 100 m. Dây neo là cáp thép 16(6x24) cáp có lực
đứt đạt Fđ = 117,0 KN. Đoạn cáp này dài 90m. Đầu dây neo giáp neo có 1
dây xích thép có ngáng 14 dài hơn 10m và một mắt xoay 16 (Dây xích
là thép đúc loại KSBC 50).

-

Tàu có 1 tời kéo neo là tời điện kéo thả neo 75 kg. Dây neo được cuộn
gọn vào tang cuốn dây của tời neo. Neo được kéo gọn cán neo qua lỗ
luồn dây neo ở be gió mũi và có đặt 1 con lăn đỡ dây neo, cán neo khi
thu neo.
Có đặt một hãm xích neo để cố định neo khi thu. Hãm xích neo ( kiểu
dao chặn dây).

3/ Thiết bị chằng buộc, dây kéo:
-

Tàu có 3 dây buộc, mỗi dây dài 60 m. Dây buộc tàu là loại dây
polypropylene 20 có lực đứt không nhỏ hơn 39,20 kN.
Khi cần nhờ kéo tàu, nối hai dây buộc lại làm dây kéo và dùng 2 cột bít

phía mũi ở Sn85 + Sn86 làm cột kéo.
Dây buộc bỏ gọn ở các khoang phía mũi, phía lái của tàu.
-

Mỗi mạn tàu có 3 cột bít buộc tàu với bến đậu. Cột bít làm từ thép ống
loại 110x3. Ống thép cuốn từ thép KD23, hàn âm cột bít vào boong tàu.

-


Tàu có 1 tời cô dây đuôi là tời tay cơ khí có lực tăng trên tang cô dây đạt
1,0T ( đặt ở Sn2).

4/ Thiết bị cứu sinh :
Trang bị cứu sinh cho tàu gồm:
-

4 bè nổi gồm 16 người.

-

4 phao tròn ( 2 phao có dây ném cứu , mỗi mạn có 1 phao này).

-

130 phao áo cá nhân cho người lớn.

-

14 phao áo trẻ em.

5/ Thiết bị tín hiệu:
Tàu trang bị các tín hiệu sau:


a_ Đèn hiệu đêm tối:
-

1 đèn mạn phải ( xanh ve):


 = 112030, l = 1 km.

-

1 đèn mạn trái ( đỏ):

 = 112030, l = 1 km.

-

1 đèn hành trình ( trắng):

-

1 đèn đỉnh cột ( trắng, nhấp nháy được):  = 3600, l = 1,5 km.

-

1 đèn đỉnh cột ( đỏ, nhấp nháy được):

 = 3600, l = 1 km.

-

2 đèn báo mạn( trắng):

 = 3600, l = 1 km.

-


1 đèn ( xanh ve, treo dây):

 = 3600, l = 1 km.

-

1 đèn màu đỏ( dưới đèn xanh ve 1m, đèn treo dây):  = 3600, l = 1 km.

-

1 đèn màu đuôi:

 = 1350, l = 1 km.

-

1 đèn màu vàng(đèn treo dây):

 = 3600, l = 1 km.

 = 2250, l = 1,5 km.

Đèn treo dây là đèn hiệu khi cần thiết mới treo lên cột đèn hiệu, bình
thường các đèn này cất gọn ở cabin lái.
Trong đó:  (độ) là góc chiếu sáng của đèn hiệu.
l( km) là khoảng cách nhìn thấy tối thiểu ánh sáng đèn hiệu.
b_ m hiệu:
-

1 còi điện (nghe xa được 500 m)


-

1 chuông đồng( nghe xa được 200 m).

-

1 quả cầu đen 0,3 m ( ghép kiểu múi khế).

-

1 hình thoi đen, cạnh 0,3 m ( ghép kiểu múi khế).

-

2 hình vuông đen cạnh 0,3 m ( ghép kiểu múi khế).

-

1 lá cờ Tổ quốc.

-

2 bộ cờ hiệu ban ngày theo nghị định 40 CP.
6/ Trang bị hàng hải:

-

1 đồng hồ báo giờ.


-

1 dụng cụ đo sâu bằng tay.

-

1 thước đo mực nước.

-

1 thước đo độ nghiêng ngang.


