Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Quản trị rủi ro hoạt động của công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ an ninh dầu khí việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH

VŨ KHÁNH VINH

QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BẢO VỆ
AN NINH DẦU KHÍ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH

VŨ KHÁNH VINH

QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BẢO VỆ
AN NINH DẦU KHÍ VIỆT NAM

Chuyên ngành: An ninh Phi truyền thống
Mã số : 8900201.05QTD

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Ngọc Ca



HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Trần Ngọc Ca. Các số liệu, tài liệu được sử dụng
trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Vũ Khánh Vinh

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sỹ về đề tài “Quản trị rủi ro hoạt động của Công ty cổ
phần dịch vụ bảo vệ An ninh Dầu khí Việt Nam” là kết quả của quá trình học
tập và nghiên cứu một cách nghiêm túc của tác giả trong chƣơng trình học
Thạc sỹ Quản trị kinh doanh tại Khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Với tình cảm chân thành, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến:
Hội đồng khoa học, Hội đồng đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Quản trị
kinh doanh của Khoa Quản trị Kinh doanh, ĐHQGHN cùng q thầy cơ của
Khoa đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và
nghiên cứu.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Ngọc Ca
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ, đóng góp những ý kiến quý báu cho
luận văn cũng nhƣ truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong
suốt thời gian học tập, nghiên cứu, thực hiện luận văn.

Mặc dù có nhiều cố gắng trong q trình thực hiện nghiên cứu, song luận
văn khơng tránh khỏi những sai sót, kính mong đƣợc sự góp ý của các thầy cơ
để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU.............................................................. vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
HOẠT ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ
BẢO VỆ ............................................................................................................ 8
1.1. Khái quát về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ ............................. 8
1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp kinh doanh DVBV ..................................... 8
1.1.2. Điều kiện cấp phép cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ......... 9
1.1.3. Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh DVBV .................... 13
1.2. Quản trị rủi ro hoạt động trong doanh nghiệp kinh doanh DVBV .......... 17
1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 17
1.2.2. Vai trò của quản trị rủi ro hoạt động trong doanh nghiệp kinh
doanh DVBV ................................................................................................. 23
1.2.3. Nội dung quản trị rủi ro hoạt động trong doanh nghiệp kinh
doanh DVBV ................................................................................................. 25
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro hoạt động trong doanh nghiệp
kinh doanh DVBV........................................................................................... 31
1.3.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp....................................................... 31

1.3.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ...................................................... 33
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 35
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG ĐÁNH GIÁ VỀ QUẢN TRỊ
RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BẢO VỆ
AN NINH DẦU KHÍ VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................... 36
iii


2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ An ninh Dầu khí ………36
2.1.1. Thơng tin doanh nghiệp ........................................................................ 36
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ An
ninh Dầu khí Việt Nam ................................................................................... 36
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ An ninh
Dầu khí Việt Nam ........................................................................................... 37
2.1.4. Tình hình hoạt động của Công ty Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ An
ninh Dầu khí Việt Nam ................................................................................... 37
2.2. Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động của Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ
An ninh Dầu khí Việt Nam hiện nay............................................................... 39
2.2.1. Công tác xác định các loại rủi ro........................................................... 39
2.2.2. Công tác thực hiện quản trị rủi ro hoạt động ........................................ 40
2.3. Đánh giá về quản trị rủi ro hoạt động của Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ
An ninh Dầu khí Việt Nam hiện nay............................................................... 55
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc ................................................................................... 55
2.3.2. Hạn chế còn tồn tại................................................................................ 60
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 62
CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG
CƢỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN DỊCH VỤ BẢO VỆ AN NINH DẦU KHÍ VIỆT NAM................. 63
3.1. Định hƣớng phát triển Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ An ninh Dầu khí
Việt Nam giai đoạn 2020 - 2025 ..................................................................... 63

3.1.1. Dự báo tình hình, những thuận lợi và khó khăn, thách thức đối với
Cơng ty cổ phần DVBV ANDK Việt Nam ..................................................... 63
3.1.2. Mục tiêu tổng quát, phƣơng hƣớng và nhiệm vụ phát triển Công ty cổ
phần DVBV ANDK Việt Nam giai đoạn 2020 – 2025 .................................. 65
3.2. Một số giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro hoạt động của Công ty cổ
phần dịch vụ bảo vệ An ninh Dầu khí Việt Nam ............................................ 67
iv


3.2.1. Giải pháp về nguồn nhân lực ................................................................ 67
3.2.2. Giải pháp về nghiệp vụ bảo vệ .............................................................. 70
3.2.3. Giải pháp về sử dụng công nghệ trong quản trị rủi ro hoạt động ......... 71
3.2.4. Giải pháp về hồn thiện cơng tác đánh giá rủi ro ................................. 72
3.2.5. Giải pháp về đầu tƣ và vốn ................................................................... 73
3.3. Một số đề xuất hỗ trợ tăng cƣờng quản trị rủi ro hoạt động của Công ty cổ
phần dịch vụ bảo vệ An ninh Dầu khí Việt Nam ............................................ 74
3.3.1. Đối với Nhà nƣớc và Chính phủ ........................................................... 74
3.3.2. Đối với tập đồn Dầu khí Việt Nam ..................................................... 75
Kết luận chƣơng 3 ........................................................................................ 77
KẾT LUẬN .................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt


Diễn giải

1

ANDK

An ninh dầu khí

2

DVBV

Dịch vụ bảo vệ

3

HĐQT

Hội đồng quản trị

4

DNBV

Doanh nghiệp bảo vệ

5

CBNV


Cán bộ nhân viên

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Mơ hình quản trị rủi ro 3 lớp phòng vệ của doanh nghiệp kinh
doanh DVBV ................................................................................................... 27
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ an ninh dầu khí
Việt Nam ......................................................................................................... 38
Bảng 2.1: Báo cáo tài chính của Cơng ty cổ phần ANDK giai đoạn 2015 –
2019 ................................................................................................................. 38
Bảng 2.2: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần ANDK năm 2019............. 38
Sơ đồ 2.2: Mơ hình quản trị rủi ro hoạt động của Cơng ty cổ phần ANDK ... 42

