Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Thế chấp quyền sử dụng đất ở của cá nhân, hộ gia đình để bảo đảm hợp đồng tín dụng ngân hàng theo pháp luật việt nam từ thực tiễn ngân hàng bảo việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.56 KB, 71 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG VĂN THỊNH

THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở CỦA CÁ NHÂN, HỘ
GIA ĐÌNH ĐỂ BẢO ĐẢM HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
NGÂN HÀNG BẢO VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

HÀ NỘI, 2020


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

HOÀNG VĂN THỊNH

THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở CỦA CÁ NHÂN, HỘ
GIA ĐÌNH ĐỂ BẢO ĐẢM HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
NGÂN HÀNG BẢO VIỆT
Ngành: Luật kinh tế
Mã số: 8 38 01 07

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC MINH

HÀ NỘI, 2020




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của
tôi. Các kết quả được nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc
rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và tính trung thực của luận
văn này.
Tác giả luận văn

Hoàng Văn Thịnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ
DỤNG ĐẤT Ở VÀ PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT Ở ĐỂ BẢO ĐẢM HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG .............. 5
1.1. Lý luận về thế chấp quyền sử dụng đất ở .......................................... 5
1.2. Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở ...................................... 12
1.3. Lược sử hình thành và phát triển của quy định thế chấp quyền sử
dụng đất ở tại Việt Nam .......................................................................... 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT Ở ĐỂ BẢO ĐẢM HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG VÀ
THỰC TIỄN TẠI NGÂN HÀNG BẢO VIỆT............................................ 22
2.1. Quy định pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở của cá nhân
và hộ gia đình để bảo đảm hợp đồng tín dụng. ....................................... 22
2.2. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về thế chấp quyền sử dụng
đất ở của cá nhân, hộ gia đình để bảo đảm hợp đồng tín dụng tại

Ngân hàng Bảo Việt ................................................................................ 40
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở TẠI VIỆT NAM ... 50
3.1. Yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền
sử dụng đất ở ........................................................................................... 50
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở ... 53
3.3. Giải pháp thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ............. 59
KẾT LUẬN .................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tặng vật tự nhiên dành cho loài người. Từ hàng nghìn năm
qua, đất đai đã được coi là tài nguyên đặc biệt của đất nước, bởi vai trị khơng
chỉ là nguồn lực chủ yếu để phát triển đất nước mà cịn là lãnh thổ vơ cùng
q giá và thiêng liêng của mỗi quốc gia, dân tộc. Ở nước ta, đất đai thuộc sở
hữu toàn dân và do Nhà nước là chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Cá nhân,
hộ gia đình được nhà nước giao đất, cho thuê đất với quyền chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt. Do đó, đất đai ngày càng có giá trị, dần trở thành vật bảo
đảm làm trung gian tài chính và là cầu nối để các tổ chức tín dụng luân
chuyển vốn cho nền kinh tế.
Hiện nay, các giao dịch dân sự đang rất phổ biến và không ngừng phát
triển bởi nhu cầu của con người đặc biệt là giao dịch liên quan đến thế chấp
quyền sử dụng đất để bảo đảm hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, khơng phải lúc
nào quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia giao dịch thế chấp tài sản
cũng được thực hiện một cách nghiêm túc. Nhằm khắc phục tình trạng trên,
pháp luật cho phép các bên có thể thỏa thuận các biện pháp bảo đảm trong
giao dịch dân sự, qua đó các bên có quyền sẽ được đảm bảo bằng tài sản của
bên có nghĩa vụ.

Một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phổ
biến nhất hiện nay là thế chấp quyền sử dụng đất ở. Biện pháp bảo đảm bằng
thế chấp quyền sử dụng đất được xem là một trong những biện pháp bảo đảm
phổ biến nhất hiện nay. Với xu thế phát triển của xã hội ngày nay, khi vay
mượn một số tiền lớn thì cần phải có một tài sản có giá trị lớn như quyền sử
dụng đất để bảo đảm cho khoản vay đó. Sở dĩ thế chấp quyền sử dụng đất ở
được sử dụng phổ biến bởi đất đai là tài sản có giá trị trong các giao dịch dân
sự, đặc biệt là đất ở do có giá trị tiềm năng lớn, dân số ngày càng tăng nhưng
đất ở thì khơng tự sinh ra vì thế lại càng làm tăng thêm giá trị của đất ở. Đối

1


với bên nhận thế chấp, đất ở là một tài sản cố định, ít hao mịn, giá chuyển
nhượng thường tăng trên thị trường bất động sản và quan trọng hơn cả đất ở là
tài sản có các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu. Đối với bên thế chấp thì việc
thế chấp quyền sử dụng đất đem lại quyền lợi cao hơn so với các hình thức
bảo đảm khác như: thế chấp quyền sử dụng đất chỉ giao giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất mà không phải giao đất do đó bên thế chấp vẫn có quyền
sử dụng mảnh đất và hưởng hoa lợi, lợi tức từ quyền sử dụng đất đã thế chấp.
Thế chấp quyền sử dụng đất được ghi nhận kể từ Bộ luật dân sự năm
1995. Theo đó, người sử dụng đất được phép thế chấp quyền sử dụng đất của
chính mình để bảo đảm cho khoản vay. Kể từ đó đến nay, quy định của pháp
luật về thế chấp quyền sử dụng đất ngày càng hoàn thiện qua các lần sửa đổi
bổ sung. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các
hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất còn tồn tại hạn chế nhất định dẫn đến
những rủi ro nhất định cho các chủ thể khi tham gia giao dịch xác lập giao
dịch thế chấp quyền sử dụng đất. Nhận thức được tầm quan trọng trong việc
bảo vệ quyền lợi của các chủ thể khi tham giao dịch thế chấp quyền sử dụng
đất. Tôi đã chọn đề tài “Thế chấp quyền sử dụng đất ở của cá nhân, hộ gia

