Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Biện pháp xử lý việc kết hôn trái pháp luật thực tiễn tại tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.59 KB, 79 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5

Nội dung
Bộ Luật Hình sự
Hơn nhân và Gia đình
Ủy ban nhân dân
Tịa án nhân dân
Tịa án nhân dân tối cao

Từ viết tắt
BLHS
HN&GĐ
UBND
TAND
TANDTC


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Số hiệu

1

Bảng 2.1.



2

Bảng 2.2.

3

Bảng 2.3.

Nội dung
Tình hình thụ lý và giải quyết án HN&GĐ tại tòa án
các cấp tỉnh Bắc Kạn (giai đoạn 2015 - Tháng 01/2019)
Số lượng các loại án HN&GĐ (giai đoạn 2015 - Tháng
01/2019)
Thống kê số vụ xử lý vi phạm hành chính đối với hành
vi kết hôn trái pháp luật trên địa bàn huyện Pác Nặm

Trang
38

39

43


MỤC LỤC
Trang


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Kết hôn là một chế định được Nhà nước bảo hộ thơng qua hệ thống pháp luật
hơn nhân và gia đình (HN&GĐ), thể hiện rõ quan điểm tôn trọng và bảo vệ quyền
cơ bản của con người và quyền công dân của mỗi cá nhân trong xã hội. Kết hôn là
giai đoạn đầu tiên hình thành nên gia đình - tế bào của xã hội; mặc dù xuất phát từ ý
chí cá nhân của các chủ thể nhưng khi nam nữ kết hôn vẫn phải tuân theo sự điều
chỉnh của pháp luật nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa truyền thống gia đình với văn
hóa, đạo đức chung của xã hội.
Tuy nhiên, dưới tác động mạnh mẽ của các điều kiện văn hóa, kinh tế xã hội
trong một thế giới mở, các mối quan hệ HN&GĐ cũng vì thế mà có những chuyển
biến phức tạp. Quan hệ kết hôn cũng không nằm ngồi số đó. Một thực tế hiện nay
cho thấy vẫn cịn có nhiều trường hợp kết hơn trái pháp luật diễn ra, không chỉ cho
thấy sự bất ổn của xã hội mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp
của các bên, thậm chí đe dọa tới quyền, lợi ích hợp pháp của những đứa trẻ được
sinh ra trong “gia đình” khơng “hợp lệ” này. Để đảm bảo ổn định trật tự xã hội, cũng
như gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc, cùng với việc quy định về điều kiện
kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn, pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ cũng đều
đã có những quy định về vấn đề xử lý những trường hợp kết hôn trái pháp luật.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, hệ thống pháp luật của chúng ta đã quy
định khá đầy đủ về biện pháp xử lý đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật,
chẳng hạn: Biện pháp xử lý hình sự được quy định trong Bộ luật Hình sự; Biện
pháp xử lý hành chính được quy định trong Luật Cán bộ công chức; Nghị định số
110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, HN&GĐ, thi hành án dân
sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã và Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày
14/8/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ; Biện pháp xử lý dân sự được quy
định trong Luật HN&GĐ và Bộ luật Tố tụng dân sự...

Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp xử lý
việc kết hơn trái pháp luật, đã có một số tác giả nghiên cứu đề cập đến vấn đề này,


2

nhưng hiện nay chưa có cơng trình nghiên cứu khoa học nào khái lược một cách cơ
bản và hệ thống đối với việc triển khai áp dụng biện pháp xử lý kết hôn trái pháp
luật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Việc nghiên cứu những bất cập, tồn tại, vướng mắc
trong quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn để hoàn
thiện pháp luật HN&GĐ, khơng những có ý nghĩa lý luận mà cịn có ý nghĩa thực
tiễn to lớn, có tính cấp thiết đối với việc bảo hộ chế độ HN&GĐ tại tỉnh Bắc Kạn
nói riêng và Việt Nam nói chung; thơng qua đó, thúc đẩy sự phát triển tồn diện về
kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàn Tỉnh.
Vì những lý do nói trên, tơi đã chọn đề tài “Biện pháp xử lý việc kết hôn
trái pháp luật - Thực tiễn tại tỉnh Bắc Kạn” để nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ
luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề xử lý việc kết hôn trái pháp luật không phải là một đề tài mới. Điều
đó thể hiện thơng qua số lượng các cơng trình nghiên cứu rất đa dạng về thể loại và
số lượng được cơng bố. Ở góc độ tổng qt, biện pháp hủy kết hôn trái pháp luật đã
được đề cập tới trong “Bình luận khoa học Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam
năm 2000” của Viện Khoa học pháp lý (2004), Bộ Tư pháp (2006) hay được nhìn
nhận dưới góc độ hình sự trong sách chun khảo“Các tội xâm phạm chế độ hơn
nhân và gia đình theo pháp luật hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Lan,
Nhà xuất bản Tư pháp năm 2017...
Ở phạm vi nghiên cứu chun sâu, có thể kể tới cơng trình tiêu biểu như:
“Chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình - Vấn đề lý luận và thực tiễn”,
luận án tiến sĩ luật học của tác giả Bùi Thị Mừng, trường Đại học Luật Hà Nội, năm
2015. Các cơng trình nghiên cứu của các học giả trên các Tạp chí chuyên ngành

chiếm số lượng đáng kể: “Bàn về huỷ việc kết hôn trái pháp luật” của tác giả Thái
Công Khanh trên Tạp chí Tịa án nhân dân Số 04/2007; “Xác định thẩm quyền giải
quyết yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật theo Điều 35, 36 của Bộ luật tố tụng
dân sự” của tác giả Đinh Văn Vụ, đăng trên Tạp chí Tồ án nhân dân, Số 3/2010;
“Vướng mắc trong thụ lý yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật và thụ lý ly hơn”
của tác giả Đồn Đức Lương, đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số 9/2012.
“Bất cập của quy định hủy kết hôn trái pháp luật” của tác giả Huyền Trang đăng


3

trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề sửa đổi, bổ sung Luật HN&GĐ
năm 2000/2013; “Có thể tuyên bố hủy việc kết hôn trái pháp luật khi một bên kết
hôn đã chết” của tác giả Trần Thiện Hồng đăng trên Tạp chí Tịa án nhân dân số
14/2011; “Hủy giấy chứng nhận kết hơn có coi là hủy hôn trái pháp luật không”
của tác giả Nguyễn Phương Nam đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số
10/2012...
Đây cũng là đề tài được nhiều sinh viên, học viên cao học lựa chọn để tiến
hành nghiên cứu, trong đó nghiên cứu các vấn đề lý luận đối với việc hủy kết hôn
trái pháp luật cũng như đưa ra việc áp dụng các quy định này trên thực tiễn như:
“Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm
2000 - Vấn đề lý luận và thực tiễn”, luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Lan Anh,
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014; “Hủy việc kết hôn trái pháp luật
qua thực tiễn xét xử tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn
Thị Lê Huyền, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013; “Hủy kết hơn trái
pháp luật tại Tịa án nhân dân huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên”, luận văn
thạc sĩ luật học của tác giả Tráng A Say, trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2016;
“Hủy kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý”, luận văn thạc sĩ luật học của tác
giả Nguyễn Tuấn Anh, trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2016...
Nhìn chung, các bài viết và các cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập đến các

