Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu giải pháp kiểm soát chi phí trong quá trình thực hiện dự án xây dựng kè hồ ở huyện thuận thành tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 98 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Nội dung lời cam đoan của học viên.
Học viên xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân học viên. Các kết
quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ
một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu
có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Nguyễn Lượng

i


LỜI CÁM ƠN
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Xây dựng với đề tài: “NGHIÊN CỨU GIẢI
PHÁP KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG Q TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN XÂY
DỰNG KÈ HỒ Ở HUYỆN THUẬN THÀNH – TỈNH BẮC NINH” được tác giả hồn
thành với sự giúp đỡ của Phịng Đào tạo Đại học và Sau Đại học, Khoa Công trình Trường Đại học Thủy Lợi, cùng các thầy cơ giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Tác giả xin cám ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Trọng Tư đã trực tiếp hướng dẫn,
giúp đỡ tận tình cho học viên trong quá trình thực hiện Luận văn này.
Với thời gian và trình độ cịn hạn chế, luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu
sót, tác giả mong nhận được hướng dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cơ giáo,
của đồng nghiệp.

Tác giả luận văn

Nguyễn Lượng

ii



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ........................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ........ viii
MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SỐT CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH. ............................................................................. 4
1.1
Q trình phát triển nghiên cứu về kiểm sốt chi phí dự án đầu tư xây dựng
cơng trình trên Thế giới và Việt Nam..............................................................................4
1.1.1

Kiểm sốt chi phí dự án đầu tư xây dựng cơng trình trên Thế Giới...................4

1.1.2

Nghiên cứu quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam .......................5

1.2

Khái niệm kiểm sốt chi phí dự án đầu tư xây dựng cơng trình .........................5

1.2.1

Khái niệm dự án, dự án đầu tư xây dựng cơng trình ..........................................5

1.2.2


Khái niệm chi phí dự án đầu tư xây dựng ..........................................................6

1.2.3

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình: ......................................................6

1.2.4

Kiểm sốt chi phí đầu tư xây dựng cơng trình ...................................................6

1.3

Đặc điểm về kiểm sốt chi phí trong quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
7

1.3.1

Kiểm sốt chi phí ở giai đoạn thực hiện đầu tư ..................................................7

1.3.2

Kiểm sốt chi phí ở giai đoạn thực hiện dự án ...................................................8

1.4

Thực trạng cơng tác kiểm sốt chi phí dự án ở Việt Nam ................................10

1.4.1


Khó khăn kiểm sốt chi phí khi quy định về luật cịn nhiều bất cập ................11

1.4.2

Kiểm sốt chi phí ở giai đoạn lập dự án vẫn chưa sát với thực tế ....................14

1.4.3 Khó kiểm sốt chi phí khó khăn khi các dự án đầu tư dàn trải, tiến độ thi cơng
dự án chậm trễ, kéo dài. .................................................................................................15
1.4.4 Tình trạng thất thốt, lãng phí chi phí đầu tư diễn ra trong tất cả các giai đoạn
của quá trình đầu tư. ......................................................................................................17
Kết luận chương 1 .........................................................................................................19
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU KIỂM SỐT CHI PHÍ
TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN .......................................................................................20
2.1

Cơ sở lý luận về kiểm soát quản lý chi phí trong xây dựng. ............................20

2.1.1

Sự cần thiết phải kiểm sốt chi phí...................................................................20

iii


2.1.2

Mục đích và yêu cầu quản lý chi phí ............................................................... 20

2.1.3


Điều kiện cần thiết để kiểm sốt chi phí .......................................................... 20

2.2

Cơ sở pháp lý kiểm sốt chi phí trong dự án xây dựng .................................... 21

2.2.1

Tổng mức đầu tư .............................................................................................. 21

2.2.2

Xác định các thành phần chi phí của tổng mức đầu tư: ................................... 23

2.2.3

Điều chỉnh dự tốn xây dựng cơng trình .......................................................... 37

2.2.4

Dự tốn gói thầu xây dựng ............................................................................... 38

2.2.5

Quản lý định mức xây dựng ............................................................................. 38

2.2.6

Quản lý giá xây dựng cơng trình ...................................................................... 39


2.2.7

Quản lý chi phí tư vấn đầu tư xây dựng ........................................................... 40

2.2.8

Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơng trình ..................................................... 40

2.3
dựng

Các nhân tố ảnh hưởng đến các giải pháp kiểm sốt chi phí trong dự án xây
42

2.3.1

Khi lập tổng mức đầu tư xây dựng cơng trình ................................................. 42

2.3.2

Kiểm sốt chi phí theo thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công XDCT ....... 42

2.3.3 Kiểm sốt chi phí khi đấu thầu, ký kết hợp đồng và thanh tốn hợp đồng xây
dựng cơng trình ............................................................................................................. 43
2.3.4

Kiểm sốt chi phí khi kết thúc xây dựng đưa cơng trình vào khai thác sử dụng
44

2.4


Giải pháp kiểm sốt chi phí dự án đầu tư xây dựng ......................................... 44

2.4.1

Kiểm sốt giá thành dự án ................................................................................ 44

2.4.2

Khống chế giá thành dự án............................................................................... 47

2.4.3

Phương pháp giá trị thu được ........................................................................... 50

2.4.4

Dự báo giá thành .............................................................................................. 51

2.4.5

Các ngưỡng khống chế giá thành trong thi cơng xây dựng cơng trình ............ 52

2.4.6

Giám sát đơn giá .............................................................................................. 53

2.4.7

Giám sát khối lượng ......................................................................................... 54


Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 57
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG DỰ ÁN
XÂY DỰNG KÈ HỒ Ở HUYỆN THUẬN THÀNH - TỈNH BẮC NINH .............. 58
3.1

Giới thiệu chung về cơng trình ......................................................................... 58

3.1.1

Thơng tin chung về dự án................................................................................. 58

iv


3.1.2

Vị trí địa lý .......................................................................................................59

3.2

Hiện trạng cơng trình: .......................................................................................60

3.2.1

Diễn biến lịng dẫn của đoạn sơng trong những năm gần đây. ........................60

