Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Nghiên cứu giải pháp kiểm soát chất lượng bê tông công trình thủy lợi thủy điện và bài học kinh nghiệm của công trình thủy điện sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 112 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên học viên:
Lớp cao học:

Nguyễn Khắc Hoan
23QLXD11 Chuyên ngành:

Quản lý xây dựng

Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu giải pháp kiểm sốt chất lượng bê tơng cơng trình
Thủy lợi Thủy điện và bài học kinh nghiệm của Cơng trình thủy điện Sơn La”
Tơi xin cam đoan và chịu trách nhiệm kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực.
Tài liệu liên quan nhằm khẳng định thêm sự tin cậy và tính cấp thiết của đề tài được
trích dẫn rõ nguồn gốc theo quy định.
Tác giả luận án
Chữ ký

Nguyễn Khắc Hoan

i


LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm,
hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Lê Văn Hùng, và những ý kiến đóng góp
quý báu của các thầy, cơ giáo khoa cơng trình, bộ mơn Cơng nghệ và quản lý xây dựng
Trường Đại học Thủy lợi.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giảng viên trường Đại học Thủy lợi đã tận
tình giảng dạy tác giả trong suốt thời gian học tại trường, xin cảm ơn lãnh đạo cơ quan
và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện, cung cấp, giúp đỡ tác giả để thực hiện hồn thành
luận văn thạc sỹ.


Do trình độ, kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên trong luận văn
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
các thầy cơ giáo và độc giả.
Xin trận trọng cảm ơn!
Hà Nội; ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Nguyễn Khắc Hoan

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH...................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................
.................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BÊ TƠNG CƠNG
TRÌNH THỦY LỢI , THỦY ĐIỆN..............................................................................5
1.1 Tổng quan về quản lý chất lượng công trình xây dựng ..........................................5
1.1.1 Khái niệm về quản lý chất lượng ............................................................................5
1.1.2 Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng ................................................................6

1.2 Tổng quan về quản lý chất lượng cơng trình thủy lợi, thủy điện ...........................6
1.2.1 Tình hình phát triển các đập thủy lợi, thủy điện .....................................................6
1.2.2 Đánh giá tổng quan về quản lý chất lượng cơng trình thủy lợi, thủy điện .............9
1.2.3 Sự cố cơng trình thủy lợi, thủy điện .....................................................................11
1.3 Tổng quan về quản lý chất lượng bê tông đầm lăn ở Việt Nam ...........................13
1.3.1 Tổng quan về bê tơng đầm lăn ..............................................................................13
1.3.2 Tình hình phát triển bê tơng đầm lăn trên thế giới ...............................................16
1.3.3 Tình hình phát triển đập bê tông đầm lăn ở Việt Nam .........................................18
1.3.4 Kiểm sốt chất lượng đập bê tơng đầm lăn ..........................................................20
1.3.5 Một số tồn tại về quản lý chất lượng bê tông đầm lăn ở Việt Nam ......................21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................22
CHƯƠNG 2CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG BÊ TÔNG ĐẦM LĂN .................................................................................23
2.1 Hệ thống văn bản liên quan đến quản lý chất lượng bê tông................................23
2.1.1 Hệ thống văn bản pháp quy ..................................................................................23
2.1.2 Hệ thống tiêu chuẩn, qui chuẩn ............................................................................25
2.2 Quy trình lựa chọn và kiểm sốt chất lượng vật liệu cho bê tơng ........................25
2.2.1 Quy trình lựa chọn và kiểm soát chất lượng xi măng ...........................................25
2.2.2 Quy trình lựa chọn và kiểm sốt chất lượng phụ gia hóa .....................................27
iii


2.2.3 Quy trình lựa chọn và kiểm sốt chất lượng phụ gia khống ............................... 28
2.2.4 Quy trình lựa chọn và kiểm sốt chất lượng cốt liệu bê tơng............................... 29
2.2.5 Quy trình lựa chọn và kiểm sốt chất lượng nước cho bê tông............................ 32
2.3 Các yếu tố liên quan đến chất lượng bê tông ....................................................... 34
2.3.1 Vật liệu chế tạo bê tông ........................................................................................ 34
2.3.2 Yếu tố chủ quan .................................................................................................... 41
2.3.3 Thiết bị sản xuất, vận chuyển và thi công bê tông ............................................... 41
2.3.4 Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến chất lượng bê tông ........................................ 42

2.4 Các phương pháp kiểm tra và kiểm sốt chất lượng bê tơng ............................... 43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 43
CHƯƠNG 3CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG ĐẦM LĂN ĐẬP
SƠN LA ............................................................................................................................
.............................................................................................................................. 45
3.1 Tổng quan về cơng trình thủy điện Sơn La .......................................................... 45
3.1.1 Sơ lược về các bậc thang thủy điện trên sông Đà ................................................ 45
3.1.2 Sơ lược về cơng trình thủy điện Sơn La ............................................................... 46
3.2 Quy trình lựa chọn vật liệu bê tơng đầm lăn cơng trình thủy điện Sơn La .......... 49
3.2.1 Quy trình lựa chọn chất kết dính cho bê tơng đầm lăn......................................... 49
3.2.2 Quy trình lựa chọn phụ gia hóa cho bê tơng đầm lăn........................................... 50
3.2.3 Quy trình lựa chọn cấp phối thành phần hạt cốt liệu cho bê tơng đầm lăn ..............
................................................................................................................... 51
3.2.4 Quy trình lựa chọn cấp phối cho bê tơng đầm lăn................................................ 53
3.3 Quy trình kiểm soát chất lượng BTĐL tại đập Sơn La ........................................ 57
3.3.1 Quy trình kiểm sốt chất lượng vật liệu sản xuất bê tơng đầm lăn ...................... 59
3.3.2 Quy trình kiểm sốt chất lượng vữa BTĐL trong quá trình sản xuất.................. 63
3.3.3 Quy trình kiểm sốt chất lượng vữa hợp BTĐL trong q trình vận chuyển .........
................................................................................................................... 63
3.3.4 Quy trình kiểm sốt chất lượng thi công bê tông đầm lăn trên mặt đập .............. 65
3.3.5 Cơng tác thí nghiệm kiểm sốt và đánh giá chất lượng BTĐL ............................ 74
3.3.6 Đề xuất giải pháp kiểm sốt, đánh giá chất lượngtừ kết quả thí nghiệm ............. 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 84

iv


DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................86

PHỤ LỤC ......................................................................... Error! Bookmark not defined.

