Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.8 KB, 8 trang )

Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ
GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 70 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh
CHƯƠNG 5

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY
ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY

5.1. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN
Như ta đã biết, công tác huy động vốn luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt
động của các Ngân hàng TMCP nói chung và của ACB Cần Thơ nói riêng. Đây
là cơ sở để Ngân hàng có được một nguồn vốn ổn định và tạo thế chủ động trong
quá trình hoạt động. Ngoài ra, có được một nguồn vốn đủ lớn, đủ mạnh còn là cơ
sở quyết định cho sự tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng. Một ngân hàng thương
mại hoạt động hiệu quả là một ngân hàng huy động được nguồn vốn cần thiết cho
hoạt động của mình. Trước khi đề cập đến các biện pháp nâng cao hiệu quả huy
động vốn cho Chi nhánh, ta cần nhìn lại những điểm mạnh và điểm yếu của ACB
Cần Thơ trong công tác huy động vốn từ năm 2006 - 2008.
Trong tình hình cạnh tranh về lãi suất và thị trường có nhiều kênh thu hút vốn
(cổ phiếu, trái phiếu,..) như hiện nay thì việc huy động vốn gặp không ít khó
khăn, nhưng qua phân tích cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng Á
châu vẫn giữ tốc độ tăng dần qua các năm. Tình hình cụ thể như sau:
- Nguồn vốn huy động qua 3 năm 2006 - 2008 có sự tăng trưởng mạnh qua
các năm. Điều này đã chứng tỏ sự tin tưởng của khách hàng vào ACB ngày càng
cao. Nguyên nhân là do ngân hàng đã duy trì nhiều hình thức huy động đa dạng,
áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt cho từng địa bàn và tăng cường công tác
quảng bá hình ảnh. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động tại Chi nhánh vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu tín dụng trên địa bàn.
- Các hình thức huy động chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi
của tổ chức kinh tế, trong đó tiền gửi tiết kiệm của dân cư chiếm tỷ trọng cao. Và
trong tiền gửi tiết kiệm của dân cư thì tiền gửi có kỳ hạn là chủ yếu. Qua phân
tích có thể thấy, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền


gửi của dân cư và tăng trưởng mạnh qua các năm, còn tiền gửi không kỳ hạn thì
tăng giảm không đều. Khác với tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi không kỳ
hạn của tổ chức kinh tế lại chiếm tỷ trọng nhiều hơn tiền gửi có kỳ hạn. Tuy
nhiên, tiền gửi của tổ chức kinh tế luôn biến động từ năm 2006 - 2008.
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ
GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 71 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh
Sau đây đề tài xin nêu ra một số giải pháp mà Ngân hàng cần làm để hoạt
động huy động vốn thực sự mang lại hiệu quả thiết thực hơn:
- Ngân hàng cần giữ vững mối quan hệ với các khách hàng cũ, đồng thời khai
thác khách hàng tiềm ẩn. Trên cơ sở đảm bảo uy tín với khách hàng, thực hiện
chi trả chính xác, kịp thời, đảm bảo lợi nhuận và đảm bảo an toàn vốn cho khách
hàng, tạo mối quan hệ thân thiết, gần gũi với khách hàng và khuyến khích họ gia
tăng doanh số tiền gửi.
- Cần mở rộng công tác tuyên truyền và tiếp thị về huy động vốn để người
dân biết được về lãi suất, cũng như hình thức huy động vốn đa dạng của Ngân
hàng nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Nội dung của các hình thức
tuyên truyền phải được trình bày sao cho khách hàng hiểu và nhận thức lợi ích
của việc gửi tiền là có lợi cho cả hai bên, mà chủ yếu là có lợi cho khách hàng.
- Ngân hàng cần quan tâm chú trọng hơn nữa việc huy động vốn ở nông thôn
như định kỳ cử cán bộ đến các khu vực vùng sâu, vùng xa khác nhau, đến những
địa bàn mà Ngân hàng chưa có Chi nhánh hay phòng giao dịch để quảng bá về
Ngân hàng và vận động dân cư tham gia các loại hình dịch vụ của Ngân hàng.
Đây là thị trường tiềm năng về vốn rất lớn vì hiện nay nông thôn có nhiều hộ gia
đình làm ăn rất có hiệu quả nhưng đa phần tích lũy theo cách truyền thống là mua
vàng ở địa phương.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn: Nhu cầu về vốn của khách hàng
ngày một tăng, do đó Chi nhánh cần có nhiều hình thức huy động để phát triển
nguồn vốn, cần chú trọng vai trò của tiền gửi tiết kiệm, nhất là những khoản tiền

