Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông quận thốt nốt, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
-------------

TRẦN VĂN SƠN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
QUẬN THỐT NỐT, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

ĐỒNG THÁP – NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
-------------

TRẦN VĂN SƠN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
QUẬN THỐT NỐT, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN NGỌC THẠCH


ĐỒNG THÁP – NĂM 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ
một cơng trình nào khác, nếu sai tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.

Tác giả luận văn

Trần Văn Sơn


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Đồng Tháp, được sự
giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các q thầy, q cơ và sự nỗ lực của bản thân, tác
giả đã hoàn thành luận văn khoa học này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ
Trường Đại học Đồng Tháp đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và
kinh nghiệm quý báu, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả hoàn thành chương trình
học tập và nghiên cứu của mình.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới TS.
Phan Ngọc Thạch, người hướng dẫn khoa học, đầy trách nhiệm, tận tâm giúp đỡ tác
giả trong việc định hướng nghiên cứu cũng như trong suốt quá trình thực hiện đề tài
luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các cán bộ quản lí, các nhà giáo, các em học

sinh và phụ huynh học sinh của các trường Trung học phổ thơng quận Thốt Nốt, gia
đình, bạn bè đã tạo điều kiện, cộng tác và ủng hộ tác giả trong quá trình học tập và
nghiên cứu của mình.
Mặc dù đã nỗ lực hết mình trong học tập, nghiên cứu lý luận, khảo sát thực
tiễn, nhưng chắc chắn tác giả khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận
được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo, các đồng nghiệp và tất cả những
ai quan tâm đến đề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Đồng Tháp, tháng 11 năm 2019

Tác giả

Trần Văn Sơn


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... ..i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... .ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... .vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................... viii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... .1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... .1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. .3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................... .3
4. Giả thuyết khoa học................................................................................... .3
5. Nhiệm vu ̣nghiên cứu ................................................................................ .3
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... .4

7. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... .4
8. Đóng góp của luận văn .............................................................................. .5
9. Cấu trúc luận văn....................................................................................... .5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .......... .6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .............................................................. .6
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới .......................................................... .6
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................... .8
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài ......................................................... 11
1.2.1. Quản lý ............................................................................................ 11
1.2.2. Quản lý giáo dục ........................................................................... 13
1.2.3. Hoạt động và hoạt động giáo dục .................................................. 13
1.2.4. Đạo đức ........................................................................................ 16
1.2.5. Giáo dục đạo đức .......................................................................... 18


iv

1.2.6. Hoạt động giáo dục đạo đức ......................................................... 18
1.2.7. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ............................................. 19
1.3. Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông........ 20
1.3.1. Trường trung học phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân..... 20
1.3.2. Học sinh trường trung học phổ thông và đặc điểm tâm sinh lý ...... 20
1.3.3. Sự cần thiết phải GDĐĐ cho học sinh trung học phổ thông........... 22
1.3.4. Mục tiêu của hoạt động GDĐĐ cho học sinh trung học phổ thông........24
1.3.5. Nội dung của hoạt động GDĐĐ cho học sinh trung học phổ thông ..... 26
1.3.6. Con đường GDĐĐ cho học sinh trung học phổ thông ................... 27
1.3.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDĐĐ cho học sinh trung học
phổ thông ............................................................................................... 31
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

............................................................................................................... 34
1.4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho học sinh trung học
phổ thông ............................................................................................... 34
1.4.2. Tổ chức hoạt động GDĐĐ cho học sinh trung học phổ thông ....... 35
1.4.3. Chỉ đạo hoạt động GDĐĐ cho học sinh trung học phổ thông ........ 36
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ cho HS trung học phổ thông ... 37
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 38
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN THỐT NỐT,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ .......................................................................... 40
2.1. Khái quát về tình hình Kinh tế, Văn hóa - xã hội và Giáo dục đào tạo
quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ .......................................................... 40
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 40
2.1.2. Điều kiện kinh tế - Văn hóa và xã hội ........................................... 40


v

2.1.3. Tình hình giáo dục của quận Thốt Nốt – Thành phố Cần Thơ....... 41
2.2. Khái quát về quá trình khảo sát ......................................................... 45
2.2.1. Mục đích khảo sát......................................................................... 45
2.2.2. Đối tượng khảo sát........................................................................ 45
2.2.3. Nội dung khảo sát ........................................................................ 45
2.2.4. Công cụ khảo sát .......................................................................... 45
2.2.5. Tổ chức khảo sát ........................................................................... 46
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ
thông quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ ............................................... 47
2.3.1. Việc đảm bảo tính pháp lý của hoạt động giáo dục đạo đức cho học
sinh ở trường trung học phổ thông .......................................................... 47
2.3.2. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của hoạt động giáo dục đạo

