Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 239 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
5T
MỤC LỤC5T ... 3
5T
MỞ ĐẦU5T... 8
5T
1. Lí do chọn đề tài5T... 8
5T
2. Mục đích nghiên cứu5T ... 8
5T
3. Nhiệm vụ của đề tài5T ... 8
5T
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu5T ... 9
5T
5. Phạm vi nghiên cứu5T ... 9
5T
6. Giả thuyết khoa học5T... 9
5T
7. Phương pháp và các phương tiện nghiên cứu5T ... 9
5T
8. Những đóng góp của đề tài5T ... 9
5T
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI5T ... 10
5T
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU5T ... 10
5T
1.1.1. Các sách viết về bài tập hóa học5T ... 10
5T
1.1.2. Các luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp5T ... 12
5T
1.2. MỘT SỐ NÉT VỀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC THPT TỈNH BẠC LIÊU5T ... 13
5T
1.2.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh Bạc Liêu5T ... 13
5T
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Bạc Liêu [57, tr 1]5T ... 13
5T
1.2.1.2. Điều kiện xã hội tỉnh Bạc Liêu [57, tr 9]5T ... 14
5T
1.2.2 Thuận lợi và khó khăn trong việc dạy học mơn hóa ở tỉnh Bạc Liêu [27, tr 6]5T ... 15
5T
1.2.2.1. Thuận lợi5T ... 15
5T
1.2.2.2. Khó khăn5T ... 15
5T
1.2.3. Những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ mơn hóa học cho học sinh5T ... 16
5T
1.3. BÀI TẬP HÓA HỌC5T... 16
5T
1.3.1 Khái niệm [28]5T ... 17
5T
1.3.2. Phân loại bài tập hóa học [28]5T ... 18
5T
1.3.2.1. Dựa vào nội dung tốn học của bài tập hóa học5T... 18
5T
1.3.2.2. Dựa vào nội dung chủ đạo của bài tập hóa học5T ... 18
5T
1.3.2.3. Dựa vào hoạt động học tập của học sinh5T ... 18
5T
1.3.2.4. Dựa vào chức năng của bài tập5T ... 18
5T
1.3.2.5. Dựa vào kiểu hay dạng bài tập5T ... 18
5T
1.3.2.6 Dựa vào khối lượng kiến thức cần giải quyết5T ... 18
5T
1.3.2.7. Dựa vào cách thức kiểm tra5T ... 18
5T
5T
1.3.2.9. Dựa vào mục đích sử dụng5T ... 19
5T
1.3.2.10. Dựa theo các bước của quá trình dạy học5T ... 19
5T
1.4. NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP MƠN HĨA HỌC CỦA
HỌC SINH THPT [27]5T ... 19
5T
1.4.1. Yếu tố chủ quan5T ... 19
5T
1.4.1.1. Yếu tố tâm lí5T ... 19
5T
1.4.1.2. Yếu tố tư duy5T ... 20
5T
1.4.1.3. Phương pháp học tập5T ... 20
5T
1.4.2. Yếu tố khách quan5T ... 20
5T
1.4.2.1. Đặc thù bộ mơn hóa học5T ... 20
5T
1.4.2.2. Phương tiện học tập5T ... 20
5T
1.4.2.3. Ảnh hưởng của giáo viên đứng lớp5T ... 21
5T
TÓM TẮT CHƯƠNG 15T... 22
5T
CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG HỐ LÍ THUYẾT VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HOÁ HỌC HỮU
CƠ LỚP 11 NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TỈNH BẠC LIÊU5T ... 23
5T
2.1. HỆ THỐNG HĨA LÍ THUYẾT HĨA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ
HỌC TẬP CHO HỌC SINH THPT TỈNH BẠC LIÊU5T ... 23
5T
2.1.1. Ngun tắc hệ thống hóa lí thuyết5T ... 23
5T
2.1.1.1. Đảm bảo tính chính xác, khoa học5T ... 23
5T
2.1.1.2. Đảm bảo tính hệ thống5T ... 23
5T
2.1.1.3. Chú ý các kiến thức trọng tâm5T ... 24
5T
2.1.1.4. Trình bày ngắn gọn, súc tích5T ... 25
5T
2.1.1.5. Giúp học sinh dễ tra cứu5T ... 25
5T
2.1.1.6. Giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức5T ... 26
5T
2.1.1.7. Giúp học sinh rèn luyện các thao tác tư duy5T ... 26
5T
2.1.2. Quy trình hệ thống hóa lí thuyết hóa học hữu cơ lớp 115T ... 26
5T
2.1.2.1. Bước 1: Xác định mục đích của hệ thống lí thuyết5T ... 26
5T
2.1.2.2. Bước 2: Xác định phạm vi kiến thức cần hệ thống5T ... 26
5T
2.1.2.3. Bước 3: Xác định trọng tâm của mỗi chương và mỗi bài5T ... 27
5T
2.1.2.4. Bước 4: Thu thập thông tin để hệ thống lí thuyết5T ... 27
5T
2.1.2.5. Bước 5: Tiến hành hệ thống hóa lí thuyết5T ... 27
5T
5T
2.1.2.7. Bước 7: Chỉnh sửa và bổ sung5T ... 28
5T
2.1.3. Hệ thống lí thuyết phần hóa học hữu cơ lớp 11 THPT5T ... 28
5T
2.1.3.1. Hệ thống lí thuyết phần “Sơ lược về hóa học hữu cơ”5T ... 28
5T
2.1.3.2. Hệ thống lí thuyết phần “Phân tích ngun tố và lập cơng thức phân tử”5T ... 29
5T
2.1.3.3. Hệ thống lí thuyết bài “Ankan”5T ... 30
5T
2.1.3.4. Hệ thống lí thuyết bài “Xiclo Ankan” (Lưu trong CD)5T ... 33
5T
2.1.3.5. Hệ thống lí thuyết bài “Anken”5T ... 33
5T
2.1.3.6. Hệ thống lí thuyết bài “Ankađien” (Lưu trong CD)5T ... 36
5T
2.1.3.7. Hệ thống lí thuyết bài “Ankin”5T ... 36
5T
2.1.3.8. Hệ thống lí thuyết bài “Ankyl benzen” (Lưu trong CD)5T ... 38
5T
2.1.3.9. Hệ thống lí thuyết bài “Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon”5T ... 38
5T
(Lưu trong CD)5T ... 38
5T
2.1.3.10. Hệ thống lí thuyết bài “Ancol”5T ... 38
5T
2.1.3.11. Hệ thống lí thuyết bài “Phenol” (Lưu trong CD)5T ... 42
5T
2.1.3.12. Hệ thống lí thuyết bài “Anđehit – Xeton”5T ... 42
5T
2.1.3.13. Hệ thống lí thuyết bài “Axit cacboxylic”5T ... 45
5T
2.2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THPT TỈNH BẠC LIÊU5T ... 46
5T
2.2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 115T ... 46
5T
2.2.1.1. Đảm bảo tính chính xác, tính khoa học5T ... 46
5T
2.2.1.2. Đảm bảo tính hệ thống5T ... 47
5T
2.2.1.3. Đảm bảo tính đa dạng5T ... 47
5T
2.2.1.4. Đảm bảo tính vừa sức5T ... 48
5T
2.2.1.5. Có các bài tập điển hình cho các dạng bài tập5T ... 48
5T
2.2.1.6. Giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức5T ... 49
5T
2.2.2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11.5T ... 50
5T
2.2.2.1. Bước 1: Xác định mục đích của hệ thống bài tập5T ... 50
5T
2.2.2.2. Bước 2: Xác định nội dung hệ thống bài tập5T ... 50
5T
2.2.2.3. Bước 3: Xác định loại bài tập, các kiểu bài tập5T... 51
5T
5T
2.2.2.5. Bước 5: Tiến hành soạn thảo bài tập5T ... 52
5T
2.2.2.6. Bước 6: Tham khảo, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp5T ... 52
5T
2.2.2.7. Bước 7: Chỉnh sửa và bổ sung5T ... 52
5T
2.2.3. Hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 115T ... 52
5T
2.2.3.1. Hệ thống bài tập lập công thức phân tử (Lưu trong CD)5T ... 55
5T
2.2.3.2. Hệ thống bài tập Ankan5T ... 55
5T
2.2.3.3. Hệ thống bài tập Anken5T ... 61
5T
2.2.3.4. Hệ thống bài tập Ankađien (Lưu trong CD)5T ... 69
5T
2.2.3.5. Hệ thống bài tập Ankin (Lưu trong CD)5T... 69
5T
2.2.3.6. Hệ thống bài tập Ankyl benzen (Lưu trong CD)5T ... 69
5T
2.2.3.7. Hệ thống bài tập tổng hợp phần hiđrocacbon ( Lưu trong CD)5T ... 69
5T
2.2.3.8. Hệ thống bài tập Dẫn xuất halogen (Lưu trong CD)5T ... 69
5T
2.2.3.9. Hệ thống bài tập Ancol – Phenol5T ... 69
5T
2.2.3.10. Hệ thống bài tập Anđehit – Xeton (Lưu trong CD)5T... 76
5T
2.2.3.11. Hệ thống bài tập Axit cacboxylic (Lưu trong CD)5T ... 76
5T
2.2.3.12. Hệ thống bài tập phần Dẫn xuất hiđrocacbon (Lưu trong CD)5T ... 76
5T
2.3. SỬ DỤNG HỆ THỐNG LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 115T ... 77
5T
2.3.1. Sử dụng hệ thống lí thuyết5T ... 77
5T
2.3.1.1. Xác định và nhấn mạnh trọng tâm kiến thức cần truyền đạt5T ... 77
5T
2.3.1.2. Xác định đúng năng lực đối tượng cần truyền đạt5T ... 77
5T
2.3.1.3. Kết hợp lí thuyết với bài tập để khắc sâu kiến thức5T ... 78
5T
2.3.1.4. Giúp học sinh một số phương pháp ghi nhớ hiệu quả5T ... 78
5T
2.3.1.5. Thường xuyên kiểm tra bài cũ5T ... 80
5T
2.3.1.6. Cho điểm thưởng và điểm phạt hợp lí5T ... 80
5T
2.3.2. Sử dụng hệ thống bài tập5T ... 80
5T
2.3.2.1. Xác định các dạng bài tập điển hình5T ... 81
5T
2.3.2.2. Giải bài tập mẫu và hướng dẫn học sinh giải bài tập tương tự5T ... 81
5T
2.3.2.3. Khuyến khích học sinh sử dụng nhiều phương pháp giải bài tập5T ... 82
5T
2.3.2.4. Sử dụng bài tập “chạy” kích thích tính tích cực của học sinh5T... 83
5T
5T
2.4. MỘT SỐ GIÁO ÁN SỬ DỤNG HỆ THỐNG LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP MỚI XÂY DỰNG5T ... 85
5T
2.4.1. Giáo án bài Ankan5T ... 85
5T
2.4.2. Giáo án bài Anken5T ... 91
5T
2.4.3. Giáo án bài Ancol5T ... 97
5T
TÓM TẮT CHƯƠNG 25T... 103
5T
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM5T ... 104
5T
3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM5T ... 104
5T
3.2. NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM5T ... 104
5T
3.3. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM5T ... 104
5T
3.4. TIẾN TRÌNH THỰC NGHIỆM5T ... 105
5T
3.4.1. Chuẩn bị thực nghiệm5T ... 105
5T
3.4.2. Tiến hành thực nghiệm5T ... 105
5T
3.4.3. Tiến hành kiểm tra5T ... 105
5T
3.4.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm5T ... 105
5T
3.5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM5T ... 106
5T
3.5.1. Kết quả của bài kiểm tra Ankan, Anken và bài kiểm tra học kì II5T ... 106
5T
3.5.2. Thống kê ý kiến đánh giá của giáo viên về hệ thống lý thuyết và hệ thống bài tập5T ... 107
5T
3.5.2.1. Tiêu chí đánh giá hệ thống lý thuyết5T ... 107
5T
3.5.2.2. Tiêu chí đánh giá hệ thống bài tập5T ... 107
5T
3.5.2.3. Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của giáo viên5T ... 108
5T
3.6. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM5T ... 110
5T
3.6.1. Phân tích định lượng5T ... 110
5T
3.6.1.1. Kết quả bài kiểm tra 45 phút5T ... 110
5T
3.6.1.2. Kết quả bài kiểm tra học kì II năm học 2009 – 20105T ... 113
5T
3.6.2. Phân tích kết quả về mặt định tính5T ... 116
5T
TĨM TẮT CHƯƠNG 35T... 117
5T
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ5T ... 118
5T
TÀI LIỆU THAM KHẢO5T... 121
5T
<b>1. Lí do chọn đề tài </b>
Giáo dục nước ta trong những năm gần đây có nhiều sự thay đổi, với mục đích nhằm nâng
cao chất lượng dạy và học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kết hợp với các trường đại học và các chuyên
gia tiến hành cải cách sách giáo khoa. Bộ sách giáo khoa mới được in ấn đẹp hơn với kiến thức
truyền tải cho học sinh nhiều hơn và có nhiều sự tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật được cập nhật.
Đặc biệt là bộ sách giáo khoa hóa học được bổ sung các hình ảnh thí nghiệm khó hoặc độc hại
khơng thể tiến hành thí nghiệm được ở trên lớp, giúp cho giáo viên và học sinh thuận lợi trong công
việc dạy và học. Bên cạnh sự thay đổi sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tiến hành các
đợt tập huấn nhằm giúp giáo viên tiếp cận các phương pháp dạy học hiện đại. Các đợt tập huấn này
giúp giáo viên có thể gặp gỡ nhau trao đổi chuyên mơn và có thể học tập lẫn nhau về phương pháp
dạy học. Thiết bị và đồ dùng học tập ngày càng được trang bị nhiều và hiện đại nhằm đáp ứng tốt
nhất cho việc dạy và học. Song song với đổi mới sách giáo khoa và đổi mới phương pháp dạy học,
Bạc Liêu là một trong các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, cũng hòa chung theo cả nước tiến
hành đổi mới giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, mặt bằng chung chất
lượng giáo dục của tỉnh Bạc Liêu nói riêng và của khu vực đồng bằng sơng Cửu Long nói chung
cịn thấp hơn các khu vực khác. Đặc biệt là mơn hóa học có tỉ lệ đạt điểm trung bình trong kì thi tốt
nghiệp và kì thi đại học cịn thấp. Có nhiều ngun nhân dẫn đến thực trạng này, một trong số đó là
học sinh chưa có một hệ thống lí thuyết và bài tập phù hợp. Với mong muốn đóng góp cho tỉnh nhà
nên chúng tôi lựa chọn đề tài “Hệ thống hóa lí thuyết và xây dựng bài tập hóa học hữu cơ lớp 11
nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh tỉnh Bạc Liêu”.
<b>2. Mục đích nghiên cứu </b>
Hệ thống hóa lí thuyết và xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm nâng cao kết
quả học tập cho học sinh THPT tỉnh Bạc Liêu.
<b>3. Nhiệm vụ của đề tài </b>
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài.
- Nghiên cứu tình hình giáo dục THPT tỉnh Bạc Liêu.
- Nghiên cứu phương pháp nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
- Hệ thống hóa lí thuyết và xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm nâng cao kết quả học tập
cho học sinh THPT tỉnh Bạc Liêu.
<b>4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu </b>
- Đối tượng nghiên cứu: Việc hệ thống hóa lí thuyết và xây dựng hệ thống bài tập hóa học
hữu cơ lớp 11.
- Khách thể nghiên cứu: Q trình dạy học hóa học ở trường THPT.
<b>5. Phạm vi nghiên cứu </b>
- Nội dung: Phần Hữu cơ của Hóa học lớp 11 nâng cao.
- Địa bàn: Tỉnh Bạc Liêu.
[
<b>6. Giả thuyết khoa học </b>
Nếu hệ thống hóa lí thuyết và xây dựng hệ thống bài tập hóa học thành cơng sẽ giúp học sinh
có đủ khả năng học tập tốt mơn hóa học.
<b>7. Phương pháp và các phương tiện nghiên cứu </b>
- Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài,
phân tích tổng hợp và khái quát hóa.
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp điều tra và thu thập thông tin, phương
pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp thống kê tốn học.
<b>8. Những đóng góp của đề tài </b>
- Hệ thống hóa lí thuyết phần hóa học hữu cơ lớp 11 giúp học sinh dễ nhớ, dễ vận dụng.
- Xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với trình độ học sinh ở Bạc Liêu nói riêng và các tỉnh
<b>1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU </b>
Hệ thống hóa lí thuyết và xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ đã được thực hiện từ rất
lâu bởi nhiều giáo viên và giảng viên. Tuy nhiên, một hệ thống lí thuyết hóa học hữu cơ phù hợp với
học sinh trung bình yếu chưa được nhiều tác giả quan tâm. Bên cạnh đó các ấn phẩm và luận văn
hầu như không đưa ra biện pháp sử dụng hệ thống lí thuyết và hệ thống bài tập đạt hiệu quả. Chúng
tôi xin giới thiệu những công trình có liên quan và gần với đề tài mà chúng tôi nghiên cứu.
<b>1.1.1. Các sách viết về bài tập hóa học </b>
<b>• “350 bài tập hóa học chọn lọc và nâng cao lớp 11”, của tác giả Ngơ Ngọc An, NXB Giáo </b>
<b>dục (2003) </b>
Ấn phẩm có 3 chương:
- Chương I: Sự điện li.
- Chương II: Nitơ – Photpho.
- Chương III: Hiđrocacbon.
Ở mỗi chương bao gồm nhiều chủ đề, các chủ đề là các kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh.
Trong mỗi chủ đề được phân thành nhiều dạng bài tập, có bài tập mẫu và bài tập tương tự. Lí thuyết
ở mỗi chủ đề được tóm tắt dưới dạng các lời dặn.
Đây là một tài liệu có bố cục chặt chẽ trong việc phân loại bài tập hóa học. Tuy nhiên do chú
trọng phân loại bài tập nên lí thuyết được viết rời rạc khơng có hệ thống, điều này gây khó khăn cho
học sinh trong việc hệ thống hóa lí thuyết.
• <b>“Phân loại và hướng dẫn giải bài tập trắc nghiệm hóa hữu cơ” của tác giả Phạm Đức </b>
<b>Bình, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội (2007) </b>
Ấn phẩm có 8 chương:
- Chương 1: Hiđrocacbon.
- Chương 2: Ancol – Phenol.
- Chương 3: Anđehit.
- Chương 4: Axit cacboxylic.
- Chương 5: Este – Chất béo (Lipit).
- Chương 6: Hợp chất hữu cơ chứa Nitơ.
- Chương 7: Hợp chất hữu cơ tạp chức.
- Chương 8: Hợp chất cao phân tử và vật liệu Polime.
Trong mỗi chương được trình bày gồm 3 phần:
- B. Bài tập trắc nghiệm.
- C. Bộ đề luyện thi.
Điểm nổi bật của ấn phẩm này là ấn phẩm tóm gọn tương đối đầy đủ lí thuyết phần hóa học
hữu cơ, có số lượng bài tập lớn, phong phú và đa dạng. Tuy nhiên lí thuyết tóm tắt chưa đầy đủ,
chưa nêu được phần trọng tâm. Các bài tập trắc nghiệm cịn rời rạc chưa có hệ thống.
• <b>“Phân loại và phương pháp giải tốn hóa hữu cơ” của tác giả Quan Hán Thành, NXB </b>
<b>Giáo dục (2000) </b>
Ấn phẩm có 2 phần:
- Phần 1: Các dạng tốn hóa hữu cơ thường gặp và một số phương pháp giải thông dụng.
- Phần 2: Phương pháp giải bài tốn hóa học theo từng loại hợp chất hữu cơ điển hình.
Ấn phẩm trình bày các phương pháp giải bài tốn hóa học tương đối đầy đủ và có hệ thống.
Các phương pháp giải bài tốn hóa học hữu cơ được liệt kê chi tiết và phân thành các dạng bài tập
cụ thể, có bài tập điển hình và bài tập tương tự. Đây là một tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên
và học sinh. Tuy nhiên do được viết từ năm 2000 nên tài liệu chỉ gói gọn trong phần bài tập tự luận,
chưa có mở rộng các phương pháp giải bài tập trắc nghiệm.
• <b>“Các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học” của tác giả Ngô Ngọc An, </b>
<b>NXB Giáo dục (2010) </b>
Ấn phẩm có 2 chương
- Chương 1: Các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa học.
- Chương 2: Bài tập trắc nghiệm khách quan.
Nội dung ấn phẩm tập trung vào các phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm khách quan.
Các phương pháp giải nhanh được tác giả tóm tắt chi tiết nội dung và phương pháp sử dụng. Ở mỗi
nội dung tác giả đều có lấy ví dụ bài tập điển hình và bài tập áp dụng. Đây là một tài liệu bổ ích cho
giáo viên và học sinh nhằm ôn thi tốt nghiệp và luyện thi đại học. Tuy nhiên do chú trọng vào các
phương pháp giải nhanh nên các bài tập hóa học mở rộng xuyên suốt chương trình hóa học ở phổ
thơng. Điều này gây khó khăn cho học sinh trung bình và yếu trong việc tham khảo và áp dụng.
Ngoài các ấn phẩm kể trên thì trên thị trường sách tham khảo cịn rất nhiều ấn phẩm như:
- <i>Ngơ Ngọc An (2002), Bài tập trắc nghiệm hoá học THPT. NXB Giáo dục, Hà Nội. </i>
- <i>Ngô Ngọc An (2005), Bài tập hóa học chọn lọc THPT phần hiđrocacbon. NXB Giáo dục. </i>
- <i>Nguyễn Thị Ngọc Ánh- Hoàng Kim Ngân (2007), Tuyển tập 900 bài tập trắc nghiệm hoá </i>
<i>học. NXB Thanh Hố, Thanh Hóa. </i>
- <i>Phạm Đức Bình (2002), Tuyển tập 117 bài tốn hóa hữu cơ, NXB Đồng Nai. </i>
- <i>Nguyễn Xuân Trường- Trần Trung Ninh (2006), 555 câu trắc nghiệm hoá học. NXB Đại </i>
học Quốc gia TP HCM.
- <i>PGS.TS.Nguyễn Xuân Trường, 1200 câu trắc nghiệm hóa học hữu cơ, NXB GD 2007… </i>
Nhìn chung các tài liệu có hệ thống câu hỏi, hệ thống bài tập đa dạng và phong phú. Các bài
tập được phân loại và phân dạng có bài tập điển hình và bài tập áp dụng. Tuy nhiên hầu hết các ấn
phẩm đều chưa tập trung phần lí thuyết cơ bản nhằm giúp học sinh trung bình và yếu hệ thống hóa
kiến thức.
<b>1.1.2. Các luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp </b>
Bên cạnh đó cũng có các luận văn, luận án khóa luận tốt nghiệp gần với cơng trình nghiên cứu
của chúng tôi như:
- <i>Nguyễn Thị Hồng Châu (2004), Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa </i>
<i>chọn vào kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh phần Hiđrocacbon mạch hở, Khóa luận </i>
tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm TPHCM.
- <i>Nguyễn Minh Dũng (2004), Phương pháp giải bài tập hóa hữu cơ ở trường THPT phần </i>
<i>hợp chất có nhóm chức: Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học </i>
Sư phạm TPHCM.
- <i>Nguyễn Thị Trúc Phương (2004), Phân loại và phương pháp giải một số dạng bài tập hóa </i>
<i>hữu cơ trong chương trình THPT, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư Phạm TPHCM. </i>
- <i>Nguyễn Thị Nhã Trang (2004), Phân loại và phương pháp giải một số bài tập hóa vơ cơ ở </i>
<i>trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm TPHCM. </i>
- <i>Phan Thị Thùy (2005), Phân loại và phương pháp giải bài tập Hiđrocacbon, Khóa luận tốt </i>
nghiệp, Trường Đại học Sư phạm TPHCM.
- <i>Nguyễn Tân Quốc (2008), Phương pháp giải bài tập trắc nghiệm hóa hữu cơ lớp 11, Khóa </i>
luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm TPHCM.
- <i>Hoàng Thị Kiều Dung (2007), Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra đánh giá </i>
<i>kiến thức học sinh lớp 11 và 12 PTTH, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm </i>
Huế.
- <i>Nguyễn Thị Tâm (2007), Xây dựng hệ thống bài tập về cách xác định công thức phân tử </i>
<i>hợp chất hữu cơ trong chương trình hóa học THPT, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại </i>
học Sư phạm Vinh.
- <i>Đặng Ngọc Trầm (2008), Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan nhiều lựa </i>
<i>chọn phần hợp chất hữu cơ đa chức, tạp chức ban cơ bản ở trường THPT, Luận văn Thạc sĩ Giáo </i>
- <i>Văn Thị Ngọc Linh (2008), Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần </i>
<i>hợp chất hữu cơ có nhóm chức lớp 11 - chương trình cơ bản, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, </i>
Trường Đại học Sư phạm TPHCM.
- <i>Vũ Anh Tuấn (2006), Xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm rèn luyện tư duy trong việc </i>
<i>bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường THPT, Luận án Tiến Sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà </i>
Nội.
Các cơng trình nghiên cứu trên là những tài liệu quý cả về mặt lí luận cũng như thực tiễn đã
giúp chúng tơi rất nhiều trong q trình thực hiện đề tài của mình. Điểm nổi bật của các cơng trình
trên là xây dựng được hệ thống bài tập phong phú về số lượng, có phân loại theo từng dạng bài. Tuy
nhiên hầu hết các cơng trình đều chưa quan tâm đến hệ thống hóa lí thuyết và chưa đưa ra phương
pháp sử dụng hệ thống bài tập đạt hiệu quả.
<b>1.2. MỘT SỐ NÉT VỀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC THPT TỈNH BẠC LIÊU </b>
<b>1.2.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, xã hội tỉnh Bạc Liêu </b>
<i><b>1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Bạc Liêu [57, tr 1] </b></i>
<i>Hình 1.1: Bản đồ địa lí tỉnh Bạc Liêu </i>
Bạc Liêu là một tỉnh thuộc khu vực 8TĐồng bằng sông Cửu Long8T, nằm trên bán đảo Cà Mau,
Tỉnh Bạc Liêu nằm trong vùng tọa độ: từ 9P
o
P 00'' đến 9P
P 38' 9'' vĩ Bắc và từ 105P
o
P 14' 15'' đến
105P
o
P
51' 54'' kinh Đông; Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, tỉnh Kiên Giang; Đơng và Đơng Bắc
giáp tỉnh Sóc Trăng; Tây và Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau; Đông và Đông Nam giáp biển Đông với
bờ biển dài 56 km.
Bạc Liêu có các cửa biển Gành Hào, Cái Cùng, Chùa Phật, Nhà Mát; Huyện Kệ là điều kiện
thuận lợi để giao thương, trung chuyển hàng hoá ra vào tỉnh. Quốc lộ 1A chạy qua địa bàn tỉnh từ
Đông sang Tây, nối 8Tthị xã Bạc Liêu8Tvới 8Tthành phố Cà Mau8T. Tuyến đường Cao Văn Lầu dài 12 km
nối quốc lộ 1A với bờ biển, cùng nhiều tuyến đường tỉnh lộ nối quốc lộ 1A với các nơi khác trong
tỉnh, thuận tiện cho giao thông vận tải.
Bạc Liêu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 đến 2.300mm.
Nhiệt độ trung bình 26P
0
P
C, cao nhất 31,5P
0
P
C, thấp nhất 22,5P
0
P
C. Số giờ nắng trong năm 2.300 giờ,
lượng bức xạ trung bình khoảng 2.410 kcal/cmP
2
P
. Độ ẩm trung bình mùa khơ 80%, mùa mưa 85%.
Nhìn chung, khí hậu Bạc Liêu khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa và nuôi
trồng thủy sản. Bên cạnh đó Bạc Liêu cịn có bờ biển dài với nguồn thủy sản phong phú và diện tích
rừng ngập mặn khá lớn thuận lợi cho việc phát triển ngư nghiệp và lâm nghiệp.
<i>Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Bạc Liêu thời điểm 01-01-2007 </i>
Danh mục Tổng diện tích
(nghìn ha)
Đất nơng nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở
Diện tích
(nghìn ha)
Tỉ lệ
%
Diện tích
(nghìn ha)
Tỉ lệ
%
Diện tích
(nghìn ha)
Tỉ lệ
%
Diện tích
(nghìn ha)
Tỉ lệ
%
Cả nước 33.121,2 9.436,2 8,5 14.514,2 43,8 1.433,5 4,3 611,9 1,8
Đồng bằng
Sông Cửu Long 4.060,4 2.567,3 3,2 349,0 8,6 224,9 5,5 109,3 2,7
<b>Bạc Liêu </b> <i><b>258,4 </b></i> <i><b>98,2 </b></i> <i><b>8,0 </b></i> <i><b>4,8 </b></i> <i><b>1,9 </b></i> <i><b>10,9 </b></i> <i><b>4,2 </b></i> <i><b>4,4 </b></i> <i><b>1,7 </b></i>
<i> Nguồn: Tổng cục Thống kê </i>
<i><b>1.2.1.2. Điều kiện xã hội tỉnh Bạc Liêu [57, tr 9] </b></i>
và biết tính toán là đủ. Người Khmer sống rãi rác ở các huyện chủ yếu là huyện Đông Hải, Vĩnh Lợi
Gần đây, cùng với sự phát triển chung của đất nước tỉnh Bạc Liêu cũng có nhiều thay đổi.
Nhiều khu dân cư mới được đưa vào xây dựng, các cơng trình cơng cộng được mở rộng và nâng
cấp, trường học bệnh viện được tu bổ và xây dựng ngày một khang trang và hiện đại. Khu công
nghiệp Trà Kha mới được thành lập đã khiến dân cư ở các huyện và các tỉnh lân cận đổ về thành
phố Bạc Liêu tìm kiếm việc làm. Dân số của tỉnh tăng lên kèm theo sự xuất hiện ngày càng nhiều
dịch vụ phục vụ các nhu cầu ăn uống, mua sắm và giải trí. Đời sống của người dân trong tỉnh dần
được cải thiện. Tuy nhiên, khi đời sống được nâng lên thì áp lực công việc cũng tăng lên. Các phụ
huynh lo tập trung kiếm tiền nên không đủ thời gian quan tâm đến việc học hành của con cái. Cộng
thêm việc dư dả vật chất làm cho học sinh hiện nay không tập trung học tập như trước. Bên cạnh đó
việc phát triển cơng nghệ thơng tin đã làm thay đổi một số quan niệm sống của giới trẻ hiện nay,
điều này làm cho việc giáo dục học sinh gặp nhiều khó khăn.
<b>1.2.2 Thuận lợi và khó khăn trong việc dạy học mơn hóa ở tỉnh Bạc Liêu [27, tr 6] </b>
<i><b>1.2.2.1. Thuận lợi </b></i>
- Mơn Hóa học là một trong những mơn được chọn thi tốt nghiệp và thi đại học do đó được
sự quan tâm của lãnh đạo, nhà trường, phụ huynh và học sinh.
- Một số trường ở thành phố được trang bị phòng thí nghiệm, hóa chất và dụng cụ thí
nghiệm khá đầy đủ. Có thể đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và thực hành.
- Đội ngũ giáo viên trong tỉnh có trình độ chun mơn vững vàng và có kinh nghiệm giảng
dạy.
- Việc phát triển công nghệ thông tin giúp các giáo viên trong tỉnh thuận tiện trao đổi kinh
<i><b>1.2.2.2. Khó khăn </b></i>
- Khá nhiều trường trong tỉnh chưa có một phịng thí nghiệm phục vụ riêng cho bộ mơn hóa
học mà thường sử dụng kết hợp chung với môn sinh học hoặc mơn vật lí.
- Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm một số trường còn thiếu thốn và chưa đạt yêu cầu.
- Một số trường còn thiếu về phòng học nên phải học ca 2, ca 3.
- Nội dung chương trình của bộ mơn hóa học lớp 11 cịn chưa hợp lí khiến cho việc dạy và
học cịn khó khăn.
- Một số giáo viên trong tỉnh chưa phát huy tinh thần tự học và sáng tạo làm giảm chất lượng
của tiết dạy.
- Việc đặt ra chỉ tiêu trong giáo dục làm cho học sinh có hiện tượng ngồi nhầm lớp.
- Các yếu tố trên đã ảnh hưởng đến ý thức học tập của học sinh. Đa số học sinh hiện nay ỷ
lại về kinh tế gia đình nên khơng quan tâm đến học tập.
<b>1.2.3. Những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ mơn hóa học cho học sinh </b>
Phân tích những thuận lợi và khó khăn trên, chúng tơi có những biện pháp sau nhằm nâng cao
chất lượng học tập bộ mơn hóa học cho học sinh:
- Trong khi chờ đợi lãnh đạo tỉnh, Sở Giáo dục và Ban Giám hiệu nhà trường cải thiện cơ sở
vật chất. Giáo viên hóa học có thể sử dụng các phịng chung để cho học sinh thực hành thí nghiệm.
- Tăng cường dự giờ học tập các giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy.
- Phát huy tính tự học và sáng tạo trong soạn giảng nhằm nâng cao hiệu quả tiết dạy.
- Áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại như dạy học dự án, dạy học nêu vấn đề, dạy
học bằng lược đồ tư duy… nhằm gây hứng thú và kích thích học sinh học tập.
- Hệ thống hóa lí thuyết giúp học sinh dễ học dễ nhớ.
- Xây dựng hệ thống bài tập giúp học sinh rèn luyện tư duy một cách có hệ thống.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa như hóa học vui, câu hỏi hóa học … giúp học sinh thêm
u thích bộ mơn hóa học.
- Tiến hành phát hiện và bồi dưỡng học sinh khá giỏi nhằm phát huy được niềm đam mê, và
nâng cao hiểu biết của các em về bộ mơn hóa học.
- Phụ đạo học sinh yếu kém nhằm giúp các em lấy lại các kiến thức cơ bản, tạo lòng tin và
niềm say mê cho các em để các em có thể học tốt mơn hóa học.
<b>1.3. BÀI TẬP HÓA HỌC </b>
<b>1.3.1 Khái niệm [28] </b>
Theo nghĩa chung nhất, thuật ngữ “bài tập”,Tiếng Anh-“Exercise”, tiếng Pháp-“Exercice”
dùng để chỉ một loạt hoạt động nhằm rèn luyện thể chất và tinh thần (trí tuệ).
Trong giáo dục, theo “Từ điển Tiếng Việt” do GS. Hồng Phê chủ biên, thuật ngữ “bài tập” có
nghĩa là “bài ra cho học sinh làm để vận dụng những điều đã học”. Theo Thái Duy Tuyên “bài tập là
một hệ thông tin xác định bao gồm những điều kiện và những yêu cầu được đưa ra trong q trình
dạy học, địi hỏi người học một lời giải đáp, mà lời giải đáp này về toàn bộ hoặc từng phần khơng ở
trạng thái có sẵn của người giải tại thời điểm mà bài tập được đặt ra”.
Về mặt lí luận dạy học hóa học, bài tập bao gồm cả câu hỏi và bài toán mà khi hoàn thành
chúng học sinh nắm được hay hoàn thiện một tri thức hay một kĩ năng nào đó, bằng cách trả lời
miệng hay trả lời viết kèm theo thực nghiệm. Ở nước ta, sách giáo khoa và sách tham khảo hay các
sách điện tử…, thuật ngữ “bài tập” được dùng theo quan niệm này.
Câu hỏi – đó là những bài làm mà khi hồn thành chúng, học sinh phải tiến hành một loạt hoạt
động tái hiện. Hình thức sử dụng các câu hỏi đó có thể là bằng lời, bằng các phiếu học tập hay bằng
máy chiếu. Nội dung câu hỏi có thể về kiến thức cơ bản, hoặc để rèn luyện kĩ năng hay về thực hành
thí nghiệm.
Trong các câu hỏi, giáo viên thường yêu cầu học sinh phải nhớ lại nội dung các định luật các
quy tắc, định nghĩa, các khái niệm, trình bày lại một mục trong sách giáo khoa hoặc các câu hỏi
mang tính chất gợi ý, nêu vấn đề câu hỏi cịn mang tính chất củng cố nhằm khắc sâu kiến thức cho
học sinh.
Bài tốn – đó là những bài làm mà khi hoàn thành chúng, học sinh phải tiến hành một loạt hoạt
động sáng tạo. Hình thức sử dụng của bài toán thường được viết lên bảng hoặc được in thành các tài
liệu. Thông thường bài tốn được phân thành hai loại chính, đó là bài tốn định lượng và bài tốn
định tính.
Mục đích chính của việc sử dụng câu hỏi và bài tốn mà một giáo viên cần đạt tới đó là giúp
học sinh nắm vững hay hoàn thiện một tri thức hoặc một kĩ năng. Ví dụ, đối với phần Hóa học Hữu
cơ lớp 11 có thể ra các dạng câu hỏi và bài tốn về cách lập cơng thức phân tử các hợp chất hữu cơ,
viết đồng phân, xác định cơng thức cấu tạo, viết các phương trình hóa học thể hiện tính chất của các
loại nhóm chức, nhận biết các chất hữu cơ …
Tùy theo tính chất của hoạt động cần tiến hành (tái hiện hay sáng tạo) mà bài tập có thể chỉ
gồm tồn những câu hỏi hay tồn những bài tốn hay hỗn hợp cả câu hỏi lẫn bài toán.
thể xem bài tập là một “vũ khí” sắc bén cho giáo viên, học sinh trong quá trình dạy học và sử dụng
bài tập là một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng
đào tạo, và nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
<b>1.3.2. Phân loại bài tập hóa học [28] </b>
Tùy vào cơ sở phân loại mà có nhiều cách phân loại bài tập hóa học khác nhau. Sau đây là các
cách phân loại bài tập hóa học:
<i><b> </b><b>1.3.2.1. Dựa vào nội dung tốn học của bài tập hóa học </b></i>
- Bài tập định tính (khơng có tính tốn).
- Bài tập định lượng (có tính tốn).
<i><b> </b><b>1.3.2.2. Dựa vào nội dung chủ đạo của bài tập hóa học </b></i>
- Bài tập lý thuyết.
- Bài tập định lượng.
- Bài tập thực nghiệm.
- Bài tập tổng hợp.
<i><b>1.3.2.3. Dựa vào hoạt động học tập của học sinh </b></i>
- Bài tập lý thuyết (khơng có tiến hành thí nghiệm).
- Bài tập thực hành (có tiến hành thí nghiệm).
<i><b>1.3.2.4. Dựa vào chức năng của bài tập </b></i>
- Bài tập tái hiện kiến thức (hiểu, biết, vận dụng).
- Bài tập rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo (phân tích, tổng hợp, đánh giá).
<i><b>1.3.2.5. Dựa vào kiểu hay dạng bài tập </b></i>
- Bài tập xác định công thức phân tử của hợp chất.
- Bài tập xác định công thức cấu tạo của chất.
- Bài tập xác định tính chất hóa học của chất.
- Bài tập xác định thành phần phần trăm của hỗn hợp.
- Bài tập nhận biết các chất.
- Bài tập tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
- Bài tập điều chế các chất.
- Bài tập bằng hình vẽ …
<i><b> 1.3.2.6 </b><b>Dựa vào khối lượng kiến thức cần giải quyết </b></i>
- Bài tập đơn giản (cơ bản).
- Bài tập phức tạp (tổng hợp).
<i><b>1.3.2.7. Dựa vào cách thức kiểm tra </b></i>
- Bài tập trắc nghiệm tự luận.
<i><b> 1.3.2.8</b><b>. Dựa vào phương pháp giải bài tập </b></i>
- Bài tập tính theo cơng thức và phương trình.
- Bài tập biện luận.
- Bài tập dùng các giá trị trung bình.
- Bài tập dùng đồ thị.
<i><b>1.3.2.9. Dựa vào mục đích sử dụng </b></i>
- Bài tập dùng để kiểm tra đầu giờ.
- Bài tập dùng để củng cố kiến thức.
- Bài tập dùng để ôn luyện, tổng kết.
- Bài tập dùng để bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Bài tập dùng để phụ đạo học sinh yếu …
<i><b> 1.3.2.10. D</b><b>ựa theo các bước của quá trình dạy học </b></i>
- Bài tập mở bài, tạo tình huống dạy học.
- Bài tập vận dụng khi giảng bài mới.
- Bài tập củng cố, hệ thống hóa kiến thức.
- Bài tập về nhà.
- Bài tập kiểm tra.
Trong 10 phương pháp phân loại trên thì bài tập hóa học được phân loại chủ yếu theo nội dung
toán học. Các phương pháp phân loại khác được cụ thể hóa trong các trường hợp nhất định.
<b>1.4. NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP MƠN HĨA HỌC </b>
<b>CỦA HỌC SINH THPT [27] </b>
<b>1.4.1. Yếu tố chủ quan </b>
Yếu tố chủ quan là yếu tố then chốt quyết định đến kết quả học tập mơn hóa học của học sinh.
Yếu tố chủ quan bao gồm các yếu tố sau:
<i><b> 1.4</b><b>.1.1. Yếu tố tâm lí </b></i>
Tâm lí của học sinh ảnh hưởng khá lớn đến kết quả học tập bộ mơn hóa học.
- Học sinh có tâm trạng vui vẻ không chỉ tiếp thu được nhiều kiến thức (về số lượng) mà còn
giúp học sinh nhớ lâu hơn (về chất lượng). Ngược lại nếu học sinh bị stress, buồn phiền, lo âu thì
hiệu quả của việc tiếp thu bài học là rất thấp, do đó ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập.
được ý nghĩa của việc học). Yếu tố tâm lí này sẽ làm học sinh mất định hướng, không thấy được ý
nghĩa của việc tiếp thu kiến thức, do đó kết quả học tập của những học sinh này sẽ không cao.
<i><b> 1.4</b><b>.1.2. Yếu tố tư duy </b></i>
Bên cạnh yếu tố tâm lí thì yếu tố tư duy cũng là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần
nâng cao kết quả học tập cho học sinh. Những học sinh có tư duy tốt sẽ có những thao tác tư duy tốt
(phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa…). Tư duy tốt sẽ giúp học sinh liên kết
được các kiến thức lại với nhau thành một hệ thống, điều này sẽ giúp học sinh nhớ lâu hơn và giải
quyết các bài tập hóa học một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Ngược lại những học sinh có tuy
duy kém sẽ khơng thấy được tính hệ thống của kiến thức, đối với học sinh đó kiến thức là những
mãng rời rạc. Do đó việc tiếp thu kiến thức trở nên khó khăn dẫn đến kết quả học tập cũng bị ảnh
hưởng theo.
<i><b> 1.4</b><b>.1.3. Phương pháp học tập </b></i>
Phương pháp học tập có thể được xem là chìa khóa để mở được kho tàng kiến thức. Học sinh
có phương pháp học tập tốt biết cách lập kế hoạch học tập, thấy được nội dung kiến thức nào cần
rèn luyện nhiều, nội dung nào cần rèn luyện ít, nội dung nào cần phải hiểu, nội dung nào cần phải
học thuộc lòng… Ngược lại những học sinh khơng có phương pháp học tập tốt sẽ cảm thấy rất khó
khăn trong việc đánh giá những kiến thức đã học, kiến thức nào là quan trọng, chủ đạo, kiến thức
<b>1.4.2. Yếu tố khách quan</b>
<i><b> 1.4</b><b>.2.1. Đặc thù bộ mơn hóa học </b></i>
Bộ mơn hóa học là một mơn thực nghiệm, nên việc dạy và học Hóa học gắn liền với thực
nghiệm. Do đó một số kiến thức hóa học được xây dựng hồn tồn trên thực nghiệm chứ khơng thể
nào dự đốn được. Ví dụ như: thuyết lai hóa, các cơng thức cấu tạo, độ dài liên kết, momen lưỡng
cực… với điều kiện của nước ta thì học sinh chỉ được học trên lí thuyết chứ ít được thực hành thí
nghiệm, do đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc tiếp thu kiến thức bộ mơn hóa học. Những bài tập về
nhận biết chất ln là bài tập gây khó khăn cho học sinh phổ thơng, vì tất cả bài tập nhận biết đều
chỉ được thực hành trên giấy chứ khơng được thực hành trong phịng thí nghiệm. Bên cạnh đó, các
cơng thức cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ đều được học sinh chấp nhận một cách máy móc, chứ
khơng được nghiên cứu trực tiếp và cụ thể… Chính những yếu tố đặc thù của bộ mơn hóa học đã
ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả học tập của học sinh.
<i><b> 1.4</b><b>.2.2. Phương tiện học tập </b></i>
các huyện vùng sâu vùng xa hầu như khơng có phịng thí nghiệm hóa học hoặc có mà khơng sử
dụng được. Hóa chất được giao về trường không chỉ thiếu về số lượng mà cịn khơng đảm bảo về
chất lượng, khơng thực hiện được đầy đủ các bài thực hành thí nghiệm trong sách giáo khoa. Ở một
số trường, phịng thí nghiệm được sử dụng chung nhiều mơn như: hóa, lí, sinh...
Những tác động của phương tiện học tập học sinh có thể khắc phục được nhưng cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của học sinh.
<i><b> 1.4</b><b>.2.3. Ảnh hưởng của giáo viên đứng lớp </b></i>
Trong chương I chúng tơi trình bày cơ sở lí thuyết và thực tiễn của đề tài bao gồm:
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
2. Sơ lược về điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội tỉnh Bạc Liêu.
3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy học mơn hóa học ở tỉnh Bạc Liêu.
4. Những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh.
5. Khái niệm và phân loại bài tập hóa học.
6. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quả học tập mơn hóa học của học sinh THPT.
Những vấn đề nêu trên là cơ sở để chúng tôi hệ thống hóa lí thuyết và xây dựng hệ thống bài
<b>2.1. HỆ THỐNG HÓA LÍ THUYẾT HĨA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NHẰM NÂNG CAO KẾT </b>
<b>QUẢ HỌC TẬP CHO HỌC SINH THPT TỈNH BẠC LIÊU </b>
<b>2.1.1. Ngun tắc hệ thống hóa lí thuyết </b>
Để hệ thống lí thuyết đạt được mục đích nâng cao kết quả học tập cho học sinh tỉnh Bạc Liêu,
chúng tôi đề xuất một số nguyên tắc sau:
<i><b> 2.1.1.1. </b><b>Đảm bảo tính chính xác, khoa học </b></i>
Đây là nguyên tắc chung của tất cả các môn khoa học thực nghiệm trong đó có hóa học. Theo
nguyên tắc này hệ thống lí thuyết phải thể hiện đúng đắn những quan điểm của kiến thức hóa học
hiện đại như:
- Ngơn ngữ hóa học: các dãy đồng đẳng, các danh pháp hợp chất hữu cơ.
- Các công thức phân tử, công thức cấu tạo.
- Các định luật, các thuyết.
- Các quá trình hóa học.
…
Hệ thống lí thuyết phải được trình bày một cách súc tích, ngắn gọn, rõ ràng có hệ thống, phải
phù hợp với chương trình hóa học lớp 11 THPT.
<i><b>2.1.1.2. </b><b>Đảm bảo tính hệ thống </b></i>
Hệ thống lí thuyết được xây dựng dựa trên sự phân loại hợp chất hữu cơ thành 2 loại chính đó
là: hiđrocacbon và dẫn xuất hiđrocacbon.
Hiđrocacbon được chia thành 3 loại:
- Hiđrocacbon no: gồm 2 dãy đồng đẳng
+ Ankan: hiđrocacbon no mạch hở.
+ Xiclo ankan: hiđrocacbon no mạch vịng.
- Hiđrocacbon khơng no: gồm 3 dãy đồng đẳng
+ Anken: hiđrocacbon trong cấu tạo có 1 liên kết đơi.
+ Ankađien: hiđrocacbon trong cấu tạo có 2 liên kết đôi.
+ Ankin: hiđrocacbon trong cấu tạo có 1 liên kết ba.
- Hiđrocacbon thơm
+ Dãy đồng đẳng của benzen: hiđrocacbon trong cấu tạo có vòng benzen.
+ Hiđrocacbon thơm khác.
- Dẫn xuất halogen.
- Ancol.
- Phenol.
- Anđehit, xeton.
- Axitcacboxylic.
Mỗi dãy đồng đẳng gồm 3 mục chính:
- Mục I: Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp.
- Mục II: Tính chất hóa học.
- Mục III: Điều chế, ứng dụng.
<i><b>2.1.1.3. Chú ý </b><b>các kiến thức trọng tâm </b></i>
Học sinh THPT tỉnh Bạc Liêu nói riêng và học sinh đồng bằng sơng Cửu Long nói chung có
học lực trung bình khá, do đó để học sinh dễ tiếp thu và ghi nhớ kiến thức thì hệ thống lí thuyết cần
nhấn mạnh được trọng tâm. Theo nguyên tắc này thì các dãy đồng đẳng được thiết kế như sau:
- Dãy đồng đẳng ankan: là dãy đồng đẳng đầu tiên học sinh được học nên ở phần đồng đẳng,
đồng phân, danh pháp trọng tâm của bài học là rèn luyện cho học sinh cách lập công thức tổng quát,
cách viết đồng phân mạch cacbon và gọi tên các đồng phân theo danh pháp thay thế. Phần tính chất
hóa học trọng tâm là giúp học sinh xác định hướng thế brom vào phân tử ankan. Phần điều chế trọng
- Dãy đồng đẳng anken: là dãy đồng đẳng được học tiếp theo sau dãy đồng đẳng ankan nên
phần đồng đẳng, đồng phân, danh pháp giúp học sinh so sánh điểm giống và điểm khác nhau giữa
ankan và anken về công thức tổng quát, phương pháp viết đồng phân, danh pháp của anken. Phần
tính chất hóa học trọng tâm là giúp học sinh nhận rõ được vai trò quyết định của liên kết π đến tính
chất hóa học của anken và hướng phản ứng cộng HCl và HR2RO vào các phân tử anken theo quy tắc
cộng Mac-cop-nhi-cop. Trong phần điều chế giới thiệu học sinh phương pháp điều chế etylen trong
phịng thì nghiệm.
- Dãy đồng đẳng ankađien: Nhấn mạnh cho học sinh chỉ nghiên cứu các ankađien liên hợp
đặc biệt là buta-1,3-đien và isopren (2-metyl-buta-1,3-đien). Phân tích điểm khác nhau giữa phản
ứng cộng của ankađien liên hợp và anken.
- Dãy đồng đẳng ankin: Trọng tâm quan trọng nhất của bài học đó là giúp học sinh so sánh
được sự giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học giữa ankin và anken. Phần điều chế giới thiệu
phương pháp điều chế axetylen trong phịng thí nghiệm.
- Dãy đồng đẳng ankyl benzen: Trọng tâm của bài học là phân tích tính chất thơm của vịng
benzen “<i><b>dễ thế, khó cộng và khó bị oxi hóa bởi KMnO</b></i>R<i><b>4</b></i>R”. Nhấn mạnh hướng thế của halogen vào
- Dãy đồng đẳng dẫn xuất halogen: Trọng tâm phần đồng đẳng, đồng phân, danh pháp là
phương pháp phân loại dẫn xuất halogen. Trọng tâm phần tính chất hóa học cần rèn luyện cho học
sinh viết được phản ứng thế và phản ứng tách, hướng dẫn học sinh viết sản phẩm tách dựa vào quy
tắc Zai-xep. Nhấn mạnh vai trò của dẫn xuất halogen là chất trung gian nối giữa hiđrocacbon và dẫn
xuất hiđrocacbon.
- Dãy đồng đẳng ancol: Dựa trên phần phân loại dẫn xuất halogen hướng dẫn học sinh phân
loại ancol, giới thiệu bậc của ancol, và cách lập công thức tổng quát của các loại ancol. Dựa vào
ete thu được.
- Dãy đồng đẳng phenol: Phân tích điểm khác nhau giữa cấu trúc phân tử ancol và phân tử
phenol. Nhấn mạnh ảnh hưởng của nhóm –OH lên vịng benzen và ảnh hưởng của vịng benzen lên
nhóm –OH. Phần điều chế giới thiệu phương pháp điều chế phenol từ benzen và từ cumen.
- Dãy đồng đẳng anđehit và xeton: Nhấn mạnh tính chất hóa học đặc trưng của anđehit do
nhóm cacbanal gây ra đó là tính khử và tính oxi hóa. Đặc biệt là phản ứng tráng gương cứ 1mol
anđehit thì tạo được 2 mol Ag. Tuy nhiên HCHO trong cấu tạo có 2 nhóm –CHO do đó 1 mol
HCHO có thể tạo tối đa 4 mol Ag. Từ đó có thể dựa vào mối liên quan giữa số mol của Ag và số
mol anđehit để xác định số nhóm chức anđehit.
- Dãy đồng đẳng axit cacboxylic: Trọng tâm của bài học là hướng dẫn học sinh cách lập công
thức tổng quát của axit, cách xác định số nhóm chức, cách so sánh lực axit.
<i><b> 2.1.1.4. Trình bày </b><b>ngắn gọn, súc tích </b></i>
Đây là nguyên tắc thiết yếu, và quan trọng trong việc xây dựng các văn bản khoa học. Theo
nguyên tắc này, hệ thống lí thuyết phải được viết mạch lạc, dễ hiểu và phải có ví dụ minh họa cụ
thể. Phần mở đầu của hệ thống lí thuyết có giới thiệu tổng quan các dãy đồng đẳng được hệ thống
hóa, ở mỗi dãy đồng đẳng đều được xây dựng thành 3 mục chính (I. Đồng đẳng, đồng phân, danh
pháp; II. Tính chất hóa học; III. Điều chế). Ở mỗi mục chỉ tập trung những tính chất quan trọng của
mỗi dãy đồng đẳng. Những tính chất này được viết bằng những gạch đầu dòng ngắn gọn nhưng thể
hiện đầy đủ nội dung cần truyền tải. Các phương trình phản ứng được viết bằng cơng thức tổng qt
và có ví dụ một số chất điển hình.
<i><b>2.1.1.5</b><b>. Giúp học sinh dễ tra cứu </b></i>
từng loại nhóm chức, giúp học sinh dễ dàng nắm được các phản ứng của từng hợp chất hữu cơ cụ
thể.
<i><b> 2.1.1.6. G</b><b>iúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức </b></i>
Hệ thống lí thuyết được cơ đọng một cách logic sẽ giúp học sinh dễ học, dễ nhớ. Giúp học sinh
có một cách nhìn tổng qt và có hệ thống về kiến thức hóa học hữu cơ lớp 11. Bên cạnh đó trong
hệ thống lí thuyết cịn tóm tắt lại tên một số hợp chất hữu cơ thường gặp. Điều này góp phần giúp
học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức hơn.
<i><b>2.1.1.7</b><b>. Giúp học sinh rèn luyện các thao tác tư duy </b></i>
Rèn luyện các thao tác tư duy là mục đích chính của hầu hết các bộ mơn khoa học trong đó có
hóa học. Dựa trên nguyên tắc này hệ thống lí thuyết được xây dựng giúp học sinh rèn luyện các thao
tác tư duy như: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa…
- Thao tác so sánh là kim chỉ nam xuyên suốt hệ thống lí thuyết. Bài học sau được xây dựng
bằng cách so sánh với bài học trước.
Vd: Phương pháp viết đồng phân của anken dựa trên sự so sánh với phương pháp viết đồng phân
của ankan. Tính chất hóa học của ankin được xây dựng trên sự so sánh tính chất hóa học của
anken…
- Cấu tạo của một chất hữu cơ sẽ quyết định tính chất hóa học của chất đó. Nên thao tác phân
tích ln được thực hiện trong phần tính chất hóa học của mỗi dãy đồng đẳng.
Vd: Xét tính chất hóa học của axit acrylic (CHR2R=CH-COOH), qua phân tích cấu tạo giáo viên giúp
học sinh nhận thấy axit acrylic có tính chất hóa học của axit và có tính chất hóa học của anken.
Hoặc phân tích cấu tạo của axit fomic (HCOOH) để chỉ ra axit fomic khơng chỉ có tính chất axit mà
cịn có tính chất anđehit.
- Thơng qua thao tác phân tích cấu tạo của các chất hữu cơ giáo viên hướng dẫn học sinh
tổng hợp lại để xây dựng bảng nhận biết các chất hữu cơ.
- Thao tác khái quát hóa, trừu tượng hóa được hình thành qua việc hình thành các phương
pháp viết đồng phân, phương pháp xác định đồng phân hình học, lập cơng thức tổng qt của các
dãy đồng đẳng, viết các phương trình phản ứng dưới dạng tổng quát…
<b>2.1.2. Quy trình hệ thống hóa lí thuyết hóa học hữu cơ lớp 11 </b>
<i><b>2.1.2.1. Bước 1: Xác định mục đích của hệ thống lí thuyết </b></i>
Mục đích của hệ thống lí thuyết nhằm giúp học sinh dễ nhớ dễ khắc sâu kiến thức và góp phần
nâng cao kết quả học tập cho học sinh THPT tỉnh Bạc Liêu.
<i><b>2.1.2.2. Bước 2: Xác định phạm vi kiến thức cần hệ thống </b></i>
<i><b>2.1.2.3. Bước 3: Xác định trọng tâm của mỗi chương và mỗi bài </b></i>
Phần hóa học hữu cơ lớp 11 được trình bày gồm 6 chương và 39 bài.
- Chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ.
- Chương 5: Hiđrocacbon no.
- Chương 6: Hiđrocacbon không no.
- Chương 7: Hiđrocacbon thơm – Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên.
- Chương 9: Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic.
Ở mỗi chương cần xác định được:
- Nội dung kiến thức trọng tâm của chương là gì?
- Kiến thức nào là biết, kiến thức nào là hiểu?
- Các kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh là gì?
- Thông qua nội dung của chương giáo dục cho học sinh những phẩm chất gì?
Tiến hành các bước như vậy ở mỗi bài.
<i><b>2.1.2.4. Bước 4: Thu thập thơng tin để hệ thống lí thuyết </b></i>
Thu thập thơng tin để hệ thống lí thuyết được tiến hành qua các bước cụ thể sau:
- Thu thập các sách giáo khoa, sách tham khảo, các tài liệu liên quan đến hệ thống lí thuyết
hóa học hữu cơ lớp 11.
- Tham khảo sách, báo, tạp chí… có liên quan.
- Tìm hiểu những nội dung trọng tâm nào mà học sinh cần phải nắm vững để tiến hành soạn
thảo giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức đó.
- Tìm hiểu phương pháp trình bày giúp học sinh dễ học dễ nhớ qua các tài liệu tham khảo.
<i><b>2.1.2.5. Bước 5: Tiến hành hệ thống hóa lí thuyết </b></i>
Để tiến hành hệ thống hóa lí thuyết ta có thể thực hiện theo các bước sau:
- Xây dựng dàn ý của hệ thống lí thuyết: thông qua việc xác định trọng tâm của mỗi chương
mỗi bài.
+ Hệ thống lí thuyết được tiến hành gồm bao nhiêu phần?
+ Mỗi phần được trình bày gồm bao nhiêu mục?
- Kết hợp sách giáo khoa và các sách tham khảo tiến hành cụ thể hóa nội dung của dàn ý.
- Soạn thảo chi tiết nội dung của dàn ý có sắp xếp và chọn lọc.
<i><b>2.1.2.6. Bước 6: Tham khảo ý kiến đồng nghiệp </b></i>
phương pháp tóm tắt, cách cô đọng kiến thức và cách nhấn mạnh nội dung lí thuyết ở các giáo viên,
đồng nghiệp.
<i><b>2.1.2.7. Bước 7: Chỉnh sửa và bổ sung </b></i>
Sau khi tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp ta tiến hành chỉnh sửa và bổ sung nhằm hoàn
thiện hệ thống lí thuyết. Xem xét và loại bỏ các nội dung không cần thiết, không đạt yêu cầu. Bổ
sung thêm các kiến thức kinh nghiệm nhằm giúp học sinh tiếp thu hệ thống lí thuyết một cách dễ
<b>dàng. </b>
<b>2.1.3. Hệ thống lí thuyết phần hóa học hữu cơ lớp 11 THPT </b>
Hệ thống lí thuyết hóa học hữu cơ lớp 11 bao gồm 13 nội dung:
- Sơ lược về hóa học hữu cơ.
- Phân tích ngun tố và lập cơng thức phân tử.
- Hệ thống lí thuyết bài Ankan.
- Hệ thống lí thuyết bài Xiclo Ankan.
- Hệ thống lí thuyết bài Ankyl Benzen.
- Hệ thống lí thuyết bài Dẫn xuất Halogen.
- Hệ thống lí thuyết bài Ancol.
- Hệ thống lí thuyết bài Phenol.
- Hệ thống lí thuyết bài Anđehit – Xeton.
- Hệ thống lí thuyết bài Axit cacboxylic.
Trong hệ thống lí thuyết mỗi dãy đồng đẳng được xây dựng gồm 3 mục chính:
- Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp.
- Tính chất hóa học.
- Điều chế.
<i><b> 2.1.3.1. </b><b>Hệ thống lí thuyết phần “Sơ lược về hóa học hữu cơ” </b></i>
<b>I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ </b>
- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, COR2R, muối cacbonat…).
- Hóa học hữu cơ là ngành hóa học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.
<b>II. Phân loại hợp chất hữu cơ </b>
Hợp chất hữu cơ gồm 2 loại là: Hiđrocacbon và dẫn xuất hiđrocacbon
<i><b> 1. </b><b>Hiđrocacbon: gồm 3 loại </b></i>
- Xicloankan.
b. Hiđrocacbon không no: gồm 3 dãy đồng đẳng
- Anken.
- Ankađien.
- Ankin.
c. Hiđrocacbon thơm
- Dãy đồng đẳng của benzen (ankyl benzen).
- Các hiđrocacbon thơm khác.
<i><b> 2. </b><b>Dẫn xuất hiđrocacbon </b></i>
a. Dẫn xuất halogen.
b. Ancol.
c. Phenol.
d. Anđehit – Xeton.
e. Axit cacboxylic.
<b>III. Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ </b>
<i><b> 1. Đặc điểm cấu tạo: Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị. </b></i>
<i><b> 2. </b><b>Tính chất vật lý </b></i>
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sơi thấp.
- Phần lớn không tan trong nước, nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
<i><b> 3. </b><b>Tính chất hóa học </b></i>
- Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt và dễ cháy.
- Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau,
nên tạo ra hỗn hợp nhiều sản phẩm.
<i><b> 2.1.3.2. </b><b>Hệ thống lí thuyết phần “Phân tích nguyên tố và lập công thức phân tử” </b></i>
<b>I. Sơ lược về phân tích nguyên tố </b>
<i><b> 1. </b><b>Phân tích định tính </b></i>
- Mục đích: Xác định nguyên tố nào có trong hợp chất hữu cơ.
- Nguyên tắc: Chuyển các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản rồi nhận
biết chúng bằng các phản ứng đặc trưng.
<i><b> 2. </b><b>Phân tích định lượng </b></i>
- Mục đích: Xác định thành phần % về khối lượng các nguyên tố có trong phân tử hợp chất hữu cơ.
- Nguyên tắc: Cân chính xác khối lượng hợp chất hữu cơ, sau đó chuyển nguyên tố C → COR2R, H →
HR2RO, N → NR2R, sau đó xác định chính xác khối lượng hoặc thể tích của các chất tạo thành, từ đó tính % khối
lượng các ngun tố.
- Biểu thức tính tốn:
2
m .12
m = (g)
44 ;
2
H O
H
m .2
m = (g)
18 ;
2
N
N
V .28
m = (g)
- Tính được:
C
m .100
a ; %O = 100-%C-%H-%N
<b>II. Công thức phân tử hợp chất Hữu cơ </b>
<i><b> 1. </b><b>Công thức đơn giản nhất </b></i>
- Định nghĩa: Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các
nguyên tố trong phân tử.
- Thiết lập công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ CRxRHRyRORzRlà thiết lập tỉ lệ
C H O
C H O
m m m
x : y : z = n : n : n = : :
12 1 16 ;
%C %H %O
x : y : z = : :
12 1 16
<i><b> 2. </b><b>Công thức phân tử </b></i>
- Định nghĩa: Công thức phân tử là công thức biểu thị số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong
phân tử.
- Cách thiết lập công thức phân tử:
+ Thiết lập công thức phân tử qua công thức đơn giản nhất
• Bước 1: Từ kết quả phân tích %C, %H, %N, %O… lập cơng thức
đơn giản nhất: CRpRHRqRORrRNRsR.
• Bước 2: Xác định KLPT chất A (CRxRHRyRORzRNRtR): MRAR = MRBR.dRA/BR
• Bước 3: CRxRHRyOR RzRNRtR = (CRpRHRqRORrRNRsR)RnR
A
M
n = và x = n.p ; y = n.q ; z = n.r ; t = n.s
12p+q+16r+14s
+ Thiết lập công thức phân tử không qua công thức đơn giản nhất
Gọi CTPT của chất hữu cơ là CRxRHRyRORzRNRtR
Ta có tỉ lệ:
MA <sub>=</sub>12.x<sub>=</sub> 1.y <sub>=</sub>16.z 14.t
100 %C %H %O = %N
Suy ra:
A
M .%C
x =
12.100 ;
A
M .%H
y =
1.100 ;
A
M .%O
z =
16.100 ;
A
M .%N
t =
14.100
<i><b>2.1.3.3. </b><b>Hệ thống lí thuyết bài “Ankan” </b></i>
<b>I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp </b>
<i><b> </b><b>1. Đồng đẳng </b></i>
- Ankan là hiđrocacbon no mạch hở.
- CTTQ: CRnRHR2n+2R(n ≥ 1).
Vd: CHR4R, CR2RHR6R, CR3RH8RR, CR4RHR10R, CR5RHR10R …
- Ankan từ CR4RHR10 Rtrở đi có đồng phân cấu tạo, đó là đồng phân mạch cacbon.
- Phương pháp viết đồng phân
+ Viết mạch cacbon không nhánh dài nhất.
+ Bớt 1 cacbon làm nhánh.
+ Di chuyển các nhánh sao cho tạo những đồng phân khác nhau.
+ Khi không thể bớt cacbon và không thể di chuyển nhánh tạo đồng phân khác nhau thì hết
đồng phân.
- Bậc của một nguyên tử C bằng số nguyên tử C liên kết trực tiếp với nó.
Vd: Viết tất cả đồng phân có cơng thức CR6RHR14R
CH3 CH2 CH2 CH2 CH2 CH3
CH<sub>3</sub> CH CH<sub>2</sub> CH2 CH3
CH3
CH3 CH2 CH CH2 CH3
CH<sub>3</sub>
CH3 C CH2 CH3
CH<sub>3</sub>
CH<sub>3</sub>
CH<sub>3</sub> CH CH CH<sub>3</sub>
CH3
CH3
<i><b> 3. Danh pháp </b></i>
<i>Bảng 2.1: Tên mạch chính, tên nhánh, số đếm tương ứng với 10 Cacbon đầu tiên </i>
<b>Số cacbon </b> <b>Tên mạch chính </b> <b>Tên nhánh </b> <b>Số đếm </b>
1 Met Metyl mono
2 Et Etyl di
3 Prop Propyl tri
4 But Butyl tetra
5 Pent Pentyl penta
6 Hex Hexyl hexa
7 Hept Heptyl hepta
8 Oct Octyl octa
9 Non Nonyl nona
10 Dec Decyl deca
a. Tên thay thế
- Chọn mạch chính: là mạch cacbon dài nhất, chứa nhiều nhánh nhất.
hexan
2-metylpentan
2,3-dimetylbutan
3-metylpentan
2,2-dimetylbutan
- Đánh số thứ tự: ở đầu mạch gần nhánh nhất.
