Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.65 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>1. Mở bài</b>
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: việc hút thuốc lá hiện nay.
<b>2. Thân bài</b>
<i>a. Thực trạng</i>
Mỗi năm trên thế giới có hơn 8 triệu người chết vì hút thuốc lá. Trung bình cứ 4
giây lại có một người chết.
Việt Nam đang nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới.
26% thanh thiếu niên độ tuổi 14-24 đã làm quen với khói thuốc.
Rất dễ dàng để bắt gặp người hút thuốc lá kể cả ở nơi công cộng.
<i>b. Nguyên nhân</i>
Chủ quan: do người dân thiếu ý thức, hiểu biết về tác hại của thuốc lá hoặc muốn
thể hiện bản thân mình (sành điệu, là dân chơi).
Khách quan: do tác động của bên ngoài, người xung quanh, bạn bè rủ rê hút nên
hút theo.
<i>c. Hậu quả</i>
Khói thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai
Thuốc lá gây ra 90% trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn
mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ.
Hút thuốc thụ động gây nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Ở người
lớn, hút thuốc lá thụ động gây ung thư phổi, ung thư vú, các bệnh về tim mạch,
bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, dễ sinh non. Ở trẻ em, phơi nhiễm khói
thuốc làm tăng nguy cơ mắc viêm đường hơ hấp, viêm tai giữa, hen suyễn, kém
phát triển chức năng phổi...
<i>d. Giải pháp</i>
Mỗi cá nhân cần tự nhận thức đúng đắn được tác hại của thuốc lá đồng thời không
sử dụng thuốc lá.
Nhà nước cần có biện pháp tuyên truyền về tác hại của thuốc lá và xử lí nghiêm
những tình trạng hút thuốc lá nơi cơng cộng.
<b>3. Kết bài</b>
Khẳng định lại tác hại của thuốc lá và rút ra bài học cho bản thân.
Dịch hạch, thổ tả, hàng vạn hàng triệu người chết, nhờ tiến bộ y học, loài người
hầu như đã diệt trừ được. Cả thế giới đang lo âu về nạn AIDS, chưa tìm ra giải
pháp thì lại xuất hiện nạn thuốc lá. Có thể nói rằng bên cạnh các tệ nạn khác, thuốc
lá đã gây ra tác hại rất lớn đối với đời sống con người.
Hút thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Hút thuốc lá có thể gây ra
bệnh về phổi, gan, tim, khoa học và thực tế đã chứng minh rằng nếu một người hút
thuốc lá thường xuyên trong vòng nhiều năm thì tuổi thọ sẽ giảm đi rất nhiều so
với những người khơng hút thuốc lá. Vì sao vậy. Trong thuốc lá có cơcain dễ gây
nghiện, khu hút có thể nó kích thích sự hưng phấn cho người hút nhưng nó lại gây
ra tác hại rất lớn. Nó làm thành màng đen bao lấy phổi, hút càng nhiều thì diện tích
màng đen càng lớn gây bệnh cho người hút. Không chỉ cá nhân người hút mà hút
thuốc thì người gần anh cũng hít phải khói độc. Vợ con, những người xung
quanh... cũng bị nhiễm độc, cũng đau tim mạch, viêm phế quản, ung thư... đặc biệt
người hít phải khói thuốc cịn có khả năng bị bệnh cao gấp mười lần người hút
thuốc. Hút thuốc cạnh một người đàn bà có thai quả là một tội ác.
gia đình, một cậu thanh niên dành quyên góp đồng bào lũ lụt... thì lại nướng vào
hút thuốc lá. Thật tai hại! Đặc biệt trên phong bì ngồi bao thuốc nào cũng có ghi
"hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ" nên việc nhập khẩu thuốc lá với thuế quan rất
đắt ảnh hưởng đến nền kinh tế cả nước. Do vậy có thể nói thuốc lá làm nền kinh tế
cá nhân, cả nước và cả thế giới thiệt hại.
