PHÒNG GD-ĐT THỦ THỪA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH NHÀ DÀI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số : / HD.BGH.2010 Nhà Dài, ngày 10 tháng 09 năm 2010
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUI CHẾ CHUYÊN MÔN
TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC NHÀ DÀI
Năm học 2010 – 2011
&&&&
I- Giờ hành chánh - giảng dạy :
• Giờ hành chánh BGH + Giờ đến trường của GV :
+ Sáng : 7 giờ 00 phút – 11 giờ 15 phút .
+ Chiều : 12 giờ đến 16 giờ 15 phút .
- Sáng và chiều thứ hai sinh hoạt dưới cờ toàn điểm dưới sự điều khiển chỉ
đạo của đ/c TPT Đội. (có BGH và tất cả GV cùng dự)
- Hàng ngày giáo viên giảng dạy thực hiện ký sổ vãng lai (chấm công) của
lớp không được ký dồn định kỳ trong tháng BGH chỉ đạo ký duyệt ghi nhận xét
vào sổ.
II. Việc Thực Hiện Qui Chế Chuyên Môn :
1- Giáo viên bỏ tiết bỏ buổi :
- Bỏ từ 1 tiết đến 3 tiết, TKT, GV điểm trưởng mời góp ý, kiểm điểm phê
bình theo Tổ, trừ điểm thi đua tháng báo cáo về BGH trong tháng .
- Bỏ từ 4 tiết đến 7 tiết (cộng dồn học kỳ) cá nhân làm tự kiểm kỷ luật
khiển trách trước BGH, cắt thi đua trong tháng và năm học .
- Bỏ từ 10 tiết trở lên (cộng dồn học kỳ - cả năm học) cá nhân làm kiểm
điểm. xét Kỷ luật cảnh cáo, báo cáo về phòng giáo dục và đào tạo huyện, kéo dài
thời gian nâng lương - tập sự .(đối với giáo viên biên chế) ngưng hợp đồng đối với
giáo viên đang hợp đồng trong năm học.
2- Giáo viên bỏ soạn bài – không hoàn thành hồ sơ :
2.1. Chế độ soạn bài:
- Giáo viên bỏ soạn bài từ 5 tiết – 10 tiết, Tổ trưởng chuyên môn mời kiểm
điểm GV có viết cam kết, phê bình ghi biên bản của khối trừ điểm thi đua cá nhân.
báo cáo trước Tổ CM và báo về BGH ghi nhận .
- Từ 10 tiết trở lên – Phó Hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn mời
kiểm điểm GV có cam kết, ghi biên bản của khối trừ điểm thi đua cá nhân kỷ luật
cảnh cáo kéo dài thời nâng lương - tập sự . chuyển về Hiệu Trưởng xét giải quyết
1
hình thức kỷ luật, sau khi hội đồng kỷ luật trường tiến hành làm việc có kết luận
cuối cùng thông báo trong toàn trường.
2.2. Riêng giáo viên bỏ soạn bài từ 1 tuần /20 tiết (cộng dồn) trở lên Phó
Hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp quản lý chuyên môn của
giáo viên vi phạm cũng phải liên đới bị phê bình, khiểm trách vì vi phạm quản lý
không nghiêm, thiếu kiểm tra đôn đốc (Phó Hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn
viết tự kiểm có phong hình thức KL trong thiếu trách nhiệm quản lý )
3. Bỏ họp hội – sinh hoạt – đi trể về sớm :
- Bỏ họp từ 1 – 2 lần trong tháng bao gồm: họp lệ đầu tháng; họp chuyên
môn; họp thao giảng; sinh hoạt khối CM và các cuộc họp HĐSP; điểm trưởng mời
về làm việc, phê bình kiểm điểm, có ghi biên bản của điểm trừ điểm thi đua. Từ 2
lần phê bình, Tổ chuyên môn có trách nhiệm đề xuất Hiệu trưởng xem xét hình
thức kỷ luật theo mức độ vi phạm nặng, nhẹ .
- Giáo viên thường xuyên trể giờ dạy hoặc cho về sớm theo qui định từ 15
phút trở lên (2 lần tuần – 4 lần tháng) được xem như nghĩ không phép trong ngày
đó.
III. Qui định hồ sơ giáo viên :
1- Vở soạn bài :
Có đủ các môn theo qui định, không cắt xén tiết, nhảy bài, bao bìa ghi rõ
họ tên, phân môn cẩn thận, sạch đẹp.
