Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Dược Hậu Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 35 trang )

Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang
GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên
21
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
DƯỢC HẬU GIANG

4.1. Phân tích tài sản – nguồn vốn của công ty
4.1.1. Phân tích tình hình tài sản
Các nhà quản trị của công ty cũng như nhà đầu tư bên ngoài muốn biết
chính xác hiệu quả hoạt động của công ty trong một kì kinh doanh như thế nào,
thì cần đi vào phân tích, đánh giá, xem xét các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản
trên bảng cân đối kế toán một cách khoa học và hợp lí, thông qua việc phân tích
này sẽ giúp cho các nhà phân tích biết được việc phân bổ và đầu tư vào tài sản
của công ty đã hợp lí chưa? Đồng thời có thể biết được việc sử dụng đồng vốn có
hiệu quả không? Để biết được những điều này chúng ta đi vào phân tích bảng
tình hình tài sản.
* Tài sản ngắn hạn
Bảng 01: TÌNH HÌNH TÀI SẢN NGẮN HẠN NĂM 2006 – 2008
ĐVT: triệu đồng
Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch
2008/2007 TÀI SẢN


Năm
2006
Năm
2007
Năm


2008
Giá trị % Giá trị %
I.Tiền và các khoản tương đương tiền 35.002 129.951 193.916
94.949 271 63.965 49
1. Tiền 35.002 129.951 193.916 94.949 271 63.965 49
II.Các khoản ĐT tài chính ngắn hạn 0 51.955 2.337
51.955 0 (49.619) (96)
1. Đầu tư ngắn hạn 0 51.955 3.741 51.955 0 (48.214) (93)
2.Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 0 0 (1.404) 0 0 (1.404) 0
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 166.440 257.382 302.876
90.942 55 45.494 18
1. Phải thu khách hàng 154.257 235.439 220.594 81.181 53 (14.845) (6)
2. Trả trước cho người bán 11.263 2.562 28.699 (8.701) (77) 26.136 1.020
3. Các khoản phải thu khác 1.419 19.381 69.246 17.961 1.265 49.865 257
4. Dự phòng phải thu NH khó đòi (500) 0 (15.663) 500 (100) (15.663) 0
IV. Hàng tồn kho 121.353 230.279 303.921
108.926 90 73.642 32
1. Hàng tồn kho 121.853 230.279 303.921 108.426 89 73.642 32
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (500) 0 0 500 (100) 0 0
V. Tài sản ngắn hạn khác 6.755 4.220 5.758
(2.535) (38) 1.538 36
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 2.934 980 657 (1.954) (67) (323) (33)
2.Thuế và các khoản khác phải thu NN 466 0 56 (466) (100) 56 0
3.Tài sản ngắn hạn khác 3.356 3.240 5.045 (116) (3) 1.806 56
Tổng tài sản ngắn hạn 329.550 673.787 808.808 344.237 104 135.021 20
( Nguồn: Phòng Quản trị tài chính của Công ty Dược Hậu Giang)

www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang

GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên
22
Tài sản ngắn hạn của công ty liên tục tăng qua ba năm, cụ thể: năm 2007
tăng so với năm 2006 là 344.237 triệu đồng, tức tăng 104%, năm 2008 tăng so
với năm 2007 là 135.021 triệu đồng, tức tăng 20%. Tài sản lưu động tăng là do
những chỉ tiêu sau:
 Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền
Khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm: tiền gởi ngân
hàng và tiền mặt tại quỹ. Qua bảng số liệu trên ta thấy khoản mục tiền và các
khoản tương đương tiền có xu hướng tăng, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2007.
Khoản mục tiền tăng chủ yếu là do tiền gởi ngân hàng, tiền gởi ngân hàng của
công ty năm 2006 là 14.625 triệu đồng, năm 2008 là 172.987 triệu đồng. Đồng
thời lượng tiền mặt tăng nhẹ, tiền mặt tại quỹ năm 2008 là 20.929 triệu đồng,
tăng 9.429 triệu đồng so với năm 2006. Tiền gởi ngân hàng và tiền mặt tại quỹ
tăng là do:
Sự tăng lên của doanh thu do bán việc bán dược phẩm, hàng hóa, nguyên
vật liệu trong ba năm 2006, 2007 và năm 2008 nên lượng tiền thu từ Đại lý, chi
nhánh, hiệu thuốc của Dược Hậu giang tăng lên làm cho lượng tiền gởi ngân
hàng và lượng tiền mặt tại quỹ tăng lên. Trong đó, các Đại lý, Chi nhánh, Hiệu
thuốc chủ yếu thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản. Việc thanh toán bằng
chuyển khoản rất có lợi vì có thể đảm bảo được an toàn và nhanh chóng, đồng
thời công ty cũng có thêm khoản thu nhập từ khoản tiền lãi, đồng thời cũng dễ
dàng hơn khi công ty thanh toán cho những khoản phải trả.
Lượng tiền trong năm 2007 tăng mạnh do công ty tiến hành bán cổ phiếu.
Lượng tiền tăng do thu lãi từ việc đầu tư vào cổ phiếu, thu lãi từ khoản
tiền gởi ngân hàng kì hạn dưới một năm.
Công ty thu được tiền do việc bán phế liệu, thanh lý máy móc, phương
tiện vận tải cũ.
Như vậy, khoản mục tiền có xu hướng tăng, nhưng tăng chậm lại trong
năm 2008 và như vậy là hợp lí vì với lượng tiền gởi ngân hàng và lượng tiền mặt

