Tải bản đầy đủ (.pptx) (186 trang)

Slide bài giảng GIAO THOA văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.82 MB, 186 trang )

GIAO THOA VĂN HÓA


Tài liệu học tập
 Nguyễn Quang (2004), Một số vấn đề giao tiếp nội văn hóa và
giao văn hóa, Nhà xuất bản đại học Quốc gia
 Hutchinson, Carrie (2014), Cross cultural communication, Santa
Barbara: CreateSpace
 Ellis, Claire (1995), Culture shock! Vietnam, Portland, Oregon:
Graphic Arts Center Pub. Co
 communication
 />communication


Bài 1:
LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP


Thảo luận
 Lịch sự là gì?
 Tại sao cần lịch sự trong giao tiếp?
 Một số biểu hiện lịch sự / thiếu lịch sự trong giao tiếp


CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ LỊCH SỰ
TRONG GIAO TIẾP
 Gumperz (trích từ Brown và Levinson, 1987: XIII): Lịch sự là
một vấn đề cơ bản trong việc tạo ra trật tự xã hội và là một
điều kiện tiên quyết của sự hợp tác của con người để bất cứ
một lý thuyết nào một khi đã đưa ra được một sự hiểu biết về
hiện tượng này cũng đồng thời là đã tiếp cận được các phông


nền của đời sống xã hội của con người.
 Green, 1989:142: Lịch sự là một hệ thống các quan hệ liên
nhân được thiết lập để tạo thuận lợi cho giao tiếp bằng cách tối
thiểu hóa khả năng gây xung đột và đối đầu vốn tàng ẩn trong
mọi mối tương giao của con người


CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ LỊCH SỰ
TRONG GIAO TIẾP
 Yule (1977:60) gắn khái niệm lịch sự với khái niệm thể diện
(face) và ý thức của chủ thể giao tiếp về quan hệ chủ thể giao
tiếp-đối thể giao tiếp + sự gần gũi hay xa cách mà chủ thể giao
tiếp muốn thể hiện
 Lịch sự, trong giao tiếp, có thể được định nghĩa như là phương
tiện được sử dụng để tỏ ra là mình có lưu ý đến thể diện của
người khác. Theo nghĩa này, lịch sự có thể được thể hiện trong
những tình huống mang tính xa cách hay gần gũi về mặt xã hội.
Tỏ ra là mình có lưu ý đến thể diện của người khác.


CÁC QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ LỊCH SỰ
TRONG GIAO TIẾP
 Nguyễn Quang (2004:11): Lịch sự là bất cứ loại hành vi nào (cả
ngôn từ và phi ngôn từ) được sử dụng một cách có chủ đích và
phù hợp để làm cho người khác cảm thấy tốt hơn hoặc ít tồi tệ
hơn


Nhằm tránh hoặc giảm việc làm cho họ phật ý
hay mất thể diện:

 Khi phải đương đầu với một hành đông đe dọa thể diện (phải đưa
ra một vài phát ngơn mà những phát ngơn đó, ở các mức độ khác
nhau có thể tạo ra ảnh hưởng tiêu cực cho các thể diện (hoặc
dương tính, hoặc âm tính) của đối tác giao tiếp, ta có thể đi theo
một trong 3 hướng sau:
a. Sử dụng lịch sự dương tính (positive politeness)
b. Sử dụng lịch sự âm tính ( negative politeness)
c. Nói bóng gió, khơng cơng khai (off-record)


Brown & Levinson (1987)
 Lưu ý: Các chiến lược của lịch sự âm tính, đặc biệt của lịch sự
âm tính và của việc nói bóng gió, khơng cơng khai địi hỏi
người sử dụng phải rất nhạy cảm nhằm đảm bảo tính phù hợp
của các chiến lược đó đối với từng đối tượng giao tiếp cụ thể, để
đạt tới một đích giao tiếp cụ thể
 Nếu khơng, tính lịch sự sẽ mất , tính phản cảm sẽ xuất hiện


Cần tính đến
 Tính phù hợp xét theo bản chất giao tiếp: nội văn hóa hay giao
văn hóa?
 Tính phù hợp xét theo các thành tố giao tiếp: Thành tố nào đóng
vai trị quyết định để đạt tới đích giao tiếp đề ra?