• Soạn theo 2 hướng :
a. Soạn theo từng phân môn riêng biệt.
b. Soạn theo thời khoá biểu từng ngày (chung 1 tập).
+ Giáo viên có từ 1 đến 3 năm công tác không được quyền sử dụng giáo án
cũ năm trước, mà phải soạn mới theo từng năm học .
+ Nghiêm cấm mượn hồ sơ của đơn vị khác về sử dụng, hoặc chuyển đổi
hồ sơ các nhân cho cá nhân đơn vị khác mượn sử dụng khi lên lớp là vi phạm qui
chế.
- Giáo viên phải tự soạn giáo án để tổ chức các hoạt động học tập cho học
sinh của mình. Giáo án được điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết cho phù hợp với đặc
điểm học sinh từng năm. Không yêu cầu soạn mới (chép lại hàng năm) đối với GV
nhiều năm công tác; phải có duyệt định kỳ của Tổ CM hàng tháng và BGH, những
GV có quá trình giảng dạy từ 3 năm trở lên trong cùng 1 khối lớp được nhận xét
đánh giá xếp loại từ khá - giỏi thì được sử dụng giáo án hiện hành sau khi được
duyệt KT của Hiệu trưởng đồng ý cho sử dụng, nhưng phải bổ sung trong năm
những vấn đề có thay đổi, hoặc lớp, HS gặp khó khi giải quyết rút kinh nghiệm 1
vấn đề trong tiết dạy.
- Giáo viên không được photo, không nhờ người khác soạn thay hoặc sao
chép lại trong sách giáo viên, sách hướng dẫn giảng dạy, bài soạn mẫu mà phải biết
chọn lọc những nội dung cần thiết.trong Sách hướng dẫn giảng dạy, SGV chỉ là cơ
sở mang tính chất tham khảo, gợi ý cho GV chủ ý trong soạn giảng, GV phải chọn
2
lọc và soạn theo tình hình thực tế HS lớp mình phụ trách, vì không lớp nào giống
lớp nào dù cùng 1 bài, 1 lớp khối lớp.
- Giáo án là công cụ dạy học quan trọng thể hiện năng lực sư phạm, kiến
thức, tài năng biết tổ chức các hoạt động dạy học của người giáo viên. Giáo án
không cần dài (khoảng 2 trang A4) theo hướng dẫn của Bộ (công văn 896). Riêng
các tài liệu như Bài soạn, Thiết kế, kế hoạch bài dạy của các Nhà xuất bản khác
nhau đều xem là để tham khảo thêm, không làm căn cứ duy nhất sao chép vào bài
soạn của giáo viên. Các Tổ CM cần họp thống nhất cùng tập thể GV bàn bạc trao
đổi chọn thống nhất 1 khuôn mẫu chung giáo án trong đơn vị và thực hiện thống
nhất tránh nhiều cách soạn khác nhau, yêu cầu GV thể hiện ngắn gọn, đầy đủ trọng
tâm , mục tiêu , kiến thức cần đạt cho tiết học theo thực tế lớp PTrách, nhưng phải
đảm bảo chuẩn khung kiến thức của Bộ GD & ĐT quy định .
- Giáo án cần soạn cẩn thận, ghi chép tránh cẩu thả sơ sài, thể hiện “Vỡ sạch
chữ đẹp” trước HS và đồng nghiệp, cần thống nhất quy định trong Tổ bao bìa
thống nhất, tránh tuỳ tiện theo cảm tính cá nhân, hoặc cầu kỳ, loè loẹt, gây phản
cảm cho CB có trách nhiệm xem, duyệt KT hồ sơ, ghi rõ họ tên cụ thể.
2. Sổ gọi tên ghi điểm :
- Áp dụng theo QĐ số 30 /2005 của Bộ GD & ĐT ký ngày 30/09/2005 (sổ
được cấp theo mẫu qui định do Phòng GD & ĐT huyện cấp)
- Từng giáo viên thực hiện sổ điểm tay cá nhân pho to theo mẫu chính
trước khi vào sổ điểm mẫu in sẳn đảm bảo chính xác và không tẩy xóa .
3. Sổ chủ nhiệm lớp : (Mẫu in sẳn do Phòng GD & ĐT huyện cấp hàng năm)
4. Sổ dự giờ thăm lớp : Do GV tự ghi chép
- Tất cả giáo viên khi dự giờ chéo, dự thao giảng đều phải lập phiếu và
ghi chép cẩn thận vào sổ (có đủ chữ ký giáo viên dạy và giáo viên dự) nhà trường
quy định mẫu thống nhất chung đơn vị .
