Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

xử lý tình huống bạo lực trong gia đình chị trần thị lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.9 KB, 21 trang )

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Gần đây, nhiều cuộc bạo hành gia đình xảy ra liên tục, hậu quả ngày
càng trở nên nghiêm trọng đã gây khơng ít bức xúc đối với dư luận xã hội.
Những phụ nữ tay yếu chân mềm bị chồng hành hạ, làm nhục đã không

biết cách để bảo vệ bản thân mình. Vì vậy, bạo lực gia đình đang là vấn đề được
dư luận quan tâm sâu sắc. Đây là một dạng tệ nạn xã hội gây hậu quả ở nhiều
mức độ lên đời sống gia đình và xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của
người dân. Trường hợp nhiêm trọng, bạo lực gia đình là tác nhân gây ra những
hậu quả tai hại về cuộc đời, nhân cách của con người, gián tiếp tạo nên mầm
mống các tệ nạn và tội phạm nguy hiểm khác trong xã hội.
Bạo lực trong gia đình tồn tại dưới nhiều hình thức, từ việc sử dụng sức
lực, vật dụng để đánh đập gây thương tích, tổn hại về thể xác cho đến dùng lời
nói nhục mạ, chửi mắng, đe dọa gây tổn thương về tâm lý và tinh thần của các
thành viên đều ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, tâm lý, tình cảm của mỗi cá
nhân.
Trên thực tế, hầu hết người dân chưa biết cách và có ít cơ hội tiếp cận với
các dịch vụ Công tác xã hội, họ thường cố gắng chịu đựng trong một thời gian
dài và không biết làm sao để thốt khỏi tình cảnh bị bạo lực, vì vậy cuộc sống
cảu họ dễ đi đến chỗ bế tắc và có những hành vi tiêu cực, thậm chí kéo dài sẽ
gây ra hậu quả vơ cùng nghiêm trọng...
Vì những lý do trên, trong phạm vi bài tiểu luận, em xin trình bày một
tình huống “Xử lý tình huống bạo lực trong gia đình chị Trần Thị Lan” thuộc
quản lý của Trung tâm Công tác xã hội Hà Nội, đơn vị trực thuộc Sở Lao động
Thương binh và Xã hội Hà Nội.
Em xin trân thành cảm ơn tất cả các thầy cô của Trường đào tạo cán bộ Lê
Hồng Phong đã nhiệt tình giảng dạy trong thời gian khóa học lớp bồi dưỡng
ngạch chuyên vừa qua. Do giới hạn về thời gian cũng như giới hạn về trình độ,
kinh nghiệm của bản thân nên bài tiểu luận của em khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô!


1


1.2 Mục tiêu của đề tài
Với đề tài này, em đề ra mục tiêu mơ tả được tình huống , phân tích được
những ngun nhân xảy ra tình huống đó, hậu quả của tình huống. Từ đó, đưa ra
được các phương án xử lý tình huống, chọn được phương án tối ưu nhất. Xây
dựng được kế hoạch và tổ chức thực hiện phương án tối ưu.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng trong bài tiểu luận đó là phương pháp so sánh,
phân tích và xử lý tình huống.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là Trung tâm Công tác xã hội Hà Nội - trực
thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội .
1.5 Bố cục của tiểu luận
Bố cục của bài tiểu luận bao gồm các phần sau:
Phần I: Lời mở đầu.
Phần II: Nội dung bài tiểu luận gồm các mục:
1.

Mô tả tình huống.

2.

Xác định mục tiêu giải quyết tình huống.

3.

Phân tích ngun nhân, hậu quả của tình huống.


4.

Xây dựng, phân tích và lựa chọn các phương án xử lý

tình huống.
5.

Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án tối ưu.

Phần III: Kết luận và kiến nghị

2


PHẦN II: NỘI DUNG
2.1 Mơ tả tình huống:
Sáng ngày 26 tháng 10 năm 2015 Phòng tư vấn và trợ giúp đối tượng của
Trung tâm Công tác xã hôi Hà nội có tiếp nhận trường hợp của chị Trần Thị Lan
– nạn nhân của bạo lực gia đình. Hồn cảnh gia đình chị Lan như sau:
Chồng: Lê Văn Sơn.
Tuổi: 35 tuổi
Quê quán: Thị trấn Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội
Nơi ở hiện nay: Kim Giang, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội
Nghề nghiệp: chủ tiệm cầm đồ
Trình độ văn hố:12/12
Vợ: Trần Thị Lan
Tuổi: 32 tuổi
Quê quán: Phú Châu, Ba Vì, Hà Nội.
Nghề nghiệp: Thợ trang điểm, làm móng.
Hồn cảnh gia đình : Do cùng q nên hai anh chị có cơ hội gặp gỡ và

quen nhau sau đó hai người kết hôn năm 2006. Sau khi kết hôn, bố mẹ anh Sơn
do làm kinh doanh nên có vốn, ơng bà hỗ trợ cho vợ chồng anh Sơn tiền vốn để
hai vợ chồng làm ăn kinh tế. Ngay sau đó, hai vợ chồng anh Sơn chuyển xuống
quận Hà Đông sinh sống và dùng tiền vốn để anh Sơn mở tiệm cầm đồ, còn chị
Lan quyết định đi học nghề làm thợ trang điểm và làm móng. Hiện nay hai vợ
chồng anh chị có 1 con trai 8 tuổi và 1 con gái 5 tuổi.
Bạo lực bắt đầu diễn ra từ năm 2012, cửa tiệm của Anh Sơn đến giai đoạn
làm ăn thua lỗ, vắng khách, khơng có lãi, khơng đủ bù vào chi phí phải bỏ ra,
nên dần dần anh Sơn chán nản, theo bạn bè ham chơi cờ bạc, rượu chè. Anh Sơn
không những không đưa tiền sinh hoạt cho chị Lan chăm lo cho gia đình và các
con mà cịn thường xun hỏi chị Lan đưa tiền cho mình. Một mình chị phải vất
vả lo kiếm tiền trang trải tồn bộ sinh hoạt cho gia đình và tiền cho chồng chơi
cờ bạc. Vì kinh tế khó khăn, cuộc sống ngày càng vất vả nên hai anh chị thường
3


