Tải bản đầy đủ (.docx) (365 trang)

luận án tiến sĩ thơ tống biệt trung đại việt nam thế kỷ XVIII XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 365 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HÁN THỊ THU HIỀN

THƠ TỐNG BIỆT TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
THẾ KỶ XVIII - XIX

Chuyên ngành

: Văn học Việt Nam

Mã số

: 9.22.01.21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. LÃ NHÂM THÌN

HÀ NỘI - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của GS.TS. Lã Nhâm Thìn. Các số liệu, kết quả nghiên cứu sử dụng trong
luận án là trung thực và chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào trước đó. Các
trích dẫn ý kiến của các nhà khoa học và nguồn tài liệu được thực hiện nghiêm chỉnh
theo đúng quy định chung. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên


cứu này.
Tác giả

Hán Thị Thu Hiền


ii

LỜI CẢM ƠN

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Lã Nhâm. Trong suốt quá trình
học tập và thực hiện luận án, tôi đã luôn nhận được sự hướng dẫn khoa học, sự khích
lệ, động viên tinh thần kịp thời của thầy để tơi hồn thành luận án này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, các cô trong tổ bộ môn Văn học
Việt Nam, Khoa Ngữ văn, Phòng Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, ủng hộ của tập thể lãnh đạo, cán
bộ giảng viên khoa Khoa học xã hội và Văn hóa du lịch, Trường Đại học Hùng Vương
đã tạo mọi điều kiện cho tơi được học tập và hồn thành luận án.
Cuối cùng, xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người thân và bạn bè đã
luôn động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hồn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng năm 2020
Tác giả luận án

Hán Thị Thu Hiền


iii

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................. 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 3
6. Cấu trúc luận án......................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
CỦA ĐỀ TÀI................................................................................................................ 6
1.1. Giới thuyết một số khái niệm............................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm “tống biệt”......................................................................................... 6
1.1.2. Khái niệm “thơ tống biệt”................................................................................... 7
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu............................................................................ 10
1.2.1. Những nghiên cứu chung về thơ tống biệt......................................................... 10
1.2.2. Những nghiên cứu về thơ tống biệt trung đại Việt Nam..................................... 14
1.3. Cơ sở lý thuyết của đề tài................................................................................... 26
1.3.1. Lý thuyết loại hình học...................................................................................... 26
1.3.2. Lý thuyết nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa............................................ 28
Tiểu kết Chương 1....................................................................................................... 31
CHƯƠNG 2 TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ THỐNG KÊ, PHÂN LOẠI THƠ
TỐNG BIỆT VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII - XIX.................................................... 32
2.1. Tiền đề hình thành thơ tống biệt Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX.....................32
2.1.1. Tiền đề lịch sử.................................................................................................... 32
2.1.2. Tiền đề văn hóa, tư tưởng.................................................................................. 36
2.1.3. Tiền đề văn học.................................................................................................. 41
2.2. Thống kê, phân loại thơ tống biệt Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX....................48
2.2.1. Tiêu chí khảo sát và kết quả thống kê................................................................ 48
2.2.2. Phân loại thơ tống biệt Việt Nam thế kỵ XVIII - XIX......................................... 49
Tiểu kết Chương 2....................................................................................................... 57



iv

CHƯƠNG 3 HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRỮ TÌNH VÀ BỨC TRANH HIỆN
THỰC MANG TÍNH THỜI SỰ TRONG THƠ TỐNG BIỆT VIỆT NAM THẾ
KỶ XVIII – XIX........................................................................................................ 58
3.1. Hình tượng nhân vật trữ tình............................................................................ 58
3.1.1. Hình tượng nhân vật trữ tình từ phương diện con người chức năng, phận vị....58
3.1.2. Hình tượng nhân vật trữ tình từ phương diện con người cá nhân.....................65
3.2. Bức tranh hiện thực mang tính thời sự............................................................. 84
3.2.1. Hiện thực ly tán và đời sống đói khổ của nhân dân........................................... 84
3.2.2. Hiện thực công cuộc mở mang, bảo vệ cương vực lãnh thổ..............................86
3.2.3. Hiện thực cuộc xâm lăng của thực dân Pháp.................................................... 90
Tiểu kết Chương 3....................................................................................................... 95
CHƯƠNG 4 NGHỆ THUẬT THƠ TỐNG BIỆT VIỆT NAM THẾ KỶ XVIII – XIX ..96

4.1. Tính kỷ sự và yếu tố tự sự trong thơ................................................................. 96
4.1.1. Tính kỵ sự.......................................................................................................... 96
4.1.2. Yếu tố tự sự...................................................................................................... 107
4.2. Không gian, thời gian nghệ thuật.................................................................... 108
4.2.1. Không gian nghệ thuật..................................................................................... 108
4.2.2. Thời gian nghệ thuật........................................................................................ 116
4.3. Ngôn ngữ nghệ thuật và thể loại...................................................................... 124
4.3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật........................................................................................ 124
4.3.2. Thể loại............................................................................................................ 140
Tiểu kết Chương 4................................................................................................... 147

KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 148
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN......................................................................................... 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 152
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Gặp gỡ và chia biệt vốn là quy luật bình thường của cuộc sống. Nhưng có lẽ
khi đã gặp gỡ và gắn bó thì khơng ai muốn phải chia xa. Mỗi cuộc chia tay đều mang
những dư vị riêng biệt. Có những cuộc chia tay tạm thời, có những cuộc tiễn biệt để
cách xa trong khoảng thời gian dài, cũng có những cuộc tống biệt là vĩnh biệt... Có
những cuộc chia ly ngậm ngùi gắn với dự cảm đầy âu lo, lại có những cuộc chia xa
mang lại nhiều hi vọng tốt đẹp cho tương lai... Vì thế, giây phút tiễn biệt là thời khắc
đặc biệt của cảm xúc bởi nó dồn nén nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Thời khắc
này cũng là lúc con người nhận ra và muốn thổ lộ hết những tâm sự thật nhất của lịng
mình. Như thế, dù trong hồn cảnh nào, lí do nào thì những cuộc tiễn đưa luôn khơi
gợi nhiều nỗi niềm của cả người đi và kẻ ở. Khoảnh khắc tiễn biệt với bộn bề tâm
trạng, cảm xúc sẽ ghi dấu ấn khó phai trong cuộc đời mỗi con người. Có lẽ vì thế mà
tống biệt ln là đề tài tìm được sự đồng điệu, khơi gợi cảm hứng sáng tác, có sức hấp
dẫn, hứa hẹn nhiều điều mới mẻ, thú vị với cả người sáng tác và người nghiên cứu.
1.2. Thơ ca Đơng Á có nhiều tác phẩm viết về đề tài tống biệt. Có những tác phẩm
đã trở thành kinh điển để mỗi khi nhắc đến chia tay, tiễn biệt mọi người đều nhớ tới như
Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Lí Bạch), Tống biệt (Vương
Duy), Tặng biệt (Đỗ Mục) hay Hoài thượng biệt hữu nhân (Trịnh Cốc)... Thơ tống biệt
một mặt thể hiện được tính quy phạm, tính trang nhã của văn học, mặt khác cũng phản
ánh sâu sắc đời sống tâm lý, văn hóa của người Đông Á. Nếu như người phương Tây với
loại hình văn hóa gốc du mục, thích sự di chuyển, khám phá cái mới thì người Đơng Á với
loại hình văn hóa gốc nơng nghiệp lại ưa ổn định, ngại di chuyển. Do đó, người đi xa bao
giờ cũng được nhìn với con mắt đầy yêu thương, lo lắng. Như vậy, nghiên cứu thơ tống

biệt không chỉ là nghiên cứu một đề tài tiêu biểu của văn học Đông Á mà cịn là nghiên
cứu về văn hóa. Đây là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa.
1.3. Nằm trong nguồn mạch chung của thơ ca dân tộc, thơ trung đại Việt Nam là một bộ
phận quan trọng góp phần làm nên thành công và giá trị của văn học trung đại. Thơ trung đại
khai thác nhiều đề tài, trong đó tống biệt là một đề tài nổi bật. Giai đoạn thế kỵ X – XVII, một
số tác giả đã sáng tác thơ tống biệt . Sang giai đoạn thế kỵ XVIII – XIX cùng với những biến
động đặc biệt của thời đại cũng như sự trưởng thành của văn học, đề tài tống biệt lại càng
được mở rộng trong thơ ca. Số lượng tác phẩm thơ tống biệt giai đoạn này tương đối lớn và có
đóng góp thực sự ý nghĩa về giá trị nội dung, nghệ thuật. Tuy nhiên, những nghiên cứu về thơ
tống biệt thế kỵ XVIII – XIX lại chưa được quan tâm đầy đủ. Hiện tại, chưa có một cơng trình
nghiên cứu có hệ thống về thơ tống biệt giai đoạn này. Vì vậy lựa chọn đề tài “ Thơ tống biệt
trung đại Việt Nam thế kỷ XVIII – XIX” là một hướng tiếp cận mà chúng tơi muốn khơi
mở để góp phần nhìn nhận thấu đáo hơn những đặc


2

sắc và đóng góp của thơ tống biệt Việt Nam thế kỵ XVIII – XIX. Nghiên cứu thơ tống
biệt giai đoạn này cũng giúp ta hiểu sâu hơn, rộng hơn những vấn đề khác của văn học
trung đại Việt Nam như cảm hứng sáng tác, ngôn ngữ văn học, tác gia văn học…
1.4. Việc tìm hiểu đề tài tống biệt trong thơ trung đại thế kỵ XVIII - XIX còn có ý
nghĩa thực tiễn với việc giảng dạy trong nhà trường. Nhiều tác phẩm văn học nước
ngoài cũng như văn học Việt Nam có đề tài tống biệt được lựa chọn đưa vào chương
trình các cấp. Định hướng giảng dạy văn học trung đại từ góc nhìn thể loại cũng ngày
càng được chú trọng. Vì vậy, nghiên cứu đề tài có ý nghĩa thiết thực, bổ sung những tư
liệu cần thiết cho việc giảng dạy.
Chính vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn Thơ tống biệt trung đại Việt Nam
thế kỷ XVIII - XIX làm đề tài nghiên cứu của luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu hướng tới việc đánh giá đặc điểm nội dung và nghệ thuật của

thơ tống biệt Việt Nam thế kỵ XVIII – XIX, qua đó khẳng định những nét riêng cũng
như vị trí, vai trị cùng những đóng góp của thơ tống biệt giai đoạn này.
Phù hợp với mục đích nghiên cứu đó, những nhiệm vụ cụ thể của luận án đã
được xác định như sau:
Thứ nhất: Giới thuyết khái niệm thơ tống biệt.
Thứ hai: Tìm hiểu những tiền đề chủ yếu dẫn tới sự hình thành và phát triển của thơ
tống biệt thế kỵ XVIII – XIX. Khảo sát, thống kê, phân loại thơ tống biệt giai đoạn này.
Thứ ba: Nghiên cứu hình tượng nhân vật trữ tình trên phương diện con người
chức năng, phận vị, con người cá nhân và bức tranh hiện thực mang tính thời sự qua
những bài thơ tống biệt.
Thứ tư: Nghiên cứu nghệ thuật thể hiện của thơ tống biệt thế kỵ XVIII - XIX trên
các phương diện tính kỵ sự và yếu tố tự sự trong thơ, không gian, thời gian nghệ thuật,
ngôn ngữ nghệ thuật, thể loại.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là 515 bài thơ tống biệt thế kỵ XVIII –
XIX đã được dịch ra tiếng Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi ngữ liệu: Trên thực tế, số lượng các tác giả văn học giai đoạn thế kỵ XVIII