nội dung liên quan đến đề tài của Luận văn, từ mức độ tổng quát tới các vấn đề
nghiên cứu chuyên sâu liên quan tới xử lý kết hơn trái pháp luật. Tuy nhiên, các
cơng trình nghiên cứu mới chỉ tập trung vào việc nghiên cứu từng biện pháp xử lý
việc kết hôn trái pháp luật một cách riêng rẽ, chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu
các quy định về hủy kết hôn trái pháp luật. Các cơng trình này có ý nghĩa và giá trị
trong việc tham khảo để nghiên cứu các vấn đề lý luận về xử lý kết hôn trái pháp
luật. Tuy nhiên, chưa có cơng trình chun biệt nào đề cập một cách cụ thể và đi sâu
vào vấn đề xử lý việc kết hôn trái pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Để đáp ứng
được yêu cầu trên, đòi hỏi phải có các cơng trình nghiên cứu chun sâu, mang tính
ứng dụng.
Do vậy, với đề tài “Biện pháp xử lý việc kết hôn trái pháp luật - Thực tiễn
tại tỉnh Bắc Kạn”, tác giả mong muốn trong một phạm vi nhất định sẽ đánh giá tình


4

hình thực hiện pháp luật về xử lý tình trạng kết hôn trái pháp luật trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn, qua đó, đưa ra những giải pháp hồn thiện các quy định pháp luật, chính
sách pháp luật liên quan, góp phần đảm bảo giảm thiểu tình trạng kết hơn trái pháp
luật, ổn định trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp xử lý việc kết hôn trái pháp luật được quy định trong các hệ
thống pháp luật như dân sự, hành chính và hình sự. Luận văn sẽ nghiên cứu một
cách khái quát các biện pháp này; trong đó tập trung nghiên cứu chuyên sâu biện
pháp xử lý hủy việc kết hôn trái pháp luật trong Luật HN&GĐ năm 2014, thông qua
các quy định về việc hủy kết hôn trái pháp luật và việc áp dụng các quy định này
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trong giới hạn phạm vi như sau:

- Về không gian: Nghiên cứu các quy định pháp luật về xử lý kết hôn trái
pháp luật và việc áp dụng các quy định này trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu chủ yếu tại thời điểm sau khi ban hành
Luật HN&GĐ năm 2014.
4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về biện
pháp xử lý việc kết hơn trái pháp luật, Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng
các quy định của pháp luật hiện hành về xử lý việc kết hôn trái pháp luật ở tỉnh Bắc
Kạn. Từ đó, đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao
hiệu quả thực thi pháp luật trong xử lý kết hôn trái pháp luật trên địa bàn tỉnh.
4.2. Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện được mục tiêu trên, nhiệm vụ của Luận văn là:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về kết hôn, kết hôn trái pháp luật,
biện pháp xử lý việc kết hôn trái pháp luật trong hệ thống pháp luật hiện hành, trong
đó tập trung vào các quy định trong Luật HN&GĐ.


5

- Nghiên cứu thực trạng áp dụng biện pháp xử lý kết hôn trái pháp luật trên
địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật
và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý kết hôn trái pháp luật trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn.
5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Nội dung luận văn trình bày và giải đáp các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
- Một số thuật ngữ, khái niệm về kết hôn, kết hôn trái pháp luật, biện pháp xử
lý kết hôn trái pháp luật đã đầy đủ và chính xác chưa?
- Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014 quy định như thế nào về các biện pháp

xử lý kết hôn trái pháp luật?
- Thực tiễn áp dụng pháp luật để xử lý kết hôn trái pháp luật trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn hiện nay như thế nào?
- Những vướng mắc, bất cập nào đang tồn tại ảnh hưởng tới việc thực hiện các
biện pháp xử lý kết hôn trái pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và nguyên nhân?
- Làm thế nào để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi các biện
pháp xử lý kết hôn trái pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện nay?
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu bao gồm:
- Thu thập tài liệu để nghiên cứu, phân tích và tham khảo thơng tin, trên cơ
sở kế thừa các thành quả nghiên cứu trước đây;
- Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu để làm
sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu;
- Bên cạnh đó, đề tài cũng được nghiên cứu thơng qua phương pháp bình
luận, tổng hợp và so sánh để đưa ra những nhận định riêng của tác giả.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Cách tiếp cận và hướng nghiên cứu của Luận văn theo định hướng ứng dụng
có những đóng góp nhất định vào việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về xử
lý kết hôn trái pháp luật, đặc biệt phù hợp với điều kiện đặc thù về dân số, kinh tế
và xã hội tại tỉnh Bắc Kạn.


6

Về mặt lý luận: Làm rõ hơn cơ sở lý luận và rút ra những bài học kinh
nghiệm thực tiễn về việc áp dụng biện pháp xử lý kết hôn trái pháp luật.
Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở nghiên cứu đầy đủ và toàn diện các quy định
của pháp luật về xử lý kết hôn trái pháp luật ở Việt Nam hiện nay, Luận văn đã
nghiên cứu, đánh giá tồn diện về tình hình áp dụng các quy định của pháp luật về
xử lý kết hôn trái pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, làm sáng tỏ những vướng

mắc, bất cập ảnh hưởng tới việc thực hiện các biện pháp xử lý kết hôn trái pháp luật
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện nay. Qua đó, Luận văn đưa ra các đề xuất kiến nghị
để hoàn thiện cơ sở chính sách pháp luật, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nhà
nước, đồng thời nâng cao hiệu quả trong tổ chức triển khai thực thi biện pháp xử lý
việc kết hơn trái pháp luật.
Kết quả nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ và nghiên cứu cho
sinh viên, học sinh. Kết quả nghiên cứu cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho các nhà nghiên cứu, những nhà hoạch định chính sách và những đối tượng quan
tâm.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về biện pháp xử lý việc kết hôn trái pháp luật
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật xử lý việc kết hôn trái pháp luật trên
địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng
biện pháp xử lý việc kết hôn trái pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.


