Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (843.25 KB, 87 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ THÙY DUNG

TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI

Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Văn Độ

Hà Nội, T8/2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi
thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Văn Độ. Các số liệu và trích
dẫn trong luận văn là trung thực. Các kết quả nghiên cứu của luận văn không
trùng lặp với bất kỳ cơng trình nào khác. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm
về cơng trình nghiên cứu của mình.
Tác giả luận văn

Đỗ Thùy Dung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU


1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI
TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ THEO PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM

9

1.1. Những vấn đề lý luận về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý

9

1.2. Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội tàng trữ trái phép chất
ma túy

18

Chương 2: ĐỊNH TỘI VÀ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI TỘI
TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
TRẢNG BOM, TỈNH ĐỒNG NAI

23

2.1. thực tiễn định tội tội tàng trữ trái phép chất ma túy

23

2.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên
địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai


38

2.3. Những bất cập, hạn chế trong định tội, áp dụng hình phạt đối với tội tàng
trữ trái phép chất ma túy và nguyên nhân

49

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA
T

62

3.1. Hồn thiện pháp luật hình sự

62

3.2. Nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị cho đội ngũ
thẩm phán và hội thâm nhân dân

67

3.3. Các giải pháp khác

68

KẾT LUẬN

72


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

74


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- Bộ luật hình sự:

BLHS

- Thơng tư liên tịch số 17/2007/
TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP:

Thông tư liên tịch số 17

- Thông tư liên tịch số 08/2015/
TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP:

Thông tư liên tịch số 08


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tỷ lệ % số vụ án/số bị cáo xét xử các tội về ma túy so với
tổng số vụ án/số bị cáo xét xử các loại tội.
Bảng 2.2. Tỷ lệ số vụ án/số bị cáo về tội tàng trữ trái phép chất ma túy
so với tổng số vụ án/số bị cáo xét xử các tội về ma túy quy định tại Điều 194
BLHS năm 1999 hay Điều 249 BLHS năm 2015.
Bảng 2.3. Hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo phạm tội tàng trữ
trái phép chất ma túy giai đoạn 2015 – 2019.



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ma túy là hiểm họa của tồn nhân loại. Nó khơng là vấn đề mang phạm
vi quốc gia mà mang tính tồn cầu. Tệ nạn ma túy có ảnh hưởng, tác động sâu
sắc đến kinh tế, xã hội, tình hình an ninh trật tự và nòi giống, tàn phá thể
trạng, não bộ của người sử dụng. Chính vì lẽ đó, cần có một cơ chế pháp lý để
điều chỉnh những hành vi vi phạm có liên quan đến ma túy. Các quốc gia, các
tổ chức quốc tế đã và đang không ngừng tăng cường hợp tác trong cơng tác
đấu tranh phịng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy thể hiện bằng việc ký kết
các cơng ước quốc tế về kiểm sốt ma túy, có thể kể đến: Cơng ước thống
nhất về các chất ma túy năm 1961; Công ước về các chất hướng thần năm
1971; Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất gây nghiện và các
chất hướng thần năm 1988. Ở Việt Nam hiện nay vấn đề về ma tuý cũng được
quy định trong: Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Luật
phòng chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008); cùng nhiều nghị
định, nghị quyết và thông tư, thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành.
Theo báo cáo của Bộ Công an, cả nước ta có trên 235.214 người nghiện
ma túy có hồ sơ quản lý (tính đến tháng 12/2019). Trong đó, trong đó: 67,5%
(gồm cả khoảng 53.000 người đang điều trị Methadone) người nghiện ma túy
sống tại cộng đồng, 13,5 % người nghiện ma túy đang ở các cơ sở cai nghiện
do ngành LĐ-TB&XH quản lý và 19% số người nghiện đang ở trong các trại
giam

do

ngành

Cơng


an

quản



(Trích

nguồn

Riêng
tỉnh Đồng Nai có khoảng 4.500 người nghiện ma túy (tính đến tháng 6/2019),
trung bình số người nghiện mỗi năm tăng lên khoảng 500 người (Trích nguồn
/>=73).

