Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Quản trị marketing samsung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 37 trang )

PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU:...................................................................................................................................................... 7
I.GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SAMSUNG:.................................................................................................................. 8
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH:............................................................................................................................................... 8
2. QUY MƠ:................................................................................................................................................................ 8
3. SẢN PHẨM.............................................................................................................................................................. 9
4. TẬP ĐỒN SAMSUNG TẠI VIỆT NAM..........................................................................................................................10
II. PHÂN TÍCH QUẢN TRỊ MARKETING CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN TỬ SAMSUNG.........................................................12
1.PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG..........................................................................................................................................12
1.1 Phân khúc thị trường.....................................................................................................................................12
1.2 Thị trường mục tiêu.......................................................................................................................................13
2.ĐỐI THỦ CẠNH TRANH..............................................................................................................................................13
3.ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU.............................................................................................................................................15
3.1. Chiến lược xây dựng thương hiệu:...............................................................................................................15
3.2. Giá trị thương hiệu:......................................................................................................................................16
4.PRODUCT............................................................................................................................................................... 16
4.1. Danh mục sản phẩm.....................................................................................................................................16
4.2. Sự khác biệt mang đến thành công của sản phẩm.......................................................................................18
4.3. Dịch vụ chăm sóc khách hàng.......................................................................................................................22
4.4. Vịng đời sản phẩm.......................................................................................................................................23
4.5. Phát triển sản phẩm mới tạo sức cạnh tranh...............................................................................................24
5.PRICE.................................................................................................................................................................... 24
5.1. Nhân tố ảnh hưởng việc ra quyết định cho giá cho Smartphone của samsung...........................................24
5.2. Chiến lược giá với từng phân khúc...............................................................................................................25
5.3. Giá cả cạnh tranh..........................................................................................................................................27
6.PLACE................................................................................................................................................................... 28
6.1. Cấu trúc kênh phân phối của Samsung.........................................................................................................28
6.2.Các yếu tố cấu thành hệ thống phân phối - Phân tích cụ thể kênh D............................................................29
7. PROMTION............................................................................................................................................................ 31
III. NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA SAMSUNG TRONG CHIẾN LƯỢC MARKETING..................................33
1.NHỮNG THÀNH TỰU SAMSUNG ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC..............................................................................................................33


2. THẤT BẠI MÀ SAMSUNG TỪNG GẶP PHẢI.....................................................................................................................35
2.1. Chiến lược định vị dòng sản phẩm Samsung Galaxy Note của Samsung.....................................................35
2.2 Định vị giá cả..................................................................................................................................................35
2.3 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm...............................................................................................................36
2.4 Chiến lược truyền thông và định vị................................................................................................................36
III. KẾT LUẬN.................................................................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................................ 39

1


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1:Trụ sở chính của cơng ty Samsung tại Seoul........................................................................................8
Hình 2: Logo Samsung......................................................................................................................................9
Hình 3: Một số sản phẩm của Samsung.........................................................................................................10
Hình 4: Cơng ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tại Tây Hồ, Hà Nội..................................................11
Hình 6: Sự mới mẻ trong thiết kế...................................................................................................................18
Hình 7: Hình ảnh ấn tượng khi hiển thị ngồi trời........................................................................................19
Hình 8: Màn hình AMOLED............................................................................................................................19
Hình 9: Giao diện trực quan trên bộ đơi A8/A8 Plus....................................................................................20
Hình 10: Chụp đêm ấn tượng trên Galaxy J7 Pro.........................................................................................21
Hình 11:Giao diện camera trên điện thoại Samsung....................................................................................21

DANH MỤC BẢNG BẢNG BIỂU
Bảng 1: Mức tăng trưởng giá trị thương hiệu của Samsung qua các năm...................................................16
Bảng 2: Thị phần cảu smartphone tháng 8-2019 tại Việt Nam.....................................................................26
Bảng 3: Cấu trúc kênh phân phối của Samsung............................................................................................28
Bảng 4: Báo cáo cung cấp bởi IDC Quarterly Mobile Phone Tracker đăng tải ngày 29/4/2020...................34

2



LỜI MỞ ĐẦU:
Ngày nay internet phát triển mạnh mẽ đã làm thay đổi hồn tồn bộ mặt của ngành
Marketing nói chung và đặc biệt là các loại hình quảng cáo nói riêng. Hoạt động quảng
cáo đại chúng vẫn có sức mạnh đáng kể nhưng khơng cịn được xem là hình thức quan
trọng như trước. Các kênh truyền thông mới như: internet, smartphone xuất hiện và phát
triển đã phá vỡ thế độc quyền của quảng cáo truyền thống. Thay vì xem quảng cáo trên
tivi thì đã thay bằng các quảng cáo ngắn thông qua thương mại điện tử như: facebook,
instagram, youtube, tikktok,…Cùng với đó, sự phát triển của internet khơng chỉ làm thay
đổi phương thức thiết kế và chiến lược marketing và kinh doanh tổng thể của các cơng ty,
mà nó cịn ảnh hưởng đến chương trình truyền thơng marketing của các cơng ty. Vì thế để
marketing có thể bắt kịp xu hướng thành cơng thì khơng thể thiếu vai trị của nhà quản trị
marketing. Thông qua tiểu luận về doanh nghiệp Samsung dưới góc nhìn của một nhà
quản trị mhosm mình sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn cơng việc của nhà quản trị marketing
và vai trò chức năng đối với các doanh nghiệp hiện nay và cụ thể hơn là đối với
Samsung.

3


I.Giới thiệu về cơng ty Samsung:
1. Lịch sử hình thành:
Samsung được sáng lập năm 1938, khởi đầu là một công ty bn bán nhỏ. Trải qua
3 thập kỉ sau đó, tập đồn đã đa dạng hóa các ngành nghề. Bao gồm chế biến thực phẩm,
dệt may, bảo hiểm, chứng khoán và bán lẻ.
Samsung tham gia vào lĩnh vực công nghiệp điện tử vào cuối thập kỉ 60. Năm
1987, Samsung tách ra thành 4 tập đoàn – tập đoàn Samsung, Shinsegae, CJ, Hansol. Từ
thập kỉ 90, Samsung đã mở rộng hoạt động trên quy mơ tồn cầu. Và tập trung vào lĩnh
vực điện tử, điện thoại di động. Đóng góp chủ yếu vào doanh thu của tập đoàn. Tập đoàn

hiện nay có đến 6 trung tâm thiết kế tại Seoul, London, San Francisco, Thượng Hải,
Tokyo và Delhi. Trụ sở hiện nay của Samsung là Samsung Tower & Samsung
Town, Seocho-gu, Seoul, Hàn Quốc. Bộ phần CEO gồm 2 chủ tịch và Tổng giám đốc
điều hành là Ông Koh Dong Jin và Ông Kim Hyun Suk. Phó chủ tịch & Giám đốc Điều

hành là Ơng Kim Ki Nam.