3.2.2

Hiện trạng kè Hồ đoạn từ K31+940-:-K32+320 đê hữu Đuống. .....................61


3.3

Các phương án và giải pháp kỹ thuật: ..............................................................63

3.3.1

Lựa chọn giải pháp kỹ thuật : ...........................................................................63

3.3.2

Lựa chọn biện pháp công trình : .......................................................................63

3.4

Thực trạng kiểm sốt chi phí trong quản lý xây dựng Tỉnh Bắc Ninh. ............69

3.4.1

Đánh giá kết quả đạt được ................................................................................69

3.4.2

Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân ............................................................70

3.4.3

Tồn tại ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư : ................................................................70

3.4.4


Tồn tại của phương án thiết kế .........................................................................71

3.4.5

Tồn tại ở cơng tác thẩm tra, thẩm định dự tốn, thiết kế..................................73

3.4.6

Tồn tại ở công tác đấu thầu ..............................................................................73

3.4.7

Tồn tại ở khâu giám sát thi công xây dựng ......................................................74

3.4.8

Tồn tại trong công tác thanh quyết toán ...........................................................75

3.4.9

Một số các tồn tại khác .....................................................................................75

3.5
Đề xuất giải pháp kiểm sốt quản lý chi phí ở dự án xây dựng Kè Hồ ở Huyện
Thuận Thành – Tỉnh Bắc Ninh. .....................................................................................76
3.5.1

Kiểm sốt chi phí theo đơn giá xây dựng .........................................................76


3.5.2

Kiểm sốt quản lý chi phí theo khối lượng ......................................................78

3.5.3

Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong đầu tư xây dựng ........................80

3.5.4 Tăng cường kiểm tra giám sát trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu
tư xây dựng cơng trình...................................................................................................82
3.5.5

Thực hiện tốt việc thanh quyết tốn vốn đầu tư xây dựng cơng trình ..............86

Kết luận chương 3 .........................................................................................................87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................90

v


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2. 1 Sơ đồ khống chế giá thành ............................................................................ 48
Hình 2. 2 Sơ đồ chỉ tiêu khống chế giá thành ............................................................... 48
Hình 2. 3 Các phương pháp khống chế giá thành ......................................................... 49
Hình 2. 4 Sơ đồ khống chế giá theo phương pháp truyền thống ................................... 49
Hình 2. 5 Sơ đồ phương pháp giá trị thu được .............................................................. 50
Hình 2. 6 Nội dung giám sát giá thành thi cơng xây dựng cơng trình .......................... 53
Hình 2. 7 Trình tự xác nhận khối lượng của giám sát ................................................... 55
Hình 2. 8 Sơ đồ giám sát thay đổi khối lượng............................................................... 56

Hình 3. 1 Vị trí xây dựng kè Hồ .................................................................................... 60
Hình 3. 2 Khu vực đầu kè (C7) ..................................................................................... 61
Hình 3. 3 Khu dân cư đoạn đầu kè ................................................................................ 62
Hình 3. 4 Cung sạt mái đoạn C7- :- C12 ăn sâu vào khu dân cư và bối ....................... 62
Hình 3. 5 Mặt bối đoạn C10- :- C26 ............................................................................. 62
Hình 3. 6 Khu vực cuối kè (C26) .................................................................................. 63
Hình 3. 7 Thiết kế mặt cắt ngang Kè Hồ tại mặt cắt C10 ............................................. 68

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1 Đầu tư dàn trải thể hiện ngay trong kế hoạch hàng năm ..............................15
Bảng 1. 2 Dự án thiếu thủ tục đầu tư .............................................................................16
Bảng 1. 3 Cơng trình đầu tư dở dang ............................................................................16
Bảng 2. 1 Tiên lượng Cơng trình Kè Hồ đoạn từ K31+940 -:- K32+320 .....................47
Bảng 2. 2 Các phương pháp tính tốn dự báo giá thành ...............................................51
Bảng 2. 3 Phân biệt Đơn giá cố định và Đơn giá điều chỉnh ........................................54
Bảng 3. 1 Hệ số an tồn cơng trình ...............................................................................59
Bảng 3. 2 Tổng hợp một số cơng trình xây dựng tu bổ đê kè hàng năm.......................69
Bảng 3. 3 Bảng giá nhân công theo tháng .....................................................................78

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
ĐHTL Đại học Thủy lợi
IEEE Institute of Electrical and Electronics Engineers
LVThS Luận văn Thạc sĩ
XDCT Xây dựng cơng trình

TKKT Thiết kế kỹ thuật
TK BVTC Thiết kế bản vẽ thi công
GPMB Giải phóng mặt bằng
PTNT Phát triển nơng thơng
UBND Ủy ban nhân dân
ĐTXDCT Đầu tư xây dựng cơng trình
KSCP Kiểm sốt chi phí
GCNĐKĐT Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
HSMT Hồ sơ mời thầu

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhằm đáp ứng được nhu cầu của phát triển kinh tế bền vững và tốc độ phát triển ngày
càng cao của đất nước thì trong q trình tiến hành xây dựng các cơng trình khơng
những cần phải đảm bảo chất lượng mà cịn phải tiết kiệm được tối đa chi phí. Vì vậy,
việc tính đúng, tính đủ các loại chi phí xây dựng và áp dụng các biện pháp giảm thiếu
chi phí xây dựng cần được xem xét kỹ lưỡng. Trong đó, việc kiểm sốt chi phí trong
q trình quản lý chi phí xây dựng cho các cơng trình ở Việt Nam hiện nay mặc dù là
một vấn đề quan trọng nhưng vẫn cịn tồn tại nhiều bất cập. Vì vậy, cần nghiên cứu
việc kiểm sốt chi phí trong quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng cơng trình và đề
xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả của công tác này. Đề tài luận văn không chỉ
dừng ở việc nghiên cứu kiểm sốt chi phí trong quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng
cơng trình mà cịn hướng tới việc ứng dụng kiểm sốt chi phí trong q trình thực hiện
đầu tư xây dựng, xác định chi phí cho dự án đầu dư xây dựng cơng trình: Sửa chữa,
nâng cấp một số đoạn cấp bách kè Hồ. Trong những năm tới đây nhằm phục vụ tốt
cơng tác phịng chống thiên tai của tỉnh Bắc Ninh Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh yêu
cầu khẩn trương lập phương án xây dựng nhằm sửa chữa, nâng cấp một số đoạn cấp

