Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

BÀI TẬP NHÓM MÔN THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.99 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ KIỂM SÁT HÌNH SỰ

BÀI TẬP NHĨM
MƠN THỰC HÀNH QUYỀN CƠNG TỐ VÀ KIỂM SÁT
ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

Đề tài: Vụ án Đào Văn Doanh
Nhóm 3 – lớp K2B

Hà Nội, tháng 10, năm 2017


MỤC LỤC
I - NỘI DỤNG VỤ ÁN:........................................................................................1
II - NHẬN XÉT TÌNH TIẾT VỤ ÁN:..................................................................2
III - NHỮNG VI PHẠM TRONG TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TỐ TỤNG TRONG
GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA, TRUY TỐ VỤ ÁN....................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................15


VỤ ÁN ĐÀO VĂN DOANH
PHẠM TỘI TÀNG CHỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY

LÝ LỊCH BỊ CÁO:
Họ và tên: Đào Văn Doanh.

Sinh năm: 1988.

Địa chỉ thường trú: Đội 14, xã Yên Phú, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.
Nghề nghiệp: lao động tự do.


Trình độ văn hóa: 12/12.
Con ơng: Đào Văn Sáng.
Con bà: Phan Thị Bé.
Tiền án, tiền sự: không.
I - NỘI DỤNG VỤ ÁN:
Khoảng 12h30’ ngày 20/6/2014, tại phòng trọ số 1 của anh Hà Văn Phương,
ở 47/33 Thọ Hạc, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa, Đội cảnh sát điều
tra tội phạm về ma túy Công an thành phố Thanh Hóa phát hiện, bắt quả tang
Đào Văn Doanh có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, thu giữ trong ống
quần bên trái Doanh đang mặc 01 gói nilon màu trắng, bên trong có chứa các hạt
tinh thể màu trắng; thu giữ 01 xe mô tô Prealm, BKS 29 K9 – 8261.
Ngày 21/6/2014, phịng kỹ thuật hình sự Cơng an tỉnh Thanh Hóa giám định
kết luận: 01 gói nilon màu trắng, bên trong có chứa các hạt tinh thể màu trắng
thu giữ của Đào Văn Doanh có trọng lượng 2,13g, có thành phần của
Methamphetamine.
Ngày 20/1/2015, Viện khoa học hình sự Bộ Cơng an đã giám định kết luận:
01 gói nilon màu trắng, bên trong có chứa các hạt tinh thể màu trắng thu giữ cuẩ
Đào Văn Doanh có trọng lượng 2,13g, có thành phần của Methamphetamine, có
hàm lượng Methamphetamine 73,9%.
Trang | 1


Tại Cơ quan điều tra, Đào Văn Doanh khai nhận: Do nghiện ma túy nên
khoảng 9h00’ ngày 20/6/2014, Doanh đi xe máy đến khu vực đầu cầu Non
Nước, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình mua của một người đàn ông
khoảng 30 tuổi, không rõ tên tuổi, địa chỉ 01 gói ma túy đá với giá 600.000đ với
mục đích để sử dụng. Sau đó Doanh cất giấu vào trong người và điều khiển xe
máy vào Thanh Hóa đến phịng trọ của anh Hà Văn Phương chơi thì bị Cơng an
bắt quả tang thu giữ tang vật.
II - NHẬN XÉT TÌNH TIẾT VỤ ÁN:

