Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Ảnh hưởng của thức ăn ủ men đến sức sản xuất của lợn lai thương phẩm {đực rừng x nái f1 ( đực rừng x nái meishan)}

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 56 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
------------------------------------------

THÀO A SĨ
Tên chuyên đề:

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN Ủ MEN ĐẾN SỨC
SẢN XUẤT CỦA LỢN LAI THƯƠNG PHẨM {ĐỰC
RỪNG X NÁI F1 (ĐỰC RỪNG X MEISHAN)}

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chun ngành:
Khoa:
Khố học:

Chính quy
Chăn ni Thú y
Chăn ni Thú y
2015 - 2019

Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
------------------------------------------

THÀO A SĨ


Tên chuyên đề:

ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN Ủ MEN ĐẾN SỨC SẢN
XUẤT CỦA LỢN LAI THƯƠNG PHẨM {ĐỰC RỪNG
X NÁI F1 (ĐỰC RỪNG X MEISHAN)}

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chính quy
Chun ngành:
Chăn ni Thú y
Lớp:
K47 - CNTY - N02
Khoa:
Chăn ni Thú y
Khố học:
2015 – 2019
Giảng viên hướng dẫn: PSG.TS. TRẦN VĂN PHÙNG

Thái Nguyên, năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và rèn luyện tại trường, thực tập tại cơ sở và
nghiêu cứu khoa học là rất cần thiết với mỗi sinh viên. Đây là khoảng thời
gian để cho tất cả sinh viên có cơ hội đem những kiến thức đã tiếp thu được
trên ghế nhà trường ứng dụng vào thực tiến sản xuất, nâng cao tay nghề cho

mỗi sinh viên theo phương châm “học đi đôi với hành”. Sau thời gian tiến
hành nghiên cứu khoa học, để hoàn thành báo cáo này ngoài sự nỗ lực của
bản thân, tôi luôn nhận được giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của các thầy
cô trong khoa và nhà trường đã tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám Hiệu Nhà
Trường, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y, tập thể các thầy cô giáo trong
khoa cùng các bác, anh, chị công nhân viên trong trại chăn nuôi thuộc Chi
nhánh nghiên cứu và phát triển động vật bản địa - Cơng ty cổ phần khai
khống miền núi tại xã Tức Tranh - Huyện Phú Lương đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS.Trần Văn Phùng, người đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo đề tài.
Cuối cùng em xin chúc các thầy giáo, cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh
phúc và đạt được nhiều thành tích trong cơng tác, có nhiều thành cơng trong
nghiên cứu khoa học và giảng dạy.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Sinh viên

Thào A Só


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................... 19
Bảng 3.2. Bảng thành phần dinh dưỡng trong 1 kg thức ăn phối trộn (kg) .... 19
Bảng 4.1 Kết quả cơng tác tiêm phịng ........................................................... 30

Bảng 4.2 Kết quả công tác điều trị bệnh (con) ............................................... 33
Bảng 4.3. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nuôi sống của lợn thí nghiệm ............ 34
Bảng 4.4. Khối lượng lợn thí nghiệm qua các kỳ cân (kg) ............................. 34
Bảng 4.5. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%)....36
Bảng 4.6. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) ................. 37
Bảng 4.7. Kết quả nghiên cứu về tình hình mắc bệnh của lợn thí nghiệm ..... 39
Bảng 4.8. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg)....................................... 40
Bảng 4. 9. Kết quả theo dõi về chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng (đồng).... 41


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ khối lượng lợn qua các kỳ cân (kg) ................................... 35
Hình 4.2: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) .................. 37
Hình 4.3: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) ..... 38


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CPTA:

Cổ phần thức ăn

Cs:

Cộng sự

ĐVT:


Đơn vị tính

Kg:

kilơgam

KL:

Khối lượng

NC&PT:

Nghiên cứu và phát triển

Nxb:
STT:

Nhà xuất bản
Số thứ tự

TA:

Thức ăn

TN:

Thí nghiệm

TT:


Tháng tuổi

TTTA/kg:

Tiêu tốn thức ăn trên kilơgam


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học ........................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU....................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.1.1. Ưu thế lai và sinh trưởng của lợn rừng lai .............................................. 3
2.1.2. Sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn .............. 5
2.1.3 Vai trò của vi sinh vật trong tiêu hóa của lợn .......................................... 8
2.1.4. Sử dụng thức ăn ủ men cho lợn............................................................. 10
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngồi nước ...................................... 14
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 14
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ........................................................ 15

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 18
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 18
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 18
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các tiêu chí theo dõi ................................... 18


