Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bi tập học kỳ lớn hn nhn v gia đinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.46 KB, 14 trang )

Đặt vấn đề:
Chế độ tài sản chung của vợ chồng được quy định tại các điều 27, 28
của Luật HN&GĐ năm 2000 là chế độ tài sản pháp định với hình thức chế
độ cộng đồng tạo sản (tài sản mà vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân
được xác định là tài sản chung, trừ những tài sản theo qui định của pháp luật
thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng). Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế xã hội
hiện nay cũng như trên thực tế nhiều cặp vợ chồng muốn được chia tài sản
chung trong thời kỳ hôn nhân (có thể xuất phát từ mâu thuẫn giữa vợ chồng
trong quản lý sử dụng, định đoạt tài sản chung xuất phát từ mâu thuẫn về
tình cảm, song họ không muốn ly hôn nhưng muốn được độc lập về tài sản
để tránh phát triển mâu thuẫn và được độc lập trong cuộc sống). Tuy nhiên
việc chia tài sản riêng của vợ và chồng trong điều kiện kinh tế xã hội hiện
nay dù các nhà làm luật có cố gắng hoàn thiện đến đâu cũng không thể
không có những thiếu sót và bất cập, nhằm có một cái nhìn đúng đắn hơn và
có một cách hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này em xin chọn đề tài “Chia tài sản
chung của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân trong điều kiện kinh tế xã
hội hiện nay và hướng hoàn thiện pháp luật về vấn đề này”. Do đây là một
đề tài lớn, và dù em có cố gắng trình bày vấn đề này một cách ngắn gọn, cô
đọng, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn!
Giải quyết vấn đề :
1. Chia tài sản chung của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân
trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay.
1.1 Cơ sở pháp lý:
Xuất phát từ thực tế ngày càng có nhiều các cặp vợ chồng muốn chia
tài sản chung của mình trong thời kỳ hôn nhân để đầu tư kinh doanh riêng,
để thực hiện nghĩa vụ tài sản riêng, để cấp dưỡng riêng và lý do chính đáng
khác, Luật HN&GĐ năm 2000 trên cơ sở kế thừa Luật HN&GĐ năm 1986
(Điều 18 ) tiếp tục quy định chế định chia tài sản chung của vợ chồng trong
thời kỳ hôn nhân (Điều 29 và Điều 30), các quy định này được hướng dẫn từ
Điều 6 đến Điều 11 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của


Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000 (sau đây gọi
chung là Nghị định số 70). Theo quy định của pháp luật HN&GĐ hiện hành,
trong trường hợp có lý do chính đáng, việc chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân có thể được thực hiện thông qua thoả thuận bằng văn
bản giữa vợ và chồng, hoặc bản án, quyết định của Toà án. Khi chia tài sản
chung trong thời kỳ hôn nhân, quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng không
thay đổi. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản nhất của chế định này so với
chế định ly thân được qui định trong pháp luật của một số nước phương Tây.
Tuy nhiên, quan hệ sở hữu giữa vợ và chồng đối với tài sản đã có sự thay đổi
rất nhiều. Theo Điều 30 Luật HN&GĐ và theo Điều 8 Nghị định số 70, phần
tài sản mà vợ, chồng được chia, hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng, thu nhập do
lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác
của vợ, chồng sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của mỗi bên trừ khi
vợ chồng có thoả thuận khác.
1.2 cơ sở thực tiễn.
Quy định về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân
là điều cần thiết, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn đời sống kinh tế
xã hội và phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
+ Thứ nhất, trong cuộc sống gia đình, nhiều khi không thể tránh khỏi
những căng thẳng, bất hoà giữa vợ chồng, dẫn đến tình trạng không muốn
chung sống cùng nhau. Nhưng vì nhiều lí do, trong đó chủ yếu vì con cái
nên họ không muốn ly hôn. Quy định chia tài sản chung trong thời kì hôn
nhân là một giải pháp hợp lý nhằm tối thiểu hoá những xung đột, mâu thuẫn
của vợ chồng trước hết trong quan hệ tài sản, sau đó là những quan hệ nhân
thân khác, đồng thời giữ được hoà khí cũng như tạo ra sự ổn định nhất định
giữa các thành viên khác trong gia đình.
+ Thứ hai, trên cơ sở kế thừa những quy định tiến bộ của Luật hôn
nhân và gia đình năm 1986, quy định tại Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình
còn nhằm đảm bảo quyền tự chủ của vợ chồng khi tham gia vào các quan hệ
kinh tế xã hội nhất định. Với tư cách là công dân, vợ hoặc chồng đều có