 Về hành vi phạm tội
Có thể khẳng định Đào Văn Doanh có hành vi phạm tội, và phạm tội “tàng
trữ trái phép chất ma túy” bởi những căn cứ sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ
sung năm 2009 thì: “Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”. (Theo quy định
tại điểm c, khoản 1, Điều 249 BLHS 2015 thì “Người nào tàng trữ trái phép
chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép
chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm
đến 05 năm: c) Hêrơin, cơcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có
khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam”).
Theo quy định tại Nghị định số 82/2013/NĐ-CP về ban hành các danh mục
chất ma túy và tiền chất, cũng như quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 249,
BLHS 2015 thì Methamphetamine là chất ma túy bị cấm sử dụng.
Và Căn cứ theo Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTCTANDTC-BTP hướng dẫn áp dụng Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy”
của Bộ luật hình sự năm 1999 do Bộ Công an – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
– Tòa án nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp ban hành, tại điểm 3.6 khoản 3 Mục II
thì: “3.6. Người nào tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
với số lượng sau đây khơng nhằm mục đích mua bán hay sản xuất trái phép chất
ma túy khác thì áp dụng khoản 4 Điều 8 BLHS, theo đó khơng truy cứu trách
nhiệm hình sự nhưng phải bị xử lý hành chính:
Trang | 2


a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng dưới một gam;
b) Hêrơin hoặc cơcain có trọng lượng dưới không phẩy một gam;
c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây cơca có trọng lượng dưới một kilơgam;
d) Quả thuốc phiện khơ có trọng lượng dưới năm kilơgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng dưới một kilôgam;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có trọng lượng dưới một gam;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng từ mười mililít trở xuống.”
- Về chủ thể: Đào Văn Doanh, sinh năm 1988 là người có đầy đủ năng lực
trách nhiệm hình sự.
- Về khách thể: hành vi của Đào Văn Doanh đã xâm phạm đến chính sách
độc quyền quản lý của Nhà nước về chất ma túy, xâm phạm trật tự an toàn
xã hội.
- Về mặt khách quan: Đào Văn Doanh thực hiện hành vi cất giấu 01 gói
nilon màu trắng (2x3 cm) ở trong ống quần bên trái, bên trong có chứa
các hạt tinh thể màu trắng có trọng lượng 2,13g. Sau khi giám định thì xác
định đó là Methamphetamine hàm lượng 73,9%. Doanh khai báo tàng trữ
nhằm mục đích sử dụng chứ khơng nhằm mục đích khác và qua q trình
xác minh cũng chứng minh được điều này. Khi bị bắt quả tang tại nhà anh
Hà Văn Phương thì anh Phương khơng hề biết anh Doanh có tàng trữ ma
túy và giữa hai người khơng có hành vi mua bán gì cả, và cũng khơng tìm
thấy bằng chứng cho thấy Doanh đang có ý định mua bán, giao ma túy
cho người thứ ba.
- Về mặt chủ quan: Doanh thực hiện hành vi trên với lỗi cố ý.
- Về việc xác định có hay khơng đồng phạm trong vụ án: Theo biên bản bắt
người phạm tội quả tang được lập ngày 20/6/2014 thì khi khơng ghi nhận
được trên người anh Phương có chất ma túy. Ngoài ra, tại cơ quan điều tra
Doanh và Phương đều khai nhận Phương không hề biết và không hề liên
quan đến việc tàng trữ trái phép chất ma túy của Doanh cũng như khơng
có căn cứ nào cho thấy có người khác cùng thực hiện hành vi phạm tội
cùng Doanh. Chính vì vậy, có thể khẳng định Doanh thực hiện hành vi
phạm tội một mình và khơng có đồng phạm nào khác.
Trang | 3


 Về chứng cứ:
- Biên bản bắt người phạm tội quả tang lập ngày 20/6/2014;