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động phức tạp, nhu cần an ninh, an
tồn ln đƣợc đặt lên hàng đầu ở mỗi quốc gia. Ở Việt Nam hiện nay, doanh
nghiệp muốn hoạt động an tồn, hiệu quả và thơng suốt đều không thể thiếu
sự hỗ trợ của các công ty bảo vệ chuyên nghiệp. Sự ra đời và hoạt động của
hàng loạt các cơng ty bảo vệ chun nghiệp góp phần đảm bảo an ninh và an
toàn cho các cá nhân, doanh nghiệp và xã hội, đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn
đặt ra. Các công ty dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp đã ra đời với sự đa dạng về
hình thức cũng nhƣ các loại hình dịch vụ bảo vệ giúp khách hàng có thể yên
tâm lựa chọn và tin tƣởng. Dù đối tƣợng cần đƣợc bảo vệ là cá nhân, tổ chức

hay doanh nghiệp… các công ty bảo vệ đều có những kế hoạch và chiến lƣợc
bảo vệ tỉ mỉ, thích hợp để đảm bảo an tồn tuyệt đối cho khách hàng. Đối với
những loại hình dịch vụ hoạt động trên quy mô lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ
nhƣ các khu vui chơi, nghỉ dƣỡng, nhà máy, xí nghiệp… việc sử dụng tới
những dịch vụ bảo vệ của các cơng ty chun nghiệp hàng đầu, có chun
mơn cao sẽ đảm bảo an ninh, an toàn cho doanh nghiệp hoạt động. Tuy nhiên,
cùng với sự gia tăng không ngừng loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
bảo vệ ở nƣớc ta, loại kinh doanh dịch vụ bảo vệ hiện nay cũng bộc lộ nhiều
hạn chế, bất cập. Mặc dù, là loại hình kinh doanh có điều kiện, phải đáp ứng
những tiêu chí và điều kiện pháp luật đã quy định, song có khơng ít cơng ty
hồ sơ năng lực khơng đủ điều kiện đã khai gian để đƣợc hoạt động, thậm chí
để thu hút khách hàng sẵn sàng hạ giá dịch vụ mức thấp nhất có thể bỏ qua
chất lƣợng dịch vụ, hay những vấn đề pháp lý đối với loại hình kinh doanh
này vẫn cịn những vƣớng mắc chƣa đƣợc tháo gỡ,… Những hạn chế, bất cập
nêu trên dẫn tới rủi ro rất lớn đối với khách hàng, đối với an ninh, an toàn của
xã hội và đối với chính bản thân doanh nghiệp. Vì vậy, để đánh giá tính hiệu
1


quả, những vƣớng mắc, khó khăn mà loại hình doanh nghiệp này đã và đang
gặp phải trên cả phƣơng diện lý luận cũng nhƣ thực tiễn vẫn còn đang bỏ ngỏ
địi hỏi phải có những nghiên cứu cụ thể.
An ninh năng lƣợng là một trong những vấn đề đƣợc các quốc gia đặc
biệt quan tâm bởi năng lƣợng là yếu tố đầu vào quyết định đến sự phát triển
kinh tế xã hội. Chính vì vậy, bảo đảm an ninh năng lƣợng là một trong những
yêu cầu bức thiết đƣợc đặt ra hiện nay nhằm góp phần bảo đảm an ninh, quốc
phòng và phát triển bền vững đất nƣớc. Cùng với than, thủy điện, dầu khí
ln là nguồn năng lƣợng chính đảm bảo cho sự ổn định của các hoạt động
sản xuất, kinh doanh thƣơng mại và dân sinh. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
(Petrovietnam) tiền thân là Cơng ty Dầu khí Quốc gia, đƣợc thành lập theo

các Quyết định 198/2006/QĐ-TTg và 199/2006/QĐ-TTg ngày 29-8-2006 của
Thủ tƣớng Chính phủ. Ngày 25-6-2010, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành
Quyết định số 924/QĐ-TTg về việc chuyển Cơng ty mẹ - Tập đồn Dầu khí
Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nƣớc
làm chủ sở hữu. Trong quá trình phát triển, Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam từng bƣớc thực hiện hồn chỉnh và hiện đại hóa chuỗi cơng nghệ dầu
khí, đồng bộ từ tìm kiếm, thăm dị, khai thác đến phát triển cơng nghiệp khí –
cơng nghiệp điện, chế biến và dịch vụ dầu khí; xây dựng hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật tƣơng đối đồng bộ cho sự phát triển của ngành cơng nghiệp dầu
khí với sự ra đời các trung tâm sản xuất điện nhƣ Nhơn Trạch, cụm cơng
nghiệp Khí – Điện – Đạm Cà Mau, nhà máy lọc dầu Dung Quất, hệ thống hạ
tầng cảng dịch vụ dầu khí tại Vũng Tàu… Sự đầu tƣ đồng bộ này đã làm thay
đổi căn bản cơ cấu kinh tế, mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách quốc gia, cơ
bản đáp ứng yêu cầu về năng lƣợng, phân bón của cả nƣớc. Những dự án,
cơng trình mang tầm cỡ khu vực là minh chứng rõ ràng cho trình độ, năng lực
của cán bộ, kỹ sƣ dầu khí Việt Nam, là tiền đề quan trọng nhằm đẩy mạnh
việc xuất khẩu dịch vụ dầu khí ra nƣớc ngoài.
2


Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ An ninh Dầu khí Việt Nam (DVBV
ANDK) là một doanh nghiệp cổ phần thuộc Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam, đƣợc thành lập theo nghị quyết số: 2558/NQ – DKVN, ngày 14
tháng 10 năm 2008 của Hội đồng quản trị Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam nhằm từng bƣớc chun nghiệp hóa cơng tác bảo vệ trong tồn ngành
Dầu khí. Ngồi ra, Cơng ty cổ phần DVBV ANDK Việt Nam còn đáp ứng
nhu cầu bảo vệ an ninh trật tự và an toàn cho mọi đối tác, khách hàng trong
phạm vi cả nƣớc. Trong hơn 10 năm tồn tại và phát triển, Công ty cổ phần
DVBV ANDK Việt Nam đã gặt hái đƣợc những thành công nhất định, đảm
bảo an ninh, an tồn cho Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên,

trong q trình hoạt động Cơng ty cũng khơng tránh khỏi những rủi ro về tài
chính, thơng tin, hoạt động, nhân sự… tác động khá lớn đến hiệu quả sản
xuất, kinh doanh và ảnh hƣởng đến sự tồn tại, phát triển của Cơng ty. Chính
vì vậy, rất cần có những nghiên cứu cả ở tầm lý luận cũng nhƣ thực tiễn để
đánh giá một cách khách quan tình hình quản trị rủi ro hoạt động của Cơng ty
cổ phần DVBV ANDK Việt Nam, trên cơ sở đó đƣa ra những giải pháp và
kiến nghị kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập nói trên.
Với tất cả những lý do nêu trên, học viên lựa chọn vấn đề: “Quản trị rủi
ro hoạt động của Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ An ninh Dầu khí Việt Nam”
làm đề tài luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh An ninh Phi truyền thống với
kỳ vọng góp phần đề xuất giải pháp nhằm hỗ trợ một cách hiệu quả trong
quản trị rủi ro hoạt động của Công ty cổ phần DVBV ANDK Việt Nam thời
gian tới.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế vấn đề kinh doanh không
chỉ dừng ở phạm vị một quốc gia mà còn mở rộng ở phạm vi quốc tế. Tuy
nhiên, chính sự mở rộng phạm vi hoạt động dẫn tới các quốc gia, doanh
nghiệp phải đối mặt với những thách thức, rủi ro ở phạm vi toàn cầu. Do vậy,
3


trong 10 năm trở lại đây vấn đề an ninh phi truyền thống, vấn đề quản trị rủi
ro đƣợc các học giả trong cũng nhƣ ngoài nƣớc đề cập đến tƣơng đối nhiều.
Khảo qua tình hình nghiên cứu liên quan đến quản trị rủi ro hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp có một số cơng trình nghiên cứu sau:
Năm 2007, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do Nguyễn Thị Quý làm
chủ nhiệm, đơn vị chủ trì Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng nghiệm thu thành
công với chủ đề “Nghiên cứu, phân tích các rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”.
Nhóm tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận chung về rủi ro và quản trị rủi

ro trong kinh doanh quốc tế, phác thảo kinh nghiệm quốc tế và gợi ý bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam. Từ đó, phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp
quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam.
Tiếp cận cơng trình nghiên cứu này, chúng tôi thiết nghĩ sẽ hỗ trợ rất nhiều
trong việc cung cấp khung lý thuyết cho chúng tôi thực hiện mục đích và
nhiệm vụ mà luận văn đề ra.
Năm 2018, bài viết Mơ hình quản trị rủi ro theo thơng lệ quốc tế của
nhóm tác giả Hồng Thị Đào, Nguyễn Đức Minh đăng trên Tạp chí
Petrotimes.vn số tháng 5 đã phân tích vai trị của cơng tác quản trị rủi ro trong
doanh nghiệp, giới thiệu khái quát một số mơ hình quản trị rủi ro đang đƣợc
áp dụng phổ biến trên thế giới. Nội dung trọng tâm của bài viết là phác họa
những mơ hình quản trị rủi ro doanh nghiệp điển hình trên thế giới. Kết quả
nghiên cứu này gợi mở rất nhiều cho nghiên cứu của đề tài.
Năm 2019, bài viết Một số vấn đề về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
của Nguyễn Quang Cúc Hoa đăng trên Tạp chí Tài chính số 2 tháng 5 đã có
luận giải về mặt lý luận quy trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Theo đánh
giá của tác giả, “Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp luôn là một vấn đề đƣợc
quan tâm, đặc biệt là các nhà quản trị trên phƣơng diện công cụ đắc lực giúp
cho doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu đề ra” [13, tr. 110].
4


Nhƣ vậy, qua q trình khảo cứu các cơng trình đã liệt kê, cho thấy:
Một là, kết quả nghiên cứu của những cơng trình nêu trên khơng chỉ
cung cấp tƣ liệu mà còn gợi mở cho học viên hƣớng tiếp cận, triển khai các
nội dung nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn.
Hai là, trong những cơng trình mà chúng tơi khảo cứu cho đến nay chƣa
có cơng trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về quản trị rủi
ro hoạt động của Công ty cổ phần DVBV ANDK Việt Nam.
Kế thừa thành quả trong những cơng trình nghiên cứu của các học giả đi

trƣớc, dƣới góc độ tiếp cận quản trị kinh doanh, luận văn tiếp tục triển khai
nghiên cứu, làm rõ những vấn đề: lý luận, khảo sát thực trạng, đánh giá thành
tựu và hạn chế cùng nguyên nhân, đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện
quản trị rủi ro hoạt động của Cơng ty cổ phần DVBV ANDK Việt Nam thời
gian tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận về quản trị rủi ro
trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ, luận văn khảo sát thực trạng,
đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro hoạt động
của Công ty cổ phần DVBV ANDK Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu nói trên, luận văn dự kiến sẽ thực hiện
các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, phân tích những vấn đề lý luận về quản trị rủi ro hoạt động
trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
Thứ hai, khảo sát thực trạng quản trị rủi ro hoạt động của Công ty cổ
phần DVBV ANDK Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, đánh giá thành tựu và hạn chế cùng nguyên nhân hạn chế của
công tác quản trị rủi ro hoạt động của Công ty cổ phần DVBV ANDK Việt
Nam hiện nay.

