Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tiểu luận xử lý tình huống về xử lý hành vi khai thác cát trái phép ở xã hồng vân, huyện thường tín, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.27 KB, 28 trang )

Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa học và tiểu luận này em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo
Sở, các anh chị đồng nghiệp phòng Kiểm tra và Thi hành văn bản quy phạm pháp luật,
Sở Tư pháp đã tạo điệu kiện cho em hồn thành khóa học. Đặc biệt em xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị Diệu Hà và tập thể các thầy cô trong Trường đào tạo
Cán bộ Lê Hồng Phong đã quan tâm, dạy bảo và hướng dẫn tận tình và truyền đạt cho
em những kiến thức kỹ năng về quản lý hành chính nhà nước.
HỌC VIÊN

Lê Thị Tâm

PHẦN 1: LỜI NÓI ĐẦU
1

Học viên thực hiện : Lê Thị Tâm


Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong

1.1. Lý do chọn đề tài
Trong nhiều năm gần đây tình trạng khai thác cát trên sơng Hồng ở địa bàn Thành
phố Hà Nội diễn biến hết sức phức tạp, nhức nhối khiến tài nguyên bị cạn kiệt, ô nhiễm
môi trường, sạt lở nghiêm trọng bờ sông, tác động xấu tình hình an ninh trật tự, đe dọa
cuộc sống của người dân địa phương, gây bức xúc trong dư luận. Trước thực trạng trên,
mới đây, Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương lập lại
trật tự, kỷ cương trong khai thác cát trên sơng, biển. Đến hết năm 2014, theo thống kê
có hơn 900 giấy phép đã được cấp cho các cá nhân, tổ chức khai thác, kinh doanh, tập
kết, trung chuyển cát, sỏi trên sơng, trong đó hơn 400 giấy phép khai thác cịn hiệu lực.
Bên cạnh đó có rất nhiều cá nhân tổ chức tiến hành khai thác cát khơng có giấy phép.


Cát là khoáng sản dồi dào, dễ khai thác, không cần đầu tư nhiều và nhu cầu hiện nay rất
lớn, nên hoạt động khai thác cát lịng sơng diễn ra suốt ngày đêm. Tại sông Hồng mỗi
khu vực trọng điểm có hàng trăm phương tiện bơm hút; hầu hết khơng có đăng ký, đăng
kiểm. Chính vì lý do trên và từ những kinh nghiệm trong thời gian công tác quản lý nhà
nước trong lĩnh vực thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, sự giúp đỡ của các
anh chị đồng nghiệp đi trước kết hợp với kiến thức đã học qua lớp bồi dưỡng quản lý
nhà nước ngạch chuyên viên trong thời gian qua đã giúp em mạnh dạn nghiên cứu chọn
“ Tình huống về xử lý hành vi khai thác cát trái phép ở
xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội” làm đề tài tiểu luận cuối khóa.
1.2. Mục tiêu của đề tài:
-Giúp cho bản thân rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống;
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biết pháp luật về khai thác khống sản, bảo vệ tài
ngun mơi trường và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tới cơ quan nhà
nước cấp cơ sở, cá nhân, tổ chức.
-

Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, vận dụng sáng tạo để xử lý vụ

việc “ thấu tình đạt lý” và mang lại hiệu quả cao;
2

Học viên thực hiện : Lê Thị Tâm


Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong
-Mục tiêu nữa đặt ra trong xử lý vụ việc mà em chọn làm đề tài tiểu luận cuối
khóa
là: Xử lý dứt điểm vụ việc vi phạm, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo lợi
ích của Nhà nước, cá nhân và tổ chức
1.3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:

Em đã sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.
1.4. Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Vụ việc này xảy ra tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
1.5. Bố cục của tiều luận: Gồm 3 phần.
Phần 1: Lời nói đầu…………………………………………… trang 2
Phần 2: Nội dung…………………………………………..…. trang 4
2.1. Mô tả tình huống ……………………………………..…… trang 4
2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống ……………………… trang 8
2.3. Phân tích ngun nhân và hậu quả ………………………
2.4.

Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết …

2.5.

Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã chọn ……...