vi

3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 18
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các số liệu ................... 20
3.5. Phương pháp sử lý số liệu ........................................................................ 22
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 24
4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ........................................................... 24
4.1.1. Công tác chăn nuôi ................................................................................ 24
4.1.2.Công tác thú y ........................................................................................ 29
4.1.3. Công tác khác ........................................................................................ 33
4.2. Kết quả thực hiện chuyên đề nghiên cứu ................................................. 33
4.2.1 Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ ni sống của lợn thí nghiệm.................... 33
4.2.2 Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm ............ 34
4.2.3 Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tương đối của lợn con (%) ............. 36
4.2.4 Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tuyệt đối của lợn con ..................... 37
4.2.5 Kết quả nghiên cứu về tình hình mắc bệnh của lợn thí nghiệm ............ 39
4.2.6 Kết quả theo dõi về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm ........39
4.2.7 Kết quả theo dõi về chi phí thức ăn của lợn thí nghiệm ........................ 40
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 42
5.1.Kết luận ..................................................................................................... 42
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤC LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi nước ta đã và đang chiếm một vị trí quan trọng trong
sản xuất nơng nghiệp nói riêng và trong cơ cấu nền kinh tế của cả nước nói
chung. Chăn ni, với nhiều phương thức phong phú và đa dạng đã góp phần
giải quyết cơng ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho
người dân, tạo ra các nguồn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Hiện nay, cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế người nông dân
đang mong muốn tìm lại những giống vật ni địa phương, những giống vật
nuôi hoang dã để cải tạo các sản phẩm thịt chất lượng cao.
Trong đó, các giống lợn địa phương, lợn rừng cũng được quan tâm
nhiều do phương thức chăn thả tự do, nhiều nạc, ngon thịt, phù hợp với khẩu
vị của người Việt Nam, đang rất được ưa chuộng và trở thành “đặc sản” có
giá trị trên thị trường. Ngoài ra, đây là những giống lợn chịu đựng kham khổ
và thích ứng rất tốt với tập qn chăn ni ở khu vực miền núi. Đồng thời
cũng đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn ni có điều kiện về đất đai và
khả năng tự sản xuất thức ăn xanh. Mặc dù vậy, những giống lợn này có
nhược điểm sinh trưởng chậm, một số có ngoại hình xấu, hơi nhiều mỡ vì vậy
việc nghiên cứu và cho lai với lợn rừng để tạo ra con lai có năng suất và chất
lượng thịt cao hơn đảm bảo đáp ứng nhu cầu của xã hội (Võ Văn Sự, 2009) [11].
Trong chăn nuôi lợn rừng lai thương phẩm, việc chế biến thức ăn
có tầm quan trọng đặc biệt. Người chăn ni thường cho lợn ăn sống các loại
thức ăn, tuy nhiên, với phương thức này, hiệu quả tiêu hóa thấp, dẫn đến năng
suất chăn nuôi không cao, hiệu quả chăn nuôi giảm. Tại cơ sở chăn nuôi của

Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động vật bản địa - Công ty cổ phần khai
khoáng miền núi, thường sử dụng phương pháp chế biến là nấu chín thức ăn.


2

Phương pháp này có ưu điểm là tăng khả năng tiêu hóa, giảm tỷ lệ tiêu chảy
với lợn ở giai đoạn nhỏ, nhưng chi phí chế biến cao, tốn nhiều cơng lao động.
Vì vậy, việc nghiên cứu phương pháp chế biến phù hợp với lợn rừng thương
phẩm là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Ảnh hưởng của thức ăn ủ men đến sức sản xuất của lợn lai
thương phẩm {Đực rừng x nái F1 ( Đực rừng x Nái Meishan)}.
1.2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
Đánh giá được khả năng sử dụng thức ăn ủ men đến sức sản xuất của
đàn lợn lai thương phẩm và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn lai thương
phẩm tại Trại chăn nuôi của chi nhánh NC&PT động thực vật bản địa – Cơng
ty Cổ phần khai khống miền núi tỉnh Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
Các kết quả nghiên cứu đạt được là những tư liệu khoa học về khả năng
sử dụng thức ăn ủ men đến sức sản xuất của lợn lai thương phẩm {Đực rừng x
Nái F1 (Đực rừng x Meishan)}, phục vụ cho nghiên cứu, học tập của giảng
viên và sinh viên trong lĩnh vực chăn nuôi lợn.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở thực tiễn quan trọng giúp các trang trại và
người chăn ni có biện pháp ni dưỡng, chăm sóc phù hợp với điều kiện
thực tế nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn lai
thương phẩm {Đực rừng x Nái F1(Đực rừng x Meishan)}.
Giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và kinh
nghiệm trong việc chăn ni lợn, Từ đó giúp nâng cao trình độ, kỹ năng thực

hành, củng cố kiến thức bản thân.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Ưu thế lai và sinh trưởng của lợn rừng lai
2.1.1.1 Ưu thế lai
Lai giống là phương pháp nhân giống bằng cách cho con đực giống và
cái giống thuộc hai quần thể khác nhau phối giống nhau. Hai quần thể này có
thể là hai dòng, hai giống khác nhau, do vậy đời con khơng cịn là dịng, giống
thuần mà là con lai giữa hai dòng, giống khởi đầu là bố mẹ của chúng.Ví dụ:
Cho lợn đực Landrace phối giống với lợn cái Móng Cái, đời con là Landrace
x Móng Cái (Đặng Vũ Bình, 2000) [1].
Lai giống có hai tác dụng chủ yếu. Một là tạo được ưu thế lai ở đời con
về một số tính trạng nhất định. Các tác động cộng gộp là nguyên nhân của
hiện tưởng sinh học này. Hai là làm phong phú thêm bản chất di truyền của
giống khởi đầu, người ta gọi đó là tác dụng phối hợp. Điều này có ý nghĩa là
lai giống sử dụng được tác động cộng gộp các nguồn gen ở thế hệ bố mẹ.
Theo Nguyễn Đức Hùng và cs, (2003) [3], ưu thế lai là hiện tượng liên
quan tới sự phát triển mạnh mẽ ở đời sau như: Sức đề kháng tốt hơn, sức sản
xuất cao hơn bố mẹ. Ưu thế lai hiểu theo nghĩa toàn bộ là sự phát triển mạnh
mẽ của toàn bộ khối lượng cơ thể, sự tăng cường trao đổi chất, tăng trọng
nhanh hơn, chống đỡ bệnh tật tốt hơn… ưu thế lai hiểu theo từng mặt, từng
tính trạng: Có tính trạng phát triển, có tính trạng giữ ngun, thậm chí có tính
trạng giảm sút so với giống gốc.
Trong nhiều trường hợp, ưu thế lai là biểu hiện cao hơn trung bình của
hai giống gốc, để tao ưu thế lai, người ta phải cho vật nuôi giao phối không

cận huyết, nhằm tăng cường tốc độ dị hợp bằng cách lai giữa hai dòng, giữa
các giống, lai xa. Tuy nhiên mức độ biểu hiện ưu thế lai còn phụ thuộc vào