– XIX có sáng tác thơ tống biệt khá nhiều, song do khuôn khổ của luận án chúng tôi
khảo sát sáng tác thơ tống biệt của 33 tác giả có trong một cuốn tổng tập văn học
(Tổng tập văn học Việt Nam (tập 17) và 41 cuốn tổng tập, toàn tập, tuyển tập thơ văn
khác (xin xem phụ lục 1). Số lượng các bài thơ tống biệt mà chúng tôi khảo sát được là
515 bài (trong tổng số bài thơ khảo sát là 8223 bài).


3

- Phạm vi nội dung: Giới thuyết khái niệm thơ tống biệt, nghiên cứu những tiền

đề hình thành, phát triển thơ tống biệt thế kỵ XVIII – XIX, khảo sát, thống kê, phân
loại thơ tống biệt giai đoạn này. Phân tích, đánh giá những đặc điểm nổi bật của thơ
tống biệt thế kỵ XVIII – XIX.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài, chúng tôi phối hợp sử dụng các phương pháp cơ bản sau:
4.1. Phương pháp nghiên cứu văn học sử
Phương pháp nghiên cứu văn học sử là phương pháp nghiên cứu văn học trong tiến
trình lịch sử để thấy được diễn biến của đời sống văn học cũng như sự tương tác của văn học
với môi trường lịch sử. Luận án nghiên cứu thơ tống biệt trong một giai đoạn lịch sử nhất định
(thế kỵ XVIII – XIX). Đây là giai đoạn có nhiều biến động của lịch sử của chế độ phong kiến
Việt Nam. Phương pháp văn học sử được sử dụng để phân tích các yếu tố lịch sử và ảnh
hưởng của nó đến sự hình thành, vận động, phát triển của thơ tống biệt nói chung, thơ tống
biệt thế kỵ XVIII – XIX nói riêng. Ở một mức độ nhất định, phương pháp lịch sử được sử
dụng để nghiên cứu thơ tống biệt trong sự vận động mang tính lịch sử của thể loại.

4.2. Phương pháp loại hình
Phương pháp loại hình là phương pháp nghiên cứu những sự việc, hiện tượng
có chung nhau một số đặc trưng nào đó để khái quát và phân loại chúng thành những
kiểu riêng biệt, từ đó tìm ra quy luật của sự tương đồng. Luận án sử dụng phương pháp
loại hình để nghiên cứu loại hình thơ tống biệt ở cấp độ tác phẩm. Với phương pháp
này, chúng tôi phân tích được những nét tương đồng, khác biệt của thơ tống biệt giữa
các giai đoạn, các tác giả khác nhau... đồng thời cho thấy những đặc trưng riêng cũng
như đóng góp của thơ tống biệt thế kỵ XVIII – XIX với sự phát triển của thơ ca trung
đại nói riêng, văn học trung đại nói chung.
4.3. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Phương pháp nghiên cứu liên ngành sử dụng kiến thức các ngành liên quan như văn
hóa, lịch sử, tư tưởng, ngơn ngữ, lí luận văn học, triết học… để thấy được những tác động,
ảnh hưởng của các yếu tố đó với đối tượng nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
giúp chúng tơi hình thành cơ sở lí thuyết, giải quyết một số nội dung trọng yếu của đề tài, đặc
biệt là các vấn đề liên quan đến khái niệm thơ tống biệt, lí giải tiền đề văn hóa tư tưởng thơ

tống biệt trung đại Việt Nam nói chung, những tiền đề lịch sử, văn học cho sự phát triển thơ
tống biệt thế kỵ XVIII – XIX nói riêng. Phương pháp nghiên cứu liên ngành cũng giúp chúng
tôi lý giải một số vấn đề liên quan đến nội dung, nghệ thuật của thơ tống biệt.

4.4. Phương pháp so sánh văn học
Phương pháp này được hiểu là so sánh các hiện tượng trong cùng một nền văn học, so
sánh nền văn học này với nền văn học khác. Từ kết quả so sánh, người nghiên cứu đưa ra


4

được những đánh giá khách quan và có cơ sở về vấn đề tìm hiểu. Triển khai đề tài
trong những trường hợp cần thiết, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh giữa những
bài thơ tống biệt trong giai đoạn thế kỵ XVIII – XIX với giai đoạn trước, giữa những
bài thơ tống biệt của các tác giả khác nhau trong cùng một giai đoạn. Khi cần thiết sẽ
so sánh mở rộng với các loại hình thơ ca khác. Việc vận dụng phương pháp so sánh sẽ
giúp chúng tôi nhận diện được những nét riêng của thơ tống biệt thế kỵ XVIII – XIX.
4.5. Phương pháp hệ thống
Phương pháp hệ thống sử dụng cách thức đặt đối tượng nghiên cứu trong một
chỉnh thể để thấy được những quy luật phát triển của đối tượng. Chúng tôi sử dụng
phương pháp này khi đặt những tác phẩm thơ tống biệt thế kỵ XVIII - XIX trong sự
phát triển của thơ tống biệt trung đại Việt Nam để nhìn nhận sự vận động của thể tài
theo tiến trình lịch sử. Ngồi ra, chúng tôi cũng đặt thơ tống biệt trong hệ thống những
tác phẩm thơ ở thế kỵ XVIII – XIX nhằm tìm ra quy luật vận động chung của thơ tống
biệt so với những tác phẩm cùng giai đoạn.
4.6. Phương pháp nghiên cứu văn học dưới góc độ thi pháp
Nghiên cứu văn học dưới góc độ thi pháp là việc vận dụng các kiến thức thi
pháp học để nhìn nhận, đánh giá đối tượng. Luận án sử dụng phương pháp thi pháp
học để nghiên cứu các đặc điểm về nội dung, tư tưởng, quan niệm thơ văn cũng như
các phương thức biểu đạt như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, biểu tượng

nghệ thuật, cách sử dụng điển cố, thi văn liệu Hán học...
5. Đóng góp mới của luận án
5.1. Luận án là cơng trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối hệ
thống về thơ tống biệt Việt Nam thế kỵ XVIII – XIX.
5.2. Luận án giới thuyết sáng rõ khái niệm tống biệt, thơ tống biệt, từ đó bổ sung
những vấn đề lý luận liên quan tới khái niệm này. Luận án bước đầu làm sáng tỏ tiền
đề hình thành thơ tống biệt trung đại Việt Nam thế kỵ XVIII – XIX, trong đó phân tích
sâu các tiền đề văn hóa, văn học. Luận án khảo sát tương đối đầy đủ các tác giả giai
đoạn thế kỵ XVIII – XIX và thống kê được 33 tác giả tiêu biểu có sáng tác thơ tống
biệt với tổng số 515 tác phẩm (trong tổng số 8223 bài thơ khảo sát). Từ các kết quả
khảo cứu, người viết đã phân loại thơ tống biệt giai đoạn này trên hai phương diện đối
tượng đưa tiễn và lý do đưa tiễn. Kết quả khảo sát và phân loại giúp luận án khái lược
được diện mạo thơ tống biệt giai đoạn này.
5.3. Luận án đã mơ tả và phân tích, khái qt nội dung của thơ tống biệt thế kỵ XVIII

– XIX thông qua hình tượng nhân vật trữ tình và bức tranh hiện thực mang tính thời sự.
Hình tượng nhân vật trữ tình được luận án khai thác trên hai phương diện con người xã hội
với chức năng, phận vị và con người cá nhân với những suy tư, cảm xúc cùng mối qua hệ
riêng tư. Luận án cũng đã phân tích bức tranh hiện thực mang tính thời sự của thơ tống biệt


5

qua hiện thực ly tán và đời sống đói khổ của nhân dân, hiện thực công cuộc mở mang,
bảo vệ cương vực lãnh thổ, hiện thực cuộc xâm lăng của thực dân Pháp. Đây chính là
một nội dung mới của thơ tống biệt.
5.4. Luận án cũng chỉ ra được những đặc điểm nghệ thuật cơ bản nhất của thơ tống biệt
thế kỵ XVIII – XIX. Bằng những số liệu khảo sát cụ thể: 402/515 bài thơ có sự xác thực các
địa điểm, địa danh, khoảng 493/515 (95,7%) tác phẩm thể hiện sự tường minh sự việc, con
người ngay từ trong nhan đề, 147 bài có chú với tổng số 232 chú, 12 bài có thi tự đi kèm cũng

như việc phân tích biểu hiện của yếu tố tự sự, luận án đã làm rõ và khẳng định đây là nét nghệ
thuật độc đáo của thơ tống biệt giai đoạn này. Luận án đã phân tích sự thể hiện của các kiểu
thời gian, không gian tiêu biểu của thơ tống biệt giai đoạn này: thời gian theo ngày, theo mùa,
thời gian khoảnh khắc, thời gian đan xen quá khứ, hiện tại, tương lai và sự đan chéo của
không gian thực, không gian ảo. Từ việc thống kê được 418 điển cố, thi văn liệu Hán học
trong 515 bài thơ tống biệt, luận án đã chỉ ra hệ thống điển cổ, thi văn liệu Hán học không chỉ
gắn với việc chia tay, tống tiễn mà còn được vận dụng linh hoạt để diễn tả những vấn đề mang
tính thời sự. Luận án cũng phân tích ba biểu tượng tiêu biểu, giúp thể hiện sâu sắc hơn suy tư,
cảm xúc đưa tiễn: biểu tượng rượu, biểu tượng dịng sơng, biểu tượng liễu. Ngồi 453 bài thơ
bát cú, tứ tuyệt truyền thống, sự xuất hiện của 3 bài thơ Đường luật trường thiên và 49 bài thơ
cổ phong cho thấy dấu hiệu sự phát triển, hoàn thiện về mặt thể loại của thơ tống biệt thế kỵ
XVIII – XIX. Luận án đã lí giải nguyên nhân và ý nghĩa, tác dụng của thể loại trong việc thể
hiện nội dung thơ tống biệt.

