Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và tác dụng kháng vi sinh vật của cây trà hoa vàng (camellia sp ) thu hái tại huyện yên thế, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 68 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÃ THỊ THAO

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ TÁC DỤNG KHÁNG VI SINH VẬT
CỦA CÂY TRÀ HOA VÀNG
(CAMELLIA SP.) THU HÁI TẠI
HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÃ THỊ THAO
MÃ SINH VIÊN: 1501452

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ TÁC DỤNG KHÁNG VI SINH
VẬT CỦA CÂY TRÀ HOA VÀNG
(CAMELLIA SP.) THU HÁI TẠI
HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Trần Văn Ơn
2. ThS. Lê Thiên Kim
Nơi thực hiện:


Bộ môn Thực Vật –
Trường Đại học Dược Hà Nội

HÀ NỘI – 2020


LỜI CẢM ƠN
Với lịng biết ơn và kính trọng sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS. TS.
Trần Văn Ơn - Bộ môn Thực Vật, Trường Đại học Dược Hà Nội và ThS. Lê
Thiên Kim - người thầy đã truyền cho tơi tình u khoa học, dìu dắt tôi từ những
ngày đầu làm nghiên cứu khoa học, cũng là người trực tiếp hướng dẫn và tận tình
chỉ bảo, giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới:
- TS. Hoàng Quỳnh Hoa, ThS. Phạm Thị Linh Giang - Bộ môn Thực
Vật, Trường Đại học Dược Hà Nội, người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp
đỡ, giải đáp thắc mắc, khó khăn mà tơi gặp phải trong q trình thực hiện
khóa luận.
- Các thầy cơ giáo và các chị kĩ thuật viên bộ môn Thực Vật đã luôn giúp
đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu và
thực nghiệm.
- TS. Đỗ Ngọc Quang - Bộ môn Vi sinh & Sinh học, đã tận tình chỉ dẫn,
giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận.
- Ban Giám Hiệu, các phịng ban, các thầy cô giáo, các cán bộ nhân viên
trường Đại học Dược Hà Nội, những người đã dạy bảo và giúp đỡ tôi trong
suốt 5 năm học tại đây.
- Các bạn sinh viên khóa 70 cùng nghiên cứu và làm đề tài ở bộ môn Thực
Vật đã giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian nghiên cứu khoa học tại bộ
môn.
Cuối cùng, Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã ln
khích lệ, giúp đỡ và cổ vũ tôi trong suốt thời gian qua.

Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2020
Sinh viên
Lã Thị Thao


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 2
1.1. Tổng quan về chi Camellia L.................................................................... 2
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Camellia L. .................................................... 2
1.1.2. Đặc điểm thực vật của chi Camellia L. ............................................... 2
1.1.3. Phân bố ................................................................................................. 2
1.1.4. Một số loài Trà hoa vàng ở Việt Nam ................................................. 6
1.1.5. Thành phần hóa học ............................................................................ 7
1.1.6. Tác dụng sinh học ................................................................................ 9
1.1.7. Gíá trị kinh tế của Trà hoa vàng ....................................................... 11
1.2. Trà hoa vàng tại Bắc Giang ................................................................... 12
1.3. Tình trạng kháng kháng sinh và các nghiên cứu từ thực vật ............ 12
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 14
2.1. Nguyên liệu, thiết bị ................................................................................ 14
2.1.1. Nguyên liệu ........................................................................................ 14
2.1.2. Thiết bị ................................................................................................ 14
2.1.3. Dung mơi, hóa chất............................................................................ 15
2.2. Nội dung, phương pháp nghiên cứu ...................................................... 15
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái ......................................................... 15
2.2.2. Nghiên cứu tác dụng kháng VSV ..................................................... 17
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ...................................................... 21
3.1. Kết quả nghiên cứu ................................................................................. 21
3.1.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật ............................................. 21

3.1.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng kháng VSV ........................................ 26
3.2. Bàn luận ................................................................................................... 29
3.2.1. Về thực vật .......................................................................................... 29
3.2.2. Về tác dụng sinh học.......................................................................... 32
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 35


ĐỀ XUẤT ........................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
A. niger

Aspergillus niger

B. subtilis

Bacillus subtilis

C.

Camellia

C. albicans

Candida albicans

C. stellaloides


Candida stellaloides

DMSO

Dimethyl sulfoxit

DPPH

2,2-diphenyl-1-picryl-hydrazyl-hydrate

E. coli

Escherichia coli

ECDC

European Centers for Disease Control

EGCG

Epigalo catechin gallat

ESBL

Men beta-lactamase phổ rộng

F. oxysporum

Fusarium oxysporum


HBe Ag

Hepatitis B envelope Antigen

HBs Ag

Hepatitis B surface Antigen

MIC

Minimum inhibitory concentration

MRSA

Methicillin - Resistant Staphylococcus Aureus

OCOP

One commune, one product

P. aeruginosa

Pseudomonas aeruginosa

QĐTW

Quân đội trung ương

S. aureus


Staphylococcus aureus

S. flexneri

Shigella flexneri

S. pneumoniae

Streptococcus pneumoniae

SD

Standard Deviation

UBND

Uỷ ban nhân dân

VQG

Vườn Quốc gia

VSV

Vi sinh vật


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Một số chất có trong Camellia L. ......................................................... 8
Hình 3.1. Hình thái mẫu nghiên cứu ................................................................... 22

