Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn tại NHNN & PTNT huyện Cao lãnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.01 KB, 33 trang )

Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn…….
GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận
21
CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG, NHU CẦU VAY CỦA NÔNG HỘ
VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN,
DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG, LƯỢNG VAY CỦA NÔNG
HỘ
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CAO LÃNH
4.1.1 Các mức lãi suất huy động vốn của Ngân hàng
Những năm gần đây, các mức lãi suất huy động vốn của ngân hàng luôn
thay đổi theo lãi suất cho vay, có thể thay đổi nhiều lần trong n
ăm nên khó có thể
xác định các mức lãi suất theo từng năm. Sau đây là các mức lãi suất huy động
vốn của ngân hàng cuối năm 2007 như sau:
Bảng 1: CÁC MỨC LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VỐN

Đvt: %
Loại tiền gởi Mức lãi suất
1. Tiền gởi không kỳ hạn 0,45
2. Tiền gởi có kỳ hạn
+ Tiền gởi 1-3 tháng 0,65
+ Tiền gởi 3-6 tháng 0,78
+ Tiền gởi 6-9 tháng 0,8
+ Tiền gởi dưới12 tháng 0,83
+ Tiền gởi dưới 24 tháng 0,83
+ Tiền gởi trên 24 tháng 0,84
Nguồn:Phòng Tín dụng


4.1.2 Doanh số huy động vốn của Ngân hàng
NHNN & PTNT huyện Cao Lãnh cho vay các thành phần kinh tế trên
địa bàn bằng 2 nguồn vốn sau:
- Nguồn vốn huy động trên địa bàn gồm có tiền gởi không kỳ hạn và tiền
gởi có kỳ hạn. Lãi suất huy động theo cơ chế thị trường.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn…….
GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận
22
- Nguồn vốn do Ngân hàng Nông nghiệp Tỉnh điều hoà nguồn vốn này
trả lãi suất tương đương với lãi suất thị trường. Vì thực tế nguồn này do các Ngân
hàng địa phương khác huy động sử dụng không hết Ngân hàng Tỉnh tập trung lại
để chuyển cho đơn vị có nhu cầu.
- Tuỳ theo lãi suất thị trường, lãi suất điều hoà cũng như khối lượng vốn
Ngân hàng Tỉnh có khả nă
ng đáp ứng như thế nào, NHNN & PTNT huyện Cao
Lãnh sẽ vận dụng một cách linh hoạt các hình thức huy động vốn (mức lãi suất,
thời hạn, phương pháp trả lãi…) thích hợp để có hiệu quả.
- Trong những năm qua NHNN & PTNT đã không ngừng đa dạng hoá
các hình thức huy động với nhiều kỳ hạn, nhiều loại lãi suất và phương pháp trả
lãi khác nhau đáp ứng nhu cầu tiền gởi của mọi khách hàng.
Ngu
ồn vốn huy động của NHNN & PTNT qua 3 năm như sau:





















Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn…….
GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận
23
Bảng 2: DOANH SỐ HUY ĐỘNG VỐN

Đvt: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Tín dụng

¾ Về tiền gởi không kỳ hạn:
Năm 2005 tiền gởi không kỳ hạn tại Ngân hàng là 28.644 triệu đồng so
với năm 2006 là 32.683 triệu đồng tăng 4.039 triệu đồng, nhưng đến năm 2007 là
35.830 triệu đồng tăng 3.147 triệu đồng so với năm 2006. Thực tế cho thấy, ý
thức c
ủa người dân ngày càng được nâng lên, vì nguồn vốn tạm thời để phục vụ
cho nhu cầu sản suất kinh doanh trong thời gian gần nhất khi chưa sử dụng thay
vì để tại nhà phải bảo quản, họ sẽ mang gởi vào Ngân hàng để hạn chế rủi ro,
đồng thời mang lại lợi nhuận. Vì vậy, tiền gởi không kỳ hạn năm 2006 tăng cao
chiếm đến 14,1% so với năm 2005, trong khi năm 2007 cũng t

ăng nhưng tăng
chậm hơn chỉ chiếm 9,6% so với năm 2006, do tình hình giá vàng biến động tăng
liên tục nên có nhiều cư dân mua vàng có lời hơn gởi tiết kiệm.

