Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Xây dựng một phương thức cho việc đào tạo giáo viên trung học phổ thông theo hợp đồng giữa trường đại học sư phạm TP HCM và một số tỉnh phía nam​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.83 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH

TẠ QUANG LÂM

XÂY DỰNG MỘT PHƯƠNG THỨC CHO VIỆC ĐÀO
TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO
HỢP ĐỒNG GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.
HỒ CHÍ MINH VÀ MỘT SỐ TỈNH PHÍA NAM

Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Thành phố Hồ Chí Minh – 2002



LỜI CẢM TẠ

Với tình cảm chân thành tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc của mình đối với PGS. TS.
TRẦN TUẤN LỘ, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện bản luận
văn này.
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn đến các Giáo sư, Tiến sĩ; Bùi Ngọc Oánh, Hoàn
Tâm Sơn, Cao Duy Bình, Lê Sơn, Trương Văn Sinh, Chu Xuân Diên, Nguyễn Quang Điển,
Nguyễn Xuân Tế, Đinh Ngọc Thạch, Võ Quang Phúc và thầy cô giáo của khoa Tâm lý giáo dục
Trường ĐHSP TP. HCM, đã tận tình giảng dạy cho tôi những kiến thức khoa học chuyên
ngành, những kiến thức về khoa học quản lý, phương pháp nghiên cứu khoa học…
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn của tơi đến Ban Giám hiệu, Phịng KHCN-SĐH
của Trường ĐHSP TP. HCM và các bạn đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo nhiều điều
kiện thuận lợi cho tôi học tập và hồn thành bản luận văn này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn anh chị em học viên cùng khóa, các bạn bè thân hữu đã
giúp đỡ cung cấp nhưng tài liệu tham khảo cần thiết, hỗ trợ và động viên tôi trong học tập,


công tác và nghiên cứu khoa học.

Tạ Quang Lâm

3


MỤC LỤC

LỜI CẢM TẠ............................................................................................................................... 3
MỤC LỤC .................................................................................................................................... 4
A/ PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................ 7
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................................ 7
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU................................................................................................ 8
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU .............................................................. 8
4. CÁC GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ....................................................................................... 8
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU................................................................................................ 9
6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI................................................................................................... 10
7. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CÁI MỚI CỦA Đề TÀI. ................................... 10
8. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................... 11
8.1) Một số khái niệm cơ bản ............................................................................................. 11
8.2) Cơ sở lý luận của đề tài được dựa trên những vấn đề sau ......................................... 15
8.3) Đề tài đã được thực hiện bằng: .................................................................................. 15
Chương 1: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, SỬ DỤNG GIÁO VIÊN THPT CỦA MỘT SỐ
TỈNH PHÍA NAM HIỆN NAY VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐÀO TẠO THEO HỢP
ĐỒNG GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH VỚI CÁC ĐỊA
PHƯƠNG. .................................................................................................................................. 17
1.1. Thực trạng đào tao và sử dung giáo viên THPT của một số tỉnh phía Nam ............... 17
1.1.1. Tình hình đào tạo...................................................................................................... 17
1.1.2. Tình hình sử dụng ..................................................................................................... 21

1.1.3. Nguyên nhân ............................................................................................................. 23

4


1.2. Sự cần thiết phải đào tạo giáo viên theo hợp đồng giữa trường Đai học Sư phạm TP.
Hồ Chí Minh với các địa phương.......................................................................................... 30
1.2.1. Đặc điểm tình hình khu vực phía Nam ..................................................................... 30
1.2.2. Sự cần thiết: .............................................................................................................. 33
Chương 2: PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO THEO HỢP ĐỒNG ............................................ 35
2.1. Xác đinh nhu cầu và khả năng kinh phí của địa phương ............................................ 35
2.1.1. Xác định nhu cầu của các địa phương ..................................................................... 35
2.1.2 . Khả năng kinh phí của địa phương. ........................................................................ 60
2.2. Khả năng đáp ứng của trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh. .......................... 61
2.2.1. Đội ngũ cán bộ giảng dạy: ....................................................................................... 61
2.1.2. Cơ sở vật chất và kỹ thuật phục vụ cho việc đào tạo ............................................... 63
2.3. Sinh viên cam kết với địa phương .................................................................................. 64
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ........................................................................... 66
3.1. Kế hoạch của các địa phương - nhu cầu đào tạo giáo viên từng bộ môn .................... 66
3.1.1. Kế hoạch của các địa phương: ................................................................................. 66
3.1.2. Cải tiến công tác tuyển sinh ..................................................................................... 67
3.1.3. Kinh phí địa phương đóng góp ................................................................................. 71
3.1.4. Thực hiên cơng viêc đào tạo của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh ....... 72
PHẦN THỨ BA. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 77
1. KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 77
2. KIẾN NGHỊ ....................................................................................................................... 78
2.1. Đối với Chính phủ, với ngành ngành giáo dục - đào tạo: .......................................... 78
2.2. Đối với Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh và các địa phương có nhu cầu
đào tạo giáo viên theo địa chỉ: ........................................................................................... 79
PHỤ LỤC VÀ CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 80

5


TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 80
PHỤ LỤC ............................................................................................................................... 82

6


A/ PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hơn 10 năm qua, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã đào tạo được hơn 7.000
giáo viên hệ chính qui tập trung (chủ yếu cho các tỉnh phía Nam). Tuy số lượng khá lớn như
vậy, song không phải tất cả sinh viên tốt nghiệp đều phục vụ trong ngành giáo dục.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2000, cả nước còn thiếu hàng trăm ngàn giáo
viên các cấp phổ thơng, vấn đề đó đã và đang được các cấp, các ngành tìm những phương án
tốt nhất để có đủ đội ngũ giáo viên phổ thông. Dự báo nhu cầu giáo viên theo dự thảo chiến
lược phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2010, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, thì số lượng giáo viên phổ thơng cần tăng thêm 29.443 giáo viên mới đủ phục vụ
giáo dục- đào tạo cho số học sinh phổ thông ngày một gia tăng (năm 2000: 67.828 giáo viên,
năm 2010: cần 97.271 giáo viên).
Theo thông báo mới nhất của Tổng cục thống kê năm học 2001-2002, số giáo viên tiểu
học có 353.800 người, tăng 1,7% so với năm học trước; số giáo viên Trung học cơ sở có
243.100 người, tăng 8,2%; số giáo viên Trung học phổ thơng có 81.000 người tăng gần 10%.
Tuy nhiên, so với qui định thì cả nước vẫn cịn thiếu 70.100 giáo viên phổ thơng, trong đó cấp
Tiểu học thiếu 8.500 giáo viên, cấp Trung học cơ sở thiếu 41.200 giáo viên và cấp Trung học
phổ thông thiếu 20.400 giáo viên. Chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn là thiếu
giáo viên nhiều nhất. (Báo Thanh niên số 2 (2202) ngày 2-1-2002)
Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh có nhiều chức năng, nhiệm vụ, trong đó có