4

nguồn gốc di truyền của bố mẹ, tính trạng cần xem xét công thức lai và điều
kiện nuôi dưỡng.
Nếu nhưng giao phối cận huyết làm tăng mức độ đồng hợp, giảm mức
độ dị hợp của các gen thì ngược lại, lai giống làm tăng mức độ dị hợp, giảm
mức độ đồng hợp của các kiểu gen.
Các tính trạng liên quan đến khả năng ni sống và khả năng sinh sản
có ưu thế lai cao nhất, các tính trạng có hệ số di truyền thấp thường có ưu thế
lai cao, vì vậy để cải tiến các tính trạng này, so với chọn lọc, lai giống là
phương pháp nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Hai quần thể vật nuôi càng khác biệt với nhau về di truyền bao nhiêu
thì ưu thế lai thu được khi lai giữa chúng càng lớn bấy nhiêu. Ưu thế lai cao
nhất ở F1, ưu thế lai ở thế hệ F2 (giao phối giữa F1x F1 hoặc F1 với dòng bố,
mẹ khởi đầu chỉ bằng ½ ưu thế lai của F1).
2.1.1.2 Đặc điểm sinh trưởng của lợn thương phẩm:
Lợn con từ lúc sơ sinh đến lúc cai sữa (tách mẹ) có nhiều đặc điểm sinh
lý đặc trưng và địi hỏi phải có sự chăm sóc ni dưỡng tốt. Nếu khi chăn
nuôi, người chăn nuôi không nắm vững các đặc điểm sinh lý của lợn con sẽ
không nuôi dưỡng và chăm sóc hợp lý chúng, dẫn đến sinh trưởng chậm, lợn
khơng khỏe và chất lượng con giống kém. Trong giai đoạn này lợn con có
những đặc điểm sinh lý đặc trưng mà chúng ta cần quan tâm để có chế độ
dinh dưỡng và chăm sóc thích hợp cho chúng.
Lợn con có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh: Trong giai đoạn này
lợn con sinh trưởng rất nhanh, tầm vóc và thể trọng tăng dần theo tuổi. Từ lúc
sơ sinh đến lúc cai sữa, trọng lượng của lợn con tăng từ 10 đến 12 lần. So với

các gia súc khác thì tốc độ sinh trưởng của lợn con tăng nhanh hơn gấp nhiều
lần. Các cơ quan trong cơ thể lợn con cũng thay đổi và tăng lên nhanh chóng,
Hàm lượng nước giảm dần theo tuổi, vật chất khô tăng dần, các thành phần


5

hóa học trong cơ thể của lợn thay đổi nhanh chóng. Hàm hàm lượng sắt trong
cơ thể lợn con mới sinh ra là 187% nhưng đến ngày thứ 20 giảm xuống cịn
40,58 % sau đó tăng dần lên 60 ngày bằng lúc mới đẻ ra.
Giai đoạn sau cai sữa lợn con cần nhiều protein, khoáng, vitamin cho
phát triển cơ, xương. Tuy nhiên, lợn con sau khi cai sữa khả năng tiêu hố cịn
yếu, lượng ăn mỗi lần cịn ít, vì vậy cần cho ăn nhiều bữa/ngày, mỗi ngày cho
ăn 4 - 5 bữa trong giai đoạn đầu. Khoảng cách giữa các bữa ăn phải chia đều,
nên cho ăn thức ăn tinh trước, thô xanh sau. Không cho ăn các loại thức ăn
kém phẩm chất, thối mốc, hư hỏng vì dễ gây cho lợn bị ỉa chảy.
Đặc điểm của giai đoạn lợn choai này là lợn có khả năng tiêu hố và
hấp thu dinh dưỡng của các loại thức ăn cao. Hệ mơ cơ cũng phát triển nhanh,
hình dạng nổi lên rõ nét, nhất là các cơ mông, cơ vai, cơ lườn lưng. Đến gần
cuối giai đoạn này thì lợn tích luỹ mỡ rõ. Do vậy cần cho lợn vận động, tắm
chải cho lợn.
Giai đoạn này lợn phàm ăn, khả năng lợi dụng thức ăn cao, nhất là thức
ăn thô xanh. Từ đặc tính đó cần cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, đồng
thời tận dụng các loại rau, bèo phế phụ phẩm trong nông nghiệp để đảm bảo
dinh dưỡng, tiết kiệm chi phí thức ăn.
2.1.2. Sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn
Để nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát dục của vật nuôi, người ta
dùng phương pháp định kỳ cân khối lượng và đo kích thước của cơ thể vật
ni. Từ đó tính tốn ra các chỉ tiêu sinh trưởng để đánh giá khả năng sinh
trưởng và phát dục của vật nuôi. Theo Lê Huy Liễu và cs, (2004) [5]. Các chỉ

tiêu sinh trưởng thường dùng khi nghiên cứu khả năng sinh trưởng của vật
nuôi là:


6

+ Sinh trưởng tích luỹ: Là khối lượng, kích thước, thể tích của vật ni
tích luỹ được qua thời gian khảo sát. Các thông số thu được qua các lần cân
đo là biểu thị sinh trưởng tích luỹ của vật ni.
+ Sinh trưởng tuyệt đối (A): Là khối lượng, kích thước, thể tích của vật
ni tăng lên trong một đơn vị thời gian. Đối với lợn, đơn vị sinh trưởng tuyệt
đối thường là gam/con/ngày.
+ Sinh trưởng tương đối (R): Là tỷ lệ % của phần khối lượng (thể tích,
kích thước) tăng lên so với khối lượng (thể tích, kích thước) thời điểm cân đo.
Đơn vị sinh trưởng tương đối thường là %.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn gồm có yếu tố
bên ngồi và yếu tố bên trong.
*