- <i><b>Quy tắc: vị trí nhánh-tên nhánh tên mạch chính + an. </b></i>
Vd: (xem ở phần đồng phân)
b. Tên thông thường
CH3 CH2 CH2 CH3
CH<sub>3</sub> CH CH<sub>2</sub> CH<sub>3</sub>
CH3
Tên gốc:
CH3 CH2 CH2 <sub> </sub>
CH3 CH CH2
CH3
CH3 CH2 CH
CH3
CH3 C
CH<sub>3</sub>
CH<sub>3</sub>
<b>II. Tính chất hóa học </b>
Ở nhiệt độ thường ankan không phản ứng với axit, bazơ, và chất oxi hóa mạnh. Dưới tác dụng của ánh
sáng ankan tham gia các phản ứng thế, phản ứng tách và phản ứng oxi hóa.
<i><b> 1. Phản ứng thế </b></i>
- <b>Clo thế H ở cacbon các bậc khác nhau. </b>
- Flo phản ứng mãnh liệt phân hủy ankan thành C và HF.
- Iot không phản ứng với ankan.
Vd:
CH<sub>3</sub> CH<sub>2</sub> CH<sub>3 +</sub> Cl<sub>2</sub> as CH<sub>3</sub> CH CH<sub>3</sub>
Cl
+ HCl
I II I
2-clopropan (57%)
CH<sub>3</sub> CH<sub>2</sub> CH<sub>3 +</sub> Cl<sub>2</sub> as CH3 CH2 CH2
Cl
+ <sub>HCl</sub>
I II I
1-clopropan (53%)
CH<sub>3</sub> CH<sub>2</sub> CH<sub>3 +</sub> Br<sub>2</sub> as CH3 CH CH3
Br
+ <sub>HBr</sub>
I II I
butan isobutan
isopentan <sub>neopentan </sub>
n-propyl isopropyl
isobutyl sec-butyl
2-brompropan (97%) (<i><b>sản phẩm chính) </b></i>
CH3 CH2 CH3 + Br2 as CH3 CH2 CH2
Br
+ <sub>HBr</sub>
I II I
1-brompropan (53%) (<i><b>sản phẩm phụ) </b></i>
<b> </b><i><b>2. Phản ứng tách </b></i>
- Tách HR2R<i> (Đề hiđro hóa) </i>
CRnRHR2n+2R →
o
t ,xt,P <sub>C</sub>
RnRHR2nR + HR2R
- <i>Tách mạch cacbon (Cracking) </i>
CR4RHR10R →
o
t ,xt,P
CHR4R + CR3RHR6R
CR2RH6R R + CR2RHR4R
<i><b> 3. Phản ứng oxi hóa </b></i>
- Oxi hóa khơng hồn tồn
CHR4R + OR2R →
o
t ,xt
HCHO + HR2RO
anđehit fomic
<i>- Oxi hóa hồn toàn (Phản ứng cháy) </i>
CRnRHR2n+2R +
3n+1
2 O
R2R → nCOR2R + (n+1)HR2RO
U<i><b>Lưu ý:</b></i>UTrong phản ứng đốt cháy ankan thì
- nRCO
2R < n
RH
2O
R
.
- nRankanR = nRH
2O
R – nRCO
2R.
<b>III. Điều chế </b>
- Cho natri axetat tác dụng với vôi tôi xút
CHR3RCOONa + NaOH →
o
t
CaO CHR4R + NaR2RCOR3R
- Thủy phân nhôm cacbua
AlR4RCR3R + 12HR2RO → 4Al(OH)R3R + 3CHR4R
<i><b> 2.1.3.4. </b><b>Hệ thống lí thuyết bài “Xiclo Ankan” (Lưu trong CD) </b></i>
<i><b> 2.1.3.5. </b><b>Hệ thống lí thuyết bài “Anken” </b></i>
<b>I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp </b>
<i><b> 1. </b><b>Đồng đẳng </b></i>
- Anken là hiđrocacbon mạch hở, trong cấu tạo có 1 liên kết đơi.
- CTTQ: CRnRHR2nR<i>(n ≥ 2). (Anken và xiclo ankan là đồng phân) </i>
<i><b> </b><b>2. Đồng phân </b></i>
- Phương pháp viết đồng phân cấu tạo:
+ Viết mạch cacbon dài nhất, cho nối đôi ở vị trí thứ nhất.
+ Di chuyển nối đơi để tạo đồng phân vị trí nối đôi.
+ Giữ nối đôi, di chuyển nhánh. Khi di chuyển nhánh không tạo đồng phân khác thì di
chuyển nối đơi.
+ Cứ tiếp tục như thế đến khi không thể di chuyển nhánh, di chuyển nối đôi, và bớt cacbon
làm nhánh thì hết đồng phân.
thỏa mãn điều kiện a ≠ b và c ≠ d.
- Đồng phân hình học chỉ có khi anken
+ Nếu mạch chính cùng phía của liên kết C = C là đồng phân cis.
+ Nếu mạch chính ở khác phía nhau của liên kết C=C là đồng phân trans.
Vd: Đồng phân CR5RHR10
Đồng phân mạch cacbon
CH2 CH CH2 CH2 CH3 CH3 CH CH CH2 CH3
Pent-1-en Pent-2-en
CH<sub>2</sub> C CH<sub>2</sub> CH<sub>3</sub>
CH<sub>3</sub>
CH<sub>2</sub> CH CH CH<sub>3</sub>
CH<sub>3</sub>
2-metylbut-1-en 3-metylbut-1-en
CH3 C CH CH3
CH<sub>3</sub>
2-metylbut-2-en
Đồng phân hình học: Chỉ có pent-2-en thỏa mãn điều kiện nên ta có 2 đồng phân lập thể
C C
H
C2H5
H3C
H
C C
H
C<sub>2</sub>H<sub>5</sub>
H3C
H
Cis-pent-2-en trans-pent-2-en
<i><b> 3. Danh pháp </b></i>
a. Tên thay thế
- Mạch chính: là mạch cacbon dài nhất, chứa nhiều nhánh nhất và chứa liên kết đôi.
- Đánh số thứ tự: ở đầu mạch gần nối đôi nhất.
- <i><b>Quy tắc: vị trí nhánh-tên nhánh tên mạch chính-vị trí nối đơi-en. </b></i>
Vd: (Xem ở phần đồng phân)
b. Tên thông thường
- Chỉ áp dụng cho một số anken mạch thẳng.
- <i><b>Quy tắc: Tên mạch chính + ilen. </b></i>
- <b>Một số anken và gốc hiđrocacbon không no thường gặp </b>
CHR2R=CHR2 etilen R CHR2R=CH-CHR3R propilen
C C
a
b
c
CHR2R=CH– vinyl CHR2R=CH-CHR2R– allyl
<b>II. Tính chất hóa học </b>
<i><b>Liên kết π ở nối đơi C=C kém bền vững nên gây ra tính chất hóa học đặc trưng cho anken là phản ứng </b></i>
cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa.
<i><b> 1</b><b>. Phản ứng cộng </b></i>
- <i><b>Quy tắc cộng Mac-cop-nhi-cop: Trong phản ứng cộng axit hoặc nước vào liên kết C=C phần mang </b></i>
<i><b>điện tích dương tấn cơng vào cacbon chứa nhiều H, phần mang điện tích âm vào cacbon chứa ít H. </b></i>
a. Với HR2R (Phản ứng hiđro hóa)
CRnRHR2nR + HR2R →
o
Ni,t
CRnRHR2n+2R
b. Với dung dịch Brom
CRnRHR2nR + BrR2R → CRnRHR2nRBrR2R (mất màu brom)
c. Với HR2RO (phản ứng hiđrat hóa)
CRnRHR2nR + HR2RO →
+ o
H ,t
CRnRHR2nROH
CH<sub>2</sub> CH CH<sub>3</sub> + H<sub>2</sub>O H+,to CH<sub>3</sub> C CH<sub>3</sub>
OH
CH2 CH CH3
OH
d. Với axit HX
CRnRHR2nR + HX → CRnRHR2n+1RX
CH<sub>2</sub> CH CH<sub>3</sub> + HCl CH<sub>3</sub> C CH<sub>3</sub>
Cl
CH2 CH CH3
Cl
<i><b> 2</b><b>. Phản ứng trùng hợp </b></i>
CH2 CH CH3 t
o<sub>,xt,P</sub>
CH2 CH
CH3
n
n
propylen polipropylen (nhựa PP)
<i><b> 3</b><b>. Phản ứng oxi hóa </b></i>
- Oxi hóa khơng hồn tồn (làm mất màu thuốc tím)
- Oxi hóa hồn tồn
CRnRHR2nR +
3n
2 O
R
2R → nCOR2R + nHR2RO
CH2 CH2 + H2O CH2 CH2
OH OH
3 2KMnO4 + 4 3 + 2MnO2 + 2KOH
(<i>sản phẩm chính) </i>
(<i>sản phẩm phụ) </i>
(<i>sản phẩm chính) </i>
U<i><b>Lưu ý:</b></i>UTrong phản ứng đốt cháy anken thì
- nRCO
2R = n
RH
2O
R
.
- Khi giải bài toán hiđrocacbon khi đề bài cho số mol COR2R= số mol HR2RO thì có đến 2 dãy đồng đẳng
<i><b>phù hợp đó là xicloankan và anken. Do đó cần chú ý đến cấu tạo mạch cacbon, nếu mạch hở là anken còn </b></i>
mạch vòng là xicloankan.
<b>III. Điều chế </b>
- Tách nước ancol etylic
CHR3R-CHR2R-OH →
2 4 đặc
o
H SO
170 C CHR2R=CHR2R + HR2RO
- Đề hiđro hóa etan hoặc hiđro hóa axetylen
CR2RHR6R →
o
t ,xt,P
CR2RHR4R + HR2R
CH ≡ CH + HR2R
3
Pd/PbCO ,to→
CHR2R=CHR2R
<i><b> 2.1.3.6. </b><b>Hệ thống lí thuyết bài “Ankađien” (Lưu trong CD) </b></i>
<i><b> 2.1.3.7. </b><b>Hệ thống lí thuyết bài “Ankin” </b></i>
<b>I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp </b>
<i><b> 1. Đồng đẳng </b></i>
<i><b> </b><b>2. Đồng phân </b></i>
- Từ CR4RHR6Rtrở đi có đồng phân vị trí liên kết ba.
- Phương pháp viết đồng phân của ankin tương tự như anken.
<i><b> 3. Danh pháp </b></i>
a. Tên thay thế
- Chọn mạch chính và đánh số thứ tự tương tự như anken.
- <i><b>Quy tắc: vị trí nhánh-tên nhánh tên mạch chính-vị trí nối ba-in. </b></i>
<i><b> </b></i> CH≡C–C–CHR3R 2-metylbut-1-in
CHR3
b. Tên thông thường
CH ≡ CH axetylen
<b>II. Tính chất hóa học </b>
<i><b> 1</b><b>. Phản ứng cộng </b></i>
a. Với HR2R
CRnRHR2n-2R + 2HR2R →
o
Ni,t
CRnRHR2n+2R
CRnRHR2n-2R + HR2R
3
→Pd/ PbCO
CRnRHR2nR
b. Với dung dịch Brom
CRnRHR2n-2R + BrR2R → CRnRHR2n-2RBrR2R
c. Với HR2RO
CH ≡ CH + HR2RO →
2+ o
Hg ,80 C
CHR3RCHO (anđehit axetic)
CH ≡ C–CHR3 R+ HR2RO →
2+ o
CHR3R–C–CHR3R<i> (sản phẩm chính) </i>
O (axeton)
d. Với HX: tương tự anken
<i><b> 2</b><b>. Phản ứng đime hóa và trime hóa </b></i>
2CH≡CH →t ,xt,Po CH≡C-CH=CHR2R (vinyl axetylen)
3CH≡CH →t ,xt,Po CR6RHR6R
<i><b> 3</b><b>. Phản ứng thế với AgNO</b></i>R<i><b>3</b></i>R<i><b>/NH</b></i>R<i><b>3</b></i>
CH≡CH + 2AgNOR3R + 2NHR3R → CAg≡CAg↓R vàngR + 2NHR4RNOR3
R R (Bạc axetylua)
<i> <b>Cách viết khác: CH≡CH + 2[Ag(NH</b></i>R<i><b>3</b></i>R<i><b>)</b></i>R<i><b>2</b></i>R<i><b>]OH </b></i>→ <i><b>CAg≡CAg↓</b></i>R<i><b> vàng</b></i>R<i><b> + 4NH</b></i>R<i><b>3</b></i>R<i><b> + 2H</b></i>R<i><b>2</b></i>R<i><b>O </b></i>
CH≡C-CHR3R + AgNOR3R + NHR3R → CAg≡C-CHR3R↓R vàngR + NHR4RNOR3R
- Khi cho bạc axetylua tác dụng với axit HCl ta sẽ thu lại được axetylen (phản ứng này dùng để tinh
chế axetylen)
CAg≡CAg + 2HCl → CH≡CH + 2AgCl↓
<i><b> 4</b><b>. Phản ứng oxi hóa </b></i>
- Oxi hóa khơng hồn tồn (làm mất màu thuốc tím)
3CH≡CH + 8KMnOR4R → 3KOOC-COOK + 8MnOR2R + 2KOH + 2HR2RO
- Oxi hóa hoàn toàn
CRnRHR2n-2R +
3n-1
2 O
R2R → nCOR2R + (n-1)HR2RO
U<i><b>Lưu ý</b></i>U: giống như ankađien nRankinR = nRCO
2R – n
RH
2O
R.
<b>III. Điều chế </b>
- Từ metan
2CHR4R
<i>o</i>
→1500 C
làm lạnh nhanh CH≡CH + 3HR2
- Thủy phân canxi cacbua
CaCR2R + 2HR2RO → Ca(OH)R2R + CR2RHR2R
<i><b> 2.1.3.8. </b><b>Hệ thống lí thuyết bài “Ankyl benzen” (Lưu trong CD) </b></i>
<i><b>2.1.3.9. </b><b>Hệ thống lí thuyết bài “Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon” </b></i>
<i><b> </b>(Lưu trong CD) </i>
<i><b>2.1.3.10. </b><b>Hệ thống lí thuyết bài “Ancol” </b></i>
<b>I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp </b>
<b> </b><i><b>1. Đồng đẳng </b></i>
- Ancol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon
no.
- Phân loại:
+ Dựa vào gốc hiđrocacbon: gồm 3 loại
• Ancol no.
• Ancol khơng no.
• Ancol thơm.
+ Dựa vào số lượng nhóm chức (nhóm –OH): gồm 2 loại
• Ancol đơn chức.
• Ancol đa chức.
+ Dựa vào bậc ancol (Bậc ancol bằng bậc nguyên tử cacbon liên kết với nhóm –OH)
• Ancol bậc I.
• Ancol bậc II.
• Ancol bậc III.
- CTTQ:
+ Ancol: CRxRHRyR(OH)RzR CRxRHRyRORzR
<i><b>2. Đồng phân </b></i>
- Ancol có đồng phân mạch cacbon, đồng phân vị trí nhóm chức và đồng phân nhóm chức.
- Phương pháp viết đồng phân: đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức tương tự như
dẫn xuất halogen.
Vd: Đồng phân của CR4RHR10RO
CH2 CH2 CH2 CH3
OH
CH3 CH CH2 CH3
OH
Butan-1-ol (ancol butylic) Butan-2-ol (ancol sec-butylic)
CH2 CH CH3
CH3
OH
CH3 C CH3
CH3
OH
2-metylpropan-1-ol (ancol isobutylic) 2-metylpropan-2-ol (ancol tert-butylic)
CH3 CH2 CH2 O CH3
CH3 CH2 O CH2 CH3
metylpropyl ete đietyl ete
CH2 CH O CH3
CH<sub>3</sub>
metylisopropyl ete
<i><b> 3. Danh pháp </b></i>
a. Tên thay thế
<b>- </b>Mạch chính là mạch cacbon dài nhất chứa nhiều nhánh nhất.
<b> - </b>Đánh số thứ tự ở đầu mạch gần nhóm –OH nhất.
<b> - </b><i><b>Quy tắc: Số chỉ vị trí-tên nhánh + tên mạch chính-số chỉ vị trí-ol. </b></i>
Vd: (Xem phần đồng phân).
b. Tên thông thường
<b> - </b><i><b>Quy tắc: Ancol + tên gốc hiđrocacbon + ic. </b></i>
Vd: (Xem phần đồng phân).
c. Tên thông thường của một số ancol thường gặp
CR2RHR5OH ancol etylic R CHR2R=CH-CHR2ROH ancol anlylic
CR6RHR5RCH2RROH ancol benzylic CHR3RCH(OH)CHR3R ancol isopropylic
CH<sub>2</sub> CH<sub>2</sub>
OH OH
etylen glicol
CH2 CH
OH
CH2
OH OH
glixerol
<i><b> 4. </b><b>Dạng khơng bền của ancol </b></i>
- Ancol có 2 dạng khơng bền
CH3 CH CH
OH
CH3 CH2 CH O
Vd2:
CH3 C CH2
OH
CH3 C CH3
O
+ Dạng 2: có 2 nhóm –OH gắn trên cùng một cacbon
Vd:
CH3 CH2 CH
O
OH
H
<b>II. Tính chất hóa học </b>
<i><b>1. Phản ứng thế H của nhóm –OH ancol </b></i>
a. Phản ứng chung của ancol (Phản ứng với Natri)
ROH + Na → RONa
R2R
U<i><b>Lưu ý:</b></i>U RONa trong nước sẽ bị thủy phân cho dung dịch bazơ. Như vậy ancol không cho phản ứng với
bazơ.
RONa + HR2RO → ROH + NaOH
b. Phản ứng riêng của glixerol
- Glixerol hòa tan được Cu(OH)R2Rtạo thành phức chất tan, màu xanh da trời.
- Phản ứng này được dùng để nhận biết glixerol và các poliancol có các nhóm –OH đính với những
ngun tử C cạnh nhau.
<i><b>2. Phản ứng với axit </b></i>
- Ancol tác dụng được với các axit mạnh như HX, HNOR3
<b> </b> ROH + HX → RX + HR2RO
Vd: CR2RHR5ROH + HBr → CR2RHR5RBr + HR2RO
ROH + HNOR3R → R-ONOR2R + HR2RO
Vd: CR2RHR5ROH + HNOR3R → CR2RHR5RONOR2R + HR2RO
<b> </b><i><b>3. Phản ứng tách nước </b></i>
a. Phản ứng tách nước từ hai phân tử ancol
<b> </b> R–OH + HO–R 2 4 ñaëc→
o
H SO
140 C <sub> </sub>R–O–R + HR2RO
U<i><b>Lưu ý:</b></i>U
- Số ete = n(n +1)
2 (với n là số ancol khác nhau trong hỗn hợp).
- ∑nRcác ancol phản ứng R = 2nReteR = 2nRH
2O
R.
b. Tách nước từ 1 ancol (đề hiđrat hóa)
CRnRHR2n+1ROH →
2 4 đặc
o
H SO
170 C CRnRHR2nR + HR2RO (đk: n ≥ 2)
Phản ứng tách nước từ 1 ancol tuân theo quy tắc Zai-xep.
Vd:
CH3 CH2 CH CH3
OH
H2SO4đặc
170oC CH3 CH CH CH3 + H2O
<i><b> </b></i>
CH2 OH
CH
CH2
OH
OH
CH2 O
CH
CH2
O
OH
H
CH2
O
CH
CH2
O
HO
H
Cu
<i><b> 4</b><b>. Phản ứng oxi hóa </b></i>
- Phản ứng oxi hóa khơng hồn tồn
CHR3R–CHR2R–CHR2R–OH + CuO →
o
t
CHR3R–CHR2R–CH=O + Cu + HR2RO
CH3 CH CH3
OH
CH3 C CH3
O
+ CuO + Cu + H2O
- Phản ứng oxi hóa hồn tồn
CRnRHR2n+2RO +
3n
2 O
R2R → nCOR2R + (n+1)HR2RO
<b>III. Điều chế </b>
<i><b> 1</b><b>. Điều chế etanol </b></i>
- Từ etylen
CHR2R=CHR2R + HR2RO →
+ o
H ,t
CHR3R–CHR2R–OH
- Lên men glucozơ
CR6RHR12ROR6R →
enzim <sub> 2C</sub>
R
2RHR5ROH + 2COR2R
- Hiđro hóa anđehit axetic
CHR3R-CH=O + HR2R →
o
Ni,t
CHR3RCHR2R–OH
<i><b> 2</b><b>. Điều chế metanol </b></i>
CHR4R + HR2RO
,
<sub>t xt</sub>o →
CO + 3HR2
CO + 2HR2R
3
400 ,200<i>o</i> <i><sub>atm</sub></i>
ZnO, CrO →
CHR3ROH
CHR4R + OR2R
200 ,100<i>o</i> <i>atm</i>
→Cu
2CHR3R-OH
<i><b> 2.1.3.11. </b><b>Hệ thống lí thuyết bài “Phenol” (Lưu trong CD) </b></i>
CH<sub>3</sub> CH<sub>2</sub> CH<sub>2</sub> CHO
<b>I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp </b>
<b> </b><i><b>1. Đồng đẳng </b></i>
- Anđehit là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacbanđehit (-CH=O) liên kết trực tiếp với
nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro.
- Xeton là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm C=O liên kết trực tiếp với 2 nguyên tử
cacbon.
- CTTQ:
+ Anđehit no, đơn chức, mạch hở: CRnRHR2n+1CHO (n ≥ 0) R CRnRHR2nRO (n ≥ 1)
+ Anđehit no, mạch hở: CRnRHR2n+2-xR(CHO)RxR CRnRHR2n+2-2xRORxR
+ Adehyt đơn chức: CRxRHRyRCHO (hoặc RCHO) CRxRHRyRO
+ Anđehit: CRxRHRyR(CHO)RzR CRxRHRyRORzR
<b> </b><i><b>2. Đồng phân </b></i>
- Anđehit và xeton là đồng phân nhóm chức của nhau, phần đồng phân mạch cacbon viết tương tự
như các dãy đồng đẳng hiđrocacbon đã học.
Vd: Đồng phân anđehit và xeton của CR4RHR8RO
CH<sub>3</sub> CH CHO
CH<sub>3</sub>
Butanal (anđehit butiric) 2-metylpropanal (anđehit isobutiric)
CH3 CH2 C CH3
O
butan-2-on (etylmetyl xeton)
<i><b> 3. Danh pháp </b></i>
a. Tên thay thế
- <i><b>Anđehit: Số chỉ vị trí–tên nhánh + tên mạch chính + an. </b></i>
- Xeton: <i><b>Số chỉ vị trí–tên nhánh + tên mạch chính–số chỉ vị trí–on. </b></i>
Vd: (Xem phần đồng phân).
b. Danh pháp thông thường
- Anđehit thường được gọi theo tên thơng thường. Tên thơng thường của anđehit có nguồn gốc từ
lịch sử.
Vd:
HCHO anđehit fomic CHR3RCHO anđehit axetic
CHR2R=CH-CHO anđehit acrylic CHR2R=C(CHR3R)-CHO anđehit metacrylic
CR6RHR5RCHO anđehit benzoic OHC-CHO anđehit oxalic
- <i><b>Xeton thường gọi theo tên gốc-chức: Tên gốc hiđrocacbon + xeton. </b></i>
Vd: (Xem phần đồng phân).
<b>II. Tính chất hóa học </b>
a. Với HR2R
R–CHO + HR2R →
o
Ni,t
R–CHR2ROH
R C R'
O
+ H2 Ni,t
o
R CH R'
OH
b. Với HCN
R CHO <sub>+ HCN</sub> R CH OH
CN
(xianohidrin)
R C R'
O
+ HCN Ni,t
o
R C R'
OH
CN
<b> </b><i><b>2. Phản ứng oxi hóa </b></i>
- Xeton khó bị oxi hóa, anđehit dễ bị oxi hóa, nó làm mất màu dung dịch brom, dd KMnOR4R, dd
AgNOR3R/NHR3R, phản ứng với Cu(OH)R2R/OHP
-P
. Trong phản ứng oxi hóa, H của nhóm cacbanđehit (-CH=O) bị
thay bằng nhóm –OH.
R C
H
O
+ [tác nhân oxi hóa] R C
OH
O
+ [sản phẩm oxi hóa]
- [tác nhân oxi hóa] thường là: dung dịch Brom; dung dịch AgNOR3R/NHR3R; Cu(OH)R2R/OHP
–
P
,tP
o
P
.
a. Với dung dịch Brom
R–CHO + BrR2R + HR2RO →
R–COOH + 2HBr
b. Với dung dịch AgNOR3R/NHR3R (Phản ứng tráng gương)
R–CHO + 2AgNOR3R + 3NHR3R →
R–COONHR4R + 2Ag↓ + 2NHR4RNOR3R
<i>Cách viết khác: R–CHO + 2[Ag(NH</i>R<i>3</i>R<i>)</i>R<i>2</i>R<i>]OH</i>→<i>R–COONH</i>R<i>4</i>R<i> + 2Ag↓+ 3NH</i>R<i>3</i>R<i> + H</i>R<i>2</i>R<i>O </i>
- Chỉ có anđehit fomic phản ứng với dung dịch AgNOR3R/NHR3Rdư cho 4Ag, còn các anđehit khác cứ 1
nhóm chức –CHO cho 2Ag. Do đó ta có cơng thức:
Số nhóm –CHO =
2
Ag
andehyt
n
n
c. Với Cu(OH)R2R/OHP
–
P
,tP
o
P
R–CHO + 2Cu(OH)R2R →
- o
OH ,t
R–COOH + CuR2RO↓R(đỏ gạch) R + 2HR2RO
d. Phản ứng cháy
CRnRHR2nRO +
3n-1
2 O
R
2R → nCOR2R + nHR2RO
<b>III. Điều chế </b>
+ Phản ứng oxi hóa khơng hồn tồn metan.
+ Phản ứng oxi hóa khơng hồn tồn ancol metylic.
- Điều chế CHR3RCHO
+ Phản ứng hiđrat hóa axetylen.
+ Phản ứng oxi hóa khơng hồn tồn ancol etylic.
<i><b> 2.1.3.13. </b><b>Hệ thống lí thuyết bài “Axit cacboxylic” </b></i>
<b>I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp </b>
<i><b> 1. </b><b>Đồng đẳng </b></i>
- Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl (-COOH) liên kết trực tiếp
với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro.
- Axit no, đơn chức, mạch hở: CRnRHR2n+1RCOOH (n ≥ 0) CRnRHR2nROR2R(n ≥ 1)
- Axit no, mạch hở: CRnRHR2n+2-xR(COOH)RxR CRnRHR2n+2-2xROR2xR
- Axit đơn chức: CRxRHRyRCOOH (hoặc RCOOH) CRxRHRyROR2
- Axit: CRxRHRyR(COOH)RzR CRxRHRyRORzR
- Phương pháp viết đồng phân axitcacboxylic tương tự như anđehit.
<i><b> 3. Danh pháp </b></i>
a. Tên thay thế
<b>- </b><i><b>Quy tắc: Số chỉ vị trí-tên nhánh + tên mạch chính + oic. </b></i>
b. Tên thơng thường
- Tên thơng thường của axit có nguồn gốc từ lịch sử.
- Tên thông thường của một số axit
HCOOH axit fomic CHR3RCOOH axit axetic
CHR2R=CH-COOH axit acrylic CHR2R=C(CHR3R)-COOH axit metacrylic
CR6RHR5RCOOH axit benzoic CR15RHR31RCOOH axit pantmitic
CR17RHR35RCOOH axit stearic CR17RHR33RCOOH axit oleic
HOOC-COOH axit oxalic HOOC-(CHR2R)R4R-COOH axit adipic
<b>II. Tính chất hóa học </b>
<i><b> 1. Tính axit </b></i>
a. Với kim loại
R–COOH + Na → R–COONa + 1
R2R
b. Với bazơ
R–COOH + NaOH →
R–COONa + HR2RO
c. Với muối
2R–COOH + NaR2RCOR3R →
+ Nhóm ankyl làm giảm tính axit.
+ Nhóm (halogen, -NHR2R, -OH, -CR6RHR5R…) làm tăng tính axit.
Vd: Các axitcacboxylic sau được xếp theo chiều tính axit tăng dần
CH3 CH
CH3
COOH < CH3CH2CH2COOH < HCOOH < C6H5COOH
CH3 COOH < CH2 COOH <
Br
CH2 COOH <
Cl
CH2 COOH
F
<i><b> 2</b><b>. Phản ứng este hóa </b></i>
<b> </b>
R C OH
O
+
H OR' H2SO4đặc R C R'
O
+ H2O
<b>III. Điều chế </b>
<b> </b><i><b>1. Trong phòng thí nghiệm </b></i>
- Oxi hóa hiđrocacbon, ancol…
CR6RHR5RCHR3R
4
o
2
KMnO
H O , t
→ CR6RHR5RCOOK
+
3
H O
→ CR6RHR5RCOOH
- Từ dẫn xuất halogen
R–X KCN→<sub> R–</sub>C≡N →H O ,t3 + o <sub> R–COOH </sub>
<i><b>2. Trong công nghiệp </b></i>
- Lên men giấm
CHR3R-CHR2R-OH + OR2R <sub>o</sub>
25-30 C
men giaám→
CHR3R-COOH + HR2RO
- Oxi hóa anđehit axetic
CHR3R-CH=O +
1
R2 R
o
xt,t
→ CHR3R-COOH
- Từ metanol
CHR3ROH + CO
o
xt,t
→ CHR3RCOOH
<b>2.2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 NHẰM NÂNG CAO </b>
<b>KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THPT TỈNH BẠC LIÊU </b>
<b>2.2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 </b>
<i><b> 2.2.1.1. </b><b>Đảm bảo tính chính xác, tính khoa học </b></i>
<i><b>2.2.1.2. </b><b>Đảm bảo tính hệ thống </b></i>
Để hệ thống bài tập phát huy tối đa tác dụng thì hệ thống bài tập cần phải có tính hệ thống và
tính đa dạng. Theo nguyên tắc này hệ thống bài tập được xây dựng từ dễ đến khó, ở mỗi dạng bài
tập đều có bài tập điển hình, bài tập tương tự. Các bài tập trong hệ thống cần phải có mối quan hệ
<i>Vd: Dạng bài tập viết đồng phân và gọi tên các đồng phân theo danh pháp thay thế, danh pháp </i>
<i>thơng thường có mối quan hệ hữu cơ với dạng bài tập viết công thức cấu tạo của chất hữu cơ ứng </i>
<i>với tên gọi cho trước. Dạng bài tập thứ nhất rèn luyện học sinh kĩ năng phân tích cấu tạo chất hữu </i>
cơ suy ra danh pháp chất hữu cơ đó, dạng bài tập thứ hai ngược lại từ tên gọi của chất hữu cơ cho
trước phân tích suy ra cơng thức cấu tạo. Kết hợp hai kĩ năng của hai dạng bài tập trên với tính chất
<i>hóa học của các dãy đồng đẳng hữu cơ chúng tơi có được dạng bài tập thứ ba đó là dạng bài tập </i>
<i>hồn thành chuỗi phản ứng. Từ kĩ năng viết phương trình phản ứng kết hợp với tính chất hóa học </i>
<i>đặc trưng của từng loại chất hữu cơ chúng tôi xây dựng dạng bài tập thứ tư bài tập nhận biết các </i>
<i>chất. </i>
<i><b>2.2</b><b>.1.3. Đảm bảo tính đa dạng </b></i>
Mỗi một bài tập chỉ rèn luyện được một hoặc một số kĩ năng, do đó ta cần phải đa dạng các bài
tập để giúp học sinh hình thành hệ thống kĩ năng toàn diện. Theo nguyên tắc này hệ thống bài tập
hóa học sẽ giúp học sinh rèn luyện được hầu hết các kĩ năng giải bài tập hóa học hữu cơ ở 3 mức độ
nhận thức: hiểu, biết, vận dụng. Bên cạnh đó hệ thống bài tập còn rèn luyện cho học sinh các thao
tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa, trừu tượng hóa…Dựa trên
định hướng đó chúng tơi xây dựng những dạng bài tập cụ thể như sau:
- Bài tập viết công thức cấu tạo các đồng phân.
- Bài tập gọi tên theo danh pháp thay thế và danh pháp thông thường.
- Bài tập hoàn thành phản ứng.
- Bài tập nhận biết.
- Bài tập điều chế chất hữu cơ từ hợp chất đơn giản.
- Bài tập tìm cơng thức phân tử của các chất.
- Bài tập xác định công thức cấu tạo của các chất.
- Bài tập tính tốn đơn giản.
<i><b> 2.2.1.4. </b><b>Đảm bảo tính vừa sức </b></i>
Bài tập vừa sức với học sinh sẽ giúp học sinh tăng lịng tự tin, kích thích học sinh tìm hiểu
kiến thức để giải quyết thêm nhiều bài tập. Đặc biệt là đối với các học sinh có học lực trung bình
khá như học sinh THPT tỉnh Bạc Liêu nói riêng và học sinh đồng bằng sơng Cửu Long nói chung.
Theo định hướng của nguyên tắc này cần xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với mức độ nhận thức
của học sinh. Các bài tập chỉ nên rèn luyện một kĩ năng chính, khi học sinh giải quyết tốt những kĩ
năng đó thì mới tiến hành hướng dẫn bài tập tổng hợp nhiều kĩ năng.
Vd: Có 3 bài tập rèn luyện phương pháp lập cơng thức phân tử như sau
1. <i>Đốt cháy hoàn toàn 0,3 gam chất hữu cơ X thu được 0,44 gam khí CO</i>R<i>2</i>R<i>và 0,18 gam nước. </i>
<i>Hóa hơi hồn tồn 0,3 gam chất hữu cơ X thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,16 gam </i>
<i>khí oxi (đo ở cùng điều kiện). Lập công thức phân tử của X. </i>
2. <i>Đốt cháy hoàn toàn 12 gam chất hữu cơ X thu được 8,96 lit khí CO</i>R<i>2</i>R <i>và 7,2 gam nước. Tỉ </i>
<i>khối hơi của X so với H</i>R<i>2</i>R<i>là 30. Lập công thức phân tử của X. </i>
3. <i>Đốt cháy hoàn toàn một chất hữu cơ X thu được 8,96 lit khí CO</i>R<i>2</i>R<i>và 7,2 gam nước. Tỉ khối </i>
<i>hơi của X so với H</i>R<i>2</i>R<i>là 44. Lập công thức phân tử của X. </i>
Khi lựa chọn các bài tập này vào hệ thống bài tập thì chúng tơi chọn bài 1 và bài 2 không lựa
chọn bài số 3. Mặc dù bài 1 có vẻ rườm rà rắc rối hơn bài 3 tuy nhiên bài 1 và bài 2 đều cho đầy đủ
các dữ kiện đó là mRXR, nRCO
2R, n
RH
2O
R
, MRXR. Do đó bài 1 và bài 2 có thể giải theo các phương pháp lập
cơng thức phân tử đã trình bày trong hệ thống lí thuyết. Riêng bài tập 3 do cho thiếu 1 dữ kiện mRXR
nên để giải bài tập này phải dùng phương pháp biện luận. Do đó bài tập này khơng phù hợp với mức
độ
nhận thức của học sinh trung bình khá.
<i><b>2.2.1.5. Có các bài </b><b>tập điển hình cho các dạng bài tập </b></i>
Để giúp học sinh định hướng phương pháp giải một dạng bài tập nào đó cần phải có những bài
tập điển hình. Đây là những bài tập mẫu mà giáo viên có thể hướng dẫn giải chi tiết từ đó học sinh
sẽ vận dụng vào giải quyết các bài tập tương tự. Từ định hướng của nguyên tắc chúng tôi tiến hành
xây dựng hệ thống bài tập đa dạng và rèn luyện nhiều kĩ năng. Ở mỗi kĩ năng đều có bài tập điển
hình được đánh dấu , các bài tập tương tự được in thường và các bài tập tham khảo được đánh dấu
♦.
Vd: Để rèn luyện kĩ năng lập công thức phân tử cho học sinh giáo viên cần rèn luyện theo 3 phương
pháp chính
- Lập cơng thức phân tử qua cơng thức đơn giản nhất.
Để học sinh hiểu rõ phương pháp lập công thức phân tử qua công thức đơn giản nhất giáo
viên sử dụng bài tập điển hình sau:
<i>Hợp chất X có phần trăm khối lượng C,H,O lần lượt là 54,54%, 9,1%, 36,36%. Khối lượng </i>
<i>phân tử của X là 88(u). Lập công thức đơn giản nhất và công thức phân tử của X. </i>
Dựa vào lí thuyết lập cơng thức phân tử học sinh sẽ dễ dàng lập được công thức phân tử của X
Gọi công thức đơn giản nhất của X là CRxRHRyRORzR
%C %H %O 54,54 9,1 36,36
x : y : z = : : = : : = 2 : 4 : 1
12 1 16 12 1 16
Vậy công thức đơn giản nhất của X là CR2RHR4RO
⇒ Cơng thức phân tử của X có dạng (CR2RHR4RO)RnR
X
M = (12 2 + 4 + 16) n = 88 × × ⇒ n = 2
Vậy công thức phân tử của X là CR4RHR8ROR2R.
Khi học sinh hiểu được bài tập trên giáo viên sẽ sử dụng bài tập tương tự
<i>Chất hữu cơ X được tạo thành từ 4 nguyên tố C, H, O và N có phần trăm khối lượng lần lượt </i>
<i>là 40,45%, 7,86%, 35,96% cịn lại là Nitơ. Lập cơng thức đơn giản nhất và công thức phân tử của </i>
<i>X. Biết tỉ khối hơi của X so với H</i>R<i>2</i>R<i><b> là 44,5. </b></i>
Giáo viên phân tích: Bài tập này khác với bài tập trên những điểm nào
- Có đến 4 nguyên tố C, H, O, N, trong đó % nguyên tố N chưa biết.
- Chưa có phân tử khối của X.
Dựa trên những định hướng đó giáo viên gợi ý cho học sinh
- Xác định % nguyên tố N: %N = 100% - (%C + %H + %O).
- Xác định phân tử khối X: MRXR = DRX/H
2R.M
RH
2 R.
Tương tự như bài trên sẽ giải ra được công thức đơn giản nhất và công thức phân tử của X.
Khi học sinh nắm được phương pháp giải của các bài tập điển hình thì học sinh sẽ giải quyết
được các bài tập tương tự.
<i><b>2.2.1.6. Giú</b><b>p học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức </b></i>
Nếu lí thuyết giúp cung cấp cho học sinh kiến thức một cách hệ thống tổng quát thì bài tập
giúp học sinh cụ thể hóa kiến thức, làm cho học sinh hiểu rõ hơn nội dung kiến thức mà giáo viên
cần truyền đạt. Mỗi bài tập hóa học ứng với một mảng kiến thức nhất định, do đó việc giải quyết các
bài tập này sẽ giúp học sinh khắc sâu mảng kiến thức đó.
Vd1: Khi dạy xong phần đồng đẳng, đồng phân, danh pháp bài ankan giáo viên có thể sử dụng bài
<i>Một ankan có tỉ khối hơi so với H</i>R<i>2 </i>R<i>là 36. </i>
<i>b. </i> <i>Viết các đồng phân của ankan trên và gọi tên các đồng phân đó. </i>
Bài tập trên giúp học sinh củng cố 3 nội dung kiến thức:
- Thứ nhất: Củng cố được công thức tổng quát của ankan (CRnRHR2n+2R).
- Thứ hai: Củng cố được phương pháp viết đồng phân của ankan.
- Thứ ba: Củng cố được phương pháp gọi tên các đồng phân.
Vd2: Khi dạy xong tính chất hóa học và điều chế của ankan giáo viên có thể sử dụng bài tập hồn
thành chuỗi phản ứng kết hợp với bài tập xác định sản phẩm thế để củng cố
<i>1. Hoàn thành chuỗi phản ứng </i>
<i> CH</i>R<i>3</i>R<i>COONa </i> <i>clorofom </i>
<i>Al</i>R<i>4</i>R<i>C</i>R<i>3</i>R<i> </i> <i> CH</i>R<i>4</i>R<i> </i> <i>HCHO </i>
<i>C</i>R<i>4</i>R<i>H</i>R<i>10</i>R<i> </i> <i>CO</i>R<i>2</i>R<i> </i>
<i>2. Cho iso-pentan tác dụng với Br</i>R<i>2</i>R<i>theo tỉ lệ số mol 1 : 1. </i>
<i>a. Xác định số sản phẩm monobrom tối đa thu được. Sản phẩm nào là sản phẩm chính. </i>
<i>b. Viết PTHH tạo các sản phẩm monobrom tương ứng đó. </i>
Bài tập thứ nhất củng cố được phương pháp điều chế metan, tính chất hóa học của metan. Bài
<b>2.2.2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11. </b>
<i><b> 2.2</b><b>.2.1. Bước 1: Xác định mục đích của hệ thống bài tập </b></i>
Mục đích là xây dựng hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm nâng cao kết quả học tập
cho học sinh tỉnh Bạc Liêu
<i><b> 2.2</b><b>.2.2. Bước 2: Xác định nội dung hệ thống bài tập </b></i>
Nội dung của hệ thống bài tập phải bao qt được kiến thức của chương trình hóa học hữu cơ
lớp 11. Để đạt được mục tiêu nâng cao kết quả học tập mơn hóa học hữu cơ lớp 11 cần phải trả lời
được các câu hỏi sau
- Bài tập đó giải quyết vấn đề gì?
- Bài tập đó nằm ở vị trí nào trong bài học?
- Bài tập đó có mục đích gì? (nêu vấn đề cho bài mới, kiểm tra kiến thức của học sinh, hay
củng cố kiến thức đã học).
- Loại bài tập đó là gì (định tính, định lượng hay thí nghiệm)?
- Có liên hệ với những kiến thức cũ và mới không?
<i><b> 2.2</b><b>.2.3. Bước 3: Xác định loại bài tập, các kiểu bài tập </b></i>
Đối với phần hóa học hữu cơ, ta có thể chia thành các loại bài tập dưới 2 hình thức:
- Bài tập định tính.
- Bài tập định lượng.
Ứng với từng loại bài tập ta có thể chia làm 2 hình thức: Bài tập trắc nghiệm tự luận và bài tập
trắc nghiệm khách quan.
Sau khi đã xác định được loại bài tập, tiếp tục đi sâu hơn xác định nội dung của mỗi loại.
Dấu hiệu đặc trưng của bài tập định tính là trong đề bài khơng u cầu phải tính tốn trong q
trình giải và phải yêu cầu xác lập được những mối quan hệ nhất định giữa các kiến thức và các kĩ
năng. Trong phần hóa học hữu cơ lớp 11 chúng tôi chia thành các kiểu bài tập sau:
- Kiểu 1: Bài tập viết công thức cấu tạo các đồng phân.
- Kiểu 2: Bài tập gọi tên các đồng phân ứng với công thức cấu tạo và ngược lại viết công
thức cấu tạo ứng với tên của một chất hữu cơ.
- Kiểu 3: Bài tập viết chuỗi phản ứng hóa học.
- Kiểu 4: Bài tập hoàn thành phản ứng.
- Kiểu 5: Bài tập phân biệt các chất hữu cơ.
- Kiểu 6: Bài tập điều chế các chất hữu cơ từ các hợp chất đơn giản.
- Kiểu 7: Bài tập dựa vào cấu tạo dự đốn tính chất hóa học của chất hữu cơ đó.
- Kiểu 8: Từ các tính chất hóa học dự đốn cơng thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ ứng
với công thức phân tử cụ thể.
Dấu hiệu của các bài tập định lượng là trong đề bài phải có những giá trị dùng để tính tốn
trong q trình giải. Trong phần hóa học hữu cơ lớp 11 chúng tơi chia thành các kiểu bài tập sau:
- Kiểu 1: Bài tập lập CTPT của các hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần phần trăm của các
nguyên tố.
- Kiểu 2: Bài tập lập CTPT của các hợp chất hữu cơ dựa vào phương trình phản ứng.
- Kiểu 3: Bài tập lập CTPT của 2 hay nhiều hợp chất hữu cơ dựa vào phương pháp gọi CTPT
trung bình.
- Kiểu 4: Bài tập hỗn hợp.
<i><b> 2.2</b><b>.2.4. Bước 4: Thu thập thông tin để soạn hệ thống bài tập </b></i>
Gồm các bước cụ thể sau:
- Thu thập các sách bài tập, các tài liệu liên quan đến hệ thống bài tập cần xây dựng.
- Tham khảo sách, báo, tạp chí… có liên quan.
- Tìm hiểu nghiên cứu những loại bài tập nào thường nằm trong cấu trúc của đề kiểm tra, đề
thi học kì.
<i><b> 2.2</b><b>.2.5. Bước 5: Tiến hành soạn thảo bài tập </b></i>
Để tiến hành soạn thảo bài tập ta có thể thực hiện theo các bước sau:
- Soạn từng bài tập:
+ Bổ sung thêm các dạng bài tập còn thiếu hoặc những nội dung trong sách giáo khoa
chưa có bài tập.
+ Chỉnh sửa các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập không phù hợp như q
khó, q nặng nề, chưa chính xác.
- Xây dựng các phương pháp giải quyết bài tập.
- Sắp xếp các bài tập thành các loại như đã xác định theo trình tự:
+ Từ dễ đến khó theo các mức độ nhận thức của học sinh.
+ Từ lí thuyết đến thực hành.
+ Từ tái hiện đến sáng tạo…
<i><b> 2.2</b><b>.2.6. Bước 6: Tham khảo, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp </b></i>
Ở mỗi chương, mỗi loại hợp chất hữu cơ cụ thể ta có thể tham khảo và trao đổi với đồng
nghiệp về hệ thống bài tập. Sự trao đổi và tham khảo ý kiến của đồng nghiệp sẽ góp phần nâng cao
chất lượng của hệ thống bài tập. Ta có thể tiến hành tham khảo và trao đổi ý kiến của đồng nghiệp
theo các bước sau:
- Cho đồng nghiệp xem hệ thống bài tập.
- Nhờ đồng nghiệp nhận xét đánh giá.
- Tiếp thu ý kiến, xem xét ý kiến.
<i><b> 2.2</b><b>.2.7. Bước 7: Chỉnh sửa và bổ sung </b></i>
Sau khi tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp ta tiến hành chỉnh sửa và bổ sung nhằm hoàn thiện
hệ thống bài tập. Xem xét và loại bỏ những bài tập chưa đạt yêu cầu, chỉnh lí và bổ sung những bài
tập cịn thiếu và tiến hành hoàn thành hệ thống bài tập.
<b>2.2.3. Hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 </b>
Hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 được xây dựng theo bảng sau
<i>Bảng 2.2. Tổng quan hệ thống bài tập hóa học hữu cơ lớp 11 </i>
<b>Hệ thống </b>
<b>bài tập </b> <b>Các kĩ năng cần rèn luyện </b> <sub>Từ câu </sub><b>Tự luận </b><sub>Tổng </sub> <sub>Từ câu </sub><b>Trắc nghiệm </b><sub>Tổng </sub> <b>Tổng </b>
Lập CTPT
- Xác định phần trăm khối
lượng các nguyên tố. 1 – 5
20
1 – 2
20 40
- Lập CTPT qua công thức
đơn giản nhất.
- Lập CTPT không qua công
thức đơn giản nhất.
- Lập CTPT qua phản ứng
cháy. 10 – 20 7 – 20
Ankan
- Viết đồng phân ankan.
- Gọi tên các đồng phân.
- Xác định CTCT đúng của
ankan.
- Ơn tập tính chất hóa học
của ankan.
1 – 8
35
1 – 14
35 70
- Lập CTPT của một ankan 9 – 12 15 – 18
- Lập CTPT của nhiều
ankan đồng đẳng liên tiếp. 13 – 18 19 – 24
- Bài tập hỗn hợp. 19 – 35 25 – 35
Anken
- Viết đồng phân anken.
- Gọi tên các đồng phân.
- Ơn tập tính chất hóa học
của anken.
- Phân biệt anken với ankan.
1 – 5
35
1 – 10
35 70
- Lập CTPT của anken. 6 – 10 11 – 15
- Xác định CTCT của anken. 11 – 17 16 – 21
- Bài tập hỗn hợp. 18 – 35 22 – 35
Ankađien
- Viết đồng phân ankađien.
- Gọi tên các đồng phân.
- Ôn tập tính chất hóa học
của ankađien.
1 – 5
20
1 – 10
20 40
- Lập CTPT của ankađien. 6 – 10 11 – 15
- Bài tập hỗn hợp. 11 – 20 16 – 20
Ankin
- Viết đồng phân ankin.
- Gọi tên các đồng phân.
- Ơn tập tính chất hóa học
của ankin.
- Nhận biết ankin có nối ba
ở đầu mạch.
1 – 5
35
1 – 10
35 70
- Lập CTPT của ankin.
- Xác định CTCT đúng của
ankin
6 – 25 11 – 15
- Bài tập hỗn hợp. 25 – 35 16 – 35
Ankyl
benzen
- Viết đồng phân ankyl
benzen.
- Gọi tên các đồng phân.
- Ơn tập tính chất hóa học
của ankyl benzen.
- Phân biệt benzen, toluen,
stiren.
1 – 5
25
1 – 20
35 60
- Lập CTPT của ankyl
benzen. 6 – 10 21 – 24
- Bài tập hỗn hợp. 11 – 25 25 – 35
Tổng hợp
phần
hiđrocacbon
- Ôn tập tính chất hóa học
tồn chương hiđrocacbon. 1 – 4
50 50 100
- Lập CTPT của hiđrocacbon 5 – 20 1 – 10
- Xác định CTCT đúng của
hiđrocacbon. 21 – 25 11 – 20
Dẫn xuất
halogen
- Viết đồng phân dẫn xuất
halogen.
- Gọi tên các đồng phân.
- Ơn tập tính chất hóa học
và điều chế của dẫn xuất
halogen.
1 – 6
20
1 - 7
20 40
- Xác định CTCT đúng của
dẫn xuất halogen. 7 – 10 8 – 17
- Lập CTPT của dẫn xuất
halogen. 11 – 15 18 – 20
Bài tập hỗn hợp. 16 – 20
Ancol
- Viết đồng phân cấu tạo của
các ancol.
- Gọi tên các đồng phân.
- Ôn tập tính chất hóa học
và điều chế của ancol.
1 – 10
40
1 – 15
40 80
- Lập CTPT của ancol. 11 – 20 16 – 22
- Xác định CTCT đúng của
ancol. 21 – 30 23 – 29
Bài tập hỗn hợp. 31 – 40 30 – 40
Anđhehit
Xeton
- Viết đồng phân cấu tạo của
các anđehit.
- Gọi tên các đồng phân.
- Ơn tập tính chất hóa học
và điều chế của anđehit.
1 – 8
35
1 – 10
35 70
- Lập CTPT của anđehit. 9 – 25 11 – 20
- Xác định CTCT đúng của
anđehit. 26 – 29 21 – 30
Bài tập hỗn hợp. 30 – 35 31 – 35
Axit
cacboxylic
- Viết đồng phân cấu tạo của
các axit.
- Gọi tên các đồng phân.
- Ơn tập tính chất hóa học
và điều chế của axit.
1 – 8
40
1 – 15
40 80
- Lập CTPT của axit. 9 – 16 16 – 20
- Xác định CTCT đúng của
axit. 17 – 20 21 – 30
Bài tập hỗn hợp. 21 – 40 31 – 40
Tổng hợp
phần dẫn
xuất
hiđrocacbon
- Viết đồng phân cấu tạo của
dẫn xuất hiđrocacbon.
1 – 10
50
1 – 5
80 130
- Lập CTPT. 11 – 15 6 – 35
- Xác định CTCT đúng. 16 – 30 35 – 50
- Bài tập hỗn hợp. 31 – 50 50 – 80
405 445 850
Số lượng bài tập nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ quan trọng của bài và kĩ năng cần rèn
luyện. Ở mỗi dạng bài đều có bài tập điển hình, bài tập tương tự và bài tập tham khảo.
- Bài tập tương tự được viết bình thường.
- Bài tập tham khảo được đánh dấu ♦.
<i><b> 2.2</b><b>.3.1. Hệ thống bài tập lập công thức phân tử (Lưu trong CD) </b></i>
<b>I. Bài tập tự luận </b>
<b>Câu 1. </b>Viết công thức cấu tạo các đồng phân ankan ứng với công thức phân tử CR4RHR10R, CR5RHR12R và CR6RHR14R. Gọi
<b>Câu 2. </b>Viết CTCT của các ankan có tên sau:
a. pentan, 2-metylbutan, isobutan và 2,2-đimetylbutan.
b. iso-pentan, neo-pentan, 3-etylpentan, 2,3-đimetylpentan.
<b>Câu 3. </b>Gọi tên các chất sau theo danh pháp thay thế.
a. CHR3R-CHR2R-CHR2R-CHR2R-CH(CHR3R)-CHR3R . b. CHR3R-CHR2R-CH(CR2RHR5R)-CHR2R-CHR3R.
c. CHR3R-CHR2R-C(CHR3R)R2R-CHR3R. d. CHR3R-CH(CR2RHR5R)-CHR2R-CH(CHR3R)-CHR3R.
<b>Câu 4. </b>Hoàn thành chuỗi phản ứng sau
CHR3RCOONa clorofom
AlR4RCR3R CHR4R HCHO
CR4RHR10R COR2R
<b>Câu 5. Cho iso-</b>pentan tác dụng với ClR2R(askt) theo tỉ lệ số mol 1 : 1.
a. Xác định số sản phẩm monoclo tối đa thu được.
b. Viết PTHH tạo các sản phẩm monoclo tương ứng đó.
<b>Câu 6. Khi clo hóa C</b>R5RHR12Rvới tỉ lệ mol 1:1 thu được một sản phẩm thế monoclo duy nhất.
a. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên của ankan đó theo danh pháp thay thế.
b. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
<b>Câu 7. </b>Khi clo hóa một ankan có cơng thức phân tử CR6RHR14R, người ta chỉ thu được 2 sản phẩm thế monoclo.
a. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên của ankan đó theo danh pháp thay thế.
b. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
<b>Câu 8. Ankan X </b>mạch khơng nhánh có công thức đơn giản nhất là CR2RHR5R.
a. Lập công thức phân tử X, viết công thức cấu tạo và gọi tên X theo danh pháp thay thế.
b. Viết phương trình phản ứng của X với Clo khi chiếu sáng (tỉ lệ 1:1), chỉ rỏ sản phẩm chính.
<b>Câu 9. </b>Khi đốt cháy hoàn toàn 3.6 gam ankan X thu được 5.6 lít COR2R(đktc). Lập cơng thức phân tử của
<i><b>X. </b></i>
<b>Câu 10. </b>Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 8,96 lít khí COR2R(đktc) và 9 gam nước. Lập công
thức phân tử của X.
<b>Câu 11. </b>Khi đốt cháy hồn tồn một ankan X thì thể tích Oxi phản ứng bằng 5/3 lần thể tích của khí COR2R
sinh ra trong cùng điều kiện. Lập cơng thức phân tử của ankan X.
<b>Câu 12. </b>Một ankan có thành phần % các nguyên tố: %C = 84,21; %H = 15,79. Tỉ khối hơi của ankan đối
với khơng khí là 3,93. Lập cơng thức phân tử của ankan.
<b>Câu 13. </b>Một hỗn hợp hai ankan kế tiếp có khối lượng 24,8 gam có thể tích tương ứng là 11,2 lít (ở đktc).
<i><b>Lập cơng thức phân tử của hai ankan. </b></i>
<b>Câu 15. </b>Hỗn hợp (X) gồm 2 ankan A, B liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có d<sub>X/ He</sub> = 16, 6 .
a. Lập công thức phân tử của A, B
b. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của A và B trong hỗn hợp ban đầu.
<b>Câu 16. </b>Hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon A và B là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy X với 64 gam OR2R(dư) rồi
o
P
C và 0,4 atm. Lập công thức phân tử của A và B.
<b>Câu 17. </b>Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch
Ba(OH)R2Rdư tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung
dịch Ba(OH)R2R ban đầu. Lập công thức phân tử của X.
<b>Câu 18. </b>Khi crackinh hồn tồn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở
cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với HR2Rbằng 12. Lập công thức phân tử của X.
<b>Câu 19. </b>Đốt cháy hồn tồn 4,48 lít CR3RHR8R(đktc) thu được V lít COR2R<i><b>(đktc) và m gam nước. Tính m và V. </b></i>
<b>Câu 20. </b>Đốt cháy hồn tồn V lít khí CR4RHR10R (đktc). Toàn bộ sản phẩm cháy sục vào dung dịch nước vôi
trong dư thu được 40 gam kết tủa. Tính V.
<b>Câu 21. </b>Đốt cháy hồn tồn 2,24 lít ankan X (đktc) cần 11,2 lít OR2R(đktc).
a. Lập cơng thức phân tử của X.
b. Tính khối lượng COR2Rvà nước sinh ra.
<b>Câu 22. </b>Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít ankan X (đktc) thu được 6,72 lít khí COR2R(đktc) và m gam nước.
a. Tính m.
b. Lập công thức phân tử của X.
<b>Câu 23. </b>Khi đốt cháy hồn tồn 7,84 lít hỗn hợp khí gồm CHR4R, CR2RHR6R, CR3RHR8R (đktc) thu được 16,8 lít khí
COR2R(đktc) và m gam HR2RO. Xác định giá trị của m.
<b>Câu 24. </b>Đốt cháy hoàn toàn m g hỗn hợp gồm CHR4R, CR2RHR6R và C4RRHR10Rthu được 3,3g COR2R và 4,5 g HR2RO. Xác
định giá trị của m.
<b>Câu 25. </b>Đốt cháy hồn tồn 3,36 lít hỗn hợp A gồm khí metan và etan thu được 4,48 lít khí COR2R (đktc).
<i><b>Tính thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp A. </b></i>
<b>Câu 26. </b>Đốt cháy hồn toàn 19,2g hỗn hợp 2 ankan là đồng đẳng liên tiếp thu được 29,12 lit COR2R(ở đktc)
và m gam nước.
a. Lập công thức phân tử của 2 ankan trên.
b. Tính m và thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi ankan trong hỗn hợp ban đầu.
<b>Câu 27. </b>Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp gồm CR2RHR6R và CR3RHR8R( đktc) rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình
1 đựng dung dịch HR2RSOR4Rđặc, bình 2 đựng dung dịch nước vơi trong có dư thấy khối lượng bình 1 tăng m g,
bình 2 tăng 22 g.
a. Xác định giá trị của m.
b. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
<b>Câu 28. </b>Đốt cháy hồn tồn 11,2 lít hỗn hợp propan và butan (đktc) rồi cho tất cả sản phẩm cháy thu được
a. Tính thành phần phần trăm theo số mol của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
<b>Câu 29. </b>Khi tiến hành craking 22,4 lít khí CR4RHR10R(đktc) thu được hỗn hợp A gồm CHR4R, CR2RHR6R, CR2RHR4R, CR3RHR6R,
CR4RHR8R, HR2R và CR4RHR10Rdư. Đốt cháy hoàn toàn A thu được x gam COR2R và y gam HR2RO. Xác định giá trị của x và
y.
<b>Câu 30. </b>Đốt cháy hoàn toàn 3,6 g một ankan A thu được 11g COR2Rvà 5,4g nước. Khi clo hóa A theo tỉ lệ
mol 1:1 tạo thành dẫn xuất monoclo duy nhất. Lập công thức phân tử và xác định công thức cấu tạo đúng
<i><b>của A. </b></i>
<b>Câu 31. </b>Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol COR2R và 0,132 mol HR2RO. Khi X tác dụng
với khí clo (theo tỉ lệ số mol 1:1) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Xác định tên gọi của X.
<b>Câu 32. </b>Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol ankan (X). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình Ca(OH)R2Rdư người ta
thu được 4 gam kết tủa.
a. Tìm cơng thức phân tử của Ankan (X).
b. Y là đồng đẳng liên tiếp của X. Y tác dụng với clo (askt) theo tỉ lệ mol 1:1. Người ta thu được 4
sản phẩm. Hãy xác định CTCT đúng của (Y).
<b>♦Câu 33. </b>Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết δ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba
trong một phân tử. Đốt cháy hồn tồn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích COR2R (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp
suất). Cho X tác dụng với ClR2R(theo tỉ lệ số mol 1:1).
a. Xác định số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra.
b. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
<b>Câu 34. </b>Một hỗn hợp gồm 2 ankan X và Y là đồng đẳng kế tiếp nhau có khối lượng 10,2 gam. Đốt cháy
hoàn toàn hỗn hợp cần 36,8 gam OR2R.
a. Tính khối lượng COR2R và HR2RO tạo thành.
b. Tìm CTPT của 2 ankan.
<b>Câu 35. </b>Đốt cháy hồn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẵng cần dùng
6.16 lít OR2R(đkc) và thu được 3.36 lít COR2R(đkc). Tính giá trị của m.
<b>II. Bài tập trắc nghiệm </b>
<b>Câu 1. Thành ph</b>ần chính của “khí thiên nhiên” là
<b>A. metan. B. etan. C. propan. D. n-butan. </b>
<b>Câu 2. C</b>R5RHR12R có bao nhiêu đồng phân cấu tạo?
<b>A. 3. </b> <b>B. 4. </b> <b>C. 5. </b> <b>D. 6. </b>
<b>Câu 3. C</b>R6RHR14R có bao nhiêu đồng phân cấu tạo?
<b>A. 3. </b> <b>B. 4. </b> <b>C. 5. </b> <b>D. 6. </b>
<b>Câu 4. Công </b>thức đơn giản nhất của hiđrocacbon A là CRnRHR2n+1R. A thuộc dãy đồng đẳng nào?
<b>A. ankan. </b> <b>B. không </b>đủ dữ kiện để xác định.
<b>A. Ph</b>ản ứng tách. <b>B. Ph</b>ản ứng thế.
<b>C. Ph</b>ản ứng cộng. <b>D. </b>Phản ứng thế và phản ứng cộng.
<b>Câu 6. Cho isopentan tác </b>dụng với ClR2R theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được
<i><b>là </b></i>
<b>A. 2. </b> <b>B. 3. </b> <b>C. 5. </b> <b>D. 4. </b>
<b>Câu 7. Khi cho 2-metylbutan tác </b>dụng với BrR2R theo tỉ lệ mol 1:1 thì tạo ra sản phẩm chính là
<b>A. 1-brom-2-metylbutan. </b> <b>B. 2-brom-2-metylbutan. </b>
<b>C. 2-brom-3-metylbutan. </b> <b>D. 1-brom-3-metylbutan. </b>
<b>Câu 8. Khi clo hóa C</b>R5RHR12R với tỉ lệ mol 1:1 thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp thay thế của
ankan đó là
<b>A. 2,2-</b>đimetylpropan. <b>B. 2-metylbutan. </b>
<b>C. pentan. </b> <b>D. 2-</b>đimetylpropan.
<b>Câu 9. Khi clo hóa </b>một ankan có công thức phân tử CR6RHR14R, người ta chỉ thu được 2 sản phẩm thế
monoclo. Danh pháp thay thế của ankan đó là
<b>A. 2,2-</b>đimetylbutan. <b>B. 2-metylpentan. </b>
<b>C. n-hexan. </b> <b>D. 2,3-</b>đimetylbutan.
<b>Câu 10. </b>Chất hữu cơ nào sau đây khi thực hiện phản ứng thế với clo thu được một dẫn xuất monoclo duy
nhất?
<b>A. 2-metyl propan. B. etan. </b>
<b>C. 3,3-đimetyl butan. D. 2,3-đimetyl pentan. </b>
<b>Câu 11. Khi </b>đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được
số mol HR2RO lớn hơn số mol COR2R thì cơng thức phân tử chung của dãy là
<b>A. C</b>RnRHRnR(n ≥ 2). <b>B. C</b>RnRHR2n+2R (n ≥ 1).
<b>C. C</b>RnRHR2n-2R(n≥ 2). <b>D. C</b>RnRHR2nR(n ≥ 2).
<b>Câu 12. </b>Khi đốt cháy ankan tỉ lệ số mol HR2RO/COR2Rbiến đổi như thế nào?
<b>A. t</b>ăng từ 2 đến +∞. <b>B. gi</b>ảm từ 2 đến 1.
<b>C. t</b>ăng từ 1 đến 2. <b>D. gi</b>ảm từ 1 đến 0.
<b>Câu 13. </b>Đốt cháy một ankan thu được x mol COR2R và y mol HR2RO. Số mol của ankan có giá trị là
<b>A. x + y. </b> <b>B. x - y. </b>
<b>C. y - x. </b> <b>D. x </b>× y.
<b>Câu 14. </b>Khi đốt cháy một hiđrocacbon no thu được số mol COR2R bằng số mol HR2RO thì cơng thức phân tử
chung của dãy là
<b>A. C</b>RnRHR2nR(n ≥ 2). <b>B. C</b>RnRHR2n+2R (n ≥ 1).
<b>C. C</b>RnRHR2n-2R(n≥ 2). <b>D. C</b>RnRHR2nR(n ≥ 3).
<b>Câu 15. </b>Một ankan A có chứa 81,81% khối lượng cacbon trong phân tử. Công thức phân tử của A là
<b>Câu 16. Khi clo hóa metan thu </b>được một sản phẩm thế chứa 89,12% clo về khối lượng. Công thức của sản
phẩm là
<b>A. CH</b>R3RCl. <b>B. CH</b>R2RClR2R. <b>C. CHCl</b>R3R. <b>D. CCl</b>R4R.
<b>Câu 17. Một ankan A có chứa 81,81% khối lượng cacbon trong phân tử. Mặt khác khi clo hóa A thì </b>
thu được 2 dẫn xuất monoclo. Danh pháp thay thế của A là
<b>A. 3-metylpentan. </b> <b>B. 2,3-đimetylbutan. C. 2-metylpropan. </b> <b>D. butan. </b>
<b>Câu 18. Ankan Y ph</b>ản ứng với brom tạo ra 2 dẫn xuất monobrom có tỉ khối hơi so với HR2R bằng 61,5. Danh
pháp thay thế của Y là
<b> A. butan. </b> <b>B. 2-metylbutan. </b> <b>C. Iso-butan. </b> <b>D. propan. </b>
<b>Câu 19. </b>Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng được 24,2 gam COR2R
và 12,6 gam HR2RO. Công thức phân tử hai ankan là
<b>A. CH</b>R4R và CR2RHR6R. <b>B. C</b>R2RHR6R và CR3RHR8R.
<b>C. C</b>R3RHR8 và CR R4RHR10R. <b>D. C</b>R4RHR10R và CR5RHR12R.
<b>Câu 20. X là </b>hỗn hợp gồm hai ankan. Để đốt cháy hết 10,2 gam X cần 25,76 lít OR2R (đktc). Công thức phân
tử của hai ankan là
<b>A. CH</b>R4R và CR4RHR10R. <b>B. C</b>R2RHR6R và CR4RHR10R.
