Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cơ hội nghề nghiệp nghiên cứu thị trường (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.02 KB, 6 trang )

BỘ MÔN: MARKETING RESEARCH
GV. VÕ THỊ NGỌC TRINH

STT

Họ và tên

MSSV

1

Trần Thị Như

K184101283

2

Dương Thảo Nguyên

K184101278

3

Trần Hoàng Phương Khánh

K1841012

4

Nguyễn Lê Thanh Triều


K184101305

ĐỀ TÀI: CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
I. TỔNG QUAN
1. Ngành nghiên cứu thị trường là gì?
Nghiên cứu thị trường là công cụ kinh doanh chủ yếu và là công việc cần
được chú trọng nhất trong một thị trường cạnh tranh. Do đó, càng hiểu rõ về
thị trường và khách hàng tiềm năng thì các DN càng có nhiều cơ hội thành
cơng.
Nghiên cứu thị trường là một q trình thu thập, xử lý, phân tích những thơng
tin liên quan đến khách hàng, đối thủ, thị trường mục tiêu và có thể là tồn bộ
về ngành mà DN bạn muốn kinh doanh. Nghiên cứu thị trường có mục đích
hỗ trợ việc ra quyết định liên quan đến việc xử lý các vấn đề, đưa sản phẩm
vào thị trường và nắm bắt cơ hội Marketing.
2. Tầm quan trọng của nghiên cứu thị trường:
Được mệnh danh là “Nghề sống còn” của các thương hiệu
● Giúp tìm ra những thị trường lớn nhất cho sản phẩm của bạn, các thị
trường tăng trưởng nhanh nhất, các xu hướng và triển vọng của thị
trường, và cơ hội dành cho sản phẩm của bạn khi muốn gia nhập thị
trường đó.
● Giúp tập trung tầm nhìn và nỗ lực vào một lĩnh vực, phạm vi nhất định.
Từ đó chúng ta có thể tìm được một thị trường mục tiêu thích hợp và
lên kế hoạch dài hạn cho các thị trường mục tiêu đó.


● Giúp chúng ta xác định các “thủ thuật” giới thiệu sản phẩm tốt nhất. Sau
một thời gian tung ra sản phẩm, qua nghiên cứu chúng ta có thể đánh
giá được các nỗ lực của mình cũng như của các đối tác thương mại để
từ đó có thể tìm ra những điều chỉnh cần thiết ở từng thị trường.
● Giúp hiểu rõ về các đối thủ cạnh tranh, bao gồm cả điểm mạnh và điểm

yếu, những sai lầm cũng như ngun nhân thành cơng của họ, giúp tìm
ra các ý tưởng để phát triển sản phẩm mới, từ đó có thể củng cố quan
hệ làm ăn với đối tác kinh doanh.

3. Tiềm năng của nghề:
Đối với các DN, trước khi quyết định thâm nhập một thị trường, tung ra một
sản phẩm mới, hoặc thực hiện một chiến dịch marketing nào đó… họ đều
phải thực hiện bước NC & KSTT trước khi xây dựng kế hoạch chi tiết. Hiện
nay, vai trò của công tác nghiên cứu thị trường đã và đang được khẳng định.
Cơng việc này nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của nhiều sinh viên. Cơ hội
việc làm của nghề NC & KSTT sẽ tăng trưởng ở mức cao do tính cạnh tranh
của nền kinh tế ngày càng gay gắt và sự tồn cầu hố trong kinh doanh và
tiêu thụ. Mức tăng trưởng cơ hội việc làm trong 10 năm tới ước tính sẽ là
19.6%.
II. CÁC VỊ TRÍ VÀ SỰ THĂNG TIẾN TRONG CÔNG VIỆC NGHIÊN CỨU THỊ
TRƯỜNG
Một số vị trí nghề nghiệp nhằm mục đích thực hiện cơng việc trên sẽ được
khái quát theo từng cấp độ dưới đây:
1. Chuyên viên nghiên cứu thị trường (Market Research Executive)
- Kinh nghiệm: 0 - 2 năm
- Công việc chủ yếu: Đây là cấp thấp nhất trong công việc nghiên cứu thị
trường. Những nhân viên này sẽ tập trung vào các hoạt động liên quan
đến quản lý dự án như:
+ Hỗ trợ thu thập -> Xử lý dữ liệu liên quan đến dự án.
+ Theo dõi và đảm bảo tiến độ dự án.l
+ Phân tích dữ liệu và viết các báo cáo liên quan.
+ Hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ admin như làm hóa đơn, hợp
đồng, dự đốn doanh thu và thanh toán hợp đồng.
+ Hỗ trợ thiết lập cuộc họp, thuyết trình, trao đổi với khách hàng.