Phần 3. Kết luận và kiến nghị ……………………………… Trang 20

3

Học viên thực hiện : Lê Thị Tâm


Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong
PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1. Mơ tả tình huống
Trước tình trạng khai thác cát bừa bãi đe dọa an toàn tới hệ thống đê sông Hồng
đoạn qua địa phận xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội và gây ơ nhiễm môi
trường, mất trật tự an ninh ảnh hưởng tới mơ trường và cuộc sống của các hộ gia đình

sống gần bờ sơng Hồng. Trong thời gian qua đã có nhiều phản ánh, kiến nghị được gửi
tới các cơ quan chức năng có thẩm quyền nhưng chưa giải quyết triệt để được tình trạng
khai thác trái cát trái phép trên. Cụ thể ngày 05/12/2014 Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thơn Hà Nội có Cơng văn số 2325/SNN-TL kiến nghị Sở Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội, Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín xem xét kiểm tra, đình chỉ việc
khai thác cát trên sông Hồng, tại địa bàn thôn Hồng Mai, xã Hồng Vân của huyện
Thường Tín do lo sợ việc khai thác cát sẽ ảnh hưởng đến hệ thống đê sông Hồng hiện
nay đang thi công do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn làm chủ đầu tư.
Ngày 14/4/2015 Sở Tư pháp nhận được Công văn số 279/UBND-NC của Ủy ban
nhân dân thành phố về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, thanh tra hoạt
động khai thác cát trên địa bàn Thành phố. Sau đó Giám đốc Sở Tư pháp có giao cho
phịng chun mơn là phòng kiểm tra và thi hành văn bản quy phạm pháp luật thực hiện.
Ngày 20/3/2015 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số
345/QĐ-UBND thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để tiến hành kiểm tra, xử lý tình
trạng khai thác cát trái phép ở sơng Hồng đoạn qua địa bàn Thành phố. Trong đó có giao
với Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên – Môi trường, Sở Nông Nghiệp và
Phát triển nông thôn, Công an Thành phố và các quận, huyện có liên quan khẩn trương
giải quyết dứt điểm tình trạng khai thác cát trái phép ở một số khu vực đáng báo động ở
các huyện như, Thường Tín, Ba Vì, Phúc Thọ.

4

Học viên thực hiện : Lê Thị Tâm


Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong
Qua nghiên cứu, tìm hiểu thực tế và qua các thông tin thu thập từ công tác quản
lý tài ngun khống sản trên địa bàn Thành phố, Đồn kiểm tra xác định trên địa bàn
xã Hồng Vân, Huyện Thường Tín hiện nay đang là điểm nóng về tình trạng khai thác

cát trái phép và tình trạng “ cát tặc” lộng hành diễn ra công khai. Nhiều tổ chức và cá
nhân ở khu vực này chưa được cấp phép khai thác khống sản và khu vực này do chính
quyền địa phương quản lý. Vì vậy, rất có thể đây là hành vi khai thác cát trái phép hoặc
có sự đồng ý của chính quyền địa phương, việc này là làm trái với quy định của Luật
Khoáng sản năm 2010 và Luật Đê điều ngày 29/11/2006.
Ngày 20/5/2015 Đoàn kiểm tra liên ngành của Thành phố đã phối hợp với Ủy ban
huyện Thường Tín tiến hành kiểm tra đột xuất khu vực khai thác cát đoạn qua thôn
Hồng Mai, xã Hồng Vân và phát hiện hộ gia đình ơng Nguyễn Minh Quang đang sử
dụng máy móc, phương tiện tiến hành khai thác cát. Đồn kiểm tra tiến hành của hộ ơng
Nguyễn Minh Quang và làm việc với Ủy ban nhân dân xã Hồng Vân để xác minh để
xác minh vụ việc. Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra liên ngành của Thành phố đã phát hiện
như sau:
- Ngày 5/1/2012, Ủy ban nhân dân xã Hồng Vân đã ký hợp đồng số 05/HĐ-TĐ cho
thuê bến bãi bồi sông để cho hộ ông Nguyễn Minh Quang là người dân tại địa
phương xã Hồng Vân được khai thác cát trên sông Hồng, thuộc địa phận thôn
Hồng Mai, xã Hồng Vân . Diện tích khai thác cát là 03 ha, dọc theo bờ sông
Hồng. Hộ ông Nguyễn Minh Quang có trách nhiệm hằng năm nộp vào ngân sách
Ủy ban nhân dân xã Hồng Vân với số tiền 20.000.000 đồng/ha/năm. Số tiền này
Ủy ban nhân dân xã Hồng Vân sẽ được sử dụng vào mục đích xây dựng các cơng
trình phúc lợi tại địa phương và
hỗ trợ một số gia đình chính sách của thơn Hồng Mai.
- Trong các năm qua, hộ ông Nguyễn Minh Quang vẫn khai thác cát tại khu vực
trên và đã thực hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký với Ủy ban nhân dân xã
Hồng Vân. Cụ thể, trong các năm 2012 đến năm 2014, hộ ông Nguyễn Minh
Quang đã nộp