<b>C. C</b>R3RHR8 và CR R4RHR10R. <b>D. C</b>R4RHR8R và CR5RHR10R.
<b>Câu 21. </b>Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon là đồng đẳng liên tiếp, sau phản ứng thu được
VRCO2
R
: VRH2OR = 1 : 1,6. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon trên là
<b>A. CH</b>R4R và CR2RHR6R. <b>B. C</b>R2RHR4R và CR3RHR6R.
<b>C. C</b>R2RHR2R và CR3RHR6R. <b>D. C</b>R3RHR8R và CR4RHR10R.
<b>Câu 22. </b>Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon đồng đẳng có khối lượng phân tử hơn kém
nhau 28 đvC, ta thu được 4,48 l COR2R (ở đktc) và 5,4 gam HR2RO. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon trên
là
<b>A. C</b>R2RHR4R và CR4RHR8R. <b>B. C</b>R2RHR2R và CR4RHR6R.
<b>C. C</b>R3RHR4R và CR5RHR8R. <b>D. CH</b>R4R và CR3RHR8R.
<b>Câu 23. </b>Đốt cháy hoàn tồn hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon là đồng đẳng kế tiếp thu được 24,2
gam COR2R và 14,4 gam HR2RO. Công thức phân tử của hai hiđrocabon là
<b>A. CH</b>R4R và CR2RHR6R. <b>B. C</b>R2RHR6R và CR3RHR8R.
<b>C. C</b>R3RHR8R và CR4RHR10R. <b>D. C</b>R4RHR10R và CR5RHR12R.
<b>Câu 24. Khi </b>đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ankan là đồng đẳng kế tiếp thu được 7,84 lít khí COR2R (đktc)
và 9,0 gam HR2RO. Công thức phân tử của hai ankan là
<b>A. CH</b>R4R và CR2RHR6R. <b>B. C</b>R2RHR6R và CR3RHR8R.
<b>C. C</b>R3RHR8R và CR4RHR10R. <b>D. C</b>R4RHR10R và CR5RHR12R.
<b>Câu 25. Khi crackinh hoàn toàn </b>một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo
ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với HR2R bằng 12. Công thức phân tử của X là
<b>Câu 26. Craking 8,8 gam propan thu </b>được hỗn hợp A gồm HR2R, CHR4R, CR2RHR4R, CR3RHR6R và một phần
propan chưa bị craking. Biết hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng phân tử trung bình của A là
<b>A. 39,6. </b> <b>B. 23,16. </b> <b>C. 2,315. </b> <b>D. 3,96. </b>
<b>Câu 27</b><b>. </b>Đốt cháy một hỗn hợp hiđrocacbon ta thu được 2,24 lít COR2R (đktc) và 2,7 gam HR2RO. Thể tích OR2R
(ở đktc) tham gia phản ứng cháy là
<b>A. 5,6 lít. </b> <b>B. 2,8 lít. </b> <b>C. 4,48 lít. </b> <b>D. 3,92 lít. </b>
<b>Câu 28. </b>Đốt cháy hồn toàn một hiđrocacbon A thu được 0,11 mol COR2R và 0,132 mol HR2RO. Khi X tác dụng
với khí clo thu được 4 sản phẩm monoclo. Tên gọi của A là
<b>A. 2-metylbutan. </b> <b>B. 2-metylpropan. </b>
<b>C. 2,2-</b>đimetylpropan. <b>D. etan. </b>
<b>Câu 29.</b>Hiđrocacbon A cháy cho thể tích hơi nước gấp 1,2 lần thể tích CO R2R (thể tích các khí đo trong cùng
<b>A. 2,2- đimetylpropan. B. propan. </b> <b>C. etan. </b> <b>D. isobutan. </b>
<i><b>Câu 30. </b></i>Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp X (đktc) gồm CHR4R, CR2RHR6R và CR3RHR8R thu được V lít khí
COR2R (đktc) và 7,2 gam HR2RO. Giá trị của V là
<b>A. 5,60. </b> <b>B. 6,72. </b> <b>C. 4,48. </b> <b>D. 2,24. </b>
<b>Câu 31. </b>Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp X gồm CHR4R, CR2RHR6R, CR3RH8R R, CR2RHR4R và CR2RHR6R, thu được 11,2
lít khí COR2R và 12,6 gam HR2RO. Thể tích các khí đo ở đktc. Tổng thể tích của CR2RHR4R và CR3RHR6R trong hỗn hợp
X là
<b>A. 5,60. </b> <b>B. 3,36. </b> <b>C. 4,48. </b> <b>D. 2,24. </b>
<b>Câu 32. </b>Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm CHR4R, CR2RHR2R, CR3RHR4R, CR4RHR6R thu được x mol COR2R và 18x gam
HR2RO. Phần trăm theo thể tích của CHR4R trong hỗn hợp A là
<b>A. 30%. </b> <b>B. 40%. </b> <b>C. 50%. </b> <b>D. 60%. </b>
<b>Câu 33. Khi </b>đốt cháy hồn tồn V lít hỗn hợp khí gồm CHR4R, CR2RHR6R, CR3RHR8R (đktc) thu được 44 gam COR2R
và 28,8 gam HR2RO. Giá trị của V là
<b>A. 8,96. </b> <b>B. 11,20. </b> <b>C. 13,44. </b> <b>D. 15,68. </b>
<b>Câu 34. Khi </b>đốt cháy hồn tồn 7,84 lít hỗn hợp khí gồm CHR4R, CR2RHR6R, CR3RHR8R (đktc) thu được 16,8 lít khí
COR2R (đktc) và m gam HR2RO. Giá trị của m là
<b>A. 6,3. </b> <b>B. 13,5. </b> <b>C. 18,0. </b> <b>D. 19,8. </b>
<b>Câu 35. Khi </b>đốt cháy hồn tồn 8,96 lít hỗn hợp khí gồm CHR4R, CR2RHR6R (đktc) thu được 11,2 lít khí COR2R
(đktc) và m gam HR2RO. Giá trị của m là
<b>A. 16,2. </b> <b>B. 18,6. </b> <b>C. 19,4. </b> <b>D. 21,2. </b>
<i><b> 2.2</b><b>.3.3. Hệ thống bài tập Anken </b></i>
<b>I. Bài tập tự luận </b>
<b>Câu 1. </b>Viết công thức cấu tạo các đồng phân (bao gồm cả đồng phân hình học) của các anken ứng với
công thức phân tử là CR4RHR8R và CR5RHR10R, gọi tên các đồng phân theo danh pháp thay thế.
a. Butilen, 2-metylbut-2-en, pent-1-en, 2,3-đimetylpent-2-en.
b. Propilen, hex-1-en, etilen, 2-metylpent-1-en, iso-butilen.
<b>Câu 3. </b>Gọi tên các anken sau theo danh pháp thay thế
<b>Câu 4. </b>Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
CR2RHR5ROH CHR3R-CHR3
CHR2RBr-CHR2RBr
CHR2R=CHR2R CHR3R-CHR2R-OH
Poli etylen
CR4RHR10R Etylen glicol
<b>Câu 5. </b>Đốt cháy hoàn toàn 3.36 lít hồn hợp khí etilen và propilen thu được 8.96 lít khí COR2Rvà m gam nước
(các khí đều được đo ở đktc).
a. Tính thành phần phần trăm theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính giá trị m.
<b>Câu 6. </b>Đốt cháy hồn toàn 0,1 mol một hiđrocacbon X thu được 11,2 lit COR2R và 9g HR2RO. Lập công thức
phân tử của X.
<b>Câu 7. </b>Cho 12,60 gam hỗn hợp hai anken là đồng đẳng kế tiếp tác dụng vừa đủ với dung dịch BrR2Rthu được
44,60 gam hỗn hợp sản phẩm. Lập công thức phân tử của hai anken.
<b>Câu 8. </b>Đốt cháy hồn tồn 6.72 lít hỗn hợp X gồm hai anken là đồng đẳng kế tiếp nhau cần 26.88 lít khí
oxi.
a. Lập cơng thức phân tử của hai anken.
b. Cho hỗn hợp X qua dung dịch brom dư, tính khối lượng brom tham gia phản ứng.
<b>Câu 9. </b>Đốt cháy hồn tồn 4.48 lít hỗn hợp hai anken X (đktc) là đồng đẳng kế tiếp của nhau thu được 11.2
lít khí COR2R(đktc).
a. Lập cơng thức phân tử của hai anken.
b. Tính thành phần phần trăm theo thể tích mỗi anken trong hỗn hợp ban đầu.
<b>Câu 10. </b>Một hỗn hợp gồm hai anken có thể tích 11,2 lít (đktc) kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Khi cho
hỗn hợp đi qua dung dịch brom thì thấy khối lượng bình tăng lên 15,4 g.
a. Xác định CTPT của hai anken.
b. Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
<b>Câu 11. </b>Cho 1,4g anken X qua dung dịch brom thì thấy làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 4g brom.
Xác định cơng thức cấu tạo có thể có của X biết hiđrat hóa X chỉ thu được một ancol duy nhất.
<b>Câu 12. </b>Cho 5,6 lit anken X (ở đktc) phản ứng hoàn toàn với dung dịch brom dư thì thấy bình đựng brom
nặng thêm 21g. Xác định cơng thức cấu tạo của X. Biết X có cấu tạo phân nhánh.
<b>Câu 13. </b>Đốt cháy hoàn toàn một anken X thì thu được 20,16 lit COR2R (ở đktc). Nếu đem cùng lượng anken
trên tác dụng với dung dịch brom dư thì thấy có 24g brom tham gia phản ứng. Xác định công thức cấu tạo
<b>đúng của X biết X có cấu tạo phân nhánh và khi tác dụng với HCl thì thu được một sản phẩm duy nhất. </b>
<b>Câu 14. </b>Cho 30,8g hỗn hợp hai anken đồng đẳng liên tiếp nhau tác dụng với dung dịch brom thì thấy có 80g
<b>Câu 15. </b>Chia m gam hỗn hợp hai anken đồng đẳng liên tiếp thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 làm mất màu
vừa đủ 200g dung dịch brom 40%. Phần 2 đem đốt cháy thì thu được 60,48 lit COR2R(ở đktc). Xác định công
thức cấu tạo đúng của hai anken trên biết hai anken có số lượng C trên mạch chính bằng nhau và một anken
khi tác dụng với HCl thì thu được một dẫn xuất monoclo duy nhất.
<b>Câu 16. </b>Hỗn hợp khí X gồm hai anken phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 48 gam brom. Mặt khác nếu
đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên thì dùng hết 24,64 lít OR2R(ở đktc). Viết các cơng thức cấu tạo có thể có
<b>của hai anken. </b>
<b>Câu 17. </b>Cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp hai anken đồng đẳng kế tiếp nhau qua bình đựng dung dịch bromRRdư
thấy bình brom tăng lên 28 gam.
a. Lập công thức phân tử của hai anken.
b. Cho hỗn hợp hai anken trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 3 dẫn xuất monoclo. Xác
định công thức cấu tạo đúng của hai anken.
<b>Câu 18. </b>Đốt cháy hồn tồn hỗn hợp khí CR3RHR6R và CR4RHR8R. Toàn bộ sản phẩm cháy thu được dẫn qua bình 1
đựng HR2RSOR4R(đặc), bình 2 đựng dung dịch nước vơi trong dư. Thấy khối lượng bình 1 tăng 9 gam, bình 2
tăng m gam. Tính giá trị m.
<b>Câu 19. </b>Đốt cháy hồn tồn 2.24 lít hỗn hợp khí propilen và butilen. Tồn bộ sản phẩm cháy thu được sục
qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu được 25 gam kết tủa và thấy khối lượng bình tăng lên m
gam.
a. Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính giá trị m.
<b>Câu 20. </b>Đốt cháy hồn tồn 0.672 lít hỗn hợp khí etilen và propilen cần 2.688 lít khí oxi. Tồn bộ sản phẩm
cháy thu được sục vào dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa.
a. Tính thành phần phần trăm theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính giá trị m.
<b>Câu 21. </b>Cho 4,48 lít hỗn hợp khí gồm metan và etilen đi qua dung dịch brom dư, thấy dung dịch bị nhạt
màu và có 1,12 lít khí thốt ra. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính thành phần phần trăm theo
thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
<b>Câu 22. </b>Để khử hoàn toàn 200 ml dung dịch KMnOR4
0,2M tạo thành chất rắn màu nâu đen cần V lít khí
CR2RHR4
R
(ở đktc). Xác định giá trị của V.
<b>Câu 23. </b>Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp khí CR2RHR4R và CR3RHR6R(đktc) thu được 11,2 lít khí COR2R(đktc).
a. Tính thành phần phần trăm theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính khối lượng nước sinh ra.
<b>Câu 24. </b>Đốt cháy hồn tồn 4,48 lít CR3RHR6R(ở đktc) rồi cho tồn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng
dung dịch nước vơi trong dư thấy khối lượng bình tăng m(g). Xác định giá trị của m.
<b>Câu 25. </b>Đốt cháy hồn tồn 6,72 lit khí etylen (ở đktc) rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng dung
<b>Câu 26. </b>Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 anken thu được 5,6 lit COR2R (đktc) và 4,5g HR2RO. Tính giá trị
của m.
<b>♦Câu 27. </b>Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 3 anken rồi dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng dung dịch
HR2RSOR4Rđặc và bình 2 đựng dung dịch nước vơi trong dư, thấy khối lượng bình 1 tăng m gam và khối lượng
bình 2 tăng (m + 5,2) gam. Tính giá trị của m.
<b>Câu 28. </b>Cho m gam hỗn hợp gồm CR3RHR6R, CR2RH4 R Rvà CR2RHR2Rcháy hồn tồn thu được 4,48 lít khí COR2R (đktc).
Nếu hiđro hố hồn tồn m gam hỗn hợp trên rồi đốt cháy hết hỗn hợp thu được V lít COR2R(đktc). Xác định
giá trị của V.
<b>Câu 29. </b>Đốt cháy hồn tồn hỗn hợp 2 anken thu được 11,2 lít khí COR2R(đktc). Tính thể tích khí OR2R(đktc)
đã tham gia phản ứng cháy.
<b>Câu 30. </b>Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp đôi
khối lượng phân tử X. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất Z, sản phẩm khí hấp thụ hồn tồn vào dung dịch
Ca(OH)R2R<b> dư thu được m gam kết tủa. Xác định giá trị của m. </b>
<b>Câu 31. </b>Hỗn hợp khí X gồm một ankan và một anken. Tỉ khối của X so với HR2R bằng 11,25. Đốt cháy
hồn tồn 4,48 lít X thu được 6,72 lít COR2R (các thể tích khí đo ở đktc). Xác định công thức phân tử của
ankan và anken trên.
<b>Câu 32. </b>Hỗn hợp khí X gồm HR2R và một anken. Tỉ khối của X so với HR2Rbằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác
Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y khơng làm mất màu nước brom. Tỉ khối của
Y so với HR2Rbằng 13. Xác định công thức cấu tạo của anken biết anken trên tác dụng với HBr cho sản phẩm
hữu cơ duy nhất.
<b>Câu 33. </b>Hỗn hợp khí X gồm HR2R và CR2RHR4Rcó tỉ khối so với hiđro là 7, 5. Dẫn X qua Ni nung
nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với hiđro là 10. Tính hiệu suất của phản ứng hiđro hoá.
<b>Câu 34. </b>Hỗn hợp X gồm một anken A và HR2R có khối lượng phân tử trung bình 10.67 đi qua Ni đun nóng thu
được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với HR2Rlà 18. Biết A phản ứng hết. Xác định công thức phân tử của A.
<b>Câu 35. </b>Đốt cháy hoàn toàn 20ml hỗn hợp X gồm CR3RHR6R, CHR4R, CO (thể tích CO gấp hai lần thể tích CHR4R),
thu được 24 ml COR2R (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Xác định tỉ khối hơi của hỗn
hợp X so với Hiđro.
<b>II. Bài tập trắc nghiệm </b>
<b>Câu 1. Anken A có cơn</b>g thức cấu tạo: CH3–C(CR2RHR5R)=CH–CHR3R. Danh pháp thay thế của A là
<b> A. isohexen. </b> <b>B. 3-metylpent-3-en. </b>
<b>C. 3-metylpent-2-en. </b> <b>D. 2-etylbut-2-en. </b>
<b>Câu 2. </b>Số đồng phân cấu tạo phẳng của CR5RHR10R là
<b>A. 4. </b> <b>B. 5. </b> <b>C. 6. </b> <b>D. 10. </b>
<b>Câu 3. Ba </b>hiđrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng
phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng
<b>A. ankin. </b> <b>B. ankan. </b> <b>C. anka</b>đien. <b>D. anken. </b>
<b>A. 2-metylbut-2-en. </b> <b>B. 2-metylbut-1-en. </b>
<b>C. 2,3- </b>đimetylbut-2-en. <b>D. 3- metylpent-2-en. </b>
<b>Câu 5. </b>Trong những hợp chất Hữu cơ sau: CHR3RCH=CHR2R (I); CHR3RCH=CHCl (II); CHR3RCH=C(CHR3R)R 2R (III);
CR2RHR5R–C(CH3R R)=C(CHR3R)–CR2RHR5R (IV); CR2RHR5R–C(CHR3R)=CCl–CHR3R (V). Dãy chất hữu cơ nào dưới đây đều có
đồng phân lập thể?
<b>A. (I), (IV), (V). </b> <b>B. (II), (IV), (V). </b>
<b>C. (III), (IV). </b> <b>D. (II), III, (IV), (V). </b>
<b>Câu 6. </b>Sản phẩm chính của but-1-en khi tác dụng với dung dịch HCl là
<b>A. CH</b>R3R-CHR2R-CHR2R-CHR2RCl. <b>C. CH</b>R3R-CHR2R-CHCl-CHR3R.
<b>B. CH</b>R2RCl-CHR2R-CHR2R-CHR2RCl. <b>D. CH</b>R3R-CHR2R-CHCl-CHR2RCl.
<b>Câu 7. An</b>ken X có cơng thức phân tử là CR4RHR8R. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl chỉ thu được một
sản phẩm hữu cơ duy nhất. Số đồng phân có thể có của X là
<b>A. 2. </b> <b>B. 1. </b> <b>C. 3. </b> <b>D. 4. </b>
<b>Câu 8. Anken </b>nào dưới đây có thể điều chế được ancol (CR2RHR5R)R 3RC-OH bằng một phản ứng
<b>A. 3-etylpent-2-en. </b> <b>B. 3-etylpent-3-en. </b>
<b>C. 3-etylpent-1-en. </b> <b>D. 3,3- </b>đimetylpent-1-en.
<b>Câu 9. </b>Hiđrat hóa hỗn hợp X gồm hai anken chỉ thu được hai ancol. Công thức cấu tạo của các anken trong
hỗn hợp X là
<b>A. CH</b>R2R=CHR2R và CHR2R=CHCHR3R. <b>B. CH</b>R2R=CHR2R và CHR3RCH=CHCHR3R.
<b>C. CH</b>R3RCH=CHCHR3R và CHR2R=CHCHR2RCHR3R<b>. D. CH</b>R2R=CHCHR3 và CHR R3RCH=CHCHR3R.
<b>Câu 10: X là </b>hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon. Đốt cháy X được nCOR2R = nHR2RO. X có thể gồm
<b>A. </b>hỗn hợp xicloankan và anken. <b>B. </b>hỗn hợp anken và ankin.
<b>C. </b>hỗn hợp xiclo ankan và ankan. <b>D. </b>hỗn hợp ankan và anken.
<b>Câu 11. </b>Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol anken A. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào 100 gam dung
dịch NaOH 21,62% thu được dung dịch mới trong đó nồng độ của NaOH 5%. Cơng thức phân tử của X là
<b>A. C</b>R2RHR4R. <b>B. C</b>R3RHR6R. <b>C. C</b>R4RHR8R. <b>D. C</b>R5RHR10R.
<b>Câu 12. </b>Hỗn hợp X gồm 2 anken khí phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 48 gam brom. Mặt khác đốt
cháy hoàn toàn hỗn hợp X dùng hết 24,64 lít OR2R (đktc). Cơng thức phân tử của hai anken là
<b>A. C</b>R2RHR4R và CR3RHR6R. <b>B. C</b>R2RHR4R và CR4RHR8R.
<b>C. C</b>R3RHR6R và CR4RHR8R. <b>D. C</b>R2RHR4R và CR5RHR10R.
<b>Câu 13. </b>Hỗn hợp X gồm metan và một anken, cho 5,6 lít X qua dung dịch brom dư thấy khối lượng
bình brom tăng 7,28 gam và có 2,688 lít khí bay ra (ở đktc). Công thức phân tử của anken trên là
<b>A. C</b>R4RHR8R. <b>B. C</b>R5RHR10R. <b>C. C</b>R3RHR6R. <b>D. C</b>R2RHR4R.
<b>Câu 14. </b>Một hỗn hợp khí X gồm ankan A và anken B, A có nhiều hơn B một nguyên tử cacbon. Khi cho
6,72 lít khí X (ở đktc) đi qua nước brom dư, khối lượng bình brom tăng lên 2,8 gam; thể tích khí bay ra khỏi
bình bằng 2/3 thể tích hỗn hợp X ban đầu. Cơng thức phân tử của A, B và khối lượng của hỗn hợp X là
<b>C. C</b>R4RHR10R, CR3RHR6R; 12,8 gam. <b>D. C</b>R3RHR8R, CR2RHR4R; 11,6 gam.
<b>Câu 15. Cho H</b>R2R và một anken X có thể tích bằng nhau qua Niken đun nóng ta được hỗn hợp A (Hiệu
suất phản ứng hiđro hoá là 75%). Biết tỉ khối hơi của A đối với HR2R là 23,2. Công thức phân tử của X
<b>là </b>
<b>A. C</b>R2RHR4R. <b>B. C</b>R2RHR6R. <b>C. C</b>R4RHR8R. <b>D. C</b>R5RHR10R.
<b>Câu 16. C ho 2,8 gam anke</b>n X tác dụng với dung dịch brom thì thấy làm mất màu 8 gam brom. Hiđrat
hóa X chỉ thu được một ancol duy nhất. Tên gọi của X là
<b>A. 2,3-dimetylbut-2-en. </b> <b>B. but - 2-en. </b>
<b>C. etilen. </b> <b>D. hex- 2-en. </b>
<b>Câu 17. </b>Cho hiđrocacbon X phản ứng với dung dịch brom theo tỉ lệ mol 1 : 1 thu được chất hữu cơ Y chứa
74,08% Br về khối lượng. Khi cho X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên
gọi của X là
<b>A. but-1-en. </b> <b>B. but-2-en. </b> <b>C. Propilen. </b> <b>D. Xiclopropan. </b>
<b>Câu 18. </b>Hỗn hợp X chứa CR3RHR6R và một anken Y có tỉ lệ mol nR
C3H6R : n
RYR= 1 : 1. Đốt V lit hỗn hợp X thì cần
cần 3,75V oxi (thể tích các khí đo trong cùng điều kiện). Tên gọi của B là
<b>A. eten. </b> <b>B. propan. </b> <b>C. buten. </b> <b>D. penten. </b>
<b>Câu 19. </b>Cho 896 ml anken X (ở đktc) qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình brom
tăng 22,4 gam. Biết X có đồng phân hình học. Cơng thức cấu tạo của X là
<b>A. CH</b>R2R=CHCHR2RCHR3R. <b>B. CH</b>R3RCH=CHCHR3R.
<b>C. CH</b>R3RCH=CHCHR2RCHR3R. <b>D. (CH</b>R3R)R2RC=CHR2R.
<b>Câu 20. </b>Hỗn hợp khí X gồm HR2Rvà một anken. Tỉ khối hơi của X so với HR2Rbằng 9,1. Đun nóng X có xúc
tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y khơng làm mất màu nước brom. Tỉ khối
của Y so với HR2 Rbằng 13. Biết anken trên khi tác dụng với HBr chỉ thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất.
Vậy cấu tạo của anken trên là
<b>A. CH</b>R3RCH=CHCHR3R.R R<b>B. CH</b>R2R=CHCHR2RCHR3R<b>. C. CH</b>R2R=C(CHR3R)R2R. <b>D. CH</b>R2R=CHR2R.
<b>Câu 21. </b>Hỗn hợp khí X gồm HR2R và một anken. Tỉ khối của X so với HR2R bằng 9,1. Đun nóng X có xúc
tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ
khối của Y so với HR2R bằng 13. Biết anken trên khi tác dụng với HBr thu được một sản phẩm hữu cơ duy
nhất. Vậy anken trên có cơng thức cấu tạo là
<b>A. CH</b>R3RCH=CHCHR3R<b>. B. CH</b>R2R=CHCHR2RCHR3R<b>. C. CH</b>R2R=C(CHR3R)R 2. R <b>D. CH</b>R2R=CHR2R.
<b>Câu 22. Cho 3,36 lít h</b>ỗn hợp khí etan và etilen (ở đktc) đi chậm qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng
khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là
<b>A. 0,05 và 0,1. </b> <b>B. 0,1 và 0,05. </b> <b>C. 0,12 và 0,03. </b> <b>D. 0,03 và 0,12. </b>
<b>Câu 23. D</b>ẫn từ từ 8,4 gam hỗn hợp X gồm but-1-en và but-2-en lội chậm qua bình đựng dung dịch BrR2R, khi
kết thúc phản ứng thấy có m gam brom phản ứng. Giá trị của m là
<b>Câu 24. </b>Đốt cháy hoàn toàn x gam hỗn hợp ba anken cần dùng vừa đủ y lít oxi (ở đktc) thu được 2,4
mol COR2R và 2,4 mol nước. Giá trị của y là
<b>A. 92,4 lít. </b> <b>B. 94,2 lít. </b> <b>C. 80,64 lít. </b> <b>D. 24,9 lít. </b>
<b>Câu 25. </b>Đốt cháy hồn tồn V lít (đktc) hỗn hợp X gồm CHR4R, CR2RHR4R thu được 0,15 mol COR2R và 0,2 mol
HR2RO. Giá trị của V là
<b>A. 2,24. </b> <b>B. 3,36. </b> <b>C. 4,48. </b> <b>D. 1,68. </b>
<b>Câu 26. </b>Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗm hợp gồm CHR4R, CR4RHR10 và CR R2RHR4R thu được 0,14 mol COR2R và
0,23mol HR2RO. Số mol của ankan và anken trong hỗn hợp lần lượt là
<b>A. 0,09 và 0,01. </b> <b>B. 0,01 và 0,09. </b> <b>C. 0,08 và 0,02. </b> <b>D. 0,02 và 0,08. </b>
<b>Câu 27. Cho 0,2 mol h</b>ỗn hợp X gồm etan, propan và propen qua dung dịch brom dư, thấy khối lượng
bình brom tăng 4,2 gam. Lượng khí cịn lại đem đốt cháy hồn tồn thu được 6,48 gam nước. Vậy phần trăm
theo thể tích của etan, propan và propen lần lượt là
<b>A. 30%, 20%, 50%. </b> <b>B. 20%, 50%, 30%. </b>
<b> C. 50%, 20%, 30%. </b> <b>D. 20%, 30%, 50%. </b>
<b>Câu 28. D</b>ẫn 3,36 lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm hai anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy
khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. Thành phần trăm theo thể tích của hai anken trong hỗn hợp ban đầu là
<b>A. 25% và 75%. </b> <b>B. 33,33% và 66,67%. </b>
<b>C. 40% và 60%. </b> <b>D. 35% và 65%. </b>
<b>Câu 29. </b>Một hỗn hợp X gồm ankan A và một anken B có cùng số nguyên tử cacbon và đều ở thể khí ở
đktc. Cho hỗn hợp X đi qua nước BrR2R dư thì thể tích khí Y cịn lại bằng nửa thể tích X, còn khối lượng
<b>A. 40% C</b>R2RHR6R và 60% CR2RHR4R. <b>B. 50% C</b>R3RHR8Rvà 50% CR3RHR6R.
<b>C. 50% C</b>R4RHR10R và 50% CR4RHR8R. <b>D. 50% C</b>R2RHR6R và 50% CR2RHR4R.
<b>Câu 30. </b>Một hỗn hợp X gồm hai anken đồng đẳng kế tiếp nhau. Khi cho 11,2 lit hỗn hợp X qua nước brom
dư thấy khối lượng bình brom tăng 15,4 gam. Phần trăm theo số mol và công thức phân tử của mỗi anken
trong hỗn hợp X là
<b>A. 40% C</b>R2RHR4R và 60% CR3RHR6R. <b>B. 50% C</b>R3RHR6R và 50% CR4RHR8R.
<b>C. 80% C</b>R2RHR4R và 20% mol CR3RHR6R. <b>D. 60% C</b>R2RHR4R và 40% CR3RHR6R.
<b>Câu 31. </b>Hỗn hợp X gồm metan và một anken. Cho 10,8 lít hỗn hợp X qua dung dịch brom dư thấy có 1 chất
khí bay ra, đốt cháy hồn tồn khí này thu được 5,544 gam COR2R. Thành phần phần trăm theo thể tích của
metan và anken trong hỗn hợp X lần lượt là
<b>A. 26,13% và 73,87%. </b> <b>B. 36,5% và 63,5%. </b>
<b>C. 20% và 80%. </b> <b>D. 73,9% và 26,1%. </b>
<b>Câu 32. H</b>ỗn hợp X gồm etilen và HR2R, X có tỉ khối hơi so với Hiđro bằng 4,25. Dẫn X qua bột niken nung
nóng (hiệu suất phản ứng 75%) thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với Hiđro là
<b>Câu 33. Khi </b>đun nóng 23 ancol ancol etylic với HR2RSOR4R đậm đặc thu được m gam khí etylen (hiệu suất
phản ứng đạt 40%). Giá trị của m là
<b>A. 5,6 gam. </b> <b>B. 8,4 gam. </b> <b>C. 19,6 gam. </b> <b>D. 35 gam. </b>
<b>Câu 34. Hi</b>ện nay PVC (Poli vinylclorua) được điều chế theo sơ đồ sau:
CR2RHR4 R → CHR2RCl–CHR2RCl → CR2RHR3RCl → PVC.
Lượng CR2RHR4R cần dùng để sản xuất 50 kg PVC là bao nhiêu? (Biết hiệu suất phản ứng 80%)
<b>A. 2,8 kg. </b> <b>B. 17,92 kg. </b> <b>C. 28 kg. </b> <b>D. 1,792 kg. </b>
<b>Câu 35. </b>Etyl axetat được điều chế theo sơ đồ sau:
CR2RHR4R → CR2RHR5ROH → CHR3RCOOH → CHR3RCOOCR2RHR5R.
Từ 42kg etylen có thể điều chế được bao nhiêu kg etyl axetat? (Hiệu suất phản ứng 80%)
<b>A. 66 kg. </b> <b>B. 132kg. </b> <b>C. 98 kg. </b> <b>D. 190 kg. </b>
<i><b> 2.2.3.4</b><b>. Hệ thống bài tập Ankađien (Lưu trong CD) </b></i>
<i><b> 2.2.3.5</b><b>. Hệ thống bài tập Ankin (Lưu trong CD) </b></i>
<i><b> 2.2</b><b>.3.6. Hệ thống bài tập Ankyl benzen (Lưu trong CD) </b></i>
<i><b> 2.2.3.7</b><b>. Hệ thống bài tập tổng hợp phần hiđrocacbon ( Lưu trong CD) </b></i>
<i><b> 2.2.3.8</b><b>. Hệ thống bài tập Dẫn xuất halogen (Lưu trong CD) </b></i>
<i><b> 2.2.3.9</b><b>. Hệ thống bài tập Ancol – Phenol </b></i>
<b>I. Bài tập tự luận </b>
<b>Câu 1. </b>Viết CTCT các đồng phân ancol ứng với CTPT CR3RHR8RO, CR4HR R10RO, CR5RHR12RO và gọi tên theo danh pháp
thay thế.
<b>Câu 2. </b>Viết CTCT các ancol có tên gọi sau:
a. Ancol iso-propylic, ancol etylic, ancol n-propylic, etanol, propan-1-ol.
b. 3-metylbutan-1-ol, 2-metylbutan-2-ol, pentan-1-ol, 2-metylpropan-2-ol.
<b>Câu 3. </b>Gọi tên các ancol sau theo danh pháp thay thế.
a. CHR3RCH(OH)CHR2RCHR3R; CHR3RCHR2RCHR2RCHR2ROH; CHR3RC(CHR3R)R2RCHR2RCH(OH)CHR3R.
b. CHR3RCHR2RCH(CHR3R)OH; CHR3ROH; CHR3RCH=CHCH(CHR3R)CHR2ROH.
<b>Câu 4. </b>Hoàn thành chuỗi phản ứng sau
a.
CHR2R=CHR2 R CR2RHR5RONa
CR2RHR5R-Cl
CR2RHR5R-Cl CR2RHR5OH R CR2RHR5-O-CR R2RHR5R
CHR2R=CHR2
CR6RHR12OR R6R CHR3R-CHO
b. Natri phenolat
CR6RHR6 CR R6RHR5RCl CR6RHR5RONa CR6RHR5ROH 2,4,6-tribromphenol
<b>Câu 5. </b>Hoàn thành các phản ứng sau:
a. ancol isopropylic →2 4
0
H SO (đặc)
140
b. butan-2-ol →2 4
0
H SO (đặc)
170
c. 3-metylbutan-2-ol + CuO →t0
d. glixerol + Cu(OH)R2R →
e. glixerol + HNOR3R →
f. Natri phenolat + COR2R + HR2RO →
<b>Câu 6. </b>Nhận biết các lọ mất nhãn sau:
a. benzen, etanol, glixerol.
b. propan-1,2-điol, propan-1,3-điol
c. benzen, ancol benzylic, phenol, glixerol.
<b>Câu 7. </b>Từ propen và các hóa chất vơ cơ cần thiết khác có thể điều chế được các chất sau: propan-2-ol (1);
propan-1,2-điol (2). Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
<b>Câu 8. </b>Từ metan và các chất vơ cơ cần thiết khác viết phương trình điều chế phenol.
<b>Câu 9. </b>Từ metan và các chất vô cơ cần thiết khác viết phương trình điều chế ancol metylic, ancol etylic,
<b>anđehit axetic, axit axetic. </b>
<b>Câu 10. </b>Hoàn thành sơ đồ phản ứng: propan-1-ol 2 4 →
o
H SO
140 C
đặc <sub> X </sub>→ + H O2 <sub> Y. </sub>
<b>Câu 11. </b>Cho 3,7 gam một ancol no, đơn chức, mạch hở tác dụng với Na dư thấy có 0,56 lít khí thốt ra (ở
đktc). Lập công thức phân tử của ancol trên.
<b>Câu 12. </b>Cho 11 gam hỗn hợp hai ancol no đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với Na
dư thu được 3,36 lít HR2R(đktc).
a. Lập cơng thức phân tử của hai ancol.
b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi ancol trong hỗn hợp đầu.
<b>Câu 13. </b>Cho natri tác dụng hoàn toàn với 18,8 gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở kế tiếp trong
dãy đồng đẳng sinh ra 5,6 lít khí HR2R(đktc).
a. Lập cơng thức phân tử của hai ancol.
b. Tính khối lượng mỗi ancol trong hỗn hợp ban đầu.
<b>Câu 14. </b>Đốt cháy hoàn toàn một ancol đơn chức X thu được 4,4 gam COR2R và 3,6 gam HR2RO. Lập công
thức phân tử của X.
<b>Câu 15. </b>Đốt cháy hoàn toàn 0.1 mol một ancol no, đơn chức X cần V lít OR2 R(đktc) thu được 6.72 lít khí COR2R
(đktc) và gam nước.
<b>Câu 16. </b>Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ancol là đồng đẳng kế tiếp của nhau, thu được 0,3 mol COR2R
và 0,425 mol HR2RO. Mặt khác, cho 0,25 mol hỗn hợp X tác dụng với Na (dư), thu được chưa đến 0,15 mol
HR2R. Lập công thức phân tử của hai ancol trên.
<b>Câu 17. </b>Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở là đồng đẳng kế tiếp của nhau,
thu được 29,12 lit COR2R(ở đktc) và 32,4g HR2RO. Lập công thức phân tử của hai ancol trên.
<b>Câu 18. Cho 16,6g h</b>ỗn hợp X gồm hai ancol no đơn chức mạch hở tác dụng với Na dư, thì thu được 3,36 lit
HR2 R(ở đktc). Lập công thức phân tử của hai ancol của hai ancol trên.
<b>Câu 19. </b>Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ancol là đồng đẳng kế tiếp của nhau, thu được 15,68 lit COR2R
(ở đktc)R
Rvà 19,8g H
R2RO. Mặt khác, cho 0,3 mol hỗn hợp X tác dụng với Na (dư), thu được chưa đến 3,36 lit
HR2R(ở đktc). Lập công thức phân tử của hai ancol của hai ancol trên.
<b>Câu 20. </b>Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ancol là đồng đẳng kế tiếp của nhau, thu được 15,68 lit COR2R
(ở đktc)R
Rvà 19,8g H
R2RO. Mặt khác, cho 0,3 mol hỗn hợp X tác dụng với Na (dư), thu được chưa đến 6,72 lit
HR2R(ở đktc). Lập công thức phân tử của hai ancol của hai ancol trên.
<b>Câu 21. Oxi hố hồn tồn anc</b>ol đơn chức X bằng CuO, đun nóng thu được một sản phẩm hữu cơ duy
nhất là xeton Y. Tỉ khối hơi của Y so với HR2R là 29. Xác định công thức cấu tạo của X.
<b>Câu 22. Oxi hố hồn tồn anc</b>ol đơn chức X bằng CuO, đun nóng thu được một anđehit. Mặt khác cho 12g
X phản ứng với natri dư thì thu được 2,24 lit khí HR2R. Xác định cơng thức cấu tạo của X.
<b>Câu 24. Oxi hoá 9,2 gam ancol etylic b</b>ằng CuO đun nóng thu được 13,2 gam hỗn hợp gồm anđehit,
axit, ancol dư và nước. Hỗn hợp này tác dụng với Na sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Xác định hiệu suất phản
ứng oxi hóa ancol.
<b>Câu 25. </b>Hợp chất hữu cơ X (phân tử có vịng benzen) có công thức phân tử là C7H8O2, X tác dụng với
Na dư, số mol H2 thu được bằng số mol X tham gia phản ứng và X tác dụng được với NaOH theo tỉ lệ số
mol 1 : 2. Xác định công thức cấu tạo của X.
<b>Câu 26. Cho X là </b>hợp chất thơm. a mol X phản ứng vừa hết với V lít dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu
cho a mol X phản ứng với Na (dư) thì sau phản ứng thu được 22,4a lít khí HR2R (ở đktc). Xác định cơng thức
cấu tạo có thể có của X.
<b>Câu 27. </b>Đốt cháy hoàn toàn 24,8g một hợp chất thơm X thu được 31,36 lit COR2R (ở đktc) và 14,4g HR2RO.
Mặt khác khi cho 24,8g X trên phản ứng với dung dịch Na dư thì thu được 4,48 lit HR2R. Xác định công thức
cấu tạo của X biết X cho phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1.
<b>Câu 28. </b>Đốt cháy hoàn toàn 15,2g ancol no X thu được 13,44 lit COR2R(ở đktc) và 14,4g HR2RO. Xác định
cấu tạo đúng của X biết X có khả năng hòa tan được Cu(OH)R2R.
<b>Câu 29. Cho </b>0,1 mol ancol X phản ứng vừa đủ với 0,3 mol natri và tạo ra 15,8g natri ancolat. Tìm cơng
thức cấu tạo đúng của X.
<b>Câu 31. </b>Hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau. Đun nóng 12,90 gam hỗn hợp
X trong HR2RSOR4R đặc ở 140P
o
P
C thu được 10,65 gam hỗn hợp Y gồm ba ete (giả sử hiệu suất phản ứng đạt
100%). Xác định công thức cấu tạo của hai ancol.
<b>Câu 32. </b>Đốt cháy hoàn toàn 5,5 gam hỗn hợp X gồm hai ancol CHR3ROH và CR2RHR5ROH thu được 4,48 lít khí
COR2R(đktc) và m gam HR2RO.
a. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi ancol trong hỗn hợp đầu.
c. Đun nóng hỗn hợp X với xúc tác HR2RSOR4Rđặc ở nhiệt độ 140P
0
P
C thu được hỗn hợp gồm ba ete. Viết
các phương trình hóa học xảy ra.
<b>Câu 33. </b>Đun nóng 15,2 gam hỗn hợp hai ancol no đơn chức, là đồng đẳng kế tiếp với HR2RSOR4Rđặc ở 140P
o
P
C,
thu được 12,5 gam hỗn hợp ba ete (giả sử hiệu suất đạt 100%).
a. Xác định cơng thức phân tử của hai ancol.
b. Tính phần trăm theo khối lượng mỗi ancol trong hỗn hợp đầu.
<b>Câu 34. </b>Chia 27,6 gam hỗn hợp ba ancol đơn chức thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hết với Na,
thu được 3,36 lít khí HR2R(đktc). Phần 2 tách nước thu được m gam hỗn hợp 6 ete (giả sử hiệu suất phản ứng
đạt 100%). Tính giá trị của m.
<b>Câu 35. </b>Đốt cháy hoàn toàn một ancol đơn chức X thu được 4,4 gam COR2R và 3,6 gam HR2RO. Nếu cho lượng
X ở trên đun với HR2RSOR4Rđặc thu được m gam ete (giả sử hiệu suất đạt 100%). Tính m.
<b>Câu 36. X là </b>chất hữu cơ có cơng thức phân tử CRxRHRyRO. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol A rồi hấp thụ tồn bộ
sản phẩm cháy vào nước vơi trong thấy có 30 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa đem đun nóng phần nước lọc thấy
có 20 gam k<b>ết tủa nữa. Biết X vừa tác dụng Na, vừa tác dụng NaOH. Tìm cơng thức cấu tạo của X. </b>
<b>Câu 37. Oxi hố hồn toàn 9,2 gam ancol etylic b</b>ằng CuO, đun nóng thu được 13,2 gam hỗn hợp gồm
anđehit, axit, ancol dư và nước. Hỗn hợp này tác dụng với Na sinh ra 3,36 lít HR2R (ở đktc). Tính hiệu suất
phản ứng oxi hóa ancol.
<b>Câu 38. </b>Cho hỗn hợp X gồm etanol và phenol tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít HR2R(ở đktc). Nếu cho
hỗn hợp X trên tác dụng với nước brom vừa đủ thu được 19,86 gam kết tủa trắng.
a. Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra.
b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp X.
<b>Câu 39. </b>Cho 14 gam hỗn hợp X gồm phenol và etanol tác dụng với Na dư thu được 2,24 lít khí HR2R(ở đktc).
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
c. Cho 14 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNOR3R(đủ) thì thu được bao nhiêu gam axit picric
(2,4,6-trinitrophenol).
<b>Câu 40. </b>Cho 15,8g hỗn hợp ancol metylic và phenol tác dụng với natri vừa đủ thì thấy bay ra 3,36 lit HR2R(ở
đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn.
<b>II. Bài tập trắc nghiệm </b>
<b>Câu 1. Công </b>thức tổng quát dãy đồng đẳng của ancol etylic là
<b>A. C</b>RnRHR2n+2RO. <b>B. ROH. </b> <b>C. C</b>RnHR R2n+1ROH. <b>D. C</b>RnRHR2nRO.
<b>Câu 2. </b>Ancol no, mạch hở có cơng thức tổng qt là
<b>A. R(OH)</b>RnR. <b>B. C</b>RnRHR2n+2RO.
<b>C. C</b>RnRHR2n+2RORxR. <b>D. C</b>RnRHR2n+2-xR(OH)RxR.
<b>Câu 3. </b>Đun nóng một ancol X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được một anken duy nhất. Công
thức tổng quát của X là
<b>A. C</b>RnRHR2n+1ROH. <b>B. C</b>RnRH2n+1R RCHR2R<b>OH. C. C</b>RnRHR2n+2RO. <b>D. ROH. </b>
<b>Câu 4. CH</b>R3RCH(CR2RHR5R)CH(OH)CHR3R có danh pháp thay thế là
<b>A. 4-etyl pentan-2-ol. </b> <b>B. 2-etyl butan-3-ol. </b>
<b>C. 3-etyl hexan-5-ol. </b> <b>D. 3-metyl pentan-2-ol. </b>
<b>Câu 5. </b>Số đồng phân ứng với công thức phân tử là CR4RHR10RO là
<b>A. 6. </b> <b>B. 7. </b> <b>C. 4. </b> <b>D. 5. </b>
<b>Câu 6. </b>Số đồng phân ancol bậc III ứng với công thức phân tử CR6RHR14RO là
<b>A. 1. </b> <b>B. 2. </b> <b>C. 3. </b> <b>D. 4. </b>
<b>Câu 7. Có bao nhiêu anc</b>ol thơm ứng cơng thức CR8RHR10RO khi tác dụng với CuO đun nóng cho ra anđehit?
<b>A. 2. </b> <b>B. 3. </b> <b>C. 4. </b> <b>D. 5. </b>
<b>Câu 8. Có bao nhiêu ancol C</b>R5RHR12RO khi tách nước chỉ tạo một anken duy nhất?
<b>A. 1. </b> <b>B. 2. </b> <b>C. 3. </b> <b>D. 4. </b>
<b>Câu 9. </b>Đun hỗn hợp 2 ancol etlylic và metylic ở 140P
o
P
C. Số ete tối đa thu được là
<b>A. 1. </b> <b>B. 2. </b> <b>C. 3. </b> <b>D. 4. </b>
<b>Câu 10. </b>Đun nóng hỗn hợp gồm 3 ancol là AOH, BOH và ROH với HR2RSOR4R đặc ở 140P
o
P
C thì thu được tối đa
bao nhiêu ete?
<b>A. 3. </b> <b>B. 4. </b> <b>C. 5. </b> <b>D. 6. </b>
<b>Câu 11. </b>Đun hỗn hợp 2 ancol etlylic và metylic với HR2RSOR4Rđặc. Số sản phẩm hữu cơ thu được tối đa là
<b>A. 3. </b> <b>B. 4. </b> <b>C. 5. </b> <b>D. 6. </b>
<b>Câu 12. </b>Đun nóng từ từ hỗn hợp etanol và butan-2-ol với HR2RSOR4R đặc thì số sản phẩm hữu cơ (khơng kể
đồng phân hình học) tối đa có thể thu được là
<b>A. 4. </b> <b>B. 5. </b> <b>C. 6. </b> <b>D. 7. </b>
<b>Câu 13. </b>Khi đun nóng butan-2-ol với HR2RSOR4R đặc ở 170P
o
P
C thì nhận được sản phẩm chính là
<b>A. but-2-en. </b> <b>B. </b>đibutyl ete. <b>C. </b>đietyl ete. <b>D. but-1-en. </b>
<b>Câu 14. Ancol nà</b>o bị oxi hóa tạo xeton?
<b>A. propan-2-ol. </b> <b>B. butan-1-ol. </b>
<b>C. 2-metyl propan-1-ol. </b> <b>D. propan-1-ol. </b>
<b>A. ancol b</b>ậc 2. <b>B. ancol b</b>ậc 3.
<b>C. ancol b</b>ậc 1. <b>D. ancol b</b>ậc 1 và ancol bậc 2.
<b>Câu 16. Có bao nhiêu ancol b</b>ậc 2, no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của
chúng có phần trăm khối lượng cacbon bằng 68,18%?
<b>A. 2. </b> <b>B. 3. </b> <b>C. 4. </b> <b>D. 5. </b>
<b>Câu 17. </b>Một ancol no đơn chức có %H = 13,04% về khối lượng. Cơng thức phân tử của ancol là
<b>A. C</b>R6RHR5RCHR2ROH. <b>B. CH</b>R3ROH.
<b>C. C</b>R2RHR5ROH. <b>D. CH</b>R2R=CHCHR2ROH.
<b>Câu 18. </b>Một ancol no đơn chức có %O = 50% về khối lượng. Công thức phân tử của ancol là
<b>A. C</b>R3RHR7ROH. <b>B. CH</b>R3ROH.
<b>C. C</b>R6RHR5RCHR2ROH. <b>D. CH</b>R2R=CHCHR2ROH.
<b>Câu 19. Ancol X </b>đơn chức, no, mạch hở có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 37. Cho X tác dụng với
HR2RSOR4R đặc đun nóng đến 170P
o
P
C thu được một anken có nhánh duy nhất. Tên gọi của X là
<b>A. propan-2-ol. </b> <b>B. butan-2-ol. </b>
<b>C. butan-1-ol. </b> <b>D. 2-metylpropan-2-ol. </b>
<b>Câu 20. </b>Một ancol đơn chức X mạch hở tác dụng với HBr được dẫn xuất Y chứa 58,4% brom về khối
lượng. Đun X với H2SO4 đặc ở 170oC được 3 anken. Tên gọi của X là
<b>A. pentan-2-ol. </b> <b>B. butan-1-ol. </b>
<b>C. butan-2-ol. </b> <b>D. 2-metylpropan-2-ol. </b>
<b>Câu 21. Ancol X tác</b>h nước chỉ tạo một anken duy nhất. Đốt cháy một lượng X được 11 gam COR2R và 5,4
gam HR2RO. Số đồng phân cấu tạo của ancol X là
<b>A. 2. </b> <b>B. 3. </b> <b>C. 4. </b> <b>D. 5. </b>
<b>Câu 22. </b>Hiđrat hóa hai anken được hỗn hợp X gồm hai ancol liên tiếp trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn
toàn 0,53 gam X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch NaOH 0,05M được dung dịch Y
trong đó nồng độ của N aOH là 0,025M (giả sử thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể). Tên gọi của hai
ancol là
<b>A. etanol và propan-2-ol. </b> <b>B. propan-2-ol và butan-2-ol. </b>
<b>C. propan-1-ol và butan-2-ol. </b> <b>D. propan-2-ol và butan-1-ol. </b>
<b>Câu 23. Cho 7,8 ga</b>m hỗn hợp hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 4,6
gam Na được 12,25 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của hai ancol là
<b>A. CH</b>R3ROH và CR2RHR5ROH. <b>B. C</b>R2RHR5ROH và CR3RHR7ROH.
<b>C. C</b>R3RHR5OH và CR R4RHR7ROH. <b>D. C</b>R3RHR7ROH và CR4RHR9ROH.
<b>Câu 24. 13,8 gam ancol X tác </b>dụng với Na dư giải phóng 5,04 lít HR2R ở đktc, biết MX < 100. X có công
thức cấu tạo thu gọn là
<b>Câu 25. X là </b>hợp chất có cơng thức phân tử CR7RHR8ROR2R. Cho 1 lượng X tác dụng với Na dư cho a mol H2.
Mặt khác để trung hịa lượng X trên cần a mol NaOH. Cơng thức cấu tạo thu gọn của X là
<b>A. C</b>R6RHR7RCOOH. <b>B. HOC</b>R6RHR4RCHR2ROH.
<b>C. CH</b>R3ROCR6RHR4ROH. <b>D. CH</b>R3RCR6RHR3R(OH)R2R.
<b>Câu 26. </b>Khi đốt cháy 0,05 mol A (dẫn xuất benzen ) thu được dưới 17,6 gam COR2R. Biết 1 mol A phản ứng
vừa đủ với 1 mol NaOH hoặc với 2 mol Na. A có CTCT thu gọn là
<b>A. CH</b>R3RCR6RHR4ROH. <b>B. CH</b>R3ROCR6RHR4ROH.
<b>C. HOC</b>R6RHR4RCHR2ROH. <b>D.C</b>R6RHR4R(OH)R2R.
<b>Câu 27. Ancol A tác </b>dụng với Na dư cho số mol HR2R bằng số mol A đã dùng. Đốt cháy hoàn toàn A được
mRCO2
R = 1,833m
RH2OR. A có cấu tạo thu gọn là
<b>A. C</b>R2RHR4R(OH)R2R. <b>B. C</b>R3RHR6R(OH)R2R. <b>C. C</b>R3RHR5R(OH)R3R. <b>D. </b>
CR4RHR8R(OH)R2R.
<b>Câu 28. Cho </b>hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn
toàn hỗn hợp X, thu được COR2R và HR2RO có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Hai ancol đó là
<b>A. C</b>R3RHR5R(OH)R3R và CR4RHR7R(OH)R3R. <b>B. C</b>R2RHR5ROH và CR4RHR9ROH.
<b>C. C</b>R2RHR4R(OH)R2R và CR4RHR8R(OH)R2R. <b>D. C</b>R2RHR4R(OH)R2R và CR3RHR6R(OH)R2R.
<b>Câu 29. </b>Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol X no, mạch hở cần vừa đủ 17,92 lít khí OR2R (ở đktc).
Mặt khác, nếu cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)R2R thì tạo thành dung dịch có màu xanh
lam. Giá trị của m và tên gọi của X là
<b>A. 9,8; propan-1,2-</b>điol. <b>B. 4,9; propan-1,2-</b>điol.
<b>C. 4,9; propan-1,3-</b>điol. <b>D. 4,9; glixerol. </b>
<b>Câu 30. Cho 12,8 gam d</b>ung dịch ancol A (trong nước) có nồng độ 71,875% tác dụng với lượng Na dư thu
được 5,6 lít khí (đktc). Công thức của ancol A là
<b>A. CH</b>R3ROH. <b>B. C</b>R2RHR4R(OH)R2R. <b>C. C</b>R3RHR5R(OH)R3R. <b>D. C</b>R4RHR7ROH.
<b>Câu 31. Cho Na tác </b>dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức X, Y, Z thấy thoát ra 0,336 lít
khí HR2R (đkc). Khối lượng muối natri ancolat thu được là
<b>A. 2,4 gam. </b> <b>B. 1,9 gam. </b> <b>C. 2,85 gam. </b> <b>D. 3,8 gam. </b>
<b>Câu 32. Cho m gam anc</b>ol đơn chức, no, mạch hở qua bình đựng CuO (dư) nung nóng. Sau khi phản ứng
xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp thu được có tỉ khối hơi đối với HR2R
là 19. Giá trị m là
<b>A. 1,48 gam. </b> <b>B. 1,2 gam. </b> <b>C. 0,92 gam. </b> <b>D. 0,64 gam. </b>
<b>Câu 33. </b>Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol CHR3ROH và 0,2 mol CR2RHR5ROH với HR2RSOR4R đặc ở 140P
o
PC, khối
lượng ete thu được là
<b>A. 12,4 gam. </b> <b>B. 7 gam. </b> <b>C. 9,7 gam. </b> <b>D. 15,1 gam. </b>
<b>Câu 34. </b>Đun nóng V (ml) ancol etylic 95P
o
P
với HR2RSOR4R đặc ở 170P
o
P
C được 3,36 lít khí etilen (đktc). Biết
hiệu suất phản ứng là 60% và ancol etylic nguyên chất có d = 0,8 g/ml. Giá trị của V (ml) là
<b>Câu 35. Oxi hóa 4 gam anc</b>ol đơn chức X bằng oxi khơng khí (có xúc tác và đun nóng) thu được 5,6 gam
hỗn hợp anđehit, ancol dư và nước. X có cấu tạo thu gọn là
<b>A. CH</b>R3ROH. <b>B. C</b>R2RHR5ROH. <b>C. C</b>R3RHR5ROH. <b>D. C</b>R3RHR7ROH.
<b>Câu 36. D</b>ẫn hơi CR2RHR5ROH qua ống đựng CuO nung nóng được hỗn hợp X gồm anđehit, ancol dư và nước.
<b>A. 13,8 gam </b> <b>B. 27,6 gam. </b> <b>C. 18,4 gam. </b> <b>D. 23,52 gam. </b>
<b>Câu 37*. Khi </b>đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí
COR2R (ở đktc) và a gam HR2RO. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là
<b>A. m = 2a - V/22,4. </b> <b>B. m = 2a - V/11,2. </b>
<b>C. m = a + V/5,6. </b> <b>D. m = a - V/5,6. </b>
<b>Câu 38. </b>Lên men một lượng glucozơ khí COR2R sinh ra khi hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)R2R dư tạo được
40g kết tủa. Khối lượng ancol etylic thu được là
<b>A. 18,4 gam. </b> <b>B. 16,8 gam. </b> <b>C. 16,4 gam. </b> <b>D. 17,4 gam. </b>
<b>Câu 39. Cho m ga</b>m tinh bột lên men thành CR2RHR5ROH với hiệu suất 81%, hấp thụ hết lượng COR2R sinh ra vào
dung dịch Ca(OH)R2R được 55 gam kết tủa và dung dịch X. Đun nóng dung dịch X lại có 10 gam kết tủa nữa.
Giá trị m là
<b>A. 75 gam. </b> <b>B. 125 gam. </b> <b>C. 150 gam. </b> <b>D. 225 gam. </b>
<b>Câu 40. X là </b>hỗn hợp gồm phenol và metanol. Đốt cháy hoàn toàn X được nRCO2
R
= nRH2OR. Vậy thành phần
phần trăm theo khối lượng của metanol trong X là
<b>A. 25%. </b> <b>B. 59,5%. </b> <b>C. 50,5%. </b> <b>D. 20%. </b>
<i><b>2.2</b><b>.3.10. Hệ thống bài tập Anđehit – Xeton (Lưu trong CD) </b></i>
<i><b>2.2</b><b>.3.11. Hệ thống bài tập Axit cacboxylic (Lưu trong CD) </b></i>
<i><b>2.2</b><b>.3.12. Hệ thống bài tập phần Dẫn xuất hiđrocacbon (Lưu trong CD) </b></i>
<b>2.3. SỬ DỤNG HỆ THỐNG LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP HĨA HỌC HỮU CƠ LỚP 11 </b>
<b>2.3.1. Sử dụng hệ thống lí thuyết </b>
Để sử dụng hệ thống lí thuyết Hóa học Hữu cơ lớp 11 đạt hiệu quả cao cần chú ý những điểm
sau:
<i><b> 2.3</b><b>.1.1. Xác định và nhấn mạnh trọng tâm kiến thức cần truyền đạt </b></i>
Xác định đúng trọng tâm của kiến thức cần truyền đạt sẽ giúp cho giáo viên xác định được
phương pháp giảng dạy phù hợp.
Vd1: Để giảng dạy nội dung lí thuyết bài ankan. Ta xác định đây là loại bài truyền thụ kiến thức
mới về cấu tạo chất. Và đây cũng là bài nghiên cứu đầu tiên về một dãy đồng đẳng, bài này sẽ là nền
tảng để xây dựng các bài tiếp theo. Trọng tâm của ankan có 3 phần:
- Phần 1: là phần đồng đẳng, đồng phân, danh pháp. Nội dung phần 1 này đã được trang bị
<i>kiến thức ở bài 27 Phân loại và gọi tên hợp chất hữu cơ và bài 30 Cấu trúc phân tử hợp chất hữu </i>
<i>cơ. Do đó phương pháp dạy nội dung kiến thức này thường là phương pháp đàm thoại gợi mở. </i>
- Phần 2: là phần tính chất hóa học. Đây là kiến thức mới đối với học sinh do đó phương
- Phần 3: là phần điều chế. Đây cũng là phần kiến thức mới đối với học sinh và phương pháp
giảng dạy chủ yếu là phương pháp diễn giảng kết hợp với nghiên cứu sách giáo khoa.
Vd2: Để giảng dạy nội dung lí thuyết bài anken. Ta nhận thấy đây cũng là loại bài truyền thụ kiến
thức mới về cấu tạo chất. Bài này được dạy sau khi đã học xong dãy đồng đẳng của ankan và xiclo
ankan. Do đó nội dung bài anken cũng được kế thừa từ 2 bài trên. Giáo viên cần nhấn mạnh cấu trúc
bài anken được xây dựng tương tự bài ankan và xiclo ankan cũng gồm 3 phần đó là phần đồng đẳng,
đồng phân, danh pháp; phần tính chất hóa học và phần điều chế. Vì vậy phương pháp chủ yếu để
giảng dạy nội dung này là đàm thoại kết hợp với so sánh. Trọng tâm ở bài này là giúp học sinh phân
biệt được sự khác nhau trong cấu tạo của ankan và anken, và nhận ra được sự khác nhau về cấu tạo
đã dẫn đến tính chất hóa học của ankan và anken khác nhau.
<i><b> 2.3</b><b>.1.2. Xác định đúng năng lực đối tượng cần truyền đạt </b></i>
Xác định đúng năng lực đối tượng cần truyền đạt là yếu tố quyết định thành công trong việc
truyền thụ kiến thức. Ta cần nắm rõ được năng lực của học sinh để chọn phương pháp truyền đạt
phù hợp.
- Đối với học sinh giỏi thì phương pháp nên sử dụng là đàm thoại nêu vấn đề. Vd: Trong
phản ứng thế giữa Brom với propan ta thu được 1-brompropan (chiếm 3%) còn 2-propan(chiếm
97%). Em hãy rút ra quy tắc thế của brom vào ankan. Em hãy viết phản ứng thế giữa 2-metylbutan
với brom và cho biết sản phẩm nào là sản phẩm chính
Vd: Trong phản ứng thế giữa brom và ankan thì brom hầu như chỉ thế vào H ở cacbon bậc cao. Vậy
khi cho brom phản ứng với propan ta thu được sản phẩm nào là sản phẩm chính, sản phẩm nào là
sản phẩm phụ. Em hãy xác định sản phẩm chính khi cho 2-metylbutan tác dụng với brom.
- Đối với học sinh trung bình và yếu thì nên sử dụng phương pháp diễn giảng kết hợp với
Vd: Trong phản ứng thế giữa brom và ankan thì brom hầu như chỉ thế vào H ở cacbon bậc cao. Em
hãy quan sát phản ứng giữa brom và propan và cho biết trong bậc cacbon trong phân tử propan. Em
hãy xác định bậc cacbon trong phân tử 2-metylbutan, dựa vào quy tắc thế của brom vào ankan hãy
xác định sản phẩm nào là sản phẩm chính.
<i><b> 2.3.1.3</b><b>. Kết hợp lí thuyết với bài tập để khắc sâu kiến thức </b></i>
Kiến thức nếu không được vận dụng sẽ rất mau quên, do đó việc kết hợp giữa việc dạy kiến
thức với bài tập vận dụng không chỉ giúp học sinh nhớ kiến thức lâu hơn mà còn giúp học sinh hiểu
rõ kiến thức và biết cách áp dụng kiến thức vào việc giải quyết các bài tập.
Để giúp học sinh ơn tập phần lí thuyết Hóa học Hữu cơ thì thường sử dụng các dạng bài tập
sau:
- Dạng bài tập viết đồng phân và gọi tên các đồng phân: Dạng bài tập này sẽ giúp học sinh
vận dụng phương pháp viết đồng phân và phương pháp gọi tên các chất đã được học trong phần
đồng đẳng, đồng phân, danh pháp.
- Dạng bài tập hoàn thành chuỗi phản ứng và hoàn thành phản ứng: Dạng bài tập này sẽ giúp
học sinh nắm được phần tính chất hóa học và điều chế.
- Bên cạnh đó các dạng bài tập nhận biết, so sánh cấu trúc của các hợp chất hữu cơ sẽ giúp
học sinh hiểu rõ tính chất hóa học của các hợp chất hữu cơ.
- Các bài tập tính tốn giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào việc giải quyết các
bài tốn. Bên cạnh đó cịn giúp học sinh rèn luyện các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so
sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa …
<i><b> 2.3.1.4. </b><b>Giúp học sinh một số phương pháp ghi nhớ hiệu quả </b></i>
Nội dung kiến thức thì nhiều mà khả năng nhớ thì có giới hạn, do đó một số kiến thức được
khái quát thành những quy luật đơn giản giúp học sinh nhớ lâu hơn. Vd1: Để giúp học sinh làm tốt
bài tập nhận biết giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành các bước sau:
- Bước 1: Phân tích cấu tạo của các hợp chất hữu cơ trong bài tập nhận biết xem các hợp chất
đó có những loại nhóm chức nào.
- Bước 2: So sánh điểm giống và điểm khác nhau của các hợp chất kết hợp sử dụng bảng sau
đây để nhận biết.
<b>Chất </b> <b>Thuốc thử </b> <b>Hiện tượng </b>
Axit Quỳ tím Làm quỳ tím hóa đỏ
Anđehit
-dd AgNOR3R/NHR3
-Cu(OH)R2R/OHP
-P
,tP
o
-dd brom
Xuất hiện kết tủa Ag
Xuất hiện kết tủa đỏ gạch
Mất màu dung dịch brom
Phenol dd Brom Xuất hiện kết tủa trắng
Glixerol và etilenglicol Cu(OH)R2Rở đk thường
Làm tan kết tủa Cu(OH)R2R tạo
dung dịch màu xanh lam
Ancol đơn chức Natri Xuất hiện khí HR2
Ankyl benzen
- Stiren
- Toluen
Dd brom
Dd KMnOR4R/tP
o
Mất màu brom
Mất màu dd KMnOR4R
Ankin Dd AgNOR3R/NHR3 Kết tủa vàng
Anken Dd Brom Mất màu dd brom
Xeton
Dx Halogen
Benzen
Ankan
Là những chất còn lại sau cùng.
Vd2: Để giúp học sinh so sánh nhiệt độ sơi và nhiệt độ nóng chảy của các hợp chất hữu cơ. Giáo
viên đưa ra cho học sinh một số lưu ý sau:
- Khối lượng phân tử của chất hữu cơ càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao.
- Đối vối những hợp chất hữu cơ có phân tử khối gần bằng nhau thì dựa vào độ bền của liên
kết hiđro.
- Nếu khó nhớ độ bền liên kết hiđro có thể sử dụng công thức kinh nghiệm sau:
<i><b> ete </b></i>
<i><b>Amino axit > axit > ancol > amin > andehit, xeton > Dx halogen > hiđrocacbon </b></i>
<i><b> </b></i> <i><b> este </b></i>
Vd3: Để giúp học sinh so sánh độ tan của các hợp chất hữu cơ. Giáo viên đưa ra cho học sinh một
số lưu ý như sau:
- Khối lượng phân tử của hợp chất hữu cơ càng lớn thì độ tan càng giảm.
- Các axit, ancol, amin, amino axit có 1,2 cacbon thì tan hồn tồn trong nước.
- Các axit, ancol, amin, amino axit có số cacbon từ 3C trở lên thì dựa vào độ bền liên kết
hiđro, hoặc có thể sử dụng cơng thức kinh nghiệm sau:
<i><b>Amino axit > axit > ancol > amin </b></i>
<i><b>Một trong những điểm mà học sinh cần lưu ý khi học Hóa học Hữu cơ là “cơng thức cấu tạo </b></i>
<i><b>sẽ quyết định tính chất hóa học” </b></i>
Vd: Vinyl axetylen có CTCT là CH≡C-CH=CHR2Rta nhận thấy có 1 liên kết đôi và 1 liên kết 3. Vậy
vinyl axetylen có tính chất của anken và ankin. Hoặc axit acrylic (CHR2R=CH-COOH) sẽ có tính chất
của anken và tính chất của axit.
