Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Chiết xuất, phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat thân thù du bắc bộ ( cornus hongkongensis, họ cornaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 72 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

HOÀNG THỊ NGỌC ÁNH

CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP MỘT SỐ
HỢP CHẤT TỪ PHÂN ĐOẠN ETHYL
ACETAT THÂN THÙ DU BẮC BỘ
(Cornus hongkongensis,
HỌ CORNACEAE)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI – 2020


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

HOÀNG THỊ NGỌC ÁNH
1501037

CHIẾT XUẤT, PHÂN LẬP MỘT SỐ
HỢP CHẤT TỪ PHÂN ĐOẠN ETHYL
ACETAT THÂN THÙ DU BẮC BỘ
(Cornus hongkongensis,
HỌ CORNACEAE)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

Người hướng dẫn:
1. ThS. Nguyễn Thị Thu


2. TS. Hà Vân Oanh
Nơi thực hiện:
1. Khoa Hóa Thực vật – Viện Dƣợc liệu
2. Bộ môn Dƣợc học cổ truyền

HÀ NỘI - 2020


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu, hồn thành khóa luận tốt nghiệp tại Khoa Hóa Thực
vật – Viện Dược liệu và Bộ môn Dược học cổ truyền – Trường Đại học Dược Hà Nội,
em đã nhận được nhiều sự hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô, anh chị và
bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lịng kính trọng và lời cảm ơn chân thành
đến:
TS. Hà Vân Oanh, người đã tạo điều kiện, dẫn dắt em đến với những ngày đầu
tham gia nghiên cứu, hỗ trợ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
ThS. Nguyễn Thị Thu, người đã tận tình hướng dẫn, luôn quan tâm, chỉ bảo và
tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
khóa luận
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Đỗ Thị Hà và các anh chị Khoa Hóa Thực
vật – Viện Dược liệu đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất và nhiệt tình giúp đỡ em trong
q trình hồn thành đề tài.
Em xin gửi lời cám ơn đề tài Nghị định thư Việt - Hàn "Nghiên cứu hoạt tính
kháng ung thư và điều hịa miễn dịch của một số cây thuốc Việt Nam" 349/QĐBKHCN đã tài trợ kinh phí để em thực hiện đề tài này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn Ban Giám hiệu và các Thầy Cô Bộ môn Dược học cổ
truyền - Trường Đại học Dược Hà Nội, đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình
thực hiện đề tài.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã ln ở bên
đồng hành và giúp đỡ em trong q trình học tập và hồn thành khóa luận.

Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2020

Sinh viên

Hoàng Thị Ngọc Ánh


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................................. 2
1.1. Tổng quan về chi Cornus Linnaeus. ..................................................................2
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Cornus Linnaeus. ......................................................2
1.1.2. Đặc điểm thực vật ...........................................................................................2
1.1.3. Phân bố, sinh thái ............................................................................................2
1.1.4. Thành phần hóa học ........................................................................................3
1.1.5. Tác dụng sinh học ...........................................................................................6
1.1.6. Cơng dụng .......................................................................................................9
1.2. Tổng quan về lồi Cornus hongkongensis Hemsley. ......................................10
1.2.1. Đặc điểm thực vật .........................................................................................10
1.2.2. Phân bố .........................................................................................................10
1.2.3. Tác dụng sinh học .........................................................................................11
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 12
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................................12
2.2. Ngun liệu, dụng cụ .........................................................................................12
2.2.1. Hóa chất, dung mơi .......................................................................................12
2.2.2. Máy móc, trang thiết bị nghiên cứu ..............................................................13

2.3. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................13
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................14
2.4.1. Phương pháp định tính ..................................................................................14
2.4.2. Phương pháp chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc các chất phân lập
được ........................................................................................................................18
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..................................... 20
3.1. Kết quả định tính ..............................................................................................20
3.2. Kết quả chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc của các hợp chất ...........21
3.2.1. Kết quả chiết xuất và phân lập ......................................................................21
3.2.2. Hợp chất CK-4C1 ........................................................................................25


3.2.3. Hợp chất CK-7F ...........................................................................................26
3.3. Bàn luận .............................................................................................................27
3.3.1. Về kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ có trong dược liệu ...................27
3.3.2. Về kết quả chiết xuất, phân lập các chất.......................................................27
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 30
Kết luận .....................................................................................................................30
Kiến nghị ...................................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu, chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

ALT


Alanin aminotransferase

ALP

Alkalin phosphatase

AST

Aspartat aminotransferase

BuOH

n-Butanol

13

Carbon (13) nuclear magnetic resonance (Phổ cộng hưởng từ

C-NMR

hạt nhân carbon 13)
d

doublet

DCM

Dichloromethan

DEPT


Distortionless enhancement by polarization transfer (Phổ
DEPT)

DPPH

2,2-Diphenyl-1-picryhydrazyl

ESI-MS

Electrospray ionization mass spectrometry (Phổ khối lượng
ion hóa phun mù điện tử)

EtOAc

Ethyl acetat

EtOH

Ethanol

Gall

Galloyl

Glc

Glucopyranosid

GLUT4


Glucose transporter 4 (Kênh vận chuyển glucose 4)

HCC

Hepatocellular carcinoma (Ung thư biểu mô tế bào gan)

Hx

n-Hexan

HR-ESI-MS

High resolution electrospray ionization mass spectrometry
(Phổ khối phân giải cao)

IC50

Half-maximal inhibitory concentration (Nồng độ ức chế
50%)

J

Hằng số tương tác (đơn vị là Hz)

Me

Methoxyl

MeOH


Methanol

NIDDM

Noninsulin-dependent diabetes mellitus (Bệnh đái tháo
đường không phụ thuộc insulin)

s

singlet


SKC

Sắc ký cột

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

STT

Số thứ tự

Rha

Rhamnosyl

To


Nhiệt độ

TLTK

Tài liệu tham khảo

TNF-α

Tumor necrosis factor alpha (Yếu tố hoại tử khối u alpha)

TT

Thuốc thử

v/v

Thể tích / thể tích

δ

Độ dịch chuyển hóa học (đơn vị là ppm)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất chính trong thân Thù du Bắc Bộ .............20
Bảng 3.2. Dữ liệu phổ của hợp chất CK-4C1...............................................................25
Bảng 3.3. Dữ liệu phổ của hợp chất CK-7F .................................................................26
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Cấu trúc của một số nhóm chất phân lập từ chi Cornus .................................6