Nhiều thanh niên (trong đó có cả nữ) ngày nay muốn tỏ vẻ ta đây là người lớn, lên
mặt đàn anh đàn chị bèn tìm đến thuốc lá. Họ coi lúc nào cũng phì phèo điếu thuốc
lá trên tay mới là dân sành điệu. Suy nghĩ vậy thực là nguy hiểm! Quả thuốc lá đã
ảnh hưởng không nhỏ đến nhân cách con người. Bố và anh hút, chú bác hút...
không những đầu độc con em mà còn nêu gương xấu. Một điều đáng chê trách của
nền điện ảnh Việt Nam và cả thế giới là những chiến sĩ cảnh sát mẫu mực nhất,
những cán bộ được yêu kính nhất... trước một vấn đề đau đầu cần suy nghĩ để tìm
hướng giải quyết thì lại trầm ngâm cùng điếu thuốc. Điều đó càng khuyến khích
việc hút thuốc lá. Tệ nạn thuốc lá không chỉ giới hạn trong phạm vi của nó. Từ
điều thuốc đến cốc bia, đến ma tuý thực là khoảng cách không xa mấy. Mọi tệ nạn
dường như đều có thể mở đầu bằng điếu thuốc.
Thuốc lá - Môi trường ngỡ không liên quan đến nhau nhưng thực ra có liên quan
mật thiết đến nhau. Hút thuốc lá, khói thuốc lá làm ơ nhiễm mơi trường. Bên cạnh
khói nhà máy, khói xe cộ... khói thuốc lá hủy hoại môi trường sống, ảnh hưởng đến
sức khoẻ con người.
Vì những tác hại ảnh hưởng đến sức khoẻ kinh tế, nhân cách, đời sống con người
như vậy nên mỗi cá nhân cộng đồng, toàn thế giới cần phải tích cực chống việc hút
thuốc lá. Khơng chỉ là lời nói, khẩu hiệu sng mà ai cũng phải tự ý thức thực hiện
bằng hành động. Người người nhắc nhở nhau, nhà nhà nhắc nhở nhau... nếu tất cả
cùng đồng tâm hiệp lực không hút - không mua - không bán thuốc lá thì tốt biết
mấy.
Dịch hạch, thổ tả, hàng vạn hàng triệu người chết, nhờ tiến bộ y học, loài người
hầu như đã diệt trừ được. Cả thế giới đang lo âu về nạn AIDS, chưa tìm ra giải
pháp thì lại xuất hiện nạn thuốc lá. Có thể nói rằng bên cạnh các tệ nạn khác, thuốc
lá đã gây ra tác hại rất lớn đối với đời sống con người.
sự hiểu biết một cách cụ thể về tác hại của khói thuốc lá cịn hạn chế, kiến thức
chưa đầy đủ. Điều đó xuất phát từ việc thiếu các biện pháp tuyên truyền giáo dục
về thuốc lá và tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người. Khói thuốc lá chứa
tới hơn 4000 chất hoá học, phần lớn là chất độc hại, trong đó 43 chất là tác nhân
gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm nhất là nicotin. Nicotin dưới dạng tinh khiết đó là
1 chất lỏng trong suốt, có mùi khó chịu và vị đắng, dễ tan trong nước và dễ dàng
xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, hô hấp, thậm chí qua cả da. Một liều
nicơtin khoảng 50-75 mg (tương ứng lượng nicơtin có trong 20-25 điếu thuốc) đủ
gây tử vong cho người. Tuy nhiên người nghiện hút thuốc lá q nhiều khơng bị
chết ngay vì liều lượng cứ ngấm dần vào cơ thể chứ không hấp thụ ngay lập tức
Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 đến 80%, chủ yếu là do các bệnh ung thư
Ngoài con đường hút thuốc trực tiếp, thuốc lá cịn có thể gây hại qua việc ta hít
phải khói thuốc của người khác. Trẻ em và người lớn, những người khơng hút
thuốc nhưng sống trong khói thuốc của những người khác chịu rủi ro cao hơn hoặc
bị mắc các bệnh kinh niên và cấp tính về họng, tai và trí tuệ cũng như sức khoẻ thể
chất bị ảnh hưởng. Phụ nữ có mang mà hút thuốc sẽ chịu rủi ro bị sẩy thai cao hơn,
sinh con nhẹ cân, hoặc con bị ốm, tử vong. Trẻ sơ sinh của những người cha hút
thuốc trong những tháng trước và trong thời gian mang thai của người mẹ có nguy
cơ gấp đôi bị hở hàm ếch, bạch cầu và chịu mức rủi ro bị ung thư não cao hơn tới
40% so với những trẻ có cha khơng bao giờ hút thuốc. Đó là những ảnh hưởng
khơng nhỏ tí nào.