bách kè Hồ. Tuy nhiên, cơng trình kè có nguồn vốn đầu tư lớn, do vậy chưa kiểm soát
được chi phí phát sinh hợp lý tại từng giai đoạn triển khai đầu tư và còn nhiều hạn chế
trong việc tổ chức thơng tin phục vụ kiểm sốt, các phương án kiểm soát, các bước
thực hiện nhằm kiểm soát tốt chi phí xây dựng….nên chưa phát huy hết lợi ích và hiệu
quả của cơng tác kiểm sốt chi phí, do đó chưa tận dụng hết nguồn lao động và tiềm
lực sẵn có nhằm nâng cao cơng tác sử dụng tốt nguồn vốn ngân sách nhà nước. Để
việc sử dụng chi phí xây dựng dự án tiết kiệm đạt hiệu quả cao tránh lúng phí và thất
thốt vốn ngân sách... vấn đề kiểm sốt chi phí xây dựng dự án một vấn đề quan trọng
cần xem xét kỹ lưỡng. Đồng thời, việc đề xuất các giải pháp để nâng cao công tác
kiểm sốt chi phí, giúp Chủ đầu tư có thể quản lý tốt các chi phí xây dựng trong q
trình chuẩn bị cũng như triển khai thực hiện các dự án là điều rất cần thiết.

1


2. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng kiểm sốt quản lý chi phí trong quản lý chi phí dự án
đầu tư xây dựng cơng trình, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác
này và ứng dụng cho dự án đầu tư xây dựng: Sửa chữa, nâng cấp một số đoạn cấp bách
kè Hồ ở huyện Thuận Thành Tỉnh Bắc Ninh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kiểm tra, giám sát chi phí trong quản lý
chi phí dự án đầu tư xây dựng cơng trình và ứng dụng cho dự án đầu tư xây dựng cơng
trình sửa chữa, nâng cấp một số đoạn cấp bách kè Hồ.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu các mặt hoạt động có liên quan đến cơng tác kiểm tra,
giám sát chi phí trong quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng cơng trình và ứng dụng
cho dự án đầu tư xây dựng cơng trình sửa chữa, nâng cấp một số đoạn cấp bách kè Hồ.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cách tiếp cận
- Thu thập tài liệu.
- Tìm hiểu về cơ sở lý luận của kiểm sốt chi phí vào quản lý chi phí dự án đầu tư xây
dựng cơng trình.
- Đánh giá thực trạng kiểm tra, giám sát chi phí vào quản lý chi phí dự án đầu tư xây
dựng cơng trình.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của kiểm soát chi phí vào quản lý chi phí
dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
- Ứng dụng cho dự án đầu tư xây dựng cơng trình sửa chữa, nâng cấp một số đoạn cấp
bách kè Hồ.

2


4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng và nội dung
nghiên cứu của đề tài trong điều kiện Việt Nam hiện nay, đó là: Phương pháp kế thừa;
Phương pháp đối chiếu với văn bản pháp quy; Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế;
Phương pháp thống kê; Phương pháp phân tích, so sánh ; và một số phương pháp kết
hợp khác.

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KIỂM SỐT CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH.
1.1 Q trình phát triển nghiên cứu về kiểm sốt chi phí dự án đầu tư xây dựng
cơng trình trên Thế giới và Việt Nam.
1.1.1 Kiểm sốt chi phí dự án đầu tư xây dựng cơng trình trên Thế Giới

Trong cơ chế thị trường hiện nay thì trên Thế giới thay vì việc phải quản lý chi phí
theo mệnh lệnh của các cơ quan hành chính Nhà nước là một đội ngũ các tổ chức tư
vấn quản lý chi phí, các kỹ sư định giá có đủ điều kiện năng lực để kiểm soát giúp chủ
đầu tư.
Ở các nước khác nhau, việc thực hiện cơ chế quản lý chi phí ở các cấp độ khác nhau
dưới hình thức quản lý gián tiếp thơng qua quy chuẩn, tiêu chuẩn, chính sách Nhà
nước… là chủ yếu. Nhà nước lấy hiệu quả của dự án là mục tiêu quản lý. Nói như vậy
khơng có nghĩa là Nhà nước “khơng can dự” mà Nhà nước thực hiện quản lý thông
qua cơ chế thị trường.
Có thể nêu ra dưới đây một số ví dụ mang tính chất điển hình của phương thức quản lý
này. Ở Mỹ, các định mức, tiêu chuẩn do các Cơng ty tư vấn có danh tiếng biên soạn,
cung cấp cho thị trường tham khảo. Việc tính giá xây dựng cơng trình do cơng ty định
giá chun nghiệp đảm nhận.
Ở Anh lĩnh vực tư vấn quản lý chi phí rất phát triển, trong đó phải kể đến tập đoàn
DAVIS LANGDON & SEAH lớn nhất thế giới về quản lý chi phí/tiên lượng dự tốn
với hơn 3000nhân viên, hoạt động trên 85 quốc gia. Ở Việt Nam DAVIS LANGDON
& SEAH Việt Nam đã có 10 năm hoạt động lĩnh vực kiểm sốt chi phí ở Việt Nam.
Những dự án lớn như: VTV Centre, khách sạn Horison - Hà Nội, International
Financial Tower - Hồ Chí Minh cao 300m… đều do DAVIS LANGDON & SEAH
Việt Nam thực hiện…
Trung Quốc thì đặc biệt coi trọng quản lý chi phí ngay từ khâu dự án. Nguyên tắc xác
định và khống chế chi phí trong suốt quá trình xây dựng theo phương châm: “Lượng
thống nhất - Giá chỉ đạo - Phí canh tranh”. Hiện Trung Quốc vẫn đang thực hiện cơ