5.5. Ngoài phần chính văn, luận án cịn có phần Phụ lục với 515 bài thơ tống biệt.
5.6. Luận án cung cấp những tư liệu tham khảo có ý nghĩa cho giáo viên, sinh viên,
học viên khi học tập và giảng dạy những tác phẩm có đề tài tống biệt nói riêng và thơ
ca trung đại Việt Nam nói chung.
6. Cấu trúc luận án
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung
chính của luận án được trình bày theo 4 chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài (26 trang,
từ trang 6 đến trang 31).
Chương 2: Tiền đề hình thành và thống kê, phân loại thơ tống biệt Việt Nam thế
kỵ VIII - XIX (26 trang, từ trang 32 đến trang 57).
Chương 3: Hình tượng nhân vật trữ tình và bức tranh hiện thực mang tính thời sự
trong thơ tống biệt Việt Nam thế kỵ XVIII – XIX (38 trang, từ trang 58 đến trang 95).
Chương 4: Nghệ thuật thơ tống biệt Việt Nam thế kỵ XVIII – XIX (52 trang, từ
trang 96 đến trang 147).



6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đối với bất cứ một đề tài khoa học nào, tổng quan vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa
thiết thực, giúp người viết có được cái nhìn bao quát nhất về hướng nghiên cứu của
mình. Ý thức được điều đó, trong chương này chúng tơi đi từ việc giới thuyết khái
niệm thơ tống biệt đến nhìn nhận một cách bao quát lịch sử nghiên cứu thơ tống biệt
nói chung cũng như thơ tống biệt trung đại Việt Nam nói riêng để tìm ra những khoảng
trống chưa được nghiên cứu về thơ tống biệt thế kỵ XVIII – XIX. Bên cạnh đó, chúng
tơi cũng đưa ra một số cơ sở lý thuyết của đề tài.
1.1. Giới thuyết một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm “tống biệt”
Chúng tôi tiến hành tra cứu từ “tống biệt” ( 送 送) trong một số từ điển Trung
Hoa như Từ hải [173], Từ nguyên [174], Hán ngữ đại từ điển [175], nhưng khơng thấy
có mục từ “tống biệt”. Tra cứu một số từ điển Việt Nam chúng tôi thống kê được một
số định nghĩa khác nhau. Từ điển Hán - Việt từ nguyên của Bửu Kế định nghĩa: tống:
đưa tiễn, biệt: từ giã, tống biệt: đưa tiễn lúc từ giã nhau [56, tr 1837]. Hán - Việt từ
điển của Đào Duy Anh thì định nghĩa: tống: đưa tiễn, biệt: chia cắt, tống biệt: Đưa
người lên đường [1, tr 309]. Hán - Việt tự điển của Thiều Chửu lại định nghĩa: tống:
tiễn đi, biệt: chia xa, tống biệt: tiễn nhau đi xa [19, tr 1406]. Như vậy, có thể thấy rằng
các tài liệu có thể có cách diễn đạt khác nhau nhưng đều có một mẫu số chung tống
biệt là hành động đưa tiễn một người đi xa.
Để làm rõ hơn khái niệm tống biệt, chúng tơi cũng tìm hiểu thêm một số từ liên
quan như lưu biệt, bái biệt, biệt ly, biệt phái, biệt xứ, cáo biệt, ly biệt, tạm biệt, tặng
biệt, tiễn biệt, từ biệt, viễn biệt, vĩnh biệt, lâm biệt, phụng tống, tống tiễn... Các từ này
có chung một ý nghĩa là chỉ về sự chia xa, tuy nhiên vẫn có những sắc thái khác nhau.
Bái biệt hay cáo biệt nhấn mạnh vào hành động lúc chia tay, bái biệt là lạy chào mà đi,

cáo biệt là nói những điều khi chia tay. Để nhấn mạnh vào khoảng thời gian xa cách có
các từ như tạm biệt hay viễn biệt. Tạm biệt là rời xa trong khoảng thời gian ngắn, viễn
biệt là cách xa lâu ngày, vĩnh biệt là cách xa mãi mãi. Từ lâm biệt nhấn mạnh vào thời
điểm sắp chia tay. Một số từ như biệt phái hay biệt xứ lại hàm ý nói về việc chia tay để
đi làm việc của cá nhân hay đại diện cho quốc gia đi ra nước ngồi. Khi muốn diễn tả
về các món quà, đồ vật đem cho người khác lúc chia tay có thể dùng từ tặng biệt hoặc
phụng tống. Từ lưu biệt nhấn mạnh về phía người đi, lưu biệt là lời của người đi viết
dành cho người ở lại. Ở một góc độ nào đó lưu biệt và tống biệt đối lập với nhau. Bên
cạnh đó, các từ như biệt li, li biệt, từ biệt, chia ly... chỉ trạng thái


7

đang ở xa nhau, lìa nhau, chia cách khơng thể tụ hợp. Khái niệm này nội hàm cảm xúc và
ý nghĩa rộng hơn so với tống biệt. Một số khái niệm gần nghĩa và có thể thay thế với tống
biệt là tiễn biệt, tống tiễn. Các từ này đều nhấn mạnh sự việc chia tay, chia ly trong đó chú
ý vào phía người ở lại.
1.1.2. Khái niệm “thơ tống biệt”
Trong một số cơng trình nghiên cứu về thơ tống biệt ở Trung Quốc, khái niệm
thơ tống biệt cũng đã bước đầu được quan tâm. Tác giả Tả Anh Anh trong Nghiên cứu
thơ tống biệt thời trung, vãn Đường cho rằng: “Thơ tống biệt là thơ miêu tả khung
cảnh chia ly, ghi lại những cảm xúc buồn lúc biệt ly, gửi gắm những tâm sự khác ở
trong đó” [177, tr 5]. Vương Lệ Kiều ở nghiên cứu Dạy đọc thơ tống biệt trong
chương trình ngữ văn trung học cơ sở dưới quan điểm kết cấu chủ nghĩa thì định
nghĩa: “Thơ tống biệt là loại thơ ca dùng để biểu đạt những tình cảm, cảm xúc biệt ly”
[184, tr 5]. Tác giả Húc Nhật, Lữ Viên, Diệp Hủy, Thôi Liễu Thanh đều cho rằng định
nghĩa về thơ tống biệt xưa nay không thống nhất và có những cách hiểu ở cả nghĩa
rộng lẫn nghĩa hẹp. Húc Nhật trong cơng trình Bàn về quá trình vận động và biến đổi
của thơ tống biệt thời Nam triều và sơ Đường cho rằng: “Theo nghĩa hẹp thơ tống biệt
để chỉ những tác phẩm thơ ca được sáng tác trong lúc tống biệt, bao gồm người tiễn

đưa tặng cho người ra đi, người đi tặng cho người tiễn đưa trong lúc hai người còn
nắm tay từ biệt, đem tình cảm của mình ngưng tụ lại vào trong thơ ca để tặng cho
người bạn. Theo nghĩa rộng phạm vi của thơ tống biệt rộng hơn rất nhiều. Những tác
phẩm thơ ca này ghi lại tình cảm ly biệt, chia cắt cho đến những việc phải ly biệt nhau.
Chẳng hạn có người nào đó thể hiện cảm xúc nhớ nhung khi ở xa cũng được coi là thơ
tống biệt” [186, tr 9]. Trong cơng trình Nghiên cứu thơ tống biệt thời Ngụy - Tấn Nam
Bắc triều tác giả Thôi Liễu Thanh cho rằng: “Theo nghĩa rộng, thơ tống biệt chỉ những
tác phẩm thơ ca có nội dung liên quan đến việc tống biệt như miêu tả cảnh tống biệt,
những tình cảm khi tống biệt, bao gồm trước khi tống biệt, khi tống biệt, sau khi tống
biệt. Còn theo nghĩa hẹp, thơ tống biệt chỉ những tác phẩm thơ ca được sáng tác trong
lúc chia tay, có tính tức thời rất cao. Những tác phẩm thơ ca này hoặc là người đưa tiễn
hoặc là người được đưa tiễn hoặc người gặp cảnh người đưa tiễn viết nhưng nội dung
không nằm ngoài việc miêu tả cảm xúc trong lúc chia tay và những biểu hiện lưu
luyến” [194, tr 5]. Tác giả Diệp Hủy trong nghiên cứu Bước đầu tìm hiểu thơ tống biệt
của mười vị tài tử Đại Lịch cũng khẳng định chưa có sự nhất quán trong cách hiểu về
thơ tống biệt, có hai cách hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Phần lớn học giả đương
đại lấy theo nghĩa rộng [182]. Trong Nghiên cứu thơ tống biệt đời Đường đi về đất
Lĩnh Nam, tác giả Lữ Viên cũng cho rằng “Thơ tống biệt có những tên gọi tương tự
như li biệt thi, lưu biệt thi, tặng biệt thi” [198, tr 7]. Từ đó, người nghiên cứu khẳng
định “Thơ tống biệt nên phải là những tác phẩm thơ ca trong lúc biệt ly thể hiện ra