-

1 ống nhòm hàng hải 7x50.
7/ Trang bị dụng cụ chữa cháy cầm tay:
a_ Vách chống cháy:

-

Các khu vực vách cabin lái, vách khoang khách ở Sn 31, Sn73 là các
vách chống cháy loại A30 để tạo các khu ngăn lửa.

-

Các cửa sổ , cửa ra vào trên các vách này đều là kết cấu như vách chống
cháy loại A30.

-


Phải tiến hành thử mẫu, đo, giàm định các thông số của vách chống cháy
theo quy định của quy phạm về chống cháy. các vật liệu làm váhc, trần
chống cháy phải thỏa mãn các thông số chống cháy quy định. Nếu các
nẹp gỗ làm khung đỡ thì phải làm là gỗ ngâm tẩm chất chống cháy đã
được cơ quan đăng kiểm có chứng chỉ giàm định.
b_ Trang bị chữa cháy bằng tay:

-

5 bình chữa cháy xách tay loại 9 lít ( gồm 2 bình ở khu khách ngồi, 2 bình
ở khu khoang máy và 1 bình ở khu buồng lái).

-

2 bình bọt CO2( bố trí ở khoang máy).

-

3 tấm bạt dập lửa 1,6x1,4m ( dày 3,5 mm). Bố trí 2 tấm ở khoang máy, 1
tấm ở khu hành khách. Các tấm này gấp gọn lại, xếp trong hộp sắt mỏng.

-

4 xô múc nước có dây dài 2,5 m.

-

1 rìu chặt , 1 câu liêm.


-

2 bộ quần áo chữa cháy( đồng bộ với mũ, ủng, găng tay).

-

2 đèn điện xách tay an toàn( ánh sáng được liên tục trong 3 giờ).

8/ Các thiết bị khác:
-

Đặt các cửa ra vào là cửa sắt nhẹcó kính ánh sáng. Tấm cửa dày 2mm và
hàn hơi với các cơ cấu cửa.

-

Các cầu thang xiên là các thang hợp kim nhôm ở khu phòng khách có các
bulơng giữ với các mã cơ cấu chắc chắn gắn với vỏ tàu.

-

Các cửa sổ ánh sáng đảm bảo dùng kính ánh sáng loại nhẹ và bền.


-

Các ghế khách ngồi phải được chế thử một chiếc đầu tiên làm từ khung
hợp kim nhôm và các nệm mềm nhẹ_ đảm bảo là loại ghế nhẹ, bền, chắc
chắn khi lắp đặt lên tàu.


-

Các cửa sổ ánh sáng, cửa ra vào phải chế thử hoàn chỉnh chiếc đầu, sau
đó mới chế tạo hàng loạt lắp đặt lên tàu.

-

Các trang trí nội thất làm từ vật liệu nhựa tổng hợp_ đảm bảo nhẹ, bền,
cách kửa tốt để làm tấm trần, tường phòng khách và các khu sinh hoạt,
khu vệ sinh của tàu.
Các trang bị khác cho sinh hoạt của khách, thuyền viên do chủ tàu và nhà
máy đóng tàu này hoàn chỉnh theo các yêu cầu kỹ thuật đã nêu ở trên (
nhẹ, bền, thẩm mỹ,…).


PHẦN II

ĐIỀU KIỆN THI CÔNG
CỦA XÍ NGHIỆP


ĐIỀU KIỆN THI CÔNG CỦA XÍ NGHIỆP
I. GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP ĐÓNG TÀU CẦN THƠ:
Xí nghiệp đóng tàu Cần Thơ thuộc công ty vận tải Thủy Cần Thơ. Xí nghiệp
có những nhiệm vụ chính:
1. Đóng mới các loại tàu sông, tàu biển.
2. Nhận sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, tiểu tu, trung tu, đại tu, hoán cải và
phục hồi cơ bản vỏ tàu, máy, điện, khí tải hàng hải, thiết bị … các loại tàu
sông, tàu biển.
II. NĂNG LỰC :