một chức năng hết sức quan trọng là đào tạo đội ngũ giáo viên có chất lượng cao cho cả nước,
nhưng chủ yếu cho các tỉnh phía Nam.
Trước tình hình thực tế về đội ngũ giáo viên của một số địa phương chưa đáp ứng được
nhu cầu phát triển của nền giáo dục, theo sáng kiến của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí
Minh và một số Sở Giáo dục - Đào tạo, đồng thời được sự chấp thuận của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, từ năm 1997 đến nay Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức đào tạo giáo

7


viên cho các tỉnh có nhu cầu, theo hình thức hợp đồng, nhằm bổ sung đội ngũ giáo viên hiện
đang thiếu.
Do đó việc nghiên cứu để tìm ra một phương thức có hiệu quả hơn cho việc đào tạo giáo
viên Trung học phổ thông của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh cho các tỉnh phía
Nam theo yêu cầu của các sở Giáo dục & Đào tạo bằng nguồn kinh phí của địa phương là rất
cần thiết
Đó là những lý do để chúng tôi chọn lựa đề tài nghiên cứu của mình

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2. 1) Nắm được thực trạng và nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên THPT của một số địa
phương thuộc các tình phía Nam có ký kết hợp đồng đào tạo giáo viên với Trường Đại học Sư
phạm TP. Hồ Chí Minh.
2.2) Đề xuất được một phương thức đào tạo giáo viên THPT có hiệu quả hơn theo hợp
đồng giữa Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và các địa phương đó.
2.3) Đề xuất được những giải pháp để thực hiện được việc đào tạo giáo viên THPT theo
phương thức nói trên.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu là hoạt động đào tạo giáo viên THPT theo hợp đồng giữa
Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh và các Sở Giáo dục -Đào tạo ở các tỉnh phía Nam

3.2. Khách thể nghiên cứu là thực trạng đào tạo và sử dụng giáo viên THPT ở các tỉnh
phía Nam trong thời gian qua và hiện nay.

4. CÁC GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Hiện nay, tuy đời sống kinh tế vơ cùng khó khăn, đặc biệt là chế độ tiền lương và các chế
độ chính sách ưu đãi đối với ngành giáo dục không thể bảo đảm cuộc sống cho thầy cô giáo,
mặt khác vị thế của người thầy giáo trong xã hội khơng được cao, vì vậy mà hàng năm có nhiều
sinh viên viên tốt nghiệp Đại học Sư phạm không nhận nhiệm sở, đặc biệt là sinh viên các tỉnh
nghèo, điều kiện phát triển xã hội cịn gặp khó khăn. Thậm chí giáo viên đã nhận nhiệm sở
nhưng hàng năm bỏ việc cũng khá nhiều.
8


Một vài năm gần đây đời sống kinh tế của nước ta có được cải thiện, trong đó ngành giáo
dục đã và đang được sự quan tâm của các cấp các ngành và được Đảng và Nhà nước ta xem là
"quốc sách hàng đầu", các chế độ chính sách ưu đãi trong tuyển sinh, trong học tập đối với sinh
viên Sư phạm và chế độ đãi ngộ đối với giáo viên đứng lớp đã có tác dụng thúc đẩy thí sinh
đăng ký dự thi vào các trường Sư phạm ngày một đơng hơn, nhưng vẫn cịn hiện tượng sinh
viên tốt nghiệp Đại học Sư phạm không nhận nhiệm sở trong ngành giáo dục địa phương mình
mà lại tìm kiếm việc làm trong những ngành khác có thu nhập cao hơn, nhất là ở thành phố Hồ
Chí Minh là một địa bàn hấp dẫn đối với tuổi trẻ các địa phương khác.
Mặt khác, việc đào tạo theo kinh phí Nhà nước không đáp ứng được nhu cầu về số lượng
giáo viên THPT mà mỗi địa phương đang cần, nhất là các địa phương ở vùng sâu, vùng xa.
Vì thế đã xuất hiện hình thức đào tạo giáo viên THPT cho mỗi địa phương theo hợp đồng
giữa Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và các địa phương đó.
Luận văn này nghiên cứu vấn đề : "Xây dựng một phương thức cho việc đào tạo giáo
viên Trung học phổ thông theo hợp đồng giữa Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
và một số tình phía Nam", trên cơ sở 2 giả thiết sau đây:
1. Đào tạo giáo viên THPT theo hợp đồng giữa Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí
Minh và các tỉnh là một giải pháp góp phần khắc phục có hiệu quả tình trạng đào tạo không đủ

về số lượng giáo viên THPT cho mỗi tỉnh và tình trạng sinh viên tốt nghiệp Đại học Sư phạm
không đến nhận nhiệm sở, để bảo đảm sự thống nhất giữa đào tạo và sử dụng
2. Nếu có một phương thức đào tạo theo hợp đồng đúng đắn thì việc đào tạo theo hợp
đồng sẽ có hiệu quả cao hơn hiện nay.

5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.l) Nghiên cứu thực trạng của việc đào tạo và sử dụng giáo viên THPT ở một số tỉnh
phía Nam có nhu cầu đào tạo giáo viên theo địa chỉ và nguyên nhân của nó (trước khi có chủ
trương đào tạo theo hợp đồng).
5.2) Chứng minh sự cần thiết phải đào tạo theo hợp đồng giữa Trường Đại học Sư phạm
TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh (theo địa chỉ) để bảo đảm thống nhất đào tạo và sử dụng, khắc
phục có hiệu quả 2 tình trạng đã nêu trên.
9


5.3) Đề xuất một phương thức đào tạo theo hợp đồng có hiệu quả hơn so với cách đào tạo
theo hợp đồng hiện nay.
5.4) Đề xuất các giải pháp để phương thức đó có thể khả thi.

