Tải bản đầy đủ (.doc) (245 trang)

luận án tiến sĩ thơ khuê phụ đời đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 245 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thơ Đường không chỉ là đỉnh cao trong lịch sử thơ ca Trung Quốc mà còn
có vị trí đặc biệt trong lịch sử thơ ca nhân loại. “Thơ Đường vừa có nền rộng rãi vừa có
những đỉnh cao”, như một thế giới rộng lớn, muôn màu, muôn sắc gợi mở không cùng.
Vì thế, đến nay dù đã hơn một ngàn năm, dù đã có biết bao công trình nghiên cứu,
khám phá cái hay, cái đẹp của thơ Đường nhưng thơ Đường vẫn là một thế giới còn
nhiều điều bí ẩn, vẫn luôn tràn đầy sinh lực và hấp dẫn. Lựa chọn nghiên cứu đề tài này
chúng tôi mong muốn khám phá thêm một vùng đất màu mỡ còn ẩn chứa nhiều điều
thú vị trong thế giới rộng lớn của Đường Thi.
1.2. Cũng là đề tài thơ vốn được người đương thời ưa ngâm vịnh như thơ biên
tái, sơn thủy, điền viên, tống biệt…., mảng thơ khuê phụ với sự phản ánh chân thực,
cảm động những vấn đề cuộc sống của một nhóm phụ nữ tương đối đặc biệt trong xã
hội đương thời: những người phụ nữ phải sống trong cảnh tương tư li biệt với chồng,
đã tạo được một dấu ấn đậm nét trên thi đàn đời Đường. Mảng thơ này ở Trung Quốc
đã được quan tâm nghiên cứu nhưng đến nay chưa hoàn toàn thống nhất về tên gọi, về
nội hàm khái niệm, vì vậy vẫn còn một vài điểm trống khoa học cần bổ sung.
Ở Việt Nam, so với mảng đề tài về biên tái, tống biệt, sơn thủy, điền viên, vịnh
vật….thì thơ viết về người khuê phụ với tư cách là một mảng đề tài của thơ Đường vẫn
chưa được đầu tư nghiên cứu thích đáng. Nghiên cứu sâu về mảng thơ khuê phụ này sẽ
góp phần giúp độc giả yêu thơ Đường có cái nhìn đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về diện mạo
phong phú của Đường thi.
1.3. Việt Nam cũng như một số dân tộc phương Đông có mối quan hệ mật thiết
với nền văn hóa Trung Hoa, trong quá trình xây dựng ngôn ngữ thơ ca của mình đều ít
nhiều tiếp thu ảnh hưởng của thơ Đường. “Mã Đường thi” xuất hiện nhiều nhất trong
thơ ca thời kỳ trung đại Việt Nam. Mảng thơ khuê phụ cũng có ảnh hưởng đến mảng
sáng tác về đề tài phụ nữ. Trong đó, tiếp thu ảnh hưởng nhiều nhất, sâu đậm nhất phải
kể đến tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn. Vì vậy, nghiên cứu mảng thơ
này cũng có cơ sở để nghiên cứu sâu hơn mảng thơ cùng đề tài trong văn học trung đại
Việt Nam.


2
Hiện nay, thơ Đường vẫn được giảng dạy trong chương trình đại học, cao đẳng
và THPT ở Việt Nam. Với việc thực hiện đề tài này chúng tôi hy vọng sẽ bổ sung một
lượng kiến thức nhất định về thơ Đường, đặc biệt là về đề tài của thơ Đường cho thực
tiễn nghiên cứu và giảng dạy thơ Đường trong các nhà trường hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Kiến giải những nhân tố đặc thù tạo nên sự hưng thịnh của thơ khuê phụ
đời Đường.
2.2. Nghiên cứu những đặc trưng nổi bật về nội dung và nghệ thuật của mảng
thơ khuê phụ để khẳng định vị trí và dấu ấn đặc biệt của mảng thơ này trong toàn cảnh
thơ Đường.
2.3. Khẳng định sự trưởng thành và tiến bộ trong nhận thức và tình cảm của thi
nhân đời Đường về con người và cuộc đời qua việc khám phá thế giới nội tâm với
nhiều khát vọng và ẩn ức của những người khuê phụ.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Khuê phụ là một đề tài xuất hiện sớm trên thi đàn thơ cổ Trung Hoa. Cũng
như các đề tài: tống biệt, sơn thủy, điền viên, vịnh vật…đã có mặt ở thời kỳ trước, nó
đặc biệt hưng thịnh ở đời Đường. Rất nhiều nhà thơ nổi tiếng thời kỳ này như Lý Bạch,
Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương Xương Linh…đã lấy khuê phụ làm đề tài sáng tác, tạo
nên nhiều tác phẩm có giá trị. Do đó, để nhận biết sâu sắc diện mạo thơ Đường không
thể không tìm hiểu mảng thơ đặc biệt này.
3.2. So với các đề tài khác của thơ Đường như thơ sơn thủy, điền viên, biên tái,
tống biệt…. nét nổi bật của thơ khuê phụ là sự giản dị, tinh tế mang đậm nét nữ tính.
Cũng giống như người khuê phụ dịu dàng, nhỏ bé, lời thơ tuy nhẹ nhàng, thầm kín
nhưng ẩn chứa “tiếng nói lớn”- tiếng nói phản kháng và khẳng định sự theo đuổi nhu
cầu cuộc sống rất Người của những phụ nữ bất hạnh trong xã hội nam quyền thống trị.
Những vấn đề mà thơ khuê phụ đặt ra không chỉ khiến người đương thời cảm động mà
cho đến ngày nay, người đọc hiện đại khi tiếp cận cũng không khỏi ngạc nhiên, rung
động. Nghiên cứu mảng thơ khuê phụ này có thể thấy được sự đột phá về mặt nhận
thức, chiều sâu tư tưởng, tình cảm nhân đạo của những nhà thơ cổ điển sống cách

chúng ta hơn một ngàn năm.
3
Điều đặc biệt là mảng thơ này ít có chủ thể trữ tình trực tiếp, chủ yếu là chủ thể
trữ tình nhập vai “nam tử tác khuê âm”, luận án sẽ tập trung làm rõ nét đặc trưng của
chủ thể trữ tình trong thơ, nhất là chủ thể trữ tình nhập vai để thấy được vai trò ý nghĩa
của nó trong việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà thơ. Trong văn học Việt Nam
cũng có nhiều trường hợp tương tự, việc phân tích mảng thơ này có thể gợi ý cho việc
phân tích những tác phẩm có nét tương đồng ở Việt Nam.
3.3. Khi cuộc sống của con người hiện đại càng nhiều “ưu tư” thì những “ưu tư”
của những người khuê phụ càng tìm được sự đồng cảm, sẻ chia. Nhất là khi quan niệm
về giới càng tiến bộ, cuộc sống của người phụ nữ càng được quan tâm chú ý thì mảng
thơ khuê phụ đời Đường cũng trở nên thu hút hơn. Do đó tìm hiểu cuộc sống của người
phụ nữ thời xưa qua mảng thơ khuê phụ đời Đường cũng là một cách chiêm nghiệm
những giá trị cuộc sống nhân sinh.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi văn bản khảo sát:
Về phạm vi của thơ khuê phụ, chúng tôi có dựa trên cách khái niệm hóa từ khuê
phụ (闺妇). Theo nghĩa gốc: 1. Khuê (闺): Thời xưa chỉ phòng ở của con gái (thâm
khuê, khuê các ). 2. Phụ (妇): Người con gái đã lấy chồng (phụ nhân, thiếu phụ );
Thê (vợ), tương phản với phu (chồng); Nàng dâu (phụ cô, tức phụ); Chỉ chung giới nữ
(phụ nữ). Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, “khuê” không chỉ là biểu tượng cho
giới hạn không gian sống của người phụ nữ mà còn là biểu tượng liên quan đến mối
quan hệ vợ chồng, và hình tượng nhân vật khuê phụ không chỉ chung phụ nữ mà là
những người phụ nữ đã có chồng (người vợ). Nét đặc trưng của nhân vật là thế giới nội
tâm phong phú, tinh tế với tình điệu chính là buồn thương ai oán. Nguyên nhân sâu xa
của những tâm tình nơi khuê phòng ấy là hoàn cảnh vợ chồng ly biệt hoặc người phụ
nữ bị chồng phụ bạc bỏ rơi, phải một mình cô quạnh nơi phòng vắng. Trực tiếp hoặc
gián tiếp, những khuê phụ ấy đều thổ lộ một mong ước thiết tha là được đoàn tụ với
chồng để được hưởng một cuộc sống gia đình hạnh phúc bình thường. Họ đã nhận
được sự trân trọng, xót thương, đồng cảm của thi nhân đời Đường. Các nhà thơ đã cho