4


chế kết hợp giám sát nhà nước giai đoạn lập dự án và giám sát xã hội giai đoạn thực
hiện đầu tư.
Kiểm sốt chi phí một dự án đầu tư xây dựng cơng trình là một q trình liên tục từ khi

hình thành ý tưởng dự án thực hiện dự án đến khi kết thúc đưa dự án vào khai thác sử
dụng.
1.1.2 Nghiên cứu quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng ở Việt Nam
Do tính chất và đặc thù của sản phẩm xây dựng ở Việt Nam, chi phí xây dựng được
hình thành và chính xác hố dẫn đến theo từng bước thiết kế: tương ứng với thiết kế cơ
sở là sơ bộ tổng mức đầu tư, với thiết kế kỹ thuật là tổng dự toán, với bản vẽ thiết kế
thi cơng là dự tốn cơng trình. Theo ngun lý đó thì giá trị tổng mức đầu tư, tổng dự
toán phải lớn hơn dự toán và giá trị quyết tốn cơng trình.
Để đạt được các mục tiêu, Nhà nước đang ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
trong đó quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền kể cả các chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và nhà thầu. Mặc dù các quy định của
pháp luật hết sức chặt chẽ và cụ thể, song hiệu quả của cơng việc đạt được khơng cao.
Tình trạng xin cho nhằm điều chỉnh lại tổng dự toán, tổng mức đầu tư diễn ra phổ biến
ở hầu hết các dự án sử dụng vốn Nhà nước. Ngun nhân thì có nhiều: Ngồi các
nguyên nhân do yếu tố khách quan như chưa tính đúng, tính đủ, chưa lường trước
được sự biến động của giá cả thị trường về vật liệu, nhân công hoặc Nhà nước thường
xuyên bổ sung các cơ chế chính sách… cịn có một ngun nhân chính rất quan trọng
là năng lực quản lý của chủ đầu tư.
1.2 Khái niệm kiểm sốt chi phí dự án đầu tư xây dựng cơng trình
1.2.1 Khái niệm dự án, dự án đầu tư xây dựng cơng trình
Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay tồn bộ cơng việc nhằm đạt
được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn
xác định. [1]
Dự án đầu tư xây dựng (dự án ĐTXD) là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử
dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công

5


trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình hoặc sản

phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư
xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây
dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu
tư xây dựng. [2]
1.2.2 Khái niệm chi phí dự án đầu tư xây dựng
Chi phí dự án đầu tư xây dựng là tồn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sửa
chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng. Nó được biểu thị qua chỉ tiêu tổng mức
đầu tư của dự án ở giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng ở giai đoạn
thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơng trình, giá trị thanh tốn, quyết tốn vốn đầu tư
khi kết thúc xây dựng đưa cơng trình vào khai thác sử dụng.
Chi phí đầu tư xây dựng được lập theo từng cơng trình cụ thể, phù hợp với giai đoạn
đầu tư xây dựng, các bước thiết kế và các quy định của Nhà nước.
1.2.3 Quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình:
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm: Tổng mức đầu tư; dự toán xây dựng; định
mức và giá xây dựng; điều kiện năng lực; quyền và trách nhiệm của người quyết định
đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng; thanh toán, quyết
toán vốn đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước, theo quy định hiện hành.
Đối với các cơng trình sử dụng nguồn vốn ODA, nếu Điều ước quốc tế mà Việt Nam
là thành viên có những quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng khác với quy định
của Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 thì thực hiện theo các quy định tại
Điều ước quốc tế đó.
1.2.4 Kiểm sốt chi phí đầu tư xây dựng cơng trình
Kiểm sốt chi phí là hoạt động quản lý thường xuyên liên tục trong suốt quá trình đầu
tư xây dựng từ khi lập dự án, thực hiện dự án đến khi kết thúc, đưa dự án vào khai thác
sử dụng nhưng không phá vỡ hạn mức chi phí đã được xác định để đảm bảo cho dự án
có hiệu quả, đem lại lợi ích cho chủ đầu tư. [3]

6



Kiểm sốt chi phí xây dựng được hiểu là điều khiển việc hình thành chi phí, giá xây
dựng cơng trình sao cho không phá vỡ hạn mức đã được xác định trong từng giai đoạn,
nó là việc làm thường xuyên, liên tục điều chỉnh những phát sinh trong suốt quá trình
quản lý dự án nhằm bảo đảm cho dự án đạt được hiệu quả kinh tế đầu tư, lợi ích xã hội
được xác định.
Kiểm sốt chi phí là q trình kiểm soát chi tiêu trong giới hạn ngân sách bằng việc
giám sát và đánh giá việc thực hiện chi phí.
KSCP là việc giúp dự án được thực hiện trong phạm vi ngân sách đã có và lưu ý đúng
lúc vào các vấn đề về mặt chi phí có thể xảy ra nhằm có các biện pháp giải quyết hay
giảm thiểu chi phí.
KSCP kỹ thuật được sử dụng để giám sát chi phí cho dự án từ giai đoạn ý tưởng đến
giai đoạn quyết tốn.
Con người, thơng qua phương pháp kiểm sốt chi phí thực hiện giám sát sự hình thành
chi phí, chi tiêu chi phí trong suốt q trình đầu tư xây dựng cơng trình và đưa ra các
giải pháp cần thực hiện nhằm bảo đảm chi phí đầu tư xây dựng cơng trình nằm trong
ngân sách đã được chấp thuận (bằng việc bảo đảm ngân sách cơng trình đạt được các
mục tiêu hiệu quả như dự tính).
1.3 Đặc điểm về kiểm sốt chi phí trong quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng
trình.
Nội dung kiểm sốt chi phí ở mỗi giai đoạn phụ thuộc vào tính chất giai đoạn và nội
dung hình thành chi phí.
1.3.1 Kiểm sốt chi phí ở giai đoạn thực hiện đầu tư
Phải hiểu giai đoạn thực hiện đầu tư là giai đoạn thi công xây dựng. Đây là giai đoạn
thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của dự án. Việc kiểm soát chi phí trong giai đoạn
này là một phần quan trọng trong tồn bộ q trình khống chế chi phí của dự án.
Để thực hiện tốt việc kiểm sốt chi phí ở giai đoạn này, trước hết phải nhận biết được
các yếu tố có ảnh hưởng tăng hoặc giảm đến chi phí như thế nào. Có thể liệt kê ra một
số yếu tố chủ yếu như sau:

7



- Những thay đổi thiết kế: bao gồm thay đổi theo yêu cầu của chủ đầu tư, thay đổi do
bổ sung điều chỉnh cho hợp lý của nhà thiết kế có sự chấp thuận của chủ đầu tư;
- Chất lượng của hồ sơ đấu thầu hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu;
- Những vấn đề liên quan đến điều chỉnh giá xây dựng: giá vật liệu, nhân công, máy
thi cơng; cơ chế chính sách…;
- Mức độ kiểm sốt hợp đồng đối với nhà thầu xây dựng: kiểm soát khối lượng, đơn
giá, các điều kiện thanh toán và các điều kiện kác của hợp đồng;
- Tiến độ thanh toán: kiểm soát việc thanh toán kịp thời, đúng giá trị khối lượng cơng
việc đã hồn thành…;
- Kiểm tra, giám sát q trình thực hiện: xem xét có hay khơng việc thông đồng, mắc
ngọăc giữa các bên về khối lượng, chất lượng, giá cả…;
- Và những nội dung khác có liên quan.
1.3.2

Kiểm sốt chi phí ở giai đoạn thực hiện dự án

Bao gồm rất nhiều nội dung công việc. trong phạm vi luận văn chỉ xin giới thiệu một
số nội dung chủ yếu:
Một là kiểm sốt chi phí thơng qua phân tích ảnh hưởng của thiết kế đến chi phí.
Khơng chế chi phí trong mối quan hệ với yếu tố thiết kế là việc phân tích, đánh giá
những nhân tố của thiết kế có ảnh hưởng đến chi phí trong đầu tư xây dựng. Có thể kể
đến các nhân tố chính sau đây:
- Thiết kế sơ đồ tổng mặt bằng xây dựng cơng trình: liên quan đến việc sử dụng đất
đai, chiều dài đường điện, nước, đường vận chuyển, khối lượng đào đắp, đền bù giải
phóng mặt bằng, phịng cứu hoả, an ninh an tồn…
- Thiết kế khơng gian kiến trúc: liên quan đến việc khơng gian kiến trúc, khối lượng
móng, năng lượng, chiếu sáng, số tầng xây dựng càng nhiều số tầng thì chi phí cho
một đơn vị diện tích càng giảm…


8


- Lựa chọn vật liệu và kết cấu xây dựng: chi phí vật liệu thường chiếm 60% - 70% so
với chi phí trực tiếp và chiếm 40 - 50% giá xây dựng cơng trình. Vì vậy, việc lựa chọn
vật liệu và kết cấu hợp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc khống chế chi phí.
- Chọn phương án công nghệ: Việc lựa chọn công nghệ phải phụ thuộc nhiều yếu
tố.Dù chọn phương án công nghệ nào cũng phải phân tích kỹ lưỡng tính kinh tế, kỹ
thuật, tính sử dụng… và phải có biện pháp hợp lý để quản lý mới hy vọng khống chế
chi phí được.
- Chọn thiết bị và mẫu mã: Khi lựa chọn thiết bị phải xem xét đến khả năng cung cấp
thiết bị và gia công ở trong nước. Nếu buộc phải nhập thiết bị thì phải xem xét đến các
yếu tố gia cơng thiết bị phi tiêu chuẩn mà trong nước sản xuất được để giảm giá thành
xây dựng. Cần lựa chọn mẫu mã để đảm bảo tính thơng dụng phổ biến, quy chuẩn, tiêu
chuẩn ở trong nước.
Hai là, kiểm sốt chi phí thơng qua việc thẩm tra dự tốn thiết kế.
Đây là cơng việc hết sức cần thiết để kiểm tra tính đúng đắn, tính hợp lý của người lập
dự tốn nhằm xác định đủ vốn xây dựng, tránh được việc lợi dụng nâng khống hoặc ép
thấp giá theo ý chủ quan của người lập hoặc ý đồ của chủ đầu tư.
Khống chế chi phí dự tốn thiết kế phần xây dựng thường được thực hiện theo các
bước sau:
- Tính tốn kiểm tra khối lượng xây dựng cơng trình: Đây là phần quan trọng nhất và
khó khăn vì chiếm nhiều thời gian nhất. Nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá nó quyết
định đến 50 - 60% độ chính xác của dự tốn chi phí nên thường được tập trung cơng
sức vào bước này.
- Kiểm tra tính đúng đắn của các đơn giá vật liệu, nhân công, máy thi công, các khoản
chi khác bao gồm công việc: xác định mặt bằng giá vật liệu, giá nhân công, giá máy thi
công tại thời điểm tính tốn, xác định chủng loại và chất lượng vật liệu phù hợp với
thiế kế; xác định tiền lương và sự phù hợp tiền lương, tiền công lao động với tính chất,

đặc thù cơng trình, với khu vực nơi xây dựng cơng trình; xác định chủng loại máy,
thiết bị sử dụng vào cơng trình phù hợp với tính chất cơng trình theo thiết kế. Các

9


khoản mục chi phí khác trong dự tốn như trực tiếp phí khác, chi phí chung, lợi nhuận,
thuế… thường chiếm 10 - 15% chi phí vật liệu, nhân cơng, máy thi cơng nên phải
được kiểm sốt chặt chẽ. Sẽ là sai lầm nếu cứ cứng nhắc, máy móc mà khơng xem xét
đến mức chi phí trong mối quan hệ với tính đặc thù của cơng việc, của cơng trình hay
những ảnh hưởng có liên quan khác.
- Xác định sự phù hợp danh mục các khoản chi phí trong dự tốn: Đây là một phạm trù
công việc rất sâu về nghiệp vụ của các kỹ sư định giá. Phân tích cơng nghệ sản xuất
xây dựng, phân tích các bước cơng việc của quá trình sản xuất trong mối quan hệ với
hệ thống định mức, đơn giá. Phân tích sự phù hợp của nội dung cơng việc, tính chất,
kết cấu, chủng loại vật liệu theo thiết kế,… với hao phí trong định mức. Bước cơng
việc này địi hỏi ở người khống chế chi phí phải có thực tiễn, năng lực chun mơn
sâu, biết phân tích, tổng hợp…
- Kiểm tra tính tốn: Việc kiểm tra này không chỉ đơn thuần kiểm tra các phép tính chi
tiết ở bước trước mà là bước nhằm đánh giá lại, nhìn nhận lại kết quả đã được tính
tốn chi tiết. Có rất nhiều cách để kiểm tra khác nhau, tuỳ thuộc vào loại công việc.
Thông thường người ta sử dụng phương pháp kinh nghiệm để kiểm tra nhanh hoặc sử
dụng phương pháp chỉ tiêu tổng hợp.
1.4 Thực trạng cơng tác kiểm sốt chi phí dự án ở Việt Nam
Trong khoảng một thập niên trở lại đây, cùng với xu hướng hội nhập khu vực hố,
tồn cầu hố trong mọi lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực đầu tư xây dựng, công tác quản
lý đầu tư xây dựng ngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều
cấp, nhiều ngành, nhiều đối tác và nhiều bộ mơn liên quan. Do đó, cơng tác quản lý dự
án đầu tư xây dựng đòi hỏi phải có sự phát triển sâu rộng, và mang tính chuyên nghiệp
hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng các cơng trình dân dụng ở nước ta trong

