Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY MÍA ỔN ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.83 KB, 10 trang )

Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang
CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY MÍA ỔN ĐỊNH

5.1 NHỮNG TỒN TẠI VÀ KHÓ KHĂN TRONG SẢN XUẤT MÍA
5.1.1 Những thuận lợi trong sản xuất mía
Trong những năm qua việc sản xuất mía của người dân trên địa bàn tỉnh được
sự quan tâm, đóng góp rất nhiều của các cơ quan đơn vị liên quan.
5.1.1.1 Về phía nhà nước
Thủ Tướng chính phủ đã ban hành Quyết Định 80.TTg ngày 24 tháng 6 năm
2002 về vi
ệc khuyến khích tiêu thụ nông sản qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm, nhằm
giảm bớt rủi ro trong sản xuất của người dân, đều này đã thể hiện sự quan tâm sâu
sắc của nhà nước đến đời sống của người dân nông thôn.
Định hướng và quy hoạch vùng sản xuất đầu tư khoa học kỹ thuật vào để nâng
cao nâng suất và sản lượng nông sản nhằm tăng sức cạnh tranh cho các mặt hàng
nông sảm trên địa bàn toàn tỉnh.
Hệ thống giao thông nông thôn được nâng cấp, đặc biệt là đường bộ từ đó tạo
điều kiện lưu thông hàng hoá tốt hơn.
5.1.1.2 Về phía các doanh nghiệp
Các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh hàng năm đều tham gia ký hợp đồng bao
tiêu sản phẩm cho bà con trong tỉnh. Với tổng diện tích bao tiêu chiếm khoảng 70%
diện tích canh tác mía hàng năm của tỉnh. Thêm vào đó, vào đầu vụ canh tác công ty
mía đường Casuco còn tham gia hướng dẫn k
ỹ thuật canh tác và giới thiệu các giống
mía có năng suất và chất lượng cao cho bà con gieo trồng. Thậm chí, vào những lúc
nhà máy chạy quá tải khi vào mùa thu hoạch rộ mía nguyên liệu thì phía nhà máy
còn tiến hành phát phiếu ưu tiên cho những hộ dân có mía trổ bông trên đồng nhằm
giảm sự thất thoát chữ đường trong mía và tránh gây thiệt hại nặng cho người dân.
5.1.1.3 Về phía nhà khoa học
Hàng năm các đơn vị này không ngừng nghiên cứu để tạo ra các giống mía mới


cho năng suấ
t và chất lượng cao hơn, có điều kiện phát triển phù hợp với thời tiết
của vùng và lao động chăm sóc cũng dễ dàng hơn như giống mía: ROC 16, ROC 22,
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa
Trang
SVTH: Mai Ngọc The
41
Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang
QĐ 11, VNĐ 86-368, VN 4137, giống ROC 75…được trồng phổ biến trên địa bàn
tỉnh Hậu Giang.
5.1.1.4 Về phía người dân
Tích cực tham gia học hỏi nâng cao tay nghề và kiến thức để canh tác cây mía
có hiệu quả hơn. Tích cực tham gia các chương trình tập huấn nhằm nâng cao tay
nghề và trình độ canh tác cũng như áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh
tác. Tham gia vào các hợp đồng bao tiêu mía đã góp phần đẩy mạnh tiến độ thực
hiệ
n Quyết Định 80.TTg của thủ tướng chính phủ.
5.1.2 Những khó khăn trong sản xuất mía
Do đặc điểm thời tiết trong vùng là có mưa và mùa mưa trên địa bàn tỉnh
thường đến sớm nên việc canh tác mía hàng năm của tỉnh còn gặp khó khăn trong
việc gieo trồng. Thời gian trung bình để cây mía tích luỹ đường để đảm bảo đủ chữ
đường là khoảng 9 tháng nhưng do lũ đến sớm nên người đân trồng mía ph
ải thu
hoạch mía sớm để chạy lũ, tránh ngập úng nên cây mía không có đủ thời gian tích
luỹ đường làm cho gía bán của mía giảm đi, do nhà máy thu mua mía thì căn cứ vào
chữ đường để thu mua mía, giá mía có cao hay không là phụ thuộc vào chữ đường
trong mía quyết định.
Hoạt động cung cấp mía giống trên địa bàn tỉnh Hậu Giang còn nhiều hạn chế.
Hàng năm trên địa bàn tỉnh vẫn còn diện tích canh tác phải sử dụng giống mía cũ.
Việc sử d