1


“Ma tuý từ nhiều thế kỷ nay đã trở thành vấn đề gây nhức nhối của xã
hội. Ngày 26/6 hàng năm đã được Liên Hợp Quốc chọn làm “Ngày Thế giới
phòng, chống ma túy” từ năm 1988 đã đủ thấy sự quan tâm của toàn thế giới
đối với tệ nạn xã hội này. Bởi:
- Ma túy có tác hại đối với bản thân người sử dụng gây tổn hại về sức
khoẻ như hệ tiêu hố, hệ hơ hấp, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm suy giảm
chức năng thải độc, dẫn đến tình trạng suy nhược tồn thân, suy giảm sức lao
động. Nghiện ma tuý dẫn đến tình trạng nhiễm độc ma tuý mãn tính, rối loạn
nhịp sinh học, suy giảm sức lao động, giảm hoặc mất khả năng lao động và
khả năng tập trung trí óc. Trường hợp sử dụng ma tuý quá liều có thể bị chết
đột ngột;
- Tác hại đối với xã hội, hàng năm, Nhà nước phải chi phí hàng ngàn tỷ

đồng cho việc xóa bỏ cây thuốc phiện, cho công tác cai nghiện ma t, cơng
tác phịng, chống và kiểm sốt ma t. Ma túy cũng làm suy giảm lực lượng
lao động của gia đình và xã hội cả về số lượng và chất lượng; làm cho thu
nhập quốc dân cũng giảm, chi phí cho dự phịng và chăm sóc y tế lại tăng; là
nguyên nhân làm nảy sinh, gia tăng tình hình tội phạm trong nước gây ảnh
hưởng đến an ninh trật tự (trộm, cướp, buôn bán ma túy, buôn bán người,
khủng bố...); là nguyên nhân, điều kiện nảy sinh, phát triển các tệ nạn xã hội
khác (mại dâm,cờ bạc...)”.
Trảng Bom là huyện có vai trị vơ cùng quan trọng trong sự nghiệp phát
triển cơng nghiệp của tỉnh Đồng Nai, có vị trí nằm dọc theo quốc lộ 1A, là
cửa ngõ đi vào thành phố Hồ Chí Minh nên có lợi thế về phát triển giao
thơng. Bên cạnh đó, Trảng Bom cách Biên Hịa 12 km và thành phố Hồ Chí
Minh 42 km về phía đơng nên thuận tiện cho việc giao thương, buôn bán và
đầu tư công nghiệp. Là một huyện đông dân với dân số năm 2019 là 264.218
người, mật độ dân số khá cao, đạt 805 người/km² (mật độ dân số của cả nước

2


là 290 người/km2). Trong nhiều năm gần đây, dân số của Trảng Bom chủ yếu
là dân nhập cư từ miền Bắc do sự phát triển của các khu công nghiệp (tập
trung 04 Khu công nghiệp Hố Nai 3, Sông Mây, Bàu Xéo, Giang Điền). Do
dân số tăng nhanh tạo áp lực lớn lên chính quyền địa phương trong nhiều vấn
đề, trong đó có quản lý hành chính, tình hình an ninh, trật tự, nhà ở, môi
trường, phúc lợi xã hội và thu nhập lao động. Đặc biệt là tình hình tội phạm
và tệ nạn xã hội là vấn đề nan giải và được quan tâm hàng đầu, ảnh hưởng
trực tiếp đến trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện. Đáng chú ý là tình hình
tội phạm về ma túy có chiều hướng gia tăng về số lượng và mức độ phức tạp
của vụ việc. Theo thống kê của Tòa án huyện Trảng Bom từ năm 2015 đến
năm 2019 trên địa bàn huyện đã xét xử 1013 vụ, với 1645 bị cáo. Trong đó,