Năm
Chênh lệch
2006/2005
Chênh lệch
2007/2006
Chỉ tiêu
2005 2006 2007
Số
tiền %
Số
tiền %
1.Tiền gởi không kỳ
hạn
28.644 32.683 35.830 4.039 14,1 3.147 9,6
Từ dân cư
9.357 12.474 10.144 3.117 33,3 -2.330 -18,7
Từ các tổ chức kinh tế
19.287 20.209 25.686 922 4,8 5.477 27,1
2.Tiền gởi có kỳ hạn
21.723 31.663 31.899 9.940 45,8 236 0,7
Kỳ hạn dưới 12 tháng
12.765 13.117 14.663 352 2,8 1.546 11,8
Kỳ hạn trên 12 tháng
8.958 18.546 17.236 9.588 107,0 -1310 -7,1
Tổng vốn huy động
50.367 64.346 67.729 13.979 27,8 3.383 5,3

Tổng vốn điều hoà
208.833 230.052 252.358 21.219 10,2 22.306 9,7
Tổng vốn ngân hàng
259.200 294.398 320.087 35.198 13,6 25.689 8,7
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn…….
GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận
24
¾ Về tiền gởi có kỳ hạn:
Năm 2004 tiền gởi có kỳ hạn tại Ngân hàng là 21.723 triệu đồng so với
năm 2006 là 31.663 triệu đồng tăng 9.940 triệu đồng chiếm 45,8%, nhưng đến
năm 2007 là 31.899 chỉ tăng 236 triệu đồng chiếm 0,7%. Nhìn chung thì tiền gởi
có kỳ hạn của ngân hàng năm 2006 tăng rất mạnh nhưng đến năm 2007 lại giảm
đáng kể. Bởi lẽ s
ự cạnh tranh giữa các Ngân hàng trong cùng địa bàn ngày càng
gay gắt, Ngân hàng nào có mức lãi suất hấp dẫn hơn thì khách hàng sẽ chuyển
sang gởi tiền vào đơn vị đó, vì ngày nay khách hàng rất nhạy cảm với mức lãi
suất.
Qua bảng ta thấy rằng, tuy bản thân Ngân hàng đã có nhiều cố gắng,
song nguồn vốn huy động của Ngân hàng còn rất hạn chế so với nhu cầu vốn cho
sự phát triển kinh tế địa phương. Hằng nă
m nguồn vốn huy động tham gia vào
việc cho vay chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Cụ thể năm 2005 chiếm 19,4% so với tổng
nguồn vốn, năm 2006 chiếm 21,9%, năm 2007 chiếm 21,2%. Chính vì thế việc
cho vay của Ngân hàng phần lớn phải nhờ vào nguồn vốn điều hoà từ NHNN &
PTNT Tỉnh Đồng Tháp.
Cụ thể nguồn vốn vay Ngân hàng trung ương tăng qua các năm 2005 là
208.833 triệu đồng, năm 2006 là 230.052 triệu
đồng, năm 2007 là 252.358 triệu
đồng. Như vậy là tỉ lệ tăng giữa năm 2006/2005 là 21.219 triệu đồng chiếm
10,2%, năm 2007/2006 tăng 22.306 triệu đồng chiếm 9,7%. Mặc dù đây là vấn

đề khó khăn của Ngân hàng trong việc chủ động nguồn vốn cho vay vì chi phí sử
dụng vốn điều hòa thường cao hơn so với lãi suất huy động, điều đó gây ảnh
hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Nhu c
ầu vay vốn của khách hàng ngày càng
tăng mà nguồn vốn huy động tại địa phương không đáp ứng đủ cho nên việc vay
vốn từ Ngân hàng Tỉnh là điều phải làm đối với Ngân hàng.
Trên thực tế nguồn vốn huy động và vốn vay của Ngân hàng qua các
năm điều tăng dẫn đến tổng nguồn vốn cũng tăng lên. Năm 2005 tổng nguồn vốn
Ngân hàng đạt được là 259.200 triệu đồng, n
ăm 2006 là 294.398 triệu đồng tăng
35.198 triệu đồng so với năm 2005 hay chiếm 13,6%, năm 2007 là 320.087 triệu
đồng tăng 25.689 triệu đồng so với năm 2006 hay chiếm 8,7%. Tổng nguồn vốn
tăng cao nhưng nguồn vốn huy động chỉ một phần rất nhỏ trong tổng nguồn vốn.
Vì thế ngân hàng cần phát huy hơn nữa, tận dụng hết khả năng của mình và có
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn…….
GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận
25
những biện pháp tích cực để thu hút lượng vốn còn nhàn rỗi của cư dân còn tiềm
ẩn để đáp ứng tốt hơn cho những hộ thiếu vốn phát triển sản xuất kinh doanh
cũng như nâng cao hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Tình hình nguồn vốn năm 2005-2007
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
350000