5

Học viên thực hiện : Lê Thị Tâm



Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong
cho ngân sách Ủy ban nhân dân xã Hồng Vân với số tiền là 180.000.000 đồng, riêng
năm 2015 hộ ông Nguyễn Minh Quang mới nộp 30.000.000 đồng
- Hiện tại, hộ gia đình ơng Nguyễn Minh Quang vẫn đang khai thác cát bằng máy
đào, máy hút tại sông Hồng thuộc thôn Hồng Mai, xã Hồng Vân. Tuy nhiên ông
Nguyễn Minh Quang khơng có giấy phép khai thác khống sản do cơ quan có thẩm
quyền cấp phép, ơng Nguyễn Minh Quang chỉ xuất trình được hợp đồng số 05/HĐ-TĐ
về cho thuê bến bãi bồi sông do Ủy ban nhân dân xã Hồng Vân ký cho phép thuê, đồng
thời việc khai thác cát của hộ ông Nguyễn Minh Quang cũng gây sạt lở, ảnh hường mơi
trường tại khu vực khai thác. Đồn kiểm tra của Thành phố đã lập biên bản vụ việc và
ông Nguyễn Minh Quang đã ký xác nhận.
- Làm việc với Ủy ban nhân dân xã Hồng Vân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hồng
Vân cũng đã xác nhận có hợp đồng cho hộ ơng Nguyễn Minh Qung khai thác 03
ha trên sông Hồng, thuộc thôn Hồng Mai và theo hợp đồng ông Nguyễn Minh
Quang
phải nộp vào ngân sách xã 20.000.000 đồng/ha/năm để xây dựng các cơng trình phúc lợi
tại địa phương và hỗ trợ các gia đình chính sách tại thơn Hồng Mai. Việc này đã được
Hội đồng nhân dân xã Hồng Vân thông qua bằng Nghị quyết số 10/NQ/HĐND ngày
20/12/2011.
Qua trao đổi thông tin với Ủy ban nhân dân xã Hồng Vân, đại diện Đoàn kiểm tra
đã khẳng định, việc xã Hồng Vân cho phép hộ gia đình ơng Nguyễn Minh Quang khai
thác cát là trái quy định của Luật Khoáng sản, đồng thời việc thu vào ngân sách xã từ
hợp đồng cho khai thác cát với số tiền là 20.000.000đ/ha/năm là trái quy định của Luật
Ngân sách. Tại Khoản 2 Điều 82 Luật Khoáng sản năm 2010 có quy định: “ Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép thăm dị khống sản, Giấy phép khai thác khống sản
làm vật liệu xây dựng thơng thường, than bùn, khống sản tại cac khu vực có khống
sản nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố; Giấy phép
khai thác tận thu khoáng sản”.


6

Học viên thực hiện : Lê Thị Tâm


Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong
.Đồng

thời tại khoản 1, Điều 82 của Luật Khoáng sản 2010 có quy định: “Bộ Tài

ngun và Mơi trường cấp phép thăm dị khống sản, Giấy phép khai thác khoáng sản
khong thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.
Tại Điều 5 của Luật Khoáng sản 2010 quy định: “ 1. Địa phương nơi có khống
sản được khai thác được Nhà nước điều tiết khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng
sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà
nước.
2. Tổ chức cá nhân khai thác khống sản có trách nhiệm:
a) Hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng trong khai
thác khoáng sản và xây dựng cơng trình phúc lợi cho địa phương có khống sản được
khai thác theo quy định của pháp luật;
b) Kết hợp khai thác với xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ, phục hồi môi trường theo
dự án đầu tư khai thác khoáng sản; nếu gây thiệt hại đến hạ tầng kỹ thuật, cơng trình,
tài sản khác thì tùy theo mức độ thiệt hại phải có trách nhiệm sửa chữa, duy tu, xây
sựng mới hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Ưu tiên sử dụng lao động địa phương vào khai thác khống sản và các dịch vụ có
liên quan;
d) Cùng với chính quyền địa phương bảo đảm việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người
dân có đất bị thu hồi để khai thác khoáng sản.
3. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất bị thu hồi

để thực hiện dự án khai thác khoáng sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về
đất đai và các quy định khác có liên quan”.
Đồng thời, hiện nay Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã quy định mức đóng
góp để xây dựng cơ sở hạ tầng trong khai thác cát của các tổ chức, cá nhân là 4.000
đồng/m3cát, giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thu và điều tiết khoản quỹ này. Vì
vậy, Ủy ban nhân dân xã Hồng Vân thu tiền trong khai thác cát là trái các quy đinh trên.
Qua kiểm tra, Đoàn kiểm tra đã thấy có một số tổ chức, cá nhân vi phạm như sau:
7

