Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tieu luan lop boi duong chuyen vien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.49 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU
Phần I. GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG
Phần II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu phân tích tình huống
2. Cơ sở lý luận
2.1. Một số khái niệm
2.2. Quy trình đăng ký và sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên trang Hệ
thống thơng tin chính quyền điện tử tỉnh Đồng Tháp
3. Phân tích diễn biến tình huống
Phần III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu xử lý tình huống
2. Phân tích nguyên nhân, hậu quả
2.1. Nguyên nhân chủ quan
2.2. Nguyên nhân khách quan
2.3. Hậu quả
2.4. Giải pháp giải quyết
Phần IV. KIẾN NGHỊ
Phần V. KẾT LUẬN


LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời gian qua, các cơ quan, đơn vị nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong
chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 theo tinh
thần của Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ, một trong số nội
dung cải cách đó là hiện đại hóa hành chính: “Hồn thiện và đẩy mạnh hoạt động
của Mạng thơng tin điện tử hành chính của Chính phủ trên Internet. Đẩy mạnh ứng
dụng cơng nghệ thơng tin - truyền thông trong hoạt động của cơ quan hành chính
nhà nước để đến năm 2020: 90% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các
cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử; cán bộ, công chức,
viên chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc; bảo đảm dữ


liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong các cơ quan; hầu hết các giao dịch
của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử, mọi
lúc, mọi nơi, dựa trên các ứng dụng truyền thông đa phương tiện; hầu hết các dịch
vụ công được cung cấp trực tuyến trên Mạng thông tin điện tử hành chính của
Chính phủ ở mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh
nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau”. Có thể thấy được,
việc áp dụng dịch vụ công trực tuyến là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình
cải cách hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử.
Qua q trình triển khai, ứng dụng dịch vụ công trực tuyến đã đạt được
những kết quả tích cực, giúp giảm thời gian, chi phí đi lại cho việc gửi hồ sơ và
nhận kết quả của các tổ chức, cá nhân; đặc biệt là tránh được tệ nhũng nhiễu, quan
liêu, phiền hà, hách dịch từ một bộ phận cán bộ cơng quyền; tăng tính cơng khai,
minh mạch của thủ tục hành chính; nâng cao trách nhiệm, trình độ chun mơn và
kiến thức về cơng nghệ thông tin của cán bộ công chức được phân công xử lý hồ
sơ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh những kết quả đạt được,
việc ứng dụng dịch vụ công trực tuyến trong giải quyết thủ tục hành chính vẫn cịn

1


tồn tại một số hạn chế, điển hình trong số đó là tỷ lệ người dân, tổ chức tham gia
đăng ký dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 vẫn cịn thấp chưa đạt được u cầu
hiện đại hóa hành chính. Từ thực tế trên, với một ít kinh nghiệm của bản thân và
vận dụng những kiến thức được học từ q Thầy Cơ, việc lựa chọn tình huống “Giải
quyết vấn đề vì sao người dân chưa thân thiện với dịch vụ công trực tuyến” theo
em là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn trong cơng tác cải cách hành chính.
Bài viết vẫn cịn nhiều điểm chưa hồn thiện và nhiều thiếu sót, rất mong được
sự góp ý của q Thầy, Cơ để bài viết được hồn chỉnh hơn, giúp em có thêm kiến
thức và kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ
được giao.

PHẦN I: GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG
Anh Nguyễn Văn A, địa chỉ khóm Mương Nhà Máy, phường An Thạnh, thị
xã Hồng Ngự muốn mở Trung tâm dạy tiếng Anh nên đã đến Sở Giáo dục và Đạo
tạo tỉnh Đồng Tháp để xin thành lập và cấp phép hoạt động. Đây là một trong
những lĩnh vực được cung cấp trực tuyến mức độ 3.
Khi đến nơi do người dân đến quá đông, anh A không thể làm thủ tục ngay
được. Trong thời gian anh chờ tới lượt mình, cơng chức tại bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả biết anh A đến xin thành lập và cấp phép hoạt động Trung tâm dạy tiếng
Anh nên đã giới thiệu, hướng dẫn anh A đăng ký trên trang mạng Hệ thống thơng
tin chính quyền điện tử tỉnh Đồng Tháp để thực hiện thủ tục của mình, khơng cần
phải chờ đợi mà cịn giải quyết cơng việc nhanh hơn, tiết kiệm chi phí cũng như
thời gian đăng ký, đi lại. Sau khi nghe tư vấn về lợi ích của đăng ký trực tuyến thực
hiện hồ sơ xin cấp phép của mình, anh A vẫn quyết định chờ để đăng ký thủ tục
trực tiếp vì anh cho rằng xem thơng tin trên trang mạng thì được chứ nếu đăng ký