Hình 2.1. Dược liệu thân Thù du Bắc Bộ .....................................................................12
Hình 3.1. Sơ đồ chiết xuất cao tổng và các cao phân đoạn từ thân Thù du Bắc Bộ .....22
Hình 3.2. Sắc ký đồ cao tổng và các cao phân đoạn thân Thù du Bắc Bộ ...................23
Hình 3.3. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ phân đoạn EtOAc thân Thù du Bắc Bộ ......24
Hình 3.4. Sắc ký đồ các chất phân lập được từ phân đoạn EtOAc thân Thù du Bắc Bộ
.......................................................................................................................................24
Hình 3.5. Cấu trúc hóa học của hợp chất CK-4C1.......................................................26
Hình 3.6. Cấu trúc hóa học của hợp chất CK-7F .........................................................27


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, song song cùng sự phát triển của các thuốc tân dược, các lồi thảo
dược vẫn đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong việc sản xuất dược phẩm như là nguồn
nguyên liệu trực tiếp, gián tiếp hoặc cung cấp tiền chất cho việc tìm kiếm các loại
thuốc mới, có hoạt tính cao, chữa được nhiều bệnh, kể cả các bệnh hiểm nghèo [5].
Chi Cornus là một chi thực vật khá rộng với khoảng 50 loài, phân bố từ Châu Âu
đến Đông Nam Á… [75]. Tại Châu Âu, tất cả các bộ phận của loài Cornus mas L. đều
được sử dụng trong điều trị các bệnh khác nhau như tiêu chảy, viêm ruột, bệnh tả, sốt
rét, sỏi thận, chảy máu… [29]. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, Cornus officinalis
Siebold & Zuccarini (Sơn thù) là một vị thuốc dùng để bổ gan thận, là thành phần
chính của hơn 20 đơn thuốc được mô tả trong Dược điển Trung Quốc [30]. Rất nhiều
loài khác thuộc chi này cũng đã được nghiên cứu về thành phần hóa học và có nhiều
hoạt tính sinh học nổi bật, trong đó có tác dụng chống ung thư.
Ung thư là căn bệnh nguy hiểm, chi phí điều trị đắt đỏ, tỷ lệ tử vong cao. Theo
thống kê của tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocal), năm 2018 có 18078957 ca mắc ung
thư mới, trong đó ung thư phổi, ung thư vú, ung thư đại trực tràng chiếm tỷ lệ lớn. Thù
du Bắc Bộ (Cornus hongkongensis Hemsley.) là loài thực vật thuộc chi Cornus, mọc ở
các vùng núi cao Ba Vì, Quảng Ninh, Sa Pa…[4]. Tuy chưa có nghiên cứu về lồi này,
nhưng một số loài cùng chi Cornus cho thấy tác dụng chống ung thư (ung thư vú, ung
thư gan, ung thư biểu mơ đại trực tràng….). Do đó, Thù du Bắc Bộ được đưa vào danh

sách các cây trong đề tài Nghị định thư Việt - Hàn "Nghiên cứu hoạt tính kháng ung
thƣ và điều hòa miễn dịch của một số cây thuốc Việt Nam" 349/QĐ-BKHCN nhằm
sàng lọc tác dụng trên ung thư và miễn dịch.
Nhằm cung cấp các dữ liệu khoa học của lồi và góp phần phục vụ cho các
nghiên cứu sau này trong đó có đề tài Nghị định thư Việt - Hàn, đề tài: “Chiết xuất,
phân lập một số hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat thân Thù du Bắc Bộ (Cornus
hongkongensis, họ Cornaceae)” được thực hiện với các mục tiêu sau:
1. Định tính các nhóm chất chính của thân Thù du Bắc Bộ.
2. Chiết xuất, phân lập và xác định cấu trúc hóa học của 2 hợp chất từ phân
đoạn ethyl acetat của thân Thù du Bắc Bộ.

1


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chi Cornus Linnaeus.
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Cornus Linnaeus.
Theo hệ thống phân loại của tác giả Takhtajan 2009 [61], chi Cornus Linnaeus.
được phân loại như sau:
Giới: Thực vật bậc cao (Plantae)
Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp: Cúc (Asteridae)
Bộ: Sơn thù du (Cornales)
Họ: Thù du (Cornaceae)
Chi: Giác mộc (Cornus Linnaeus.)
1.1.2. Đặc điểm thực vật
Các lồi thuộc chi Cornus Linnaeus. có dạng cây bụi, cây gỗ hoặc cây thảo. Chồi
non có lơng, ít khi nhẵn. Cuống lá hơi nhăn, phiến lá hẹp hình giáo, hình elip, hình
thn hoặc hình trứng, nhẵn hoặc có lơng dày, có gân lá hai bên [75] .

Cụm hoa có lá bắc hoặc khơng. Đài 4, hợp nhất; khơng có răng cưa, nhỏ, hình
tam giác. Tràng 4 cánh, rời. Chỉ nhị hình sợi, dài hơn hoặc ngắn hơn cánh hoa; bao
phấn màu trắng hoặc vàng, hiếm khi màu xanh đỏ hoặc đỏ tía, hình elip hoặc hình
thn, có 2 ngăn [75].
Quả hình cầu, hình trứng, hình thn hoặc hình elip. Hạt hình cầu, hình trứng,
hình elip, đơi khi khơng đối xứng, bề mặt nhẵn hoặc có gân, khơng bị rỗ [75].
1.1.3. Phân bố, sinh thái
Chi Cornus có đặc điểm phân bố rộng khắp, từ các vùng Bắc Mỹ, Châu Âu đến
Châu Á. Tại khu vực Đông Nam Á, các lồi thuộc chi Cornus được tìm thấy ở Thái
Lan, Việt Nam, Lào và Myanmar [75].
Tại Việt Nam, có sáu loài thuộc chi Cornus L. đã được phát hiện, như C.
controversa Hemsley. ở Sa Pa; C. hongkongensis Hemsley. ở Sapa, Hải Ninh, dãy
Bạch Mã và núi Ba Vì, C. gigantea (Hand. - Maz.) Tard. ở Sapa, C. oblonga Wall. ở
Ba Vì và Chư Yang Sin (Đắk Lắk), C. oliogophlebia Merr. ở Sapa và C. tonkinensis ở
đèo Ô Quý Hồ, Sapa [4], [6].