xuyên cãi vã dẫn đến xô sát, cứ mỗi lần hai vợ chồng cãi nhau là anh Sơn lại sử
dụng vũ lực với chị Lan.
Anh Sơn thường xuyên uống rượu, chơi cờ bạc. Khi cần tiền thì về nhà và
địi tiền chị Lan, nếu chị khơng có tiền để đưa cho chồng thì anh ta đánh.
Thường thì cứ hàng tuần lại có một trận xung đột, có khi lâu hơn thì hai ba tuần
một lần. Anh Sơn vẫn yêu vợ yêu con nhưng cứ thua cờ bạc, uống rượu vào là
anh ta thượng cẳng chân hạ cẳng tay với chị Lan, chửi bới chị suốt ngày đi làm
mà khơng có tiền cho chồng, thậm chí cịn cho rằng chị mượn cớ đi làm để ngoại
tình và tỏ ra tức giận, ghen tng vơ cớ.
Hình thức bạo lực: Thể chất, tinh thần và kinh tế: Mỗi lần xung đột, anh
Sơn thường quát mắng, đe dọa, đánh vợ bằng cách tát vào mặt, đá vào mơng,
vào lưng, xương sườn, rồi nắm tóc xơ đẩy...Sau khi đánh xong thì anh ta chửi
bới, chì chiết rồi bỏ đi… Lần gần đây nhất, anh ta uống rượu say rồi về nhà đánh
vợ một trận nhừ tử, mặt mũi thâm tím, khiến vợ phải nhập viện.

2.2 Mục tiêu xử lý tình huống
-

Mục tiêu 1: Giải quyết vấn đề do tình huống đặt ra: Bạo lực gia đình với

phụ nữ, quyền con người, tính pháp lý của luật phịng chống bạo lực gia đình,
vai trị chính quyền và các tổ chức có liên quan,…
- Mục tiêu 2: Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa: cụ thể ở đây là hệ
thống pháp luật của Việt Nam về phịng chống bạo lực gia đình, quyền con
người,…
Bộ luật quốc tế về quyền con người ( Internationnal Bill of Human
Rights) bao gồm tuyên ngôn thế giới về nhân quyền và cac điều ước quốc tế
khác về quyền con người do Liên Hiệp Quốc ban hành đã xác lập một khung các
quyền con người cơ bản mà mọi thành viên trong gia đình nhân loại đều được
hưởng và được bảo vệ trong mọi hồn cảnh và mơi trường kể cả mơi trường gia
đình. Bạo lực gia đình là một trong các hành vi cấu thành sự vi phạm nhiều
quyền con người cơ bản cụ thể là:
Quyền Sống: Mọi người đều có quyền sống, quyền này được pháp luật
bảo vệ, không ai có thể bị tước đoạt mạng sống một cách vơ cớ.
4


Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm: không ai được
tự ý làm tổn hại đến thân thể, danh dự, nhận phẩm của người khác.
Quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật: theo quy định này mọi
người, bất kể sự khác biệt về giới tính, độ tuổi… đều có vị thế bình đẳng trước
pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng. Theo đó, quy định về
quyền này trong pháp luật quốc tế về quyền con người có ý nghĩa phịng, chống
bạo lực gia đình trước hết nảy sinh từ vị thế bất bình đẳng giữa kẻ có hành vi bạo
lực với người bị bạo lực mà thông thường là giữa nam giới và phụ nữ.

Quyền bình đẳng khơng bị phân biệt đối xử: Quyền này trở thành nền tảng
cho việc phòng, chống bạo lực gia đình, bởi lẽ bạo lực gia đình cơ bản có
ngun nhân từ sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới.
Căn cứ luật số 02/2007/ QH12 của Quốc Hội Luật phịng, chống bạo
lực gia đình. Luật này quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, hỗ trợ nạn
nhân bạo lực gia đình, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan tổ chức trong
phịng, chống bạo lực gia đình và xử lý vi phạm pháp luật về phịng, chống bạo
lực gia đình.
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên trong gia đình gây tổn hại
hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên
khác trong gia đình.
Điều 2 của luật này quy định về các hành vi bạo lực gia đình gồm có:
Hành hạ, ngược đãi đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức
khỏe tính mạng.
Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả
nghiêm trọng…
Điều 3 luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định về nguyên tắc phịng
chống bạo lực gia đình:
Kết hợp các biện pháp phịng, chống bạo lực gia đình , lấy phịng ngừa là
chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn hịa giải phù
hợp với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
5


Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện và ngăn chặn kịp thời theo quy
định của pháp luật.
Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ giúp đỡ kịp thời, phù hợp với điều
kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế xã hội của đất nước…
Phát huy vai trị trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan tổ chức trong việc

phịng, chống bạo lực gia đình.
Điều 4, luật này quy định: Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia
đình.
Tơn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng, chấm dứt ngay hành vi
bạo lực.
Chấp hành quyết định của cơ quan tổ chức có thẩm quyền.
Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị, chăm sóc trừ trường hợp nạn
nhân từ chối.
Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bị bạo lực gia đình khi có yêu cầu của
pháp luật.
Chương IV của luật này quy định trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ
quan tổ chức trong việc phịng, chống bạo lực gia đình.
Trên đây là một số căn cứ pháp lý mà theo học viên chọn lọc có thể áp
dụng để giải quyết tình huống bạo hành trong gia đình chị Lan. Tồn bộ những
điều khoản quy định trong luật này sẽ được áp dụng để phân tích tình huống của
gia đình chị Lan và cũng sử dụng làm căn cứ để xây dựng phương án giải quyết
tình huống của gia đình chị ở phần sau.
-Mục tiêu 3: Bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân
Dựa vào cơ sở lý luận trên ta nhận thấy rằng tình trạng bào hành ở gia
đình chị Lan khơng dừng lại ở phạm vi trong gia đình nữa mà vấn đề chị Lan
gặp phải hoàn toàn được pháp luật can thiệp và bảo vệ.
Anh Sơn không những thường xuyên mắng nhiếc chị Lan trong thời gian
dài, thậm chí cịn đánh chị đến mức phải nhập viện. Những hành động này của
anh Sơn đã xâm phạm đến cả thể xác và tinh thần của chị. Xét theo luật phòng

6


chống bạo hành gia đình thì anh Sơn đã và đang có hành vi bạo hành đối với chị
Lan.

Xét thấy mức độ và thời gian bạo hành của anh Sơn đối với chị Lan thì
vấn đề của anh chị cần được cơ quan chức năng can thiệp và chị Lan hồn tồn
có cơ sở để kiện anh Sơn ra tịa án địa phương.
2.3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả
* Nguyên Nhân:
Nguyên nhân chủ quan từ phía chị Lan và anh Sơn:
Về phía anh Sơn và chị Lan, Hai gia đình cùng trú tại huyện Ba Vì, Hà
Nội do vậy sự khác biệt về văn hóa sống là rất ít hoặc khơng có. Do vậy có thể
kết luận ngun nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa hai vợ chồng là do đặc điểm công
việc của hai người và do điều kiện kinh tế của gia đình.
Thứ nhất, trình độ học vấn của anh Sơn chỉ hết lớp 12, còn thiếu nhận
thức về những vấn đề pháp luật liên quan tới luật hơn nhân và gia đình, luật
phịng chống bạo lực gia đình. Việc bạo hành của anh Sơn với chị Lan khơng
cịn là vấn đề riêng của hai vợ chồng mà ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình và vi
phạm pháp luật.
Về phía anh Sơn: Sau khi kết hơn với chị Lan, anh làm ăn thua lỗ lại theo
bạn bè chơi cờ bạc và rượu chè, chi phí hàng ngày trong gia đình dựa phần lớn
vào khoản thu nhập từ cơng việc của chị Lan. Anh Sơn rơi vào cái vòng luẩn
quẩn, rượu chè cờ bạc, thiếu tiền lại về đòi chị Lan. Khi khơng được đáp ứng thì
có hành vi đánh đập chị Lan. Anh Sơn khơng nhận thấy mình sai và luôn cho
những hành vi chửi bới, mắng nhiếc, đánh chị Lan là điều đương nhiên, là quyền
của anh được làm với chị Lan – vợ anh.
Thứ hai, về phía chị Lan: Tình trạng cãi vã, anh Sơn đánh chị Lan sau
những lần rượu chè, thiếu tiền chơi cờ diễn ra và thời gian này đã kéo dài gần
bốn năm. Anh Sơn vẫn tiếp tục những hành vi sai trái của mình và chị Lan vẫn
tiếp tục sự chịu đựng. Chị vì hạnh phúc gia đình, vì con và thơng cảm cho chồng
trong thời gian khó khăn làm ăn thua lỗ… chị âm thầm chịu đựng và không hề

7



biết là chị hoàn toàn được pháp luật bảo vệ và chị được quyền yêu cầu anh Sơn
không được thực hiện những hành vi bạo lực đó với mình.
Nhưng thời gian gần đây những hành động của anh Sơn càng ngày càng
quá đáng, anh mượn rượu để chửi bới, đánh chị vơ cớ, thậm chí đánh chị tới mức
phải nhập viện. Chị Lan không chịu đựng được nữa và đã lên tiếng nhờ sự tư vấn
giúp đỡ của trung tâm Công tác xã hội Hà Nội. Nguyện vọng của chị vẫn muốn
giữ hạnh phúc gia đình, chị vẫn cịn tình cảm với anh Sơn, hơn nữa chị muốn giữ
lại hạnh phúc gia đình vì các con, chị mong các đồn thể tư vấn giúp đỡ để chị
chia sẻ với chồng, giúp chồng chị hiểu và thơng cảm cho hồn cảnh, cơng việc
và những khó khăn của chị, tu trí làm ăn và con chị có cuộc sống gia đình trọn
vẹn.
Ngun nhân khách quan:
- Kiến thức của một bộ phận dân cư về bạo lực gia đình cịn hạn chế.
u
cầu cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông pháp luật đặc biệt là cung
cấp những thông tin kiến thức về bạo lực gia đình để các chị em có điều kiện tiếp
cận, hiểu và nắm được vấn đề để phịng, tránh nguy cơ bạo hành gia đình trong
chính cuộc sống của họ. Thêm một nguyên nhân nữa cũng do nhận thức đó là
bản thân người phụ nữ bị bạo hành họ không cho đấy là hành vi vi phạm pháp
luật nên họ không nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Rào cản văn
hóa cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho chính quyền cơ sở và các
cơ quan liên quan vào cuộc can thiệp vấn đề bạo hành gia đình gặp nhiều khó
khăn.
-

Sự bất cập trong văn bản hệ thống pháp luật: mức độ răn đe chưa cao.