2


làm thủ tục thì liên hệ trực tiếp dù có mất thời gian, nhưng chắc chắn hơn, dễ làm
hơn.
Tại sao anh A sau khi nghe những lợi ích dịch vụ công trực tuyến mang lại
vẫn từ chối sử dụng? Đâu là nguyên nhân gây ra tâm lý làm thủ tục nhà nước thì
trực tiếp dù có mất thời gian nhưng lại chắc chắn, yên tâm hơn? Tại sao tỷ lệ sử
dụng dịch vụ cơng trực tuyến hiện nay cịn rất thấp? Người dân gặp khó khăn gì
khi đăng ký dịch vụ cơng trực tuyến? Chúng ta cần tìm ra vấn đề, phân tích và làm
rõ nguyên nhân dẫn đến nhận thức đối với dịch vụ công trực tuyến của anh A nói
riêng và của người dân nói chung nhằm đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả, chất
lượng dịch vụ hành chính cơng trực tuyến, tiếp cận và phục vụ người dân tốt hơn
trong thời gian tới.
PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG

1. Mục tiêu phân tích tình huống
- Nghiên cứu quy định của pháp luật và thực tế thực hiện dịch vụ cơng trực
tuyến ở địa phương để phân tích tìm ra nguyên nhân của trường hợp xảy ra trong
tình huống.
- Đề ra giải pháp phù hợp để giải quyết, làm giảm sự phát sinh của những
trường hợp tương tự tình huống trên.
2. Cơ sở lý luận
Để giải quyết tình huống chúng ta cần nắm rõ một số khái niệm liên quan
đến Dịch vụ công trực tuyến theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày
13/6/2011 của Chính phủ và thực tế quy trình thực hiện đăng ký Dịch vụ công trực
tuyến tại địa phương tỉnh Đồng Tháp.
2.1. Một số khái niệm

3


Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 43/2011/NĐ-CP của Chính Phủ ngày
13/6/2011 quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên
trang điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước (được hướng dẫn
tại Điều 5 Thông tư 32/2017/TT-BTTTT ngày 15/11/2017 của Bộ thông tin và
truyền thông):
- Trang thông tin điện tử là trang thông tin hoặc một tập hợp trang thông
tin trên môi trường mạng phục vụ cho việc cung cấp, trao đổi thông tin.
- Cổng thông tin điện tử là điểm truy cập duy nhất của cơ quan trên mơi
trường mạng, liên kết, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và các ứng dụng mà
qua đó người dùng có thể khai thác, sử dụng và cá nhân hóa việc hiển thị thơng tin.
- Dịch vụ hành chính cơng là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực
thi pháp luật, không nhằm mục tiêu lợi nhuận, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cấp cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức các loại giấy tờ có giá trị pháp lý trong các
lĩnh vực mà cơ quan nhà nước đó quản lý.

Mỗi dịch vụ hành chính cơng gắn liền với một thủ tục hành chính để giải
quyết hồn chỉnh một cơng việc cụ thể liên quan đến tổ chức, cá nhân.
- Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính cơng và các dịch vụ khác
của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường
mạng. Dịch vụ công trực tuyến được chia làm 04 mức độ:
+ Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1: là dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ
các thông tin về thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan quy định về thủ tục
hành chính đó.
+ Dịch vụ cơng trực tuyến mức độ 2: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 1
và cho phép người sử dụng tải về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ

4


theo yêu cầu. Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
+ Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 2
và cho phép người sử dụng điền và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ
chức cung cấp dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch
vụ được thực hiện trên mơi trường mạng. Việc thanh tốn lệ phí (nếu có) và nhận
kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
+ Dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3
và cho phép người sử dụng thanh tốn lệ phí (nếu có) được thực hiện trực tuyến.
Việc trả kết quả có thể được thực hiện trực tuyến, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu
điện đến người sử dụng.
2.2. Quy trình đăng ký và sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên trang
Hệ thống thông tin chính quyền điện tử tỉnh Đồng Tháp
Hệ thống thơng tin chính quyền điện tử tỉnh Đồng Tháp có địa chỉ truy cập
, các chức năng gồm:
+ Đăng ký tài khoản công dân điện tử

+ Đăng ký dịch vụ công trực tuyến
+ Quản lý các hồ sơ đã nộp trực tuyến
+ Theo dõi trạng thái xử lý hồ sơ (đã nộp trực tiếp hoặc trực tuyến)
Để có thể đăng ký dịch vụ công trực tuyến công dân cần đăng ký tài khoản
công dân điện tử bằng cách truy cập vào trang mạng />vào mục đăng ký, điền đầy đủ thơng tin cá nhân theo u cầu. Cơng dân có thể
chọn vào mục hướng dẫn trên trang mạng để được hướng dẫn chi tiết bằng hình

5


ảnh. Sau khi đã đăng ký thông tin trên trang mạng điện tử, công dân phải mang
giấy tờ cá nhân gồm: Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu và các giấy tờ liên quan
đến Ủy ban nhân dân xã, phường để xác nhận và hoàn tất việc đăng ký.
Sau khi đã có tài khoản cơng dân điện tử, cơng dân thực hiện đăng nhập vào
Hệ thống thơng tin chính quyền điện tử tỉnh Đồng Tháp nhấn nút Bắt đầu để sử
dụng dịch vụ công trực tuyến. Các loại dịch vụ công thể hiện theo từng Sở ban
ngành tỉnh và địa phương theo từng Mức độ, cơng dân có thể lựa chọn những dịch
vụ cơng có Mức độ 3 để đăng ký trực tuyến hoặc theo dõi trạng thái xử lý hồ sơ đã
nộp.
3. Phân tích diễn biến tình huống
Cơng dân là Nguyễn Văn A muốn thực hiện một thủ tục hành chính nhà
nước, anh có 02 cách thực hiện, cách thứ nhất là truyền thống, tốn thời gian chờ
đợi, phải đi lại nhiều lần, cách thứ hai là cách làm mới nhanh, tiết kiệm thời gian,
anh A đã lựa chọn sử dụng cách làm truyền thống để thực hiện thủ tục hành chính
của mình.
Trong tình huống trên đặt trường hợp với một người muốn mở Trung tâm
dạy tiếng Anh như anh A, chúng ta có thể nhìn nhận trình độ và điều kiện của anh
là đủ để hiểu hướng dẫn và tiếp cận thực hiện đăng ký dịch vụ công trực tuyến, anh
có thể nhận định được lợi ích cũng như sự thuận lợi hay khó khăn khi thực hiện hồ
sơ trực tuyến, vì vậy yếu tố tâm lý và thực tế hoạt động của dịch vụ công trực

tuyến ở địa phương đã ảnh hưởng đến lựa chọn của anh.
Với trường hợp nếu anh A là người hạn chế hay chưa từng tiếp xúc với máy
tính, internet thì việc thực hiện đăng ký hồ sơ trên môi trường mạng sẽ gặp rất
nhiều khó khăn, cần có người hướng dẫn hay tài liệu hướng dẫn từng bước, từng
thao tác thực hiện, cụ thể, rõ ràng. Việc hướng dẫn có chất lượng, thuyết phục hay

