Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN - Phân loại và phương pháp giải một số bài tập cơ bản về peptit

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.07 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
Tên mục

Trang

1. Đặt vấn đề
1. 1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm
1. 2. Tính mới sáng tạo của sáng kiến
2. Nội dung sáng kiến
2. 1. Thực trạng tình hình vấn đề
2. 2. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
2. 2. 1. Xác định loại peptit
2. 2. 1. 1. Xác định loại peptit khi biết khối lượng mol phân tử M.
2. 2. 1. 2. Xác định loại peptit khi biết khối lượng aminoaxit, peptit.
2. 2. 2. Tính khối lượng peptit.
2. 2. 3. Tính số cơng thức peptit tạo ra từ số lượng α-aminoaxit xác định.
2. 2. 4. Xác định công thức cấu tạo peptit khi biết sản phẩm thủy phân.
2. 2. 5. Thủy phân peptit.

3
4
5
5
5
6
6
7
9
10
12
13



2. 2. 5. 1. Thủy phân peptit trong môi trường bazơ (điển hình là NaOH).
13
2. 2. 5. 2. Thủy phân peptit trong mơi trường axit (điển hình là HCl).
15
2. 2. 6. Bài tập đốt cháy peptit (áp dụng với peptit no phân tử có 1 nhóm 18
-NH2 và 1 nhóm –COOH)
3. Hiệu quả mang lại
4. Đánh giá phạm vi ảnh hưởng
5. Tài liệu tham khảo

26
29
30

1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1.1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm
Mơn hóa học là mơn khoa học nghiên cứu về các hiện tượng, các chất
trong tự nhiên, gắn bó mật thiết với đời sống hàng ngày của con người. Khi học
tốt mơn hóa học trong nhà trường, học sinh nắm được quy luật biến đổi vật chất,
hiểu bản chất cuộc sống xung. Từ những hiểu biết này giáo dục cho học sinh ý
2


thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên của Tổ quốc, đồng thời biết cách giữ
gìn, bảo vệ mơi trường sống trước những hiểm họa do con người gây ra trong
thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo dựng một cuộc sống ngày càng
tốt đẹp hơn.
Việc triển khai đề tài sáng kiến với mục đích giúp học sinh tiếp thu kiến
thức môn học, giải bài tập là cách hiệu quả. Ngoài ra, việc rèn luyện kỹ năng

vận dụng, giải thích các hiện tượng, q trình hóa học để học sinh tính tốn các
đại lượng: khối lượng, thể tích, số mol… đào sâu và mở rộng kiến thức đã học
một cách sinh động. Bài tập hố học cịn được dùng để ôn tập, rèn luyện một số
kỹ năng về hố học. Thơng qua việc giải bài tập, học sinh rèn luyện tính tích
cực, trí thơng minh, sáng tạo, bồi dưỡng hứng thú trong học tập và nhiều kĩ năng
khác phục vụ cho việc học tập.
Peptit – Protein là chuyên đề hố học cịn mới ở bậc trung học phổ thông,
trong sách giáo khoa viết rất ngắn gọn và thời lượng học trên lớp ( theo phân
phối chương trình của trường là 2 tiết- kể cả 1 tiết tự chọn). Đọc sách giáo khoa,
học sinh khó tổng hợp được kiến thức để vận dụng để giải bài tập. Trên thị
trường hiện nay, các bộ sách tham khảo ít đề cập đến chuyên đề này hoặc chưa
đi sâu vào bản chất. Do đó học sinh rất khó khăn khi gặp bài tập peptit- protein.
Đặc biệt là từ năm học 2016-2017, khi Bộ giáo dục thay đổi hình thức thi
THPTQG, đề thi liên tục xuất hiện các câu hỏi của peptit khó nhưng hay. Nếu
không hiểu bản chất thực sự của vấn đề thì học sinh rất khó giải quyết được các
bài tập liên quan đến chuyên đề này.
Nhằm giúp học sinh lớp 12 tháo gỡ những khó khăn khi giải các bài tập
liên quan đến peptit, tơi đã nghiên cứu tìm cách hệ thống, phân loại bài tập để
học sinh có thể làm các bài tập về peptit. Nếu biết lựa chọn phương pháp hợp lý,
giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu rõ bản chất của các hiện tượng hoá học và tiết
kiệm thời gian hơn giải các bài tập.
Chính vì vậy, tôi mạnh dạn giới thiệu đến quý đồng nghiệp, các em học
sinh đề tài “ Phân loại và phương pháp giải một số bài tập cơ bản về peptit”.
3