Đa phần các vụ việc được giải quyết trên phương diện nhắc nhở, khuyên bảo
nên tỷ lệ bạo hành tái phạm cao.

-

Sự thiếu sót của cơ quan tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước: không

phát hiện được vi phạm hoặc khi phát hiện xử lý thì hậu quả đã nghiêm trọng.
Trường hợp của chị Lan đã bị bạo hành nhiều năm mà khơng có sự can thiệp của
chính quyền, cơ quan tổ chức liên quan.

8


Có thể nói nguyên nhân dẫn đến hậu quả của tình huống này chủ yếu vẫn
là do bản thân anh Sơn và chị Lan khơng nhận thức đúng được hồn cảnh và
hành vi của mình. Do vậy muốn khắc phục tình trạng hiện tại chị Lan phải là
người chủ động lên tiếng để giữ lấy hạnh phúc gia đình, giải thốt cho mình.
* Hậu quả:
Về phía chị Lan:
Thiệt hại về mặt sức khỏe, tinh thần và kinh tế. Nếu tình trạng bạo hành
của anh Sơn đối với chị Lan vẫn tiếp diễn thì hạnh phúc gia đình anh chị sẽ
khơng được đảm bảo. Nguy cơ đi đến kết thúc hôn nhân là rất cao. Chị Lan sẽ
phải chịu cảnh bạo hành ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt thể chất và tinh thần
mà hạnh phúc gia đình cũng khơng có được do anh Sơn không hiểu được bản
chất của vấn đề. Gia đình tan vỡ kéo theo các con của chị sẽ khơng có một gia
đình n ấm, đầy đủ tình cảm. Hai con sẽ bị thiếu tình thương của cả cha và mẹ
ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.
Hậu quả về mặt xã hội:
Tình huống bạo hành ở gia đình nhà chị Lan là một trong những tình
huống khá điển hình của nạn bạo hành gia đình mà xưa nay vẫn được gọi dưới
vỏ bọc là “chuyện trong nhà”. Nó ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất trong
khoảng thời gian dài, tác động lớn đến tâm lý của người bị bạo hành. Cụ thể

trong tình huống là ảnh hưởng đến chị Lan, bị ảnh hưởng mặt sức khỏe, tâm lý
thậm chí có nguy cơ tan vỡ gia đình.
Nếu chính quyền cơ sở và các cơ quan liên quan khơng có biện pháp xử
lý, can thiệp cách khéo léo thì sẽ khơng giúp được anh Sơn, chị Lan và toàn bộ
người dân trong xã nhận thức được đúng đắn về vấn đề bạo hành gia đình, vấn
đề giới hiện nay trong xã hội, gây tình trạng mất ổn định trật tự xã hội.
Có thể nói bạo hành gia đình là một trong những hành vi lệch chuẩn mà
cần được nhận thức đúng. Do vậy một xã hội văn minh, một xã hội phát triển
trong tương lai hi vọng sẽ khơng cịn nạn bạo hành gia đình, đặc biệt phổ biến
như tình huống của chị Lan và anh Sơn.

9


2.4 Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
*Mục tiêu:
Giúp chị Lan giải quyết được vấn đề trong gia đình, thốt khỏi cảnh bạo
hành hiện tại.
Giải quyết vấn đề của chị Lan nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền
cũng như sức mạnh của các đơn vị đồn thể trong cơng tác quản lý nhà nước.
Giúp cho người dân trong xã nhận thức được rõ ràng các hành vi bạo lực
gia đình để họ từ nhận thức đi đến hành động không tái phạm nữa.
Nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp cho cán bộ công chức có liên quan tại
chính quyền.
Giải quyết tình huống bạo hành ở gia đình chị Lan góp phần đảm bảo
pháp chế, trật tự kỷ cương của cơ sở. Bởi bạo hành gia đình dưới nhiều hình
thức và dưới nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau đã và đang còn tồn tại rất nhiều
ở các gia đình trong xã hội. Nếu một trường hợp điển hình được giải quyết sẽ
giúp cho người dân có cơ hội hiểu rõ hơn vấn đề và nhận thức vấn đề bạo hành
một cách đúng đắn hơn, làm tăng thêm uy tín và trách nhiệm của chính quyền cơ

sở về vấn đề này.
Bạo hành gia đình thường xuyên diễn ra cũng do một phần ảnh hưởng bởi
yếu tố văn hóa. Với người phụ nữ thì quan điểm “ tam tòng tứ đức” còn rất nặng
nề và khuôn mẫu. Nghĩa là họ cho rằng phục tùng chồng và người đàn ơng trong
gia đình là điều tất nhiên người phụ nữ phải làm, thậm chí sự phục tùng đó là trái
với lẽ thường. Họ ln cam chịu, khơng dám nói lên ý trí, nguyện vọng và lý
tưởng sống của riêng mình mà chấp nhận cuộc sống phụ thuộc.
Do vậy thơng qua việc giải quyết tình huống bạo hành ở gia đình nhà chị
Lan giúp gửi thơng điệp đến những gia đình, những cá nhân đã và đang có hành
vi
bạo hành đối với người phụ nữ, người vợ trong gia đình rằng: phụ nữ
có tiếng
nói riêng của họ, họ có quyền được sống, quyền thể hiện bản thân và tất cả
những quyền ấy họ được pháp luật bảo vệ.