6


khơng ảnh hưởng tới lựa chọn của anh A có nên làm thủ tục hành chính trên mơi
trường mạng hay khơng.
Có thể thấy trình độ, kiến thức của cơng dân, hiệu quả của tuyên truyền,
hướng dẫn và cách thức thực hiện dịch vụ công trực tuyến ở địa phương tác động
đến việc người dân có tin tưởng và lựa chọn sử dụng dịch vụ công trực tuyến .
PHẦN III: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu xử lý tình huống
- Nhằm tăng cường mức độ, phạm vi cung cấp thông tin, dịch vụ công trực
tuyến, hỗ trợ cho hoạt động của cơ quan nhà nước được minh bạch hơn, phục vụ
người dân và doanh nghiệp tốt hơn góp phần cải cách hành chính, phát triển kinh tế
- xã hội. Lấy người dân làm trung tâm, đưa người dân vào trung tâm của tồn bộ
nỗ lực cung cấp dịch vụ cơng của Chính phủ. Tạo điều kiện dễ dàng cho người
dân, chính phủ và doanh nghiệp kết nối với nhau, trao đổi thông tin và cộng tác với
nhau dễ dàng, hiệu quả
- Sử dụng và khai thác hơn nữa thế mạnh của ứng dụng cơng nghệ thơng tin
trên tồn quốc, tạo một phương thức mới trong quan hệ giữa chính quyền với công
dân, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và
cải cách hành chính.
2. Phân tích nguyên nhân - hậu quả
Từ phân tích tình huống có thể thấy nguyên nhân khiến anh A nói riêng và

người dân nói chung khơng muốn sử dụng dịch vụ cơng tực tuyến xuất phát từ chủ
quan lẫn khách quan
2.1. Nguyên nhân chủ quan

7


- Việc giải quyết thủ tục hành chính của Cơ quan nhà nước chưa đạt được
niềm tin của nhân dân, khi áp dụng dịch vụ công trực tuyến là cách làm mới, người
dân sẽ e dè vì họ nghĩ thực hiện theo cách cũ cịn khó khăn thì làm cách mới sẽ
khơng đảm bảo từ đó tạo ra tâm lý lo sợ khi nộp qua mạng sẽ không được tiếp
nhận và xử lý kịp thời, hồ sơ phức tạp nên đến tận nơi thì n tâm hơn, có sự bảo
đảm từ con người thật và giấy tờ, biên lai.
- Thói quen nộp hồ sơ trực tiếp của người dân, muốn trao đổi trực tiếp nội
dung giải quyết đối với hồ sơ đã đăng ký, thói quen này xuất phát từ quan niệm
“xin-cho” trong giải quyết thủ tục hành chính, vì phải “xin” nên gặp trực tiếp người
giải quyết hồ sơ sẽ có thành ý hơn, hồ sơ sẽ làm nhanh hơn.
- Sự phát triển của công nghệ thông tin gắn liền với nhiều nguy cơ trong đó
có yếu tố bảo mật điều này tạo ra tâm lý lo ngại về sự mất an tồn thơng tin khi sử
dụng dịch vụ cơng trực tuyến của người dân.
- Trình độ, kiến thức Cơng nghệ thơng tin của người dân cịn chưa đồng đều,
nhiều người chưa từng tiếp xúc công nghệ thông tin, mà ở đây là máy vi tính,
Internet. Một khi khơng có máy móc, thiết bị thì rất khó nói đến chuyện dùng dịch
vụ công trực tuyến. Mặt khác một bộ phận dân cư là người dân lao động, nông dân,
khả năng sử dụng, cập nhật Internet còn thấp.
2.2. Nguyên nhân khách quan
- Thủ tục đăng ký để có thể sử dụng dịch vụ cơng trực tuyến cịn phức tạp,
chưa làm được hồn tồn trên mơi trường mạng, thực tế cho thấy để có thể sử dụng
dịch vụ cơng trực tuyến trên trang Hệ thống thơng tin chính quyền điện tử tỉnh
Đồng Tháp, công dân phải thực hiện bước cuối cùng là xác nhận tài khoản công

dân điện tử trực tiếp tại Ủy ban nhân dân xã phường.