họ cơ hội được giãi bày tâm trạng với nhiều cung bậc cảm xúc phong phú, sâu sắc của
đời sống cá nhân thực sự. Đó là những nhớ thương ngút ngàn gói chặt trong chữ tư (思),
4
là nỗi buồn vô tận như dòng nước chảy gửi theo chữ sầu (愁) , cũng có khi là nỗi oán
hận thâm sâu dù họ không thốt ra lời một chữ oán (怨), thậm chí cá biệt còn có cả nỗi
hân hoan, vui mừng trong chữ hỉ (喜) hiếm hoi
Thơ khuê phụ là thơ viết về đề tài khuê phụ (có những bài thơ trực tiếp lấy nhan
đề là Khuê phụ), trong đó có cả thơ của người khuê phụ tự bạch nỗi lòng và phần nhiều
là thơ của nhà thơ nam giới thay lời người khuê phụ mà giãi bày tâm tư tình cảm.
Những khuê phụ ở đây cụ thể là những người vợ của những người lính đi binh dịch nơi
biên ải xa xôi (chinh phụ - 征 妇), là những người vợ có chồng đi buôn bán xa nhà
(thương nhân phụ - 商人妇), là vợ của những người làm quan phải nhậm chức, hoặc
đôi khi bị biếm trích đi xa (hoạn phụ -宦妇), là vợ của những người thích du ngoạn
ngắm cảnh đẹp núi sông, kết bạn tâm giao khắp bốn phương, thực hiện lý tưởng…(du
tử phụ - 遊子妇), hoặc những người vợ có chồng bội bạc, bị ruồng rẫy, bỏ rơi trong cô
đơn, sầu tủi (khí phụ - 弃妇). Thơ khuê phụ được khu biệt với các mảng đề tài thơ
khác trong thơ Đường bằng tên gọi hình tượng nhân vật chính trong thơ: khuê phụ. Nội
hàm khái niệm thơ khuê phụ có một số điểm khác biệt so với thơ khuê oán (thơ về nỗi
oán giận nơi khuê phòng), khuê tình (thơ về tình cảm nơi khuê phòng) và thơ tư phụ
(thơ về người vợ tương tư). Về thơ khuê oán (闺怨诗), theo tác giả Lưu Khiết trong
cuốn Bàn về các loại đề tài của thơ Đường, thơ khuê oán được hiểu là “đề tài nhỏ”
trong sáng tác thi ca, chủ yếu phản ánh nỗi niềm li sầu biệt hận của những người phụ
nữ chốn khuê phòng” [141.283]. Đây là mảng thơ miêu tả một cách sinh động và chân
thực những tình cảm tinh tế, kín đáo, sâu sắc về thế giới nội tâm đầy bi khổ ai oán của
người phụ nữ, luôn khát khao một cuộc sống bình thường mà không được. Chủ thể của
khuê oán có thể là thiếu nữ chưa chồng, ví như thiếu nữ trong bài Xuân nữ oán của
Tưởng Duy Hàn. Tuy nhiên đối tượng được miêu tả nhiều nhất trong mảng thơ này là
người phụ nữ đã có chồng nhưng phải sống trong cảnh cô đơn, sầu muộn vì ly biệt,
tương tư hay bị ruồng bỏ, như thiếu phụ trong bài Xuân tứ của Lý Bạch, Khuê oán của
Vương Xương Linh, Hàn khuê oán của Bạch Cư Dị Nguyên do của “oán” cũng có rất

nhiều, có thể nhớ người, có thể nhớ quê, có thể nuối tiếc chuyện xưa, cũng có thể là
thương tiếc người đã mất…Đối tượng của “oán” có thể là người chồng đi xa chưa quay
5
về, có thể là tình lang trong mộng, có thể là phu quân chết trận, có thể là chiến tranh tàn
khốc, có thể là những kẻ phụ tình, cũng có thể là thời thanh xuân đã mất đi…Cũng có
những bài không rõ thân phận của nhân vật chính trong thơ, chỉ thấy tâm tư sầu muộn
oán hờn của người phụ nữ nơi khuê phòng, không rõ chủ thể của “oán”, nguyên do của
“oán”. Còn Khuê tình (闺情) là cách gọi tên mảng thơ viết về tình cảm của người phụ
nữ nơi khuê phòng, cũng gần giống khái niệm thơ khuê oán, miêu tả tình cảm của
người phụ nữ có chồng đi xa nhớ nhung, oán hờn ly biệt, hoặc của thiếu nữ chưa chồng
đương tuổi xuân thì bày tỏ khát vọng yêu đương “Khuê oán”, “khuê tình” có thể là
cách gọi tên mảng thơ được gợi ý từ nhan đề quen thuộc của các bài thơ thuộc mảng đề
tài này, chẳng hạn “Khuê oán” có: Khuê oán (Vương Xương Linh); Khuê oán (Trương
Hoành); Khuê oán (Ngư Huyền Cơ); Khuê oán từ (Bạch Cư Dị); Khuê oán từ (Lưu Vũ
Tích); Hàn khuê oán (Bạch Cư Dị) “Khuê tình” có : Khuê tình (Lý Đoan); Khuê tình
(Mạnh Hạo Nhiên), Khuê tình (Lý Bạch)
Về phạm vi của Tư phụ thi (思妇诗)(thơ về người phụ nữ nhớ nhung chồng) lại
hẹp hơn nhiều. Chủ thể của “thơ miêu tả hình tượng người tư phụ” chỉ giới hạn trong
nội dung miêu tả những người phụ nữ nhớ nhung người chồng đi xa. Cách phân loại
thơ này dựa vào đặc trưng tâm trạng của nhân vật chính trong thơ: tư - 思 (nhớ), chẳng
hạn Tử Dạ thu ca; Ô dạ đề (Lý Bạch); Văn dạ châm (Bạch Cư Dị); Dạ địch từ (Thi
Kiên Ngô)
Những khái niệm nhằm phân loại mảng thơ như trên đều có những cơ sở hợp lý,
tuy nhiên nó chưa thực sự tập hợp, xâu chuỗi được một hệ thống nhân vật trong thơ
Đường nhiều điểm thống nhất, tương đồng về ý nghĩa hình tượng và nội dung miêu tả.
Chúng tôi gọi mảng thơ miêu tả cuộc sống (chủ yếu là cuộc sống tinh thần) của những
người phụ nữ cô đơn nơi phòng vắng do cảnh ngộ vợ chồng ly biệt hay vì chồng phụ
bạc bỏ rơi là thơ khuê phụ. Do vậy, những bài thơ về tâm tư của những thiếu nữ nơi
khuê phòng, như tâm trạng oán hờn của cô gái mới lớn vì những ràng buộc của giới
hạn không gian sống: khuê phòng luôn phải cửa đóng then cài, không được tự do yêu

đương trong bài Xuân nữ oán của Tưởng Duy Hàn không thuộc phạm vi khảo cứu của
luận án.
6
Cũng là mảng thơ viết về nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội đương
thời nhưng thơ khuê phụ (闺妇诗) có nhiều khác biệt so với mảng thơ cung oán (宫怨
诗). Nhân vật của thơ khuê phụ là những người phụ nữ có chồng đi xa, hoặc không đi
xa nhưng phải một mình sống cô đơn nơi phòng vắng. Nhân vật của thơ cung oán là
những cung nữ được tuyển chọn vào hầu hạ vua, là hoàng hậu, là những cung phi đã
nhận được ân sủng của quân vương. Trong đó, cung (宫) cũng là biểu tượng cho giới
hạn không gian sống của người phụ nữ nhưng là không gian sống hoàn toàn khác biệt
với khuê (闺), vì chủ nhân của hai không gian ấy có thân phận khác nhau. Về nghĩa
đen, khuê (phòng, buồng trong, chỗ con gái ở) nhỏ hơn rất nhiều so với cung (cung
cấm, một thế giới khác hẳn: thế giới của vua – Thiên tử) nhưng dù sao vẫn còn có thể
là không gian mở. Những người phụ nữ nhớ chồng quanh quẩn trong cái không gian bé
nhỏ, chật hẹp ấy nhưng vẫn còn có hy vọng, còn có lối thoát, còn có manh mối liên kết
với cuộc đời bên ngoài kia. Những cung nữ đã nhập cung thì coi như vĩnh viễn cắt đứt
với thế giới bên ngoài. Đây là nơi giam hãm vĩnh viễn linh hồn và thể xác những người
con gái đẹp, hy vọng sống còn duy nhất của họ chỉ là ơn mưa móc của quân vương.
Nếu những khuê phụ, bi kịch chính của họ là do hoàn cảnh vợ chồng ly biệt tạo nên thì
với nhân vật của thơ cung oán, bi kịch chủ yếu do “dĩ sắc sự tha nhân” (nhan sắc hiến
cho người), nỗi đau khổ của những người phụ nữ đẹp bị nhốt chung vào một không
gian sống (cung) là giành giật sự sủng ái của một người (Vua) và oán cũng có căn
nguyên chính từ sự thất sủng này. Hiện thực đời sống được phản ánh trong thơ khuê
phụ rộng hơn, phong phú hơn thơ cung oán vì đối tượng liên quan trực tiếp đến những
tâm tình nơi khuê phòng là người chồng – bao gồm rất nhiều người trong xã hội, có
hoàn cảnh, địa vị, xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau (chinh nhân, quan nhân,
thương nhân, du tử…). Đối tượng liên quan trực tiếp đến những oán hận nơi cung cấm
chỉ có một là vua. Do đó những bài thơ miêu tả cuộc sống của những người phụ nữ nơi
cung cấm là một mảng đề tài khác, mặc dù có nhiều nét tương đồng với mảng thơ khuê
phụ, cũng không thuộc phạm vi khảo cứu của luận án này.

Từ thời Sơ Đường đến Vãn Đường đều có những nhà thơ sáng tác về mảng đề
tài này và chắc chắn với số lượng không nhỏ, trong đó có nhiều bài thơ xuất sắc gắn
liền với những nhà thơ có danh tiếng. Tuy nhiên, do một số hạn chế nhất định chúng tôi
7
không thể thống kê chính xác số lượng bài thơ khuê phụ và các nhà thơ có sáng tác
mảng đề tài này trong gần năm vạn bài thơ và hơn hai nghìn nhà thơ của Toàn Đường
thi. Chúng tôi tổng hợp khảo cứu được 234 bài thơ về hình tượng khuê phụ, từ các
tuyển tập thơ Đường được tuyển chọn và dịch sang tiếng Việt như Thơ Đường (2 tập),
Nam Trân ; Thơ Đường (3 tập), Trần Trọng San; Đường thi tam bách thủ, Hành Đường
Thoái Sĩ tuyển chọn, Trần Uyển Tuấn bổ chú (Ngô Văn Phú dịch); Đường thi tuyển
dịch (2 tập), Lê Nguyễn Lưu; Đường thi trích dịch, Đỗ Bằng Đoàn, Bùi Khánh Đản…
Ngoài ra, từ gợi ý của một số chuyên luận nghiên cứu liên quan đến mảng thơ này
chúng tôi có tham khảo thêm một số bài từ nguyên tác tiếng Hán trong Toàn Đường
thi, Bành Định Cầu (彭定求, 1960,
全唐诗
); Đường thi giám thưởng từ điển, Lưu
Học Khải, Viên Hành Bái bổ sung, sửa chữa năm 2007 (刘学凱, 袁行霈 ,
唐诗鉴赏辞