7

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP
LUẬT
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Kết hôn và kết hôn trái pháp luật
1.1.1.1. Khái niệm kết hơn
Khái niệm “kết hơn” được giải thích trong từ điển Luật học là “sự liên kết
giữa người đàn ông và người đàn bà thành vợ chồng, được pháp luật công nhận” 1.
Khái niệm này về cơ bản đã mô tả được bản chất của quan hệ kết hôn. Bởi cũng

giống như các quan hệ khác trong xã hội, quan hệ kết hơn có những đặc trưng khác
nhau phụ thuộc vào những hình thái xã hội, thể chế chính trị khác nhau. Hay nói
cách khác, Nhà nước áp đặt ý chí của mình để điều chỉnh ý chí tự do của chủ thể
nhằm đảm bảo theo định hướng quản lý xã hội của nhà nước đó.
Chính vì vậy, khái niệm “kết hơn” qua mỗi thời kỳ có những thay đổi nhất
định. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam trước năm 1945, chưa có văn bản chính
thức nào đề cập tới khái niệm kết hôn. Khái niệm kết hôn chỉ được giải thích trong
phần giải nghĩa một số danh từ của Luật HN&GĐ năm 1986 như sau: “Kết hôn là
việc nam nữ lấy nhau thành vợ chồng theo quy định của pháp luật. Việc kết hôn
phải tuân theo các Điều 5,6,7 và 8 của Luật Hơn nhân và Gia đình”. Luật HN&GĐ
năm 2000 lần đầu tiên đã chính thức đưa ra định nghĩa về kết hôn như sau: “Kết
hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều
kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” (Khoản 2, Điều 8). Cùng với sự phát triển của chế
định HN&GĐ, khái niệm này tiếp tục được điều chỉnh và chuẩn hóa trong Luật
HN&GĐ năm 2014, theo đó kết hơn được hiểu là “việc nam và nữ xác lập quan hệ
vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết
hôn” (khoản 5, Điều 3).
So với khái niệm kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2000, khái niệm kết hơn
trong Luật HN&GĐ năm 2014 về cơ bản khơng có sự thay đổi về nội dung. Tuy
1

Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích từ ngữ luật học Luật Dân sự, Luật Hơn nhân và gia
đình, Luật Tố tụng dân sự, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, tr.150.


8

nhiên, khái niệm trong Luật HN&GĐ năm 2014 được chuẩn hóa về cách diễn đạt
và rõ ràng hơn về phạm vi. Cụ thể, Luật HN&GĐ năm 2014 đã bổ sung thêm cụm
từ “với nhau”, cho thấy rõ quan điểm của Nhà nước ta về chủ thể kết hôn phải là sự

kết hợp giữa hai người dị tính là nam và nữ. Điều đó đồng nghĩa với việc sự kết hợp
giữa hai người có cùng giới tính sẽ khơng được pháp luật thừa nhận. Quy định này
nhằm đảm bảo thực hiện đúng chức năng của gia đình đối với xã hội. Hay nói cách
khác, pháp luật Việt Nam đã tơn trọng lơ-gic “thuận theo tự nhiên” về mặt sinh học,
đó là chỉ có hai chủ thể nam, nữ khi xác lập quan hệ hôn nhân mới đảm bảo thực
hiện những chức năng cơ bản mang tính xã hội của gia đình là chức năng sinh sản
tái sản xuất ra con người. Bởi lẽ nếu khơng có sản xuất và tái sản xuất ra con người
thì xã hội khơng thể tồn tại và phát triển được, đó cũng là lý do để khẳng định chức
năng “tế bào” của gia đình đối với xã hội. Bên cạnh đó, các nhà làm luật cũng đã
xác định cụ thể phạm vi điều chỉnh quan hệ kết hơn trong Luật HN&GĐ năm 2014,
khơng cịn chung chung theo lối quy định trong Luật HN&GĐ năm 2000.
Có thể thấy khái niệm về kết hôn qua các thời kỳ dù có những thay đổi và
tiến bộ trong cả nội dung và kỹ thuật lập pháp nhưng đều thể hiện quan điểm nhất
quán của Nhà nước ta trong việc đảm bảo cuộc hôn nhân được xác lập phù hợp với
lợi ích của người kết hơn, lợi ích của gia đình và xã hội, thể hiện qua những nội
hàm sau:
Thứ nhất, các bên nam, nữ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kết hôn. Điều
kiện kết hôn được pháp luật đặt ra liên kết chặt chẽ dựa trên thuần phong, mỹ tục và
văn hóa lâu đời của dân tộc. Theo Từ điển giải thích từ ngữ luật học: “Điều kiện kết
hôn là điều kiện để nhà nước công nhận việc kết hơn của hai bên nam nữ”2. Hay nói
cách khác, điều kiện kết hơn là những địi hỏi của pháp luật đặt ra khi hai bên nam,
nữ kết hôn, chỉ khi các bên đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi đó thì việc kết hơn mới được
coi là hợp pháp và được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Trải qua mỗi một giai đoạn
lịch sử với mỗi hình thái kinh tế - xã hội nhất định, các điều kiện kết kết hơn có
những đặc trưng riêng. Do đó, điều kiện kết hôn phản ánh điều kiện kinh tế xã hội,
sự phát triển khoa học kỹ thuật, văn hóa truyền thống, phong tục tập quán của xã
hội đương thời và ý chí của giai cấp thống trị thơng qua mơ hình gia đình. Như vậy,
2

Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích từ ngữ luật học Luật Dân sự, Luật Hơn nhân và gia

đình, Luật Tố tụng dân sự, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, tr.145.


9

có thể hiểu rằng:
Điều kiện kết hơn là các tiêu chuẩn pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đặt ra thông qua các quy phạm pháp luật buộc các bên nam nữ phải đáp
ứng, trên cơ sở đó việc kết hôn của họ mới được công nhận là hợp pháp.
Trong Luật HN&GĐ năm 2014, điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8,
bao gồm những điều kiện về: (i) Độ tuổi kết hôn, (ii) Sự tự nguyện kết hôn và (iii)
Không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn. Việc quy định các điều kiện
kết hôn là thực sự cần thiết, đảm bảo trật tự trong gia đình, xã hội, giữ gìn thuần
phong mỹ tục, đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, đảm bảo quyền
và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân.
Thứ hai, quan hệ kết hôn phải được thể hiện thông qua hành vi đăng ký kết
hơn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hơn
được xác định dựa trên quốc tịch, địa điểm tiến hành kết hôn và nơi cư trú của chủ
thể hai bên nam, nữ. Trong trường hợp hai người kết hôn cùng là công dân Việt
Nam kết hơn với nhau tại Việt Nam thì cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hơn là
UBND cấp cơ sở nơi cứ trú của bên nam hoặc bên nữ. Trong trường hợp kết hơn có
yếu tố nước ngồi mà việc kết hơn tiến hành ở Việt Nam thì UBND cấp huyện nơi
thường trú của cơng dân Việt Nam đăng ký kết hôn. Đối với việc kết hôn có yếu tố
nước ngồi ở khu vực biên giới, thẩm quyền đăng ký kết hôn do UBND cấp xã, nơi
cư trú của công dân Việt Nam thực hiện. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh
sự Việt Nam ở nước ngồi thực hiện việc đăng ký kết hơn giữa cơng dân Việt Nam
với nhau ở nước ngồi. Khi việc đăng ký kết hôn đã được đăng ký tại cơ quan đăng
ký kết hôn và ghi vào sổ kết hôn thì giữa các bên nam, nữ phát sinh quan hệ hôn
nhân. Giấy chứng nhận kết hôn là cơ sở pháp lý ghi nhận rằng hai bên nam, nữ đã
phát sinh quyền và nghĩa vụ vợ chồng, làm căn cứ để Nhà nước có biện pháp bảo hộ

quyền lợi của vợ, chồng đặc biệt là có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền lợi của phụ
nữ và trẻ em. Như vậy, có thể nói rằng, việc đáp ứng các điều kiện kết hôn chỉ là
điều kiện cần, chỉ khi các bên tiến hành đăng ký kết hơn đúng pháp luật thì mới đủ
điều kiện để pháp luật công nhận cuộc hôn nhân đó là hợp pháp.
Bằng những phân tích trên, tác giả xin đưa ra khái niệm về kết hôn như sau:
“Kết hôn là một sự kiện pháp lý, thể hiện việc hai bên nam nữ xác lập quan