5


Thứ tư, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro hoạt động
của Công ty cổ phần DVBV ANDK Việt Nam thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản trị rủi ro hoạt động của Công ty cổ phần DVBV ANDK Việt Nam.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Nghiên cứu quản trị rủi ro hoạt động của Công ty cổ
phần DVBV ANDK Việt Nam.
Về thời gian: Nội dung nghiên cứu thu thập các hoạt động của Công ty
cổ phần DVBV ANDK Việt Nam từ năm 2018 đến 2019.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để phù hợp với n

6


HҐ/
ҍNG QUѵN TR҉
Thiұ
t lҨ
p mӅc tiêu, chiұŶůӇ
ӄc QTRR và ch
ҷ
u trách nhiҵm cuҺi cùng
CҗC
A04

CƠNG
AN

BAN KI҅
M SỐT

E/
҄

U HÀNH
(BAN'/D
ҌC)

LҒP PHỊNG ҇
VTHҚNHѶT

(Phát hiҵ
n rӆi ro)
+) Dành cho tәWUѭ
ӣng trӵc tiӃ
p
làm viӋ
c tҥ
i mө
c tiêu bҧ
o vӋ
+) Các chӍKX\
ӣngWUѭ
phө
trách các tә

LҒP PHÒNG ҇
VTHҚHAI
LҒP PHÒNG ҇
VTHҚ3
(BҾphҨ
n quң
n lý rӆi ro)
(BҾphҨ

n kiҳ
m soát nҾi bҾ)
+) Dành cho các phòng chӭc
+) Kiҳ
ŵ ƚƌĂ
Ҿc lҨ

vӀi vòng
QăQJQKѭSKzQJ7
әchӭc ±Hành

o vҵ1 và 2
chính; Phịng KӃ tốn ± Tài
+) Báo cáo tr
ӌc tiұp hҾŝ
һng
Ĝ
chính; Phịng NghiӋ
p vө- Kinh
quң
n trҷcӆa Cơng ty Ҳ
v tính
doanh
hiҵ
u quңcӆa hoҢ
ƚĜ
Ҿng quң
n lý
và kiҳ
m sốt rӆi ro



ÿ
͛
.0{KuQKTX̫QWU͓UͯLURKR̩W
2.2.2.3. Quy trình qu̫n tr͓rͯ
i ro ho̩
Wÿ
͡
ng trong cơng ty
Vӟi nhiӋ
m vөchính trӏÿѭ
ӧFJLDROjÿ
ҧ
m bҧ
o an ninh, an tồn cho các
cơng trình Dҫ
X NKt WURQJ
nhà máy Lӑcÿy

u Dung
Fy
Quҩ
t - Cơng trình
quan trӑ
QJOLrQTXDQÿ
Ӄ
n an ninh quӕc gia, Công ty cәphҫ
n DVBV ANDK
ViӋ

t Nam WKѭ
ӡng xuyên nhұ
Qÿѭ
ӧc sӵquan tâm, chӍÿ
ҥ
o kӏ
p thӡi cӫa Cөc An

ninh kinh tӃ- Bӝ&{QJDQ/mQKÿ
ҥ
o Tұ
SÿRjQ'
ҫ
u khí ViӋ
W1DPYjOmQ
ҥ
o
Tәng Cơng ty Cәphҫ
n Dӏ
ch vөKӻthuұ
t Dҫ
u khí ViӋ
t Nam trong q trình

thӵc hiӋ
n nhiӋ
m vө. Mһ
WNKiF&{QJW\FNJQJOX{Q
ұ
Qÿѭ

ӧc sӵphӕ
i hӧp, hӛ

trӧkӏ
p thӡi cӫ
DFiFÿѫQY
ӏchӭFQăQJWKX
ӝ
FFѫ TXDQ&{QJDQ
ӝÿӝ
i Biên

phòng và Chính quyӅ
Qÿ
ӏ
DSKѭѫQJWURQJTXiWUuQK
ӵc hiӋ
QSKѭѫQJiQ

o


, phӕ
i hӧp xӱlý khi có tình huӕng, sӵcӕxҧ
\UDFNJQJQKѭW
42


đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên bảo vệ. Từ những lợi thế này,
Công ty cổ phần DVBV ANDK Việt Nam đã xây dựng quy trình quản trị rủi

ro hoạt động gồm 5 bƣớc. Cụ thể:
Bƣớc 1: Thiết lập bối cảnh của cơng ty: Phịng Tổ chức – Hành chính
đƣa ra những phân tích tình hình của cơng ty, đánh giá những thành tựu, hạn
chế, các mục tiêu đang bảo vệ, hƣớng phát triển trong tƣơng lai để từ đó xác
định đƣợc giới hạn xử lý rủi ro, mức độ quản lý rủi ro. Theo phân tích SWOT
có thể thấy nhƣ sau:

 Những điểm mạnh: Một là, trải qua hơn 10 năm hoạt động, Công ty
đã tạo dựng đƣợc thƣơng hiệu, uy tín trên thị trƣờng dịch vụ bảo vệ, đồng thời
thiết lập đƣợc nhiều mối quan hệ hợp tác lâu dài, tin cậy với khách hàng trong
và ngoài ngành, kể cả với khách hàng nƣớc ngoài qua chất lƣợng dịch vụ bảo
vệ Công ty cung cấp. Hai là, Hiện nay, Công ty là đơn vị đứng đầu trong việc
triển khai cung cấp dịch vụ bảo vệ cho các dự án, nhà máy và cơng trình quan
trọng trong ngành Dầu khí. Ba là, Ban lãnh đạo cùng tồn thể CBNV có sự
đồn kết, nhất trí trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và chiến
lƣợc phát triển bền vững của Công ty. Đội ngũ lãnh đạo, cán bộ nhân viên
Cơng ty có năng lực và kinh nghiệm trong môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh
cao. Bốn là, Cơng ty có mạng lƣới hoạt động rộng khắp cả nƣớc và đã xây
dựng đƣợc mối quan hệ hợp tác bền vững với các đối tác trong ngành Dầu khí
và lực lƣợng chức năng tại địa phƣơng. Năm là, Công ty đã thiết lập đƣợc hệ
thống quản lý khá bài bản, đồng thời xây dựng các chế độ chính sách cho
ngƣời lao động tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật.