Hình 3.2. Vi phẫu lá mẫu nghiên cứu ................................................................. 24
Hình 3.3. Vi phẫu thân mẫu nghiên cứu ............................................................. 25
Hình 3.4. Bột lá mẫu nghiên cứu……………………………………….………25
Hình 3.5. Một số đặc điểm của bột lá mẫu nghiên cứu....................................... 26
Hình 3.6. Kết quả nghiên cứu tác dụng kháng VSV ........................................... 28
Hình 3.7. Bột lá Trà hoa vàng Bắc Giang và Trà hoa vàng Quảng Ninh ........... 32


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân bố một số loài Trà hoa vàng ở Việt Nam .................................... 3
Bảng 2.1. Đặc điểm mô tả trong nghiên cứu đặc điểm thực vật ......................... 16
Bảng 2.2. Khối lượng cắn thu được của mẫu nghiên cứu ................................... 17
Bảng 2.3. Chủng VSV và đối chứng dương được sử dụng................................. 19
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá hoạt tính ức chế đối với 6 VSV .............................. 27
Bảng 3.2. Một số đặc điểm khác nhau giữa CA37 và Trà hoa vàng Quảng Ninh,
Lạng Sơn ............................................................................................................. 29


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trà hoa vàng (Camellia sp.) hay còn được gọi là Kim hoa trà, là một nhóm
trong số các loài thuộc chi Camellia L. với màu vàng đặc trưng của hoa. Trên thế
giới, đặc biệt là Trung Quốc đã có những nghiên cứu chuyên sâu về Trà hoa vàng.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng Trà hoa vàng có nhiều tác dụng như hạ huyết áp, giảm
đường huyết, hạ mỡ máu, tăng cường hệ miễn dịch và kéo dài tuổi thọ,… [50]
Ở Việt Nam, Trà hoa vàng lần đầu tiên được phát hiện ở miền Bắc vào
năm 1910, nhưng chưa được nghiên cứu nhiều [12]. Đến những năm gần đây, Trà
hoa vàng mới được quan tâm nghiên cứu và khai thác để sử dụng. Cho đến nay
đã có trên 40 lồi Camellia L. có hoa màu vàng được ghi nhận. Trong chi Camellia
L. có rất nhiều lồi có hoạt tính sinh học đáng quan tâm như tác dụng chống oxy
hóa, tác dụng chống ung thư, tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus,v.v.

[18], [23], [43], [46]. Việc phát triển Trà Hoa Vàng ở Việt Nam đã thu hút nhiều
nhà khoa học nghiên cứu, chủ yếu tập trung vào đa dạng sinh học, thành phần hóa
học và tác dụng sinh học. Tuy nhiên, việc nghiên cứu Trà Hoa Vàng mới chỉ tập
trung vào một số vùng như Ba Chẽ (Quảng Ninh), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), v.v.
[13], [14] , [24], [25], [26], [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [36], [41], [43],
[44], [45], [51], [55]. Tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, chúng tơi phát hiện một
lồi Trà hoa vàng có một số đặc điểm khác biệt với Trà hoa vàng Quảng Ninh,
đặc biệt là màu sắc sau chế biến. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về lồi Trà
hoa vàng này ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Hiện tại, ở Bắc Giang chưa phát
hiện các loài Trà hoa vàng đã được ghi nhận ở Quảng Ninh trước đó.
Từ thực tế đó, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, tác dụng kháng vi
sinh vật của cây Trà hoa vàng (Camellia sp.) thu hái tại huyện Yên Thế, tỉnh
Bắc Giang” được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái và đặc điểm vi học của cây Trà hoa vàng
Bắc Giang.
- Nghiên cứu tác dụng kháng vi sinh vật của lá Trà hoa vàng thu tại Bắc
Giang.
1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chi Camellia L.
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Camellia L.
Theo hệ thống phân loại của Takhtajan công bố năm 2009 [17], chi Trà hoa
vàng (Camellia L.) có vị trí phân loại như sau:
Ngành: Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp: Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Phân lớp: Sổ (Dilleniidae)
Bộ: Trà (Theales)
Họ: Trà (Theaceae)

1.1.2. Đặc điểm thực vật của chi Camellia L.
Theo các tài liệu của Võ Văn Chi [5], Trần Ninh [12] chi Camellia L. có
đặc điểm:
Cây bụi hoặc cây nhỏ, thường xanh, cành nhẵn hay có lơng. Lá thường có
cuống, đơn, mọc so le, khơng có lá kèm, chóp lá nhọn, có đầu nhọn hoặc kéo dài
thành đi, gốc lá hình nêm hẹp hoặc nêm rộng, trịn hay hình tim, mép có răng
cưa nhọn hoặc tù. Hoa đều, lưỡng tính, kích thước lớn hoặc nhỏ, mọc đơn độc
hoặc tập trung 2 - 5 hoa ở nách lá hoặc đầu cành. Hoa màu đỏ, trắng hoặc vàng.
Cuống hoa ngắn hoặc gần như không. Lá bắc 2 - 10, mọc xoắn trên cuống hoa.
Cánh hoa 4 - 19, hợp một phần ở gốc cùng với vịng nhị ngồi. Nhị nhiều, dính
với nhau ở phía gốc, vịng nhị phía trong rời nhau, chỉ nhị dài. Bầu trên, 1 - 5 ơ,
vịi nhụy 1 - 5, dạng sợi, rời hoặc dính nhau, bầu và vịi nhụy nhẵn hay phủ lơng
mịn. Quả nang, hình cầu dẹt hoặc hình trứng, khi khơ chẻ ơ từ trên xuống thành
3, 4 hay 5 mảnh, có trụ hay khơng, vỏ quả dày hay mỏng, hóa gỗ. Hạt một đến
nhiều hạt trong mỗi ơ, hình cầu, nửa cầu hay hình nêm, vỏ hạt màu nâu, nâu hạt
giẻ nhạt hoặc nâu hồng, phủ lông hay nhẵn.
1.1.3. Phân bố
Trên thế giới, chi Camellia L. có khoảng 350 lồi, phân bố chủ yếu ở nhiệt
đới và á nhiệt đới, có nguồn gốc ở khu vực miền đông và miền nam Châu Á, từ
dãy Himalaya về phía đơng tới Nhật Bản và Indonesia. Cho tới nay, có rất nhiều
2