đình để bảo đảm hợp đồng tín dụng ngân hàng theo pháp luật Việt Nam
từ thực tiễn Ngân hàng Bảo Việt”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thế chấp quyền sử dụng đất ở không phải là vấn đề mới. Vấn đề này đã
được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến như: các nghiên cứu của Tiến sỹ
Nguyễn Quang Hiển năm 2018 về : “Giao dịch bảo đảm trong hợp đồng tín
dụng” đăng trên tạp chí Tịa án nhân dân [25]; nghiên cứu của Thạc sỹ
Nguyễn Văn Điền năm 2019 về đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài
sản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng tín dụng ngân hàng” trên trang web
của Bộ Tư pháp [26]; nghiên cứu của Thạc sỹ Đoàn Thị Ngọc Hải về đề tài
“Hoàn thiện pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm ở nước ta hiện nay” [27]...

2


Những nghiên cứu này là nguồn tài liệu quý giá để tác giả có thể đưa ra được
những nhận định mới trong luận văn. Tuy nhiên thực tiễn áp dụng các quy
định của pháp luật trong việc thực hiện thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất
ở cịn có những hạn chế nhất định. Đặc biệt là thực tiễn khi áp dụng quy định
pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở một số tổ chức tín dụng hiện nay vẫn
cịn nhiều khó khăn, vướng mắc. Do đó, liên quan đến vấn đề về thế chấp
quyền sử dụng đất ở tác giả sẽ phân tích sau hơn về thế chấp quyền sử dụng
đất ở và những vướng mắc khi sử dụng quyền sử dụng đất ở.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài là từ những quy định của pháp luật về thế
chấp quyền sử dụng đất ở để phân tích, làm sáng tỏ những nhận định thực
trạng về thế chấp quyền sử dụng đất ở để bảo đảm hợp đồng tín dụng ngân
hàng. Từ đó đưa ra các kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện các quy định của
pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về thế

chấp quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng.
Phân tích những nội dung trong thế chấp quyền sử dụng đất ở để bảo
đảm hợp đồng tín dụng đồng thời đánh giá thực trạng việc thực hiện quy định
của pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng.
Cuối cùng là đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện pháp
luật thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm hợp đồng tín dụng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật liên quan đến
thế chấp quyền sử dụng đất ở, việc áp dụng quy định pháp luật về thế chấp
quyền sử dụng đất ở trên thực tế tại Ngân hàng Bảo Việt.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu việc thực hiện pháp luật liên
quan đến thế chấp quyền sử dụng đất trong phạm vi Luật đất đai 2013, Bộ luật dân
sự 2015… và các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực pháp luật liên quan đến thế

3


chấp quyền sử dụng đất đang có hiệu lực thi hành. Cùng với đó đi sâu vào nghiên
cứu những khó khăn vướng mắc khi áp dụng quy định tại Ngân hàng Bảo Việt.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của đề tài: Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp, tổng hợp, phân tích, đối chiếu,
so sánh, ...
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Luận văn đã phân tích và làm rõ những thay đổi phù
hợp với thực tiễn của pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở. Luận văn
cũng tập trung phân tích những điểm mới về thế chấp quyền sử dụng đất ở
theo quy định của pháp luật hiện hành.
Ý nghĩa thực tiến: Luận văn có đưa ra những giải pháp góp phần hồn

thiện quy định pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất góp phần đảm bảo an
toàn pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong giao dịch thế chấp
quyền sử dụng đất. Kết quả của đề tài có thể sử dụng tài liệu tham khảo hữu
ích cho việc nghiên cứu của các bạn sinh viên đang được đào tạo về luật, cũng
như những bạn đọc quan tâm vấn đề này có thêm tài liệu tham khảo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì luận
văn có kết cấu gồm 3 chương với nội dung nghiên cứu như sau:
Chương 1: Lý luận chung về thế chấp quyền sử dụng đất ở và pháp
luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở để bảo đảm hợp đồng tín dụng
ngân hàng
Chương 2: Thực trạng pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở
để bảo đảm hợp đồng tín dụng và thực tiễn tại Ngân hàng Bảo Việt
Chương 3: Kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thế chấp
quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

4


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở VÀ
PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở ĐỂ BẢO
ĐẢM HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1. Lý luận về thế chấp quyền sử dụng đất ở
1.1.1. Khái niệm về đất ở
Đất ở (Đất thổ cư) là một cách gọi của đất phi nông nghiệp nằm trong
khu dân cư, là loại đất cho phép ở, xây dựng nhà cửa, các cơng trình xây dựng
phục vụ đời sống xã hội, đất vườn ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa
đất thuộc khu dân cư đã được cơ quan nhà nước công nhận là đất ở.
Theo quy định tại Luật đất đai 2013 [16] thì đất ở thuộc nhóm đất phi

nơng nghiệp, bao gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị. Đây là loại đất
dùng để xây dựng nhà ở, xây dựng các cơng trình phục vụ cho đời sống; đất
vườn ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư (kể cả
trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận là đất ở.
Đất ở tại đô thị theo quy định tại Khoản 1 Điều 144: “Đất ở tại đô thị
bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống,
vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy
hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt”.
Đất ở tại nông thôn theo quy định tại khoản 1 Điều 143: “Đất ở do hộ
gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây
dựng các cơng trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc
khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây
dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt”. Loại đất này cũng có sự khác biệt so với đất ở đơ thị theo hạn mức,
thuế nhà đất, điều kiện xây dựng.
Theo Luật Đất đai 2013 “Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,