10


* Phương án 1: chị Lan làm đơn kiện anh Sơn vì tội bạo hành.
Căn cứ vào các quy định của điều luật số 02/2007/QH12 - Luật phòng,
chống bạo hành gia đình thì suốt khoảng thời gian gần hai năm qua anh Sơn liên
tục chửi mắng, lăng mạ và thậm chí đánh chị Lan, do vậy chị Lan hồn tồn có
cơ sở pháp lý để kiện anh Sơn. Nhưng xét về mặt tình thì đây là phương án
khơng phù hợp do:
Một là, chị Lan cịn tình cảm với anh Sơn, mục đích chị muốn đạt được
sau lần giải quyết này là làm sao để cuộc sống gia đình chị được cải thiện êm
ấm. Nếu chị Lan kiện anh Sơn về những hành vi bạo hành vừa qua thì tình cảm
của hai anh chị sau khi giải quyết sẽ khơng cịn được như xưa nữa và có thể việc
ly hơn sẽ xảy ra với anh chị. Đây là kết cục cả chị Lan và anh Sơn không mong
muốn. Hơn nữa hai bên gia đình cũng khơng ủng hộ chị khi lựa chọn phương án

giải quyết này. Minh chứng là những lần chị đưa con về quê cả hai bên đều động
viên chị quay về và khuyên nhủ chồng để hai vợ chồng lại có cuộc sống êm ấm.
Hai là, trong suốt khoảng thời gian gần bốn năm, mặc dù hai vợ chồng có
va chạm với nhau nhưng với gia đình hai bên anh Sơn đối xử khơng có vấn đề gì
và anh Sơn không bao giờ đánh con. Hay hiểu theo cách khác là phạm vi xung
đột chỉ mới dừng lại ở giữa hai vợ chồng. Chị Lan được gia đình bên nhà anh
Sơn rất thương yêu, quý mến và ngược lại bên gia đình chị Lan cũng khơng có
điều tiếng gì đối với anh Sơn. Do vậy việc chị Lan lựa chọn phương án giải
quyết làm đơn kiện anh Sơn sẽ khơng được các thành viên trong hai gia đình
ủng hộ.
Ba là, xét khung hình phạt hành vi bạo lực gia đình của anh Sơn đối với
chị Lan thì chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Với những hành vi
này anh Sơn chị bị xử phạt ở mức nhắc nhở cảnh cáo hoặc xử phạt hành chính
và mới mức phạt này thì khơng đủ mạnh để răn đe những hành vi của anh mà
cịn làm cho tình cảm vợ chồng của anh chị tồi tệ hơn.
Do vậy có thể nói phương án chị Lan làm đơn kiện hành vi bạo hành của
anh Sơn là phương án hợp lý nhưng khơng hợp tình.
Ưu điểm và hạn chế của phương án:
11


Ưu điểm: Tính răn đe cao, chấm dứt ngay được hành vi bạo hành của anh
Sơn đối với chị Lan. Có sức ảnh hưởng mạnh đến những trường hợp bạo hành
tương tự trên địa bàn phường, quận.
Hạn chế: Hợp lý nhưng khơng hợp tình. Nguy cơ hạnh phúc gia đình của
anh Sơn và chị Lan sẽ tan vỡ. Chị Lan sẽ phải chịu sức ép tâm lý từ nhiều phía
và khơng đạt được mục đích ban đầu đề ra, đó là giải quyết vấn đề để anh Sơn
điều chỉnh hành vi, chị Lan vẫn giữ được gia đình.
*Phương án 2: chị Lan nói chuyện với anh Sơn và nhờ sự can thiệp hỗ trợ
của hai bên gia đình.

Sử dụng phương án này chị Lan có thể tập hợp một cuộc họp gia đình có
sự tham gia của bố mẹ hai bên, các anh chị em những người có sức ảnh hưởng
đến anh Sơn, hoặc những người anh thường hay tâm sự trong gia đình. Trong
cuộc họp chị Lan trình bày với gia đình về tình trạng của hai vợ chồng và cũng
trình bày nguyện vọng của mình. Chị Lan nên cho mọi người biết về hành vi đối
xử của anh Sơn với mình để mọi người cùng phân tích và cho cả hai vợ chồng
chị những lời khuyên hữu ích.
Trong cuộc họp chị cũng phải khơi gợi cho anh Sơn chia sẻ hết những suy
nghĩ của mình và hướng giải quyết của anh. Chị Lan và các thành viên trong
cuộc họp luôn lấy mục tiêu chung của cuộc họp là cứu vẫn cuộc hôn nhân,
hướng cả hai anh chị nghĩ về tương lai của các con để đưa ra ý kiến và hướng
giải quyết cho phù hợp.
Hai vợ chồng nên đưa ra những thỏa thuận nhất định cho khoảng thời gian
sau này dựa trên nguyên tắc hai vợ chồng cùng có sự hy sinh cái tơi của mình để
cải thiện cuộc sống hơn nhân có thể như sau:
Về phía chị Lan, cũng phải hiểu và thơng cảm cho chồng mình. Thường
xuyên chia sẻ công việc của chồng, lắng nghe những suy nghĩ của anh để điều
chỉnh thời gian làm việc của mình để tạo niềm tin nơi anh. Chánh những tình
huống dễ gây hiểu lầm cho anh Sơn trong cơng việc.
Về phía anh Sơn, phải chấm dứt ngay tình trạng chửi mắng vợ mình. Anh
phải tin tưởng vợ, khơng mượn cớ say rượu để đánh chị Lan như trước nữa.
12