tội phạm về ma túy trên địa bàn huyện Trảng Bom đã xét xử 170 vụ (chiếm tỷ
lệ 16,8 % số vụ án của toàn huyện) với 216 bị cáo (chiếm tỷ lệ 13,1 % số bị
cáo của tồn huyện).
Tình hình tội phạm ma túy nói chung và tội tàng trữ trái phép chất ma
túy trên địa bàn huyện Trảng Bom nói riêng có diễn biến phức tạp, khó quản
lý vì có nhiều người nghiện là lao động tự do, tạm trú trên địa bàn huyện, số
người nghiện ma túy trên địa bàn huyện chỉ sau thành phố Biên Hòa. Con số
thực tế sẽ cao hơn nữa nếu thống kê đủ số người nghiện chưa có hồ sơ quản
lý, đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhu cầu sử dụng ma túy
cao, đồng nghĩa với tội phạm về tàng trữ trái phép chất ma túy phát triển.
Địa bàn có các khu cơng nghiệp Sông Mây, Hố Nai 3, Giang Điền và
Bàu Xéo (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) có lượng người nhập cư khá
đông và những bất ổn về an ninh trật tự đi kèm. Xã Bắc Sơn là một trong
những “điểm nóng” về ma túy của huyện Trảng Bom. Các đối tượng mua
bán, sử dụng ma túy gồm nhiều thành phần trong xã hội và luôn thay đổi
phương tiện, địa điểm hoạt động nhằm tránh sự truy quét của công an. Xác

3


định các biện pháp, như: tiếp xúc, trao đổi để động viên người sử dụng ma túy
đi cai nghiện, đồng thời áp dụng các biện pháp mạnh để răn đe, phịng ngừa
tội phạm nói chung. Phần lớn những gia đình có người sử dụng ma túy ở xã
đều thuộc diện khó khăn, đơng nhân khẩu, do thiếu vắng sự quan tâm của cha
mẹ nên các em sớm vướng vào ma túy.
Riêng địa bàn xã Bắc Sơn có khoảng 60 ngàn nhân khẩu, nơi tập trung
khu công nghiệp Hố Nai và Sông Mây nên lao động khắp các tỉnh, thành đổ
về sinh sống. Kéo theo các gia đình cơng nhân, người lao động tự do cũng
chiếm tỷ lệ khá cao. Cùng với đó là các tệ nạn ma tuý, bài bạc, rượu chè…
dẫn đến nảy sinh tội phạm ngày càng phức tạp. Có điều đau xót khi triệt xố

những ổ nhóm tội phạm, nhất là đối tượng ma tuý có tuổi đời khá trẻ. Từ sự
ham chơi, đua đòi lêu lổng đã dẫn đến nhiều thanh thiếu niên nghiện ngập rồi
sa vào con đường phạm tội như trộm cắp, buôn bán, tàng trữ ma tuý…”.
Trước tình hình nêu trên, các cấp, các ngành của huyện Trảng Bom đã
và đang thực hiện nhiều biện pháp để kìm chế, xóa bỏ ma túy trên địa bàn
như: tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục tác hại của ma túy trong
cộng đồng, tăng cường công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện... Đặc biệt,
nâng cao vai trò, hiệu quả trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án
về ma túy. Bước đầu những biện pháp trên đã đạt được những kết quả nhất
định, tuy nhiên hiệu quả đạt được vẫn chưa cao, vẫn cịn những hạn chế. Bằng
chứng là tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn huyện vẫn còn diễn biến
phức tạp, nhiều vụ việc gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm mất lòng tin
của nhân dân vào chính quyền địa phương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình
hình an ninh trật tự - trật tự an tồn xã hội trên địa bàn huyện. Trước u cầu
đó, nghiên cứu làm rõ các tội về ma túy, cụ thể là tội “Tàng trữ trái phép chất
ma túy” bao gồm các vấn đề lý thuyết, phân tích các quy định của BLHS và
đánh giá thực tiễn xét xử để từ đó đưa ra các giải pháp hồn thiện và áp dụng

4


đúng đắn tội phạm này là rất cần thiết. Chính vì vậy, chúng tơi lựa chọn đề
tài: “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh
Đồng Nai” làm luận văn Thạc sĩ Luật học - chuyên ngành Luật hình sự và Tố
tụng Hình sự.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả đã tham khảo những tài liệu như sau:
+ Về giáo trình, sách gồm:
- Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập 1, tập 2 , Đại học Luật Hà Nội,
nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2009;