2


1.1.4. Thành phần hóa học
1.1.4.1. Các anthocyanin
Theo các nghiên cứu, các hợp chất anthocyanin đóng vai trị quan trọng thể hiện
tác dụng sinh học của lồi. Nồng độ anthocyanin có trong quả của loài C. mas và các
loài khác thuộc chi Cornus cao hơn so với các loài thực vật khác [65].
Từ 1973 đến 2014, đã có 10 hợp chất anthocyanin được phân lập và xác định cấu
trúc từ quả của loài C. mas bao gồm: cyanidin 3-O-galactosid (1), cyanidin 3-Orobinobiosid (2), pelargonidin 3-O-galactosid (3), pelargonidin 3-O-robinobiosid (4),
delphinidin-3-O-galactosid (5) [23]; cyanidin 3-O-glucosid (6), cyanidin 3-O-rutinosid
(7), pelargonidin 3-O-glucosid (8) [64]; pelargonidin 3-O-rutinosid (9) [50]; peonidin
3-O-glucosid (10) [22].
Năm 2002, Seeram và cộng sự đã phân lập được 3 hợp chất (1), (3) và (5) từ loài

C. officinalis [55].
Năm 2006, Vareed và cộng sự đã phân lập được hợp chất (6), delphinidin 3-Oglucosid (11) và delphinidin 3-O-rutinosid (12) từ 2 loài C. alternifolia và C.
controversa [65]. Các hợp chất (1) và (6) cũng được tìm thấy trong C. florida và C.
kousa [65].
Cùng năm 2006, 5 hợp chất anthocyanin gồm (1), (3), (5), delphinidin 3-O-βgalactosid-3′,5′-di-O-β-glucosid (13) và delphinidin 3-O-β-galactosid-3′-O-β-glucosid
(14) được tìm thấy ở lồi C. alba [11].
1.1.4.2. Các flavonoid
Năm 2007, 4 hợp chất flavonoid được phân lập và xác định từ loài C. kousa bao
gồm kaempferol (15), quercetin-3-O-glucosid (18), quercetin 3-O-galactosid (21) và
kaempferol-3-O-β-ᴅ-glucosid (28) [40].
Năm 2010, Zhang và cộng sự đã phân lập được 4 hợp chất flavonoid từ C.
officinalis bao gồm hợp chất (15), quercetin (16), (28) và naringenin (34) [72].
Từ năm 2010, nhiều nghiên cứu chỉ ra trong thành phần hóa học của quả, lá và
hoa loài C. mas chứa nhiều hợp chất flavonoid bao gồm: quercetin-3-O-β-ᴅ-glucuronid
(17), (18), quercetin 3-O-xylosid (19), quercetin 3-O-rhamnosid (20), (21), quercetin
3-O-rutinosid (22), (28), kaempferol 3-O-galactosid (29) và aromadendrin 7-Oglucosid (35) [45], [50].

3


Năm 2011, Chen và cộng sự đã phân lập được 8 hợp chất flavonoid từ quả của
loài C. officinalis gồm: hợp chất (15), (18), (21), (22), quercetin-3-O-β-ᴅ-glueuronid
methyl ester (23), quercetin-3-O-α-ʟ-rhamnosyl-(1→6)-β-ᴅ-galactosid (24), (29) và
keampferol-3-O-α-ᴅ-rhamnosyl-β-ᴅ-glucopyranosid (30) [15].
Các nghiên cứu tiếp theo về loài C. mas năm 2014 tiếp tục phân lập được 1 số
hợp chất flavonoid như quercetin 3-O-robinobiosid (25) [22]; (16) [59]; quercetin 3-Ogalactosyl 7-O-rhamnosid (26) và kaempferol 3-O-glucuronid (31) [9].
Cùng năm 2014, Liang và cộng sự đã phân lập được các hợp chất (17), (18), (21),
quercetin-3-O-β-ᴅ-6''-n-butyl glucuronid (27), isorhamnetin 7-O-rhamnosid (33) và
keampferid (44) từ quả của loài C. officinalis [41].
Năm 2015, 5 flavonol được tìm thấy trong quả và lá của lồi C. mas gồm có

myricetin (32), aromadendrin (36), naringenin 3-O-methyl ester (37), 7,3′-dihydroxy5,4′-dimethoxyflavanon (38), 4-acetoxy-5,2′,4′,6′β-pentahydroxy-3-methoxychalcon
(39) [54].
Nghiên cứu của Milenkovic và cộng sự cùng năm 2015 cũng phân lập được các
hợp chất (+)-catechin (40), (−)-epicatechin (41), procyanidin B1 (42) và procyanidin
B2 (43) từ lá của loài C. mas [45].
Năm 2016, Park và cộng sự đã phân lập và xác định được các hợp chất (17), (18),
(28) và (40) từ loài C. alba [49].
1.1.4.3. Các tanin
Trong thành phần hóa học của các loài thuộc chi Cornus, các hợp chất tanin
chiếm tỷ lệ lớn và đóng vai trị quan trọng thể hiện hoạt tính sinh học. Đến nay, đã có
30 hợp chất tanin được phân lập và xác định cấu trúc từ loài C. officinalis [21].
Năm 1989, Hatano và cộng sự đã phân lập 28 hợp chất tanin từ quả của loài C.
officinalis bao gồm: cornusiin A-F (45-50), camptothin A-B (51-52), tellimagrandin III (53- 54), isocoriariin F (55), coriarrin F (56), rugosin B (57), isorugosin B (58),
rugosin D (59), isorugosin D (60), isoterchebin (61), isorugosin A (62), gemin D (63),
oenothein C (64), 3-O-galloyl-ᴅ-glucose (65), 2,3-di-O-galloyl-ᴅ-glucose (66), 1,2,3tri-O-galloyl-β-ᴅ-glucose (67), 1,2,6-tri-O-galloyl-β-ᴅ-glucose (68), 1,2,3,6-tetra-Ogalloyl-β-ᴅ-glucose

(69),

methyl

tri-O-methylgallat

(70),

dimethyl

hexamethoxydiphenat (71) và trimethyl-octa-O-methylvaloneat (72) [26], [27].