như vậy mới đáp ứng được nhu cầu mua máy móc, thiết bị, mua nguyên vật liệu
sản xuất, chi lương cho công nhân và những khoản chi phí khác phục vụ cho nhu
cầu sản xuất, đảm bảo khả năng thanh toán của công ty.

www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang
GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên
23
 Khoản mục các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Qua bảng số liệu trên ta thấy khoản mục các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn tăng mạnh trong năm 2007 và giảm tới 96% trong năm 2008. Khoản đầu tư
ngắn hạn của công ty bao gồm: khoản tiền gởi ngân hàng kì hạn dưới một năm và
đầu tư vào cổ phiếu. Khoản đầu tư ngắn hạn biến động mạnh là do:
Trong năm 2007, lãi suất huy động của các ngân hàng trong năm 2007 là
rất cao, có lúc tiền gởi kì hạn dưới một năm với mức lãi suất lên đến 18%/năm.
Doanh thu bán hàng của công ty lại tăng mạnh trong năm 2007 làm cho lượng
tiền thanh toán qua ngân hàng của các Đại lý, Chi nhánh, Hiệu thuốc tăng mạnh.
Năm 2007 tiền gởi ngân hàng của công ty lên đến 50.000 triệu đồng. Do đó, với
số lượng tiền lớn như vậy, nếu công ty để ở dạng tiền gởi thanh toán thì tiền lãi
mà công ty nhận được từ lượng tiền gởi này sẽ rất thấp. Do vậy, với việc đầu tư
tiền gởi có kì hạn dưới một năm công ty có thêm phần thu nhập từ tiền lãi này,
đồng thời khi cần thiết công ty vẫn có thể rút tiền ra để thanh toán cho khách
hàng. Ngoài ra, trong năm 2007 công ty bắt đầu đầu tư vào cổ phiếu, với số tiền
đầu tư vào cổ phiếu là 1.955 triệu đồng. Như vậy, việc lãi suất tăng cao và việc
đầu tư vào cổ phiếu đã làm cho khoản đầu tư ngắn hạn tăng mạnh.
Trong năm 2008, lãi suất huy động của các ngân hàng bắt đầu ổn định và
xuống thấp nên công ty bắt đầu chuyển qua dạng tiền gởi thanh toán, một mặt để
đáp ứng cho nhu cầu vốn lưu động chi trong năm 2008 như: công ty phải chi trả
cổ tức và công ty phải trả tiền trước cho một số hợp đồng đặt mua hàng của công

ty nước ngoài nên khoản phải trả trước cho người bán tăng 1.020% trong năm
2008. Mặt khác, trong năm 2008 công ty chuyển sang đầu tư dài hạn, các khoản
đầu tư vào cổ phiếu dài hạn tăng 96%, đầu tư vào công ty con và công ty liên kết
tăng tới 600%, cụ thể công ty đã đầu tư vào: công ty TNHH MTV Du lịch Dược
Hậu giang, công ty TNHH MTV In bao bì Dược Hậu giang, công ty TNHH
MTV Dược phẩm CM, công ty TNHH MTV HT pharma.
Như vậy, việc đầu tư ngắn hạn của công ty tuy có sự biến động không ổn
định nhưng sự biến động trong các khoản đầu tư tài chính như vậy là phù hợp với
sự biến động của tình hình tài chính chung cũng như nhu cầu về vốn lưu động
như: có thể thanh toán cho những khoản phải trả như nhập khẩu của công ty.
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang
GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên
24
Khoản đầu tư ngắn hạn của công ty trong năm 2007 tăng mạnh nhưng vẫn đảm
bảo được khả năng thanh toán của công ty.
 Khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn
Qua bảng số liệu trên ta thấy các khoản phải thu ngắn hạn tăng qua ba
năm nhưng tăng mạnh vào năm 2007 tăng 55%, sau đó tăng chậm lại vào năm
2008 là 18%. Tỷ trọng khoản phải thu qua ba năm là khá cao, chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong tổng tài sản ngắn hạn, trung bình chiếm tỷ trọng 29% trong tổng tài
sản. Các khoản phải thu ngắn hạn biến động là do những nguyên nhân sau:
Khoản phải thu khách hàng: doanh thu của công ty trong năm 2007 tăng
mạnh, dẫn đến khoản phải thu khách hàng tăng lên. Công ty đang có chính sách
mở rộng thị trường khắp ba miền Bắc - Trung - Nam và cả nước ngoài nên công
ty cho những khách hàng lớn và có tiềm năng có thể kéo dài thời gian trả nợ, nên
khoản phải thu của khách hàng tăng 53% trong năm 2007, đến năm 2008 thì thị
trường của công ty đã thực sự phát triển nên công ty hạn chế bán chịu mà thay
vào đó công ty khuyến khích các Đại lý, Chi nhánh, Hiệu thuốc nhanh chóng