 Những điểm yếu: Một là, nhân sự quản lý tại một số bộ phận của
Công ty chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc. Hai là, các mục tiêu bảo vệ
hầu hết đều là các cơng trình quan trọng, địi hỏi chất lƣợng dịch vụ và cơng
tác đảm bảo an ninh, an toàn ở mức độ cao. Tuy nhiên, các mục tiêu bảo vệ
nằm dàn trải dẫn đến công tác chỉ đạo, điều hành đôi lúc chƣa kịp thời và gặp
43



nhiều khó khăn. Ba là, với đặc thù của ngành nghề, một số ngƣời lao động
của Công ty coi bảo vệ chỉ là cơng việc tạm thời, khơng gắn bó, tâm huyết với
nghề. Trong khi xã hội phát triển nên ngày càng có nhiều cơng việc để ngƣời
lao động lựa chọn. Vì vậy, biến động nhân sự bảo vệ thƣờng lớn, gây ảnh
hƣởng đến chi phí cũng nhƣ chất lƣợng dịch vụ bảo vệ. Bốn là, trình độ nhận
thức của một số nhân viên bảo vệ còn hạn chế dẫn đến một số trƣờng hợp vi
phạm kỷ luật.

 Những cơ hội: Đƣợc thành lập năm 2009 theo chủ trƣơng của Tập
đồn Dầu khí và Cục An ninh Kinh tế Tổng hợp nhằm chuyên nghiệp hóa lực
lƣợng bảo vệ trong ngành Dầu khí, theo đó Tập đồn đã ban hành các văn bản
chỉ đạo, hƣớng dẫn các đơn vị trực thuộc Tập đồn (nhƣ Lọc hóa Dầu Bình
Sơn, Tổng cơng ty điện lực dầu khí, Tổng Cơng ty Khí, Cơng ty Đạm Phú
Mỹ, Tổng Cơng ty Petrosetco…) tách tồn bộ khối nhân viên bảo vệ tại đơn
vị mình để chuyển giao sang Công ty cổ phần DVBV ANDK Việt Nam. Song
song với đó, Cơng ty tiếp nhận đầy đủ và ngun trạng lực lƣợng bảo vệ
chuyển giao này. Việc này đã đặt nền móng đầu tiên cho việc phát triển vƣơn
lên của Công ty cũng nhƣ mở ra những cơ hội phát triển những năm về sau.
Cụ thể: Một là, trải qua 10 năm thành lập và phát triển, lực lƣợng bảo vệ
của Công ty cổ phần DVBV ANDK Việt Nam ngày càng trở nên chuyên
nghiệp và dạn dày kinh nghiệm bảo vệ các mục tiêu đặc thù là cơng trình
trọng điểm liên quan An ninh quốc gia, các công trƣờng, nhà máy Lọc dầu –
Khí – Điện – Đạm – nơi yếu tố an ninh luôn đặt ra nghiêm ngặt; ngồi ra
Cơng ty cũng đã xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ quản lý, tổ đội trƣởng, hàng
trăm CBNV là ngƣời lao động có kinh nghiệm, thâm niên từ 5 – 7 năm bảo vệ
các mục tiêu này… Hai là, Công ty thƣờng xuyên nhận đƣợc sự quan tâm chỉ
đạo chuyên môn nghiệp vụ và sự hỗ trợ kịp thời, hiệu quả từ Cục An ninh
kinh tế, cũng nhƣ có cơ hội tiếp cận những thông tin khoa học kỹ thuật hỗ trợ
tối đa cho công tác bảo vệ tại các cơng trình trọng điểm và quan trọng của

44


ngành Dầu khí. Ba là, Cơng ty đã ký kết nhiều quy chế phối hợp với các đơn
vị chức năng thuộc cơ quan Cơng an, Bộ đội Biên phịng và Chính quyền địa
phƣơng nhƣ: Quy chế phối hợp cơng tác đảm bảo an ninh, trật tự tại nhà máy
Lọc hóa dầu Dung Quất ký với đồn công an khu kinh tế Dung Quất; phƣơng
án phối hợp tuần tra tại nhà máy Lọc hóa dầu Dung Quất kí với phịng PK02
và nhà máy; Quy chế phối hợp đảm bảo an ninh trật tự, an tồn khu cơng
nghiệp Khí Điện Đạm Cà Mau ký với công an đồn khu công nghiệp này…
Bốn là, với tƣ cách là một đơn vị bảo vệ nội bộ của ngành Dầu khí, một cơng
ty thành viên trực thuộc thuộc Tổng Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật Dầu
khí Việt Nam, Cơng ty cổ phần DVBV ANDK Việt Nam nhận đƣợc sự quan
tâm hỗ trợ rất lớn từ Tập đồn, Tổng cơng ty trong cơng tác quản lý và hoạt
động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ từ các Tổng Cơng ty khác
trong ngành Dầu khí, ví dụ Tổng Cơng ty Khí hỗ trợ thu nhập cho nhân viên
bảo vệ của Công ty làm việc tại các mục tiêu thuộc Tổng Công ty để tạo điều
kiện ổn định cuộc sống, an tâm công tác cho ngƣời lao động. Đây là một
trong những yếu tố tiên quyết giữ chân ngƣời lao động có thâm niên, kinh
nghiệm trong cơng tác bảo vệ, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất
lƣợng dịch vụ bảo vệ tại mục tiêu. Đây là những lợi thế vƣợt trội, những điểm
cộng mà các đối thủ cạnh tranh khác khơng có đủ khi tham gia các hồ sơ đấu
thầu do các Công ty phát hành. Điều này là mở ra một cơ hội lớn và lợi thế
cạnh tranh rất lớn của Công ty cổ phần DVBV ANDK Việt Nam. Năm là, các
quy định của pháp luật ngày càng thông thống, tạo điều kiện cho Cơng ty có
thể kinh doanh các ngành nghề khác mà pháp luật không cấm: Nghị định
96/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về “ngành nghề đầu tư kinh doanh
có điều kiện về An ninh trật tự” thay thế cho nghị định 72/2009/NĐ-CP của
Chính phủ quy định về “điều kiện An ninh trật tự với một số ngành nghề kinh
doanh có điều kiện” đã khơng cịn hạn chế ngành nghề đƣợc phép đăng ký