2. Quy mơ:
Samsung Electronics Co., Ltd ngày nay là công ty công nghệ lớn thứ hai thế
giới sản xuất các thiết bị điện tử. Đây là một tập đoàn kinh doanh của Hàn
Quốc. Samsung cũng được coi là số một trong thương hiệu điện tử tiêu dùng trên tồn thế
4

Hình 1:Trụ sở chính của cơng ty Samsung tại Seoul


giới và được cơng nhận vì những tiến bộ tiến hóa trong cơng nghệ kỹ thuật số. Cơng ty
được biết là sản xuất các thiết bị bao gồm viễn thông, điện tử, thiết bị gia dụng và chất
bán dẫn.
Ban đầu được tung ra như một dòng sản phẩm điều khiển tương tự, nó đã chuyển
đổi thành một nhà tiên phong nổi tiếng trên tồn cầu trong đổi mới cơng nghệ. Ngành
công nghiệp công nghệ hiện là nhà sản xuất điện thoại thông minh và điện thoại di động
lớn nhất thế giới. Hiện tại, nó bán hơn một trăm sản phẩm của các giống và mơ hình khác
nhau. Chi nhánh hoạt động của nó có mặt ở khoảng 79 quốc gia.

Hình 2: Logo Samsung

Sau 12 năm, khởi đầu với mức đầu tư 670 triệu USD cho nhà máy SEV, hiện
Samsung là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư đã tăng gấp
gần 26 lần lên tới trên 17,3 tỷ USD. Tính đến nay, sự hiện diện của Samsung tại Việt

Nam bao gồm 6 nhà máy, 1 trung tâm Nghiên cứu & Phát triển (R&D) và 1 đơn vị bán lẻ,
trong đó SEV (Bắc Ninh) và SEVT (Thái Nguyên) là 2 nhà máy sản xuất điện thoại di
động lớn nhất của Samsung trên toàn cầu, SEHC (Thành phố Hồ Chí Minh) là nhà máy
điện tử gia dụng lớn nhất tại Đông Nam Á, và SVMC là Trung tâm R&D lớn nhất của
Samsung tại Đông Nam Á. Trong chiến lược phát triển của Samsung, Việt Nam đóng vai
trị quan trọng là cứ điểm tồn cầu khơng chỉ trong sản xuất mà còn với các hoạt động
nghiên cứu và phát triển R&D.

3. Sản phẩm
Samsung có danh mục sản phẩm hết sức đa dạng và phong phú, đáp ứng mọi nhu
cầu của khách hàng, gồm có điện thoại thơng minh, máy tính, máy tính bảng, chip điện
tử, thiết bị viễn thông, may mặc, dược phẩm, mỹ phẩm & thời trang, ơ tơ, hóa chất, điện
tử tiêu dùng, linh kiện điện tử, thiết bị y tế, cơng cụ chính xác, Chất bán dẫn, thiết bị lưu
trữ, DRAM, tàu biển, máy bay, vệ tinh nhân tạo và cả thiết bị quân sự,…

5


Hình 3: Một số sản phẩm của Samsung

4. Tập đồn Samsung tại Việt Nam
Samsung hiện là một trong số thương hiệu được nhiều người tiêu dùng tại Việt
Nam yêu thích trên thị trường.
Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) xây dựng một nhà máy sản xuất điện thoại di động
ở Việt Nam năm 2008. Đây chính là cột mốc quan trọng. Đặt một nền tảng phát triển các
trụ sở. Nhà máy sản xuất các sản phẩm điện tử, điện lạnh của Samsung tại Việt
Nam. Hiện tổng số nhân lực làm việc cho các nhà máy tại Thái Nguyên và Bắc Ninh đã
tăng lên hơn 170.000 người. Ngồi ra, tập đồn cịn có 1 Trung tâm Nghiên cứu. Và phát
triển đặt tại Hà Nội với hơn 1.400 nhân viên.
6



Hình 4: Cơng ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tại Tây Hồ, Hà Nội

Gần đây, Samsung cũng tiếp tục đầu tư mở rộng tại Việt Nam. Sau khi UBND
tỉnh Bắc Ninh vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án mở rộng cho Công ty TNHH
Samsung Display Việt Nam. Với tổng vốn 3 tỷ USD chuyên nghiên cứu và phát triển, sản
xuất các loại màn hình hiện đại. Độ phân giải cao cho thiết bị di động… Rất nhiều các
sản phẩm của Samsung như điện tử, tủ lạnh Samsung, điện lạnh. Các thiết bị di động
được chứng nhận hiệu suất năng lượng 5 sao tại Việt Nam. Trên thế giới, hãng còn được
cấp chứng nhận Energy Star tiêu chuẩn quốc tế về tiết kiệm năng lượng. Và thân thiện
với môi trường.
Chặng đường 12 năm qua đã minh chứng sự lớn mạnh của Samsung luôn song
hành cùng sự phát triển của cả Việt Nam. Năm 2017 vừa qua là một năm có ý nghĩa to
lớn đối với cả nền kinh tế Việt nam lẫn Samsung Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử đạt mức hơn 200 tỷ USD, và kim ngạch xuất khẩu
của Samsung Việt Nam cũng lần đầu đạt bước đột phá với hơn 54 tỷ USD, đóng góp hơn
25% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả Việt Nam.
Có mặt tại Việt Nam gần 20 năm kể từ năm 1996, tính đến cuối 2014, Samsung đã
đầu tư vào Việt Nam với tổng số tiền là 12,6 tỷ USD. Các nhà máy của Samsung Việt
Nam được đặt tại 2 Khu tổ hợp là Samsung Electronics Việt Nam (SEV) với diện tích
110ha ở Yên Phong, Bắc Ninh; và Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT)
với diện tích 170ha ở Phổ Yên, Thái Nguyên. SEV và SEVT đều sản xuất và lắp ráp điện
thoại di động, máy tính bảng và linh kiện điện thoại, chủ yếu dùng cho xuất khẩu đến hơn
50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Tổng cộng các nhà máy Samsung tại Việt
Nam hiện cung cấp 30% tổng sản lượng điện thoại Samsung bán ra trên toàn cầu. Thời
gian hiện tại, tập đồn Samsung nói chung và mảng sản xuất điện thoại thơng minh nói
7