Với cách phân loại và lựa chọn phương pháp này học sinh sẽ dễ giải quyết các
bài tập về peptit hơn. Đề tài này người viết mong muốn vận dụng được cách
phân loại và đưa ra phương pháp giải phù hợp sẽ giúp cho quá trình giảng dạy
của giáo viên và học tập của học sinh cho bộ mơn hố học được thuận lợi. Từ đó

giúp giáo viên và học sinh nhanh chóng có kết quả cho câu hỏi trắc nghiệm
khách quan về peptit, nâng cao được chất lượng dạy và học.
1.2. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến
Việc phân loại tốt sẽ làm rõ được bản chất tính chất hóa học của peptit, từ
đó học sinh hình thành được kĩ năng giải các bài tốn có liên quan đến các tính
chất hóa học này, phát huy tính tích cực, sáng tạo trong giải tốn hóa học của
học sinh.
Trên thị trường sách tham khảo cũng đề cập đến loại bài tập này nhưng
chưa phân loại, chưa hệ thống thành các dạng bài cụ thể nên gây khó khăn, lúng
túng cho học sinh không biết áp dụng phương pháp nào để giải quyết bài toán.
Việc phân loại bài tập trong sáng kiến giúp học sinh giải quyết bài toán nhanh
hơn, điểm số cao hơn.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Thực trạng tình hình về vấn đề
Để giải nhanh và chính xác các bài tập về peptit việc cần thiết trước hết là
phải hiểu được bản chất của nó rồi mới đến lựa chọn phương pháp giải. Tuy
nhiên các tài liệu của bộ môn này lớp 12 các tác giả chưa đề cập đúng mức về
các phương pháp giải bài toán dạng này. Chính điều này đã làm cho học sinh
khó hiểu về bản chất của dạng tốn hóa học này và bị mất nhiều thời gian mới
4


có kết quả chính xác. Hơn nữa, bài tập dạng này thường phải xét nhiều trường
hợp. Nhưng trong tài liệu thì ít được nói tới.
Mặt khác trong chương trình giảng dạy bộ mơn hóa ở lớp 12 thì bài tập về
peptit cũng hết sức giới hạn và nếu có cũng chỉ ở mức độ đơn giản nhưng trong
đề thi đại học thì thường yêu cầu ở mức độ vận dụng và vận dụng cao. Cho nên,
nếu không hướng dẫn kỹ thì khi làm bài thi gặp dạng này học sinh sẽ lúng túng,
và hoang mang kết quả là thường bỏ qua hoặc khoanh ngẫu nhiên.

Hiện nay, hình thức thi trắc nghiệm khách quan được đánh giá cao nên
trong kỳ thi HSG tỉnh và THPTQG đều xuất hiện hình thức thi này, học sinh vận
dụng phương pháp này cho những câu liên quan sẽ có kết quả chính xác và tiết
kiệm được rất nhiều thời gian.
Đề tài này ngoài việc giúp học sinh trong nhà trường phổ thông hệ thống
kiến thức và giải bài tập về peptit, người viết mong muốn nó trở thành tài liệu
tham khảo đắc lực cho nội dung ơn tập nâng cao của nhóm học sinh giỏi, thậm
chí là kênh tham khảo hiệu quả cho giáo viên dạy mơn hóa học góp phần nâng
cao chất lượng và hiệu quả dạy học hóa học của giáo viên.
2.2. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Nghiên cứu, phân loại và chọn lựa phương pháp giải bài tập về peptit.
Trong khuôn khổ đề tài, tôi đã thống kê, tổng hợp, phân loại rồi hệ thống và chia
bài tập về peptit thành các nhóm sau:
+ Xác định loại peptit ( đipeptit, tripeptit, tetrapeptit..)
+ Tính khối lượng peptit.
+ Tính số loại công thức peptit tạo ra từ số lượng α-aminoaxit xác định.
+ Xác định công thức cấu tạo peptit khi biết sản phẩm thủy phân.
+ Bài tập liên quan đến phản ứng thủy phân peptit.
+ Bài tập liên quan đến phản ứng đốt cháy peptit.
2.2.1. Xác định loại peptit.
2.2.1.1. Xác định loại peptit khi biết khối lượng mol phân tử M.
+ Từ phương trình phản ứng trùng ngưng tổng quát:
5


n.aminoaxit → (peptit) + (n-1) H2O
+ Áp dụng bảo toàn khối lượng phân tử cho phương trình trên ta có:
n.Ma.a = Mp + (n-1)18.

( trong đó M a.a: khối lượng mol của amino


axit
Hoặc Mp=n.Ma.a – (n-1).18

Mp: khối lượng mol của peptit)

Tùy theo đề cho aminoaxit mà ta thay vào phương trình tìm ra n.
Ví dụ 1: Đun nóng glyxin thu được một số peptit trong đó có peptit X phân tử
khối là 360. peptit X là:
A. tripeptit.

B. tetrapeptit.

C. hexapeptit.

D. pentapeptit.

Hướng dẫn
Sơ đồ:

n. Gly → peptit X + (n-1) H2O.