Học viên thực hiện : Lê Thị Tâm


Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong
Việc Hội đồng nhân dân xã Hồng vân đã thông qua Nghị quyết
10/NQ/HĐND
ngày 20/12/2011 và Ủy ban nhân dân xã Hồng Vân đã ký hợp đồng số 05/HĐ-TĐ ngày
05/01/2012 cho hộ ông Nguyễn Minh Quang khai thác thác cát là trái quy định của Luật
Khoáng sản năm 2010
- Hộ gia đình ơng Nguyễn Minh Quang khai thác cát tại sơng Hồng, thuộc thơn
Hồng Mai, xã Hồng Vân khơng có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp là vi
phạm quy định của Luật Khoáng sản 2010, trong quá trình khai thác cát đã gây
sạt lở, ảnh hưởng đến môi trường là vi phạm các quy định của Luật Bảo vệ môi
trường.
Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn
Thành phố đã tiến hành khai thác cát không đúng quy định của pháp luật về khoáng sản,
đặc biệt là vi phạm các quy định về môi trường đã gây nhiều bức xúc cho nhân dân tại
một số địa phương trên địa bàn Thành phố. Trên sông Hồng qua địa bàn các quận,
huyện của Thành phố (Thường Tín, Ba Vì, Phúc Thọ, Mê Linh...) hầu hết xảy ra nạn
khai thác cát trái phép, nhiều đoạn sông đã bị sạt lở, ảnh hưởng đến đê điều, phá hủy đất
canh tác của dân. Việc này cũng bắt nguồn từ nhu cầu bức xúc về vật liệu xây dựng

trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, phần do thiếu hiểu biết về pháp luật của một
số người dân, đồng thời có sự bng lỏng quản lý, tiếp tay của chính quyền địa phương.
Trở lại vụ việc khai thác cát của hộ gia đình ơng Nguyễn Minh Quang tại sông
Hồng, được Hội đồng nhân dân xã Hồng Vân ra nghị quyết cho phép khai thác cát và
Ủy ban nhân dân xã Hồng Vân ký hợp đồng cho khai thác cát trái quy định. Vì vậy cần
phải xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm để đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật,
đồng thời tuyên truyền các quy định pháp luật về khai thác khoáng sản và bảo vệ môi
trường tới các cấp xã, phường đặc biệt là các quận huyện nơi đang diễn ra hoạt động
khai thác cát nói riêng và khai khác khống sản nói chung.
2.2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
Hoạt động khai thác cát trái phép diễn ra ở hầu hết các huyện trên địa bàn Thành
phố nơi sông Hồng chảy qua, mục đích khai thác cát để phục vụ xây dựng, tận thu
8


Học viên thực hiện : Lê Thị Tâm


Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong
nguồn tài nguyên có sẵn tại địa phương để khai thác tạo nguồn thu cho xã. Tuy nhiên về
góc độ quản lý nhà nước thì việc làm trên đã vi phạm các quy định về quản lý hoạt động
khoáng sản, vi phạm thẩm quyền, đặc biệt là việc khai thác cát trái phép không đúng
quy hoạch, không đúng quy trình sẽ gây nguy cơ sạt lở bờ sơng, các cơng trình thủy lợi,
đất canh tác sản xuất của dân, nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến tài sản,
tính mạng của người dân ở hai bờ sông khi mùa mưa lũ đến. Có thể xác định mục tiêu
chung để giải quyết tình huống này là:
- Mục tiêu đầu tiên cần đạt được khi giải quyết tình huống là giải quyết đúng và
hợp lý các sai phạm của tổ chức, cá nhân trong quá trình khai thác cát. Xác định
đây là
hiện tượng phổ biến nảy sinh trong lĩnh khai thác khoáng sản cụ thể là khai thác cát do

đó dẫn đến khơng ít bức xúc trong nhân dân do vậy cần được xử lý triệt để và kiến nghị
biện pháp giải quyết tình huống trên cơ sở các quy định của pháp luật về khống sản,
bảo vệ mơi trường.
- Mục tiêu thứ hai là : Xử lý tình huống góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa trong việc quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường
và bảo vệ đê điều: Đây là mục tiêu cơ bản nhất, bao trùm nhất để Đoàn kiểm tra
xử lý tình huống này. Để thực hiện được mục tiêu này, các cơ quan hành chính
Nhà nước và cán bộ, cơng chức hành chính có thẩm quyền giải quyết vụ việc phải
thực sự am hiểu chính sách, pháp luật về lĩnh vực tài ngun khống sản và bảo
vệ mơi trường, bảo vệ đê điều của Đảng và Nhà nước ta, nắm chắc các lý do thực
tế của tình huống để phân tích, lựa chọn quy phạm pháp luật và ra văn bản áp
dụng quy phạm pháp luật đúng đắn, đồng thời phải có biện pháp tổ chức thi hành
nghiêm chỉnh quyết định xử lý vi phạm. Tại khoản 2 Điều 81 Luật Khống sản
năm 2010 có quy định:
“ Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ
quyền hạn của mình có trách nhiệm:


9

Học viên thực hiện : Lê Thị Tâm


Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong
a) Giải quyết theo thẩm quyền cho thuê đất hoạt động khoáng sản, sử dụng hạ tầng kỹ
thuật và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động
khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật;
b) thực hiện các biện pháp bảo vệ mơi trường, khống sản chưa khai thác, tài nguyên
thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tựan toàn xã hội
tại khu vực có khống sản;

c) Báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp tình hình hoạt động khống sản trên
địa
bàn;
d) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản;
đ) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về khống sản theo thẩm quyền”.
Trong q trình giải quyết vụ việc phải bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng
của

nhà nước, xã hội, cá nhân và tổ chức đồng thời giải quyết hài hịa lợi ích kinh tế và lợi
ích xã hội giữa cơ quan nhà nước. Đây là mục tiêu được xác định nhằm đảm bảo cho
việc giải quyết vụ việc được hợp tình, hợp lý, giảm bớt nguy cơ người dân có thể khiếu
kiện vượt cấp, dẫn đến xảy ra các điểm nóng như các vụ việc tranh chấp về đất đai ở các
địa phương trong thời gian gần đây. Để thực hiện được mục tiêu này, các cơ quan và cán
bộ, công chức hành chính có thẩm quyền cần phải nghiên cứu các chính sách của Nhà
nước đối với người dân và địa phương nơi có mỏ khống sản; các quy định phân cấp
quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản cho địa phương các cấp, nhằm tuyên truyền
các quy định pháp luật về địa phương và nhân dân trong khu vực cùng phối hợp với cơ
quan nhà nước các cấp trong trong tác quản lý nhà nước về khống sản.
-

Đảm bảo tính khả thi của quyết định xử lý hành chính, các yêu cầu của cơ quan

cấp trên: Đây là yêu cầu đặt ra nhằm đảm bảo hiệu lực thực tế của quyết định giải quyết,
đảm bảo thi hành được quyết định trong thực tế. Điều này đỏi hỏi cán bộ, công chức có
thẩm quyền giải quyết phải điều tra, nghiên cứu toàn diện các quy định của pháp luật
liên quan đế hoạt động khống sản, cũng như tìm ra các ngun nhân khách quan, chủ
quan để từ đó đưa ra được giải pháp vừa hợp pháp, vừa hợp tình, hợp lý, có
10



Học viên thực hiện : Lê Thị Tâm


Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong
đầy đủ các phương tiện thực hiện và điều kiện để thực thi quyết định và phải đảm đúng
nguyên tắc, đúng thẩm quyền pháp luật.
Các mục tiêu trên có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau, không thể vì đạt
được mục tiêu này mà loại trừ mục tiêu khác. Trong đó, mục tiêu thứ nhất phải là mục
tiêu hàng đầu, bắt buộc phải thực hiện được.
2.3. Phân Tích nguyên nhân và hậu quả
2.3.1. Nguyên nhân của vụ việc:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc khai thác cát trái phép trên sông Hồng gây
sạt lở, ảnh hưởng môi trường, trong đó có thể xác định một số nguyên nhân khách quan
và chủ quan cơ bản sau:
- Nguyên nhân khách quan: Các nguyên nhân khách quan dẫn đến tình huống nêu
trên bao gồm các nguyên nhân xuất phát từ tính tất yếu của q trình xây dựng
nền kinh tế, nhu cầu vật liệu lớn trong khi đó tài nguyên khống sản sẵn có ở một
số địa phương. Thêm vào đó nhà nước chưa có những quy hoạch chặt chẽ để
quản lý tài
nguyên.
-

Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất: Do nhu cầu vật liệu xây dựng lớn, tài nguyên sẵn có, thêm vào đó
người dân chưa nhận thức pháp luật về khống sản, chưa được chính quyền địa phương
hướng dẫn cụ thể để lập hồ sơ khai thác theo quy định, nghĩ rằng việc khai thác đã được
Ủy ban nhân dân xã Hồng Vân cho phép là đủ.
Thứ hai: Do Ủy ban nhân dân xã Hồng Vân chưa nắm rõ các quy định của pháp
luật về khống sản. Trong đó cũng phải kể đến năng lực chuyên môn, tham mưu của cán

bộ, công chức cấp xã dẫn đến việc cho phép khai thác cát vượt thẩm quyền.
Thứ ba: Do sự thiếu quản lý, kiểm tra giám sát của Ủy ban nhân dân huyện
Thường Tín trong hoạt động khai thác khống sản đó là tài nguyên cát trên địa bàn
huyện