+ Đảm bảo tối thiếu mỗi GV phải dự 12T/ năm ( 2T/ môn / năm học ) .
5 . Sổ công tác cá nhân: ( Do nhà trường cấp theo chế độ VPP thống nhất cở sổ
tay công tác )
+ Sử dụng ghi chép khi sinh hoạt họp hội, công việc liên quan đến công tác
hàng ngày.( sổ do BGH cung cấp )
6- Lịch báo giảng: (Theo mẫu của nhà trường quy định dán thành tập ở văn
phòng BGH )
+ Đối GV chuyên trách thực hiện theo mẫu riêng theo mẫu do BGH quy định .
7- Sách giáo khoa và đồ dùng dạy học:
a. Sách giáo khoa :
- Sách học sinh: theo quy định tối thiểu cho mỗi học sinh, đảm bảo có đủ bộ
sách TV – Toán, HS nghèo, HCKK 100 % đều được thư viện cho mượn đủ ngay
sau khai giảng năm học.
3
- Sách giáo viên: yêu cầu tối thiểu phải có sách giáo khoa, sách giáo viên. Các
tài liệu tham khảo có theo danh mục thư viện phát hành kịp thời đủ cho yêu cầu
soạn giảng cho GV khi lên lớp .
b. Thiết bị dạy học :
- Sử dụng các thiết bị được cung cấp có hiệu quả, khuyến khích trang bị các
phương tiện công nghệ tin hoặc mỗi GV phải có sổ theo dõi có duyệt KT của BGH
và tổ CM về việc mượn và làm thêm ĐDDH từng tháng, cụ thể từng chương, tiết
có nhận hoặc làm thêm ĐDDH .
- Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên làm thêm đồ dùng dạy học ở các môn và
các tiết dạy cần thiết, phấn đấu trong năm học mỗi GV tự làm thêm từ 3 -5 ĐDDH
có hiệu quả, thẩm mỹ, phục vụ lâu dài cho bổ sung tiết học, hoặc những phân môn,
tiết học còn thiếu ĐDDH, có lưu trữ lâu dài tại thư viện để sử dung nhiều năm.
- Khuyến khích giáo viên tự học tin học, thiết kế giáo án điện tử thử nghiệm vào
giảng dạy và thao giảng ở tổ, bước đầu tiếp cận và vận dụng các phần mền dạy học
trên mạng, truy cập web của Sở GD - ĐT ( khi có ) và có bộ sưu tập riêng trong tư
liệu dạy học. Đồng thời hướng dẫn học sinh sưu tập và tự làm đồ dùng học tập.
mỗi GV / lớp cần có phân môn giáo án điện tử mẫu, vận dụng 1 phần mền dạy học,
hoặc có đề tài SKKK dạy học riêng cho từng cá nhân có góp ý của tổ CM và vận
dụng phổ biến trong tổ và trường áp dụng.
- Vở bài tập thực hành phải được xem là phương tiện dạy và học nhưng có chọn
lọc và không được bắt buộc HS phải sử dụng tại lớp, trong tiết học, mang tính chọn
lọc làm thêm ngoài giờ học, tại nhà.... chỉ riêng vở bài tập môn TV – TNXH 3 cho
phép sử dụng theo tình hình lớp vì nội dung phù hợp kiến thức SGK
- Mỗi lớp được trang bị 1 tủ đựng và bảo quản thiết bị, ĐDDH để tại lớp, tránh
mang về nhà, GVCN lớp có trách nhiệm bảo quản, bảo trì và tu bổ các phương tiện
dạy học thật tốt để đưa vào sử dụng, khai thác hiệu quả và mang tính lâu dài thuộc
tài sản cố định có giao khoán, kiểm kê định kỳ cụ thể .
8 . Giảng dạy và bồi dưỡng
a) Giảng dạy :
- Thực hiện theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006 của
Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình Giáo dục phổ thông và
công văn số 896/BGD&ĐT ngày 13/2/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh tiểu học cho phù hợp với điều
kiện và đối tượng học sinh.
- Tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức các hoạt động học tập
theo hướng Nhẹ nhàng - Tự nhiên - Hứng thú - Hiệu quả ở các môn dạy, tiết dạy.