Trong cuộc họp này cả gia đình đều thống nhất một số quy định cụ thể
nếu anh Sơn hoặc chị Lan vi phạm sẽ như thế nào và yêu cầu cả hai anh chị phải
chấp nhận thực hiện quy định này nếu vi phạm.
Ưu điểm và hạn chế như sau:
Ưu điểm: vợ chồng chị Lan có thêm cơ hội để hiểu nhau và thêm một lần
lắng nghe ý kiến của nhau và cũng cho nhau thêm cơ hội để lắng nghe quan

điểm của mình về vấn đề đang xảy ra với anh chị. Tận dụng được nguồn lực là
lời khuyên của các thành viên trong gia đình giúp anh chị hiểu nhau và nhận
thức hành vi của mình sâu sắc hơn. Vấn đề gia đình anh chị được giải quyết êm
thấm không cần đến yếu tố pháp luật.
Hạn chế: Mất thời gian và phải lựa chọn thời điểm thích hợp thì mới áp
dụng được. Có thể mức độ răn đe không đủ mạnh để khiến anh Sơn thay đổi
hành vi của mình.
*Phương án 3: kết hợp tác động của gia đình và sự tham gia của các Đồn
thể, trợ giúp từ phía trung tâm cơng tác Xã hội Hà Nội.
Sử dụng phương án này tức là vẫn tổ chức họp gia đình như phương án 2
nhưng kết hợp với đó là những cuộc thăm hỏi, nói chuyện động viên của các cán
bộ các đồn thể chính trị xã hội ở địa phương như đại diện Hội Phụ nữ xã
phường, đại diện Trung tâm công tác Xã hội, Công an phường…. Các cán bộ
với tư cách là thành viên đến tư vấn cho anh Sơn về những hành vi của mình.
Đồng thời cũng gợi mở cho anh tiếp cận với Luật phịng, chống bạo lực gia đình
để cho anh nhận thấy những hành vi anh ứng xử với vợ là sai trái và cần điều
chỉnh. Nếu anh Sơn khơng có thái độ hợp tác và khơng thay đổi hành vi của
mình cần đưa ra những ví dụ điển hình hoặc có thể cho anh Sơniết chị Lan có
đơn kiện anh là pháp luật có thể can thiệp ngay trong trường hợp này.
Sau khi anh Sơn đã nhận thức được hành vi của mình nên khuyến khích
anh tham gia các phong trào tập thể ở phường, quận, các chương trình, chính
sách về lao động việc làm để thay đổi hành vi rượu chè cờ bạc, lô đề, tham gia
vào các hoạt động lành mạnh, tập trung vào làm ăn và quan tâm chăm sóc gia
đình.
13


Nếu kết quả tình cảm vợ chồng anh Sơn được cải thiện có thể nhờ anh chị
là nhân vật điển hình chia sẻ trong các buổi truyền thơng, tư vấn về bạo lực gia
đình ở địa bàn để mọi người hiểu thêm và có thêm kiến thức kỹ năng thực tế

trong việc nhận thức và phòng, chống bạo hành gia đình. Đây sẽ là biện pháp rất
hiệu quả trong cơng tác phịng ngừa mà các đồn thể nên áp dụng.
Ưu điểm và hạn chế của phương án:
Ưu điểm: Phạm vi giải quyết trên phương diện tình cảm, vừa có tính răn
đe lại vừa mềm dẻo tạo cơ hội cho anh Sơn sửa chữa những hành vi lệch chuẩn
của mình và hiểu được nguyên nhân của vấn đề giữa hai vợ chồng anh chị.
Giúp anh Sơn tiếp cận được với luật phịng, chống bạo hành gia đình và
nhân cơ hội này các đồn thể phát huy được vai trị của mình trong cơng tác hịa
giải, can thiệp kịp thời khi có bạo hành gia đình xảy ra.
Hạn chế: Yêu cầu sự khéo léo trong công tác ứng xử của cán bộ đến thăm
hỏi, giúp đỡ nhà anh Sơn để không bị mất lòng và giúp anh nhận thức đúng vấn
đề. Đồng thời, mất nhiều thời gian.
Tóm lại, xét mức độ ưu tiên của ba phương án đề xuất em nhận thấy
phương án thứ 3, tức là phương án kết hợp họp gia đình và sự tham gia góp ý
kiến của các đồn thể ở chính quyền địa phương là tối ưu nhất trong việc giải
quyết bạo hành ở gia đình nhà chị Lan. Phương án này vừa hợp tình, vừa hợp lý
lại có tính răn đe và sức lan tỏa cao. Vừa giúp gia đình chị Lan giải quyết được
vấn đề lại vừa có sức lan tỏa ảnh hưởng sâu rộng đến nhận thức của người dân
địa phương, giúp họ nhận thức đúng hơn về bạo hành gia đình để người dân có
những kiến thức và kỹ năng riêng, những kinh nghiệm nhất định để giải quyết
vấn đề gia đình của mình ở mức độ nào đó. Do vậy em sẽ chọn phương án này
để xây dựng kế hoạch can thiệp cho tình huống “Vụ việc bạo lực trong gia đình
chị Trần Thị Lan”.
2.5 Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn
Kế hoạch thực hiện phương án tối ưu “Xử lý tình huống bạo lực trong gia
đình chị Trần Thị Lan” – kết hợp giữa gia đình hai bên và các đồn thể, Trung
tâm Cơng tác xã hội Hà Nội.
14