riêng gặp khơng ít khó khăn. Ngun nhân chính là do sự cạnh tranh khốc liệt từ phía
những nhà sản xuất giá rẻ như Xiaomi và thành công vượt bậc của Apple. Tuy nhiên, điều
này dường như không ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch đầu tư, mở rộng của tập đoàn. Cụ
thể, ngoài mảng điện tử truyền thống, Samsung cho biết tới đây tập đoàn sẽ mở rộng sang
nhiều lĩnh vực đầu tư khác tại Việt Nam.

II. Phân tích quản trị marketing của tập đoàn điện tử Samsung
1.Phân khúc thị trường.
1.1 Phân khúc thị trường.
Không giống như một số thương hiệu khác chỉ tập trung hầu hết vào một tới hai
phân khúc giá, Samsung đã quyết định trải dài các sản phẩm của mình từ giá rẻ cho tới
cao cấp. Việc làm này khiến Samsung dễ dàng tiếp cận tới nhiều đối tượng người dùng,
phù hợp với rất nhiều ngành nghề cũng như mục đích sử dụng smartphone của khách
hàng và tăng đáng kể doanh số bán hàng. Hơn nữa việc ra mắt các thiết bị trong tất cả
phân khúc giá của Samsung cũng giúp người dùng có nhiều lựa chọn, từ giá thành tới
tính năng. Khách hàng có thể cân nhắc sẽ mua sản phẩm nào dựa trên kinh tế cũng như
nhu cầu của bản thân..
Ta có thể thấy thị trường smartphone ở bất kì phân khúc nào cũng gắp một vài đại
diện đến từ Samsung dù hãng đã ngừng sản xuất nhiều model cũ. Ở mỗi phân khúc
Samsung ln có những chiến lược khác nhau để chinh phục người dung. Ở phân khúc
bình dân dù được nhận xét là đặt giá khá cao so với sản phẩm và chịu sự canh tranh mạnh
mẽ đến từ các thương hiệu Trung Quốc tuy nhiên các sản phẩm của Samsung vẫn bán
chạy nhờ mẫu mã đẹp, thương hiệu tốt và những chiến dịch quảng cáo rầm rộ.Sự thay đổi
nhất lớn của Samsung giúp cho sản phẩm giá rẻ của mình bán chạy chính là việc đưa vào
sử dụng màn hình Super Amolet vốn chỉ có ở sản phẩm tầm trung và cao cấp. Bên cạnh
đó việc ra mặt nhiều Model cũng giúp cho người sử dụng có nhiều lựa chọn và đánh vào
tâm lí của một số khách hàng thích sản phẩm “mới ra”.
Tầm trung là phân khúc chiếm thị phần trong các sản phẩm của Samsung với mẫu
mã ngày càng hoàn hiện hơn. Mặc chỉ sử dụng chất liệu là nhựa viền nhôm nhưng các
sản phẩm ở phân khúc này của Samsung khá đẹp mắt. Bên cạnh đẹp, Samsung còn mang

đến cho khách hàng nhiều lựa chọn về đô lớn của màn hình để phù hợp nhu cầu mỗi
người. Mặc dù là tầm trung với cấu hình khơng q “khủng” như các đối thủ đến từ
Trung Quốc nhưng các sản phẩm của Samsung vẫn cho những trải nhiệm tốt, hình ảnh
đẹp,…

8


Phân khúc cận cao cấp của Samsung gấn đây rất đươc chú ý với thiết kế như các
flagship của hãng từ kính và kim loại đem về thị phần khơng nhỏ cho Samsung. Các sản
phẩm này hút khách với thiết kế và nhiều tính năng độc đáo chỉ có trên flagship nhưng
giá cả phải phải chăng. Phân khúc cao cấp chính là phân khúc đem lại lợi nhuận chính
cho Samsung Mobile trong q I/2016 và góp phần đoạt thị phần từ Apple. Từ năm 2015
trở đi các sản phẩm cao cấp của Samsung đã thay đổi hoàn toàn về thiết kế, tạo ra những
sản phẩm mặt lưng bằng kính và cong 2 cạnh độc đáo kích thích ánh nhìn của mọi người
1.2 Thị trường mục tiêu.
Samsung chọn phân khúc tầm trung chính là thị trường muốn hướng đến, trước
những năm 2000, Sam sung vẫn được mọi người biết đến là mơt thương hiệu bình dân.
Trong tầm giá 3-5 triệu đồng, Samsung bắt đầu thể hiện khả năng thống lĩnh thị trường
khi chiếm đến 46,3% thị phần nhờ các model như Galaxy A30, A10, A10s, M20. Với việc
ra mắt nhiều model giá phổ thông, Samsung khẳng định họ không chỉ tập trung vào phân
khúc cao cấp.
Trong nhóm 5-7 triệu đồng, Samsung chiếm 49,2% thị phần. Con số này tuy
nhiều nhưng đã giảm so với tháng 7. Ở tháng trước, Samsung giữ trong tay 61,6% thị
phần nhờ các model như Galaxy A50, A30, A7.
Trong top 10 điện thoại bán chạy của Samsung, có đến 5 cái tên. Cả 5 model đó
đều nằm trong phân khúc điện thoại tầm trung của hãng. Samsung mạnh mẽ ở phân khúc
trung cấp nhưng phần nào gặp khó ở phân khúc cận cao cấp và cao cấp khi phải đối đầu
với iPhone. Tuy vậy, việc phủ toàn bộ các phân khúc giúp Samsung có chiến lược phát
triển bền vững hơn tại thị trường Việt Nam.