Áp dụng định luật bảo tồn khối lượng phân tử ta có:
75.n = 360 + (n-1).18
⇒ n= 6

Vậy X là hexapeptit.
Ví dụ 2: Cho một peptit X được tạo nên bởi n gốc glyxin và m gốc alanin có
khối lượng mol phân tử là 274 . Peptit X thuộc loại ?
A. tripeptit.


B. đipeptit.

C. tetrapeptit.

D. pentapeptit.

Hướng dẫn
Sơ đồ:

n.Gly + m.Ala → peptit X + (n+m-1) H2O.

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng phân tử ta có:
75.n + 89.m = 274 + (n-1).18.
⇒ 57.n + 89.m = 256.

Chỉ có n=2 và m = 2 thỏa mãn.
Vậy X là tetrapeptit.

6


Ví dụ 3 : Cho một peptit Y được tạo nên bởi n gốc glyxin và m gốc alanin có
phân tử khối là 203 đvC. Peptit Y có :
A. 2 gốc gly và 1 gốc ala.

B. 1 gốc gly và 2 gốc ala.

B. 2 gốc gly và 2 gốc ala.


D. 2 gốc gly và 3 gốc ala.

Hướng dẫn
Sơ đồ : n.Gly + m.Ala → Y + (n + m -1) H2O
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng phân tử ta có:
75.n + 89.m = 203 + (n + m-1)18
=> 57.n + 71.m =185.
Chỉ có cặp n = 2, m = 1 thõa mãn.
Vậy trong Y có 2 gốc gly và 1 gốc ala.
2.2.1.2. Xác định loại peptit khi biết khối lượng aminoaxit, peptit.
Từ phương trình phản ứng thủy phân peptit tổng quát:
Peptit X + (n-1)H2O → n. Aminoaxit
Vậy theo quy tắc tam suất ta có:
n − 1 n H2O
=
n
n a.a
Ví dụ 1: Khi thủy phân hồn tồn 60,00 gam một peptit X thu được 66,75 gam
alanin (amino axit duy nhất). X là :
A. tripeptit.

B. tetrapeptit.

C. pentapeptit.

D. đipeptit.

Hướng dẫn
Gọi khối lượng peptit là: mp, khối lượng amino axit là: ma.a
Số mol Alanin là:


66, 75
= 0, 75(mol)
89

Theo bào toàn khối lượng ta có:

m p + m H2O = m a.a
7


⇒ m H 2O = 6, 75(g)
⇒ n H2O = 0,375(mol)
n − 1 0,375
=
n
0, 75
⇒ n=2

Vậy X là đipeptit.
Ví dụ 2: Khi thủy phân hoàn toàn 110,16 gam một peptit Y thu được 126,36
gam valin (amino axit duy nhất). Số liên kết peptit trong phân tử Y là :
A. 3.

B. 5.

C. 6.

D. 4.


Hướng dẫn
Số mol Valin là:

126,36
= 1, 08(mol)
117

Theo bào tồn khối lượng ta có:
m p + m H2O = m a.a
⇒ m H2 O = 16, 2 (g)
⇒ n H2 O = 0,9 (mol)
n − 1 0,9
=
n 1, 08
⇒ n=6

Vậy Y là hexapeptit, trong phân tử Y có 5 liên kết peptit.
Ví dụ 3: Khi thủy phân hồn tồn 65 gam một peptit Z thu được 22,25 gam
alanin và 56,25 gam glyxin. Z là :
A. tripeptit.

B. tetrapeptit.

C. pentapeptit.

D. đipeptit.

Hướng dẫn
Số mol alanin là:


22, 25
= 0, 25(mol)
89

Số mol glyxin là:

56, 25
= 0, 75(mol)
75
8


Theo bào tồn khối lượng ta có:
m p + m H2O = m a.a
⇒ m H2 O = 13,5(g)
⇒ n H2 O = 0, 75(mol)
n − 1 0, 75
=
n
1

n= 4
Vậy Z là tetrapeptit.
2.2.2. Tính khối lượng peptit.
+ Điều kiện áp dụng cho cách giải này là: peptit chỉ được tạo nên từ 1 gốc amino
axit
Peptit + H2O → các peptit + amino axit.
+ Áp dụng bảo toàn mol gốc amino axit
⇒ na.a ⇒ np từ đó tính được khối lượng của peptit ban đầu.


Ví dụ 1 : Thủy phân hết m gam tripeptit Gly-Gly-Gly ( mạch hở) thu được hỗn
hợp gồm 13,5 gam Gly; 15,84 gam Gly-Gly . Giá trị m là :
A. 26,46.

B. 29,34.

C. 22,86.

D. 23,94.

Hướng dẫn
+ Tính số mol các sản phẩm
Số mol Gly là :

13,5
= 0,18(mol)
75

Số mol Gly-Gly là :

15,84
= 0,12 (mol)
132

Theo bảo toàn mol gốc Gly ta có :

3.n Gly3 = 2.n Gly2 + n Gly
⇒ n Gly3 = 0,14 (mol)

m = 0,14. ( 75 . 3-18 . 2)= 26,46 (gam)

9


Ví dụ 2 : Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được
hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị
của m là
A. 90,6.