v


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Vỡ đập thủy điện Đak Rơng 3 – nguồn ảnh trên Internet .............................. 12
Hình 1.2 Rị rỉ nước đập BTĐL thủy điện Sơng tranh 2 – nguồn ảnh trên Internet ..... 13
Hình 3.1 Sơ đồ các bậc thang NMTĐ trên sơng Đà ..................................................... 45
Hình 3.2 Biểu đồ đường bao cấp phối tổng thành phần hạt cốt liệu BTĐL ................. 53
Hình 3.3 Thí nghiệm BTĐL bước 2 – giai đoạn 2 tại cơng trình thủy điện Sơn La. .... 55
Hình 3.4 Sơ đồ tổng quát q trình thi cơng và kiểm sốt chất lượng BTĐL .............. 58
Hình 3.5 Hệ thống băng tải vận chuyển vữa BTĐL từ trạm trộn ra mặt đập ............... 65
Hình 3.6 Lắp dựng cốp pha thượng lưu và hạ lưu đập ................................................. 66
Hình 3.7 Xử lý khe ấm non và khe ấm già.................................................................... 69
Hình 3.8 Xử lý khe lạnh và khe siêu lạnh ..................................................................... 70
Hình 3.9 Cơng tác rải – san – đầm bê tông đầm lăn trên mặt đập ................................ 71
Hình 3.10 Khoan lấy mẫu thí nghiệm BTĐL................................................................ 77
Hình 3.11 Biểu đồ cường độ nén mẫu xi măng PC40 Bút Sơn ở tuổi 28 ngày ............ 79
Hình 3.12 Biểu đồ kiểm soát các cỡ hạt cốt tại trạm nghiền 500 tấn/h ........................ 79
Hình 3.13 Biểu độ kiểm sốt cấp phối thành phần hạt cốt liệu trạm nghiền 500 tấn/h 80
Hình 3.14 Biểu đồ cường độ kháng nén mẫu BTĐL Block C1 tuổi 365 ngày ............. 80
Hình 3.15 Biểu đồ Gauge - Cường độ kháng nén mẫu Block C1 tuổi 365 ngày.......... 81
Hình 3.16 Biểu đồ tăng trưởng cường độ kháng nén BTĐL các Block ....................... 81

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1Thống kê một số cơng trình thủy lợi điện thủy lợi điển hình ...........................6

Bảng 1.2 Thống kê các cơng trình thi cơng theo cơng nghệ đập BTĐL .......................19
Bảng 2.1 Yêu cầu kỹ thuật đối với xi măng Poóc lăng[12] ..........................................25
Bảng 2.2 Yêu cầu kỹ thuật đối với xi măng Poóc lăng hỗn hợp ...................................26
Bảng 2.3 Các u cầu về tính năng cơ lý phụ gia hóa học ............................................27
Bảng 2.4Các yêu cầu về độ đồng nhất của phụ gia hóa học .........................................28
Bảng 2.5 Các yêu cầu về thành phần hóa học của phụ gia khống hoạt tính................29
Bảng 2.6Các yêu cầu về vật lý của phụ gia khoáng hoạt tính .......................................29
Bảng 2.7Yêu cầu về thành phần hạt đối với cốt liệu nhỏ. .............................................30
Bảng 2.8Yêu cầu về hàm lượng các tạp chất trong liệu nhỏ (14TCN 68-2002). ..........30
Bảng 2.9 Yêu cầu về hàm lượng ion Cl- trong cốt liệu nhỏ. .........................................31
Bảng 2.10 Yêu cầu về thành phần hạt của cốt liệu lớn .................................................31
Bảng 2.11 Yêu cầu về hàm lượng bùn, bụi, sét, hạt thoi dẹt trong cốt liệu lớn. ...........31
Bảng 2.12 Yêu cầu về hàm lượng muối hòa tan, ion sunfat, ion clo và cặn không tan
của nước xây dựng.........................................................................................................33
Bảng 3.1 Đường bao cấp phối các nhóm cỡ hạt và đường bao cấp phối tổng ..............52
Bảng 3.2 Thành phần cấp phối BTĐL thủy điện Sơn La ..............................................56
Bảng 3.3 Kết quả thí nghiệm kiểm sốt chất lượng xi măng PC40. .............................60
.Bảng 3.4 Kết quả thí nghiệm chỉ tiêu cơ lý của tro bay. ..............................................61
Bảng 3.5 Kết quả thí nghiệm thành phần hóa học của tro bay ......................................61
Bảng 3.6 Yêu cầu về thời gian bóc lộ cho cơng tác xử lý khe thi công ........................67
Bảng 3.7 Yêu cầu về tần suất lấy mẫu thí nghiệm BTĐL ngồi mặt đập .....................75
Bảng 3.8 Tổng hợp kết quả thí nghiệm cường độ nén mẫu đúc BTĐL ........................75
Bảng 3.9 Tổng hợp kết quả thí nghiệm nõn khoan khối C4..........................................77
Bảng 3.10 Tổng hợp kết quả thí nghiệm nõn khoan khối C4 theo giá trị đặc tính .......82

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCKT: Báo cáo khả thi.

BTĐL: Bê tông đầm lăn.
NMTĐ: Nhà máy thủy điện
QLDA: Quản lý dự án.
TCXDVN: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
TKKT: Thiết kế kỹ thuật.
TVGS: Tư vấn giám sát.
TVTK: Tư vấn thiết kế

viii


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ngành Xây dựng là một trong những ngành mũi
nhọn để phát triển đất nước.Ngành Xây dựng phát triển đồng nghĩa với hệ thống cơ sở
hạ tầng phát triển, đó chính là động lực cho các ngành kinh tế phát triển. Do vậy có thể
nói rằng ngành Xây dựng đóng vai trị rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia. Để
phát triển được ngành xây dựng địi hỏi phải có nguồn lực rất lớn về kinh
tế, công nghệ xây dựng phát triển, nguồn vật liệu, nhân lực dồi dào và có chất lượng,
hệ thống quản lý tốt, như vậy mới có thể tạo ra các sản phẩm xây dựng có chất lượng
cao, đảm bảo về kỹ thuật, mỹ thuật và đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước.
Trong ngành xây dựng, bê tông là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất trong các cơng
trình xây dựng. Bê tơng được sử dụng cho các kết cấu cơng trình như Giao thơng
(Cầu, đường, bến cảng, sân bay…), các cơng trình xây dựng dân dụng như nhà ở (từ
những ngôi nhà dân dụng đơn giản đến các tịa nhà cao tầng…), các cơng trình tâm
linh (Chùa, đền thờ, miếu…), các cơng trình kiến trúc, mỹ thuật (tượng đài, phù điêu,
các tác phẩm tranh hoành tráng…). Đặc biệt những năm qua Việt Nam chúng ta đã