2005 2006 2007
Năm
Triệu đồng
Tổng vốn huy động
Tổng vốn điều hòa
Tổng nguồn vốn

Hình 3: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CAO LÃNH QUA 3
NĂM
4.2.1 Doanh số cho vay theo địa bàn
Khi phân tích hoạt động cho vay của Ngân hàng ta cần phân tích hoạt
động cho vay theo địa bàn xã, thị trấn từ đó mới biết được qui mô của từng xã,
thị trấn trong huyện nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn vốn một cách hợp lí nhất. Mỗi
xã đều có dân số, mức
độ sản xuất và nhu cầu về vốn cũng khác nhau. Cụ thể nhu
cầu về vốn của người dân trong huyện Cao Lãnh như sau:






Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn…….
GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận
26
Bảng 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO ĐỊA BÀN


Đvt: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Tín dụng

* Thị trấn Mỹ Thọ: người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề mua bán
kinh doanh nên nhu cầu về vốn cao năm 2005 chiếm 5,8%, năm 2006 chiếm
6,1%, năm 2007 chiếm 5,9% trong tổng doanh số cho vay toàn huyện. Nguồn
vốn vay chủ yếu phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mua máy móc để s
ản
xuất, nguyên vật liệu dự trữ để phục vụ cho sản xuất.
Doanh số cho vay năm 2005 là 14.103 triệu đồng, năm 2006 là 17.135
triệu đồng tăng 3.032 triệu đồng so với năm 2005 chiếm 21,5%, năm 2007 là
18.084 triệu đồng tăng so với năm 2007 là 949 triệu đồng chiếm 5,5%. Doanh số
cho vay tăng liên tục cho thấy trong những năm gần đây người dân có xu hướng
Năm
Chênh lệch
2006/2005
Chênh lệch
2007/2006
Địa bàn
2005 2006 2007
Số
tiền %
Số
tiền %
TT Mỹ Thọ 14.103 17.135 18.084 3.032 21,5 949 5,5
Bình Thạnh 25.294 27.346 26.012 2.052 8,1 -1.334 -4,9
Mỹ Hiệp 18.138 21.521 22.246 3.383 18,7 725 3,4
Bình Tây 16.753 18.218 19.484 1.465 8,7 1.266 6,9
Bình Trung 17.846 19.492 21.527 1.646 9,2 2.035 10,4
Mỹ Xương 20.359 22.513 22.509 1.154 5,4 -4 0