đức cho học sinh trung học phổ thông..................................................... 49
2.3.3. Thực trạng thực hiện mục tiêu của hoạt động giáo dục đạo đức cho
học sinh trung học phổ thông.................................................................. 50
2.3.4. Thực trạng thực hiện nội dung của hoạt động giáo dục đạo đức cho
học sinh trung học phổ thông.................................................................. 54
2.3.5. Thực trạng thực hiện con đường giáo dục đạo đức cho học sinh
trung học phổ thông................................................................................ 56
2.3.6. Những nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt
động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông....................... 61
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh .......... 65
2.4.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trung học
phổ thông ................................................................................................ 65
2.4.2. Tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ
thông ...................................................................................................... 67
2.4.3. Chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ
thông ...................................................................................................... 68


vi

2.4.4. Kiểm tra, đánh giá giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ
thông ...................................................................................................... 69
2.5. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho
học sinh trung học phổ thông quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ......... 71
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 75
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUẬN THỐT
NỐT, THÀNH PHỐ CẦN THƠ ................................................................ 77
3.1. Những nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................. 77
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

Trung học phổ thông quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ ...................... 79
3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học
sinh và học sinh về hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học
phổ thông ............................................................................................... 79
3.2.2. Tăng cường biện pháp giáo dục đạo đức của giáo viên ................. 83
3.2.3. Nâng cao quản lý tích hợp nội dung giáo dục đạo đức trong các
môn học.................................................................................................. 86
3.2.4. Đẩy mạnh quản lý tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức ................ 90
3.2.5. Tăng cường quản lý sự phối hợp các lực lượng giáo dục đạo đức . 93
3.2.6. Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động giáo dục
đạo đức................................................................................................... 97
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ....................................................... 100
3.4. Khảo nghiệm về mức độ tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp được đề xuất .................................................................................... 101
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 105
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 106
1. Kết luận ................................................................................................. 106
1.1. Lý luận .......................................................................................... 106


vii

1.2. Thực trạng ..................................................................................... 107
1.3. Biện pháp ...................................................................................... 108
2. Khuyến nghị.......................................................................................... 108
2.1. Với Bộ GD&ĐT ............................................................................ 108
2.2. Sở GD&ĐT thành phố Cần Thơ .................................................... 108
2.3. Hiệu trưởng ................................................................................... 109
2.4. Giáo viên ....................................................................................... 109
2.5. Gia đình học sinh ........................................................................... 109

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 110
PHỤ LỤC


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Viết đầy đủ

1

CBQL

Cán bộ quản lí

2

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

3

ĐTN

Đồn thanh niên


4

ĐTB

Điểm trung bình

5

GDĐĐ

Giáo dục đạo đức

6

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

7

GV

Giáo viên

8

GVBM

Giáo viên bộ môn


9

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

10

HS

Học sinh

11

NXB

Nhà xuất bản

12

PHHS

Phụ huynh học sinh

13

QLGD

Quản lí giáo dục


14

STT

Số thứ tự

15

THCS

Trung học cơ sở

16

THPT

Trung học phổ thông

17

XH

Xếp hạng


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5

TÊN BẢNG
Quy mô trường, học sinh, giáo viên và cán bộ quản lí quận
Thốt Nốt năm học 2017 – 2018
Quy mơ lớp và học sinh THPT quận Thốt Nốt
Thống kê học lực học sinh các Trường THPT quận Thốt Nốt,
thành phố Cần Thơ
Thống kê hạnh kiểm học sinh các Trường THPT quận Thốt
Nốt, thành phố Cần Thơ
Nhận thức về sự cần thiết của hoạt động giáo dục đạo đức
cho học sinh THPT

Trang
43
46
46
46
52

Mức độ hài lòng của CBQL, GV, PHHS và HS về việc thực
Bảng 2.6

hiện mục tiêu của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

53


THPT
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10

Đánh giá của CBQL, GV, PHHS và HS về việc thực hiện nội
dung của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
CBQL, GV, PHHS và HS đánh giá về việc thực hiện con
đường giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
Ý thức tự giác chấp hành nội quy của các em học sinh trường
trung học phổ thơng
Mức độ hài lịng của PHHS về công tác giáo dục đạo đức cho
học sinh trường trung học phổ thông