Các yếu tố bên trong: Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố

có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của lợn. Quá
trình sinh trưởng tuân theo các quy luật sinh học, nhưng chịu ảnh hưởng của
các giống lợn khác nhau, do ảnh hưởng của các yếu tố nội tiết của hệ thống
thần kinh.
Theo Lê Viết Ly (1994) [6] cho biết: Yếu tố di truyền là một trong
những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục
của lợn. Quá trình sinh trưởng phát dục của lợn tuân theo các quy luật sinh học,
nhưng chịu ảnh hưởng của các giống lợn khác nhau. Sự khác nhau này không
những chỉ khác nhau về cấu trúc tổng thể của cơ thể mà còn khác nhau ở sự

hình thành nên các tế bào, các bộ phận của cơ thể và đã hình thành nên các
giống lợn có hướng sản xuất khác nhau như: Giống lợn hướng nạc, hướng mỡ.
Ngồi ra q trình trao đổi chất trong cơ thể cũng là một trong những
yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn. Quá trình trao đổi chất
xảy ra dưới sự điều khiển của các hormon. Hormon thuỳ trước tuyến yên STH
là loại hormon rất cần thiết cho sinh trưởng của cơ thể. Theo Hoàng Toàn


7

Thắng, Cao Văn (2006) [12] STH có tác dụng sinh lý chủ yếu kích thích sự
sinh trưởng của cơ thể bằng cách làm tăng sự tổng hợp protein và kích liên
hợp phát triển, tăng tạo xương (nhất là thích sụn các xương dài).
Nguyễn Văn Thiện và cs, (2002) [13] cho rằng: Giống cũng là yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục, năng suất và phẩm chất thịt.
Thông thường các giống lợn nội cho năng suất thấp hơn so với những giống
ngoại nhập nội. Lợn Ỉ, Móng Cái ni 10 tháng tuổi trung bình đạt khoảng 60
kg. Trong khi đó lợn ngoại (Landrace, Yorkshire) ni tại Việt Nam có thể
đạt 90 - 100 kg lúc 6 tháng tuổi.
* Các yếu tố bên ngoài: Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá
trình sinh trưởng và phát triển cơ thể lợn bao gồm dinh dưỡng, nhiệt độ và độ
ẩm môi trường, ánh sáng và các yếu tố khác.
Về dinh dưỡng khi chúng ta đảm bảo đầy đủ về thức ăn bao gồm cả về
số lượng và chất lượng thì sẽ góp phần thúc đẩy q trình sinh trưởng và phát
triển các cơ quan trong cơ thể. Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong các
yếu tố ngoại cảnh chi phối đến sinh trưởng và sức cho thịt của lợn. Trần Văn
Phùng và cs, (2004) [7] cho rằng: Các yếu tố di truyền không thể phát huy tối
đa nếu khơng có một mơi trường dinh dưỡng và thức ăn hồn chỉnh. Một số
thí nghiệm đã chứng minh rằng, khi chúng ta cung cấp cho lợn các mức dinh
dưỡng khác nhau có thể làm thay đổi tỷ lệ các phần trong cơ thể, ví dụ như

chúng ta cho lợn ăn khẩu phần có nhiều protein thì tỷ lệ nạc sẽ cao hơn và
ngược lại nếu chúng ta cho ăn khẩu phần có nhiều bột đường hoặc nhiều chất
béo thì tỷ lệ mỡ trong thịt sẽ tăng lên.
Nhiệt độ và độ ẩm mơi trường khơng chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức
khoẻ mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cơ thể. Nếu nhiệt độ
mơi trường khơng thích hợp thì sẽ khơng đảm bảo q trình trao đổi chất diễn
ra bình thường cũng như cân bằng nhiệt của cơ thể lợn. Nhiệt độ thích hợp


8

cho lợn nuôi béo từ 15 - 180C, cho lợn sinh sản khơng thấp hơn 10 - 120C, độ
ẩm thích hợp 70%. Nhiệt độ môi trường không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng
sức khoẻ mà cịn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cơ thể. Một số cơng
trình nghiên cứu chứng minh rằng khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (dưới
5,50C) thì lợn con bú sữa có nhu cầu về vitamin B2 cao hơn rất nhiều khi
nhiệt độ môi trường là 29,50C.
Ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn. Đặc biệt là
lợn con, lợn hậu bị và lợn sinh sản khi không đủ ánh sáng sẽ làm ảnh hưởng
đến quá trình trao đổi chất của lợn, trong đó có trao đổi khống, với lợn con
từ sơ sinh đến 71 ngày tuổi nếu không đủ ánh sáng thì tốc độ tăng khối lượng
sẽ giảm từ 9,5 - 12%, tiêu tốn thức ăn tăng 8 - 9%.
Các tác giả trên đều cho rằng ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng
và phát triển của lợn đối với lợn con từ sơ sinh đến 70 ngày tuổi, nếu khơng
đủ ánh sáng thì tốc độ tăng khối lượng sẽ giảm từ 9,5 - 1,5% so với lợn con
được vận động dưới ánh sáng mặt trời. Ánh sáng mặt trời có thể tăng cường
hoạt động sống và q trình sinh lý của cơ thể vật nuôi. Dưới ánh sáng mặt
trời cơ thể phát sinh những phản ứng bên trong và bên ngồi có lợi, tăng
cường sinh trưởng phát dục, hồi phục cơ thể. Tuy nhiên, ánh sáng gay gắt
cũng làm mỡ của những vật ni béo bị oxy hố mạnh.

Ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn đã nêu
trên cịn có các yếu tố khác như: Chuồng trại, chăm sóc, ni dưỡng, tiểu khí
hậu chuồng ni... Nếu chúng ta cung cấp cho lợn các yếu tố đủ theo yêu cầu
của từng loại lợn sẽ giúp cho cơ thể lợn sinh trưởng đạt mức tối đa.
2.1.3 Vai trò của vi sinh vật trong tiêu hóa của lợn
Hệ vi sinh vật đường tiêu hóa của lợn con có vai trị nâng cao sức sử
dụng thức ăn đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể lợn, Sự phát triển
mạnh của vi khuẩn sinh acid và vi khuẩn tổng hợp các chất có hoạt tính sinh


9

học, đồng thời ức chế các vi khuẩn gây thối là một q trình có lợi cho cơ thể
(Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê ngọc Mỹ, 1995 [2].
Trong ruột có một hệ vi khuẩn cân bằng để đảm bảo cho hoạt động sinh
lý, đảm bảo cho cơ thể chống mọi vi khuẩn gây bệnh. Ở dạ dày và ruột của
động vật mới sinh ra chưa có vi khuẩn, sau vài giờ thấy một vài loại vi khuẩn
và từ đó chúng bắt đầu sinh sản dần. Hàng ngày một số loại vi khuẩn khác
theo thức ăn vào ruột, sống và sinh sơi nảy nở ở đó, chúng có thể bị biến đổi ít
nhiều và căn bản vẫn sống cho đến khi con vật chết. Thành phần và số lượng
của hệ vi sinh vật thay đổi tùy theo loại thức ăn, nếu thức ăn nhiều gluxit thì
vi khuẩn tạo acid trong ruột rất phát triển.
Có thể chia vi sinh vật thành 2 loại “vi sinh vật tùy tiện” thay đổi tùy
theo loại thức ăn và loại “vi sinh vật bắt buộc” là loại vi sinh vật thích nghi
ngay được với mơi trường đường ruột và dạ dày trở thành loại định cư vĩnh
viễn. Hệ vi sinh vật bắt buộc gồm: steptococcus, lactic, lactobacterium, acid
ophilum, trực khuẩn lactic, E.coli (trực khuẩn ruột già), trực khuẩn đường
ruột. Trong đường ruột và dạ dày là mơi trường có độ ẩm, dinh dưỡng thuận
tiện cho vi sinh vật phát triển, tuy nhiên sự phát triển của chúng có giới hạn vì
trong đường ruột và trong dạ dày có những chất kìm hãm sự phát triển của vi

khuẩn đường ruột và vi khuẩn gây thối như dịch mật, dịch vị và tác động đối
kháng của các vi khuẩn khác nhau.
Trong hệ thống tiêu hóa của vật nuôi chứa hàng ngàn tỷ vi sinh vật
phân bố dọc khắp đường tiêu hóa. Trong đó hệ vi sinh vật quan trọng chủ yếu
phân bố trong hệ đường ruột của chúng: Đại tràng là nơi có số lượng và thành
phần vi sinh vật đa dạng nhất, đặc biệt là các vi khuẩn Gram âm (-). Do quá
trình hoạt động mạnh mẽ của chúng giúp cho ruột già trở thành cơ quan
chuyển hố tích cực của cơ thể. Thành phần vi sinh vật ở ruột non chủ yếu là
các vi khuẩn Gram dương (+). Trong đó số lượng vi khuẩn có lợi đường ruột


10

thường được duy trì ở một tỷ lệ cân bằng so với vi khuẩn có hại, tỷ lệ này vào
khoảng 85% vi khuẩn có lợi và 15% vi khuẩn có hại.
Số lượng vi khuẩn có lợi thường bị suy giảm do kháng sinh, hóa chất và
nấm mốc độc hại có trong thức ăn, cũng như do các bất lợi về mơi trường như
nóng ẩm, khí thải chuồng ni… Nếu tìm cách “gieo lại” vi khuẩn có lợi thì
duy trì được mối quan hệ cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại, nhờ đó
ngăn ngừa được rối loạn tiêu hóa, bảo vệ được niêm mạc ruột và hệ miễn dịch
ruột, giúp lợn khỏe mạnh, tiêu hóa hấp thu thức ăn tốt người ta dùng chế
phẩm probiotic.
các vi sinh vật có ích cịn sống, những vi sinh vật này có ảnh hưởng có
lợi cho con vật chủ do cải thiện được trạng thái cân bằng của vi sinh trong
đường ruột (Fuller 1989 [14]).
2.1.4. Sử dụng thức ăn ủ men cho lợn
Trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi hiện nay, tỷ lệ các chất bột như
cám gạo, cám mạch, bột ngô, bột sắn… phải chiếm tới 80%. Nếu phần
cám, bột ngô, bột sắn này không được chế biến hoặc xử lý tốt thì chăn ni
sẽ kém hiệu quả vì thức ăn khơng được tiêu hóa tốt do vậy tiêu tốn và chi

phí thức ăn khi được làm chín.
Theo Lê Mạnh Hùng (2017) [4] trong chăn ni, để lên men làm chín
cám, bột ngơ, bột sắn… nhanh hơn, tốt hơn thì khơng dùng vi sinh vật
trong tự nhiên mà cần một nhóm vi sinh vật có lợi được chọn lọc thuần
thiết, thơng qua một quy trình sản xuất chặt chẽ để tạo ra chế phẩm “men vi
sinh hoạt tính”.
Sử dụng thức ăn lên men bằng men vi sinh sẽ đạt được hiệu quả:
- Sinh trưởng phát triển tốt, tăng trọng nhanh