).
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Hướng tiếp cận chủ đạo của chúng tôi trong phạm vi đề tài này là khám phá
mảng thơ khuê phụ đời Đường từ phương diện thi pháp học, tìm hiểu những nét đặc
trưng của hệ thống hình tượng nhân vật và những quan niệm nghệ thuật về con người
và cuộc đời mà các nhà thơ gửi gắm trong đó.
Nghiên cứu tổng thể thơ khuê phụ rất rộng, là việc làm công phu, vì vậy chúng
tôi chỉ tập trung vào những vấn đề rất cơ bản như:
- Nội dung tư tưởng chủ đạo của thơ khuê phụ qua việc “giải mã” nét đặc trưng
của chủ thể trữ tình và nhân vật trong thơ .
- Đặc trưng hình thức nghệ thuật của thơ khuê phụ trong tính cách là một mảng

đề tài của thơ Đường.
5. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi thực hiện Luận án này dựa trên sự phối hợp của hai cách tiếp cận: thi
pháp học và văn hóa, trong đó cách tiếp cận từ thi pháp học là chủ đạo. Cách tiếp cận
thi pháp học: Chúng tôi bắt đầu từ việc miêu tả đặc điểm của các phương thức, phương
tiện biểu hiện nhân vật để thâm nhập hình tượng nghệ thuật, tìm hiểu tư tưởng nhận
thức và tình cảm của các nhà thơ. Cách tiếp cận văn hoá: Chúng tôi tiến hành giải mã
8
thơ khuê phụ đời Đường bắt đầu từ mã văn hoá truyền thống Trung Hoa. Đồng thời
chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp liên ngành: Sử dụng các khái niệm và thành tựu của các ngành
khoa học có liên quan như: văn hóa học, sử học, tâm lý học…để nghiên cứu sâu hơn,
làm nổi bật đặc điểm của mảng thơ khuê phụ trong toàn cảnh thơ Đường.
- Phương pháp thống kê, phân loại: Hệ thống, thống kê, phân loại các đơn vị
kiến thức như: nhân vật, sự kiện, các hình ảnh, biểu tượng…để đánh giá, rút ra các kết
luận có ý nghĩa khoa học.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích, tổng hợp văn bản thơ, tư liệu
tham khảo làm cơ sở rút ra những đánh giá, kết luận chính xác, triển khai chương mục,
Luận án theo cấu tứ phù hợp.
- Phương pháp so sánh: So sánh, đối chiếu mảng thơ khuê phụ ở đời Đường với
mảng thơ khuê phụ ở các thời đại khác, trước đó và sau đó (văn học cổ trung đại); so
sánh tác phẩm của những tác giả khác nhau để làm nổi bật những nét truyền thống và
sáng tạo, đa dạng và độc đáo của mảng thơ khuê phụ đời Đường.
6. Cấu trúc của Luận án
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội
dung chính của Luận án được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Sự hưng thịnh của thơ khuê phụ đời Đường
Chương 3: Chủ thể trữ tình trong thơ khuê phụ đời Đường
Chương 4: Nghệ thuật thể hiện nhân vật trong thơ khuê phụ đời Đường

Quy ước trong luận án:
- Trích dẫn tài liệu tham khảo: Trong ngoặc vuông, đứng đầu là
số thứ tự tài liệu tham khảo trong Thư mục tài liệu tham khảo của
luận án, sau là số trang được trích dẫn, ví dụ [2. 415].
- Phụ lục luận án: Những bài thơ đã được dịch và giới thiệu ở Việt Nam chúng
tôi chỉ thống kê tên bài và tác giả, những bài chưa dịch sang tiếng Việt chúng tôi trích
nguyên văn chữ Hán và phần Tạm dịch do tác giả luận án thu thập và tham khảo, phiên
dịch sang tiếng Việt.
9
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nghiên cứu thơ khuê phụ ở Trung Quốc
1.1.1. Về tuyển thơ
Việc nghiên cứu thơ khuê phụ đã bắt đầu manh nha từ thời Đường, thông qua
việc tuyển thơ – phương pháp nghiên cứu nguyên thủy nhất của Đường thi học. Tuyển
tập thơ đầu tiên có liên quan đến thơ khuê phụ là bản Dao trì tân vịnh của Sái Tỉnh
Phượng ghi chép lại thơ của phụ nữ. Về sau trong các tuyển tập thơ Đường dù lớn hay
nhỏ đều ít nhiều có tuyển thơ khuê phụ, cố nhiên chỉ là những bài thơ riêng lẻ như là
dẫn chứng tiêu biểu cho một thể thơ, một giai đoạn hay một nhà thơ cụ thể nào đó,
chẳng hạn như Tập thơ Nhạc phủ của Quách Mậu Sảnh đời nhà Tống có tuyển bài thơ
Trường tương tư của Lý Bạch, Đường thi tam bách thủ, Hoành Đường Thoái Sĩ tuyển
chọn, Trần Uyển Tuấn bổ chú tuyển 19 bài thơ khuê phụ (theo thể thơ)… Đây đều là
những bài thơ nổi tiếng, không chỉ là đại diện tiêu biểu cho mảng thơ khuê phụ mà còn
là đại diện tiêu biểu của Toàn Đường thi và cũng là những tác phẩm có giá trị trong sự
nghiệp sáng tác của nhà thơ.
Sau này việc biên tuyển càng cụ thể, phong phú hơn, hoặc theo thể thơ như cuốn
Đường thi giám thưởng từ điển, Lưu Học Khải, Viên Hành Bái (刘学凱, 袁行霈 ,

诗鉴赏辞书
, 2007 ) có khoảng 30 bài thơ khuê phụ; hoặc theo đề tài, giai đoạn phát

triển, theo nội dung, theo tác giả…Chẳng hạn, cuốn Đường thi giám thưởng từ điển do
tác giả Tôn Dục Hoa chủ biên năm 1996 (孙育华 (1996),
唐诗鉴赏辞书
),dù không
có tên đề tài thơ khuê phụ nhưng có thể tìm thấy một số bài thơ khuê phụ dưới tên đề
tài khuê tình và khuê oán. Trong Khuê tình, các tác giả dẫn bài Trường tương tư của Lý
Bạch; Giang lâu khúc của Lý Hạ, đồng thời cũng cho rằng những bài thơ thể hiện tình
cảm thương nhớ của những người vợ người buôn bán như Trường Can hành của Lý
Bạch; La cống khúc tam thủ của Lưu Thái Xuân; Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị; Nam
Lăng đạo trung của Đỗ Phủ…cũng là thơ tình khuê phụ. Thơ Khuê oán các tác giả giới
thiệu bài Khuê oán của Vương Xương Linh; Giang Nam khúc của Vu Cô Trong bộ
Trung Quốc lịch đại danh thi phân loại đại điển tập 3, tập 4, các tác giả Hồ Quang
Chu, Chu Mãn Giang (胡光舟, 周滿江,
中国历代名诗分类大典
) cũng tuyển thơ của
10
các nhà thơ nổi tiếng theo đề tài qua các triều đại, trong đó có mảng thơ tống biệt, biên
tái, vịnh vật…, không có tên mảng thơ khuê phụ. Những bài thơ về hình tượng khuê
phụ lại xuất hiện trong các mảng đề tài nhỏ như: Tư phụ; Khuê tình; Phu phụ; Khí phụ.
Mỗi đề tài giới thiệu khoảng trên dưới mười bài thơ của các triều đại. Ở đề tài Khuê
tình tác giả tuyển chọn những bài thơ nói về tình cảm nơi khuê phòng: tâm trạng nhớ
nhung, oán hờn…của những người phụ nữ (thiếu nữ chưa lấy chồng và cả phụ nữ đã có
chồng). Ở đề tài Phu phụ (vợ chồng), có tuyển những bài như Trường Can hành nhị
thủ của Lý Bạch, Nguyệt Dạ của Đỗ Phủ (là những bài thơ đã khắc họa rất thành công
hình tượng nhân vật khuê phụ). Còn ở đề tài Tư phụ (những người phụ nữ nhớ nhung)
có thể thấy nhiều bài thơ về hình tượng khuê phụ không chỉ có tâm trạng tư (nhớ) mà
còn có cả sầu, oán, như: Xuân oán của Kim Xương Tự; Tử Dạ thu ca, Ô dạ đề của Lý
Bạch; Giang Nam khúc của Lý Ích; La Cống khúc tam thủ của Lưu Thái Xuân…Cách
phân chia này, thực ra mới chỉ căn cứ sự liên kết mặt ngoài chứ chưa dựa vào sự thống
nhất, tương đồng bên trong, bề sâu nội dung tư tưởng giữa các bài thơ. Tuy vậy, các

biên tuyển vẫn có thể tạo “hạ tầng cơ sở” cho việc nghiên cứu nội dung và nghệ thuật
thơ.
1.1.2. Về tên gọi
Ngay từ giai đoạn sơ khai nhất của Đường thi học, các nhà nghiên cứu đời
Đường đã chú ý đến những bài thơ miêu tả hình tượng nhân vật khuê phụ khi lựa chọn
cho những tuyển thơ hoặc những tác phẩm chuyên ghi chép các tích, bình thơ, phẩm
vựng. Tuy có nhiều tuyển thơ, bình thơ, chú giải về thơ Đường nhưng ở giai đoạn này
vẫn chưa có tác phẩm nào gọi tên mảng thơ này, việc tuyển chọn chủ yếu theo kiểu ấn
tượng, cảm tính về những bài thơ riêng lẻ.
Trên cơ sở khảo cứu những tư liệu hiện có, chúng tôi cho rằng, những bài thơ
miêu tả tâm tư tình cảm của những người phụ nữ sống trong cảnh tương tư sầu khổ,
một mình nơi phòng vắng được bàn đến lần đầu tiên với tư cách là một mảng thơ của
thơ Đường là trong cuốn Đường thi giải của tác giả Đường Nhữ Tuần đời nhà Minh.
Đây là tác phẩm phân tích, lý giải, hướng dẫn thưởng thức nhiều bài thơ Đường khá lý
thú, làm cơ sở cho nhiều chuyên luận nghiên cứu sâu về thơ Đường sau này. Trong tập
26, tác giả nhận định: “Đường nhân khuê oán, đại để giai chinh phụ chi từ” (thơ khuê
11
oán của người đời Đường chủ yếu là về lời của người chinh phụ) [Dẫn 129.291]. Trước
đó, hai từ khuê oán (闺怨) đã xuất hiện lần đầu tiên trong các nhan đề thơ của văn
nhân Nam triều như Khuê oán thi của Giang Yêm hoặc trong câu nói của Võ Tắc Thiên
ở Tô Thị chức cẩm hồi văn kí (Toàn Đường văn): “Cẩm tự hồi văn, thịnh kiến truyền tả,
thị cận đại khuê oán chi tông chỉ, thuộc văn chi sĩ giảm quy kính yên” (Hồi văn chữ
gấm, lưu truyền rộng rãi, nay thay lời oán than của người khuê phòng, phó thác vào
chữ nhà thơ, bớt đi vẻ sáng đẹp). [Dẫn 149.2]. Như vậy, có thể khuê oán đã là một khái
niệm quen thuộc của người Trung Quốc cổ đại.
Mảng thơ đời Đường có tên gọi khuê oán tiếp tục được nhắc đến nhiều trong
các chuyên luận nghiên cứu chuyên sâu về thơ Đường từ sau Ngũ tứ, nhất là thời gian
gần đây. Năm 1986, tác giả Lưu Hồng Kì có bài viết Lược luận quỹ đạo phát triển của
việc truyền bá khuê oán thi thời Đường (刘红旗 (1986), 唐代闺怨诗传播发展轨迹略
论, 东南传播); Từ Úy với bài viết Ba vấn đề của thơ khuê oán đời Đường (1996); (徐