Trụ sở
: Xí nghiệp Đóng tàu Cần Thơ.
Địa chỉ
: số 26 Lê Hồng Phong, phường Bình Thủy, thành phố Cần Thơ.
 Năng lực chính của Xí nghiệp Đóng tàu Cần Thơ:
1. Có mặt bằng sản xuất tổng diện tích là 3,5 ha nằm trên bờ sông Hậu
Giang, thuận tiện cho việc đóng mới, sửa chữa các loại tàu sông, tàu biển.
2. Có xưởng máy công cụ, gia công cơ khí các thiết bị cơ giới hóa việc sửa
chữa, đóng mới tàu biển. Với các trang thiết bị chủ yếu:
a_ Máy cắt:
+ Máy cắt tôn thủy lực AMADA:
_ Thông số kỹ thuật:
L: 3.420 mm,
B: 2.820 mm,
H: 2.200 mm.
_ Tính năng kỹ thuật: - Hệ thống làm việc: thủy lực.
- Phạm vi đưa phôi tối thiểu: 500 mm.
- Chiều dày cắt được lớn nhất: 16 mm.
- Chiều dài lưỡi cắt: 3.150 mm.
- Điện thế sử dụng: 220V_ 380V.
- Tần số: 50Hz_ 60Hz.
- Tốc độ cắt: 5 lần/phút.
b_ Máy uốn tôn AMADA:
_ Thông số kỹ thuật: L: 4.960 mm,
B: 2.060 mm,
H: 3.650 mm.
_ Tính năng kỹ thuật: Máy cuốn được khổ tôn:
=
14mm16mmx3.000mm3.100mm.
c_ Máy chấn tôn:

+ Máy chấn tôn AMADA MTU 16_4000:


_ Thông số kỹ thuật: L: 4.960 mm,
B: 2.060 mm,
H: 3.650 mm.
_ Tính năng kỹ thuật: - MUT 16_ 4000 loại máy lốc đóa.
- Lốc được tấm kim loại dày: Max = 16 mm.
- Vật liệu là loại tôn thép hợp kim có chảy < 400kg/cm2
- Kích thước sản phẩm: Bmax= 3.000mm,
Lmax= 12.000 mm.
- Tốc độ di chuyển tôn: T1= 192 mm/s.
T2= 150 mm/s.
+ Máy chấn tôn AMADA RG_ 300:
_ Thông số kỹ thuật: L: 4.000 mm,
B: 2.200 mm,
H: 3.000 mm.
_ Tính năng kỹ thuật: - Hệ thống làm việc: thủy lực.
- Lực chấn lớn nhất: 300 tấn.
- Chiều dày chấn được kim loại: 14 mm.
- Chiều dài lưỡi chấn: 4.000 mm.
- Điện thế sử dụng: 220V_ 380V.
- Tần số: 50Hz_ 60Hz.
- Tốc độ dập: 34/40 mm/s.
d_ Máy phun cát DENYO( DIS- 390 SS):
_ Thông số kỹ thuật: L: 2.740 mm,
B: 1.480 mm,
H: 1.770 mm
_ Tính năng kỹ thuật: - p lực phun: 0,69 Mpa( 7kgf/cm2 )
- Lượng cát phun: 0,5 m3/h.

e_ Xe cẩu 30 tấn KATO- NK 300:
_ Thông số kỹ thuật: L: 11.990 mm,
B: 2.740 mm,
H: 3.750 mm.
_ Tính năng kỹ thuật: - vận tốc di chuyển: 65 km/h.
- Sức nâng có chân chống: 30 tấn.
- Tầm với của cần: 3 m.
- Độ cao nâng(Min/Max): 31,2 m.
- Chiều dài cần( Min/Max): 31 m.
- Tốc độ quay của bàn quay: 3 vòng/phút.
- Công suất động cơ: 265 CV.
f_ Xe cẩu MAZ 10T: 1 cái.
g_ Cẩu trục 5 tấn: 2 cái.
h_ Cẩu trục 20 tấn: 2 cái.
i_ Máy hàn:


+ Máy hàn hồ quang: 90 cái.
+ Máy hàn bán tự động: 12 cái.
3. Có đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên môn cao và trình độ công nhân kỹ
thuật lành nghề đáp ứng mọi yêu cầu cho ngành công nghiệp tàu thủy
trong và ngoài nước.
Tổng số cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp là 191, bao gồm :
 Kỹ sư vỏ tàu:

7 người.

 Kỹ sư cơ khí:

5 người.


 Trung cấp vỏ tàu:

1 người.

 Trung cấp hàn:

1 người.

 Cao đẳng điện:

1 người.