6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
6.l) Mục đích nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là xây dựng được một phương thức đào
tạo giáo viên THPT có hiệu quả hơn hiện nay cho các tỉnh có nhu cầu dưới hình thức hợp đồng
giữa Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và Sở Giáo dục-Đào tạo các tỉnh đó.
6.2) Địa bàn nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở 5 tỉnh đại diện:
+ Tỉnh Bình Thuận: Đại điện vùng Nam Trung Bộ
+ Tỉnh Tây Ninh (biên giới) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (vùng công nghiệp và hải đảo):
Đại diện vùng Đông Nam Bộ
+ Tỉnh Long An (gần TP. HCM và Cà Mau (tận cùng của Tổ Quốc): Đại diện vùng Miền
Tây Nam Bộ


7. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CÁI MỚI CỦA Đề TÀI.
Việc đào tạo giáo viên THPT theo hợp đồng giữa Trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí
Minh đào tạo giáo viên THPT theo hợp đồng với các địa phương đã được thực hiện từ năm
1997 theo sáng kiến của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và một tỉnh phía Nam,
được sự chấp thuận của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo công văn số 8489/KHTC ngày 29 tháng 9
năm 1997 do thứ trưởng Nguyễn Minh Hiển (hiện nay là Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
ký.
Hiện nay, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, hàng năm được Bộ Giáo dục - Đào
tạo giao chỉ tiêu đào tạo hệ chính qui có ngân sách từ 1.000 đến 1.300 sinh viên, ngồi ra
Trường cịn được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép trực tiếp ký kết hợp đồng đào tạo giáo viên
theo địa chỉ (nhu cầu cấp bách của các điạ phương). Đến nay Trường đang đào tạo giáo viên
chính qui cho 12 tỉnh : Ninh thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh,
Bình Phước, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cà Mau, số lượng hơn
3.000 sinh viên, bằng ngân sách của địa phương.
10


Đó chỉ là chủ trương theo cơng việc, giải quyết những vấn đề do nhu cầu thực tế đòi hỏi
trước mắt mà chưa đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu để có một mơ hình cụ thể, một phương thức lâu
dài, có hiệu quả cao cho việc đào tạo theo địa chỉ, theo hợp đồng nói trên. Từ năm 1997 đến
nay Trường cũng mới chỉ có một vài cuộc họp để bàn về việc nâng cao chất lượng giảng dạy và
học tập của sinh viên hệ này.
Đào tạo và sử dụng có hiệu quả sinh viên tốt nghiệp ở các trường Đào tạo nói chung với
Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh nói riêng là một trong những giải pháp của chiến
lược phát triển giáo dục - đào tạo từ nay đến năm 2020 của Đảng và Nhà nước ta: về đào tạo
nhân lực gắn với việc làm.
Từ những vấn đề trên, cái mới của đề tài "Xây dựng một phương thức cho việc đào tạo
giáo viên Trung học phổ thông theo hợp đồng giữa Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí
Minh và một số tỉnh phía Nam" một phương thức đào tạo theo hợp đồng có bài bản, được mơ
hình hóa, để trên cơ sở đó Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh xây dựng kế hoạch, chỉ

tiêu đào tạo cho phù hợp , đáp ứng nhu cầu đội ngũ giáo viên trước mắt và lâu dài cho các địa
phương, đồng thời có cơ sở để xem xét mức độ khả thi quyết định của Chính Phủ về việc miễn
thu học phí đối với sinh viên ngành Sư phạm sau khi tốt nghiệp có cam kết phục vụ trong
ngành giáo dục - đào tạo, tránh được sự lãng phí về tiền của, thời gian cho Nhà nước và cho các
địa phương.

8. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
8.1) Một số khái niệm cơ bản
8.1.1. Vùng sâu, vùng xa
Tại công văn số 2974/ĐP1 ngày 13 tháng 6 năm 1997 của Văn phịng Chính phu, Thủ
tướng Chính phủ đã đồng ý cho ủy ban Dân tộc và Miền núi vận dụng ba tiêu chí khu vực miền
núi, vùng cao để phân định khu vực theo trình độ phát triển vùng đồng bằng các tính phía Nam
(Qui định tại thơng tư số 41/UB-TT ngày 08/01/1996 của ủy ban Dân tộc và Miền núi). Theo
thông tư trên, việc phân định từng vùng phải căn cứ vào năm tiêu chí: Địa bàn cư trú; cơ sở hạ
tầng; các yếu tố xã hội; điều kiện sản xuất; về đời sống của nhân dân.
Căn cứ vào các tiêu chí nêu trên, các vùng thuộc khu vực khó khăn, tạm ổn (hay còn gọi
là vùng sâu , vùng xa) được xác định như sau:
11


a) Về mặt địa bàn cư trú: Các nơi được gọi là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới
phải là nơi cách thành phố, thị xã, khu công nghiệp, trung tâm thương mại, vùng sản xuất hàng
hóa bắt đầu phát triển, nhà ga, bến cảng, quốc lộ tỉnh lộ trên 10 km.
Các nơi được gọi là vùng sâu, vùng xa là nhưng nơi mà địa bàn dân cư cách xa thành phố,
Trung tâm kinh tế văn hoá phát triển.
b) Cơ sở hạ tầng: Giao thơng cịn khó khăn, các cơng trình điện, thủy lợi, nước sạch,
trường học, bệnh xá, các dịch vụ khác rất thấp kém chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho
sản xuất và đời sống của nhân dân.
c) Các yếu tố xã hội: Trình độ dân trí cịn thấp, tỷ lệ mù chữ, thất học từ 20- 50%; vệ sinh
phòng bệnh kém, bệnh tật nhiều, tập tục lạc hậu, thiếu thông tin, phúc lợi xã hội yếu kém. v.v...

d) Điều kiện sản xuất: Điều kiện sản xuất chưa ổn định về mùa vụ, cây trồng, vật ni;
sản xuất giản đơn cịn mang tính tự túc, tự cấp. số hộ khơng có đất đai và thiếu đất sản xuất
chiếm từ 10-20% số hộ của xã. số hộ có người làm thuê từ 10-20% số hộ của xã.
e) Về đời sống: số hộ đói nghèo từ 10-30% số hộ của xã. Đời sống của nhân dân cịn
nhiều khó khăn, cịn tình trạng đói giáp hạt.