8

cảm xúc, những thơng tin, những điều nghe thấy, nhìn thấy của người ra đi và người đưa
tiễn” [198, tr 9]. Bàn thêm về thơ tống biệt, Tôn Hâm Dung đã đưa ra một nghiên cứu
đáng chú ý. Tác giả khẳng định: “Thơ tống biệt xưa nay được các nhà thơ rất yêu thích.
Ban đầu thơ tống biệt được gọi là thơ Tổ tiễn. Trong sách Tứ dân nguyệt lệnh có viết: “Tổ
là thần đường đi. Con trai của Hồng Đế gọi là Lũy Tổ thích viễn du, chết ở trên đường
cho nên được thờ làm thần đường đi”. Ban đầu thơ tống biệt chủ yếu dùng để hát dâng lên

thần linh cầu xin đi đường bình an. Đến đời Ngụy - Tấn, cùng với nhận thức về thẩm mỷ
không ngừng thay đổi thơ tống biệt cũng dần dần thoát khỏi nhận thức về ý nghĩa tôn giáo
mà chuyển đổi thành thẩm mỷ văn nghệ, thơ tống biệt đời Đường trở thành một loại đề tài
được yêu thích bậc nhất với số lượng lớn tác phẩm” [199, tr 53]. Theo nghiên cứu này, có
thể thấy thơ tống biệt vốn là một loại chúc từ (送送)(lời chúc, lời khấn dâng lên thánh thần)
dùng để cầu xin. Ban đầu nó như một loại văn học chức năng tôn giáo, hướng đến cầu
mong những điều tốt đẹp cho người đi. Dần dần, nó thốt ly khỏi loại hình văn học chức
năng và trở thành những tác phẩm văn học nghệ thuật hướng tới việc thể hiện cảm xúc khi
chia tay, tiễn biệt. Như vậy, ngoài chức năng dùng để tống biệt, thơ tống biệt có thể coi là
một thể tài thơ, thuộc loại hình văn học nghệ thuật.
Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã đưa ra những cách hiểu về thơ tống biệt. Tác
giả Nguyễn Khắc Phi trong bài phân tích về tác phẩm Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo
Nhiên chi Quảng Lăng cho rằng tên gọi đầy đủ của thơ tống biệt là tống hành tặng biệt,
nghĩa là “thơ tiễn chân và thơ từ biệt” [91, tr 908]. Căn cứ vào ý kiến của Nguyễn Khắc
Phi, Trịnh Thị Hoa trong luận án Thơ tống biệt đời Đường đã đi đến một cách hiểu về thơ
tống biệt là “...những bài thơ miêu tả hoạt động tiễn đưa, từ biệt nhau của con người trước
khi lên đường đi xa, chỉ diễn ra trong một thời khắc nhất định, nhằm biểu đạt sâu sắc mối
thâm tình gắn bó giữa kẻ ở người đi trong buổi chia tay” [49, tr 5].
Tìm hiểu về thơ tống biệt, chúng tôi cũng thấy được mối liên hệ giữa kiểu loại thơ
này và thơ bang giao. Về thơ bang giao, tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau, ở cách hiểu
khái quát nhất thì: “...thơ bang giao là tên gọi định danh những sáng tác của các bậc quân
vương, tướng lĩnh, những nhà ngoại giao Việt Nam trong quá trình làm nhiệm vụ bang
giao với các nước lân bang, chủ yếu là Trung Hoa. Những sáng tác bang giao được tính từ
khi cơng việc bang giao bắt đầu và đến khi công việc bang giao kết thúc. Thơ bang giao
bao gồm cả thơ đi sứ và thơ tiếp sứ. Đó là những sáng tác vừa là văn học chức năng vừa là
văn học nghệ thuật” [117, tr 8]. Như thế, trong thơ bang giao có các bài thơ tiếp sứ và thơ
đi sứ. Thơ tiếp sứ là những bài thơ của các tác giả Việt Nam xướng họa, đối đáp, tặng
tiễn... các sứ giả khi đến nước ta. Do vậy, trong các bài thơ tiếp sứ có một phần là các bài
thơ tống biệt dùng để tiễn đưa các sứ thần nước ngoài trở về nước sau khi đã hoàn thành
xong công việc. Thơ đi sứ là những vần thơ của các sứ thần Việt Nam làm khi đi sứ để

thực hiện công việc bang giao giữa Việt Nam và các nước. Trong khoảng thời gian ở


9

nước bạn, các sứ thần có những bài thơ viết để tiễn tặng sứ thần của các nước khác khi
họ về nước hoặc tiễn tặng quan lại của nước bạn trong những dịp gặp gỡ, xướng họa.
Đó cũng là những bài thơ tống biệt rất đặc sắc. Từ những mối liên hệ trên đã cho thấy
một bộ phận thơ tống biệt nằm trong thơ bang giao, thơ đi sứ.
Tìm hiểu khái niệm thơ tống biệt, chúng tơi cịn thấy có một số từ như tống thi,
tặng thi, phụng họa, tặng đáp thi trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến tình huống
tống – tiễn. Tống thi hay tặng thi chỉ việc người tiễn làm thơ tặng cho người đi. Ngồi
ra cịn có những bài thơ phụng họa tức là làm thơ tiễn theo mệnh lệnh của ai đó hoặc
viết giúp ai đó để tiễn biệt. Cịn có những bài tặng đáp thi dùng để tán tụng nhau trong
những tình huống chia tay thường là ngẫu nhiên. Tất cả các khái niệm tống thi, tặng
thi, phụng họa, tặng đáp thi đều liên quan đến thơ tống biệt và chúng tôi cho rằng đây
chính là những hình thức của thơ tống biệt.
Như vậy, chúng tôi nhận thấy trong các công bố khoa học trước đây, khái niệm
thơ tống biệt còn chưa thống nhất và thường được hiểu theo nghĩa rất rộng. Tuy nhiên,
bản thân khái niệm tống biệt là: Đưa người lên đường [1, tr. 309] hoặc tiễn nhau đi xa
[19, tr 1406]. Từ tất cả các vấn đề đã trình bày ở trên, chúng tôi đề xuất thống nhất
khái niệm thơ tống biệt là những tác phẩm thơ mà chủ thể sáng tác là người ở lại viết
để tiễn biệt một ai đó khi họ dịch chuyển khơng gian sống từ một nơi này đến một nơi
khác. Như vậy, thơ tống biệt là một thể tài văn học, đa dạng trong loại hình sáng tác.
Nội dung chính của thơ tống biệt là thể hiện tình cảm, cảm xúc cùng những lời chúc,
những tâm sự của người ở lại với người ra đi. Trong định nghĩa này, chúng tôi nhấn
mạnh vào vai trị chủ thể trữ tình của một bài thơ tống biệt phải là người ở lại. Tình
cảm dành cho người đi là nội dung chủ yếu nhưng đôi khi cuộc tiễn đưa chỉ là cái cớ
giúp người tiễn kín đáo gửi gắm tâm tư của mình.
Để rõ hơn cách hiểu về thơ tống biệt, chúng tơi có một số lưu ý như sau:

Thứ nhất, những bài thơ tống biệt yêu cầu bắt buộc phải có người tiễn và người
đi. Những bài thơ có nói tới việc chia xa nhưng nếu người làm thơ là người đi viết cho
người tiễn thì khơng được coi là tống biệt, trường hợp này là thơ lưu biệt hay còn gọi
là biệt thi. Thường ở những tác phẩm này nhan đề sẽ xuất hiện từ lưu biệt. Cũng có
trường hợp người viết vừa là người tiễn nhưng đồng thời cũng là người đi (gặp nhau
giữa đường rồi cả hai cùng từ biệt đi về hai nơi khác nhau), nhưng người viết ở trong
vị thế của người tiễn, trường hợp này chúng tôi vẫn xếp là thơ tống biệt.
Thứ hai, thơ tống biệt, về cơ bản, nhan đề thường xuất hiện những từ và cụm từ quen
thuộc như tống, biệt, tặng, tiễn... nhưng cũng có những bài nhan đề không xuất hiện các từ
cho biết dấu hiệu về tống biệt, tuy nhiên tìm hiểu tác phẩm có thể nhận thấy được đây là
lời của người ở lại viết cho người đi. Những bài này vẫn được coi là thơ tống biệt.


10

Thứ ba, thơ tống biệt, phần lớn rất rõ về hồn cảnh đưa tiễn, bao gồm khơng gian
đưa tiễn, thời gian đưa tiễn..., nhưng cũng có nhiều trường hợp những bài thơ tống biệt
khơng rõ về hồn cảnh đưa tiễn, chỉ thiên nói về cảm xúc của người tiễn đối với người
đi. Những bài thơ đó chúng tơi vẫn xếp là thơ tống biệt.
Thống nhất khái niệm về thơ tống biệt và các khái niệm khác có liên quan chính
là cơ sở và tiền đề giúp chúng tơi có định hướng khoa học và sáng rõ trong quá trình
nghiên cứu đề tài.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Những nghiên cứu chung về thơ tống biệt
Trong phạm vi tư liệu khảo sát được, chúng tôi xin khái quát một số nghiên cứu
chính về mảng thơ tống biệt.
Ở Trung Hoa, những cơng trình nghiên cứu về thơ tống biệt khá đa dạng, nhưng
tập trung ở một số hướng như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu về thơ tống biệt của các triều đại cụ thể hoặc đặt nó
trong sự phát triển của lịch sử các triều đại. Hướng nghiên cứu này chúng tôi tìm

thấy trong một số cơng trình như: Nghiên cứu thơ tống biệt thời Ngụy Tấn Nam Bắc
triều [178], Nghiên cứu thơ tống biệt thời trung, vãn Đường [177], Bàn về quá trình
vận động và biến đổi của thơ tống biệt thời Nam triều và sơ Đường [186], Nghiên cứu
thơ tống biệt đời Đường đi về đất Lĩnh Nam [198], Nghiên cứu diễn biến và sự thay
đổi của thơ tống biệt trước đời Đường [190], Thơ tống biệt Trường An (đời Đường) và
văn hóa liễu sơng Bá [196], Liễu và thơ tống biệt đời Đường [189], Biểu hiện thẩm mỹ
của thơ tống biệt đời Đường [203]... Các cơng trình đều có những nghiên cứu rất ý
nghĩa về thơ tống biệt ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Trong cơng trình Nghiên cứu thơ
tống biệt thời trung, vãn Đường tác giả Tả Anh Anh đã khẳng định: “Sáng tác thơ tống
biệt thời trung, vãn Đường đã kế thừa được sơ thịnh Đường tuy khơng có được sự
phồn thịnh bằng nhưng về mặt tư tưởng và nghệ thuật vẫn có được độ chín một cách
tồn diện, đồng thời do ảnh hưởng những nhân tố riêng của thời đại, những sáng tác
thơ tống biệt thời trung vãn đường có được diện mạo nghệ thuật mang tinh thần thời
đại của nó, đồng thời ở một mức độ nhất định có được sự sáng tạo” [177, tr 43]. Ngoài
ra, tác giả cũng cho thấy bốn hướng nghiên cứu cần đi sâu khi tìm hiểu về thơ tống biệt
thời trung, vãn Đường: tăng cường nghiên cứu phân loại thơ tống biệt, nghiên cứu
hoàn cảnh sáng tác thơ tống biệt, từ góc độ văn học sử đối với phân kỳ thơ tống biệt
cần chú ý sự khác nhau về tư tưởng của thơ ca, cần chú ý việc nghiên cứu những tác
giả riêng rẽ gắn với việc phân tích những đặc điểm sáng tác của thơ tống biệt [177, tr
44]... Về cơ bản, những nghiên cứu theo hướng này tập trung khai thác đặc điểm thơ
tống biệt ở những giai đoạn lịch sử khác nhau, trong đó thơ tống biệt đời Đường được
chú ý hơn cả.