5


cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất” [16]
quy định hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được thực hiện quyền thế chấp
quyền sử dụng đất để vay vốn tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại
Việt Nam. Tuy nhiên, đối với đất thuê trả tiền hàng năm thì người sử dụng đất
chỉ được thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu mình gắn liền với đất thuê theo
quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 179 Luật Đất đai 2013 về “Quyền và nghĩa
vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất”.
Thời điểm để có thể mang quyền sử dụng đất thế chấp vay vốn ngân
hàng, theo quy định tại Luật Đất đai 2013 [16] là khi người sử dụng đất đã

được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đối với trường hợp chuyển đổi
quyền sử dụng đất nơng nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền
thế chấp sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất của nhà nước; trường
hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện
quyền thế chấp khi có đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Căn cứ theo Điều 168 Luật Đất đai 2013, nếu người sử dụng đất chậm thực
hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước thì
phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện việc thế chấp.
Ngoài quy định về thế chấp quyền sử dụng đất phải có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất như đã nêu ở trên, để thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn
ngân hàng, Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất phải có
thêm điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất khác gồm: đất đai khơng có tranh
chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và phải còn
thời hạn sử dụng đất (thế chấp trong hời hạn sử dụng đất).
Trong trường hợp trên đất có nhà ở, thì khi thế chấp cả quyền sử dụng
đất và quyền sở hữu nhà ở, còn phải tuân thủ điều kiện thế chấp nhà ở quy
định tại Luật nhà ở về điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch [21], cụ thể là
nhà ở phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

6


Luật Đất đai 2013 quy định việc thế chấp quyền sử dụng đất phải đăng
ký tại cơ quan đăng ký đất đai và sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào
sổ địa chính. [16]
1.1.2. Khái niệm về thế chấp quyền sử dụng đất ở
Như đã đề cập ở trên, người sử dụng đất được thực hiện các quyền
chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thừa kế, góp
vốn, thế chấp quyền sử dụng đất. Do đó, nếu người sử dụng đất ở đã được cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thì có thể được thực hiện thế chấp
quyền sử dụng đất ở tại ngân hàng.
Trước đây, đã từng có quan điểm về thế chấp quyền sử dụng đất ở là sự
thỏa thuận giữa các bên nhưng tuân theo các điều kiện, nội dung, hình thức
thế chấp quyền sử dụng đất được Bộ luật dân sự và Luật đất đai quy định.
Theo đó, bên sử dụng đất có quyền dùng quyền sử dụng đất ở của mình đi thế
chấp nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Bên thế chấp được tiếp
tục sử dụng đất của mình trong thời hạn thế chấp.
Về mặt khách quan, thế chấp quyền sử dụng đất ở là quy định của pháp
luật cho phép người có quyền sử dụng đất ở dùng quyền sử dụng đất ở nhằm
bảo đảm nghĩa vụ của mình trong quan hệ nghĩa vụ cụ thể nào đó.
Tuy nhiên, về mặt chủ quan thì thế chấp quyền sử dụng đất ở được hiểu
là sự thỏa thuận giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp nhằm đảm bảo cho
việc thực hiện nghĩa vụ. Ví dụ, bên vay trả tiền khơng đủ hoặc trả khơng đúng
thời hạn như đã thỏa thuận thì bên nhận thế chấp có quyền xử lý quyền sử
dụng đất ở theo thỏa thuận giữa hai bên hoặc theo quy định của pháp luật.
Trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì thế chấp là một
trong những biện pháp phổ biến và hiệu quả nhất. Theo quy định tại Bộ luật
dân sự 2015 đã đưa ra khái niệm về thế chấp tài sản: “Thế chấp tài sản là việc
một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là

7


bên nhận thế chấp)” [24].
Các chủ thể và phạm vi quyền sử dụng đất được quy định cụ thể trong
Luật đất đai 2013 nhằm khẳng định quyền thế chấp của người sử dụng đất.
Đây chính là cơ sở pháp lý rất quan trọng để Ngân hàng có thể nhận thế chấp
quyền sử dụng đất. Thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động tín dụng của

ngân hàng là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hoạt động tín
dụng của ngân hàng, ngân hàng với tư cách là bên cho vay sẽ thỏa thuận với
bên vay hoặc bên thứ ba sử dụng quyền sử dụng đất để làm tài sản thế chấp
cho khoản vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Chủ sử
dụng đất sẽ chuyển giao các giấy tờ pháp lý liên quan đến quyền sử dụng đất
cho ngân hàng để thực hiện thế chấp mà không cần phải chuyển giao thửa đất
đó cho ngân hàng.
Như vậy, thế chấp quyền sử dụng đất trong hoạt động cho vay của ngân
hàng là việc bên thế chấp (có thể là bên vay hoặc bên thứ ba) và bên nhận thế
chấp (tổ chức tín dụng) cùng nhau thỏa thuận dùng tài sản thế chấp là quyền
sử dụng đất của bên thế chấp để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ phát sinh trong
quan hệ tín dụng của tổ chức tín dụng.
1.1.3. Đặc điểm thế chấp quyền sử dụng đất ở để bảo đảm hợp đồng tín
dụng tại ngân hàng
Thứ nhất là đối tượng của việc thế chấp quyền sử dụng đất ở là “quyền
sử dụng đất ở”. Tuy khái niệm quyền sử dụng đất ở không được quy định cụ
thể trong văn bản pháp luật, nhưng về cơ bản đất đai cũng là một loại tài sản.
Do vậy, chủ thể sử dụng đất ở có quyền khai thác, được sử dụng để ở, hưởng
hoa lợi, lợi tức từ diện tích đất ở mà người đó đang sử dụng nên sẽ được phép
đem thế chấp tương tự như các loại tài sản khác. Thế chấp quyền sử dụng đất
ở giữa các bên phải dựa trên sự tự nguyện hay nói cách khác là phải có sự
thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí và ý chí đó phải phù hợp với ý chí của nhà
nước.