thời gian tới.
Quản lý dự án (Project Management – PM) là một q trình phức tạp, bao gồm cơng
tác hoạch định, theo dõi và kiểm sốt tất cả những khía cạnh của một dự án và kích
thích mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án
đúng thời hạn với các chi phí, chất lượng và khả năng thực hiện chuyên biệt. Như vậy

10


để QLDA đạt hiệu quả thì kiểm sốt chi phí dự án là một yêu cầu rất cần thiết giúp cho
dự án hoạt động hiệu quả trong quá trình đầu tư và khai thác đưa vào sử dụng. Tuy
nhiên kiểm sốt chi phí quản lý dự án ở Việt Nam cũng gặp nhiều vấn đề.
1.4.1 Khó khăn kiểm sốt chi phí khi quy định về luật cịn nhiều bất cập
Thứ nhất, theo Luật Đầu tư năm 2014, quy định giãn tiến độ đầu tư chỉ áp dụng “Đối
với dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) hoặc quyết định
chủ trương đầu tư,…” [4] và việc điều chỉnh dự án đầu tư được thực hiện trên cơ sở
điều chỉnh GCNĐKĐT [5]. Do đó, đối với các dự án đã thực hiện đầu tư thuộc trường
hợp không cần phải cấp GCNĐKĐT (theo Khoản 1 Điều 74 Luật Đầu tư năm 2014,
thì Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư được xem như GCNĐKĐT) theo Khoản
2 Điều 45 Luật Đầu tư năm 2005 (được cấp trước ngày Luật Đầu tư năm 2014 có hiệu
lực thi hành) hoặc Khoản 2 Điều 74 Luật Đầu tư năm 2014, nay nhà đầu tư có yêu cầu
giãn tiến độ đầu tư hoặc điều chỉnh dự án đầu tư thì cơ quan quản lý Nhà nước về đầu
tư lại khơng có cơ sở pháp lý thực hiện.
Bên cạnh đó, quy định về giãn tiến độ đầu tư không được hướng dẫn cụ thể trong Luật
Đầu tư năm 2014 và các văn bản hướng dẫn; do đó, thời gian qua, việc áp dụng quy
định “Tổng thời gian giãn tiến độ đầu tư không quá 24 tháng. Trường hợp bất khả
kháng thì thời gian khắc phục hậu quả bất khả kháng khơng tính vào thời gian giãn
tiến độ đầu tư” theo Khoản 3 Điều 46 Luật Đầu tư năm 2014 cịn vướng mắc, bất cập,
khơng thống nhất. Đó là, nhiều cơ quan quản lý về đầu tư chỉ cho phép nhà đầu tư thực
hiện 01 lần giãn tiến độ với tổng thời gian không quá 24 tháng; có nơi lại cho phép nhà

đầu tư thực hiện 02 đến 03 lần (thậm chí nhiều hơn 3 lần) giãn tiến độ với tổng thời
gian không quá 24 tháng. Hơn nữa, thời gian giãn tiến độ 24 tháng đối với một dự án
đầu tư là tương đối dài, song thực tiễn trong công tác bồi thường, thu hồi đất, giải
phóng mặt bằng,… của nhiều dự án phải kéo dài đến hơn 24 tháng. Do đó, quy định về
giãn tiến độ đầu tư như trên là chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn, ảnh hưởng đến
công tác quản lý đầu tư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giảm hiệu quả dự án
đầu tư.
Thứ hai, Khoản 1 Điều 62 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính
phủ (Nghị định 118) quy định “Trường hợp điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội
11


dung Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc
giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương được cấp trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi
hành, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo
quy định tại Điều 33 Nghị định này tại Cơ quan đăng ký đầu tư để được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký đầu tư…”. Như vậy, khi được cấp GCNĐKĐT thì “…Giấy phép
đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị
pháp lý tương đương…” cịn giá trị pháp lý hay khơng? Nếu cịn, thì được sử dụng
như thế nào? Cịn khơng cịn giá trị pháp lý thì có bị thu hồi khơng? Và cơ quan, cá
nhân nào có thẩm quyền thu hồi, tuy nhiên Theo Điểm a Khoản 1 Điều 61 Nghị định
118 thì cơ quan có thẩm quyền chỉ thu bản sao “…Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận
ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương…”
chứ không phải bản gốc. Trong khi hiện nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật
nào quy định hay hướng cụ thể. [6]
Thứ ba, nhiều quy định về đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2014 không thống nhất, chồng
chéo với Luật Bảo vệ môi trường; Luật Đất đai; Luật Bất động sản và một số văn bản
quy phạm pháp luật khác.
1. Khoản 2 Điều 25 Luật Bảo vệ mơi trường năm 2014 thì quyết định phê duyệt báo
cáo đánh giá tác động môi trường là căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra

quyết định chủ trương đầu tư dự án; trong khi đó, thủ tục, hồ sơ yêu cầu quyết định
chủ trương đầu tư tại Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư năm 2014 lại không yêu cầu cung
cấp báo cáo đánh giá tác động mơi trường do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chính
vì sự khơng thống nhất này, thời gian qua có hai cách hiểu và áp dụng khác nhau:
Ý kiến thứ nhất, xét về quy định thủ tục hành chính, luật chun ngành về đầu tư, thì
việc cấp GCNĐKĐT theo Luật Đầu tư năm 2014 tạo điều kiện thuận lợi, giảm thiệt
hại, rủi ro về tài chính cho nhà đầu tư vì nếu thành phần hồ sơ cấp GCNĐKĐT có
quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động mơi trường của cơ quan có thẩm
quyền thì nhà đầu tư phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền của để có báo cáo tác
động mơi trường, song khơng phải nhà đầu tư nào cũng nhận được quyết định chủ
trương đầu tư (chấp thuận đầu tư). Với ý kiến này, việc yêu cầu phê duyệt báo cáo tác