Mỹ Hội 17.114 17.268 20.870 154 0,9 3.602 20,9
Mỹ Long 15.901 18.371 19.352 2.470 15,5 981 5,3
An Bình 11.763 12.508 15.818 745 -1,9 2.310 17,1
Nhị mỹ 14.542 15.672 18.096 1.130 7,77 2.424 15,5
Mỹ Thọ 12.024 16.367 17.205 4.343 36,1 838 5,1
Tân Hội Trung 10.609 14.196 19.385 2.587 22,3 5.189 36,6
Phòng giao dịch 49.564 61.487 64.412 11.923 24,1 2.925 4,8
Tổng cộng 244.010 282.094 305.000 38.084 15,6 22.906 8,1
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn…….
GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận
27
mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh, điều này cho thấy kinh tế xã hội của huyện
có bước phát triển khá mạnh. Đó cũng là một phần đóng góp của Ngân hàng
trong việc hỗ trợ vốn cho các hộ kinh doanh kịp thời.
* Xã Bình Thạnh: Đây là một xã được bao quanh là sông nước (còn gọi
là cồn) người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề trồng cói, làm vườn nhưng
những năm gần đây do giá cả cói, vườn cây ăn trái luôn bị rớt giá biến động liên
tục nên người dân ở đây đã chuyển sang hướng nuôi trồng thuỷ sản vừa tận dụng
mặt nước, lại có thu nhập cao do dịch cúm gia cầm nên giá cá luôn tăng. Vì thế,
nhu cầu về vốn ở đây rất cao năm 2005 là 25.294 triệu đồng chiếm 10,4%, năm
2006 là 27.346 triệu đồng chiếm 9,7%, năm 2007 là 26.012 triệu
đồng chiếm
8,5% trong tổng doanh số cho vay của huyện. Nguồn vốn vay của hộ ở đây chủ
yếu là đóng bè, mua cá giống, thức ăn để nuôi cá điêu hồng bè và đào ao nuôi cá
tra.
Lượng vốn vay của xã cụ thể như sau: Năm 2005 là 25.294 triệu đồng,
năm 2006 là 27.346 triệu đồng tăng 2.052 triệu đồng so với năm 2005 hay chiếm
8,1%, năm 2007 là 26.012 triệu đồng giảm 1.334 triệu đồng hay giảm 4,9% so
v
ới năm 2006. Doanh số cho vay của xã năm 2007 có xu hướng giảm do nhu cầu

vay vốn của hộ giảm do giá cá luôn tăng nên lợi nhuận họ cũng tăng đáng kể nên
đồng vốn vay chỉ là tạm thời có thể nói là không cần thiết nữa đối với những hộ
vay cũ đã có đủ tài chính để sản xuất, chỉ có những hộ mới bắt đầu nuôi mới còn
khó khăn về tài chính.
* Xã M
ỹ Hiệp: Doanh số của xã năm 2005 chiếm 7,4%, năm 2006
chiếm 7,6%, năm 2007 chiếm 7,3% tổng doanh số cho vay của huyện. Nhu cầu
vay vốn của xã tăng không đáng kể qua các năm, do nông hộ ở đây sản xuất chủ
yếu là lúa, vườn, chăn nuôi nhỏ lẻ. Tuy nhiên, mấy năm gần đây thì Nhà nước
mở một chợ đầu mối trái cây tại xã Mỹ Hiệp nên nhu cầu về vốn cho h
ộ mua bán
tăng nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ trong doanh số cho vay của xã. Cụ thể năm
2005 là 18.138 triệu đồng, năm 2006 là 21.521 triệu đồng tăng 3.383 triệu đồng
chiếm 18,7% so với năm 2005, năm 2007 là 22.246 triệu đồng tăng 725 triệu
đồng chiếm 3,4% so với năm 2006.
* Xã Mỹ Xương: Doanh số cho vay cao của xã Mỹ xương cao đứng thứ
2 sau Bình Thạnh năm 2005 là 20.359 triệu đồng, năm 2006 là 22.513 triệu
đồng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn…….
GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận
28
tăng 1.154 triệu đồng so với năm 2005 chiếm 5,4%, năm 2007 là 22.509 triệu
đồng tăng 3.602 triệu đồng chiếm 20,9% so với năm 2006. Xã Mỹ Xương tương
đối phát triển đặc biệt là chợ Mỹ Xương mới được thành lập, địa bàn tương đối
thuận lợi cho việc buôn bán và mở nhiều trường dạy trẻ lại nằm cạnh UBND xã,
nằm cạnh quốc lộ nên có nhiều hộ có nhu cầu ra ch
ợ họ đã vay thêm vốn để kinh
doanh, buôn bán tại chợ. Ngoài ra còn những hộ vay khác có nhu cầu vay để
chăm sóc vườn, chăn nuôi nhỏ lẽ hay nuôi cá …
4.2.2 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Cao lãnh với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông. Do vậy, Ngân hàng
xác định khách hàng chủ yếu là hộ nông dân trong lĩnh vực nông nghiệp, các đối
tượng vay khác chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Để thấy rõ hơn chúng ta đi và phân
tích bảng sau:
Bả
ng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ

Đvt: Triệu đồng
Năm
Chênh lệch
2006/2005
Chênh lệch
2007/2006
Ngành
2005 2006 2007
Số
tiền
%
Số
tiền
%
Nông nghiệp 132.522 135.204 130.152 2.682 2,0 -5.052 -3,7
KD-TMDV 14.485 25.363 27.315 10.878 75,1 1.952 7,7
Thuỷ sản 71.122 90.742 111.933 19.620 27,6 21.191 23,4
Ngành khác 25.881 30.785 35.600 4.904 18,9 4.815 15,6
Tổng cộng 244.010 282.094 30.5000 38.084 15,6 22.906 8,1
Nguồn: Phòng Tín dụng

* Nông nghiệp: là lĩnh vực ngân hàng chú trọng đầu tư nhằm cải thiện
đời sống của người dân trên địa bàn. Trong lĩnh vực này, Ngân hàng chỉ đầu tư

cho vay bao gồm các loại chi phí: trồng trọt, chăn nuôi, cải tạo vườn, mua công
cụ, máy móc phục vụ cho sản xuất, mua vật tư nông nghiệp… Năm 2005 doanh
số cho đạt là 132.522 triệu đồng, năm 2006 là 135.204 triệu đồng tăng 2.682 triệ
u
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn…….
GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận
29
đồng hay tăng 2% so với năm 2005, năm 2007 là 130.152 triệu đồng giảm so với
năm 2006 là 5.502 triệu đồng hay giảm 3,7% .
Qua bảng cho thấy doanh số cho vay ngành nông nghiệp chiếm 54,3%
năm 2005, năm 2006 chiếm 47,9%, năm 2007 chiếm 42,7% tổng doanh số cho
vay của ngành. Trong những năm gần đây, thường xảy ra dịch bệnh trên cây lúa
như bệnh rầy nâu, vàng lùn xoắn lá…, giá trái cây lại hay rớt giá nên người nông
dân có xu hướng chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản nhiều hơ
n như nuôi cá điêu
hồng, cá tra, cá lóc, cá rô. Vì vậy, nhu vay cầu vốn cho sản xuất nông nghiệp
giảm.
* Kinh doanh-Thương mại-Dịch vụ: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của kinh tế cả nước, người dân tỉnh Đồng tháp nói chung và người dân huyện
Cao Lãnh nói riêng ngày càng tham gia nhiều vào lĩnh vực kinh doanh, buôn bán
để góp phần tăng tỷ trọng thương mại-dịch vụ lên so với nông nghiệp. Từ đó
hình thành nhiều doanh nghiệp tư
nhân vừa và nhỏ, để mở rộng hoạt động của
mình các doanh nghiệp tư nhân cần phải có một nguồn vốn đủ mạnh mới có khả
năng cạnh tranh. Vì vậy, họ đã tìm đến Ngân hàng xin vay vốn để thực hiện
phương án kinh doanh của mình, với phương án như vậy trừ đi lãi vay Ngân
hàng họ vẫn có lợi nhuận tối đa. Ngoài ra, Ngân hàng còn đầu tư vào xây dựng,
sữa chữ
a, nâng cấp các khu chợ, đồng thời giúp người dân mở rộng các cơ sở
hiện có. Cho nên doanh số cho vay trong lĩnh vực kinh doanh- thương mại- dịch