thanh toán tiền hàng bằng cách tăng chiết khấu thanh toán lên, bình thường công
ty cho hưởng chiết khấu thanh toán tiền mặt là 1%. Để giảm bớt việc khách hàng
chậm thanh toán công ty nên tăng chiết khấu lên 2% hoặc 3%.
Khoản trả trước cho người bán: trong năm 2007 khoản trả trước cho người
bán giảm là do năm 2006 công ty đã trả tiền cho việc nhập nguyên vật liệu, công
cụ dụng cụ, nên năm 2007 công ty vẫn còn sử dụng nguồn nguyên vật liệu này và
không đặt mua thêm nữa. Nhưng đến năm 2008 thì công ty lại bắt đầu kí hợp
đồng nhập dược liệu từ những nhà cung cấp bên ngoài nên công ty phải trả tiền
trước cho những nhà cung cấp này.
Khoản phải thu khác: năm 2007 công ty đã chi hộ tiền xây dựng cho công
ty TNHH Him Lam – đây là công ty liên kết của Dược Hậu Giang nên công ty đã
chi hộ cho công ty Him Lam - và phải thu tiền hàng của một số chi nhánh chưa
nộp tiền hàng nên khoản phải thu khác năm 2007 tăng so với năm 2006 là 17.961
triêu đồng, tức 1.265%. Đến năm 2008 công ty Him Lam đã trả hết tiền và công
ty cũng đã thu được hết tiền hàng từ các chi nhánh, nhưng thay vào đó công ty
phải đã trả cổ tức là 49.984 triệu đồng.
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang
GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên
25
Như vậy, các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng, tăng mạnh trong
năm 2007 nhưng tăng chậm lại vào năm 2008. Các khoản phải thu tăng nhưng có
xu hướng chậm lại là dấu hiệu tốt. Công ty cần có biện pháp đối với việc thu tiền
hàng của các chi nhánh và hạn chế trả tiền hàng trước cho người bán vì điều này
có thể dẫn đến công ty bị chiếm dụng vốn.


 Khoản mục hàng tồn kho
Qua bảng số liệu ta thấy hàng tồn kho qua ba năm có xu hướng tăng, đặc

biệt tăng mạnh vào năm 2007 nhưng đến năm 2008 tăng chậm lại tăng 32%.
Hàng tồn kho ở đây chủ yếu là thành phẩm, hàng hóa mua đang đi đuờng và
nguyên liệu, vật liệu để sản xuất dược. Nguyên nhân của sự tăng này là do:
Qui mô sản xuất của công ty trong năm 2007 tăng mạnh, nên lượng thành
phẩm làm ra nhiều, để đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường của công ty. Lượng
thành phẩm trong kho năm 2007 là 96.235 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là
49.447 triệu đồng, tương ứng tăng 106%. Đến năm 2008 lượng thành phẩm trong
kho chỉ tăng 12.139 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng tăng 13%.
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất thì công ty cần dự trữ một lượng lớn nguyên
liệu, vật liệu, đồng thời với lượng nguyên vật liệu có sẵn trong kho công ty có thể
tránh được sự biến động giá cả nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu trong kho năm
2007 tăng so với năm 2006 là 40%, năm 2008 tăng 46% so với năm 2007.
Hàng hóa mua đường năm 2007 là 36.547 triệu đồng.
Như vậy, khoản mục hàng tồn kho năm 2007 tăng 90% là do lượng hàng
hóa công ty mua đang đi trên đường, bên cạnh đó còn do lượng thành phẩm tồn
trong kho và lượng nguyên vật liệu.
Như vậy, hầu hết các khoản mục trong tài sản ngắn hạn qua ba năm đều
biến động theo xu hướng tăng, nên làm cho tổng tài sản ngắn hạn liên tục tăng,
năm 2007 tăng mạnh so với năm 2006 là 104% và năm 2008 tăng so với năm
2007 là 20%. Tài sản lưu động tăng mạnh trong năm 2007 là để đáp ứng nhu cầu
mở rộng qui mô sản xuất và mở rộng thị trường của công ty. Đến năm 2008 thì
việc mở rộng của công ty đi vào ổn định, nên tài sản lưu động chỉ tăng nhẹ. Do
đó công ty cần tìm biện pháp để tăng tài sản lưu động.


www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang
GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên
26