57
60
63
64

CBQL, GV, PPHS và HS xác định những nguyên nhân chủ
Bảng 2.11

yếu gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động giáo dục đạo đức

65

cho học sinh THPT
Bảng 2.12

Bảng 2.13

CBQL và GV đánh giá chất lượng về việc lập kế hoạch hoạt
động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông
CBQL và GV đánh giá mức độ tổ chức thực hiện hoạt động
giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông

69
71


x

Bảng 2.14

CBQL và GV đánh giá mức độ về công tác chỉ đạo thực hiện
kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

72

CBQL và GV đánh giá mức độ về công tác kiểm tra, đánh giá
Bảng 2.15

thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

73

THPT
Bảng 2.16


HS đánh giá mức độ kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện đạo
đức học sinh

74

Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp được
Bảng 3.1

đề xuất quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

101

THPT quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ
Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp được đề
Bảng 3.2

xuất quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THPT
quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ

103


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định mục tiêu: “Đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát
triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng
pháp luật và trách nhiệm công dân. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao”. Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là chiến
lược quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Vấn đề này đang
đặt ra những yêu cầu to lớn về chất lượng nguồn lực con người. Đó là sự phát triển
tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, một cách khái quát là phát triển
nhân cách của con người Việt Nam. Sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện đại đang
tạo ra sự thay đổi lớn trong nhận thức của mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Hoạt
động giáo dục đạo đức (GDĐĐ) học sinh (HS) - sinh viên hiện nay đang là một vấn
đề được cả xã hội quan tâm. Từ đó cho thấy, GDĐĐ là một trong những điểm chủ
yếu, cốt lõi xuyên suốt và giữ vị trí chủ đạo trong tồn bộ quá trình giáo dục nhân
cách, đào tạo con người trong nhà trường ở nước ta, đặc biệt là trong nhà trường
phổ thông, đối với HS ở lứa tuổi thiếu niên.
Trước những thay đổi khơn lường trên phạm vi tồn cầu, nhiều quốc gia
nhanh chóng cải cách, đổi mới trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục
và xã hội, đã đạt được những thành tựu quan trọng, đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân được nâng lên; tuy nhiên, bên cạnh đó xuất hiện những tiêu cực đã tác
động lên phần lớn thanh niên và HS như: có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ và
hoài bão, lập thân, lập nghiệp; trong phạm vi học đường, hiện tượng gian dối học
giả bằng thật, chạy theo thành tích diễn ra nhiều lúc nhiều nơi, tiêu cực trong dạy
thêm, học thêm đã làm cho tình cảm thầy trị bị tổn thương, truyền thống tơn sư
trọng đạo bị xói mịn dần. Có thể nói nền tảng giáo dục phổ thơng vững chắc trên cơ
sở hình thành và phát triển nhân cách của con người, hướng tới mục tiêu nâng cao
chất lượng toàn diện, là tiền đề để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo


2

(GD&ĐT) của hệ thống giáo dục quốc dân và sự phát triển kinh tế - xã hội.
Luật Giáo dục 2005 đã quy định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp
cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ
năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa,

xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân,...” Giáo dục phổ thông là vườn ươm để
có những con người tồn diện; là nơi khởi đầu của sự nghiệp đào tạo con người,
hình thành nhân cách. Tất cả điều đó đặt ra yêu cầu bức thiết là đòi hỏi chúng ta
phải nhận thức đúng đắn vai trò của giáo dục và GDĐĐ cho HS, nhất là HS trung
học phổ thông (THPT). Đây là giai đoạn của sự chuyển tiếp giữa thiếu niên và thanh
niên, là giai đoạn tạo dựng nền móng nhân cách để trở thành sinh viên, trí thức,
người lao động trong tương lai.
Giáo dục hiện nay, cùng với việc truyền thụ kiến thức cho HS, các trường
THPT thành phố Cần Thơ nói chung và các trường THPT quận Thốt Nốt nói riêng,
đã chú trọng đến cơng tác GDĐĐ cho HS và có sự tiến bộ rõ rệt trong học tập và
nhận thức. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn một bộ phận HS chưa ngoan, có biểu
hiện suy thối về đạo đức, lối sống, các em thường xuyên trốn học, tụ tập đánh
nhau, đánh hội đồng, dối trá, lười lao động, lười học, vô lễ với thầy cô, vô cảm
trước những nỗi đau của người khác, sống ích kỉ,… Điều đó đặt ra một vấn đề cần
quan tâm là làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước định hướng
đúng đắn những giá trị đạo đức để họ hoàn thành được vai trị, nhiệm vụ của mình
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
Thực trạng này đã có nhiều cách lý giải, đó là sự ảnh hưởng của cơ chế thị
trường, sự thiếu quan tâm của một số cán bộ quản lí (CBQL), giáo viên (GV), gia
đình, sự thờ ơ của xã hội cũng góp phần làm cho đạo đức của một bộ phận HS ngày
càng đi xuống. Bên cạnh đó, nhà trường chỉ chú trọng việc dạy chữ mà xem nhẹ
việc dạy người, sự thay đổi về tâm sinh lý của các em HS THPT ở lứa tuổi đang lớn
dễ dàng và nhanh chóng tiếp thu những mặt tích cực cũng như tiêu cực đang xảy ra
trong môi trường sống của các em.
Trong những năm qua, vấn đề GDĐĐ cho HS đã có nhiều cơng trình khoa


3

học nghiên cứu ở những góc độ tiếp cận khác nhau và có nhiều bài viết khoa học

được đăng trên các tạp chí chun ngành. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên
cứu một cách tồn diện, cụ thể và chuyên biệt về quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS
THPT quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
cho học sinh trung học phổ thông quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ” được tác
giả lựa chọn nghiên cứu bởi ý nghĩa và tính cấp thiết trong thực tế quản lí giáo dục
(QLGD) phổ thơng hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS
THPT quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ, tác giả đề tài đề xuất các biện pháp cần
thiết và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý GDĐĐ cho HS THPT quận Thốt
Nốt trong giai đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh trung học phổ thông quận Thốt Nốt,
thành phố Cần Thơ.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT quận Thốt Nốt, thành
phố Cần Thơ.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu biện pháp đề xuất phù hợp cho việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS
quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ thì chất lượng giáo dục tồn diện nói chung,
chất lượng GDĐĐ nói riêng cho HS nêu trên sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vu ̣nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
cho học sinh trung học phổ thông
5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo
đức cho học sinh trung học phổ thông quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ



4

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
trung học phổ thông quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ
5.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu tìm ra biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ
cho HS THPT quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.
6.2. Đối tượng khảo sát
Nghiên cứu được tiến hành trên 200 đối tượng gồm: CBQL (20 người), GV,
giáo viên chủ nhiệm (GVCN), trợ lý thanh niên (40 người), PHHS (40 người), HS
(100 em) trường THPT quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.
6.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 11 năm 2018, số liệu thu thập từ năm 2015 đến năm 2018.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích - tổng hợp, phân loại - hệ thống hóa các tài liệu lý luận có liên quan
đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động quản lý GDĐĐ cho HS thông qua
việc tổ chức học tập, rèn luyện HS tại các trường THPT.
Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra để khảo sát lãnh đạo trường,
GV, PHHS, và HS các trường THPT quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ để tìm hiểu
thực trạng về việc quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT quận Thốt Nốt, thành
phố Cần Thơ.
Phương pháp tọa đàm: Trực tiếp trao đổi với CBQL, GV, PHHS và HS về
những vấn đề có liên quan đến thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT
quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ hiện nay.
Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến một số nhà sư phạm, nhà quản lý, nhà



5

khoa học đầu ngành, có kinh nghiệm và tâm huyết về các biện pháp quản lý hoạt
động GDĐĐ hiện nay.
Phương pháp thống kê: Sử dụng phương pháp toán học để thống kê, tổng
hợp, xử lý số liệu thu thập được phục vụ cho các vấn đề cần giải quyết trong đề tài.
8. Đóng góp của luận văn
8.1. Về lý luận
Luận văn góp phần hệ thống hóa lý luận GDĐĐ cho HS THPT vì GDĐĐ
được xác định là nhiệm vụ của THPT nhằm phát triển nhân cách toàn diện cho HS
THPT trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
8.2. Về thực tiễn
Luận văn làm sáng tỏ thực trạng quản lý GDĐĐ cho HS THPT quận Thốt
Nốt, thành phố Cần Thơ, đồng thời đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ
cho HS THPT quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
luận văn được trình bày qua 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học
sinh trung học phổ thông.
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
trung học phổ thông quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.
Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung
học phổ thông quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.