- Giáo trình Lý luận chung về Định tội danh, GS.TS Võ Khánh Vinh,
nhà xuất bản Khoa học Xã hội năm 2013;
- Sách Định tội danh: lý luận, hướng dẫn mẫu và 350 bài thực hành, Lê
Cảm và Trịnh Quốc Toản, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2004;
- Sách Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung
năm 2017 (phần các tội phạm), PGS.TS.Trần Văn Luyện đồng chủ biên, nhà
xuất bản Cơng an nhân dân năm 2018;
- Sách Luật hình sự Việt Nam (phần chung và phần các tội phạm),
GS.TS Võ Khánh Vinh, nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 2014.
+ Về luận án, luận văn gồm:
- Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh (2015), Phòng ngừa các tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã
hội.
- Ngô Quỳnh Thanh, “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo pháp luật
hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét xử của Tồ án nhân dân quận Hà Đơng,
thành phố Hà Nội", Luận văn thạc sĩ Luật học, khoa Luật, Học viện Khoa học
Xã hội Việt Nam;

5


- Nguyễn Sỹ Quân, “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn
huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu" năm 2019, Luận văn thạc sĩ Luật học, khoa
Luật, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam;
- Triệu Thị Ngân Hà “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo pháp luật
hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tiền Giang", năm 2017, Luận văn Thạc sĩ
Luật học, khoa Luật, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam;
Những cơng trình nghiên cứu trên dưới góc độ của Luật hình sự hoặc
dưới góc độ Tội phạm học và phịng ngừa tội phạm đưa ra những kiến nghị và

giải pháp hữu ích để áp dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc
nghiên cứu tội tàng trữ trái phép chất ma túy với tư cách là tội ghép theo quy
định tại Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) mà
ít có cơng trình nghiên cứu tội tàng trữ trái phép chất ma túy với tư cách là
một tội danh độc lập, khi tội danh này được tách ra thành tội độc lập và có
nhiều điểm mới theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017). Do vậy, đề tài “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa
bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai” có thể coi là một đề tài mới được
nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành Luật hình sự và
tố tụng hình sự.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là từ việc nghiên cứu lý luận,
phân tích quy định của pháp luật, đánh giá thực tiễn việc xét xử, cụ thể là định
tội danh và quyết định hình phạt đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên
địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, tìm ra những hạn chế, bất cập,
nguyên nhân để đưa ra giải pháp nhằm đảm bảo áp dụng đúng pháp luật hình
sự đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

6


Từ mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của Đề tài là:
- Nghiên cứu và làm rõ khái niệm, dấu hiệu pháp lý tội tàng trữ trái
phép chất ma tuý;
- Phân tích quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội Tàng trữ
trái phép chất ma túy;
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực tiễn xét xử tội tàng trữ trái phép
chất ma túy trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai từ năm 2015 đến

năm 2019. Từ đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế và một số nguyên nhân cơ bản;
- Đưa ra những giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối
với tội này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các quan điểm lý luận, quy định của pháp luật hình sự liên quan tới
“Tội tàng trữ trái phép chất ma túy”.
Thực tiễn việc xét xử tội tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn
huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn (định tội và áp
dụng hình phạt) các quy định của Bộ luật Hình sự đối với tội tàng trữ trái
phép chất ma túy trong phạm vi hoạt động xét xử trên địa bàn huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai từ năm 2015 đến năm 2019. Quá trình xét xử tại Tòa án
đã bao trùm hoạt động tố tụng cùa các cơ quan tiến hành tố tụng.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác –
Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước

7


trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm nói chung, tội phạm về ma
túy nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu luận văn: Tác giả vận dụng phương pháp phân tích,
phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương
pháp nghiên cứu các vụ việc cụ thể.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Áp dụng để phân tích các nội


dung cần nghiên cứu và nhận thức một cách khái quát các vấn đề được
nghiên cứu. Qua đó, phân tích để tìm hiểu cụ thể quy định về tội tàng trữ
trái phép chất ma tuý.
- Phương pháp thống kê dùng để tổng họp các số liệu về tội tàng trữ

trái phép chất ma tuý cụ thể được áp dụng, cũng như số bị cáo được áp dụng
về tội này từ thực tế trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, từ đó
đánh giả thực tiễn áp dụng các quy định về tội tàng trữ trái phép chất ma
tuý.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ những điểm giống và

khác nhau trong các quy định về tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo Bộ
luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) với các giai đoạn
trước đó.
- Phương pháp nghiên cứu các vụ việc điển hình để làm rõ bản chất,