4



Năm 1997, Tanaka và cộng sự đã phân lập được các hợp chất (68), (69), acid
gallic (73), β-glucogallin (75), 1,3,6-tri-O-galloyl-β-ᴅ-glucose (76) và 1,2,3,4,6-pentaO-galloyl-β-ᴅ-glucopyranosid (77) từ loài C. capitata [63].
Năm 2009, hợp chất (73) lần đầu được phân lập từ loài C. officinalis [73].
Năm 2010, Yokozawa và cộng sự đã phân lập 7-O-galloyl-ᴅ-sedoheptulose (74)
từ loài C. officinalis [69].
Năm 2010, Lee và cộng sự phân lập được các chất acid 2-galloyl-4-caffeoyl-lthreonic (78) và acid 2,3-di-O-galloyl-4-caffeoyl-l-threonic (79) từ loài C. controversa
[38].
Năm 2016, Park và cộng sự phân lập được các hợp chất (45), (46), (52), (73),
(77), (78), (79), 2,6-di-O-galloyl-hamamelofuranosid (80) từ loài C. alba [49].
Các nghiên cứu trên loài C. mas cũng phân lập được hợp chất (73) trong lá, hoa
và quả của cây này [18].
1.1.4.4. Các iridoid
Năm 1973, Jensen và cộng sự phân lập được chất secologanin (81) từ lá của loài
C. officinalis và C. mas [33].
Năm 2001, nhóm nghiên cứu của Tanaka đã phân lập được chất dihydrocornin
(93) và cornin (94) từ rễ của loài C. capitata [62].
Năm 2004, Han và cộng sự phân lập 6 hợp chất iridoid từ loài C. officinalis bao
gồm: 7-α-morronisid (85), 7-β-morronisid (86), 7-α-O-methyl-morronisid (87), 7-β-Omethyl-morronisid (88), 7-α-O-ethyl-morronisid (89) và 7-β-O-ethyl-morronisid (90)
[25].
Năm 2009, Zhang và cộng sự đã phân lập được các hợp chất 7-dehydrologanin
(82), cornusid (91) và loganin (96), từ loài C. officinalis [73].
Năm 2012, 2 hợp chất morronisid (84) và (91) đã được phân lập và xác định từ
quả của loài C. officinalis [37].
Năm 2013, Cai và cộng sự đã phân lập được chất swerosid (92) và (94) từ lồi C.
officinalis [12].
Năm 2014, nhóm nghiên cứu của He đã phân lập được chất cornusosid A (95) từ
loài C. florida [28].
Các nghiên cứu khác trên loài C. mas cũng cho thấy trong quả của cây này có
chứa hợp chất acid loganic (83), (84), (91) và (96) [18], [60].

5


1.1.4.5. Các hợp chất khác
Đến nay, đã có khoảng 300 hợp chất hóa học được chiết xuất và phân lập từ lồi
C. officinalis. Ngồi các thành phần chính như anthocyanin, flavonoid, tannin, iridoid,
các nhóm chất khác như acid hữu cơ, terpenoid, tinh dầu… cũng được phân lập và xác
định. Một số chất có tác dụng dược lý như acid mallic (97), acid ellagenic (98) … [30].
Các nghiên cứu khác trên C. mas cũng phát hiện các nhóm chất acid hữu cơ, acid
phenolic, terpenoid… trong quả, lá và hoa của loài C. mas [19].

Anthocyanin

Flavonoid

Tanin

Iridoid

Hình 1.1. Cấu trúc của một số nhóm chất phân lập từ chi Cornus
1.1.5. Tác dụng sinh học
Đến nay, các nghiên cứu về tác dụng dược lý của các loài thuộc chi Cornus khá
phong phú và đa dạng, đặc biệt là trên các loài C. officinalis và C. mas. Hoạt tính sinh
học đều được thể hiện mạnh trong cả thử nghiệm in vivo và in vitro.
1.1.5.1. Tác dụng điều trị đái tháo đường
Trong loài C. mas chứa một lượng lớn anthocyanin - chất ức chế hoạt động của
enzym α-glucosidase. C. mas ức chế enzym này dẫn đến tác dụng kích hoạt các thụ thể
G-protein, tăng cường hoạt động của insulin và giảm nồng độ glucose máu [44].
Nghiên cứu của Shishehbor và cộng sự về tác dụng hạ đường huyết của dịch chiết
6



ethanol của loài C. mas cũng chỉ ra khả năng ức chế α-glucosidase với giá trị IC50 là
6,87 mg/ml và ức chế α-amylase với giá trị IC50 là 6,047 mg/ml [58].
Các phát hiện tương tự cũng được báo cáo trên loài C. officinalis. Năm 2001, tác
dụng chống đái tháo đường type 2 không phụ thuộc insulin (NIDDM) của C.
officinalis đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy sự biểu hiện của GLUT4 mARN đã
giảm đáng kể ở chuột NIDDM (p < 0,01, so với nhóm chứng) và dịch chiết ethanol
của C. officinalis làm tăng biểu hiện GLUT4 mARN (p < 0,01, so với nhóm NIDDM
khơng được điều trị). Dữ liệu này đã chỉ ra rằng, dịch chiết ethanol của C. officinalis
làm tăng protein GLUT4 mARN ở chuột NIDDM, tăng bài tiết insulin và tăng tốc độ
chuyển hóa glucose [53].
C. kousa cũng được báo cáo là có tác dụng giảm glucose máu. Nghiên cứu cho
thấy dịch chiết ethanol của C. kousa có ái lực cao với receptor PPARγ (peroxisome
proliferator activated receptor γ), gây nên sự tương tác với các ADN đặc hiệu làm tăng
nhạy cảm của tế bào với insulin giúp tăng chuyển hóa glucid và lipid. Kết luận đưa ra
cao chiết ethanol của C. kousa có thể được phát triển như một chất điều trị đái tháo
đường tự nhiên [35].
1.1.5.2. Tác dụng chống ung thư
Ung thư là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người. Nghiên cứu về tác dụng
chống ung thư của các hợp chất thiên nhiên luôn được chú trọng, đặc biệt là ở các loài
thuộc chi Cornus.
Trong ung thư tế bào gan nguyên phát (HCC), dịch chiết nước từ C. officinalis đã
ức chế tất cả tế bào HCC và tế bào bạch cầu ở nồng độ 100 µg/ml (p < 0,05) và tác
dụng này phụ thuộc vào liều [14].
Ngồi ra, morronisid - thành phần có trong quả của cây C. officinalis cũng làm
giảm tác dụng phụ của thuốc chống ung thư trên các tế bào bình thường [16].
Anthocyanin có trong C. mas ức chế sự phát triển của ung thư đại tràng, ung thư
vú, ung thư phổi và ung thư dạ dày ở người và có hoạt tính gây độc chống lại dịng tế
bào Hela và LS174 ở người [16]. Năm 2015, Yousefi nghiên cứu đánh giá tác dụng

chống ung thư của dịch chiết ethanol của C. mas ở các nồng độ khác nhau (0,5, 20,
100, 250, 500, 1000 µg/ml) đối với các dịng tế bào ung thư: A59 (ung thư phổi),
MCF-7 (ung thư vú), SKOV3 (ung thư buồng trứng) và PC-3 (ung thư tuyến tiền liệt).