6


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Đạo đức là một sản phẩm xã hội và vẫn là như vậy khi nào con người còn
tồn tại. Trong lịch sử phát triển của xã hội, các nhà nghiên cứu đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu và đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về đạo đức, GDĐĐ, quản lý
hoạt động GDĐĐ.
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Vấn đề GDĐĐ đã xuất hiện từ rất lâu ở phương Tây cũng như ở phương
Đông. Ở phương Tây, Aristote (384 - 322 TCN) nhà Bác học Hy Lạp thời thượng
cổ cho rằng: Trước tiên học đạo đức rồi sau đó học tri thức, khơng có đạo đức, tri
thức khó thành đạt. Thời cổ đại, nhà triết học Socrate (469 - 399 TCN) cho rằng:
Bản tính con người vốn thiện, nếu tính thiện ấy được lan tỏa thì con người sẽ có
hạnh phúc. Muốn xác định được chuẩn mực đạo đức, theo Socrate phải bằng nhận
thức lý tính với phương pháp nhận thức khoa học . Holbach (1723 - 1789) người đã
khái quát và hệ thống hóa tư tưởng tiên tiến của chủ nghĩa duy vật Pháp cho rằng:
Nhiệm vụ chính của đạo đức là vạch cho những điều kiện trong đó lợi ích cá nhân là
cơ sở tất yếu của hành vi con người có thể dung hợp với lợi ích xã hội.
Ở phương Đơng, Khổng Tử (551 - 479 TCN) là nhà hiền triết nổi tiếng của
Trung Quốc. Ông xây dựng học thuyết “Nhân - Lễ - Chính danh”, trong đó, “Nhân”
- Lịng u thương người - là yếu tố hạt nhân, là đạo đức cơ bản của con người.
Đứng trên lập trường coi trọng GDĐĐ, ơng có câu nói nổi tiếng truyền lại đến ngày
nay “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Thế kỷ XVII, Komenxky - Nhà giáo dục học vĩ đại của Tiệp Khắc đã có
nhiều đóng góp cho cơng tác GDĐĐ qua tác phẩm “Khoa sư phạm vĩ đại”.
Komenxky đã chú trọng phối hợp mơi trường bên trong và bên ngồi để GDĐĐ cho



7

HS. Ông kêu gọi các bậc cha mẹ, các nhà giáo và tất cả những ai làm nghề nuôi dạy
trẻ là “Hãy mãi mãi là một tấm gương trong đời sống, trong mọi sinh hoạt để trẻ em
noi theo và bắt chước mà vào đời một cách chân chính…” [20]. Theo ông, “con
người sinh ra mà không được học, không được sự giáo dục của nhà trường và xã hội
thì lớn lên chẳng khác nào những cây mọc hoang dại, sẽ khơng có khả năng hành
động theo đúng mục tiêu của lẽ sống, sẽ khơng nhìn rõ cái thiện và dễ sa vào cái ác,
cái tội lỗi …” [20].
Thế kỷ XX, A.X.Macarenco (1888 - 1939) nhà giáo dục nổi tiếng của Xô
Viết cũng nghiên cứu về GDĐĐ cho HS, ông nêu lên nguyên tắc giáo dục từ tập thể
và thông qua tập thể. Trong tác phẩm “Bài ca sư phạm” ông đặc biệt nhấn mạnh vai
trò của GDĐĐ. Nghiên cứu của ông đã đặt nền tảng cho việc GDĐĐ tạo ra những
con người mới trong giai đoạn xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở Liên Xơ. Ơng khẳng
định: Nhà giáo dục hiểu biết HS khơng phải trong q trình nghiên cứu HS một
cách thờ ơ mà chính q trình làm việc với HS và trong chính sự giúp đỡ HS một
cách tích cực. Nhà giáo dục phải xem xét HS không phải như là đối tượng nghiên
cứu mà là đối tượng giáo dục. Những trẻ em có những biểu hiện yếu kém về đạo
đức, đặc biệt là khơng có nhu cầu xã hội lành mạnh, sống thiếu niềm tin, kém ý chí,
thiếu sự quan tâm của cha mẹ, thì thường rơi vào tình trạng học tập yếu kém.
Theo học thuyết Mác – Lênin, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội có
nguồn gốc từ lao động sản xuất và đời sống cộng đồng xã hội, nó phản ánh và chịu
sự chi phối của tồn tại xã hội. Nếu tồn tại xã hội thay đổi thì đạo đức cũng thay đổi
theo. Như vậy, đạo đức là một phạm trù mang tính vĩnh hằng nhưng lại mang đặc
điểm của giai cấp, của dân tộc và thay đổi chuẩn mực trong từng giai đoạn lịch sử.
Ngày nay, các nước trên thế giới rất coi trọng việc GDĐĐ cho HS. Ở Hoa
Kỳ, GDĐĐ cho HS được quan tâm đặc biệt. Với Singapore, mục tiêu GDĐĐ cho
HS là nhằm thúc đẩy sự phát triển tinh thần, đạo đức, văn hóa và thể chất của HS.
Còn ở Nhật Bản, GDĐĐ HS là nhằm bồi dưỡng tinh thần tôn trọng nhân cách con
người, bồi dưỡng giá trị Chân – Thiện – Mỹ.