11

- Giảm tiêu tốn chi phí thức ăn có thể sử dụng các nguồn thức ăn sẵn
có, giá rẻ để chăn ni thay vì sử dụng thức ăn hỗn hợp sẵn nên cũng góp
phần giảm chi phí thức ăn.
- Giảm được tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt đường ruột nên giảm chi phí thuốc.
- Tạo mơi trường trong sạch, ít bị ơ nhiễm, lương phân thải ít, phân ít thối.
Men vi sinh hoạt tính thường dùng để ủ men, có tác dụng như sau:
- Men vi sinh được dùng để lên men thức ăn, sẽ giúp chúng ta làm chín
thức ăn để chăn nuôi mà không phải đun nấu.
- Men vi sinh có thể thực hiện lên men thức ăn với lượng nước ít được
gọi là lên men khơ (ẩm) đồng thời nó cịn có thể lên men thức ăn với nhiều
nước được gọi là lên men ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho người chăn nuôi lựa
chọn cho phù hợp với điều kiện thực tế của mình.
- Men vi sinh cịn có thể lên men tốt các phụ phẩm của chế biến như bã
đậu, bã sắn.... và cả các loại rau.
- Lên men thức ăn tốt mọi điều kiện thời tiết khí hậu.
- Men vi sinh cho lên men với lượng thức ăn bột nhiều hơn.
- Khi dùng thức ăn lên men với men vi sinh thì cần trộn với thức ăn
đậm đặc là đủ mà không cần phải thêm bất cứ loại thức ăn hỗn hợp, thức ăn

tăng trọng hay chất bổ sung nào khác nữa mà vẫn đạt hiệu quả chăn nuôi cao.
* Men vi sinh dùng để lên men thức ăn với các nguyên liệu:
- Các loại thức ăn giàu chất bột: Tấm, cám gạo, thóc nghiền, bột ngô,
bột sắn khô, bột khoai khô, bã sắn... song khơng phải là có đủ tất cả các loại
trên mà có thể dùng 1 loại hay 2 loại bột phối hợp tùy theo điều kiện thực tế.
- Tốt nhất nên sử dụng ngun liệu chính là bột ngơ: Có thể chỉ dùng
riêng bột ngơ hoặc có phối hợp thêm một phần cám mạch, cám gạo, bột sắn...
nhưng tỷ lệ bột ngô trong hỗn hợp thấp nhất phải đạt là 60 - 65%. Cịn trong
chăn ni gà thường dùng ngơ phối hợp với một lượng cám ít hơn.


12

*

Phương pháp lên men bằng men vi sinh hoạt tính: Lượng men vi

sinh sử dụng 0,5 kg men dùng để lên men cho 100 kg bột.
- Phương pháp lên men ướt: Là phương pháp đơn giảm, rất dễ làm,
không tốn cơng, cho lên men nhanh trong mọi điều kiện; có thể lên men các
loại bã đậu, bã sắn, các loại rau và thức ăn lên men đạt chất lượng tốt. Phương
pháp này áp dụng tốt nhất với các hộ chăn ni gia đình, với lượng thức ăn ít,
có thể cho ăn hết trong ngày.
Để lên men cho 100 kg bột ngô và cám mạch, chúng ta lấy 0,5 kg men
và 4 kg bột ngô (hoặc cám gạo) cho vào thùng sau đó đổ 100 lít nước sạch
vào, khuấy cho thật đều. Cân số bột còn lại, trộn sơ qua cho đều sau đó đổ từ
từ vào thùng có nước men cho đến hết, nếu thấy nước hơi ngập mặt bột là
được (có thể thêm hoặc rút bớt nước ở lần sau). Để hở miệng 30 phút sau mới
đậy kín thùng. Thùng được đậy kín và được để nơi thống mát khi trời nóng
và nơi ấm khi trời lạnh. Thời gian ủ men: Trời nóng (30oC trở lên) khoảng 24

giờ, trời mát, lạnh (25oC trở xuống ) 36 - 48 giờ khi thức ăn có mùi thơm mát
và chua ngọt là được.
- Phương pháp lên men ẩm: Phương pháp lên men đòi hỏi điều kiện lên
men chặt chẽ hơn và chỉ dùng lên men với các loại bột (không tận dụng được
rau cỏ nghiền hoặc bã đậu, bã sắn,.…), có thể áp dụng cho các cơ sở chăn
nuôi lớn.
Để lên men cho 100 kg bột ngô và cám mạch: Cho 0,5 kg men và 2 kg
bột ngơ vào thùng sau đó đổ 35- 45 lít nước sạch vào, khuấy một lúc cho thật
đều. Tưới nước men ở trên lên hỗn hợp bột đã được trộn đều. Sau khi dùng
xẻng trộn qua thì dùng tay xoa làm cho bột tơi và ẩm đều. Bốc vào thùng hoặc
bao có lót nilon nhưng khơng được nén chặt sau đó tốt nhất nên để hở 5 - 6
giờ rồi mới buộc chặt hoặc đậy kín, để ở nơi thống mát khi trời nóng và nơi
ẩm khi trời lạnh. Thời gian ủ men: Trời nóng (30oC trở lên) khoảng 24 giờ,