11

Thứ hai, nghiên cứu về thơ tống biệt của các tác giả cụ thể. Có thể tìm thấy
hướng nghiên cứu này ở một số cơng trình như: Bước đầu tìm hiểu thơ tống biệt của
mười vị tài tử Đại Lịch [182], Bước đầu nghiên cứu thơ tống biệt Sầm Tham [192],
Nghiên cứu ẩn dụ và hoán dụ khái niệm trong thơ tống biệt Lý Bạch [181] Nghiên cứu

đặc sắc nghệ thuật thơ tống biệt Lý Bạch [188], Nghiên cứu thơ li biệt Đỗ Phủ [181],
Nghiên cứu thơ tống biệt của Mai Nghiêu Thần [185], Nghiên cứu thơ tống biệt Tô
Thức [179], Nghiên cứu thơ tống biệt của Gian Nguyên Đạo Chân [197], Phân tích
cảm xúc biệt ly khơng nuối tiếc trong thơ tống biệt Lý Bạch [201]... Tác giả Lưu Văn
Quyên, khi nghiên cứu về thơ tống biệt Sầm Tham đã chỉ ra rằng “Trong suốt cuộc đời
của mình, Sầm Tham sáng tác rất nhiều thơ tống biệt. Trong số thơ tống biệt này có
một số tác phẩm có giá trị nghệ thuật tuy không cao, cũng không khiến cho người ta
phải chú ý như những bài thơ biên tái, nhưng nó đã bao quát được cuộc đời của thi
nhân, phản ánh một cách toàn diện những trải nghiệm nội tâm riêng có của chính thi
nhân [192, tr 47]. Trong cơng trình Nghiên cứu đặc sắc nghệ thuật thơ tống biệt Lý
Bạch, tác giả Trương Thai đã nhấn mạnh “Lý Bạch được xưng tụng là bậc cao thủ viết
thơ tống biệt, khơng chỉ bởi vì những tình cảm chân thực trong thơ tống biệt của ông”
[188, tr 49]. Người viết cho rằng trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là “Lý Bạch đã
dung hợp rất nhiều thể thơ (thi thể) lại làm một, hình thành được một kiểu thơ tống
biệt đặc sắc, riêng có. Thơ tống biệt của ơng có khí thế ngút trời, sự tưởng tượng
phong phú, tính biến hóa cao, đem lại cho thơ tống biệt một dấu ấn rất sâu của Lý
Bạch” [188, tr 49]... Những công trình nghiên cứu thơ tống biệt của từng tác giả đã
dựa trên cơ sở khảo cứu, thống kê tác phẩm và từ đó phân tích được nét đặc sắc riêng
cùng những đóng góp của mỗi tác giả ở mảng sáng tác này.
Thứ ba, nghiên cứu thơ tống biệt Trung Hoa trong mối quan hệ so sánh với
thơ tống biệt của các nước khác như cơng trình Nghiên cứu thơ tống biệt Trung Quốc
và Nhật Bản [191], Sơ bộ phân tích thơ tống biệt Triều Tiên – Trung Quốc [200]... hoặc
nghiên cứu thơ tống biệt của các học giả nước ngoài ở Trung Hoa như Nghiên cứu thơ
tống biệt của các sứ thần Triều Tiên trong thời nhà Minh [195]... Trong cơng trình Nghiên
cứu so sánh thơ tống biệt Trung Quốc và Nhật Bản tác giả Ngũ Ái Phượng đã có kết luận
đáng chú ý: “Thơ tống biệt của Nhật Bản mô phỏng và noi theo thơ Trung Quốc về chủ
đề, phương thức biểu đạt” [191, tr 8]. Tác giả của cơng trình Nghiên cứu thơ tống biệt của
các sứ thần triều Tiên trong thời nhà Minh lại khẳng định:
“ Những bài thơ tống biệt trong đó đã phản ánh những tình cảm nồng hậu giữa sứ thần
Triều Tiên với bạn bè với những người cùng làm quan, cũng phản ánh mối quan hệ hữu

hảo giữa họ và văn nhân và quan lại Trung Quốc. Từ việc nghiên cứu thơ tống biệt của sứ
thần Triều Tiên trên các phương diện chủ đề nội dung, xúc cảm, ý tượng, thủ pháp...
có thể khiến chúng ta hiểu sâu hơn hoàn cảnh sáng tác những tác phẩm thơ ca tống biệt


12

của các sứ thần Triều Tiên” [195, tr 68]. Hướng nghiên cứu này đã bước đầu so sánh
thơ tống biệt Trung Hoa với thơ tống biệt của các nước lân cận. Ngoài ra, qua nghiên
cứu thơ tống biệt Trung Hoa trong mối quan hệ so sánh với thơ tống biệt của các nước
khác cũng chỉ ra được những vấn đề có ý nghĩa lịch sử trong quan hệ bang giao giữa
Trung Hoa với các nước khác.
Thứ tư, nghiên cứu thơ tống biệt gắn liền với việc giảng dạy ở nhà trường phổ
thơng Trung Hoa. Một số cơng trình tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là: Nghiên
cứu giảng dạy thơ tống biệt trong chương trình ngữ văn trung học [184], Dạy đọc thơ
tống biệt trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở dưới quan điểm kết cấu chủ
nghĩa [184]... Trong các nghiên cứu này, đáng chú ý là công trình Nghiên cứu giảng
dạy thơ tống biệt trong chương trình ngữ văn trung học của Cát Nguyệt. Từ việc
nghiên cứu thơ tống biệt tác giả đã kết luận: “Việc dạy học thơ ca cổ đại đặc biệt là thơ
tống biệt trong chương trình Ngữ văn ở bậc trung học khơng nên câu nệ vào những mô
thức dạy học thơ ca truyền thống mà nên chú trọng khai thác những giá trị phong phú
ẩn chứa trong mỗi tác phẩm thi ca, đồng thời khiến cho những giá trị này có thể được
học sinh hấp thụ” [184, tr 32]. Hướng nghiên cứu này mặc dù còn khá khiêm tốn
nhưng cũng cho thấy được vị trí nhất định của thơ tống biệt trong chương trình Ngữ
văn phổ thơng ở Trung Hoa.
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu về thơ tống biệt Trung Hoa phong phú và các
hướng nghiên cứu cũng rất đa dạng. Điều này khẳng định số lượng, giá trị của thơ tống
biệt trong văn học Trung Hoa cũng như hứng thú đặc biệt của các nhà nghiên cứu về mảng
thơ này. Những nghiên cứu này là gợi ý rất quý báu cho chúng tơi khi tìm hiểu về thơ tống
biệt trung đại Việt Nam nói chung, thơ tống biệt thế kỵ XVIII – XIX nói riêng.

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng dành sự quan tâm lớn tới mảng thơ tống biệt
nước ngoài. Thơ tống biệt Trung Hoa được các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý. Tác giả Trịnh
Thị Hoa trong cơng trình Thơ tống biệt đời Đường [49] từ việc đi tìm hiểu nguyên nhân hưng
thịnh của thơ tống biệt đời Đường đã đi sâu nghiên cứu hai phương diện của thơ tống biệt
trong giai đoạn này, đó là ý tượng trong thơ tống biệt bao gồm: ý tượng không gian, thời gian,
phương thức, trạng thái và ngôn ngữ thơ tống biệt đời Đường với các nét đặc sắc: xu hướng
cụ thể hóa ngơn ngữ, yếu tố tự sự trong ngơn ngữ và lạ hóa ngơn ngữ trong thơ tống biệt. Bên
cạnh đó, thơ tống biệt cịn được nhắc tới trong các cơng trình nghiên cứu chun biệt về văn
học Trung Hoa như cuốn Về thi pháp thơ Đường [90] của tác giả Nguyễn Khắc Phi, Trần
Đình Sử, Nghệ thuật ngôn ngữ thơ Đường [21] của tác giả Cao Hữu Công, Mai Tố Lân, Thi
pháp thơ Đường [42] của tác giả Nguyễn Thị Bích Hải... Các nhà nghiên cứu Việt Nam còn
dành sự quan tâm đặc biệt tới một số thi phẩm thơ tống biệt Trung Hoa, tiêu biểu như: Hoàng
Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng

Lăng của Lý Bạch, Hoài thượng biệt hữu nhân của Trịnh Cốc...


13

Bên cạnh văn học Trung Hoa, thơ tống biệt Hàn Quốc, Nhật Bản cũng dành được
sự quan tâm nhất định của các nhà nghiên cứu Việt Nam. Ở một loạt các cơng trình
nghiên cứu văn học Hàn Quốc như Giáo trình văn học Hàn Quốc [44], Văn học cổ
điển Hàn Quốc, tiến trình và bản sắc [46], Dạo bước vườn văn Hàn Quốc [45], tác giả
Phan Thị Thu Hiền đều có nhắc tới mảng thơ tống biệt, trong đó quan tâm chú ý nhiều
hơn cả là ở bài thơ Tống nhân của Trịnh Tri Thường. Nhà nghiên cứu khẳng định:
“Tống nhân là một trong những bài thơ nổi tiếng của Jeong Ii Sang, gắn với cảnh tình
đặc trưng của xứ sở. Hai câu đầu thể hiện nỗi buồn tiễn biệt ở bến Nam càng thấm thía
khi tương phản với khung cảnh bờ đê sau mưa, cỏ tươi đẹp tràn đầy sức sống. Hai câu
cuối lại dựa trên sự đồng nhất sơng nước Đại Đồng khơng cạn vơi qua năm tháng,
sóng biếc thẳm sâu hơn vì mn giọt lệ chia ly” [46, tr 212]. Trong cuốn Giáo trình