8


- Việc tuyên truyền, hỗ trợ sử dụng dịch vụ công trực tuyến chưa được thực
hiện đầy đủ, thường xuyên dẫn đến việc triển khai dịch vụ công trực tuyến vẫn còn
chưa đồng bộ. Một số cán bộ chưa được bổ túc trình độ cơng nghệ thơng tin cho
nên thiếu khả năng tuyên truyền, hướng dẫn và xử lý. Bên cạnh đó, cơng tác tun
truyền, phổ biến về lợi ích của dịch vụ cơng trực tuyến vẫn cịn hạn chế dẫn đến
người dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận.
- Văn bản, quy định vẫn chưa sửa đổi kịp thời để thực hiện theo quy trình
điện tử, người dân và doanh nghiệp vẫn phải nộp chứng từ giấy khi thực hiện các
thủ tục hành chính. Quy trình thủ tục hành chính có nhiều mẫu biểu phức tạp, hồ sơ
trực tuyến phải cần nhiều hình ảnh giấy tờ bản gốc.
- Việc liên kết tích hợp dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước cịn gặp nhiều khó
khăn về mặt pháp lý và cơ sở hạ tầng, mang tính rời rạc, khơng liên kết thành một
hệ thống, văn bản điện tử không được truyền đưa thông suốt giữa các cơ quan nhà
nước, dữ liệu không được chia sẻ và khai thác chung. Khơng ít các chương trình
phần mềm được xây dựng từ nhiều năm trước, khơng được nâng cấp, khó sử dụng.
Bên cạnh đó, hệ thống mạng đơi khi cịn gặp trục trặc trong việc truyền tải dữ liệu

,

tốc độ truyền thấp, không đáp ứng kịp thời yêu cầu của người sử dụng. Chất lượng
của đường truyền chưa ổn định nên việc đăng ký hay cập nhật cũng cịn gặp khó
khăn.
- Các giấy phép, các thủ tục hành chính được nhiều bộ ngành, địa phương
thực hiện cấp qua mạng điện tử. Tuy nhiên người dân, doanh nghiệp cịn gặp khó
khăn trong sử dụng các dịch vụ công này do được cung cấp từ rất nhiều địa chỉ

khác nhau mà khơng có một địa chỉ duy nhất trên mạng điện tử. Thiếu hướng dẫn,
giải thích tỉ mỉ, cặn kẽ khi người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực
tuyến.

9


- Khó khăn nguồn vốn và quy trình thực hiện đầu tư ứng dụng cơng nghệ
thơng tin thủ tục cịn rườm rà, ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng các ứng dụng công
nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực hành chính cơng.
2.3. Hậu quả
Trong chương trình cải cách hành chính nước ta hiện nay, hiện đại hóa hành
chính là xu hướng không thể phủ nhận trong bối cảnh cách mạng khoa học-cơng
nghệ phát triển mạnh mẽ vì vậy nếu khơng tìm ra và giải quyết những ngun nhân
dịch vụ công trực tuyến chưa thân thiện với người dân, tỷ lệ sử dụng dịch vụ công
trực tuyến thấp sẽ ảnh hưởng xấu, làm chậm tiến trình cải cách hành chính.
Để đầu tư xây dựng một dịch vụ công trực tuyến, nhất là những dịch vụ mức
độ 3, 4 rất tốn kém chi phí, thời gian và cơng sức nên nếu xây dựng mà người dân
không sử dụng sẽ gây lãng phí, trở thành gánh nặng cho quốc gia.
Ngược lại, nếu giải quyết tốt những nguyên nhân, nâng cao hiệu quả, tỷ lệ sử
dụng dịch vụ công trực tuyến sẽ đem lại được những lợi ích to lớn. Thực tiễn thời
gian qua, sử dụng dịch vụ công trực tuyến giúp giảm thời gian, chi phí đi lại cho
việc gửi hồ sơ và nhận kết quả của các tổ chức, cá nhân; đặc biệt là tránh được tệ
nhũng nhiễu, quan liêu, phiền hà từ một bộ phận cán bộ công quyền; tăng tính cơng
khai, minh mạch của thủ tục hành chính; nâng cao trách nhiệm, trình độ chun
mơn và kiến thức về công nghệ thông tin của cán bộ công chức được phân cơng xử
lý hồ sơ thủ tục hành chính, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Ngồi ra,
việc gửi hồ sơ qua dịch vụ cơng trực tuyến giúp tổ chức, cá nhân có thể giao dịch
24/24 giờ trong ngày, tại bất cứ đâu có kết nối internet. Nếu trước đây, muốn đăng
ký thủ tục hành chính phải đến trực tiếp cơ quan nhà nước nhận phiếu theo thứ tự,