xây dựng nhiều cơng trình lớn kết cấu bê tơng thuộc các lĩnh vực xây dựng thủy lợi,
thủy điện. Những cơng trình điển hình như: Thủy điện Sê San 4 (2004-2010) sử
dụng hơn 1,42 triệu m3bê tông các loại, (bê tông đầm lăn hơn 0,6 triệu m3 và bê tông
truyền thống hơn 0,8 triệu m3). Thủy điện Sơn La (2005-2012) sử dụng hơn 5,1 triệu
m3 bê tông các loại, (bê tông đầm lăn 2,7 triệu m3 và bê tông truyền thống 2,4 triệu
m3); Cơng trình thủy điện Lai Châu (2011 - dự kiến hoàn thành tháng 12/2016) sử
dụng 3,2 triệu m3 bê tông các loại (bê tông đầm lăn 1,9 triệu m3 và bê tông truyền
thống 1,3 triệu m3)... Vật liệu sản xuất bê tông gồm loại vật liệu hỗn hợp như: Cát, đá
dăm, xi măng, nước, phụ gia khoáng, phụ gia hóa học. Vì vậy trong q trình thi cơng
bê tơng thì cường độ kháng nén của bê tơng, độ chống thấm nước của bê tông... sẽ phụ
thuộc rất nhiều vào thành phần cấp phối bê tông, chất lượng của các loại vật liệu sử
dụng trong cấp phối, điều kiện thi cơng, biện pháp và cơng nghệ thi cơng. Việc kiểm
sốt chất lượng bê tơng trong các cơng trình xây dựng khá phức tạp và đóng vai trị rất
1


quan trọng trong thi cơng bê tơng. Kiểm sốt tốt chất lượng thi cơng bê tơng sẽ đảm
bảo an tồn trong quá trình sử dụng, nâng cao tuổi thọ cho cơng trình, giảm chi phí sửa
chữa trong q trình vận hành, đem lại hiệu quả đầu tư. Ngược lại, việc kiểm sốt chất
lượng thi cơng bê tơng khơng tốt dẫn đến giảm sức chịu tải gây mất an toàn cho cơng
trình, giảm tuổi thọ cơng trình, làm tăng chi phí sửa chữa trong quá trình vận hành, do
vậy sẽ làm giảm hiệu quả đầu tư. Đối với các kết cấu bê tơng cơng trình thủy lợi, thủy
điện thường phải tiếp xúc trực tiếp với dao động mực nước, nhiều nơi có nguồn nước
bị ơ nhiễm. Khi kết cấu bê tơng tiếp xúc với nguồn nước này sẽ gây ra hiện tượng xâm
thực ăn mịn phá hủy bề mặt bê tơng, lâu dài sẽ làm hoen gỉ cốt thép bên trong, làm
cho các cơng trình hư hỏng, nhanh xuống cấp. Mặt khác, do đặc điểm các cơng trình
thủy lợi, thủy điện thường có khối lượng thi cơng bê tơng rất lớn, kết cấu bê tông chủ
yếu là bê tông thủy công khối lớn, có nhiều nhà thầu thi cơng cùng tham gia một cơng
trình hoặc cùng một hạng mục cơng trình, thời gian thi công kéo dài nhiều năm, do
vậy việc kiểm sốt chất lượng để đảm bảo tính đồng nhất về chất lượng bê tông theo

thời gian và giữa các nhà thầu là vấn đề cần phải được nghiên cứu để đưa ra giải pháp
phù hợp. Việc nghiên cứu các giải pháp kiểm sốt chất lượng thi cơng bê tơng có ý
nghĩa hết sức to lớn, giúp cơng trình đảm bảo chất lượng, hoạt động hiệu quả, an
tồn...Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu giải pháp kiểm soát chất lượng bê
tơng cơng trình Thủy lợi Thủy điện và bài học kinh nghiệm của Cơng trình thủy
điện Sơn La” Làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp thạc sỹ.
2.

Mục đích của đề tài

Nghiên cứu tổng quan, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chất lượng
bê tông và đề xuất một số giải pháp kiểm sốt chất lượng bê tơng cơng trình Thủy lợi,
thủy điện. Kinh nghiệm thực tiễn về cơng tác kiểm sốt chất lượng bê tơng đầm lăn
cơng trình thủy điện Sơn La.
3.

Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

3.1. Cách tiếp cận.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng cách tiếp cận gồm các kết quả đã
nghiên cứu, các văn bản pháp luật của nhà nước, các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm
2


kiểm sốt chất lượng thi cơng bê tơng trong nước và Quốc tế. Tác giả sử dụng phương
pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn phân tích, đánh giá chất lượng thi công bê tông.
.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tổng quan về những nội dung liên quan đến lĩnh vực nghiên
cứu;

- Phương pháp khảo sát, thu thập, thống kê số liệu;
- Phương pháp chuyên gia;
- Một số phương pháp khác.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơng tác kiểm sốt chất lượng bê tơng đầm lăn tại
các cơng trình Thủy lợi, thủy điện. Kinh nghiệm kiểm sốt chất lượng bê tơng đầm lăn
tại cơng trình thủy điện Sơn La.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là các cơng trình thủy lợi, thủy điện thi cơng theo công nghệ bê
tông đầm lăn trên lãnh thổ Việt Nam. Giới hạn phạm vi nghiên cứu là công tác kiểm
sốt chất lượng vật liệu bê tơng đầm lăn tại các cơng trình thủy lợi, thủy điện.
5.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài.
Đề tài nghiên cứu và đưa ra quy trình quản lý, kiểm sốt chất lượng bê tông đầm lăn
trên cơ sở các quy định của pháp luật, bằng phương pháp thực nghiệm kết hợp phân
tích lý luận.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

3


Kết quả nghiên cứu của đề tài có tính ứng dụng cao, là tài liệu tham khảo cho công tác
kiểm sốt chất lượng bê tơng nói chung, bê tơng đầm lăn nói riêng, nhằm tạo ra những

cơng trình xây dựng có chất lượng cao, chi phí xây dựng thấp, góp phần thúc đấy phát
triển kinh tế xã hội.
6.

Kết quả đạt được

Thực trạng của cơng tác kiểm sốt chất lượng bê tơng đầm lăn tại các cơng trình Thủy
lợi, thủy điện.
Các quy trình lựa chọn vật liệu và kiểm sốt chất lượng vật liệu cho bê tông.
Bài học kinh nghiệm thực tiễn về công tác lựa chọn vật liệu và kiểm sốt chất lượng bê
tơng đầm lăn đã thực hiện tại cơng trình thủy điện Sơn La.