B. 111,74.

C. 81,54.

D. 66,44.

Hướng dẫn
+Tính số mol các peptit sản phẩm.
Số mol Ala là :

28, 48
= 0,32 (mol)
89

Số mol Ala-Ala là :

32
= 0, 2 (mol)
160

Số mol Ala-Ala-Ala là :


27, 72
= 0,12 (mol)
231

Theo bảo tồn mol gốc Ala ta có :

4.n Ala 4 = 3.n Ala3 + 2.n Ala 2 + n Ala


n Ala 4 = 0, 27 (mol)

m = 0,27. ( 89 . 4-18 . 3)= 81,54 (gam)
2.2.3. Tính số công thức peptit tạo ra từ số lượng α-aminoaxit xác định.
- Do phân tử peptit được tạo thành từ các gốc α-aminoaxit, phân tử peptit được
đặc trưng bởi 2 đầu: đầu N chứa nhóm –NH 2 và đầu C chứa nhóm –COOH.
Phân tử peptit được tạo thành từ các gốc α-aminoaxit theo 1 thứ tự nhất định, sự
thay đổi thứ tự, số lượng các gốc α-aminoaxit sẽ tạo ra peptit mới.
- Để tính đúng số loại phân tử peptit tạo thành từ thì ta phải xác định rõ trong
các peptit đó các gốc α-aminoaxit có được lặp lại hay khơng
+ Nếu có n gốc α-aminoaxit khác nhau, u cầu tính số peptit tối da tạo thành
thì khi đó ta sử dụng hàm mũ.
+ Nếu có n gốc α-aminoaxit khác nhau, yêu cầu tính số peptit tối đa tạo thành
( biết rằng trong mỗi peptit mỗi gốc α-aminoaxit chỉ suất hiện 1 lần) thì ta sử
dụng hàm giai thừa.
10


Ví dụ 1: Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra tối đa mấy chất đipeptit ?
A. 1.


B. 2.

C. 3.

D. 4.

Hướng dẫn
Dễ thấy bài yêu cầu tính số đipeptit tạo ra mà khơng nói cụ thể các gốc αaminoaxit có lặp lại khơng . Vậy nên số lượng đipeptit tối đa tạo ra là: 22 = 4
Ví dụ 2: Từ 3 α-amino axit X, Y, Z có thể tạo thành mấy tripeptit trong đó có
đủ cả X, Y, X ?
A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 6.

Hướng dẫn
Dễ thấy bài yêu cầu tính số tripeptit tạo ra trong đó có đủ cả X, Y, Z chứng tỏ
trong mỗi peptit phải có đủ cả 3 gốc α-aminoaxit vậy mỗi gốc α-aminoaxit xuất
hiện 1 lần . Vậy nên số lượng tripeptit tối đa tạo ra là: 3! = 6
Ví dụ 3: Từ glyxin (Gly), alanin (Ala), valin (Val) có thể tạo mấy chất
đipeptit ?
A. 8.

B. 6.

C. 9.


D. 4.

Hướng dẫn
Dễ thấy bài yêu cầu tính số đipeptit tạo ra mà khơng nói cụ thể các gốc αaminoaxit có lặp lại khơng . Vậy nên số lượng đipeptit tối đa tạo ra là: 32 = 9
2.2.4. Xác định công thức cấu tạo peptit khi biết sản phẩm thủy phân.
- Khi thủy phân các phân tử peptit bị cắt ngắn dần cuối cùng thu được hỗn hợp
các α-aminoaxit.
- Để xác định công thức cấu tạo của peptit ban đầu ta dự trên các sản phẩm thủy
phân khơng hồn tồn. Trước hết, tìm peptit dài nhất và sau đó dựa trên các petit
cịn lại để phát triển về 2 đầu N và đầu C cho phù hợp.
Ví dụ 1: Thuỷ phân khơng hồn tồn tetrapeptit (X), ngồi các α -amino
axit còn thu được các đipetit: Gly-Ala ; Phe-Val ; Ala-Phe. Cấu tạo của X là:
A. Val-Phe-Gly-Ala.

B. Gly-Ala-Phe-Val..
11


C. Gly-Ala-Val-Phe.

D. Ala-Val-Phe-Gly

Hướng dẫn
- Chọn 1 peptit là sản phầm thủy phân khơng hồn tồn. Rõ ràng đipeptit này
phải là đoạn mạch có trong phân tử tetrapeptit.
Gly- Ala
Vì có đipeptit Ala-Phe

Ala-Phe


Vì có đipeptit Phe-Val
Vậy tetrapeptit đó là

Phe-Val
Gly- Ala- Phe-Val.