chờ cán bộ tiếp nhận hồ sơ. Nay, với phương thức dịch vụ công trực tuyến mức độ
3, 4 mọi việc liên quan đến thủ tục hành chính, các tổ chức, cá nhân có thể thực
hiện ở nhà hay ở cơ quan, đơn vị đồng thời có thể theo dõi, giám sát được tình
10


trạng giải quyết hồ sơ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí đi lại, chi phí văn
phịng phẩm.
2.4. Giải pháp giải quyết
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức người dân, doanh nghiệp
trong việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến, cần phải tạo niềm tin cho nhân dân
vào Cơ quan nhà nước, hồ sơ đăng ký bằng dịch vụ công trực tuyến hay trực tiếp
đều phải được giải quyết đúng theo quy định, thay đổi tư duy “xin-cho” từng bước.
Thông qua xây dựng các tiểu phẩm, mẩu chuyện ngắn trên các phương tiện thông
tin đại chúng để cho người dân biết và khuyến khích họ tiếp cận với dịch vụ công
trực tuyến.
Thường xuyên tổ chức tập huấn cho các đơn vị nghiệp vụ về các dịch vụ
công trực tuyến, đào tạo bổ sung về chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo nắm đầy đủ
thủ tục hành chính theo từng nhóm ngành đối với cơng chức tiếp nhận và trả kết
quả, từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ công chức thực hiện quản lý và cung cấp
dịch vụ công trực tuyến. Từng cán bộ, công chức cần nỗ lực, chủ động trong việc
hỗ trợ, hướng dẫn người dân ứng dụng cách thức mới. Cần mở các điểm hỗ trợ sử
dụng dịch vụ công trực tuyến trang bị đầy đủ thiết bị kỹ thuật như máy tính, máy
in, máy scan, kết nối mạng giúp người dân chưa có điều kiện có thể tiếp xúc, thực
hiện dịch vụ cơng trực tuyến. Người dân thường có tâm lý ngại tìm hiểu, nên cán
bộ, cơng chức phải nhẫn nại hướng dẫn cho họ, dù mất công hơn nhưng về lâu dài,
người dân sẽ biết cách thức sử dụng.
Thực tế tại tỉnh Đồng Tháp, Đoàn thanh niên đã phối hợp với ngành chức
năng địa phương cử đoàn viên, thanh niên trực tiếp hướng dẫn người dân đến làm
thủ tục hành chính tại Bộ phận Một cửa của thành phố và UBND các xã, phường,

đăng ký thông tin cá nhân trên máy tính để thực hiện dịch vụ cơng trực tuyến khi
có nhu cầu. Chính quyền các cấp thực hiện lắp các panô, in tờ rơi tuyên truyền,
11


hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4. Tại trụ sở của
Bộ phận Một cửa ở các huyện và các xã, phường còn lại của tỉnh cũng trang bị
máy tính, máy quét, biểu mẫu hướng dẫn nhằm giúp người dân sử dụng dịch vụ
công trực tuyến thuận lợi.
Tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện phần mềm Một cửa điện tử, Cổng dịch vụ
công trực tuyến theo hướng mở rộng nhiều hơn về số lượng thủ tục, thuận tiện thao
tác, sử dụng, có nhiều tiện ích hỗ trợ để tạo điều kiện tốt nhất cho các tổ chức,
công dân sử dụng dịch vụ. Đơn giản hóa hơn nữa các bước thực hiện dịch vụ cơng
trực tuyến. Có cơ chế để xác nhận tính xác thực của tài khoản đăng ký dịch vụ
công trực tuyến (tài khoản công dân điện tử) mà không cần đến trực tiếp Cơ quan
nhà nước xác nhận. Xây dựng hệ thống dịch vụ cơng trực tuyến có thể sử dụng trên
nhiều loại thiết bị, nhất là điện thoại thông minh. Đảm bảo tốc độ đường truyền, hệ
thống mạng thông suốt trong việc truyền tải dữ liệu.
Đối với các dịch vụ công điện tử, vấn đề an ninh dường như mâu thuẫn với
sự thuận tiện, dễ sử dụng. Nhu cầu cung cấp nhiều dịch vụ, quy trình đơn giản,
thuận tiện cho người dân có thể dẫn đến mất an tồn. Trái lại, dịch vụ đòi hỏi nhiều
cấp độ đăng nhập, khai báo thì khơng thân thiện với người sử dụng dịch vụ. Vì vậy,
xây dựng dịch vụ cơng trực tuyến cần lựa chọn phương án để hài hòa cả hai yếu tố
này nhưng cũng cần có biện pháp phịng ngừa với những nguy cơ như: bị đánh cắp
dữ liệu, sai lệch kết quả, sửa đổi thơng tin, giả mạo.
Hồn thiện các văn bản, các quy định nhằm đảm bảo tính pháp lý của các
dịch vụ công trực tuyến. Ghi nhận trong các văn bản Luật và quy phạm pháp luật
các quy định pháp lý về cung cấp dịch vụ công trên môi trường mạng cũng như
việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu, nguồn nhân lực phục vụ cho