7


Kết quả cho thấy tất cả các nồng độ thử nghiệm (5-1000 µg/ml) đều có hiệu quả và
IC50 thu được dưới 5 µg/ml [71].
Tương tự, dịch chiết methanol từ C. kousa thể hiện hoạt tính gây độc tế bào khi
ức chế tế bào ung thư biểu mô đại tràng ở người (HCT-116) và dòng tế bào ung thư
gan HepG2 với giá trị IC50 từ 19,1 đến 71,3 µg/mL [39].
1.1.5.3. Tác dụng kháng khuẩn
C. officinalis chứa nhiều flavonoid - các chất có hoạt tính kháng khuẩn mạnh.
Nghiên cứu của Wu và cộng sự năm 2008 đã chứng minh rằng C. officinalis có thể
làm bất hoạt vi khuẩn Escherichia coli O157:H7 [67].
Tương tự, các hợp chất như anthocyanin và polyphenol trong C. mas cũng có khả
năng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn như Salmonella, Escherichia coli, Aureus,
Staphylococcus, Helicobacter, Bacillus và các chủng Staphylococus aureus [51].
Năm 2020, nghiên cứu của Akbar và cộng sự chỉ ra rằng các dịch chiết methanol,
n-hexan, chloroform và ethyl acetat từ lá loài C. macrophylla đều thể hiện hoạt tính
kháng khuẩn. Các vi khuẩn Erwinia carotovora, Pseudomonas syringae, Ralstonia
solanacearum và Xanthomonas axonopodis đều bị ức chế ở nồng độ 100 mg/ml, trong
đó hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết n-hexan nổi bật hơn cả [7].
1.1.5.4. Tác dụng chống viêm
Các nghiên cứu về tác dụng chống viêm của các loài thuộc chi Cornus đều đánh
giá hoạt động của các cytokin tiền viêm, interleukin và TNF-α. Tác dụng chống viêm
của C. mas được đánh giá bằng phép đo nồng độ cytokin trong mô mềm ở bàn chân
chuột sau khi gây viêm. Dịch chiết của C. mas đã ức chế sự sản xuất IL-1β và IL-13,
tăng cường sản xuất IL-10. Kết quả mô bệnh học cũng cho thấy với liều thấp (15 mg/

kg cân nặng) sẽ làm giảm viêm cấp giai đoạn đầu, với liều cao (30 mg/kg) sẽ ức chế sự
bài tiết các tế bào gây viêm [46].
C. officinalis cũng được báo cáo là có tác dụng chống viêm bằng cách ức chế các
yếu tố tiền viêm và protein biểu hiện viêm [17], [32].
1.1.5.5. Tác dụng bảo vệ gan và thận
Dịch chiết methnol của quả cây C. mas ở các nồng độ 200 và 500 mg/kg có khả
năng làm giảm hoạt động của các enzym aspartate transaminase (AST), alanin
aminotransferase (ALT), phosphatase kiềm (ALP) và albumin huyết thanh. Đối với

8


dịch chiết ethanol, các mức liều 200 và 400 mg/kg tiêm màng bụng cũng làm giảm
nồng độ AST, ALT, ALP và gamma - glutamyl transpeptidase ở chuột [8].
Trên thận, C. mas cũng làm giảm ure huyết thanh, creatinin và acid uric ở các
mức liều 50, 200 và 400 mg/kg tiêm màng bụng [8].
Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng được thực hiện với C. officinalis và đưa ra
kết luận, C. officinalis có tác dụng trong bảo vệ gan và thận bằng cách giảm nồng độ
protein trong nước tiểu và giảm creatinin huyết thanh [52], [70].
1.1.5.6. Tác dụng chống oxy hóa
Anthocyanin có khả năng chống oxy hóa thơng qua việc dọn các gốc tự do và
giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư. Trong thành phần của C. mas, anthocyanin và
hợp chất phenolic chiếm tỷ lệ lớn, do đó có tiềm năng chống oxy hóa nổi bật [13], [45],
[46].
Nghiên cứu trên dịch chiết nước từ C. officinalis cũng cho thấy, ở mức liều 500
mg/kg, C. officinalis có tác dụng chống oxy hóa và chống lão hóa bằng cách điều
chỉnh hoạt động của các enzym như catalase, xanthin oxidase, superoxid dismutase…
[36].
1.1.6. Công dụng
C. officinalis (Sơn thù) được dùng để trị phong hàn, tê thấp, đau đầu, mỏi gối, tai

ù, thận suy, tiểu tiện nhiều lần, di tinh, rối loạn kinh nguyệt, mồ hôi trộm. Trong y học
cổ truyền Trung Quốc, Sơn thù du được dùng làm thuốc bổ, điều trị nhiễm độc do lao,
đau vùng chậu thắt lưng, đa niệu, ù tai [6].
Trong dân gian, quả và các bộ phận khác của lồi C. mas cũng được sử dụng để
phịng ngừa và điều trị một số bệnh như tiểu đường, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, sốt,
đau thấp khớp, nhiễm trùng đường tiết niệu và da, bệnh về thận và gan, say nắng…
[19].