8


Thứ hai, thế chấp quyền sử dụng đất là một biện pháp bảo đảm. Khi
ngân hàng thực hiện cấp tín dụng, để có thể thu hồi được nợ đến hạn mà bên
vay khơng thực hiện đúng nghĩa vụ thì ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp

bảo đảm cho việc thực hiện các nghĩa vụ trả nợ. Quyền sử dụng đất là một
loại tài sản có giá trị lớn có thể được định giá bằng tiền, do đó, quyền sử dụng
đất có thể đáp ứng được điều kiện là một loại tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ trả
nợ. Thế chấp quyền sử dụng đất hiện nay là một biện pháp bảo đảm rất phổ
biến, khi đến hạn mà bên vay khơng thanh tốn được nghĩa vụ trả nợ thì ngân
hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu.
Thứ ba là thế chấp quyền sử dụng đất ở thì bên thế chấp khơng phải
chuyển giao tài sản thế chấp cho bên thế chấp. Bên thế chấp không phải
chuyển giao tài sản thế chấp quyền sử dụng đất ở mà bên thế chấp vẫn có
quyền khai thác, sử dụng tài sản thế chấp. Việc không chuyển giao tài sản
giúp cho bên thế chấp có thể sử dụng phục vụ mục đích kinh doanh sản xuất
để khơng làm giảm giá trị quyền sử dụng đất. Pháp luật quy định bên thế chấp
được tiếp tục sử dụng đất nhằm đảm bảo việc sử dụng đất có hiệu quả, tránh
tình trạng người nhận tài sản quản lý đất đai không tốt dẫn đến tổn thất về đất
đai, tài sản trong khi bên thế chấp có nhu cầu sử dụng đất thì khơng được
quản lý và sử dụng đất. Ngồi ra, việc thế chấp cũng khơng ảnh hưởng gì đến
quyền sử dụng đất, nên việc thiệt hại phải đền bù về cơ bản không xảy ra. Cả
bên thế chấp và bên nhận thế chấp đều khơng có thiệt hại làm ảnh hưởng đến
tài sản thế chấp.
Thứ tư, quy trình, thủ tục về thế chấp quyền sử dụng đất được pháp luật
quy định rất chặt chẽ. Quyền sử dụng đất là loại tài sản có giá trị lớn, do đó,
so với các loại tài sản thế chấp khác quyền sử dụng đất được pháp luật quy
định chặt chẽ và cụ thể hơn. Bộ luật dân sự và Luật đất đai quy định rất nhiều
vấn đề khi thực hiện quan hệ thế chấp quyền sử dụng đất như điều kiện thế
chấp quyền sử dụng đất, hình thức, quyền nghĩa vụ của các bên trong giao

9


dịch thế chấp... Ngồi ra, các trình tự thủ tục thế chấp quyền sử dụng đất cũng

phải tuân thủ những quy định riêng của từng ngân hàng. Mỗi ngân hàng có
những quy định riêng áp dụng đối với các giao dịch thế chấp quyền sử dụng
đất để phù hợp với hoạt động cho vay của từng ngân hàng. Tuy có những quy
định riêng nhưng về cơ bản các ngân hàng vẫn phải tuân thủ theo những
khuôn khổ pháp lý mà nhà nước đã ban hành.
1.1.4. Mối quan hệ giữa hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp quyền sử
dụng đất ở
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng là sự thỏa thuận
giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Sự thỏa thuận là sự thống nhất về mặt ý chí giữa các bên tham gia quan hệ
trong hợp đồng. Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng
(bên cho vay) với cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện do luật định (bên vay),
theo đó tổ chức tín dụng thỏa thuận ứng trước một khoản tiền cho bên vay sử
dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hồn trả cả gốc và lãi,
dựa trên sự tín nhiệm.
Hiện nay, khi thực hiện quan hệ thế chấp tại ngân hàng các bên sẽ ký
hợp đồng thế chấp để xác lập giao dịch thế chấp tài sản. Có thể thấy đối với
hợp đồng tín dụng có tài sản bảo đảm khi kí kết thì ln đi kèm với hợp đồng
thế chấp tài sản. Hợp đồng thế chấp tài sản có thể ký trước, sau hoặc cùng
thời điểm với hợp đồng tín dụng do pháp luật không quy định về thời điểm ký
hợp đồng thế chấp. Từ thời điểm hợp đồng thế chấp được giao kết, thì hợp
đồng tín dụng sẽ được xem là hợp đồng tín dụng có tài sản bảo đảm và khi đó
các bên mới bắt đầu phát sinh quyền, nghĩa vụ bảo đảm.
Hợp đồng thế chấp và hợp đồng tín dụng đi kèm với nhau và có hiệu
lực độc lập với nhau, có thể phụ thuộc hoặc khơng phụ thuộc vào hợp đồng
tín dụng. Mỗi loại hợp đồng sẽ tự phát sinh và chấm dứt hiệu lực khi thỏa
mãn điều kiện theo luật định mà không phải phụ thuộc vào hợp đồng còn lại.