2.Đối thủ cạnh tranh.
Nhắc đến thời kỳ smartphone bắt đầu lên ngôi, chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ
ngay đến cuộc chiến "Samsung vs Apple". 2 ông lớn của ngành di động - một kẻ tiên
phong thay đổi khái niệm điện thoại di động, một kẻ tiên phong phổ cập smartphone tới
mọi người - đã từng lơi nhau ra tịa để quy kết nhau vi phạm quyền sáng tạo. Khi những
lời cáo buộc dần chìm vão dĩ vãng, Samsung vẫn giữ vững vị trí số về thị phần, Apple ở
vị trí số 2. Thế rồi, ở đất nước được mệnh danh là công xưởng của thế giới, thế lực thứ 3
xuất hiện. Huawei, một tập đoàn vốn từng "xưng bá" trong lĩnh vực smartphone, đã bứt
tốc mạnh mẽ trên lĩnh vực smartphone suốt kể từ 2013 tới nay. Năm 2018, Huawei phế
truất vị trí số 2 của Apple và đến năm 2019 thì bỏ xa nhà Táo với khoảng cách 47 triệu
máy. Khơng có gì khó hiểu khi nhắc đến "đối thủ của Samsung" nhiều người sẽ nghĩ ngay

9


tới Apple và Huawei. Nhưng, nếu nhìn kỹ hơn, họ sẽ nhận ra rằng kẻ khiến ông lớn phải
thực sự lo lắng khơng phải là 2 kẻ bám đuổi phía sau.

 Nói về Apple: có thể gọi Samsung và Apple là 2 đối thủ cạnh tranh xa xơi
Hãy cùng nhìn vào bảng xếp hạng smartphone bán chạy nhất thế giới trong năm vừa
qua. Trong danh sách 10 chiếc được Counterpoint kể tên có 5 chiếc smartphone cao
cấp, và cả 5 đều mang tên gọi iPhone. Samsung chiếm 4 trên 5 vị trí cịn lại, và chiếc
đắt nhất trong số này (Galaxy A50) khi ra mắt tại Việt Nam có giá khởi điểm chưa đến
8 triệu đồng.
Nói cách khác, Samsung có thể đã bỏ xa Apple về tổng lượng smartphone bán ra
nhưng lại thua thiệt trên phân khúc cao cấp. Ngay cả chiếc A10 có giá khởi điểm khơng
đến 3 triệu đồng cũng có doanh số thấp hơn chiếc iPhone XR (giá 750 USD trong 9
tháng đầu năm) và iPhone 11 (khởi điểm 700 USD). Không một phiên bản Galaxy S10
hay Note10 nào lọt top, và điều đó cũng có nghĩa rằng chúng không đạt nổi doanh số

bằng 1/3 iPhone XR trong năm.
Gần như bất kỳ một số liệu nào trong quá khứ cũng đều cho thấy Apple là vua phân
khúc cao cấp. Samsung có lẽ thừa hiểu rằng đua tranh với Apple ở phân khúc này chẳng
mang lại giá trị gì cả, dù sao gã khổng lồ Hàn Quốc vẫn là ông vua Android không đối
thủ.
 Về phần Huawei:
Hết năm 2019, khoảng cách giữa Huawei và Samsung đã trở nên nhỏ bé hơn bao
giờ hết. Huawei cũng chưa bao giờ giấu tham vọng thay thế Samsung ở vị trí số 1, ngay
cả khi đang phải đối mặt với lệnh cấm của nước Mỹ
Nhưng chính lệnh cấm đó đã thay đổi tất cả: mất quyền hợp tác với Google,
smartphone Huawei/Honor không còn được cài đặt các ứng dụng/dịch vụ của Google
nữa. Trong khi doanh số tăng trưởng vì "tác dụng ngược" của lệnh cấm, Huawei giờ
đang trở nên phụ thuộc vào thị trường quê nhà hơn bao giờ hết khi Trung Quốc chiếm
đến 60% doanh số của hãng này. Khi người dùng dần dần nhận ra họ sẽ không thể sống
thiếu Gmail, YouTube, Google Search, Google Maps v…v…, thị phần quốc tế của
Huawei sẽ tiếp tục bay hơi như những gì vừa xảy ra tại Việt Nam hay Ấn Độ.
 BBR đối thủ trực tiếp của Samsung:
10


Bạn có lẽ đã nhận ra một sự thật thú vị: dù bám đuổi quyết liệt phía sau nhưng cả
Apple và Huawei đều khó có thể coi là đối thủ cạnh tranh trực diện của Samsung. Apple
một mình bá chủ phân khúc cao cấp, Samsung mạnh ở các phân khúc còn lại. Huawei
là bá chủ tại Trung Quốc và cũng bị chặn đường ra quốc tế, Samsung khơng cịn gì tại
Trung Quốc và đang giữ vị trí số 1 ở nhiều nước khác.
Vậy thì ai mới xứng đáng khiến Samsung phải đau đầu? Câu trả lời là BBK
Electronics, một công ty điện tử từ Quảng Châu, Trung Quốc với rất nhiều thương hiệu
con: OPPO, Vivo, OnePlus, Realme và iQoo. Tính tổng cộng, 3 thương hiệu lớn nhất
của BBK là OPPO, Vivo và Realme đã bán được tới 259 triệu đơn vị smartphone trong
năm 2019 (số liệu Counterpoint). Con số này đưa BBK bỏ xa cả Huawei và Apple,

đồng thời tiến rất gần tới mốc 296,5 triệu chiếc của Samsung.
Chỉ duy nhất doanh số thơi thì khơng đủ để nói BBK đe dọa tới Samsung, nhưng
những chiếc smartphone của hãng này lại là đối thủ trực tiếp của Samsung trên mọi
phương diện. Ví dụ, ở phân khúc tầm trung và giá thấp, smartphone Samsung lẫn
smartphone OPPO, Vivo đều không phá giá cấu hình, thay vào đó khoe camera và trải
nghiệm. Ở phân khúc cao cấp, OnePlus có thể coi là thương hiệu Android thường xuyên
được đem ra so sánh nhất với Galaxy S, nhất là khi Huawei đã bị trói buộc lại thị
trường Trung Quốc cịn Xiaomi thì chẳng có gì ngồi cấu hình. Qua các dịng Reno,
Find X (OPPO) hay NEX (Vivo) mới được đẩy mạnh quảng bá trong 2 năm gần đây,
BBK không giấu diếm tham vọng chiếm dần miếng bánh của Galaxy S và Galaxy Note.
Quan trọng nhất, dù có tiềm lực khổng lồ nhưng BBK khơng hề bị chính quyền Mỹ
kìm kẹp như Huawei hiện tại hay ZTE trước đây. Thị trường nào Samsung có mặt thì
OPPO và Vivo cũng sẽ lọt top 5. Thương hiệu con OnePlus thoải mái tung hoành tại
Mỹ và châu Âu. Nếu đã tìm mua smartphone Android có dịch vụ Google, người mua sẽ
ln mang Galaxy và một mẫu smartphone nào đó của BBK lên bàn cân.