蔚, 唐代闺怨诗三题, 福建师范大福清分校学报); Từ Úy, Thơ khuê oán tình ý rung
động lòng người(2003)(徐蔚, 情意动人的闺怨诗语文世界, 高中版); Lưu Khiết bàn
đến khuê oán thi trong bài Vẻ đẹp u oán của cung oán thi và khuê oán thi thời Đường
(刘洁 (2001), 唐代宫怨诗和闺怨诗的幽怨美, 西南师范大学报第 38 卷) Các bài
viết này đều khẳng định thơ khuê oán (闺怨诗) đã có từ thời đại Kinh thi, thịnh hành
trong thời Nam Bắc triều với những thành tựu sáng tác của văn nhân và đặc biệt hưng
thịnh ở thời Đường. Tuy nhiên, vì số lượng dẫn chứng thơ không nhiều (chủ yếu là về
hình tượng người chinh phụ) nên chúng tôi chưa xác định được hết các đối tượng mà
các tác giả đưa vào phạm vi miêu tả của thơ khuê oán. Đến cuốn Luận về các loại đề
tài trong thơ Đường (2005)(刘洁, 唐诗中题材类论, 北京民族出版社)tác giả Lưu
Khiết đã chỉ rõ đối tượng miêu tả của thơ khuê oán là: chinh nhân phụ (征人妇)(vợ của
những người lính đi chinh chiến xa), thương nhân phụ ( 商人妇)(vợ của người buôn
bán), hoạn phụ (宦妇)(vợ của người làm quan), du tử phụ (遊子妇)(vợ của người đi
chơi xa, du ngoạn đó đây) và khí phụ (弃妇)(người vợ bị ruồng bỏ). Cuốn Văn học sử
Trung Quốc do Viên Hành Bái chủ biên (2006) (袁行霈,
中国文学史
)cũng nhiều lần
nhắc đến khuê oán song song cùng các mảng đề tài khác như tống biệt, biên tái, sơn
12
thủy điền viên…Các tác giả cũng khẳng định mảng thơ này không phải mới xuất hiện ở
thời Đường, nó đã bắt đầu thịnh hành từ thời Ngụy Tấn Nam Bắc triều. Chẳng hạn như
khi xem xét thành tựu văn học của Tào Thực, được phân chia thành bốn loại đề tài,
trong đó có một loại là “khuê oán thi” [159.34]. Mã Duệ trong bài Vô ngã – Chi ngã,
Suy nghĩ về chủ nghĩa nữ tính trong hiện tượng nói hộ ở thơ trữ tình cổ điển Trung
Quốc (1999)(马睿,
无我之
我 - 对
中国古典抒情诗中代言体现象的女性主义思考
)
cũng nhắc đến một mảng thơ rất quan trọng là khuê oán thi. Tác giả Cổ Phi, Thẩm Văn

Phàm trong bài Lược bàn thơ khuê oán biên tái Đông Bắc thời Đường từ một số sáng
tác của Lý Bạch (2010)(鼓飞, 沈文凡 ,
略论唐代东北边塞闺怨诗
-
从李白的几首创
作谈起
) lại cho rằng “có một phần tương đối lớn thơ biên tái dụng ý miêu tả những
tâm tư tình cảm của người tư phụ nơi khuê phòng nhớ nhung người nơi biên thùy, căm
thù chiến tranh, phong cách thơ ai oán, uyển chuyển…”(Chẳng hạn như Bắc phong
hành, Đại tặng viễn của Lý Bạch) là “thơ khuê oán biên tái” như nhận định của tác giả
Nhậm Văn Nguyên trong cuốn Giải thích văn hóa về thơ biên tái đời Đường [122.1].
Chúng tôi nhận thấy phần thơ gọi là khuê oán biên tái (边塞闺怨诗) này thường chủ
yếu miêu tả rất thành công hình tượng người vợ chinh nhân, vì vậy một số người đã
xếp bộ phận thơ này vào mảng thơ khuê oán, có người lại xếp vào mảng thơ tư phụ
hoặc chinh phụ. Tác giả Trương Văn Sinh trong bài viết Hình tượng người phụ nữ
trong thơ Đường (1992)(张文生 , 唐诗中的女性形象 , 錦州师院学报, 第 2 期)khi
bàn về hình tượng người vợ nhớ chồng (tư phụ) cũng xếp những bài thơ miêu tả hình
tượng nhân vật này vào mảng thơ khuê oán. Ngoài ra một số chuyên luận nghiên cứu
về đề tài trong thơ Đường cũng đã lựa chọn nghiên cứu khuê oán thi như: Lý Hồng với
luận văn đề tài Nghiên cứu thơ khuê oán đời Đường (2002) (李红,
唐代闺怨诗研究
,
暨南大学硕士学位论文), Lưu Hồng Kỳ cũng với đề tài nghiên cứu là Nghiên cứu thơ
khuê oán đời Đường (2009(刘红旗,
唐代闺怨诗研究
, 漳州师范学院,文学硕士学位
论文)… Từ đây có thể thấy khuê oán thi là mảng thơ chủ yếu miêu tả tâm tư tình cảm
của những người phụ nữ (người vợ) một mình nơi phòng vắng.
Ngoài tên gọi thơ khuê oán (闺怨 诗 ) khá phổ biến, trong một số công trình
nghiên cứu khác nhiều học giả đã gọi tên những bài thơ miêu tả hình tượng nhân vật

13
khuê phụ này là thơ tư phụ, thơ khuê tình. Chẳng hạn như trong Trung Quốc lịch đại
danh thi phân loại đại điển tập 4, các tác giả Hồ Quang Chu, Chu Mãn Giang (chủ
biên) (胡光舟, 周滿江,
中国历代名诗分类大典
) (胡光舟, 周滿江,
中国历代名诗分
类大典
) đã xếp một số bài thơ miêu tả hình tượng nhân vật khuê phụ vào các mảng đề
tài nhỏ như: Khuê tình (闺情); tư phụ (思妇); khí phụ (弃妇); phu phụ (夫妇)… Trong
đó, cách gọi tư phụ thi (思妇诗 ) được dùng nhiều hơn cả, ví dụ như: Tư Hải Địch
(2010) với luận văn thạc sỹ đề tài Bàn về hình tượng tư phụ trong thơ Đường (司海迪
(2010),“论唐诗中的思妇形象,硕士论文,曲阜师范大学 ). Theo tác giả luận văn
thì nội hàm khái niệm của tư phụ thi hẹp hơn khuê oán thi. Chủ thể của “thơ miêu tả
hình tượng người tư phụ” chỉ giới hạn trong những người phụ nữ đã có chồng, lý do để
nhớ là “người chồng đi xa”, đối tượng của nhớ chỉ là “chồng”. Tác giả cũng khẳng
định, tư phụ thi không phải là khuê oán thi. Bởi vì hình tượng phụ nữ trong khuê oán
thi không thể đều được gọi là tư phụ, vì những người phụ nữ thường xuất hiện trong
khuê oán thi ngoài những tư phụ (những người vợ tương tư, nhớ nhung chồng đi xa)
còn có những thiếu nữ tuổi xuân xanh, những người đẹp tuổi xế chiều bùi ngùi về tuổi
tác… Chu Trường Chi trong bài nghiên cứu về Tư phụ thi của Lý Bạch (朱长芝, 李白
的思 妇 诗 浅探 ) cũng dẫn chứng bằng những bài thơ miêu tả tâm trạng nhớ nhung
chồng của người phụ nữ (tư là chủ đạo). Tác giả Chu Đại Ngân khi bàn về hình tượng
“châm” (bàn đập áo) trong thơ cổ Trung Quốc (朱大银 ,“


与中国古代捣衣诗及思
妇诗
(2001) cũng đã khảo sát một mảng thơ mà tác giả gọi là tư phụ thi.
Có thể thấy, cách gọi tên thơ khuê oán, thơ khuê tình hay thơ tư phụ thường dựa

vào tâm trạng của nhân vật chính để phân loại, như “tư” trong thơ tư phụ hay “oán” của
người phòng khuê trong thơ khuê oán. Có thể tên gọi khác nhau nhưng đối tượng miêu
tả trong thơ cơ bản giống nhau: cuộc sống (mà chủ yếu là cuộc sống tinh thần) của
người phụ nữ bị bỏ rơi chốn khuê phòng lạnh lẽo. Nhiều bài thơ được xếp vào thơ khuê
oán lại được dẫn chứng khi bàn về thơ tư phụ hay thơ khuê tình và ngược lại. So sánh
cách tuyển thơ của hai tác giả Lưu Khiết (Bàn về đề tài trong thơ Đường) và Hồ Giang
Chu; Chu Mãn Giang (Lịch đại danh thi phân loại đại điển, tập 4) sẽ thấy rõ điều này:
14
Đề tài
(Người
tuyển)
Khuê tình
(Hồ Giang Chu; Chu Mãn
Giang)
Tư phụ
(Hồ Giang Chu; Chu Mãn Giang)
Khuê oán
(Lưu Khiết)
Tên
bài
thơ, tác
giả
Khuê oán, Vương Xương Linh Khuê oán, Vương Xương Linh
Xuân oán, Kim Xương Tự Xuân oán, Kim Xương Tự
Tử Dạ thu ca, Lý Bạch Tử Dạ thu ca, Lý Bạch
La Cống khúc tam thủ, Lưu Thái
Xuân
La Cống khúc tam thủ, Lưu
Thái Xuân
Giang Nam khúc, Vu Cô Giang Nam khúc, Vu Cô