4


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BÊ TÔNG
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI , THỦY ĐIỆN

1.1 Tổng quan về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng
1.1.1 Khái niệm về quản lý chất lượng
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý chất lượng, có thể nêu một số khái
niệm như sau:
Theo chuyên gia người Mỹ Philip Crosby: “Quản lý chất lượng là một phương tiện có
tính chất hệ thống đảm bảo việc tôn trọng tổng thể tất cả các thành phần của một kế
hoạch hành động”.
Theo chuyên gia người Nhật Bản Kaoru Ishikawa: “Quản lý chất lượng là nghiên cứu
triển khai, thiết kế sản xuất và bảo dưỡng một sản phẩm có chất lượng, kinh tế nhất, có
ích nhất cho người tiêu dùng và bao giờ cũng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng”

Theo chuyên gia người Anh A.G.Robertson: “Quản lý chất lượng được xác định như
là một hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương trình và sự phối hợp các cố gắng của
những đơn vị khác nhau để duy trì và tăng cường chất lượng trong các tổ chức thiết kế,
sản xuất sao cho đảm bảo nền sản xuất có hiệu quả nhất, đối tượng cho phép thỏa mãn
đầy đủ yêu cầu của người tiêu dùng”.
Theo tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO: “Quản lý chất lượng là một hoạt động có
chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và
thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng,
đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng”.
Theo các khái niệm trên có thể thấy rằng phạm vi quản lý chất lượng rất rộng. Tuy
nhiên, đứng ở góc độ quốc gia, quản lý chất lượng được thực hiện chủ yếu ở hai cấp
độ chính là Nhà nước và Doanh nghiệp. Đối tượng chính của quản lý chất lượng là các
sản phẩm của tổ chức như hàng hóa, dịch vụ…

5


1.1.2 Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng
Chất lượng cơng trình xây dựng là tập hợp các đặc tính kỹ thuật của cơng trình xây
dựng được xác định thơng qua kiểm tra, đo đạc, thí nghiệm, kiểm định thỏa mãn các
yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật, mỹ thuật của cơng trình và phù hợp với các
quy định pháp luật có liên quan, các quy chuẩn, tiêu chuẩn, yêu cầu của thiết kế, điều
kiện kỹ thuật được áp dụng cho cơng trình.
1.2 Tổng quan về quản lý chất lượng cơng trình thủy lợi, thủy điện
1.2.1 Tình hình phát triển các đập thủy lợi, thủy điện
Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Các
nguồn lực dành cho đầu tư xây dựng các cơng trình thủy lợi, thủy điện rất được quan
tâm, hàng năm đều có những cơng trình mới được đưa vào vận hành khai thác như
thủy điện Sơn La khởi công tháng 12 năm 2005, đưa tổ máy 1 vào vận hành tháng 12
năm 2010 và sau đó cứ 4 tháng lại có 1 tổ máy tiếp theo đi vào hoạt động, khánh thành

tháng 12 năm 2012. thủy điện Bản chát khởi công tháng 1 năm 2006 đưa tổ máy 1 vận
hành tháng 2 năm 2013. Thủy điện Lai Châu khởi công tháng 1 năm 2010 đưa tổ máy
1 vào vận hành tháng 12 năm 2015, hoàn thành cả dự án dự kiến vào cuối năm
2016.Thủy điện Trung Sơn khởi công tháng 11 năm 2012 dự kiến đưa tổ máy 1 vào
vận hành cuối năm 2016…Các cơng trình đưa vào vận hành đã phần nào đáp ứng được
nhu cầu phụ tải điện, góp phần phát triển kinh tế của đất nước. Một số cơng trình điển
hình đã được xây dựng trong nhưng năm qua theo thống kê như sau:
Bảng 1.1Thống kê một số cơng trình thủy lợi điện thủy lợi điển hình
TT

Tên cơng trình và các thơng số cơ bản

Hình thức, kích thước đập

1

Thủy điện Sê San 3: Cơng suất lắp máy 260 Đập bê tông trọng lực; chiều cao
MW; Địa điểm xây dựng: Chư Pảh – Gia Lai; lớn nhất: 77m
Khởi cơng 6/2002, hồn thành 2006

2

Thủy điện Tun Quang: Công suất lắp máy Đập đá đổ, bản mặt bê tông cốt
342 MW; Địa điểm xây dựng: Nà Hang- Tuyên thép; chiều dài đỉnh đập 717,9m;
Quang; Khởi công 12/2002, hoàn thành 2007
chiều cao lớn nhất 92,2m

3

Thủy điện A Vương: Công suất lắp máy 210 Đập bê tông trọng lực thi công

MW; Địa điểm xây dựng: Đông Giang – Quảng theo công nghệ bê tông đầm lăn;

6


Nam; Khởi cơng 8/2003, hồn thành 5/2008

chiều dài đỉnh đập 228,1m; chiều
cao lớn nhất 80m.

4

Thủy điện Plei Krông: Công suất lắp máy 110 Đập bê tông trọng lực thi công
MW; Địa điểm xây dựng: Sa Thầy – Kon Tum; theo cơng nghệ bê tơng đầm lăn;
Khởi cơng 11/2003, hồn thành 2010
chiều dài đỉnh đập 495m; chiều
cao lớn nhất 71m.

5

Thủy điện Sê San 4: Công suất lắp máy 330 Đập bê tông trọng lực thi công
MW; Địa điểm xây dựng: Iagrai – Gia Lai; theo công nghệ bê tông đầm lăn;
Khởi cơng 11/2004, hồn thành 3/2010
chiều cao lớn nhất 74m.

6

Hồ Cửa Đạt: Công suất lắp máy 97 MW; Địa Đập đá đổ, bản mặt bê tông cốt
điểm xây dựng: Thường Xuân - Thanh Hóa; thép; chiều dài đỉnh đập 1023m;
Khởi cơng 2/2004, hồn thành 11/2010

chiều cao lớn nhất 118m

7

Thủy điện sơng Ba Hạ: Công suất lắp máy 220 Đập đất đồng chất, chiều dài đỉnh
MW; Địa điểm xây dựng: Phú Yên; Khởi cơng đập 1357m; chiều cao lớn nhất
4/2004, hồn thành 2008
45,5m

8

Thủy điện đồng Nai 3: Công suất lắp máy 180 Đập bê tông trọng lực thi công
MW; Địa điểm xây dựng: Bảo Lâm – Lâm theo công nghệ bê tông đầm lăn;
Đồng; Khởi cơng 12/2004, hồn thành 2011
Chiều dài đỉnh đập 586,4 chiều
cao lớn nhất 108m.

9

Thủy điện Bản Vẽ: Công suất lắp máy 300 Đập bê tông trọng lực thi công
MW; Địa điểm xây dựng: Tương Dương – Nghệ theo cơng nghệ bê tơng đầm lăn;
An; Khởi cơng 2004, hồn thành 2009
Chiều dài đỉnh đập 509 chiều cao
lớn nhất 137m.

10

Thủy điện đồng Nai 4: Công suất lắp máy 340 Đập bê tông trọng lực thi công
MW; Địa điểm xây dựng: Đắk Glong – Đắc theo công nghệ bê tông đầm lăn;
Nông và Bảo Lộc – Lâm Đồng; Khởi công chiều cao lớn nhất 68m.

12/2004, hoàn thành 2/2013

11

Thủy điện An Khê - Kanak: Công suất lắp Đập đá đổ, bản mặt bê tông cốt
máy 173 MW; Địa điểm xây dựng: An Khê - thép; chiều dài đỉnh đập 717,9m;
Gia Lai; Khởi cơng 11/2005, hồn thành 2011
chiều cao lớn nhất 92,2m

12

Thủy điện Sơn La: Công suất lắp máy 2400 Đập bê tông trọng lực thi công
MW; Địa điểm xây dựng: Mường La – Sơn La; theo công nghệ bê tông đầm lăn;
Khởi cơng 12/2005, hồn thành 12/2012
Chiều dài đỉnh đập 961,6m, chiều
cao lớn nhất 138,1m.