- 01 gói nilon màu trắng bên trong có chứa các tinh thể màu trắng, sau khi
giám định thì xác định là Methamphetamine 73,9% có trọng lượng 2,13g;
- Kết luận giám định của cơ quan giám định;
- Biên bản ghi lời khai của Đào Văn Doanh;
- Biên bản ghi lời khai của Hà Văn Phương;
 Về tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ:
- Theo quy định tại khoản 1, Điều 46, BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung năm
2009 và khoản 1, Điều 51, BLHS 2015 thì Đào Văn Doanh được áp dụng các
tình tiết giảm nhẹ sau:
+ Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải (điểm p, khoản 1, Điều
46, BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009). Thông qua việc Doanh đã tự
nguyện giao nộp 01 gói nilon có chứa 2,13g ma túy đã khi bị Cơ quan cảnh sát
điều tra tiến hành khám xét khi ở phòng trọ của anh Phương và Doanh cũng
thành khẩn khai báo những gì mình làm ở tại Cơ quan điều tra, khơng có thái độ
chống đối, thể hiện được sự ăn năn hối cái của mình.
- Theo quy định tại Điều 48 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì Đào
Văn Doanh khơng bị áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
 Về biện pháp ngăn chặn:
- Tạm giữ: Theo quy định tại khoản 1, Điều 86, BLTTHS 2003 và khoản 1,
Điều 117 BLTTHS 2015 thì “Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người
bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú,
đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã”. Trong tình huống
này thì Đào Văn Doanh bị bắt quả tang nên việc cơ quan điều tra áp dụng biện
pháp ngăn chặn này là đúng với quy định của pháp luật. bên cạnh đó thì theo
quy định tại khoản 1, 2, Điều 87, BLTTHS 2003 và khoản 1, 2, Điều 118,
BLTTHS 2015 thì thời hạn tạm giữ khơng quá 3 ngày và trong trường hợp xét
thấy cần thiết thì có thể gia hạn nhưng khơng q 3 ngày. Trong tình huống thì
Đào Văn Doanh bị tạm giữ từ ngày 20/6/2014 đến ngày 23/6/2014 và để phục
vụ cho quá trình làm rõ các tình tiết liên quan đặc biệt là việc xác định đối tượng
bán ma túy cho Đào Văn Doanh thì việc Cơ quan cảnh sát điều tra ra quyết định

Trang | 4


gia hạn tạm giữ thêm 3 ngày từ ngày 23/6/2014 đến ngày 26/6/2014 là phù hợp
và đúng với các quy định của pháp luật.
- Tạm giam:
+ Theo quy định tại khoản 1, Điều 194, BLHS thì: “Người nào tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai
năm đến bảy năm” vì vậy Đào Văn Doanh phạm tội thuộc loại tội phạm nghiêm
trọng.
+ Theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 88, BLTTHS 2003 thì “Bị can, bị
cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy
định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc
cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội”.
+ Theo lời khai của Doanh thì nhằm bảo đảm cho quá trình điều tra diễn ra
thuận lợi đặc biệt là việc điều tra, làm rõ người đã bán ma túy cho Doanh mà
theo Doanh khai là người khoảng 30 tuổi, gầy, cũ người, cao khoảng 1m65, đốn
làm nghề xe ơm để có thể đưa người đó ra truy tố trước pháp luật.
 Về đề nghị truy tố của cơ quan điều tra:
Dựa theo những chứng cứ đã thu thập được và đặc điểm nhân thân của Đào
Văn Doanh thì việc cơ quan điều tra đề nghị truy tố Đào Văn Doanh về tội “tàng
trữ trái phép chất ma túy” theo khoản 1 Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa
đổi, bổ sung năm 2009 là đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.
 Về hướng đề xuất truy tố của Kiểm sát viên:
Căn cứ vào bản Kết luận điều tra của CQĐT số 297/KLDT-CATP, đề nghị
truy tố của CQĐT và những tài liệu chứng cứ đã thu thập được, tại bản cáo trạng
số 304/CT-VKS-MT ngày 08/09/2014 của VKSND thành phố Thanh Hóa đã
đưa ra quan điểm truy tố bị can Đào Văn Doanh về tội “Tàng trữ trái phép chất
ma túy” theo khoản 1 Điều 194 BLHS 1999 (sđ, bs 2009). Nhóm nhận thấy
hướng đề xuất truy tố của Viện kiểm sát là phù hợp với tội danh mà CQĐT đề

nghị truy tố với bị can. Cụ thể :
a) Về thẩm quyền tiến hành ra bản cáo trạng.