10



Có thể nói hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp là những hợp đồng độc
lập và không phụ thuộc vào nhau. Sự độc lập về mặt hiệu lực được thể hiện
trong Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ như sau:
“Điều 15. Quan hệ giữa giao dịch bảo đảm và hợp đồng có nghĩa vụ
được bảo đảm:
1. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vơ hiệu mà các bên chưa thực hiện
hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần
hoặc tồn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm
khơng chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Giao dịch bảo đảm vơ hiệu khơng làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ
được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt
thực hiện mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm
chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ
được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm khơng chấm dứt, trừ trường hợp có thoả
thuận khác.
4. Giao dịch bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện không
làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả
thuận khác.
5. Trong trường hợp giao dịch bảo đảm không chấm dứt theo quy định tại
khoản 1 và khoản 3 Điều này thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản
bảo đảm để thanh tốn nghĩa vụ hồn trả của bên có nghĩa vụ đối với mình.”
Thứ nhất, trường hợp hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng thế chấp quyền
sử dụng đất bị vô hiệu hoặc đã có hiệu lực nhưng bị hủy bỏ bởi thỏa thuận của
các bên hoặc bởi đơn phương chấm dứt của một bên nhưng chưa được thực hiện
hợp đồng đó thì hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất chấm dứt.
Thứ hai, nếu hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng thế chấp quyền sử dụng
đất bị vơ hiệu hoặc đã có hiệu lực nhưng bị hủy bỏ bởi thỏa thuận của các bên


11


hoặc đơn phương chấm dứt của một bên nhưng đã được thực hiện một phần
hoặc tồn bộ thì hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất không đương nhiên chấm
dứt hiệu lực, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trong trường hợp này,
nếu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất không bị chấm dứt trong khi tổ chức
tín dụng đã giải ngân cho bên vay thì tổ chức tín dụng hồn tồn có quyền xử lý
quyền sử dụng đất đã thế chấp để thu hồi số tiền đã giải ngân cho bên vay.
Thứ ba, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất bị vô hiệu hoặc bị hủy bỏ
sẽ không làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng tín dụng, trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận khác.
Như vây, có thể khằng định hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp có
hiệu lực độc lập với nhau và không phụ thuộc vào nhau trừ trường hợp được
các bên trong giao dịch có thỏa thuận về hiệu lực của chúng.
1.2. Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở
1.2.1. Khái niệm pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở
Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở là một nội dung quan trọng
trong hệ thống pháp luật tại Việt Nam và nó cũng rất phổ biến trong đời sống
xã hội. Các quy định về quyền, nghĩa vụ, hiệu lực và thời điểm thực hiện
quyền thế chấp quyền sử dụng đất ở... các bên trong giao dịch dân sự có căn
cứ để xác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Ngồi ra, các quy
định đó cịn là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền xem xét đánh giá về tính
hợp pháp của các giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất mà các bên đã ký kết
với nhau từ đó làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp nếu xảy ra. Từ phân
tích trên, ta có thể đưa ra định nghĩa khái niệm pháp luật về thế chấp quyền sử
dụng đất ở như sau: Pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở là hệ thống
các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các
chủ thể liên quan đến việc thực hiện các giao dịch về thế chấp quyền sử
dụng đất ở nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ thế

chấp quyền sử dụng đất ở.

12


1.2.2. Cơ cấu pháp luật điều chỉnh thế chấp quyền sử dụng đất ở
Thứ nhất, việc thế chấp quyền sử dụng đất ở được điều chỉnh bởi rất
nhiều các lĩnh vực pháp luật khác nhau như: đất đai, dân sự, ngân hàng...
Pháp luật dân sự với tư cách là lĩnh vực pháp luật chung điều chỉnh các quan
hệ về tài sản mà ở đây là quyền sử dụng đất ở đã được xây dựng với những
nguyên lý chung và cơ bản nhất để tạo ra những bảo đảm và khả năng tối
thiểu cho giao dịch thế chấp tài sản nói chung và giao dịch thế chấp quyền sử
dụng đất ở nói riêng được vận hành một cách thống nhất.
Pháp luật đất đai là pháp luật chuyên ngành về quản lý và sử dụng đất,
vừa có nhiệm vụ cụ thể hóa những điều kiện, yêu cầu mang tính nguyên tắc
đã quy định trong pháp luật dân sự lại vừa cụ thể hóa những nội dung mang
tính đặc thù của đối tượng quyền sử dụng đất ở trong quan hệ thế chấp trên cơ
sở đảm bảo sự hài hòa và thống nhất giữa pháp luật chung và riêng, giữa
những nội dung mang tính chất nguyên tắc và những nội dung mang tính
chuyên biệt, cụ thể. Về cơ bản, pháp luật đất đai chủ yếu điều chỉnh những
nội dung trực tiếp liên quan đến điều kiện, phạm vi, cách thức thực hiện giao
dịch thế chấp quyền sử dụng đất nói chung và quyền sử dụng đất ở nói riêng.
Ngồi sự điều chỉnh của pháp luật dân sự, pháp luật đất đai quan hệ thế chấp
quyền sử dụng đất ở cũng được điều chỉnh trong lĩnh vực pháp luật tín dụng
ngân hàng. Điều này được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật như Luật
các tổ chức tín dụng 2010, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm,
Nghị định 102/2017/NÐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm...
Thứ hai, pháp luật điều chỉnh về thế chấp quyền sử dụng đất ở bao gồm
năm nhóm quy phạm sau: nhóm quy phạm pháp luật về chủ thể của quan hệ
thế chấp quyền sử dụng đất ở; nhóm quy phạm pháp luật về đối tượng điều

chỉnh thế chấp quyền sử dụng đất ở; nhóm quy phạm pháp luật về hình thức
của giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất ở; nhóm quy phạm pháp luật quy
định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ thế chấp quyền sử dụng