9


1.2. Tổng quan về loài Cornus hongkongensis Hemsley.
Cornus hongkongensis Hemsley. (Giác mộc Hồng Kơng, Thù du Bắc Bộ) là một
lồi thực vật có hoa thuộc họ Cornaceae. Lồi này được Hemsley. miêu tả đầu tiên vào
năm 1888. Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu về lồi Cornus hongkongensis cịn rất
hạn chế.
1.2.1. Đặc điểm thực vật
Cây gỗ hoặc cây bụi, cây thường xanh, cao 3-15 (-25) m. Vỏ cây màu xám hoặc
nâu đen, mịn; cành non màu xanh lá cây hoặc xanh lục, mọc so le; cành già màu xám
nhạt hoặc nâu xám, có lỗ khí hoặc khơng. Phiến lá hình elip, hình giáo hoặc hình thn,
dài 6,2 - 13 (- 16) cm, rộng 2,5 - 6,3 (- 7,5) cm, màu xanh lá cây nhạt; khơng có lá bẹ
[4], [76].
Cụm hoa xim, kích thước 0,7 - 1,3 (- 2) cm mỗi hoa, có từ 40 - 70 hoa, lá bắc to,
màu vàng hoặc trắng, hình elip, kích thước 1,6 - 4 x 1,3 - 2 (- 4,2) cm, mọc so le. Đài
hoa 0,7 - 1,3 mm, 4 thùy, hiếm khi 5. Cánh hoa hình elip hoặc hình trứng, kích thước
1,5 - 4,2 x 0,8 - 1,1 mm. Nhị hoa hình trụ, 0,5 - 1,5 mm, có lơng [4], [76].
Quả nhân cứng, quả kép, khi chín màu đỏ hoặc đỏ vàng, hình cầu, kích thước 1,5
- 2,5 cm, cuống dài 4 - 8 (-10) cm [4], [76].
Ra hoa vào tháng 4 đến tháng 6. Mùa quả vào tháng 10, tháng 11 [76].
Cornus hongkongensis có 6 thứ dưới lồi sau đây [76]:

1. Cornus hongkongensis subsp. elegans (W. P. Fang & Y. T. Hsieh) Q. Y.
Xiang
2. Cornus hongkongensis subsp. ferruginea (Y. C. Wu) Q. Y. Xiang
3. Cornus hongkongensis subsp. gigantea (Handel-mazzetti) Q. Y. Xiang
4. Cornus hongkongensis subsp. hongkongensis
5. Cornus hongkongensis subsp. melanotricha (Pojarkova) Q. Y. Xiang
6. Cornus hongkongensis subsp. tonkinensis (W. P. Fang) Q. Y. Xiang
1.2.2. Phân bố
Cornus hongkongensis Hemsley. được tìm thấy ở trong rừng, thung lũng, sườn
dốc, ven suối, ven đường, ở độ cao 200 - 2500m. Ở Trung Quốc, cây có ở các tỉnh
Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Nam, Giang Tây, Tứ Xuyên, Vân
Nam và Chiết Giang. Ngồi Trung Quốc, cây cịn có ở Lào và Việt Nam [76].

10


Tại Việt Nam, Cornus hongkongensis được tìm thấy ở các vùng rừng độ cao
1500 - 2000 m như Sapa, Ba Vì, Hải Ninh, dãy Bạch Mã [4].
1.2.3. Tác dụng sinh học
Các nghiên cứu về tác dụng sinh học của loài Cornus hongkongensis Hemsley.
còn rất hạn chế. Hiện nay, mới chỉ có một nghiên cứu (2019) về tác dụng chống oxy
hóa của loài này.
Năm 2019, Oh và cộng sự đã nghiên cứu hoạt động chống oxy hóa của các cây
có nguồn gốc Việt Nam trong đó có lồi Cornus hongkongensis Hemsley.. Mẫu nghiên
cứu là cao chiết ethanol 95%, sử dụng thử nghiệm DPPH để đánh giá hoạt tính chống
oxy hóa. Acid ascorbic được sử dụng làm chứng dương đối với thử nghiệm DPPH. Kết
quả cho thấy, cao chiết Cornus hongkongensis Hemsley. có hoạt tính chống oxy hóa
cao hơn 5,65 lần so với chứng dương. Để xác định độc tính của tế bào, phương pháp
MTT (3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyltetrazolium bromid) đã được sử dụng.
Thử nghiệm MTT cho thấy, Cornus hongkongensis Hemsley. có độc tính ít hơn 47,3%

so với đối chứng. Các kết quả này cho thấy, cao chiết Cornus hongkongensis Hemsley.
có thể có hoạt tính chống oxy hóa cao hơn đáng kể và độc tính tương đối thấp hơn so
với đối chứng [47].

11


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Mẫu dược liệu Thù du Bắc Bộ (bao gồm thân, lá, hoa) được thu hái vào tháng 10
năm 2019 tại đèo Ô Quý Hồ, thị xã Sapa, Lào Cai. Mẫu được ThS. Nguyễn Văn Hiếu
và ThS. Lại Việt Hưng – Khoa Tài nguyên, Viện Dược liệu giám định tên khoa học là
Cornus hongkongensis subsp. tonkinensis (W. P. Fang) Q. Y. Xiang, họ Thù du
Cornaceae (số hiệu DL-031019). Mẫu nghiên cứu được lưu tại Khoa Tài nguyên và
Khoa Hóa Thực vật - Viện Dược liệu.
Mẫu nghiên cứu sử dụng trong nghiên cứu hóa học là phần thân cây Thù du Bắc
Bộ (Hình 2.1). Mẫu tươi sau khi thu hái được thái nhỏ, sấy khô và bảo quản trong túi
nilon để nơi khơ ráo.

.
Hình 2.1. Dược liệu thân Thù du Bắc Bộ
2.2. Ngun liệu, dụng cụ
2.2.1. Hóa chất, dung mơi
Hóa chất và thuốc thử dùng trong định tính bao gồm: Ethanol, nước cất, chì
acetat 30%, ninhydrin mảnh, thuốc thử Fehling A và Fehling B, thuốc thử Lugol,
thuốc thử Mayer, thuốc thử Bouchardat, thuốc thử Dragendorff, thuốc thử Natri
12


nitroprussinat 0,5%, thuốc thử diazo, acid picric 1%, Na2CO3 khan, tinh thể Na2CO3,