11

Học viên thực hiện : Lê Thị Tâm


Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong
Thứ tư: Do công tác tuyên truyền pháp luật về tài nguyên và môi trường chưa
được sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân.
2.3.2. Hậu quả của việc khai thác cát trái phép: Việc khai thác cát trái phép
trên đã gây ra một số hậu quả như sau:
- Ông Nguyễn Minh Quang đã khai thác cát trên sông Hồng khơng có giấy phép là
vi phạm pháp luật, khai thác cát đã gây sạt lở bờ sông, ảnh hưởng đến mơi trường
gây bất bình trong nhân dân.
-

Việc Ủy ban nhân dân xã Hồng Vân ký hợp đồng cho hộ ông Nguyễn Minh

Quang khai thác cát sẽ tạo tiền lệ cho một số người dân khác có thể làm theo hộ ông
Nguyễn Minh Quang đó là chỉ cần xin phép với Ủy ban nhân dân xã, không lập hồ sơ
xin phép khai thác cát trình cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định cua pháp
luật. Điều này sẽ rất nguy hiểm, bởi việc khai thác cát trái phép tràn lan, khơng đúng
quy hoạch, đúng quy trình khai thác cát sẽ gây các hiện xâm thực bờ sông, ảnh hưởng
trực tiếp đến sự an toàn người dân sống hai bờ sông và đê điều.
-


Niềm tin của nhân dân địa phương đối với chính sách pháp luật về khống sản

có thể bị ảnh hưởng, cho rằng các cơ quan nhà nước đã cấp phép khai thác cát cho hộ
ông Nguyễn Minh Quang đã gây sạt lở bờ sơng và việc đó đã được các cơ quan nhà
nước bao che, dung túng ông Nguyễn Minh Quang.
Tóm lại, có thể thấy rằng sự việc khai thác cát của ông Nguyễn Minh Quang tuy
đơn giản nhưng đã để lại những người tham gia trong cơng tác quản lý nhà nước về
khống sản nhiều suy nghĩ. Việc quản lý tài nguyên khoáng sản ở cấp cơ sở chưa được
chú trọng nhưng có sự vượt thẩm quyền để việc khai thác cát xảy ra trái luật và ảnh
hưởng mơi trường.
Tuy nhiên có những ngun nhân chủ quan và khách quan. Do vậy, cần thiết phải
có biện pháp giải quyết kịp thời, đúng đắn, đảm bảo đúng pháp luật, nhưng cũng phải
vừa có tính tun truyền, phổ biến pháp luật vừa hợp tình hợp lý để giải quyết vụ việc
trên.
12

Học viên thực hiện : Lê Thị Tâm


Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong
2.4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết
Sau vụ việc xảy ra, đoàn kiểm tra của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức
thảo luận, xem xét giải trình của Ủy ban nhân dân xã Hồng Vân và báo cáo của hộ ông
Nguyễn Minh Quang và căn cứ trên cơ sở quy định của pháp luật đề ra 03 phương án xử
lý là:
-

Phương án 1: Đình chỉ việc khai thác cát, tịch thu tang vật là xe đào,buộc buộc

khác phục vi phạm.

Phương án 2: Thu hồi hợp đồng ký cho khai thác cát số 01/HĐTĐ ngày
05/01/2012 của Ủy ban nhân dân xã Hồng Vân đã ký với hộ ông Nguyễn Minh Quang,
đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín kiểm điểm Ủy ban nhân dân xã Hồng Vân
về việc cho khai thác cát trái thẩm quyền, đề nghị Hội đồng nhân dân huyện Thường
Tín hủy bỏ Nghị quyết số 10/NQ/HĐND ngày 20/12/2011 của Hội đồng nhân dân xã
Hồng Vân.
- Phương án 3: Áp dụng cả 2 phương án xử lý 2 và 3 nêu trên.
Riêng về việc Ủy ban nhân dân xã Hồng Vân thu tiền từ khai thác cát của hộ ông
Nguyễn Minh Quang có thể thấy rằng đây là việc thu không đúng quy định của pháp
luật, tuy nhiên Ủy ban nhân dân xã Hồng Vân đã sử dụng các khoản tiền trên là đúng
mục đích, đúng tinh thần của Nghị quyết số 10/NQ/HĐND ngày 20/12/2011 của Hội
đồng nhân dân xã Hồng Vân Vì vậy, qua xem xét Đồn kiểm tra của Ủy ban Thành phố
đã nhắc nhở, đề nghị Ủy ban nhân dân xã Hồng Vân rút kinh nghiệm và không yêu cầu
Ủy ban nhân dân xã Hồng Vân nộp lại số tiền đã thu được vào ngân sách Nhà nước.
Đánh giá ưu, nhược điểm của phương án:
Nội
dung

Lợi thế

Phương

Việc đình chỉ việc khai thác cát của hộ

án 1

ơng Nguyễn Minh Quang là cần thiết là

Học viên thực hiện : Lê Thị Tâm



Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong
đúng pháp luật.