10

hệ vợ chồng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cơng nhận theo trình tự, thủ tục
nhất định khi họ đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn do pháp luật quy định”.
1.1.1.2. Khái niệm kết hôn trái pháp luật
Theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 thì kết hôn trái pháp luật được
hiểu là: “Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo
quy định tại Điều 8 của Luật này” (Khoản 6, Điều 3).
Từ quy định này, các trường hợp sau được coi là kết hôn trái pháp luật:
- Kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi kết hôn (tảo hôn);
- Kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện (bị cưỡng ép, bị lừa dối);
- Kết hôn vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ, một chồng;
- Kết hôn với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc kết hôn khi đang mất
năng lực hành vi dân sự;
- Kết hơn giữa những người có cùng dịng máu về trực hệ, những người có
họ trong phạm vi ba đời hoặc đã từng có quan hệ thích thuộc về trực hệ;
- Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người từng là cha mẹ
nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng
của vợ, mẹ kế đối với con riêng của chồng;
- Kết hôn giữa những người cùng giới tính.
Như vậy, có thể hiểu việc kết hôn bị coi là trái pháp luật khi các bên đã tiến

hành đăng ký kết hơn theo đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền. Tuy nhiên, khi một
bên hoặc cả hai bên vi phạm các điều kiện kết hôn do pháp luật quy định thì quan
hệ kết hơn đó được coi là trái pháp luật. Như vậy, chỉ coi là kết hơn trái pháp luật
khi có hai dấu hiệu: Chủ thể vi phạm một trong các điều kiện kết hôn được quy định
tại Điều 8 và các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014 và có
đăng ký kết hơn. Dấu hiệu có đăng ký kết hôn để phân biệt với trường hợp hai bên
nam, nữ chung sống như vợ chồng dù có tuân thủ các điều kiện kết hôn.
Trong trường hợp này, cần chú ý việc phân biệt giữa kết hôn trái pháp luật
với nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trái pháp luật. Theo quy định tại
Luật HN&GĐ năm 2014 thì chung sống như vợ chồng được định nghĩa là việc


11

“nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như vợ chồng” (khoản 7 Điều 3).
Chung sống như vợ chồng bị coi là trái pháp luật khi vi phạm điều kiện kết hôn và
cấm kết hôn được quy định tại Điều 5 và Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014. Trên cơ
sở đó, sẽ có hai trường hợp khơng bị coi là kết hôn trái pháp luật là: Trường hợp hai
bên nam, nữ không đăng ký kết hôn và một hoặc hai bên nam, nữ vi phạm một
trong những điều kiện kết hôn hoặc trường hợp các bên thỏa mãn các điều kiện kết
hôn nhưng việc đăng ký kết hôn khơng đúng với trình tự, thủ tục, thẩm quyền.
1.1.2. Khái niệm biện pháp xử lý việc kết hôn trái pháp luật
Điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn là các yếu tố quan trọng cấu thành một
quan hệ hôn nhân hợp pháp. Do đó, việc kết hơn khơng tn thủ các quy định của
pháp luật về kết hôn sẽ bị xử lý. Xử lý vi phạm pháp luật về kết hôn là một trong
những nội dung quan trọng trong pháp luật điều chỉnh việc kết hôn. Theo TS. Bùi
Thị Mừng, xử lý vi phạm về kết hôn là “việc áp dụng các biện pháp chế tài cần
thiết nhằm “bảo đảm” để điều kiện kết hôn được tuân thủ” 3. Xử lý vi phạm pháp
luật về kết hôn theo pháp luật Việt Nam đa dạng về các hình thức chế tài, không chỉ
áp dụng riêng đối với người kết hôn mà cịn áp dụng với những người có liên quan.

Tùy từng trường hợp cụ thể mà hành vi vi phạm có thể bị xử lý bằng việc áp dụng
chế tài hành chính hoặc hình sự theo mức độ nghiêm trọng của hành vi.
Dưới góc độ pháp luật dân sự, biện pháp xử lý dân sự đối với hành vi kết hôn
trái pháp luật được gọi là “hủy việc kết hôn trái pháp luật” thơng qua Quyết định
của Tịa án, được quy định cụ thể trong Luật HN&GĐ năm 2014. Theo Từ điển giải
thích thuật ngữ Luật học, “hủy việc kết hôn trái pháp luật” là biện pháp chế tài của
Luật HN&GĐ được áp dụng đối với trường hợp nam nữ kết hôn nhưng không tuân
thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật HN&GĐ quy định4. Từ định nghĩa trên,
có thể hiểu một cách khái quát, hủy việc kết hôn trái pháp luật là một chế tài của
Luật HN&GĐ được áp dụng để xử lý các trường hợp kết hôn trái pháp luật, trên cơ
sở yêu cầu của người có quyền khởi kiện, Tịa án buộc các bên phải chấm dứt quan
hệ vợ chồng trái pháp luật.
3

Bùi Thị Mừng (2015), Chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và Gia đình - Vấn đề lý luận và thực tiễn,
Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.26.
4
Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học: Luật dân sự; Luật hơn nhân và
gia đình; Luật tố tụng dân sự, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.149.


12

Kết hôn trái pháp luật không chỉ bị hủy theo quy định của Luật HN&GĐ mà
cũng có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự nếu hành vi vi phạm cấu thành
tội phạm. Như vậy, xử lý kết hơn trái pháp luật có mối liên hệ mật thiết với các quy
định của Luật Hình sự và Luật Hành chính với tư cách là luật nội dung trong việc
ghi nhận các biện pháp chế tài để xử lý hành vi vi phạm pháp luật về kết hôn, đảm
bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa; liên hệ tới các quy định của Luật TTDS với tư
cách là luật hình thức trong việc quy định trình tự, thủ tục giải quyết vấn đề hủy