3.Định vị thương hiệu.
3.1. Chiến lược xây dựng thương hiệu:
Một trong những lý do chính dẫn đến sự thành cơng tồn cầu của Samsung là chiến
lược xây dựng thương hiệu thận trọng. Ngay từ đầu, Samsung đã phải đấu tranh để thay
đổi nhận thức khách hàng về công ty là nhà sản xuất các mặt hàng điện tử giá rẻ. Bắt
đầu từ năm 1993, Samsung đã tiếp nhận chiến lược xây dựng thương hiệu và quảng cáo
sôi động. Triết lý thương hiệu của Samsung được xây dựng dựa trên năm yếu tố chính:
 Sự đổi mới
11


 Công nghệ vượt trội
 Thiết kế đạt tiêu chuẩn quốc tế
 Tuyển dụng nguồn nhân tài giỏi nhất thế giới

 Xây dựng thương hiệu nội bộ
Dựa trên 5 yếu tố này, Samsung đã thành công trong việc tái định vị thương hiệu của
mình trên thị trường tồn cầu. Ngày nay, Samsung đại diện cho một thương hiệu của sự
đổi mới và những sản phẩm chất lượng, mang đẳng cấp quốc tế.
3.2. Giá trị thương hiệu:
Công ty Điện tử Samsung tiếp tục duy trì vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng “Các thương
hiệu giá trị nhất thế giới năm 2019” của Interbrand với giá trị thương hiệu là 61.1 tỉ đô
la Mỹ – tăng 2% giá trị thương hiệu.

Năm
Giá trị
thươn
g hiệu

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

39,61
0


45,46
2

45,29
7

51,80
8

56,24
9

59,89
0

61,09
8

8

7

7

7

6

6


6

(triệu
USD)
Xếp
hạng
thươn
g hiệu

Bảng 1: Mức tăng trưởng giá trị thương hiệu của Samsung qua các năm

Việc kinh doanh các sản phẩm di động được tiếp tục duy trì phát triển qua những
lần ra mắt thành cơng dịng sản phẩm Galaxy (Galaxy S20 Ultra, Galaxy Z Flip và
Galaxy Note 10,…).
Đi đầu trong công nghệ 5G tiên tiến, Samsung đã cho ra đời các sảm phẩm điện thoại
5G đầu tiên. Công nghệ 5G của hãng chiếm giữ vai trò quan trọng trong việc giúp Trí
12


tuệ nhân tạo và Internet vạn vật trở nên hữu hình và khả thi hơn. Cơng ty đã khuyến
khích mở ra kỷ nguyên xe tự lái với tốc độ không ai sánh kịp.

4.Product.
4.1. Danh mục sản phẩm.
Với sự sáng tạo và nổ lực không ngừng, Samsung giờ đây là một trong những
thương hiệu hàng đầu thế giới về sản xuất smartphone với lượng sản phẩm trải dài và
phủ khắp các phân khúc trên thị trường. Những sản phẩm mới của Samsung cũng được
đón chờ khơng thua kém những sản phẩm của Apple. Hiện nay, danh mục sản phẩm của
Samsung rất đa dạng:


Danh mục
dịng
smartphone
của Samsung
 Galaxy dịng S: ĐâyHình
là 5:dịng
caocác
cấp
của
Samsung
với thiết kế đẹp và sang trọng, cùng
với bộ vi xử lý hàng đầu cực nhanh và chất lượng hiển thị của màn hình tuyệt vời,
nhằm mục đích cạnh tranh trực tiếp với dòng Iphone của Apple.

 Galaxy dòng A: Thuộc dòng tầm trung cận cao cấp của Samsung. Dòng A là dịng sản
phẩm đầu tiên thừa hưởng những tính năng cơng nghệ từ các máy cao cấp của hãng.
Bên cạnh đó, dòng A còn được đánh giá là dòng sở hữu thiết kế đẹp mắt nhất trên thị
trường hiện nay. Những chiếc Galaxy A đều sở hữu thiết kế kim loại ngun khối với
kính cường lực và bộ đơi camera tốt trong tầm giá và đặc biệt là thời lượng pin thuộc
hạng vô địch.
13


 Galaxy dòng M: Dòng Galaxy M cũng là dòng sản phẩm thu hút được nhiều khách hàng
bởi có giá thành rẻ hơn và dung lượng pin lớn, có thể cạnh tranh trực tiếp với các sản
phẩm đến từ các thương hiệu Trung Quốc. Các sản phẩm thuộc dòng M series từng
được bán rất tốt tại thị trường Việt Nam như: Galaxy M10, M20, M30…
 Galaxy dòng J: Là những dịng smartphone khá thành cơng của Samsung, tập trung vào
giá và cấu hình khơng chú trọng thiết kế như dịng A.


 Galaxy dòng Note: Nhắc đến Note, nghĩ đến ngay những chiếc phablet màn hình lớn,
sang trọng và bút S-pen thông minh.

4.2. Sự khác biệt mang đến thành công của sản phẩm.
Các thiết bị điện thoại của Samsung từ dòng phổ thơng, đến các dịng smartphone
trung cấp và cao cấp đều được người tiêu dùng đón nhận với mức giá tốt, độ bền và
cấu hình cao, mẫu mã đẹp mắt, sang trọng.
Ưu điểm của điện thoại Samsung:
Sự mới mẻ trong thiết kế

14

Hình 6: Sự mới mẻ trong thiết kế


Khơng chỉ những dịng máy cao cấp nhận được nhiều lời khen về thiết kế mà những dòng
tầm trung, giá rẻ cũng được đánh giá đẹp hơn hẳn trước đây. Ví dụ một số sản phẩm như:
Galaxy A6/A6+, Galaxy J7 Pro, Galaxy A8 đều được thiết kế nguyên khối, sang trọng.