13

Thủy điện Bản Chát: Công suất lắp máy 220 Đập bê tông trọng lực thi công

7


MW; Địa điểm xây dựng: Mường La – Sơn La theo công nghệ bê tông đầm lăn;
và Than Uyên – Lai Châu; Khởi công 1/2006, Chiều dài đỉnh đập 267m chiều
hồn thành 12/2015
cao lớn nhất 104m.
14


Thủy điện Huội Quảng: Cơng suất lắp máy Đập bê tông trọng lực; Chiều dài
520 MW; Địa điểm xây dựng: Mường La – Sơn đỉnh đập 267m chiều cao lớn nhất
La; Khởi công 1/2006, dự kiến hồn thành 2016 104m.

15

Thủy điện Sơng Tranh 2: Cơng suất lắp máy
190 MW; Địa điểm xây dựng: Bắc Trà My –
Quảng Nam; Khởi cơng 1/2006, hồn thành
12/2015

16

Thủy điện Nậm Chiến: Cơng suất lắp máy 200 Đập vịm bê tơng ; Chiều dài đỉnh
MW; Địa điểm xây dựng: Mường La – Sơn La; đập 282,5m chiều cao lớn nhất
Khởi công 12/2007, hồn thành 2013
135m.

17

Thủy điện Hủa Na: Cơng suất lắp máy 180 Đập bê tông trọng lực; Chiều dài
MW; Địa điểm xây dựng: Quế Phong – Nghệ đỉnh đập 366,9
An; Khởi cơng 3/2008, hồn thành 9/2013

18

Thủy điện Thượng Kon Tum: Công suất lắp Đập đá đổ, bản mặt bê tông cốt
máy: 220 MW; Địa điểm xây dựng : Kon Plông thép; chiều dài đỉnh đập 279m;
- Kon Tum; Khởi công 9/2009; Đang thi công


19

Thủy điện Sông Bung 4: Công suất lắp máy:
156 MW; Địa điểm xây dựng Nam Giang –
Quảng Nam; Khởi cơng 6/2010, hồn thành
2015

Đập bê tơng trọng lực thi công
theo công nghệ bê tông đầm lăn;
Chiều dài đỉnh đập 345m chiều
cao lớn nhất 114m.

20

Thủy điện Lai Châu: Công suất lắp máy 1200
MW; Địa điểm xây dựng: Nậm Nhùn – Lai
Châu; Khởi cơng 1/2011, dự kiến hồn thành
12/2016

Đập bê tông trọng lực thi công
theo công nghệ bê tông đầm lăn;
Chiều dài đỉnh đập 612m chiều
cao lớn nhất 137m.

21

Thủy điện Đồng Nai 5: Công suất lắp máy 150
MW; Địa điểm xây dựng: Bảo Lâm – Lâm
Đồng và Đắk R’Lấp – Đắk Nơng; Khởi cơng
12/2011, hồn thành 12/2015


Đập bê tơng trọng lực thi công
theo công nghệ bê tông đầm lăn;
Chiều dài đỉnh đập 450m chiều
cao lớn nhất 70m.

22

Thủy điện Trung Sơn: Công suất lắp máy: 250 Đập bê tông trọng lực thi cơng
MW; Địa điểm xây dựng: Quan Hóa – Thanh theo cơng nghệ bê tơng đầm lăn;
Hóa; Khởi cơng 11/2012, đang thi công
Chiều dài đỉnh đập 513m chiều
cao lớn nhất 84,5m.

8

Đập bê tông trọng lực thi công
theo công nghệ bê tông đầm lăn;
Chiều dài đỉnh đập 660m chiều
cao lớn nhất 96m.


1.2.2 Đánh giá tổng quan về quản lý chất lượng cơng trình thủy lợi, thủy điện
Đối với các cơng trình thủy lợi, thủy điện, sau khi xây dựng đưa vào vận hành, tuổi thọ
của cơng trình cũng như khả năng đáp ứng được yêu cầu tưới, tiêu, phát điện theo dự
án được duyệt sẽ phụ thuộc vào các giai đoạn: Lập thẩm định dự án, triển khai thực
hiện xây lắp cơng trình và quản lý trong q trình vận hành (quan trắc, bảo trì, duy tu
bảo dưỡng, sửa chữa…). Các giai đoạn thực hiện trên phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
nhiều chủ thể tham gia đảm bảo chất lượng cũng như tuổi thọ của cơng trình. Cơng tác
quản lý chất lượng cơng trình xây dựng bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng

trong các giai đoạn khảo sát, thiết kế, thi cơng, nghiệm thu, bảo hành, bảo trì và xử lý
sự cố cơng trình xây dựng.
Đối với giai đoạn đầu tư xây dựng cơng trình: Hoạt động đảm bảo chất lượng cơng
trình phụ thuộc vào q trình đầu tư xây dựng, từ bước chuẩn bị đầu tư đến bước thực
hiện đầu tư, công tác khảo sát thiết kế, thẩm định, phê duyệt và thi cơng xây dựng
cơng trình. Các yếu tố kỹ thuật như: Quy mơ cơng trình, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng
cho cơng trình (tiêu chuẩn khảo sát, thiết kế, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu…), vị
trí địa điểm xây dựng cơng trình, đặc điểm địa hình, địa chất thủy văn. Các chủ thể
tham gia vào dự án như: Tư vấn thiết kế, thẩm định dự án, thẩm tra thiết kế kỹ thuật,
các cơ quan quản lý nhà nước, Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, Tư vấn giám sát xây
dựng, kiểm định dự án, các nhà thầu thi cơng xây dựng cơng trình…Các chế độ chính
sách trong cơng tác quản lý xây dựng, tiền vốn đầu tư và các yếu tố xã hội khác tác
động đến dự án.
Đối với giai đoạn vận hành và bảo trì, duy tu sửa chữa cơng trình phụ thuộc vào các
yếu tố: Công tác tổ chức quản lý vận hành, bảo trì cơng trình xây dựng, các điều kiện
xã hội.
Cơng tác quản lý chất lượng cơng trình thủy lợi, thủy điện những năm vừa qua rất
được quan tâm, chú trọng. Các chủ thể tham gia vào dự án đã tuân thủ theo các nguyên
tắc chung trong quản lý chất lượng và trình tự quản lý chất lượng thi cơng xây dựng
theo các quy định hiện hành gồm:

9


Chủ đầu tư (đại diện là các ban QLDA): Công tác quản lý chất lượng của chủ đầu tư
những năm vừa qua được thực hiện tuân thủ theo các nghị định về quản lý chất lượng
cơng trình như: Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 (hết hiệu
lực ngày 15 tháng 4 năm 2013)[1]. Nghị định số 15/2013 ngày 6 tháng 2 năm 2013
(hết hiệu lực ngày 1 tháng 7 năm 2015)[2]. Hiện tại đang áp dụng theo Nghị định số
46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015[3]. Năng lực, kinh nghiệm của các chủ