ụng giống cũ này của người dân làm ảnh hưởng đến năng suất và chất
lượng mía do giống bị suy thoái.
Trong cùng một tiểu vùng canh tác nhỏ nhưng lại có nhiều giống mía được
gieo trồng do diện tích bình quân đầu người ít, tập quán canh nhỏ lẻ và ý thức hợp
tác trong sản xuất của người dân chưa cao. Vì các giống mía khác nhau thì có thời
gian sinh trưởng và phát triển khác nhau. Mà thu hoạch thì rộ nên gây khó khăn
trong khâu thu hoạch và chữ đường trong mía thu được còn hạ
n chế.
Việc sản xuất cây mía được tiến hành ngoài trời trên đồng ruộng nên sau khi
thu hoạch phải tiến hành vận chuyển mía đến bãi đổ, nên phương tiện vận chuyển
cũng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công trong sản xuất. Nhưng dụng
cụ vận chuyển của chúng ta còn hạn chế chưa nhiều, qui mô thì nhỏ cũ kỷ mà hệ
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa
Trang
SVTH: Mai Ngọc The
42
Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang
thống kênh rạch trên địa bàn tỉnh thì lại rất là chằn chịt và đa dạng. Chính vì phương
tiện vận chuyển nhỏ nên phải đi lại nhiều gây tốn nhiều thời gian từ đó làm ảnh
hưởng đến chữ đường trong mía, làm cho các thương lái ngần ngại trong việc thu
mua mía nguyên liệu trong dân.
Việc mở rộng quy mô sản xuất còn mang tính tự phát không theo quy hoạch và
việc sản xuất còn thụ động trứơc sự
diễn biến của tự nhiên.
5.2 GIẢI PHÁP ĐỂ CÂY MÍA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Trong tương lai để cây mía phát triển bền vững và đạt hiệu quả kinh tế cao thì
hộ, các đơn vị liên quan nên chú ý phát huy đẩy mạnh lợi thế của cây mía đồng thời
khắc phục những khó khăn trong sản xuất để có thể đạt hiểu quả kinh tế trong sản
xuất cao hơn và ổn định hơn. Sau đây là một số giải pháp đề nghị nhằm đưa cây mía
phát triển bền vững.

Các cấp các ngành có liên quan cần mở rộng và nâng cao hiệu quả chất lượng
các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật canh tác cho nhân dân. Nhằm nâng cao trình độ,
nhận thức của người dân trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh
tác một cách có hiệu quả.
Đối với những hộ sản xuất trong cùng khu vực nên hợp tác liên kế
t với nhau để
thống nhất lịch thời vụ, giống mía gieo trồng trong khu vực nhằm hạn chế được tình
trạng nhỏ lẻ, manh mún trong nông nghiệp và có thể tạo ra dòng sản phẩm chất
lượng đồng đều, sản lượng tương đối lớn tạo điều kiện thuận lợi cho các thương lái
thu gom nên hạn chế được tình trạng ép giá trong thu mua mía nguyên liệu trong
dân.
Mở rộng hơn nữa các l
ớp tập huấn cho người dân nhằm để họ có đủ trình độ để
sử dụng đúng quy định, nguyên tắc khoa học kỹ thuật như chương trình “3 giảm 3
tăng”, chương trình “4 đúng” để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản xuất.
Những hộ sản xuất trong cùng khu vực nên liên kết lại với nhau đầu tư nhiều hơn
nữa cho phương tiện vậ
n chuyển mía, có thể nhiều hộ cùng sử dụng chung một
phương tiện vận chuyển bằng cách luân phiên có hiệu quả để đảm bảo khâu vận
chuyển nông sản không tốn nhiều công sức, thời gian.
GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa
Trang
SVTH: Mai Ngọc The
43
Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang
Hộ nên tạo điều kiện, nâng cao trình độ để tự sản xuất cây giống tại điều kiện
gia đình nhằm giảm được chi phí mua mía giống hàng năm để canh tác, và đây là
khoản chi tương đối cao ( 4 – 5 triệu/vụ) tránh được sự khan hiếm của giống mía tạo
được thế chủ động trong lịch thời vụ của hộ, không còn phụ thuộc vào các đơn vị
cunh ứng giố

ng.




















GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa
Trang
SVTH: Mai Ngọc The
44
Phân tích thực trạng sản xuất mía tại tỉnh Hậu Giang
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Nhìn chung hoạt động sản xuất mía hàng năm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đều
đem lại lợi nhuận cho người dân trồng mía. Cây mía được xem là cây trồng chủ lực
trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người
dân trong tỉnh.
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất l
ớn đến sự sinh trưởng và phát triển của
cây mía, những tác động xấu của tự nhiên sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất sản xuất,
diện tích canh tác và sản lượng thu hoạch của người dân.
Giá mía nguyên liệu hàng năm trên địa bàn tỉnh có sự thay đổi và giá mía
nguyên liệu có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu tiêu thụ của cây mía.
Sự thay đổi của gía phân bón trên thị trường có ảnh hưởng đến lợi nhu
ận thu
được của người dân, giá phân bón tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất tăng.
Lợi nhuận sản xuất thu được từ hoạt động sản xuất mía hàng năm của tỉnh
chiếm tỷ trọng nhỏ hơn chi phí sản xuất trong tổng doanh thu tiêu thụ của năm.
Công tác cung ứng giống của tỉnh Hậu Giang còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ
nhu cầu gieo trồng trên địa bàn tỉ
nh, giá mía giống/đơn vị còn cao nên chi phí mua
giống mới cao (từ 4 – 5 triệu/vụ). Trong địa bàn tỉnh còn nhiều diện tích canh tác
phải sử dụng giống cũ của vụ trước để lại.
Hoạt động sản xuất mía trên địa bàn tỉnh hàng năm đều có sự tham gia hỗ trợ
tích cực của nhà nước, doanh nghiệp nhằm hướng dẫn kỹ thuật, giới thiệu các giống
mía mới có năng suấ
t và chất lượng cao.
6.2 KIẾN NGHỊ
* Về nông hộ
Cần có sự đoàn kết giữa các hộ canh tác trong cùng tiểu vùng trồng mía, để hỗ
trợ nhau về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm canh tác. Hộ cũng nên trao đổi với nhau về
giống mía gieo trồng cho vùng nhằm hạn chế tình trạng manh mún, nhỏ lẻ trong sản
xuất từ đó hiệu quả sản xuất sẽ cao hơn.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Hoa
Trang
SVTH: Mai Ngọc The
45

×