nơi trên thế giới có các lồi thuộc chi này. Đó là các nước ở Châu Á (Ấn Độ,
Bangladesh, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Iran, Malaysia, Myanmar, Nepal,
Nhật Bản, Sri - lanka, Trung Quốc, Việt Nam), Châu Âu (Liên Xô, Thổ Nhĩ Kỳ),
Châu Phi (Burundi, Ethiopia, Kenya, Maritius, Nam Phi, Uganda), khu vực Nam
Mỹ (Argentina, Brazil, Ecuador, Peru) và Châu Đại Dương (Australia, New Ghine) [12].
Ở Việt Nam, chi Camellia L. có khoảng 77 lồi, phân bố từ Bắc vào Nam
(Yên Bái, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Bình Phước, v.v.)

[30], [31], [32], [33], [41], [43], [51].
Bảng 1.1. Phân bố một số loài Trà hoa vàng ở Việt Nam
STT
1

Tên khoa học
C. aurea H.T.Chang

Tên thường gọi
Trà hoa vàng
kim

C. bugiamapensis
2

Orel, Curry, Luu &

Trà bù gia mập

Q.D. Nguyen
3

4

5

6

7


8

C. capitata Orel,
Curry & Luu
C. cattienensis Orel

C. chrysantha (Hu)
Tuyama
C. crassiphylla Ninh
& Hakoda

Trà đầu

Trà Cát Tiên

Phân bố
Lạng Sơn

VQG Bù Gia Mập Bình Phước
VQG Cát Tiên Lâm Đồng
VQG Cát Tiên Lâm Đồng

Trà hoa vàng

Phúc, Tuyên Quang,

[33]

[33]


[31]

[13]

Đồng Nai,...
Trà vàng lá dày Vĩnh phúc
Trà hoa vàng

VQG Cúc Phương -

Ninh & rosmann

Cúc Phương

Ninh Bình

Trà mi Đà Lạt

Đà Lạt, Lâm Đồng

Tran et Hakoda

[30]

Quảng Ninh, Vĩnh

C. cucphuongensis

C. dalatensis Luong,


TLTK

3

[51]

[24]

[41]


9

10

11

12

13

14

15

16

17

18


19

20
21
22

23

C. dilinhensis Tran &
Luong
C. dongnaiensis Orel

Trà mi Di Linh
Trà hoa vàng
Đồng

Di Linh, Lâm Đồng

[52]

Đồng Nai

[30]

C. dormoyana (Pierre) Trà vàng đo-

Thanh Hóa, Nghệ

Sealy


An, Lâm Đồng,...

C. euphlebia Merr. ex
Sealy
C. flava (Pitard) Sealy
C. fleurylii (A.Chev.)
Sealy

mơi
Trà gân

Ninh Bình, Hịa

nhạt

Bình, Nghệ An

Chè sốp
Trà vàng

Sealy

Ginbec
Trà vàng
Hakoda

C. hamyenensis

Trà hoa vàng


M.Sealy

Hàm Yên

C. hatinhensis Luong,
Tran & L. T. Nguyen
C. hirsuta Hakoda &

Trà vàng nhiều

N.Tran

lông

C. huulungensis

Trà hoa vàng

Rosmann & Ninh

Hữu Lũng

C. indochinensis Merr.
C. inusitata Orel,
Curry & Luu
C. kirinoi Ninh

Ninh, Lạng Sơn


Trà hoa vàng

C. gilbertii (A.Chev.)

C. hakodae Ninh

Bắc Giang, Quảng

Khánh Hòa, Vĩnh
Phúc

Kiri
4

[45]

[43]

[45]

Vĩnh Phúc

[30]

Vĩnh Phúc

[51]

Tuyên Quang


[45]

Hà Tĩnh

[25]

Vĩnh Phúc

[51]

Lạng Sơn

[45]

Lạng Sơn

[45]

Trà mi cánh dẹt Lâm Đồng
Trà hoa vàng

[45]

Lạng Sơn

[28]

[45]



24

C. limonia C.F.Liang

Trà hoa vàng

& S.L.Mo

da cam

25

C. luongii Tran et Le

26

C. luteocerata Orel

27

28
29
30

31

32

33


34

Trà hoa vàng
trắng

Lạng Sơn

[45]

Thái Nguyên

[45]

Lâm Đồng

[32]

C. megasepala Hung

Trà hoa vàng

Tuyên Quang, Bắc

T.Chang & Tran Ninh

Ba Bể

Kạn

C. murauchii Ninh &


Trà hoa vàng

Hakoda

Murô

C. ninhii Luong & Le

Lạng Sơn

[13]