Ví dụ 2: Thuỷ phân hồn tồn 1 mol pentapeptit A thì thu được 3 mol
glyxin; 1 mol alanin và 1mol valin. Khi thuỷ phân khơng hồn tồn A thì
trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala- Gly; Gly-Ala và tripeptit
Gly-Gly-Val. Amino axit đầu N, amino axit đầu C ở pentapeptit A lần lượt

A. Gly, Val.

B. Ala, Val.

C. Gly, Gly.

D. Ala, Gly.

Hướng dẫn
- Chọn 1 peptit là sản phầm thủy phân khơng hồn tồn. Rõ ràng đipeptit này
phải là đoạn mạch có trong phân tử tetrapeptit và ta chọn đoạn mạch dài nhất
Gly- Gly - Val
Vì có đipeptit Ala-Gly
Vì có đipeptit Gly-Ala
Vậy pentapeptit đó là

Ala-Gly
Gly-Ala
Gly- Ala- Gly-Gly-Val.


2.2.5. Thủy phân peptit.
2.2.5.1. Thủy phân peptit trong mơi trường bazơ (điển hình là NaOH).
Sơ đồ:

Peptit + NaOH → muối a.a của natri + H2O

(điều kiện: peptit có n gốc α -amino axit và mỗi α -amino axit có 1 nhóm -NH2
và 1 nhóm –COOH)
Thì số mol NaOH phản ứng bằng n lần số mol peptit.
12


Số mol H2O bằng số mol peptit.
Áp dụng định luật bảo tồn khối lượng ta có:

m peptit + m NaOH = m m + m H2O
Ví dụ 1: Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol
tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản
ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino
axit đều có một nhóm -COOH và một nhóm -NH 2 trong phân tử. Giá trị của m

A. 51,72

B. 54,30

C. 66,00

D. 44,48


Hướng dẫn
Sơ đồ: n-peptit

→ muối + H2O
+ n NaOH 

⇒ 4a + 3.2a = 0,6 ⇒ a = 0,06 mol.

n H2O = n peptit = 0,18(mol)
Bảo toàn khối lượng ⇒ m = 72,48 + 0,18.18 – 0,6.40 = 51,72 gam.
Ví dụ 2: Cho 24,5 gam tripeptit X có cơng thức Gly-Ala-Val tác dụng vừa đủ
với 600 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng hoàn toàn được dung dịch Y.
Đem Y tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản
ứng (trong q trình cơ cạn khơng xảy ra phản ứng hóa học) thì thu được khối
lượng chất rắn khan là
A. 70,55 gam.

B. 59,6 gam.

C. 48,65 gam.

D. 74,15 gam.

Hướng dẫn
Sơ đồ: n-peptit

→ muối + H2O
+ n NaOH 

Ta có: nX = 24‚5/245 = 0‚1 (mol)


n HCl = 3.n X + n NaOH = 3.0,1 + 0, 6 = 0,9 (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng :

m X + m HCl + m NaOH = m r + m H 2O
13


24,5 + 0,9.36,5 + 0,6.40=mr + 0,4.18
=> mr=74,15 gam.
Ví dụ 3: Cho 0,1 mol Ala-Glu tác dụng với dung dịch KOH dư, đun nóng. Sau
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là:
A. 35,0.

B. 25,6.

C. 36,8.

D. 31,2.

Hướng dẫn
Số mol peptit là 0,1 mol.
( Vì bài này chất phản ứng là đipeptit được cấu tạo bởi 1 gốc Ala và 1 gốc Glu,
bình thường thì đipeptit tác dụng với KOH theo tỉ lệ 1:2, nhưng do có gốc Glu
nên khi phản ứng sẽ tăng thêm KOH thêm 1. Vậy phản ứng theo tỉ lệ 1:3 )
Số mol KOH phản ứng là: 0,1 . 3= 0,3 (mol)
Theo bảo tồn khối lượng ta có: 0,1.218 + 0,3.56 = m + 0,1 .2.18
m=35,0 (gam)
Ví dụ 4: Thủy phân một lượng pentapeptit mạch hở X chỉ thu được 3,045 gam
Ala-Gly-Gly; 3,48 gam Gly-Val; 7,5 gam Gly; 2,34 gam Val; x mol Val-Ala và y

mol Ala. Tỷ lệ x : y có giá trị lớn nhất là?
A. 2 : 5

B. 1 : 5

C. 4 : 5

D. 7 : 20

Hướng dẫn
Các sản phẩm Ala-Gly-Gly: 0,015 mol; Gly-Val: 0,02 mol; Gly: 0,1 mol; Val:
0,02 mol; x mol Val-Ala và y mol Ala
Dựa trên việc xác định cấu tạo của peptit thì ta thấy X thủy phân ra các peptit
Ala-Gly-Gly + Gly-Val + Val-Ala
Trường hợp 1: X là Gly-Val-Ala-Gly-Gly
Bảo toàn các mắt xích:
Gly: 0,015.2 + 0,02 + 0,1 = 3nX → nX = 0,05
Ala: 0,015 + x + y = 0,05
Val: 0,02 + 0,02 + x = 0,05
→ x = 0,01; y = 0,025 → x : y = 2 : 5