 Kỹ sư máy tàu:

1 người.

 Trung cấp máy:

2 người.

 Thợ hàn có chứng chỉ đăng kiểm: 12 người.
 Thợ hàn bậc 3-6/7:

20 người.

 Cơ khí+ lắp đặt:

7 người.


 Trang trí:

9 người.

 Thợ hàn 1-3/7:

125 người.


GIÁ
M
ĐỐC
LẮP RÁP

CHUYÊN HÀN

TRANG TRÍ

PHÒNG TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH

LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

PHÒNG
TK- CN

GIA CÔNG KẾT CẤU

PHÒNG
KH- VT


GIA CÔNG CƠ KHÍ

PHÒNG
KT- KCS

PHÂN XƯỞNG VỎ

PHÒNG
KẾ TOÁN

PHÂN XƯỞNG TỔNG HP

III. CƠ CẤU TỔ CHỨC


IV. BỐ TRÍ MẶT BẰNG:
Mặt bằng có tổng diện tích 3,5 ha, hiện tại Xí nghiệp có các hạng mục sau:
-

Triền tàu 250DWT: _ Chiều rộng: 3 (m).
_ Chiều dài: 112 (m).
_ Độ dốc đường triền: 1/25.

-

Xe triền: 3 xe: 3,2 tấn.

-


Cầu cảng 5000DWT: 17,2x90,0 (m).

-

Các nhà xưởng:_ Xưởng vỏ: 15x30 (m).
_ Xưởng cơ khí: 15x30 (m).

Với các trang thiết bị hiện có, Xí nghiệp có khả năng tiếp nhận đóng mới và
sửa chữa các phương tiện vận tải thuỷ có trọng tải dưới 800 DWT.
Hiện đang đầu tư xây dựng mới các công trình hạng mục như sau:
-

Triền tàu 1000 DWT: 45x162,06 (m).

-

Đường cần trục 30T: 10,5x120 (m).

-

Ụ tàu 5000 DWT: 26x120 (m).

Với các đầu tư như trên trong tương lai Xí nghiệp có khả năng tiếp nhận
đóng mới tàu có trọng tải đến 6.500 DWT.
V. KINH NGHIỆM THI CÔNG CỦA XÍ NGHIỆP:
Qua nhiều năm thi công đóng mới, sửa chữa, hoán cải các phương tiện
vận tải thuỷ, công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong việc đóng mới, sửa
chữa, hoán cải các loại tàu sông, biển.
Các sản phẩm truyền thống:
1_ Sà lan MB 600 chở dầu:

+ Chiều dài: Lpp= 36,3 m.
+ Chiều rộng: B= 6,8 m.
+ Chiều dao mạn: D= 3 m.
+ Chiều chìm: d= 2,4 m.
+ Trọng tải: 600 DWT.
2_Tàu chở dầu 260 m3
+ Chiều dài: Lpp= 37,2 m.
+ Chiều rộng: B= 6,8 m.


+ Chiều cao mạn: D= 3 m.
+ Chiều chìm: d= 2,5 m.

+ Trọng tải: 260 m3

3_Tàu hàng 400 DWT.
+ Chiều dài: Lpp= 38,6 m.
+ Chiều rộng: B= 7,2 m.
+ Chiều cao mạn: D= 2,8 m.
+ Chiều chìm: d= 2,5 m.
+ Trọng tải: 400 DWT.
4_Sà lan dầu 600 DWT.
+ Chiều dài: Lpp= 38 m.
+ Chiều rộng: B= 10,35 m.
+ Chiều cao mạn: D= 3,1 m.
+ Chiều chìm: d= 2,4 m.
+ Trọng tải: 600 DWT.
5_Tàu kéo 900 HP.
+ Chiều dài: Lpp= 18 m.
+ Chiều rộng: B= 5,75 m.

+ Chiều cao mạn: D= 2,4 m.
+ Chiều chìm: d= 1,8 m.
+ Công suất: 900 HP.
_ Du thuyền 450 ghế.
_ Tàu khách du lịch 40 khaùch.