* Tài sản dài hạn
Qua bảng số liệu ta thấy tổng tài sản dài hạn của công ty biến đổi theo xu
hướng tăng, tăng mạnh trong năm 2007 nhưng đến năm 2008 tăng chậm lại. Tài
sản dài hạn tăng là do một số khoản mục sau:

Bảng 02: TÌNH HÌNH TÀI SẢN DÀI HẠN NĂM 2006 – 2008
ĐVT: triệu đồng
Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch
2008/2007
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Giá trị % Giá trị %
I. Các khoản phải thu dài hạn 200 114 72
(86) (43) (43) (37)
1. Phải thu dài hạn khác 200 114 72 (86) (43) (43) (37)
II. Tài sản cố định 148.142 228.781 222.975
80.640 54 (5.806) (3)
1. Tài sản cố định hữu hình 81.119 111.295 103.817 30.176 37 (7.477) (7)
Nguyên giá 115.899 168.878 185.976 52.979 46 17.098 10
Giá trị hao mòn lũy kế (34.779) (57.583) (82.158) (22.804) 66 (24.575) 43
2. Tài sản cố định vô hình 62.047 105.273 117.155 43.225 70 11.883 11
Nguyên giá 62.047 105.546 117.805 43.499 70 12.258 12
Giá trị hao mòn lũy kế 0 (274) (649) (274) 0 (376) 137

3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 4.975 12.214 2.003 7.239 146 (10.211) (84)
III. Các khoản ĐT tài chính DH 1.609 38.225 84.547
36.616 2.276 46.322 121
1. Đầu tư vào công ty con 0 2.550 17.850 2.550 0 15.300 600
2.Đầu tư vào cty liên kết, liên doanh 0 0 3.600 0 0 3.600 0
3. Đầu tư dài hạn khác 1.609 35.675 70.097 34.066 2.117 34.422 96
4. Dự phòng giảm giá ĐT tài chính DH 0 0 (7.000) 0 0 (7.000) 0
IV. Tài sản dài hạn khác 3.346 1.301 1.712
(2.046) (61) 411 32
1. Chi phí trả trước dài hạn 3.346 0 257 (3.346) (100) 257 0
2. Tài sản dài hạn khác 0 1.301 1.455 1.301 0 154 12
Tổng tài sản dài hạn 153.297 268.421 309.306 115.125 75 40.884 15
( Nguồn: Phòng Quản trị tài chính của Công ty Dược Hậu Giang)



 Khoản mục các khoản phải thu dài hạn
Qua bảng số liệu ta thấy khoản phải thu dài hạn liên tục giảm qua ba năm,
khoản này giảm qua ba năm là do công ty đã thu hồi được hết những khoản tiền
do việc công ty chi trả hộ một số khoản xây cất của bệnh viện, trường học.
Khoản phải thu dài hạn này giảm là tốt vì công ty có thể thu hồi vốn nhanh và
quay vòng đồng vốn này.


www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang
GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên
27



 Khoản mục tài sản cố định
Khoản mục tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản
dài hạn. Qua bảng số liệu ta thấy, tài sản cố định tăng 54% trong năm 2007
nhưng năm 2008 lại giảm 3%. Nguyên nhân của sự biến động này là do:
Sự tăng mạnh của tài sản cố định năm 2007 là do:
Nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng qui mô sản xuất và nâng cao hiệu quả
hoạt động nên trong năm công ty đã mua sắm mới một số máy móc thiết bị và
xây dựng nhà xưởng hoàn thành trị giá 54.761 triệu đồng, thêm vào đó công ty
mở rộng thị trường tiêu thụ, nên công ty đã mua mới một số phương tiện vận tải
để phục vụ cho nhu cầu phân phối sản phẩm. Do đó, đã làm cho tài sản cố định
hữu hình năm 2007 tăng so với năm 2006 là 37%.
Để nâng cao hiệu quả quản lí, đặc biệt là nhằm khuyến khích các bệnh
viện sử dụng sản phẩm thuốc của Dược Hậu giang, nên năm 2007 công ty bắt
đầu trang bị phần mềm cho công ty và có kế hoạch trang bị phần mềm cho một
số bệnh viện. Hiện nay Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ đang sử dụng phần
mềm do Dược Hậu giang trang bị. Giá trị phần mềm công ty trang bị trị giá 976
triệu đồng, đồng thời công ty cũng trang bị thêm mặt bằng trị giá 104.570 triệu
đồng để mở rộng qui mô sản xuất. Điều này làm cho tài sản cố định vô hình tăng
mạnh, tăng 70% so với năm 2006.
Trong năm công ty đang tiến hành xây dựng nhà máy đạt tiêu chuẩn WHO
– GMP, và máy móc, thiết bị đang chạy thử để đưa vào sử dụng cho nhà máy,
nên chi phí xây dựng cơ bản dở dang của công ty tăng 146% so với năm 2006.
Như vậy, năm 2007 tài sản cố định tăng 54% là để đáp ứng nhau cầu mở
rộng qui mô và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Năm 2008 khoản mục tài sản cố định giảm 3% là do:
Công ty đã bán căn nhà trị giá 882 triệu đồng do không sử dụng hết, đồng
thời công ty đã thanh lý một số máy móc, phương tiện vận tải cũ, nên làm cho tài
sản cố định hữu hình giảm 7%.
Năm 2008 công ty đã đưa vào sử dụng nhà máy đạt tiêu chuẩn WHO –