8

1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Việc GDĐĐ cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ của mọi gia đình, các nhà giáo dục,
và của toàn xã hội. Cùng với sự thăng trầm của lịch sử, các giá trị quốc hồn quốc
túy ln được tiếp biến, trong đó có các giá trị đạo đức hình thành triết lý sống của
dân tộc Việt. Đó là: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung
một giàn”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau
cùng”, là “Tiên học lễ, hậu học văn”, “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, là “Cái nết đánh
chết cái đẹp” (Tục ngữ - Ca dao Việt Nam).
Trải qua từng thời kỳ lịch sử, bên cạnh những tác phẩm kinh điển của Khổng
giáo – Tứ thư và Ngũ kinh, đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ở nước ta
có nhiều sách dạy về luân lý, dạy làm người, dạy giao tiếp. Đó là của các tác giả:
Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Tản Đà, Trần Trọng Kim, Lê Văn Siêu, Phan
Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng. Các tác phẩm được dùng làm sách
giáo khoa, sách dùng cho người dạy, sách đọc ở nhà. Trong đó nổi bật nhất là tác
giả Phan Bội Châu với tác phẩm Khổng học đăng và Phan Chu Trinh với Đạo đức
và luân lý. Trong tác phẩm Khổng học đăng biểu hiện quan điểm tiến bộ đã đúc kết
những tinh hoa của Khổng học, chắt lọc tính nhân bản sâu sắc, phát huy những
phẩm chất cao cả của con người nhằm phục vụ bản thân và xã hội. Nhân, nghĩa, lễ,
trí, tín, dũng, liêm là những đức tính cần phải được mọi người trau dồi, học tập, nhất
là thế hệ thanh niên.
Trong thời đại ngày nay, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục nói
chung, GDĐĐ nói riêng, ln có một ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của xã hội.
Người thường xuyên chăm lo đến vấn đề đạo đức, đó là đạo đức cách mạng, đạo
đức xã hội chủ nghĩa, như là: Trung với nước, hiếu với dân; cần kiệm, liêm chính, chí
cơng vơ tư; u thương con người; tinh thần quốc tế trong sáng. Quan điểm của Người
về đạo đức mang tính khoa học, biện chứng, Mác-xít, phù hợp với sự tiến hóa của xã

hội lồi người. Để có được đạo đức cách mạng mọi người phải rèn luyện, tu dưỡng,
kiên trì bền bỉ suốt đời: “Đạo đức cách mạng khơng phải trên trời sa xuống, nó do đấu
tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố; cũng như ngọc càng mài


9

càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [27]. Trong bức thư cuối cùng gửi Ngành
Giáo dục (15/10/1968) khi cả nước đang tiến hành cuộc kháng chiến anh dũng
chống lại sự xâm lược tàn bạo của đế quốc Mĩ, Hồ Chí Minh kêu gọi: “Dù khó khăn
đến đâu cũng phải tiếp tục dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và
lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chun mơn
nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do Cách mạng nước ta đề ra và trong một thời
gian không xa đạt những đỉnh cao của khoa học kĩ thuật” [35].
Thấm nhuần tư tưởng của Hồ Chí Minh, trong phần nhiệm vụ - giải pháp của
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi
mới căn bản, tồn diện GD&ĐT, đã nêu: Đổi mới chương trình nhằm phát triển
năng lực và phẩm chất người học, hài hịa đức, trí, thể, mĩ; dạy người, dạy chữ và
dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù
hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào
thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý
thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo
lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác
- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc
phòng, an ninh và hướng nghiệp. Dạy ngoại ngữ và tin học theo hướng chuẩn hóa,
thiết thực, đảm bảo năng lực sử dụng của người học. Quan tâm dạy tiếng nói và chữ
viết của các dân tộc thiểu số; dạy tiếng Việt và truyền bá văn hóa dân tộc cho người
Việt Nam ở nước ngồi.
Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục được thể hiện trong Nghị quyết Hội nghị lần
thứ IX Ban Chấp hành Trung ương khóa XI: “Định hướng xây dựng và phát triển