13


đất ở; nhóm quy phạm pháp luật về hiệu lực của giao dịch thế chấp quyền sử
dụng đất ở:
Nhóm thứ nhất, nhóm quy phạm pháp luật quy định về chủ thể của quan
hệ thế chấp quyền sử dụng đất ở: Với chủ thể của quan hệ thế chấp quyền sử
dụng đất ở là các bên trong quan hệ thế chấp tài sản, bao gồm bên thế chấp
và bên nhận thế chấp. Điều kiện trở thành chủ thể của giao dịch thế chấp
quyền sử dụng đất ở cũng chính là những điều kiện đối với chủ thể tham gia
giao dịch dân sự nói chung.
Bên thế chấp, khơng phải mọi chủ thể có quyền sử dụng đất đều được
quyền thế chấp quyền sử dụng đất mà do Nhà nước quyết định, phân bố, điều
chỉnh xác định quyền, nghĩa vụ của từng chủ thể đất. Ví dụ như quyền sử
dụng đất ở của cá nhân, hộ gia đình được nhà nước giao đất có thu tiền sử
dụng đất thì được quyền thế chấp để vay vốn còn quyền sử dụng đất của cơ
sở tơn giáo thì khơng được thế chấp.
Bên nhận thế chấp là những chủ thể có nguồn vốn và thực hiện hoạt
động cho vay đối với những chủ thể có nhu cầu vay mượn thơng qua việc
u cầu bên vay có tài sản bảo đảm cho nguồn vay. Hiện nay, chủ thể nhận
thế chấp thường là các tổ chức tín dụng trong nước và các tổ chức tín dụng
nước ngồi được phép hoạt động tại Việt Nam.
Nhóm thứ hai, nhóm quy phạm pháp luật về đối tượng điều chỉnh quan
hệ thế chấp quyền sử dụng đất ở. Đối tượng điều chỉnh quan hệ thế chấp
quyền sử dụng đất ở là quyền sử dụng đất ở. Ngoài ra, quyền sử dụng đất ở
cũng phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người sử dụng đất thông qua

các quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong những trường
hợp thế chấp quyền sử dụng đất ở nếu tài sản gắn liền với đất cũng thuộc
quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản
thế chấp, trừ trường hợp có những sự thỏa thuận khác. Việc thực hiện nghĩa

14


vụ trong quan hệ thế chấp là một biện pháp bảo đảm quan trọng đối với hợp
đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản.
Nhóm thứ ba, nhóm quy phạm pháp luật về hình thức của giao dịch thế
chấp quyền sử dụng đất ở. Theo quy định của luật đất đai 2013 [16] thì hình
thức của giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất ở hiện nay ở Việt Nam được
quy định phải thiết lập bằng văn bản, có cơng chứng, chứng thực và được
đăng ký giao dịch bảo đảm, nhằm bảo vệ cao nhất quyền và nghĩa vụ của các
bên tham gia giao kết. Đất ở là loại tài sản có giá trị lớn, ảnh hưởng sâu sắc
tới đời sống chủ thể sở hữu vì vậy hình thức giao dịch thế chấp quyền sử
dụng đất ở phải tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ để hạn chế tranh chấp. Với những
điều khoản rõ ràng được quy định trong giao dịch thế chấp quyền sử dụng
đất ở sẽ là căn cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan
hệ thế chấp quyền sử dụng đất. Ngồi ra, việc cơng chứng, chứng thực các
giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất còn là cơ sở pháp lý quan trọng để
chứng minh giao dịch đó được giao kết khách quan trên cơ sở sự thỏa thuận
tự nguyện giữa các bên trong quan hệ thế chấp và mọi nội dung thỏa thuận
trong giao dịch thế chấp đều không trái với các quy định của pháp luật và
đạo đức xã hội.
Nhóm thứ tư, nhóm quy phạm pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ
của các bên trong quan hệ thế chấp quyền sử dụng đất ở. Quyền và nghĩa vụ
của các chủ thể trong quan hệ thế chấp quyền sử dụng đất là những điều
khoản cơ bản của giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất ở, qua đó chỉ rõ các

lợi ích mà các bên đạt được và những nghĩa vụ phải thực hiện. Ví dụ: bên thế
chấp quyền sử dụng đất ở, có quyền được khai thác công dụng, hưởng hoa
lợi, lợi tức, đầu tư để làm tăng giá trị của đất trong thời gian thế chấp. Tuy
nhiên, bên thế chấp cũng phải có nghĩa vụ như: không được phá hoại hay để
người khác phá hoại hoặc lấn chiếm làm thay đổi diện tích quyền sử dụng
đất khiến giá trị tài sản thế chấp bị giảm; Bên nhận thế chấp có nghĩa vụ bảo