Stt

Nội dung cơng việc

Gặp chị Lan nói chuyện để
nắm bắt lại vấn đề của gia
đình chị. Giúp chị hiểu ra vấn
1

đề mình đang bị bạo hành và
hợp tác với các cán bộ cùng
giải quyết vấn đề trong gia
đình chị.
Cùng chị Lan tìm hiểu những
văn bản hướng dẫn hoặc các
văn bản quy phạm pháp luật

2

liên quan, giúp chị hiểu rõ tình
trãng của mình có thể đưa ra
pháp luật nếu cần thiết.
Lên được kế hoạch chi tiết các
bước thực hiện và nội dung
cần đưa ra thuyết phục anh
Sơn. Lên danh sách các đơn vị

3

cá nhân và thành viên tham dự

cuộc họp. Liên hệ mời các
thành viên trogn gia đình tham
gia họp mặt,
Chuẩn bị họp chính thức: gặp
mặt và trình bày vấn đề và kế
hoạch thực hiện với gia đình

4

hai bên trước khi vào họp
chính. Nói chuyện với anh


Sơn để anh chuẩn bị tâm lý và
tham gia cuộc họp. Sau khi
thỏa luận trước với gia đình
xong thì mời anh Sơn vào
cuộc họp chính thức.
Tiến hành cuộc họp: Anh Sơn
được nghe tất cả đại diện các
bên tham gia góp ý kiến cho
hành vi hiện tại của anh, giúp
5 anh tiếp cận với các văn bản
quy phạm pháp luật để anh
hiểu những hành vi của mình
là sai, vi phạm pháp luật. Nếu
tiếp tục sẽ bị xử lý theo pháp
luật. Tư vấn sao để anh Sơn
tham gia các hoạt động cộng
đồng thay cho hành vi cờ bạc

rượu chè
Kêt thúc buổi họp và đánh giá
kết quả của cuộc họp. Mục
đích đạt được: anh Sơn nhất trí
với thỏa thuận đưa ra, dừng
6 các hành vi bạo hành, tham
gai các hoạt động hỗ trợ việc
làm và hoạt động cồng đồng
khác tại địa phương, sửa thói
quen cũ, cùng chia sẻ khó
khăn với chị Lan.

16


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
*Kiến nghị:
- Đối với Đảng và Nhà nước:
Cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp uỷ Đảng, chính
quyền đối với cơng tác phịng, chống bạo lực gia đình. Thường xuyên kiểm tra,
đánh giá tình hình thực hiện pháp luật, chính sách về phịng, chống bạo lực gia
đình; xử lý kịp thời các hành vi bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật; tổ
chức các đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra theo chuyên đề về phòng, chống bạo
lực gia đình. Đưa mục tiêu về phịng, chống bạo lực gia đình vào kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội hàng năm ở cấp Trung ương và địa phương; xây dựng và
thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành phù hợp trong cơng tác phịng, chống bạo
lực gia đình. Nghiên cứu việc hình thành mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện
viên phịng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở. Đánh giá các mơ hình phịng, chống
bạo lực gia đình; nghiên cứu chuyển các mơ hình hoạt động có hiệu quả thành
nhiệm vụ thường xuyên. Biểu dương, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích

xuất sắc trong cơng tác phịng, chống bạo lực gia đình. Xây dựng và đưa vào sử
dụng cơ sở dữ liệu về gia đình, phịng, chống bạo lực gia đình.
- Đối với các cơ quan chức năng:
Phối hợp với các cấp, các ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền nâng cao
nhận thức của cán bộ, nhân dân, phụ nữ về gia đình và phịng chống bạo lực gia
đình.
Các cấp, các ngành tăng cường hoạt động tuyên truyền về giới và bình
đẳng giới, kiến thức phịng chống bạo lực gia đình, Luật phịng chống bạo lực
gia đình, Luật hơn nhân gia đình và các chun đề liên quan đến phịng chống
bạo lực gia đình với nhiều nội dung và hình thức phong phú: Tập huấn chuyên
đề, hội thảo, toạ đàm, sinh hoạt nhóm, sinh hoạt câu lạc bộ, giao lưu văn nghệ,
mít tinh và tun truyền trên các phương tiện thơng tin đại chúng.
Tích cực tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng về phịng chống bạo lực gia
đình cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của các Ban, ngành, đoàn thể
các cấp, đặc biệt là báo cáo viên, tuyên truyền viên của Hội phụ nữ.
17


Lồng ghép tun truyền phịng chống bạo lực gia đình vào các hoạt động
của các Ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, tuyên truyền tại các cuộc họp
tổ dân phố, họp thơn, xóm, các đồn thể.
Tăng cường các biện pháp giám sát việc thực hiện pháp luật về phịng
chống bạo lực gia đình tại các địa phương. Nắm bắt kịp thời các vụ bạo lực gia
đình xảy ra tại địa phương để can thiệp kịp thời, có thể thiết lập "đường dây
nóng" để nhận tin báo về các vụ bạo lực gia đình. Đẩy mạnh hoạt động tư vấn,
hòa giải của các tổ hòa giải, các tuyên truyền viên, cộng tác viên. Tăng cường tổ
chức hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý ở cơ sở.
Xây dựng các địa chỉ tin cậy, tuyên truyền để người dân biết dến các dịch
vụ của Trung tâm Công tác xã hội giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình. Cung cấp các
địa chỉ tin cậy ở cộng đồng là cá nhân, tổ chức có uy tín, có khả năng và tự