Trong văn hóa người Việt:
Lịch sự dương tính và âm tính về cơ bản và thơng thường được phân bổ
theo mức độ ưa chuộng hơn (order of preference):
1. Người già và trẻ em thường dùng chiến lược lịch sự dương tính nhiều hơn so

với người ở độ tuổi thanh niên hay trung niên (tuổi tác)
2. Phụ nữ thường viện đến chiến lược lịch sự dương tính nhiều hơn so với nam
giới (Giới tính)
3. Người sống ở thành phố có xu hướng thiên về lịch sự âm tính hơn so với
người sống ở nông thôn ( Địa dư sinh sống)
4. Những đối tác giao tiếp Việt ở những nơi mà điều kiện sống tỏ ra khó khăn
hơn thường có xu hướng sử dụng chiến lược lịch sự dương tính nhiều hơn so
với những đối tác giao tiếp ở những nơi mà điều kiện sống tỏ ra dễ dàng hơn
(điều kiện sống)


Trong văn hóa người Việt:
5. Những người giỏi về các ngoại ngữ Âu châu thường thiên về lịch sự âm
tính hơn so với những người không biết ngoại ngữ hay biết tốt về các ngoại
ngữ Đơng phương (Trình độ ngoại ngữ và mức độ văn hóa – acculturation)
6. Những người làm cơng việc mang tính độc lập cao thường có xu hướng
sử dụng chiến lược âm tính nhiều hơn so với những người làm các cơng
việc mang tính tập thể (Bản chất nghề nghiệp)
7. Khi quan hệ chưa thật gần gũi, các đối tác giao tiếp Việt thường viện đến
các chiến lược lịch sự âm tính nhiều hơn (khoảng cách quan hệ)
8. Với cùng một đối thể giao tiếp, khi muốn chuyển thái độ từ “ấm hơn”
sang “lạnh hơn”, chủ thể giao tiếp Việt thường chuyển từ việc sử dụng các
chiến lược lịch sự dương tính sang các chiến lược lịch sự âm tính và ngược
lại (Thái độ cần biểu hiện)


Trong văn hóa người Việt:
9. Khi muốn biểu lộ những quan hệ thân mật gần gũi với đối thể giao tiếp, chủ thể giao
tiếp Việt thường có xu hướng sử dụng chiến lược lịch sự dương tính nhiều hơn (Tình cảm
cần biểu hiện)

 Khi nói chuyện với người có địa vị xã hội thấp hơn và/ hoặc khi muốn tỏ tình cảm gần
gũi, thân mật, chủ thể giao tiếp Việt thường thiên về việc sử dụng chiến lược lịch sự
dương tính nhiều hơn (xóa nhịa ngữ nghĩa quyền lực và tang cường ngữ nghĩa đồn
kết)
 Khi nói chuyện với người có địa vị xã hội cao hơn và / hoặc muốn tỏ tình cảm thân
thiện gần gũi cùng thái độ quan trọng, chủ thể giao tiếp Việt thường thiên về việc sử
dụng các chiến lược dương tính nhiều hơn (Duy trì và kếp hợp ngữ nghĩa quyền lực và
ngữ nghĩa đồn kết)
10. Những đối tác giao tiếp Việt có khí chất hoạt/thái hoakt và hướng ngoại thường viện
đến chiến lược giao tiếp lịch sự dương tính nhiều hơn so với các đối tác giao tiếp Việt có
khí chất trầm/thái trầm và hướng nội (Khí chất của đối tác giao tiếp)


Trong văn hóa người Việt:
11. Khi ở trạng thái tâm lý tiêu cực (buồn, cáu, giận …), các đối tác giao
tiếp Việt thường sử dụng các chiến lược âm tính nhiều hơn (trạng thái tâm
lý)
12. Trong môi trường giao tiếp khơng trang trọng, các đối tác giao tiếp Việt
có xu hướng viện đến lịch sự dương tính nhiều hơn (mơi trường giao tiếp)
13. Khi đề cập đến đề tài an tồn và tình cảm, các đối tác giao tiếp Việt
thường sử dụng chiến lược giao tiếp dương tính nhiều hơn (Đề tài giao
tiếp)
14. Khi mục đích giao tiếp tỏ ra có lợi cho chủ thể giao tiếp, chủ thể giao
tiếp Việt thường sử dụng chiến lược lịch sự dương tính nhiều hơn (mục
đích giao tiếp)


Trong văn hóa người Việt:
15. Nếu hai đối tác giao tiếp Việt bình đẳng về mặt quyền lực và/
hoặc tuổi tác, khi mức độ áp đặt của hành động lời nói càng cao,

hay nói cách khác là khi mức độ đe dọa thể diện của hành động lời
nói càng lớn thì học càng có xu hướng viện đến chiến lược lịch sự
âm tính nhiều hơn (mức độ áp đặt)
16. Các đối tác giao tiếp Việt thuộc các tiểu văn hóa hay nhóm xã
hội có xu hướng thiên về cộng đồng hơn thường sử dụng các chiến
lược lịch sự dương tính với tỉ lệ cao hơn so với các đối tác giao tiếp
thuộc các tiểu văn hóa hay nhóm xã hội có xu hướng thiên về cá
nhân hơn (khuynh hướng cá nhân ca khuynh hướng cộng đồng)


Trong văn hóa người Việt:
- Lưu ý: những khái quát trên đây không phải lúc nào cũng đúng.
Việc nghiên cứu các trường hợp cụ thể (case-study) với các hành
động lời nói hay các hành động, sự kiện và tình huống giao tiếp
cụ thể có khả năng dẫn đến các kết quả khác với những khái quát
trên