vụ tăng qua các năm.
Cụ thể năm 2005 là 14.485 triệu đồng, năm 2006 là 25.363 triệu đồng
tăng 10.878 triệu đồng chiếm 75,1% so với năm 2005, năm 2007 là 27.315 triệu
đồng tăng 1.952 triệu đồng chiếm 7,7% so với năm 2006.
* Thuỷ sản: Đây là một ngành đ
ang phát triển mạnh ở một số xã của
huyện vì những năm gần đây nguồn thực phẩm gia cầm mang bệnh không an
toàn cho tiêu dùng nên người tiêu dùng đã chuyển sang nguồn thức ăn giàu đạm,
canxi như thuỷ sản. Ngoài ra, cá tra còn là một mặt hàng xuất khẩu và mang lại
thu nhập cao cho người dân nuôi cá tra nơi đây. Vì vậy, người dân nơi đây đã
mạnh dạn đầu tư cho ngành này, cụ thể là doanh số cho vay t
ăng mạnh qua các
năm năm 2005 là 71.122 triệu đồng, năm 2006 là 90.742 triệu đồng tăng 19.620
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn…….
GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận
30
triệu đồng hay chiếm27,6% so với năm 2005, năm 2007 là 111.933 triệu đồng
tăng 21.191 triệu đồng hay chiếm 23,4% so với năm 2006.
* Ngành nghề khác: Bên cạnh cho vay ngành nông nghiệp, thương mại-
dịch vụ và thuỷ sản, Ngân hàng còn cho vay nhiều mục đích kinh tế khác như:
cho vay xây dựng cơ bản, xây nhà, sữa chữa nhà ở, cho vay mua sắm phục vụ đời
sống. Doanh số này cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng doanh số
cho
vay của ngân hàng. Vì khi thu nhập của người dân tăng lên không những nhu cầu
về ăn mới được chú trọng mà cả nhu cầu về ở và mặc cũng phải được nâng lên.
Thực tế cho thấy là ngày nay là đa số nhà lá được thay thế bằng nhà tường, người
dân ăn mặc đẹp hơn, gia đình có tiện nghi đầy đủ hơn trước kia. Vì vậy doanh số
cho vay đối với nhu cầu này luôn tăng qua các năm cụ
thể là năm 2005 là 25.881
triệu đồng, năm 2006 là 30.785 triệu đồng tăng 4.904 triệu đồng hay chiếm

18,9% so với năm 2005, năm 2007 là 35.600 triệu đồng tăng 4.815 triệu đồng
hay chiếm 15,6% so với năm 2006.
Nhìn chung thì doanh số cho vay của Ngân hàng đã không ngừng tăng
lên qua các năm. Đây là kết quả của việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín
dụng, cũng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng. Đi
ều đó cho thấy quy mô
tín dụng của Ngân hàng ngày càng mở rộng. Hoạt động cho vay theo mục đích sử
dụng vốn của NHNN & PTNT huyện Cao lãnh có sự thay đổi theo hệ thống
NHNN & PTNT Việt Nam, chính là đã có những thay đổi theo hướng đầu tư để
đa dạng hoá các ngành nghề.










Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn…….
GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận
31
Doanh số cho vay theo ngành kinh tế năm 2005-2007
0
20000
40000
60000
80000
100000

120000
140000
160000
2005 2006 2007
Năm
Triệu đồng
Nông nghiệp
KD-DVTM
Thủy sản
Ngành khác

Hình 4: Doanh số cho vay theo địa bàn

4.3 PHÂN TÍCH NHU CẦU SỬ DỤNG VỐN CỦA NÔNG HỘ
4.3.1 Các đối tượng sản xuất của nông hộ
Qua số liệu điều tra cho thấy các đối tượng sản xuất của 40 mẫu, sản
xuất chủ yếu là lúa, làm vườn, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, chỉ có một vài
hộ kinh doanh nhỏ lẻ.Tổng diện tích là 427.711 m
2
, sang năm 2007 diện tích
425.738 m
2
. Để rõ hơn ta xem bảng số liệu sau:
Bảng 5: THỐNG KÊ NHỮNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ

Mô hình 1 Mô hình 2

Chỉ tiêu
Có % Không % Có % Không %
Sản xuất lúa 24 70,6 10 20,4 19 61,3 12 38,7

Chăm sóc vườn 11 32,4 23 67,6 12 38,7 19 61,3
Chăn nuôi 11 32,4 23 67,6 8 25,8 23 74,2
Thủy sản 12 35,7 22 64,3 10 32,3 21 67,7
Kinh doanh 5 14,7 29 85,3 4 12,9 27 87,1
Nguồn: Xử lý số liệu mẫu

Qua bảng ta thấy mô hình 1: Hộ vay vốn cho các đối tượng sản xuất
nhiều nhất là sản xuất lúa là 24 hộ trong tổng 34 hộ vay vốn chiếm 70,6%, kế đến
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn…….
GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận
32
là thủy sản 12 hộ trong tổng 34 hộ chiếm 35,7%, hộ chăm sóc vườn và chăn nuôi
là 11 hộ trong tổng 34 hộ chiếm 32,4%, riêng hộ kinh doanh chỉ có 5 hộ trên 34
hộvay vốn chiếm 4,7%.
Mô hình 2: Ta thấy chỉ có 31 hộ vay vốn trên tổng số 40 hộ, đối tượng
sản xuất nhiều nhất vẫn là sản xuất lúa 19 hộ chiếm 61,3%, chăm sóc vườn là 12
hộ chiếm 38,7%, thủy sản là 10 hộ chiếm 32,3%, chăn nuôi là 8 h
ộ chiếm 25,8%
và hộ kinh doanh chỉ có 4 hộ chiếm 12,9%.
4.3.2 Cơ cấu vốn về nguồn vốn.
Bảng 6: CƠ CẤU VỐN CỦA NÔNG HỘ