14

Học viên thực hiện : Lê Thị Tâm


Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong

Phương

Thu hồi hợp đồng ký cho khai thác cát

án 2

01/HĐ-TĐ ngày 02/01/2006 của Ủy ba

nhân dân xã Hồng Vân đã ký với hộ ôn
Nguyễn Minh Quang đề nghị Ủy ban

nhân dân huyện Thường Tín kiểm điểm
Ủy ban nhân dân xã Hồng Vân về việc
cho khai thác cát trái thẩm quyền, đề

nghị Hội đồng nhân dân huyện Thường
Tín hủy bỏ Nghị Quyết số

10/NQ/HĐND ngày 20/12/2011 của Hộ

đồng nhân dân xã Hồng Vân.
Phương án này là cần thiết, đúng Luật
Khoáng sản 2010, đúng quy định của,

Luật Tổ chức HĐND và UBND (khoản
4, Điều 25).

Học viên thực hiện : Lê Thị Tâm


Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong
Phương

Đây là phương án hội đủ nhiều điều kiện

án 3

đáp ứng được nhiều các mục tiêu, có tính
khả thi cao, giải quyết thấu lý đạt tình,
đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật.
Theo tôi chọn phương án xử lý này đó là:
- Đình chỉ việc khai thác cát: điều này là
cần thiết, đảm bảo đúng quy định của
pháp luật. Theo quy định của Luật
khống sản thì mọi tổ chức cá nhân khai
thác khống sản phải được cơ quan có
thẩm quyền cấp phép, hộ ông Nguyễn

Minh Quang được Ủy ban nhân dân xã
Hồng Vân cho phép khai thác cát là trái

luật.
- Buộc khắc phục vi phạm: yêu cầu hộ
ông Nguyễn Minh Quang khắc phục sạt
lở, tu bổ đê điều là đảm bảo theo đúng
quy định của Luật Khoáng sản 2010,
Luật Bảo vệ môi trường 2014 và Luật Đê
điều năm 2006.
- Thu hồi hợp đồng ký cho khai thác cát
số 05/HĐ-TĐ ngày 05/01/2012 của Ủy
ban nhân dân xã Hồng Vân đã ký với hộ
ơng Nguyễn Minh Quang. Luật Khống
sản đã quy định thẩm quyền cấp phép
khai thác vật liệu xây dựng thông thường

16

Học viên thực hiện : Lê Thị Tâm


Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong
(cát lịng sơng) là thuộc thẩm quyền của
ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thành phố
trực thuộc Trung ương. Ủy ban nhân dân
cấp xã đã ra hợp đồng cho khai thác cát
là vượt thẩm quyền, cần phải thu hồi,
hủy hợp đồng cho phép khai thác cát của
Uỷ ban nhân dân xã Hồng Vân.
- Đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Thường
Tín kiểm điểm Ủy ban nhân dân xã Hồng
Vân cho khai thác cát trái thẩm quyền là

đúng quy định về Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và ủy ban nhân dân
- Đề nghị Hội đồng nhân dân huyện
Thường Tín hủy bỏ Nghị quyết số

10/NQ/HĐND ngày 20/12/2011 của Hội
đồng nhân dân xã Hồng Vân: do Hội
đồng nhân dân xã Hồng Vân Nghị quyết
10/NQ/HĐND ngày 20/12/2011 cho hộ
ông Nguyễn Minh Quang khai thác cát là
vi phạm Luật Khoáng sản và Luật tổ
chức Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân. Vì vậy, theo tơi là
chọn phương án 3 là thích hợp nhất,
đảm bảo đúng luật và đạt được nhiều
mục tiêu đã đưa ra.
Sau khi phân tích lợi thế và hạn chế của các phương án Tác giả đi đến lựa
chọn phương án giải quyết thứ 3.
17

Học viên thực hiện : Lê Thị Tâm


Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong
2.5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã chọn
Căn cứ buổi làm việc của đoàn kiểm tra của Ủy ban nhân Thành phố Hà Nội ngày
20/5/2015 và từ những nhận xét, đề xuất biện pháp xứ lý tình huống nêu trên, cần triển
khai thực hiện những cơng việc sau:
1. u cầu hộ gia đình ơng Nguyễn Minh Quang chấm dứt ngay việc khai thác
cát trên sông Hồng thuộc địa phận thôn Hồng Mai, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín.