Ô dạ đề, Lý Bạch Ô dạ đề, Lý Bạch
Tạp thi, Thẩm Thuyên Kỳ Tạp thi, Thẩm Thuyên Kỳ
Khuê tình, Lý Bạch Khuê tình, Lý Bạch
Khuê tình, Lý Đoan Khuê tình, Lý Đoan
Giang Nam khúc , Lý Ích Giang Nam khúc , Lý Ích
Cách gọi tên như vậy cũng chỉ là tương đối, vì tâm sự của người nơi khuê phòng
không chỉ có tư, không chỉ có oán, trong nỗi nhớ nhung đã chất chứa bao nhiêu nỗi sầu,
đã đầy oán giận và trong mỗi lời oán than cũng gửi bao nỗi niềm thương nhớ… Vì thế
chúng tôi tập hợp, xâu chuỗi những bài thơ miêu tả đời sống (chủ yếu là đời sống tình
cảm) của những người phụ nữ cô đơn nơi phòng vắng vì cảnh ngộ vợ chồng ly biệt hay
bị phụ bạc bỏ rơi vào mảng thơ tên gọi hình tượng nhân vật chính: Thơ khuê phụ.
1.1.3. Về nội dung và nghệ thuật
Bàn đến nội dung và nghệ thuật của những bài thơ về hình tượng nhân vật khuê
phụ trong tư cách là một mảng đề tài riêng đầu tiên là Đường Nhữ Tuần (đời Minh)
trong cuốn Đường thi giải đã nói ở trên. Theo tác giả thì đối tượng được miêu tả nhiều
nhất trong mảng thơ khuê oán đời Đường là người chinh phụ (vợ của những người tòng
binh đi xa), theo đó Đường Nhữ Tuần lấy dẫn chứng bình chú sơ lược bằng các bài thơ
tiêu biểu như Khuê oán của Vương Xương Linh; Tử Dạ thu ca của Lý Bạch. Mặc dù
không bàn đến đặc trưng nội dung và nghệ thuật của mảng thơ khuê oán và các đối
tượng cụ thể của mảng thơ (như về hình tượng người chinh phụ đã dẫn trong sách)
nhưng các nhận định và chú giải của tác giả về các bài thơ tiêu biểu đã mang đến
những hình dung sơ bộ về diện mạo của mảng thơ này.
Tiếp đó, từ những năm đầu thế kỷ XX bắt đầu xuất hiện những bài viết liên
quan đến nhóm phụ nữ trong mảng thơ khuê phụ này khi các học giả nghiên cứu chung
về phụ nữ trong thơ Đường. Chẳng hạn, Đỗ Trình Tường với bài Người phụ nữ nhà
Đường trong thơ Đỗ, Nguyệt san phụ nữ, số 1 năm 1929. Lưu Khai Dương với các bài
15
viết cũng trên Nguyệt san phụ nữ như: Cuộc sống của người phụ nữ lao động đương
thời thể hiện trong thơ Đường, số 5 năm 1942; Cuộc sống hàng ngày của phụ nữ bình
dân đương thời thể hiện trong thơ Đường, số 2 năm 1942. Những bài viết này chủ yếu

vận dụng thơ từ của người đời Đường để miêu tả tình hình cuộc sống của người phụ nữ
nhà Đường trên các phương diện khác nhau nhưng chưa đi sâu phân tích. [Dẫn 155.2].
Từ sau Ngũ Tứ, phương pháp khoa học mới tràn vào Trung Quốc, giới nghiên
cứu dần dần thoát khỏi việc phê bình kiểu ấn tượng thời kỳ trước, bắt tay vào chỉnh lý,
biên tập tài liệu một cách hệ thống. Từ đây, có nhiều luận văn khoa học và chuyên luận
nghiên cứu sâu, rộng hơn về thơ Đường, cả dưới góc tiếp cận liên ngành. Nhiều công
trình nghiên cứu có giá trị liên quan đến mảng thơ khuê phụ này phải kể đến là Đường
đại đích chiến tranh văn học của Hồ Vân Dực; Đường đại nữ thi nhân của Lục Tinh
Thanh; Đường đại thi trung sở kiến đương thời phụ nữ sinh hoạt của Lưu Khai Vinh
[Dẫn 31.258]. Từ thập niên 80 của thế kỷ 20 trở lại đây, các công trình nghiên cứu về
đề tài trong thơ Đường nói chung, về mảng thơ viết về hình tượng người khuê phụ nói
riêng rất phong phú, mới mẻ. Do đó, chúng tôi có thể tìm thấy những gợi ý quan trọng
để tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật của mảng thơ khuê phụ đời Đường qua những
công trình nghiên cứu theo chuyên luận sau đây:
Một là, các bài viết tổng hợp về cuộc sống của người phụ nữ trong thơ Đường,
trong đó cũng lược bàn đến cuộc sống của những người phụ nữ chốn khuê phòng.
Chẳng hạn, tác giả Yến Tiểu Mai trong bài viết “Phụ nữ đời Đường được phản ánh
trong thơ Đường” (1998) (晏筱梅 (1998),
唐诗中所反应的唐代妇女
, 浙江学刊, 第 2
期 ), khi khảo cứu những bài thơ phản ánh cuộc sống của người phụ nữ trong thơ
Đường đã phân loại các đối tượng gồm: phụ nữ chốn cung đình, vợ thương nhân, vợ
chinh nhân, phụ nữ lao động, nữ đạo sĩ, kỹ nữ và những người phụ nữ bị chồng bỏ rơi.
Trong đó, tác giả chú ý đến nỗi đau khổ tinh thần của những người phụ nữ đơn độc nơi
khuê phòng lạnh lẽo vì vắng xa chồng biền biệt như những người vợ thương nhân:
“Tuyệt đại đa số vợ của những nhà buôn dưới thời nhà Đường đều chỉ làm bạn với cô
đơn, lạnh lẽo, u sầu”. Còn những người vợ lính, “trước kia cũng từng có cuộc sống vợ
chồng hạnh phúc tương thân tương ái, sau đó người chồng phải lính thú nơi xa, người
vợ chỉ còn đêm đêm bầu bạn với đèn tàn, trăng lạnh, tình cảnh vô cùng thê lương”
16

[161.4]. Tuy nhiên, bài viết này mới tổng hợp hình ảnh người phụ nữ dưới thời nhà
Đường thông qua thơ Đường từ góc nhìn vĩ mô, còn những thiếu thốn, mất mát của của
họ trong cuộc sống riêng tư hay những nhu cầu khát vọng cá nhân của họ chưa được
bàn đến một cách thấu đáo. Bài viết của tác giả Dương Hiểu Mẫn : Bi ca về phụ nữ -
Vận mệnh của người phụ nữ nhà Đường dưới góc nhìn thơ Đường (2001) (杨晓 敏
(2001),女性的悲歌-从唐诗看唐代妇女的命运,天水师范学院学报,第 6 期)cũng có
những nhận xét tương tự: “Một phần lớn thơ ca trong kho tàng thơ Đường miêu tả nỗi
niềm tương tư của người phụ nữ, những tình cảm chân thành tha thiết đó khiến ta động
lòng trắc ẩn, như nỗi khổ cô quạnh tương tư của những người vợ chinh nhân, người vợ
thương nhân…”[126.2]. Trong bài viết tác giả cũng đề cập đến số phận của những
người phụ nữ bị bỏ rơi (khí phụ) như một dẫn chứng nữa về thân phận và địa vị thấp
hèn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Luận văn thạc sỹ (2006) của Trần Bội
Chi lại Nghiên cứu về phụ nữ thời thịnh Đường qua thơ thời Thịnh Đường (陈佩枝,

唐诗歌中的盛唐女性研究
, 硕士论文,上海师范大学). Bên cạnh những đối tượng
khác như phụ nữ cung đình, kĩ nữ, mỹ nữ người Hồ, phụ nữ làm quan…, tác giả đã
dành sự quan tâm đặc biệt đến tư phụ (người vợ tương tư). Trong đó tác giả bàn luận cụ
thể đến cuộc sống của các đối tượng: vợ chinh nhân, vợ thương nhân, vợ du tử và nhấn
mạnh tâm tư đầy buồn thương trong đời sống tinh thần của họ.
Có một số chuyên luận nghiên cứu đã trực tiếp bàn về các vấn đề liên quan đến
nội dung, nghệ thuật của thơ khuê phụ dưới tên gọi khá phổ biến là thơ khuê oán, như
Từ Úy với bài Ba vấn đề của thơ khuê oán đời Đường (徐蔚 (1996), 唐代闺怨诗三题,
福建师范大福清分校学报). Trong bài viết này tác giả nhận định rõ đối tượng miêu tả
của thơ khuê oán: “Thơ khuê oán thời Đường phần nhiều nói về nỗi khổ đau của người
phụ nữ có chồng tòng quân hoặc làm phu dịch nơi biên ải. Ngoài ra còn có một số
lượng lớn tác phẩm nói về người vợ, người thiếp của những du tử và thương nhân, như
bài Trường tương tư của Lý Bạch, Giang Nam khúc của Lý Ích… đều là các tác phẩm
viết về nỗi buồn ly biệt của người phụ nữ.” [148.1]. Tác giả cũng nêu ba vấn đề nổi bật
của thơ khuê oán là: 1. Nam tử tác khuê âm (nhà thơ nam giới viết thay lời người nơi

khuê phòng), có gửi gắm tâm sự thời cuộc nhưng chủ yếu vẫn là thơ về người phụ nữ;
17
2. Một bộ phận thơ nhỏ do phụ nữ sáng tác; 3. Hình tượng “đảo y” (đập áo) là hình
tượng nổi bật nhất. Tuy vậy, phần lý giải còn hết sức sơ lược, dẫn chứng ít, chưa bàn
đến nét đặc trưng của mảng thơ “thay lời” của nam giới (giả nữ âm) hay so sánh sự
khác biệt với bộ phận thơ “chân nữ âm” của nhà thơ nữ giới. Cũng tác giả Từ Úy trong
bài viết Thơ khuê oán tình ý rung động lòng người (徐蔚 (2003), 情意动人的闺怨诗
语文世界, 高中版) đã khẳng định khuê oán thi là mảng thơ có đặc trưng trữ tình là “bi
mỹ”, hàng nghìn năm nay đã làm lay động biết bao thế hệ người đọc chính bởi mảng
thơ đó đã miêu tả một cách sinh động và chân thực những tình cảm tinh tế kín đáo sâu
sắc về thế giới nội tâm đầy bi khổ ai oán của người phụ nữ… Mã Duệ trong bài Vô ngã
– Chi ngã, Suy nghĩ về chủ nghĩa nữ tính trong hiện tượng nói hộ của thơ trữ tình cổ
điển Trung Quốc (马睿(1999), 无我之我