GMP nên chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm mạnh, giảm 84%.
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang
GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên
28
Vậy, qua ba năm công ty đã chú trọng vào đầu tư tài sản cố định cụ thể là
tăng 54% vào năm 2007, năm 2008 có giảm 3% nhưng vẫn có thể chấp nhận
được.


 Khoản mục các khoản đầu tư tài chính dài hạn
Bên cạnh việc đầu tư vào khoản đầu tư tài chính ngắn hạn thì công ty cũng
chú trọng vào việc đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Qua bảng số
liệu cho ta thấy khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng mạnh trong năm 2007, và
tăng chậm lại vào năm 2008. Nguyên nhân là do:
Trong năm 2007 Dược Hậu giang bắt đầu chú trọng đầu tư vào cổ phiếu
và đầu tư vào công ty con cụ thể: đầu tư vào công ty cổ phần Dược Sông Hậu với
số vốn 2.550 triệu đồng tương ứng 51% vốn điều lệ của công ty Dược Sông Hậu.
Vậy, công ty do khoản đầu tư vào công ty Dược Sông Hậu và đầu tư vào cổ
phiếu nên làm cho các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 2.276 triệu đồng.
Năm 2008 các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng chậm lại 121%, sở dĩ
năm 2008 tăng chậm hơn so với năm 2007 là do trong năm 2006 công ty chỉ đầu
tư vào cổ phiếu và trái phiếu, đến năm 2007 công ty mới bắt đầu đầu tư vào công
ty con và đầu tư vào cổ phiếu, nên khoản mục này tăng nhanh vào năm 2007
2.276%. Năm 2008 thì công ty cũng đã đầu tư vào công ty con và tiếp tục đầu tư
vào công ty công ty TNHH MTV Du lịch Dược Hậu giang là 300 triệu đồng,
công ty TNHH MTV In bao bì Dược Hậu giang là 5.000 triệu đồng, công ty
TNHH MTV Dược phẩm CM là 5.000 triệu đồng, công ty TNHH MTV HT
pharma là 5.000 triệu đồng. Dược Hậu giang đã đầu tư vào cổ phiếu là 20.222

triệu đồng. Ngoài ra, công ty lo lãi suất sẽ xuống thấp trong thời gian tới nên đã
gởi tiền vào ngân hàng với kì hạn 2 năm số tiền là 14.200 triệu đồng.
Như vậy, qua ba năm công ty luôn chú trọng mua mới, nâng cấp và đầu tư
vào tài sản dài hạn, đặc biệt là việc đầu tư vào tài sản cố định để phục vụ cho sản
xuất. Đồng thời, qua đó ta cũng thấy được khả năng quản lí và sử dụng tốt tài sản
cố định của Dược Hậu giang.
Tóm lại, qua việc phân tích tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của công ty
qua ba năm ta thấy rằng cơ cấu tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn trong tổng tài
sản qua ba năm tương đối ổn định. Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng ở mức 72%
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang
GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên
29
trong tổng tài sản và tài sản dài hạn là 28% (Đồ thị 03 trang 43). Cơ cấu này là
hợp lí.
4.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn
Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp thể hiện qua cơ cấu và sự biến
động của nguồn vốn. Các nhà phân tích phân tích cơ cấu và sự biến động của
nguồn vốn để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của công ty, xác định
mức độ độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh hoặc có thể xác định được
những khó khăn mà công ty gặp phải trong việc huy động vốn. Việc tổ chức huy
động vốn trong kì của công ty như thế nào? Có đáp ứng được nhu cầu sản xuất
kinh doanh hay không? Chúng ta cùng đi vào phân tích tình hình nguồn vốn
thông qua bảng số liệu 03.
* Nợ phải trả
Bảng 03: TÌNH HÌNH NỢ PHẢI TRẢ NĂM 2006 – 2008
ĐVT: triệu đồng
Chênh lệch
2007/2006