13

trời mát, lạnh (25oC trở xuống ) 36 - 48 giờ khi thức ăn có mùi thơm mát là
được.
Tỷ lệ phối trộn đậm đặc với thức ăn đã lên men và định lượng cho ăn
như sau:
- Lợn từ 2 - 3 tháng tuổi: 1 phần đậm đặc trộn với 4 – 5 phần thức ăn đã
lên men. Lượng thức ăn cho ăn: 0,5 – 0,8 kg/con/ngày.
Lợn từ 4 - 5 tháng tuổi: 2 phần đậm đặc trộn với 5 – 6 phần thức ăn đã
lên men. Lượng thức ăn cho ăn: 0,8 – 1,2 kg/con/ngày.
Lợn từ 6 - 8 tháng tuổi: 2 phần đậm đặc trộn với 6 – 8 phần thức ăn đã
lên men. Lượng thức ăn cho ăn: 1,2 – 2,0 kg/con/ngày.
Cần chú ý bổ sung thêm nước vào thức ăn nếu trong chuồng khơng
có hệ thống nước uống. Ngồi ra, cũng tuỳ theo sở thích của con vật mà có
thể cho ăn ở dạng khơ, dạng ướt hoặc dạng lỏng. Với lợn con từ 2 - 3 tháng

tuổi nên cho ăn dần dần từ thấp lên cao đến khi nào lợn ăn quen mới cho ăn
toàn bộ thức ăn ủ men.
Cách cho ăn: Lợn nuôi thịt từ sau 2,5 tháng tuổi bắt đầu sử dụng được
thức ăn ủ men vì từ giai đoạn này trở đi sinh lý và chức năng tiêu hố mới
được hồn thiện và ổn định. Vì thế lợn sẽ khơng khơng gặp vấn đề sau khi ăn
thức ăn ủ men.
Trong 2 - 3 ngày đầu chỉ cho lợn ăn 2 bữa một ngày (sáng sớm và chiều
tối) và giảm lượng thức ăn để làm cho lợn đói. Bằng cách này lợn sẽ phải ăn
thức ăn mới và quen dần với khẩu phần mới nhanh hơn, có thể rút ngắn thời
gian thích nghi. Nên tăng dần lượng thức ăn mới theo ngày tuổi sao khi lợn có
thể tiêu thụ được đủ tiêu chuẩn ăn hàng ngày của lợn nuôi thịt.
Trộn thức ăn ủ men với cám hỗn hợp và hoà với nước sạch rồi đổ cho
lợn ăn. Trong điều kiện thời tiết lạnh của mùa đơng thì nên đun nước ấm rồi
trộn cho lợn ăn. Nên chia khẩu phần ăn hàng ngày của lợn nuôi thịt thành 2


14

bữa: Sáng, tối. Cho lợn ăn theo cách này rất đơn giản, thuận tiện và kinh tế vì
khơng tốn chất đốt, thời gian, công sức lao động để nấu thức ăn cho lợn.
Sử dụng thức ăn ủ men cho lợn trong giai đoạn đầu kém phát triển hơn
khi sử dụng thức ăn nấu chín, về sau sự sinh trưởng đồng đều như nhau. cụ
thể là đối với lợn nuôi thịt giúp giảm mùi hơi trong chăn ni, giảm ít bệnh
tiêu chảy ở lợn, lợn khỏe mạnh, da hồng hào, tiêu hóa tốt và lợn ăn nhiều hơn,
phân thải ra ít hơn và chất lượng thịt tốt. Đối với lợn nái mang thai và nái hậu
bị khi sử dụng thức ăn ủ men cũng cho kết quả rất tốt.
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngồi nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong những thập niên gần đây, tình hình nghiên cứu về chăn nuôi lợn
đã thu được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là công tác giống đã tiến hành

điều tra cơ bản ở từng khu vực và cả nước. Kết quả của những cuộc điều tra
đã góp phần vẽ nên bức tranh về hiện trạng chăn nuôi lợn trong nước để các
nhà chiến lược về chăn nuôi lợn hoạch định kế hoạch, biện pháp cải tạo và
nâng cao năng suất đàn lợn nội.
Theo Võ Văn Sự (2009) [11] cho biết: Hiện nay, các loại lợn tạp giao
giữa lợn rừng Việt Nam hoặc lợn rừng Thái Lan với các loại lợn địa phương
tại Việt Nam như lợn Sóc Tây Nguyên, Lợn Vân Pa, lợn Ỉ, lợn Móng Cái.
Con lai một nửa thiên về bố (lợn rừng) và nửa thiên về mẹ. Hiện nay theo các
nguồn thông tin và các cuộc khảo sát, thì tại các bản làng dọc miền núi phía
Bắc (Lai Châu, Hà Giang), dãy Trường Sơn (Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng
Ngãi, Gia Lai), vùng Bình Phước đều có nhiều ổ lợn lai loại này, do người
dân nuôi nuôi thả lợn vào rừng và xảy ra giao phối giữa lợn rừng và lợn nhà.
Và giờ đây khi mà phong trào ni lợn rừng đang nổi lên, thì một số địa
phương đã đề xuất chương trình ni loại lợn này.


15

Ngoại hình lợn con thế hệ F1 thường chia làm đơi, một số giống lợn
rừng, lơng có sọc, nhưng khơng đều, ngắt quãng, sọc đen - vàng không tương
phản và một nửa thì đốc về mẹ, thậm chí có vùng lang trắng hồng nếu mẹ là
lợn Móng Cái. Kết quả phân ly của con lai giữa lợn rừng và một số lợn khơng
có sọc. Chính điều này làm nhiều cho người chăn nuôi dễ bị nhầm lẫn giữa
lợn rừng thuần và lợn rừng lai, và việc mà nhiều người bị thiệt hại kinh tế đã
sảy ra khi mua phải lợn lai với giá trị của lợn rừng thuần. Nghề chăn nuôi lợn
rừng đã xuất hiện được 10 năm tại Thái Lan, còn ở Việt Nam mới chỉ từ 3 - 5
năm gần đây. Tại Thái Lan, nơi mà người Việt Nam mua con giống và học
tập tại đó, nghề chăn nuôi loại lợn này cũng chưa thành mối quan tâm tầm cỡ
nhà nước. Tuy nhiên được cộng đồng quan tâm vì mang lại sản phẩm cho xã
hội, giảm bớt nguy cơ khai thác, săn bắt lợn rừng.