12


hoạt động của cơ quan nhà nước, hoạt động trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ
quan nhà nước với tổ chức, cá nhân và hoạt động phục vụ lợi ích công cộng.
PHẦN IV: KIẾN NGHỊ
Để phát huy những hiệu quả trong triển khai dịch vụ công trực tuyến, đồng
thời khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng dịch
vụ công trực tuyến trong thời gian tới cần phải:
Thứ nhất, tiếp tục tuyên truyền về lợi ích của việc cung ứng các dịch vụ
công trực tuyến, cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương
tiện thông tin đại chúng, thông qua các hội nghị, hội thảo và các hình thức khác
nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của cán bộ, cơng chức, người dân và doanh
nghiệp về các lợi ích trong việc cung ứng dịch vụ công trực tuyến trực tuyến, góp
phần xây dựng Chính phủ điện tử, thúc đẩy cải cách hành chính, phát triển kinh tế xã hội,
Thứ hai, tiếp tục rà sốt, chuẩn hóa tồn bộ các thủ tục hành chính. Các Bộ,
ngành, địa phương phải tăng cường tiến hành rà sốt các thủ tục hành chính đã
công bố, thường xuyên cập nhật, xây dựng và sử dụng thống nhất biểu mẫu trong
giao dịch giữa cơ quan, tổ chức và cá nhân, đáp ứng yêu cầu đơn giản, minh bạch
và thuận tiện trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cơng dân.
Thứ ba, đẩy mạnh việc xây dựng, vận hành cổng thông tin điện tử của các cơ
quan nhà nước và xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về tổ chức và công dân. Cổng
thơng tin điện tử là nơi giao dịch chính thức giữa tổ chức, công dân với các cơ
quan nhà nước. Vì vậy, các cơ quan nhà nước phải tiếp tục xây dựng và vận hành
hiệu quả cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức.

13


Thứ tư, đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông tin trong các cơ quan

nhà nước. Cần tiếp tục đẩy mạnh việc bồi dưỡng, trang bị kiến thức về công nghệ
thông tin cho đội ngũ công chức,viên chức, nhất là đội ngũ công chức, viên chức
trực tiếp giải quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức và cơng dân. Ngoài ra, cần
phải đặc biệt quan tâm việc tuyển dụng và sử dụng đội ngũ công chức, viên chức
chuyên trách công nghệ thông tin ở các cơ quan nhà nước để đáp ứng yêu cầu ứng
dụng công nghệ thông tin trong cung ứng dịch vụ công trực tuyến.
Thứ năm, tăng cường kiểm tra, giám sát, khen thưởng và xử lý trách nhiệm
trong thực hiện cung ứng dịch vụ công trực tuyến. Cần xây dựng quy định về cơ
chế báo cáo, cập nhật tự động về các giao dịch của từng cơ quan, đơn vị trên hệ
thống mạng internet về một đầu mối. Khi thực hiện kiểm tra, đánh giá phải kịp thời
có các hình thức khen thưởng các cơ quan, đơn vị làm tốt, có tỷ lệ người dân,
doanh nghiệp hài lịng cao. Đồng thời, phải có các biện pháp chế tài, xử lý đối với
các đơn vị chưa hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong cung ứng dịch vụ công
trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp. Cơng tác đánh giá mức độ hài lịng và
chất lượng dịch vụ cần được thực hiện độc lập, thường xuyên, liên tục.
Cuối cùng là quy định trách nhiệm người đứng đầu trong giải quyết thủ tục
hành chính và cung ứng dịch vụ công trực tuyến. Quy định này xác định rõ trách
nhiệm của người đứng đầu trong việc giải quyết các cơng việc liên quan đến người
dân, doanh nghiệp, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của người đứng đầu các
cơ quan đơn vị trong thực thi công vụ.
PHẦN V: KẾT LUẬN
Công cuộc cải cách và đổi mới nền hành chính nhà nước trong giai đoạn
trước mắt đang đứng trước nhiều thách thức, ảnh hưởng của cơ chế quản lý tập
trung, quan liêu bao cấp trước đây, sức ỳ của nền hành chính cũ cịn in đậm trong