PHẦN III

PHƯƠNG ÁN THI CÔNG


PHƯƠNG ÁN THI CÔNG
(Đóng mới tàu khách120 khách tại Xí nghiệp Đóng tàu Cần Thơ).
II. BỐ TRÍ MẶT BẰNG THI CÔNG:
1_Bố trí khu vực đóng tàu 120 khách:
 Tại vị trí song song và cách tâm triền dọc 15 m, trên bãi chuyên
đóng mới các phương tiện thuỷ.
 Diện tích dùng cho việc lắp ráp tàu 120 khách có chiều rộng 10
m và chiều dài 60 m.
 Thuận tiện cho việc hạ thuỷ.
2_Bố trí khu vực gia công chi tiết và cụm chi tiết:
Các chi tiết và cụm chi tiết được gia công lắp ráp trong nhà xưởng rèn
dập, cách vị trí lắp ráp tàu 60 m.
3_ Bố trí nhân lực:
+ Tại trụ sở:
 Ban giám đốc: điều hành toàn bộ công ty .
 Phòng kế hoạch vật tư: lập tiến độ cung cấp vật tư cho từng giai
đoạn thi công, cung cấp vật tư thiết bị cho công trình, làm hồ sơ
quyết toán cho công trình.

 Phòng kế toán tài vụ: cung cấp vốn cho công trình.
 Phòng tổ chức hành chính: điều phối nhân lực, quản lý an toàn
lao động.
 Phòng kỹ thuật công nghệ: lập kế hoạch thi công chi tiết từng
hạn mục để triển khai thi công, lập bộ phận giám sát chất lượng
KCS, giám sát khối lượng thi công.
+ Tại hiện trường:
 Xưởng vỏ tàu: thi công lắp phần vỏ.
 Xưởng cơ khí: thi công phần chi tiết, cụm chi tiết cơ khí bằng
máy công cụ.
 Xưởng lắp máy: lắp đặt phần động lực, trang thiết bị công trình.
 Đội bảo vệ: bảo vệ vật tư thiết bị và thiết bị thi công công trình.


III. CƠ SỞ LẬP PHƯƠNG ÁN THI CÔNG:
1_ Căn cứ vào điều kiện thi công của Xí nghiệp đóng tàu Cần Thơ:
a_ Thiết bị:
_ Diện tích sử dụng cho việc đóng mới tàu 120 khách chiều rộng 10 m, chiều
dài 60 m.
_ Triền tàu 250 DWT: - Chiều rộng: 3,0 m.
- Chiều dài:
112,0 m.
- Độ dốc đường triền: 1/25.
_ Xe triền: 3 xe: 3,2 tấn.
_ Xưởng máy công cụ, xưởng gia công cơ khí.
_ Các thiết bị nâng hạ:
+ Một xe cẩu MAZ 10 tấn.
+ Một cẩu trục 5 tấn.
_ Các thiết bị hàn:
+ Máy hàn hồ quang: 25 cái.

+ Máy hàn bán tự động: 3 cái.
_ Máy chấn tôn AMADA RG_ 300:
Lực chấn lớn nhất: 300 tấn.
Chiều dày chấn được kim loại: 14 mm.
Tốc độ dập: 34/40 mm/s.
_ Máy phun cát DENYO( DIS- 390 SS):
p lực phun: 0,69 Mpa( 7kgf/cm2 )
Lượng cát phun: 0,5 m3/h.
_ Máy cắt tôn thủy lực AMADA:
Phạm vi đưa phôi tối thiểu: 500 mm.
Chiều dày cắt được lớn nhất: 16 mm.
Tốc độ cắt: 5 lần/phút.
b_ Nhân lực:
_ Các cán bộ kỹ thuật và đội ngũ công nhân thực hiện công trình gồm:
 Kỹ sư vỏ tàu:

5 người.

 Kỹ sư cơ khí:

3 người.

 Trung cấp vỏ tàu:

1 người.

 Trung cấp hàn:

1 người.


 Cao đẳng điện:

1 người.

 Kỹ sư máy tàu:

1 người.

 Trung cấp máy:

2 người.


 Thợ hàn có chứng chỉ đăng kiểm: 8 người.
 Thợ hàn bậc 3-6/7:

12 người.

 Cơ khí+ lắp đặt:

5 người.

 Trang trí:

7 người.