Trường hợp 2: X là Val-Ala-Gly-Gly-Val
14


Bảo tồn các mắt xích:
Gly: 0,015.2 + 0,02 + 0,1 = 2nX → nX = 0,075
Ala: 0,015 + x + y = 0,075
Val: 0,02 + 0,02 + x = 0,075.2
→ vơ nghiệm


Trường hợp 3: X là Ala-Gly-Gly-Val-Ala
Bảo tồn các mắt xích:
Gly: 0,015.2 + 0,02 + 0,1 = 2nX → nX = 0,075
Ala: 0,015 + x + y = 0,075.2
Val: 0,02 + 0,02 + x = 0,075
→ x = 0,035; y = 0,1 → x : y = 7 : 20

Vậy chọn x : y = 2 : 5
2.2.5.2. Thủy phân peptit trong mơi trường axit (điển hình là HCl).
Sơ đồ:

peptit + (n-1) H2O + nHCl → hỗn hợp muối.

(điều kiện: peptit có n gốc α -amino axit và mỗi α -amino axit có 1 nhóm -NH2
và 1 nhóm –COOH)
Thì số mol HCl phản ứng bằng n lần số mol peptit.
Số mol H2O bằng số mol liên kết peptit.
Áp dụng định luật bảo tồn khối lượng ta có:

m peptit + m H 2O + m HCl = m m
Ví dụ 1: Thủy phân hồn tồn 27,52 gam hỗn hợp đipeptit thì thu được 31,12
gam hỗn hợp X gồm các aminoaxit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và
một nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho lượng hỗn hợp X này tác dụng với
dung dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu
được là ?
A. 45,72 gam.

B. 58,64 gam.


C. 31,12 gam.

D. 42,12 gam.

Hướng dẫn
15


Sơ đồ:

Đipetit + H2O + HCl→ hỗn hợp muối.

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng :
Số mol H2O là:

31,12 − 27,52
= 0, 2 (mol)
18

=> số mol của HCl = 0,2. 2 = 0,4 (mol).
Vậy áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho phản ứng (3)


m m = m p + m H 2O + m HCl =27,52 + 0,2. 18 + 0,4. 36,5 = 45,72 gam.

Ví dụ 2: Thủy phân hồn tồn 60 gam hỗn hợp hai đipetit thu được 63,6 gam
hỗn hợp X gồm các amino axit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một
nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho 1/10 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch
HCl (dư), cô cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là :
A. 7,09 gam.


B. 16,30 gam.

C. 8,15 gam

D. 7,82 gam.

Hướng dẫn
Số mol H2O = (63,6 - 60) : 18 = 0,2 (mol)
Số mol HCl = 2. 0,2 = 0,4 (mol)
Vì lấy 1/10 hỗn hợp X thì khối lượng và số mol giảm 1/10.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có.
⇒ mmuối = 1/10 (60+ 0,2. 18 + 0,4. 36,5) = 7,82 gam.

Ví dụ 3: Thủy phân hồn toàn 75,6 gam hỗn hợp hai tripeptit thu được 82,08
gam hỗn hợp các amino axit (các amino axit chỉ có một nhóm amino và một
nhóm cacboxyl trong phân tử). Nếu cho 1/2 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch
HCl dư, cơ cạn cẩn thận dung dịch, thì lượng muối khan thu được là :
A. 50,895 gam.

B. 54,18 gam.

C. 47,61 gam.

D. 45,42 gam.

Hướng dẫn
Số mol H2O = (82,08 – 75,6) : 18 = 0,36 (mol)
Số mol peptit là: 0,36;2=0,18 (mol)
Số mol HCl = 3. 0,18 = 0,54 (mol)

16


Vì lấy 1/2 hỗn hợp X thì khối lượng và số mol giảm 1/2
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có.
⇒ mmuối = 1/2 (75,6+ 0,36.18 + 0,54. 36,5) = 50,895 gam.

Ví dụ 4: Cho 14,6 gam Ala-Gly tác dụng với dung dịch HCl dư, đun nóng. Sau
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol HCl đã phản ứng là
A. 0,2.

B. 0,1.

C. 0,3.

D. 0,4.

Hướng dẫn
Số mol peptit là:

14, 6
= 0,1(mol )
146

( Vì bài này chất phản ứng là đipeptit được cấu tạo bởi các amino axit trong
phân tử có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH, nên đipeptit tác dụng với axit HCl
theo tỉ lệ 1:2)
Số mol HCl phản ứng là: 0,1 .2= 0,2 (mol)
Ví dụ 5: Thủy phân hoàn toàn 9,24 gam pentapeptit mạch hở X (được tạo nên từ
các α–amino axit có cùng cơng thức dạng H2N-CnH2n-COOH) bằng dung dịch

NaOH dư, thu được 12,88 gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 9,24 gam X
bằng dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 13,96.