đầu tư đáp ứng được các u cầu, những dự án có qui mơ lớn chủ đầu tư đều là những
đơn vị có đội ngũ cán bộ kỹ thuật có kỹ năng và tính chun nghiệp cao.
Tư vấn thiết kế (TVTK): Đối với những dự án thủy lợi thủy điện có quy mơ lớn và
vừa, chủ yếu được thực hiện bởi các đơn vị TVTK có bề dày kinh nghiệm như: Các
cơng ty cổ phần tư vấn xây dựng thủy lợi (HEC1; HEC2); các công ty cổ phần Tư vấn
xây dựng điện (PECC1; PECC2; PECC3; PECC4). Những dự án lớn có sử dụng cơng
nghệ mới ngồi các đơn vị tư vấn thiết kế uy tín trong nước cịn có sự trợ giúp của các
chun gia tư vấn của các nước có kinh nghiệm trong lĩnh vực cơng nghệ mới đó.
Tư vấn thẩm tra thiết kế: Công tác thẩm tra thiết kế các dự án thủy lợi. thủy điện chủ
yếu được thực hiện bởi các tổ chức gồm các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực này
như Hội đồng nghiệm thu nhà nước, các chuyên gia cao cấp của các Trường Đại học
Thủy lợi, Đại học xây dựng, các Viện nghiên cứu khoa học chuyên ngành…Những dự
có sử dụng cơng nghệ mới cịn được trợ giúp của các chuyên gia thẩm tra của các nước
có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cơng nghệ mới đó.
Tư vấn giám sát (TVGS): Đây là khâu quan trọng trong hoạt động quản lý chất lượng
cơng trình xây dựng, chất lượng cơng trình có được đảm bảo hay khơng phụ thuộc
nhiều vào đội ngũ TVGS. Chủ đầu tư (Ban QLDA) có thể tự tổ chức giám sát (nếu có
đủ năng lực) hoặc ký hợp đồng với các đơn vị TVGS có đủ năng lực để thực hiện các
công việc giám sát. Những dự án có sử dụng cơng nghệ mới cịn được trợ giúp của các
chun gia TVGS nước ngồi có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cơng nghệ mới đó.
Tư vấn kiểm định: Những năm vừa qua, Việt Nam đã có các tổ chức thực hiện chức
năng kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng được trang bi các thiết bị kiểm tra hiện

10


đại, đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm như Cục giám định nhà nước về chất lượng
cơng trình (thuộc Bộ Xây dựng), Viện khoa học cơng nghệ xây dựng…
Q trình thi cơng xây dựng: Có thể khảng định chất lượng cơng trình được đảm bảo
có sự đóng góp lớn từ công tác tổ chức thi công tuân thủ các quy trình thi cơng, thiết bị

thi cơng cơ giới của các nhà thầu xây dựng. Các cơng trình thủy lợi, thủy điện có quy
mơ lớn và vừa chủ yếu được thi cơng bởi các Tổng cơng ty lớn, có đội ngũ cán bộ và
công nhân nhiều kinh nghiệm, được đầu tư các thiết bị thi công cơ giới hiện đại, đồng
bộ, đã được chuyển giao công nghệ thi công từ những cơng trình lớn trước đó như
thủy điện Hịa Bình, thủy điện Yaly…
Quá trình tham gia quản lý chất lượng của các cơ quan quản lý nhà nước: Để đảm bảo
công tác quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình xây dựng, nhà nước đã thành lập
các Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước về cơng trình xây dựng để thực hiện kiểm tra
nghiệm thu hạng mục cơng trình, đưa cơng trình vào sử dụng. Hội đồng nghiệm thu
nhà nước được trợ giúp bởi tổ chuyên gia gồm các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh
vực xây dựng. Những cơng trình lớn, cơng trình quan trọng quốc gia có sự tham gia
của Ban chỉ đạo nhà nước về cơng trình xây dựng.
1.2.3 Sự cố cơng trình thủy lợi, thủy điện
Mặc dù cơng tác quản lý chất lượng cơng trình những năm vừa qua rất được chú trọng,
nhưng vẫn cịn có những cơng trình đang trong giai đoạn xây dựng hoặc khi đưa vào
vận hành đã xuất hiện những sự cố gây lo ngại cho xã hội và người dân. Nguyên nhân
của những sự cố trên được xác định gồm cả yếu tố khách quan, như ảnh hưởng của
thiên tai, mưa lũ… nhưng nguyên nhân chính vẫn là do yếu tố chủ quan của các chủ
thể tham ra dự án từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khâu kết thúc dự án (Chủ đầu tư, tư vấn,
nhà thầu thi cơng…) Có thể điểm qua một số sự cố cơng trình thủy lợi, thủy điện đã
xảy ra trong những năm vừa qua như sau:
Sự cố vỡ đập đá đắp đầm nén xây dở khi tháo lũ thi cơng của đập chính Cửa Đạt,
Thanh Hóa ngày 4 tháng 10 năm 2007, do lũ vượt thiết kế gây thiệt hại lớn về kinh tế.

11


Sự cố vỡ đập thủy điện Đăk Mek 3 thuộc xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon
Tum ngày 22 tháng 11 năm 2012, đập bị vỡ chỉ do sự va chạm của một chiếc xe tải,
như vậy có thể thấy vấn đề về chất lượng thi công.

Sự cố vỡ đập thủy điện Đak Rông 3 thuộc xã Tả Long, huyện Đak Rông tỉnh Quảng
Trị ngày 7 tháng 10 năm 2012 chỉ sau khoảng nửa tháng nghiệm thu phát điện mà
ngun nhân chính là do cơng tác kiểm sốt chất lượng bê tông không đạt yêu cầu,
trong thành bê tông có lẫn cả gỗ mục và đất.
Sự cố vỡ đập thủy điện Ia Krel 2 tại xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai lần thứ
nhất xảy ra trong thới gian đang thi công ngày 12 tháng 6 năm 2013, lần thứ hai xảy ra
ngày 1 tháng 8 năm 2014.

Hình1.1Vỡ đập thủy điện Đak Rơng 3 – nguồn ảnh trên Internet
Sự cố rò rỉ nước tại khe co giãn đập bê tơng đầm lăn của cơng trình thủy điện Sông
Tranh 2 xảy ra tháng 3 năm 2012, đây là cơng trình thủy điện có đập cao 96m, dung
tích hồ hàng tỷ mét khối nước, do vậy khi xảy ra rị rỉ nước với lưu lượng khoảng 30
lít/giây đã làm cho hơn 31.000 dân thuộc 4 huyện gồm Bắc Trà My, Nông Sơn, Tiên
Phước, Hiệp Đưc của tỉnh Quảng Nam đang sinh sống ở hạ lưu đập hoang mang.Về
nguyên nhân rò rỉ nước theo đánh giá của Cục giám định nhà nước về chất lượng cơng
trình xây dựng, chủ yếu là do lỗi thiết kế đã không đặt đường ống thoát nước kết nối từ
dãy tầng hầm bên trái với dãy tầng hầm bên phải về phía hạ lưu, do vậy lượng nước rò

12


rỉ khơng được thu vào hệ thống rãnh thốt nước mà được chảy qua khe co giãn về phía
hại lưu đâp.