<i><b> 2.3</b><b>.1.5. Thường xuyên kiểm tra bài cũ </b></i>
Một số giáo viên cho rằng việc kiểm tra bài cũ thường tốn nhiều thời gian, không cần thiết
phải kiểm tra bài cũ thay vào đó thời gian dư ra dành hồn tồn cho bài học. Quan niệm đó là chưa
chính xác, kiểm tra bài cũ khơng chỉ giúp giáo viên đánh giá được sự tiếp thu kiến thức của học sinh
qua mỗi bài học mà còn là động lực cho học sinh phải học bài. Hệ thống lí thuyết dù tốt như thế nào
mà học sinh khơng học thuộc thì cũng khơng có tác dụng. Do đó thường xuyên kiểm tra bài cũ là
một giải pháp không thể thiếu nhằm giúp học sinh sử dụng hiệu quả hệ thống lí thuyết đã học.
<i><b> 2.3</b><b>.1.6. Cho điểm thưởng và điểm phạt hợp lí </b></i>
Điểm là một công cụ giúp giáo viên đánh giá được sự tiếp thu của học sinh qua các bài giảng.
Điểm còn giúp học sinh kiểm tra được kết quả học tập của mình. Học sinh thường thích học những
mơn học mà các em đó đạt điểm cao. Do đó điểm thưởng là một nguồn động viên giúp học sinh cố
Để sử dụng hiệu quả hệ thống lí thuyết thì chúng tơi thường kết hợp việc kiểm tra kiến thức
của học trò với điểm thưởng. Khi học sinh trả lời được một câu hỏi tổng hợp, câu hỏi khó thì chúng
tơi sẽ cho học sinh được 1 điểm cộng. Điểm cộng này sẽ cộng vào điểm kiểm tra miệng.
Tuy nhiên có điểm thưởng thì sẽ có điểm phạt, ở mỗi trường hợp quên các kiến thức cơ bản
thì học sinh sẽ nhận điểm trừ, mỗi một lỗi sẽ bị trừ 0,5 điểm. Điểm thưởng và điểm phạt có giá trị
khác nhau nhằm khuyến khích học sinh cố gắng học tập, và thể hiện rõ ý định của giáo viên mong
muốn thưởng nhiều hơn là phạt.
<b>2.3.2. Sử dụng hệ thống bài tập </b>
<i><b> 2.3.2.1. Xá</b><b>c định các dạng bài tập điển hình </b></i>
Các dạng bài tập điển hình là những dạng bài tập rèn luyện được các kĩ năng quan trọng cho
học sinh, và đây là các dạng bài tập thường ra trong các đề thi và đề kiểm tra.
Trong phần Hóa học Hữu cơ dạng bài tập điển hình bao gồm:
- Bài tập viết chuỗi phản ứng.
- Bài tập nhận biết.
- Bài tập lập công thức phân tử.
- Bài tập viết đồng phân và gọi tên các chất đồng phân.
- Bài tập từ các dữ kiện ban đầu xác định công thức cấu tạo đúng của một chất hữu cơ.
- Một số bài tập tổng hợp.
<i><b> 2.3</b><b>.2.2. Giải bài tập mẫu và hướng dẫn học sinh giải bài tập tương tự </b></i>
Sau khi phân loại được các dạng bài tập điển hình giáo viên nên tiến hành hướng dẫn học sinh
giải các dạng bài tập đó. Trong q trình hướng dẫn giải các bài tập mẫu giáo viên cần lưu ý một số
vấn đề sau:
- Hướng dẫn học sinh cách phân tích dữ kiện của đề bài.
- Cách vận dụng các dữ kiện vào để giải quyết yêu cầu của bài tập.
- Nhấn mạnh các công thức cơ bản cần nhớ.
- Nên trình bày bài giải rõ ràng và đầy đủ tránh làm vắn tắt gây khó hiểu đối với học sinh.
Vd: Giáo viên tiến hành giải quyết bài tập mẫu sau
<i>Đốt cháy hoàn toàn một ankan thu được 1,12 lit khí CO</i>R<i>2</i>R<i>(ở đktc) và 1,08g nước </i>
<i>a. Tìm CTPT của ankan trên. </i>
<i>b. Tìm CTCT đúng của ankan trên, biết khi cho ankan trên phản ứng với Clo (as,1:1) thì thu </i>
<i>được duy nhất 1 sản phẩm mono clo. </i>
- Hướng dẫn học sinh phân tích dữ kiện: Bài tập trên cho 2 dữ kiện đó là VRCO
2R = 1,12 lit và
mRH
2O
R= 1,08g. Yêu cầu đề bài là tìm CTPT của ankan và tìm CTCT đúng của ankan.
- Cách vận dụng dữ kiện: Ta biết ankan có CTTQ là CRnRHR2n+2R. Mục đích của bài tập là từ 2 dữ
kiện trên xác định được giá trị n.
- Các công thức cơ bản cần nhớ đó là: cơng thức tính số mol
n V
22,4
= và n m
M
=
- Bài giải
a. Số mol của COR2Rvà HR2RO
2
CO
1,12
n 0,05 (mol)
22,4
2
1,08
n 0, 06 (mol)
18
= =
Phương trình phản ứng
CRnRHR2n+2R +
3n + 1
2
OR2R → nCOR2R + (n+1)HR2RO (1)
0,05 0,06
Từ (1) ⇒ n 0,05 n = 5
n + 1 = 0,06 ⇒
Vậy CTPT của ankan trên là CR5RHR12
b. CR5RHR12Rcó 3 đồng phân
CH3 CH2 CH2 CH3
CH3 CH CH2 CH3
CH3
Ankan thỏa mãn điều kiện phản ứng với Clo (as, 1:1) thì thu được duy nhất 1 sản phẩm mono
clo là đồng phân thứ (3).
<i><b> 2.3.2.3. </b><b>Khuyến khích học sinh sử dụng nhiều phương pháp giải bài tập </b></i>
Giải bài tập mẫu cho học sinh là một điều cần thiết, tuy nhiên không nên ép học sinh theo một
khuôn mẫu nhất định mà nên khuyến khích học sinh giải các bài tập theo nhiều phương pháp khác
nhau nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh.
Đối với học sinh khá giỏi, việc khám phá nhiều phương pháp giải bài tập khác nhau là một sự
thích thú, các học sinh khá giỏi thường tự giác trong việc học tập và nghiên cứu. Nhưng các học
sinh trung bình và yếu thì thường thụ động trong việc giải quyết các bài tập, các em thường nhút
nhát và không tự tin trong việc đưa ra các phương pháp giải của mình. Để khuyến khích học sinh
phát huy tính tích cực, năng động giáo viên lưu ý một số điểm sau:
- Khen ngợi và trình bày phương pháp giải đúng của các em trước lớp.
- Cho điểm thưởng nếu các em đưa ra phương pháp giải hay.
- Nên lắng nghe các em trình bày phương pháp giải, khen những chỗ đúng và chỉ ra những
- Tổng hợp các phương pháp giải của các em trên lớp và chỉ ra phương pháp giải tốt nhất để
giải quyết loại bài tập trên.
CH<sub>3</sub> C CH<sub>3</sub>
CH3
<i><b> 2.3.2.4. </b><b>Sử dụng bài tập “chạy” kích thích tính tích cực của học sinh </b></i>
Bài tập “chạy” là một hình thức cho học sinh giải bài tập. Tuy nhiên điểm khác cơ bản giữa
giải bài tập “chạy” và giải bài tập thông thường là bài tập “chạy” sẽ được giáo viên chấm điểm, và
chỉ chấm điểm những học sinh có lời giải sớm nhất. Thường là sẽ chấm từ 3 đến 5 học sinh có lời
giải sớm.
Bài tập “chạy” có tác dụng kích thích tính tích cực của học sinh, hầu hết các học sinh ở độ tuổi
thanh niên thường có tính ganh đua cao nhằm khẳng định mình. Việc học sinh có được lời giải sớm
và được chấm điểm cao sẽ giúp học sinh có thái độ hăng hái học tập. Bài tập “chạy” còn giúp học
sinh rèn luyện kĩ năng tư duy nhanh chóng và chính xác.
<i><b> 2.3.2.5</b><b>. Chốt lại phương pháp giải các dạng bài tập cuối tiết học </b></i>
Khi các em được học các phương pháp giải khác nhau của các loại bài tập giáo viên cần chốt
lại phương pháp chung để giải quyết các dạng bài tập vào thời điểm cuối tiết học. Việc chốt lại các
phương pháp giúp cho các em có cái nhìn tổng quát về từng kiểu bài từng dạng bài từ đó đưa ra
những phán đốn thích hợp khi gặp các bài tập tương tự. Ngoài ra, nắm được phương pháp chung
còn giúp các em sáng tạo được các phương pháp giải nhanh hơn, hay hơn và chính xác hơn.
<i><b>Phương pháp chung để giải bài tập hóa học là: “Từ các dữ kiện đã cho ở đề bài kết hợp với </b></i>
<i><b>lí thuyết đã học tiến hành thực hiện các yêu cầu của bài tập”. Ta nhận thấy phương pháp chung </b></i>
này được thực hiện qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn một: Phân tích các dữ kiện đã cho ở đề bài.
- Giai đoạn hai: Kết hợp với các lí thuyết đã được học.
- Giai đoạn ba: Thực hiện các yêu cầu của bài tập.
Vd1: Để giải quyết bài tốn hồn thành chuỗi phản ứng
CHR2R=CHR2R→CHR3R-CHR2R-OH→CHR3RCHO→CHR3RCOOH→CHR3RCOONa
- Giai đoạn 1: Phân tích phản ứng thứ nhất từ CHR2R=CHR2R thành CHR3R-CHR2R-OH ta nhận thấy
sản phẩm hơn tác chất 1 phân tử HR2RO.
- Giai đoạn 2: Theo lí thuyết đã học thì anken cho phản ứng cộng nước tạo ancol.
- Giai đoạn 3: Hoàn thành phản ứng
CHR2R=CHR2R + HR2RO
+ o
H ,t
→ CHR3R-CHR2R-OH
Cứ tiếp tục tiến hành phân tích như thế ta giải quyết được bài tập chuỗi phản ứng.
Vd2: Để giải quyết bài tập tính tốn
Khi đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam ankan X thu được 5,6 lít COR2R(đktc). Xác định cơng thức phân
tử của X.
- Giai đoạn 1: Đề bài đã cho 2 dữ kiện mRXR = 3,6g; VRCO
- Giai đoạn 2: theo lý thuyết đã học học sinh có thể viết được phương trình đốt cháy của
ankan. Để tìm được CTPT của ankan cần tìm được n trong CTTQ CRnRHR2n+2R. Để tìm được n cần tìm
được KLPT của ankan (MRXR). Để tìm MRxR cần tìm được số mol của ankan (nRXR). Để tìm nRXR thì từ số
mol của COR2Rtrên phương trình phản ứng suy ra số mol của ankan. Mà số mol COR2Rcó thể tính được
<i><b>từ dữ kiện của đề bài. Quá trình phân tích như trên gọi là “phân tích ngược”. Từ yêu cầu của đề bài </b></i>
phân tích dẫn ra được dữ kiện của đề bài đã cho.
<b>2.4. MỘT SỐ GIÁO ÁN SỬ DỤNG HỆ THỐNG LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP MỚI XÂY </b>
<b>DỰNG </b>
<b>2.4.1. Giáo án bài Ankan </b>
<b>I. MỤC TIÊU BÀI HỌC </b>
<b>1.Về kiến thức </b>
- Học sinh biết:
+ Công thức tổng quát của dãy đồng đẳng ankan.
+ Gọi tên các ankan có mạch chính không quá 10 nguyên tử cacbon.
+ Phương pháp điều chế và ứng dụng của ankan.
- Học sinh hiểu:
+ Tính chất hóa học đặc trưng của ankan.
+ Cách xác định hướng thế của halogen vào phân tử ankan.
<b>2. Về kỹ năng </b>
- Viết công thức cấu tạo của các đồng phân.
- Từ công thức cấu tạo của ankan gọi được tên của ankan đó và ngược lại từ tên của ankan viết được
cơng thức cấu tạo của ankan đó.
- Viết được các phương trình phản ứng thể hiện tính chất hóa học của ankan.
- Viết được các phương trình điều chế ankan.
<b>II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC </b>
- Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Sử dụng hệ thống kiến thức bài Ankan trong hệ thống lí thuyết để gợi mở và củng cố.
- Sử dụng hệ thống bài tập Ankan để rèn luyện các kĩ năng đề ra ở phần mục tiêu bài học.
<b>III. CHUẨN BỊ </b>
<b>- </b>Mơ hình phân tử dùng để lắp ráp công thức cấu tạo của các ankan.
- Hệ thống lý thuyết và hệ thống bài tập phần ankan.
<b>IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP </b>
<b>1. Ổn định lớp </b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ</b>
Câu 1: Em hãy nêu định nghĩa đồng đẳng, đồng phân. Cho ví dụ.
Câu 2: Em hãy nêu các loại danh pháp hóa học hữu cơ. Phương pháp gọi tên thay thế.
<b>3. Bài mới </b>
<b>Hoạt động của thầy và trò </b> <b>Nội dung ghi bảng </b>
<b>Hoạt động 1: Lập công thức tổng quát </b>
- Giáo viên cho học sinh viết công thức
phân tử của metan.
- Từ định nghĩa đồng đẳng yêu cầu học
sinh viết các đồng đẳng của metan.
<b>I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp </b>
<b>1. Đồng đẳng </b>
- CTTQ: CRnRHR2n+2R (n ≥ 1).
- Từ các đồng đẳng của metan yêu cầu
học sinh rút ra CTTQ của dãy đồng đẳng
metan và bổ sung vào hệ thống lí thuyết.
<b>Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng viết </b>
<b>đồng phân </b>
- Giáo viên nhắc lại phương pháp viết
đồng phân được in sẳn trong hệ thống lí
thuyết.
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết đồng
phân của CR5RHR12R.
- Giáo viên nêu khái niệm bậc cacbon và
yêu cầu học sinh xác định bậc cacbon
của các nguyên tử C trong các đồng
phân.
- Giáo viên yêu cầu học sinh xác định
ankan nào là ankan không phân nhánh và
ankan nào là ankan phân nhánh.
- Giáo viên yêu cầu học sinh rút ra kết
luận về bậc cacbon trong từng loại
ankan.
<b>Hoạt động 3: Rèn luyện kĩ năng gọi tên </b>
<b>ankan </b>
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại
phương pháp gọi tên thay thế.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn
mạch chính, đánh số thứ tự và gọi tên các
đồng phân của CR5RHR12R.
- Giáo viên yêu cầu học sinh giải bài
tập1,2 trong hệ thống bài tập phần ankan.
- Từ bài tập 1 và 2 giáo viên giúp học
sinh làm rõ cách chọn mạch chính, cách
đánh số thứ tự và cách gọi tên theo danh
pháp thay thế một cách chính xác.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh gọi tên
một số ankan theo danh pháp thông
thường.
<b>Hoạt động 4: Củng cố </b>
<i>Dãy đồng đẳng của metan. </i>
<b> </b>
<b>2. Đồng phân </b>
a. Đồng phân mạch cacbon
- Ankan từ CR4RHR10R trở đi có đồng phân cấu
tạo, đó là đồng phân mạch cacbon.
b. Bậc cacbon
- Bậc của một nguyên tử C ở phân tử
ankan bằng số nguyên tử C liên kết trực tiếp
với nó.
- Ankan mà phân tử chỉ chứa C bậc I, C
<i>bậc II là ankan không phân nhánh. </i>
- Ankan mà phân tử có chứa C bậc III
<i>hoặc C bậc IV là ankan phân nhánh. </i>
<b> 3. Danh pháp </b>
a. Ankan không phân nhánh
- <b>Tên mạch chính + an. </b>
Vd: CHR4R<b>: metan; C</b>R2RHR6R<b>: etan; C</b>R3RHR8R<b>: propan... </b>
b. Ankan phân nhánh
- Chọn mạch chính: là mạch dài nhất, có
nhiều nhánh nhất.
- Đánh số thứ tự: ở đầu mạch cacbon gần
nhánh nhất, hay sao cho tổng vị trí nhánh là
nhỏ nhất.
- Gọi tên theo cơng thức
<b>Số chỉ vị trí – tên nhánh Tên mạch chính + an. </b>
<b> Lưu ý: </b>
- Nếu có nhiều nhánh giống nhau thì gộp
vị trí lại thêm số đếm trước tên nhánh.
- Trọng tâm của tiết 1 là: giúp học sinh
+ Nắm được CTTQ của dãy đồng đẳng
ankan.
+ Biết viết CTCT các đồng phân của 1
ankan.
+ Biết gọi tên các đồng phân đó.
- Bài tập về nhà:
+ Bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 139 SGK.
+ Bài 1, 2, 3, 4 phần bài tập trắc
nghiệm.
<b>Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ </b>
1. Em hãy nêu CTTQ của ankan. Viết
các đồng phân có thể có của CR5RHR12R. Gọi
tên các đồng phân đó.
2. Gọi tên các ankan sau:
CH3 C CH2 CH3
C<sub>2</sub>H<sub>5</sub>
CH<sub>3</sub>
CH<sub>3</sub> CH CH CH<sub>3</sub>
C<sub>2</sub>H<sub>5</sub>
CH<sub>3</sub>
3. Viết CTCT của các ankan có tên sau:
a. 2,3-đimetylpentan.
b. isopentan.
c. 3-etyl-2-metylpentan.
<b>Hoạt động 2: Giới thiệu cấu trúc phân </b>
<b>tử ankan </b>
Giáo viên cho học sinh quan sát ảnh sự
hình thành liên kết ở phân tử CHR4R và
CR2RHR6R.
Giáo viên yêu cầu học sinh cho biết trạng
thái lai hóa của các nguyên tử C trong
phân tử ankan.
Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ công
thức phối cảnh của phân tử CHR4R và
CR2RHR6R.
<b>Hoạt động 3: Giới thiệu mơ hình phân </b>
<b>(Hết tiết 1) </b>
<b>(Tiết 2) </b>
<b>II. Cấu trúc phân tử và tính chất vật lí </b>
<b>1. Cấu trúc phân tử ankan </b>
a. Sự hình thành liên kết trong phân tử ankan
- Các nguyên tử ankan ở trạng thái lai hóa
spP
3
P
. Mỗi nguyên tử C nằm ở trung tâm của tứ
diện mà 4 đỉnh là các nguyên tử H hoặc C.
Liên kết C-C và C-H đều là liên kết σ.
b. Cấu trúc không gian của ankan
<i> i. Mơ hình phân tử </i>
<b>tử ankan </b>
Giáo viên cho học sinh quan sát mơ hình
phân tử dạng rỗng và dạng đặc.
Từ mơ hình phân tử dạng rỗng giáo viên
cho học sinh quan sát các cấu dạng xen
kẽ và che khuất của phân tử CR2RHR6R.
Giáo viên lưu ý học sinh cấu dạng xen kẽ
bền hơn cấu dạng che khuất.
<b>Hoạt động 4: Giới thiệu tính chất vật lí </b>
<b>của ankan </b>
Giáo viên cho học sinh quan sát sách
giáo khoa và hướng dẫn học sinh tóm tắt
phần tính chất vật lí.
Giáo viên lưu ý học sinh xác định trạng
thái của các phân tử ankan dựa vào số
lượng C.
Giáo viên cho học sinh quan sát bảng
nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối
lượng riêng của ankan và rút ra kết luận.
<b>Hoạt động 5: Củng cố </b>
- Trọng tâm của tiết 2 là: giúp học sinh
+ Nắm được sự hình thành liên kết
trong phân tử ankan.
+ Nắm được các cấu dạng của ankan.
+ Nắm được tính chất vật lí của ankan.
- Bài tập về nhà:
+ Bài tập 3,4,5 trang 142,143 SGK.
<b>Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ </b>
1. Em hãy biểu diễn cấu dạng che khuất
<b>Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng viết </b>
<b>phản ứng thế </b>
Giáo viên cho học sinh xem mơ phỏng
phản ứng clo hóa ankan.
Giáo viên yêu cầu học sinh viết CTCT
- Các nhóm nguyên tử liên kết với nhau
bởi liên kết đơn C-C có thể quay tương đối tự
do quanh trục liên kết đó tạo ra vơ số cấu dạng
khác nhau.
- Cấu dạng xen kẽ bền hơn cấu dạng che
khuất.
- Các cấu dạng luôn chuyển đổi cho nhau,
không thể cô lập riêng từng cấu dạng được.
<b> 2. Tính chất vật lí </b>
<b> </b>a. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối
lượng riêng.
- Ở điều kiện thường, các ankan từ CR1Rđến
- Phân tử khối ankan tăng thì nhiệt độ sơi,
nhiệt độ nóng chảy tăng.
- Các ankan đều nhẹ hơn nước.
b. Tính tan và mùi
- Ankan không tan trong nước, chúng là
những chất kị nước. Ankan là những dung môi
phân cực và là những chất ưa dầu mỡ.
- Ankan đều là những chất không màu.
- Các ankan từ CR5R – CR10R có mùi xăng. Từ
CR10R – CR16Rcó mùi dầu hỏa.
<b>(Hết tiết 2) </b>
<b>(Tiết 3) </b>
<b>III. Tính chất hóa học </b>
<b> 1. Phản ứng thế </b>
các chất có trong bình phản ứng hình 5.4
trang 144 SGK.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết
phương trình phản ứng thế clo vào
metan.
Giáo viên lấy ví dụ tiếp phản ứng giữa
propan với clo theo tỉ lệ 1:1.
- Trong cấu tạo phân tử propan có 3
nguyên tử C nhưng cho được bao nhiêu
sản phẩm thế mono clo?
- Học sinh trả lời: thu được 2 sản phẩm
thế monoclo.
Giáo viên hướng dẫn học sinh gọi tên 2
sản phẩm và cho biết phần trăm sản
phẩm thu được.
Giáo viên cho học sinh tự viết sản phẩm
brom hóa propan, yêu cầu học sinh gọi
tên sản phẩm và cho biết phần trăm sản
phẩm thu được.
Từ 2 phản ứng halogen hóa propan yêu
<i><b>cầu học sinh rút ra hướng của phản ứng </b></i>
clo hóa và phản ứng brom hóa.
Giáo viên bổ sung phản ứng flo với
ankan và phản ứng của iot với ankan.
Giáo viên hướng dẫn cơ chế phản ứng
clo hóa. Giáo viên nhấn mạnh đây là
phản ứng xảy ra theo cơ chế gốc – dây
chuyền.
<b>Hoạt động 3: Rèn luyện kĩ năng viết </b>
<b>phản ứng tách </b>
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết
phương trình phản ứng tách.
Giáo viên giúp học sinh phân biệt phản
ứng tách gãy liên kết C-H và gãy liên kết
CHR4R + ClR2R → CHR3RCl + HCl
metyl clorua (clometan)
CHR3RCl + ClR2R → CHR2RClR2R + HCl
metylen clorua (điclometan)
CHR2RClR2R + ClR2R → CHClR3R + HCl
clorofom (triclometan)
CHClR3R + ClR2R → CClR4R + HCl
cacbon tetraclorua (tetraclometan)
- Các đồng đẳng của metan cũng cho phản
ứng thế tương tự metan
CHR3R-CHR2R-CHR3R
2
1:1
→+ Cl , as
CHR3R-CHCl-CHR3
2-clopropan (57%)
CHR2RCl-CHR2R-CHR3
1-clopropan (53%)
CHR3R-CHR2R-CHR3R
2
1:1
→+ Br , as
CHR3R-CHBr-CHR3
2-brompropan (97%)
CHR2RBr-CHR2R-CHR3
1-brompropan (3%)
Clo thế H ở cacbon các bậc khác nhau. Brom
hầu như chỉ thế cho H ở nguyên tử cacbon bậc
cao. Flo phản ứng mãnh liệt nên phân hủy
ankan thành C và HF. Iot quá yếu nên không
phản ứng với ankan.
<sub>Cơ chế phản ứng halogen hóa ankan </sub>
- Phản ứng clo hóa và brom hóa ankan xảy
ra theo cơ chế gốc – dây chuyền gồm 3 bước:
Bước khơi mào, bước phát triển dây chuyền và
bước dứt dây chuyền.
<b> 2. Phản ứng tách (gãy liên kết C-C và C-H) </b>
CHR3R-CHR3R
<i>o</i>
t , xt→
CHR2R=CHR2R + HR2R
CHR3RCHR2RCHR2RCHR3R
<i>o</i>
t , xt→
C-C. Phản ứng tách gãy liên kết C-C còn
gọi là phản ứng cracking.
<b>Hoạt động 4: Rèn luyện kĩ năng viết </b>
<b>phản ứng oxi hóa </b>
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết
phương trình phản ứng cháy, giáo viên
hướng dẫn học sinh phương pháp cân
bằng.
Giáo viên lưu ý học sinh số mol của HR2RO
sinh ra lớn hơn số mol COR2R. Và số mol
ankan đúng bằng số mol HR2RO trừ số mol
Giáo viên sử dụng hệ thống lí thuyết
củng cố lại phần tính chất hóa học của
ankan.
<b>Hoạt động 5: Giới thiệu phản ứng điều </b>
<b>chế ankan </b>
Giáo viên cho học sinh nghiên cứu sách
giáo khoa phần điều chế và ứng dụng.
Hướng dẫn học sinh tóm tắt phần điều
chế và ứng dụng.
<b>Hoạt động 6: Củng cố </b>
- Trọng tâm của tiết 3 là: giúp học sinh
+ Biết được tính chất hóa học đặc
trưng của ankan là phản ứng thế.
+ Nắm được cách viết phương trình
phản ứng thế và xác định được hướng thế
brom vào ankan.
+ Biết viết phương trình phản ứng
tách và phản ứng oxi hóa. Cách cân bằng
phản ứng cháy tổng quát.
+ Biết viết phương trình điều chế
metan và các ứng dụng của ankan.
- Bài tập về nhà:
hiđrocacbon khơng no mà cịn bị gãy các liên
kết C-C tạo ra các phân tử nhỏ hơn.
<b>3. Phản ứng oxi hóa </b>
Phương trình tổng qt
CRnRHR2n+2 R+
3n+1
2 O
R
2 R→ nCOR2R + (n+1)HR2RO
Vd: CR3RHR8R + 5OR2 R → 3COR2R + 4HR2RO
Khi có xúc tác thích hợp ankan bị oxi hóa
khơng hồn tồn tạo thành dẫn xuất chứa oxi
CHR4R + OR2R
o
t ,xt
→ HCHO + HR2RO
<b>IV. Điều chế và ứng dụng </b>
<b> a. Trong công nghiệp </b>
Metan và các dãy đồng đẳng được tách từ khí
thiên nhiên và dầu mỏ.
<b> b. Trong phịng thí nghiệm </b>
- Từ natri axetat
CHR3RCOONa + NaOH
CaO
nung
→CHR4R + NaR2RCOR3R
- Từ nhôm cacbua
AlR4RCR3R + 12HR2RO → 3CHR4R + 4Al(OH)R3
<b>2. Ứng dụng </b>
<b> - </b>Làm nhiên liệu, vật liệu.
+ Bài 1,3,4,6 trang 147 SGK
+ Các bài tập còn lại trong phần trắc
nghiệm và tự luận của hệ thống bài tập.
<b>2.4.2. Giáo án bài Anken </b>
<b>I. MỤC TIÊU BÀI HỌC </b>
<b>1.Về kiến thức </b>
- Học sinh biết:
+ Công thức tổng quát của dãy đồng đẳng etilen.
+ Biết cấu trúc không gian của anken.
+ Gọi tên các anken theo danh pháp thay thế và danh pháp thông thường.
+ Biết phương pháp điều chế và ứng dụng của anken.
+ Biết phân biệt anken và ankan bằng phương pháp hóa học
- Học sinh hiểu:
+ Liên hệ giữa cấu tạo với tính chất hóa học của anken.
+ Những anken nào có đồng phân hình học.
+ Cách xác định sản phẩm chính của phản ứng hiđrat hóa và phản ứng cộng với HCl.
<b>2. Về kỹ năng </b>
- Viết công thức cấu tạo của các đồng phân.
- Viết được các phương trình phản ứng thể hiện tính chất hóa học của anken.
- Viết được các phương trình điều chế anken.
<b>II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC </b>
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
- Kết hợp bài học trong sách giáo khoa với hệ thống kiến thức về Anken để củng cố kiến thức cho
học sinh.
- Sử dụng hệ thống bài tập Anken để rèn luyện các kĩ năng đã đề xuất trong phần mục tiêu bài học.
<b>III. CHUẨN BỊ </b>
<b>- </b>Mơ hình phân tử về đồng phân hình học của but-2-en.
- Thí nghiệm điều chế etylen.
- Thí nghiệm etylen làm mất màu dung dịch brom.
- Hệ thống lý thuyết và hệ thống bài tập phần anken.
<b>IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP </b>
<b>1. Ổn định lớp </b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ</b>
- Câu 1: Em hãy so sánh tính chất hóa học của xicloankan với ankan.
- Câu 2: Hồn thành phương trình phản ứng sau:
b. Xiclo hexan + BrR2R
<b>3. Bài mới </b>
<b>Hoạt động của thầy và trò </b> <b>Nội dung ghi bảng </b>
<b>Hoạt động 1: Lập công thức tổng quát </b>
<b>anken </b>
Giáo viên nêu định nghĩa anken là một
hiđro cacbon không no mạch hở mà cấu
tạo có một liên kết đôi.
Giáo viên nhắc cho học sinh một hợp chất
đã được học ở lớp 9 là etilen trong cấu tạo
có 1 liên kết đơi. Từ đó u cầu học sinh
xác định các đồng đẳng kế tiếp.
Từ các đồng đẳng của etilen giáo viên yêu
cầu học sinh xác định CTTQ của anken.
Giáo viên hướng dẫn học sinh gọi tên các
anken theo danh pháp thông thường.
<b>Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng gọi tên </b>
<b>anken </b>
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách xác
định mạch chính, cách đánh số thứ tự và
cách gọi tên các anken theo danh pháp
thay thế.
Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh với
phương pháp gọi tên của ankan. Điểm gì
giống, điểm gì khác.
Từ đó bổ sung nội dung bài học vào phần
<b>Hoạt động 3: Giới thiệu cấu trúc phân </b>
<b>tử anken </b>
Giáo viên sử dụng mơ hình phân tử
but-2-en u cầu học sinh xác định trạng thái lai
hóa của 2 nguyên tử C=C.
Giáo viên nhắc lại sự xen phủ trục và sự
xen phủ bên, và giúp học sinh phân biệt
sự khác nhau giữa liên kết σ và liên kết π.
Giáo viên nêu một số đặc điểm của liên
<b>I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp </b>
<b>1. Dãy đồng đẳng và tên thông thường của </b>
<b>anken </b>
- CTTQ: CRnRHR2nR(n ≥ 2)
Vd: CR2RHR4R, CR3RHR6R, CR4RHR8R, CR5RHR0R …
Tên thông thường của anken
<b> Tên mạch chính + ilen </b>
Vd: CHR2R=CHR2R<b> etilen; CH</b>R2R=CH-CHR3R<b> propilen </b>
Chúng hợp thành dãy đồng đẳng gọi là dãy đồng
đẳng của etilen.
<b>2. Tên thay thế </b>
- Chọn mạch chính: là mạch dài nhất, có
nhiều nhánh nhất và có chứa liên kết đôi.
- Đánh số thứ tự: ở đầu mạch cacbon gần nối
đôi nhất.
- Gọi tên theo công thức
<b>Số chỉ vị trí – tên nhánh Tên mạch chính–số </b>
chỉ nối đơi–en
Vd: CHR2R=CH-CHR2R-CHR3R: but-1-en
<b> </b>
<b>3. Cấu trúc và đồng phân </b>
<b> a. Cấu trúc </b>
- Hai nguyên tử C mang liên kết đôi ở trạng
thái lai hóa spP
2
P
.
kết π.
<b>Hoạt động 4: Rèn luyện kĩ năng viết </b>
<b>đồng phân anken </b>
Giáo viên giới thiệu phương pháp viết
đồng phân của anken.
Giáo viên nhấn mạnh anken bên cạnh có
đồng phân mạch cacbon cịn có đồng phân
vị trí liên kết đơi do đó số đồng phân của
anken nhiều hơn so với ankan có cùng số
cacbon.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại điều
kiện để có đồng phân lập thể.
Từ mơ hình phân tử but-2-en giáo viên
biểu diễn đồng phân cis và đồng phân
trans. Từ mơ hình trực quan giúp học sinh
nắm được phương pháp viết đồng phân
hình học và điều kiện để có đồng phân
hình học.
<b>Hoạt động 5: Củng cố </b>
- Trọng tâm của tiết 1 là: giúp học sinh
+ Nắm được CTTQ của anken.
+ Biết gọi tên các anken theo danh
pháp thông thường và danh pháp thay thế.
+ Nắm được phương pháp viết đồng
phân của các anken.
+ Nắm được cách xác định đồng phân
hình học và gọi tên các đồng phân hình
học.
- Bài tập về nhà:
+ Bài 1,3 trang 158 SGK.
+ Bài 1,2,3 phần bài tập tự luận.
+ Bài 1 → 10 phần bài tập trắc nghiệm
trong hệ thống bài tập.
<b>Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ </b>
Viết các đồng phân của anken CR5RHR12R (kể
cả đồng phân hình học) và gọi tên các
anken theo danh pháp thay thế.
- Liên kết π được tạo thành do sự xen phủ
bên nên kém bền hơn so với liên kết σ.
- Hai nhóm nguyên tử liên kết với C=C
không quay tự do quanh trục liên kết do sự cản
trở của liên kết π.
<b> b. Đồng phân </b>
<i> i. Đồng phân cấu tạo </i>
- Anken từ CR4R trở lên có đồng phân mạch
cacbon và đồng phân vị trí liên kết đơi.
Vd: SGK trang 157
<i> ii. Đồng phân hình học </i>
- Anken abC=Cde có a ≠ b và d ≠ e thì có
đồng phân hình học.
- Nếu mạch chính nằm cùng một phía của
liên kết C=C thì gọi là đồng phân cis. Nếu mạch
chính nằm ở hai phía khác nhau của liên kết C=C
thì gọi là đồng phân trans.
<b>Hoạt động 2: Giới thiệu tính chất vật lí </b>
<b>anken </b>
Giáo viên cho học sinh dựa vào bảng 6.1
trang 159 SGK so sánh tính chất vật lí của
anken với ankan và rút ra nhận xét về tính
chất vật lí của anken.
<b>Hoạt động 3: Nhấn mạnh tính chất hóa </b>
<b>học đặc trưng của anken </b>
Giáo viên nhấn mạnh liên kết π là trung
tâm gây ra phản ứng đặc trưng của anken.
Làm cho anken có các phản ứng hóa học
đặc trưng là phản ứng cộng, phản ứng
trùng hợp và phản ứng oxi hóa.
Giáo viên chỉ cho học sinh cách ghi
phương trình tổng quát. RR1R,RR2,RR R3R,RR4R là kí
hiệu của các gốc hiđrocacbon.
Giáo viên viết mẫu phương trình phản ứng
cộng hiđro yêu cầu học sinh áp dụng viết
phương trình phản ứng của anken với
halogen.
Giáo viên biểu diễn thí nghiệm phản ứng
giữa etilen với dung dịch brom.
Giáo viên lưu ý học sinh phản ứng giữa
anken với dung dịch brom có thể được
dùng để nhận biết anken với ankan.
<b>(Tiết 2) </b>
<b>II. Tính chất vật lí </b>
<b>1. Nhiệt độ sơi, nhiệt độ nóng chảy và khối </b>
<b>lượng riêng </b>
- Ở điều kiện thường, các anken từ CR2R đến
CR4Rlà chất khí.
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng theo
khối lượng mol phân tử.
- Các anken đều nhẹ hơn nước.
<b> 2. Tính tan và màu sắc </b>
- Anken và dầu mỡ hòa tan tốt lẫn nhau.
Anken hầu như không tan trong nước và là
những chất khơng màu.
<b>III. Tính chất hóa học </b>
<i>Liên kết π ở nối đơi anken kém bền vững dễ bị </i>
<i>đứt tạo thành liên kết σ. Do đó liên kết đơi C=C </i>
<i>là trung tâm phản ứng gây ra những tính chất </i>
<i>hóa học đặc trưng cho anken. </i>
<b>1. Phản ứng cộng </b>
a. Phản ứng cộng hiđro (phản ứng hiđro hóa)
CHR2R=CHR2R + HR2R
xt,t<i>o</i>
→ CHR3R-CHR3R
RR1RRR2RC=CRR3RRR4 R+HR2R
xt,t<i>o</i>
→RR1RR2RRCH-CHRR3RRR4
b. Phản ứng cộng halogen (phản ứng halogen
hóa)
- Với clo
<b>Hoạt động 4: Rèn luyện kĩ năng viết </b>
<b>phản ứng cộng </b>
Giáo viên cho 2 ví dụ:
Etilen + HCl
Propilen + HCl
Giáo viên yêu cầu học sinh xác định các
sản phẩm tạo thành và rút ra kết luận về
số sản phẩm cộng giữa anken và các tác
nhân cộng.
Giáo viên cho biết sản phẩm nào là sản
phẩm chính.
Tương tự như vậy yêu cầu học sinh viết
phản ứng giữa etlien và propilen với HR2RO.
<b>Hoạt động 5: Rèn luyện kĩ năng viết </b>
<b>phản ứng trùng hợp </b>
Giáo viên nêu khái niệm phản ứng trùng
hợp và hướng dẫn học sinh viết phương
trình trùng hợp etilen.
Tương tự như vậy giáo viên hướng dẫn
học sinh viết phản ứng trùng hợp của
propilen.
Yêu cầu học sinh rút ra phương pháp viết
phản ứng trùng hợp cho anken.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách gọi
tên các polime.
<b>Hoạt động 6: Rèn luyện kĩ năng viết </b>
<b>phản ứng oxi hóa </b>
Giáo viên biểu diễn phản ứng giữa etilen
với dung dịch KMnOR4R.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết
phương trình phản ứng etilen và KMnOR4R.
CHR3RCH=CHCHR3R+ClR2R→ CHR3RCHCl-CHClCHR3
- Với brom: anken làm mất màu dung dịch
brom
CHR2R=CHR2R + BrR2R→ CHR2RBr–CHR2RBr
CHR3RCH=CHCHR3R+BrR2R→CHR3RCHBr-CHBrCHR3
Phản ứng này thường được dùng để nhận biết
anken.
- Với axit
CHR2R=CHR2R + H-ClR(khí)R→ CHR3R-CHR2R-Cl
CHR2R=CHCHR3R+ HCl → CHR3RCHClCHR3R (spc)
CHR2RClCHR2RCHR3R (spp)
- Với HR2RO
CHR2R=CHR2R + HR2RO
H ,t+ <i>o</i>
→ CHR3R-CHR2R-OH
CHR2R=CHCHR3R + HR2RO
H ,t+ <i>o</i>
→
CHR3RCH(OH)CHR3R
(spc)
CHR2R(OH)CHR2RCHR3R
(spp)
<i><b>Quy tắc cộng Mac-côp-nhi-côp </b></i>
Trong phản ứng cộng axit hoặc nước vào liên kết
C=C của anken, phần mang điện tích dương ưu
tiên cộng vào C mang nhiều H hơn, phần mang
điện tích âm ưu tiên cộng vào C mang ít H hơn.
<b> </b>
<b>2. Phản ứng trùng hợp </b>
CH2 CH2 t
o<sub>,xt,P</sub>
CH<sub>2</sub> CH<sub>2</sub>
n
n ( )
<b> Etilen polietilen </b>
CH2 CH CH3 t
o
,xt,P <sub>CH</sub>
2 CH
CH<sub>3</sub>
n
n
trong ống nghiệm chính là MnOR2R.
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách cân
bằng phản ứng oxi hóa – khử.
Giáo viên yêu cầu học sinh viết phương
trình phản ứng cháy dạng tổng quát của
anken.
Yêu cầu học sinh nhận xét số mol HR2RO và
số mol COR2R.
<b>Hoạt động 7: Giới thiệu phản ứng điều </b>
<b>chế </b>
Giáo viên giới thiệu các phản ứng điều
chế etilen trong phịng thí nghiệm.
Giáo viên giới thiệu một số ứng dụng của
anken.
<b>Hoạt động 8: Củng cố </b>
- Trọng tâm của tiết 2 là: giúp học sinh
+ So sánh được tính chất vật lí của
ankan, xicloankan và anken.
+ Nắm được trung tâm phản ứng gây
ra tính chất hóa học đặc trưng của anken
là liên kết π C=C.
+ Nắm được quy tắc cộng
Mac-côp-nhi-côp. Các điều kiện của phản ứng
cộng. Số sản phẩm cộng thu được khi cho
anken tác dụng với các tác nhân cộng.
+ Nắm được cách viết phản ứng trùng
hợp.
+ Viết được phản ứng oxi hóa khơng
hồn tồn của etilen.
+ Viết được phương trình phản ứng
cháy tổng quát.
+ Viết được các phương trình điều chế
etilen.
- Bài tập về nhà
+ Bài 1 → 9 trang 164,165 SGK.
+ Các bài tập còn lại trong phần anken
<b>3. Phản ứng oxi hóa </b>
a. Phản ứng oxi hóa khơng hồn tồn
Khác với ankan, anken làm mất màu dung dịch
KMnOR4R
3CHR2R=CHR2R + 2KMnOR4R + 4HR2RO → 2MnOR2R +
3HOCHR2R-CHR2ROH + 2KOH
Etylen glicol
b. Phản ứng cháy
CRnRHR2n R+
3n
2 O
R
2 R→ nCOR2R + nHR2RO
<b>IV. Điều chế và ứng dụng </b>
<b>1. Điều chế </b>
- Tách nước ancol etylic
CHR3R-CHR2R-OH →
2 4 ñaëc
o
H SO
170 C CHR2R=CHR2R + HR2RO
- Đề hiđro hóa etan hoặc hiđro hóa axetylen
CR2RHR6R →
o
t ,xt,P
CR2RHR4R + HR2R
CH ≡ CH + HR2R
3
Pd/PbCO ,to→
CHR2R=CHR2R
<b>2. Ứng dụng </b>
<b> </b>
<b>2.4.3. Giáo án bài Ancol </b>
<b>I. MỤC TIÊU BÀI HỌC </b>
<b>1.Về kiến thức </b>
- Học sinh biết:
+ Công thức tổng quát của dãy đồng đẳng ancol.
+ Biết cấu tạo phân tử, liên kết hiđro và tính chất vật lí của ancol.
+ Gọi tên các ancol theo danh pháp thay thế và danh pháp thông thường.
+ Biết phương pháp điều chế và ứng dụng của ancol.
- Học sinh hiểu:
+ Mối liên hệ giữa liên kết hiđro với nhiệt độ sôi và độ tan của ancol trong nước.
+ Cách lập công thức tổng quát của các loại ancol.
+ Tính chất hóa học của ancol.
<b>2. Về kỹ năng </b>
- Viết công thức cấu tạo của các đồng phân.
- Viết được các phương trình phản ứng thể hiện tính chất hóa học của ancol.
- Viết được các phương trình điều chế ancol.
<b>II. PHƯƠNG PHÁP </b>
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
- Sử dụng hế thống kiến thức bài Ancol để xây dựng bài học.
- Sử dụng hệ thống bài tập Ancol nhằm rèn luyện các kỹ năng đã đưa ra ở mục tiêu bài học.
<b>III. CHUẨN BỊ </b>
- Hệ thống lý thuyết và hệ thống bài tập phần ancol.
- Thí nghiệm phản ứng giữa etanol với natri.
- Thí nghiệm phản ứng giữa glixerol với Cu(OH)R2R.
<b>IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP </b>
<b>1. Ổn định lớp </b>
<b>2. Kiểm tra bài cũ</b>
- Câu 1: Em hãy nêu các loại dẫn xuất halogen. Cách lập CTTQ của các dẫn xuất halogen.
- Câu 2: Hoàn thành các phương trình phản ứng
a. 2-clobutan + NaOH →
b. 2-clobutan + KOH <i>ancol</i>→
<b>3. Bài mới </b>
<b>Hoạt động của thầy và trò </b> <b>Nội dung ghi bảng </b>
<b>Hoạt động 1: Lập công thức tổng quát của </b>
<b>ancol </b>
CH<sub>3</sub> C CH3
CH<sub>3</sub>
OH
CH<sub>2</sub> CH<sub>2</sub> CH<sub>2</sub> CH<sub>3</sub>
CH<sub>3</sub> CH CH<sub>2</sub> CH<sub>3</sub>
OH
CH2 CH CH3
CH<sub>3</sub>
OH
Giáo viên nêu định nghĩa ancol và yêu cầu
học sinh xác định các hợp chất nào dưới dây
là ancol
CHR3RCHR2ROH (1); CHR2R=CH-CHR2R-OH (2);
CHR3R-CH=CH-OH(3);HO-CHR2R-CHR2R-OH (4);
CR6RHR5R-OH (5); C6RRHR5RCHR2R-OH (6).
Học sinh: Các chất (1), (2), (4), (6) là ancol.
Giáo viên yêu cầu học sinh viết CTTQ của
ancol no, đơn chức, mạch hở.
Tương tự dẫn xuất halogen giáo viên yêu cầu
học sinh phân loại các ancol.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết CTTQ của
- Ancol no.
- Ancol đơn chức
- Ancol.
<b>Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng viết đồng </b>
<b>phân ancol </b>
Giáo viên nhấn mạnh bên cạnh có đồng phân
mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức
cịn có đồng phân nhóm chức.
Giáo viên so sánh điểm khác nhau giữa cách
viết đồng phân của hiđrocacbon với ancol.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết đồng phân
các đồng phân có CTPT là CR4RHR10RO.
a. Định nghĩa
- Ancol là những hợp chất hữu cơ mà phân
tử có nhóm hyđroxyl (-OH) liên kết trực tiếp
với nguyên tử cacbon no.
Các ancol no, đơn chức, mạch hở hợp thành
dãy đồng đẳng của ancol etylic
- CTTQ: CRnRHR2n+1ROH (n ≥ 1)
Vd: CHR3ROH, CR2RHR5ROH, CR3RHR7ROH, CR4RHR9ROH
…
b. Phân loại
- Dựa theo gốc hyđrocacbon
+ Ancol không no.
+ Ancol thơm.
- Dựa theo số nhóm OH
+ Ancol đơn chức.
+ Ancol đa chức.
- Dựa theo bậc ancol (bậc ancol bằng bậc
cacbon mà nhóm –OH liên kết)
+ Ancol bậc I.
+ Ancol bậc II.
+ Ancol bậc III.
<b>2. Đồng phân </b>
Ngoài đồng phân nhóm chức ancol có đồng
phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm
chức.
Vd: Đồng phân của CR4RHR10RO
butan-1-ol
butan-2-ol
2-metylpropan-1-ol
CH<sub>2</sub> CH O CH<sub>3</sub>
CH<sub>3</sub>
CH<sub>3</sub> CH<sub>2</sub> O CH<sub>2</sub> CH<sub>3</sub>
CH3 CH2 CH2 O CH3
<b>Hoạt động 3: Rèn luyện kĩ năng gọi tên </b>
<b>anken </b>
Giáo viên hướng dẫn học sinh gọi tên các
ancol theo danh pháp thông thường. Các
ancol đơn giản được gọi theo danh pháp này.
Giáo viên hướng dẫn quy tắc gọi tên ancol
theo danh pháp thay thế.
<b>Hoạt động 4: Giới thiệu tính chất vật lí của </b>
<b>ancol </b>
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát sách giáo
khoa và tóm tắt tính chất vật lí của ancol.
Giáo viên cho học sinh quan sát hình 8.2 và
hình 8.3 trang 223 giáo viên nêu khái niệm
liên kết hiđro là liên kết được hình thành bởi
1 nguyên tử H linh động với một nguyên tố
có độ âm điện lớn
Giáo viên nêu ảnh hưởng của liên kết hiđro
đến nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sơi và độ tan
của các ancol.
<b>Hoạt động 5: Củng cố </b>
- Trọng tâm của tiết 1 là: giúp học sinh
+ Hiểu định nghĩa ancol. Phân biệt được
chất nào là ancol.
+ So sánh cách phân loại ancol với phân
loại dẫn xuất halogen.
+ So sánh phương pháp viết đồng phân
ancol với các dãy đồng đẳng đã học trước
đây.
+ Gọi tên các ancol theo danh pháp thường
đietyl ete
metylisopropyl ete
metylpropyl ete
<b> 3. Danh pháp </b>
a. Tên thông thường
<b> Ancol + tên gốc hyđrocacbon + ic </b>
Vd: CHR3R<b>OH: ancol metylic </b>
CR2RHR5R<b>OH ancol etylic </b>
CHR2R=CH-CHR2R<b>-OH ancol anlylic </b>
CR6RHR5RCHR2R<b>-OH ancol benzylic </b>
b. Tên thay thế
<b>Số chỉ vị trí – tên nhánh Tên mạch chính–số </b>
chỉ vị trí–ol
Vd: xem ví dụ phần đồng phân
<b>II. Tính chất vật lí và liên kết hiđro của </b>
<b>ancol </b>
<b> 1. Tính chất vật lí </b>
- Các ancol từ CR1R đến CR12R ở trạng thái
lỏng. Từ CR13Rtrở lên thì ở trạng thái rắn.
- Các ancol từ CR1R đến CR3R tan vô hạn
trong nước. Khi số nguyên tử C tăng lên thì
độ tan giảm dần.
- Các poliol như etylen glicol và glixerol
thường sánh, nặng hơn nước và có vị ngọt.
- Các ancol trong dãy đồng đẳng ancol
etylic đều là những chất không màu.
<b> 2. Liên kết hiđro </b>
a. Khái niệm về liên kết hiđro (xem SGK)
b. Ảnh hường của liên kết hiđro đến tính
chất vật lí
- Liên kết hiđro làm tăng nhiệt độ nóng
chảy, nhiệt độ sơi và độ tan trong nước.
và danh pháp thay thế.
+ Hiểu khái niệm liên kết hiđro.
+ Nắm được ảnh hưởng của liên kết hiđro
đến tính chất vật lí của ancol.
- Bài tập về nhà:
+ Bài 2 → 6 trang 224 SGK.
+ Bài 1,2,3 phần tự luận
+ Bài 1 → 10 phần trắc nghiệm của hệ
thống bài tập.
<b>Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ </b>
1. Viết các đồng phân của CR3RHR8RO gọi tên các
đồng phân đó theo danh pháp thường và danh
pháp thay thế.
2. Giải thích vì sao nhiệt độ sôi của ancol cao
hơn so với ankan, ete, dẫn xuất halogen có
phân tử khối gần bằng nhau.
<b>Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng viết phản </b>
Giáo viên làm thí nghiệm phản ứng giữa
etanol với natri. Hướng dẫn học sinh viết
phương trình phản ứng.
Giáo viên viết phương trình tổng quát.
Giáo viên nhấn mạnh ancol không phản ứng
với bazơ mà ngược lại natri ancolat bị thủy
phân tạo thành bazơ
Giáo viên làm tiếp thí nghiệm phản ứng của
glixerol với Cu(OH)R2R giáo viên hướng dẫn
học sinh viết phương trình hóa học.
Giáo viên lưu ý học sinh phản ứng này dùng
để nhận biết các poliancol có nhóm –OH kề
nhau.
<b>Hoạt động 3: Rèn luyện kĩ năng viết phản </b>
<b>ứng thế nhóm –OH </b>
Giáo viên nhắc lại cho học sinh phản ứng thế.
Từ đó hướng dẫn học sinh viết phản ứng thế
<b> </b>
<b>(Tiết 2) </b>
<b>III. Tính chất hóa học </b>
<b> 1. Phản ứng thế H của nhóm OH ancol </b>
<b> </b>a. Phản ứng chung của ancol
ROH + Na → RONa
R
2
Natri ancolat
- Ancol hầu như không phản ứng được
với NaOH, mà ngược lại natri ancolat bị thủy
phân hoàn toàn
RONa + HR2RO → ROH
- Glixerol hòa tan được Cu(OH)R2R tạo
thành phức tan, màu xanh lam
Vd: Xem SGK trang 226.
- Phản ứng này được dùng để nhận biết
glixerol và các poliancol mà có nhóm –OH kề
nhau.
<b> 2. Phản ứng thế nhóm –OH của ancol </b>
nhóm –OH của ancol khi cho ancol tác dụng
với axit HX và axit HNOR3R.
Giáo viên nhấn mạnh dưới tác dụng của
HR2RSOR4R đặc ancol phản ứng với nhau tạo
<i>thành ete đây còn được gọi là phản ứng tách </i>
<i>nước liên phân tử. Số lượng ete thu được </i>
bằng n(n+1)
2 với n là số lượng ancol khác
nhau.
Ví dụ từ 2 ancol CR2RHR5ROH và CHR3ROH khi đun
với HR2RSOR4 Rđặc thì thu được 3 ete.
<b>Hoạt động 4: Rèn luyện kĩ năng viết phản </b>
<b>ứng tách nước </b>
Đây là phản ứng tách nước nội phân tử, giáo
viên giúp học sinh so sánh điểm khác nhau
của 2 phản ứng tách nước.
Giáo viên lưu ý học sinh phản ứng tách nước
nội phân tử tuân theo quy tắc Zai-xep. Giáo
viên yêu cầu học sinh so sánh với phản ứng
<b>Hoạt động 5: Rèn luyện kĩ năng viết phản </b>
<b>ứng oxi hóa </b>
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết phản ứng
oxi hóa giữa các loại ancol có bậc khác nhau
với CuO.
Giáo viên lưu ý học sinh phương pháp viết
sản phẩm. Ancol bị mất 2 nguyên tử H 1 trên
O và 1 trên C tạo thành liên kết đôi C=O.
tương tự như vậy giáo viên hướng dẫn cách
viết phần ancol bậc II. Giáo viên chỉ cho học
sinh thấy ancol bậc III không thể viết được.
Tuy nhiên giáo viên nhấn mạnh ancol bậc III
vẫn bị oxi hóa nếu tác nhân oxi hóa mạnh và
sẽ làm gãy mạch cacbon.
Giáo viên yeu cầu học sinh viết phương trình
phản ứng cháy tổng quát.
<b>Hoạt động 6: Giới thiệu phản ứng điều chế </b>
<b> - </b>Ancol tác dụng được với các axit mạnh
như HX, HNOR3
ROH + HX → RX + HR2RO
ROH + HNOR3R → R-ONOR2R + HR2RO
Vd:
CR2RHR5ROH + HBr → CR2RHR5RBr + HR2RO
CR2RHR5ROH + HNOR3R → CR2RHR5RONOR2R +
HR2RO
b. Phản ứng với ancol
R–OH + HO–R 2 4 đặc→
o
H SO
140 C <sub> </sub>R–O–R +
HR2RO
Sản phẩm thu được là ete
<b>3. Phản ứng tách nước </b>
CRnRHR2n+1ROH →
2 4 đặc
o
H SO
170 C CRnRHR2nR + HR2RO
Hướng của phản ứng tách nước nội phân tử
tuân theo quy tắc Zai-xep
<i>Nhóm –OH ưu tiên tách cùng với H ở nguyên </i>
<i>tử C bậc cao hơn bên cạnh để tạo thành liên </i>
<i>kết đôi C=C. </i>
<b>4. Phản ứng oxi hóa </b>
<b> </b>a. Phản ứng oxi hóa khơng hồn tồn
- Ancol bậc I bị oxi hóa thành anđehit
R-CHR2R-OH +CuO
<i>o</i>
→t
R-CHO + Cu + HR2RO
- Ancol bậc II bị oxi hóa thành xeton
- Ancol bậc III không bị oxi hóa bởi
CuO.
b. Phản ứng cháy
CRnRHR2n+2RO +
3n
2 O
Giáo viên giới thiệu các phương pháp điều
chế etanol và metanol trong công nghiệp.
Giáo viên nêu các ứng dụng của etanol và
metanol.
<b>Hoạt động 7: Củng cố </b>
- Trọng tâm của tiết 2 là: giúp học sinh
+ Nắm được phản ứng thế là do sự phân
cực của liên kết O–H và liên kết C–O.
+ So sánh được phản ứng tách nước nội
phân tử với phản ứng tách HX của halogen.
Hiểu và vận dụng tốt quy tắc Zai-xep.
+ Nắm được phương pháp viết phản ứng
oxi hóa khơng hồn tồn.
+ Biết các phương pháp điều chế etanol và
metanol trong công nghiệp.
- Bài tập về nhà:
+ Bài 2 → 8 trang 229 SGK.
+ Các bài tập còn lại trong hệ thống bài tập
phần ancol.
<b>IV. Điều chế và ứng dụng </b>
<b>1. Điều chế </b>
a. Điều chế etanol trong công nghiệp
- Từ etylen
CHR2R=CHR2R + HR2RO →
+ o
H ,t
CHR3R–CHR2R–OH
- Lên men glucozơ
CR6RHR12ROR6R →
enzim <sub> 2C</sub>
R
2RHR5ROH + 2COR2R
b. Điều chế metanol
CHR4R + HR2RO
,
t xto →
CO + 3HR2
3
400 ,200<i>o</i> <i>atm</i>
ZnO, CrO →
CHR3ROH
CHR4R + OR2R
200 ,100<i>o</i> <i><sub>atm</sub></i>
→Cu
2CHR3R-OH
<b>2. Ứng dụng </b>
- Dùng làm nguyên liệu tổng hợp các hợp
chất hữu cơ quan trọng khác.
Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài trong chương này chúng tôi tiến hành các công việc sau:
1. Nghiên cứu và xây dựng các nguyên tắc và quy trình hệ thống hóa lí thuyết phần hóa học
hữu cơ lớp 11.
2. Tiến hành hệ thống hóa lí thuyết phần hóa học hữu cơ lớp 11 gồm 13 nội dung.
3. Nghiên cứu và xây dựng các nguyên tắc và quy trình xây dựng hệ thống bài tập.
4. Xây dựng hệ thống bài tập gồm 850 bài tập (405 bài tập tự luận và 445 bài tập trắc
nghiệm) của 11 nội dung.
<b>3.1. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM </b>
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm xác định tính khả thi và hiệu quả của “Hệ
thống hóa lí thuyết và xây dựng hệ thống bài tập” trong việc nâng cao kết quả học tập cho học sinh
tỉnh Bạc Liêu.
<b>3.2. NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM </b>
- Tiến hành dạy học bài ankan, anken và ancol phần Hóa học Hữu cơ lớp 11 ở 5 trường
THPT trong địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
- Sử dụng hệ thống lí thuyết và hệ thống bài tập cho 5 nhóm thực nghiệm, các nhóm đối
chứng dạy bình thường.
- Tiến hành bài kiểm tra đánh giá.
- Dựa trên kết quả thực nghiệm, đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hệ thống lý thuyết và hệ
thống bài tập nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh tỉnh Bạc Liêu.
<b>3.3. ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM </b>
Đối tượng thực nghiệm là học sinh ở 5 trường THPT thuộc địa bàn tỉnh Bạc Liêu, đó là
trường THPT Bạc Liêu, trường THPT Phan Ngọc Hiển, trường THPT Hiệp Thành, trường THPT
Lê Thị Riêng, trường THPT Nguyễn Trung Trực.
Chúng tôi chọn 10 lớp làm thực ngiệm, chia thành 5 cặp TN – ĐC.
Các cặp lớp thực nghiệm và đối chứng tương đương về mặt số lượng, chất lượng và cùng một
giáo viên giảng dạy.
Giáo viên thực nghiệm được chọn lựa theo các tiêu chuẩn sau: có thâm niên cơng tác (từ 10
<i>năm trở lên), có trình độ chun mơn vững vàng, nhiệt tình và có trách nhiệm cao. </i>
<i>Bảng 3.1: Danh sách các lớp thực nghiệm – đối chứng </i>
<b>Lớp Sĩ số Trường </b> <b>Giáo viên giảng dạy </b>
TN1 11A3 43 THPT Bạc Liêu Huỳnh Huyền Sử
ĐC1 11A4 44 THPT Bạc Liêu Huỳnh Huyền Sử
TN2 11A2 40 THPT Phan Ngọc Hiển Huỳnh Phương Nam
ĐC2 11A3 42 THPT Phan Ngọc Hiển Huỳnh Phương Nam
TN3 11A5 46 THPT Hiệp Thành Trần Quang Thanh Phương
ĐC3 11A6 44 THPT Hiệp Thành Trần Quang Thanh Phương
TN4 11A3 42 THPT Lê Thị Riêng Trương Tấn Trị
ĐC4 11A5 42 THPT Lê Thị Riêng Trương Tấn Trị
ĐC5 11A5 41 THPT Nguyễn Trung Trực Nguyễn Thanh Giàu
<b>3.4. TIẾN TRÌNH THỰC NGHIỆM </b>
<b>3.4.1. Chuẩn bị thực nghiệm </b>
Trước khi tiến hành bài thực nghiệm, chúng tôi đã gặp gỡ các giáo viên tham gia giảng dạy để
cùng trao đổi và thống nhất một số vấn đề sau:
- Thống nhất mục đích và yêu cầu của 3 bài lên lớp Ankan, Anken và Ancol.
- Trao đổi phương pháp sử dụng hệ thống lí thuyết và hệ thống bài tập vào nội dung bài lên
lớp.
- Chuẩn bị hệ thống lý thuyết, hệ thống bài tập photo phát cho học sinh.
- Cung cấp bài kiểm tra, thảo luận ma trận đề, thảo luận phương pháp chấm điểm.
<b>3.4.2. Tiến hành thực nghiệm </b>
- Phát phiếu khảo sát nhận xét – đánh giá hệ thống lí thuyết, hệ thống bài tập cho các giáo
viên ở tỉnh Bạc Liêu.
- Các lớp đối chứng tiến hành dạy các bài Ankan, Anken và Ancol theo sách giáo khoa và
làm bài tập trong sách bài tập và sách giáo khoa.
- Các lớp thực nghiệm: Tiến hành giảng dạy theo giáo án có sử dụng hệ thống lý thuyết và hệ
thống bài tập.
<b>3.4.3. Tiến hành kiểm tra </b>
- Tiến hành kiểm tra bài Ankan, Anken thời gian 45 phút.
- Chấm điểm thu thập kết quả bài kiểm tra Ankan, Anken.
- Chấm điểm thu thập kết quả bài kiểm tra học kì II năm học 2009 – 2010.
<b>3.4.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm </b>
Sau khi có kết quả bài kiểm tra Ankan, Anken 45 phút và bài kiểm tra học kì II năm học
2009 – 2010 chúng tơi tiến hành xử lí số liệu thu thập được bằng phương pháp thống kê toán học
theo các bước:
- Lập bảng phân phối tần số và tần suất tích lũy của từng cặp thực nghiệm theo từng bài kiểm
tra.
- Vẽ đồ thị đường lũy tích của từng cặp thực nghiệm và đối chứng.
- Tính các tham số thống kê đặc trưng:
+ Trung bình cộng (X): thể hiện trọng tâm của phân bố điểm
<i>n</i>
<i>n</i>
<i>x</i>
<i>n</i>
<i>n</i>
<i>n</i>
<i>n</i>
<i>x</i>
<i>n</i>
<i>x</i>
<i>n</i>
<i>x</i>
<i>n</i>
<i>x</i>
<i>n</i>
+ Phương sai (SP
2
P
) và độ lệch chuẩn (S): Tham số đo mức độ phân tán của các số liệu
quanh giá trị trung bình cộng
=
Giá trị S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.
+ Hệ số biến thiên (V): Trong trường hợp hai bảng số liệu có giá trị trung bình cộng
khác nhau, người ta so sánh mức độ phân tán của các số liệu đó bằng hệ số biến thiên. Nghĩa
là nhóm nào có hệ số biến thiên V nhỏ hơn sẽ có chất lượng đồng đều hơn
%
100
.
<i>x</i>
<i>S</i>
<i>V</i> =
• Nếu V < 30%: Độ dao động đáng tin cậy.
• Nếu V > 30%: Độ dao động không đáng tin cậy.
<b>- </b>Kiểm định giả thuyết thống kê: Để chứng minh kết quả của các lớp thực nghiệm cao hơn
kết quả ở các lớp đối chứng là thật sự có ý nghĩa chứ không phải do ngẫu nhiên, chúng tôi sử dụng
phương pháp kiểm định giả thuyết thống kê.
+ Trước tiên, chúng tơi đề ra giả thuyết khơng HR0Rlà: “Khơng có sự khác nhau giữa hai
phương pháp” (hai giá trị trung bình bằng nhau µ = µR0R). Sau đó tiến hành kiểm định để đi tới
bác bỏ giả thuyết HR0R, để khẳng định sự khác nhau về điểm số của lớp thực nghiệm và đối
chứng không phải do ngẫu nhiên mà do hiệu quả của việc vận dụng tư tưởng hợp tác vào dạy
học.
+ Chúng tôi chọn đại lượng kiểm định là đại lượng t – Student:
2
1
2
1
2
1
n
n
.n
n
S
x
x
t
+
−
= <sub>với </sub>
2
n
n
1)S
(n
1)S
(n
S
x , x<sub>2</sub> : là trung bình cộng của lớp TN và lớp ĐC;
nR1R, nR2R: là số HS của lớp TN và lớp ĐC;
Chọn mức tin cậy α từ 0,01 đến 0,05. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị tRα, kR (k:
độ lệch tự do k = nR1R – nR2R – 2).
+ Nếu t ≥ tRα,kRthì sự khác biệt giữa
<i>TN</i>
<i>x</i> và <i>x<sub>ĐC</sub></i> là có ý nghĩa ở mức ý nghĩa α.
• + Nếu t < tRα,kRthì sự `khác biệt giữa
<i>TN</i>
<i>x</i> và <i>x<sub>ĐC</sub></i> là khơng có ý nghĩa ở mức ý nghĩa α.
<b>3.5. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM </b>
<b>3.5.1. Kết quả của bài kiểm tra Ankan, Anken và bài kiểm tra học kì II </b>
<i>Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả kiểm tra bài Ankan, Anken thời gian 45 phút </i>
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN1 43 0 0 0 0 0 4 14 13 6 4 2
ĐC1 44 0 0 0 2 3 16 11 8 3 1 0
TN2 40 0 0 0 0 0 6 13 13 6 1 1
ĐC2 42 0 0 0 0 3 15 11 7 6 0 0
TN3 46 0 0 0 0 1 5 12 14 11 2 1
ĐC3 44 0 0 0 1 2 15 10 6 9 1 0
TN4 42 0 0 0 0 3 8 14 13 2 1 1
ĐC4 42 0 0 0 2 7 12 12 6 2 1 0
TN5 40 0 0 0 0 5 13 12 5 2 2 1
ĐC5 41 0 0 0 3 6 15 10 6 1 0 0
<i>Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả kiểm tra học kì II năm học 2009 – 2010 </i>
Lớp Sĩ số Số học sinh đạt điểm xRi
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN1 43 0 0 0 0 0 3 12 14 7 4 3
ĐC1 44 0 0 0 0 2 13 12 9 5 1 2
TN2 40 0 0 0 0 0 5 10 13 7 3 2
ĐC2 42 0 0 0 0 2 13 13 6 5 2 1
TN3 46 0 0 0 0 0 4 13 13 11 3 2
ĐC3 44 <sub>0 </sub> <sub>0 </sub> <sub>0 </sub> <sub>0 </sub> <sub>2 </sub> <sub>14 </sub> <sub>10 </sub> <sub>8 </sub> <sub>8 </sub> <sub>2 </sub> <sub>0 </sub>
TN4 42 0 0 0 0 1 8 14 14 3 1 1
ĐC4 42 <sub>0 </sub> <sub>0 </sub> <sub>0 </sub> <sub>0 </sub> <sub>9 </sub> <sub>12 </sub> <sub>13 </sub> <sub>6 </sub> <sub>1 </sub> <sub>1 </sub> <sub>0 </sub>
TN5 40 0 0 0 0 2 12 13 8 3 1 1
ĐC5 41 <sub>0 </sub> <sub>0 </sub> <sub>0 </sub> <sub>2 </sub> <sub>8 </sub> <sub>14 </sub> <sub>9 </sub> <sub>6 </sub> <sub>1 </sub> <sub>1 </sub> <sub>0 </sub>
<b>3.5.2. Thống kê ý kiến đánh giá của giáo viên về hệ thống lý thuyết và hệ thống bài tập </b>
<i><b>3.5.2.1. Tiêu chí đánh giá hệ thống lý thuyết </b></i>
Sau đây là các tiêu chí đánh giá hệ thống lý thuyết
- Tiêu chí 1: Bố cục chặt chẽ, hợp lý, khoa học.