Trang | 5


Thẩm quyền trong bản cáo trạng ở đây là Viện kiểm sát nhân dân Thành phố
Thanh Hóa. Điều này hồn toàn phù hợp với quy định trong BLTTHS 2003.
Về thời hạn tố tụng : Thời điểm ra bản cáo trạng 304/CT-VKS-MT là
08/9/2014, so với từ lúc nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra là ngày
03/9/2014 là 5 ngày. Điều này phù hợp với quy định của pháp luật (trong vịng
20 ngày đối với tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng kể từ khi VKS nhận được
hồ sơ vụ án và kết luận điều tra của cơ quan điều tra – Điều 166 BLTTHS 2003).
Còn đối với cáo trạng số 304A/CT-VKS-MT ngày 04/02/2015 so với lúc nhận
được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra bổ sung vụ án hình sự ngày
02/02/2015 là 2 ngày. Điều này cũng phù hợp với quy định tại Điều 166
BLTTHS 2003. Do đó thời hạn tố tụng ở đây phù hợp với quy định pháp luật.
Thời hạn giao nhận hồ sơ vụ án của VKS cho Tòa án đảm bảo theo quy định
pháp luật tại khoản 3 Điều 166 BLTTHS 2003 (trong thời hạn ba ngày, kể từ
ngày ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải gửi hồ sơ và
bản cáo trạng đến Tịa án.)
b) Về hình thức bản cáo trạng:
Bản cáo trạng số 304/CT-VKS-MT và số 304A/CT-VKS-MT của Viện kiểm
sát đều phù hợp với mẫu cáo trạng số 108 ( theo QĐ số 07 ngày 02 tháng 1 năm
2008 do VKSNDTC ban hành )
c) Về việc giao nhận cáo trạng:
Cả 2 bản cáo trạng số 304/CT-VKS-MT và số 304A/CT-VKS-MT đều đã
được gửi cho bị can Đào Văn Doanh ( Bút lục số 76 và 81). Tuy nhiên tại Biên
bản giao nhận cáo trạng bút lục 81 khơng có phần ý kiến của bị can Đào Văn
Doanh sau khi nhận cáo trạng, do đó có thể chưa đảm bảo được quyền lợi của bị

can.
d) Về Nội dung truy tố trong bản cáo trạng:
Trong 2 bản cáo trạng số 304/CT-VKS-MT và 304A/CT-VKS-MT nội dung
truy tố của Viện kiểm sát cũng như căn cứ là giống nhau. Tuy nhiên có 1 điểm
mới trong cáo trạng sơ 304A/CT-VKS-MT đó là có thêm thơng tin về hàm lượng
methamphetamine trong gói tinh thể màu trắng mà CQĐT thu được là 73,9%
Trang | 6


( Bút lục 125 ) theo yêu cầu trả hồ sơ điều tra bổ sung của Tòa án và Viện Kiểm
Sát. Căn cứ này cũng đủ cơ sở để kết tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” đối
với Đào Văn Doanh.
Chủ thể: Đào Văn Doanh sinh năm1988, đủ tuổi chịu TNHS (26 tuổi) và có
đầy đủ NLTNHS, khơng tiền án tiền sự
Khách thể: xâm phạm chính sách độc quyền quản lí của Nhà nước về chất
ma túy, xâm phạm trật tự an toàn xã hội.
Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. Qua đấu tranh xác định được mục đích
của tội phạm để sử dụng, đang để trong túi trái, không nhằm mua bán, sản xuất,
vận chuyển.
Mặt khách quan:
Hành vi phạm tội: Đào Văn Doanh nhờ một người đàn ông không quen biết
mua gói ma túy đá ở Ninh Bình với 600.000đ. Sau khi mua được Doanh cất giấu
trong người với mục đích để sử dụng. Sau đó, Doanh đến phòng trọ của anh Hà
Quang Phương tại Thành phố Thanh Hóa để sử dụng.
Khoảng 12h30’ ngày 20/6/2014, tại phịng trọ số 1 của anh Hà Văn Phương,
ở 47/33 Thọ Hạc, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa. Đội cảnh sát điều
tra tội phạm về ma túy Công an thành phố Thanh Hóa phát hiện, bắt quả tang
Đào Văn Doanh có hành vi tràng trữ trái phép chất ma túy, thu giữ trong ống
quần bên trái Doanh đang mặc 01 gói nilon màu trắng, bên trong có chứ các hạt
tinh thể màu trắng, thu giữ 01 xe mô tô Prealm, BKS 29 K9 – 8261.