2. Trong thời hạn 30 ngày, hộ ơng Nguyễn Minh Quang phải khắc phục các sự cố
sạt lở, ảnh hưởng môi trường. Giao Ủy ban nhân dân xã Hồng Vân giám sát việc
thực hiện khắc phục vi phạm của hộ ơng Nguyễn Minh Quang và có báo cáo kết
quả cho Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín, và Đoàn kiểm tra liên ngành của
Thành phố
3. Đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ báo cáo Ủy
ban
nhân dân Thành phó để có văn bản chỉ đạo một số vụ việc như sau:
- Yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín chỉ đạo tổ chức kiểm điểm Ủy ban
nhân dân xã Hồng Vân và các cá nhân sai phạm trong việc cho phép hộ ông
Nguyễn
Minh Quang khai thác cát trái thẩm quyền, chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ ngày
Ủy ban nhân dân Thành phố ra văn bản.
- Đề nghị hội đồng nhân dân huyện Thường Tín tổ chức hủy bỏ Nghị quyết Nghị
Quyết số 10/NQ/HĐND ngày 20/12/2011 của Hội đồng nhân dân xã Hồng Vân
- Yêu cầu Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín; Ủy ban nhân dân xã Hồng Vân
thực hiện các quy định được quy định tại 2 Điều 81 Luật Khoáng sản năm 2010
như
sau:
+

Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài ngun khống sản, mơi trường;

bảo đảm an ninh, trật tự xã hội tại các khu vực có khống sản.
+

Giải quyết theo thẩm quyền các thủ tục giao đất, cho thuê đất, sử dụng cơ sở hạ

tầng và các vấn đề lác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được pháp thăm dò, khai thác,
chế biến khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật.



18

Học viên thực hiện : Lê Thị Tâm


Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong
+

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; kiểm tra, giám giám

sát và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Có thể khái quát công việc theo bảng kế hoạch như sau:
STT

Nội dung công việc

Bước

Lập biên bản và đình chỉ hoạt

1

động khai thác cát

2

Ra Quyết định xử phạt vi phạm
hành chính


3

u cầu hộ ơng Quang khác
phục hậu quả

4

Báo cáo Thành phố và tham
mưu giúp Thành phố phương án
xử lý đối với UBND và HĐND
xã Hồng Vân

5

Yêu cầu UBND xã Hồng Vân
kiểm điểm rút kinh nghiệm

6

Đề nghị Hủy bỏ Nghị quyết trái
pháp luật của HĐND xã Hồng
vân

19

Học viên thực hiện : Lê Thị Tâm


Lớp Chuyên viên K3A.2015 Trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tình huống đã nêu trên là tình huống có thật, đang được các cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền giải quyết. Việc giải quyết theo phương án đã được cho sẽ chuyển biến
tích cực nhận thức pháp luật về tài nguyên và môi trường ở cấp cơ sở, cụ thể là trên địa
bàn xã Hồng Vân, huyện Thương Tín. Đồng thời, qua nghiên cứu vụ việc trên và tình
hình tại địa phương, để quản lý nhà nước tốt về tài nguyên và môi trường em xin nêu
một số vấn đề kiến nghị như sau:
Thứ nhất, về mặt thể chế, chính sách: Cần hồn thiện hơn các quy định của pháp
luật về quản lý tài ngun khống sản trong đó có tài ngun khác, loại tài nguyên lộ
thiên được phân bố nhiều ở các con sông lớn ở nước ta. đề nghị đơn giản hóa thủ tục
hành chính trong cơng tác cấp phép khai thác khống sản, đặc biệt là loại cát xây dựng
lịng sơng. Các thủ tục hành chính về cấp giấy phép khai thác cần được đơn giản và
công khai hơn nữa để người dân có điều kiện khai thác cát được tiếp cận và được đăng
ký cấp đúng thủ tục cấp phép theo quy định, tránh trình trạng người dân ngại thủ tục cấp
phép khai thác khoáng sản từ cơ quan quản lý nhà nước, mà chuyển sang lách luật, né
tránh dẫn đến vi phạm quy định pháp luật về tài nguyên khoáng sản.
Thứ hai về yếu tố con người: hiện nay cán bộ phục trách tài nguyên và môi
trường ở cấp xã còn chưa thiếu và còn phải kiêm nhiệm cùng một lúc nhiều nhiệm vụ
khác. Thêm vào đó trình độ và thực tiễn áp dụng pháp luật còn chưa cao nên trong việc
tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã đơi lúc cịn thiếu sót, khơng kịp thời. Với tình
hình phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, vấn đề tài nguyên và môi trường là
rất bức xúc, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 41-NQ-TW ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, cần thể
chế hóa Nghị quyết này thành các văn bản pháp luật, trong đó mục tiêu tăng cường nhân
lực về quản lý tài nguyên và môi trường phải được chú trọng, nâng cao, đảm bảo thực
hiện hiệu quả từ trung ương đến cơ sở.
20

Học viên thực hiện : Lê Thị Tâm



×