- Tiêu chí 2: Nội dung đầy đủ, chi tiết.
- Tiêu chí 3: Trình bày súc tích, cơ đọng.
- Tiêu chí 4: Phù hợp với trình độ của học sinh.
- Tiêu chí 5: Dễ ứng dụng vào các bài lên lớp.
- Tiêu chí 6: Giúp học sinh nắm được kiến thức trọng tâm phần hóa học hữu cơ lớp 11.
- Tiêu chí 7: Giúp học sinh dễ học thuộc.
<i><b> 3.5.2.2</b><b>. Tiêu chí đánh giá hệ thống bài tập </b></i>
Các tiêu chí đánh giá hệ thống bài tập:
- Tiêu chí 2: Nội dung đầy đủ, chi tiết.
- Tiêu chí 3: Đa dạng về kiểu bài.
- Tiêu chí 4: Rèn luyện đa dạng các kỹ năng.
- Tiêu chí 5: Phù hợp với trình độ của học sinh.
- Tiêu chí 6: Dễ sử dụng.
- Tiêu chí 7: Giúp học sinh củng cố kiến thức trọng tâm.
<b>Các mức độ đánh giá </b>
(1): chưa tốt (2): trung bình (3): khá tốt (4): tốt (5): rất tốt
<i><b>3.5.2.3. </b><b>Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của giáo viên </b></i>
<i>Bảng 3.4: Thống kê ý kiến đánh giá của giáo viên về hệ thống lí thuyết </i>
<b>Tiêu chí </b> <b>Mức độ đánh giá </b> <b><sub>phiếu </sub>Số </b> <b>Điểm </b>
<b>TC </b>
<b>Điểm </b>
<b>TB </b>
<b>1 </b> <b>2 </b> <b>3 </b> <b>4 </b> <b>5 </b>
<b>Tiêu chí đánh giá hệ thống lí thuyết </b>
Tiêu chí 1 0 0 0 80 4 84 340 4.05
Tiêu chí 2 0 0 18 64 2 84 320 3.81
Tiêu chí 3 0 0 20 58 6 84 322 3.83
Tiêu chí 4 0 0 62 22 0 84 274 3.26
Tiêu chí 5 0 4 34 44 2 84 296 3.52
Tiêu chí 6 0 9 48 21 6 84 276 3.29
Tiêu chí 7 0 15 43 22 4 84 267 3.18
Qua bảng thống kê đánh giá của giáo viên tỉnh Bạc Liêu về hệ thống lí thuyết chúng tơi có
những nhận xét sau:
- Tiêu chí 1: Bố cục chặt chẽ, hợp lý, khoa học đều được các giáo viên đánh giá cao với
điểm trung bình là 4.05.
- Tiêu chí 2: Nội dung đầy đủ, chi tiết có 66/84 giáo viên đánh giá tốt; 18/84 giáo viên đánh
giá khá tốt với điểm trung bình là 3.81.
- Tiêu chí 3: Trình bày súc tích, cơ đọng cũng được hầu hết các giáo viên đánh giá tốt với
điểm trung bình là 3.83.
- Tiêu chí 4: Phù hợp với trình độ của học sinh có 62/84 giáo viên đánh giá khá tốt còn 22/84
giáo viên đánh giá tốt điểm trung bình là 3.52.
46/84 giáo viên đánh giá tốt và rất tốt. Cho thấy việc ứng dụng hệ thống lí thuyết vào bài lên lớp là
khả thi.
- Tiêu chí 6: Giúp học sinh nắm được kiến thức trọng tâm phần hóa học hữu cơ lớp 11. Có
9/84 giáo viên đánh giá trung bình, theo tìm hiểu của chúng tơi qua trao đổi trực tiếp với các giáo
viên này thì 9 giáo viên cho rằng hệ thống lí thuyết chưa nêu đầy đủ kiến thức trọng tâm cần truyền
tải. Tuy nhiên khi trao đổi với 75 giáo viên cịn lại thì các giáo viên cho rằng hệ thống lí thuyết đảm
bảo được kiến thức trọng tâm của chương trình hóa học hữu cơ lớp 11. Với điểm trung bình là 3.52
có thể thấy hệ thống lí thuyết đảm bảo truyền tải được các kiến thức trọng tâm của chương trình hóa
học hữu cơ lớp 11.
Tiêu chí 7: Giúp học sinh dễ học thuộc có 15/84 giáo viên đánh giá trung bình. Tuy nhiên
có 43/84 giáo viên đánh giá khá tốt và 26/84 giáo viên đánh giá tốt. Nguyên nhân là tiêu chí này phụ
thuộc vào cách sử dụng hệ thống lí thuyết của thầy cô nhằm giúp học sinh dễ học và dễ khắc sâu
kiến thức. Cách sử dụng hệ thống lí thuyết này chúng tơi đã có trình bày ở mục 2.4. Điểm trung
<i>Bảng 3.5: Thống kê ý kiến đánh giá của giáo viên về hệ thống bài tập </i>
<b>Tiêu chí </b> <b>Mức độ đánh giá </b> <b>Số </b>
<b>phiếu </b> <b>Điểm TC </b>
<b>Điểm </b>
<b>TB </b>
1 2 3 4 5
<b>Tiêu chí đánh giá hệ thống bài tập </b>
Tiêu chí 1 0 0 1 69 14 84 349 4.15
Tiêu chí 2 0 0 3 75 6 84 339 4.04
Tiêu chí 3 0 4 21 51 8 84 315 3.75
Tiêu chí 4 0 4 24 40 6 84 300 3.57
Tiêu chí 5 0 4 44 36 0 84 284 3.38
Tiêu chí 6 0 4 42 37 1 84 287 3.41
Tiêu chí 7 0 0 28 51 5 84 313 3.73
Qua bảng thống kê ý kiến đánh giá của giáo viên tỉnh Bạc Liêu về hệ thống bài tập chúng tơi có
- Tiêu chí 1: Đảm bảo tính chính xác, tính khoa học có 1/84 giáo viên đánh giá khá tốt cịn
lại 83/84 giáo viên đánh giá tốt và rất tốt. Điểm trung bình của tiêu chí này là 4.15. Kết quả cho thấy
hệ thống bài tập đảm bảo tính chính xác và tính khoa học có thể sử dụng vào việc giảng dạy hóa học
hữu cơ lớp 11.
- Tiêu chí 3: Đa dạng về kiểu bài có 4/84 giáo viên đánh giá trung bình, thơng qua trao đổi
trực tiếp với các giáo viên thì các giáo viên cho rằng chỉ rèn luyện 1 vài kĩ năng như viết đồng phân,
lập công thức phân tử, xác định công thức cấu tạo, bài tập hỗn hợp. Tuy nhiên qua thống nhất ý kiến
với các giáo viên cịn lại chúng tơi đưa ra câu trả lời như sau: Các bài tập được xây dựng đa dạng về
kiểu bài nhưng cần nhấn mạnh được các kĩ năng trọng tâm. Kết quả tiêu chí 3 có điểm trung bình là
3.75 cho thấy hệ thống lí thuyết đảm bảo được tính đa dạng của các bài tập.
- Tiêu chí 4: Rèn luyện đa dạng các kĩ năng có 4/84 giáo viên đánh giá trung bình. Tuy
nhiên có 24/84 giáo viên đánh giá khá tốt và 46/84 giáo viên đánh giá tốt và rất tốt. Kết quả cho
thấy hệ thống bài tập vẫn đảm bảo rèn luyện được đa dạng các kĩ năng cho học sinh.
- Tiêu chí 5: Phù hợp với trình độ của học sinh có 4/84 giáo viên đánh giá trung bình, qua
trao đổi trực tiếp với 4 giáo viên trên 4 giáo viên cho rằng bài tập tổng hợp phần hiđrocacbon và bài
tập tổng hợp phần dẫn xuất hiđrocacbon khó khơng phù hợp với năng lực học sinh ở các huyện
vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên hầu hết các giáo viên trong tỉnh đều đánh giá khá tốt và tốt. Điểm
trung bình của tiêu chí này là 3.38, kết quả cho thấy các giáo viên đánh giá hệ thống bài tập này phù
hợp với trình độ của các học sinh THPT tỉnh Bạc Liêu.
- Tiêu chí 6: Dễ sử dụng có 4/84 giáo viên đánh giá trung bình, 42/84 giáo viên đánh giá khá
tốt và 38/84 giáo viên đánh giá tốt và rất tốt. Điểm trung bình của tiêu chí này là 3.41. Kết quả cho
thấy đa số giáo viên đều sử dụng được hệ thống bài tập.
- Tiêu chí 7: Giúp học sinh củng cố kiến thức trọng tâm khơng có giáo viên đánh giá trung
<b>3.6. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM </b>
<b>3.6.1. Phân tích định lượng </b>
<i><b> 3.6.1.1. K</b><b>ết quả bài kiểm tra 45 phút </b></i>
Sau khi thống kê và tính tốn, chúng tơi thu được kết quả:
<i>Bảng 3.6: Thống kê kết quả tỉ lệ phần trăm điểm x</i>R<i>i</i>R<i>trở xuống bài kiểm tra Ankan, Anken </i>
Lớp Sĩ số Số học sinh đạt điểm xRi
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN1 43 0 0 0 0 0 9.3 41.9 72.1 86.0 95.3 100
ĐC1 44 0 0 0 2.3 6.8 38.6 72.7 90.9 97.7 100 100
TN2 40 0 0 0 0 0 15.0 47.5 80.0 95.0 97.5 100
ĐC2 42 0 0 0 0 4.8 35.7 69 85.7 100 100 100
ĐC4 42 0 0 0 4.8 21.4 54.8 83.3 97.6 100 100 100
TN5 40 0 0 0 0 12.5 45.0 75.0 87.5 92.5 97.5 100
ĐC5 41 0 0 0 7.3 22.0 58.5 82.9 97.6 100 100 100
Từ số liệu ở bảng 3.2 và bảng 3.6, tính được các tham số đặc trưng thống kê trong bảng 3.7.
<i>Bảng 3.7: Các tham số thống kê đặc trưng của bài kiểm tra Ankan, Anken </i>
Lớp xRTB SP
2
S V
TN1 6.95 1.66 1.29 18.55
ĐC1 5.75 1.68 1.3 22.54
TN2 6.65 1.31 1.14 17.21
ĐC2 5.95 1.41 1.19 19.97
TN3 6.85 1.51 1.23 17.94
ĐC3 6.11 1.92 1.38 22.65
TN4 6.24 1.55 1.25 19.97
ĐC4 5.55 1.77 1.33 23.95
TN5 5.9 2.04 1.43 24.21
ĐC5 5.32 1.42 1.19 22.43
<i>Bảng 3.8: Kết quả giá trị kiểm định t bài kiểm tra Ankan, Anken </i>
t t<sub>α,k</sub> (α = 0,05)
TN1 – ĐC1 4.330 1.663 (f = 85)
TN2 – ĐC2 2.716 1.664 (f = 80)
TN3 – ĐC3 2.683 1.662 (f = 88)
TN4 – ĐC4 2.454 1.664 (f = 82)
TN5 – ĐC5 1.986 1.664 (f = 79)
Căn cứ vào số liệu thu được sau xử lý thông kê, chúng tôi rút ra những kết luận sau:
- Kết quả các tham số ở bảng 3.7
+ XRTNR > XRĐCR: Điểm trung bình cộng của lớp TN đều cao hơn lớp ĐC, như vậy kết quả
kiểm tra của lớp TN tốt hơn lớp ĐC.
+ Hệ số biến thiên VRTNR < VRĐCR: Mức độ phân tán quanh điểm trung bình cộng của lớp
TN nhỏ hơn, từ đó rút ra trình độ lớp TN đồng đều hơn lớp ĐC.
- Với số liệu ở bảng 3.8 có mức ý nghĩa α = 0.05, t của cặp TN-ĐC lớn hơn tRα,k.R Điều này
chứng tỏ sự khác nhau giữa các giá trị điểm trung bình ở lớp TN và lớp ĐC là có ý nghĩa, kết luận
kết quả học tập của lớp TN tốt hơn lớp ĐC.
<i>Hình 3.1: Đồ thị tần số tích lũy của lớp TN1 – ĐC1 bài kiểm tra Ankan, Anken </i>
<i>Hình 3.2: Đồ thị tần số tích lũy của lớp TN2 – ĐC2 bài kiểm tra Ankan, Anken</i>
<i>Hình 3.3: Đồ thị tần số tích lũy của lớp TN3 – ĐC3 bài kiểm tra Ankan, Anken</i>
0
20
40
60
80
100
120
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN1
ĐC1
0
20
40
60
80
100
120
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN2
ĐC2
0
20
40
60
80
100
120
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
<i>Hình 3.4: Đồ thị tần số tích lũy của lớp TN4 – ĐC4 bài kiểm tra Ankan, Anken</i>
<i>Hình 3.5: Đồ thị tần số tích lũy của lớp TN5 – ĐC5 bài kiểm tra Ankan, Anken</i>
Quan sát đồ thị đường lũy tích của cả 5 lớp TN và ĐC, chúng tôi nhận thấy đường lũy tích
của các lớp TN ln nằm bên phải đường lũy tích của các lớp ĐC. Điều này chứng tỏ các lớp TN có
kết quả học tập cao hơn các lớp ĐC.
<i><b>3.6.1.2. Kết quả bài kiểm tra học kì II năm học 2009 – 2010 </b></i>
Sau khi thống kê và tính tốn, chúng tơi thu được kết quả:
<i>Bảng 3.9: Thống kê tỉ lệ phần trăm điểm x</i>R<i>i</i>R<i>trở xuống bài kiểm tra học kì II </i>
Lớp Sĩ số Số học sinh đạt điểm xRi
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN1 43 0 0 0 0 0 7.0 34.9 67.4 83.7 93.0 100
ĐC1 44 0 0 0 0 4.5 34.1 61.4 81.8 93.2 95.5 100
TN2 40 0 0 0 0 0 12.5 37.5 70.0 87.5 95.0 100
ĐC2 42 0 0 0 0 4.8 35.7 66.7 81 92.9 97.6 100
TN3 46 0 0 0 0 0 8.7 37.0 65.2 89.1 95.7 100
ĐC3 44 0 0 0 0 4.5 36.4 59.1 77.3 95.5 100 100
TN4 42 0 0 0 0 2.4 21.4 54.8 88.1 95.2 97.6 100
ĐC4 42 0 0 0 0 21.4 50.0 81.0 95.2 97.6 100 100
TN5 40 <sub>0 </sub> <sub>0 </sub> <sub>0 </sub> <sub>0 </sub> <sub>5.0 35.0 67.5 87.5 95.0 97.5 </sub> <sub>100 </sub>
ĐC5 41 0 0 0 4.9 24.4 58.5 80.5 95.1 97.6 100 100
0
20
40
60
80
100
120
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN4
0
20
40
60
80
100
120
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Từ số liệu ở bảng 3.3 và bảng 3.9, tính được các tham số đặc trưng thống kê trong bảng 3.10
<i>Bảng 3.10: Các tham số thống kê đặc trưng bài kiểm tra học kì II </i>
Lớp XRTB SP
2
S V
TN1 7.14 1.74 1.32 18.49
ĐC1 6.3 2.03 1.42 22.54
TN2 6.98 1.72 1.31 18.77
ĐC2 6.21 1.93 1.39 22.38
TN3 7.04 1.55 1.24 17.61
ĐC3 6.27 1.78 1.33 21.21
TN4 6.4 1.37 1.17 18.28
ĐC4 5.55 1.42 1.19 21.44
TN5 6.13 1.65 1.28 20.88
ĐC5 5.39 1.69 1.3 24.12
<i>Bảng 3.11: Kết quả giá trị kiểm định t bài kiểm tra học kì II </i>
t <sub>t</sub><sub>α,k</sub> (α = 0,05)
TN1 – ĐC1 2.852 1.663 (f = 85)
TN2 – ĐC2 2.578 1.664 (f = 80)
TN3 – ĐC3 2.832 1.662 (f = 88)
TN4 – ĐC4 3.298 1.664 (f = 82)
TN5 – ĐC5 2.576 1.664 (f = 79)
Căn cứ vào số liệu thu được sau xử lý thông kê, chúng tôi rút ra những kết luận sau:
- Kết quả các tham số ở bảng 3.10
+ XRTNR > XRĐCR: Điểm trung bình cộng của lớp TN đều cao hơn lớp ĐC, như vậy kết quả
kiểm tra học kì II của lớp TN tốt hơn lớp ĐC.
+ Hệ số biến thiên VRTNR < VRĐCR: Mức độ phân tán quanh điểm trung bình cộng của lớp
TN nhỏ hơn, từ đó rút ra trình độ lớp TN đồng đều hơn lớp ĐC.
- Với số liệu ở bảng 3.11 có mức ý nghĩa α = 0.05, tRRcủa cặp TN-ĐC lớn hơn tRα,kR . Điều này
chứng tỏ sự khác nhau giữa các giá trị điểm trung bình ở lớp TN và lớp ĐC là có ý nghĩa, kết luận
kết quả thi học kì II của lớp TN tốt hơn lớp ĐC.
<i>Hình 3.6: Đồ thị tần số tích lũy của lớp TN1 – ĐC1 bài kiểm tra học kì II</i>
<i>Hình 3.7: Đồ thị tần số tích lũy của lớp TN2 – ĐC2 bài kiểm tra học kì II</i>
<i>Hình 3.8: Đồ thị tần số tích lũy của lớp TN3 – ĐC3 bài kiểm tra học kì II</i>
0
20
40
60
80
100
120
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN1
ĐC1
0
20
40
60
80
100
120
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN2
ĐC2
0
20
40
60
80
100
120
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
<i>Hình 3.9: Đồ thị tần số tích lũy của lớp TN4 – ĐC4 bài kiểm tra học kì II</i>
<i>Hình 3.10: Đồ thị tần số tích lũy của lớp TN5 – ĐC5 bài kiểm tra học kì II</i>
Quan sát đồ thị đường lũy tích của cả 5 lớp TN và ĐC, chúng tơi nhận thấy đường lũy tích
của các lớp TN ln nằm bên phải đường lũy tích của các lớp ĐC. Điều này chứng tỏ các lớp TN có
<b>3.6.2. Phân tích kết quả về mặt định tính </b>
- Thơng qua việc phân tích các đồ thị cho thấy kết quả học tập của học sinh có sử dụng hệ
thống lý thuyết và hệ thống bài tập tốt hơn hẳn so với các lớp không sử dụng.
- Hầu hết các tiêu chí của hệ thống lý thuyết và hệ thống bài tập được các giáo viên tỉnh Bạc
Liêu đánh giá khá tốt. Đặc biệt là các tiêu chí về tính hệ thống, tính khoa học bố cục chặt chẽ hợp lý
được đánh giá cao. Các tiêu chí cịn lại tùy thuộc vào ý thích và các kỹ năng sư phạm của riêng các
thầy cô mà có những nhận xét khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung điểm trung bình đều trên 3.0 điều
này khẳng định hệ thống lý thuyết và hệ thống bài tập hóa học hữu cơ có thể dùng để nâng cao kết
quả học tập của học sinh.
0
20
40
60
80
100
120
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TN4
ĐC4
0
20
40
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Trong chương 3 chúng tơi đã trình bày về mục đích, phương pháp, kết quả và xử lí số liệu
thực nghiệm sư phạm. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở 5 trường THPT thuộc tỉnh
Bạc Liêu trong đó 3 trường ở thành phố Bạc Liêu và 1 trường ở huyện Hịa Bình 1 trường ở huyện
Giá Rai. Chúng tơi tiến hành 3 bài dạy: bài ankan, anken và ancol với 424 học sinh của 5 cặp lớp
TN-ĐC.
Kế hoạch thực nghiệm được tiến hành đúng trình tự và khoa học, các giáo án được thống
nhất ý kiến của các giáo viên thực nghiệm, hệ thống lí thuyết, hệ thống bài tập được photo gửi đến
từng học sinh. Ngoài thực nghiệm sư phạm chúng tôi cũng tiến hành điều tra lấy ý kiến của các giáo
viên tỉnh Bạc Liêu về hệ thống lí thuyết và hệ thống bài tập nhằm tăng thêm tính khách quan của
các kết luận khoa học.
<b>1. Kết luận </b>
Đối chiếu với mục đích và các nhiệm vụ của đề tài, căn cứ vào kết quả nghiên cứu lí luận,
thực tiễn và thực nghiệm sư phạm, đề tài đã hồn thành được những cơng việc sau:
1.1. Nghiên cứu tình hình giáo dục THPT tỉnh Bạc Liêu. Qua đó chúng tơi đã hiểu rõ tình hình
giáo dục của địa phương thông qua các nội dung:
- Giới thiệu sơ lược về điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội tỉnh Bạc Liêu.
- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy học mơn Hóa ở tỉnh Bạc Liêu.
- Tìm hiểu những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn hóa học cho
học sinh tỉnh Bạc Liêu.
1.2. Nghiên cứu cơ sở lí luận bài tập hóa học. Qua đó chúng tơi làm rõ các nội dung:
- Khái niệm bài tập hóa học.
- Phân loại các dạng bài tập hóa học.
1.3. Nghiên cứu những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quả học tập mơn hóa học của học sinh
THPT. Q đó chúng tơi đã rút ra được 2 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh
gồm:
- Yếu tố chủ quan: yếu tố tâm lí, yếu tố tư duy, phương pháp học tập.
- Yếu tố khách quan: đặc thù mơn hóa học, phương tiện học tập, ảnh hưởng của giáo
viên đứng lớp.
1.4. Xây dựng 7 nguyên tắc và qui trình gồm 7 bước để định hướng cho việc hệ thống hóa lí
thuyết phần hóa học hữu cơ lớp 11. Hệ thống hóa lí thuyết phần hóa học hữu cơ gồm 13 nội
dung:
- Sơ lược về hóa học hữu cơ.
- Phân tích ngun tố và lập cơng thức phân tử.
- Hệ thống lí thuyết bài Ankan.
- Hệ thống lí thuyết bài Xiclo Ankan.
- Hệ thống lí thuyết bài Anken.
- Hệ thống lí thuyết bài Ankađien.
- Hệ thống lí thuyết bài Ankin.
- Hệ thống lí thuyết bài Ankyl Benzen.
- Hệ thống lí thuyết bài Dẫn xuất Halogen.
- Hệ thống lí thuyết bài Ancol.
- Hệ thống lí thuyết bài Anđehit – Xeton.
- Hệ thống lí thuyết bài Axit cacboxylic.
1.5. Xây dựng 6 nguyên tắc và qui trình gồm 7 bước để định hướng cho việc xây dựng hệ thống
bài tập hóa học hữu cơ lớp 11. Xây dựng hệ thống bài tập phần hóa học hữu cơ lớp 11 gồm
850 bài tập (405 tự luận và 445 trắc nghiệm) thể hiện ở 12 nội dung:
- Hệ thống bài tập lập công thức phân tử.
- Hệ thống bài tập Ankan.
- Hệ thống bài tập Anken.
- Hệ thống bài tập Ankađien.
- Hệ thống bài tập Ankin.
- Hệ thống bài tập Ankyl Benzen.
- Hệ thống bài tập tổng hợp phần hiđrocacbon.
- Hệ thống bài tập Dẫn xuất Halogen.
- Hệ thống bài tập Ancol.
- Hệ thống bài tập Anđehit – Xeton.
- Hệ thống bài tập Axit cacboxylic.
- Hệ thống bài tập tổng hợp phần dẫn xuất hiđrocacbon.
1.6. Đề xuất các ý kiến khi sử dụng hệ thống lí thuyết và bài tập nhằm đạt được hiệu quả cao
nhất.
1.7. Thiết kế 3 giáo án sử dụng hệ thống lí thuyết và hệ thống bài tập mới xây dựng, cụ thể là các
giáo án bài Ankan, Anken, Ancol.
1.8. Tiến hành thực nghiệm sư phạm trong năm học 2009 – 2010 với 3 giáo án các bài Ankan,
Anken, Ancol, 5 cặp lớp thực nghiệm – đối chứng ở 5 trường THPT thuộc Tỉnh Bạc Liêu (3
trường thuộc thành phố Bạc Liêu, 1 trường thuộc huyện Hịa Bình, 1 trường thuộc huyện Giá
Rai). Kết quả thực nghiệm đã xác định tính khả thi của đề tài. Để đánh giá định tính chất
lượng hệ thống lí thuyết và hệ thống bài tập chúng tôi thiết kế thang đo gồm 2 phần: đánh giá
hệ thống lí thuyết, đánh giá hệ thống bài tập.
<b>2. Kiến nghị </b>
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, để việc áp dụng hệ thống lí thuyết, hệ thống bài tập vào
giảng dạy ở các trường THPT tỉnh Bạc Liêu đạt hiệu quả chúng tơi có một số kiến nghị sau:
2.1. Đối với lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bạc Liêu
- Tổ chức hội thảo cho các giáo viên trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau về phương
pháp biên soạn hệ thống lí thuyết và hệ thống bài tập.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn về phương pháp sử dụng hệ thống lí thuyết,
bài tập nhằm nâng cao kết quả học tập cho học sinh.
- Tổ chức các buổi trao đổi phương pháp sử dụng hệ thống lí thuyết, bài tập, có các
bài tham luận của các giáo viên nhiều kinh nghiệm.
- Khen ngợi cá nhân hoặc tập thể có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao kết quả
học tập cho học sinh.
2.2. Đối với giáo viên THPT
- Phát huy tinh thần học hỏi, tự bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ.
- Tích cực nghiên cứu xây dựng hệ thống lí thuyết, hệ thống bài tập ngày một hồn
thiện.
- Tích cực trao đổi, học tập kinh nghiệm của các giáo viên cốt cán phương pháp sử
dụng hệ thống lí thuyết, hệ thống bài tập hiệu quả.
- Tích cực tham gia các buổi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ mà trường hoặc Sở
Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
1. <i>Ngô Ngọc An (2002), Bài tập trắc nghiệm hoá học THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội. </i>
2. <i>Ngô Ngọc An (2003), 350 bài tập hóa học chọn lọc và nâng cao lớp 11, NXB Giáo dục, Hà </i>
Nội.
3. <i>Ngô Ngọc An (2005), Bài tập hóa học chọn lọc THPT phần hiđrocacbon, NXB Giáo dục, Hà </i>
Nội.
4. <i>Nguyễn Thị Ngọc Ánh- Hoàng Kim Ngân (2007), Tuyển tập 900 bài tập trắc nghiệm hoá </i>
<i>học, NXB Thanh Hoá, Thanh Hóa. </i>
5. <i>Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên (thực hiện chương trình, SGK lớp </i>
10,11,12 trung học phổ thơng theo chương trình SGK nâng cao).
6. <i>Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách </i>
<i>giáo khoa lớp 11 mơn hóa học, NXB Giáo dục, Hà Nội. </i>
7. <i>Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, NXB Đại học Sư phạm TPHCM. </i>
8. <i>Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thơng, NXB Đại học Quốc gia, </i>
TPHCM.
9. <i>Trịnh Văn Biều (2003), Kỹ năng dạy học hóa học, NXB Đại học Sư phạm TPHCM. </i>
10. <i>Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học. NXB Đại học Sư phạm TPHCM. </i>
11. <i>Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. NXB Đại học </i>
Sư phạm TPHCM.
12. <i>Trịnh Văn Biều (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường trung học phổ thông, </i>
NXB Đại học Sư phạm TPHCM.
13. <i>Phạm Đức Bình (2002), Tuyển tập 117 bài tốn hố hữu cơ. NXB Đồng Nai. </i>
14. <i>Phạm Đức Bình- Lê Thị Tam (2006), 800 câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoá học, NXB Đại </i>
học Sư phạm Hà Nội.
15. <i>Phạm Đức Bình (2007), Phân loại và hướng dẫn giải bài tập trắc nghiệm hóa hữu cơ, NXB </i>
Đại học Sư phạm Hà Nội.
16. <i>Nguyễn Thị Hồng Châu (2004), Sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa </i>
<i>chọn vào kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh phần Hiđrocacbon mạch hở, </i>
Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm TPHCM.
17. <i>Nguyễn Cương (2001). Phương pháp dạy học hóa học. NXB Giáo Dục, Hà Nội. </i>
19. <i>Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học, NXB </i>
Giáo dục, Hà Nội.
20. Hồng Chúng (1982), <i>Phương pháp thống kê tốn học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo </i>
dục.
21. <i>Nguyễn Đức Chính (2006), Biên soạn các bài tốn hóa học hữu cơ có phương pháp giải </i>
<i>nhanh để làm câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, Luận văn thạc sĩ giáo dục </i>
học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
22. <i>Hoàng Thị Kiều Dung (2007), Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra đánh giá </i>
<i>kiến thức học sinh lớp 11 và 12 PTTH, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư </i>
Phạm Huế.
23. <i>Nguyễn Minh Dũng (2004), Phương pháp giải bài tập hóa hữu cơ ở trường THPT phần hợp </i>
<i>chất có nhóm chức: Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại </i>
học Sư phạm TPHCM.
24. <i>Nguyễn Phụng Hoàng- Võ Ngọc Lan (1999), Phương pháp trắc nghiệm trong kiểm tra và </i>
<i>đánh giá thành quả học tập, NXB Giáo dục. </i>
25. <i>Trần Thị Trà Hương(2009). Xây dựng hệ thống bài tập hóa vơ cơ lớp 10 trung học phổ thông </i>
<i>nhằm củng cố kiến thức và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, Luận văn thạc sĩ giáo dục </i>
học, Trường Đại học Sư phạm TPHCM.
26. <i>Nguyễn Thanh Khuyến (1998), Phương pháp giải tốn hóa học hữu cơ, NXB Trẻ TPHCM. </i>
27. <i>Phạm Huỳnh Trúc Linh (2010), Thực trạng dạy và học mơn hóa học tỉnh Bạc Liêu, Đề tài </i>
nghiên cứu, Trường THPT Bạc Liêu, Thành phố Bạc Liêu.
28. <i>Văn Thị Ngọc Linh (2008), Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn phần </i>
<i>hợp chất hữu cơ có nhóm chức lớp 11-chương trình cơ bản, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, </i>
Trường ĐHSP TPHCM.
29. <i>Đặng Thị Oanh- Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng </i>
<i>trong chương trình SGK Hố học phổ thơng, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. </i>
30. <i>Đặng Thị Oanh- Đặng Xuân Thư- Phạm Đình Hiển (2007), Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm </i>
<i>hoá học THPT, NXB Giáo dục. </i>
31. <i>Đặng Thị Oanh (2009). Thiết kế bài giảng hóa học lớp 11 nâng cao, NXB Đại học Sư phạm. </i>
32. <i>Vũ Thị Kim Oanh (2008), Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa </i>
<i>chọn chương trình hóa học lớp 10 cơ bản, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học Sư </i>
phạm TPHCM.
34. <i>Nguyễn Thị Trúc Phương (2004), Phân loại và phương pháp giải một số dạng bài tập hóa </i>
<i>hữu cơ trong chương trình THPT, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư Phạm TPHCM. </i>
35. <i>Nguyễn Tân Quốc (2008), Phương pháp giải bài tập trắc nghiệm hóa hữu cơ lớp 11, Khóa </i>
luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm TPHCM.
36. <i>Trần Quốc Sơn, Trần Thị Tửu (2006), Danh pháp hợp chất hữu cơ, NXB Giáo dục, Hà Nội. </i>
37. <i>Nguyễn Thị Tâm (2007), Xây dựng hệ thống bài tập về cách xác định công thức phân tử hợp </i>
<i>chất hữu cơ trong chương trình hóa học THPT, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại </i>
học Sư phạm Vinh.
38. Quan Hán Thành (2000), <i>Phân loại và phương pháp giải tốn hóa hữu cơ, của tác giả Quan </i>
Hán Thành, NXB Giáo dục.
39. <i>Phan Thị Thùy (2005), Phân loại và phương pháp giải bài tập Hiđrocacbon, Khóa luận tốt </i>
nghiệp, Trường Đại học Sư phạm TPHCM.
40. <i>Dương Thiệu Tống (2005), Trắc nghiệm và đo lường thành quả. NXB Khoa học xã hội. </i>
42. Thái Duy Tuyên (2007), <i>Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục. </i>
43. <i>Lê Trọng Tín (1999), Phương pháp dạy học mơn hóa học ở trường phổ thơng trung học, </i>
NXB Giáo dục.
44. <i>Lê Thị Mỹ Trang (2009), Xây dựng hệ thống lí thuyết bài tập phần hóa lý dùng trong bồi </i>
<i>dưỡng học sinh giỏi và chun hóa trung học phổ thơng, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, </i>
Trường Đại học Sư phạm TPHCM.
45. <i>Nguyễn Thị Nhã Trang (2004), Phân loại và phương pháp giải một số bài tập hóa vơ cơ ở </i>
<i>trường THPT, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư Phạm TPHCM. </i>
46. <i>Đặng Ngọc Trầm (2008), Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa </i>
<i>chọn. Phần hợp chất hữu cơ đa chức, tạp chức ban cơ bản ở trường THPT, Luận văn thạc sĩ </i>
Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm TPHCM.
47. Lê Xuân Trọng (tổng chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh (chủ biên), Lê Chí Kiên, Lê Mậu Quyền
(2007), <i>Hóa học 11-nâng cao, NXB Giáo dục. </i>
48. Lê Xuân Trọng (tổng chủ biên kiêm chủ biên), Trần Quốc Đắc, Phạm Tuấn Hùng, Đoàn Việt
49. <i>Lê Xuân Trọng (chủ biên), Từ Ngọc Ánh, Cao Thị Thặng, Phạm Văn Hoan (2007), Bài tập </i>
<i>hóa học 11-nâng cao, NXB Giáo dục. </i>
50. <i>Nguyễn Xuân Trường (2003), Bài tập hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm. </i>
51. <i>Nguyễn Xuân Trường (2005), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thơng, NXB Giáo </i>
52. <i>Nguyễn Xuân Trường (2005), Sử dụng bài tập hóa học trong dạy học ở trường phổ thơng, </i>
NXB ĐHSP.
53. <i>Nguyễn Xuân Trường- Trần Trung Ninh (2006), 555 câu trắc nghiệm hoá học, NXB Đại học </i>
Quốc gia TP HCM.
54. <i>Nguyễn Xuân Trường (2007), 1200 câu trắc nghiệm hóa học hữu cơ, NXB Giáo dục. </i>
55. <i>Nguyễn Xuân Trường (2007), Cách biên soạn và trả lời câu hỏi trắc nghiệm mơn hóa học ở </i>
<i>trường phổ thông. NXB Giáo dục. </i>
56. <i>Vũ Anh Tuấn (2006), Xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm rèn luyện tư duy trong việc </i>
<i>bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường THPT, Luận án Tiến Sĩ, Trường Đại học Sư phạm </i>
Hà Nội.
Kính gửi quý Thầy (Cô)!
<i><b>Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài “hệ thống hóa lí thuyết và xây dựng hệ thống bài </b></i>
<i><b>tập hóa học hữu cơ lớp 11 nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh THPT tỉnh Bạc Liêu”. </b></i>
Những thông tin mà q Thầy (Cơ) cung cấp sẽ được sử dụng nhằm mục đích khoa học của đề tài.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của q Thầy (Cơ). Chúng tơi xin chân thành cảm ơn.
<b>1. Xin quý thầy (cô) vui lịng cho biết một số thơng tin cá nhân: </b>
<b>- </b>Họ và tên (có thể khơng ghi) :………. Tuổi :…….
<b>- </b>Trình độ : Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ
<b>- </b>Số năm tham gia giảng dạy Hóa học ở trường THPT : ……….
<b>- </b>Nơi công tác : ……….
<b>2. Nội dung góp ý: </b>
Xin q Thầy (Cơ) vui lịng đánh dấu (x) vào ô trùng với suy nghĩ của bản thân.
Các mức độ đánh giá:
(1): chưa tốt (2): trung bình (3): khá tốt (4): tốt (5): rất tốt
<b> 2.1. Xin q Thầy (Cơ) cho biết những suy nghĩ của q thầy cơ về hệ thống lí thuyết </b>
S
TT Hệ thống lí thuyết có đảm bảo
Mức độ đánh giá
1 2 3 4 5
bố cục chặt chẽ, hợp lí, khoa
học.
2 nội dung đầy đủ, chi tiết.
3 trình bày súc tích, cơ đọng.
4 phù hợp với trình độ học sinh.
5 dễ ứng dụng vào các bài lên lớp.
6 giúp học sinh nắm được kiến
thức trọng tâm của phần Hóa học Hữu
cơ lớp 11.
7 giúp học sinh dễ học thuộc.
………...
………...
………...
………...
………...
………...
………...
<b> 2.2. Xin q Thầy (Cơ) cho biết những suy nghĩ của q thầy cô về hệ thống </b>
<b>bài tập </b>
S
TT Hệ thống bài tập có đảm bảo
Mức độ đánh giá
1 2 3 4 5
1 tính chính xác, khoa học.
2 nội dung đầy đủ, chi tiết.
3 đa dạng về kiểu bài.
4 rèn luyện đa dạng các kĩ
năng.
5 phù hợp với trình độ của học
sinh.
6 dễ sử dụng.
7 giúp học sinh củng cố kiến
thức trọng tâm
Ý kiến khác: ……….
………...
………...
………...
………...
………...
<i>Xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của quý thầy (cơ). Kính chúc q thầy (cơ)có </i>
<i>nhiều sức khỏe và cơng tác tốt. </i>
<i>Mong có thêm nhiều ý kiến, bổ sung để chúng tơi hồn thành tốt hơn. Thầy cơ có thể liên lạc </i>
<i>và trao đổi thêm với chúng tôi qua “ </i>
Địa chỉ email :
Địa chỉ : Huỳnh Huyền Sử - Trường THPT Bạc Liêu, Nguyễn Tất Thành, Phường 1,
Thành phố Bạc Liêu.
<b>Phụ lục 2 </b>
<b>KIỂM TRA 45 PHÚT </b>
<b>MÔN : HÓA HỌC </b>
--- ---
<b>A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm) </b>
<i><b>Điền các đáp án A, B, C, D mà em cho là đúng vào các ô dưới đây </b></i>
<b>Câ</b>
<b>u </b> <b>0 </b> <b>1 </b> <b>2 </b> <b>3 </b> <b>4 </b> <b>5 </b> <b>6 </b>
<b>Đá</b>
<b>Câu 1. </b>Số đồng phân ankan ứng với công thức phân tử C5HR1R2 là
<b>A. 3. </b> <b>B. 4. </b> <b>C. 5. </b> <b>D. 6. </b>
<b>Câu 2. Cho isopentan tác </b>dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa
thu được là
<b>A. 2. </b> <b>B. 3. </b> <b>C. 5. </b> <b>D. 4. </b>
<b>Câu 3. Khi clo hóa C</b>5H12 với tỉ lệ mol 1:1 thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp
thay thế của ankan đó là
<b>A. 2,2-</b>đimetylpropan. <b>B. 2-metylbutan. </b>
<b>C. pentan. </b> <b>D. 2-</b>đimetylpropan.
<b>Câu 4. Khi clo hóa metan thu </b>được một sản phẩm thế chứa 89,12% clo về khối lượng. Công
thức của sản phẩm là
<b>A. CH</b>3Cl. <b>B. CH</b>2Cl2. <b>C. CHCl</b>3. <b>D. CCl</b>4.
<b>Câu 5. </b>Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi
X tác dụng với khí clo thu được 4 sản phẩm monoclo. Tên gọi của A là
<b>A. 2-metylbutan. </b> <b>B. 2-metylpropan. </b>
<b>C. 2,2-</b>đimetylpropan. <b>D. etan. </b>
<b>Câu 6.</b>Hiđrocacbon A cháy cho thể tích hơi nước gấp 1,2 lần thể tích CO 2 (thể tích các khí đo
trong cùng điều kiện). Khi tác dụng với clo tạo một dẫn xuất monoclo duy nhất. X có tên là
<b> A. isobutan. </b> <b>B. propan. </b>
<b>C. etan. </b> <b>D. 2,2- </b>đimetylpropan.
<b>Câu 7. </b>Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng được 24,2
gam CO<sub>2 </sub>và 12,6 gam H<sub>2</sub>O. Công thức phân tử 2 ankan là
<b>A. CH</b>4 và C2H6. <b>B. C</b>2H6 và C3H8.
<b>C. C</b>3H8 và C4H10. <b>D. C</b>4H10 và C5H12.
<b>Câu 8. </b>Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon là đồng đẳng liên tiếp, sau phản ứng
thu được VRCO
2 R: V
RH
2OR = 1 : 1,6. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon trên là
<b>A. CH</b>4 và C2H6. <b>B. C</b>2H4 và C3H6.
<b>C. C</b>2H2 và C3H6. <b>D. C</b>3H8 và C4H10.
<b>Câu 9. </b>Đốt cháy hồn tồn 6,72 lít hỗn hợp X gồm CH4, C2H6, C3H8, C2H4 và C3H6, thu
được 11,2 lít khí CO2 và 12,6 gam H2O. Thể tích các khí đo ở đktc. Tổng thể tích của C2H4 và
C<sub>3</sub>H<sub>6 </sub>trong hỗn hợp X là
<b>A. 5,60. </b> <b>B. 3,36. </b> <b>C. 4,48. </b> <b>D. 2,24. </b>
<b>Câu 10. </b>Hỗn hợp khí X gồm HR2R và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ
hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y khơng làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với HR2 Rbằng 13.
Công thức cấu tạo của anken là
<b> A. CH</b>R3R-CH=CH-CHR3R. <b>B. CH</b>R2R=CH-CHR2R-CHR3R.
<b> C. CH</b>R2R=C(CHR3R)R2R. <b>D. CH</b>R2R=CHR2R.
<b>Câu 11. </b>Khi đốt cháy một hiđrocacbon X cần 6 thể tích oxi sinh ra 4 thể tích khí cacbonic. X
có thể làm mất màu dung dịch nuớc brom và kết hợp với hiđro tạo thành một hiđrocacbon no mạch
nhánh. Tên gọi của X là
<b>A. 2-metylpropen. </b> <b>B. 2-metylbut-1-en. </b>
<b>C. 2-metylbut-2-en. </b> <b>D. 2-metylbut-1-in. </b>
<b>Câu 12.</b>RRĐốt cháy hoàn toàn 2,24 lit một hiđrocacbon X thu được 4,48 lit COR2R và 7,2g HR2RO.
Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl thì thu được 2 dẫn xuất halogen. Tên gọi của X là
<b>A. but-1-en. </b> <b>B. but-2-en. </b> <b>C. xiclobutan. </b> <b>D. propen. </b>
<b>Câu 13. </b>Số đồng phân cấu tạo phẳng của CR5RHR10R là
<b>A. 4. </b> <b>B. 5. </b> <b>C. 6. </b> <b>D. 10. </b>
<b>Câu 14. </b>Hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học?
<b>A. 2-metylbut-2-en. </b> <b>B. 2-metylbut-1-en. </b>
<b>C. 2,3- </b>đimetylbut-2-en. <b>D. 3- metylpent-2-en. </b>
<b>Câu 1 5. A n k e n X c ó </b>cơng thức phân tử là CR4RHR8R. Khi c h o X tác dụng với dung
dịch HCl chỉ thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Số đồng phân có thể có của X là
<b>A. 2. </b> <b>B. 1. </b> <b>C. 3. </b> <b>D. 4. </b>
<b>Câu 16. Ch o 2,8 gam anke</b>n X tác dụng với dung dịch brom thì thấy làm mất màu 8 gam
brom. Hiđrat hóa X chỉ thu được một ancol duy nhất. Tên gọi của X là
<b>A. 2,3-dimetylbut-2-en. </b> <b>B. but - 2-en. </b>
<b>C. etilen. </b> <b>D. hex- 2-en. </b>
<b>B. TỰ LUẬN (6 điểm) </b>
<b>Câu 1 (2 điểm). Hoàn thành chuỗi phản ứng sau: </b>
Natri axetat → metan → axetylen → etylen → 1,2-đibrom etan.
<b>Câu 2 (2 điểm). Nhận biết các lọ mất nhãn sau: metan, etylen, khí cacbonic, khí sunfurơ. </b>
<b>Câu 3 (2 điểm). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp, ta </b>
thu được 4,48 lit COR2R (ở đktc) và 5,4 gam H2O.
a. Lập công thức phân tử của hai hiđrocacbon.
<b>Phụ lục 3 </b>
<b>KIỂM TRA HỌC KÌ II </b>
<b>MƠN : HĨA HỌC </b>
--- ---
<b>A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 điểm) </b>
<b>Câu 1. </b><i><b>Phát biểu nào sau đây không đúng? </b></i>
<b>A. </b>Phenol không làm đổi màu q tím.
<b>B. Phenol </b>cho phản ứng với dung dịch BrR2R.
<b>C. </b>Phenol cho phản ứng với dung dịch HNOR3R.
<b>D. Phenol </b>làm mất màu thuốc tím.
<b>Câu 2. </b>Phát biểu nào sâu đây là đúng?
<b>A. </b>Hiđrat hóa ancol thu được anken.
<b>B. Khi oxi hóa ancol no </b>đơn chức thì thu được anđehit.
<b>C. </b>Đun nóng ancol metylic với HR
2RSOR
4 R đặc ở 170P
o
P
C thu được ete.
2R tạo thành dung dịch màu xanh.
<b>Câu 3. </b>Dãy chất nào sau đây cho phản ứng được với dung dịch axit axetic?
<b>A. Br</b>R2R, Na, NaOH. <b>B. Na</b>R2RCOR3R, Na, NaOH.
<b>C. Cu, NaOH, Na</b>R2RCOR3R. <b>D. NaCl, NaOH, Na</b>R2RCOR3R.
<b>Câu 4. Cho 0,1 mol a</b>nđehit X tác dụng với lượng dư AgNOR3R/NHR3R, đun nóng thu được 43,2
gam Ag. Hiđro hoá X thu được Y, biết 0,1 mol Y phản ứng vừa đủ với 4,6 gam Na. Công thức
cấu tạo thu gọn của X là
<b>A. HCHO. </b> <b>B. CH</b>R3RCHO.
<b>C. OHC-CHO. </b> <b>D.CH</b>R3RCH(OH)CHO.
<b>Câu 5. </b>Hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ no. Đốt hồn tồn 0,3 mol X thu dược 11,2 lít COR2R (
đktc). Nếu trung hịa hồn tồn 0,3 mol X cần 250 ml dung dịch NaOH 2M. Công thức cấu tạo thu
gọn của 2 axit là
<b>A. HCOOH, HOOC – COOH. </b> <b>B. CH</b>R3RCOOH, CHR2R= CH-COOH
<b>C. HCOOH, CH</b>R3RCHR2RCOOH. <b>D. CH</b>R3RCOOH, HOOC - COOH
<b>Câu 6. </b>Dãy các chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch brom?
<b>A. Butin-2, butan, stiren. </b> <b>B. Propin, propan, axetilen. </b>
<b>C. Propilen, isopren, stiren. </b> <b>D. Propin, etan, toluen. </b>
<b>Câu 7. </b>Một hỗn hợp X gồm 2 ankin khi đốt cháy hoàn toàn tạo ra 26,4 gam COR2R và 7,2 gam
HR2RO. Khối lượng BrR2Rtác dụng vừa đủ với lượng hỗn hợp X trên là
<b>A. 64 gam. </b> <b>B. 16 gam. </b> <b>C. 32 gam. </b> <b>D. 8 gam. </b>
<b>Câu 8. </b>X là monome dùng để trùng hợp thành cao su isopren. Y là đồng phân của X và tạo kết
tủa với dung dịch AgNOR3R/NHR3R. X và Y tác dụng với HR2Rtạo ra cùng một ankan. Tên thay thế của X
và Y là:
<b>A. 2-metylbuta-1,3-</b>đien; 2-metylbut-1-in .
<b>B. 2-metylbuta-1,3-</b>đien; 3-metylbut-1-in.
<b>C. 2-metylbut-1,2-</b>đien; 3-metylbut-1-in.
<b>D. 2-metylbuta-1,3-</b>đien; 2-metylbut-3-in.
<b>Câu 9. </b>Đun ancol X với dung dịch HR2RSOR4Rđặc thu được 3 anken đồng phân của nhau. Tên gọi
của X là
<b>A. Ancol tert-butylic. </b> <b>B. Ancol isobutylic. </b>
<b>C. Ancol butylic. </b> <b>D. Ancol sec-butylic. </b>
<b>Câu 10. </b>Thứ tự thuốc thử dùng để phân biệt 3 lọ mất nhãn: xiclopropan, propan, propin lần
lượt là
<b>C. dd Br</b>R2R, dd KMnOR4R. <b>D. dd AgNO</b>R3R/NHR3R, dd KMnOR4R.
<b>Câu 11. </b>Số đồng phân dẫn xuất halogen có công thức phân tử CR3RHR5RBrR3R là
<b>A. 4. </b> <b>B. 3. </b> <b>C. 6. </b> <b>D. 5. </b>
<b>Câu 12. </b>Anken X hợp nước tạo thành 3-etylpentan-3-ol. Tên của X là
<b>A. 3-etylpent-3-en. </b> <b>B. 3-etylpent-2-en. </b>
<b>C. 3-etylpent-1-en. </b> <b>D. 2-etylpent-2-en. </b>
<b>Câu 13. </b>Hai anken có cơng thức phân tử CR3RHR6R và CR4RHR8Rkhi phản ứng với HBr thu được 3 sản
phẩm dẫn xuất halogen. Danh pháp của 2 anken lần lượt là
<b>A. propen và but-1-en. </b> <b>B. propen và metyl propen. </b>
<b>C. propen và but-2-en. </b> <b>D. xiclopropan và but-1-en. </b>
<b>Câu 14. </b>Dẫn hỗn hợp khí A gồm 1,3 gam axetilen và 1,1 gam anđehit axetic vào dung dịch
AgNOR3R/NHR3Rdư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
<b>A. 17,4g. </b> <b>B. 36g. </b> <b>C. 15g. </b> <b>D. 20,1g. </b>
<b>Câu 15. </b>Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch axit acrylic, ancol etylic, axit axetic,
phenol đựng trong các lọ mất nhãn lần lượt là:
<b>A. </b>Quỳ tím, dd NaR2RCOR3R. <b>B. </b>Quỳ tím, dd BrR2R.
<b>C. </b>Quỳ tím, Cu(OH)R2R. <b>D. </b>Quỳ tím, dd NaOH.
<b>Câu 20: </b>Cho sơ đồ chuyển hóa sau : Toluen Br →2,as A NaOH → B →Na D. Tên gọi của
B là
<b>A. o-crezol và p-crezol. </b> <b>B. o-crezol. </b>
<b>Câu 1. ( 2 </b>điểm )
Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có)
4 2 2 2 4 2 5 3
CH →C H →C H →C H OH→CH COOH
<b>Câu 2. </b>(2 điểm)
<b>Nhận biết các lọ mất nhãn sau: glixerol, anđehit axetic, axit axetic, axit fomic. </b>
<b>Câu 3. ( 2 </b>điểm )
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm 2 ancol đơn chức mạch hở kế tiếp nhau trong dãy
đồng đẳng. Toàn bộ sản phẩm cháy đem hấp thụ vào bình đựng dung dịch Ca(OH)R2R dư thấy khối
<b>2.1.3. Hệ thống lí thuyết phần hóa học hữu cơ lớp 11 THPT </b>
Hệ thống lí thuyết hóa học hữu cơ lớp 11 bao gồm 13 nội dung:
- Sơ lược về hóa học hữu cơ.
- Phân tích ngun tố và lập cơng thức phân tử.
- Hệ thống lí thuyết bài Ankan.
- Hệ thống lí thuyết bài Xiclo Ankan.
- Hệ thống lí thuyết bài Anken.
- Hệ thống lí thuyết bài Ankađien.
- Hệ thống lí thuyết bài Ankyl Benzen.
- Hệ thống lí thuyết bài Dẫn xuất Halogen.
- Hệ thống lí thuyết bài Ancol.
- Hệ thống lí thuyết bài Phenol.
- Hệ thống lí thuyết bài Anđehit – Xeton.
- Hệ thống lí thuyết bài Axit cacboxylic.
Trong hệ thống lí thuyết mỗi dãy đồng đẳng được xây dựng gồm 3 mục chính:
- Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp.
- Tính chất hóa học.
- Điều chế.
<i><b> 2.1.3.</b><b>1. Hệ thống lí thuyết phần “Sơ lược về hóa học hữu cơ” </b></i>
<b>I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ </b>
- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, COR2R, muối cacbonat…).
- Hóa học hữu cơ là ngành hóa học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.
<b>II. Phân loại hợp chất hữu cơ </b>
Hợp chất hữu cơ gồm 2 loại là: Hiđrocacbon và dẫn xuất hiđrocacbon
<i><b> </b><b>1. Hiđrocacbon: gồm 3 loại </b></i>
a. Hiđrocacbon no: gồm 2 dãy đồng đẳng
- Ankan.
- Xicloankan.
b. Hiđrocacbon không no: gồm 3 dãy đồng đẳng
- Anken.
- Ankađien.
- Ankin.
c. Hiđrocacbon thơm
- Các hiđrocacbon thơm khác.
<i><b>2. Dẫn xuất hiđrocacbon </b></i>
a. Dẫn xuất halogen.
b. Ancol.
c. Phenol.
d. Anđehit – Xeton.
e. Axit cacboxylic.
<b>III. Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ </b>
<i><b> </b><b>1. Đặc điểm cấu tạo: Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị. </b></i>
<i><b> 2. Tính chất vật lý </b></i>
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sơi thấp.
- Phần lớn không tan trong nước, nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
<i><b> </b><b>3. Tính chất hóa học </b></i>
- Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt và dễ cháy.
- Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau,
nên tạo ra hỗn hợp nhiều sản phẩm.
<i><b> 2.1.3.2. </b><b>Hệ thống lí thuyết phần “Phân tích nguyên tố và lập công thức phân tử” </b></i>
<b>I. Sơ lược về phân tích nguyên tố </b>
<i><b> </b><b>1. Phân tích định tính </b></i>
- Mục đích: Xác định nguyên tố nào có trong hợp chất hữu cơ.
- Nguyên tắc: Chuyển các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản rồi nhận
biết chúng bằng các phản ứng đặc trưng.
<i><b> </b><b>2. Phân tích định lượng </b></i>
- Mục đích: Xác định thành phần % về khối lượng các nguyên tố có trong phân tử hợp chất hữu cơ.
- Nguyên tắc: Cân chính xác khối lượng hợp chất hữu cơ, sau đó chuyển nguyên tố C → COR2R, H →
HR2RO, N → NR2R, sau đó xác định chính xác khối lượng hoặc thể tích của các chất tạo thành, từ đó tính % khối
lượng các nguyên tố.
- Biểu thức tính tốn:
2
CO
C
m .12
m = (g)
44 ;
2
H O
H
m .2
m = (g)
18 ;
2
N
N
V .28
m = (g)
22, 4
- Tính được:
C
m .100
%C =
a ;
H
m .100
%H =
a ;
N
m .100
%N =
a ; %O = 100-%C-%H-%N
<b>II. Công thức phân tử hợp chất Hữu cơ </b>
- Định nghĩa: Công thức đơn giản nhất là công thức biểu thị tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các
nguyên tố trong phân tử.
- Thiết lập công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ CRxRHRyRORzRlà thiết lập tỉ lệ
C H O
C H O
m m m
x : y : z = n : n : n = : :
12 1 16 ;
%C %H %O
x : y : z = : :
12 1 16
<i><b> </b><b>2. Công thức phân tử </b></i>
- Định nghĩa: Công thức phân tử là công thức biểu thị số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong
phân tử.
- Cách thiết lập công thức phân tử:
+ Thiết lập công thức phân tử qua công thức đơn giản nhất
• Bước 1: Từ kết quả phân tích %C, %H, %N, %O… lập cơng thức
đơn giản nhất: CRpRHRqRORrRNRsR.
• Bước 2: Xác định KLPT chất A (CRxRHRyRORzRNRtR): MRAR = MRBR.dRA/BR
• Bước 3: CRxRHRyOR RzRNRtR = (CRpRHRqRORrRNRsR)RnR
A
M
n = và x = n.p ; y = n.q ; z = n.r ; t = n.s
12p+q+16r+14s
+ Thiết lập công thức phân tử không qua công thức đơn giản nhất
Gọi CTPT của chất hữu cơ là CRxRHRyRORzRNRtR
Ta có tỉ lệ:
MA =12.x = 1.y =16.z 14.t
100 %C %H %O =%N
Suy ra:
A
M .%C
x =
12.100 ;
A
M .%H
y =
1.100 ;
A
M .%O
z =
16.100 ;
A
M .%N
t =
14.100
<i><b>2.1.3.3. </b><b>Hệ thống lí thuyết bài “Ankan” </b></i>
<b>I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp </b>
<i><b> </b><b>1. Đồng đẳng </b></i>
- Ankan là hiđrocacbon no mạch hở.
- CTTQ: CRnRHR2n+2R(n ≥ 1).
Vd: CHR4R, CR2RHR6R, CR3RH8RR, CR4RHR10R, CR5RHR10R …
<i><b> </b><b>2. Đồng phân </b></i>
- Ankan từ CR4RHR10 Rtrở đi có đồng phân cấu tạo, đó là đồng phân mạch cacbon.
- Phương pháp viết đồng phân
+ Viết mạch cacbon không nhánh dài nhất.
+ Bớt 1 cacbon làm nhánh.
+ Khi không thể bớt cacbon và không thể di chuyển nhánh tạo đồng phân khác nhau thì hết
đồng phân.
- Bậc của một nguyên tử C bằng số nguyên tử C liên kết trực tiếp với nó.
Vd: Viết tất cả đồng phân có cơng thức CR6RHR14R
CH3 CH2 CH2 CH2 CH2 CH3
CH<sub>3</sub> CH CH<sub>2</sub> CH2 CH3
CH3
CH3 CH2 CH CH2 CH3
CH3
CH3 C CH2 CH3
CH3
CH3
CH3 CH CH CH3
CH3
<i><b> 3. Danh pháp </b></i>
<i>Bảng 2.1: Tên mạch chính, tên nhánh, số đếm tương ứng với 10 Cacbon đầu tiên </i>
<b>Số cacbon </b> <b>Tên mạch chính </b> <b>Tên nhánh </b> <b>Số đếm </b>
1 Met Metyl mono
2 Et Etyl di
3 Prop Propyl tri
4 But Butyl tetra
5 Pent Pentyl penta
6 Hex Hexyl hexa
7 Hept Heptyl hepta
8 Oct Octyl octa
9 Non Nonyl nona
10 Dec Decyl deca
a. Tên thay thế
- Chọn mạch chính: là mạch cacbon dài nhất, chứa nhiều nhánh nhất.
- Đánh số thứ tự: ở đầu mạch gần nhánh nhất.
- <i><b>Quy tắc: vị trí nhánh-tên nhánh tên mạch chính + an. </b></i>
Vd: (xem ở phần đồng phân)
b. Tên thông thường
CH3 CH2 CH2 CH3
hexan
2-metylpentan
3-metylpentan
2,2-dimetylbutan
2,3-dimetylbutan
butan isobutan
CH<sub>3</sub> CH CH<sub>2</sub> CH<sub>3</sub>
CH<sub>3</sub>
Tên gốc:
CH<sub>3</sub> CH<sub>2</sub> CH<sub>2</sub>
CH<sub>3</sub> CH CH<sub>2</sub>
CH<sub>3</sub>
CH<sub>3</sub> CH<sub>2</sub> CH
CH<sub>3</sub>
CH3 C
CH3
CH3
<b>II. Tính chất hóa học </b>
Ở nhiệt độ thường ankan không phản ứng với axit, bazơ, và chất oxi hóa mạnh. Dưới tác dụng của ánh
sáng ankan tham gia các phản ứng thế, phản ứng tách và phản ứng oxi hóa.
<i><b> </b><b>1. Phản ứng thế </b></i>
- <b>Clo thế H ở cacbon các bậc khác nhau. </b>
- Brom hầu như chỉ thế ở cacbon bậc cao.
- Flo phản ứng mãnh liệt phân hủy ankan thành C và HF.
- Iot không phản ứng với ankan.
Vd:
CH3 CH2 CH3 + Cl2 as CH3 CH CH3
Cl
+ <sub>HCl</sub>
I II I
2-clopropan (57%)
CH3 CH2 CH3 + Cl2 as CH3 CH2 CH2
Cl
+ <sub>HCl</sub>
I II I
1-clopropan (53%)
CH3 CH2 CH3 + Br2
as
CH3 CH CH3
Br
+ <sub>HBr</sub>
I II I
2-brompropan (97%) (<i><b>sản phẩm chính) </b></i>
CH3 CH2 CH3 + Br2 as CH3 CH2 CH2
Br
+ <sub>HBr</sub>
I II I
1-brompropan (53%) (<i><b>sản phẩm phụ) </b></i>
<b> </b><i><b>2. Phản ứng tách </b></i>
- Tách HR2R<i> (Đề hiđro hóa) </i>
CRnRHR2n+2R →
o
t ,xt,P <sub>C</sub>
R
nRHR2nR + HR2R
- <i>Tách mạch cacbon (Cracking) </i>
CR4RHR10R →
o
t ,xt,P
CHR4R + CR3RHR6R
CR2RH6R R + CR2RHR4R
<i><b> 3. Phản ứng oxi hóa </b></i>
- Oxi hóa khơng hồn tồn
CHR4R + OR2R →
o
t ,xt
HCHO + HR2RO
anđehit fomic
<i>- Oxi hóa hồn tồn (Phản ứng cháy) </i>
CRnRHR2n+2R +
2 O
R
2R → nCOR2R + (n+1)HR2RO
U<i><b>Lưu ý:</b></i>UTrong phản ứng đốt cháy ankan thì
- nRCO
2R < n
RH
2O
R
.
- nRankanR = nRH
2O
R – nRCO
2R.
<b>III. Điều chế </b>
- Cho natri axetat tác dụng với vôi tôi xút
CHR3RCOONa + NaOH →
o
t
CaO CHR4R + NaR2RCOR3R
- Thủy phân nhôm cacbua
AlR4RCR3R + 12HR2RO → 4Al(OH)R3R + 3CHR4R
<i><b> 2.1.3.4. </b><b>Hệ thống hóa kiến thức bài Xiclo Ankan </b></i>
<b>I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp </b>
<i><b>1. Đồng đẳng </b></i>
- Là hiđrocacbon no mạch vòng.
- CTTQ: CRnRHR2nR(n ≥ 3).
<i><b>2. Đồng phân </b></i>
<b>- </b>Từ CR4RHR8Rtrở đi có đồng phân mạch cacbon.
<b>- </b>Phương pháp viết đồng phân: Tương tự ankan, chỉ khác mạch chính là mạch vịng.
Vd: Đồng phân của CR5RHR10
CH3 C2H5 H3C CH3 CH3
CH<sub>3</sub>
Xiclopentan metylxiclobutan etylxiclopropan 1,1-dimetylxiclopropan 1,2-dimetylxiclopropan<i><b><sub> 3. Danh </sub></b></i>
<i><b>pháp </b></i>
Tên thay thế
- Đánh số thứ tự sao cho tổng vị trí nhánh là nhỏ nhất.
- <i><b>Quy tắc: Số chỉ vị trí nhánh-tên nhánh Xiclo + tên mạch chính + an. </b></i>
Vd: (Xem phần đồng phân)
<b>II. Tính chất hóa học </b>
Xicloankan cho phản ứng thế với halogen giống như ankan. Tuy nhiên xiclopropan và xiclobutan cho
phản ứng cộng mở vòng.
<b> </b><i><b>1. Phản ứng cộng mở vòng </b></i>
Xiclopropan cho phản ứng cộng mở vòng với HR2R, BrR2R, HBr
Xiclobutan chỉ cho phản ứng cộng mở vòng với hiđidro
<b> </b><i><b>2. Phản ứng thế </b></i>
Phản ứng thế ở xicloankan tương tự như ankan
+ Cl<sub>2</sub> as + HCl
Cl
<b> </b><i><b>3. Phản ứng oxi hóa </b></i>
CRnRHR2nR +
3n
2 O
R2R → nCOR2R + nHR2RO
<b>III. Điều chế </b>
Xicloankan có thể điều chế trực tiếp từ ankan
Vd:
to,xt
+
CH3[CH2]4CH3 H2
<i><b> 2.1.3.5. </b><b>Hệ thống hóa kiến thức bài Anken </b></i>
<b>I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp </b>
<b> </b><i><b>1. Đồng đẳng </b></i>
- Anken là hiđrocacbon mạch hở, trong cấu tạo có 1 liên kết đơi.
- CTTQ: CRnRHR2nR<i>(n ≥ 2). (Anken và xiclo ankan là đồng phân) </i>
+ H<sub>2</sub> Ni, 80
o
C
CH<sub>3</sub> CH<sub>2</sub> CH<sub>3</sub>
+ Br<sub>2</sub> CH<sub>2</sub> CH<sub>2</sub> CH<sub>2</sub>
Br Br
+ HBr CH<sub>3</sub> CH<sub>2</sub> CH<sub>2</sub>
Br
+ H<sub>2</sub> Ni,120
o<sub>C</sub>
<b> </b><i><b>2. Đồng phân </b></i>
- Từ CR4RHR8R trở đi có đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể. Đồng phân cấu tạo gồm: đồng phân
mạch cacbon và đồng phân vị trí nối đơi.
- Phương pháp viết đồng phân cấu tạo:
+ Viết mạch cacbon dài nhất, cho nối đơi ở vị trí thứ nhất.
+ Di chuyển nối đôi để tạo đồng phân vị trí nối đơi.
+ Bớt 1 cacbon làm nhánh.
+ Giữ nối đôi, di chuyển nhánh. Khi di chuyển nhánh không tạo đồng phân khác thì di
chuyển nối đôi.
+ Cứ tiếp tục như thế đến khi không thể di chuyển nhánh, di chuyển nối đôi, và bớt cacbon
làm nhánh thì hết đồng phân.
thỏa mãn điều kiện a ≠ b và c ≠ d.
- Đồng phân hình học chỉ có khi anken
+ Nếu mạch chính cùng phía của liên kết C = C thì là đồng phân cis.