B. 12,98.

C. 14,33.

D. 12,89.

Hướng dẫn
X + 5NaOH → Muối + H2O
Đặt nX = x mol ⇒ nNaOH = 5x mol; n H2O = x mol
BTKL

→ 9,24 + 40.5x = 12,88 + 18x ⇒ x = 0,02 mol

X + 5HCl + 4H2O → Muối
0,02 0,1

0,08

BTKL

→ m = 9,24 + 0,1.36,5 + 0,08.18 = 14,33 (g).

2.2.6. Bài tập đốt cháy peptit (áp dụng với peptit no phân tử có 1 nhóm
-NH2 và 1 nhóm –COOH)

17



- Với loại bài tập đốt cháy peptit ta hay dùng phương pháp quy đổi mà điển hình
nhất là quy đổi peptit theo các cách
+ cách 1: thành amino axit và nước ( nếu peptit chỉ được cấu tạo từ 1
amino axit)
+ cách 2: Thành đipeptit và nước
+ cách 3 : thành gốc gly, CH2 và nước.
Ví dụ 1: Cho hỗn hợp A chứa hai peptit X và Y đều tạo bởi glyxin và alanin.
Biết rằng tổng số nguyên tử O trong A là 13. Trong X hoặc Y đều có số liên kết
peptit khơng nhỏ hơn 4. Đun nóng 0,7 mol A trong KOH thì thấy có 3,9 mol
KOH phản ứng và thu được m gam muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 66,075
gam A rồi cho sản phẩm hấp thụ hồn tồn vào bình chứa Ca(OH) 2 dư thấy khối
lượng bình tăng 147,825 gam. Giá trị của m là
A. 560,1

B. 520,2

C. 470,1

D. 490,6

Hướng dẫn
Cách 1: Quy đổi hỗn hợp peptit thành hỗn hợp amino axit
Ứng với cách này ta có lời giải như sau :
+

namino axit (C H




n

O N) hình thà
nh nê
n X, Y
2n+1 2

nHOH còn lại trong X, Y
namino axit (C H
n

O N)
2n+1 2

=

nmuối(C H
n

O2NK )

2n

nX, Y

hình thà
nh nê
n X, Y


nHOH thamgia phản ứng thủy phân X, Y đểtạo ra amino axit

=

=

nKOH
nX, Y

=

39
7

39
39
=
39 − 7 32

C H O2N : 39x mol
+ Trong phả
n ứ
ng chá
y, quy đổ
i X, Y thaø
nh  n 2n+1
H2O: −32x mol
m
nx = 0,06346
 (X, Y ) = 39x(14n + 47) − 32x.18 = 66,075

⇒
⇒
 m(CO2 , H2O) = 44.39nx + 18.39x(n + 0,5) − 32x.18 = 147,825  x = 0,025
⇒ n = 2,5384; mmuoái = 3,9(14n + 85) = 470,1gam

Cách 2: Quy đổi hỗn hợp peptit thành hỗn hợp đipeptit và H2O
Ứng với hướng tư duy này ta có lời giải như sau :
18


+



namino axit (C H
n

O N) hình thà
nh nê
n X, Y
2n+1 2

nHOH cótrong X, Y
nđipeptit (C H
n

=

nmuối(C H


O N ) hình thà
nh nê
n X, Y
2n 3 2

nHOH thamgia phản ứng thủy phân X, Y tạo ra đipeptit

n

O2NK )

2n

nX, Y
=

=

nKOH
nX, Y

=

39
7

39:2
19,5
=
39:2 − 7 12,5


C H O3N2 :19,5x mol
+ Trong phả
n ứ
ng chá
y, quy đổ
i X, Y thà
nh  n 2n
 H2O: −12,5x mol
m
nx = 0,1269
 (X, Y ) = 19,5x(14n + 76) − 12,5x.18 = 66,075
⇒
⇒
 m(CO2 , H2O) = 44.19,5nx + 18.19,5xn − 12,5x.18 = 147,825  x = 0,025
 n = 5,076
⇒
 mmuoái = 1,95(14n + 76) + 3,9.56 − 1,95.18 = 470,1gam
Cách 3: Quy đổi hỗn hợp peptit thành hỗn hợp gồm gốc glyxyl, -CH 2- và
H2O
Nhận thấy trong phân tử peptit cịn một nhóm –NH 2 và một nhóm –COOH.
Nếu cắt nhóm –OH trong –COOH và 1 nguyên tử H trong nhóm –NH 2 thì sẽ thu
được 1 phân tử nước và chuỗi gồm các gốc amino axit nối với nhau. Do đó có
thể quy đổi peptit thành gốc amino axit và nước.
Ứng với hướng tư duy này ta có lời giải như sau :