đặc điểm, các quy luật, quá trình diễn biến của đối tượng tham gia để hướng
sự phát triển của chúng theo mục tiêu dự kiến của mình và tìm ra được giải
pháp tối ưu.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận:
Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và tồn diện về tội
tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

8


Do đó có ý nghĩa về mặt lý luận là có thể làm tài liệu nghiên cứu, học tập của
học viên; ý kiến tham khảo cho hoạt động hoàn thiện pháp luật hình sự và tố

tụng hình sự. Mặt khác có ý nghĩa về thực tiễn là góp phần nâng cao hiệu quả,
chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự nói chung
và hoạt động xét xử nói riêng.
Việc nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội
tàng trữ trái phép chất ma tuý trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
góp phần bổ sung vào lý luận về quy định của Bộ luật hình sự đối với tội tàng
trữ trái phép chất ma tuý. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác đấu
tranh phòng, chống tội phạm, xét xử vụ án đảm bảo tính khách quan đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật
hình sự nói chung và hoạt động xét xử trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh
Đồng Nai nói riêng. Là tài liệu tham khảo cho các cơ quan tiến hành tố tụng
trong việc giải quyết vụ án hình sự liên quan đến loại tội phạm về ma tuý,
chuyên sâu là tội tàng trữ trái phép chất ma tuý được khách quan, có căn cứ,
đúng pháp luật. Ngồi ra, luận văn cịn có cơ sở để đưa ra các kiến nghị hồn
thiện pháp luật hình sự Việt Nam liên quan đến chất lượng xét xử nói chung
và công tác xét xử trên địa bàn huyện Trảng Bom nói riêng, góp phần nâng
cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, cũng như phòng,
chống oan, sai, vi phạm pháp luật trong giải quyết vụ án hình sự liên quan đến
ma tuý.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
Luận văn gồm 3 chương như sau:

9


Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về tội tàng trữ trái phép
chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam.

Chương 2: Định tội và áp dụng hình phạt đối với tội tàng trữ trái phép
chất ma túy trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Chương 3: Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối
với tội tàng trữ trái phép chất ma túy.

10


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT
VỀ TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ THEO PHÁP
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Những vấn đề lý luận về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý
1.1.1. Khái niệm tội tàng trữ trái phép chất ma tuý theo luật hình sự
Việt Nam:
Tàng trữ chất ma túy được hiểu là việc cất giữ, cất giấu ma túy ở bất
cứ nơi nào (trong nhà; ngồi sân; chơn dưới đất; để trong vali; cho vào
thùng xăng xe; cất giấu trong quần áo, tư trang mặc trên người hoặc theo
người...) mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái
phép chất ma túy. Và thời gian tàng trữ dài – ngắn không ảnh hưởng đến
việc xác định tội danh này [11, tr.362].
Đối tượng tàng trữ của tội phạm này là chất ma tuý. Tùy thuộc vào
mục đích nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều quan điểm khác
nhau về ma túy và chất ma túy. Có trường hợp khơng cần đưa ra khái niệm
chất ma túy mà liệt kê các chất ma túy đã được xác định, gọi tên riêng trong
khoa học được ban hành theo Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001
(được thay thế bằng Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 và được
sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09/12/2015);
Nghị định 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018; Nghị định 60/2020/NĐ-CP ngày
29/5/2020 sửa đổi, bổ sung danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành

kèm theo Nghị định 73/2018/NĐ-CP.
Theo Điều 2 Luật phòng, chống ma túy năm 2000 thì:
Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định
trong các danh mục do Chính phủ ban hành.
Trong đó:

11


- Chất gây nghiện: Là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây
tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
- Chất hướng thần: Là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo
giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng nghiện đối với người
sử dụng [20, tr.1].
Khi cần xác định một chất có phải là ma túy hay khơng thì cần thu
thập, đưa mẫu đến cơ quan giám định và căn cứ vào danh mục các chất ma
túy và tiền chất quy định trong các Nghị định.
- Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây
gọi tắt là Bộ luật hình sự 2015) quy định riêng về tội tàng trữ trái phép chất
ma túy tại Điều 249. Tuy khơng cịn là tội ghép như quy định tại Bộ luật hình
sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau đây gọi tắt là Bộ luật
hình sự 1999) nhưng Bộ luật hình sự 2015 cũng khơng đưa ra khái niệm về
tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.
Tuy nhiên, từ khái niệm về tội phạm theo Điều 8 và Điều 249 Bộ luật
hình sự 2015 có thể đưa ra khái niệm: “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy là
hành vi cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào mà khơng
nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép chất ma túy,
được quy định trong bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình
sự và đạt độ tuổi luật định thực hiện một cách cố ý xâm phạm chính sách
thống nhất quản lý các chất ma túy của Nhà nước”.