Chất lượng hình ảnh đẹp
Samsung là hãng duy nhất trên thế giới tự nghiên cứu, sản xuất tấm nền màn hình
AMOLED. Chất lượng tấm nền của hãng tốt vượt bậc về mọi mặt từ độ sáng cao, cân
bằng trắng tốt cùng độ chính xác màu cho tới độ nét rất ấn tượng.

15


Hình 7: Hình ảnh ấn tượng khi hiển thị ngồi trời


Hình 8: Màn hình AMOLED

Hiệu năng mạnh mẽ, giao diện dễ sử dụng và được tối ưu hóa mang đến trải
nghiệm tốt nhất.
Samsung sở hữu cấu hình cao, phần mềm được tối ưu hóa mang đến hiệu ứng ổn
định và mượt mà nhất. Ngồi ra, Samsung cịn trang bị cho các dòng điện thoại của hãng
16


chíp xử lý Exynos có hiệu ứng cao, mạnh mẽ, đáp ứng được mọi nhu cầu của người
dùng.

Hình 9: Giao diện trực quan trên bộ đôi A8/A8 Plus

Camera chụp ngày tốt, chụp đêm ấn tượng.
Samsung luôn pha triển camera với khẩu độ lớn nhất, từ khẩu độ f/1.5 trên Galaxy
S9+ cao cấp với mứvc giá cao đến các dòng điện thoại tầm trung như Galaxy J7 Pro cũng
được trang bị camera có khẩu độ lớn f/1.7. Với khẩu độ lớn đã thực sự mang đến lợi ích
rất lớn về khả năng chụp ảnh của máy. Bến cạnh đó, chất lượng hình ảnh trên các dịng
điện thoại của Samsung có màu sắc tự nhiên, độ tương phản, cân bằng trắng tốt cùng độ
phân giải cao. Các xử lý màu sắc ổn định, chụp đêm rất ấn tượng với khả năng giữ lại
hình ảnh chi tiết và khử nhiễu ấn tượng.

17


Hình 10: Chụp đêm ấn tượng trên Galaxy J7 Pro

Hình 11:Giao diện camera trên điện thoại Samsung


18


4.3. Dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Bên cạnh việc cải tiến về chất lượng sản phẩm, Samsung còn nổ lực không ngừng để đem
đến cho người tiêu dùng những dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất. Được thành lập và
phát triển với định hướng "Khách hàng là trung tâm và mang lại sự trải nghiệm công nghệ
tiên tiến", Samsung liên tục đem đến cho người tiêu dùng Việt Nam những dịch vụ tốt
nhất và hiện đại nhất. Tiêu biểu phải kể đến 3 hình thức chăm sóc khách hàng theo tiêu
chuẩn 5 sao mới ra đời gần đây:
Hỗ trợ từ xa.
Đây là loại hình hỗ trợ độc đáo và Samsung chính là thương hiệu độc quyền cung cấp
dịch vụ này. Với mong muốn có thể giúp đỡ người tiêu dùng nâng cấp phần mềm, khắc
phục một số vấn đề trong q trình sử dụng khi họ khơng có thời gian để tìm hiểu hay đem
đến các trung tâm bảo hành, dịch vụ hỗ trợ từ xa sẽ cho phép nhân viên tổng đài hỗ trợ của
Samsung truy cập từ xa vào smartphone của khách hàng một cách an toàn và nhanh chóng
nhất. Từ đí, kỹ thuật viên có thể chẩn đoán, chỉnh cài đặt, nâng cấp phần mềm… giúp tối
ưu hóa việc vận hành của thiết bị. Điều quan trọng nhất là khách hàng không cần lo lắng
về việc lộ thơng tin cá nhân vì Samsung sẽ hạn chế kỹ thuật viên truy cập các ứng dụng
chứa thông tin nhạy cảm như bộ sưu tập, tin nhắn, email và các tính năng đặc biệt khác.
Chăm sóc thơng minh.


Thơng qua các cửa hàng trải nghiệm Samsung đang có mặt trên toàn quốc,
Samsung đã kết hợp cả trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ ngay tại một thời điểm. Khách
hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ chăm sóc thơng minh của Samsung bao gồm:



Nâng cấp phần mềm, chẩn đoán nhanh để tìm ra các lỗi về phần mềm cũng như

phần cứng.



Nếu thiết bị thực sự bị lỗi và cần gửi lên trung tâm bảo hành, khách hàng có thể
yên tâm gửi máy tại đây và nhân viên của hãng sẽ chuyển đến trung tâm bảo hành chính
hãng để sửa chữa trong thời gian sớm nhất.



Với cam kết sửa chữa trong vòng 24h làm việc và cho mượn điện thoại trong thời
gian chờ sửa chữa, khách hàng hãy an tâm rằng chiếc điện thoại của bạn sẽ được chăm sóc
tốt và khơng bị gián đoạn việc liên lạc trong thời gian chờ sửa chữa.

19


Hỗ trợ trực tuyến.
Đây là kênh hỗ trợ qua Internet để kết nối với trung tâm hỗ trợ khách hàng dù họ ở bất kì
đâu.
 Như vậy, cả 3 dịch vụ trên đều cho thấy Samsung là hãng có dịch vụ chăm sóc khách
hàng tốt nhất hiện nay. Ưu điểm của mỗi loại khác nhau và qua đó đáp ứng được phần nào
nhu cầu của người tiêu dùng.
4.4. Vòng đời sản phẩm.
Hiện nay, vòng đời của các sản phẩm smartphone trên thị trường nói chung và của
hãng Samsung ngày càng ngắn dần, hàng loạt sản phẩm mới ra mắt khi mà người dùng
còn chưa kịp nhớ tên các sản phẩm cũ. Đặc biệt phân khúc tầm trung giá rẻ có vòng đời
khá ngắn, chẳng hạn năm 2018-đây là năm bùng nổ của Samsung khi cho ra mắt hàng loạt
sản phẩm mới đi đôi với nhau như Galaxy A8/A8plus/A8star, Galaxy Note 9, Galaxy
A6/A6plus, Galaxy A7/A7plus, Galay J8/J4/J4plus...việc ra mắt hàng loạt sản phẩm như

trên đã vơ tình làm cho nhiều người dùng hoang mang và lo ngại.
Vậy vòng đời sản phẩm ngắn có những ưu và nhược điểm gì?
Ưu điểm:


Sản phẩm đa dạng với nhiều chủng loại, kích thước, kích cỡ, màn hình, camera... giúp
người dùng dễ dàng lựa chọn theo sở thích của mình.