+ Nếu mạch chính ở khác phía nhau của liên kết C=C thì là đồng phân trans.
Vd: Đồng phân CR5RHR10
Đồng phân mạch cacbon
CH<sub>2</sub> CH CH<sub>2</sub> CH<sub>2</sub> CH<sub>3</sub> CH<sub>3</sub> CH CH CH2 CH3
Pent-1-en Pent-2-en
CH2 C CH2 CH3
CH3
CH2 CH CH CH3
CH3
2-metylbut-1-en 3-metylbut-1-en
CH<sub>3</sub> C CH CH3
CH<sub>3</sub>
2-metylbut-2-en
Đồng phân hình học: Chỉ có pent-2-en thỏa mãn điều kiện nên ta có 2 đồng phân lập thể
C C
H
C<sub>2</sub>H<sub>5</sub>
H3C
H
C C
H
C2H5
H<sub>3</sub>C
H
Cis-pent-2-en trans-pent-2-en
<i><b> 3. Danh pháp </b></i>
a. Tên thay thế
- Mạch chính: là mạch cacbon dài nhất, chứa nhiều nhánh nhất và có chứa liên kết đơi.
- Đánh số thứ tự: ở đầu mạch gần nối đôi nhất.
- <i><b>Quy tắc: vị trí nhánh-tên nhánh tên mạch chính-vị trí nối đơi-en. </b></i>
Vd: (Xem ở phần đồng phân)
b. Tên thông thường
C C
a
b
c
- Chỉ áp dụng cho một số anken mạch thẳng
- <i><b>Quy tắc: Tên mạch chính + ilen </b></i>
- <b>Một số anken và gốc hiđrocacbon không no thường gặp </b>
CHR2R=CHR2 etilen R CHR2R=CH-CHR3R propilen
<b>II. Tính chất hóa học </b>
<i><b>Liên kết π ở nối đôi C=C kém bền vững nên gây ra tính chất hóa học đặc trưng cho anken là phản </b></i>
<i><b>ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa. </b></i>
<b> </b><i><b>1. Phản ứng cộng </b></i>
- <i><b>Quy tắc cộng Mac-cop-nhi-cop: Trong phản ứng cộng axit hoặc nước vào liên kết C=C phần </b></i>
<i><b>mang điện tích dương tấn công vào cacbon chứa nhiều H, phần mang điện tích âm vào cacbon chứa ít </b></i>
<i><b>H. </b></i>
a. Với HR2R (Phản ứng hiđro hóa)
CRnRHR2nR + HR2R →
o
Ni,t
CRnRHR2n+2R
b. Với dung dịch Brom
CRnRHR2nR + BrR2R → CRnRHR2nRBrR2R (mất màu brom)
c. Với HR2RO (phản ứng hiđrat hóa)
CRnRHR2nR + HR2RO →
+ o
H ,t
CRnRHR2nROH
CH<sub>2</sub> CH CH<sub>3</sub> + H<sub>2</sub>O H+,to CH<sub>3</sub> C CH<sub>3</sub>
OH
CH<sub>2</sub> CH CH<sub>3</sub>
OH
d. Với axit HX
CRnRHR2nR + HX → CRnRHR2n+1RX
CH2 CH CH3 + HCl CH3 C CH3
Cl
CH<sub>2</sub> CH CH<sub>3</sub>
Cl
<b> </b><i><b>2. Phản ứng trùng hợp </b></i>
CH<sub>2</sub> CH CH<sub>3</sub> to,xt,P CH2 CH
CH3
n
n
propylen polipropylen (nhựa PP)
<b> </b><i><b>3. Phản ứng oxi hóa </b></i>
- Oxi hóa khơng hồn tồn (làm mất màu thuốc tím)
(<i>sản phẩm chính) </i>
(<i>sản phẩm phụ) </i>
(<i>sản phẩm chính) </i>
CH2 CH2 + H2O CH2 CH2
OH OH
3 2KMnO4 + 4 3 + 2MnO2 + 2KOH
- Oxi hóa hồn
CRnRHR2nR +
3n
2 O
R2R → nCOR2R + nHR2RO
U<i><b>Lưu ý:</b></i>UTrong phản ứng đốt cháy anken thì
+ số mol COR2R= số mol HR2RO.
+ Khi bài toán cho số mol COR2R = số mol HR2RO thì có tới 2 dãy đồng đẳng phù hợp đó là
<b>xicloankan và anken</b>. Do đó cần chú ý đến mạch cacbon, nếu mạch hở là anken còn mạch
vòng là xicloankan.
<i><b> 4. </b><b>Điều chế </b></i>
- Tách nước ancol etylic
CHR3R-CHR2R-OH →
2 4 ñaëc
o
H SO
170 C CHR2R=CHR2R + HR2RO
- Đề hiđro hóa etan hoặc hiđro hóa axetylen
o
t ,xt,P
CR2RHR4R + HR2R
CH ≡ CH + HR2R
3
Pd/PbCO ,to→
CHR2R=CHR2R
<i><b> 2.1.3.6. </b><b>Hệ thống hóa lí thuyết bài “Ankađien” </b></i>
<b>I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp </b>
<b> </b><i><b>1. Đồng đẳng </b></i>
- Ankađien là hiđrocacbon mạch hở, trong cấu tạo có chứa 2 liên kết đơi
- CTTQ: CRnRHR2n–2 R(n ≥ 3).
- Phân loại: Tùy vào vị trí của 2 liên kết đơi mà người ta phân loại thành
+ Ankađien có 2 nối đơi kề nhau.
+ Ankađien có 2 nối đơi xa nhau.
+ Ankađien liên hợp.
<b> </b><i><b>2. Đồng phân </b></i>
- Từ CR4RHR6 Rtrở đi có đồng phân vị trí liên kết đơi.
- Phương pháp viết đồng phân tương tự như anken.
<i><b> 3. Danh pháp </b></i>
a. Tên thay thế
- Chọn mạch chính và đánh số thứ tự tương tự như anken.
- <i><b>Quy tắc: vị trí nhánh-tên nhánh anka-vị trí nối đơi-en. </b></i>
<i><b> </b></i> CHR2R=CH–CH=CHR2R<b> buta-1,3-dien </b>
b. Tên thông thường
CHR2R=C(CHR3R)–CH=CHR2R isopren CHR2R=CCl–CH=CHR2R cloropren
Tính chất hóa học của ankađien tương tự như anken. Chỉ có ankađien liên hợp cho những đặc điểm
khác với anken và ankađien không liên hợp.
<i><b>1. Phản ứng cộng </b></i>
a. Với HR2R
CRnRHR2n-2R + 2HR2R →
o
Ni,t
CRnRHR2n+2R
b. Với dung dịch Brom
- Ở 40P
o
P
<b>C: sản phẩm chính là sản phẩm cộng 1 : 4 </b>
CHR2R=CH-CH=CHR2R + BrR2R →
o
t
CHR2RBr-CH=CH-CHR2RBr
(1,4-dibrombut-2-en)
- Ở -80P
o
P
<b>C: sản phẩm chính là sản phẩm cộng 1 : 2 </b>
CHR2R=CH-CH=CHR2R + BrR2R → CHR2RBr-CHBr-CH=CHR2R
(3,4-dibrombut-1-en)
c. Với HR2RO và với HX
- Sản phẩm chính là sản phẩm cộng 1 : 4
CHR2R=CH-CH=CHR2R + HR2RO
+
H ,to→
CHR3R-CH=CH-CHR2R-OH
CHR2R=CH-CH=CHR2R + HCl →
o
t
CHR3R-CH=CH-CHR2R-Cl
<b> </b><i><b>2. Phản ứng trùng hợp </b></i>
CHR2R=CH-CH=CHR2R →
o
t ,Na,P
( CHR2R–CH=CH–CHR2R )
Poli buta-1,2-dien (Cao su BuNa)
<b> </b><i><b>3. Phản ứng oxi hóa </b></i>
- Oxi hóa khơng hồn tồn (ankađien cũng cho phản ứng làm mất màu thuốc tím).
- Oxi hóa hồn toàn
CRnRHR2n-2R +
2 O
R2R → nCOR2R + (n-1)HR2RO
U<i><b>Lưu ý:</b></i>U Trong phản ứng đốt cháy ankađien và các hiđrocacbon không no có nhiều liên kết π thì số
mol COR2R< số mol HR2RO. nRankađien R= nRCO
2R - n
R
H2O
R.
<i><b>2.1.3.7. Hệ thống hóa lí thuyết bài “Ankin” </b></i>
<b>I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp </b>
<i><b> </b><b>1. Đồng đẳng </b></i>
- Ankin là những hiđrocacbon mạch hở, trong cấu tạo có 1 liên kết ba.
- CTTQ: CRnRHR2n-2R(n ≥ 2).
<b> </b><i><b>2. Đồng phân </b></i>
- Từ CR4RHR6Rtrở đi có đồng phân vị trí liên kết ba.
<i><b> 3. Danh pháp </b></i>
a. Tên thay thế
- Chọn mạch chính và đánh số thứ tự tương tự như anken.
- <i><b>Quy tắc: vị trí nhánh-tên nhánh tên mạch chính-vị trí nối ba-in </b></i>
<i><b> </b></i> CH≡C–C–CHR3R 2-metylbut-1-in
CHR3
b. Tên thông thường
CH ≡ CH axetylen
<b>II. Tính chất hóa học </b>
<i><b>1. Phản ứng cộng </b></i>
a. Với HR2R
CRnRHR2n-2R + 2HR2R →
o
Ni,t
CRnRHR2n+2R
CRnRHR2n-2R + HR2R
3
→Pd/PbCO
CRnRHR2nR
b. Với dung dịch Brom
CRnRHR2n-2R + BrR2R → CRnRHR2n-2RBrR2R
c. Với HR2RO
CH ≡ CH + HR2RO →
2+ o
Hg ,80 C
CHR3RCHO (anđehit axetic)
CH ≡ C–CHR3 R+ HR2RO →
2+ o
Hg ,t
CHR3R–C–CHR3R<i>(sản phẩm chính) </i>
O (axeton)
d. Với HX: tương tự anken
<b> </b><i><b>2. Phản ứng đime hóa và trime hóa </b></i>
2CH≡CH →t ,xt,Po CH≡C-CH=CHR2R (vinyl axetylen)
3CH≡CH →t ,xt,Po CR6RHR6R
<i><b>3. Phản ứng thế với AgNO</b></i>R<i><b>3</b></i>R<i><b>/NH</b></i>R<i><b>3</b></i>
CH≡CH + 2AgNOR3R + 2NHR3R → CAg≡CAg↓R vàngR + 2NHR4RNOR3
R R (Bạc axetylua)
<i><b> Cách viết khác: CH≡CH + 2[Ag(NH</b></i>R<i><b>3</b></i>R<i><b>)</b></i>R<i><b>2</b></i>R<i><b>]OH </b></i>→<i><b> CAg≡CAg↓</b></i>R<i><b> vàng</b></i>R<i><b> + 4NH</b></i>R<i><b>3</b></i>R<i><b> + 2H</b></i>R<i><b>2</b></i>R<i><b>O </b></i>
CH≡C-CHR3R + AgNOR3R + NHR3R → CAg≡C-CHR3R↓R vàngR + NHR4RNOR3R
- Khi cho bạc axetylua tác dụng với axit HCl ta sẽ thu lại được axetylen (phản ứng này dùng để tinh
chế axetylen)
CAg≡CAg + 2HCl → CH≡CH + 2AgCl↓
U<i><b>Lưu ý</b></i>U: Phản ứng thế với AgNOR3R/NHR3Rđược dùng để nhận biết ankin có nối ba ở đầu mạch.
<b> </b><i><b>4. Phản ứng oxi hóa </b></i>
3CH≡CH + 8KMnOR4R → 3KOOC-COOK + 8MnOR2R + 2KOH + 2HR2RO
- Oxi hóa hồn tồn
CRnRHR2n-2R +
3n-1
2 O
R2R → nCOR2R + (n-1)HR2RO
U<i><b>Lưu ý</b></i>U: giống như ankađien nRankinR = nRCO
2R – n
RH
2O
R.
<b>III. Điều chế </b>
- Từ metan
2CHR4R
<i>o</i>
→1500 C
làm lạnh nhanh CH≡CH + 3HR2
- Thủy phân canxi cacbua
CaCR2R + 2HR2RO → Ca(OH)R2R + CR2RHR2R
<i><b> 2.1.3.8. </b><b>Hệ thống hóa lí thuyết bài “Ankyl Benzen” </b></i>
<b>I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp </b>
<i><b>1. Đồng đẳng </b></i>
- Ankyl benzen là hydrocacbon thơm.
- CTTQ của Aren: CRnRHR2n-6R(n ≥ 6).
<i><b>2. Đồng phân </b></i>
- Aren CR8RHR10Rmới có đồng phân mạch cacbon.
+ Viết vòng benzen.
+ Tất cả cacbon còn lại làm 1 nhánh.
+ Bớt cacbon làm thành nhánh phức tạp hơn.
+ Chia thành nhiều nhánh. Giữ 1 nhánh và di chuyển các nhánh kia.
+ Đến khi không thể bớt thành các nhánh và khơng thể di chuyển nhánh thì hết đồng phân.
Vd: Đồng phân của CR8RHR10
C2H5 CH3
CH3
CH3
CH3
CH3
CH3
Etylbenzen 1,2-đimetylbenzen 1,3-đimetylbenzen 1,4-đimetylbenzen
(o-xilen) (m-xilen) (p-xilen)
<i><b> 3. Danh pháp </b></i>
a. Tên thay thế
- Mạch chính là vòng benzen, đánh số thứ tự sao cho tổng vị trí nhánh là nhỏ nhất.
- <i><b>Quy tắc: vị trí nhánh-tên nhánh + benzen </b></i>
CH3 CH CH<sub>2</sub>
Tên gốc
CH<sub>2</sub>
<b>II. Tính chất hóa học </b>
<b> </b><i><b>1. Phản ứng thế với halogen (Với Cl</b></i>R<i><b>2</b></i>R<i><b>hoặc Br</b></i>R<i><b>2</b></i>R<i><b> khan) </b></i>
<b> </b>
Cl
Clo benzen (phenyl clorua)
CH<sub>3</sub>
CH<sub>3</sub>
Cl
CH<sub>3</sub>
Cl
p-clo toluen
U<i><b>Lưu ý:</b></i>U
- Benzen và ankyl benzen chỉ thế với được BrR2Rkhan chứ không phản ứng với dung dịch Brom (do đó
benzen và ankyl benzen không làm mất màu dung dịch Brom).
- Khi cho toluen phản ứng với ClR2R/as thì ClR2R sẽ thế vào nhóm CHR3R- cho sản phẩm là benzyl clorua
chứ khơng thế vào vịng.
- Đối với những nhóm đẩy electron (nhóm chỉ gồm liên kết đơn như nhóm ankyl, -OH, -NHR2R) thì
phản ứng thế xãy ra dễ dàng và sản phẩm chính là sản phẩm thế vào vị trí o- và p- (vị trí 2,4,6-) ngược lại
nhóm hút electron (nhóm có liên kết π như –NOR2R, –COOH, –CHO v.v..) sẽ làm cho phản ứng thế xãy ra khó
khăn và sản phẩm chính là sản phẩm thế vào vị trí m- (vị trí -3,5).
<i><b>2. Phản ứng thế với HNO</b></i>R<i><b>3</b></i>R<i><b>(phản ứng nitro hóa) </b></i>
Toluen Stiren
NO<sub>2</sub>
nitro benzen
Nitrobenzen phản ứng với HNOR3R <i><b>bốc khói và H</b></i>R2RSOR4R đậm đặc đồng thời đun nóng tạo thành
m-đinitrobenzen.
NO2
NO2
HO NO2
H2SO4đặc
NO2
m-đinitrobenzen
to
Toluen tham gia phản ứng nitro hóa dễ dàng hơn benzen (chỉ cần HNOR3R đặc) cho sản phẩm
o-nitrotoluen và p-o-nitrotoluen.
<b> </b><i><b>3. Phản ứng cộng </b></i>
CR6RHR6R + 3ClR2R → CR6RHR6RClR6R (hexaclo hexan)
<i><b> 2.1.3.9. </b><b>Hệ thống hóa lí thuyết bài “Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon” </b></i>
<b>I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp </b>
<b> </b><i><b>1. Đồng đẳng </b></i>
- Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử hiđrocacbon bằng một hay nhiều nguyên
tử halogen ta được dẫn xuất halogen của hiđrocacbon gọi tắt là dẫn xuất halogen.
- Phân loại
+ Dựa vào gốc hydrocacbon
• Dẫn xuất halogen no.
• Dẫn xuất halogen khơng no.
• Dẫn xuất halogen thơm.
+ Dựa vào loại halogen
• Dẫn xuất flo.
• Dẫn xuất clo.
• Dẫn xuất brom.
• Dẫn xuất iot.
• Dẫn xuất chứa đồng thời nhiều halogen.
+ Dựa vào bậc của dẫn xuất halogen (Bậc của dẫn xuất halogen bằng bậc nguyên tử cacbon
liên kết với nguyên tử halogen)
- Dẫn xuất halogen có đồng phân mạch cacbon giống hiđrocacbon, đồng thời có đồng phân vị trí
nhóm chức (vị trí nhóm halogen).
Vd: Đồng phân của CR4RHR9RCl
CH2 CH2 CH2 CH3
Cl
CH3 CH CH2 CH3
Cl
1-clobutan (butyl clorua) 2-clobutan (sec-butyl clorua)
CH<sub>2</sub> CH CH3
Cl CH<sub>3</sub>
CH3 C CH3
CH3
Cl
1-clo-2-metylpropan (isobutyl clorua) 2-clo-2-metylpropan(tert-butyl clorua)
<i><b> 3. Danh pháp </b></i>
a. Tên thay thế
- Mạch chính là mạch cacbon dài nhất, chứa nhiều nhánh nhất và chứa nhóm halogen.
- Đánh số thứ tự ở đầu mạch gần nhóm halogen nhất.
- Xem halogen là nhánh, tùy theo gốc hiđrocacbon no, không no, thơm áp dụng quy tắc gọi tên
tương ứng.
Vd: (Xem phần đồng phân).
b. Tên gốc-chức
- <i><b>Quy tắc: Tên gốc hiđrocacbon + halogenua. </b></i>
Vd: (Xem phần đồng phân).
c. Tên thông thường
Vd:
CHClR3R clorofom CHBrR3R bromofom CHIR3R iodofom
<b>II. Tính chất hóa học </b>
<b> </b><i><b>1. Phản ứng thế với nguyên tử halogen bằng nhóm -OH </b></i>
- Ankyl halogenua khơng phản ứng với HR2RO, chỉ bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch kiềm tạo
ancol.
CRnRHR2n+1RX + NaOH
<i>o</i>
→t
CRnRHR2n+1ROH + NaX
- Anlyl halogenua bị thủy phân ngay khi đun sôi với nước.
RCH=CH-CHR2R-X + HR2RO
<i>o</i>
→t
RCH=CH-CHR2R-OH + HX
- Phenyl halogenua (halogen đính trực tiếp với vòng benzen) chỉ phản ứng với kiềm ở nhiệt độ và áp
suất cao.
+
ONa
+ H<sub>2</sub>O
Cl
300o
2 200atm + NaCl
CRnRHR2n+1RX + KOH
<i>o</i>
→ancol,t
CRnRHR2nR + KX + HR2RO
U<i><b>Quy tắc tách Zai-xep</b></i>U: Khi tách HX khỏi dẫn xuất halogen, nguyên tử halogen (X) ưu tiên tách cùng
với nguyên tử H ở nguyên tử C bậc cao hơn bên cạnh.
Vd:
<i><b> 2.2.3.10. </b><b>Hệ thống hóa lí thuyết bài “Ancol” </b></i>
<b>I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp </b>
<b> </b><i><b>1. Đồng đẳng </b></i>
- Ancol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon
no.
- Phân loại:
+ Dựa vào gốc hydrocacbon: có 3 loại
• Ancol no.
• Ancol khơng no.
• Ancol thơm.
+ Dựa vào số lượng nhóm chức (nhóm –OH): có 2 loại
• Ancol đơn chức.
• Ancol đa chức.
+ Dựa vào bậc ancol (Bậc ancol bằng bậc nguyên tử cacbon liên kết với nhóm –OH)
• Ancol bậc I.
• Ancol bậc II.
• Ancol bậc III.
- CTTQ:
+ Ancol no, đơn chức, mạch hở: CRnRHR2n+1ROH (n ≥ 1) CRnRHR2n+2RO (n ≥ 1)
+ Ancol no, mạch hở: CRnRHR2n+2-xR(OH)RxR(n ≥ x) CRnRHR2n+2RORxR(n ≥ x)
+ Ancol đơn chức: CRxRHRyROH (hoặc ROH) CRxRHRyRO
+ Ancol: CRxRHRyR(OH)RzR CRxRHRyRORzR
<i><b>2. Đồng phân </b></i>
- Ancol có đồng phân mạch cacbon, đồng phân vị trí nhóm chức và đồng phân nhóm chức.
- Phương pháp viết đồng phân: đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức tương tự như
dẫn xuất halogen.
Vd: Đồng phân của CR4RHR10RO
CH2 CH2 CH2 CH3
OH
CH3 CH CH2 CH3
OH
Butan-1-ol (ancol butylic) Butan-2-ol (ancol sec-butylic)
CH2 CH CH3
CH3
OH
CH<sub>3</sub> C CH3
CH<sub>3</sub>
OH
2-metylpropan-1-ol (ancol isobutylic) 2-metylpropan-2-ol (ancol tert-butylic)
CH3 CH2 CH2 O CH3
CH3 CH2 O CH2 CH3
metylpropyl ete đietyl ete
CH2 CH O CH3
CH3
metylisopropyl ete
<i><b> 3. Danh pháp </b></i>
a. Tên thay thế
<b>- </b>Mạch chính là mạch cacbon dài nhất chứa nhiều nhánh nhất.
<b> - </b>Đánh số thứ tự ở đầu mạch gần nhóm –OH nhất.
<b> - </b><i><b>Quy tắc: Số chỉ vị trí-tên nhánh + tên mạch chính-số chỉ vị trí-ol. </b></i>
Vd: (Xem phần đồng phân).
b. Tên thông thường
<b> - </b><i><b>Quy tắc: Ancol + tên gốc hiđrocacbon + ic. </b></i>
Vd: (Xem phần đồng phân).
c. Tên thông thường của một số ancol thường gặp
CR2RHR5OH ancol etylic R CHR2R=CH-CHR2ROH ancol anlylic
CR6RHR5RCH2RROH ancol benzylic CHR3RCH(OH)CHR3R ancol isopropylic
CH2 CH2
OH OH
etylen glicol CH2 CH
OH
CH2
OH OH
glixerol
<i><b> 4. </b><b>Dạng khơng bền của ancol </b></i>
- Ancol có 2 dạng khơng bền
+ Dạng 1: (enol) có nhóm –OH gắn trên C mang liên kết đôi
Vd1:
CH3 CH CH
OH
CH3 CH2 CH O
Vd2:
CH<sub>3</sub> C CH<sub>2</sub>
OH
CH<sub>3</sub> C CH3
Vd:
CH<sub>3</sub> CH<sub>2</sub> CH
O
OH
H
CH<sub>3</sub> CH<sub>2</sub> CH O + H2O
<b>II. Tính chất hóa học </b>
<i><b>1. Phản ứng thế H của nhóm –OH ancol </b></i>
a. Phản ứng chung của ancol (Phản ứng với Natri)
ROH + Na → RONa
R
2R
U<i><b>Lưu ý:</b></i>URONa trong nước sẽ bị thủy phân cho dung dịch bazơ. Như vậy ancol không cho phản ứng
với bazơ.
RONa + HR2RO → ROH + NaOH
b. Phản ứng riêng của glixerol
- Glixerol hòa tan được Cu(OH)R2Rtạo thành phức chất tan, màu xanh da trời.
- Phản ứng này được dùng để nhận biết glixerol và các poliancol có các nhóm –OH đính với những
nguyên tử C cạnh nhau.
<i><b>2. Phản ứng với axit </b></i>
- Ancol tác dụng được với các axit mạnh như HX, HNOR3
<b> </b> ROH + HX → RX + HR2RO
Vd: CR2RHR5ROH + HBr → CR2RHR5RBr + HR2RO
ROH + HNOR3R → R-ONOR2R + HR2RO
Vd: CR2RHR5ROH + HNOR3R → CR2RHR5RONOR2R + HR2RO
<b> </b><i><b>3. Phản ứng tách nước </b></i>
a. Phản ứng tách nước từ 2 phân tử ancol
<b> </b> R–OH + HO–R 2 4 đặc→
o
H SO
140 C <sub> </sub>R–O–R + HR2RO
U<i><b>Lưu ý:</b></i>U
- Số ete = n(n +1)
2 (với n là số ancol khác nhau trong hỗn hợp).
- ∑nRcác ancol phản ứng R = 2nReteR = 2nRH
2O
R.
b. Tách nước từ 1 ancol (đề hiđrat hóa)
CRnRHR2n+1ROH →
2 4 ñaëc
o
H SO
170 C CRnRHR2nR + HR2RO (đk: n ≥ 2)
Phản ứng tách nước từ 1 ancol tuân theo quy tắc Zai-xep.
Vd:
CH3 CH2 CH CH3
OH
H2SO4đặc
170oC CH3 CH CH CH3 + H2O
<i><b> </b></i>
<i><b>4. Phản ứng oxi hóa </b></i>
- Phản ứng oxi hóa khơng hoàn toàn
CHR3R–CHR2R–CHR2R–OH + CuO →
o
t
CHR3R–CHR2R–CH=O + Cu + HR2RO
CH<sub>3</sub> CH CH<sub>3</sub>
OH
CH<sub>3</sub> C CH<sub>3</sub>
O
+ CuO + Cu + H2O
- Phản ứng oxi hóa hồn tồn
CRnRHR2n+2RO +
3n
2 O
R2R → nCOR2R + (n+1)HR2RO
<b>III. Điều chế </b>
<b> </b><i><b>1. Điều chế etanol </b></i>
- Từ etylen
CHR2R=CHR2R + HR2RO →
+ o
H ,t
CHR3R–CHR2R–OH
- Lên men glucozơ
CR6RHR12ROR6R →
enzim
2CR2RHR5ROH + 2COR2R
- Hiđro hóa anđehit axetic
CHR3R-CH=O + HR2R →
o
Ni,t
CHR3RCHR2R–OH
<i><b> 2. Điều chế metanol </b></i>
CHR4R + HR2RO
,
t xto →
CO + 3HR2
CO + 2HR2R
3
400 ,200<i>o</i> <i>atm</i>
ZnO, CrO →
CHR3ROH
CHR4R + OR2R
200 ,100<i>o</i> <i>atm</i>
→Cu
2CHR3R-OH
<i><b> 2.1.3.11. </b><b>Hệ thống hóa lí thuyết bài “Phenol” </b></i>
<b>I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp </b>
<b> </b><i><b>1. Đồng đẳng </b></i>
- Phenol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có chứa nhóm hydroxyl (OH) liên kết trực tiếp với
nguyên tử cacbon của vòng benzen.
- Phân loại: Dựa vào số nhóm –OH phân thành 2 loại
+ Monophenol.
+ Poliphenol.
<i><b>2. Đồng phân </b></i>
<b> - </b>Phương pháp viết đồng phân của phenol tương tự như đồng phân của ankylbenzen.
OH
CH<sub>3</sub>
OH
CH3
OH
CH3
o-crezol m-crezol p-crezol
<i><b> 3. Danh pháp </b></i>
- Các phenol hầu hết đều được gọi theo danh pháp thông thường.
Vd: (Xem phần đồng phân).
<b>II. Tính chất hóa học </b>
<i><b> 1. </b><b>Ảnh hưởng của vịng benzen lên nhóm –OH </b></i>
- Do ảnh hưởng của vịng benzen lên nhóm –OH làm cho liên kết O-H trở nên phân cực hơn, làm cho
nguyên tử H linh động hơn ancol, do đó phenol có thể cho phản ứng được với NaOH (Ancol thì khơng cho
phản ứng với NaOH).
OH
+ NaOH
ONa
+ H2O
- Tuy nhiên phenol là một axit yếu (khơng làm đổi màu quỳ tím), yếu hơn cả axit cacbonic
ONa
+ CO2
OH
+ H2O + NaHCO3
<i><b> 2. </b><b>Ảnh hưởng của nhóm –OH lên vịng benzen </b></i>
- Do ảnh hưởng của nhóm –OH lên vòng benzen làm cho mật độ electron ở vòng benzen tăng lên ở
các vị trí ortho và para, nên phenol có thể cho phản ứng thế được với dung dịch Brom ở điều kiện thường
(benzen chỉ cho phản ứng với Brom khan có xúc tác là bột Fe).
OH
+ Br2
OH
Br
Br
Br
+ HBr
3 3
(traéng)
2,4,6-tribrom phenol
- Phenol cho phản ứng với axit nitric tạo axit picric
OH
+ HNO3
OH
NO<sub>2</sub>
O2N
NO2
+ H<sub>2</sub>O
2,4,6-trinitro phenol (axit picric)
- Liên kết C-O trở nên bền vững hơn so với ancol do đó phenol chỉ cho phản ứng este hóa với
anhiđrit axetic khơng phản ứng với axit (ancol thì cho phản ứng este hóa với axit)
OH
+ (CH3CO)2O
OCOCH3
+ CH3COOH
Phenyl axetat
<b>III. Điều chế phenol </b>
- Phương pháp cũ: Cho phenyl clorua tác dụng với NaOH đặc rồi axit hóa sản phẩm
Cl
+ NaOH
ONa
+ NaCl
đặc
to<sub>,P</sub>
+ H2O
ONa
+ CO2
OH
+ H2O + NaHCO3
- Phương pháp mới: Oxi hóa cumen
CH
CH3
H3C
+
CH2=CHCH3 O2
H2SO4
H
+
OH
CH3 C CH3
O
<i><b> 2.1.3.12. </b><b>Hệ thống hóa lí thuyết bài “Anđehit – Xeton” </b></i>
<b>I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp </b>
<b> </b><i><b>1. Đồng đẳng </b></i>
- Anđehit là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacbanđehit (-CH=O) liên kết trực tiếp với
- Xeton là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm C=O liên kết trực tiếp với 2 nguyên tử
cacbon.
- CTTQ:
+ Anđehit no, đơn chức, mạch hở: CRnRHR2n+1CHO (n ≥ 0) R CRnRHR2nRO (n ≥ 1)
+ Anđehit no, mạch hở: CRnRHR2n+2-xR(CHO)RxR CRnRHR2n+2-2xRORxR
+ Adehyt đơn chức: CRxRHRyRCHO (hoặc RCHO) CRxRHRyRO
+ Anđehit: CRxRHRyR(CHO)RzR CRxRHRyRORzR
<b> </b><i><b>2. Đồng phân </b></i>
- Anđehit và xeton là đồng phân nhóm chức của nhau, phần đồng phân mạch cacbon viết tương tự
như các dãy đồng đẳng hiđrocacbon đã học.
CH3 CH2 CH2 CHO
CH<sub>3</sub> CH CHO
CH3
Butanal (anđehit butiric) 2-metylpropanal (anđehit isobutiric)
CH<sub>3</sub> CH<sub>2</sub> C CH<sub>3</sub>
O
butan-2-on (etylmetyl xeton)
<i><b> 3. Danh pháp </b></i>
a. Tên thay thế
- <i><b>Anđehit: Số chỉ vị trí–tên nhánh + tên mạch chính + an </b></i>
- Xeton: <i><b>Số chỉ vị trí–tên nhánh + tên mạch chính–số chỉ vị trí–on </b></i>
Vd: (Xem phần đồng phân).
b. Danh pháp thông thường
- Anđehit thường được gọi theo tên thông thường. Tên thông thường của anđehit có nguồn gốc từ
lịch sử.
Vd:
HCHO anđehit fomic CHR3RCHO anđehit axetic
CHR2R=CH-CHO anđehit acrylic CHR2R=C(CHR3R)-CHO anđehit metacrylic
CR6RHR5RCHO anđehit benzoic OHC-CHO anđehit oxalic
- <i><b>Xeton thường gọi theo tên gốc-chức: Tên gốc hiđrocacbon + xeton. </b></i>
Vd: (Xem phần đồng phân).
<b>II. Tính chất hóa học </b>
<i><b>1. Phản ứng cộng (Phản ứng khử anđehit) </b></i>
a. Với HR2R
R–CHO + HR2R →
o
Ni,t
R–CHR2ROH
R C R'
O
+ H2 Ni,t
o
R CH R'
OH
b. Với HCN
R CHO <sub>+ HCN</sub> R CH OH
CN
(xianohidrin)
R C R'
O
+ HCN Ni,t
o
R C R'
OH
CN
<b> </b><i><b>2. Phản ứng oxi hóa </b></i>
- Xeton khó bị oxi hóa, anđehit dễ bị oxi hóa, nó làm mất màu dung dịch brom, dd KMnOR4R, dd
AgNOR3R/NHR3R, phản ứng với Cu(OH)R2R/OHP
R C
H
O
+ [taùc nhân oxi hóa] R C
OH
+ [sản phẩm oxi hóa]
- [tác nhân oxi hóa] thường là: dung dịch Brom; dung dịch AgNOR3R/NHR3R; Cu(OH)R2R/OHP
–
P
,tP
o
P
.
a. Với dung dịch Brom
R–CHO + BrR2R + HR2RO →
R–COOH + 2HBr
b. Với dung dịch AgNOR3R/NHR3R (Phản ứng tráng gương)
R–CHO + 2AgNOR3R + 3NHR3R →
R–COONHR4R + 2Ag↓ + 2NHR4RNOR3R
<i>Cách viết khác: R–CHO + 2[Ag(NH</i>R<i>3</i>R<i>)</i>R<i>2</i>R<i>]OH</i>→<i>R–COONH</i>R<i>4</i>R<i> + 2Ag↓+ 3NH</i>R<i>3</i>R<i> + H</i>R<i>2</i>R<i>O </i>
- Chỉ có anđehit fomic phản ứng với dung dịch AgNOR3R/NHR3Rdư cho 4Ag, cịn các anđehit khác cứ 1
nhóm chức –CHO cho 2Ag. Do đó ta có cơng thức:
Số nhóm –CHO =
2
Ag
andehyt
n
n
c. Với Cu(OH)R2R/OHP
–
P
,tP
o
P
R–CHO + 2Cu(OH)R2R →
- o
OH ,t
R–COOH + CuR2RO↓R(đỏ gạch) R + 2HR2RO
d. Phản ứng cháy
CRnRHR2nRO +
3n-1
2 O
R
2R → nCOR2R + nHR2RO
<b>III. Điều chế </b>
- Điều chế HCHO
+ Phản ứng oxi hóa khơng hồn tồn metan.
+ Phản ứng oxi hóa khơng hồn tồn ancol metylic.
- Điều chế CHR3RCHO
+ Phản ứng hiđrat hóa axetylen.
+ Phản ứng oxi hóa khơng hồn tồn ancol etylic.
<i><b> 2.1.3.13. </b><b>Hệ thống hóa lí thuyết bài “Axit cacboxylic” </b></i>
<b>I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp </b>
<i><b> 1. </b><b>Đồng đẳng </b></i>
- Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm cacboxyl (-COOH) liên kết trực
tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro.
- Axit no, đơn chức, mạch hở: CRnRHR2n+1RCOOH (n ≥ 0) CRnRHR2nROR2R(n ≥ 1)
- Axit no, mạch hở: CRnRHR2n+2-xR(COOH)RxR CRnRHR2n+2-2xROR2xR
- Axit đơn chức: CRxRHRyRCOOH (hoặc RCOOH) CRxRHRyROR2
- Axit: CRxRHRyR(COOH)RzR CRxRHRyRORzR
<i><b>2. Đồng phân </b></i>
<i><b> 3. Danh pháp </b></i>
a. Tên thay thế
<b>- </b><i><b>Quy tắc: Số chỉ vị trí-tên nhánh + tên mạch chính + oic. </b></i>
b. Tên thông thường
- Tên thông thường của axit có nguồn gốc từ lịch sử.
- Tên thông thường của một số axit
HCOOH axit fomic CHR3RCOOH axit axetic
CHR2R=CH-COOH axit acrylic CHR2R=C(CHR3R)-COOH axit metacrylic
CR6RHR5RCOOH axit benzoic CR15RHR31RCOOH axit pantmitic
CR17RHR35RCOOH axit stearic CR17RHR33RCOOH axit oleic
HOOC-COOH axit oxalic HOOC-(CHR2R)R4R-COOH axit adipic
<b>II. Tính chất hóa học </b>
<i><b> 1. Tính axit </b></i>
a. Với kim loại
R–COOH + Na → R–COONa + 1
2H
R2R
b. Với bazơ
R–COOH + NaOH →
R–COONa + HR2RO
c. Với muối
2R–COOH + NaR2RCOR3R →
2R–COONa + COR2R + HR2RO
U<i><b>Lưu ý:</b></i>USo sánh tính mạnh yếu của axit cacboxylic
+ Nhóm ankyl làm giảm tính axit.
+ Nhóm (halogen, -NHR2R, -OH, -CR6RHR5R…) làm tăng tính axit.
Vd: Các axitcacboxylic sau được xếp theo chiều tính axit tăng dần
CH<sub>3</sub> CH
CH3
COOH < CH<sub>3</sub>CH<sub>2</sub>CH<sub>2</sub>COOH < HCOOH < C<sub>6</sub>H<sub>5</sub>COOH
CH3 COOH < CH2 COOH <
Br
CH2 COOH <
Cl
CH2 COOH
F
<b> </b><i><b>2. Phản ứng este hóa </b></i>
<b> </b>
R C OH
O
+
H OR' H2SO4đặc R C R'
O
+ H<sub>2</sub>O
<b>III. Điều chế </b>
<b> </b><i><b>1. Trong phịng thí nghiệm </b></i>
- Oxi hóa hiđrocacbon, ancol…
CR6RHR5RCHR3R
4
o
2
KMnO
H O , t
→ CR6RHR5RCOOK
+
3
H O
→ CR6RHR5RCOOH
R–X <sub></sub>KCN<sub>→</sub>
R–C≡N → R–COOH H O ,t3 + o
<i><b>2. Trong công nghiệp </b></i>
- Lên men giấm
CHR3R-CHR2R-OH + OR2R <sub>o</sub>
25-30 C
men giaám→
CHR3R-COOH + HR2RO
- Oxi hóa anđehit axetic
CHR3R-CH=O +
1
2O
R2 R
o
xt,t
→ CHR3R-COOH
- Từ metanol
CHR3ROH + CO
o
xt,t
<b>2.2.3. Hệ thống bài tập Hóa học Hữu cơ lớp 11 </b>
Hệ thống bài tập Hóa học Hữu cơ lớp 11 được xây dựng theo bảng sau
<i>Bảng 2.2. Tổng quan hệ thống bài tập Hóa học Hữu cơ lớp 11 </i>
<b>Hệ thống </b>
<b>bài tập </b> <b>Các kĩ năng cần rèn luyện </b> Từ câu <b>Tự luận </b>Tổng Từ câu <b>Trắc nghiệm </b>Tổng <b>Tổng </b>
Lập CTPT
- Xác định phần trăm khối
lượng các nguyên tố. 1 – 5
20
1 – 2
20 40
- Lập CTPT qua công thức
đơn giản nhất.
- Lập CTPT không qua công
thức đơn giản nhất.
6 – 10 4 – 6
- Lập CTPT qua phản ứng
cháy. 10 – 20 7 – 20
Ankan
- Viết đồng phân ankan.
- Gọi tên các đồng phân.
- Ơn tập tính chất hóa học
của ankan.
1 – 8
35
1 – 14
35 70
- Lập CTPT của một ankan 9 – 12 15 – 18
- Lập CTPT của nhiều
ankan đồng đẳng liên tiếp. 13 – 18 19 – 24
- Bài tập hỗn hợp. 19 – 35 25 – 35
Anken
- Viết đồng phân anken.
- Gọi tên các đồng phân.
- Ơn tập tính chất hóa học
của anken.
- Phân biệt anken với ankan.
1 – 5
35
1 – 10
35 70
- Lập CTPT của anken. 6 – 10 11 – 15
- Xác định CTCT của anken. 11 – 17 16 – 21
- Bài tập hỗn hợp. 18 – 35 22 – 35
Ankađien
- Viết đồng phân ankađien.
- Gọi tên các đồng phân.
- Ôn tập tính chất hóa học
của ankađien.
1 – 5
20
1 – 10
20 40
- Lập CTPT của ankađien. 6 – 10 11 – 15
- Bài tập hỗn hợp. 11 – 20 16 – 20
Ankin
- Viết đồng phân ankin.
- Gọi tên các đồng phân.
- Ơn tập tính chất hóa học
của ankin.
- Nhận biết ankin có nối ba
ở đầu mạch.
1 – 5
35
1 – 10
35 70
- Lập CTPT của ankin.
- Xác định CTCT đúng của
ankin
6 – 25 11 – 15
- Bài tập hỗn hợp. 25 – 35 16 – 35
Ankyl
benzen
- Viết đồng phân ankyl
benzen.
- Gọi tên các đồng phân.
- Ơn tập tính chất hóa học
của ankyl benzen.
- Phân biệt benzen, toluen,
stiren.
- Lập CTPT của ankyl
benzen. 6 – 10 21 – 24
- Bài tập hỗn hợp. 11 – 25 25 – 35
Tổng hợp
phần
hiđrocacbon
- Ơn tập tính chất hóa học
tồn chương hiđrocacbon. 1 – 4
50 50 100
- Lập CTPT của hiđrocacbon 5 – 20 1 – 10
- Xác định CTCT đúng của
hiđrocacbon. 21 – 25 11 – 20
- Bài tập hỗn hợp 26 – 50 30 – 50
Dẫn xuất
halogen
- Viết đồng phân dẫn xuất
halogen.
- Gọi tên các đồng phân.
- Ơn tập tính chất hóa học
và điều chế của dẫn xuất
halogen.
1 – 6
20
1 - 7
20 40
- Xác định CTCT đúng của
dẫn xuất halogen. 7 – 10 8 – 17
- Lập CTPT của dẫn xuất
halogen. 11 – 15 18 – 20
Bài tập hỗn hợp. 16 – 20
Ancol
- Viết đồng phân cấu tạo của
các ancol.
- Gọi tên các đồng phân.
- Ơn tập tính chất hóa học
và điều chế của ancol.
1 – 10
40
1 – 15
40 80
- Lập CTPT của ancol. 11 – 20 16 – 22
- Xác định CTCT đúng của
ancol. 21 – 30 23 – 29
Bài tập hỗn hợp. 31 – 40 30 – 40
Anđhehit
Xeton
- Viết đồng phân cấu tạo của
các anđehit.
- Gọi tên các đồng phân.
- Ơn tập tính chất hóa học
và điều chế của anđehit.
1 – 8
35
1 – 10
35 70
- Lập CTPT của anđehit. 9 – 25 11 – 20
- Xác định CTCT đúng của
anđehit. 26 – 29 21 – 30
Bài tập hỗn hợp. 30 – 35 31 – 35
Axit
cacboxylic
- Viết đồng phân cấu tạo của
các axit.
- Gọi tên các đồng phân.
- Ơn tập tính chất hóa học
và điều chế của axit.
1 – 8
40
1 – 15
40 80
- Lập CTPT của axit. 9 – 16 16 – 20
- Xác định CTCT đúng của
axit. 17 – 20 21 – 30
Bài tập hỗn hợp. 21 – 40 31 – 40
phần dẫn
xuất
hiđrocacbon
dẫn xuất hiđrocacbon.
- Gọi tên các đồng phân.
- Ơn tập tính chất hóa học
của dẫn xuất hiđrocacbon.
- Lập CTPT. 11 – 15 6 – 15
- Xác định CTCT đúng. 16 – 30 16 – 25
- Bài tập hỗn hợp. 31 – 50 26 – 50
Số lượng bài tập nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ quan trọng của bài và kĩ năng cần rèn
luyện. Ở mỗi dạng bài đều có bài tập điển hình, bài tập tương tự và bài tập tham khảo.
- Bài tập điển hình được đánh dấu .
- Bài tập tương tự được viết bình thường.
- Bài tập tham khảo được đánh dấu ♦.
<i><b>2.2.3.1. Hệ thống bài tập lập công thức phân tử </b></i>
<b>I. Bài tập tự luận </b>
<b>Câu 1. Oxi hóa hồn tồn </b>15g chất hữu cơ A thu được 8,96 lit khí COR2R, 9g HR2RO và 2,24 lit khí NR2R. Tính
phần trăm khối lượng các nguyên tố trong chất hữu cơ A. Biết thể tích các khí đo ở đktc.
<b>Câu 2. </b>Oxi hóa hồn tồn 0,6 gam hợp chất hữu cơ B thu được 0,672 lít COR2R(đktc) và 0,72 gam HR2RO. Tính
phần trăm khối lượng các nguyên tố trong phân tử chất B.
<b>Câu 3. </b>Đốt cháy hoàn toàn 17,7g hợp chất hữu cơ C thu được 39,6g COR2R, 30,24 lit hơi HR2RO và 3,36 lit NR2R.
Tính thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ C. Biết thể tích các khí đo ở đktc.
<b>Câu 4. </b>Đốt cháy hoàn toàn 12,6g hợp chất hữu cơ D. Sản phẩm cháy dẫn lần lượt qua bình 1 đựng HR2RSOR4R
đặc, bình 2 đựng dung dịch NaOH. Thấy bình 1 tăng 9g, bình 2 tăng 8,8g và có 2,24 lit khí NR2R thốt ra. Tính
thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ D.
<b>♦Câu 5. Oxi hóa hồn tồn 0,67 gam </b>β-caroten rồi dẫn sản phẩm oxi hóa qua bình 1 đựng dung dịch HR2RSOR4R
đặc, sau đó qua bình 2 đựng Ca(OH)R2Rdư. Kết quả cho thấy khối lượng bình 1 tăng 0,63 gam; bình 2 có 5
gam kết tủa. Tính phần trăm khối lượng các nguyên tố trong phân tử β-caroten.
<b>Câu 6. </b>Hợp chất X có phần trăm khối lượng C, H và O lần lượt là 54,54%, 9,1% và 36,36%. Khối lượng
phân tử của X là 88 (u). Lập công thức đơn giản nhất và công thức phân tử của X.
<b>Câu 7. </b>Chất hữu cơ X được tạo thành từ 4 nguyên tố C, H, O và N có phần trăm khối lượng lần lượt là
40,45%, 7,86%, 35,96% cịn lại là Nitơ. Lập cơng thức đơn giản nhất và công thức phân tử của X. Biết tỉ
khối hơi của X so với HR2R<b> là 44,5. </b>
<b>Câu 8. </b>Một chất hữu cơ X có tỉ lệ khối lượng mRC R: mRHR : mROR= 12 : 2,5 : 4. Lập công thức đơn giản nhất và
công thức phân tử của X. Biết rằng cứ 0,1 mol chất hữu cơ X có khối lượng 7,4 gam.
<b>Câu 9. </b>Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy limonen được cấu tạo từ hai nguyên tố C và H, trong đó C
<b>♦Câu 10. </b>Anetol có khối lượng mol phân tử bằng 148 g/mol. Phân tích nguyên tố cho thấy anetol có
%C=81,08%; %H=8,1%, cịn lại là oxi. Lập cơng thức đơn giản nhất và công thức phân tử của anetol.
<b>Câu 11. </b>Đốt cháy hoàn toàn 0,3 gam chất hữu cơ X thu được 0,44 gam khí COR2Rvà 0,18 gam nước. Hóa
hơi hồn tồn 0,3 gam chất hữu cơ X thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,16 gam khí oxi (đo ở
cùng điều kiện). Lập công thức phân tử của X.
<b>Câu 12. </b>Đốt cháy hoàn toàn 2,46 gam chất hữu cơ X thu được 5,28 gam COR2R, 0,9 gam HR2RO và 224ml NR2R
(đo đktc). Tỉ khối hơi của X so với khơng khí là 4, 24. Xác định công thức phân tử của X.
<b>Câu 13. </b>Đốt cháy hồn tồn 5,6 lít chất khí hữu cơ, thì thu được 16,8lít COR2R và 13,5 gam HR2RO. Các chất khí
(đo đktc). Lập cơng thức phân tử, biết rằng 1 lít khí chất hữu cơ ở đktc nặng 1,875 gam.
<b>Câu 14. </b>Đốt cháy hoàn toàn 0,6 gam hợp chất hữu cơ X rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch
Ca(OH)R2Rdư thấy có 2 gam kết tủa và khối lượng bình tăng thêm 1,24 gam. Tỉ khối của X so với HR2R bằng
15. Lập công thức phân tử của X.
<b>Câu 15. </b>Đốt cháy hoàn toàn 112 cmP
3
P(ở đktc) một hydrocacbon E rồi dẫn sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng
HR2RSOR4R đậm đặc và bình 2 chứa KOH dư thì thấy khối lượng bình 1 và bình 2 tăng lần lượt là 0,18 gam và
0,44 gam. Lập công thức phân tử của E.
<b>Câu 16. </b>Đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ X (gồm C, H, Cl) sinh ra 112 cmP
3
P
COR2R(ở đktc) và 0,09 gam
HR2RO. Nếu cho sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNOR3Rdư thì thu được 1,435 AgCl. Lập cơng thức phân tử
của X. Biết rằng tỉ khối hơi của X so với He là 21,25.
<b>Câu 17. </b>Đốt cháy hoàn toàn 1,608 gam chất hữu cơ X, thu được 1,272 gam NaR2RCOR3R, 0,528gam COR2R. Lập
công thức phân tử của X. Biết rằng trong phân tử X chỉ chứa 2 nguyên tử Natri.
<b>Câu 18. </b>Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hợp chất hữu cơ X cần vừa đủ 14,4 gam oxi, thấy sinh ra 13,2 gam
COR2Rvà 7,2 gam nước.
a. Tìm phân tử khối cuả X.
b. Lập công thức phân tử của X.
<b>Câu 19. </b>Đốt cháy hoàn toàn 9,9 gam chất hữu cơ X chứa 3 nguyên tố C, H và Cl. Sản phẩm tạo thành dẫn
lần lượt qua bình 1 chứa dung dịch HR2RSOR4R đậm đặc và bình 2 chứa dung dịch Ca(OH)R2R dư thì thấy khối
a. Lập công thức đơn giản nhất của X.
b. Lập công thức phân tử, biết X chỉ chứa 2 nguyên tử Clo.
<b>Câu 20. </b>Đốt cháy hoàn toàn 200 ml hơi một hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O trong 900 ml OR2 Rthì thu được
là 1,3 lít hỗn hợp khí. Sau khi ngưng tụ hơi nước thể tích hỗn hợp khí chỉ cịn 700 ml. Tiếp theo dẫn hỗn hợp
khí qua dung dịch KOH dư thì thấy có 100 ml khí bay ra. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp
suất. Lập công thức phân tử của X.
<b>II. Bài tập trắc nghiệm </b>
<b>Câu 1. </b>Oxi hóa hồn tồn 6,15 gam hợp chất hữu cơ X thu được 2,25 gam HR2RO; 6,72 lít COR2R và 0,56 lít
NR2R(thể tích các khí đo ở đktc). Phần trăm khối lượng của C, H, N và O trong X lần lượt là
<b>C. 49,5%; 9,8%; 15,5%; 25,2%. </b> <b>D. 59,1 %; 17,4%; 23,5%; 0%. </b>
<b>Câu 2. </b>Oxi hóa hồn tồn 18,2g hợp chất hữu cơ X thu được 13,44 lit COR2R(đktc), 16,2g HR2RO và 2,8g khí
NR2R. Phần trăm khối lượng của C, H, N và O trong Y lần lượt là
<b>A. 58,5%; 4,1%; 11,4%; 26%. </b> <b>B. 48,9%; 15,8%; 35,3%; 0%. </b>
<b>C. 49,5%; 9,8%; 15,5%; 25,2%. </b> <b>D. 59,1 %; 17,4%; 23,5%; 0%. </b>
<b>Câu 3. </b>Kết quả phân tích chất hữu cơ X thu được %C = 54,54%; %H = 9,1%, cịn lại là oxi. X có phân tử
khối bằng 88 (u). Công thức phân tử của X là
<b>A. C</b>R4RHR10RO. <b>B. C</b>R5RHR12RO. <b>C. C</b>R4RHR10ROR2R. <b>D. C</b>R4RHR8ROR2R.
<b>Câu 4. </b>Chất hữu cơ X có thành phần trăm khối lượng C, H, O lần lượt là 40%, 6,67% và 53,33%. Công thức
phân tử hợp chất hữu cơ X có dạng
<b> A. (C</b>R2RHR4RO)RnR. <b>B. (CH</b>R2RO)RnR. <b>C. (CHO)</b>RnR. <b>D. (CH</b>R4RO)RnR.
<b>Câu 5. Phân tích 1,47 gam </b>chất hữu cơ X (chứa C, H, O) bằng CuO thì thu được 2,156 gam COR2 Rvà lượng
CuO giảm 1,568 gam. Công thức đơn giản nhất của X là
<b>A. CH</b>R3RO. <b>B. CH</b>R2RO. <b>C. C</b>R2RH3R RO. <b>D. C</b>R2RHR3ROR2R.
<b>Câu 6. </b>Đốt cháy hoàn toàn 5,8 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức X cần 8,96 lít khí OR2R(đktc), thu được
COR2R và HR2RO có số mol bằng nhau. Cơng thức đơn giản nhất của X là
<b> A. C</b>R2RHR4RO. <b>B. C</b>R3RHR6RO. <b>C. C</b>R4RHR8RO. <b>D. C</b>R5RHR10RO.
<b>Câu 7. </b>Đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam hợp chất hữu cơ X thu được 7,92 gam COR2R và 4,32 gam HR2RO. Tỉ khối
hơi của X so với HR2Rlà 2,143. Công thức phân tử của X là
<b> A. C</b>R2RHR4ROR2R. <b>B. C</b>R3RHR8RO. <b>C. C</b>R3RHR8ROR3R. <b>D. C</b>R2RHR6RO.
<b>Câu 8. </b>Đốt cháy hoàn toàn 0,43 gam một hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O rồi cho sản phẩm đốt cháy vào
bình đựng 35 ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng người ta nhận thấy khối lượng bình tăng lên 1,15 gam,
đồng thời thu được hai muối khan có tổng khối lượng là 2,57 gam. Tỉ khối hơi của X so với HR2R là 43. Công
thức phân tử của X là
<b> A. C</b>R2RHR4ROR2R. <b>B. C</b>R3RHR8RO. <b>C. C</b>R3RHR8ROR3R. <b>D. C</b>R4RHR6ROR2R.
<b>Câu 9. </b>Đốt cháy hoàn toàn 1,88 gam hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) cần 1,904 lít khí OR2R(ở đktc), thu
<b>A. C</b>R4RHR6ROR2R. <b>B. C</b>R8RHR12ROR4R. <b>C. C</b>R4RHR6ROR3R. <b>D. C</b>R8RHR12ROR5R.
<b>Câu 10. </b>Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất hữu cơ đơn chức X thu được sản phẩm cháy chỉ gồm COR2R và
HR2RO với tỉ lệ khối lượng tương ứng là 44 : 27. Công thức phân tử của X là
<b>A. C</b>R2RHR6R. <b>B. C</b>R2RHR6RO. <b>C. C</b>R2RHR6ROR2R. <b>D. C</b>R2RHR4RO.
<b>Câu 11. </b>Đốt cháy hồn tồn 1 lít hợp chất hữu cơ X cần 5 lít oxi, thu được 3 lít khí COR2Rvà 4 lít hơi nước.
Biết thể tích các khí đo ở cùng điều kiện. Công thức phân tử của X là
<b> A. C</b>R3RHR8RO. <b>B. C</b>R3RHR8ROR2R. <b>C. C</b>R2RHR6. R <b>D. C</b>R3RHR8R.
<b> A. C</b>R3RHR8R. <b>B. C</b>R2RHR2R. <b>C. C</b>R3RHR4R. <b>D. C</b>R3RHR6R.
<b>Câu 13. </b>Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ X cần dùng 10,08 lít khí OR2R(ở đktc). Dẫn tồn bộ sản
phẩm cháy gồm COR2R, HR2RO và NR2Rqua bình đựng dung dịch Ba(OH)R2R dư, thấy khối lượng bình tăng 23,4
gam và có 70,92 gam kết tủa. Khí thốt ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc). Cơng thức phân tử của X là
<b>A. C</b>R2RHR5ROR2RN. <b>B. C</b>R3RHR5ROR2RN. <b>C. C</b>R3RHR7ROR2RN. <b>D. C</b>R2RHR7ROR2RN.
<b>Câu 14. </b>Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất X cần 6,16 lít khí OR2R(đktc), thu được 13,44 lít hỗn hợp COR2R, NR2R
và hơi nước. Sau khi ngưng tụ hết hơi nước, cịn lại 5,6 lít khí có tỉ khối so với hiđro là 20,4.Thể tích các khí
đo ở đktc. Cơng thức phân tử của X là
<b>A. C</b>R2RHR7ROR2RN. <b>B. C</b>R3RHR7ROR2RN. <b>C. C</b>R3RHR9ROR2RN. <b>D. C</b>R4RHR9RN.
<b>Câu 15. </b>Đốt cháy hịa tồn chất hữu cơ X (chứa C, H, O) thu được COR2R và HR2RO có số mol bằng nhau. Số
mol OR2Rcần dùng gấp 4 lần số mol X đem đốt. Biết X chỉ chứa 1 nguyên tử oxi. X có cơng thức phân tử là
<b> A. C</b>R2RHR6RO. <b>B. C</b>R4RHR8RO. <b>C. CH</b>R4RO. <b>D. C</b>R3RHR6RO.
<b>Câu 16. </b>Đốt cháy hoàn toàn 5,80 gam chất X thu được 2,65 gam NaR2RCOR3;R 2,26 gam HR2RO và 12,10 gam
COR2R. Công thức phân tử của X là
<b> A. C</b>R6RHR5ROR2RNa. <b>B. C</b>R6RHR5RONa. <b>C. C</b>R7RHR7ROR2RNa. <b>D. C</b>R7RHR7RONa.
<b>Câu 17. </b>Đốt 200 cmP
3
PRRhơi hợp chất hữu cơ X ( C, H, O) với 900 cmP
3
P
OR2Rdư trong một khí nhiên kế. Sau
khi phản ứng kết thúc thu được 1300 cmP
3
PRRhỗn hợp khí và hơi. Sau khi cho hơi nước ngưng tụ, hỗn hợp khí
chỉ cịn 700 cmP
3
PRRvà sau khi cho hấp thụ vào dung dịch KOH thì chỉ cịn 100 cmP
3
P
. Công thức phân tử của X là
<b> A. C</b>R3RHR6RO. <b>B. C</b>R2RHR4ROR2R. <b>C. C</b>R2RHR6RO. <b>D. CH</b>R4RO.
<b>Câu 18. </b>Một hỗn hợp gồm 5 cmP
3
Pmột hiđrocacbon X ở thể khí và 30 cmP
3
P
OR2Rlấy dư. Sau khi đốt cháy hoàn
toàn và làm lạnh thu được 20 cmP
3
P
mà 15 cmP
3
Pbị hấp thụ bởi dung dịch KOH. Biết thể tích các khí đo ở cùng
điều kiện. Công thức phân tử của X là
<b> A. C</b>R2RHR4R. <b>B. C</b>R3RHR8R. <b>C. CH</b>R4R. <b>D. C</b>R2RHR6R.
<b>Câu 19. </b>Đốt cháy hoàn toàn 10 cmP
3
P một hợp chất hữu cơ M ở thể khí phải dùng hết 225 cmP
3
P
khơng khí (
chứa 20% thể tích OR2R) thu được 30 cmP
3
P
COR2R và 30 cmP
3
Phơi HR2RO. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. M có
cơng thức phân tử nào sau đây:
<b> A. C</b>R4RHR8R. <b>B. C</b>R3RHR6R. <b>C. C</b>R3RHR8R. <b>D. C</b>R3RHR4R.
<b>Câu 20. </b>Đốt cháy hoàn toàn 1,18 gam chất X (CRxRHRyRN) bằng một lượng khơng khí vừa đủ. Dẫn tồn bộ hỗn
hợp khí sau phản ứng vào bình đựng dung dịch Ca(OH)R2Rdư, thu được 6 gam kết tủa và có 9,632 lít khí (ở
<b>A. C</b>R2RHR7RN. <b>B. C</b>R3RHR9RN. <b>C. C</b>R4RHR11RN. <b>D. C</b>R4RHR9RN.
<i><b>2.2.3.2. Hệ thống bài tập Ankan </b></i>
<b>I. Bài tập tự luận </b>
<b>Câu 1. </b>Viết công thức cấu tạo các đồng phân ankan ứng với công thức phân tử CR4RHR10R, CR5RHR12R và CR6RHR14R. Gọi
tên theo danh pháp thường và tên thay thế.
a. pentan, 2-metylbutan, isobutan và 2,2-đimetylbutan.
b. iso-pentan, neo-pentan, 3-etylpentan, 2,3-đimetylpentan.
<b>Câu 3. </b>Gọi tên các chất sau theo danh pháp thay thế.
a. CHR3R-CHR2R-CHR2R-CHR2R-CH(CHR3R)-CHR3R . b. CHR3R-CHR2R-CH(CR2RHR5R)-CHR2R-CHR3R.
c. CHR3R-CHR2R-C(CHR3R)R2R-CHR3R. d. CHR3R-CH(CR2RHR5R)-CHR2R-CH(CHR3R)-CHR3R.
<b>Câu 4. </b>Hoàn thành chuỗi phản ứng sau
CHR3RCOONa clorofom
AlR4RCR3R CHR4R HCHO
CR4RHR10R COR2R
<b>Câu 5. Cho iso-</b>pentan tác dụng với ClR2R(askt) theo tỉ lệ số mol 1 : 1.
a. Xác định số sản phẩm monoclo tối đa thu được.
b. Viết PTHH tạo các sản phẩm monoclo tương ứng đó.
<b>Câu 6. Khi clo hóa C</b>R5RHR12Rvới tỉ lệ mol 1:1 thu được một sản phẩm thế monoclo duy nhất.
a. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên của ankan đó theo danh pháp thay thế.
b. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
<b>Câu 7. </b>Khi clo hóa một ankan có cơng thức phân tử CR6RHR14R, người ta chỉ thu được 2 sản phẩm thế monoclo.
a. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên của ankan đó theo danh pháp thay thế.
b. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
<b>Câu 8. </b>Ankan X mạch khơng nhánh có cơng thức đơn giản nhất là CR2RHR5R.
a. Lập công thức phân tử X, viết công thức cấu tạo và gọi tên X theo danh pháp thay thế.
b. Viết phương trình phản ứng của X với Clo khi chiếu sáng (tỉ lệ 1:1), chỉ rỏ sản phẩm chính.
<b>Câu 9. </b>Khi đốt cháy hoàn toàn 3.6 gam ankan X thu được 5.6 lít COR2R(đktc). Lập cơng thức phân tử của
<i><b>X. </b></i>
<b>Câu 10. </b>Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 8,96 lít khí COR2R(đktc) và 9 gam nước. Lập công
thức phân tử của X.
<b>Câu 11. </b>Khi đốt cháy hồn tồn một ankan X thì thể tích Oxi phản ứng bằng 5/3 lần thể tích của khí COR2R
sinh ra trong cùng điều kiện. Lập công thức phân tử của ankan X.
<b>Câu 12. </b>Một ankan có thành phần % các nguyên tố: %C = 84,21; %H = 15,79. Tỉ khối hơi của ankan đối
với khơng khí là 3,93. Lập công thức phân tử của ankan.
<b>Câu 13. </b>Một hỗn hợp hai ankan kế tiếp có khối lượng 24,8 gam có thể tích tương ứng là 11,2 lít (ở đktc).
<i><b>Lập công thức phân tử của hai ankan. </b></i>
<b>Câu 14. </b>Đốt cháy hỗn hợp hai hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp nhau ta thu được 11,7g HR2RO và 17,6g COR2R.
Lập công thức phân tử của hai hiđrocacbon trên.
<b>Câu 15. </b>Hỗn hợp (X) gồm 2 ankan A, B liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng có d<sub>X / He</sub> = 16, 6.
a. Lập công thức phân tử của A, B
<b>Câu 16. </b>Hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon A và B là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy X với 64 gam OR2R(dư) rồi
dẫn sản phẩm thu được qua bình đựng Ca(OH)R2Rdư thu được 100 gam kết tủa. Khí ra khỏi bình có thể tích
11,2 lít ở 0P
o
P
C và 0,4 atm. Lập công thức phân tử của A và B.
<b>Câu 17. </b>Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch
Ba(OH)R2Rdư tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung
dịch Ba(OH)R2Rban đầu. Lập công thức phân tử của X.
<b>Câu 18. </b>Khi crackinh hồn tồn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở
cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với HR2Rbằng 12. Lập công thức phân tử của X.
<b>Câu 19. </b>Đốt cháy hồn tồn 4,48 lít CR3RHR8R(đktc) thu được V lít COR2R<i><b>(đktc) và m gam nước. Tính m và V. </b></i>
<b>Câu 20. </b>Đốt cháy hồn tồn V lít khí CR4RHR10R (đktc). Tồn bộ sản phẩm cháy sục vào dung dịch nước vôi
<b>Câu 21. </b>Đốt cháy hồn tồn 2,24 lít ankan X (đktc) cần 11,2 lít OR2R(đktc).
a. Lập cơng thức phân tử của X.
b. Tính khối lượng COR2Rvà nước sinh ra.
<b>Câu 22. </b>Đốt cháy hồn tồn 2,24 lít ankan X (đktc) thu được 6,72 lít khí COR2R(đktc) và m gam nước.
a. Tính m.
b. Lập cơng thức phân tử của X.
<b>Câu 23. </b>Khi đốt cháy hoàn tồn 7,84 lít hỗn hợp khí gồm CHR4R, CR2RHR6R, CR3RHR8R (đktc) thu được 16,8 lít khí
COR2R(đktc) và m gam HR2RO. Xác định giá trị của m.
<b>Câu 24. </b>Đốt cháy hoàn toàn m g hỗn hợp gồm CHR4R, CR2RHR6R và C4RRHR10Rthu được 3,3g COR2R và 4,5 g HR2RO. Xác
định giá trị của m.
<b>Câu 25. </b>Đốt cháy hoàn tồn 3,36 lít hỗn hợp A gồm khí metan và etan thu được 4,48 lít khí COR2R (đktc).
<i><b>Tính thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp A. </b></i>
<b>Câu 26. </b>Đốt cháy hoàn toàn 19,2g hỗn hợp 2 ankan là đồng đẳng liên tiếp thu được 29,12 lit COR2R(ở đktc)
và m gam nước.
a. Lập công thức phân tử của 2 ankan trên.
b. Tính m và thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi ankan trong hỗn hợp ban đầu.