Nguyễn Ngọc Phụng và cs, (2006) [9] cho biết các tổ hợp lợn lai có
máu Meishan đều cho năng suất sinh sản cao và ổn định trong điều kiện địa
phương. Theo (Trịnh Hồng Sơn và cs, 2012) [10] nghiên cứu lợn Meishan
trên 41 con cái và 18 con đực, kết quả cho thấy bước đầu giống lợn Meishan
có khả năng thích nghi và tăng khối lượng tốt.
Hiện nay nghề chăn nuôi lợn rừng ở nước ta đang cịn ở giai đoạn ban
đầu, vì vậy kỹ thuật chăn ni - thú y cịn nhiều vấn đề cần phải được xem
xét, nghiên cứu và có định hướng lâu dài giúp cho ngành chăn ni lợn nói
chung và nghề chăn ni lợn rừng nói riêng phát triển an tồn bền vững và
hiệu quả.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới chăn ni lợn có vai trị quan trọng trong hệ thống sản
xuất nơng nghiệp. Tuy vậy, đàn lợn trên thế giới phân bố không đồng đều ở
các châu lục, Có tới 70% số đầu lợn được nuôi ở châu Á và Âu, khoảng 30%
ở các châu lục khác. Trong đó, tỷ lệ đàn lợn đàn lợn được nuôi nhiều ở các


16

nước có chăn ni lợn tiên tiến. Nơi nào có nhu cầu thịt lợn cao, nơi nào có
nhu cầu thịt lợn cao, nơi đó ni nhiều lợn. Tính đến nay chăn nuôi lợn ở các
nước châu Âu chiếm khoảng 52%, châu Á 30,4%, châu Úc 5,8%, châu Phi
3,2%, châu Mỹ 8,6%. Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn trên thế giới ngày càng tăng
cao. Tổng sản lượng thịt lợn trên thế giới 2010 dự báo khoảng 101,9 triệu tấn,
tăng khoảng 2%. Sản lượng thịt lợn từ Trung Quốc tiếp tục được USDA dự
báo tăng 4% đạt 50,3 triệu tấn, Brazil cũng được dự báo tăng 4% do nhu cầu
nội địa tăng và do sự tăng trưởng của thị trường xuất khẩu. Tại Nga, thịt lợn
ước tính vào năm 2010 khoảng 2,3 triệu tấn, tăng 4%. Trong khi đó ở Mỹ và
Canada, sản lượng thịt lợn giảm Mỹ giảm 2%, Canada giảm 7% do giá thức
ăn tăng cao (Lê Đình Phùng, Nguyễn Trường Thi, 2009) [8]. Giống lợn

Meishan của Trung Quốc đã được nhiều nước có nền chăn ni lợn tiên tiến
như: Anh, Pháp, Mỹ.... nhập và sử dụng làm nguyên liệu để lai giống tạo ra
các dịng lợn có năng suất sinh sản cao. Trong chương trình hợp tác quốc tế
nhằm nỗ lực bảo tồn nguồn gen động vật quý hiếm. Giống lợn này được du
nhập vào Anh, Pháp, Hà Lan phục vụ mục đích nghiên cứu bảo tồn lai tạo với
giống lợn Large White của Anh. Các nhà khoa học Pháp cho rằng: khả năng
đẻ nhiều con của lợn Meishan chủ yếu là do tỷ lệ phôi sống cao. Tuy nhiên
các nhà khoa học Anh lại cho rằng: Khả năng đẻ nhiều con của lợn Meishan
vừa do số lượng trứng chín rụng nhiều vừa do tỷ lệ phơi sống cao. Cho đến
nay các nhà khoa học cũng chưa nghiên cứu chính xác được khả năng đẻ
nhiều con của lợn Meishan là do một gen đặc hiệu nào gây ra. Nhưng gần đây
các nhà khoa học cho rằng, để cải tiến di truyền cịn lại của Meishan có thể đi
theo hai hướng:
Chọn lọc thuần chủng lợn Meishan theo hướng nâng cao tỷ lệ nạc và
chất lượng thân thịt (vì hệ số di truyền của tỷ lệ nạc và chất lượng thân thịt
cao, hơn nữa mức độ biến dị của hai tính trạng này còn lớn). Tuy nhiên việc


17

xác định tỷ lệ nạc qua độ dày mỡ lưng đối với lợn Meishan, khơng được
chính xác lắm vì vậy tỷ lệ mỡ lợn này nhiều, đồng thời giá trị thân thịt của lợn
Meishan thuần là thấp.
Chọn lai giữa lợn châu Âu với lợn Meishan, sau đó tiến hành chọn lọc
các dịng tổng hợp cả tính trạng sinh sản cho thịt (có thể sử dụng cả các gen
tín hiệu).
Lợn Meishan được đặc biệt quan tâm vì có tính trạng số con sơ sinh
/lứa đẻ cao, đã có những cơng trình nghiên cứu về gen trên lợn Meishan,
nhưng phát hiện của Haley và cs (1995) [15] về mối liên hệ giữa các gen đến
khả năng sinh sản, Các kết quả nghiên cứu này đã phát hiện ra lợn nái

Meishan có tính trạng số con sơ sinh/lứa đẻ cao là do có tỷ lệ phôi sống cao.


×