Lâm Đồng

[27]

C. nitidissima

[13]

C.W.Chi
C. oconoriana Orel,
Curry & Luu
C. petetolii (Merr.)
Sealy
C. phanii Hakoda &
N.Tran
C. rosmannii Ninh


[45]

Lâm Đồng

[28]

Trà vàng petelo Vĩnh Phúc

[53]

Vĩnh Phúc

[51]

Quảng Ninh

[30]

Khánh Hòa

[41]

Vĩnh Phúc

[14]

Trà mi Thưởng Lâm Đồng

[26]


Trà âu-con-nơ

Trà vàng phan
Trà hoa vàng
Yên Tử

C. sonthaiensis Luu,
35

Luong, Q.D.Nguyen

Trà Sơn Thái

& T.Q.T. Nguyen
36

37

38

C. tamdaoensis

Trà hoa vàng

Hakoda & Ninh

Tam Đảo

C. thuongiana Luong,
Anna Le & Lau

C. tienii Ninh.T

Hải đường hoa
vàng
5

Vĩnh Phúc

[51]


39

C. tonkinensis Cohen-

Trà hoa vàng

(Pit.) Cohen- Stuart

Bắc Bộ

Hà Nội

[55]

Tuyên Quang

[44]

C. tuyenquangensis

40

D.V.Luong, N.N.H.Le
& N.Tran

1.1.4. Một số loài Trà hoa vàng ở Việt Nam
Tại Việt Nam đã công bố và ghi nhận trên 40 loài Trà hoa vàng. Một số
loài Trà hoa vàng thường gặp ở các tỉnh lân cận tỉnh Bắc Giang như:
1.1.4.1. Camellia crassiphylla Ninh & Hakoda (Vĩnh Phúc)
Cây gỗ nhỏ, cao 3 - 5 m. Lá có cuống dài, phiến lá hình bầu dục, dài 17,3 25,1 cm, rộng 9,1 - 13 cm, xanh đậm ở mặt trên, mặt dưới có nhiều điểm tuyến
màu đen, gốc lá trịn hoặc tim, chóp lá tù, mép lá có răng cưa nơng, gân bên 8 - 9
cặp. Hoa màu vàng, lá đài 5, tràng hoa gồm 9 - 10 cánh, các cánh bên ngồi có
lơng mịn, các cánh bên trong hợp với bộ nhị khoảng 2 - 3 mm ở gốc. Bộ nhị nhiều,
dài 1,6 - 1,7 cm, nhẵn. Bộ nhụy gồm 3 lá nỗn tạo thành bầu 3 ơ, nhẵn, vịi nhụy
3, rời. Quả 3 ô, 1 - 3 hạt trong mỗi ô [12].
1.1.4.2. Camellia indochinensis Merr. (Lạng Sơn)
Cây bụi, cao từ 1 - 4 m, cành non màu nâu vàng, cành già màu nâu tím,
nhẵn. Cuống lá 5 - 8 mm, có rãnh, nhẵn. Phiến lá hình elip hoặc hình trứng thuôn,
dài 6 - 10,5 cm, rộng 2,5 - 4,5 cm, mặt trên lá màu xanh đậm, mặt dưới lá màu
xanh nhạt, thường có nhiều điểm tuyến màu đen, hai mặt lá sáng bóng. Có 6 - 7
cặp gân bên. Hoa đơn độc, mọc ở nách lá, đài 3 - 4, tràng 8 hoặc 9, màu vàng nhạt,
nhị 8 - 10 mm, nhẵn bóng, bầu trên 3 ơ [50].
1.1.4.3. Camellia chrysantha (Hu) Tuyana (Quảng Ninh)
Cây gỗ nhỏ, chồi và cành non nhẵn, cành già màu nâu, nhẵn. Lá đơn, mọc
so le, khơng có lá kèm. Cuống lá ngắn, phiến lá (bánh tẻ) hình elip, cứng, dày và
dai, dài 11 cm, rộng 5 cm, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới màu xanh nhạt,
thường có nhiều điểm tuyến màu đen, gốc lá hình nêm, mép lá có khía răng cưa,
6



ngọn lá nhọn, gân giữa lộ rõ, có 10 - 12 cặp gân bên. Hoa đều, mọc ở đầu cành
hoặc nách lá, màu vàng. Cuống hoa ngắn, lá bắc 6 - 10, phủ lên nhau, cánh hoa
10 - 20, các cánh phía trong dính với nhau và dính vào vịng nhị ngồi. Bộ nhị
nhiều, mang bao phấn 2 ơ. Bộ nhụy gồm 3 lá nỗn dính nhau tạo thành bầu trên 3
ơ, vịi nhụy 3, rời, màu vàng. Quả nhẵn, chia 3 ô, mỗi ô 2 hạt [13].
1.1.5. Thành phần hóa học
Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của
chi Camellia L.. Các nhóm chất chính thường gặp trong chi Camellia L. là:
Polyphenol, flavonoid, tanin, saponin và các tinh dầu, ngồi ra cịn có alcaloid,
acid hữu cơ, protein, acid amin, pectin và đường khử [15], [23], [36], [47], [57].
1.1.5.1. Nhóm polyphenol
Nhóm polyphenol được coi là nhóm chất quan trọng nhất trong Trà hoa
vàng do các tác dụng sinh học nổi bật.
Nghiên cứu năm 2013 của Jia-Ni Lin và cộng sự trên 6 loài Trà hoa vàng
là C. murauchii, C. impressinervis, C. euphlebia, C. tunghinensis, C. nitidissima
var. microcarpa và C. nitidissima đã phát hiện 8 loại catechin là epigallocatechin
gallat (EGCG), epigallocatechin (EGC), epicatechin gallat (ECG), epicatechin
(EC), catechin (C) (Hình 1.1), gallocatechin (GC), gallocatechin gallat (GCG),
catechin gallat (CG) [57].
Trong Trà hoa vàng có các flavonoid như quercetin, kaempferol, vitexin và
các glycosid của chúng như quercetin-7-O-ß-D-glucopyranoside, kaempferol-3glucosid,… [57].
Năm 2011, Peng và cộng sự đã phân lập được các thành phần flavonoid từ
hoa của Camellia chrysantha bằng sắc ký cột bao gồm quercetin, quercetin-7-Oß-D-glucopyranoside,