bột magie kim loại, anhydrid acetic, dung dịch gelatin 1%, chloroform, HCl đặc,
H2SO4đặc, ammoniac đặc, dung dịch FeCl3 5%, dung dịch NaOH 10% (Trung Quốc)
đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam V.
Các dung môi dùng trong chiết xuất và phân lập là các dung môi công nghiệp
được cất lại trước khi dùng như: Ethanol (EtOH), n-hexan (Hx), ethyl acetat (EtOAc),
methanol (MeOH), dichloromethan (DCM), aceton (Ace) và n-butanol (BuOH), dung
dịch H2SO4 10% trong EtOH 96%.
2.2.2. Máy móc, trang thiết bị nghiên cứu
 Máy đo phổ khối lượng (MS): Q Exactive Orbitrap Mass Spectometers
(Thermo Fisher Scientific, Mỹ).
 Máy đo phổ cộng hưởng hạt nhân (NMR): Bruker AM500 FT-NMR
Spectrometer (Billerica, Massachusetts, Hoa Kỳ).
 Máy đo điểm nóng chảy tư động Melting Point M-560 (Buchi, Thụy Sỹ).
 Máy siêu âm Power sonic 405 (Powersonic, Hàn Quốc).
 Tủ sấy UFB 500 (Memmert, Đức), FD115 (Binder, Đức).
 Máy cất quay Rotavapor R-220, Rotavapor R-200 (Buchi, Swichzerland,
Thụy Sỹ).
 Máy chiết công nghiệp 20l (WEV-1020, Daihan Scientific).
 Cân kĩ thuật Precisa BJ 610C, cân phân tích Precisa 262SMA-FR (Precisa,
Thụy Sỹ).
 Đèn tử ngoại hai bước sóng 254 nm và 366 nm (Camag, Thụy Sỹ).
 Silica gel pha thường (0,040 - 0,063 mm, Merck).
 Bản mỏng tráng sẵn DC-Alufolien 60G F254 (Merck) (silica gel, 0,25 mm)
và bản mỏng pha đảo RP-18 F254 (Merck, 0,25 mm).
 Các dụng cụ thủy tinh dùng trong phịng thí nghiệm như: Cột sắc ký, bình
gạn, bình nón, phễu lọc, cốc có mỏ, ống nghiệm, ống đong, pipet, kim
tiêm…
2.3. Nội dung nghiên cứu
 Định tính các nhóm chất chính trong phần thân dược liệu Thù du Bắc Bộ
bằng các phản ứng hóa học đặc trưng.

13


 Chiết xuất cao tổng và các cao phân đoạn từ thân cây Thù du Bắc Bộ.
 Phân lập và xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất từ phân đoạn ethyl
acetat thân cây Thù du Bắc Bộ.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp định tính
Định tính một số nhóm chất thường gặp trong dược liệu bằng các phản ứng hóa
học theo các tài liệu [1], [2].
Chuẩn bị dịch chiết ethanol: Cho 10 g dược liệu sau khi đã xay thơ vào bình
nón, chiết với 50 ml Ethanol 80% trên bếp cách thủy với sinh hàn hồi lưu trong 30
phút. Lọc lấy dịch lọc. Dịch lọc được sử dụng để làm các phản ứng định tính.
Chuẩn bị dịch chiết nƣớc: Cho 10 g dược liệu sau khi đã xay thơ vào bình nón,
chiết với 50 ml nước cất trên bếp cách thủy trong 30 phút. Lọc lấy dịch lọc. Dịch lọc
được sử dụng để làm các phản ứng định tính
2.4.1.1. Định tính alcaloid
Cho 2 g bột dược liệu vào bình cầu dung tích 50 ml. Thêm 15 ml dung dịch
H2SO4 1N. Đun cách thủy 30 phút. Để nguội. Lọc dịch lọc vào bình gạn dung tích 100
ml. Kiềm hóa dịch lọc bằng dung dịch NH3 6N (khoảng 8 ml) đến pH 9-10 (thử bằng
giấy quỳ). Chiết alcaloid base bằng chloroform (chiết 3 lần, mỗi lần 5 ml). Gộp các
dịch chiết chloroform. Lắc dịch chiết chlorofrom với acid H2SO41N (2 lần, mỗi lần 5
ml). Gộp các dịch chiết acid, cho vào 3 ống nghiệm nhỏ, mỗi ống nghiệm 1 ml, để làm
các phản ứng sau:
Phản ứng với thuốc thử Mayer: Thêm 2 - 3 giọt thuốc thử Mayer, nếu thấy
xuất hiện tủa trắng thì phản ứng dương tính.
Phản ứng với thuốc thử Bouchardat: Thêm 2 - 3 giọt thuốc thử Bouchardat,
nếu thấy xuất hiện kết tủa nâu đỏ thì phản ứng dương tính.
Phản ứng với thuốc thử Dragendorff: Thêm 2 - 3 giọt thuốc thử Dragendorff,
nếu thấy xuất hiện kết tủa da cam thì phản ứng dương tính.

2.4.1.2. Định tính glycosid tim
Lấy 10 g bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 250 ml, thêm 100 ml ethanol
25% rồi ngâm trong 24h. Lọc dịch chiết vào cốc có mỏ, thêm khoảng 3 ml chì acetat
30%, khuấy đều. Lọc loại tủa, thử dịch lọc vẫn cịn tủa với chì acetat, cho thêm 1 ml
chì acetat nữa vào dịch chiết, khuấy và lọc lại. Tiếp tục thử đến khi dịch chiết không
14


cịn tủa với chì acetat. Cho tồn bộ dịch lọc vào bình gạn và lắc kỹ với chloroform (3
lần, mỗi lần 5 ml), gạn lấy lớp chloroform vào cốc có mỏ khô sạch. Chia dịch chiết
vào các ống nghiệm nhỏ, bốc hơi dung môi, cho từ trên nồi cách thuỷ cho đến khơ.
Cắn cịn lại để làm các phản ứng định tính sau:
Phản ứng Liebermann-Burchard: Hịa tan cắn trong ống nghiệm 1 bằng 1 ml
anhydrid acetic, lắc đều. Nghiêng ống 45o cho từ từ theo thành ống 1 ml H2SO4 đặc,
tránh xáo trộn chất lỏng trong ống. Quan sát nếu thấy mặt tiếp xúc giữa 2 lớp chất lỏng
xuất hiện vịng màu tím đỏ, lớp chất lỏng phía dưới có màu hồng, lớp trên màu xanh lá
thì phản ứng dương tính.
Phản ứng Baljet: Hịa tan cắn trong ống nghiệm 2 bằng khoảng 1 ml ethanol
90%, lắc đều, nhỏ từng giọt thuốc thử Baljet mới pha (1 phần dung dịch acid picric 1%
và 9 phần dung dịch NaOH 10%) nếu thấy xuất hiện màu đỏ cam thì phản ứng dương
tính.
Phản ứng Legal: Hòa tan cắn trong 0,5 ml ethanol 90%, lắc kỹ. Nhỏ 1 giọt thuốc
thử Natrinitroprussiat 1% và 2 giọt dung dịch NaOH 10%. Lắc đều, nếu thấy xuất hiện
màu đỏ cam thì phản ứng dương tính.
2.4.1.3. Định tính saponin
Quan sát hiện tƣợng tạo bọt: Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết ethanol.
Thêm nước cất đến khoảng 10 ml, bịt ống nghiệm bằng ngón tay cái, lắc mạnh ống
nghiệm theo chiều dọc 5 phút, để yên và quan sát cột bọt thấy cột bọt bền sau 15 phút
thì dương tính.
Phản ứng Salkowski: Lấy 2 ml dịch chiết ethanol cho vào ống nghiệm, nghiêng