- 对中国古典抒情诗中代言体现象的女性
主义思考,西南民族学院学报) lại cho rằng: “Khuê oán thi là một trong những thể thơ
quan trọng nhất trong thơ ca cổ điển Trung Quốc, chủ đề văn học và tư tưởng thẩm mỹ
của những hình ảnh tư phụ chất đầy nỗi nhớ, mĩ nhân bước sang tuổi xế chiều,…đã tạo
thành một mô hình có tần suất lặp lại rất cao” [145.6]. Tác giả Lưu Hồng Kỳ trong bài
viết Lược bàn về quỹ đạo phát triển của việc truyền bá khuê oán thi đời Đường (1986)
(刘红旗(1986), 唐代闺怨诗传播发展轨迹略论, 东南传播) đã dựa trên nền tảng tiếp
thu và học tập thành quả của người đi trước trong nghiên cứu nghệ thuật truyền bá để
phân tích khái quát về hiện trạng lưu truyền thơ khuê oán đời Đường từ góc độ sự phát
triển của việc truyền bá tư tưởng. Lưu Hồng Kỳ trong luận văn thạc sỹ đề tài Nghiên
cứu thơ khuê oán đời Đường (2009)(刘红旗 (2009),
唐代闺怨诗研究
, 漳州师范学院,
文学硕士学位论文) đã bàn về nội dung của thơ khuê oán với đặc trưng hình tượng nữ
tính: Tình yêu thủy chung, kiên trinh; Nỗi oán hận của những tư phụ một mình nơi
phòng vắng; Vận mệnh bi thảm của phụ nữ tầng lớp lao động. Tác giả cũng có một vài

so sánh về sự khác biệt trong khuynh hướng thẩm mỹ của những bài thơ do nam giới
sáng tác với nữ giới nhưng chưa khai thác đến chủ thể trữ tình, nhất là yếu tố nhập vai.
Về nghệ thuật, tác giả luận văn cho rằng đặc trưng trữ tình uyển chuyển hàm súc,
phong cách ngôn ngữ ngắn gọn điển hình là những thành tựu nổi bật của thơ khuê oán
đời Đường. Lý Hồng trong Luận văn thạc sỹ cũng với đề tài Nghiên cứu thơ khuê oán
18
đời Đường (2002) (李红,
唐代闺怨诗研究
, 暨南大学硕士学位论文) lại tiếp cận nội
dung và nghệ thuật thơ khuê oán ở một hướng khác. Một là, tìm hiểu ba thủ pháp sáng
tạo của thơ khuê oán đời Đường: Đi sâu khai thác thế giới nội tâm của người khuê phụ;
Sáng tạo bối cảnh không gian, thời gian rộng lớn; Tả thực lịch sử và chiến tranh. Hai
là, khảo sát một số hình tượng được sử dụng nhiều trong thơ khuê oán đời Đường như:
Địa danh biên tái, chinh y. Thực chất phạm vi văn bản khảo sát của luận văn trên chủ
yếu giới hạn ở một số bài thơ về hình tượng người vợ chinh nhân, một trong các đối
tượng miêu tả của thơ khuê oán. Do đó, những nhận định về đặc trưng nội dung và
nghệ thuật của tác giả về thơ khuê oán mới chỉ đúng với một bộ phận thơ (về người
chinh phụ) chứ chưa hẳn là khái quát về thơ khuê oán đời Đường.
Tác giả Lưu Khiết với bài viết Bàn về vẻ đẹp u oán của cung oán thi và khuê
oán thi đời Đường(2001) (刘洁, 唐代宫怨诗和闺怨诗的幽怨美, 西南师范大学报第
38 卷)và trong cuốn Luận về các loại đề tài trong thơ Đường (2005)(刘洁 , 唐诗中题
材类论, 北京民族出版社)đã trình bày khái quát về nguồn gốc thơ khuê oán, đặc trưng
nội dung và nghệ thuật trữ tình của thơ khuê oán. Về nguồn gốc, tác giả xác định thơ
khuê oán có mặt trong Kinh thi, qua đời Hán, số lượng nhiều hơn trong sáng tác của
văn nhân thời Nam Bắc triều và đặc biệt hưng thịnh ở thời Đường. Tuy nhiên tác giả
cũng mới chỉ điểm diện các tác phẩm tiêu biểu qua các thời kỳ, chưa có sự phân tích
đối sánh cụ thể để thấy rõ mạch phát triển liên tục của mảng thơ này từ Kinh thi đến
Đường thi. Về nội dung, tác giả cho rằng nét “bi mỹ sầu thương” là chủ đạo của mảng
thơ này đồng thời cũng chỉ ra nét tâm trạng đặc trưng của mỗi đối tượng. Về nghệ
thuật, từ nhận định đặc trưng trữ tình “bi mỹ” (cái đẹp bi thương) tác giả đi đến phân

tích các thủ pháp nghệ thuật cơ bản như: tính hàm súc, lấy cảnh tả tình, ý tượng: liễu,
trăng. Ở công trình nghiên cứu này tác giả cũng nhận định phần nhiều thơ thuộc đề tài
này là do nam giới sáng tác vì có nguyên nhân từ sự tương đồng tình cảm nhưng chưa
đi sâu lý giải, chưa có sự so sánh với các sáng tác của nhà thơ nữ cùng đề tài.
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu lại đi sâu tìm hiểu một trong
những đối tượng của mảng thơ này như người vợ chinh nhân, người vợ thương nhân,
nhiều nhất là về người vợ chinh nhân. Điều này cũng dễ hiểu vì những bài thơ miêu tả
hình tượng chinh phụ chiếm số lượng nhiều nhất trong mảng thơ khuê phụ này. Có thể
19
kể đến tác giả Dương Hiểu Mẫn với bài viết về Vận mệnh bi thảm của người phụ nữ
dưới thời nhà Đường thông qua thơ chiến tranh (杨晓敏 (2003), 从战争诗看唐代妇
女的悲惨命运 , 楚雄师范学院学报, 第 4 期).Ở đây, tác giả đã bàn khá kỹ đến những
nỗi khổ tinh thần, vật chất mà những người vợ có chồng đi lính phải gánh chịu, như:
nỗi khổ tương tư, gánh nặng vật chất và cả nỗi đau mất người thân. Trong bài viết Tìm
hiểu thế giới tình cảm của chinh phụ đời Đường từ thơ biên tái đời Đường ( 刘 洁
(2007), 从唐代边塞诗看唐代征妇的情感世界, 社科纵横, 第 6 期),tác giả Lưu Khiết
từ khảo sát mảng thơ khuê oán biên tái đã bàn đến những gánh nặng cuộc sống mà
người phụ nữ thời nhà Đường phải gánh chịu do chiến tranh đưa lại, nhất là nỗi thống
khổ tinh thần vì phải chịu đựng lâu dài nỗi nhớ nhung sầu muộn. Đây là những nhận
xét khá chính xác về nội dung thơ miêu tả hình tượng người chinh phụ, một đối tượng
của mảng thơ khuê phụ mà chúng tôi cũng bàn đến trong luận án.
Bên cạnh đó, một số luận văn thạc sĩ, bài báo, chuyên luận nghiên cứu về tâm lý
học, xã hội học, lịch sử, văn hóa…, thông qua góc nhìn của thơ Đường cũng đã ít nhiều
trực tiếp bàn tới nội dung và nghệ thuật của mảng thơ khuê phụ như: Trong luận văn đề
tài Nghiên cứu cuộc sống của người chinh phụ dưới thời Nhà Đường qua thơ Đường
(赵欣 (2010),从唐诗看唐代征妇的生活, 河北师范大学硕士学位论文), tác giả
Triệu Hân đã phân tích những bài thơ miêu tả về cuộc sống của người vợ chinh nhân
với tư cách là một bộ phận của mảng thơ khuê oán đời Đường. Trong đó tác giả nhấn
mạnh đến nỗi thống khổ trong đời sống tinh thần và thể xác mà chiến tranh ly biệt đã
mang đến cho họ. Tác giả lựa chọn nghiên cứu về cuộc sống của người chinh phụ vì