quercetin-3-O-ß-D-glucopyranoside,

rutin,

vitexin,


kaempferol, kaempferol-3-O-ß-D-glucopyranoside [47]. Năm 2013 Wei, J. B và
cộng sự đã xác định được sự có mặt của nhóm chất flavonoid trong lá Trà hoa
vàng, bao gồm: Vitexin, isovitexin, quercetin-7-O-ß-D-glucopyranoside và
kaempferol [36].
7


Catechin (C)

(-)- Epicatechin (EC)

(-)- Epigallocatechin-3-gallate (EGCG)

(-)- Epigallocatechin (EGC)

Vitexin

Quercetin

Hình 1.1. Một số chất có trong Camellia L.
1.1.5.2. Nhóm chất khác
Nhóm saponin: Cho đến nay, chỉ có saponin triterpenoid pentacyclic được
báo cáo phát hiện từ chi Camellia L. và hầu hết chúng là các saponin triterpenoid
loại oleanan. Các saponin là nhóm chất được tìm thấy từ tất cả các bộ phận của
cây, trong đó bộ phận phân lập được nhiều nhất là hạt. Các saponin đại diện như
camelliasid A, B,... [21].

8



Nhóm tinh dầu: Các tinh dầu chính là phytol, n-hexanal, metyl salicylat,...
tạo nên hương thơm riêng của mỗi loại Trà. Từ loài C. nitidissima, các nhà khoa
học Trung Quốc đã phân lập được 56 chất tinh dầu từ lá và 34 chất từ hoa [56].
Ngoài ra, trong Trà hoa vàng cịn có mặt các nhóm chất như: Nhóm chất
đường (glucoza, fructoza,...), nhóm sắc tố (diệp lục, caroten,...), nhóm vitamin
(B1, B2, C,...) v.v.
1.1.6. Tác dụng sinh học
Hiện nay, Trà hoa vàng ngày càng được nghiên cứu rộng rãi do có nhiều
cơng dụng trong sinh - dược học như: Tác dụng chống oxy hóa, giúp ổn định huyết
áp, giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch, ức chế và tiêu diệt vi sinh vật, bảo
vệ da khỏi tác dụng của tia UV,... [23], [35], [36], [43].
1.1.6.1. Tác dụng chống oxy hóa
Các nghiên cứu về hoạt tính chống oxy hóa của các loài thuộc chi Camellia
L., đặc biệt là Trà xanh Camellia sinensis đã được thực hiện từ lâu, cả trong nước
và quốc tế. Từ kết quả các nghiên cứu cho thấy tác dụng chống oxy hóa của Trà
là do hoạt tính của các hợp chất nhóm polyphenol, đây cũng là nhóm chất đặc
trưng của Trà hoa vàng [20], [35], [36], [38], [43], [49].
Lá Camellia chrysantha có tác dụng chống oxy hóa mạnh, thể hiện qua khả
năng trung hòa gốc tự do [36]. Các chất được xác định trong lá Camellia
chrysantha có tác dụng dọn gốc tự do là: Quercetin-7-O-ß-D-glucopyranoside >
catechin > epicatechin > kaempferol > vitexin > isovitexin, khả năng chống oxy
hóa giảm giần theo thứ tự trên [36]. Khi đánh giá tác dụng chống oxy hóa của lá
Trà xanh theo khả năng bảo quản dầu hạt cải, các polyphenol thể hiện hoạt tính
vượt trội so với các chất chống oxy hóa đã biết như acid ascobic và tocopherol
[38].
Gần đây, nhiều nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa của Trà hoa vàng đã
được thực hiện. Lixia Song và cộng sự đã tiến hành đánh giá khả năng chống oxy
hóa của polyphenol trong 6 mẫu Trà hoa vàng (C. impressinervis, C. euphlebia,
C. microcarpa, C. nitidissima, C. tunghinensis và C. chrysantha) thu hái ở Trung
Quốc theo mơ hình DPPH, được phân tích bằng phương pháp HPLC cho thấy có