Năm

Chỉ tiêu

ĐVT
2006 2007
1.Tổng số nông hộ Hộ 40 40
+ Vay vốn Hộ 34 31

+ Không vay Hộ 69
2. Tổng nhu cầu Triệu đồng 2.402,35 1.938,4
3.Tổng vốn tự có Triệu đồng 1.148 950,9
4. Tổng vốn xin vay Triệu đồng 1.136 1.021,6
Nguồn: Xử lý số liệu mẫu

Qua bảng cho thấy: Năm 2006 có 34 hộ có vay vốn Ngân hàng, 6 hộ
không vay vốn ngân hàng với tổng nhu cầu là 2.402.350.000 đồng, trong đó tổng
vốn tự có là 1.148.000.000 đồng hay chiếm 47,8%, tổng lượng vốn xin vay là
1.136.000.000 đồng hay chiếm 47,3%.
Sang năm 2007, có 31 hộ vay vốn và 9 hộ không vay vốn với tổng nhu
cầu là 1.938.400.000 đồng, tổng vốn tự có là 950.900.000 đồng hay chiếm
49,1%, tổng nguồn vốn xin vay 1.021.600.000 đồng hay chiếm 52,7%.
Năm 2007 diện tích giảm là do số hộ vay giảm, đồng thời kéo theo nhu
cầu vay vốn giảm 463.950.000 đồng so với năm 2006, tổng vốn tự có cũng giảm
là 197.100.000 so với năm 2006, tổng vốn xin vay giảm 114.400.000 đồng giảm
so với năm 2006. Nhưng tính theo phần trăm tổng vốn vốn tự có và tổng lượng
vốn xin vay thì tỉ lệ này có tăng so với năm 2006, năm 2006 nguồn vốn tự có
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng và nhu cầu vay vốn…….
GVHD: ThS.VÕ VĂN DỨT SVTH: Lê Thị Cẩm Thuận
33
chiếm 47,8% nhưng đến năm 2007 chiếm 49,1%, tổng vốn xin vay năm 2006 là
47,3% nhưng năm 2007 là 52,7%.
4.3.3 Chi phí sản xuất và thu nhập cho các đối tượng
4.3.3.1. Chi phí – thu nhập sản xuất lúa/vụ (tính cho 1 hecta)
Từ số liệu điều tra và sở nông nghiệp cho thấy, ta có chi phí phát sinh và
thu nhập trong quá trình sản xuất lúa như sau:
Bảng 7: CHI PHÍ – THU NHẬP SẢN XUẤT LÚA/VỤ

Năm

Khoản mục Đvt
2006 2007
Tổng chi phí 1.000đ 7.740 11.569
Năng suất kg 6.500 8.000
Giá bán 1.000đ 2,2 3,5
Thu nhập 1.000đ 14.300 28.000
Lợi nhuận 1.000đ 6.560 16.431
Nguồn: Phòng nông nghiệp

Nhìn chung chi phí sản xuất của một vụ lúa trung bình là 750.000 đồng
đến 1.150.000 đồng (Chi phí sản xuất thay đổi theo thời vụ, thời tiết). Chi phí đó
bao gồm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…nhưng chi phí phân bón là cao
nhất.
4.3.3.2. Chi phí – thu nhập chăn nuôi heo thịt (tính cho 1con)
Bảng 8: CHI PHÍ- THU NHẬP CHĂN NUÔI HEO

Năm
Khoản mục Đvt
2006 2007
Tổng chi phí 1.000đ 1.108 1.781
Năng suất kg 100 100
Giá bán 1.000đ 17 30
Thu nhập 1.000đ 1.700 3.000
Lợi nhuận 1.000đ 592 1.219
Nguồn: Phòng nông nghiệp

×