2. Chuyên viên nghiên cứu thị trường cấp cao (Senior Market
Research Executive)
- Kinh nghiệm: 2 - 5 năm
- Công việc chủ yếu: Quản lý dự án ở cấp độ cao hơn
●Có khả năng quản lý nhiều dự án cùng lúc
●Đảm bảo hiệu quả công việc trong deadline ngắn
●Chịu áp lực khối lượng công việc nhiều
Các công việc tương tự Market Research Executive, tuy nhiên có thể
đảm nhiệm thêm các cơng việc như:
+ Hỗ trợ trong tuyển dụng và phỏng vấn.
+ Quản lý, theo dõi, hướng dẫn những nhân viên ít kinh nghiệm
hơn.
+ Phát triển kinh doanh: Phá⁸t triển proposals cho các dự án nhỏ
hay nội bộ, có khả năng thuyết trình và thuyết phục khách hàng.
3. Trưởng nhóm nghiên cứu thị trường (Market Research Manager)
- Kinh nghiệm: 5 - 10 năm
- Công việc chủ yếu:
+ Quản trị khách hàng: Đảm bảo sự hiệu quả và hài lòng của khách
hàng ở tiêu chuẩn cao và ổn định qua các dự án.
+ Quản trị tài chính: Đảm bảo mục tiêu về doanh số, lợi nhuận, tốc
độ thực hiện dự án.
+ Quản trị tri thức: Liên tục cập nhật các kiến thức chuyên môn cần
thiết, xu hướng thị trường, thương hiệu và khách hàng.
+ Quản trị nội bộ: Quản trị hiệu quả nguồn lực về thời gian và nhân
sự để đạt mục tiêu kinh doanh.
4. Trưởng nhóm nghiên cứu thị trường cấp cao (Senior Market
Research Manager)
- Kinh nghiệm: 8 - 12 năm
- Công việc chủ yếu:

Các công việc tương tự Market Research Manager, tuy nhiên cần kinh
nghiệm lâu hơn và kỹ năng nhuần nhuyễn hơn.
+ Quản lý dự án một cách nhuần nhuyễn và đảm bảo cho dự án
đạt hiệu quả tối ưu.
+ Xử lý các dự án đơn giản, đề xuất và đưa ra giải pháp cho những
dự án phức tạp, kết nối với các đối tác nội bộ và các đối tác bên
ngoài.
5. Giám đốc nghiên cứu thị trường (Market Research Director)


-

-

Kinh nghiệm: 12-15 năm
Chịu trách nhiệm cao nhất về một khách hàng, ngành hàng, nhóm
ngành hàng.
Khơng tập trung vào chun mơn hay sự quản lý hàng ngày, đóng vai
trị là đối tác đồng hành và tư vấn cho Marketing Director, Marketing
Category Manager, Market Insight Director, Consumer,...
Ngoài ra, Giám đốc nghiên cứu thị trường còn chủ động hỗ trợ khách
hàng xây dựng kế hoạch bán hàng, phát triển dịch vụ và tuyển dụng
nhân sự, phát triển kinh doanh tối ưu.

III. CÁC KỸ NĂNG CẦN CÓ KHI LÀM NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG:
- Phần lớn thời gian của việc nghiên cứu thị trường tiêu tốn vào việc phân tích
dữ liệu một cách chính xác, vì vậy những người làm cơng việc này phải có
khả năng tập trung cao, tỉ mỉ đến từng chi tiết.
- Cần có sự kiên trì và có khả năng chịu được áp lực cao bởi vì cơng việc này
phải trải qua nhiều giờ nghiên cứu độc lập. Cùng lúc đó cịn phải làm việc tốt

với những nhân viên khác.
- Các kỹ năng về giao tiếp, phân tích và tư duy phản biện tốt cũng quan trọng
bởi vì các nhà nghiên cứu phải có khả năng trình bày những kết quả nghiên
cứu của họ một cách rõ ràng chính xác cả bằng lời và bằng văn bản.
- Có tinh thần học hỏi cao vì ngồi những kiến thức kỹ năng cần thiết của
chuyên ngành như phân tích dữ liệu, sử dụng linh hoạt các cơng cụ tìm kiếm,
phân tích website và nghiên cứu kinh doanh, thu thập số liệu, mô hình hố dữ
liệu và khai phá dữ liệu… cịn phải có những kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực
khác như về kinh doanh, tiếp thị, hành vi KH. Các nhân viên nghiên cứu thị
trường cần có kiến thức của các ngành khoa học xã hội bao gồm kinh tế học,
tâm lý học, xã hội học, nhân học.
- Bên cạnh đó, tồn cầu hóa và nhu cầu mở rộng thị trường của doanh nghiệp
cũng đòi hỏi nhân viên khảo sát thị trường có vốn Tiếng Anh để giao tiếp với
nhiều tệp khách hàng và cập nhật những xu hướng mới nhất về tiêu dùng
trên thế giới.
IV. LÀM NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG Ở ĐÂU?
Bước vào nghề nghiên cứu thị trường, bạn có 2 hướng chính để theo là client
hoặc agency.
1. Client:
Client là các công ty sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ (Unilever, P&G,
Coca-Cola, Uber…). Các cơng ty này có thể vừa sử dụng những dữ liệu
nghiên cứu thị trường có được từ việc thuê agency về market research, vừa