12


động môi trường trước khi quyết định chủ trương đầu tư tại Khoản 2 Điều 25 Luật Bảo
vệ môi trường năm 2014 là không hợp lý. [7]
Ý kiến thứ hai, tuy việc bổ sung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động mơi
trường của cơ quan có thẩm quyền vào thành phần hồ sơ cấp GCNĐKĐT gây bất lợi
cho nhà đầu tư khi dự án không được chấp thuận, song nhiều dự án đầu tư hiện nay
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do vậy để lường trước tác động của dự án đầu
tư với môi trường cần thiết phải bổ sung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác
động mơi trường của cơ quan có thẩm quyền vào thành phần hồ sơ cấp GCNĐKĐT và
để phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Với ý kiến này, Luật Đầu tư năm
2014 không phù hợp, thiếu tính thống nhất với quy định tại Khoản 2 Điều Điều 25
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. [7]
2. Hiện nay, vị trí đặt các dự án hầu hết do nhà đầu tư đề xuất; do vậy, nếu các dự án
đặt ở vị trí đúng với vùng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước đó thì việc chuyển
mục đích sử dụng đất, thuê đất phù hợp với Điều 52 Luật Đất đai năm 2013. Song, đối
với các dự án đặt ở vị trí khơng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ gây khó khăn

cho cơ quan quản lý về đất đai, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư do phải
cho điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. [8]
3. Theo Điều 45 Luật Đầu tư năm 2014 và Khoản 2, Khoản 3 Điều 37 Nghị định 118
thì đối với trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp tỉnh
(như Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý Khu kinh tế, khu công nghiệp cấp tỉnh)
thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ chuyển nhượng để điều chỉnh GCNĐKĐT hoặc trình
UBND cấp tỉnh đối với trường hợp điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư. Tuy
nhiên, theo Điều 50, Điều 51 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 và Điểm a
Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ thì đối
với dự án bất động sản (đơ thị mới, phát triển nhà ở), Sở Xây dựng là cơ quan được
UBND tỉnh giao nhiệm vụ thực hiện việc chuyển nhượng [9]. Đây là một bất cập cần
sửa đổi, bổ sung kịp thời, tránh chồng chéo chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà
nước có chức năng quản lý về đầu tư.

13


1.4.2 Kiểm sốt chi phí ở giai đoạn lập dự án vẫn chưa sát với thực tế
Giai đoạn thành lập dự án còn nhiều bất cập, chưa gắn kết chặt chẽ qui hoạch phát
triển ngành với vùng, địa phương. Qui hoạch chưa sát thực tế, cịn chồng chéo, thiếu
tầm nhìn dài hạn, chưa chú trọng thỏa đáng yếu tố môi trường xã hội.
- Ví dụ : Trong ngành giao thơng vận tải đó là việc bố trí nhiều sân bay, bến cảng gần
nhau mà chưa tính hết sự gắn kết trong việc khai thác hiệu quả tổng hợp, kết cấu hạ
tầng hiện có chưa phù hợp với khả năng phát triển kinh tế và nguồn vốn đầu tư của
thời điểm đầu tư dẫn đến nhiều đoạn đường, cảng biển, cảng sông, cảng sân bay khai
thác hiệu quả thấp.
Qui hoạch phát triển ngành giao thông đến năm 2010 cần đến 300.000 tỷ đồng thiếu
tính khả thi, khơng phù hợp với nhu cầu khai thác và huy động vốn. Vì vậy 5 năm
(2001-2005) qua mới huy động khoảng 60.000 tỷ đồng (# 20%).
+ Trong công nghiệp qui hoạch ngành chưa thống nhất qui hoạch vùng, địa phương.

Một số dự án không nằm trong qui hoạch vẫn được các điạ phương phê duyệt, triển
khai.
- Một số địa phương quyết định đầu tư dự án sản xuất thép có cơng suất thấp khơng
theo qui hoạch, vùng Bắc Giang qui hoạch nhà máy bột giấy 200 ngàn tấn/năm, ván
nhân tạo 300 ngàn tấn/năm trong khi thời gian qua trước đó 3 năm đã có qui hoạch
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vùng cung cấp gỗ mỏ 255 ngàn m3/năm. Dự án
nhà máy bột giấy Kon Tum công suất 130 ngàn tấn/năm (giai đoạn I), 260 ngàn
tấn/năm (giai đoạn II) được phê duyệt trước khi phê duyệt vùng nguyên liệu giấy nay
phải ngừng triển khai theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Qui hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp ở các địa phương cịn tràn lan, chưa
cân đối, chưa có sự phối hợp tốt với các Bộ, ngành trong việc xây dựng qui hoạch tổng
thể, giữa khu cơng nghiệp với khu ngồi hàng rào khu công nghiệp về giao thông, nhà
ở công nhân, tập trung quá gần khu đô thị,... ở nhiều địa phương nhiều dự án chưa
quan tâm đến việc xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường.

14


+ Trong nông nghiệp nhiều trường hợp qui hoạch đầu tư nhà máy chế biến lương thực,
thực phẩm, rau quả chưa gắn kết hoặc không phù hợp với vùng nguyên liệu và thị
trường, điển hình là các nhà máy đường xây dựng xong không đủ nguyên liệu bị thua
lỗ hoặc phải di chuyển đi nơi khác. Nhiều dự án đầu tư nhà máy chế biến rau quả, hải
sản công suất khai thác rất thấp hoạt động khơng có hiệu quả.
+ Qui hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng cơ sở ở các địa phương thiếu đồng
bộ, chưa có sự phối hợp giữa các ngành giao thơng, bưu chính viễn thơng, điện lực,
cấp thốt nước... làm cho hạ tầng giao thông thường xuyên bị đào bới, hư hại gây lãng
phí lớn.
Hệ thống bệnh viện Trung ương tại các thành phố lớn quá tải, các địa phương đều đầu
tư xây dựng đài phát thanh truyền hình nhưng thời lượng sử dụng và chương trình nội
dung rất hạn chế.

+ Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ qui hoạch phát triển và đầu tư chưa được chú
trọng thỏa đáng, qui hoạch đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch triển khai chậm,
vốn đầu tư còn thấp, còn vướng mắc với qui hoạch khác vì vậy đã hạn chế khai thác
lợi thế và chương trình quốc gia về du lịch...
1.4.3 Khó kiểm sốt chi phí khó khăn khi các dự án đầu tư dàn trải, tiến độ thi
công dự án chậm trễ, kéo dài.
Số dự án đầu tư tăng nhanh qua các năm không tương xứng với tốc độ tăng trưởng của
vốn đầu tư. Nhiều dự án chưa đủ thủ tục cũng được ghi vốn hoặc ngược lại khơng có
nguồn vốn cũng cho triển khai, nhiều dự án cơng trình kéo dài do thiếu vốn thậm chí
khơng theo kế hoạch.
Năm 2001



6942

Dự án

Năm 2002

-

7605

-

Năm 2003

-


10596

-

Năm 2004

-

12.355

-

Năm 2005

-

13.000

-

Bảng 1. 1 Đầu tư dàn trải thể hiện ngay trong kế hoạch hàng năm

15


Số vốn bố trí cho các dự án nhỏ, khơng đủ và không khớp giữa kế hoạch đầu tư và kế
hoạch vốn.
- Sự dàn trải còn thể hiện ở việc bố trí kế hoạch vốn đầu tư cho cả các dự án chưa đủ
thủ tục đầu tư. Chỉ tính riêng các dự án do Trung ương quản lý:
Năm 2001




375

Dự án thiếu thủ tục đầu tư

Năm 2002

-

598

-

Năm 2003

-

365

-

Năm 2004

-

377

-


Năm 2005

-

380

-

Bảng 1. 2 Dự án thiếu thủ tục đầu tư
- Tiến độ thi công chậm trễ, kéo dài mà nguyên nhân là do:
+ Mặt bằng giải phóng chậm trễ chủ yếu do chính sách đền bù giải phóng cịn nhiều
bất cập gây lãng phí thất thốt, khiếu kiện kéo dài.
+ Bố trí dự án, dàn trải nguồn vốn bố trí khơng đáp ứng dẫn đến tình trạng mất cân đối
giữa nhu cầu và khả năng, mặc dù đã có những cố gắng chấn chỉnh nhưng tình hình nợ
đọng cịn rất lớn, khối lượng đầu tư dở dang cao, cơng trình chậm đưa vào sản xuất sử
dụng gây lãng phí lớn mặt khác năng lực tài chính của nhà thầu cịn hạn chế do đó
nhiều doanh nghiệp đang ở trong tình trạng hết sức khó khăn, một số doanh nghiệp bị
phá sản.

Năm 2002



67,5%

Cơng trình đầu tư dở dang

Năm 2003


-

63,1%

-

Năm 2004

-

70,6%

-

Năm 2005

-

61%

-

Bảng 1. 3 Cơng trình đầu tư dở dang

16


1.4.4 Tình trạng thất thốt, lãng phí chi phí đầu tư diễn ra trong tất cả các giai
đoạn của quá trình đầu tư.
Qua kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, qua xét sử nhiều vụ án liên quan đến quá

trình thực hiện đầu tư từ nguồn vốn nhà nước cho thấy tình trạng lãng phí, thất thốt
xẩy ra ở các ngành, các địa phương và ở tất cả giai đoạn của q trình đầu tư.
Năm 2002 thanh tra Chính phủ thanh tra 17 dự án lớn phát hiện sai phạm chiếm
13,59%, năm 2002 thanh tra 14 dự án số sai phạm về kinh tế và lãng phí vốn đầu tư là
19,1% số vốn được thanh tra. Qua điều tra, khởi tố, xét xử các vụ án điển hình như
Cảng Thị Vải, khối nhà trên giàn khoan, vụ Lã Thị Kim Oanh, vụ Cầu chui Văn
Thánh, gần đây là vụ sai phạm ở PMU18... và qua ý kiến của người dân, dư luận xã
hội thì tình trạng lãng phí thất thoát vốn đầu tư từ nguồn vốn nhà nước là phổ biến và
rất nghiêm trọng. Nếu chỉ lấy con số thất thốt lãng phí là 15% ± 3% như đề tài “đánh
giá tỷ lệ lãng phí thất thốt” do Tổng Hội XDVN báo cáo thì con số tuyệt đối đã lên
đến hàng chục ngàn tỷ đồng. Điều đó tất yếu sẽ dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp.
Thất thoát lãng phí vốn đầu tư xẩy ra ở tất cả các giai đoạn của q trình đầu tư.
1.4.4.1 Thất thốt lãng phí trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Sai lầm trong chủ trương đầu tư, bắt nguồn từ qui hoạch sai hay khơng có qui hoạch,
chất lượng báo cáo tiền khả thi, chất lượng thấp thường “bỏ qua điều tra xã hội học,
mơi trường, các cơng trình hạ tầng hoặc điều tra không kỹ thị trường tiêu thụ và các
yếu tố cho sản xuất kinh doanh”.
Sai lầm trong quyết định đầu tư bắt nguồn từ chủ trương đầu tư sai: đầu tư theo
“phong trào”, theo ý muốn chủ quan, chạy theo thành tích, và cịn do sai lầm trong lập
và thẩm định báo cáo khả thi dẫn đến sai lầm trong việc chọn địa điểm đầu tư, xác
định qui mô đầu tư không phù hợp, không đồng bộ, lựa chọn công nghệ sản xuất
không phù hợp hoặc lạc hậu.
Các sai lầm thiếu sót trong quyết định đầu tư dẫn đến hậu quả:

17


×