việc kết hôn trái pháp luật. Do đó, tương tự như cách hiểu đối với hủy kết hơn trái
pháp luật, có thể hiểu “biện pháp xử lý hành chính” và “biện pháp xử lý hình sự”
đối với hành vi kết hôn trái pháp luật là “những chế tài đặc thù của Luật hành
chính và Luật hình sự mà theo đó, các cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng các hình
phạt tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi nhằm xử lý tình trạng kết
hơn trái pháp luật”.
Tóm lại, có thể hiểu “biện pháp xử lý kết hôn trái pháp luật” là các hình
thức được đặt ra bởi cơ quan nhà nước nhằm xử lý việc kết hôn trái pháp luật, bao
gồm chế tài về dân sự, hành chính và hình sự. Từ định nghĩa đó, có thể rút ra một số
đặc trưng sau về biện pháp xử lý việc kết hôn trái pháp luật:
- Biện pháp xử lý kết hôn trái pháp luật thể hiện thái độ nghiêm minh của
Nhà nước trong việc kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm đảm bảo chế độ hôn nhân
theo đúng các nguyên tắc của Luật HN&GĐ;
- Xử lý vi phạm pháp luật về kết hôn theo pháp luật Việt Nam đa dạng về các
hình thức chế tài, bao gồm chế tài về dân sự, hành chính và hình sự tùy theo tính
chất và mức độ nguy hiểm của hành vi;
- Quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật, quyết định xử lý vi phạm hành
chính và bản án có tính bắt buộc thi hành đối với người bị áp dụng và được Nhà
nước đảm bảo thi hành;
- Hệ quả pháp lý của việc áp dụng biện pháp xử lý kết hôn trái pháp luật theo
đó cũng rất đa dạng. Người thực hiện hành vi vi phạm buộc phải chấm dứt quan hệ
vợ chồng trái pháp luật khi có Quyết định hủy kết hơn trái pháp luật của Tịa án,
hoặc bị tước bỏ một phần nhất định quyền sở hữu tài sản trong trường hợp các bên
bị xử phạt hành chính và có thể bị phạt tù nếu hành vi cấu thành tội phạm theo quy


13

định của BLHS.
*Các yếu tố tác động đến việc thực thi pháp luật về xử lý việc kết hôn trái

pháp luật:
Việc nhận diện các yếu tố này có vai trị lớn trong việc xác định các giải pháp
để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật. Trước hết, yếu tố niềm tin vào pháp luật,
công lý, vào thực thi pháp luật của các cơ quan và cá nhân công quyền có tầm quan
trọng đặc biệt trong cơ chế thực hiện pháp luật của mỗi một cơng dân. Luật pháp
muốn có hiệu quả thì cịn cần huy động cả sức mạnh của tư tưởng và tinh thần. Hay
nói cách khác, sự hiểu biết và tôn trọng pháp luật là cơ sở để mỗi cá nhân hình
thành ý thức tơn trọng và lối sống tuân theo pháp luật. Ở mức độ chi tiết hơn, tác
động tới việc thực thi pháp luật về xử lý việc kết hơn trái pháp luật có thể kể tới các
yếu tố:
- Thứ nhất, yếu tố môi trường xã hội - pháp lý: Môi trường sống rất quan
trọng và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đến thực hiện pháp luật của công dân, tác động
trực tiếp lên ý thức và hành vi của công dân. Trong một môi trường sống phát triển,
đầy đủ các điều kiện về vật chất và đào tạo, giúp con người nhận thức được hành vi
của mình. Mỗi một con người ý thức sẽ tạo thành quen, và một thói quen tốt sẽ làm
việc thực thi pháp luật hiệu quả. Một thói quen khơng tốt dẫn tới tâm lý coi thường
pháp luật, từ đó việc thực thi pháp luật không được hiệu quả.
- Thứ hai, yếu tố dư luận xã hội: Sự bất bình của dư luận xã hội đối với
những hành vi vi phạm pháp luật có tác động mạnh mẽ đến việc uốn nắn, điều chỉnh
ý thức pháp luật của các cá nhân. Một điều đáng nói là ví dụ tại những tỉnh miền
núi, nơi có nhiều dân tộc đồng bào sinh sống, việc kết hôn trái pháp luật tại nơi đây
không phải là một hiện tượng đáng lên án, mà được hình thành từ những tập tục của
bà con dân tộc. Do đó, họ khơng coi đây là vi phạm pháp luật. Do đó, tâm lý của
việc thực hiện các hành vi kết hôn trái pháp luật nhưng vẫn được cho phép và ủng
hộ dẫn tới các vi phạm tăng lên. Đồng thời gây khó khăn trong việc thực thi các
biện pháp xử lý khi họ khơng có tâm lý cần phải sửa đổi hành vi đó của mình.
- Thứ ba, ý thức và trách nhiệm đạo đức: Con người ta không thể nhớ hết,
biết hết các quy định pháp luật song nếu hiểu được sự cần thiết của chúng cùng với
lối sống phù hợp đạo đức, ý thức trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng, họ sẽ



14

tự kiềm chế gây ra những hành vi vi phạm pháp luật. Điều quan trọng trong giáo
dục, phổ biến pháp luật do vậy chính là việc làm sao nâng cao được khả năng nhận
thức pháp lý và gây dựng được tình cảm, niềm tin pháp lý ở mỗi cá nhân. Do đó, để
đảm bảo việc thực thi pháp luật thì sự phổ cập pháp luật hơn nhân, hành chính và
hình sự là rất cần thiết, tác động trực tiếp tới ý thức thực hiện pháp luật của người
dân.
- Thứ tư, sự rõ ràng, minh bạch, sự hài hòa, cân bằng các loại lợi ích trong
các quy định pháp luật: Đây là yếu tố rất căn bản tác động đến ý thức, hành vi của
con người, cùng với nhũng điều kiện khác, có thể dẫn dắt con người thực hiện pháp
luật một cách tốt nhất. Tuy nhiên, một thực tế là các quy định về áp dụng các biện
pháp xử lý việc kết hôn trái pháp luật chưa thực sự đầy đủ và cụ thể, các quy định
trong Luật HN&GĐ thậm chí cịn chồng chéo, gây khó khăn cho việc áp dụng trên
thực tế.
1.2. Các biện pháp xử lý việc kết hôn trái pháp luật trong pháp luật Việt
Nam hiện hành
1.2.1. Biện pháp xử lý về dân sự
1.2.1.1. Nguyên tắc và căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật
* Về nguyên tắc hủy việc kết hôn trái pháp luật:
Về nguyên tắc, việc kết hôn vi phạm một trong các điều kiện kết hôn được
quy định trong Luật HN&GĐ năm 2014, Tịa án có quyền hủy việc kết hơn trái
pháp luật đó. Hệ quả của việc hủy kết hơn trái pháp luật ảnh hưởng trực tiếp tới
cuộc sống của hai người kết hôn trái pháp luật và con cái của họ. Vì vậy, khi xử lý
các trường hợp này, Tịa án phải có trách nhiệm làm rõ từng hành vi, chỉ ra từng
hồn cảnh vi phạm, phân tích mọi chi tiết, tính chất, mức độ vi phạm, tìm hiểu sâu
sắc tâm lý chủ thể thực hiện hành vi vi phạm, đặc biệt, cần phải xem xét, đánh giá
thực tế cuộc sống chung hiện tại, áp dụng một cách linh hoạt các chế tài tương ứng
để có sự định đoạt thấu tình đạt lý. Xuất phát từ tính chất đặc thù của đối tượng điều

chỉnh trong quan hệ HN&GĐ, khi giải quyết huỷ việc kết hơn trái pháp luật Tịa án
cần phải áp dụng nguyên tắc sau:
- Chỉ hủy việc kết hôn trái pháp luật đối với những trường hợp vi phạm điều
kiện kết hơn đang tiếp diễn và có tính nghiêm trọng. Điều này có nghĩa, tại thời điểm