1.1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội tàng trữ trái phép chất ma tuý:
Để phân biệt tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong nhóm tội phạm về
ma túy, cần dựa vào cấu thành tội phạm với 04 yếu tố luật định về khách thể,
mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan của tội phạm. Đây cũng chính là cơ
sở trách nhiệm hình sự có ý nghĩa rất lớn trong việc định tội. Việc phân chia
cấu thành tội phạm thành 4 yếu tố nêu trên chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận,

12


nhận thức còn trên thực tế các yếu tố cấu thành tội phạm là một thể thống
nhất không thể tách rời, tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng
cho một tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự.
Điều 249 Bộ luật hình sự 2015 quy định:
“1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà khơng nhằm mục
đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án
về tội này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm;
b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01
gam đến dưới 500 gam;
c) Hêrơin, cơcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối
lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;
d) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây cơca có khối
lượng từ 10 kilơgam đến dưới 25 kilơgam;
đ) Quả thuốc phiện khơ có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50
kilôgam;
e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilơgam đến dưới 10
kilơgam;
g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới

20 gam;
h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới
100 mililít;
i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương
đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b
đến điểm h khoản này.

13


2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
e) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cơca có khối lượng từ 500
gam đến dưới 01 kilơgam;
g) Hêrơin, cơcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối
lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
h) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây cơca có khối
lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
i) Quả thuốc phiện khơ có khối lượng từ 50 kilơgam đến dưới 200
kilơgam;
k) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilơgam đến dưới 50
kilôgam;
l) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới
100 gam;
m) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới

250 mililít;
n) Tái phạm nguy hiểm;
o) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương
đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm e
đến điểm m khoản này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
10 năm đến 15 năm:

14


a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01
kilơgam đến dưới 05 kilơgam;
b) Hêrơin, cơcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối
lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây cơca có khối
lượng từ 25 kilơgam đến dưới 75 kilơgam;
d) Quả thuốc phiện khơ có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600
kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilơgam đến dưới 150
kilơgam;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới
300 gam;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới
750 mililít;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương
đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a
đến điểm g khoản này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cơca có khối lượng 05
kilơgam trở lên;
b) Hêrơin, cơcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối
lượng 100 gam trở lên;
c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây cơca có khối
lượng 75 kilơgam trở lên;
d) Quả thuốc phiện khơ có khối lượng 600 kilơgam trở lên;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilơgam trở lên;

15


e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương
đương với số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a
đến điểm g khoản này.
5. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài
sản” [25].
1.1.2.1. Khách thể của tội tàng trữ trái phép chất ma t:
Là quyền và lợi ích xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm
xâm hại, khách thể của tội tàng trữ trái phép chất ma túy là chính sách độc
quyền về quản lý của Nhà nước về các chất ma túy.
Đối tượng tác động của tội tàng trữ trái phép chất ma túy là các chất
ma túy và nguyên liệu thực vật có chứa chất ma túy [11, tr.326].
Các chất ma túy là chất gây nghiện ở dạng tự nhiên hoặc tổng hợp
như: các chất hướng thần, các tiền chất ma túy, các tiền chất hướng thần, các
nguyên liệu thực vật có chứa chất ma túy và tiền chất được quy định cụ thể

trong Nghị định của Chính phủ ban hành kèm theo danh mục các chất ma túy
và tiền chất (mới nhất là Nghị định 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của
Chính phủ ban hành kèm theo danh mục các chất ma túy và tiền chất, Nghị
định 60/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020 sửa đổi, bổ sung Nghị định
73/2018/NĐ-CP) . Do chất ma túy có đặc tính gây nghiện cho người sử dụng,
khi được đưa vào cơ thể sẽ làm thay đổi về trạng thái ý thức, sinh lý. Khi lạm
dụng chất ma túy sẽ phụ thuộc, gây tổn thương cho sức khỏe người sử dụng
và gây nguy hại cho cộng đồng. Người nghiện ma túy khi không được đáp
ứng sẽ lên cơn, đau đớn về thể xác và tinh thần, mất lý trí, dễ dẫn đến việc