văn học Hàn Quốc, tác giả lại một lần nữa khẳng định: “Trịnh Tri Thường là nhà thơ
nổi tiếng của phái Quốc phong. Mặc dù xuất thân hàn vi, ông đã khẳng định vị thế qua
tài năng văn chương xuất chúng. Bài thơ Tống nhân của ông được đánh giá là tuyệt tao
suốt cả ngàn năm” [45, tr 193]. Trong cuốn Tổng quan văn học Nhật Bản [158], tác giả
Nguyễn Nam Trân cũng nhắc tới một số bài thơ tống biệt như bài Ame no furu
Shinagawa eki (Mưa trên ga Shinagawa) của Nakano nói về cảnh tiễn đưa các người
lao động Triều Tiên về nước hay bài Ikite ware kaerazan to của Shaku Chôkuu nói lên
sự lo lắng của tác giả khi tiễn người con ni của mình đi tịng qn...
Các nhà nghiên cứu trong nước cũng đã dành sự quan tâm nhất định tới thơ tống biệt
Việt Nam. Cơng trình mang tính chất khái quát liên quan đến thơ tống biệt Việt Nam mà
chúng tơi có được là chun luận Biệt li qua thơ ca Việt Nam [142] của Nguyễn Hữu Thì.
Chuyên luận được chia thành bốn phần: Bối cảnh, tiễn biệt, ly tình, hợp tan. Tác giả đã mơ
tả sự thể hiện của từng phần qua một loạt những tác phẩm có chủ đề ly biệt. Chuyên luận
đã đưa ra một số luận điểm đáng chú ý. Trong phần bối cảnh, tác giả khẳng định: “Ngày
xưa, sự di chuyển có thể thực hiện bằng hai cách: đường thủy và đường bộ, sông và lộ, do
đó cuộc tiễn biệt diễn ra tại bến thuyền hay bên đường cái quan, ngoài cổng làng hoặc
trước một quán nước, dưới gốc cây, bóng mát. Nhưng trong thi ca thì cảnh trí bên sơng
hay trên lộ là một khung cảnh ước lệ, điển cố hơn là xác thực, sống động” [142, tr 5]. Lúc
nói về biệt ly, nhà nghiên cứu rất tinh tế khi cho rằng: “Thực ra tiễn biệt đã bắt đầu ngay
khi có quyết định xa cách, từ lúc hai bên ý thức sự chia ly sắp tới. Đã tiễn đưa thì phải có
biệt ly nhưng nhiều khi có biệt ly mà khơng có tiễn biệt” [142, tr 41]. Tuy nhiên, vì đây là
một cơng trình mang tính chất bao qt nên tác giả chỉ khảo sát và dẫn chứng một số tác
phẩm thơ ca biệt li tiêu biểu và việc phân tích nhìn chung còn khái quát, ngắn gọn, chủ
yếu hướng tới những tác phẩm mang chủ đề biệt ly của thơ ca hiện đại. Ngoài ra, một số
bài thơ tống biệt tiêu biểu như Tống biệt hành - Thâm Tâm, Tống biệt - Tản Đà, Tiễn bạn
xuất dương


14


- Lam Sơn, Tiễn đưa - Tố Hữu... cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu thẩm bình. Bài
thơ Tống biệt của Tản Đà được coi “là một trong những bài thơ phá thể khá gần với
thơ mới” [150] . Nói về bài thơ Tống biệt hành, tác giả Chu Văn Sơn khẳng định:
“...thi phẩm là sự thăng hoa đột xuất của ngòi bút Thâm Tâm” [40, tr 201]...
Những tài liệu mà chúng tôi thu thập được, mặc dù mới chỉ là tương đối nhưng
cũng cho thấy thơ tống biệt là một mảng thơ lớn thời trung đại của các nước Đông Á
và mảng thơ này đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Ở Trung Hoa,
những nghiên cứu về thơ tống biệt phong phú, khẳng định được ảnh hưởng của dòng
thơ này. Ở Việt Nam, những nghiên cứu chung về thơ tống biệt mới chỉ là bước đầu.
Ngoài chuyên luận mang tính chất bao quát của Nguyễn Hữu Thì, các học giả Việt
Nam thường chú ý hơn tới một số bài thơ tống biệt tiêu biểu. Những thành tựu của
người đi trước đã gợi mở việc cần thiết phải có những nghiên cứu hệ thống về thơ tống
biệt.
1.2.2. Những nghiên cứu về thơ tống biệt trung đại Việt Nam
Những nghiên cứu chung về thơ tống biệt trung đại Việt Nam khơng nhiều. Trong
những cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về văn học trung đại, đâu đó, thơ tống biệt đã được
nhắc tới nhưng chủ yếu chỉ trên khía cạnh khẳng định đây là một đề tài tiêu biểu của văn
học trung đại. Nhà nghiên cứu Lê Trí Viễn trong cơng trình Đặc trưng văn học trung đại
Việt Nam khi nói về tính cao nhã trong quan niệm sáng tác có nhắc tới một loại thơ tức
tịch, tẩu bút, trong những dịp đưa tiễn:...“Thường nó nằm trong một phong thái thanh nhã
phương Đông là gặp dịp vui mừng, tiễn đưa, đón rước, cả lúc chia buồn, thương cảm, gặp
rồi chia tay... thường có thơ trao tặng, kẻ đưa người đáp, trong đó khơng phải khơng có lời
hay” [167, tr 148]. Khi nói tới tính quy phạm trong văn học trung đại, ông lại một lần nữa
khẳng định “Thơ xoay quanh các đề: “cảm, thuật, hoài, tặng, đề, tán, tiễn, tống, biệt, hứng,
vịnh, ngâm, tức, điếu, văn…” [167, tr 230]. Trần Nho Thìn trong cơng trình Văn học
trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa thì khẳng
định đề tài li biệt là đề tài phổ biến trong thơ ca xưa [146, tr 173]... Để có thể thấy rõ
hơn được lịch sử nghiên cứu về thơ tống biệt trung đại Việt Nam, người viết tạm phân
chia thành hai phần: thứ nhất là những nghiên cứu về thơ tống biệt thế kỵ X - XVII,
thứ hai là những nghiên cứu về thơ tống biệt thế kỵ XVIII - XIX.

1.2.2.1. Những nghiên cứu về thơ tống biệt Việt Nam thế kỵ X - XVII
Giai đoạn thế kỵ X - XVII, đã có một số cơng trình nghiên cứu trong và ngồi
nước liên quan đến mảng thơ tống biệt như sau:
Cơng trình nghiên cứu ngồi nước mà chúng tơi hết sức chú ý đó là Nghiên cứu
thơ tống biệt trước đời Nguyễn ở Việt Nam của tác giả Vương Hân [180]. Trong cơng
trình này, tác giả đã đi từ những giới thuyết chung về thơ tống biệt cũng như khái lược
chung về thơ tống biệt trước đời Nguyễn ở Việt Nam từ đó tìm hiểu sâu về chủ đề,


15

cảm xúc cũng như đặc trưng nghệ thuật thơ tống biệt trước đời Nguyễn. Người nghiên
cứu đã thể hiện một bảng khảo sát khá công phu khi thống kê chủ đề tống biệt theo
từng đối tượng: tiễn sứ thần (95 tác phẩm), tiễn sứ thần nước mình đi sứ phương Bắc
(70 tác phẩm), tiễn thân hữu (56 tác phẩm), tiễn người trở về quê (40 tác phẩm)....
Trong phần nghệ thuật, nghiên cứu chú ý vào ba phương diện đó là đặc trưng tả cảnh,
đặc trưng ý tượng và đặc trưng của các điển cố trong thơ tống biệt trước đời Nguyễn.
Phần kết luận tác giả khẳng định: “Thông qua những nghiên cứu trên có thể phát hiện
ra rằng: giống như Trung Quốc đặc biệt là khi so sánh với thơ ca đời Đường, thơ tống
biệt trước đời Nguyễn của Việt Nam về thể tài chủ đề, kỷ xảo nghệ thuật... đều khơng
có được sự phong phú, đa dạng như thơ đời Đường, bất kể là những sáng tác, mô
phỏng theo thơ đời Đường hay là những tác phẩm phát huy được tính sáng tạo của
người Việt Nam. Nói tóm lại, diện mạo của thơ tống biệt trước đời Nguyễn ở Việt Nam
có mấy đặc điểm sau đây: thứ nhất, nhìn từ góc độ thể tài, thơ tống biệt trước nhà
Nguyễn ở Việt Nam chủ yếu dùng thơ luật thất ngôn làm thể tài, nguyên nhân bởi mối
quan hệ mật thiết với chế độ khoa cử ở Việt Nam. Kế đến nói về chủ đề thơ, thơ ca
trước nhà Nguyễn ở Việt Nam chủ yếu lấy thơ tống biệt của sứ thần làm chính, bao
gồm thơ các sứ thần đi sứ Trung Quốc rời khỏi đất nước cho đến thơ trở về từ Trung
Quốc của các sứ thần. Hai bộ phận này chiếm tuyệt đại bộ phận thơ tống biệt trước nhà
Nguyễn ở Việt Nam, do đó có thể thấy rằng người Việt Nam rất coi trọng hoạt động

đối ngoại” [180, tr 81]. Theo chúng tơi, đây là một cơng trình có ý nghĩa, thể hiện sự
quan tâm nhất định của các nhà nghiên cứu nước ngoài tới mảng thơ tống biệt trung
đại Việt Nam giai đoạn trước thế kỵ XVIII.
Những nghiên cứu trong nước, tuy không nhiều, nhưng cũng đã đề cập đến thơ
tống biệt. Có hai hướng nghiên cứu chính như sau:
Thứ nhất là những nghiên cứu về thơ tống biệt như một bộ phận của mảng thơ đi
sứ, thơ bang giao
Thơ bang giao, thơ đi sứ là một trong những mảng thơ nổi bật của văn học trung
đại. Trong mảng thơ này, bên cạnh những bài vịnh cảnh gắn liền với cảm hứng về
thiên nhiên, đất nước, con người cịn có nhiều bài thơ xướng họa, thù tạc giữa sứ thần
hai nước, trong đó có những bài thơ tiễn tặng. Chính vì thế, những cơng trình nghiên
cứu về thơ đi sứ, thơ bang giao tuy không trực diện, nhưng đã có những đề cập tới
mảng thơ tống biệt.
Phần giới thiệu của cuốn Thơ đi sứ, nhóm biên soạn Phạm Thiều và Đào Phương
Bình đã có những nhận định liên quan đến thơ tống biệt. Nói về thơ đi sứ đời Trần, các
tác giả đã khẳng định: “thơ tiễn sứ, tiếp sứ của các vua Trần bài nào lời cũng rất đẹp,
rất khiêm nhường, từ tốn nhưng tình ý thì mạnh bạo, tự tin” [10, tr 10]. Nhóm nghiên
cứu cũng chỉ ra qua các câu thơ tiếp sứ, tiễn sứ thời Trần “giữa những lời lẽ nhún