15

có u cầu hủy việc kết hơn trái pháp luật thì các chủ thể vẫn đang tiếp tục vi phạm
các điều kiện kết hơn. Tính nghiêm trọng được thể hiện ở việc kết hôn trái pháp luật
đã và sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi chính đáng của người kết hơn, ảnh hưởng tới thuần
phong mỹ tục của dân tộc, trật tự xã hội, hậu quả của hành vi vi phạm là khơng thể
ngăn chặn và khắc phục được. Vì vậy, đối với trường hợp này Tòa án cần hủy để bảo
vệ cá nhân, gia đình và xã hội.
- Đối với các trường hợp trước đây vi phạm điều kiện kết hơn nhưng nay đã
chấm dứt hoặc vi phạm khơng có tính nghiêm trọng và có thể khắc phục được các
hậu quả phát sinh thì khơng nhất thiết phải hủy. Tại Nghị quyết của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000
hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 (sau đây gọi là
Nghị quyết số 02/2000/NĐ-HĐTP), việc miễn hủy kết hôn trái pháp luật được áp
dụng trong trường hợp tại thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà
đương sự đã đạt độ tuổi kết hôn, với điều kiện“trong thời gian đã qua, họ chung
sống bình thường, đã có con, có tài sản chung”.
Như vậy, nguyên tắc để Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật rất mềm dẻo,
khi giải quyết cơ quan xét xử cần phải có sự áp dụng linh hoạt nhưng vẫn
bảo đảm đúng nguyên tắc để việc giải quyết được hiệu quả, đạt được mục tiêu là
bảo vệ lợi ích của cá nhân, góp phần xây dựng gia đình Việt Nam văn hóa, tiến bộ
và gìn giữ sự ổn định xã hội.
* Về căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật:
Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP giữa Tòa án

nhân dân tối cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp ngày 06/01/2016
(sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP)
hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật HN&GĐ quy định: “Khi xem xét,
giải quyết yêu cầu có liên quan đến việc hủy kết hơn trái pháp luật, Tịa án phải căn
cứ vào các yêu cầu của đương sự và điều kiện kết hôn, điều kiện công nhận quan hệ
hôn nhân quy định tại Điều 8 và Điều 11 của Luật HN&GĐ để quyết định”, cụ thể
như sau:
Thứ nhất, một bên hoặc cả hai bên nam và nữ đều chưa đến tuổi kết hôn.
Theo quy định điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật HN&GĐ, đủ điều kiện về độ tuổi


16

kết là khi nam đã đủ hai mươi tuổi và nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên, được xác định
theo ngày, tháng, năm sinh.
Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện
như sau5:
a) Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng
sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh;
b) Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng khơng
xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày
mùng một của tháng sinh.
Thứ hai, việc kết hơn khơng có tính tự nguyện do một bên bị ép buộc, bị
cưỡng ép hoặc bị lừa dối kết hôn. Để xác định sự tự nguyện, pháp luật quy định hai
bên nam nữ muốn kết hôn phải cùng đến UBND cơ sở nộp hồ sơ xin đăng ký kết
hôn. Tại lễ đăng ký kết hôn, đại diện UBND sẽ hỏi lại hai người có đồng thuận kết
hơn hay khơng, khi đó các bên mới được ký tên vào giấy chứng nhận kết hôn.
Thứ ba, việc kết hôn vi phạm chế độ một vợ một chồng do một bên hoặc cả
hai bên nam, nữ đang tồn tại một quan hệ hôn nhân hợp pháp khác mà vẫn kết hôn
hoặc chung sống với nhau như vợ chồng. Quy định này là sự cụ thể hoá của Hiến

pháp, Bộ luật Dân sự và cũng là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật
HN&GĐ Việt Nam, xoá bỏ sự đối xử bất bình đẳng đối với phụ nữ, xây dựng hơn
nhân tiến bộ xã hội chủ nghĩa.
Thứ tư, việc kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, đã từng là cha mẹ nuôi
với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của
vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; giữa những người có cùng trực hệ, có họ trong
phạm vi ba đời. Về cơ bản, Luật HN&GĐ năm 2014 đã kế thừa nội dung này của
Luật HN&GĐ năm 2000, nhưng nhằm phù hợp hơn với thực tiễn, đồng thời bảo hộ
tối đa chế độ hôn nhân tiến bộ, Luật HN&GĐ năm 2014 đã mở rộng phạm vi các
trường hợp bị cấm so với quy định của Luật HN&GĐ năm 2000 chỉ cấm kết hôn
giữa cha mẹ nuôi với con nuôi.
Thứ năm, kết hơn giữa những người cùng giới tính. Xuất phát từ lý do những
5

Khoản 1, Điều 2, Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP giữa Tòa án nhân dân tối
cao – Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp ngày 06/01/2016 hướng dẫn thi hành một số quy định
của Luật HN&GĐ.


17

người cùng giới tính sẽ khơng thực hiện được chức năng tái sản xuất sức lao động
chức năng cơ bản của gia đình. Hơn nữa, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục của
dân tộc của một đất nước châu Á truyền thống như Việt Nam. Do đó, khác với các
pháp luật của một số nước trên thế giới cho phép kết hơn đồng tính như Nauy, Thụy
Điển, Hà Lan… pháp luật HN&GĐ Việt Nam không công nhận hôn nhân cùng giới
tính là hợp pháp và sẽ hủy.
Thứ sáu, người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn. Luật HN&GĐ u cầu
người kết hơn phải có tính tự nguyện, có như vậy mới bảo đảm cho việc xây dựng
và củng cố gia đình. Trong khi đó, người mất năng lực hành vi dân sự là người

không thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình nên người mất năng lực
hành vi dân sự sẽ không thỏa mãn các điều kiện trên. Vì vậy, pháp luật sẽ khơng
thừa nhận quan hệ hôn nhân của những người mất năng lực hành vi dân sự khi đăng
ký kết hôn.
1.2.2.2. Người có quyền u cầu hủy việc kết hơn trái pháp luật
Theo quy định tại Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2014, người có quyền u cầu
hủy việc kết hơn trái pháp luật bao gồm:
- Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật
về tố tụng dân sự có quyền tự mình u cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức có thẩm
quyền (theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2014) u cầu Tịa án
hủy việc kết hơn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm nguyên tắc tự nguyện của
nam và nữ khi tiến hành đăng ký kết hôn. Những người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa
dối kết hôn hơn ai hết họ hiểu những hệ quả nặng nề về tinh thần đối với bản thân
mình, họ có quyền lựa chọn cách cư xử phù hợp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của mình. Do đó, việc quy định đây là chủ thể đầu tiên có quyền u cầu hủy
kết hơn trái pháp luật thể hiện tinh thần nhân văn và sự tiến bộ của pháp luật.
Bên cạnh đó, cũng cần bàn tới việc bản thân người cưỡng ép, người lừa dối,
người ép buộc có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật của mình hay khơng?
Khi họ thực hiện những hành vi này để mong muốn đạt được mục đích kết hơn với
người đó, nhưng trong q trình chung sống, gia đình không hạnh phúc, không được
theo ý muốn hoặc với một lý do nào đó, họ muốn hủy việc kết hơn trái pháp luật của
chính mình. Theo quy định hiện hành, thì chủ thể này khơng có quyền u cầu huỷ