8.1.2. Đào tạo theo địa chỉ
Khái niệm đào tạo theo địa chỉ được dùng trong bản luận văn này là dạng đào tạo ngồi
chỉ tiêu chính thức được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho Trường hàng năm (theo chỉ tiêu
ngân sách giao cho Trường). Đào tạo theo địa chỉ là căn cứ vào yêu cầu cụ thể của từng địa
phương (ngồi TP. Hồ Chí Minh) cần bổ sung đội ngũ giáo viên cho tỉnh, thậm chí cho từng
huyện, từng vùng có địa chỉ cụ thể sau này khi sinh viên tốt nghiệp về cơng tác. Kinh phí đào
tạo bằng ngân sách của địa phương.
Đào tạo theo địa chỉ cịn có thể hiểu là dạng đào tạo theo hợp đồng giữa Trường Đại học
Sư phạm TP. Hồ Chí Minh với các Sở giáo dục và Đào tạo bằng ngân sách của các tỉnh, căn cứ
vào nhu cầu học tập, cần bổ sung kịp thời và chủ động đối với đội ngũ giáo viên các bộ mơn
hiện đang cịn thiếu hoặc ương tương lai sẽ thiếu trên cơ sở dự đoán của Sở Giáo dục và Đào
tạo.

12


Tóm lại: "Đào tạo theo địa chỉ" là một loại hình đào tạo được mở ra do nhu cầu học tập và
đào tạo cán bộ, giáo viên cho địa phương, được Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ
chức triển khai thực hiện trong vòng 5 năm nay đối với một số tỉnh thuộc phía Nam từ Ninh
Thuận trở vào tới Cà Mau. Với việc mở ra mô hình này, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí
Minh đã phát huy được thế mạnh, làm tăng uy tín cho Trường trên con đường xây dựng và
hoàn thành nhiệm vụ của một Trường Sư phạm trọng điểm ở phía Nam, làm vẽ vang truyền
thống của một Trường đào tạo nghề thầy giáo cho cả nước nói chung và các tỉnh phía Nam nói
riêng, phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là cho chiến

lược phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước ta từ nay đến năm 2020.

8.1.3. Khái niệm Giáo dục và Đào tạo
Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực hoạt động truyền bá và cung cấp cho con người những
kiến thức và kỹ năng lao động, nó là nền tảng của quá trình hình thành và phát triển nguồn
nhân lực, trang bị cho họ những kiến thức và kỹ năng thích hợp để hoạt động tạo ra của cải vật
chất cho xã hội.
Giáo dục bao gồm sự dạy dỗ cả về phương diện vật chất lẫn tinh thần, cả về kiến thức, kỹ
năng, kỹ xảo và kinh nghiệm. Giáo dục chính là sự dạy dỗ đối với con người, là nhu cầu, điều
kiện cần thiết để cho con người thoát khỏi trạng thái tự nhiên, biến "con người sinh vật" thành
"con người xã hội". Các hoạt động của giáo dục được thực hiện trong gia đình, nhà trường và ở
ngồi xã hội, nó gắn liền với q trình hình thành nền văn hóa và xã hội lồi người.
Chức năng của giáo dục chính là ở việc truyền giá trị. Những giá trị do con người sáng
tạo ra được tập hợp lại, hệ thống hóa, khái qt hóa (trí thức hóa) trở thành những kiến thức
trong các giáo trình, bài giảng của nhà trường.
Đào tạo là một dạng của hoạt động cụ thể của giáo dục, đó là phương tiện của giáo dục, là
quá trình học tập gắn với nhà trường của con người để lĩnh hội kiến thức, kỹ năng làm việc và
kinh nghiệm của loài người. Đào tạo, nói một cách khác là huấn luyện con người nhằm đạt
được mục đích đã đề ra.
Đối tượng của giáo dục và đào tạo là con người. Như vậy ta có thể hiểu giáo dục và đào
tạo là những hoạt động thuộc lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực - nguồn tài nguyên quý giá
nhất của mọi quốc gia. Giáo dục và đào tạo là nền tảng của quá trình hình thành và phát triển
13


chất lượng của nguồn nhân lực, nó trang bị cho con người những kiến thức, kỹ năng kỷ xảo và
kinh nghiệm của loài người để phát triển xã hội, để tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho các
thế hệ kế tiếp. Do vậy mà giáo dục và đào tạo là một lĩnh vực đầu tư cho tương lai. Ngày nay ta
thường nói: đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Đầu tư cho giáo dục - đào tạo, khơng
tạo ra thành quả để có thể hưởng thụ ngay, mà nó sẽ tạo ra lợi ích trong tương lai, đó cũng

chính là xu thế phát triển giáo dục trong tương lai. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói:"Vì lợi ích
mười năm phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm phải trồng người".
Giáo dục và đào tạo góp phần quyết định chất lượng cuộc sống của mỗi con người và sự
phát triển của toàn xã hội. Do đó, giáo dục - đào tạo đã mang lại lợi ích khơng chỉ cho những
người được hưởng chi phí về giáo dục - đào tạo, mà còn mang lại lợi ích chung cho tồn xã hội
về nhiều lĩnh vực. Từ nhiều thập kỹ trước, Adamsmith (1723-1790), một nhà kinh tế học thuộc
trường phái cổ điển đã đưa ra khái niệm "vốn con người". Theo ơng nhìn từ góc độ kinh tế, ông
cho rằng vốn con người bao hàm những gì do giáo dục mang lại. Ngày nay lý luận và thực tiễn
về "vốn con người" vẫn đúng là quý giá nhất. Bởi vì giáo dục chuẩn bị cho con người những
năng lực, phẩm chất cần thiết để có thể đạt hiệu quả lao động tốt hơn. Trong xã hội hiện đại
ngày nay, khi khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ thì lực lượng lao động đã qua đào tạo,
nhất là lao động kỹ thuật có trình độ càng cao có ý nghĩa to lớn đối với việc tăng trưởng kinh
tế. Nghiên cứu lý luận tái sản xuất xã hội, người ta đã khẳng định lao động kỹ thuật là bội số
của lao động giản đơn.
Về mục tiêu: Luật giáo dục đã nêu: "Mục tiêu giáo dục là đào tao con người Việt Nam
phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hĩnh thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất,
năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc."
Giáo dục và đào tạo đóng vai trị chủ yếu trong việc giữ gìn, phát triển và truyền bá nền
văn minh của nhân loại. Trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học - cơng nghệ ngày nay, trí
tuệ trở thành động lực chính của sự tăng tốc phát triển và Giáo dục - Đào tạo được coi là nhân
tố quyết định sự thành bại của một quốc gia trên trường quốc tế và sự thành đạt của mỗi người
trong cuộc sống. Do đó mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định "Giáo dục và đào tạo là quốc
sách hàng đầu". Giáo dục phải đón đầu, phải đi trước một bước đối với kinh tế xã hội để làm

14


tiền đề cho cho sự phát triển kinh kế xã hội bền vững, nhằm đưa nước ta lên một vị trí mới cao
hơn trong cộng đồng các nước trên thế giới.