16


thực hiện hành vi phạm tội. Vì vậy, Nhà nước ta quản lý chất ma túy một
cách nghiêm ngặt, mọi hành vi vi phạm các quy định về chế độ độc quyền
quản lý chất ma túy đều bị coi là tội phạm và bị xử lý nghiêm khắc.
1.1.2.2 Mặt khách quan của tội tàng trữ trái phép chất ma tuý:
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm
những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách
quan [8, tr.99].
Hành vi khách quan của tội tàng trữ trái phép chất ma túy thể hiện ở
hành vi cất giữ, cất giấu trái phép chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong
người, trong nhà, ngồi vườn, chơn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng
xăng xe hoặc nơi nào đó). Tội phạm hồn thành kể từ thời điểm thực hiện
hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, không kể thời gian tàng trữ ngắn hay
dài và hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội này (có cấu thành
hình thức).
1.1.2.3. Chủ thể của tội tàng trữ trái phép chất ma tuý:
Chủ thể của tội phạm là người đạt độ tuổi luật định, khơng ở trong tình
trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự và đã thực hiện hành vi phạm

tội cụ thể [7, tr.122].
Theo quy định tại Điều 12 BLHS thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải
chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội rất nghiêm trọng và đặc biệt
nghiêm trọng đối với các tội phạm do luật định. Đồng thời theo khoản 2 Điều
12 BLHS thì tội tàng trữ trái phép chất ma tuý là loại tội mà người từ đủ 14
tuối đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.
Phân tích quy định tại Điều 249 BLHS thì tội tàng trữ trái phép chất
ma tuý quy định tại khoản 1 là tội phạm nghiêm trọng (chế tài quy định phạt
tù từ 1 đến 5 năm); tội phạm quy định tại khoản 2 (chế tài quy định phạt tù từ

17


5 đến 10 năm), tội phạm quy định tại khoản 3 (chế tài quy định phạt tù từ 10
đến 15 năm) là tội phạm rất nghiêm trọng; tội phạm quy định tại khoản 4
(chế tài quy định phạt tù từ 15 đến 20 năm hoặc tù chung thân là tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng);
Phân tích so sánh quy định tại Điều 12 BLHS và Điều 249 BLHS nêu
trên thì chúng ta thấy chủ thể của tội tàng trữ trái phép chất ma túy là người
khơng ở trong tình trạng khơng có năng lực trách nhiện hình sự, đạt độ tuổi
theo luật định như sau: 1/ chủ thể của tội phạm quy định tại khoản 1 Điều
249 BLHS là người từ đủ 16 tuổi trở lên; còn chủ thể của tội phạm quy định
tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 249 BLHS là người từ đủ 14 tuổi trở
lên.
1.1.2.4. Mặt chủ quan của tội tàng trữ trái phép chất ma tuý:
Mặt chủ quan của tội phạm là những hoạt động tâm lý bên trong của
người phạm tội gồm: lỗi, động cơ, mục đích.
Tội tàng trữ trái phép chất ma túy được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp.
Người phạm tội nhận thức được rõ hành vi của mình bị pháp luật cấm, thấy

được tác hại của hành vi phạm tội nhưng vẫn thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp,
khơng có trường hợp cố ý gián tiếp. Mục đích của tội này là tàng trữ để sử
dụng, khơng có mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất trái phép.
1.1.3. Các dấu hiệu định khung tăng nặng của tội tàng trữ trái phép
chất ma tuý:
Tội tàng trữ trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 249 Bộ luật
hình sự 2015 với 04 khung hình phạt. Do là loại tội phạm có tính nguy hiểm
cao cho xã hội nên quy định về hình phạt rất nghiêm khắc, khởi điểm của
khung hình phạt được xác định là tội phạm nghiêm trọng.
Đối với khung hình phạt tăng nặng được quy định tại khoản 2, 3, 4
Điều 249 BLHS 2015. Mức hình phạt của khoản 2 từ 05 năm đến 10 năm,