15


quản hồ sơ, giấy tờ về tài sản thế chấp, có nghĩa vụ trả các hồ sơ giấy tờ liên
quan đến quyền sử dụng đất cho bên thế chấp sau khi chấm dứt việc thế
chấp; có quyền xem xét, kiểm tra việc sự dụng và quản lý quá trình sử dụng
đất của bên thế chấp, yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực
trạng quyền sử dụng đất đang thế chấp; giữ giấy tờ liên quan đến quyền sử
dụng đất đang thế chấp trong các trường hợp có thỏa thuận, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác, có quyền xử lý tài sản thế chấp khi bên thế chấp
không thực hiện được nghĩa vụ đã thỏa thuận…
Nhóm thứ năm, nhóm quy phạm pháp luật về hiệu lực của giao dịch thế
chấp quyền sử dụng đất ở. Hiệu lực của giao dịch thế chấp quyền sử dụng
đất ở có thể hiểu đó là khoảng thời gian nhất định để giao dịch có giá trị bắt
buộc thực hiện với các bên tham gia trong giao dịch thế chấp. Hiệu lực của
giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất được tính từ thời điểm giao kết giao
dịch thế chấp, nghĩa là từ thời điểm giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp
cùng thỏa thuận các nội dung, đồng ý các điều, khoản và ký vào bản giao kết
thế chấp quyền sử dụng đất ở. Hiệu lực của giao dịch thế chấp quyền sử dụng
đất ở ghi nhận thời điểm mà các nội dung trong giao dịch thế chấp quyền sử
dụng đất ở bắt đầu được pháp luật công nhận và bảo vệ. Vì đất đai là một tài
sản đặc biệt nên pháp luật đã quy định giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất ở
có hiệu lực với Bên thứ ba kể từ thời điểm được đăng ký giao dịch bảo đảm để

bảo vệ quyền lợi của Bên nhận thế chấp trước các lợi ích của các cá nhân, tổ
chức khác có liên quan đến quyền sử dụng đất đã thế chấp.
1.3. Lược sử hình thành và phát triển của quy định thế chấp quyền sử
dụng đất ở tại Việt Nam
1.3.1. Giai đoạn từ năm 1980 đến trước khi ban hành Luật Đất đai năm 1993
Đất đai là tài nguyên có nguồn gốc tự nhiên và là tài sản quý giá của
con người, đất đai là nơi để con người sinh sống và tạo ra của cải vật chất để
duy trì sự sống. Do đó, từ lâu đất đai luôn là mối quan tâm của nhà nước. Ở

16


bất kì giai đoạn phát triển nào của đất nước, Đảng và Nhà nước ln có chính
sách cụ thể về đất đai thông qua các quy định trong Luật, Nghị định, Thông
tư... Từ năm 1980 đến nay nhà nước ta đã xác lập chế độ sở hữu toàn dân về
đất đai và chế định quyền sử dụng đất ra đời.
Năm 1980, Hiến pháp mới ở Việt Nam ra đời. Sự ra đời của Hiến pháp
1980 đã có quy định xóa bỏ các hình thức tư nhân về tư liệu sản xuất. Tại thời
điểm này, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, và
được khẳng định tại Hiến pháp 1980 [18] và tại điều 1 Luật đất đai năm 1987:
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý...”
Tại thời điểm này, Nhà nước đã tiến hành đổi mới, mở cửa cho sự ra
đời nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là bước
ngoặt quan trong đánh dấu sự đổi mới toàn diện trong đường lối phát triển
kinh tế đất nước. Tuy mở đường cho nền kinh tế thị trường phát triển nhưng
quan hệ đất đai vẫn chịu sự điều chỉnh của Luật đất đai 1987 nên nhà nước
chỉ quy định cụ thể những trường hợp được giao dịch chuyển nhượng quyền
sử dụng đất thì người dân ngồi quyền được khai thác cơng dụng và lợi ích từ
đất đai để phục vụ đời sống thì khơng có quyền giao dịch về quyền sử dụng
đất. Do đó trong giai đoạn này hoạt động thế chấp quyền sử dụng đất ở vẫn

chưa được pháp luật thừa nhận.
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1993 đến trước khi ban hành Luật Đất đai năm 2003
Từ năm 1992, nhà nước ta đã có nhiều thay đổi và hồn thiện về mọi
mặt của đời sống kinh tế, việc này đòi hỏi sự đổi mới quy định về đất đai theo
hướng mở để nhân dân có được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất một
cách đúng nghĩa. Sự ra đời của Hiến pháp 1992 và Luật đất đai 1993 đã đánh
dấu sự thay đổi lớn trong quan hệ hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất. Hiến
pháp 1992 quy định Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai, các tổ chức,
cá nhân được sử dụng đất ổn định và lâu dài. Ngoài ra, tại Luật đất đai 1993
quy định cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao đất có quyền được chuyển

17


nhượng, chuyển đổi, thế chấp, cho thuê, thừa kế quyền sử dụng đất.
Quy định tại Luật đất đai 1993 có thể nói là văn bản pháp luật đầu tiên
ghi nhận quy định người sử dụng đất hợp pháp có quyền được chuyển
nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp quyền sử dụng đất. Đây là quy định có
ý nghĩa quan trọng trong đời sống, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động sử
dụng đất hiệu quả. Việc thế chấp quyền sử dụng đất được quy định cụ thể tại
Luật đất đai 1993 theo đó, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất nông, lâm để
trồng rừng được thế chấp tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng của Nhà nước để
vay vốn sản xuất. Như vậy, tại thời điểm này Nhà nước vẫn chưa cho phép
các tổ chức kinh tế được thế chấp quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng.
Quyền thế chấp quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình đã được quy định
tuy nhiên quyền thế chấp vẫn còn bị hạn chế. Năm 1995 Bộ luật dân sự Việt
Nam được ban hành, tại phần 5 đã giành riêng để quy định cụ thể về việc
chuyển quyền sử dụng đất bao gồm các quy định về chủ thể, hình thức và nội
dung về việc chuyển quyền sử dụng đất, trong đó có quy định về thế chấp
quyền sử dụng đất.