quyền thực hiện các quyền năng hợp pháp của mình (quyền tự do kinh
doanh, quyền tham gia các giao dịch dân sự). Để tránh những hậu quả không
tốt có thể xảy ra, ảnh hưởng đến kinh tế chung gia đình, cũng như tạo điều
kiện thuận lợi cho vợ chồng được tự do thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp
pháp của mình thì pháp luật quy định vợ chồng có quyền yêu cầu Toà án
chia tài sản chung cho vợ chồng ngay trong thời kì hôn nhân còn tồn tại.
+ Thứ ba, quy định này đảm bảo quyền lợi của người thứ ba khi tham
gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng. Hiện nay, việc duy trì và
phát triển đời sống gia đình đã thúc đẩy vợ chồng tham gia rộng rãi vào các
giao dịch dân sự. hoạt động này mang lại lợi ích cho vợ chồng, cũng như
phát sinh nghĩa vụ của vợ chồng với bên thứ ba tham gia giao dịch. Để bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người thứ ba cần phải biết quyền sở
hữu của vợ chồng đối với tài sản để xác định phạm vi giao dịch, mức độ tài
sản của vợ chồng trong việc thực hiện nghĩa vụ. Quy định này nhằm tạo ra
sự công bằng, hợp lý, bảo đảm sự an toàn về tài sản không những cho người
thứ ba mà còn cho cả gia đình.
1.3 Các trường hợp chia tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân.
Theo quy định tại điều 18 Luật hôn nhân và gia đình 1986 thì việc
chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân còn tồn tại là trường hợp đặc
biệt, chỉ khi có lí do chính đáng thì mới được chia. Tuy nhiên, trên thực tế,
việc áp dụng quy định này rất khó khăn khi xác định thế nào là có lí do
chính đáng và quy định phải được Toà án chấp nhận là sự can thiệp khá sâu
vào tính tự nguyện, thoả thuận. Kế thừa Luật 1986, Luật hôn nhân và gia
đình 2000 đã đưa ra các trường hợp cụ thể.
+ Đầu tư kinh doanh riêng.
Đầu tư kinh doanh riêng là khái niệm tương đối rộng và tương đối khó
xác định. Đó có thể là việc thành lập một doanh nghiệp tư nhân, việc tham
gia thành lập một công ty với tư cách là một thành viên sáng lập hoặc việc
tham gia vào một kế hoạch hợp tác kinh doanh. Dự án đầu tư kinh doanh có
thể đang được thực hiện. nhưng cũng có thể chỉ mới được chuẩn bị thực

hiện, thậm chí đang trong giai đoạn thai nghén hình thành.
Việc đầu tư kinh doanh được coi là một lí do chính đáng bởi để thực
hiện hoạt động đầu tư kinh doanh thì chắc chắn cần phải có một khối tài sản
thuộc sở hữu của người đầu tư để giao dịch. Việc tài sản đem đầu tư là tài
sản thuộc sở hữu chung sẽ gây nhiều phức tạp cho việc thực hiện giao dịch,
bởi việc định đoạt tài sản đó cần có sự thỏa thuận của các đồng sở hữu chủ,
nếu như người kia không quan tâm đến việc kinh doanh hoặc thậm chí phản
đối việc kinh doanh đó thì việc thỏa thuận sẽ rất mất thời gian, thậm chí rắc
rối và khó thực hiện trong khi hoạt động kinh doanh thì cần phải nhanh
chóng để “chớp thời cơ”. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư
kinh doanh nhằm phát triển kinh tế gia đình và đất nước, Luật Hôn nhân và
Gia đình qui định rằng đây là một lí do chính đáng để vợ chồng có thể chia
tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Hơn nữa, nhiều hoạt động kinh doanh
cũng được coi là mạo hiểm nên cần tách riêng một khoản tài sản để nếu việc
kinh doanh bị thua lỗ thì cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến sự tồn tại của
gia đình.
Nói chung là việc chia tài sản này nhằm để một người có tài sản riêng
để thực hiện các giao dịch bảo đảm vay vốn kinh doanh, để giúp thực hiện
các giao dịch đỡ phức tạp hơn, bảo đảm cuộc sống của gia đình không bị ảnh
hưởng nặng nề khi việc kinh doanh thua lỗ.
Việc chia tài sản chung cũng có thể được yêu cầu ngay cả trong
trường hợp người có nhu cầu đầu tư kinh doanh không có ý định đưa tài sản
được chia vào khai thác trong khuôn khổ hoạt động đầu tư, mà chỉ muốn
chứng tỏ với mọi người về tiềm lực vật chất trong tay mình, nhằm củng cố
lòng tin cậy của các đối tác có quan hệ làm ăn với mình.
+ Thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng
Theo Bộ luật Dân sự, nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc
nhiều chủ thể phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ
có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất
định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác. Việc thực hiện nghĩa vụ dân