cho rằng đây là nhóm phụ nữ tương đối đặc biệt dưới thời nhà Đường, cũng là đối
tượng được miêu tả nhiều nhất trong mảng thơ khuê oán đời Đường. Đồng thời trong
luận văn này tác giả cũng có những nhận định xác đáng về thơ khuê oán như : “Trong
nhiều tác phẩm thơ ca phản ánh cuộc sống của người phụ nữ thì thơ khuê oán là thể
quan trọng trong thơ Đường phản ánh cuộc sống của người phụ nữ lúc đó. Thơ khuê
oán chủ yếu lấy hình tượng người phụ nữ như Thương nhân phụ, Du tử phụ, Chinh
nhân phụ… để làm đối tượng miêu tả, tất cả họ đều phải biệt ly lâu ngày với người
chồng, một mình giữ chốn phòng không, nén chịu nỗi khổ tương tư. Họ bị xã hội bỏ rơi
20
ngoài cuộc sống gia đình bình thường, nhưng lại không có sức nắm bắt lấy vận mệnh
của chính mình, không thể thay đổi được hiện thực đó”. [155.1].
La Gia Tuệ trong bài viết Nghiên cứu “Tình” và “Tính” cùng những bệnh tâm
sinh lý của người phụ nữ qua thơ ca trước Đường và thời Đường (罗嘉慧 (2006) , 唐
前和唐代诗歌中的女性 “情” “性 狀況, 及心理生疾病探析”, 江西社会科学, 2006
年第 6 期), khi nghiên cứu tâm sinh lý của những người phụ nữ Trung Quốc thời cổ
đại qua những tác phẩm thơ ca cổ điển đã chú ý phân tích một số bài thơ miêu tả người
vợ bị ruồng bỏ từ Kinh thi đến thơ Đường, đây là một nhóm phụ nữ cũng thuộc đối
tượng miêu tả của thơ khuê phụ đời Đường (khí phụ). Luận văn thạc sỹ của Điền Miêu
Nghiên cứu những nét đặc trưng của phụ nữ thời Đường trong thơ Đường ( 田 苗
(2005), 唐诗中女性特征物事研究, 西北大学-硕士学位论文) cũng có bàn đến động
tác soi gương (lãm kính) của người phụ nữ từ những bài thơ khuê phụ đời Đường…
Những công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập đến nhiều vấn đề của mảng thơ
viết về đề tài khuê phụ, những nhận định hoặc khái quát, hoặc riêng lẻ nhưng cơ bản là
thống nhất. Chúng tôi tiếp tục phát triển, bổ sung, giải quyết những điểm trống khoa
học dựa trên những vấn đề đã được khơi mở, định hướng trong quá trình thực hiện đề
tài luận án này.
1.1.4. Về các nhà thơ tiêu biểu của thơ khuê phụ
Hình tượng nhân vật khuê phụ đã đi vào sáng tác của rất nhiều nhà thơ đời
Đường, cũng làm nên nhiều tác phẩm có giá trị trong sự nghiệp thơ ca của những nhà
thơ ấy. Vì vậy, khi tìm hiểu về các nhà thơ tiêu biểu đời Đường, các nhà nghiên cứu

không thể không nhận ra vị trí của những bài thơ thuộc mảng đề tài này trong số
những tác phẩm của họ.
Cố Lân trong cuốn Phê điểm Đường âm đã bình thơ Vương Xương Linh rằng:
“Tác giả viết về cung tình, khuê oán rất nhiều nhưng chưa có tác phẩm nào giống với
hai bài Thanh lâu khúc, Khuê oán. Nội dung sâu sắc, rõ ràng, dễ hiểu, rất thanh nhã,
bốn câu thơ thật là tuyệt phẩm” [Dẫn 146.3]. Đường Nhữ Tuần trong Đường thi giải
cũng chọn bình bài Tử Dạ thu ca của Lý Bạch, tác giả viết rằng: “Đây là lời của người
chinh phụ chỉ trích nỗi khổ gây ra bởi chiến trận…không hận triều đình hiếu chiến,
21
nhưng lời thơ nhắc đến việc chưa dẹp được giặc Hồ, mang ý nghĩa mỉa mai sâu sắc.”
[Dẫn 146.4].
Các sách văn học sử Trung Quốc thường không bàn đến thơ khuê phụ với tư
cách là một mảng thơ Đường nhưng lại nhìn thấy nó trong các mảng sáng tác của
những nhà thơ tiêu biểu, như: Chương Bồi Hoàn, Lạc Ngọc Minh trong cuốn Trung
Quốc văn học sử khi nghiên cứu về nhà thơ Vương Xương Linh đã nhận định: “Có sở
trường viết thi ca biên tái với tính cách hùng hồn nhưng đồng thời ông viết những bài
thơ có tình cảm day dứt, như loại thơ khuê tình, cung oán cũng rất xuất sắc” và dẫn
chứng bằng việc phân tích bài thơ Khuê oán [40.121]. Về nhà thơ Lý Bạch, các tác giả
không trực tiếp nhắc đến mảng đề tài này nhưng khi nói về giá trị thơ Lý Bạch đã nhắc
đến một đại diện của mảng thơ khuê phụ là Tử Dạ thu ca: “Tư tưởng và tình cảm tự do
giải phóng của Lý Bạch và cá tính có khuynh hướng bình dân của ông còn giúp ông có
thể đi sâu khai thác tình cảm của đủ hạng người trong đời sống xã hội, trong đó có nỗi
khát vọng hướng về cuộc sống thanh bình như bài Tử Dạ thu ca” [40.180]. Các tác giả
Dư Quan Anh, Tiền Chung Thư, Phạm Ninh…trong cuốn Lịch sử văn học Trung
Quốc, tập 1 (1988) chỉ ra một số thi nhân có sáng tác thơ về hình tượng khuê phụ như:
Lưu Hy Di: “Ông sở trường về ca hành trường thiên, đặc biệt là thơ khuê tình ai oán”
[4. 428] (Tiếc là các tác giả không lấy dẫn chứng một bài thơ cụ thể nào). Vương Bột:
Nói đến những tác phẩm thành công của Vương Bột, tác giả lấy dẫn chứng: “Thơ ông
như bài Thái liên khúc (khúc hát hái sen) kế thừa dân ca nhạc phủ nhưng ý thơ được
mở rộng, từ chỗ hái sen mà nghĩ đến “chinh phu ngoài ải chưa về”. Có thể thấy lúc

bấy giờ nhiều người bị bọn thống trị dồn ra biên tái, chinh phụ nhớ chinh phu, dù bận
hái sen cũng không quên được. Điều này rất khác với những bài ca hái sen thời Tề,
Lương chỉ tả cảnh hoan lạc” [4.434]. Vương Duy: Khi bàn về nghệ thuật thơ Vương
Duy, các tác giả đã dẫn chứng bằng bài thơ về hình tượng khuê phụ (Tảo xuân hành):
“Nhà thơ dùng một số tình tiết, cử chỉ truyền thần để tả một khuê phụ chốn khuê
phòng ngày xuân vẻ ngoài e ấp mà trong lòng quạnh hiu trống trải, thật là tế nhị sâu
sắc.” [4.457]. Vương Xương Linh: “Có một số thơ tả cuộc đời phụ nữ cũng rất tế nhị,
sinh động. Dưới ngòi bút của ông, thiếu nữ hoặc thiếu phụ dịu dàng, hoặc trong trắng
ngây thơ, như các bài Thái liên khúc, Cán sa khê, Khuê oán.” [4.471]. Lý Bạch:
22
“Trong hai bài Thiếp bạc mệnh và Bạch đầu ngâm, Lý Bạch đã mượn chuyện giữa
Hán Vũ Đế với Trần A Kiều, Tư Mã Tương Như với Trác Văn Quân mà đả kích hành
động bất nghĩa có mới nới cũ của nam giới, nói lên nỗi khổ đau của người đàn bà khi
bị ruồng bỏ và lòng mong ước một tình yêu thủy chung như nhất của họ…Ông còn
viết rất nhiều bài thơ buồn thương triền miên phản ánh lòng kiên trinh của người phụ
nữ và nỗi đau khổ của sự biệt ly đưa đến cho họ. Như Xuân tứ, Ô dạ đề, Giang Hạ
hành, Trường Can hành…” [4.500], hay “như Bắc phong hành, Viễn biệt ly mới có thể
làm nổi bật mối hận sâu sắc tử biệt sinh ly của người phụ nữ nhớ chồng” [4.505].
Trương Tịch: Trong khi bàn về nội dung tư tưởng trong thơ Trương Tịch các tác giả
đã dẫn chứng ra bằng bài thơ khuê phụ rất nổi tiếng của ông Chinh phụ oán: “Bài thơ
chỉ trích bọn tướng soái bất tài, để đến nỗi toàn quân bị tiêu diệt, câu cuối lấy “ngọn
nến ban ngày” mà so sánh, nêu lên một cách hình tượng vận mệnh bi thảm của người
phụ nữ “nương tựa vào chồng con” trong xã hội phong kiến” [4.574]. Vương Kiến:
Bàn về nghệ thuật thơ của Vương Kiến, các tác giả cho rằng: “Một nét đặc sắc khác
của Vương Kiến là ông khéo dùng ngôn ngữ thông tục, khẩu ngữ hóa để tả cuộc sống
của nhân dân, như bài “Đá trông chồng” nổi tiếng. Ông mượn câu chuyện người đàn
bà chờ chồng hóa đá trong truyền thuyết cổ đại, vẽ nên một hình tượng người phụ nữ
kiên định quật cường, như núi đá không sợ gió mưa vùi dập, đợi chờ một ngày nào đó
sẽ được gặp người chinh phu mà thổ lộ hết nỗi niềm lúc xa nhau. Thủ pháp rất giản dị,
tinh tế” [4.577]. Bạch Cư Dị: Nhận định về giá trị nội dung tư tưởng trong thơ Bạch