“ni” phịng nghiên cứu thị trường ngay trong nội bộ công ty. Tùy từng công
ty, mà bộ phận này sẽ có tên khác nhau như: Consumer & Market Insight,
Business Intelligence, Business Analytics…
2. Agency:
Ngoài ra, nếu mục tiêu của bạn là muốn được làm việc với nhiều khách hàng
ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau nhằm mang đến các giải pháp cho

khách hàng của mình, bạn có thể lựa chọn gia nhập một Agency - một doanh
nghiệp sẽ chuyên cung cấp các gói dịch vụ liên quan đến marketing cho các
các doanh nghiệp khác hay ở đây cụ thể là market research agency.
Sau đây là một số market research agencies lớn nhất thế giới và Việt Nam: (2
cái tên đầu là công ty nghiên cứu thị trường lớn nhất tầm thế giới, sau là quy
mô Việt Nam)
2.1. Nielsen:
Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen dẫn đầu với doanh thu và quy mô lớn
nhất. Đặt trụ sở tại New York, Mỹ và có tới 44.000 chuyên viên nghiên cứu thị
trường hoạt động ở hơn 100 quốc gia. Nielsen có chi nhánh ở cả thành phố
Hồ Chí Minh và Hà Nội.
2.2. Kantar:
Có trụ sở tại London, Vương quốc Anh và có khoảng 30.000 nhân viên.
Kantar là công ty con của WPP, một trong những đơn vị lớn nhất thế giới về
quảng cáo, PR, truyền thông và nghiên cứu thị trường. Kantar hoạt động với
một số thương hiệu con trên thị trường, bao gồm Kantar Health, Kantar
Media, Kantar Millward Brown, Kantar TNS, Kantar Retail và Kantar Public.
Tại Việt Nam, Kantar có chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh.
2.3. Cơng ty dịch vụ nghiên cứu thị trường Khaosat.me:
Khaosat.me Sở hữu nền tảng khảo sát online hiện đại cùng cộng đồng lớn
hơn 2 triệu đáp viên được kiểm duyệt nghiêm ngặt, Khaosat.me trở thành giải
pháp nghiên cứu thị trường tiết kiệm chi phí cho mọi doanh nghiệp. Trụ sở tại
Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
2.4. Công ty dịch vụ nghiên cứu thị trường Việt Nam Q&Me:
Q&Me nghiên cứu xu hướng tiêu dùng và suy nghĩ của người tiêu dùng Việt
Nam giúp khách hàng thành công trong kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
Công nghệ thực hiện khảo sát thị trường online và offline hiện đại giúp khách
hàng thấu hiểu người tiêu dùng chỉ với một mức chi phí khơng q cao. Trụ
sở tại Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Chọn Client hay Agency:



Làm tại các ​client có nghĩa là “làm nhiều việc cho một người". Họ là những
“anh hùng thầm lặng” đằng sau thành công của các nhãn hàng, những chiến
dịch truyền thông “bùng nổ”.
Từ những kiến thức và kinh nghiệm đã học được trong quá trình làm nhiều
việc và làm việc với nhiều bộ phận như vậy cùng với việc kết hợp với những
tài liệu nội bộ cơng ty – thì bạn sẽ có một sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm
và ngành hàng của sản phẩm đó.
Cịn ​Agency lại là một môi trường khá “mở” khi các Marketer được tiếp xúc
với khá nhiều khách hàng cũng như lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể dành sự
tập trung tuyệt đối vào chun mơn của mình cũng như đơn hàng mà mình
nhận được, đưa ra tư vấn và gợi ý cho khách hàng. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể
là người tư vấn và khách hàng mới là người quyết định và đây cũng là một
trong những áp lực mà Agency gặp phải.
Và hiện tại những công ty kể trên cũng đang có những chương trình tuyển
dành cho sinh viên nên bạn nào có hứng thú với nghề này và đặt mục muốn
gia nhập vào các cơng ty này thì các bạn có thể lên internet tìm hiểu về
chương trình tuyển dụng của họ nhé!



×