Đến năm 1996, Nghị định 85-CP năm 1996 thi hành Pháp lệnh về
quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất đã ghi nhận về việc tổ chức được nhà nước giao đất có quyền thế
chấp để vay vốn sản xuất kinh doanh.
Sự ra đời của Luật đất đai 1993 được xem là bước tiến quan trọng trong
quy định về chính sách đất đai ở nước ta, riêng về thế chấp quyền sử dụng đất
được quy định khá rõ ràng và chi tiết. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng
của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập thế giới ngày càng mạnh mẽ đã
làm luật đất đai bộc lộ một số những hạn chế nhất định trong hoạt động điều
chỉnh các quan hệ về đất đai.
1.3.3. Giai đoạn từ năm 2003 đến khi ban hành Luật Đất đai mới năm 2013
Đến năm 2003, Luật đất đai 2003 ban hành dựa trên cơ sở kế thừa và

18


phát triển các quy định về đất đai, đặc biệt là những quy định về thế chấp
quyền sử dụng đất. Cũng trong giai đoạn này, Bộ luật dân sự 2005 ban hành
cũng đã có những quy định về thế chấp quyền sử dụng đất. Tuy luật đất đai
2003 đã thừa nhận và mở rộng thêm các giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất
nhưng thực tế việc thế chấp quyền sử dụng đất vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.
Cụ thể, việc quy định bắt buộc về mục đích của việc thế chấp quyền sử dụng
đất tại Điều 110 Luật đất đai 2003 quy định tổ chức kinh tế được Nhà nước
giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả khơng có nguồn
gốc từ ngân sách nhà nước thì có quyền thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử
dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng
được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn theo quy định của pháp luật.
Ngồi ra có quy đinh về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử
dụng đất khơng phải là đất th có quyền thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử
dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức

kinh tế hoặc cá nhân để vay vốn sản xuất, kinh doanh. Việc quy định như vậy
đã gây khơng ít khó khăn trong việc áp dụng các đối tượng tham gia vào quan
hệ thế chấp quyền sử dụng đất và làm giảm khả năng tiếp cận nguồn vốn của
cá nhân và hộ gia đình tại các tổ chức tín dụng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đồng thời khắc phục
những bất cập trên, Luật đất đai năm 2013 được ban hành đã loại bỏ việc xác
định mục đích trong các giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất của cá nhân,
hộ gia đình. Các chủ thể đáp ứng đủ các điều kiện thế chấp thì đều có thể thế
chấp quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế khác hoặc
của cá nhân khác theo quy định của pháp luật. Đây được xem là điểm mới và
tích cực trong quy định về thế chấp quyền sử dụng đất, đưa việc thế chấp
quyền sử dụng đất phù hợp hơn với thực tế phát triển của đất nước. Đến năm
2015 cùng với sự ra đời của Luật đất đai 2013, bộ luật dân sự năm 2015 ra
đời nhằm điều chỉnh các quan hệ pháp luật về dân sự trong đời sống được
hồn chỉnh hơn, trong đó có các quan hệ về quyền, nghĩa vụ của người sử

19


dụng đất và các quy định về thế chấp quyền sử dụng đất ở. Luật đất đai 2013
ra đời, đã khắc phục được những bất cập nói trên. Giờ đây, các chủ thể có
quyền sử dụng đất đáp ứng được đủ các điều kiện cần có đều có thể thế chấp
quyến sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt
Nam cũng như các tổ chức kinh tế khác hoặc các cá nhân khác theo quy định
của pháp luật. Đây chính là điểm mới và tích cực nhất trong việc quy định về
thế chấp quyền sử dụng đất. Các quy định tại Luật đất đai 2013 đã đưa việc
thế chấp trở về với đúng bản chất và ý nghĩa để phù hợp với quy định tại Bộ
luật dân sự 2015 và các quy định pháp luật ngân hàng hiện nay.

20



Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 của luận văn: Lý luận chung về thế chấp quyền sử
dụng đất ở và pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở để bảo đảm hợp
đồng tín dụng ngân hàng, có thể rút ra kết luận như sau:
Tác giả đã phân tích lý luận về thế chấp quyền sử dụng đất ở và pháp
luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở. Trong đó, làm rõ khái niệm về thế chấp
quyền sử dụng đất ở và đặc điểm pháp lý của việc thế chấp quyền sử dụng đất
cũng như phân tích những khái niệm về hiệu lực thế chấp quyền sử dụng đất.
Qua chương I, chúng ta có thể hiểu thế chấp quyền sử đất ở là sự thỏa thuận
giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp, theo đó bên thế chấp dùng quyền sử
dụng đất ở của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên nhận
thế chấp. Trong thời hạn thế chấp thì bên thế chấp có quyền khai thác, sử
dụng đất ở. Từ những phân tích đó, người đọc đã thấy được những nét cơ bản
nhất và làm tiền đề cho việc tìm hiểu những quy định của pháp luật về thế
chấp quyền sử dụng đất ở.
Tiếp theo, tác giả đã trình bày những lý luận về pháp luật thế chấp
quyền sử dụng đất ở. Cụ thể, pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất ở được
định nghĩa là hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ
phát sinh giữa các chủ thể liên quan đến việc thực hiện các giao dịch về thế
chấp quyền sử dụng đất ở nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các bên trong
quan hệ thế chấp quyền sử dụng đất ở. Ngoài ra, tác giả cịn trình bày về cơ
cấu pháp luật điều chỉnh của thế chấp quyền sử dụng đất ở với năm nhóm quy
phạm.
Cuối cùng là q trình hình thành quy định về thế chấp quyền sử dụng
đất ở theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chế định thế chấp quyền sử dụng
đất ở được hình thành từ rất sớm. Trải qua nhiều năm phát triển, quyền thế
chấp quyền sử dụng đất ở của cá nhân, hộ gia đình dần được phát triển quy
định cụ thể trong hệ thống pháp luật đất đai.


21


×