9


phản ứng rõ rệt giữa các thành phần catechin trong trà với DPPH thể hiện rõ khi
các đỉnh tương ứng tồn tại trong sắc ký đồ ban đầu của các chiết xuất ban đầu biến
mất sau khi thêm DPPH [49].
1.1.6.2. Tác dụng kháng vi sinh vật
Gần đây, Trà hoa vàng còn được biết đến với tác dụng kháng khuẩn, kháng
nấm và kháng virus, tác dụng mà trước đó đã được nghiên cứu rất nhiều trên Trà
xanh (Camellia sinensis). C. sinensis có chứa một số hợp chất tanin, polyphenol,
catechin bao gồm epicatechin (EC), epicatechin gallate (ECG), epigallocatechin
(EGC) và epigallocatechin gallate (EGCG) có cơng dụng trong việc phịng chống
ung thư, chống nhiễm trùng, chống oxy hóa, chống vi khuẩn và chống kí sinh
trùng rất rõ rệt [10].
Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng C. sinensis có tác dụng kháng khuẩn
tốt, flavonoid trong C. sinensis có tác dụng ức chế sự phát triển của các chủng vi
khuẩn và nấm với các mức độ khác nhau. C. sinensis thể hiện tác dụng mạnh nhất
trên các chủng vi khuẩn gram (+) như S. aureus (30 mm), B. subtilis (18,5 mm),
Listeria monocytogens (15 mm), có tác dụng tốt trên các chủng vi khuẩn gram () như E. coli (21 mm), S. flexneri (24 mm), P. aeruginosa (22 mm), Salmonella
typhi (25 mm) và Klebsicla pneumoniae (21 mm). Trong khi đó tác dụng kháng
nấm tỏ ra rất yếu: C. albicans (9 mm), C. stellaloides (7,5 mm) [34]. EGCG trong
C. sinensis làm tăng hiệu quả của một loại kháng sinh thông thường. Khi sử dụng
kết hợp EGCG với kháng sinh aztreonam, có thể tiêu diệt P. aeruginosa một cách
hiệu quả ở những xét nghiệm trong phịng thí nghiệm [37].
Hai vi khuẩn gram dương (S. aureus và B. subtilis) và hai vi khuẩn gram
âm (E. coli và P. aeruginosa) được chọn để đánh giá các hoạt động diệt khuẩn
trong in vitro của tinh dầu và chiết xuất ethanol C. nitidissima. Các giá trị MIC
cho thấy hiệu quả kháng khuẩn đáng kể khi so sánh với Ampicillin và
Tobramycin, trong đó tinh dầu hiệu quả hơn với S. aureus, B. subtilis và E. coli
(các giá trị MIC lần lượt là 1,25, 0,625 và 1,25 mg/ml), nhưng khơng có tác dụng

với P. aeruginosa. Chiết xuất ethanol thể hiện hiệu quả tốt hơn với hai chủng vi
khuẩn gram (+) [18].
10


Khơng chỉ có tác dụng kháng khuẩn tốt, C. sinensis còn thể hiện tác dụng
kháng nấm và kháng virus tương đối hiệu quả. Chiết xuất cồn của C. sinensis có
tác dụng chống lại các chủng nấm như C. albicans, Saccharomyces cerevisiae,
Phanerochaete chrysosporium, Sporotrichum pulverulentum, Aspergillus flavus
và Candida krusei, còn dịch chiết nước thể hiện tác dụng kém hoặc khơng có tác
dụng trên các chủng này [22], [40], [48]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, C.
sinensis có hoạt động chống lại virus, một số virus bị ức chế bởi C. sinensis như:
Laryngotrachietis, Adenovirus và virus viêm gan B. EGCG có hoạt tính chống
virus viêm gan B mạnh thơng qua việc giảm bài tiết HBs Ag và Hbe Ag trong ống
nghiệm (kháng nguyên bề mặt và kháng nguyên viêm gan B). Ngồi ra, C. sinensis
cịn có tác dụng đối với các chủng virus: Viêm gan C, virus cúm, virus Herpes,…
[39], [42].
1.1.7. Gíá trị kinh tế của Trà hoa vàng
Một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản đã nghiên cứu
phát triển nhiều sản phẩm từ Trà hoa vàng như: (Superior tea, Golden Camellia,...)
với các loại trà túi lọc, trà bột, viên nang, đóng chai,… Giáo sư Trần Ninh cho
biết, trong một lần tham gia hội thảo quốc tế về Trà hoa vàng tại Quảng Tây, ông
đã được một doanh nghiệp Trung Quốc giới thiệu loại “Golden Camellia” dạng
nước có giá tiền Việt là 4,76 triệu đồng/chai. Cơng ty Zhonggang Gaoke Camellia
Tea Industry Co., Ltd là một công ty ở tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc đã cho ra
thị trường hai dòng sản phẩm là trà uống và các sản phẩm làm đẹp từ cây Trà hoa
vàng (Yellow Camellia Reviving and Cleansing Mousse) v.v.
Ở Việt Nam, các sản phẩm từ Trà hoa vàng chủ yếu ở dạng thô, bán cho thị
trường Trung Quốc, có rất ít sản phẩm hồn thiện từ Trà hoa vàng. Trà thanh nhiệt
do Học viện Quân Y sản xuất có thành phần Trà hoa vàng. Sản phẩm dưới dạng

trà túi lọc 1,2 g chứa: Trà hoa vàng (0,3g), La hán quả (0,4g), Kim ngân hoa
(0,2g), Lược vàng (0,1g), Sinh địa (0,1g), Mẫu đơn bì (0,1g). Ở Quảng Ninh, công
ty Cổ Phần kinh doanh lâm sản Đạp Thanh đã chế biến sản xuất ba sản phẩm
OCOP là trà túi lọc, hoa khô và lá, các sản phẩm này đều có giá trị kinh tế cao.
11