Chênh lệch
2008/2007
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Giá trị % Giá trị %
I. Nợ ngắn hạn (NH) 291.128 289.818 350.034
(1.310) (0) 60.216 21
1. Vay và nợ NH 167.870 43.430 8.455 (124.440) (74) (34.975) (81)
2. Phải trả người bán 18.478 55.642 74.983 37.164 201 19.341 35
3. Người mua trả tiền trước 169 293 506 124 73 213 73
4. Thuế và các khoản phải nộp NN 357 2.355 9.299 1.998 560 6.944 295
5. Phải trả người lao động 32.548 40.456 55.353 7.908 24 14.897 37
6. Chi phí phải trả 40.892 108.584 186.748 67.693 166 78.163 72
7. Các khoản phải trả, NH khác 30.814 39.058 14.689 8.244 27 (24.369) (62)
II. Nợ dài hạn (DH) 21.278 814 15.132
(20.464) (96) 14.318 1.760
1. Phải trả DH khác 21.018 47 17 (20.971) (100) (29) (63)
2. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 260 767 15.115 507 195 14.348 1.871
Tổng nợ phải trả 312.406 290.631 365.166 (21.774) (7) 74.534,90 26
( Nguồn: Phòng Quản trị tài chính của Công ty Dược Hậu Giang)



 Khoản mục nợ ngắn hạn
Qua bảng số liệu ta thấy nợ ngắn hạn tương đối ổn định trong hai năm

2006 và 2007, nhưng có xu hướng tăng trong năm 2008, năm 2008 tăng so với
năm 2007 là 21%. Nợ ngắn hạn có xu hướng tăng không phải do đi vay ngắn hạn
ngân hàng mà do những nguyên nhân sau:
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang
GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên
30
Qua ba năm lượng thành phẩm công ty làm ra để phục vụ nhu cầu thị
trường càng nhiều, để phục vụ cho việc sản xuất ngày càng tăng thì công ty cần
mua nguyên vật liệu, công cụ, thiết bị nhiều. Do Dược Hậu giang là công ty lớn
và có uy tín, công ty mua hàng với số lượng nhiều nên được nhà cung cấp trong
và ngoài nước ưu tiên cho kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng và công ty đã
tận dụng nguồn vốn này. Do đó, khoản phải trả cho người bán tăng qua ba năm.
Đồng thời việc sản xuất nhiều tất nhiên kéo theo khoản tiền phải trả cho công
nhân viên, khoản chi phí phải trả cho tiền điện, nước, điện thoại tăng lên.
Doanh thu về bán hàng của công ty liên tục tăng qua ba năm, do đó những
khoản phải chi cho Đại lý, Chi nhánh nên khoản chi hoa hồng bán đúng giá cũng
tăng theo.
Doanh thu về bán hàng liên tục tăng nên lợi nhuận trước thuế cũng tăng
lên, điều này gắn liền với việc làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước cũng tăng,
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng của hàng hóa trong nước, thuế
thu nhập cá nhân đều tăng.
Như vậy, nợ ngắn hạn qua ba năm có xu hướng tăng, nhưng chỉ tăng nhẹ.
Nợ ngắn hạn tăng nhưng không phải do công ty đi vay nợ, mà những khoản
chậm thanh toán cho khách hàng và người lao động, những khoản nợ này công ty
không phải trả lãi. Công ty không cần đi vay ngắn hạn ngân hàng để đáp ứng cho
nhu cầu vốn lưu động chứng tỏ nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đủ để đáp ứng
nhu cầu vốn lưu động.



 Khoản mục nợ dài hạn
Qua bảng số liệu ta thấy trong năm 2007 tốc độ giảm của khoản mục này
tới 96%, nhưng đến năm 2008 thì khoản mục này lại tăng lên với tốc độ 1.760%.
Khoản mục này biến động giảm tăng là do:
Trong năm 2007 do công ty có chính sách chuyển hình thức quảng cáo
tiếp thị sang việc tài trợ trang bị cơ sở vật chất cho những bệnh viện, trường học
nên công ty không chi cho khoản chi phí câu lạc bộ khách hàng. Đồng thời do
công ty đã cổ phần hóa được ba năm nên khoản góp vào quỹ hỗ trợ cổ phần hóa
không còn, hai khoản chi này mỗi khoản lên tới 10.000 triệu đồng. Điều này làm
cho khoản phải trả dài hạn giảm 100%.
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang
GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên
31
Năm 2008 công ty có chính sách quan tâm đặc biệt tới người lao động, vì
công ty lo ngại diễn biến của khủng hoảng kinh tế trong thời gian tới, nên công ty
đã lập dự phòng mất việc lên đến 15.115 triệu đồng tăng so với năm 2007 là
1.871%. Điều này làm cho nợ dài hạn tăng 1.760% so với năm 2007.
Như vậy, vay nợ ngắn hạn của công ty qua ba năm giảm mạnh, điều này
thể hiện cơ cấu tài chính ngày càng được cải thiện theo chiều hướng tốt. Tuy tổng
nợ phải trả có tăng nhưng tăng lên là do những khoản chi để phục vụ nhu cầu sản
xuất và chính sách quan tâm tới nhân viên trong công ty của Dược Hậu giang.
* Tổng nguồn vốn chủ sở hữu
Bảng 04: TÌNH HÌNH VỐN CHỦ SỞ HỮU NĂM 2006 – 2008
ĐVT: triệu đồng
Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch

2008/2007
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Giá trị % Giá trị %
I. Vốn chủ sở hữu
161.306 635.748 758.146
474.442 294 122.398 19
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
80.000 200.000 200.000 120.000 150 0.00 0
2. Thặng dư vốn cổ phần
0 378.761 378.761 378.761 0 0.00 0
3. Cổ phiếu quỹ
0 0 (292) 0 0 (292) 0
4. Quỹ đầu tư phát triển
52.598 33.806 20.975 (18.792) (36) (12.831) (38)
5. Quỹ dự phòng tài chính
11.795 21.962 21.962 10.167 86 0.00 0
6. LN sau thuế chưa phân phối
16.913 1.219 136.740 (15.695) (93) 135.522 19
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
9.135 15.829 (5.199)
6.694 73 (21.028) (133)
1.Quỹ khen thưởng, phúc lợi
9.135 15.829 (5.199) 6.694 73 (21.028) (133)
TỔNG NGUỒN VCSH

170.441 651.577 752.947 481.136 282 101.370 16
( Nguồn: Phòng Quản trị tài chính của Công ty Dược Hậu Giang)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn có xu hướng tăng, tổng
nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh 282% vào năm 2007 và tăng chậm lại trong
năm 2008 chỉ tăng 16%. Ta thấy rằng nguồn vốn chủ sở hữu nếu có xu hướng
tăng là điều tốt, nhưng nếu cứ tăng theo tốc độ nhanh thì sẽ không có lợi cho
công ty, vì chi phí lãi đi vay sẽ được tính vào chi phí hợp lí của công ty, điều này
sẽ có lợi cho lợi nhuận sau thuế. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty biến động là
do:
Trong năm 2007
Để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động mở rộng qui mô sản xuất của công ty,
Công ty đã huy động vốn bằng việc phát hành thêm 12.000.000 cổ phiếu ra công
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang
GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên
32
chúng với mệnh giá là 10.000 đồng trên một cổ phiếu và vốn đầu tư của nhà
nước lên 200.000 triệu đồng, lúc này công ty không cần đi vay ngắn hạn, vì lúc
này lãi suất bên ngoài rất cao. Công ty sẽ phải trả một khoản lãi lớn cho việc đi
vay để mở rộng qui mô sản xuất.
Doanh thu của công ty tăng mạnh trong năm 2007 do đó lợi nhuận giữ lại
để trích lập quỹ dự phòng tài chính lên đến 21.962 triệu đồng, tăng 86% so với
năm 2006. Điều này cũng giải thích tại sao lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
giảm 93%.
Dược Hậu giang đang rất phát triển nên các nhà đầu tư bên ngoài đều
muốn đầu tư vào công ty, do vậy trong năm 2007 với việc phát hành cổ phiếu
phổ thông ra công chúng, giá bán của một cổ phiếu cao hơn rất nhiều so với
mệnh giá nên số tiền chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu và giá bán ra tổng cộng

lên tới 378.761 triệu đồng. Điều này đã tác động tích cực lên vốn chủ sở hữu.
Trong năm 2008 thì nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng với tốc độ ổn
định lại, vì lúc này qui mô của công ty đã thực sự được mở rộng, sản xuất đi vào
ổn định. Công ty không phát hành thêm cổ phiếu và huy động thêm vốn góp của
nhà nước để đảm bảo quyền lợi cho các chủ sở hữu và để đảm bảo cân bằng
trong cơ cấu vốn.
Như vậy, vốn chủ sở hữu của công ty tăng với tốc độ nhanh sau đó tăng
với tốc độ chậm lại là hoàn toàn phù hợp với chính sách mở rộng thị trường và
qui mô sản xuất của công ty. Đồng thời đảm bảo sự cân bằng trong cơ cấu vốn.
4.2. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Các nhà phân tích muốn biết công ty hoạt động có hiệu quả hay không, thì
họ tiến hành phân tích, xem xét các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh,
đồng thời phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết
quả kinh doanh của công ty. Đặc biệt, họ chú trọng đến sự biến động của doanh
thu thuần, giá vốn hàng bán và lợi nhuận sau thuế, để hiểu rõ điều này chúng ta
cùng phân tích một số chỉ tiêu trên bảng Báo cáo kết quả kinh doanh.




www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang
GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên
33
Bảng 05: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2006 – 2008
ĐVT: triệu đồng
Chênh lệch
2007/2006
Chênh lệch