ống 45o, cho từ từ 2 - 3 giọt H2SO4 đặc theo thành ống nghiệm, mặt phân cách xuất
hiện vịng đỏ tím, lắc nhẹ dung dịch có màu đỏ thì dương tính.
2.4.1.4. Định tính flavonoid
Phản ứng cyandin: cho 2 ml dịch chiết ethanol vào một ống nghiệm, thêm một
ít bột magie kim loại, rồi thêm vài giọt HCl đặc. Đun nóng trên bếp cách thủy sau vài
phút thấy xuất hiện màu tím đỏ thì dương tính.
Phản ứng với dung dịch FeCl3 5%: cho 2 ml dịch chiết ethanol vào một ống
nghiệm, thêm 2 - 3 giọt FeCl3 5%, dung dịch có màu xanh sẫm thì dương tính.

15


Phản ứng với kiềm: Cho vào ống nghiệm 1ml dịch chiết ethanol. Thêm vài giọt
dung dịch NaOH 10% sẽ thấy xuất hiện tủa vàng, thêm 1 ml nước cất, tủa tan và màu
vàng của dung dịch tăng lên thì dương tính.
2.4.1.5. Định tính coumarin
Phản ứng mở và đóng vịng lacton: Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 1 ml dịch
chiết ethanol:
+ Ống 1: thêm 0,5 ml dung dịch NaOH 10%
+ Ống 2: để nguyên
Đun cả 2 ống nghiệm đến sôi. Để nguội rồi quan sát.
+ Ống 1: có màu vàng hoặc tủa đục màu vàng thì phản ứng dương tính.
+ Ống 2: trong
Thêm vào cả 2 ống nghiệm mỗi ống 2 ml nước cất. Lắc đều rồi quan sát
+ Ống 1: trong suốt thì phản ứng dương tính.
+ Ống 2: có tủa đục
Phản ứng diazo hóa: Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết. Thêm vào 2 ml dung
dịch NaOH 10%. Đun cách thủy đến sôi rồi để nguội. Nhỏ vài giọt thuốc thử diazo
mới pha, xuất hiện màu đỏ gạch thì phản ứng dương tính.
2.4.1.6. Định tính anthranoid

Cho vào ống nghiệm 2 g dược liệu. Thêm 5 ml dung dịch H2SO41N. Đun trực
tiếp trên nguồn nhiệt đến sôi. Lọc nóng dịch chiết vào bình gạn dung tích 50 ml. Làm
nguội dịch lọc. Chiết với chloroform (5 ml). Giữ lớp chloroform để làm phản ứng:
Phản ứng Borntraeger: Cho 1 ml dịch chiết cho vào ống nghiệm. Thêm 1 ml
dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ. Lớp nước có màu đỏ sim thì phản ứng dương tính.
2.4.1.7. Định tính acid hữu cơ
Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết ethanol và cô tới cắn. Hòa tan cắn trong 1
ml nước và thêm vài tinh thể natri carbonat thấy có bọt khí nổi lên thì dương tính.

2.4.1.8. Định tính acid amin
Cho 3 ml dịch chiết ethanol cho vào ống nghiệm. Thêm 1 - 3 mảnh ninhydrin,
đun sôi 2 phút, dung dịch chuyển màu tím thì dương tính.
2.4.1.9. Định tính tanin
Cho 2 g dược liệu cho vào bình nón dung tích 50 ml, thêm 20 ml nước cất, đun
sôi 2 phút. Để nguội, lọc. Dịch lọc dùng để định tính.
16


Phản ứng với dung dịch FeCl3 5%: Cho vào ống nghiệm 2 ml dịch lọc. Thêm
2-3 giọt dung dịch FeCl3 5%, xuất hiện màu hoặc tủa xanh đen hoặc xanh nâu nhạt thì
phản ứng dương tính.
Phản ứng với dung dịch Pb(CH3COO)2 10%: Cho vào ống nghiệm 2 ml dịch
lọc. Thêm 2 giọt dung dịch Pb(CH3COO)2 10%, xuất hiện tủa bông thì phản ứng
dương tính.
Phản ứng với dung dịch gelatin 1%: Cho vào ống nghiệm 2 ml dịch lọc, thêm
5 giọt dung dịch gelatin 1%, xuất hiện tủa bơng trắng thì dương tính.
2.4.1.10. Định tính đường khử
Cho vào ống nghiệm 2 ml dịch chiết nước. Thêm vào 0,5 ml dung dịch Fehling
A và 0,5 ml dung dịch Fehling B. Đun sôi cách thủy vài phút thấy xuất hiện tủa đỏ
gạch thì phản ứng dương tính.

2.4.1.11. Định tính chất béo
Nhỏ vài giọt dịch chiết ethanol lên giấy lọc, hơ khô thấy để lại vết mờ trên giấy
thì phản ứng dương tính.
2.4.1.12. Định tính carotenoid
Cho vào ống nghiệm một ít cắn ethanol khơ. Thêm 1- 2 giọt H2SO4 đặc, thấy
xuất hiện màu xanh ve thì phản ứng dương tính.
2.4.1.13. Định tính polysarcharid
Hịa tan cắn ethanol vào 4 ml nước nóng, lọc nóng thu được dịch lọc. Cho vào 2
ống nghiệm:
+ Ống 1: 4 ml nước cất + 5 giọt thuốc thử Lugol.
+ Ống 2: 4 ml dịch lọc + 5 giọt thuốc thử Lugol.
Quan sát màu ống 2 đậm hơn ống 1 thì phản ứng dương tính.
2.4.1.14. Định tính sterol
Cho vào ống nghiệm một ít cắn ethanol khơ, hịa tan trong 2 ml chloroform và 1
ml anhydrid acetic. Để ống nghiệm nghiêng 45°, thêm từ từ H2SO4 đậm đặc theo thành
ống nghiệm thấy mặt phân cách có vịng tím đỏ, lớp chất lỏng phía trên có màu xanh lá
thì phản ứng dương tính.

17


×