Ngồi ra, Trà hoa vàng cịn được sử dụng làm cây cảnh chơi tết do nở hoa vào
đúng dịp tết.
Về giá trị kinh tế, Trà hoa vàng được bán với giá dao động từ 10 - 17 triệu
VNĐ/kg hoa khô và 80 - 300 VNĐ/kg lá khô. Giá trị doanh thu từ trồng Trà hoa
vàng có thể đạt đến hàng tỉ VNĐ/ha. Do có giá trị kinh tế cao nên việc trồng và
phát triển được quan tâm đặc biệt, như ở Ba Chẽ, Quảng Ninh, Trà hoa vàng đang
được phát triển và trở thành sản phẩm OCOP [13].
1.2. Trà hoa vàng tại Bắc Giang
Ở tỉnh Bắc Giang, Trà hoa vàng phân bố chủ yếu ở một số khu rừng, đồi
cây lâu năm tại các huyện: Yên Thế, Lục Nam, Sơn Động, Lục Ngạn.
Năm 2011, Ngô Thị Minh Duyên và cộng sự đã xác định được một loài
Trà hoa vàng ở Sơn Động, Bắc Giang có tên khoa học là C. euphlebia Merr. ex
Sealy [45].
Trà hoa vàng Yên Thế, Bắc Giang đang được bán trên thị trường với giá 9
- 17 triệu VNĐ/kg hoa khô và 100 - 300 VNĐ/kg lá khô. Do giá trị cao nên loại
dược liệu quý này bị người dân khai thác triệt để, chưa có biện pháp nghiên cứu
bảo tồn, phát triển bền vững. Từ thực tế đó, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên
cứu và Phát triển vùng thực hiện đề tài khoa học “Nghiên cứu bảo tồn và phát
triển cây trà hoa vàng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”.
Từ đó đưa ra các giải pháp để bảo tồn và phát triển cây Trà hoa vàng Bắc Giang.
1.3. Tình trạng kháng kháng sinh và các nghiên cứu từ thực vật
Kháng sinh có nguồn gốc tổng hợp hay bán tổng hợp thường có độc tính
cao, nhiều tác dụng phụ không mong muốn và dễ xảy ra tình trạng kháng thuốc.

Theo báo cáo của trung tâm phịng chống bệnh tật Châu Âu (ECDC), hằng năm ở
Châu Âu có trên 25.000 bệnh nhân chết vì nhiễm phải vi khuẩn đa kháng thuốc.
Các vi khuẩn kháng thuốc như MRSA, vi khuẩn tiết ESBL,… tăng lên rõ rệt hằng
năm.
Tại Việt Nam, tình trạng kháng kháng sinh cũng đang ngày càng gia
tăng. Chi phí cho việc sử dụng thuốc kháng sinh chiếm gần 30% tổng chi phí
thuốc và đang có chiều hướng gia tăng.
12


Thống kê tại các bệnh viện lớn như bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Bạch
Mai, bệnh viện QĐTW 108, bệnh viện Chợ Rẫy,… một số loại vi khuẩn như
S.pneumoniae, E.coli, tụ cầu vàng có tỷ lệ kháng kháng sinh rất cao. Cụ thể:
- Chủng S.pneumoniae đã kháng Penicillin ~ 70%, kháng Erythromycin ~
90%.
- Chủng E.coli kháng Gentamicin và Cefotaxim với tỷ lệ trên 50%.
- Tụ cầu vàng kháng Methicilline với tỷ lệ ~ 40%.
Do đó, việc tìm kiếm các hợp chất thiên nhiên, đặc biệt từ các bài thuốc dân gian,
có hoạt tính kháng khuẩn ln được quan tâm vì tính an tồn, ít tác dụng phụ của
chúng.
Một số nghiên cứu về tác dụng kháng vi sinh vật của cây thuốc:
- Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu
gừng (Zingiber officinale roscoe) và tinh dầu tiêu (Piper nigrum L.) [9].
- Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu lá
trầu không (Piper betel L.), họ hồ tiêu (Piperaceae) [6].

13


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nguyên liệu, thiết bị
2.1.1. Nguyên liệu
Mẫu Trà hoa vàng thu hái tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang tháng 2/2019
được giám định tên khoa học và lưu giữ mẫu tại bộ môn Thực vật - Trường Đại
học Dược Hà Nội. Mã số tiêu bản: HNIP/18616/20.
Phương pháp xử lý mẫu:
- Mẫu nghiên cứu về đặc điểm thực vật (phân tích hình thái và làm tiêu bản
mẫu khô): Mẫu tươi cành mang lá.
- Mẫu nghiên cứu tác dụng sinh học: Mẫu lá tươi ngay sau khi thu, làm sạch,
rửa bằng nước, sấy khô ở 55ᴼC, nghiền nhỏ, rây (355 - 1400).
2.1.2. Thiết bị
Thiết bị nghiên cứu đặc điểm thực vật:
- Kính lúp soi nổi leica EZ4
- Kính hiển vi A. Kruss Optronic GmbH
- Máy ảnh kĩ thuật số Canon EOS 60D + Tamron 60mm f2.8 Macro
- Rây 355, rây 1400.
- Dụng cụ khác: Phiến kính, lá kính, dao lam.
- Địa điểm thực hiện: Bộ môn Thực vật.
Thiết bị nghiên cứu tác dụng sinh học:
- Cân phân tích AC ADAPTER.
- Bếp cách thủy WiseBath.
- Tủ sấy Memmert.
- Tủ ấm nuôi cấy VSV.
- Tủ an toàn sinh học cấp II.
- Nồi hấp tiệt trùng HIRAYAMA HV50.
- Máy lắc votex.
- Máy ly tâm Centrifuge 5415 R.
- Các dụng cụ thủy tinh: Cốc có mỏ, bình định mức, bình nón, ống đong,
pipet các loại, đũa thủy tinh, phễu thủy tinh, đĩa petri, dụng cụ đục thạch.
14