Nhóm xét thấy hành vi phạm tội của Đào Văn Doanh thỏa mãn CTTP của tội
“Tàng trữ trái phép chất ma túy” quy định tại Điều 194 BLHS 1999 (sđ, bs
2009) và căn cứ vào kết luận giám định số 740/PC54-MT ngày 21/6/2014 của
CQCSĐT công an tỉnh Thanh Hóa về các hạt tinh thể màu trắng trong phong bì
gửi giám định có trọng lượng là 2,13g và có thành phần Methamphetamine và vì
vậy VKSND thành phố Thanh Hóa đã đưa ra quyết định truy tố bị can Đào Văn
Doanh về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” theo khoản 1 Điều 194 BLHS
1999 (sđ, bs 2009)là hoàn toàn phù hợp.

Trang | 7


Trong phần kết luận của bản cáo trạng, KSV đã ghi rõ tội danh và điều khoản
của BLHS được áp dụng; tổng hợp ngắn gọn hành vi phạm tội của Đào Văn
Doanh, tính chất, mức độ, hậu quả của tội phạm. Nêu đầy đủ lí lịch bị can Đào
Văn Doanh. KSV đã khẳng định hành vi phạm tội bị can Đào Văn Doanh về tội
“Tàng trữ trái phép chất ma túy” theo khoản 1 Điều 194 BLHS có trích dẫn luật
đầy đủ.
Trong phần quyết định, KSV nêu được quyết định truy tố bị can trước TAND
TP Thanh Hóa theo khoản 1 điều 194 BLHS, như vậy đã truy tố ra đúng tịa có
thẩm quyền, đúng pháp luật. Phần kèm theo cáo trạng đã nêu đầy đủ những
chứng cứ tài liệu và đảm bảo đúng theo biểu mẫu cáo trạng số 108 theo QĐ số
07 ngày 02 tháng 1 năm 2008 do VKSNDTC ban hành.
e) Về các căn cứ, tình tiết định tội, định khung:
Theo quan điểm của nhóm, tại bản cáo trạng số 304/CT-VKS-MT và bản cáo
trạng 304A/CT-VKS-MT đã thiếu một số nội dung như tình tiết tăng nặng, giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự và quan điểm xử lý vật chứng trong phần quyết định
căn cứ theo quy định tại Điều 167 BLTTHS 2003 :
“Điều 167. Bản cáo trạng
1. Nội dung bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm xảy ra

tội phạm; thủ đoạn, mục đích, động cơ phạm tội, hậu quả của tội phạm và
những tình tiết quan trọng khác; những chứng cứ xác định tội trạng của bị can,
những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhân thân
của bị can và mọi tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều khoản của Bộ luật
hình sự được áp dụng.
2. Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập cáo trạng; họ tên, chức vụ
và chữ ký của người ra bản cáo trạng.”
Đối với BLTTHS 2015 mới có quy định chi tiết hơn về nội dung bản cáo
trạng tại Điều 243 : “Bản cáo trạng ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; những
chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích
phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng,
Trang | 8


thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; những tình tiết tăng
nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu
giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện
dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.” Đối chiếu
với vụ án trên, Đào Văn Doanh có sử dụng một chiếc xe mơ tơ hiệu Prealm BKS
29K9 – 8261 để thực hiện hành vi phạm tội, tuy nhiên sau khi xác định chiếc xe
đó không phải của Doanh mà là của chị Trương Thị Thắm, Doanh mượn và chị
Thắm không biết, nên CQĐT cũng như VKS xác định chiếc xe không liên quan
đến vụ án. Do đó, nhóm đề xuất thêm phần xử lý vật chứng đó là trả lại tài sản là
chiếc xe mô tô hiệu Prealm BKS 29K9 – 8261 cho chị Thắm theo biên bản về
việc trả lại tài sản ( bút lục 31 của VKS ).
f) Về việc trưng cầu giám định bổ sung:
Căn cứ vào Công văn 234/TANDTC-HS và tiết 1.4 điểm b khoản 1 Phần II
Thông tư 17/2007/TTLT-BCA-VKSDNTC-TANDTC-BTP (nay đã được sửa đổi
với Thông tư liên tịch 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP) nêu:

“Trong mọi trường hợp, khi thugiữ được các chất nghi là ma túy hoặc tiền chất
dùng vào việc sảnxuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định
để xácđịnh loại, hàm lượng, trọng lượng chất mà túy, tiền chât.”, thì việc trả hồ
sơ yêu cầu điều tra bổ sung tại phiên tòa sơ thẩm nhằm giám định hàm lượng
methamphetamine trong 2,13g ma túy đá thu được của Đào Văn Doanh là có căn
cứ pháp luật. Do đó, có thể thấy trong Cáo trạng số 304/CT-VKS-MT của VKS
chưa xác định được hàm lượng methaphetamine là chưa đầy đủ.
Về hàm lượng methaphetamin sau lần trưng cầu giám định bổ sung.
Tại Biên bản giao nhận mẫu vật giám định ( BL:19 ) xác định trọng lượng
mẫu vật gửi trả lại cịn 2,11g tức 0.02g đã được trích xuất để trưng cầu xác định
xem thành phần của chất bột tinh thể thu được của Đào Văn Doanh và đã thu
được kết quả có Methaphetamine.
Tại Quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của VKSNDTP Thanh Hóa
có nêu “giám định và kết luận hàm lượng Methamphetamine trong 1 gói nilon
màu trắng, chứa các hạt tinh thể màu trắng có trọng lượng là 2,13g thu giữ
Trang | 9


được của Đào Văn Doanh”. Tại Công văn số 196 CV:196/VKSTP của
VKSNDTP Thanh Hóa gửi TANDTP Thanh Hóa có nêu “Cơ quan cảnh sát
điều tra Công an thành phố Thanh Hóa đã tiến hành rút vật chứng của vụ án…
giám định xác đinh hàm lượng Methamphetamine trong 2,11g ma túy đá… và
trong bản kết luận của Viện khoa học hình sự Bộ CA số 429/C54(P7) (BL:70) đã
kết luận “hàm lượng methamphetamine trong MẪU GỬI GIÁM ĐỊNH là
73,9%”. Qua đây có thể hiểu 73,9% là hàm lượng methamphetamine trong
2,11g ma túy đá gửi đi giám định bổ sung, còn 0,02g hao hụt là do trích xuất để
giám định thành phần ma túy lần thứ nhất (BL:18).
Tuy nhiên về mặt pháp luật, căn cứ vào các Điều 193, 194,... và khoản 2 Điều
2 Thơng tư 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP, chất ma túy đá có
chứa thành phần methamphetamine thu được của Đào Văn Doanh không thuộc

trường hợp bắt buộc phải giám định hàm lượng Methamphetamine vì có thể kết
luận ln dựa vào trọng lượng 2,13g ma túy đá thu được.
Tuy nhiên theo quan điểm của nhóm, việc trong các văn bản tố tụng ghi hàm
lượng 73,9% Methamphetamine trong 2,13g ma túy đá thu được của Doanh là
chưa thực sự hợp lý, dễ dần đến tình trạng hiểu nhầm từ phía người tham gia tố
tụng khác vì 73,9% Methamphetamine đó chỉ là hàm lượng thực tế trong mẫu
gửi giám định bổ sung chỉ có 2,11g (0,02g hao hụt do trích xuất giám định thành
phần lần 1) . Do đó, nhóm đề xuất trong các văn bản tố tụng (Cáo trạng, Bản án
của Tịa án,..) khơng nên ghi hàm lượng Methamphetamine mà chỉ ghi trọng
lượng ma túy đá thu được.
III - NHỮNG VI PHẠM TRONG TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TỐ TỤNG
TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA, TRUY TỐ VỤ ÁN
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự của Bị cáo : Đào Văn Doanh – sinh
năm 1988 trú tại : xã ý phú – huyện ý yên – Tỉnh Nam Định. Phạm tội: Tàng trữ
trái phép chất ma túy. Nhóm chúng em đã đưa ra những nhận xét sau đây:
Về hồ sơ của vụ án còn thiếu sót những biên bản quan trọng cũng như trình
tự của các quyết định có trong hồ sơ sắp xếp cịn sai so với trình tự thủ tụng tố