Nhà sản xuất có cơ sở cạnh tranh với các sản phẩm khác, từ đó làm cho người dùng luôn
cảm thấy háo hức, mới lạ.




Người dùng được lợi khi các tính năng mới được cập nhật thường xuyên.
Đối với hãng, ra mắt nhiều điện thoại giúp đa dạng chiến dịch truyền thông và khả năng
quảng bá sản phẩm cũng dễ dàng hơn.
Nhược điểm:



Người dùng cơ bản rất khó khăn trong việc tiếp cận đầy đủ các sản phẩm.

20





Sản phẩm cũ bị giảm giá mạnh hoặc được bán với giá cũ nhưng tặng thêm nhiều quà hấp
dẫn làm cho người dùng rất “xót”.



Lo ngại của người dùng về khả năng hỗ trợ sản phẩm lâu dài khi mà nhà sản xuất liên tục
ra mắt sản phẩm mới như vậy thì liệu họ có đủ thời gian để hồn thiện sản phẩm một cách
tốt nhất không?

4.5. Phát triển sản phẩm mới tạo sức cạnh tranh.
Samsung phát triển bất kì một sản phẩm mới nào cũng có những chiến lược
Marketing riêng. Họ không ngừng đầu tư các chiến lược thiết kế và quảng bá rộng rãi để
tăng cường nhận diện thương hiệu. Sử dụng KOLs và Influencer chính là cách mà
Samsung quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Khác so với những đối thủ cạnh tranh
cùng ngành, Samsung có những quy chuẩn nhất định khi chọn ra một KOLs đủ đẳng cấp
và khí chất để quảng bá sản phẩm mới.
Điển hình, từ 16/7 – 31/7/2019 vừa qua, Samsung khiến Blink Việt Nam (fan của
nhóm nhạc thần tượng BlackPink) “đứng ngồi không yên” khi cho ra mắt Galaxy A80
phiên bản đặc biệt với số lượng giới hạn chỉ dành riêng cho người hâm mộ. BlackPink là
nhóm nhạc nữ hot nhất Hàn Quốc hiện tại, chiếm được nhiều cảm tình của khán giả trẻ
hiện đại và sành điệu, trong đó có Việt Nam. Có thể thấy được rằng, Samsung đã rất “cao
tay” khi lựa chọn KOLs “siêu to khổng lồ” là Blackpink vì khó có một Blink “chính hiệu”
nào có thể bỏ qua kiệt tác có 1-0-2 này.
Samsung đã rất thành công khi kết nối được sản phẩm với người tiêu dùng thơng qua
hình thức sử dụng KOLs và tạo được tiếng vang, khẳng định vị thế “đế vương” của mình.
Và cuộc chiến Influencer Marketing là cuộc chiến trường kỳ để đưa sản phẩm đi sâu vào
tâm trí khách hàng.

5.Price.
5.1. Nhân tố ảnh hưởng việc ra quyết định cho giá cho Smartphone của samsung.

Các nhân tố bên trong doanh nghiệp:

21


Mục tiêu đảm bảo sự tồn tại: điển hình trong năm 1997, trong thời điểm Samsung
cũng như các tập đoàn lớn tại Hàn Quốc đều đặt mục tiêu là tăng sản lượng và doanh số
bán hàng, vì vậy khi thị trường biến động thì có rất nhiều sản phẩm tồn kho, trước tình
hình này Samsung quyết định nhượng bộ về giá để giải quyết vấn đề trước trước mắt để
vượt qua khó khăn.
Mục tiêu dẫn đầu thị phần: dự kiến năm 2020 đạt doanh thu 400 tỷ USD và trở
thành thương hiệu top đầu trên thế giới, với sự phủ sóng hầu hết các phân khúc trong thị
trường điện thoại di động.
Chi phí sản xuất, kinh doanh: Đây được xem là yếu tố quyết định trực tiếp đến giá
bán của điện thoại Samsung. Giá bán sản phẩm chủ yếu được hình thành trên cơ sở của
chi phí sản xuất và chi phí Marketing.

Các nhân tố bên ngồi doanh nghiệp:
Khả năng chấp nhận của khách hàng: khả năng chấp nhận của khách hàng được
xem là giới hạn mà người mua đồng ý bỏ tiền ra để sử dụng sản phẩm, giới hạn này chịu
tác động bởi thu nhập, mức chi tiêu sở thích và khả năng thanh tốn của khách hàng.
Tâm lý khách hàng: với từng quyết định giá của mình, Samsung luôn chú trọng yếu
tố tâm lý khách hàng và quyết định mua của họ. Nguyên nhân là do sự hiểu biết của khách
hàng về giá trị của sản phẩm bị giới hạn và các yếu tố thuộc về thái độ và niềm tin của họ.
Đa phần khách hàng muốn mua sản phẩm với giá rẻ, khi đánh giá về mục giá bán cụ thể
từng sản phẩm người tiêu dùng thường so sánh với giá cả của các sản phẩm cạnh tranh, họ
có tâm lý gắn liền giá bán với chất lượng sản phẩm của nó. Những sự thay đổi về giá bán
đều ảnh hưởng mạnh đến tâm lý của khách hàng.
5.2. Chiến lược giá với từng phân khúc.
Năm 2019 Samsung chiếm 44,5% doanh số bán ra của thị trường Smartphone Việt

Nam. Điều này có nghĩa, trung bình trong 1 tháng có gần 4,5 triệu chiếc điện thoại mang
thương hiệu Samsung đến tay người dùng. Thành công này đến từ nỗ lực cạnh tranh trong
tất cả phân khúc từ phổ thơng đến cao cấp. Hiếm có thương hiệu smartphone nào tại Việt
Nam có thể bán smartphone giá dưới 3 triệu đến trên 15 triệu tốt như Samsung.