kinh doanh đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Điều này
45


đồng nghĩa với việc Cơng ty có thể thay đổi đăng ký kinh doanh để đăng ký
thêm mới nhiều ngành nghề kinh doanh khác, mở ra cơ hội mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác nhau, nâng cao doanh thu, lợi
nhuận và thu nhập cho ngƣời lao động để Công ty ngày một phát triển bền vững.

 Những thách thức: Một là, công tác đảm bảo an ninh, an toàn chƣa
đƣợc các chủ doanh nghiệp, thủ trƣởng cơ quan, đơn vị đánh giá cao. Điều
này xảy ra trong thực tế khi nền kinh tế gặp biến động, giá dầu trên toàn thế
giới sụt giảm các đơn vị kinh doanh trong ngành Dầu khí đều thực hiện tiết
giảm chi phí. Và một trong những chi phí đầu tiên các đơn vị thực hiện khi
lên kế hoạch cắt giảm đó là chi phí cho dịch vụ bảo vệ bằng cách cắt giảm các
vị trí, chốt bảo vệ, giảm số lƣợng nhân sự bảo vệ, giảm công cụ dụng cụ hỗ
trợ, thậm chí cả lƣơng nhân viên bảo vệ… Nhiều đơn vị đã không gắn liền sự
đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tài sản cơ quan, doanh nghiệp mình với sự
phát triển ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị nên chƣa đánh
giá đúng mức tầm quan trọng cần thiết của công tác bảo vệ. Điều này đặt ra
một thách thức đối với Công ty trong việc vừa đảm bản an ninh an tồn mục
tiêu để giữ vững uy tín, thƣơng hiệu, vừa rà soát những nguy cơ và lỗ hổng
trong phƣơng án bảo vệ để đàm phán với khách hàng nhằm xây dựng phƣơng
án bảo vệ tối ƣu và chi phí hợp lý. Hai là, cả nƣớc hiện nay đang có khoảng
trên 1.500 doanh nghiệp kinh doanh DVBV, sự cạnh tranh của các doanh
nghiệp bảo vệ khác đang ngày càng trở nên khốc liệt. Đại đa số các doanh
nghiệp bảo vệ tƣ nhân bỏ qua hoặc tìm cách lách luật để khơng tuân thủ các
quy định của pháp luật nhƣ: nhân viên bảo vệ không đƣợc đào tạo đầy đủ và
đƣợc cục C06 cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; thời gian làm việc 30 công
12h/tháng, ngƣời lao động không đƣợc tham gia bảo hiểm bắt buộc (hoặc nếu

có tham gia thì ngƣời lao động tự chịu tồn bộ chi phí), ngƣời lao động không
đƣợc cấp phát trang phục… điều này khiến giá thành của các đơn vị bảo vệ
bên ngoài giảm xuống rất thấp và tạo ra một thách thức cho Cơng ty khó có
46


thể vƣợt qua trong các hồ sơ đấu thầu nếu yếu tố về giá bị đặt lên hàng đầu.
Thực tế cho thấy, trong các hồ sơ mà Công ty đã trúng thầu đơn giá luôn cao
hơn các đơn vị dịch vụ bảo vệ khác và Công ty vƣợt lên nhờ điểm kỹ thuật
trong phƣơng án bảo vệ, kinh nghiệm bảo vệ các cơng trình trọng điểm liên
quan an ninh quốc gia, thâm niên kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ nhân viên
ngƣời lao động … Ba là, mức tăng lƣơng tối thiểu vùng theo quy định của
Nhà nƣớc liên tục trong các năm (2009 là 800.000 đồng/tháng đến năm 2020
dự kiến lên 4.420.000 đồng/tháng) là một thách thức rất lớn cho các doanh
nghiệp để vừa đảm bảo doanh thu, lợi nhuận và phát triển của doanh nghiệp
vừa đảm bảo chi trả lƣơng, thu nhập cho ngƣời lao động theo đúng quy định
pháp luật. Công ty cổ phần DVBV ANDK Việt Nam với dịch vụ cốt lõi là
kinh doanh dịch vụ bảo vệ - doanh thu phụ thuộc rất lớn vào số lƣợng lao
động thì việc này đặt ra một thách thức rất lớn, đặc biệt trong hoàn cảnh nền
kinh tế khó khăn, các đơn vị sử dụng dịch vụ bảo vệ tìm mọi cách cắt giảm
chi phí sản xuất. Bốn là, tại các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Vũng Tàu chi phí sinh hoạt đắt đỏ và ngày càng tăng cao, trong khi cơ
hội tìm kiếm việc làm với mức thu nhập tƣơng đƣơng mức thu nhập Công ty
đang trả cho ngƣời lao động là khá dễ dàng. Với tổng số ngƣời lao động hiện
tại của Công ty tại các thành phố này là hơn 500 ngƣời và mức thu nhập của
Công ty chi trả cho ngƣời lao động chƣa thực sự hấp dẫn đã gây khó khăn,
thách thức lớn trong việc giữ chân ngƣời lao động cũ và thu hút nguồn nhân
lực mới.
Với bối cảnh này cùng với thuận lợi và những thách thức là cơ sở để
nhận diện rủi ro hoạt động đối với Công ty cổ phần DVBV ANDK Việt Nam.