Mỗi năm, một người có hút thuốc ở Việt Nam chi gần 700.000 đồng cho thuốc lá.
Với 12 triệu người hút, một năm chúng ta tốn hơn 8.200 tỷ đồng cho mặt hàng này.
Trong khi số tiền đó đủ để mua lương thực nuôi sống 10,6 triệu người. Thêm nữa,
một khảo sát gần đây cho thấy, chi tiêu cho thuốc lá ở nước ta cao gấp 3,6 lần phí
tổn học hành, gấp 2,5 lần mức chi cho quần áo và gần gấp đôi mức chi cho khám
chữa bệnh. Mặt khác, bệnh tật mà thuốc lá đem lại đã tăng thêm gánh nặng kinh tế
cho mỗi gia đình và làm mất đi lực lượng lao động. Vì thuốc lá, những người
nghèo ngày càng trở nên kiệt quệ. Trong thực tế, đối với nhiều gia đình thì chi phí
cho hậu quả của việc hút gây ra còn tốn kém hơn nhiều so với chi phí để mua
thuốc. Khi một thanh niên trong gia đình bị ốm do thuốc lá thì gia đình này phải
Tại Việt Nam: Theo điều tra toàn cầu năm 2010 về sử dụng thuốc lá ở người
trưởng thành, tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc là 47,7%, (cứ 2 nam giới thì có
một người hút thuốc). Việt Nam có khoảng 15 triệu nam giới trường thành hút
thuốc và thuộc nhóm 15 nước có số người hút thuốc cao nhất trên thế giới. Mỗi
năm tại Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến
thuốc lá. Nếu Việt Nam không thực hiện ngay các biện pháp phòng chống tác hại
thuốc lá hiệu quả, con số này sẽ tăng lên thành 70.000 ca/năm. Việc tiếp xúc với
khói thuốc lá của người khác (còn gọi là hút thuốc lá thụ động) cũng đã được khoa
học chứng minh là gây ra các bệnh nguy hiểm. Tại Việt Nam, 2/3 số phụ nữ và
70% số trẻ em bị phơi nhiễm với khói thuốc, 33 triệu người trưởng thành thường
xun hít phải khói thuốc tại nhà và hơn 5 triệu người trưởng thành thường xuyên
hít phải khói thuốc tại nơi làm việc.
Nói tóm lại, thuốc lá gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến kinh tế, sức khỏe của cá
nhân và của cộng đồng. Cái vịng luẩn quẩn nghèo đói - thiếu hiểu biết - hút thuốc
- bệnh tật, nghèo đói... sẽ khơng bao giờ kết thúc nếu thuốc lá chưa được loại trừ ra
khỏi cuộc sống người dân. Vì vậy, chúng ta phải quyết tâm nói “khơng” với thuốc
lá, vì một xã hội văn minh, phát triển, vì một tương lai tươi sáng cho lồi người nói
chung và đất nước Việt Nam nói riêng