Trang | 10


tụng được quy định. Sau đây là một số sai sót của hồ sơ khi nhóm chúng em
nghiên cứu:

-

Thiếu các biên bản, quyết định như :
Biên bản thu giữ vật chứng và niêm phong vật vật chứng.
Biên bản mở niêm phong vật chứng.
Biên bản cân xác định trọng lượng.

Quyết định trưng cầu giám định.
Biên bản xác định khối lượng và giao nhận mẫu giám định.
Danh chỉ bản của bị can.

Việc thiếu sót các biên bản, quyết định được nêu trên cần khắc phục và bổ
sung kịp thời để cho quá trình tiến hành tố tụng đúng theo quy định của pháp
luật.
 Một số bút lục sắp xếp sai thủ tục tố tụng như:
- Bút lục số 11 : “Quyết định khởi tố vụ án hình sự” phải sắp xếp trước bút
lục số 10: “quyết định khởi tố bị can.”
- Bút lục số 44: “ Đơn xin xe” phải được sắp xếp trước bút lục số 37: “biên
bản về việc trả lại tài sản”
- Bút lục số 39: “ Biên bản ghi lời khai của Đào Văn Doanh” phải được sắp
xếp ngay sau thời điểm Đào Văn Doanh bị bắt khi phạm tội quả tang. Để
đúng theo trình tự tố tụng.
 Một số sai phạm khác và cách khắc phục :
- Tại bút lục số 10: “ Quyết định khởi tố bị can” Quyết định khởi tố bị can
là ngày 25 tháng 6 nhưng đến tận ngày 07 tháng 8 CQĐT mới tiến hành hỏi
cung bị can và ghi biên bản hỏi cung. Như vậy, CQĐT đã vi phạm về thời gian
hỏi cung đối với bị can. Khoản 1 Điều 183 BLTTHS 2015 đã quy định. Với vi
phạm này, Viện kiểm sát kiến nghị Cơ quan điều tra khắc phục vi phạm và yêu
cầu hỏi cung ngay sau khi tiến hành khởi tố bị can.
- Trong hồ sơ vụ án thiếu quyết định trưng cầu giám định bổ sung số 101/
CSĐT ngày 09 tháng 01 năm 2015 của cơ quan CSĐTCA Thành phố Thanh
Hóa. Trong bộ luật tố tụng hình sự 2015 Điều 210 cũng có quy định tương tự.
Do đó, cần yêu cầu cơ quan điều tra bổ sung quyết định trưng cầu giám định số
101/ CSĐT ngày 09 tháng 01 năm 2015 của cơ quan CSĐT- công an thành phố
Thanh Hóa- tỉnh Thanh Hóa.
Trang | 11