Giáo dục nước ta hiện nay và trong một thời gian dài nữa, vừa phải đáp ứng nhu cầu "đào
tạo đại trà", vừa phải xây dựng được "đào tạo tinh hoa" vừa để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hoa, hiện đại hoa và nhu cầu học tập của nhân dân, vừa để đáp ứng yêu cầu của
nền sản xuất với trình độ cơng nghệ cao, nền kinh tế tri thức, đồng thời để tạo sự bình đẳng về
cơ hội học tập cho mọi người, tạo ra một xã hội học tập. Đặc biệt giáo dục đào tạo cần quan
tâm đến những vùng sâu, vùng xa, những vùng khó khăn miền núi, hải đảo.
8.2) Cơ sở lý luận của đề tài được dựa trên những vấn đề sau đây
8.2.1. Cơng tác quản lý giáo dục theo mơ hình trong đó có mơ hình đào tạo theo hợp đồng
với địa phương, là một vấn đề có tính khoa học, chứ không phải chỉ trông mong vào kinh
nghiệm, vào sự hiểu biết nhiều hay ít cá nhân người quản lý. Phải có bài bản, có mơ hình mới
bảo đảm chất lượng và hiệu quả.
8.2.2. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển giáo dục đến năm
2020 của cả nước và các tình là cơ sở định hướng thực tiễn của đề tài nghgiên cứu này
8.2.3. Khoa học quản lý giáo dục là cơ sở khoa học trực tiếp của đề tài nghiên cứu này

8.3) Đề tài đã được thực hiện bằng:
8.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận, tài liệu:
Thực hiện phương pháp này là nghiên cứu các bản báo cáo thu thập được; các văn bản,
các quyết định của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Luật Giáo dục, các nghị quyết của Đảng, Nhà nước .
8.3.2. Dùng phương pháp điều tra bằng bản thăm dò: Đây là một trong những phương
pháp quan trọng, do đó cần phải được chuẩn bị chu đáo:
− Xây dựng các mẫu biểu thăm dò :
− Đọc các tài liệu có liên quan
− Xây dựng hệ thống câu hỏi ( chủ yếu loại câu hỏi mở), bám sát vào nội dung yêu cầu
về vấn đề cần nghiên cứu.
8.3.3. Phỏng vấn lãnh đạo các địa phương
15


8.3.4. Tọa đàm khoa học với các chuyên gia

8.3.5. Dùng phương pháp thống kê để so sánh, đối chiếu của các số liệu thông tin đã thu
thập.

16


B/ PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO, SỬ DỤNG GIÁO VIÊN THPT
CỦA MỘT SỐ TỈNH PHÍA NAM HIỆN NAY VÀ SỰ CẦN THIẾT
PHẢI ĐÀO TẠO THEO HỢP ĐỒNG GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG.

1.1. Thực trạng đào tao và sử dung giáo viên THPT của một số tỉnh phía Nam
1.1.1. Tình hình đào tạo
Chúng ta có thể khẳng định : Một nền giáo dục không thể phát triển cao hơn trình độ của
những người xây dựng nó. Người thầy giáo có một vị trí cực kỳ quan trọng, nhất là trong thời
kỳ mới. Muốn có trị giỏi phải có thầy giỏi. Vì thế trong chiến lược phát triển giáo dục mà
chúng ta đang xây dựng phải nêu ra được những yêu cầu mới đối với người thầy giáo. Một
trong những khâu then chốt của công cuộc xây dựng đất nước phồn thịnh đó là nguồn nhân lực
có trình độ cao được đào tạo qua các trường lớp. Xây dựng một kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và
tổ chức đào tạo đội ngũ thầy giáo chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng ương q trình xây dựng
và phát triển của trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh được thành lập ngày 27.10.1976, theo quyết
định số 426/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiền thân của nó là Trường Đại học Sư phạm Sài
Gòn (thành lập năm 1957). Chức năng và nhiệm vụ của trường là đào tạo đội ngũ giáo viên
THPT cho cả nước, nhưng chủ yếu là các tỉnh phía Nam. Năm 1995 Trường là thành viên của
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh và từ năm 1999, Chính phủ có quyết định tách Trường ra
khỏi Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh để xây dựng thành trường Đại học Sư phạm trọng
điểm ở phía Nam với chức năng, nhiệm vụ chính là:


17


- Đào tạo chuẩn mực, chất lượng cao giáo viên có trình độ Đại học cho tất cả các cấp học,
ngành học, cung cấp nguồn nhân lực cho các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân từ mẫu
giáo tới trung học phổ thơng.
- Đào tạo những người có trình độ sau đại học để bổ sung và tăng cường chất lượng cho
đội ngũ cán bộ của Trường đồng thời cung cấp cán bộ và giảng viên nòng cốt cho các cơ quan
quản lý giáo dục, các trường sư phạm và phổ thông đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực
có trình độ cao cho xã hội.
- Đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ và giáo viên
các trường phổ thông, các trường cao đẳng sư phạm nhằm tạo điều kiện cho giáo viên khơng
ngừng nâng cao trình độ, tiếp cận với những kinh nghiệm tiên tiến nhất trong việc tổ chức
giảng dạy và học tập trong nhà trường.
- Nghiên cứu các vấn đề khoa học cơ bản và công nghệ nhằm nâng cao trình độ chun
mơn cũng như chất lượng của các hoạt động đào tạo phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội
và văn hóa.
- Nghiên cứu các vấn đề lý thuyết và thực tiễn của khoa học giáo dục và sư phạm nhằm
góp phần xây dựng chính sách giáo dục của Nhà nước, phục vụ cho chiến lược giáo dục và đào
tạo trong giai đoạn từ 2001-2010.
Công tác đào tạo: Đây là một công tác trọng tâm của nhà Trường. Quá trình thành lập và
xây dựng Trường là một quá trình xác lập mục tiêu đào tạo, phương pháp và kế hoạch đào tạo.
Trong hơn 20 năm qua, Trường đã vận dụng đúng đắn đường lối, chủ trương chính sách, các
quan điểm của Đảng về giáo dục đào tạo. Trường đã thực hiện chủ trương đa dạng hóa các loại
hình đào tạo: Chính qui, chun tu, tại chức, mở rộng, đào tạo giáo viên chính qui theo nhu cầu
của các địa phương.v.v...
Từ ngày thành lập đến nay (2001), Trường đã đào tạo và cấp bằng cử nhân cho 30.615
sinh viên, trong đó có 16.681 sinh viên chính qui; 13.934 sinh viên hệ chuyên tu, tại chức; 30
sinh viên Cămpuchia. Qui mô đào tạo của Trường đã gia tăng nhanh chóng. Từ chổ mới có 10

ngành học ban đầu, đến nay Trường đã có 17 chuyên ngành đào tạo hệ Cử nhân đại học, mỗi
năm tuyển khoảng 1200 sinh viên hệ chính qui tập trung tại Trường và 800 sinh viên chính qui