Bài 2

“QUYỀN LỰC”, “KHOẢNG CÁCH”,
“ĐỘ ÁP ĐẶT” VÀ “LỊCH SỰ”
TRONG GIAO TIẾP


Một số quan điểm
 Brown và Levinson (1987): Nhìn chung các nghiên
cứu hình như đã ủng hộ quan điểm là có 3 nhân tố xã
hội học đóng vai trị quyết định mức độ lịch sự mà
người nói (S) sẽ sử dụng với người nghe (H): Đó là

quyền lực quan hệ (P – Relative Power) của người
nghe đối với người nói, khoảng cách xã hội (D –
Social Distance) giữa người nói và người nghe, và
mức độ áp đặt (R – Ranking of Imposition) của người
sử dụng hành động đe dọa thể diện.


Một số quan điểm
 Rosaldo (1982): Nhân tố P thay đổi một cách đáng
kể giữa xã hội bình đẳng và xã hội có tơn ti nên các
bình diện P, D, R có lẽ quá đơn giản để có thể nắm
bắt được những phức tạp của các cách thức trong
đó các thành viên của các nền văn hóa khác nhau
đánh giá về bản chất của các quan hệ xã hội và các
hành vi ứng xử giữa người với người.


Một số quan điểm
 Brown và Levinson (1987): đối với so sánh giao văn
hóa, ba nhân tố quyền lực, khoảng cách và mức độ
áp đặt trong sự kết hợp với các bình diện văn hóa
đặc thù của tính tơn ti, khoảng cách xã hội và mức
độ áp đặt có lẽ đã hồn tất được một cơng việc khá
đầy đủ là đoán được các đánh giá về sự lịch sự .
 Các nhà nghiên cứu thống nhất rằng P-D-R là
ba thông số quan trọng nhất tác động đến
việc sử dụng các chiến lược lịch sự trong quá
trình giao tiếp.



1. Quyền lực quan hệ
“Quyền

lực quan hệ” giữa hai đối tác giao tiếp sẽ
ảnh hưởng tới cách thức mà họ:
 trò chuyện với nhau
 Giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp
 Sử dụng hình thức quan hệ xưng hơ cho phù hợp
 Viện đến các dấu hiệu từ vựng-tình thái
 Sử dụng các yếu tố thuộc ngôn ngữ thân thể
 Các yếu tố cận ngôn và ngoại ngôn
 …


Một số ví dụ về vai giao tiếp
 Với cùng một đề tài giao tiếp, trong cùng một khung
cảnh giao tiếp, người giao tiếp đồng quyền sẽ sử
dụng các chiến lược và thủ thuật giao tiếp khác với
khi họ trò chuyện với những người có quyền lực cao
hơn hay thấp hơn
 VD: Khi đến văn phòng của đối thể giao tiếp là bạn
của chủ thể giao tiếp (CTGT)để vay tiền hồn thiện
căn nhà đang xây, CTGT có thể nói:
- Thành này, mình xây nhà. Phần thơ xong rồi. Định hồn
thiện luôn một thể, nhưng lại kẹt tiền quá. Cậu cho mình vay
khoảng 20 triệu được khơng?


Một số ví dụ về vai giao tiếp
 Nếu đến văn phịng của sếp, người vốn có quan hệ

rất tốt với CTGT, với cùng một mục đích, CTGT cần
phải viện đến cách nói gián tiếp hơn, nhiều yếu tố
bao (surroundings) hơn và tính ướm thử
(tentativeness) của đề nghị cũng cao hơn.
Anh ạ, đợt này em xây nhà bận quá. Đúng là “làm ruộng thì
ra, làm nhà thì tốn” thật. Anh biết không, lúc đầu dự trù
khoảng 230 triệu là thoải mái. Thế mà mới xong phần thô đã
mất đến hơn 160 triệu rồi. Em cịn có 70 triệu, mà theo dự
đốn phải mất khoảng 90 triệu nứa mới hồn thiện được. Em
ngại quá, nhưng chẳng biết nhờ vả ai. Em qua hỏi xem anh có
thể cho em vay khoảng 20 triệu, được không ạ? Em sẽ xin gửi
anh tiền vào đầu quí tới, anh ạ.


Một số ví dụ về vai giao tiếp
Nếu CTGT là sếp mà người anh ta cần vay là nhân
viên (quan hệ chênh quyền) thì anh ta có thể nói
Tồn này, tớ đang xây nhà nhưng cịn thiếu ít tiền. Cho tớ
vay được khoảng 20 triệu nhé.


2. Khoảng cách xã hội
 “Khoảng cách xã hội” giữa các đối tác giao tiếp
cũng tạo ra sự khác biệt trong cách thức sử dụng
cách chiến lược và thủ thuật giao tiếp.
 Thông thường, khoảng cách xã hội càng nhỏ thì
các chiến lược lịch sử ( cả dương tính và âm tính )
càng ít được sử dụng, và cách nói chuyện trực tiếp
càng hay được viện tới.



×