nguyện giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình tại cộng đồng dân cư. Các trung tâm
cứu giúp phụ nữ bị bạo lực tại địa phương nằm trong trạm y tế xã, phường, thị
trấn hoặc các bệnh viện của địa phương. Giao trách nhiệm cho các cán bộ y tế có
trách nhiệm chữa trị vết thương cho nạn nhân, các cán bộ y tế khơng được có
thái độ kỳ thị, gây khó khăn đối với nạn nhân bị bạo lực gia đình.
Áp dụng các biện pháp giáo dục tại cộng đồng dân cư. tổ chức họp, phê
bình, góp ý đối tượng gây bạo lực gia đình. Đối tượng bị góp ý, phê bình là
người từ đủ 16 tuổi trở lên có hành vi bạo lực gia đình đã được tổ hịa giải ở cơ
sở hòa giải nhiều lần mà vẫn tiếp tục có hành vi bạo lực. Xử lý nghiêm người có
hành vi vi phạm pháp luật về phịng chống bạo lực gia đình, tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo luật định.

18


*Kết luận:
Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu quả
nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, nó làm hạn chế sự tham gia
của họ vào đời sống cộng đồng, không chỉ gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho
bản thân phụ nữ mà còn với cả trẻ em, gia đình, tồn xã hội và vi phạm nghiêm
trọng các quyền con người.
Nhiều thập kỷ qua, cùng với các chủ trương phát triển kinh tế, chính trị,
an sinh xã hội Nhà nước và nhiều cấp ở địa phương chú trọng; vấn đề phụ nữ,
giới và bình đẳng giới. Nhiều phụ nữ nay được tín nhiệm, đề cử vào nhiều vị trí
quan trọng trong chính quyền và xã hội. Theo Ủy ban về Các vấn đề xã hội của
Quốc hội, nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình là do tư tưởng bất bình đẳng
giới, lối xử sự gia trưởng từng tồn tại dai dẳng ở nước ta. Từ lâu nay, chế độ phụ
hệ, tư tưởng trọng nam, khinh nữ kéo theo sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam
giới. Trước đây, người phụ nữ bị hành hạ do sống phụ thuộc chủ yếu vào chồng.

Khi nền kinh tế thị trường, vai trị của phụ nữ có nhiều thay đổi và thành đạt hơn
chồng thế nhưng họ vẫn bị chồng ngược đãi.
Mặc dù ở nước ta Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã có hiệu lực từ
tháng 7-2008 nhưng hiện tượng bạo lực vẫn chưa thuyên giảm. Làm thế nào để
đưa luật vào cuộc sống, ngăn chặn được tình trạng bạo lực gia đình. Ðiều đáng
quan tâm nữa là một số nạn nhân của bạo lực gia đình có tâm lý cam chịu, khơng
muốn tố cáo, sợ vạch áo cho người xem lưng. Nhiều vụ bạo lực gia đình gây hậu
quả nghiêm trọng nhưng hình phạt dường như cịn q nhẹ. Vì vậy tính phịng
ngừa răn đe hạn chế.
Phịng, chống bạo lực gia đình phải được kết hợp đồng bộ với nhiều giải
pháp, song lấy phòng ngừa là chính; cần chú trọng trước hết là cơng tác tun
truyền, giáo dục về gia đình và làm tốt cơng tác tư vấn hịa giải và đi đơi với
phịng, chống tệ nạn xã hội. Làm tốt công tác tuyên truyền sẽ giúp thay đổi nhận
thức, hành vi trong ứng xử về gia đình, từ đó dần xóa bỏ bạo lực gia đình, đề cao
truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.

19


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật số 02/2007 QH12 về Phịng, chống bạo lực gia đình.
2. Quyết định số 215/QĐ-TTg, ngày 06/02/2014 phê duyệt Chương trình
hành động quốc gia về phịng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020.
3. Nghị định Chính Phủ sơ 08/2009/NĐ – CP, quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của luật phịng, chống bạo lực gia đình.
4. Quyết định số 2879/QĐ-BVHTTDL ngày 27/6/2008 của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch về việc triển khai mơ hình can thiệp phịng, chống
bạo lực gia đình trên tồn quốc.
5. Thơng tư số 02/2010/TT-BVHTTDL ngày 16/3/2010 của Bộ văn hóa,
thể thao và Du lịch quy định chi tiết về thủ tục đăng ký hoạt động; giải thể

cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; cơ sở tư vấn về phịng, chống bạo
lực gia đình; tiêu chuẩn của nhân viên tư vấn; cấp thẻ nhân viên tư vấn;
chứng nhận nghiệp vụ chăm sóc, tư vấn và tập huấn phịng, chống bạo lực
gia đình.
6. Bạo lực gia đình, một sự sai lệch giá trị, (Lê Thị Quý, Đặng Vũ Cảnh
Linh, 2007)
7. Gia đình học, (Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý)

20


MỤC LỤC
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
1.1

Lý do chọn đề tài

1.2

Mục tiêu của đề tài

1.3 Phương pháp nghiên cứu
1.4

Phạm vi nghiên cứu

1.5

Bố cục của tiểu luận


PHẦN II: NỘI DUNG
2.1 Mô tả tình huống
2.2 Mục tiêu xử lý tình huống
2.3 Phân tích nguyên nhân và hậu quả
2.4 Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
2.5

Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

21



×