18


đào tạo riêng cho một số địa phương cịn khó khăn có nhu cầu về giáo viên. Và hàng năm tuyển
sinh đào tạo hơn 2000 sinh viên hệ khơng chính qui.
Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh được Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và
Đào tạo) giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên chủ yếu cho các tỉnh phía Nam. Do đó chúng tơi chỉ
thống kê tình hình đào tạo giáo viên cho các tỉnh phía Nam từ Thừa Thiên Huế trở vào trong
vòng hơn lo năm qua (lấy mốc từ năm 1990 đến 2001). số lượng giáo viên Trường Đại học Sư
phạm TP. Hồ Chí Minh đã đào tạo cho các tỉnh phía Nam (hệ chính qui tập trung dài hạn bằng
ngân sách Nhà nước cấp cho trường) theo bảng dưới đây:
Bảng thống kê sinh viên tốt nghiệp từ năm 1990-2001 (các tỉnh phía Nam)
(Bảng thống kê lập ngày 18/10/2001):
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17

Địa
phương

AN
GIANG
BẠC
LIÊU
BÀ RỊAV.TÀU
BẾN
TRE
BÌNH
DƯƠNG
BÌNH
ĐINH
BÌNH
PHƯỚC
BÌNH
THUẬN
CÀ MAU
CẦN
THƠ
ĐẮK
LẮK
ĐÀ
NẴNG

ĐỒNG
NAI
ĐỔNG
THÁP
GIA LAI
KOM
TUM
KHÁNH
HỊA

Bảng số: 01

Tổng
số

90

91

92

39

5

3

5

23


3

1

2

249

3

8

3

12

11

11

404

51

38

45

30


14

306

60

25

24

19

26

2

76

9

323

37

23

28

93


NĂM TỐT NGHIỆP
94
95
96

98

99

2000

2001

2

9

6

5

1

3

2

5


5

10

29

27

34

40

61

12

9

28

34

50

43

50

19


12

18

31

19

31

25

23

1

2

2

1

4

4

10

10


11

24

22

22

44

55

44

4

5

1

3
1

8

20

97

10


11

21

12

3

13
126

2
3

54

1

5

1

1

3

3

1


4

1

4

1

1

3

4

1

9

19

38

39

2

16

10


10

11

725

40

20

42

46

44

48

41

55

69

97

114

109


103

16

17

7

6

4

3

2

4

6

8

13

17

2

8


4

1

3

21

32

15

1

4
94

2

1

6

7

1

19


2

1

3

2

16


18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

KIÊN
GIANG
LẦM
ĐỒNG

LONG
AN
NINH
THUẬN
PHÚ
N
QUẢNG
NAM
QUẢNG
NGÃI
SĨC
TRĂNG
TÂY
NINH
THỪA T.
HUẾ
TIỀN
GIANG
TRÀ
VINH
VINH
LONG
TP. HCM
Cộng:

72

3

3


15

16

5

257

6

7

4

4

7

11

8

509

58

41

32


47

28

19

6

9

2

78
31

3

2

5

6

14

10

16


50

69

65

27

34

58

55

58

52

5

4

5

12

15

20


2

2

10

16

19

28

19

11

18

18

5

4

1

69

2


1

68

3

3

2

1

lo
227

1
31

13

17

27

21
378

12

20


11

1
38

37

19

29

22

5

7

19

10

10

10

21

33


24

5

5

3

3

27

33

49

55

49

1

2

1

1

2


1

3

6

6

5

4
9

11

32

2

3

2

3

1

2862

230


155

212

234

194

180

247

187

217

284

388

334

7225

588

399

483


514

408

346

410

452

589

858

1109

1069

Phân tích thống kê trên theo các miền ta có:
a) Sinh viên tốt nghiệp thuộc các tỉnh miền Đơng Nam bộ và TP. Hồ Chí Minh : 5.103
SV, chiếm tỷ lệ: 70,6 %.
b) Sinh viên tốt nghiệp thuộc các tỉnh miền Tây Nam bộ : 1.614 SV, chiếm tỷ lệ: 22,3 %.
c) Sinh viên tốt nghiệp thuộc các tĩnh Tây Nguyên, Nam Trung bộ: 508 SV chiếm tỷ lệ:
7,1 %.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 về Giáo dục - Đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu giáo
viên cho các địa phương, ngày 29 tháng 9 năm 1997, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nguyễn Minh Hiển (nay là Bộ Trưởng) đã ký công văn số 8489/KHTC về việc đào tạo giáo
viên cho các tỉnh phía Nam, đặc biệt là cho một số tỉnh ở vùng sâu, vùng xa hiện còn thiếu
nhiều giáo viên. Bám sát tinh thần đó, từ tháng 10-1997, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí

Minh đã nhanh chóng phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp đào tạo giáo viên theo nhu

20


cầu cụ thể của từng bộ mơn cịn thiếu nhiều giáo viên. Trong 5 năm qua Trường đã và đang
tiến hành đào tạo cho 12 tỉnh phía Nam số lượng sinh viên cụ thể:
Bảng : Số lượng sinh viên chính qui đào tạo theo hợp đồng với các địa phương
Bảng số: 02
Ngành học
Địa Phương

Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

B.Rịa -V .Tàu
Bình Thuận
Bình Phước
Cà Mau

Đồng Nai
Đồng Tháp
Lâm Đồng
Long An
Ninh Thuận
Tây Ninh
Tiền Giang
Trà Vinh
Cộng

Tốn
Học

Vật


Hóa
Học

Sinh
Học

Ngữ
Văn

Lịch
Sử

Địa



44
75
49
86

21
60
98
73
50

12
73
51
65
56

12

51
59

6
51

12

59


50

50

62
59

26
55

14
55
83
338

151
108
51
59
106
729

482

388

54
70

Anh

Văn

GD
CT

GD
TC

5
64

52
87

185
51
47

123

56
59

56

292

179

165


59
6
393

49
59

122

48
4
76
231

151
364

Tổng
cộng
163
382
304
381
278
59
501
318
98
380

344
310
3,518

Trong số trên có sinh viên hai Tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng sẽ tốt nghiệp vào tháng 8
năm 2002.
Ngoài số lượng sinh viên chính qui nêu trên, trong thời gian qua Trường Đại học sư phạm
TP. Hồ Chí Minh cịn đào tạo trên 13 ngàn sinh viên chuyên tu, tại chức, hầu hết số sinh viên
này cũng là nguồn bổ sung lực lượng giáo viên cịn thiếu cho các tỉnh phía Nam.