Hình1.2 Rị rỉ nước đập BTĐL thủy điện Sơng tranh 2 – nguồn ảnh trên Internet
Mới đây nhất là sự cố bục cửa van số 2 hầm dẫn dịng cơng trình thủy điện Sơng Bung
2 xảy ra ngày 13 tháng 9 năm 2016 khiến nước chảy ồ ạt xuống hạ lưu. Nguyên nhân
của sự cố này đang được các cơ quan chức năng phân tích đánh giá. Sự cố này làm
thiệt hại về người, thiết bị thi công và chắc chắn sẽ làm cơng trình chậm phát điện ít
nhất 1 năm gây thiệt hại lớn về kinh tế.

1.3 Tổng quan về quản lý chất lượng bê tông đầm lăn ở Việt Nam
1.3.1 Tổng quan về bê tông đầm lăn
Bê tông đầm lăn (BTĐL) hay (Roller Compacted Concrete - RCC) là bê tơng khơng có
độ sụt, sử dụng ít chất kết dính (xi măng + phụ gia khống), hàm lượng xi măng thấp.
Các loại vật liệu sử dụng cho BTĐL tương tự như bê tông thường. BTĐL được tạo
thành bởi một hỗn hợp gồm cốt liệu nhỏ (như cát tự nhiên hoặc cát xay từ đá, cốt liệu
thô (như cuội sỏi, đá dăm, dăm sỏi…, xi măng (có thể là xi măng poóc lăng PC hoặc xi
măng poóc lăng hỗn hợp PCB), phụ gia hoạt tính (như tro bay được tuyển từ tro thải ra
của các nhà máy nhiệt điện hoặc puzơlan thiên nhiên nghiền mịn), nước và phụ gia
hóa học (chủ yếu dùng là phụ gia chậm ninh kết hoặc phụ gia giảm nước và chậm ninh
kết). Khác với bê tông thường, BTĐL sau khi trộn đều, vận chuyển đến mặt đập bằng
13


băng tải, ô tô tự đổ hoặc kết hợp cả băng tải và ô tô tự đổ, rải san từng lớp bằng máy ủi
hoặc máy san, được đầm nén bằng lu rung. Dưới tác dụng của tải trọng lăn ép và chấn
động rung, bê tông được đầm chặt. Công tác đầm chặt BTĐL được thực hiện trong
khoảng thời gian hỗn hợp bê tông chưa bắt đầu ninh kết.
Công nghệ BTĐL thích hợp cho các cơng trình bê tơng khối lớn, hình dáng khơng
phức tạp, diện tích khối bê tơng đủ lớn để các thiết bị cơ giới như ô tô tự đổ, máy ủi,
máy san, lu rung, xe hút chân không, máy đánh xờm và các thiết bị thi công cơ giới
khác có thể làm việc được như đập bê tông trọng lực, đê biển, đê sông, đường giao
thông… Việc đầm lèn bê tông bằng lu rung cho phép sử dụng hỗn hợp bê tơng khơ
(khơng có độ sụt), ít chất kết dính hơn so với bê tơng thường. nhờ vậy, đối với một số
đập BTĐL đã đẩy nhanh tiến độ thi cơng với chi phí rẻ hơn so với dùng cơng nghệ đổ
bê tơng truyền thống. Ngồi ra, thi cơng BTĐL có mức độ cơ giới hóa cao, tốc độ thi
công nhanh, đặc biệt là với các đập lớn, làm cho cơng trình sớm được đưa vào khai
thác, mang lại hiệu quả kinh tế. Cụ thể trên các phương diện sau:
Đẩy nhanh tiến độ thi công:
So với đập bê tông thường, đập BTĐL được thi công với tốc độ cao hơn do có thể

dùng ơ tơ tự đổ hoăc băng tải để vận chuyển bê tông từ trạm trộn ra mặt đập, dùng
máy ủi để san gạt, máy lu rung để đầm lèn, máy cắt để cắt tạo khe co giãn, máy đánh
xờm để xử lý khe thi công. Các lớp bê tông được đổ liên tục, xong lớp này đến lớp tiếp
theo, do BTĐL sử dụng hàm lượng xi măng thấp nên nhiệt thủy hóa trong khối bê tông
thấp, do vậy không phải chờ khối đổ hạ nhiệt mới thi công tiếp. Tại đập BTĐL thủy
điện Sơn La đạt khối lượng thi công từ 120.000m3 đến 180.000m3/tháng, thủy điện Lai
Châu đã đạt kỷ lục nâng chiều cao đập lên đến 27,9m trong một tháng. Nếu so sánh
đập BTĐL với đập đắp vật liệu địa phương (như đập đất, đập đá đổ) có cùng chiều
cao, khối lượng thi cơng của đập BTĐL nhỏ hơn rất nhiều, quy trình thi công đồng bộ
và đơn giản, nên thi công nhanh hơn. Cơng trình đập càng cao, khối lượng thi cơng bê
tơng càng lớn thì hiệu quả kinh tế của đập BTĐL càng lớn so với bê tông thông
thường và đập đắp vật liệu địa phương.
Giảm giá thành xây dựng:

14


Theo các tính tốn tổng kết từ các cơng trình đã xây dựng như thủy điện Sơn La, thủy
điện Lai Châu, giá thành đập BTĐL rẻ hơn so với đập bê tơng thi cơng bằng cơng
nghệ truyền thống, trong đó hạ giá thành do giảm lượng sử dụng chất kết dính trong
cấp phối và chi phí nhân cơng san đầm từ 18% đến 20%, giảm khối lượng lắp dựng
tháo dỡ cốp pha từ 60% đến 80%, thời gian thi công được rút ngắn, do đó giảm được
chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng...
Giảm chi phí cho các cơng trình phụ trợ:
So với bê tơng thơng thường thi cơng đập BTĐL thời gian được rút ngắn và số nhân
công phục vụ giảm hơn do, vậy chi phí xây dựng lán trại, cơ sở hạ tầng (điện, nước...)
sẽ thấp hơn, chi phí cho kết cấu phụ trợ của đập BTĐL càng rẻ hơn khi so sánh với
phương án đập vật liệu địa phương, do khối lượng thi công đập vật liệu địa phương lớn
hơn nhiều so với đập BTĐL.
Giảm chi phí cho biện pháp thi cơng:

Thi cơng đập BTĐL có thể giảm chi phí dẫn dịng trong thời gian xây dựng và giảm
các thiệt hại, các rủi ro khi nước lũ tràn qua đê quai. Đối với đập BTĐL, hệ thống
kênh, cống dẫn dòng ngắn hơn so với đập vật liệu địa phương. Hơn nữa thời gian thi
công đập BTĐL ngắn, nên các cơng trình dẫn dịng thi cơng đập BTĐL được thiết kế
với tần suất lũ nhỏ hơn, thậm chí chỉ cần thiết kế để đáp ứng lưu lượng xả nước lớn
nhất theo mùa thay vì lưu lượng lớn nhất theo năm như đối với đập bê tông thông
thường và đập vật liệu địa phương. Vì vậy kích thước cống dẫn dòng của đập BTĐL
nhỏ hơn và chiều cao đê quây cho đập BTĐL cũng thấp hơn so với phương án đập bê
tông thường và đập vật liệu địa phương.
Tuy nhiên, cơng nghệ BTĐL có nhược điểm là địi hỏi trình độ thi cơng cao, đầu tư
thiết bị cơng nghệ thi cơng lớn, quy trình giám sát quản lý chất lượng nghiêm ngặt từ
các khâu thiết kế, chọn vật liệu đầu vào, quá trình trộn, vận chuyển vữa, quá trình san
đầm, bảo dưỡng...mới đạt được độ đồng đều về chất lượng của bê tông, đặc biệt là với
những công trình có diện tích mặt bằng thi cơng q lớn. ngoài ảnh hưởng của nguyên
nhân chủ quan như đã nêu ở trên còn ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố khách quan về
điều kiện tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm môi trường...
15


1.3.2 Tình hình phát triển bê tơng đầm lăn trên thế giới
Trên thế giới, bê tông đầm lăn được sử dụng từ những năm 60 của thế kỷ XX. Năm
1961 có đê qy tường tâm của đập Thạch Mơn ở Đài Loan, năm 1961- 1964 đập Alpe
Gera ở Italy đã sử dụng công nghệ BTĐL để thi công. Năm 1975 ở Pakistan cũng
dùng công nghệ BTĐL trong việc sửa chữa các cơng trình. đây cũng là những cơng
trình đầu tiên sử dụng công nghệ BTĐL.
Đến năm 1980-1984 ở Nhật Bản, Anh, Mỹ cũng đã xây dựng các đập BTĐL, năm
1986-1989 ở Trung Quốc xây dựng xong các đập BTĐL Khang Khẩu, Cầu Thiên
Sinh, Long Mơn Than, Phan Gia Khẩu…
Do tính hiệu quả về kinh tế kỹ thuật cao nên đã có rất nhiều cơng trình bê tơng đầm
lăn được xây dựng ở khắp nơi trên thế giới. Qua quá trình phát triển của công nghệ

xây dựng đập BTĐL, đến nay đã hình thành 3 trường phái chính về cơng nghệ BTĐL
trên thế giới đó là trường phái BTĐL của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc. Trung
Quốc mặc dù công nghệ BTĐL được áp dụng muộn hơn so với các nước phương Tây,
nhưng đến nay Trung Quốc đã trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về công nghệ này,
thể hiện qua những thơng số sau:
Trung Quốc là nước có số lượng đập bê tông đầm lăn được xây dựng nhiều nhất so với
các nước khác trên thế giới.
Trung Quốc là nước có số lượng đập cao nhiều nhất, trong đó đập cao nhất đã được
ứng dụng công nghệ bê tông đầm lăn là đập Long Than cao 192m, khởi công năm
2001 khối lượng BTĐL 8.000.000 m3.
Trung Quốc đã phát minh ra bê tơng biến thái theo đó đã đưa tỷ lệ về khối lượng
BTĐL trên tổng khối lượng bê tông đập cao nhất thế giới. Trình độ thiết kế đập BTĐL
được thể hiện thông qua tỷ lệ này.Trung Quốc cũng là nước đầu tiên trên thế giới đã áp
dụng công nghệ BTĐL vào đập vòm.
Về số lượng đập BTĐL đã được xây dựng trên thế giới đến nay khoảng trên 300 đập
với tổng khối lượng đã thi công lên đến hàng trăm triệu khối BTĐL. Từ khi ra đời cho

16


đến nay, việc xây dựng đập BTĐL đã và đang phát triển theo các hướng chính cụ thể
như sau:
Bê tơng đầm lăn nghèo chất kết dính, hàm lượng chất kết dính sử dụng trong cấp phối
bê tơng nhỏ hơn 99kg/m3do USACE phát triển dựa trên công nghệ thi công đập đất.
Bê tơng đầm lăn có lượng chất kết dính trung bình, hàm lượng chất kết dính sử dụng
trong cấp phối bê tông từ 100 đến 149kg/m3.
Bê tông đầm lăn giàu chất kết dính, hàm lượng chất kết dính sử dụng trong cấp phối bê
tông lớn hơn 150kg/m3 được phát triển ở Anh. Việc thiết kế thành phần bê tông đầm
lăn được cải tiến từ bê tông thông thường và việc thi cơng dựa vào cơng nghệ thi cơng
đập đất.

Ngồi các hướng đã nêu trên, còn một hướng phát triển BTĐL khác đó là cơng nghệ
BTĐL của Nhật Bản RCD – (viết tắt của Japannese Roller Compacted Dams), đây là
công nghệ chuyển từ đập trọng lực bê tông thông thường sang sử dụng BTĐL. Theo
hướng này, hàm lượng sử dụng chất kết dính nằm giữa loại BTĐL có lượng chất kết
dính trung bình và loại BTĐL có lượng chất kết dính cao.
Sau hơn 50 năm ứng dụng công nghệ BTĐL trên thế giới, công nghệ này đã liên tục
được cải tiến cả về vật liệu chế tạo, kỹ thuật thi công. Cho tới nay đập BTĐL được xây
dựng ở nhiều nước trên thế giới, ở những nơi có nhiệt độ mơi trường từ rất thấp cho
đến rất cao và cả ở những vùng thường xun có mưa lớn.
Ngồi việc áp dụng cho các đập thủy lợi, thủy điện, BTĐL cũng được ứng dụng trong
xây dựng mặt đường, sân bãi. BTĐL lần đầu tiên được áp dụng để thi công mặt đường
là ở Canada vào năm 1976 tại Caycus trên đảo Vancouver với tổng diện tích xây dựng
36.000m2. Cho đến nay đã có rất nhiều đường giao thơng và sân bãi được xây dựng
bằng công nghệ BTĐL ở các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản…
Bê tơng đầm lăn cịn được áp dụng cho các kết cấu khác, năm 1986 cầu treo lớn nhất
thế giới Akashi được xây dựng tại Nhật Bản. Cây cầu này nối liền đảo Shikoku với
chiều dài nhịp giữa hai tháp chính 1960m, khối lượng khoảng 200.000 m3.

17


×