<b>Câu 27. </b>Đốt cháy hồn tồn 4,48 lít hỗn hợp gồm CR2RHR6R và CR3RHR8R( đktc) rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình
1 đựng dung dịch HR2RSOR4Rđặc, bình 2 đựng dung dịch nước vơi trong có dư thấy khối lượng bình 1 tăng m g,
a. Xác định giá trị của m.
b. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
<b>Câu 28. </b>Đốt cháy hồn tồn 11,2 lít hỗn hợp propan và butan (đktc) rồi cho tất cả sản phẩm cháy thu được
<b>Câu 29. </b>Khi tiến hành craking 22,4 lít khí CR4RHR10R(đktc) thu được hỗn hợp A gồm CHR4R, CR2RHR6R, CR2RHR4R, CR3RHR6R,
CR4RHR8R, HR2R và CR4RHR10Rdư. Đốt cháy hoàn toàn A thu được x gam COR2R và y gam HR2RO. Xác định giá trị của x và
y.
<b>Câu 30. </b>Đốt cháy hoàn toàn 3,6 g một ankan A thu được 11g COR2Rvà 5,4g nước. Khi clo hóa A theo tỉ lệ
mol 1:1 tạo thành dẫn xuất monoclo duy nhất. Lập công thức phân tử và xác định công thức cấu tạo đúng
<i><b>của A. </b></i>
<b>Câu 31. </b>Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol COR2R và 0,132 mol HR2RO. Khi X tác dụng
với khí clo (theo tỉ lệ số mol 1:1) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Xác định tên gọi của X.
<b>Câu 32. </b>Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol ankan (X). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình Ca(OH)R2Rdư người ta
thu được 4 gam kết tủa.
a. Tìm cơng thức phân tử của Ankan (X).
b. Y là đồng đẳng liên tiếp của X. Y tác dụng với clo (askt) theo tỉ lệ mol 1:1. Người ta thu được 4
sản phẩm. Hãy xác định CTCT đúng của (Y).
<b>♦Câu 33. </b>Hiđrocacbon mạch hở X trong phân tử chỉ chứa liên kết δ và có hai nguyên tử cacbon bậc ba
trong một phân tử. Đốt cháy hồn tồn 1 thể tích X sinh ra 6 thể tích COR2R (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp
suất). Cho X tác dụng với ClR2R(theo tỉ lệ số mol 1:1).
a. Xác định số dẫn xuất monoclo tối đa sinh ra.
b. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
<b>Câu 34. </b>Một hỗn hợp gồm 2 ankan X và Y là đồng đẳng kế tiếp nhau có khối lượng 10,2 gam. Đốt cháy
hồn tồn hỗn hợp cần 36,8 gam OR2R.
a. Tính khối lượng COR2R và HR2RO tạo thành.
b. Tìm CTPT của 2 ankan.
<b>Câu 35. </b>Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẵng cần dùng
6.16 lít OR2R(đkc) và thu được 3.36 lít COR2R(đkc). Tính giá trị của m.
<b>II. Bài tập trắc nghiệm </b>
<b>Câu 1. Thành ph</b>ần chính của “khí thiên nhiên” là
<b>A. metan. B. etan. C. propan. D. n-butan. </b>
<b>Câu 2. C</b>R5RHR12R có bao nhiêu đồng phân cấu tạo?
<b>A. 3. </b> <b>B. 4. </b> <b>C. 5. </b> <b>D. 6. </b>
<b>Câu 3. C</b>R6RHR14R có bao nhiêu đồng phân cấu tạo?
<b>A. 3. </b> <b>B. 4. </b> <b>C. 5. </b> <b>D. 6. </b>
<b>Câu 4. Công </b>thức đơn giản nhất của hiđrocacbon A là CRnRHR2n+1R. A thuộc dãy đồng đẳng nào?
<b>A. ankan. </b> <b>B. không </b>đủ dữ kiện để xác định.
<b>C. ankan ho</b>ặc xicloankan. <b>D. xicloankan. </b>
<b>Câu 5. Ph</b>ản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là
<b>A. Ph</b>ản ứng tách. <b>B. Ph</b>ản ứng thế.
<b>Câu 6. Cho isopentan tác </b>dụng với ClR2R theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được
<i><b>là </b></i>
<b>A. 2. </b> <b>B. 3. </b> <b>C. 5. </b> <b>D. 4. </b>
<b>Câu 7. Khi cho 2-metylbutan tác </b>dụng với BrR2R theo tỉ lệ mol 1:1 thì tạo ra sản phẩm chính là
<b>A. 1-brom-2-metylbutan. </b> <b>B. 2-brom-2-metylbutan. </b>
<b>C. 2-brom-3-metylbutan. </b> <b>D. 1-brom-3-metylbutan. </b>
<b>Câu 8. Khi clo hóa C</b>R5RHR12R với tỉ lệ mol 1:1 thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp thay thế của
ankan đó là
<b>A. 2,2-</b>đimetylpropan. <b>B. 2-metylbutan. </b>
<b>C. pentan. </b> <b>D. 2-</b>đimetylpropan.
<b>Câu 9. Khi clo hóa </b>một ankan có cơng thức phân tử CR6RHR14R, người ta chỉ thu được 2 sản phẩm thế
monoclo. Danh pháp thay thế của ankan đó là
<b>A. 2,2-</b>đimetylbutan. <b>B. 2-metylpentan. </b>
<b>C. n-hexan. </b> <b>D. 2,3-</b>đimetylbutan.
<b>Câu 10. </b>Chất hữu cơ nào sau đây khi thực hiện phản ứng thế với clo thu được một dẫn xuất monoclo duy
nhất?
<b>A. 2-metyl propan. B. etan. </b>
<b>C. 3,3-đimetyl butan. D. 2,3-đimetyl pentan. </b>
<b>Câu 11. Khi </b>đốt cháy một hỗn hợp gồm nhiều hiđrocacbon trong cùng một dãy đồng đẳng nếu ta thu được
số mol HR2RO lớn hơn số mol COR2R thì cơng thức phân tử chung của dãy là
<b>A. C</b>RnRHRnR(n ≥ 2). <b>B. C</b>RnRHR2n+2R (n ≥ 1).
<b>C. C</b>RnRHR2n-2R(n≥ 2). <b>D. C</b>RnRHR2nR(n ≥ 2).
<b>Câu 12. </b>Khi đốt cháy ankan tỉ lệ số mol HR2RO/COR2Rbiến đổi như thế nào?
<b>A. t</b>ăng từ 2 đến +∞. <b>B. gi</b>ảm từ 2 đến 1.
<b>C. t</b>ăng từ 1 đến 2. <b>D. gi</b>ảm từ 1 đến 0.
<b>Câu 13. </b>Đốt cháy một ankan thu được x mol COR2R và y mol HR2RO. Số mol của ankan có giá trị là
<b>A. x + y. </b> <b>B. x - y. </b>
<b>C. y - x. </b> <b>D. x </b>× y.
<b>Câu 14. </b>Khi đốt cháy một hiđrocacbon no thu được số mol COR2R bằng số mol HR2RO thì cơng thức phân tử
chung của dãy là
<b>A. C</b>RnRHR2nR(n ≥ 2). <b>B. C</b>RnRHR2n+2R (n ≥ 1).
<b>C. C</b>RnRHR2n-2R(n≥ 2). <b> D. C</b>RnRHR2nR(n ≥ 3).
<b>Câu 15. </b>Một ankan A có chứa 81,81% khối lượng cacbon trong phân tử. Công thức phân tử của A là
<b>A. C</b>R2RHR6R. <b>B. C</b>R3RHR8R. <b>C. C</b>R4RHR10R. <b>D. C</b>R5RHR12R.
<b>Câu 16. Khi clo hóa metan thu </b>được một sản phẩm thế chứa 89,12% clo về khối lượng. Công thức của sản
phẩm là
<b>Câu 17. Một ankan A có chứa 81,81% khối lượng cacbon trong phân tử. Mặt khác khi clo hóa A thì </b>
thu được 2 dẫn xuất monoclo. Danh pháp thay thế của A là
<b>A. 3-metylpentan. </b> <b>B. 2,3-đimetylbutan. C. 2-metylpropan. </b> <b>D. butan. </b>
<b>Câu 18. Ankan Y ph</b>ản ứng với brom tạo ra 2 dẫn xuất monobrom có tỉ khối hơi so với HR2R bằng 61,5. Danh
pháp thay thế của Y là
<b> A. butan. </b> <b>B. 2-metylbutan. </b> <b>C. Iso-butan. </b> <b>D. propan. </b>
<b>Câu 19. </b>Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp trong dãy đồng đẳng được 24,2 gam COR2R
và 12,6 gam HR2RO. Công thức phân tử hai ankan là
<b>A. CH</b>R4R và CR2RHR6R. <b>B. C</b>R2RHR6R và CR3RHR8R.
<b>C. C</b>R3RHR8 và CR R4RHR10R. <b>D. C</b>R4RHR10R và CR5RHR12R.
<b>Câu 20. X là </b>hỗn hợp gồm hai ankan. Để đốt cháy hết 10,2 gam X cần 25,76 lít OR2R (đktc). Cơng thức phân
tử của hai ankan là
<b>A. CH</b>R4R và CR4RHR10R. <b>B. C</b>R2RHR6R và CR4RHR10R.
<b>C. C</b>R3RHR8 và CR R4RHR10R. <b>D. C</b>R4RHR8R và CR5RHR10R.
<b>Câu 21. </b>Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon là đồng đẳng liên tiếp, sau phản ứng thu được
VRCO2
R
: VRH2OR = 1 : 1,6. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon trên là
<b>A. CH</b>R4R và CR2RHR6R. <b>B. C</b>R2RHR4R và CR3RHR6R.
<b>C. C</b>R2RHR2R và CR3RHR6R. <b>D. C</b>R3RHR8R và CR4RHR10R.
<b>Câu 22. </b>Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon đồng đẳng có khối lượng phân tử hơn kém
nhau 28 đvC, ta thu được 4,48 l COR2R (ở đktc) và 5,4 gam HR2RO. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon trên
là
<b>A. C</b>R2RHR4R và CR4RHR8R. <b>B. C</b>R2RHR2R và CR4RHR6R.
<b>C. C</b>R3RHR4R và CR5RHR8R. <b>D. CH</b>R4R và CR3RHR8R.
<b>Câu 23. </b>Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon là đồng đẳng kế tiếp thu được 24,2
gam COR2R và 14,4 gam HR2RO. Công thức phân tử của hai hiđrocabon là
<b>A. CH</b>R4R và CR2RHR6R. <b>B. C</b>R2RHR6R và CR3RHR8R.
<b>C. C</b>R3RHR8R và CR4RHR10R. <b>D. C</b>R4RHR10R và CR5RHR12R.
<b>Câu 24. Khi </b>đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ankan là đồng đẳng kế tiếp thu được 7,84 lít khí COR2R (đktc)
và 9,0 gam HR2RO. Công thức phân tử của hai ankan là
<b>A. CH</b>R4R và CR2RHR6R. <b>B. C</b>R2RHR6R và CR3RHR8R.
<b>C. C</b>R3RHR8R và CR4RHR10R. <b>D. C</b>R4RHR10R và CR5RHR12R.
<b>Câu 25. Khi crackinh hoàn toàn </b>một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo
ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với HR2R bằng 12. Công thức phân tử của X là
<b>A. C</b>R3RHR8R. <b>B. C</b>R4RHR10R. <b>C. C</b>R5RHR12R. <b>D. C</b>R6RHR14R.
<b>Câu 26. Craking 8,8 gam propan thu </b>được hỗn hợp A gồm HR2R, CHR4R, CR2RHR4R, CR3RHR6R và một phần
propan chưa bị craking. Biết hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng phân tử trung bình của A là
<b>Câu 27</b><b>. </b>Đốt cháy một hỗn hợp hiđrocacbon ta thu được 2,24 lít COR2R (đktc) và 2,7 gam HR2RO. Thể tích OR2R
(ở đktc) tham gia phản ứng cháy là
<b>A. 5,6 lít. </b> <b>B. 2,8 lít. </b> <b>C. 4,48 lít. </b> <b>D. 3,92 lít. </b>
<b>Câu 28. </b>Đốt cháy hồn tồn một hiđrocacbon A thu được 0,11 mol COR2R và 0,132 mol HR2RO. Khi X tác dụng
<b>A. 2-metylbutan. </b> <b>B. 2-metylpropan. </b>
<b>C. 2,2-</b>đimetylpropan. <b>D. etan. </b>
<b>Câu 29.</b>Hiđrocacbon A cháy cho thể tích hơi nước gấp 1,2 lần thể tích CO R2R (thể tích các khí đo trong cùng
điều kiện). Khi tác dụng với clo tạo một dẫn xuất monoclo duy nhất. X có tên là
<b>A. 2,2- đimetylpropan. B. propan. </b> <b>C. etan. </b> <b>D. isobutan. </b>
<i><b>Câu 30. </b></i>Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít hỗn hợp X (đktc) gồm CHR4R, CR2RHR6R và CR3RHR8R thu được V lít khí
COR2R (đktc) và 7,2 gam HR2RO. Giá trị của V là
<b>A. 5,60. </b> <b>B. 6,72. </b> <b>C. 4,48. </b> <b>D. 2,24. </b>
<b>Câu 31. </b>Đốt cháy hồn tồn 6,72 lít hỗn hợp X gồm CHR4R, CR2RHR6R, CR3RH8R R, CR2RHR4R và CR2RHR6R, thu được 11,2
lít khí COR2R và 12,6 gam HR2RO. Thể tích các khí đo ở đktc. Tổng thể tích của CR2RHR4R và CR3RHR6R trong hỗn hợp
X là
<b>A. 5,60. </b> <b>B. 3,36. </b> <b>C. 4,48. </b> <b>D. 2,24. </b>
<b>Câu 32. </b>Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm CHR4R, CR2RHR2R, CR3RHR4R, CR4RHR6R thu được x mol COR2R và 18x gam
HR2RO. Phần trăm theo thể tích của CHR4R trong hỗn hợp A là
<b>A. 30%. </b> <b>B. 40%. </b> <b>C. 50%. </b> <b>D. 60%. </b>
<b>Câu 33. Khi </b>đốt cháy hồn tồn V lít hỗn hợp khí gồm CHR4R, CR2RHR6R, CR3RHR8R (đktc) thu được 44 gam COR2R
và 28,8 gam HR2RO. Giá trị của V là
<b>A. 8,96. </b> <b>B. 11,20. </b> <b>C. 13,44. </b> <b>D. 15,68. </b>
<b>Câu 34. Khi </b>đốt cháy hoàn tồn 7,84 lít hỗn hợp khí gồm CHR4R, CR2RHR6R, CR3RHR8R (đktc) thu được 16,8 lít khí
COR2R (đktc) và m gam HR2RO. Giá trị của m là
<b>A. 6,3. </b> <b>B. 13,5. </b> <b>C. 18,0. </b> <b>D. 19,8. </b>
<b>Câu 35. Khi </b>đốt cháy hồn tồn 8,96 lít hỗn hợp khí gồm CHR4R, CR2RHR6R (đktc) thu được 11,2 lít khí COR2R
(đktc) và m gam HR2RO. Giá trị của m là
<b>A. 16,2. </b> <b>B. 18,6. </b> <b>C. 19,4. </b> <b>D. 21,2. </b>
<i><b>2.2.3.3. Hệ thống bài tập Anken </b></i>
<b>I. Bài tập tự luận </b>
<b>Câu 1. </b>Viết công thức cấu tạo các đồng phân (bao gồm cả đồng phân hình học) của các anken ứng với
cơng thức phân tử là CR4RHR8 và CR R5RHR10R, gọi tên các đồng phân theo danh pháp thay thế.
<b>Câu 2. </b>Viết cơng thức cấu tạo của các anken có tên gọi sau:
a. Butilen, 2-metylbut-2-en, pent-1-en, 2,3-đimetylpent-2-en.
b. Propilen, hex-1-en, etilen, 2-metylpent-1-en, iso-butilen.
a. CHR2R=CH-CHR2R-CHR3R, CHR2R=C(CHR3R)-CHR2R-CHR3R, CHR3R-C(CHR3R)=C(CHR3R)-CHR2R-CHR3R.
b. CHR3R-CH=CH-CH(CHR3R)-CHR2R-CHR3R, CHR2R=CH-CHR3R, CHR2R=CHR2R<b>. </b>
<b>Câu 4. </b>Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
CR2RHR5ROH CHR3R-CHR3
CHR2RBr-CHR2RBr
CHR2R=CHR2R CHR3R-CHR2R-OH
Poli etylen
CR4RHR10R Etylen glicol
<b>Câu 5. </b>Đốt cháy hồn tồn 3.36 lít hồn hợp khí etilen và propilen thu được 8.96 lít khí COR2Rvà m gam nước
(các khí đều được đo ở đktc).
a. Tính thành phần phần trăm theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính giá trị m.
<b>Câu 6. </b>Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một hiđrocacbon X thu được 11,2 lit COR2R và 9g HR2RO. Lập công thức
phân tử của X.
<b>Câu 7. </b>Cho 12,60 gam hỗn hợp hai anken là đồng đẳng kế tiếp tác dụng vừa đủ với dung dịch BrR2Rthu được
44,60 gam hỗn hợp sản phẩm. Lập công thức phân tử của hai anken.
<b>Câu 8. </b>Đốt cháy hoàn toàn 6.72 lít hỗn hợp X gồm hai anken là đồng đẳng kế tiếp nhau cần 26.88 lít khí
oxi.
a. Lập công thức phân tử của hai anken.
b. Cho hỗn hợp X qua dung dịch brom dư, tính khối lượng brom tham gia phản ứng.
<b>Câu 9. </b>Đốt cháy hoàn tồn 4.48 lít hỗn hợp hai anken X (đktc) là đồng đẳng kế tiếp của nhau thu được 11.2
lít khí COR2R(đktc).
a. Lập cơng thức phân tử của hai anken.
b. Tính thành phần phần trăm theo thể tích mỗi anken trong hỗn hợp ban đầu.
<b>Câu 10. </b>Một hỗn hợp gồm hai anken có thể tích 11,2 lít (đktc) kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Khi cho
hỗn hợp đi qua dung dịch brom thì thấy khối lượng bình tăng lên 15,4 g.
a. Xác định CTPT của hai anken.
b. Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
<b>Câu 11. </b>Cho 1,4g anken X qua dung dịch brom thì thấy làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 4g brom.
Xác định công thức cấu tạo có thể có của X biết hiđrat hóa X chỉ thu được một ancol duy nhất.
<b>Câu 12. </b>Cho 5,6 lit anken X (ở đktc) phản ứng hoàn tồn với dung dịch brom dư thì thấy bình đựng brom
nặng thêm 21g. Xác định công thức cấu tạo của X. Biết X có cấu tạo phân nhánh.
<b>Câu 14. Cho 3</b>0,8g hỗn hợp hai anken đồng đẳng liên tiếp nhau tác dụng với dung dịch brom thì thấy có 80g
brom tham gia phản ứng. Tìm cơng thức cấu tạo đúng của hai anken trên biết cả hai anken đều có đồng phân
hình học.
<b>Câu 15. </b>Chia m gam hỗn hợp hai anken đồng đẳng liên tiếp thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 làm mất màu
vừa đủ 200g dung dịch brom 40%. Phần 2 đem đốt cháy thì thu được 60,48 lit COR2R(ở đktc). Xác định công
thức cấu tạo đúng của hai anken trên biết hai anken có số lượng C trên mạch chính bằng nhau và một anken
<b>Câu 16. </b>Hỗn hợp khí X gồm hai anken phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 48 gam brom. Mặt khác nếu
đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X trên thì dùng hết 24,64 lít OR2R(ở đktc). Viết các cơng thức cấu tạo có thể có
<b>của hai anken. </b>
<b>Câu 17. </b>Cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp hai anken đồng đẳng kế tiếp nhau qua bình đựng dung dịch bromRRdư
thấy bình brom tăng lên 28 gam.
a. Lập công thức phân tử của hai anken.
b. Cho hỗn hợp hai anken trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 3 dẫn xuất monoclo. Xác
định công thức cấu tạo đúng của hai anken.
<b>Câu 18. </b>Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp khí CR3RHR6R và CR4RHR8R. Tồn bộ sản phẩm cháy thu được dẫn qua bình 1
đựng HR2RSOR4R(đặc), bình 2 đựng dung dịch nước vơi trong dư. Thấy khối lượng bình 1 tăng 9 gam, bình 2
tăng m gam. Tính giá trị m.
<b>Câu 19. </b>Đốt cháy hoàn toàn 2.24 lít hỗn hợp khí propilen và butilen. Tồn bộ sản phẩm cháy thu được sục
qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu được 25 gam kết tủa và thấy khối lượng bình tăng lên m
gam.
a. Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính giá trị m.
<b>Câu 20. </b>Đốt cháy hồn tồn 0.672 lít hỗn hợp khí etilen và propilen cần 2.688 lít khí oxi. Tồn bộ sản phẩm
cháy thu được sục vào dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa.
<b>Câu 21. </b>Cho 4,48 lít hỗn hợp khí gồm metan và etilen đi qua dung dịch brom dư, thấy dung dịch bị nhạt
màu và có 1,12 lít khí thốt ra. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính thành phần phần trăm theo
thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
<b>Câu 22. </b>Để khử hoàn toàn 200 ml dung dịch KMnOR4
R
0,2M tạo thành chất rắn màu nâu đen cần V lít khí
CR2RHR4
R(ở đktc). Xác định giá trị của V.
<b>Câu 23. </b>Đốt cháy hoàn tồn 4,48 lít hỗn hợp khí CR2RHR4R và CR3RHR6R(đktc) thu được 11,2 lít khí COR2R(đktc).
a. Tính thành phần phần trăm theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính khối lượng nước sinh ra.
<b>Câu 25. </b>Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lit khí etylen (ở đktc) rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng dung
dịch NaOH dư thấy khối lượng bình tăng lên m gam. Xác định giá trị của m.
<b>Câu 26. </b>Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 anken thu được 5,6 lit COR2R (đktc) và 4,5g HR2RO. Tính giá trị
của m.
<b>♦Câu 27. </b>Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 3 anken rồi dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng dung dịch
<b>Câu 28. </b>Cho m gam hỗn hợp gồm CR3RHR6R, CR2RH4 R Rvà CR2RHR2Rcháy hoàn toàn thu được 4,48 lít khí COR2R (đktc).
Nếu hiđro hố hoàn toàn m gam hỗn hợp trên rồi đốt cháy hết hỗn hợp thu được V lít COR2R(đktc). Xác định
giá trị của V.
<b>Câu 29. </b>Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 anken thu được 11,2 lít khí COR2R(đktc). Tính thể tích khí OR2R(đktc)
đã tham gia phản ứng cháy.
<b>Câu 30. </b>Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp đôi
khối lượng phân tử X. Đốt cháy hồn tồn 0,1 mol chất Z, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch
Ca(OH)R2R<b> dư thu được m gam kết tủa. Xác định giá trị của m. </b>
<b>Câu 31. </b>Hỗn hợp khí X gồm một ankan và một anken. Tỉ khối của X so với HR2R bằng 11,25. Đốt cháy
hồn tồn 4,48 lít X thu được 6,72 lít COR2R (các thể tích khí đo ở đktc). Xác định công thức phân tử của
ankan và anken trên.
<b>Câu 32. </b>Hỗn hợp khí X gồm HR2R và một anken. Tỉ khối của X so với HR2Rbằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác
Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y khơng làm mất màu nước brom. Tỉ khối của
Y so với HR2Rbằng 13. Xác định công thức cấu tạo của anken biết anken trên tác dụng với HBr cho sản phẩm
hữu cơ duy nhất.
<b>Câu 33. </b>Hỗn hợp khí X gồm HR2R và CR2RHR4Rcó tỉ khối so với hiđro là 7, 5. Dẫn X qua Ni nung
nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với hiđro là 10. Tính hiệu suất của phản ứng hiđro hoá.
<b>Câu 34. </b>Hỗn hợp X gồm một anken A và HR2Rcó khối lượng phân tử trung bình 10.67 đi qua Ni đun nóng thu
được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với HR2Rlà 18. Biết A phản ứng hết. Xác định công thức phân tử của A.
<b>Câu 35. </b>Đốt cháy hoàn toàn 20ml hỗn hợp X gồm CR3RHR6R, CHR4R, CO (thể tích CO gấp hai lần thể tích CHR4R),
thu được 24 ml COR2R (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Xác định tỉ khối hơi của hỗn
hợp X so với Hiđro.
<b>II. Bài tập trắc nghiệm </b>
<b>Câu 1. Anken A có cơn</b>g thức cấu tạo: CH3–C(CR2RHR5R)=CH–CHR3R. Danh pháp thay thế của A là
<b> A. isohexen. </b> <b>B. 3-metylpent-3-en. </b>
<b>C. 3-metylpent-2-en. </b> <b>D. 2-etylbut-2-en. </b>
<b>Câu 2. </b>Số đồng phân cấu tạo phẳng của CR5RHR10R là
<b>A. 4. </b> <b>B. 5. </b> <b>C. 6. </b> <b>D. 10. </b>
<b>Câu 3. Ba </b>hiđrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng
<b>A. ankin. </b> <b>B. ankan. </b> <b>C. anka</b>đien. <b>D. anken. </b>
<b>Câu 4. </b>Hợp chất nào ứng với các tên sau đây có đồng phân hình học?
<b>A. 2-metylbut-2-en. </b> <b>B. 2-metylbut-1-en. </b>
<b>C. 2,3- </b>đimetylbut-2-en. <b>D. 3- metylpent-2-en. </b>
<b>Câu 5. </b>Trong những hợp chất Hữu cơ sau: CHR3RCH=CHR2R (I); CHR3RCH=CHCl (II); CHR3RCH=C(CHR3R)R 2R (III);
CR2RHR5R–C(CH3R R)=C(CHR3R)–CR2RHR5R (IV); CR2RHR5R–C(CHR3R)=CCl–CHR3R (V). Dãy chất hữu cơ nào dưới đây đều có
đồng phân lập thể?
<b>A. (I), (IV), (V). </b> <b>B. (II), (IV), (V). </b>
<b>C. (III), (IV). </b> <b>D. (II), III, (IV), (V). </b>
<b>Câu 6. </b>Sản phẩm chính của but-1-en khi tác dụng với dung dịch HCl là
<b>A. CH</b>R3R-CHR2R-CHR2R-CHR2RCl. <b>C. CH</b>R3R-CHR2R-CHCl-CHR3R.
<b>B. CH</b>R2RCl-CHR2R-CHR2R-CHR2RCl. <b>D. CH</b>R3R-CHR2R-CHCl-CHR2RCl.
<b>Câu 7. An</b>ken X có cơng thức phân tử là CR4RHR8R. Khi cho X tác dụng với dung dịch HCl chỉ thu được một
sản phẩm hữu cơ duy nhất. Số đồng phân có thể có của X là
<b>A. 2. </b> <b>B. 1. </b> <b>C. 3. </b> <b>D. 4. </b>
<b>Câu 8. Anken </b>nào dưới đây có thể điều chế được ancol (CR2RHR5R)R 3RC-OH bằng một phản ứng
<b>A. 3-etylpent-2-en. </b> <b>B. 3-etylpent-3-en. </b>
<b>C. 3-etylpent-1-en. </b> <b>D. 3,3- </b>đimetylpent-1-en.
<b>Câu 9. </b>Hiđrat hóa hỗn hợp X gồm hai anken chỉ thu được hai ancol. Công thức cấu tạo của các anken trong
hỗn hợp X là
<b>A. CH</b>R2R=CHR2R và CHR2R=CHCHR3R. <b>B. CH</b>R2R=CHR2R và CHR3RCH=CHCHR3R.
<b>C. CH</b>R3RCH=CHCHR3R và CHR2R=CHCHR2RCHR3R<b>. D. CH</b>R2R=CHCHR3 và CHR R3RCH=CHCHR3R.
<b>Câu 10: X là </b>hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon. Đốt cháy X được nCOR2R = nHR2RO. X có thể gồm
<b>A. </b>hỗn hợp xicloankan và anken. <b>B. </b>hỗn hợp anken và ankin.
<b>Câu 11. </b>Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol anken A. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào 100 gam dung
dịch NaOH 21,62% thu được dung dịch mới trong đó nồng độ của NaOH 5%. Công thức phân tử của X là
<b>A. C</b>R2RHR4R. <b>B. C</b>R3RHR6R. <b>C. C</b>R4RHR8R. <b>D. C</b>R5RHR10R.
<b>Câu 12. </b>Hỗn hợp X gồm 2 anken khí phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 48 gam brom. Mặt khác đốt
cháy hoàn toàn hỗn hợp X dùng hết 24,64 lít OR2R (đktc). Cơng thức phân tử của hai anken là
<b>A. C</b>R2RHR4R và CR3RHR6R. <b>B. C</b>R2RHR4R và CR4RHR8R.
<b>C. C</b>R3RHR6R và CR4RHR8R. <b>D. C</b>R2RHR4R và CR5RHR10R.
<b>Câu 13. </b>Hỗn hợp X gồm metan và một anken, cho 5,6 lít X qua dung dịch brom dư thấy khối lượng
bình brom tăng 7,28 gam và có 2,688 lít khí bay ra (ở đktc). Công thức phân tử của anken trên là
<b>Câu 14. </b>Một hỗn hợp khí X gồm ankan A và anken B, A có nhiều hơn B một nguyên tử cacbon. Khi cho
6,72 lít khí X (ở đktc) đi qua nước brom dư, khối lượng bình brom tăng lên 2,8 gam; thể tích khí bay ra khỏi
bình bằng 2/3 thể tích hỗn hợp X ban đầu. Công thức phân tử của A, B và khối lượng của hỗn hợp X là
<b>A. C</b>R4RHR10R, CR3RHR6R; 5,8 gam. <b>B. C</b>R3RHR8R, CR2RHR4R; 5,8 gam.
<b>C. C</b>R4RHR10R, CR3RHR6R; 12,8 gam. <b>D. C</b>R3RHR8R, CR2RHR4R; 11,6 gam.
<b>Câu 15. Cho H</b>R2R và một anken X có thể tích bằng nhau qua Niken đun nóng ta được hỗn hợp A (Hiệu
<b>A. C</b>R2RHR4R. <b>B. C</b>R2RHR6R. <b>C. C</b>R4RHR8R. <b>D. C</b>R5RHR10R.
<b>Câu 16. C ho 2,8 gam anke</b>n X tác dụng với dung dịch brom thì thấy làm mất màu 8 gam brom. Hiđrat
hóa X chỉ thu được một ancol duy nhất. Tên gọi của X là
<b>A. 2,3-dimetylbut-2-en. </b> <b>B. but - 2-en. </b>
<b>C. etilen. </b> <b>D. hex- 2-en. </b>
<b>Câu 17. </b>Cho hiđrocacbon X phản ứng với dung dịch brom theo tỉ lệ mol 1 : 1 thu được chất hữu cơ Y chứa
74,08% Br về khối lượng. Khi cho X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên
gọi của X là
<b>A. but-1-en. </b> <b>B. but-2-en. </b> <b>C. Propilen. </b> <b>D. Xiclopropan. </b>
<b>Câu 18. </b>Hỗn hợp X chứa CR3RHR6R và một anken Y có tỉ lệ mol nR
C3H6R : n
RYR= 1 : 1. Đốt V lit hỗn hợp X thì cần
cần 3,75V oxi (thể tích các khí đo trong cùng điều kiện). Tên gọi của B là
<b>A. eten. </b> <b>B. propan. </b> <b>C. buten. </b> <b>D. penten. </b>
<b>Câu 19. </b>Cho 896 ml anken X (ở đktc) qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình brom
tăng 22,4 gam. Biết X có đồng phân hình học. Cơng thức cấu tạo của X là
<b>A. CH</b>R2R=CHCHR2RCHR3R. <b>B. CH</b>R3RCH=CHCHR3R.
<b>C. CH</b>R3RCH=CHCHR2RCHR3R. <b>D. (CH</b>R3R)R2RC=CHR2R.
<b>Câu 20. </b>Hỗn hợp khí X gồm HR2Rvà một anken. Tỉ khối hơi của X so với HR2Rbằng 9,1. Đun nóng X có xúc
tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn tồn thu được hỗn hợp khí Y khơng làm mất màu nước brom. Tỉ khối
của Y so với HR2 Rbằng 13. Biết anken trên khi tác dụng với HBr chỉ thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất.
Vậy cấu tạo của anken trên là
<b>A. CH</b>R3RCH=CHCHR3R.R R<b>B. CH</b>R2R=CHCHR2RCHR3R<b>. C. CH</b>R2R=C(CHR3R)R2R. <b>D. CH</b>R2R=CHR2R.
<b>Câu 21. </b>Hỗn hợp khí X gồm HR2R và một anken. Tỉ khối của X so với HR2R bằng 9,1. Đun nóng X có xúc
tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y khơng làm mất màu nước brom; tỉ
khối của Y so với HR2R bằng 13. Biết anken trên khi tác dụng với HBr thu được một sản phẩm hữu cơ duy
nhất. Vậy anken trên có cơng thức cấu tạo là
<b>A. CH</b>R3RCH=CHCHR3R<b>. B. CH</b>R2R=CHCHR2RCHR3R<b>. C. CH</b>R2R=C(CHR3R)R 2. R <b>D. CH</b>R2R=CHR2R.
<b>Câu 22. Cho 3,36 lít h</b>ỗn hợp khí etan và etilen (ở đktc) đi chậm qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng
khối lượng bình brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là
<b>Câu 23. D</b>ẫn từ từ 8,4 gam hỗn hợp X gồm but-1-en và but-2-en lội chậm qua bình đựng dung dịch BrR2R, khi
kết thúc phản ứng thấy có m gam brom phản ứng. Giá trị của m là
<b>A. 12 gam. </b> <b>B. 24 gam. </b> <b>C. 36 gam. </b> <b>D. 48 gam. </b>
<b>Câu 24. </b>Đốt cháy hoàn toàn x gam hỗn hợp ba anken cần dùng vừa đủ y lít oxi (ở đktc) thu được 2,4
mol COR2R và 2,4 mol nước. Giá trị của y là
<b>A. 92,4 lít. </b> <b>B. 94,2 lít. </b> <b>C. 80,64 lít. </b> <b>D. 24,9 lít. </b>
<b>Câu 25. </b>Đốt cháy hồn tồn V lít (đktc) hỗn hợp X gồm CHR4R, CR2RHR4R thu được 0,15 mol COR2R và 0,2 mol
HR2RO. Giá trị của V là
<b>A. 2,24. </b> <b>B. 3,36. </b> <b>C. 4,48. </b> <b>D. 1,68. </b>
<b>Câu 26. </b>Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗm hợp gồm CHR4R, CR4RHR10 và CR R2RHR4R thu được 0,14 mol COR2R và
0,23mol HR2RO. Số mol của ankan và anken trong hỗn hợp lần lượt là
<b>A. 0,09 và 0,01. </b> <b>B. 0,01 và 0,09. </b> <b>C. 0,08 và 0,02. </b> <b>D. 0,02 và 0,08. </b>
<b>Câu 27. Cho 0,2 mol h</b>ỗn hợp X gồm etan, propan và propen qua dung dịch brom dư, thấy khối lượng
bình brom tăng 4,2 gam. Lượng khí cịn lại đem đốt cháy hoàn toàn thu được 6,48 gam nước. Vậy phần trăm
theo thể tích của etan, propan và propen lần lượt là
<b>A. 30%, 20%, 50%. </b> <b>B. 20%, 50%, 30%. </b>
<b> C. 50%, 20%, 30%. </b> <b>D. 20%, 30%, 50%. </b>
<b>Câu 28. D</b>ẫn 3,36 lít (ở đktc) hỗn hợp X gồm hai anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy
khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. Thành phần trăm theo thể tích của hai anken trong hỗn hợp ban đầu là
<b>A. 25% và 75%. </b> <b>B. 33,33% và 66,67%. </b>
<b>C. 40% và 60%. </b> <b>D. 35% và 65%. </b>
<b>Câu 29. </b>Một hỗn hợp X gồm ankan A và một anken B có cùng số nguyên tử cacbon và đều ở thể khí ở
đktc. Cho hỗn hợp X đi qua nước BrR2R dư thì thể tích khí Y cịn lại bằng nửa thể tích X, cịn khối lượng
Y bằng 15/29 khối lượng X. Công thức phân tử của A, B và thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp
X là
<b>A. 40% C</b>R2RHR6R và 60% CR2RHR4R. <b>B. 50% C</b>R3RHR8Rvà 50% CR3RHR6R.
<b>C. 50% C</b>R4RHR10R và 50% CR4RHR8R. <b>D. 50% C</b>R2RHR6R và 50% CR2RHR4R.
<b>Câu 30. </b>Một hỗn hợp X gồm hai anken đồng đẳng kế tiếp nhau. Khi cho 11,2 lit hỗn hợp X qua nước brom
dư thấy khối lượng bình brom tăng 15,4 gam. Phần trăm theo số mol và công thức phân tử của mỗi anken
trong hỗn hợp X là
<b>A. 40% C</b>R2RHR4R và 60% CR3RHR6R. <b>B. 50% C</b>R3RHR6R và 50% CR4RHR8R.
<b>C. 80% C</b>R2RHR4R và 20% mol CR3RHR6R. <b>D. 60% C</b>R2RHR4R và 40% CR3RHR6R.
<b>Câu 31. </b>Hỗn hợp X gồm metan và một anken. Cho 10,8 lít hỗn hợp X qua dung dịch brom dư thấy có 1 chất
khí bay ra, đốt cháy hồn tồn khí này thu được 5,544 gam COR2R. Thành phần phần trăm theo thể tích của
metan và anken trong hỗn hợp X lần lượt là
<b>A. 26,13% và 73,87%. </b> <b>B. 36,5% và 63,5%. </b>
<b>Câu 32. H</b>ỗn hợp X gồm etilen và HR2R, X có tỉ khối hơi so với Hiđro bằng 4,25. Dẫn X qua bột niken nung
<b>A. 5,23. </b> <b>B. 3,25. </b> <b>C. 5,35. </b> <b>D. 10,46. </b>
<b>Câu 33. Khi </b>đun nóng 23 ancol ancol etylic với HR2RSOR4R đậm đặc thu được m gam khí etylen (hiệu suất
phản ứng đạt 40%). Giá trị của m là
<b>A. 5,6 gam. </b> <b>B. 8,4 gam. </b> <b>C. 19,6 gam. </b> <b>D. 35 gam. </b>
<b>Câu 34. Hi</b>ện nay PVC (Poli vinylclorua) được điều chế theo sơ đồ sau:
CR2RHR4 R → CHR2RCl–CHR2RCl → CR2RHR3RCl → PVC.
Lượng CR2RHR4R cần dùng để sản xuất 50 kg PVC là bao nhiêu? (Biết hiệu suất phản ứng 80%)
<b>A. 2,8 kg. </b> <b>B. 17,92 kg. </b> <b>C. 28 kg. </b> <b>D. 1,792 kg. </b>
<b>Câu 35. </b>Etyl axetat được điều chế theo sơ đồ sau:
CR2RHR4R → CR2RHR5ROH → CHR3RCOOH → CHR3COOCR R2RHR5R.
Từ 42kg etylen có thể điều chế được bao nhiêu kg etyl axetat? (Hiệu suất phản ứng 80%)
<b>A. 66 kg. </b> <b>B. 132kg. </b> <b>C. 98 kg. </b> <b>D. 190 kg. </b>
<i><b>2.2.3.4. Hệ thống bài tập Ankađien </b></i>
<b>I. Bài tập tự luận </b>
<b>Câu 1. </b>Viết đồng phân của các ankađien có cơng thức phân tử CR5RHR8R. Gọi tên các đồng phân theo danh
<b>Câu 2. </b>Cho các chất sau: CHR2R=CH-CHR2R-CHR2R-CH=CHR2R, CH2R R=CH-CH=CH-CHR2R-CHR3R, CHR3R-C(CHR3R
)=CH-CHR3R, CHR2R=CH-CHR2R-CH=CHR2R. Chất nào có đồng phân hình học. Viết Cơng thức cấu tạo các đồng phân
cis-trans của các chất đó.
<b>Câu 3. </b>Hồn thành các phản ứng sau:
a. buta-1,3-đien + HR2R
o
Ni,t
1:1
→ d. buta-1,3-đien→cao su BuNa. xt,t ,Po
b. buta-1,3-đien + BrR2R
o
-80 C
1:1
→ e. isopren → cao su isopren. xt,t ,Po
c. buta-1,3-đien + BrR2R
o
40 C
1:1
→ f. isopren + HCl →1:1
sp chính.
<b>Câu 4. </b>Cho isopren tác dụng với dung dịch HCl. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
<b>Câu 5. </b>Khi trùng hợp isopren để tạo cao su isopren, ngoài cao su isopren, người ta còn thu được hai polime
nữa và một chất X.
a. Viết phương trình phản ứng tạo cao su isopren và hai polime trên.
b. Xác định CTCT của X, biết rằng khi hiđro hóa X thì thu được chất 1-metyl-3-
isopropylxiclohexan.
<b>Câu 6. </b>Oxi hóa hồn tồn 0,68 gam ankađien X thu được 1,12 lít COR2R(đktc).
a. Lập cơng thức phân tử của X.
<b>Câu 7. </b>Đốt cháy hoàn toàn một ankađien X thu được 8,96 lit COR2R(ở đktc) và 5,4g HR2RO. Lập công thức phân
tử của ankađien trên.
<b>Câu 8. </b>Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ankađien là đồng đẳng liên tiếp nhau thu được 13,44g COR2R. Mặc
khác lấy toàn bộ lượng hỗn hợp trên cho vào dung dịch brom thì thấy khối lượng dung dịch brom tăng lên
19,8g.
a. Lập công thức phân tử của hai ankađien trên.
b. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi ankađien trong hỗn hợp đầu.
<b>Câu 9. </b>Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ankađien là đồng đẳng liên tiếp nhau thu được 13,44g COR2R và 7,2g
HR2RO.
a. Lập công thức phân tử của hai ankađien trên.
b. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi ankađien trong hỗn hợp đầu.
<b>Câu 10. </b>Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ankađien là đồng đẳng liên tiếp nhau, sản phẩm cháy lần lượt dẫn
qua bình 1 đựng HR2RSOR4R đặc, bình 2 dẫn qua dung dịch KOH dư. Sau thí nghiệm thấy bình 1 tăng lên 9g,
bình 2 tăng 28,6g.
a. Tìm CTPT của 2 ankađien.
b. Tìm thành phần phần trăm của mỗi ankađien theo khối lượng.
<b>Câu 11. </b>Hỗn hợp X gồm hai chất A, B là hai ankađien liên hợp. Khối lượng phân tử của B lớn hơn A là
14 (u). Đốt cháy hoàn toàn 5,56 gam hỗn hợp A cần dùng 63,84 lít khơng khí (đktc). Biết trong khơng khí
oxi chiếm 20%.
a. Lập công thức phân tử của A và B.
b. Xác định công thức cấu tạo đúng của A, B và gọi tên A, B theo danh pháp thay thế. Cho biết mạch
cacbon dài nhất trong A, B bằng nhau.
<i><b>c. Tính phần trăm theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X. </b></i>
<b>Câu 12. </b>Đốt cháy 10 cmP
3
Phỗn hợp X gồm hai ankađien liên hợp A, B đồng đẳng liên tiếp nhau thu được 44
cmP
3
P
COR2R. Thể tích các khí, hơi đo trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất.
a. Lập công thức phân tử của A, B và gọi tên A, B theo danh pháp thay thế. Biết rằng mạch cacbon
dài nhất của A, B bằng nhau.
b. Tính tỉ khối của hỗn hợp X so với HR2R.
<b>Câu 13. </b>Chia 21,504 lit (ở đktc) một hỗn hợp khí X gồm một anken A và một ankađien B thành 2 phần bằng
nhau. Phần 1 đem đốt cháy hồn tồn thì thu được 1,92 mol khí COR2R. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch
brom dư thì thấy có 134,2g brom tham gia phản ứng.
a. Lập công thức phân tử của A và B.
b. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp X.
<b>Câu 14. </b>Trộn 80 cmP
3
P
oxi và 10 cmP
3
Phiđrocacbon X rồi đem đốt, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn đưa sản
phẩm về điều kiện ban đầu và ngưng tụ hết nước thì thu được 65cmP
3
Phỗn hợp khí khơ. Dẫn hỗn hợp khí này
qua bình chứa nước vơi trong dư thì cịn lại 25cmP
3
a. Lập công thức phân tử của X.
b. Tính tỉ khối hơi của hỗn hợp ban đầu so với HR2R.
<b>Câu 15. </b>Trộn 140 ml oxi và 20 ml hiđrocacbon X rồi đem đốt, sau khi phản ứng xảy ra hồn tồn thì thu
được 200ml hỗn hợp khí (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Dẫn tồn bộ hỗn hợp khí này qua bình 1
chứa dung dịch HR2RSOR4Rđặc thì thấy cịn 120ml khí bay ra, qua bình 2 chứa nước vơi trong dư thì cịn lại 20
ml khí bay ra.
a. Lập cơng thức phân tử của X.
b. Tính tỉ khối hơi của hỗn hợp ban đầu so với HR2R<b>. </b>
<b>Câu 16. </b>Đốt cháy hoàn toàn một cao su thu được tỉ lệ mol COR2R : HR2RO = 4 : 3. Lập công thức phân tử của
cao su trên.
<b>Câu 17. </b>Đốt cháy hoàn toàn một cao su thu được tỉ lệ mol COR2R : HR2RO = 5 : 4. Lập công thức phân tử của
<b>cao su trên. </b>
<b>Câu 18. </b>Đốt cháy hoàn toàn cao su 29,2kg cao su BuNa. Toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch
Ca(OH)R2 Rdư. Khối lượng dung dịch Ca(OH)R2Rtăng lên bao nhiêu kg?
<b>♦Câu 19. </b>Đốt cháy hoàn toàn một polime X thu được 6,16 gam COR2R, 1,89 gam HR2RO và phải dùng một khối
lượng oxi vừa đúng khối lượng COR2R sinh ra.
a. Lập công thức đơn giản nhất của A.
b. A có tính đàn hồi, được tạo ra do sự trùng hợp của ankađien B. Xác định B và các đồng phân có
thể có của polime sau phản ứng trùng hợp.
<b>♦Câu 20. </b>X là một polime. Đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng oxi vừa đủ, sản phẩm cháy chỉ gồm COR2R và
HR2RO. Cho hấp thụ sản phẩm cháy hoàn tồn vào bình đựng 30 lít dung dịch Ca(OH)R2R 0,02M, thấy khối
lượng bình tăng thêm 58,4 gam, trong bình có 20 gam kết tủa. Nếu đun nóng dung dịch trong bình lại thấy
xuất hiện kết tủa nữa.
a. Tính m và lập cơng thức phân tử của X, biết rằng đã dùng 31,36 lít OR2R(đktc).
b. X có tính đàn hồi được tạo ra do sự trùng hợp của ankađien Y. Xác định công thức cấu tạo của Y
và các đồng phân của polime sau phản ứng trùng hợp.
<b>II. Bài tập trắc nghiệm </b>
<b>Câu 1. </b>Số đồng phân ankađien ứng với công thức phân tử CR5RHR8R là
<b>A. 4. </b> <b>B. 5. </b> <b>C. 6. </b> <b>D. 7. </b>
<b>Câu 2. </b>Có bao nhiêu ankađien liên hợp ứng với cơng thức phân tử CR5RHR8R?
<b>A. 2. </b> <b>B. 3. </b> <b>C. 4. </b> <b>D. 5. </b>
<b>Câu 3. Công </b>thức phân tử của buta-1,3-đien (đivinyl) và isopren (2-metylbuta-1,3-đien) lần lượt là
<b>A. C</b>R4RHR6R và CR5RHR10R. <b>B. C</b>R4RHR4R và CR5RHR8R.
<b>C. C</b>R4RHR6R và CR5RHR8R. <b>D. C</b>R4RHR8R và CR5RHR10R.
<b>Câu 4. Ph</b>ản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở -80oC (tỉ lệ mol 1:1) cho sản phẩm chính có cơng thức
cấu tạo thu gọn là
<b>C. CH</b>R2RBrCHR2RCH=CHR2R. <b>D. CH</b>R3RCH=CBrCHR3R.
<b>Câu 5. Ph</b>ản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở 40oC (tỉ lệ mol 1:1) cho sản phẩm chính có cơng thức cấu tạo
thu gọn là
<b>A. CH</b>R3RCHBrCH=CHR2R. <b>B. CH</b>R3RCH=CHCHR2RBr.
<b>C. CH</b>R2RBrCHR2RCH=CHR2R. <b>D. CH</b>R3RCH=CBrCHR3R.
<b>Câu 6. </b>Cho phản ứng: X + dung dịch brom → CHR3RC(CHR3R)BrCH=CHCHR2RBr. Tên gọi của X là
<b>A. 2-metylpenta-1,3-</b>đien. <b>B. 2-metylpenta-2,4-</b>đien.
<b>C. 4-metylpenta-1,3-</b>đien. <b>D. 2-metylbuta-1,3-</b>đien.
<b>Câu 7. </b>Cho phản ứng: X + ClR2R → CHR2RClC(CHR3R)=CH-CHR2RCl-CHR3R. Tên gọi của X là
<b>A. 2-metylpenta-1,3-</b>đien. <b>B. 4-metylpenta-2,4-</b>đien.
<b>C. 2-metylpenta-1,4-</b>đien. <b>D. 4-metylpenta-2,3-</b>đien.
<b>Câu 8. </b>Cho phản ứng: X + dung dịch brom → 1,4-đibrom-2-metylbut-2-en. Tên gọi của X là
<b>A. 2-metylbuta-1,3-</b>đien. <b>C. 3-metylbuta-1,3-</b>đien.
<b>B. 2-metylpenta-1,3-</b>đien. <b>D. 3-metylpenta-1,3-</b>đien.
<b>Câu 9. Trùng </b>hợp đivinyl tạo ra cao su Buna. Công thức cấu tạo của cao su BuNa là
<b>A. ( C</b>R2RH-CH-CH-CHR2R )RnR. <b>B. ( CH</b>R2R-CH=CH-CHR2 R)RnR.
<b>C. ( CH</b>R2R-CH-CH=CHR2 )R R nR. <b>D. ( CH</b>R2R-CHR2R-CHR2R-CHR2 R)RnR.
<b>Câu 10. </b>Đồng trùng hợp đivinyl và stiren thu được cao su BuNa-S. Cao su BuNa-S có cơng thức cấu tạo là
<b>A. ( CH</b>R2R-CH=CH-CHR2R-CH(CR6RHR5R)-CHR2R )RnR.
<b>B. ( C</b>R2RH-CH-CH-CHR2R-CH(CR6HR R5R)-CHR2R )RnR.
<b>C. ( CH</b>R2R-CH-CH=CHR2R- CH(CR6RHR5R)-CHR2R )RnR.
<b>D. ( CH</b>R2R-CHR2R-CHR2R-CHR2R- CH(CR6RHR5R)-CHR2R )RnR.
<b>Câu 11. </b>Đốt cháy hoàn toàn một ankađien X thu được 13,44 lit COR2R(ở đktc) và 8,1g HR2RO. Công thức
phân tử của X là
<b>A. C</b>R5RHR8R. <b>B. C</b>R4RHR6R<b>. </b> <b>C. C</b>R7RHR12R.RR <b>D. C</b>R6RHR10R.
<b>Câu 12. </b>Đốt cháy hoàn toàn một ankađien X thu được 4,48 lit COR2R(ở đktc) và 1,8g HR2RO. Công thức phân tử
của X là
<b>A. C</b>R5RHR8R. <b>B. C</b>R4RHR6R<b>. </b> <b>C. C</b>R7RHR12R.RR <b>D. C</b>R6RHR10R.
<b>Câu 13. </b>Đốt cháy hịan tồn 4,1g ankađien X thu được 6,72 lit COR2R(ở đktc). Công thức phân tử của X là
<b>A. C</b>R5RHR8R. <b>B. C</b>R4RHR6R<b>. </b> <b>C. C</b>R7RHR12R.RR <b>D. C</b>R6RHR10R.
<b>Câu 14. </b>Đốt cháy hoàn toàn 31,2g hỗn hợp hai ankađien liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thì thu được
41,4g HR2RO. Cơng thức phân tử của hai ankađien trên là
<b>A. C</b>R4RHR6 Rvà CR5RHR8R. <b>B. C</b>R5RHR8R và CR6RHR10R<b>. </b>
<b>C. C</b>R6RHR10R và CR7RHR12R.RR<b> </b> <b>D. C</b>R7RHR12 và CR R8RHR14R.
<b>Câu 15. </b>Cho 10,8g ankađien X tác dụng với dung dịch brom dư thì thu thấy làm mất màu 64g brom. Công
<b>A. C</b>R5RHR8R. <b>B. C</b>R4RHR6R<b>. </b> <b>C. C</b>R7RHR12R.RR <b>D. C</b>R6RHR10R.
<b>Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ankađien thu được 6,72 lit CO</b>R2R (ở đktc) và 3,6g HR2RO.
Giá trị của m là
<b> A. 4g. </b> <b>B. 16,8g. </b> <b>C. 3,8g. </b> <b>D. 15g. </b>
<b>Câu 17. </b>Đốt cháy hoàn toàn 25,1 gam hỗn hợp hai ankađien thu được 41,44 lit COR2R(ở đktc) và m (g) HR2RO.
Giá trị của m là
<b> A. 19,6g. </b> <b>B. 26,1g. </b> <b>C. 16,5g. </b> <b>D. 29,8g. </b>
<b>Câu 18. </b>Trộn 120ml OR2R và 20ml CR4RHR6R thành hỗn hợp X. Bật tia lửa điện đến khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)R2Rdư thì thấy có V lit khí bay ra. Giá trị của V
là
<b> A. 20ml. </b> <b>B. 10ml. </b> <b>C. 15ml. </b> <b>D. 25ml. </b>
<b>Câu 19. </b>Trộn 140ml OR2R và 25ml CR5RHR8R thành hỗn hợp X. Bật tia lửa điện đến khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)R2Rdư thì thấy có V lit khí bay ra. Giá trị của V
là
<b> A. 20ml. </b> <b>B. 10ml. </b> <b>C. 15ml. </b> <b>D. 25ml. </b>
<b>Câu 20. </b>Đốt cháy hoàn toàn một polime thu được tỉ lệ số mol COR2R : HR2RO = 4 : 3. Polime trên là
<b> A. cao su BuNa. </b> <b>B. cao su isopren. </b> <b>C. </b>nhựa PVC. <b>D. nhựa PE. </b>
<i><b>2.2.3.5. Hệ thống bài tập Ankin </b></i>
<b>I. Bài tập tự luận </b>
<b>Câu 1. </b>Viết công thức cấu tạo các đồng phân ankin ứng với công thức phân tử là CR4RHR6R và CR5RHR8R. Gọi tên
các đồng phân theo danh pháp thay thế.
<b>Câu 2. </b>Viết công thức cấu tạo các ankin có tên gọi sau:
a. Metyl axetilen, etyl metyl axetilen, đimetyl axetilen, 3-metylbut-1-in, pent-1-in.
b. Hex-2-in, axetilen, 3,4-đimetylpent-1-in.
<b>Câu 3. </b>Gọi tên các ankin sau theo danh pháp thay thế
a. CH≡CH-CHR2R-CHR3R, CH≡C-CH(CHR3R)-CHR3R, CHR3R-C(CHR3R)=C(CHR3R)-CHR2R-CHR3R.
b. CHR3R-C≡C-CH(CHR3R)-CH2RR-CHR3R, CH≡CH-CHR3R, CH≡CH.
<b>Câu 4. </b>Hoàn thành chuỗi phản ứng:
R R CHR2R=CHR2
CaCR2R CHR3R–CHR3
CHBrR2R–CHBrR2
CH≡CH CHR2R=CH–Cl
CHR3R–CHO
CHR4R CH≡C–CH=CHR2R
CR6RHR6R
<b>Câu 5. </b>Nhận biết các chất sau bằng phương pháp hóa học.
b. etan, but-1-in, but-2-in.
<b>Câu 6. </b>Đốt cháy hoàn toàn một ankin X thu được 1,344 lit COR2R(ở đktc) và 0,54g HR2RO. Lập công thức
phân tử của X.
<b>Câu 7. </b>Đốt cháy hoàn toàn 6g một ankin X thu được 10,08 lit COR2R(ở đktc). Lập công thức phân tử của X.
<b>Câu 8. </b>Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp hai ankin là đồng đẳng kế tiếp thu được 9,0 gam nước. Xác
định công thức phân tử của hai ankin.
<b>Câu 9. </b>Đốt cháy hoàn toàn một ankin X thu được 13,44 lit COR2R(ở đktc). Mặt khác nếu đem toàn bộ lượng
ankin X này tác dụng với dung dịch brom dư thì thấy làm mất màu 64g brom.
<b>Câu 10. </b>Cho 1,72g hỗn hợp X gồm hai ankin đồng đẳng liên tiếp qua dung dịch brom dư thì thấy có 16g
brom tham gia phản ứng.
a. Lập công thức phân tử của hai ankin trên.
b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi ankin trong hỗn hợp ban đầu.
<b>Câu 11. Kh</b>i cho 0,2 mol một ankin tác dụng với AgNOR3Rtrong dung dịch NHR3R(dư) thu được 29,4 gam
kết tủa. Lập công thức phân tử của ankin.
<b>Câu 12. </b>Cho 4,48 lit (ở đktc) một ankin tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch AgNOR3R/NHR3R2M. Sau phản
ứng thu được 32,2g kết tủa. Lập công thức phân tử của ankin.
<b>Câu 13. </b>Cho 2,24 lit (ở đktc) hỗn hợp hai ankin đồng đẳng liên tiếp nhau tác dụng vừa đủ với 50ml dung
dịch AgNOR3R2M. Sau phản ứng thu được 26,24g kết tủa. Lập công thức phân tử của 2 ankin.
<b>Câu 14. Cho </b>3,36 lit (ở đktc) hỗn hợp hai ankin tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch AgNOR3R 1M. Sau
phản ứng thu được 28,1g kết tủa.
a. Lập công thức phân tử của hai ankin trên.
b. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi ankin trong hỗn hợp ban đầu.
<b>Câu 15. </b>Cho 6,72 lit (ở đktc) hỗn hợp hai ankin tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch AgNOR3R 2M. Sau
phản ứng thu được 59g kết tủa. Lập công thức phân tử của hai ankin trên. Viết các đồng phân có thể có của
từng ankin.
<b>Câu 16. </b>Đốt cháy hồn tồn 1 lít hỗn hợp khí gồm CR2RHR2Rvà hiđrocacbon X sinh ra 2 lít khí COR2R và 2 lít hơi
HR2RO (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Lập công thức phân tử của X. Viết các
đồng phân có thể có của X.
<b>Câu 17. </b>Cho 3,12 gam ankin X phản ứng với 0,1 mol HR2R (xúc tác Pd/PbCOR3R, tP
o
P
), thu được hỗn hợp Y chỉ có
hai hiđrocacbon. Lập cơng thức phân tử của X. Xác định công thức cấu tạo của X.
<b>Câu 18. </b>Cho 8,1 gam ankin X phản ứng với dung dịch Brom dư thì thấy có 48g brom phản ứng. Lập cơng
thức của X. Viết các đồng phân có thể có của X.
<b>Câu 19. </b>Cho 19,44g hỗn hợp hai ankin là đồng phân cấu tạo của nhau tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch
<b>Câu 20. Cho 21,6g </b>hỗn hợp hai ankin là đồng phân cấu tạo của nhau tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch
AgNOR3R2M thì thu được 32,2g kết tủa. Lập công thức phân tử của hai ankin trên. Xác định công thức cấu
<b>tạo đúng của mỗi ankin. </b>
<b>Câu 21. </b>Đốt cháy hồn tồn 2,24 lít hiđrocacbon X thu được 6,72 lít khí COR2R(các thể tích khí được đo ở
đktc). X tác dụng với AgNOR3R trong NHR3Rsinh ra kết tủa Y. Xác định công thức cấu tạo của X.
<b>Câu 22. </b>Đốt cháy một ankin X thu được 5,4g HR2RO và 8,96 lit COR2R. Lập công thức phân tử của X. Xác định
công thức cấu tạo đúng của X biết X cho phản ứng với dung dịch AgNOR3R/NHR3Rtạo kết tủa vàng.
<b>Câu 23. </b>Đốt cháy hồn tồn 2,24 lít hỗn hợp X gồm hai ankin đồng đẳng liên tiếp thu được 5,6 lít khí COR2R
(các thể tích khí được đo ở đktc). Hai ankin đều cho phản ứng với AgNOR3R trong NHR3R sinh ra kết tủa. Xác
định công thức cấu tạo của hai ankin trên.
<b>Câu 24. </b>Đốt cháy hoàn toàn 20,3g hỗn hợp X gồm hai ankin đồng đẳng liên tiếp thu được 32,48 lít khí COR2R
(các thể tích khí được đo ở đktc). Hai ankin đều cho phản ứng với AgNOR3R trong NHR3R sinh ra kết tủa. Xác
định cơng thức cấu tạo có thể có của hai ankin trên.
<b>Câu 25. </b>Đun nóng hỗn hợp X gồm một ankin 0,2 mol X và 0,1 mol HR2Rcó Niken xúc tác. Khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn đem hỗn hợp sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNOR3Rdư thu được 18,375g kết tủa và có 1,68
<b>lit hỗn hợp khí bay ra (ở đktc). Xác định cơng thức cấu tạo của X. </b>
<b>Câu 26. </b>Chia 16,4 gam hỗn hợp gồm CR2RHR4R và CR3RHR4 RthànhRRhai phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng vừa đủ
với dung dịch chứa 56,0 gam BrR2R. Phần 2 cho tác dụng hết với HR2R (Ni, tP
0
P
) dư, rồi lấy hai ankan tạo thành
đem đốt cháy hồn tồn thì thu được x gam COR2R. Tính giá trị của x.
<b>Câu 27. </b>Dẫn 4,48 lít hỗn hợp gồm CR2RHR4R và C3RRHR4R(đktc) qua bình đựng dung dịch BrR2Rdư thấy khối lượng
bình tăng 6,2 gam. Tính phần trăm thể tích của CR3RHR4Rtrong hỗn hợp.
<b>Câu 28. </b>Hỗn hợp X gồm CR2RHR4R và CR2RHR2R. Dẫn 1,12 lít hỗn hợp X đi qua bình đựng dung dịch AgNOR3R/NHR3R
<b>Câu 29. </b>Dẫn 3,36 lít hỗn hợp A gồm propin và etilen đi vào một lượng dư dung dịch AgNOR3R trong NHR3R
thấy cịn 0,84 lít khí thốt ra và có m gam kết tủa. Các thể tích khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
a. Tính thành phần phần trăm theo thể tích etilen trong A.
b. Tính m.
<b>Câu 30. </b>Dẫn 6,72 lít hỗn hợp khí X gồm propan, etilen và axetilen qua dung dịch brom dư, thấy cịn 1,68 lít
khí khơng bị hấp thụ. Nếu dẫn 6,72 lít khí X trên qua dung dịch AgNOR3R trong NHR3Rthấy có 24,24 gam kết
tủa. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
b. Tính thành phần phần trăm theo thể tích và theo khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu.
<b>Câu 31. </b>Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp Y gồm CR2RHR6R, CR3RHR4R và CR4RHR8R thì thu được 12,98 gam COR2R và
5,76 gam HR2RO. Xác định giá trị m.
<b>Câu 32. </b>Hỗn hợp A gồm ba ankin đồng đẳng. Đốt cháy hồn tồn V (lít) hỗn hợp hơi A thu được 35,84 lít
<b>Câu 33. </b>Hỗn hợp khí A gồm 0,2 mol Axetilen; 0,3 mol Etilen; 0,3 mol Metan và 0,7 mol Hiđro. Nung nóng
hỗn hợp A, có Ni làm xúc tác, thu được 28 lít hỗn hợp khí B (đktc). Tính hiệu suất phản ứng cộng của hiđro
vào hiđrocacbon không no.
<b>Câu 34. </b>Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,02 mol CR2RHR2R và 0,03 mol HR2Rtrong một bình kín (xúc tác Ni), thu
được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng, khối lượng
bình tăng m gam và có 280 ml hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với HR2R là 10,08. Tính giá trị
<b>Câu 35. </b>Cho hỗn hợp khí (A) gồm: 0,1 mol axetilen, 0,2 mol etilen, 0,1 mol etan và 0,36 mol hiđro đi qua
ống sứ đựng Ni làm xúc tác, đun nóng, thu được hỗn hợp khí (B). Dẫn hỗn hợp khí B qua bình đựng nước
brom dư, khối lượng bình brom tăng 1,64 gam và có hỗn hợp khí (C) thốt ra khỏi bình brom. Tính khối
lượng hỗn hợp khí C.
<b>II. Bài tập trắc nghiệm </b>
<b>Câu 1. </b>Phát biểu nào sau đây sai?
<b>A. </b>Ankin có số đồng phân ít hơn anken tương ứng.
<b>B. </b>Ankin tương tự anken đều có đồng phân hình học.
<b>C. </b>Hai ankin đầu dãy khơng có đồng phân.
<b>D. </b>Butin có 2 đồng phân vị trí nhóm chức.
<b>Câu 2. Có bao nhiêu an</b>kin ứng với cơng thức phân tử CR5RHR8R?
<b>A. 1. </b> <b>B. 2. </b> <b>C. 3. </b> <b>D. 4 </b>
<b>Câu 3. </b>Có bao nhiêu ankin ứng với cơng thức phân tử CR4RHR6R phản ứng với dung dịch AgNOR3R/NHR3R
tạo kết tủa vàng?
<b>A. 4. </b> <b>B. 2. </b> <b>C. 1. </b> <b>D. 3. </b>
<b>Câu 4. Có bao nhiê</b>u đồng phân ankin ứng với công thức CR5RHR8R tác dụng được với dung dịch AgNOR3R/NHR3R
tạo kết tủa vàng?
<b>A. 3. </b> <b>B. 2. </b> <b>C. 4. </b> <b>D. 1. </b>
<b>Câu 5. Cho ph</b>ản ứng: CR2RHR2R + HR2RO
o
xt,t
→ A. Công thức cấu tạo thu gọn của A là
<b>A. CH</b>R2R=CHOH. <b>B. CH</b>R3RCHO. <b>C. CH</b>R3RCOOH. <b>D. C</b>R2RHR5ROH.
<b>Câu 6. </b>Cho propin tác dụng với dung dịch AgNOR3R/NHR3R thu được kết tủa A. Công thức cấu tạo thu gọn của
A là
<b>A. CH</b>R3R-CAg≡CAg. <b>B. CH</b>R3R-C≡CAg.
<b>C. AgCH</b>R2R-C≡CAg. <b>D. CAg=CAg-CH</b>R3R.
<b>Câu 7. Cho dãy chuy</b>ển hoá sau: CHR4R → A → B → C → Cao su buna.
Công thức phân tử của B là
<b>A. C</b>R4RHR6R. <b>B. C</b>R2RHR5ROH. <b>C. C</b>R4RHR4R. <b>D. C</b>R4RHR10R.
<b>Câu 9. Thuốc thử nào dưới đây dùng để nhận biết but-1-in và but-2-in? </b>
<b>A. </b>dung dịch AgNOR3R/NHR3R. <b>B. </b>dung dịch brom.