Cư Dị, các tác giả khẳng định: “Lên tiếng bất bình thay cho phụ nữ có bài Mẫu biệt
tử (Mẹ lìa con), khái quát bao nhiêu tấn bi kịch của bao nhiêu phụ nữ xưa kia bị áp
bức bị giày vò và rồi bị bỏ rơi. Bạch Cư Dị là người đầu tiên lớn tiếng nêu lên những
vấn đề về phụ nữ, chứng tỏ ông là tác giả kiệt xuất có tinh thần nhân đạo” [4.588].
Tác giả Trương Văn Sinh trong bài viết Hình tượng người phụ nữ trong thơ
Đường (张文生 , 唐诗中的女性形象 , 錦州师院学报, 第 2 期, 1992) khi bàn về
hình tượng người vợ tương tư (tư phụ) đã nhận xét: “Những bài thơ khuê oán tiêu biểu
nhất ở thời nhà Đường phải kể đến là những áng thơ của Lý Bạch. Ông đã khắc họa vô
cùng tinh tế, tỉ mỉ tâm lý của người vợ nhớ mong chồng” [156.2]. Chu Trường Chi
nghiên cứu Tư phụ thi của Lý Bạch (朱长芝,
李白的 思妇诗 浅探
, 中国 李 白网,
23
1988)cũng khẳng định đây là một bộ phận thơ khá tiêu biểu của Lý Bạch, trong đó có
nhiều bài thơ không chỉ là thành tựu xuất sắc của Lý Bạch mà cũng có thể xem như
những đại diện tiêu biểu của thơ ca Thịnh Đường, như Bắc Phong hành, Xuân tứ, Xuân
oán, Tử Dạ thu ca Đối tượng miêu tả của mảng thơ này nhiều nhất phải kể đến chinh
phụ, ngoài ra còn có thương nhân phụ, du tử phụ. Trong luận văn Bàn về hình tượng tư
phụ trong thơ Đường (司海迪 (2010),
论唐诗中的思妇形象
,硕士论文,曲阜师范
大学), tác giả Tư Hải Địch nhận định: Thời Sơ Đường có đại diện là Trương Nhược
Hư với bài Xuân giang hoa nguyệt dạ, nghệ thuật còn ảnh hưởng khá đậm phong cách
kỳ diễm thời Nam Bắc triều nhưng nội dung đã chứa đựng hơi thở Đường thi. Thời
Thịnh Đường tiêu biểu nhất là Lý Bạch với những bài thơ mới mẻ, sáng tạo đầy những
khát vọng bay bổng, lạng mạn. Thời kỳ Trung Đường với nhà thơ Bạch Cư Dị, thơ tư
phụ thường đề cập đến địa vị chính trị của người phụ nữ và thường có ngụ ý chính trị
sâu sắc. Thời Vãn Đường với nhà thơ Đỗ Mục, thi ca là cảm khái thời thế và gửi gắm
những quan tâm về hiện thực xã hội. Mã Hiện Thành trong bài Hào đoan truyền thần
tận ý thái (马现诚 , 毫端传神尽意态, 广西民族学院学报, 第四期, 1993) cũng khẳng

định bài thơ Khuê oán của Vương Xương Linh, với cách miêu tả diễn biến tâm lý nhân
vật khuê phụ tinh tế, sáng tạo là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của thơ
Đường về nghệ thuật miêu tả nhân vật…
Mặc dù chỉ là những nhận định riêng lẻ, không mang tính hệ thống, khái quát
nhưng những nghiên cứu trên đã giúp người nghiên cứu có cái nhìn sâu và toàn diện
hơn về mảng thơ khuê phụ đời Đường
1.2. Nghiên cứu thơ khuê phụ ở Việt Nam
1.2.1. Về tuyển thơ
Cũng như ở Trung Quốc, hiện nay ở Việt Nam chưa có một tuyển tập thơ nào
về riêng đề tài khuê phụ. Những bài thơ khuê phụ chỉ có mặt trong các tuyển tập thơ
Đường tiêu biểu, gắn với một thể thơ, một nhà thơ cụ thể. Tuy nhiên, hầu hết những bài
thơ khuê phụ nổi tiếng nhất (như Khuê oán của Vương Xương Linh ; Xuân Tứ, Tử Dạ
thu ca của Lý Bạch; Xuân oán của Kim Xương Tự; Văn dạ châm, Tỳ bà hành của Bạch
Cư Dị; Nguyệt dạ, Đảo y của Đỗ Phủ; Vọng phu thạch của Vương Kiến; Ký phu của
Trần Ngọc Lan;…) đã được dịch và giới thiệu ở Việt Nam. Trong phạm vi tư liệu hiện
24
có, chúng tôi thống kê có 95 bài thơ về hình tượng nhân vật khuê phụ trong thơ Đường
đã được dịch và giới thiệu ở Việt Nam. Một trong những cuốn sách dịch và khảo cứu
thơ Đường ở Việt Nam sớm nhất là cuốn Phiên dịch và khảo cứu thơ Đường của nhà
văn Ngô Tất Tố (nhà xuất bản Tân Dân năm 1940) có dịch, tìm điển tích và giải nghĩa
12 bài thơ khuê phụ. Ngoài ra có thể kể tên những tập thơ Đường ở Việt Nam đã tuyển
thơ khuê phụ như: Thơ Đường (2 tập), Nam Trân ; Thơ Đường (3 tập), Trần Trọng
San; Đường thi, Trần Trọng Kim; Thơ Đường, Khương Hữu Dụng; Đường thi tam
bách thủ, Hoành Đường Thoái Sĩ (Ngô Văn Phú dịch); Đường thi tuyển dịch (2 tập),
Lê Nguyễn Lưu; Đường thi trích dịch, Đỗ Bằng Đoàn, Bùi Khánh Đản; Tứ tuyệt
Đường thi, Nguyễn Hà; Thơ Đường, Tản Đà; Bình giảng 100 bài thơ Đường hay nhất,
Nguyễn Danh Đạt; Tuyển tập thơ Đường, Trần Văn Nhĩ; Thơ Đường, Nguyễn Bích
Thuận; Đường thi tuyển dịch, Trương Đình Tín…
Khảo sát một số tuyển tập thơ, chúng tôi nhận thấy số lượng bài thơ về mảng đề
tài khuê phụ được biên tuyển so với thơ của mảng đề tài khác như tống biệt, biên tái…

khá tương quan:
Tên sách/
Đề tài
Đường thi tuyển dịch
(Lê Nguyễn Lưu)
Đường thi trích dịch
(Đỗ Bằng Đoàn)
Đường thi
(Trần Trọng Kim)
Đường thi tứ tuyệt
(Nguyễn Hà)
Tống biệt 115 bài 70 bài 27 bài 19 bài
Biên tái 32 bài 28 bài 8 bài 14 bài
Khuê phụ 45 bài 36 bài 18 bài 13 bài
Sự có mặt của những bài thơ khuê phụ tiêu biểu trong các tuyển tập thơ ở Việt Nam đã
góp phần khẳng định vị trí của mảng thơ này trong thế giới thơ Đường.
1.2.2. Về nội dung, nghệ thuật thơ khuê phụ:
Thơ Đường vào Việt Nam rất sớm và rất được chú ý từ những ngày đầu có mặt
ở Việt Nam, minh chứng là dấu vết đậm nét của nó trong sáng tác của các nhà thơ
Trung đại Việt Nam. Từ thời Lý Trần đã xuất hiện Khuê oán (Trần Nhân Tông) với
chủ đề, mô tip, hình ảnh đặc trưng của những bài thơ khuê phụ đời Đường, sau này có
Thu thanh của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đặc biệt là Đặng
Trần Côn, chúng tôi cho rằng đây là người đầu tiên tìm hiểu mảng thơ khuê phụ đời
Đường một cách sâu, rộng nhất ở Việt Nam. Bởi vì, nếu không sưu tầm, tìm hiểu kỹ
làm sao nhà thơ có thể tiếp nhận một cách sáng tạo thơ cổ Trung Hoa, nhất là thơ
25
Đường để viết nên khúc ngâm chinh phụ bất hủ. Và tất nhiên không thể không kể đến
dịch giả Đoàn Thị Điểm, người đã chuyển thể rất thành công nguyên tác chữ Hán của
Chinh phụ ngâm sang tiếng Việt. Theo đó, chúng tôi cũng nhận định rằng, các nhà
nghiên cứu, giới học giả sau này khi nghiên cứu chú thích, bình giải cho Chinh phụ

ngâm cũng chắc chắn đã nghiên cứu mảng thơ khuê phụ trong kho tàng thơ ca cổ điển
Trung Quốc, như: Phan Huy Chú (Lịch triều hiến chương loại chí), Lại Ngọc Cang
(Chinh phụ ngâm, khảo thích và giới thiệu), Đặng Thai Mai (Giảng văn Chinh phụ
ngâm), Hoài Thanh (Phê bình và tiểu luận),…Nhất là gần đây, trong công trình nghiên
cứu khá đầy đặn về mối quan hệ giữa Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn và thơ ca
cổ Trung Quốc, Giáo sư Nguyễn Khắc Phi đã nghiên cứu khá kĩ lưỡng và công phu thơ
ca cổ Trung Quốc, trong đó có mảng thơ khuê phụ đời Đường này. Bởi như đã nói ở
trên, vì nghiên cứu rất kỹ nên tác giả đã hiểu rõ vì sao cùng miêu tả chiến tranh khá
nhiều mà thơ Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị để lại dấu ấn trong khúc ngâm ít hơn nhiều so với
thơ Lý Bạch: “Đỗ Phủ có viết lên một số bài nói về nỗi khổ của người phụ nữ trong
chiến tranh tuy nhiên phần lớn là khắc họa những cảnh đời thực, nêu lên những nỗi khổ
cực về mặt vật chất, thể xác của nhân dân do chiến tranh trực tiếp hoặc gián tiếp đưa
lại. Còn Lý Bạch, với tính cách một nhà thơ lãng mạn, lại tập trung nêu lên những nỗi
khổ về mặt tình cảm, những ước mơ nguyện vọng của họ, đặc biệt là của những người
chinh phụ. Chinh phụ là loại hình tượng được khắc họa một cách khá phổ biến và đặc
biệt thành công trong thơ Lý Bạch” [79.605]… Tác giả Lê Thị Anh trong công trình
nghiên cứu Thơ Mới với Thơ Đường mặc dù không chủ đích nghiên cứu thơ khuê phụ
đời Đường nhưng trong quá trình tìm tòi, so sánh Thơ mới với thơ Đường cũng đã có
những khám phá về mảng thơ này khi nhận định: Nhiều nhà thơ đã tiếp thu, ảnh hưởng
thơ khuê phụ đời Đường, như Thái Can, trong bài Trông chồng đã đề từ bằng cả bài thơ
Khuê oán của Vương Xương Linh; trong bài Bên hồ đã đề dẫn câu thơ “Mạc đãi vô
hoa không chiết chi” trong bài Kim lũ y của Đỗ Thu Nương… Một số hình ảnh, biểu
tượng trong thơ khuê phụ của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị…cũng đã đi vào Thơ mới
như những điển tích, điển cố đẹp.
Do vậy, dù không trực tiếp bàn về mảng thơ khuê phụ đời Đường, nhưng những
tài liệu nghiên cứu về sự ảnh hưởng, tiếp thu của Chinh phụ ngâm, Thơ Mới đối với thơ

×