18


khoản 3 từ 10 năm đến 15 năm, khoản 4 từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù
chung thân tùy thuộc vào khối lượng ma túy thu giữ.
Hình phạt cao nhất của tội tàng trữ trái phép chất ma túy là tù chung
thân. So với BLHS 1999, hình phạt tử hình đối với tội tàng trữ trái phép chất
ma túy đã được huỷ bỏ thể hiện chính sách hình sự nhân đạo, ngun tắc
phân hố trách nhiệm hình sự. Thực hiện Nghị quyết 49/NQ-TW với phương
châm hạn chế áp dụng hình phạt tử hình đối với một số ít loại tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng. Việc tách Điều 194 BLHS 1999 thành các tội độc lập
trong BLHS 2015 phân hoá trách nhiệm hình sự cơng bằng phù hợp giữa các
hành vi phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hay chiếm đoạt trái phép
chất ma túy (từ Điều 247 đến Điều 259), nhằm loại bỏ hình phạt tử hình đối
với tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” và “Tội chiếm đoạt chất ma túy”, chỉ
áp dụng mức hình phạt cao nhất là chung thân.
Ngồi ra Điều 249 BLHS cịn quy định các hình phạt bổ sung áp dụng
cho tội tội tàng trữ trái phép chất ma túy như: Phạt tiền từ 5.000.000đ đến

500.000.000đ; Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Việc kết hợp giữa hình phạt chính và hình phạt bổ sung để đạt được
mục đích của hình phạt. Sự kết hợp này có ý nghĩa tích cực, chủ động trong
việc loại trừ khả năng tái phạm của người bị kết án cũng như tiếp tục giáo
dục cải tạo họ sau khi chấp hành xong hình phạt chính. Từ đó, hệ thống hình
phạt trở nên đa dạng, phù hợp với tính chất, mức độ phạm tội với các hoàn
cảnh khách quan và đặc điểm về nhân thân trong từng trường hợp phạm tội
cụ thể, đảm bảo nguyên tắc cơng bằng, nhân đạo và nâng cao hiệu quả của
hình phạt trong bộ luật hình sự nước ta.
1.2. Quy định của pháp luật hình sự về tội tàng trữ trái phép chất
ma túy

19


1.2.1. Khái quát lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến
nay quy định về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý:
1.2.1.1. Quy định về tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong pháp luật
hình sự giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1985.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, đánh dấu sự ra đời của nước
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Ngày 05/3/1945, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Nghị định số 150/TT quy định việc xử lý đối với những hành vi vi
phạm thể lệ quản lý thuốc phiện, tiếp theo là Nghị định số 225/TTg ngày
22/12/1952 quy định những người có hành vi vi phạm thể lệ quản lý thuốc
phiện có thể bị tịch thu thuốc phiện, phạt tiền hoặc bị truy tố trước Tòa án
nhân dân. Tuy nhiên, hai nghị định này chỉ dừng lại ở việc xử lý đối với hành
vi vận chuyển, tàng trữ trái phép ma túy (vẫn cho phép trồng cây thuốc
phiện).
Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 580/TTg ngày

19/5/1955 quy định những trường hợp cụ thể có thể đưa ra Tịa xét xử. Sau
khi giải phóng miền Nam, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số
76/CP ngày 25/3/1977 về chống buôn lậu thuốc phiện.
Như vậy, từ khi thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hịa, Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của
cơng tác phịng, chống ma túy nên đã ban hành văn bản quy phạm pháp luật
để điều chỉnh hành vi vi phạm trong quản lý thuốc phiện.
1.2.1.2. Quy định về tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong Bộ luật
hình sự 1985.
Bộ luật hình sự năm 1985 là Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng
Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trong đó có một điều luật riêng quy định
về tội “Tổ chức dùng chất ma túy” tại Điều 203, còn những hành vi tàng trữ,
vận chuyển, sản xuất, mua bán ma túy được giải quyết bằng các quy định

20


×