Tránh lối dạy áp đặt, các biểu hiện hình thức, thiếu trách nhiệm, để đối phó khi dự
giờ, thăm lớp và trong sinh hoạt chuyên môn, khi có cấp trên đến Kiểm tra thăm
lớp .
- Thực hiện yêu cầu THẦY DẠY THẬT (Nội dung kiến thức chính xác,
phương pháp tự nhiên sinh động; Thầy trò đối xử với tình cảm đúng mực với sự
4
tôn trọng, yêu thương; kiểm tra, đánh giá nhận xét chính xác trình độ, khả năng học
tập của học sinh) TRÒ HỌC THẬT (học bài, làm bài đúng với khả năng, không
sao chép bài mẫu, không coi bài của bạn; kết quả học tập đúng với năng lực; trong
quan hệ bạn bè, thầy cô có tính thật thà). Kiên quyết trong năm học ngăn chặn việc
ngồi nhầm lớp (cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp)
Các loại tài liệu, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học, do nhà trường và thư viện
cung cấp giáo viên có trách nhiệm bảo quản đúng qui định, thực hiện chế độ báo
cáo kiểm kê, thu hồi, bồi thường theo đúng qui định.
c) Bồi dưỡng : các hình thức bồi dưỡng:
- Dự giờ để học tập rút kinh nghiệm về đổi mới phương pháp giảng dạy.giữa
đồng nghiệp trong đơn vị trên tinh thần giúp nhau cùng tiến bộ, tránh thiếu trách
nhiệm, qua loa, dễ người, dễ ta hoặc gay gắt, định kiến, gây mất đoàn kết, ảnh
hưởng uy tín danh dự cá nhân. Việc dự giờ thật sự có hiệu quả khi giáo viên có thái
độ cầu thị, có tấm lòng giúp đỡ để cùng nhau học tập. Tránh thái độ áp đặt, chủ
quan, định kiến, soi mói và đặc biệt là sự đối phó, chuẩn bị, đóng kịch có tác dụng
phản giáo dục, không phản ánh đúng thực chất, chất lượng của giờ dạy và chất
lượng tiếp thu kiến thức HS.
+ Từng cá nhân GV phấn đấu thực hiện tham gia dự giờ chéo đồng nghiệp theo
lịch kế hoạch tổ khối đảm bào dự đủ : từ 2 tiết / môn / năm học, đảm bảo tối thiểu
12 Tiết / năm học đề rút kinh nghiệm có sổ dự giờ theo mẫu và nộp phiếu dự giờ
về cho tổ trưởng cập nhật lưu trữ hồ sơ CM định kỳ cuối tháng.
+ Khối trưởng đảm bảo dự 100 % tổ viên có nhận xét đánh giá, xếp loại, góp ý cụ
thể ưu, khuyết điểm và tổng hợp báo cáo định kỳ về cho Phó hiệu trưởng vào cuối
tháng tình hình tổ mình phụ trách.
+ BGH phấn đấu dự giờ thăm lớp, kiểm tra toàn diện từ 2/3 số GV trường đến
100% GV/năm học làm cơ sở nhận xét, xếp loại GV cuối năm học và kịp thời biểu
dương, uốn nắn hạn chế trong PPGD trong năm học của từng GV để rút kinh
nghiệm khắc phục, hạn chế không có GV yếu CM trong thời gian tới.
- Tổ chức kế hoạch triển khai các hội thảo chuyên đề để trao đổi, học hỏi qua các
Tổ CM, trong sinh hoạt chuyên môn cấp trường hàng tháng, phát huy năng lực,
phổ biến những kinh nghiệm hay, quý báu thực tế tồn tại, hạn chế và những kinh
nghiệm giảng dạy của GV, tạo sân chơi, điều kiện GV thể hiện bộc lộ bản lĩnh,
năng khiếu cùng tập thể trao đổi và đi tới mục tiêu chung trong đổi mới PPGD
nâng cao chất lưọng dạy và học của thầy và trò.
+ Phấn đấu mỗi tổ CM có từ 2 báo cáo chuyên đề được phổ biến trong năm học.
mang tính khoa học, cập nhật, thiết thực phục vụ nâng cao chuyên môn, nhận thức
GV trong đổi mới giảng dạy.
+ Phấn đấu 100 % GV có tham gia viết 1 SKKN và phổ biến trong tổ và trường
học tập trao đổi, vận dụng có hiệu quả, 100 % tham gia hội thi “GV dạy Giỏi”
trong năm học.
5