Bƣớc 2: Nhận diện rủi ro hoạt động: Đối với Công ty cổ phần DVBV
ANDK Việt Nam, quản trị nhận diện rủi ro hoạt động đƣợc tiến hành theo ba
lớp bảo vệ: Lớp đầu tiên là tổ trƣởng trực tiếp làm việc tại mục tiêu bảo vệ và
các chỉ huy trƣởng phụ trách các tổ báo cáo tình hình ở mục tiêu, những nguy
47


cơ tiềm ẩn báo về Phòng Nghiệp vụ - Kinh doanh. Sau đó, Phịng Tổ chức –
Hành chính và Phịng Kế tốn – Tài chính căn cứ vào kết quả từ Phòng
Nghiệp vụ - Kinh doanh phân loại rủi ro sẽ xảy ra, từ đó thống kê mức độ, tần
suất xảy ra rủi ro, thiệt hại. Ngoài ra, bộ phận kiểm sốt nội bộ kiểm tra độc
lập với vịng bảo vệ 1 và 2, báo cáo trực tiếp hội đồng quản trị của Cơng ty về
tính hiệu quả của hoạt động quản lý và kiểm soát rủi ro. Cụ thể:
Đến năm 2019, Công ty cổ phần DVBV ANDK Việt Nam ngồi việc
tiếp tục duy trì thực hiện tốt hơn 30 Hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo vệ tại 27
đơn vị, trong đó có 24 đơn vị trong ngành dầu khí, 03 đơn vị ngồi ngành,
cơng ty đã đẩy mạnh công tác đàm phán thƣơng thảo với khách hàng để điều
chỉnh tăng giá các hợp đồng dịch vụ của đơn vị trong suốt thời gian qua nhƣ:
Hợp đồng với Tổng cơng ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, hợp đồng Đạm Cà
Mau và các Hợp đồng với Công ty Cổ phần Quản lý và Khai thác Tài sản Dầu
khí (PSA)…. Công ty đã tiến hành triển khai mới Hợp đồng cung cấp dịch vụ
bảo vệ tại mục tiêu dự án nhà máy VOPAK giai đoạn 3 của Công ty Cổ phần
Cảng Dịch vụ Dầu khí Tổng hợp PTSC Thanh Hóa. Hợp đồng cung ứng dịch
vụ bảo vệ tại mục tiêu văn phịng Cơng ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Điện lực
Dầu khí - Chi nhánh Nhơn Trạch. Cũng trong năm 2019, Cơng ty đã liên tiếp
trúng 8 gói thầu: Cung cấp dịch vụ bảo vệ Nhà máy Điện Cà Mau 1&2 & Khu
nhà quản lý vận hành & sửa chữa Nhà máy điện Cà Mau 1&2 giai đoạn 20192021, gói thầu cung cấp dịch vụ bảo vệ Nhà máy Đạm Cà Mau năm 2019,
cung cấp dịch vụ bảo vệ an ninh trật tự tiểu khu 1,2, trung tâm y tế và tịa nhà
HH1 của Vietsovpetro, gói thầu cung cấp dịch vụ bảo vệ Nhà máy Điện Nhơn
Trạch 1 giai đoạn 2019 - 2021, gói thầu “cung cấp dịch vụ bảo vệ chi nhánh

Phú Mỹ và Trạm cấp khí Mỹ Phƣớc III của cơng ty Cổ phần CNG Việt Nam,
gói thầu cung cấp dịch vụ bảo vệ tại Trụ sở PVEP Hà Nội, gói thầu cung cấp
dịch vụ bảo vệ trụ sở làm việc của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam Cơng ty cổ phần năm 2019 và đặc biệt là gói thầu cung cấp dịch vụ bảo vệ tại
48


Nhà máy lọc dầu Dung Quất - Cơng trình quan trọng liên quan đến an ninh
quốc gia của Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn.
Đi cùng với việc mở rộng quy mô khách hàng, rủi ro trong hoạt động
bảo vệ tại các mục tiêu này cũng tăng lên. Chẳn hạn, cho đến những tháng
đầu năm 2020, Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 cịn nợ Cơng ty ANDK
gần 4 tỷ đồng. Giám đốc Công ty cũng đã ký công văn số 169/CV-ANDK
ngày 02 tháng 06 năm 2020 gửi phía đối tác nhƣng chƣa có kết quả. Hay nhƣ,
cơng tác đảm bảo an ninh an tồn chƣa đƣợc một số khách hàng đáng giá cao
nên Công ty ANDK khó mở rộng thị trƣờng hoặc duy trì dịch vụ bảo vệ đối
với các đơn vị không coi trọng cơng tác an ninh an tồn và chất lƣợng dịch
vụ. Tại mục tiêu nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, để đảm bảo an ninh an
tồn, Cơng ty ANDK đã đề nghị Nhà máy cung cấp các nội quy, quy định,
quy trình và các tài liệu liên quan của Nhà máy đã ban hành trong công tác
bảo vệ cần thực hiện để làm căn cứ triển khai thực hiện và xử lý sai phạm;
sớm khắc phục cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bảo vệ an ninh an toàn
của Nhà máy; cử cán bộ làm đầu mối tiếp nhận và phối hợp công việc nhƣ
trong Công văn số 216/CV-ANDK. Tuy nhiên, Nhà máy không cung cấp và
hậu quả đã xảy ra mất an ninh, an toàn nhƣ trong Công văn số 2058 ngày
25/09/2020 mặc dù đã đƣợc Công ty ANDK khuyến cáo và đề xuất.
Vì thế, trên cơ sở những báo cáo nhận diện về rủi ro từ các bộ phận
phía dƣới trình lên Ban điều hành cũng nhƣ Hội đồng quản trị của công ty
đã thống nhất đi đến kết luận về những rủi ro hoạt động mà công ty đã và
sẽ gặp phải gồm:
6. Rủi ro về tài chính gồm: (i) Khách hàng khơng có khả năng thanh tốn

phí dịch vụ bảo vệ; (ii) Khách hàng chậm thanh tốn phí dịch vụ bảo vệ.
7. Rủi ro về thị trƣờng gồm: (i) Công tác đảm bảo an ninh, an toàn chƣa
đƣợc một số khách hàng đánh giá cao; (ii) Sự cạnh tranh của các doanh
nghiệp bảo vệ khác
49