 Thợ hàn 1-3/7:
45 người.
* Dựa vào điều kiện thi công như trên, Xí nghiệp đóng tàu Cần Thơ chỉ có
thể thi công tàu 120 khách theo phương pháp: lắp ráp thân tàu từ chi tiết

liên khớp và các phân tổng đoạn dưới 30 tấn.
2_ Căn cứ vào đặc tính kỹ thuật của tàu khách 120 khách:
-

Đặc điểm tuyến hình của tàu: Tàu được thiết kế thân hình ống dạng khí
động học kiểu máy bay, tuyến hình vát nhọn về phía mũi.

-

Đặc điểm kết cấu: Tàu được bố trí theo hệ thống kết cấu ngang trên suốt
chiều dài, có khoảng sườn thực a= 450 mm.

+ Boong chính không bố trí sống chính boong, từ vách ở Sn26 trở về phía
mũi hai sống phụ boong liên tục, các xà ngang boong khoẻ gián đoạn tại
sống phụ boong.
+ Boong sàn khách từ vách ở Sn23 tới vách ở Sn73, bố trí các cột chống ở
Sn30, Sn43, Sn53, Sn61, Sn69.
+

Sườn khoẻ liên tục lên xà ngang boong khỏe.

+

Nóc cabin có dạng vòm.

-

Đặc điểm bố trí chung của tàu:

+


Thượng tầng kéo dài từ Sn7 đến Sn60, cabin từ Sn60 đến Sn84.

+

Bố trí bàn dậm hai bên mạn có kết cấu xà ngang coongxon.

IV. PHÂN TÍCH PHƯƠNG ÁN:
* Khâu chuẩn bị chung cho các phương án:
-

Chuẩn bị vật tư.

-

Chuẩn bị nhân lực.

-

Chuẩn bị máy móc thiết bị.

-

Chuẩn bị tiến độ thi công.


-

Chuẩn bị qui trình sản xuất.


- Chuẩn bị về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi
trường.
Dựa vào các đặn điểm kỹ thuật của tàu, trình độ tay nghề của công nhân
và điều kiện thi công của Xí nghiệp, tàu 120 khách có thể được thi công
theo phương án sau:
_ Lắp ráp thân tàu từ các chi tiết liên khớp (theo phương pháp lắp ngửa).
_ Lắp ráp thân tàu từ các tổng đoạn.
* Các bước thi công:
+ Lắp ráp thân tàu từ các chi tiết liên khớp:
Bước 1: Các sườn, đà ngang đáy, các sống dọc, bệ máy được phóng
dạng bằng máy tính thông qua chương trình phóng dạng, hạ liệu bằng máy
cắt CNC.
Bước 2:
-

Gia công các dầm chữ T thẳng, T cong.

-

Gia công toàn bộ các khung xương, khung sườn, vách phẳng.
Bước 3:

Lắp ráp thân tàu từ các chi tiết liên khớp theo phương pháp lắp ngửa.
-

Chế tạo bệ lắp ráp.

-

Trải tôn đáy và hàn đính tôn đáy.


-

Lấy dấu vị trí sống chính đáy, sống phụ đáy, vách ngang,…

-

Lắp ráp và hàn đính các chi tiết liên khớp với tôn đáy theo thứ tự:
+ Các vách ngang.
+ Sống chính đáy.
+ Sống chính boong.
+ Sống đuôi, sống mũi.
+ Toàn bộ các khung sườn( phần dưới boong sàn khách).
+ Các sống phụ đáy.
+ Các sống phụ boong sàn khách.
+ Các nẹp dọc đáy và nẹp dọc boong sàn khách.
+ Lắp ráp tôn boong sàn khách.
+ Toàn bộ khung sườn phần mạn và boong.
+ Các nẹp dọc mạn và dọc boong.
+ Các mã liên kết và các chi tiết khác.


- Lắp ráp tôn hông, tôn mạn, tôn boong.
Bước 4:
- Kiểm tra.
Hàn các chi tiết liên khớp lại với nhau theo thứ tự sau:
+ Hàn cơ cấu vơí cơ cấu.
+ Hàn cơ cấu với tôn bao.
+ Hàn tôn với tôn.
- Lắp đặt bệ máy.

Bước 5:
-

- Kiểm tra, nghiệm thu.
Bước 6:
-

Hạ thuỷ.

Bước 7:
- Lắp ráp máy móc, trang thiết bị điện, trang thiết bị boong,…
Bước 8:
-

Thử và bàn giao.