gửi có kỳ hạn trên 1 năm để gia tăng vốn trung - dài hạn.
- Khuyến khích các khách hàng mở tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán
qua Ngân hàng, thanh toán các giấy tờ có giá như Séc, trái phiếu, lệnh phiếu…
trên cơ sở đó thu hút một lượng tiền gửi cao hơn.
5.2. CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
Nhìn chung hoạt động tín dụng của Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Cần Thơ
trong thời gian qua tăng trưởng nhanh và khá cao. Nếu phân tích theo thời hạn
cho vay, thì tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn luôn cao hơn tỷ trọng dư nợ tín
dụng trung và dài hạn. Bởi vì, về khía cạnh thời hạn thì những món vay có thời
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ
GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 72 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh
hạn càng dài thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro. Cho nên, Ngân hàng luôn có xu
hướng dịch chuyển tăng tỷ trọng nợ vay ngắn hạn để mau thu hồi, quay vòng vốn
nhanh đặc biệt là trong điều kiện kinh tế phát triển nhanh, có nhiều biến động và
cạnh tranh như hiện nay.
Cơ cấu cho vay nếu phân loại theo thành phần kinh tế thì đến cuối năm 2008
cho thấy: chiếm tỷ lệ cao nhất là khách hàng thể nhân kế đến là các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh phần còn lại cho vay các doanh nghiệp Nhà nước. Danh mục
cho vay theo nhóm khách hàng của Ngân hàng Á Châu tiếp tục thay đổi tích cực
theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp Nhà nước, tăng dần tỷ
trọng cho vay đối với thành phần kinh tế phi Nhà nước nhằm hỗ trợ mạnh nhu
cầu về vốn cho sự phát triển. Khách hàng của ngân hàng mở rộng và phát triển
đến mọi thành phần kinh tế. Với chính sách hợp lý, Ngân hàng Á Châu đã và
đang xây dựng cho mình một đội ngũ khách hàng đa dạng, đông đảo, vững mạnh
và gắn bó với ngân hàng.
Tình hình dư nợ nhìn chung qua các năm đều tăng cao, sự tăng trưởng này là
có cơ sở và gắn liền với các yếu tố thúc đẩy như: nhu cầu vốn từ khách hàng, từ

nền kinh tế nói chung và kinh tế Cần Thơ nói riêng. Và chất lượng tín dụng thì
quan trọng hơn việc mở rộng tín dụng. Phần phân tích chỉ tiêu dư nợ tín dụng ở
trên cho thấy sự tăng trưởng khá cao của chỉ tiêu này trong thời gian qua. Tuy
nhiên, hoạt động tín dụng có hiệu quả hay không lại phụ thuộc rất lớn vào chất
lượng tín dụng.
Dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng, nhưng
trên thực tế, vấn đề nợ quá hạn cũng là một vấn đề mà Ngân hàng Á Châu cần
phải quan tâm vì đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Trong tương lai sắp tới, để có thể xử lý nợ quá hạn tốt hơn
thì việc tìm hiểu những nguyên nhân và đề ra những giải pháp quản lý rủi ro tín
dụng hiệu quả hơn là điều rất cần thiết.
Như đã phân tích ở phần tình hình cho vay tại ACB Cần Thơ, rủi ro tín dụng
có thể xảy ra từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan, từ chính bản thân
ngân hàng, từ khách hàng và từ cả môi trường kinh tế bên ngoài. Nhận diện được
những nguyên nhân trên là điều kiện cơ bản để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín
dụng. Trong giai đoạn vừa qua, Ngân hàng đã thực hiện khá nhiều giải pháp hiệu
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ
GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 73 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh
quả để giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, quản lý rủi ro là một quá trình liên tục trong
một ngân hàng thương mại nên để hiệu quả hoạt động bền vững thì nhất thiết
không ngừng đề ra các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý rủi ro,
đặc biệt trong tình hình hiện nay. Một số giải pháp như sau:
- Xây dựng và thực hiện chính sách cho vay thích hợp, cụ thể là xây dựng các
chính sách về lãi suất, chính sách khách hàng, quy mô và cơ cấu tín dụng phù
hợp với đặc điểm nguồn vốn, khả năng quản lý và nhân lực.
- Hoàn thiện và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình cho vay. Mặc dù, quy trình
cho vay đang được áp dụng tại Ngân hàng Á Châu được xây dựng khá khoa học
và chặt chẽ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì một số khâu vẫn còn khá