1.1.2. Tình hình sử dụng
Qua thống kế ta thấy số lượng sinh viên do Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã
đào tạo cung cấp cho các tỉnh phía Nam so với sự phát triển giáo dục của những năm qua, đã
phần nào tạm đủ. Tuy nhiên việc sử dụng sinh viên tốt nghiệp trong thời gian qua, đặc biệt là
hơn 10 năm gần đây là chưa hợp lý, chưa hiệu quả.
Sau ngày Miền Nam hồn tồn giải phóng, những sinh viên tốt nghiệp Đại học Sư phạm
TP. Hồ Chí Minh lên đường nhận nhiệm vụ với tinh thần ba sẵn sàng. Căn cứ vào nhu cầu của
các địa phương và đơn tình nguyện của sinh viên, Trường tiến hành phân cơng nhiệm sở, do đó
đại đa số sinh viên tốt nghiệp đều về một Trường Trung học phổ thông nào đó để giảng dạy (kể
cả những sinh viên chưa đạt kết quả tốt nghiệp), sau hai năm thực tập, được sự nhận xét của
Trường Trung học phổ thông nơi sinh viên về cơng tác và có sự xác nhận của Sở Giáo dục 21


Đào tạo, các sinh viên chính thức được xét cấp bằng tốt nghiệp. Từ năm 1990, khi có quy định
mới (quyết định số 1994/QĐ-ĐH, ngày 23-11-1990 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban
hành quy chế văn bằng Đại học), sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng ngay, Trường Đại học Sư
phạm TP. Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục chủ trương phân công sinh viên về các địa phương theo địa
chỉ khi tuyển sinh vào Trường. Việc phân cơng, sử dụng sinh viên tốt nghiệp, hồn tồn do các
địa phương chủ động. Trường chuyển quyết định phân công (danh sách tập thể sinh viên có hộ
khẩu ở địa phương) và hồ sơ sinh viên cho phòng tổ chức các Sở Giáo dục và đào tạo. Hàng

năm thường vào ngày 25-8, Trường tổ chức lễ tốt nghiệp, trao bằng tận tay cho các sinh viên và
trao quyết định phân công nhiệm sở cho từng cá nhân.
Việc sử dụng sinh viên tốt nghiệp phải căn cứ vào nhu cầu cụ thể của từng trường học
trực thuộc địa phương. Tuy nhiên một thực tế hiện nay là số sinh viên tốt nghiệp hàng năm
phần lớn có hộ khẩu ở thành phố, thị xã mà ở nhưng nơi này số giáo viên cần bổ sung hàng
năm khơng nhiều có thể nói tạm đủ, ngoại trừ một số môn đặc thù như nhạc họa, giáo dục thể
chất, giáo dục chính trị. Ngược lại số sinh viên tốt nghiệp có hộ khẩu ở những vùng sâu, vùng
xa rất ít, nhưng ở những nơi này thì nhu cầu hàng năm cần bổ sung nhiều giáo viên.
Việc sử dụng sinh viên tốt nghiệp hàng năm còn lảng phí rất nhiều, có thể nói đào tạo
và sử dụng chưa thành một cấu trúc chặt chẽ. Đầu ra của đào tạo thì thừa, đầu vào của sử
dụng thì thiếu, đào tạo không khớp với nhu cầu sử dụng, có những ngành đào tạo ra khơng
phân cơng được trong ngành giáo dục như: Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nga, (vì ở phổ thơng
khơng có lớp)...Và cũng có những ngành ở địa phương rất cần nhưng sinh viên tốt nghiệp ít
chịu đi dạy ở những vùng xa xôi hẻo lánh.
Bảng thống kê tình tình phân cơng sinh viên tốt nghiệp của một số tỉnh mà chúng tôi đã
thu thập được là như sau:

22


Bảng thống kê số lượng sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
được phân cơng nhiệm sở (từ năm 1996 đến năm 2001)
Bảng số: 03

Địa phương
Bà rịa - V.Tàu
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Cà Mau

Kiên Giang
Lâm Đồng
Long An
Ninh Thuận
Đồng Nai
Đồng Tháp
Tây Ninh
Tiền Giang
Trà Vinh
TP. Hồ Chí Minh
Cộng:

Số lượng
tốt nghiệp
201
148
67
197
12
45
218
284
61
485
50
119
224
7
1657
3775


Số lượng
được phân
công
158
86
50
121
9
28
155
154
42
345
35
115
173
6
994
2471

Số lượng
không được
phân công
43
62
17
76
3
17

63
130
19
140
15
4
51
1
663
1304

Ghi chú
Số sinh viên không được
phân công:
+ Phần lớn là không đến
các Sở Giáo dục và Đào
tạo để dự thi công chức
+ Một số ít thi rớt cơng
chức
+ Một số ngành khơng
có nhu cầu phân công.

Theo bảng thống kê trên ta thấy:
- Số lượng sinh viên tốt nghiệp được phân công là 2.471 SV, chiếm 65,5%
- Số lượng sinh viên tốt nghiệp không được phân công là 1.304 SV chiếm 34.5%
Một số tỉnh ở miền Tây Nam bộ như: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang... phải điều động
giáo viên từ các tỉnh phía Bắc vào mới tạm thời bảo đảm chương trình giảng dạy ở bậc phổ
thông.

1.1.3. Nguyên nhân

Như trên đã nêu, thực trạng đào tạo và sử dụng giáo viên trong thời gian qua cịn lãng phí
và bất ổn, tạo ra sự thừa, thiếu giả tạo (trong khi cả nước đang còn thiếu hàng vạn giáo viên),
mỗi năm Nhà nước đầu tư cho một sinh viên trên 6 triệu đồng, miễn học phí cho sinh viên
ngành sư phạm để khuyến khích và để thu hút người tài giỏi vào ngành sư phạm, sau khi tốt
nghiệp phục vụ cho chiến lược phát triển giáo dục trong những năm sắp tới, thế nhưng vẫn còn
23


34,5% sinh viên tốt nghiệp chưa được sử dụng đúng mục tiêu đào tạo. Vậy nguyên nhân nào đã
tạo nên sự mất cân đối trong đào tạo và sử dụng nói trên.