16

nhường, mềm dẻo, vẫn sáng ngời những câu thơ thấm thía sâu sắc cái đẹp của đất
nước mình” [10, tr 25] hoặc cách Trần Nghệ Tông “mượn chuyện tiễn đưa để nói lên
cái tươi thắm của đất nước mình” [10, tr 26].
Trần Thị Băng Thanh, Phạm Tú Châu trong bài nghiên cứu Vài nét về văn thơ
bang giao, đi sứ đời Trần trong giai đoạn giao thiệp với nhà Nguyên - Tạp chí văn học
số 6,1974 cho rằng việc “chủ khách làm thơ tặng nhau trên chiếu tiệc đã trở thành lệ
của nhà Trần” [109, tr 20] và từ đó đã dẫn ra những bài thơ tống biệt rất đặc sắc trong
giai đoạn này như thơ Trần Minh Tông tiễn sứ giả Tát Chỉ Ngõa và Triệu Tử Kỳ, thơ

Trần Quang Khải tiễn Sài Thung....
Vu Tại Chiếu trong bài viết Thơ bang giao chữ Hán - Việt trong sự giao lưu văn
hóa Việt Nam và Trung Quốc trên lịch sử trung đại cũng đã khẳng định: “Thời trung
đại, ở Việt Nam cũng như Trung Quốc, các văn nhân có một thói quen xướng họa thơ
khi gặp mặt, uống rượu và tiễn biệt” [16, tr 44]. Người viết đã dẫn ra một loạt các bài
thơ tống biệt của vua và các văn nhân triều Trần như Tống Bắc sứ Trương Hiển Khanh
của Trần Thái Tông, Tống Bắc sứ Ngưu Lượng của Trần Nghệ Tông, Tống Thiên sứ
An Lỗ Uy của Trần Anh Tông....
Trần Thị The trong luận án Thơ bang giao Việt Nam thế kỵ X - XIV, cũng đã ít
nhiều nhắc tới thơ tống biệt. Trước hết, trong phần phân loại thơ bang giao, tác giả đã
xếp thơ tiễn sứ là một tiểu loại trong thơ tiếp sứ của thơ bang giao [117, tr 10]. Trong
q trình phân tích nội dung thơ bang giao thế kỵ X - XIV, tác giả luận án cũng nhiều
lần nhắc tới những bài thơ tống biệt để minh chứng cho những nội dung như tinh thần
tự hào về văn hóa dân tộc [117, tr 75], thể hiện bản lĩnh khí phách, trí tuệ của những
chủ nhân đất Việt [117, tr 84], thái độ cảm thông chia sẻ với những người bạn phương
Bắc [117, tr 90], khát vọng hịa bình [117, tr 91], thái độ khiêm nhường, hiếu khách
[117, tr 93]... Bên cạnh đó luận án cũng đã có những đóng góp nhất định trong việc
khảo sát thêm một số bài thơ đi sứ của Trung Hoa để đặt những bài thơ tống biệt Việt
Nam vào những cặp xướng họa với các sứ thần phương Bắc [117, tr 86]...
Như vậy, mặc dù không phải là mục đích tìm hiểu chính nhưng những nghiên
cứu về mảng thơ đi sứ đã ít nhiều khẳng định những bài thơ tiễn sứ giả, tiễn người đi
sứ thuộc mảng thơ bang giao, thơ đi sứ.
Thứ hai là những nghiên cứu về thơ tống biệt qua những nghiên cứu về tác giả,
tác phẩm.
Nghiên cứu thơ tống biệt qua những nghiên cứu về tác giả, tác phẩm ở giai đoạn
thế kỵ XV - XVII chưa nhiều, chỉ tập trung ở những nghiên cứu về Nguyễn Bảo – tác
giả sáng tác tương đối nhiều thơ tống biệt. Nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân trong Nguyễn
Bảo - nhà thơ, danh nhân văn hóa đã dành một phần tiểu luận viết về Nguyễn Bảo và
Châu Khê thi tập. Ở phần tiểu luận này, tác giả đã đề cập một số vấn đề liên quan tới



17

thơ tống biệt Nguyễn Bảo. Người viết đã chỉ ra đối tượng tiễn biệt được Nguyễn Bảo thể
hiện rất nhiều đó là bạn bè, ở đó “khơng ít bài làm trong hoàn cảnh tiễn sứ” [106, tr 74],
“...Thơ tiễn sứ của Nguyễn Bảo còn chừng vài chục bài, như thế là nhiều. Đáng quý ở đây
là một quan niệm đúng về đường lối bang giao tự lập, tự cường, uyển chuyển, linh hoạt
của nước Đại Việt độc lập...” [106, tr 75]. Bùi Duy Tân cũng dùng một số bài thơ tống biệt
của Nguyễn Bảo như Tiễn quan Hiệu thư họ Đàm phụng mệnh đi sứ Phương Bắc hay bài
Tiễn Giám sát họ Hoàng ở Thanh Oai đi sứ phương Bắc để chứng minh cho nghệ thuật
thể hiện khống đạt, bình dị trong thơ ông. Trong bài viết Thơ ca Nguyễn Bảo - văn bản
và tác phẩm, tác giả Hà Văn Minh, Vũ Anh Tuấn đã nhấn mạnh sự thể hiện tình cảm bạn
bè, tình cảm với quê hương, tình cảm với cha mẹ trong thơ Nguyễn Bảo thông qua một số
bài thơ tiễn như Tiễn cấp sự vương công hồi hương, Tiễn bạn về Nghệ An thăm đấng thân,
Tiễn người về làng... Người viết cũng cảm nhận rất tinh tế về thơ tống biệt của Nguyễn
Bảo: “Những vần thơ giản dị nhưng chân tình: “Mắt dõi Hoan châu đất phía Nam, Đường
về một vệt núi xanh lam. Mây sà ngoài biển buồm cơ lướt, Nước nối trời sơng sóng lớn
tan” (Tiễn bạn về Nghệ An thăm đấng thân). Khi đọc những câu thơ này, có cảm giác
phảng phất đâu đó hơi thơ Đường, với cảnh tiễn biệt trên sông Trường Giang, “Cố nhân
tây từ Hoàng Hạc lâu – Yên ba tam nguyệt há Dương Châu”. Vẫn cảnh thiên nhiên hùng
vĩ với trời mây, thậm chí cịn rộng mở hơn với biển và sơng, nhưng người đọc có cảm giác
quen thuộc, sự vật được nhắc đến trong câu thơ đúng là cảnh nước Nam ta chứ khơng lạc
lối trong dịng sơng Trường Giang của phương Bắc. Vẫn là cảm giác buồn man mác khi
tiễn bạn lên đường nhưng trong thơ Nguyễn Bảo, người ta thấy sự gần gũi, bình dị, mang
một vẻ đẹp riêng, khác biệt với cảm giác tiễn đưa sầu li trong thơ của Lí Bạch” [78].
Qua những khái quát ở trên, có thể khẳng định những nghiên cứu về thơ tống biệt
giai đoạn trước thế kỵ XVIII mặc dù không quá phong phú nhưng cũng cho thấy được
những quan tâm nhất định của các nhà nghiên cứu về mảng thơ này. Thơ tống biệt sứ giả,
tống biệt người đi sứ đã được chỉ ra như một bộ phận của thơ bang giao, thơ đi sứ. Ngoài
ra, một số tác phẩm thơ tống biệt tiêu biểu cũng đã được tập trung khai thác. Theo chúng

tôi đây là những tư liệu rất có ý nghĩa khi tìm hiểu về thơ tống biệt trung đại Việt Nam.
1.2.2.2. Những nghiên cứu về thơ tống biệt Việt Nam thế kỵ XVIII- XIX.

Những hướng nghiên cứu về mảng thơ tống biệt ở giai đoạn trước, đến giai đoạn
này vẫn tiếp tục và đã được chú ý quan tâm sâu hơn.
Thứ nhất là hướng nghiên cứu về thơ tống biệt qua những nghiên cứu về mảng
thơ đi sứ, thơ bang giao
Trong nghiên cứu về Thơ bang giao chữ Hán - Việt trong sự giao lưu văn hóa Việt
Nam và Trung Quốc trên lịch sử trung đại (2006), Vu Tại Chiếu đã ghi nhận nhiều bài thơ
tống biệt giai đoạn này như Tiễn Đại Thanh sứ Trình Phương Triều hoặc


18

Tiễn sách phong phó sứ Trương Dị Bí và khẳng định “Nhiều văn nhân, quan chức Việt
Nam còn xướng họa với các sứ thần Trung Quốc sang sứ Việt Nam trong khi đón, tiễn
họ” [16, tr 38]. Nhà nghiên cứu cũng đã thống kê trong số 8 bài thơ chữ Hán của Vũ
Duy Khng ở Tồn Việt thi lục thì có tới 7 bài thơ họa vần, tiễn biệt sứ thần nhà
Thanh Chu Sán.
Đỗ Thị Thu Thủy (2015) trong luận án Thơ đi sứ Việt Nam từ cuối triều Lê đến
đầu triều Nguyễn (1740 - 1820), ở phần viết về các tập thơ đi sứ tiêu biểu, có nói về
tập Thạc Đình di cảo của Nguyễn Huy Oánh, khẳng định có ít nhất 21 bài thơ Đường
luật chữ Hán viết trong các cuộc giao lưu, gặp gỡ với quan lại - nhân sĩ Trung Hoa và
sứ thần Triều Tiên, Nhật Bản và có 4/21 bài “tống” tiễn [149, tr 58]. Khi nói về Hải
Ơng thi tập của Đồn Nguyễn Tuấn, người viết có nhắc tới 10 bài khơng phải sáng tác
trong dịp đi sứ, trong đó 2/10 bài là thơ tống biệt: Tiễn Vũ thị lang Bắc sứ, Đại Quỳnh
Côi tiễn Chiêu Viễn tướng quân chánh sứ [149, tr 61]. Luận án còn nhắc tới bài Tiễn
Nhật Bản sứ hồi trình của Nguyễn Huy Oánh và khẳng định “bài thơ là một trong
những tư liệu quý hiện còn chứng thực giao lưu văn hóa Việt - Nhật” [149, tr 72] và
bài Tiễn Cao Ly quốc sứ của Đoàn Nguyễn Thục với khẳng định bài thơ:...“tuy không