sự riêng là việc thực hiện nghĩa vụ mà chỉ một người (vợ hoặc chồng) phải
thực hiện còn người kia (chồng hoặc vợ) không phải liên đới thực hiện. Việc
thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng này chỉ nhằm để thực hiện đúng nghĩa vụ
phải thực hiện, chứ có mục đích nhằm để phát sinh lợi (vì nếu nhằm để phát
sinh lợi thì sẽ thuộc trường hợp chia để đầu tư kinh doanh riêng). Nghĩa vụ
dân sự riêng bao gồm các trường hợp thực hiện nghĩa vụ phát sinh do giao
dịch do một bên thực hiện trước thời kì hôn nhân hoặc không nhằm đáp ứng
nhu cầu thiết yếu của gia đình. Nghĩa vụ dân sự riêng thường phải phát sinh
trước khi chia tài sản chung. Có như vậy việc chia tài sản chung mới là cần
thiết để cho một trong hai người có thể thực hiện được nghĩa vụ này. Tuy
nhiên cũng có trường hợp nghĩa vụ riêng là nghĩa vụ trong tương lai. Bởi
vậy, việc chia tài sản chung cũng có thể được tiến hành nhằm bảo đảm việc
thực hiện một nghĩa vụ mà ở thời điểm tài sản chung được phân chia, chỉ
nằm trong dự tính của vợ chồng. Tuy nhiên nó phải có tầm quan trọng nhất
định thì mới được coi là chính đáng. Luật chỉ dự liệu trường hợp chia tài sản
để thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng chứ không hề dự liệu việc chia tài sản để
thực hiện trách nhiệm hình sự hay trách nhiệm hành chính với hình phạt
tiền.
+ Lí do chính đáng khác.
Trường hợp này là do luật chưa dự liệu hết được các trường hợp.
Thực tế là không hề có một chuẩn mực nào để đánh giá sự chính đáng trong
lí do của việc chia tài sản chung. Tính chất chính đáng hay không chính
đáng chỉ được đánh giá khi có tranh chấp và sự việc được đưa ra trước Toà
án. Trong khung cảnh của luật hiện hành, một khi vợ chồng thống nhất ý chí
về sự cần thiết của việc chia tài sản chung và cả về cách chia, thì trong quan
hệ giữa vợ chồng, vấn đề chính đáng hay không chính đáng của lý do chia
tài sản không được đặt ra. Bởi như ta thấy, sự thoả thuận giữa vợ chồng về
việc chia tài sản chung không chịu sự giám sát của Toà án, trừ trường hợp có
đơn yêu cầu của người thứ ba về việc ngăn chặn hoặc chế tài những vụ chia
tài sản chung nhằm trốn tránh việc thực hiện những nghĩa vụ tài sản của bản

thân vợ hoặc chồng. Nói cách khác, vấn đề có hay không có lý do chính
đáng chỉ được đặt ra một khi giữa vợ và chồng không có sự nhất trí, đồng
thuận về việc chia tài sản chung.
Trên thực tế, có những trường hợp vợ chồng sống với nhau về già tính
tình không hợp và có nhiều mâu thuẫn. Do vậy, cả hai cùng thoả thuận chia
tài sản chung và sống li thân. Dù không phải là chia tài sản chung để đầu tư
kinh doanh, nhưng đây cũng là một dạng của chia tài sản chung khi hôn
nhân còn tồn tại thuộc trường hợp có lí do chính đáng theo quy định của
pháp luật. Luật hôn nhân gia đình tôn trọng vấn đề này vì việc chia tài sản
chung và ở riêng là có sự thoả thuận và nhất trí của hai vợ chồng, nhằm ổn
định cuốc sống mỗi bên. Mặc dù họ chia tài sản và không còn sống chung,
nhưng hôn nhân của họ vẫn tồn tại trước pháp luật. Tuy nhiên, một điều cần
lưu ý, đó là lí do chính đáng phải là lí do hết sức đặc biệt. Việc toà án cho
phép chia tài sản chung phải được đánh giá kĩ lưỡng về bản chất và mức độ
trầm trọng của các nguyên nhân làm rạn nứt gia đình. Nếu không đánh giá
đúng lí do chính đáng sẽ dẫn tới việc lạm dụng các quy định của pháp luật,
nhằm mục đích không chính đáng, làm phản tác dụng và giảm giá trị của
quy phạm pháp luật. Ngoài trường hợp nêu trên, có thể coi những trường

×