22


Bảng 2: Thị phần cảu smartphone tháng 8-2019 tại Việt Nam

Samsung hiện là hãng duy nhất trong 7 nhà cung cấp điện thoại thông minh hàng
đầu thế giới giảm giá bán sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh
doanh sản phẩm công nghệ cao này.
Hàng năm, Samsung luôn ra mắt rất nhiều thiết bị nằm trong tất cả các phân khúc
giá khác nhau. Không giống như một số thương hiệu khác chỉ tập trung hầu hết vào một
tới hai phân khúc giá, Samsung đã quyết định trải dài các sản phẩm của mình từ giá rẻ cho
tới cao cấp. Việc làm này khiến Samsung dễ dàng tiếp cận tới nhiều đối tượng người dùng,
phù hợp với rất nhiều ngành nghề cũng như mục đích sử dụng smartphone của khách hàng
và tăng đáng kể doanh số bán hàng.
Hơn nữa việc ra mắt các thiết bị trong tất cả phân khúc giá của Samsung cũng giúp
người dùng có nhiều lựa chọn, từ giá thành tới tính năng. Khách hàng có thể cân nhắc sẽ
mua sản phẩm nào dựa trên kinh tế cũng như nhu cầu của bản thân. Không thể phủ nhận
rằng, phân khúc tầm trung hiện nay đang dần dần chiếm lĩnh thị trường. Với khoảng tiền
từ 6 tới 8 triệu đồng, người dùng cũng có thể tiếp cận với những công nghệ mới tương tự
như thiết bị trên phân khúc cao cấp. Ví dụ như đầu năm 2020 samsung cho ra mắt
Samsung Galaxy A51, A71 nó có những tính năng gần giống với phân khúc cao cấp của
nó là Samsung Galaxy note 10.
23



Nhóm sản phẩm phân khúc tầm trung đang là tâm điểm của thị trường, Người dùng
Việt Nam đang có xu hướng dịch chuyển lên những chiếc smartphone cao cấp hơn khi giá
bán trung bình của smartphone vào quý I/2020 đã là 7 triệu đồng, tăng lên từ 6 triệu vào
thời điểm năm 2019.
Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy tầm giá 7-8 triệu đang là phân khúc sôi động
nhất và tập trung nhiều sự cạnh tranh nhất từ các nhà sản xuất. Trong đó, Samsung đang
ngày càng thống trị thị trường với các sản phẩm tầm trung ngày càng trở nên mạnh mẽ.
Dòng sản phẩm thuộc phân khúc giá rẻ cũng tập trung khá nhiều sự chú ý của khách hàng.
Để duy trì được thị phần của mình, Samsung phải ngày càng tung ra nhiều sản phẩm hơn
trong các phân khúc giá khác nhau. Nhờ chiến lược này, Samsung đã sở hữu những chiếc
điện thoại lọt top bán chạy trong tất cả phân khúc giá từ giá rẻ tới cao cấp trên cả thị
trường Việt Nam và quốc tế.
Theo số liệu từ Counterpoint, tại Việt Nam vào quý III/2017 Samsung đã chiếm
lĩnh tới 43% thị phần. Không những thế, Samsung cũng đóng góp tới 4 sản phẩm trên top
5 thiết bị bán chạy nhất quý III/2017. Từ các thông tin và số liệu kể trên, có thể thấy rằng
doanh số bán hàng cũng như chiến lược phủ toàn bộ phân khúc giá của Samsung đang
hoạt động rất hiệu quả.
Với chiếc Samsung Galaxy Z Flip vàSamsung Galaxy S20 dự kiến ra mắt trong
khoảng vài tháng tới, samsung hứa hẹn sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược của công ty và
mang lại thị phần lớn trong thị trường điện thoại thông minh trên thế giới nói chung và tại
Việt Nam nói riêng.
5.3. Giá cả cạnh tranh.
Nếu như trước đây Samsung còn phải vật lộn để bắt kịp các đối thủ trên thị trường
smartphone thì giờ đây họ đã thu được lợi nhiều hơn bất kì ai trên thị trường cơng nghệ
béo bở. Với việc khiến đối thủ trực tiếp là Apple phải dè chừng, Samsung ngày càng
khẳng định hơn vị thế số 1 của mình với tư cách là cơng ty cơng nghệ có doanh thu lớn
nhất trên thế giới.
Hơn ai hết Samsung hiểu rõ xu hướng người tiêu dùng thường lấy giá của các đối
thủ cạnh tranh làm thước đo để đưa ra quyết định mua sản phẩm. Vì thế trước khi
Samsung đưa ra những quyết định về giá, hãng lun nghiên cứu kĩ chi phí, giá thành và giá

bán của các đối thủ cạnh tranh như: APPLE, OPPO, XIAOMI,…
Theo số liệu tổng hợp của Counterpoint Research, từ tháng 4 đến tháng 6/2018, giá
bán trung bình các sản phẩm điện thoại thông minh của Samsung ở mức 247 USD, giảm
24


8% so với 1 năm trước. Trong khi đó, tập đồn cơng nghệ Apple vẫn duy trì chiến lược
tăng giá định kỳ các sản phẩm iPhone của hãng với mức tăng 20%/năm. Trong quý
II/2018, giá trung bình của các sản phẩm iPhone là 724 USD. Theo sau Apple là các
thương hiệu sản phẩm điện thoại thông minh của Trung Quốc như Oppo (275 USD),
Huawei (265 USD) và Vivo (259 USD).
Đối thủ Hàn Quốc của Samsung là LG hiện đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng nói
trên, tuy nhiên, giá trung bình các sản phẩm điện thoại thơng minh của hãng cịn lại có
mức tăng 23%, lên 190 USD. Với mức giá trung bình 159 USD/sản phẩm, Xiaomi của
Trung Quốc hiện chiếm lĩnh vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng về giá các sản phẩm điện
thoại thông minh trên thế giới.
Số liệu nghiên cứu trên phản ánh thực tế các nhà sản xuất điện thoại thông minh
của Trung Quốc đang nỗ lực "vươn mình", tạo áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các thương
hiệu quốc tế lớn là Samsung và Apple.

6.Place.
6.1. Cấu trúc kênh phân phối của Samsung.

K
ê
n
h




Bảng 3: Cấu trúc kênh phân phối của Samsung

A: Đây là kênh trực tiếp do nhà sản xuất Samsung trực tiếp bán sản phẩm cho người tiêu
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×