đề cập trực tiếp về biển, đảo song Đoàn Nguyễn Thục cũng thể hiện cảm nhận của ông
về sự xa cách địa lý giữa hai nước” [149, tr 78]. Một phát hiện quan trọng của Đỗ Thị
Thu Thủy với thơ thù tạc, tặng tiễn giai đoạn này đó là: “Trong thơ sứ thần cuối Lê đầu Nguyễn, nhiều bài thơ xướng họa, thù tạc, tặng, tiễn đã vượt ra khỏi tính chất lễ
nghi giao tế, thể hiện cảm xúc tự nhiên, nhiều khi sâu lắng của thứ tình cảm “thiên
nhai tri kỉ” (tri kỵ chốn chân trời), “giải tương thanh khí” (mối giao tình văn chương)
giữa những tao nhân may mắn có dun kì ngộ...” [149, tr 79]. Cách đánh giá thể hiện
được cảm nhận tinh tế, sâu sắc của người viết về mảng thơ thù tạc, tặng tiễn giai đoạn
này.
Tác giả Nguyễn Thị Hòa (2016) trong luận án Nghiên cứu thơ đi sứ của Đoàn
Nguyễn Thục và Đoàn Nguyễn Tuấn, đã khảo sát thêm 12 bài thơ bang giao xướng họa
của Đoàn Nguyễn Tuấn và kết hợp thêm với 9 bài ở Đoàn Nguyễn Tuấn - Hải ông thi tập
và phân chia như sau: “Thơ bang giao xướng họa của Đoàn Nguyễn Tuấn được chia làm
hai loại họa đáp và tặng tiễn, trong đó có 10 bài họa đáp và 11 bài tặng tiễn...
Thơ tặng tiễn của Đoàn Nguyễn Tuấn dành cho hai đối tượng chủ yếu đó là quan lại Trung
Hoa và sứ thần Việt Nam mà tác giả gặp trên đường đi sứ” [50, tr 56]. Người viết cũng chỉ
rõ sự khác biệt về thời gian sáng tác những bài thơ họa đáp, tặng tiễn. Điều khác biệt giữa
Đồn Nguyễn Tuấn, Ngơ Thì Nhậm và Phan Huy Ích đó là Phan Huy Ích viết thơ họa đáp,
tặng tiễn bạn bè khi đang trên đường đi sứ cịn Đồn Nguyễn Tuấn và Ngơ Thì Nhậm thì
lại viết khi đã hồn thành sứ sự trở về. Nguyễn Thị Hòa cũng khẳng định giá trị những vần
thơ tặng tiễn của ba tác giả như sau: “Những vần thơ họa đáp,


19

tặng tiễn của Đồn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích, Ngơ Thì Nhậm đã khẳng định những
nét đẹp trong tâm hồn các thi nhân. Họ vừa giỏi thơ văn, vừa tài ứng đối. Đối với đất
nước, họ đã hoàn thành sứ mệnh của những bề tôi trung. Đối với quê hương, họ bày tỏ
tình cảm yêu mến thiết tha. Đối với gia đình, họ là những người con hiếu lễ và là
những người bạn chân thành, tình nghĩa. Có thể nói, họ đã sống hết mình vì quê
hương, đất nước, gia đình, bạn bè. Phẩm chất, tính cách và tâm hồn họ mãi ngời sáng

trên những trang thơ và trong tâm trí người đọc” [50, tr 131]. Trong luận án này, người
viết dành sự quan tâm cho tác phẩm Tiễn Thái Bình phủ hộ tống Nghiêu Ngộ Thái để
chứng minh cho nội dung đề cao tình cảm hịa hiếu dân tộc cũng như thái độ trân
trọng, quý mến những người bạn Trung Hoa.
Như vậy, qua những nghiên cứu về mảng thơ đi sứ, thơ bang giao, các tác giả
cũng như các tác phẩm thơ tống biệt đã ít nhiều được chú ý tới vấn đề văn bản hoặc
giá trị nhất định của một số tác phẩm tiêu biểu. Những nghiên cứu này là gợi ý quý
báu cho chúng tôi trong quá trình triển khai đề tài nghiên cứu của luận án này.
Thứ hai là những nghiên cứu về tác giả, tác phẩm có đề cập tới thơ tống biệt.
Tìm hiểu những bài nghiên cứu, giới thiệu về các tác giả, giá trị sáng tác cũng
như những nghiên cứu về tác phẩm, chúng tơi tìm thấy những ghi nhận liên quan tới
thơ tống biệt về thời gian sáng tác, về giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ tống biệt, về
một số bài thơ tống biệt nổi bật.
Về thời gian sáng tác
Các nhà nghiên cứu thường dựa trên sự sắp xếp về thứ tự trong các tập thơ hoặc
căn cứ từ nội dung của các bài thơ để suy luận về thời điểm ra đời của tác phẩm.
Những suy luận này về cơ bản chúng tôi đều thấy khá hợp lý. Trong bài viết Thơ
Nguyễn Văn Siêu [100], nhà nghiên cứu Trần Lê Sáng đã xác định thời điểm sáng tác
một số tác phẩm thơ trong đó có những bài thơ tống biệt của Nguyễn Văn Siêu ở hai
tập Lưu lãm tập và Mạn hứng. Theo nhà nghiên cứu, những bài thơ ở Lưu lãm tập,
trong đó có các bài thơ tống biệt chủ yếu làm trong khoảng thời gian tác giả ở Huế và
bài thơ kết thúc tập này cũng là một bài thơ tống biệt: Tống Bùi Hữu Trúc chi Tuyên
Quang Án sát (Tiễn Bùi Hữu Trúc đi Tuyên Quang làm án sát). Với tập Mạn hứng nhà
nghiên cứu cho rằng một số bài thơ, trong đó ơng dẫn chứng chủ yếu là các bài thơ
tống biệt như: Như Yên Phó sứ Phạm Quân Lượng hối thúc phỏng Vạn lý tập biệt thi
kiêm tống (Phó sứ đi Yên Kinh hối thúc Phạm Lượng xem biệt thi Vạn lý tập và tiễn),
Nghĩ Thọ Xương huyện Văn hội hạ như Yên Phó sứ thi tịnh dẫn (Làm thay thơ cho
Văn hội huyện Thọ Xương mừng Phó sứ đi n Kinh), Tống Chính sứ Thị lang
Nguyễn quân Hữu Lập (Tiến Chánh sứ Thị lang Nguyễn Hữu Lập), Tống Ất sứ Trần
quân Văn Chuẩn (Tiễn Ất Sứ Trần Văn Chuẩn), Tống Lạng Bình Tuyên Thái Tham tán

quân vụ nguyên Hưng phủ Nguyễn Hòa Khanh (Tiễn Tham tán quân vụ nguyên Hưng


20

phủ Nguyễn Hòa Khanh)... và cho rằng đây là những bài giúp ta hiểu thêm về chuyến
đi sứ và thơ Vạn lý của Phương Đình.
Nghiên cứu thơ Nguyễn Văn Lý, tác giả Trần Thị Băng Thanh đã khẳng định có
một số bài thơ tống biệt của tác giả được sáng tác trong khoảng thời gian 1834 - 1841
là khoảng thời gian dường như rất nhàn hạ của Chí Am: “... có vẻ cơng việc rất nhàn,
xem hoa, cảm nhận thời gian trôi đi và thù tiếp các bạn đồng liêu. Tiễn người sung một
chức nào đó thuyên chuyển đi xa, tiễn người về hưu, tiễn người đi hiệu lực, tiễn người
bị bãi chức cho về quê trong đó có cả người bạn thân thiết của ông là Ngô Thế Vinh...”
[112, tr 49].
Khi tìm hiểu về các chặng đường đời của tác giả Phạm Phú Thứ, nhà nghiên cứu Phạm
Phú Viết, Phạm Ngô Minh đã khẳng định trong những tháng ngày rảnh rỗi khi Phạm Phú Thứ
ở Lạng Giang nhà thơ bên cạnh rất nhiều hoạt động đã có hoạt động đưa tiễn bạn bè: “Những
ngày rảnh rỗi ở Lạng Giang cụ đi những đâu?...dạo thuyền trên Xương Giang, tiễn bạn bè , nói
chuyện với người đỗ đạt, thăm những nhà nho” [165, tr 27].

Như vậy, một số nghiên cứu trên đã cho chúng ta những căn cứ đầu tiên về vấn
đề văn bản cũng như thời điểm sáng tác của một số tác phẩm thơ tống biệt. Những
nghiên cứu này này cũng tạo thuận lợi lớn trong quá trình chúng tơi thống kê khảo sát
cũng như tìm hiểu nội dung tư tưởng của tác phẩm.
Về giá trị nội dung, nghệ thuật của thơ tống biệt.
Về mặt nội dung, vấn đề nổi bật nhất được nói tới nhiều hơn cả là chủ đề về tình
cảm bạn bè. Tác giả Nguyễn Thanh Tùng trong phần viết về thơ chữ Hán Cao Bá Quát
(Giáo trình Văn học trung đại Việt Nam – tập 2) đã dẫn chứng một số câu thơ tống biệt
để khẳng định tình cảm bạn bè chân thành, trân trọng trong thơ Cao Bá Quát: “Nhìn
chung, với bè bạn, Cao Bá quát thể hiện một tình cảm chân thành, trân trọng, thân

thiết. Ơng quan niệm: “Thương bạn như thương mình” (Biệt Phạm lang trung), bởi
vậy “Mỗi lần tiễn bạn là mỗi lần chiếc khăn đẫm lệ” và “Một ngày trăm lần nhớ bạn”
(Thù hữu nhân úy vấn),... Đó khơng hề là tình bạn tầm thường, đó phải là tình bạn tri
âm, tri kỵ [145, tr 239]. Tác giả Nguyễn Thị Tính trong luận án Thơ chữ Hán Cao Bá
Quát, những điểm mới về nội dung và nghệ thuật khi nói những điểm mới về tình cảm
bạn bè trong thơ Cao Bá Quát, đã nói tới các chủ đề mà Cao Bá Quát viết về bạn bè,
trong đó cũng khẳng định bên cạnh các chủ đề khác như gặp gỡ, vui chơi, xướng họa
cùng bạn, mong bạn đến chơi, mơ được gặp bạn... chủ đề tiễn bạn là một chủ đề tiêu
biểu trong sáng tác Cao Bá Quát [155, tr 81].
Ở phần giới thiệu về Phạm Phú Thứ, tác giả Phạm Phú Viết và Phạm Ngô Minh
đã rất nhấn mạnh vào những bài thơ đưa tiễn bạn bè của thi nhân. Khi viết về 5 quyển
Kinh hương thi lục, nhà nghiên cứu đã khẳng định: “... Đọc hơn 300 bài thơ trong Kinh
hương thi lục chúng ta có thể thấy hầu hết là những bài thơ hay và rất hay của cụ, dù


×