18

việc kết hơn trái pháp luật của chính mình.
- Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha,
mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn
trái pháp luật; cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về

trẻ em và tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ có thể u cầu Tịa án hủy việc kết hơn trái
pháp luật do việc kết hôn vi phạm điều kiện về độ tuổi kết hôn, do người mất năng
lực hành vi dân sự kết hôn hay việc kết hôn vi phạm các điều cấm của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 02/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban
hành ngày 02 tháng 01 năm 2013 quy định về công tác gia đình (sau đây gọi là Nghị
định số 02/2013/NĐ-CP) và khoản 1 Điều 187 Bộ luật TTDS năm 2015, thì cơ quan
quản lý nhà nước về gia đình gồm: Cơ quan Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cơ quan
Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ. Việc cơ quan nhà nước
về gia đình có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật giúp đảm bảo tính pháp
chế xã hội, bảo vệ lợi ích của cộng đồng. Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em là cơ
quan chuyên trách quản lý cũng như bảo vệ quyền lợi của trẻ em, trong phạm vi
quyền hạn của mình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em có quyền u cầu hủy
việc kết hơn trái pháp luật để bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Hội Liên hiệp Phụ nữ các
cấp là đơn vị nòng cốt trong việc phối hợp với các cơ quan chuyên trách, bảo vệ
quyền lợi của phụ nữ trong gia đình, có quyền u cầu hủy kết hơn trái pháp luật
khi phát hiện vi phạm điều kiện về kết hơn.
- Ngồi ra, các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hơn trái
pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản
lý nhà nước về trẻ em hay Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái
pháp luật. Như vậy, pháp luật hiện nay đã mở rộng quyền yêu cầu hủy việc kết hơn
trái pháp cho rất nhiều đối tượng. Họ có thể thực hiện quyền của mình bằng cách
trực tiếp hoặc gián tiếp yêu cầu Tòa án xem xét việc hủy kết hơn trái pháp luật khi
phát hiện có hành vi vi phạm.
So với quy định tại Luật HN&GĐ năm 2000 thì Luật HN&GĐ năm 2014
quy định về quyền yêu cầu xử hủy việc kết hơn trái pháp luật đã có những thay đổi
về nội dung, theo hướng bỏ Viện kiểm sát nhân dân khỏi danh sách các chủ thể có
quyền yêu cầu khởi kiện; bổ sung tư cách khởi kiện của Cơ quan quản lý nhà nước


19


về Gia đình và Cơ quan quản lý nhà nước về Trẻ em, phù hợp với thực tế phịng
ngừa tình trạng kết hôn trái pháp luật tại Việt Nam hiện nay.
1.2.2.3. Đường lối xử lý đối với một số trường hợp kết hôn trái pháp luật
Thứ nhất, hủy kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi kết hôn: Hiện tượng
kết hơn khi chưa đủ tuổi hay cịn gọi là “tảo hôn” diễn ra khá phổ biến ở nước ta,
tập trung chủ yếu tại những vùng đồng bào dân tộc thiểu số và bị coi là kết hôn trái
pháp luật. Tuy nhiên, không phải trường hợp tảo hôn nào khi có u cầu, Tịa án
cũng sẽ ra Quyết định hủy kết hôn trái pháp luật. Cụ thể theo điểm 1 mục 2 Nghị
quyết số 02/2000/NQ-HĐTP, Tòa án sẽ tuyên bố hủy việc kết hôn trái pháp luật căn
cứ vào sự vi phạm về độ tuổi của nam, nữ tại thời điểm Tịa xem xét việc hủy việc
kết hơn trái pháp luật và quá trình chung sống của vợ chồng sau khi kết hơn. Theo
đó, Nhà nước có chủ trương nếu những vi phạm điều kiện kết hơn khơng cịn tồn tại
vào thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật và cuộc sống vợ chồng sau
khi kết hôn diễn ra hạnh phúc và không phát sinh mâu thuẫn thì khơng hủy việc kết
hơn trái pháp luật. Có thể thấy, nhà làm luật và những người thi hành pháp luật đã có
khuynh hướng mềm dẻo trong việc áp dụng các quy định về hủy việc kết hôn trái
pháp luật, tơn trọng tình cảm cao q của gia đình, phù hợp với hồn cảnh, điều kiện
cũng như phong tục tập quán của dân tộc. Trường hợp trong quá trình chung sống sau
đó phát sinh mâu thuẫn, mục đích hơn nhân khơng đạt được, thì khi có u cầu giải
quyết ly hơn, Tịa án sẽ giải quyết theo thủ tục chung.
Thứ hai, hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm về sự tự nguyện: Về
nguyên tắc, kết hơn vi phạm về sự tự nguyện sẽ bị Tịa án tuyên hủy khi có yêu cầu.
Tuy nhiên, cũng giống như hủy kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi kết hôn,
không phải tất cả các trường hợp khi kết hôn vi phạm sự tự nguyện đều bị Tịa án
tun bố hủy mà tùy từng trường hợp có các quy định về đường lối xử lí như sau:
- Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép kết hơn mà cuộc sống
khơng có hạnh phúc, khơng có tình cảm vợ chồng thì Tịa án quyết định hủy việc
kết hôn trái pháp luật.
- Nếu sau khi bị ép buộc, bị lừa dối hoặc cưỡng ép kết hôn mà bên bị ép

buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép đã biết nhưng đã thông cảm, tiếp tục chung sống
hịa thuận thì Tịa án khơng quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Trường hợp


20

phát sinh mâu thuẫn và có u cầu Tịa án giải quyết ly hơn, thì Tịa án thụ lí giải
quyết ly hơn theo thủ tục chung.
Có thể thấy, yếu tố quan trọng đến việc Tịa án cân nhắc có hủy kết hôn trái
pháp luật hay không là dựa vào mức độ tình cảm vợ chồng tại thời điểm nhận yêu
cầu. Tình cảm vợ chồng là nền tảng của gia đình, do đó, trường hợp xét thấy hai bên
mặc dù kết hơn trái pháp luật, nhưng trong q trình chung sống, hai bên tìm thấy
tiếng nói chung, có tình cảm với nhau thì Tịa án sẽ tơn trọng mong muốn của các
bên trong việc tiếp tục quan hệ hôn nhân và cơng nhận đó là hơn nhân hợp pháp
theo quy định của pháp luật khi các bên có yêu cầu. Do đó, điều mấu chốt là các
bên phải thể hiện được ý chí để Tịa án xem xét và cân nhắc, nhằm ra quyết định
đúng đắn, hợp lý, hợp tình.
Thứ ba, hủy việc kết hôn trái pháp luật do kết hôn giả tạo: Theo giải thích
của Từ điển Luật học, kết hôn giả tạo được hiểu là “kết hôn nhưng các bên nam nữ
không nhằm xác lập quan hệ vợ chồng” 6. Các bên tiến hành kết hôn giả tạo nhằm
lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc
tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích
khác mà khơng nhằm mục đích xây dựng gia đình. Như vậy, kết hơn trong trường
hợp này chỉ là “vỏ bọc” che đậy nhằm thực hiện các mục đích tư lợi cá nhân, không
nhằm xác lập quan hệ vợ chồng được pháp luật HN&GĐ bảo hộ. Do đó, đây là
hành vi trái với nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ năm 2014, nên trong mọi
trường hợp, khi có yêu cầu hủy kết hôn giả tạo
Thứ tư, hủy việc kết hôn trái pháp luật do kết hôn với người đang có vợ
hoặc có chồng: Trên cơ sở pháp luật HN&GĐ chỉ công nhận chế độ hôn nhân một
vợ một chồng, do đó, khi có u cầu hủy việc kết hơn trái pháp luật, Tịa án sẽ xử

hủy việc kết hơn trái pháp luật và ra quyết định chấm dứt cuộc sống chung trái
pháp luật. “Người đang có vợ hoặc có chồng” theo quy định tại điểm c khoản 2
Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014 và được giải thích cụ thể tại Thông tư liên tịch số
01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, giải quyết được những bất cập của
luật cũ khi chưa giải thích được đầy đủ định nghĩa thế nào là đang có vợ hoặc
đang có chồng.
6

Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học: Luật dân sự; Luật hơn nhân và
gia đình; Luật tố tụng dân sự, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.150.


21

Theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTCVKSNDTC-BTP, Tịa án khi xem xét huỷ kết hơn trái pháp luật do kết hơn với
người đang có vợ hoặc có chồng cần chú ý những trường hợp sau:
- Một, có vi phạm điều kiện kết hôn nhưng không nhất thiết phải xử lý hủy
việc kết hơn. Đó là trường hợp cán bộ hoặc bộ đội miền Nam tập kết ra miền Bắc
năm 1954, đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ, lấy chồng ở miền Bắc thì
theo Thông tư số 60/TATC ngày 22/02/1978 của TANDTC Hướng dẫn giải quyết
các trường hợp cán bộ, bộ đội trong Nam tập kết ra Bắc mà lấy vợ, lấy chồng khác,
tùy từng trường hợp, khi có yêu cầu của các đương sự, Tịa án có thể giải quyết cho
ly hơn nếu các đương sự mong muốn được chấm dứt hôn nhân.
Quy định này xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước. Trong
những năm kháng chiến ác liệt và gian khổ, những người lính miền Nam đã phải hi
sinh gia đình của mình tại quê nhà, để tập kết ra Bắc thực hiện sứ mệnh cao cả của
người lính cụ Hồ. Cuộc sống gian khổ cùng những sự thấu hiểu của tình đồng chí,
tình qn dân cá nước, việc phát sinh những quan hệ vợ chồng mới cũng là điều có
thể đồng cảm và thấu hiểu. Do đó, trong trường hợp người vợ hoặc người chồng ở
miền Nam yêu cầu hủy việc kết hôn của vợ hoặc chồng mình ở miền Bắc thì Tịa án

cần giải thích cho họ thấy rõ hoàn cảnh của đất nước dẫn đến tình trạng này và
khuyên họ rút đơn. Quy định này tạo cơ sở pháp lý cho họ xây dựng lại hạnh phúc
gia đình trong thời kỳ độc lập của đất nước.
- Hai, kết hôn với người khác khi vẫn đang tồn tại hôn nhân hợp pháp với
người khác. Trong trường hợp này, yếu tố then chốt để Tòa án xem xét có hủy kết
hơn trái pháp luật hay khơng, là tại thời điểm có u cầu hủy kết hơn trái pháp luật,
người vợ/chồng đã ly hôn với vợ/chồng của lần kết hơn trước hay chưa. Theo đó, có
thể hiểu nếu một người đang có hơn nhân hợp pháp, nhưng lại kết hơn với người
khác thì lần kết hơn sau này bị coi là trái pháp luật. Trong trường hợp này, cần thiết
phải xem xét tới trách nhiệm của cán bộ tư pháp khi không thực hiện đúng thủ tục
đăng ký kết hơn, xác minh tình trạng hơn nhân của các bên, để dẫn tới trường hợp
kết hôn trái pháp luật. Mặt khác, khi có u cầu hủy việc kết hơn, họ đã ly hôn với
vợ hoặc chồng của lần kết hơn trước, thì khơng quyết định hủy việc kết hơn đối với
lần kết hôn sau. Việc quy định trên nhằm tạo điều kiện cho các bên có cơ hội để xây


22

dựng một gia đình với hạnh phúc mới.
Thứ năm, hủy việc kết hôn trái pháp luật do kết hôn với người mất năng lực
hành vi dân sự: Người mất năng lực hành vi dân sự không thể bày tỏ ý chí, nguyện
vọng của mình thơng qua các hành vi pháp lý, trong khi nguyên tắc cơ bản của Luật
HN&GĐ Việt Nam là “việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”, hay nói
cách khác, hai bên nam nữ có quyền tự bày tỏ ý chí của bản thân, tự do chọn lựa
người bạn đời của mình. Do đó, Luật HN&GĐ Việt Nam không thể ghi nhận người
mất năng lực hành vi dân sự là chủ thể của quan hệ hơn nhân. Đã có nhiều tranh cãi
xung quanh quy định này, bởi “mưu cầu hạnh phúc” là quyền tự do cơ bản của con
người, quy định này vơ hình chung đã tước bỏ cơ hội có gia đình một cách hợp pháp
của người mất năng lực hành vi dân sự. Thậm chí, bố mẹ của những người mất năng
lực hành vi dân sự có thể đứng ra đảm bảo cho con cái mình để dựng vợ, gả chồng.

Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, quy định này của Luật HN&GĐ là
hợp lý, bởi HN&GĐ là tổng hòa các mối quan hệ nhân thân và tài sản không chỉ
bao gồm quyền mà cịn đi đơi với ý thức trách nhiệm từ lúc kết hơn, trong q trình
chung sống tới khi ly hôn và trách nhiệm với con cái (nếu có). Do đó, xét về mặt xã
hội, việc cho phép người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn sẽ khó đạt được mục
tiêu của Luật HN&GĐ Việt Nam là xây dựng gia đình phát triển, hạnh phúc và hiện
đại. Bởi lẽ, người mất năng lực hành vi dân sự sẽ không thể tham gia quan hệ lao
động để tạo ra của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. Thậm chí,
những người mất năng lực hành vi dân sự cịn khơng thể tự chăm sóc cho bản thân
mình, do đó, việc kết hơn với người mất năng lực hành vi dân sự sẽ đem đến gánh
nặng cho người kết hôn với họ. Hơn nữa, xét trên góc độ sinh học, chất lượng dân
số sẽ bị ảnh hưởng xấu khi cho phép người mất năng lực hành vi dân sự có thể kết
hơn vì những đứa trẻ mang gen của bố hoặc mẹ bị tâm thần, thiểu năng trí tuệ… có
thể bị di truyền. Vì vậy, khơng cho phép người mất năng lực hành vi dân sự kết hơn
thì họ vẫn có thể có con nhưng việc cấm họ kết hôn sẽ giúp làm giảm khả năng này.
Thứ sáu, hủy việc kết hôn do kết hơn giữa những người cùng dịng máu về
trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời: Những người có cùng dịng
máu về trực hệ là giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại.
Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra: Cha


×