<b>C. dung </b>dịch KMnOR4R. <b>D. </b>quỳ tím.
<b>Câu 10. </b>Để làm sạch etilen có lẫn axetilen ta cho hỗn hợp đi qua dung dịch nào dưới đây?
<b>A. </b>dung dịch brom dư. <b>B. </b>dung dịch KMnO4 dư.
<b>C. </b>dung dịch AgNO3 /NH3 dư. <b>D. </b>dung dịch NaOH dư.
<b>Câu 11. </b>Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam một hiđrocacbon X rồi cho sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình 1
chứa dung dịch HR2RSOR4Rđặc; bình 2 chứa dung dịch Ca(OH)R2 RdưRRthấy khối lượng bình 1 tăng 5,4 gam; bình 2
thu được 40g kết tủa. Cơng thức phân tử của X là
<b>A. C</b>R2RHR2R. <b>B. C</b>R3RHR4R. <b>C. C</b>R4RHR6R. <b>D. C</b>R5RHR8R.
<i><b>Câu 12. </b></i>8 gam một ankin X có thể làm mất màu tối đa 200 ml dung dịch BrR2R2M. Công thức phân tử của X
là
<b>A. C</b>R5RHR8R. <b>B. C</b>R2RHR2R. <b>C. C</b>R3RHR4R. <b>D. C</b>R4RHR6R.
<b>Câu 13. </b>Hỗn hợp X gồm propin và một ankin (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 0,3 mol X tác dụng với dung dịch
AgNOR3R/NHR3Rdư thu được 46,2 gam kết tủa. A là
<b>A. But-1-in. </b> <b>B. But-2-in.</b>RR <b>C. Axetilen. </b> <b>D. Pent-1-in. </b>
<b>Câu 14. Cho 28,2 gam </b>hỗn hợp X gồm ba ankin đồng đẳng kế tiếp qua một lượng dư HR2R (tP
o
P
, Ni) đến khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy thể tích khí HR2R giảm 26,88 lít (ở đktc). Công thức phân tử của ba ankin
là
<b>A. C</b>R2RHR2R, CR3RHR4R, CR4RHR6R. <b>B. C</b>R3RHR4R, CR4RHR6R, CR5RHR8R.
<b>C. C</b>R4RHR6R, CR5RHR8R, CR6RHR10R. <b>D. C</b>R5RHR8R, CR6RHR10R, CR7RHR12R.
<b>Câu 15. </b>Hỗn hợp khí X gồm anken A và ankin B có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Hỗn hợp X có
khối lượng 12,4 gam và thể tích 6,72 lít (ở đktc). Số mol, cơng thức phân tử của A và B lần lượt là
<b>A. 0,1 mol C</b>R2RHR4R và 0,2 mol CR2RHR2R. <b>B. 0,1 mol C</b>R3RHR6R và 0,2 mol CR3RHR4R.
<b>C. 0,2 mol C</b>R2RHR4R và 0,1 mol CR2RHR2R. <b>D. 0,2 mol C</b>R3RHR6R và 0,1 mol CR3RHR4R.
<b>Câu 16. </b>Hỗn hợp X gồm 1 ankin ở thể khí và hiđro có tỉ khối hơi so với CHR4R là 0,425. Nung nóng hỗn
hợp X với xúc tác Niken để phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với CHR4R là 0,8.
Cho Y đi qua bình đựng dung dịch brom dư, khối lượng bình tăng lên bao nhiêu gam?
<b>A. 8g. </b> <b>B. 16g. </b> <b>C. 0g. D. 12g. </b>
<b>Câu 17. </b>Hỗn hợp X gồm CR3RHR4R và HR2R có tỉ khối hơi so với HR2R là 4,8. Đun nóng X với bột Ni cho đến khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Đem sản phẩm dẫn qua dung dịch brom thì thấy khối lượng bình brom
tăng a gam. Giá trị của a là
<b> A. 16g. </b> <b>B. 32g. </b> <b>C. 0g. D. 24g. </b>
<b>Câu 18. </b>Hỗn hợp X gồm CR2RHR2R và HR2 có tỉ khối hơi so với HR R2R là 5,8. Phần trăm theo thể tích của CR2RHR2R và
HR2Rtrong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
<b>Câu 19. </b>Một hỗn hợp gồm etilen và axetilen có thể tích 6,72 lít (đktc). Cho hỗn hợp đó qua dung dịch
brom dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn, lượng brom phản ứng là 64 gam. Phần trăm theo thể tích của etilen
<b>A. 66% và 34%. </b> <b>B. 65,66% và 34,34%. </b>
<b>C. 66,67% và 33,33%. </b> <b>D. 33,33% và 66,67%. </b>
<b>Câu 20. Cho 10 lít </b>hỗn hợp khí CHR4R và CR2RHR2R tác dụng với 10 lít H2 (Ni, tP
o
P
). Sau khi phản ứng xảy ra
hồn tồn thu được 16 lít hỗn hợp khí (thể tích các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ áp suất). Thể tích của
CHR4R và CR2RHR2R trước phản ứng lần lượt là
<b>A. 2 lít và 8 lít. </b> <b>B. 3 lít và 7 lít. </b>
<b>C. 8 lít và 2 lít. </b> <b>D. 2,5 lít và 7,5 lít. </b>
<b>Câu 21. Cho 17,92 lít h</b>ỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon khí là ankan, anken và ankin lấy theo tỉ lệ mol 1:1:2
lội qua bình đựng dung dịch AgNOR3R/NHR3R lấy dư thu được 96 gam kết tủa và hỗn hợp khí Y cịn lại. Đốt
cháy hồn tồn hỗn hợp Y thu được 13,44 lít COR2R. Biết thể tích các khí đo ở đktc. Khối lượng của X là
<b>A. 19,2 gam. </b> <b>B. 1,92 gam. </b> <b>C. 3,84 gam. </b> <b>D. 38,4 gam. </b>
<b>Câu 22. </b>Một hỗn hợp gồm 2 ankin khi đốt cháy cho ra 13,2 gam COR2R và 3,6 gam HR2RO. Nếu đem hỗn hợp
đó tác dụng với dung dịch brom dư thì có m gam brom phản ứng. Giá trị của m là
<b>A. 16 gam. </b> <b>B. 24 gam. </b> <b>C. 32 gam. </b> <b>D. 4 gam. </b>
<b>Câu 23. </b>Hỗn hợp X có tỉ khối so với HR2R là 21 gồm propan, propen và propin. Đốt cháy hoàn toàn 0,1
mol X dẫn toàn bộ sản phẩm hấp thụ vào bình đựng nước vơi trong dư thì thấy khối lượng binh tăng m gam.
Giá trị của m là
<b>A. 18,60 gam. </b> <b>B. 18,96 gam. </b> <b>C. 20,40 gam. </b> <b>D. 16,80 gam. </b>
<b>Câu 24. Cho canxi cacbua </b>kĩ thuật (chỉ chứa 80% CaCR2R nguyên chất) vào nước dư, thì thu được 3,36 lít
khí (ở đktc). Khối lượng canxi cacbua kĩ thuật đã dùng là
<b>A. 9,6 gam. </b> <b>B. 4,8 gam </b> <b>C. 4,6 gam. </b> <b>D. 12 gam </b>
<b>Câu 25. </b>Đốt cháy m gam hỗn hợp CR2RHR6R, CR3RHR4R, CR3RHR8R, CR4RHR10R được 35,2 gam COR2R và 21,6 gam HR2RO. Giá trị
của m là
<b>A. 14,4. </b> <b>B. 10,8. </b> <b>C. 12. </b> <b>D. 56,8. </b>
<b>Câu 26. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm một ankan A và một ankin B, thu được số mol CO</b>R2R bằng
số mol HR2RO. Thành phần phần trăm theo số mol của A và B trong hỗn hợp X lần lượt là
<b>A. 35% và 65%. </b> <b>B. 75% và 25%. </b> <b>C. 20% và 80%. </b> <b>D. 50% và 50%. </b>
<b>Câu 27. Cho </b>hỗn hợp X gồm CHR4R, CR2RH4RR và CR2RHR2R. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch brom thì
thấy có 48 gam brom phản ứng. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng
dư dung dịch AgNOR3R trong NHR3R, thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm theo thể tích của CHR4R trong X là
<b>A. 40%. </b> <b>B. 20%. </b> <b>C. 25%. </b> <b>D. 50%. </b>
<b>A. 50%; 25%; 25%. </b> <b>B. 25%; 25%; 50%. </b>
<b>C.16%; 32%; 52%. </b> <b>D. 33,33%; 33,33%; 33,33%. </b>
<b>Câu 29. </b>Hỗn hợp X gồm 0,1 mol CR2RHR2R; 0,15 mol CR2RHR4R; 0,2 mol CR2RHR6R và 0,3 mol HR2R. Đun nóng hỗn hợp X
với bột Ni xúc tác một thời gian thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y được mR1R gam COR2R và
mR2R gam HR2RO. Giá trị của mR1R và mR2R lần lượt là
<b>A. 39,6 và 23,4. </b> <b>B. 3,96 và 3,35. </b> <b>C. 39,6 và 46,8. </b> <b>D. 39,6 và 11,6. </b>
<b>Câu 30. </b>Đun nóng hỗn hợp khí gồm 0,06 mol CR2RHR2R và 0,04 mol HR2R với xúc tác Ni, sau một thời gian
thu được hỗn hợp khí X. Dẫn toàn bộ hỗn hợp Y lội từ từ qua bình đựng dung dịch brom (dư) thì cịn lại
0,448 lít hỗn hợp khí Y (ở đktc) có tỉ khối so với OR2R là 0,5. Khối lượng bình dung dịch brom tăng là
<b>A. 1,20 gam. </b> <b>B. 1,04 gam. </b> <b>C. 1,64 gam. </b> <b>D. 1,32 gam. </b>
<b>Câu 31. D</b>ẫn V lít khí hh X gồm axetilen và hiđro đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được
khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNOR3R trong dung dịch NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung
dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hồn tồn khí Z được 2,24 lít khí COR2R
và 4,5 gam HR2RO. Thể tích các khí đo ở đktc. Giá trị của V là
<b>A. 11,2. </b> <b>B. 13,44. </b> <b>C. 5,60. </b> <b>D. 8,96. </b>
<b>Câu 32. </b>Đốt cháy hoàn toàn 20,0 ml hỗn hợp X gồm CR3RHR6R, CHR4R, CO (thể tích CO gấp hai lần thể tích
CHR4R), thu được 24,0 ml COR2R (các khí đo ở cùng điều kiện tP
o
P
, p). Tỉ khối của X so với khí hiđro là
<b>A. 25,8. </b> <b>B. 12,9. </b> <b>C. 22,2. </b> <b>D. 11,1. </b>
<b>Câu 33. </b>Hỗn hợp A gồm HR2R, CR3RH8RR, CR3RHR4R. Cho từ từ 12 lít A qua bột Ni xúc tác. Sau phản ứng được 6 lít
khí duy nhất (các khí đo ở cùng điều kiện). Tỉ khối hơi của A so với HR2R là
<b>A. 11. </b> <b>B. 22. </b> <b>C. 26. </b> <b>D. 13. </b>
<b>Câu 34. D</b>ẫn 4,032 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm CR2RHR2R, CR2RHR4R, CHR4R lần lượt qua bình 1 chứa dung dịch
AgNOR3R trong NHR3R rồi qua bình 2 chứa dung dịch BrR2R dư trong CClR4R. Ở bình 1 có 7,2 gam kết tủa. Khối
lượng bình 2 tăng thêm 1,68 gam. Thể tích (đktc) hỗn hợp A lần lượt là:
<b>A. 0,672 lít; 1,344 lít; 2,016 lít. </b> <b>B. 0,672 lít; 0,672 lít; 2,688 lít. </b>
<b>C. 2,016; 0,896 lít; 1,12 lít. </b> <b>D. 1,344 lít; 2,016 lít; 0,672 lít. </b>
<b>Câu 35. </b>Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol CR3RHR4R; 0,2 mol CR2RHR4R; 0,35 mol HR2R với bột Ni xúc tác được
hỗn hợp Y. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch KMnOR4R dư, thấy thốt ra 6,72 l hỗn hợp khí Z (đktc)
có tỉ khối so với HR2R là 12. Bình đựng dung dịch KMnOR4R tăng số gam là:
<b>A. 17,2. </b> <b>B. 9,6. </b> <b>C. 7,2. </b> <b>D. 3,1. </b>
<i><b>2.2.3.6. Hệ thống bài tập Ankyl benzen </b></i>
<b>I. Bài tập tự luận </b>
<b>Câu 1. </b>Viết CTCT các đồng phân benzen ứng với CTPT CR8RHR10Rvà gọi tên các đồng phân đó theo danh pháp
thay thế và danh pháp thơng thường.
<b>Câu 2. </b>Hồn thành các phản ứng sau
b. Benzen + HNOR3R →
0
2 4
H SO (đặc), t
trinitro benzen
b. Toluen + ClR2R →
Fe
sản phẩm chính
c. Toluen + ClR2R →
aùnh saùng
d. Toluen + KMnOR4R →
0
t
<b>Câu 3. </b>Viết phương trình điều chế các chất sau:
a. benzen từ metan.
b. cao su BuNa-S từ buta-1,3-đien và stiren.
<b>Câu 4. </b>Nhận biết các lọ mất nhãn sau: benzen, toluen, stiren.
<b>Câu 5. Từ metan và các chất vô cơ cần thiết khác viết phương trình điều chế benzen. </b>
<b>Câu 6. </b>Đốt cháy hoàn toàn 9,18 gam hai ankyl benzen đồng đẳng liên tiếp nhau thu được HR2RO và
30,36 gam COR2R. Xác định công thức phân tử hai ankyl benzen trên.
<b>Câu 7. </b>Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ankyl benzen đồng đẳng liên tiếp nhau. Sản phẩm cháy thu được lần
lượt dẫn qua bình 1 chứa HR2RSOR4R đặc, bình 2 chứa dung dịch NaOH. Thấy bình 1 tăng 3,15g, bình 2 tăng
14,3g. Lập công thức phân tử của hai ankyl benzen.
<b>Câu 8. </b>Đốt cháy 0,13 gam mỗi chất A và B đều cùng thu được 0,01 mol COR2R và 0,09 gam HR2RO. Tỉ khối hơi
của A so với B là 3; tỉ khối hơi của B so với HR2R là 13. Lập công thức phân tử của A và B.
<b>Câu 9. </b>Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X thu được COR2R và HR2RO theo tỉ lệ mol 1,75 : 1. Cho bay hơi hoàn
toàn 5,06 gam X thu được một thể tích hơi đúng bằng thể tích của 1,76 gam oxi trong cùng điều kiện. Lập
công thức phân tử của X.
<b>Câu 10. </b>Đốt cháy hoàn toàn 2,295 gam hai ankyl benzen X, Y đồng đẳng liên tiếp thu được 2,025 gam HR2RO
và COR2R. Lập công thức phân tử của X và Y.
<b>Câu 11. </b>Nitro hóa 1 tấn benzen thu được m tấn nitrobenzen. Tính m (Biết hiệu suất phản ứng đạt 60%).
<b>Câu 12. </b>Tính khối lượng benzen cần thiết dùng để điều chế 24,6kg nitrobenzen. Biết hiệu suất phản ứng đạt
80%.
<b>Câu 13. </b>Nitro hóa benzen được 14,1 gam hỗn hợp hai chất nitro có khối lượng phân tử hơn kém nhau 45
đvC. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai chất nitro này được 0,07 mol NR2R.
a. Lập công thức phân tử của hai chất nitro trên.
b. Tính khối lượng benzen đã dùng. (Biết hiệu suất phản ứng nitro hóa đạt 80%).
<b>Câu 14. </b>Từ m kg nhựa than đá chứa (20% benzen) chưng cất thu được benzen nguyên chất. Lấy toàn bộ
lượng benzen này đem nitro hóa thì thu được 213kg trinitrobenzen (hiệu suất phản ứng đạt 80%). Tính giá
trị m.
<b>Câu 15. Cho 100 ml benzen (d = 0,879 g/ml) tác </b>dụng với một lượng vừa đủ brom lỏng (xúc tác bột sắt,
đun nóng) thu được 80 ml brombenzen (d = 1,495 g/ml). Tính hiệu suất phản ứng brom hóa.
CH3
C2H5
<b>Câu 17. </b>Đốt cháy hồn toàn 34,7g hỗn hợp hai đồng đẳng của benzen thu được 59,32 lit COR2R và m gam
HR2RO. Tính giá trị của m.
<b>Câu 18. </b>Đốt cháy m gam hỗn hợp hai đồng đẳng của benzen thu được 42,56 lit COR2R và 20,7g HR2RO. Tính giá
<b>trị của m </b>
<b>Câu 19. </b>Clo hóa một ankyl benzen thu được một dẫn xuất mono clo chứa 28,06% clo.
a. Lập cơng thức phân tử của ankylbenzen.
<b>b. Viết phương trình phản ứng clo hóa ankyl benzen trên. </b>
<b>Câu 20. </b>Đốt cháy hoàn toàn một ankyl benzen thu được 26,88 lit COR2R(ở đktc) và 10,8g HR2RO.
b. Cho 20,8g ankylbenzen trên tác dụng với dung dịch brom thu được m gam dẫn xuất brom. Tính
<b>giá trị của m. </b>
<b>Câu 21. </b>Hỗn hợp X gồm benzen và toluen. 26,2g X làm mất màu vừa đúng 63,2g KMnOR4R. Tính thành
phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X.
<b>Câu 22. </b>Hỗn hợp X gồm benzen và toluen. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 35,84 lit COR2R(ở
đktc) và 15,3g HR2RO. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chât trong hỗn hợp X.
<b>Câu 23. </b>Hỗn hợp X gồm benzen, toluen và stiren. Cho m (g) X tác dụng với dung dịch brom dư thì thấy có
8g brom tham gian phản ứng. Mặc khác nếu đốt cháy hoàn toàn X thì thu được 45,92 lit COR2R(ở đktc) và
7,56g HR2RO. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X.
<b>Câu 24. </b>Tính khối lượng stiren cần thiết dùng để điều chế 1kg cao su BuNa-S. Biết tỉ lệ mol giữa
buta-1,3-dien và stiren là 3 : 1 và hiệu suất phản ứng đồng trùng hợp là 52%.
<b>Câu 25. </b>Thực hiện phản ứng đồng trùng hợp thu được 95,2kg cao su BuNa-S. Tính khối lượng stiren đã
dùng, biết tỉ lệ mol giữa buta-1,3-dien và stiren là 8:5.
<b>II. Bài tập trắc nghiệm </b>
<b>Câu 1. Dãy </b>đồng đẳng của benzen có cơng thức chung là
<b>A. C</b>RnRHR2n+6R (n ≥ 6). <b>B. C</b>RnRHR2n-6R (n ≥ 3).
<b>C. C</b>RnRHR2n-6R (n > 6). <b>D. C</b>RnRHR2n-6R (n ≥ 6).
<b>Câu 2. có tên g</b>ọi là
<b>A. o-etylmetylbenzen. </b> <b>B. o-metyletylbenzen. </b>
<b>C. p-etylmetylbenzen. </b> <b>D. p-metyletylbenzen. </b>
<b>Câu 3. (CH</b>R3R)R 2RCHCR6RHR5R có tên gọi là
<b>A. propylbenzen. </b> <b>B. n-propylbenzen. </b>
<b>C. iso-propylbenzen. </b> <b>D. </b>đimetylbenzen.
<b>Câu 4. iso-propyl benzen </b>có tên thơng thường là
<b>A.Toluen. </b> <b>B. Stiren. </b> <b>C. Cumen. </b> <b>D. Xilen. </b>
<b>Câu 5. </b>Vinyl benzen có tên thơng thường là
<b>Câu 6. </b>Gốc CR6RHR5R-CHR2R- và gốc CR6RHR5R- có tên gọi là
<b>A. phenyl và benzyl. </b> <b>B. vinyl và anlyl. </b>
<b>C. anlyl và Vinyl. </b> <b>D. benzyl và phenyl. </b>
<b>Câu 7. C</b>R7RHR8R có số đồng phân thơm là
<b>A. 1. </b> <b>B. 2. </b> <b>C. 3. </b> <b>D. 4. </b>
<b>Câu 8. </b>Số đồng phân ankyl benzen ứng với công thức phân tử CR8RHR10 Rlà
<b>A. 2. </b> <b>B. 3. </b> <b>C. 4. </b> <b>D. 5. </b>
<b>Câu 9. Cho các ch</b>ất (1) benzen; (2) toluen; (3) xiclohexan; (4) hex-5-trien; (5) xilen; (6) cumen. Dãy gồm
các hiđrocacbon thơm là
<b>A. (1); (2); (3); (4). </b> <b>B. (1); (2); (5; (6). </b>
<b>C. (2); (3); (5); (6). </b> <b>D. (1); (5); (6); (4). </b>
<b>Câu 10. Phản ứng nào sau đây không xảy ra? </b>
<b>A. Benzen + Cl2 (as). </b> <b>B. Benzen + H2 (Ni, p, t</b>o).
<b>C. Benzen + </b>dung dịch brom. <b>D. Benzen + HNO3(đ)/H2SO4(đ). </b>
<b>Câu 11. Tính chất nào khơng phải của benzen? </b>
<b>A. </b>Dễ thế. <b>B. Khó c</b>ộng.
<b>C. B</b>ền với chất oxi hóa. <b>D. Kém b</b>ền với các chất oxi hóa.
<b>Câu 12. Benzen không </b>cho phản ứng với chất nào dưới đây?
<b>A. Br2(t</b>P
o
P
, Fe). <b>B. HNO</b>R3R(đ)/HR2RSOR4R (đ).
<b>C. Dung d</b>ịch KMnOR4R. <b>D. Cl</b>R2R (askt).
<b>Câu 13. Toluen không </b>cho phản ứng với chất nào dưới đây?
<b>A. Br</b>R2R (tP
o
P
, Fe). <b>B. Cl</b>R2R (askt).
<b>C. Dung d</b>ịch KMnOR4R, tP
o
P
. <b>D. Dung d</b>ịch BrR2R.
<b>Câu 14. Stiren không cho ph</b>ản ứng được với chất nào dưới đây?
<b>A. </b>Dung dịch BrR2R. <b>B. H2 (Ni,t</b>P
o
P
).
<b>C. </b>Dung dịch KMnOR4R. <b>D. </b>Dung dịch NaOH.
<b>Câu 15. Khi trên vịng benzen có s</b>ẵn nhóm thế -X, thì nhóm thứ hai sẽ ưu tiên thế vào vị trí o- và p-. Vậy
-X là những nhóm thế nào?
<b>A. -C</b>RnRHR2n+1R, -OH, -NH2. <b>B. -OCH</b>R3R, -NHR2R, -NOR2R.
<b>C. -CH</b>R3R, -NHR2R, -COOH. <b>D. -NO</b>R2R, -COOH, -SOR3RH.
<b>Câu 16. Khi trên vịng benzen có s</b>ẵn nhóm thế -X, thì nhóm thứ hai sẽ ưu tiên thế vào vị trí m -.Vậy -X
là những nhóm thế nào?
<b>A. -C</b>RnRHR2n+1R, -OH, -NHR2R. <b>B. -OCH</b>R3R, -NHR2R, -NOR2R.
<b>C. -CH</b>R3R, -NHR2R, -COOH. <b>D. -NO</b>R2R, -COOH, -SOR3RH.
<b>Câu 17. Phản ứng nào sau đây không dùng để điều chế benzen? </b>
<b>C. </b>Khử HR2R, đóng vịng n-hexan. <b>D. Trime hóa etilen. </b>
<b>Câu 18. </b>Thuốc nổ TNT được điều chế trực tiếp từ
<b>A. benzen. </b> <b>B. metyl benzen. </b> <b>C. vinyl benzen. D. p-xilen. </b>
<b>Câu 19. Cao su BuNa-</b>S được điều chế trực tiếp từ
<b>A. benzen. </b> <b>B. metyl benzen. </b> <b>C. vinyl benzen. D. p-xilen. </b>
<b>Câu 20. </b>Thuốc thử duy nhất dùng để phân biệt benzen, toluen và stiren là
<b>A. </b>dung dịch brom. <b>B. Br</b>R2R (bột Fe).
<b>C. </b>dung dịch KMnOR4R. <b>D. </b>quỳ tím.
<b>Câu 21. </b>Đốt cháy hồn toàn 6 gam chất hữu cơ A, đồng đẳng của benzen thu được 10,08 lít COR2R
(đktc). Công thức phân tử của A là
<b>A. C</b>R9RHR12R. <b>B. C</b>R8RHR10R. <b>C. C</b>R7RHR8R. <b>D. C</b>R10RHR14R.
<b>Câu 22. </b>Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một hiđrocacbon thơm thu được 20,16 lít COR2R (đktc) và 10,8 gam
HR2RO (lỏng). Công thức của CRxRHRyR là
<b>A. C</b>R7RHR8R. <b>B. C</b>R8RHR10R. <b>C. C</b>R10RHR14R. <b>D. C</b>R9RHR12R.
<b>Câu 23. </b>Đốt cháy hết m gam 2 đồng đẳng của benzen X, Y thu được 4,05 gam HR2RO và 7,728 lít COR2R
(đktc). Giá trị của m và số tổng số mol của X, Y là
<b>A. 4,59 và 0,04. </b> <b>B. 9,18 và 0,08. </b> <b>C. 4,59 và 0,08. </b> <b>D. 9,14 và 0,04. </b>
<b>Câu 24. </b>Đốt cháy hết 41,8g đồng đẳng của benzen X, Y thu được 71,68 lít COR2R (đktc). Cơng thức phân tử
của A và B là
<b>A. C</b>R6RHR6R và CR7RHR8R. <b>B. C</b>R7RHR8R và CR8RHR10R.
<b>C. C</b>R8RHR10R và CR9RHR12R. <b>D. C</b>R9RHR12R và CR10RHR14R.
<b>Câu 25. Cho benzen vào 1 </b>lọ đựng ClR2R dư rồi đưa ra ánh sáng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được 5,82 kg chất sản phẩm. Tên của sản phẩm và khối lượng benzen tham gia phản ứng là
<b>A. clobenzen; 1,56 kg. </b> <b>B. hexacloxiclohexan; 1,65 kg. </b>
<b>C. hexacloran; 1,56 kg. </b> <b>D. hexaclobenzen; 6,15 kg. </b>
<b>Câu 26. </b>Clo hóa benzen có xúc tác bột Fe thu được 14,7 kg dẫn xuất halogen X. X chứa 48,3% Clo theo
khối lượng. Công thức phân tử của X và khối lượng benzen đã dùng là
<b>A. C</b>R6RHR5RCl; 7,8 kg. <b>B. C</b>R6RHR4RClR2R; 7,8 kg.
<b>C. C</b>R6RHR3RClR3R; 7,8 kg. <b>D. C</b>R6RHR6RClR6R; 7,8 kg.
<b>Câu 27. </b>Clo hóa toluen có xúc tác bột Fe thu được dẫn xuất halogen X. X chứa 28,06% Clo theo khối
lượng. Công thức phân tử của X là
<b>A. C</b>R7RHR7RCl. <b>B. C</b>R7RHR6RClR2R. <b>C. C</b>R7RHR6RClR3R. <b>D. C</b>R7RHR3RClR5R.
<b>Câu 28. </b>Clo hóa toluen có xúc tác ánh sáng thu được 25,3g dẫn xuất halogen X. Tên gọi của X và khối
lượng toluen đã dùng là
<b>A. o-clotoluen; 18,4g. </b> <b>B. phenylclorua; 18,4g. </b>
<b>Câu 29. </b>Clo hóa một dẫn xuất ankyl benzen có xúc tác bột Fe thu được dẫn xuất triclo X chứa 51,325% Clo
theo khối lượng. Công thức phân tử của ankyl benzen là
<b>A. C</b>R6RHR6R. <b>B. C</b>R7RHR8R. <b>C. C</b>R8RHR8R. <b>D. C</b>R8RHR10R.
<b>Câu 30. Nitro hóa benzen có xúc tác H</b>R2RSOR4Rđặc thu được 24,6 kg nitro benzen (hiệu suất phản ứng đạt
80%). Khối lượng benzen đã dùng là
<b>A.19,5 kg. </b> <b>B. 9,75kg. </b> <b>C. 29,25 kg. </b> <b>D. 39,0 kg. </b>
<b>Câu 31. Nitro hóa toluen có xúc tác H</b>R2RSOR4R đặc thu được 68,1 kg thuốc nổ TNT (hiệu suất phản ứng đạt
60%). Khối lượng toluen đã dùng là
<b>A.15,33 kg. </b> <b>B. 30,67kg. </b> <b>C. 46,00 kg. </b> <b>D. 61,33 kg. </b>
<b>Câu 32. Nitro hóa benzen có xúc tác H</b>R2RSOR4Rđặc thu được 8,2 kg nitro benzen (hiệu suất phản ứng đạt 90%).
Thể tích dung dịch HNOR3R2M đã dùng là
<b>A.1,11 lit. </b> <b>B. 0,55 lit. </b> <b>C. 2,22 lit. </b> <b>D. 1,67 lit. </b>
<b>Câu 33. Nitro hóa toluen có xúc tác H</b>R2RSOR4Rđặc thu được 27,4g p-nitro toluen (hiệu suất phản ứng đạt 80%).
Thể tích dung dịch HNOR3R2M đã dùng là
<b>A.1,25 lit. </b> <b>B. 0,625 lit. </b> <b>C. 2,5 lit. </b> <b>D. 1,875 lit. </b>
<b>Câu 34. Nitro hóa ankyl benzen có xúc tác H</b>R2RSOR4Rđặc thu được 24,6g chất hữu cơ X. Đốt cháy hoàn toàn
lượng X trên thì thu được 31,36 lit COR2R(ở đktc) và 12,6g HR2RO. Công thức phân tử của ankyl benzen là
<b>A.C</b>R6RHR6R. <b>B. C</b>R7RHR8R. <b>C. C</b>R8RHR10R. <b>D. C</b>R9RHR10R.
<b>Câu 35. </b>Đề hiđro hoá etylbenzen ta được stiren; trùng hợp stiren ta được polistiren với hiệu suất phản
ứng đạt 80%. Khối lượng etylbenzen cần dùng để sản xuất 10,4 tấn polisitren là
<i><b>2.2.3.7. Hệ thống bài tập tổng hợp phần hiđrocacbon </b></i>
<b>I. Bài tập tự luận </b>
<b>Câu 1. </b>Hoàn thành chuỗi phản ứng
Pentan cacbon tetraclorua
<b>Metan </b> <b>anđehit fomic </b>
Nhôm cacbua khí cacbonic
etan
vinyl clorua nhựa PVC
Canxi cacbua <b>Axetylen </b> anđehit axetic
vinyl axetylen
benzen benzylclorua
etanol
Ancol etylic <b>Etylen </b> polietylen
etylen glicol
<b>Câu 2. </b>Bổ túc các phản ứng sau
a. 2-metylbutan + ClR2R →
aùnh sáng <sub>sản phẩm chính </sub>
b. 2-metylbut-2-en + HR2RO
+
<sub>H ,t</sub>0→
sản phẩm chính
c. 2-metylbuta-1,3-đien + HCl → sản phẩm chính
d. but-1-in + HR2RO
+
→<sub>Hg ,t</sub>2 0
sản phẩm chính
e. toluen + BrR2R →
Fe
sản phẩm chính
<b>Câu 3. </b>Nhận biết các lọ mất nhãn sau
a. metan, etylen, axetylen.
b. xiclo hexan, toluen, stiren.
c. but-1-in, but-2-in, butan.
<b>Câu 4. </b>Từ metan và các chất vô cơ cần thiết khác viết phương trình điều chế
a. Nhựa PE (poli etylen).
c. Benzen.
<b>Câu 5. </b>Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X sản phẩm cháy được dẫn vào một bình chứa nước
vơi trong dư. Người ta thấy có 3 gam kết tủa và khối lượng bình chứa tăng 1,68 gam. Lập công thức phân tử
của X.
<b>Câu 6. </b>Khi đốt cháy hoàn toàn 0,72g một hỗn hợp chất hữu cơ ta thu được 1,12 lít COR2R (đktc) và 1,08g
HR2RO. Tỉ khối chất hữu cơ so với HR2Rlà 36. Lập công thức phân tử chất hữu cơ trên.
<b>Câu 8. </b>Đốt cháy hoàn toàn 9,36g một hiđrocacbon 16,128 lit COR2R (ở đktc). Lập công thức phân tử của
hiđrocacbon trên.
<b>Câu 9. </b>Đốt cháy hoàn toàn 26,2g hỗn hợp hai hiđrocacbon no, mạch hở là đồng đẳng liên tiếp nhau thu
được 40,32 lit COR2R. Lập công thức phân tử của hai hiđrocacbon trên.
<b>Câu 10. </b>Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm một hiđrocacbon thể khí và OR2R dư, thu được hỗn hợp Y có
thành phần thể tích HR2RO và COR2Rlần lượt là 15% và 22,5%. Lập công thức phân tử của hiđrocacbon trên.
<b>Câu 11. </b>Cho 4,48 lít hỗn hợp X (ở đktc) gồm hai hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít
dung dịch BrR2R0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol BrR2Rgiảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm
6,7 gam. Lập công thức phân tử của hai hiđrocacbon trên.
<b>Câu 12. Cho 0,05 </b>mol hiđrocacbon X tác dụng với dung dịch brom dư thì thấy làm mất màu vừa đủ dung
dịch chứa 8 gam brom cho ra chất hữu cơ chứa 69,56% brom về khối lượng. Lập công thức phân tử của X.
<b>Câu 13. Cho 1,68 lít h</b>ỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom dư. Sau khi phản
ứng xảy ra hồn tồn, có 4 gam brom đã phản ứng và cịn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hồn tồn 1,68 lít X
thì sinh ra 2,8 lít khí COR2R. Thể tích các khí đo ở đktc. Lập cơng thức phân tử của hai hiđrocacbon.
<b>Câu 14. </b>Cracking ankan X, người ta thu được một hỗn hợp khí A gồm hai ankan và hai anken. Tỉ khối hơi
của A so với HR2R là 14,5. Khi dẫn hỗn hợp khí A qua dung dịch BrR2R dư, khối lượng hỗn hợp khí giảm đi
55,52%.
a. Lập cơng thức phân tử của X.
b. Tính thành phần phần trăm theo thể tích các chất khí trong A.
<b>Câu 15. </b>Hydrocacbon X là ankylbenzen. Hóa hơi X trộn với oxi vừa đủ trong một khí nhiên kế, đốt hồn
tồn hỗn hợp rồi đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình bằng 12 lần áp xuất của X ban đầu. Đưa về 0P
o
P
C
áp suất khí giảm cịn 2/3. Cho 5,2 gam X qua dung dịch brom dư thì thấy làm mất màu 8 gam brom.
a. Lập công thức phân tử của X.
b. Xác định công thức cấu tạo của X.
<b>Câu 16. </b>Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon là đồng đẳng liên tiếp nhau thu được 40,32
lit COR2R(ở đktc) và 32,4g HR2RO. Lập công thức phân tử của hai hiđrocacbon trên biết tỉ khối hơi của X so với
hiđro là 24,2.
<b>Câu 17. </b>Cho hai hiđrocacbon X, Y đều ở thể khí. A có cơng thức tổng qt là CR2xRHRyR, B có cơng thức tổng
<b>Câu 18. </b>Khi phân huỷ hồn tồn hiđrocacbon X trong điều kiện khơng có khơng khí, thu được sản phẩm có
thể tích tăng gấp 3 lần thể tích hiđrocacbon X ( ở cùng điều kiện ). Lập công thức phân tử của X.
<b>Câu 19. </b>Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon ở thể khí (điều kiện thường) thì thấy thể tích các khí tạo
thành sau phản ứng đúng bằng thể tích các khí tham gia phản ứng trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
Lập công thức phân tử của hiđrocacbon trên.
<b>Câu 20. </b>X là một hiđrocacbon no, mạch hở trong phân tử có hai cacbon bậc 3. Đốt cháy 1 thể tích X thu
a. Lập công thức phân tử của X.
b. Xác định công thức cấu tạo đúng của X.
c. Khi clo hóa X trong điều kiện askt thu được bao nhiêu dẫn xuất monoclo.
<b>Câu 21. </b>Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocabon X thu được 16,8 lit COR2R (ở đktc) và 8,1g HR2RO. Biết X cho
phản ứng với dung dịch AgNOR3R/NHR3R. Lập công thức phân tử và xác định công thức cấu tạo của X.
<b>Câu 22. </b>Hiđrocacbon X là chất lỏng có tỉ khối hơi so với khơng khí là 3,17. Đốt cháy hồn tồn X thu được
COR2R có khối lượng bằng 4,28 lần khối lượng HR2RO. Ở nhiệt độ thường X không làm mất màu dung dịch
brom. Khi đun nóng X làm mất màu dung dịch KMnOR4R. Lập công thức phân tử và xác định công thức cấu
tạo đúng của X.
<b>Câu 23. </b>Cho 27,2 gam ankin X phản ứng đủ với 1,4 gam HR2R, xúc tác Ni, nung nóng. Sau phản ứng thu được
a. Lập cơng thức phân tử của X và viết các đồng phân cấu tạo của X.
b. Cho biết X phản ứng được với dung dịch AgNOR3R/NHR3R. Xác định công thức cấu tạo đúng của X.
<b>Câu 24. </b>Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 11,2 lit COR2R và 10,8 gam HR2RO.
a. Lập công thức phân tử của X.
b. Khi cho X tác dụng với BrR2Rtheo tỉ lệ 1:1 ở 100P
0
P
C thu được 4 dẫn xuất monobrom. Xác định công
thức cấu tạo đúng của X.
<b>Câu 25. </b>Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam hiđrocacbon X thu được 11 gam COR2R. Cho A phản ứng với HR2Rdư
nung nóng thu được isopentan.
a. Lập công thức phân tử của X.
b. Lấy 3,4 gam X phản ứng với AgNOR3R/NHR3Rdư thu được m gam kết tủa. Xác định công thức cấu tạo
đúng của A và tính m.
<b>Câu 26. </b>Đốt cháy hoàn toàn 100cmP
3
Phỗn hợp A gồm: CR2RHR6R, CR2RHR4R, CR2RHR2R và HR2Rthì thu được 90cmP
3
P
COR2R.
Nung nóng 100cmP
3
PA có sự hiện diện của Pd thì thu được 80cmP
3
Phỗn hợp khí B. Nếu cho B tiếp tục qua Ni,
tP
o
Pthì thu được chất duy nhất. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của các chất trong hỗn hợp.
<b>Câu 27. </b>Đốt cháy 560cmP
3
Phỗn hợp khí X (ở đktc) gồm hai hiđrocacbon có cùng số nguyên tử cacbon ta thu
được 4,4g COR2 Rvà 1,9125g hơi nước.
a. Lập công thức phân tử của hai hiđrocacbon.
b. Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong X.
<b>Câu 28. </b>Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hai hiđrocacbon no, mạch hở đồng đẳng kế tiếp nhau. Lấy toàn bộ sản
phẩm cho qua bình 1 chứa PR2ROR5Rdư và bình 2 chứa dung dịch Ba(OH)R2Rdư thì bình một tăng lên 3,42 gam và
tại bình 2 thu được m gam kết tủa.
a. Tính m gam.
b. Lập cơng thức phân tử và tính thành phần phần trăm theo thể tích của hai hiđrocacbon.
<b>Câu 29. </b>Đốt cháy 19,2 g hỗn hợp X gồm hai ankan kế tiếp thì thu được V lít COR2R (0P
o
a. Lập công thức phân tử của hai ankan.
b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của hai ankan trong hỗn hợp X.
<b>Câu 30. </b>Một hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon có khối lượng phân tử hơn kém nhau 28 đơn vị. Đốt cháy
hồn tồn X, lấy sản phẩm cho vào bình dung dịch Ca(OH)R2Rdư thu được 30 gam kết tủa và bình dung dịch
tăng lên 22,2 gam.
a. Lập cơng thức phân tử của hai hiđrocacbon.
b. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của hai hiđrocacbon.
<b>Câu 31. </b><sub>Một hỗn hợp khí X gồm C</sub>R2RHR2R và HR2Rcó tỉ khối hơi so với khơng khí bằng 0,4. Đun nóng A với
xúc tác Ni một thời gian thu được hỗn hợp khí Y, tỉ khối của Y so với khơng khí bằng
7
4 . Nếu cho tồn bộ
lượng Y qua dung dịch KMnOR4Rdư thì cịn lại khí Z thốt ra ngồi, tỉ khối của Z so với HR2Rbằng 4,5. Các thể
tích đo ở đktc.
a. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp X.
b. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí Z.
<b>Câu 32. Cho </b>hỗn hợp X gồm CHR4R, CR2RHR4R và CR2RHR2R. Lấy 8,6 gam X tác dụng hồn tồn với dung dịch brom
dư thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng
với lượng dư dung dịch AgNOR3R/NHR3R thì thu được 36 gam kết tủa. Tính thành phần phần trăm theo thể tích
của mỗi chất trong hỗn hợp X.
<b>Câu 33. </b>Một hỗn hợp khí X gồm một ankan, một anken và một ankin có thể tích bằng 1,792 lít (ở đktc).
Chia X thành 2 phần bằng nhau, phần 1 cho qua dung dịch AgNOR3R/NHR3R dư tạo 0,735 g kết tủa và thể tích
hỗn hợp giảm 12,5%, phần 2 đốt cháy hoàn toàn rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào 0,2 lít dung dịch Ca(OH)R2R
0,0125M thấy có 11g kết tủa. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi chất trong hỗn hợp X.
<b>Câu 34. </b>Một bình kín có dung tích 17,92 lít đựng hỗn hợp gồm khí hiđro và axetilen (ở 0P
o
P
C và 1 atm) và
một ít bột Ni xúc tác. Nung nóng bình một thời gian sau đó làm lạnh đến 0P
o
P
C thu được hỗn hợp X. Chia X
làm 2 phần bằng nhau, phần 1cho vào dung dịch AgNOR3R/NHR3Rthì thấy sinh ra 1,2g kết tủa. Phần 2 cho qua
dung dịch brom dư thấy khối lượng bình tăng lên 0,41g.
a. Tính khối lượng axetylen và etylen có trong X.
b. Tính tỉ khối hơi của X so với hiđro.
<b>Câu 35. </b>Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm CR2RHR4Rvà hiđrocacbon ARRthu được 17,6 gam COR2R và 9
gam HR2RO. Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất thì a gam hỗn hợp X có thể tích bằng thể tích của 6,4 gam
OR2R. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi chất trong hỗn hợp X.
<b>Câu 36. </b>Một hh khí A gồm 1 ankan và 1 ankin được đem đốt cháy hoàn toàn thu được 12,6 gam HR2RO và cần
dùng 36,8 gam OR2R. Ở cùng đk về nhiệt độ và áp suất thể tích COR2Rsinh ra bằng 8/3 thể tích hỗn hợp A.
a. Tính tỉ khối của A so với HR2R.
b. Xác định CTPT có thể có của hai chất ban đầu.
<b>Câu 37. </b>Đốt cháy hoàn tồn 4,48 lít (đkc) hỗn hợp X gồm CR3RHR8Rvà một hiđrocacbon khơng no Y, mạch hở
thu được 11,2 lít COR2R(đkc) và 10,8g HR2RO. Xác định CTPT của Y. Tính thành phần phần trăm theo thể tích
các chất trong hỗn hợp X.
<b>Câu 38. </b>Đốt cháy hoàn toàn 3,696 lít (27,3P
0
P
C và 1atm) hỗn hợp X gồm CO và hiđrocacbon A cần 16,8 gam
OR2R. Lấy sản phẩm cho qua bình 1 chứa PR2ROR5Rvà bình 2 chứa dung dịch Ba(OH)R2Rdư thì thấy bình 1 tăng lên
7,2 gam và tại bình 2 thu được 68,95 gam kết tủa. Tính thành phần phần trăm theo thể tích các chất trong X.
<b>Câu 39. </b>Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hiđrocacbon X. Lấy sản phẩm cho vào bình chứa 400ml dung dịch
Ca(OH)R2R0,5M thu được 10 gam kết tủa, đồng thời bình dung dịch tăng lên 18,6 gam. Lập cơng thức phân tử
của X.
<b>Câu 40. </b>Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon X. Lấy toàn bộ sản phẩm cho vào 250 g dung dịch
Ca(OH)R2R1M thì thu được 20,4 gam kết tủa và thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng bằng khối lượng
dung dịch trước phản ứng. Tính m và lập công thức phân tử của X.
<b>Câu 41. </b>Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon X. Lấy toàn bộ sản phẩm cho vào 250 gam dung dịch
Ca(OH)R2R8,88%. Sau phản ứng thu được 20 gam kết tủa và thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng lớn hơn
khối lượng dung dịch ban đầu là 6,6 gam. Tính m gam và lập cơng thức phân tử của X.
<b>Câu 42. </b>Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon X cần dùng 5,376 lit OR2Rở đktc. Lấy toàn bộ sản phẩm cháy cho
qua bình 1 chứa HR2RSOR4Rđặc và bình 2 chứa Ca(OH)R2Rdư thì thấy bình 1 tăng lên 4,32 gam cịn tại bình 2 thu
được m gam kết tủa. Tính m gam và lập cơng thức phân tử của X.
<b>Câu 43. Nung nóng m gam CH</b>R4Rở 1500P
o
P
C và làm lạnh nhanh thu được hỗn hợp X gồm 3 khí. Đốt cháy
hồn tồn X thu được 14,4 gam HR2RO.
a. Tính m.
b. Lấy tồn bộ lượng hỗn hợp X trên cho vào dung dịch AgNOR3R/NHR3Rdư thu được 36 gam kết tủa.
Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt phân.
<b>Câu 44. </b>Một hỗn hợp X gồm etan và propan có tỉ khối hơi so với etan bằng 1.35. Thực hiện phản ứng tách 1
phân tử HR2Rthu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với HR2Rlà 13,5. Tính hiệu suất phản ứng tách HR2R.
<b>Câu 45. </b>Một hỗn hợp X gồm HR2R và CR2RHR2Rcó tỉ khối so với HR2R là 5,8.
a. Tính phần trăm theo thể tích các chất khí trong X.
b. Lấy 1,792 lít hỗn hợp X (ở đktc) cho qua Ni đun nóng, pứ hồn tồn, thu được hỗn hợp Y. Tính tỉ
khối hơi của Y so với HR2R.
<b>Câu 46. </b>Một hỗn hợp X gồm axetilen và hiđro. Nung nóng X với xúc tác Niken một thời gian thu được hỗn
hợp Y. Chia hỗn hợp Y làm hai phần bằng nhau. Phần 1 phản ứng với dung dịch AgNOR3R/NHR3Rdư thu được
1,2 gam kết tủa. Phần 2 phản ứng với dung dịch brom dư thì thấy dung dịch brom tăng lên 0,41 gam.
a. Tính khối lượng axetilen và etilen có trong hỗn hợp Y.
<b>Câu 47. </b>Một hỗn hợp X gồm 1 ankin A và 1 hiđrocacbon mạch hở B có tỉ lệ mol 1:2 có tỉ khối so với HR2R là
25,33. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol X rồi lấy sản phẩm cho vào dung dịch Ca(OH)R2 Rdư thu được 55g kết
tủa.
a. Lập công thức phân tử của A và B.
b. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các chất trong hỗn hợp X.
<b>Câu 48. </b>Một hỗn hợp X gồm CR2RHR2R, CR2RHR4R, và hiđrocacbon A. Đốt cháy hoàn toàn X thu được COR2R và HR2RO
có thể tích bằng nhau. Lấy V lít hỗn hợp A (đkc) cho vào dung dịch brom dư thấy bình dung dịch brom tăng
lên 0,82g, đốt cháy hồn tồn khí thốt ra thu được 1,32g COR2R 0,72g HR2RO.
a. Lập công thức phân tử của A.
b. Tính phần trăm theo thể tích các chất trong X.
<b>Câu 49. </b>Một hỗn hợp X gồm CR2RHR6R, CR2RHR4R, CR3RHR4R. Lấy 5,56g hỗn hợp X cho vào dung dịch AgNOR3R/NHR3Rdư
thu 7,35g kết tủa. Mặt khác cho 5,04 lít hỗn hợp X (ở đktc) cho vào dung dịch brom dư thì thấy có 28,8g
brom phản ứng. Tính phần trăm theo số mol các chất trong X.
<b>Câu 50. </b> Đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon A. Lấy toàn bộ sản phẩm cho vào 200 gam dung dịch
Ca(OH)R2R5,55% thì thu được 10 gam kết tủa, đồng thời khối lượng dung dịch tăng lên 6 gam. Xác định
CTPT của A. Tính nồng độ phần trăm muối thu được sau phản ứng.
<b>II. Bài tập trắc nghiệm </b>
<b>Câu 1. </b>Một hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon A, B có cùng số nguyên tử cacbon. A, B chỉ có thể là ankan
hay anken. Đốt cháy 4,48 lít (đkc) hỗn hợp X thu được 26,4 gam COR2R và 12,6 gam HR2RO. Công thức phân
tử và số mol của A và B lần lượt là
<b>A. 0,1 mol C</b>R3RHR8R và 0,1 mol CR3RHR6R. <b>B. 0,2 mol C</b>R2RHR6R và 0,2 mol CR2RHR4R.
<b>C. 0,08 mol C</b>R3RHR8R và 0,12 mol CR3RHR6R. <b>D. 0,1 mol C</b>R2RHR6R và 0,2 mol CR2RHR4R.
<b>Câu 2. </b>Một hỗn hợp A gồm hai hiđrocacbon liên tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy 11,2 lít
hỗn hợp X thu được 57,2 gam COR2R và 23,4 gam COR2R. Công thức phân tử và khối lượng của hai
hiđrocacbon trên là
<b>A. 12,6 gam C</b>R3RHR6R và 11,2 gam CR4RHR8R. <b>B. 8,6 gam C</b>R3RHR6Rvà 11,2 gam CR4RHR8R.
<b>C. 5,6 gam C</b>R2RHR4R và 12,6 gam CR3RHR6R. <b>D. 2,8 gam C</b>R2RHR4R và 16,8 gam CR3RHR6R.
<b>Câu 3. </b>Một hỗn hợp X gồm 1 anken A và 1 ankin B, A và B có cùng số nguyên tử cacbon. X có khối
lượng là 12,4 gam, có thể tích là 6,72 lít. Các thể tích khí đo ở đktc. Công thức phân tử và số mol A, B
trong hỗn hợp X là
<b>A. 0,2 mol C</b>R2RHR4R và 0,1 mol CR2RHR2R. <b>B. 0,1 mol C</b>R3RHR6R và 0,1 mol CR3RHR4R.
<b>C. 0,2 mol C</b>R3RHR6R và 0,1 mol CR3RHR4R. <b>D. 0,1 mol C</b>R2RHR4R và 0,2 mol CR2RHR2R.
<b>Câu 4. X là </b>hỗn hợp gồm hiđrocacbon X và OR2R (tỉ lệ mol tương ứng 1:10). Đốt cháy hoàn toàn X được hỗn
hợp Y. Dẫn Y qua bình HR2RSOR4R đặc dư được hỗn Z có tỉ khối so với hiđro là 19. A có cơng thức phân tử là
<b>Câu 5. Cho 4,48 lít </b>hỗn hợp X (đktc) gồm hai hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung dịch
BrR2R 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol BrR2R giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7
gam. Cơng thức phân tử của hai hiđrocacbon là
<b>A. C</b>R3RHR4R và CR4RHR8R. <b>B. C</b>R2RHR2R và CR3RHR2R.
<b>C. C</b>R2RHR2R và CR4RHR8R. <b>D. C</b>R2RHR2R và CR4RHR6R.
<b>Câu 6. D</b>ẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom dư thì thấy có 4
gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hồn tồn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí
COR2R (đktc). Cơng thức phân tử của hai hiđrocacbon là
<b>A. CH</b>R4R và CR2RHR4R. <b>B. CH</b>R4R và CR3RHR4R.
<b>C. CH</b>R4R và CR3RHR6R. <b>D. C</b>R2RHR6R và CR3RHR6R.
<b>Câu 7. X, Y, Z là ba </b>hiđrocacbon ở thể khí trong điều kiện thường, khi phân huỷ mỗi chất X, Y, Z đều tạo
ra C và HR2R, thể tích HR2R luôn gấp 3 lần thể tích hiđrocacbon bị phân huỷ và X, Y, Z không phải là dồng
phân. Công thức phân tử của ba hiđrocacbon trên là
<b>A. C</b>R2RHR6R, CR3RHR6R, CR4RHR6R. <b>B. C</b>R2RHR2R, CR3RHR4R, CR4RHR6R.
<b>C. CH</b>R4R, CR2RHR4R, CR3RHR4R. <b>D. CH</b>R4R, CR2RHR6R, CR3RHR8R.
<b>Câu 8. </b>Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng
clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là
<b>A. C</b>R3RHR6R. <b>B. C</b>R4RHR8R. <b>C. C</b>R2RHR4R. <b>D. C</b>R5RHR10R.
<b>Câu 9. X là </b>một hiđrocacbon không no mạch hở, 1 mol X có thể làm mất màu tối đa 2 mol brom trong
nước. X chứa 10%H về khối lượng. Công thức phân tử của X là
<b>A. C</b>R2RHR2R. <b>B. C</b>R3RHR4R. <b>C. C</b>R2RHR4R. <b>D. C</b>R4RHR6R.
<b>Câu 10. H</b>ỗn hợp khí X gồm một ankan và một anken. Tỉ khối của X so với HR2R bằng 11,25. Đốt cháy hồn
tồn 4,48 lít X, thu được 6,72 lít COR2R (các thể tích khí đo ở đktc). Công thức phân tử của ankan và anken
lần lượt là
<b>A. CH</b>R4R và CR2RHR4R. <b>B. C</b>R2RHR6R và CR2RHR4R.
<b>C. CH</b>R4R và CR3RHR6R. <b>D. CH</b>R4R và CR4RHR8R.
<b>Câu 11. </b>Đốt cháy hoàn toàn 10ml hiđrocacbon X cần vừa đủ 60 ml khí oxi, sau phản ứng thu được
40 ml khí cacbonic. Biết X làm mất màu dung dịch brom và có mạch cacbon phân nhánh. Công thức
cấu tạo đúng của X là
<b>A. CH</b>R2R=CHCHR2RCHR3R. <b>B. CH</b>R2R=C(CHR3R)R 2R.
<b>C. CH</b>R2R=C(CHR2R)R 2RCHR3R. <b>D. (CH</b>R3R)R 2RC=CHCHR3R.
<b>Câu 12. </b>Hỗn hợp khí X gồm HR2Rvà một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ
khối của X so với HR2Rbằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn
hợp khí Y khơng làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với HR2 Rbằng 13. Công thức cấu tạo của anken là
<b>Câu 13. </b>Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam một hiđrocacbon X rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình 1 đựng dung
dịch HR2RSOR4R đặc, dư; bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)R 2R dư thì thấy khối lượng bình 1 tăng 5,4 gam; bình 2
tăng 17,6 gam. X là chất nào trong những chất sau? (Biết X cho phản ứng với dung dịch AgNOR3R/NHR3R).
<b>A. But-1-in. </b> <b>B. But-2-in. </b> <b>C. Propin. </b> <b>D. Axetylen. </b>
<b>Câu 14. </b>Hiđo hóa hồn tồn 8,4 g một hiđrocacbon X thì cần 3,36 lít HR2R(ở đktc). Mặc khác khi oxi hóa X
bằng dung dịch KMnOR4Rthì thu được một chất hữu cơ duy nhất. Tên gọi của X là
<b>A. But-1-en. </b> <b>B. But-2-en. </b> <b>C. 2-metylpropen. </b> <b>D. Xiclobutan. </b>
<b>Câu 15. </b>Khi đốt cháy một hiđrocacbon X cần 6 thể tích oxi sinh ra 4 thể tích khí cacbonic. X có thể làm mất
màu dung dịch nuớc brom và kết hợp với hiđro tạo thành một hiđrocacbon no mạch nhánh. Tên gọi của X là
<b>A. 2-metylpropen. </b> <b>B. 2-metylbut-1-en. </b>
<b>C. 2-metylbut-2-en. </b> <b>D. 2-metylbut-1-in. </b>
<b>Câu 16. </b>Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 16,8 lit COR2R và 16,2g HR2RO. Biết X khi phản ứng
với clo thì cho một dẫn xuất monoclo duy nhất. Tên gọi của X là
<b>A. iso butan. </b> <b>B. isopentan. </b> <b>C. xiclopentan. </b> <b>D. neopentan. </b>
<b>Câu 17. </b>Đốt cháy 1 mol hiđrocacbon no X thu được 5 mol COR2R. Khi thế ClR2Rtrong điều kiện askt thu được 3
sản phẩm thế monoclo. Tên gọi của X là
<b>A. n-pentan. </b> <b>B. isopentan. </b> <b>C. xiclopentan. </b> <b>D. neopentan. </b>
<b>Câu 18. Cho </b>hiđrocacbon X phản ứng với dung dịch brom theo tỉ lệ mol 1 : 1 thu được chất hữu cơ Y (chứa
74,08% brom về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên
gọi của X là
<b>A. but-1-en. </b> <b>B. but-2-en. </b> <b>C. xiclopropan. </b> <b>D. propen. </b>
<b>Câu 19.</b>RRĐốt cháy hoàn toàn 2,24 lit một hiđrocacbon X thu được 4,48 lit COR2R và 7,2g HR2RO. Khi cho X tác
dụng với dung dịch HCl thì thu được 2 dẫn xuất halogen. Tên gọi của X là
<b>A. but-1-en. </b> <b>B. but-2-en. </b> <b>C. xiclobutan. </b> <b>D. propen. </b>
<b>Câu 20.</b>RRCho một hiđrocacbon thơm X tác dụng với Brom có xúc tác là bột sắt thu được dẫn xuất monobrom
Y chứa 46,78% brom về khối lượng. Tên gọi của X là
<b>A. benzen. </b> <b>B. toluen. </b> <b>C. stiren. </b> <b>D. cumen. </b>
<b>Câu 21. Ba </b>hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp
đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,1 mol chất Z, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch
Ca(OH)R2R<i><b> (dư), thu được số gam kết tủa là </b></i>
<b>A. 20. </b> <b>B. 40. </b> <b>C. 30. </b> <b>D. 10. </b>
<b>Câu 22*. X, Y, Z là ba </b>hiđrocacbon kế tiếp trong dãy đồng đẳng, trong đó M Z = 2MX. Đốt cháy hoàn toàn
0,1 mol Y rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch Ba(OH)R2R 0,1M được m gam kết tủa. Giá
trị của m là
<b>Câu 23. Chia </b>hỗn hợp gồm CR3RHR6R, CR2RHR4R, CR2RHR2R thành hai phần đều nhau. Đốt cháy hoàn tồn phần 1 thu
được 2,24 lít COR2R (ở đktc). Hiđro hố hồn tồn phần 2 rồi đốt cháy hết thì thu được V lít COR2R. Giá trị của V
là
<b>A. 1,12. </b> <b>B. 2,24. </b> <b>C. 4,48. </b> <b>D. 3,36. </b>
<b>Câu 24. </b>Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon ở thể khí, mạch hở, nặng hơn khơng khí thu được 7,04
gam COR2R. Sục m gam hiđrocacbon này vào nước brom dư đến khi phản ứng hồn tồn, thấy có 25,6 gam
brom phản ứng. Giá trị của m là
<b>A. 2 gam. </b> <b>B. 4 gam. </b> <b>C. 10 gam. </b> <b>D. 2,08 gam. </b>
<b>Câu 25. </b>Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon ở thể khí, mạch hở thu được 7,04 gam COR2R. Sục m gam
hiđrocacbon này vào nước brom dư đến khi phản ứng hồn tồn, thấy có 25,6 gam brom phản ứng. Giá trị
của m là
<b>A. 2 gam. </b> <b>B. 4 gam. </b> <b>C. 2,1 gam. </b> <b>D. 4,2 gam. </b>
<b>Câu 26. </b>Đốt cháy một hiđrocacbon X được 22,4 lít khí COR2R (ở đktc) và 27 gam HR2RO. Thể tích OR2R (ở đktc)
tham gia phản ứng là
<b>A. 24,8 lit. </b> <b>B. 45,3 lit. </b> <b>C. 39,2 lit. </b> <b>D. 51,2 lit. </b>
<b>Câu 27. Trong </b>một bình kín chứa hiđrocacbon X và một lượng OR2R lấy dư. Bật tia lửa điện đốt cháy hết A rồi
đưa hỗn hợp sản phẩm về điều kiện ban đầu thì thấy tỉ lệ mol giữa COR2R và HR2RO là 3 : 2. Công thức phân tử
của X và phần trăm theo thể tích của X trong hỗn hợp ban đầu là
<b>A. C</b>R3RHR4R và 10%. <b>B. C</b>R3RHR4R và 90%.
<b>C. C</b>R3RHR8R và 20%. <b>D. C</b>R4RHR6R và 30%.
<b>Câu 28. </b>Đốt cháy hồn tồn một thể tích khí thiên nhiên gồm metan, etan, propan bằng oxi khơng khí (trong
khơng khí, oxi chiếm 20% thể tích), thu được 7,84 lít khí COR2R(ở đktc) và 9,9 gam nước. Thể tích khơng khí
nhỏ nhất cần dùng để đốt cháy hồn tồn lượng khí thiên nhiên trên là
<b>A. 70,0 lít. </b> <b>B. 78,4 lít. </b> <b>C. 84,0 lít. </b> <b>D. 56,0 lít. </b>
<b>Câu 29. </b>Đốt cháy một hỗn hợp hiđrocacbon ta thu được 2,24 lít COR2R(đktc) và 2,7 gam HR2RO. Thể tích OR2Rđã
tham gia phản ứng cháy (ở đktc) là
<b>A. 5,6 lít. </b> <b> B. 2,8 lít. </b> <b>C. 4,48 lít. </b> <b>D. 3,92 lít. </b>
<b>Câu 30. </b>Dẫn từ từ 8,4 gam hỗn hợp X gồm but-1-en và but-2-en lội chậm qua bình đựng dung dịch BrR2R, khi
kết thúc phản ứng thấy có m gam brom phản ứng. m có giá trị là:
<b>A. 12 gam. </b> <b>B. 24 gam. </b> <b>C. 36 gam. </b> <b>D. 48 gam. </b>
<b>Câu 31. Đốt cháy hoàn toàn 1 lít hỗn hợp khí gồm C</b>R2RHR2R và hiđrocacbon X sinh ra 2 lít khí COR2R và 2 lít
hơi HR2RO (các thể tích khí và hơi đo trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Công thức phân tử của X là
<b>A. C</b>R2RHR4R<b>. </b> <b>B. CH</b>R4R<b>. </b> <b>C. C</b>R2RHR6R<b>. </b> <b>D. C</b>R3RHR8R<b>. </b>
<b>Câu 32. Trong bình kín c</b>hứa hiđrocacbon X và hiđro. Nung nóng bình đến khi phản ứng hồn tồn thu
được khí Y duy nhất. Ở cùng nhiệt độ, áp suất trong bình trước khi nung nóng gấp 3 lần áp suất trong bình
sau khi nung. Đốt cháy một lượng Y thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam nước. Công thức phân tử của X là
<b>Câu 33. X là </b>hỗn hợp gồm hai hiđrocacbon mạch hở (thuộc dãy đồng đẳng ankin, anken, ankan). 0,3 mol X
làm m<i><b>ất màu vừa đủ 0,5 mol brom. Phát biểu nào dưới đây đúng? </b></i>
<b>A. X c</b>ó thể gồm 2 ankan. <b>B. X c</b>ó thể gồm 2 anken.
<b>C. X c</b>ó thể gồm1 ankan và 1 anken. <b>D. X c</b>ó thể gồm1 anken và một ankin.
<b>Câu 34. </b>Hỗn hợp X gồm CR3RHR8R và CR3RHR6Rcó tỉ khối so với hiđro là 21,8. Đốt cháy hết 5,6 lít X (đktc) thì thu
được khối lượng của COR2R và HR2RO lần lượt là
<b>A. 33 gam và 17,1 gam. </b> <b>B. 22 gam và 9,9 gam. </b>
<b>C. 13,2 gam và 7,2 gam. </b> <b>D. 33 gam và 21,6 gam. </b>
<b>Câu 35. </b>Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom lấy dư. Sau khi
phản ứng xảy ra hồn tồn, có 4 gam brom đã phản ứng và cịn lại 1,12 lít khí bay ra. Nếu đốt cháy hồn
tồn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí COR2R. Cơng thức phân tử của hai hiđrocacbon là
<b>A. CH</b>R4R và CR2RHR4R. <b>B. CH</b>R4R và CR3RHR4R.R
<b>C. CH</b>R4R và CR3RHR6R. <b>D. C</b>R2RHR6R và CR3RHR6R.
<b>Câu 36. </b>Hỗn hợp khí X gồm HR2R và CR2RHR4Rcó tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được
hỗn hợp khí có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là
<b>A. 20%. </b> <b>B. 25%. </b> <b>C. 50%. </b> <b>D. 40%. </b>
<b>Câu 37. </b>Hỗn hợp X có tỉ khối so với HR2R là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1
mol X, tổng khối lượng của COR2R và HR2RO thu được là:
<b>A. 18,60 gam. </b> <b>B. 18,96 gam. </b> <b>C. 20,40 gam. </b> <b>D. 16,80 gam. </b>
<b>Câu 38. </b>Hỗn hợp X gồm CR2RHR2 R và HR2R. X có tỉ khối hơi so với hiđro là 5,8. Đun nóng hỗn hợp X với Niken
thu được hỗn hợp Y. Phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X là
<b> A. 40% H</b>R2R; 60% CR2RHR2R. <b>B. 40% H</b>R2R; 60% CR2RHR2R.
<b> C. 60% H</b>R2R; 40% CR2RHR2R. <b>D. 60% H</b>R2R; 40% CR2RHR2R.
<b>Câu 39. </b>Hóa hơi 4,6g một hỗn hợp X gồm một ankin và HR2Rthu được thể tích là 8,96 lít (ở đkc). Cho hỗn
<b>A. 33,33% </b> <b>B. 66,67%. </b> <b>C. 40%. </b> <b>D. 60%. </b>
<b>Câu 40. </b>Hỗn hợp X gồm một ankin, một anken, một ankan và HR2Rvới áp suất 4 atm. Đun nóng bình với Ni
xúc tác để thực hiện phản ứng cộng sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu được hỗn hợp Y, áp suất hỗn hợp Y
là 3 atm. Tỉ khối hỗn hợp X và Y so với HR2Rlần lượt là 24 và x. Giá trị của x là
<b> A. 18. </b> <b>B. 34. </b> <b>C. 24. </b> <b>D. 32. </b>
<b>Câu 41. </b>Cho 0,2 mol hỗn hợp X gồm etan, propan và propen qua dung dịch BrR2Rdư, thấy khối lượng bình
BrR2Rtăng 4,2 gam. Lượng khí cịn lại đem đốt cháy hồn tồn thu được 6,48 gam nước. Vậy phần trăm theo
thể tích của etan, propan và propen lần lượt là
<b>A. 30%, 20%, 50%. </b> <b>B. 20%, 50%, 30%. </b>