2008/2007
Chỉ tiêu
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Giá
trị
% Giá trị %
DT thuần về bán hàng và CCDV 868.192 1.269.280 1.496.019 401.088 46 226.740 18
Giá vốn hàng bán 402.747 600.778 714.410 198.031 49 113.632 19
LN gộp về bán hàng và CCDV 465.445 668.502 781.609 203.057 44 113.107 17
DT hoạt động tài chính 514 5.789 21.971 5.275 1.025 16.182 280
Chi phí tài chính 11.214 17.291 38.144 6.076 54 20.854 121
Trong đó: chi phí lãi vay 10.705 15.394 5.216 4.689 44 (10.178) (66)
Chi phí bán hàng 311.953 469.324 517.995 157.370 50 48.671 10
Chi phí quản lý doanh nghiệp 55.881 59.819 98.686 3.938 7 38.868 65
LN thuần từ hoạt động kinh doanh 86.911 127.858 148.755 40.948 47 20.897 16
Thu nhập khác 1.406 1.351 5.754 (55) (4) 4.403 326
Chi phí khác 1.257 897 3.932 (360) (29) 3.035 338
Lợi nhuận khác 149 454 1.822 305 205 1.368 302
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 87.060 128.312 150.577 41.252 47 22.265 17
CP thuế thu nhập DN hiện hành 0 12.831 15.058 12.831 2.227 17
LN sau thuế thu nhập DN 87.060 115.481 135.519 28.421 33 20.039 17
Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0,011 0,006 0,007 (0,005) (45) 0,001 10,543
( Nguồn: Phòng Quản trị tài chính của Công ty Dược Hậu Giang)

Từ số liệu bảng Báo cáo kết quả kinh doanh ta có đồ thị sau:









(Nguồn:Từ Bảng báo cáo KQKD 2006-2008, Phòng Quản trị tài chính DHG)
Hình 03: Đồ thị Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Lợi nhuận sau thuế
Từ đồ thị trên ta thấy lợi nhuận sau thuế qua ba năm đều tăng, lợi nhuận
sau thuế năm 2007 tăng 28.421 triệu đồng, tức tăng 33% so với năm 2006, năm
2008 tăng so với năm 2007 là 20.039 triệu đồng, tức tăng 17%, để biết được tại
868.192
402.747
87.060
1.269.280
600.778
115.481
1.496.019
714.410
135.519
-
200.000
400.000
600.000
800.000
1.000.000
1.200.000
1.400.000

1.600.000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Triệu đồng
Doanh thu
Giá vốn hàng bán
LN sau thuế
www.kinhtehoc.net

Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dược Hậu giang
GVHD: Th.S Đoàn Thị Cẩm Vân SVTH: Nguyễn Thị Thanh Luyên
34
sao lợi nhuận sau thuế tăng liên tục qua ba năm, chúng ta cùng đi vào phân tích
sự biến động của một số khoản mục sau:


 Khoản mục doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Qua bảng số liệu cho ta thấy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ có xu hướng tăng qua ba năm. Đặc biệt, năm 2007 doanh thu thuần về
bán hàng tăng với tốc độ nhanh 46%, năm 2008 chỉ tăng 18%. Doanh thu thuần
về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng là do:
Khối lượng sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ mạnh dẫn đến doanh thu
bán hàng của công ty không ngừng tăng lên. Doanh thu bán hàng tăng kéo theo
doanh thu thuần cũng tăng. Khối lượng sản phẩm của công ty tiêu thụ được nhiều
là do trong hai năm 2007 và 2008, đặc biệt là năm 2007 công ty đã không ngừng
phát triển thị trường tiêu thụ ra khắp ba miền Bắc – Trung – Nam và thị trường
nước ngoài, bằng việc tăng cường công tác tiếp thị, thực hiện nhiều chương trình
khuyến mãi, quảng cáo giới thiệu sản phẩm ở những hội chợ trong nước và quốc
tế. Đặc biệt, với việc mở những nhà thuốc ngay trong bệnh viện và việc trang bị
phần mềm cho một số bệnh viện sử dụng đã góp phần đáng kể làm gia tăng sản
lượng tiêu thụ.

Do giá cả hợp lí, đa dạng, phong phú về sản phẩm, chất lượng sản phẩm
đạt tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời công ty không ngừng nghiên cứu nâng cao chất
lượng sản phẩm và tung ra nhiều sản phẩm mới làm cho người tiêu dùng cũng
như đội ngũ Y Bác sĩ hài lòng và yên tâm sử dụng. Chính nhờ lòng tin của người
tiêu dùng đối với sản phẩm của Dược Hậu giang nên doanh thu bán hàng của
công ty không ngừng tăng.
Chính phủ có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nuớc sản
xuất thuốc để bình ổn giá cả mặt hàng thuốc trong nước.
Như vậy, doanh thu về bán hàng tăng là do khối lượng sản phẩm tiêu thụ
tăng. Để có được điều này thì công ty đã không ngừng đầu tư trang thiết bị, công
nghệ, sử dụng hết công suất của máy. Thêm vào đó, đội ngũ Cán bộ, Công nhân
viên của công ty đã không ngừng học hỏi kinh nghiệm để nâng cao năng suất lao
động. Doanh thu có xu huớng tăng chứng tỏ được năng lực cũng như hiệu quả
hoạt động sản xuất của công ty là rất tốt.

www.kinhtehoc.net

×