- Hồ sơ vụ án thiếu danh chỉ bản của bị can. Yêu cầu CQĐT bổ sung danh
chỉ bản của bị can.
- Trong vụ án trên từ bút lục số 51 và 53 đó là bản kết luận điều tra và cáo
trang có thể thấy trước khi giao văn bản này cơ quan điều tra đã không tống đạt
bản kết luận điều tra cho bị can và khơng có biên bản giao nhận bản kết luận
điều tra cho bị can do đó đã vị phạm quy định điều 232 bộ luật tố tụng hình sự
năm 2015.
“Điều 232. Kết thúc điều tra
1. Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra.
2. Việc điều tra kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị
truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra.
3. Bản kết luận điều tra ghi rõ ngày, tháng, năm; họ tên, chức vụ và chữ ký
của người ra kết luận.
4. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, Cơ quan điều
tra phải giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra
kèm theo quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng
cấp; giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra
cho bị can hoặc người đại diện của bị can; gửi bản kết luận điều tra đề nghị
truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho người bào chữa; thơng báo cho bị
hại, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.”
Do đó có thể thấy bản kết thúc điều tra đề nghị truy tố của cơ quan điều tra
chưa được gửi cho bị can hoặc người đại diện hợp pháp của họ nên văn bản này
cần phải bổ xung để phù hợp với quy định của luật tố tụng hình sự.
Tiếp theo là khi bản kết luận điều tra được gửi sang viện kiểm sát tức là hồ sơ
của vụ án được gửi sang viện kiểm sát mà ở đây viện kiểm sát không làm biên
bản giao nhận hồ sơ vụ án và biên bản nhận kết luận điều tra để đảm bảo tất cả
tài liệu chứng cứ được chuyển sang đầy đủ như trong bản kê danh mục của cơ
quan điều tra.


Trang | 12


Sau đó là bản cáo trạng của viện kiểm sát nhóm chúng em cũng thấy trong
danh mục tài liệu có bất kì một biên bản giao nhận, tống đạt nào của viện kiểm
sát cho tòa án và bị can…
Tiếp theo đó tại bút lục số 55 quyết định hỗn phiên tịa này được ra những
nhóm chúng em cũng khơng thấy các văn bản giao nộp tống đạt của tòa án cho
các cơ quan tiến hành tố tụng, bị can, hoặc người đại diện của bị can. Do đó
nhóm em đưa ra biện pháp khắc phục như sau có văn bản yêu cầu tòa án ra các
văn bản tống đạt vào lập biên bản các văn bản tống đạt này.
Tiếp theo đó là các bút lục 66, 67, 68, đó là các quyết định trả hồ sơ để điều
tra bổ xung của tòa án, quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung của viện kiểm sát
và quyết định yêu cầu điều tra bổ sung do đó do khơng đủ chứng cứ hoặc tịa án
xét thấy có vi phạm nghiêm chỉnh thủ tục tố tụng … và trả hồ sơ bổ sung nhưng
tất cả các văn bản trả hồ sơ không đảm bảo việc giao nhận các văn bản này điều
đó không phù hợp với quy định của bộ luật tố tụng hình sự 2015. Do đó tiến
hành u cầu tịa án giao nộp các văn bản tố tụng này và lập thành biên bản đưa
vào hồ sơ vụ án.
Tại bút lục số 85: “cáo trạng bổ sung” với quyết định này tòa án phải làm
theo đúng quy định của điều 276 – BLTTHS 2015 nhận hồ sơ vụ án, bản cáo
trạng và thụ lý vụ án do đó theo quy định của điều luật này việc gian nhận văn
bản này phải được lập thành văn bản nhưng trong hồ sơ vụ án khơng có các văn
bản này.
Tại bút lục số 92, 95, 94, đó là các quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định
đình hỗn phiên tịa , luận tội và bản án tất cả các văn bản mà tịa án ra đều
khơng có việc giao nhận và khơng có biên bản tống đạt cho bị can. Điều đó ảnh
hưởng nghiêm trọng đến các bước tiến hành tố tụng. Trường hợp này VKS tiến
hành yêu cầu tòa án cấp tống đạt các văn bản và lập biên bản việc tống đạt đó.
Và cuối cùng nhóm em nhận thấy mỗi phiên tịa đều có các biên bản diễn ra

tại phiên tịa mà trong đó hồ sơ vụ án lại khơng có đó là một thiếu xót nghiệm
trọng của vụ án này.

Trang | 13


Trang | 14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009;
Bộ luật hình sự 2015;
Bộ luật tố tụng hình sự 2003;
Bộ luật tố tụng hình sự 2015;

Trang | 15



×