14


nếp nghĩ, cách làm của đội ngũ cán bộ, cơ chế xin - cho vẫn còn tồn tại trong mối
quan hệ giữa cơ quan nhà nước với người dân. Cùng với sự vận hành nền kinh tế

theo các quy luật của thị trường đòi hỏi phải đổi mới mạnh mẽ vai trị, chức năng
của Nhà nước nói chung và của nền hành chính nhà nước nói riêng, địi hỏi phải
chuyển mạnh sang nền hành chính “phục vụ". Các tiến bộ khoa học, cơng nghệ,
u cầu hiện đại hóa nền hành chính, xây dựng chính phủ điện tử có tác động mạnh
mẽ, trực tiếp tới tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong hệ thống hành chính, tới
việc xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức cả về trình độ, năng lực, ý thức trách
nhiệm và tác phong, phương pháp công tác. Với việc ứng dụng các thành tựu khoa
học cơng nghệ vào hoạt động hành chính nhà nước mà cụ thể là dịch vụ công trực
tuyến không chỉ làm tăng năng suất lao động mà cịn góp phần quan trọng làm thay
đổi phương thức làm việc của cán bộ cơng chức, hướng tới một mơi trường hành
chính hiện đại đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ và mang lợi ích hơn nữa cho
người dân.
Trong tiểu luận này em đã đưa ra một tình huống cụ thể để nói lên thực
trạng tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ cơng trực tuyến hiện nay cịn thấp để phân
tích ngun nhân và đề ra giải pháp. Q trình phân tích, lập luận của em có thể
chưa thật chặt chẽ, hợp lý. Nhưng đây là một cách nhìn nhận vấn đề của em tiếp
thu được từ Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên.
Do kiến thức lý luận và kinh nghiệm thực tế còn thiếu nên những phân tích,
nhận xét đánh giá của cá nhân khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được sự chỉ dẫn của Q Thầy, Cơ, góp phần tiếp tục hồn thiện cá nhân
mình để cống hiến tốt, góp phần sức lực nhỏ bé của mình trong sự nghiệp xây
dựng và đổi mới của đất nước.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu bồi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước (chương trình chun
viên) - Học viện hành chính quốc gia.
2. Nghị Quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 Nghị Quyết về Chính phủ điện

tử và Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 quy định về việc cung cấp
thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang điện tử hoặc cổng thông tin điện tử
của cơ quan nhà nước.
4. Nghị Quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 Ban hành tổng thể cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020.
5. Báo cáo về cơng tác cải cách hành chính 9 tháng đầu năm và phương
hướng, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2018 của UBND Huyện Củ Chi.
6. Một số vấn đề về cải cách hiện đại hóa nền hành chính hiện nay – TS. Lưu
Kiếm Thanh – Trưởng khoa Văn bản và Cơng nghệ Hành chính, Học viện Hành
chính.
TRANG MẠNG ĐIỆN TỬ THAM KHẢO
1. />2. />_cong_truc_truyen_nham_thuc_day_xay_dung_Chinh_phu_dien_tu.aspx
3. />4. />5. />


×