lỏng lẻo.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bởi yếu tố con người là yếu tố quan
trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ hoạt động nào trên mọi lĩnh
vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò
quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình
ảnh của ngân hàng. Từ đó, quyết định đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng.
- Nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nội bộ ngân hàng do công tác kiểm
soát nội bộ trong hoạt động tín dụng là một công cụ vô cùng quan trọng, thông
qua hoạt động kiểm soát có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót
trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm soát
cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra.
- Cần phải có có các giải pháp để đối phó với các yếu tố từ bên ngoài như sự
thay đổi về cơ chế, chính sách của Nhà nước, sức ép từ việc thực hiện các cam
kết theo thông lệ, các diễn biến phức tạp của xu thế thị trường, tác động tiêu cực
của các thông tin truyền thống bất cân xứng...
- Thành lập bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô. Bộ phận
này sẽ tiến hành phân tích, đánh giá quy mô, cơ cấu và hiệu quả tín dụng của các
ngành kinh tế, thành phần kinh tế, địa bàn nông thôn và thành thị tại các tỉnh
đồng bằng song Cửu Long. Trên cơ sở đó, Ngân hàng có thể thực hiện các gải
pháp mở rộng tín dụng an toàn - hiệu quả - bền vững.
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay tại ACB chi nhánh Cần Thơ
GVHD: ThS. Trương Chí Hải - 74 - SVTH: Nguyễn Thị Mộng Khanh
CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Trong thời gian qua, hoạt động huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng Á
Châu Chi nhánh Cần Thơ đã đạt được những kết quả đáng kể. Cụ thể, huy động

vốn và dư nợ cho vay tăng trưởng ở mức cao, quản lý rủi ro tốt và kinh doanh
hiệu quả, trong đó ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng. Mặc dù chịu áp lực cạnh
tranh khá lớn trên thị trường nhưng Ngân hàng vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng
khá cao cả về huy động vốn và cấp tín dụng. Ngân hàng đã tận dụng hệ thống
giao dịch ngân hàng trực tuyến và danh mục sản phẩm huy động và cho vay
phong phú, đa dạng của mình để tập trung thực thi chiến lược thâm nhập thị
trường.
Ngân hàng đã từng bước nâng năng lực phục vụ khách hàng và thu hút khách
hàng mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và cho ra đời nhiều sản phẩm gắn với nhu
cầu của người dân. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh
của ngân hàng.
ACB Cần Thơ đã có kế hoạch và nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cho vay. Cụ thể,
cho vay đối với khách hàng thể nhân và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
chiếm tỷ trọng cao; tỷ trọng cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn được điều
chỉnh hợp lý.
Ngân hàng đã chú trọng đến công tác phòng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng.
Quản lý tín dụng được đặc biệt kiện toàn, cụ thể là xây dựng chính sách tín dụng
trong đó thực hiện nghiêm túc quy định, chế độ, quy trình nghiệp vụ tín dụng của
ngân hàng, xác định rõ các giới hạn cho vay để định hướng cho việc tăng trưởng
tín dụng trong tầm kiểm soát. Và nhiệm vụ này sẽ tiếp tục được đẩy mạnh nhưng
không chỉ dừng ở chỗ phát hiện và yêu cầu khắc phục mà còn phải phân tích
nguyên nhân, đề xuất biện pháp giải quyết thích hợp và triệt để.
Với những kết quả trên, có thể kết luận rằng những biện pháp mà Ngân hàng
Á Châu đã áp dụng trong thời gian qua nhằm hạn chế và ngăn ngừa rủi ro tín
dụng đã có những tác dụng nhất định, chất lượng tín dụng phần nào cũng được
cải thiện và quan trọng nhất là đã được nhìn nhận và đánh giá đúng hướng, đúng
bản chất. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn nhiều tồn tại
www.kinhtehoc.net


×