văn hóa, con người” với mục tiêu chung: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt
Nam phát triển toàn diện, hướng đến Chân - Thiện - Mỹ, thấm nhuần tinh thần dân
tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần
vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền
vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh” [19].


10

Xác định nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện trong
thời kỳ mới, đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội: Xây dựng con người Việt Nam
phát triển toàn diện trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc,
đạo đức lối sống và nhân cách. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn
trọng pháp luật, mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử,
văn hóa dân tộc. Hướng các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học kĩ thuật vào
việc xây dựng con người có thế giới quan khoa học, hướng tới Chân - Thiện - Mỹ.
Gắn việc xây dựng, rèn luyện đạo đức với thực hiện quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của cơng dân. Nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức cho người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập
quốc tế, của kinh tế tri thức và xã hội học tập. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chuẩn
của con người Việt Nam thời kỳ cơng nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) và
hội nhập quốc tế [19].
Trong những năm gần đây, nhiều giáo trình đạo đức được biên soạn. Tiêu
biểu như giáo trình Đạo đức học của Trần Hậu Kiểm (1997); giáo trình Đạo đức học
của Phạm Khắc Chương - Hà Nhật Thăng (2001); giáo trình Đạo đức học do
Nguyễn Ngọc Long chủ biên (2000); giáo trình Đạo đức học Mác - Lênin do Vũ
Trọng Dung chủ biên (2005), … Cùng với đó, vấn đề GDĐĐ cũng được nhiều tác
giả quan tâm nghiên cứu: nghiên cứu đặc trưng của đạo đức và phương pháp
GDĐĐ của Hoàng An (1982); GDĐĐ trong nhà trường của Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ

Hoạt (1988); Các nhiệm vụ của GDĐĐ của Nguyễn Sinh Huy (1995); Tìm hiểu
định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường do
Thái Duy Tuyên chủ biên (1994); Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn của
Hà Nhật Thăng (1998); Một số vấn đề về lối sống đạo đức, chuẩn giá trị xã hội của
Huỳnh Khải Vinh (2001); Giáo dục giá trị truyền thống cho học sinh, sinh viên của
Phạm Minh Hạc (1997); Vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường của Lê Văn Khoa
(2003); Một số nguyên tắc giáo dục nhân cách có hiệu quả trong nhà trường phổ
thông của Nguyễn Thị Kim Dung (2005).


11

Khi nghiên cứu về vấn đề GDĐĐ các tác giả đã đề cập đến mục tiêu, nội
dung, phương pháp GDĐĐ và một số vấn đề về quản lý hoạt động GDĐĐ.
Về mục tiêu GDĐĐ, tác giả Phạm Minh Hạc đã nêu rõ: “Trang bị cho mọi
người những tri thức cần thiết về tư tưởng chính trị, đạo đức nhân văn, kiến thức
pháp luật và văn hóa xã hội. Hình thành ở mọi cơng dân thái độ đúng đắn, tình cảm,
niềm tin đạo đức trong sáng đối với bản thân, mọi người, với sự nghiệp cách mạng
của Đảng, dân tộc và với mọi hiện tượng xảy ra xung quanh. Tổ chức tốt giáo dục
giới trẻ; rèn luyện để mọi người tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội,
có thói quen chấp hành những quy định của pháp luật, nỗ lực học tập và rèn luyện,
tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước” [21].
Đồng thời, tác giả Phạm Minh Hạc cũng nêu lên các định hướng giá trị đạo
đức con người Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước và nêu lên 6 giải pháp
cơ bản GDĐĐ cho con người Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH: Tiếp tục đổi mới nội
dung, hình thức GDĐĐ trong các trường học, cũng cố ý tưởng giáo dục ở gia đình
và cộng đồng, kết hợp chặt chẽ với giáo dục nhà trường trong việc GDĐĐ cho con
người, kết hợp chặt chẽ việc GDĐĐ với việc thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp của
các cơ quan thi hành pháp luật; tổ chức thống nhất các phong trào thi đua yêu nước
và các phong trào rèn luyện đạo đức, lối sống cho toàn dân, trước hết cho cán bộ