1.1.3.1. Trước hết nói về tầm vĩ mơ:
a) Cơng tác quản lý giáo dục còn nhiều mặt yếu kém, bất cấp. Một số chủ trương, chính
sách đổi mới về giáo dục có nghiên cứu và chuẩn bị, nhưng khi áp dụng, tổ chức thực hiện thì
lại khơng đồng bộ, khơng khả thi. Ví dụ như Quyết định 70/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về việc "miễn học phí cho học sinh, sinh viên ngành sư phạm", và thông tư liên tịch
số 66/1998/TTLT. BGD&ĐT-BTC, ngày 26-12-1998 của Bộ Giáo dục &-Đào tạo và Bộ Tài
chính về việc hướng dẫn thực hiện miễn thu học phí đối với học sinh, sinh viên ngành Sư
phạm, trong đó nêu:
• Miễn học phí cho những học sinh, sinh viên hệ chính qui tập trung tại các trường và
khoa Sư phạm trong chỉ tiêu kế hoạch đào tạo hàng năm do Bộ Giáo dục và Đào tạo giao, có
làm cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ phục vụ trong ngành giáo dục và đào tạo.
• Những sinh viên không thực hiện cam kết phục vụ trong ngành giáo dục và đào tạo sẽ
phải bồi hoàn toàn bộ số tiền đã đưqợc miễn đóng góp học phí trong thời gian học tại trường.
Nguyên tắc bồi hoàn Liên Bộ sẽ có hướng dẫn riêng.
Thế nhưng đến nay đã hơn 4 năm, kể từ ngày ra thông tư hướng dẫn đến nay, Liên Bộ
cũng chưa hề có một thơng báo hay hướng dẫn nào về vấn đề nêu trên. Các Trường Sư phạm
nói chung và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh nói riêng đến nay khơng thể thu tiền
bồi hồn của những sinh viên khơng nhận nhiệm vụ trong ngành giáo dục và đào tạo. Thu bằng
cách nào ? ai đi thu ?, trong khi nhà nước lại đang thực hiện thi công chức đối với sinh viên đã

tốt nghiệp đại học Sư phạm, có rất nhiều nguyên nhân để không thể triển khai chủ trương của
Nhà nước được với cung cách làm việc như vừa qua. Có thể nói cơng tác quản lý giáo dục đào
tạo còn chồng chéo, khập khểnh, thiếu sự đồng bộ nhất quán và sự liên kết, liên thông với một
số ngành liên quan trực tiếp đến giáo dục đào tạo.
b) Cơ cấu đào tạo nhân lực về trình độ, ngành nghề và vùng miền không hợp lý. Người
học chưa được cung cấp thông tin đầy đủ để lựa chọn ngành nghề cho tương lai. Việc tăng qui
mô đào tạo đại học, cao đẳng chủ yếu chi phối bởi thị hiếu người học, chưa dựa trên cơ sở dự
báo khoa học và chưa được định hướng bằng chính sách. Phân bổ sinh viên theo ngành nghề,
24


theo vùng miền chưa phù hợp với nhu cầu khách quan, gây nên tình trạng nơi thừa, nơi thiếu
những người có trình độ đào tạo phù hợp.
c) Chưa thực hiện đầy đủ công bằng xã hội trong giáo dục - đào tạo. Khoảng cách về
trình độ phát triển giáo dục giữa các vùng chưa thu hẹp. Giáo dục - đào tạo ở vùng sâu, vùng xa
và cho đồng bào dân tộc thiểu số cịn khó khăn. Chưa có giải pháp hữu hiệu trong việc đào tạo
nhân lực để tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, để phát triển triển nông thôn, để phục vụ
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động.
d) Do chính sách đãi ngộ (chính sách tiền lương) đối với giáo viên chưa thật thỏa đáng,
mặc dù Nhà nước và một số điạ phương đã có nhiều cố gắng quan tâm giúp đỡ, xong với mức
lương bình qn khoảng 400.000 đồng/tháng thì khơng thể nào yêu cầu sinh viên tốt nghiệp đi
nhận nhiệm vụ ở những vùng sâu, vùng xa mà ngoài đồng lương cơ bản khơng thể làm gì thêm
để tăng thu nhập. Trong khi đó, lúc đi học có địa phương đã chi hỗ trợ cho sinh viên trong thời
gian học tập trên dưới 4.000.000 đồng /năm (như tỉnh Bình Thuận, Long An, Tây Ninh...)

1.1.3.2. Thứ đến là tầm chiến lược:
Ở thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều trường Đại học, số lượng thí sinh đăng ký dự thi
hàng năm lên đến 400.000 lượt người. Qua khảo sát thống kê tuyển sinh một vài năm gần đây
ta thấy sinh viên ngày nay có xu hướng tập trung học các ngành kinh tế, ngoại ngữ, tin học,
báo chí, luật; đến lúc tốt nghiệp ra trưởng số lượng sinh viên này quá đông so với nhu cầu thực

tế xã hội, gây nên cảnh sinh viên ra trường "thất nghiệp", khơng tìm được việc làm, gây lãng
phí ngân sách Nhà nước, tốn kém tiền bạc của gia đình. Trong thời gian vừa qua chúng ta đã
được xem một số bộ phim trên màn ảnh nhỏ phản ánh tình trạng sinh viên sau khi tốt nghiệp
khơng chịu về địa phương cơng tác mà cố tình ở lại thành phố tìm kiếm việc làm, thậm chí
chấp nhận cả những cơng việc khơng hề dính dáng đến kiến thức nghề nghiệp, điều đó đã nói
lên một phần của thực trạng giáo dục đại học chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội. Ngược lại một
số ngành cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa như cơ khí, chế tạo
máy...và các ngành nơng nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, chế biến đang
rất cần cho các địa phương thì lại ít thí sinh đăng ký dự thi, ít người vào học. Tương tự như thế
các trường đại học của ta cơ cấu sinh viên theo vùng miền, theo dân tộc, cũng đang mất cân
đối khá nghiệm trọng, biểu hiện sự mất công bằng xã hội trong giáo dục. Con số thống kê cho
thấy, hiện nay ở nước ta chỉ có 19% con em những người nghèo nhất được đến trường trung
25


×