8. Rủi ro về nguồn nhân lực gồm: (i) Khó khăn trong công tác tuyển
dụng nhân viên bảo vệ; (ii) Khó khăn trong cơng tác kiểm sốt và giữ chân
ngƣời lao động.
9. Rủi ro về dịch vụ bảo vệ gồm: (i) Các tổ chức phản động thực hiện
các hoạt động khủng bố, phá hoại; (ii) Kẻ gian đột nhập trộm cắp tài sản của
khách hàng tại mục tiêu bảo vệ; (iii) Nhân viên bảo vệ của Công ty vị phạm
Nội quy lao động và các quy định tại mục tiêu bảo vệ.
10. Rủi ro về pháp lý gồm: (i) Sự thay đổi Chính sách của nhà nƣớc về
tiền lƣơng tối thiểu vùng, về bảo hiểm xã hội … dẫn đến chi phí tiền lƣơng
của Cơng ty tăng cao.
Bƣớc 3: Đánh giá rủi ro hoạt động: Có thể nói đây là công tác rất quan
trọng trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Ý nghĩa của bƣớc đánh giá
rủi ro hoạt động đối với một doanh nghiệp kinh doanh DVBV là ở chỗ ngăn
ngừa những mất mát, tổn thất về ngƣời cũng nhƣ tài sản của doanh nghiệp
thuê dịch vụ bảo vệ, hạn chế tối đa những tranh chấp pháp lý giữa DNBV với
đối tác, giảm thiểu những tổn thất về tài chính nếu phải đền bù cho việc bảo
vệ ngƣời và tài sản không thành công. Đây là trách nhiệm của DNBV và
thông qua việc thực hiện nghiệp vụ này một cách hiệu quả, doanh nghiệp kinh
doanh DVBV sẽ khẳng định đƣợc uy tín trên thị trƣờng và gia tăng lợi nhuận
cho công ty.
Đối với Công ty cổ phần DVBV ANDK Việt Nam nghiệp vụ đánh giá
rủi ro hoạt động do Phịng Tổ chức – Hành chính, Phịng Nghiệp vụ - Kinh
doanh và Phịng Kế tốn – Tài chính đảm nhiệm. Phịng Tổ chức – Hành

chính đánh giá rủi ro ở khía cạnh liên quan đến nhân lực, pháp lý. Phòng
Nghiệp vụ - Kinh doanh đánh giá rủi ro ở khía cạnh liên quan đến chun
mơn, nghiệp vụ. Phịng Kế tốn – Tài chính đánh giá rủi ro về khía cạnh tài
chính. Các chuyên viên dƣới sự chỉ đạo của Trƣởng và Phó phịng thu nhận ý
kiến từ các tổ trƣởng trực tiếp làm việc tại mục tiêu bảo vệ, các chỉ huy
50


trƣởng phụ trách các tổ bảo vệ (lớp phòng vệ thứ nhất), báo cáo ban điều hành
trong việc tổ chức thực hiện, giám sát nghiệp vụ đánh giá rủi ro và trực tiếp
đánh giá rủi ro (lớp phòng vệ thứ hai). Công tác đánh giá rủi ro hoạt động của
Công ty hiện nay gồm: Đánh giá nguyên nhân, Khả năng xảy ra, Hậu quả, Cơ
hội. Cụ thể:

 Đối với rủi ro về tài chính: Thứ nhất, khi khách hàng khơng có khả
năng thanh tốn phí dịch vụ bảo vệ: Thơng qua cách thức đánh giá bằng tài
liệu, hồ sơ, bằng chứng đƣợc nghiên cứu về năng lực tài chính của khách
hàng, Phịng chức năng của Cơng ty đã chỉ ra nguyên nhân là do khách hàng
làm ăn thua lỗ. Tuy nhiên, khả năng xảy ra đối với rủi ro này thấp. Hậu quả
Công ty bị thiệt hại về kinh tế, ảnh hƣởng đến doanh thu, lợi nhuận. Cơ hội về
việc đánh giá rủi ro này giúp các bộ phận chức năng của Cơng ty nghiên cứu,
tìm hiểu kĩ lƣỡng hơn về khách hàng. Đây là rủi ro từ phía bên ngồi của
Cơng ty. Thứ hai, khi khách hàng chậm thanh tốn phí dịch vụ bảo vệ: Thơng
qua cách thức đánh giá bằng số thủ tục, hồ sơ về đề nghị thanh tốn đƣợc cán
bộ có trách nghiệm thực hiện nghiên cứu. Nguyên nhân của rủi ro này là do
thủ tục hồ sơ thanh tốn chƣa hồn thiện (có nhầm lẫn hoặc chƣa đầy đủ);
Nhân viên thực hiện thủ tục thanh tốn chƣa thực hiện đúng quy trình. Khả
năng xảy ra rủi ro này ở mức độ trung bình. Hậu quả dịng tiền của Cơng ty bị
ảnh hƣởng. Tuy nhiên, đi cùng với rủi ro cũng mang đến cơ hội giúp nhân
viên thanh toán nắm chắc các thủ tục, hồ sơ thanh toán theo quy định của hợp

đồng. Đây là rủi ro từ phía bên trong của Cơng ty.

 Đối với rủi ro về thị trường: Thứ nhất, khi công tác đảm bảo an ninh,
an toàn chƣa đƣợc một số khách hàng đánh giá cao: Thông qua cách thức
đánh giá số lƣợng các kênh marketing để có thêm khách hàng, số công việc
đƣợc thực hiện để nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Nguyên nhân của rủi ro này
do nhận thức của khách hàng. Khả năng xảy ra rủi ro này ở mức độ trung
bình. Hậu quả làm cho việc phát triển, mở rộng thị trƣờng của Công ty bị hạn
51


×