đảng viên, cho thầy cô các trường học; xây dựng một cơ chế tổ chức và chỉ đạo
thống nhất toàn xã hội về GDĐĐ, nâng cao nhận thức cho mọi người” [21].
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý
Từ khi con người hình thành xã hội có sự phân cơng hợp tác trong lao động thì
bắt đầu xuất hiện sự quản lý. Tính chất của việc quản lý thay đổi và phát triển theo sự
phát triển của xã hội loài người, nhằm bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Từ khi con người hình thành xã hội có sự phân cơng hợp tác trong lao động thì bắt
đầu xuất hiện sự quản lý. Tính chất của việc quản lý thay đổi và phát triển theo sự
phát triển của xã hội loài người, nhằm bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Và cho rằng“Quản lý là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất trong


12

các hoạt động của con người” [24]. Thực vậy, con người là tổng hòa của các mối
quan hệ xã hội (C.Mác) và trong các mối quan hệ xã hội đó, con người có thể là chủ
thể quản lý hoặc là đối tượng chịu sự quản lý của các chủ thể khác.
Có khá nhiều khái niệm đề cập đến thuật ngữ quản lý. Các tác giả phương
Tây như Frederich Wiliam Taylor (1856 – 1915); Henry Fayol (1841 – 1925); Max
Weber (1864 – 1920) tuy có các quan điểm khơng đồng nhất song trên cơ bản đều
cho rằng quản lý là một lao động khoa học và cần thiết nhằm thúc đẩy sự phát triển
của xã hội, quản lý tốt giúp tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả, kết quả của
quá trình sản xuất.
Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động của
một đơn vị, một tổ chức”[41]. Tác giả Bùi Minh Hiền: “Quản lý là sự tác động có tổ
chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu
đề ra” [24]. Cùng với quan điểm đó, nhưng tác giả Phạm Viết Vượng thì cụ thể
hơn: “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý
nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân

hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan” [40].
Riêng tác giả Phạm Khắc Chương tiếp cận theo hướng: “Quản lý một đơn vị với tư
cách là một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống, vào
từng thành tố của hệ thống bằng phương pháp thích hợp nhằm đạt được các mục
tiêu đề ra” [13]. Còn các tác giả khác như Vũ Ngọc Hải, Hồ Văn Vĩnh, Trần
Kiểm…khi bàn về quản lý đã chỉ ra các thành tố của nó, đó là:
- Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên
đối tượng quản lý;
- Quản lý là một hoạt động khoa học và nghệ thuật, tác động lên các thành tố
của hệ thống bằng những phương pháp phù hợp;
- Mục tiêu của quản lý là nhằm đưa hệ thống đạt đến mục tiêu phát triển
cao hơn.
Như vậy, khái niệm “Quản lý” theo tác giả hiểu: Quản lý là sự tác động có
mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được


13

mục tiêu đề ra.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Theo M.I Khonđacốp thì “QLGD là tập hợp các biện pháp tổ chức, phương
pháp cán bộ, kế hoạch hóa… nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ
quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển mà mở rộng hệ thống cả về mặt
chất lượng cũng như số lượng”.
Theo Trần Kiểm thì “QLGD được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức,
có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả
các mắt xích của hệ thống nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát
triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục” [30].
Theo Đặng Quốc Bảo thì “QLGD theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều
hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ

theo yêu cầu phát triển xã hội” [3].
Phạm Khắc Chương quan niệm rằng: “QLGD là hệ thống tác động có mục
đích, có kế hoạch, hợp quy luật nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và
nguyên lí giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam mà điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa
hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến lên trạng thái mới về chất” [13].
Những khái niệm trên ít nhiều có khác nhau về mặt câu chữ, song cần đạt
được sự thống nhất về các nội dung sau: QLGD là tác động có kế hoạch, có ý thức
và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của
hệ thống nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ
sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật
của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em.
1.2.3. Hoạt động và hoạt động giáo dục
1.2.3.1. Hoạt động
Các nhà sinh học quan niệm hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh
và cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn những


×