Đánh giá phương án trên:
Ưu điểm:
-

Công việc lắp ráp đơn giản.

-

Không phải làm nhiều bệ lắp ráp, phù hợp với sản xuất đơn chiếc.

-

Không cần sức nâng cần cẩu lớn.


-

Không phải cẩu lật.

-

Nhân lực không phải tập trung một lúc.
Nhược điểm:

-

Thời gian lắp ráp dài, tiến độ thi công chậm.

-

Thời gian lắp ráp ngoài bệ không có mái che, thời tiết ảnh hưởng đến sức
khoẻ công nhân, đến chất lượng sản phẩm cũng như đến tiến độ công việc.

Trong quá trình lắp ráp ta không thể cẩu lật như các phân – tổng đoạn
được, do đó số lượng đường hàn ngửa (hàn trần) vẫn còn nhiều, ảnh
hưởng đến năng suất công việc và chất lượng đường hàn.
+ Lắp ráp thân tàu từ các tổng đoạn:
-


-

Việc phân chia tàu thành các tổng đoạn căn cứ vào kết cấu của tàu cũng
như các thiết bị thi công của Xí Nghiệp, chủ yếu là trình độ tay nghề của
công nhân và sức nâng của các cần cẩu. Do đó toàn bộ phần vỏ củ a tàu

này được chia thành 4 tổng đoạn.

- Các bước tiến hành lắp ráp:
Bước 1: Các sườn, đà ngang đáy, các sống dọc, bệ máy được phóng dạng
bằng máy tính thông qua chương trình phóng dạng, hạ liệu bằng máy cắt
CNC.
Bước 2:
Gia công, lắp ráp và hàn toàn bộ các chi tiết liên khớp: khung xương,
khung sườn, các phân đoạn phẳng (vách ngang, sàn), các phân đoạn cong
(boong).v.v…
Bước 3:

-

Lắp ráp các phân đoạn từ các chi tiết liên khớp:
+ Trải bệ lắp ráp.
+ Đặt và hàn đính phân đoạn đáy của các tổng đoạn với bệ lắp ráp
(dựa vào đường mặt phẳng đối xứng vạch trên phân đoạn đáy với đường
mặt phẳng đối xứng vạch trên bệ lắp ráp).
+ Đặt và hàn đính phân đoạn vách ngang, của các tổng đoạn với bệ
lắp ráp (dựa vào đường mặt phẳng đối xứng và dựa vào đường nước vạch
trên phân đoạn vách ngang).
+ Đặt và hàn đính phân đoạn mạn của các tổng đoạn với bệ lắp ráp
(dựa vào mặt phẳng đường sườn và dựa vào đường nước).
+ Đặt và hàn đính phân đoạn boong của các tổng đoạn với các phân
đoạn vách và phân đoạn mạn (dựa vào dấu của mặt phẳng đối xứng, mặt
phẳng đường sườn và chiều cao ở mạn).
+ Hàn chính thức các phân đoạn với nhau:
 Hàn các mối hàn đối đầu giữa các cơ cấu của các phân
đoạn với nhau.

 Hàn các mối hàn nối tôn (phía có cơ cấu trước, phía ngoài
sau).
Bước 4: Lắp ráp các tổng đoạn với nhau:
-

-

Các tổng đoạn được đưa ra vị trí lắp ráp tổng thành bằng xe hoặc bằng
cẩu. Việc lắp ráp các tổng đoạn được tiến hành theo các bước sau:
+ Định vị chính xác tổng đoạn đầu tiên dựa vào các dấu đã vạch sẵn
trên bệ lắp ráp, trên các đệm ky, đệm đáy.
+ Định vị chính xác tổng đoạn tiếp theo chiều rộng, nghiêng ngang,
nghiêng dọc. Sau đó cắt lượng dư và vát mép hàn.
+ Hàn đính và hàn chính thức các tổng đoạn với nhau.
- Lắp ráp bệ maùy.


Bước 5:
- Kiểm tra, nghiệm thu.
Bước 6:
-

Hạ thuỷ.

Bước 7:
- Lắp ráp máy móc, trang thiết bị điện, trang thiết bị boong,…
Bước 8:
-

Thử và bàn giao.


Đánh giá phương án trên:
 Ưu điểm:
-

Tận dụng triệt dể các phương tiện thi công của Xí Nghiệp.