Các dụng cụ đều được rửa, tiệt trùng ở 121ᴼC trong 30 phút trước và sau
khi làm thí nghiệm.
- Các dụng cụ khác: Micropipette, đầu côn, ống eppendorf, kim mũi mác,
quả bóp, giá ống nghiệm, đều được tiệt trùng bằng cồn 90ᴼ sau mỗi lần tiến
hành thực nghiệm.
- Địa điểm thực hiện: Bộ môn Thực vật và Bộ môn Vi sinh & Sinh học (TS.
Đỗ Ngọc Quang).
2.1.3. Dung mơi, hóa chất
- Dung mơi: Ethanol, nước cất, DMSO 2%.
- Hóa chất: Cao nấm men, pepton, NaCl, agar, glucose, cao Malt, xanh
methylen, đỏ son phèn, acid acetic, nước javen.
- Các chủng VSV kiểm định: B. subtilis (ATCC 6633), E. coli (ATCC 8739),
P. aeruginosa (ATCC 9027), S. aureus (ATCC 6538), S. flexneri (DT112),
C. albicans (ATCC 10231) do Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương và bộ
môn Vi sinh & Sinh học, Đại học Dược Hà Nội cung cấp.
- Mẫu đối chứng: Penicillin G, Gentamicin, Nystatin (kháng sinh thương
mại).
2.2. Nội dung, phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái
2.2.1.1. Phân tích hình thái
Mơ tả mẫu nghiên cứu theo phương pháp mô tả phân tích [1], [4]. Trong
nghiên cứu các đặc điểm được mơ tả thuộc các nhóm: Dạng sống, thân, lá (Bảng
2.1).

15


Bảng 2.1. Đặc điểm mô tả trong nghiên cứu đặc điểm thực vật

STT

Cơ quan

Đặc điểm mô tả

1

Dạng sống

Dạng sống, chiều cao

2

Thân

Hình dạng thân già, bề mặt cành non.
Cách mọc của lá, cuống lá, hình dạng phiến, hình dạng

3



mép, số cặp gân chính, kích thước, bề mặt trên, bề mặt
dưới.

2.2.1.2. Giám định tên khoa học
Tên khoa học được xác định dựa trên khóa phân loại và mơ tả lồi trong
các tài liệu về thực vật trong nước (Cây cỏ Việt Nam, Các loài trà ở Vườn Quốc
gia Tam Đảo) và các tài liệu ngoài nước (Flora of China).

2.2.1.3. nghiên cứu đặc điểm vi học
- Nghiên cứu đặc điểm vi phẫu:
• Chọn mẫu: Lá (bánh tẻ) và cành được ngâm trong cồn 70ᴼ.
• Cắt tiêu bản bằng phương pháp cắt trực tiếp.
• Tẩy và nhuộm tiêu bản theo phương pháp tẩy nhuộm kép.
• Lên tiêu bản theo phương pháp giọt ép và soi dưới kính hiển vi để
phân tích đặc điểm giải phẫu của lá và cành mẫu nghiên cứu [4].
- Nghiên cứu đặc điểm bột:
• Quan sát hình dạng, màu sắc, ngửi, nếm, nhận biết mùi vị của bột.
• Bột lá Trà hoa vàng Bắc Giang được nghiên cứu bằng phương pháp
soi bột [3].

16


2.2.2. Nghiên cứu tác dụng kháng VSV
2.2.2.1. Chuẩn bị mẫu thử
- Chuẩn bị mẫu thử: Lá mẫu nghiên cứu được chiết trong các dung mơi:
Ethanol 96%, ethanol 50%, H20.
• Cân chính xác 3 phần bột dược liệu, mỗi phần khoảng 30,0 g. Thấm
ẩm mỗi phần với các dung môi trên trong 1h.
• Với dung mơi ethanol 96%, ethanol 50%: Chiết siêu âm 3 lần với
mỗi phần. Thể tích chiết lần lượt là 250, 150, 150 ml trong 30 phút,
mỗi lần.
• Với dung mơi H20: Chiết nóng 3 lần. Thể tích chiết lần lượt là 250,
200, 200 ml trong 1h, mỗi lần.
Lọc, gộp dịch chiết và cô cách thủy đến cắn, sấy khô ở 45ᴼC để thử tác dụng
kháng vi sinh vật.
Bảng 2.2. Khối lượng cắn thu được của mẫu nghiên cứu
Dung môi

Khối
lượng
Khối lượng cắn (g)

Nước

Ethanol 50%

Ethanol 96%

(CA37-L1)

(CA37-L3)

(CA37-L5)

4,6227

1,8496

1,2701

6,4897

16,2197

23,6202

Lượng dược liệu
tương đương 1 g

cắn (g)

Kí hiệu: CA37: Trà hoa vàng thu tại Bắc Giang
CA37-L1: Cắn chiết bằng nước
CA37-L3: Cắn chiết bằng ethanol 50%
CA37-L5: Cắn chiết bằng ethanol 96%
- Mẫu thử: Cân 200 mg cắn mỗi loại, hòa tan trong 2,0 ml DMSO 2% (100
mg/ml).
17


×