-

Thời gian tàu nằm bệ lắp ráp ngắn.

-

Số lượng đường hàn ít, do đó giảm được biến dạng nhiệt của thân tàu.

-

Quá trình kiểm tra thuận tiện, dễ dàng..

-

Số lượng công nhân tập trung trên bệ lắp ráp ít.

-

Năng suất cao, có khả năng cơ giới hoá trong vấn đề chế tạo và lắp ráp.
 Nhược điểm:

-


Cần sức nâng của cần cẩu lớn.

-

Cần phải có độ chính xác cao khi lắp ráp các tổng đoạn.

-

Trình độ và tay nghề công nhân cao khi đấu tổng thành.

-

Vì phải làm việc ngoài bệ lắp ráp nên thời tiết ảnh hưởng đến tiến độ và
chất lượng của công việc.

V. KẾT LUẬN:
Qua phân tích phương pháp thi công trên dựa vào điều kiện thi công của
Xí nghiệp với các trang thiết bị như cẩu, máy cắt tôn, các loại máy hàn, đặc
tính kỹ thuật của tàu va ønhân lực hiện có. Tôi chọn phương pháp “lắp ráp
thân tàu từ các chi tiết liên khớp” là phương án thi công, vì:
_ Công việc lắp đặt đơn giản, phù hợp với trình độ công nhân của Xí nghiệp.
_ Phù hợp với sản xuất đơn chiếc.
_ Nhân lực không phải tập trung một lúc.


_ Không cần sức nâng cần cẩu lớn.
Tuy nhiên với phương án lựa chọn trên còn có một số nhược điểm là tiến độ
thi công chậm nhưng nó phù hợp với năng lực hiện tại của Xí nghiệp.
VI. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THI CÔNG:
1_ Chuẩn bị vật tư, thiết bị thi công: Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật,

bảng dự toán khối lượng sắt thép và trang thiết bị cung cấp cho việc đóng
mới tàu, yêu cầu chất lượng của chủ đầu tư, phòng Kế hoạch Vật tư kết hợp
với phòng Kỹ thuật để tập kết vật tư tại công trường theo đúng chủng loại, số
lượng, khối lượng của công trình.
2_ Chuẩn bị công nghệ thi công: Trên cơ sở hồ sơ bản vẽ thiết kế phòngKỹ
Thuật phân tích công nghệ của kết cấu ,tính khối lượng số lượng tổng thể,
thiết kế chế tạo khuôn mẫu triển khai các bản vẽ chi tiết ,cụm chi tiết ,bản
vẽ lắp rắp tổng thể của toàn tàu và đưa ra quy trình thi công cho toàn tàu.
3_ Quy trình thi công:
4_ Biện pháp tổ chức thi công:
-

Thi công phần vỏ: các sườn, đà ngang đáy, các sống dọc, bệ máy được hạ
liệu bằng máy cắt CNC. Căn cứ vào bản vẽ ,khối lượng ,số lượng và quy
trình thi công . Xưởng vỏ tàu bố trí nhân lực để thi công các hạng mục cụ
thể như sau :
+ Tổ cắt dập: cắt dập các nẹp dọc _30x3 mm, 87 mã T5x100/3x120, 6 cột
chống 89x5.
+ Tổ gia công khung xương: lắp ráp khung xương , vách ngang, khung
xương giả để gia công bệ lắp ráp.
+ Tổ lắp dựng: thi công bệ lắp ráp.
+ Tổ sắt hàn: phối hợp với tổ cắt dập thi công các hạn mục trên.
+ Tổ sơn: phối hợp với tổ cắt dập, tổ gia công khung xương để làm sạch
kim loại và sơn chống rỉ trước khi lắp ráp toàn tàu.

-

Phân xưởng tổng hợp: lên kế hoạch bố trí 3 kỹ sư cơ khí, 5 thợ cơ khí lắp
đặt và 1 kỹ sư máy( dựa vào biểu đồ thi công) thi công lắp đặt hệ thống
động lực.


Chú ý: Các tổ trưởng các tổ sản xuất bố trí công việc cho từng người hoặc
nhóm người phù hợp với năng lực, trình độ tay nghề. Trong trường hợp vắng
hoặc thiếu người đột xuất thì phải báo ngay với phòng điều độ để có kế


×