19


+ Quy đổ

i X, Y thà
nh hỗ
n hợp E : C2H3ON; CH 2; H 2O
+ Trong phả
n ứ
ng thủ
y phâ
n:
nC H ON = nC H O NK = nKOH = 3,9 mol
2 3
2 4 2

nH2O tách ra từpetit X, Y = n(X, Y ) = 0,7 mol
nC H ON
C H ON :39x mol
39
2 3

=
⇒ Hỗ
n hợpE gồ
m 2 3
nH O tách ra từpeptit X, Y
7
H2O: 7x mol; CH2 : y mol
2
+ Trong phả
n ứ
ng đố
t chá

y:
m(X, Y ) = 39x.57 + 7x.18 + 14y = 66,075
x = 0,025
⇒

m(CO2 , H2O) = 2.39x.44 + 44y + 1,5.39x.18 + 7x.18 + 18y = 147,825 y = 0,525
nC H ON : nCH = 39.0,025: 0,525 = 13: 7
 2 3
2
⇒
mmuoái = 3,9.113 + 2,1.14 = 470,1gam

Ví dụ 2: X, Y là 2 aminoaxit đều no, mạch hở chứa 1 nhóm amino và một nhóm
cacboxyl. Z là este no, đơn chức, mạch hở. Cho m gam hỗn hợp E gồm peptit
Val-X-Y và Z tác dụng hết với 300 ml dung dịch KOH 0,2M (vừa đủ), cô cạn
dung dịch sau phản ứng thu được metanol và a gam muối T. Đốt cháy hoàn toàn
T cần dùng 3,192 lít O2, thu được N2, K2CO3 và 6,47 gam hỗn hợp gồm CO 2 và
H2O.
Cho các phát biểu sau:
(a) Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong T là 3,39 gam.
(b) Giá trị của a là 6,44 gam
(c) Giá trị của m là 4,11 gam.
(d) Phần trăm khối lượng của peptit có trong E bằng 57,65%
Số phát biểu đúng là:
A. 2

B. 1

C. 4


D. 3

Hướng dẫn
Quy đổi T thành HCOOK có số mol là x,
Gly-K có số mol là y
CH2 có số mol là z

n KOH = x + y = 0, 06 → n K 2CO3 = 0, 03
20


n O2 = 0,5x + 2, 25y + 1,5z = 0,1425
m CO2 + m H 2O = 44 ( x + 2y + z − 0, 03 ) + 18 ( 0,5x + 2y + z ) = 6, 47

→ x = 0, 03; y = 0, 03; z = 0, 04
→ n Val − X − Y =

y
= 0, 01
3

Val-X-Y = (Gly)3. kCH2 với k ≥ 4 → toàn bộ CH2 nằm trong peptit và peptit là
Val-Ala-Gly
→ Este là HCOOCH3 0,03 mol

Muối gồm Gly-K: 0,01 mol, Ala-K: 0,01 mol, Val-K: 0,01 mol và HCOOK: 0,03
mol.
(a) sai, m HCOOK = 2,52
(b) sai, a = 6,47
(c) sai, m = 4,25

(d) đúng, %peptit = 57,65%
Ví dụ 3. Hỗn hợp M gồm 4 peptit X, Y, Z, T (đều mạch hở) với tỉ lệ mol tương
ứng là 2 : 1 : 1 : 1. Tổng số liên kết peptit trong phân tử X, Y, Z, T bằng 10.
Thủy phân hoàn toàn 12,12 gam M, thu được 0,07 mol X1; 0,06 mol X2 và 0,03
mol X3. Biết X1, X2, X3 đều có dạng H2N-CnH2n-COOH. Mặt khác, đốt cháy
hoàn toàn m gam M, thu được tổng khối lượng CO 2 và H2O là 42,9 gam. Giá trị
của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 17,63.

B. 18,17.

C. 17,53.

D. 18,64.

Hướng dẫn
Trùng ngưng hóa peptit: 2X + Y + Z + T → E (X2YZT) + 4H2O.
Thủy phân M cũng như thủy phân (E + 4H2O)
⇒ nX1 : nX2 : nX3 = 7 : 6 : 3 = 7k : 6k : 3k (k ∈ N∙).
⇒ ∑gốc a.a = 7k + 6k + 3k = 16k.
Mặt khác: ∑lk peptit = 10 ⇒ ∑mắt xích = 14 = 8 + 2 + 2 + 2.
⇒ 1.8 + 1.2 + 1.2 + 1.2 ≤ 16k ≤ 2.8 + 1.2 + 1.2 + 1.2 ⇒ k = 1.
21


PTHH: E + (7 + 6 + 3 – 1 = 15)H2O → 7X1 + 6X2 + 3X3
⇒ 2X + Y + Z + 11H2O → 7X1 + 6X2 + 3X3.
⇒ nX = 0,02 mol; nY = nZ = nT = 0,01 mol.
Quy E về C2H3NO
CH2

H2O
⇒ n C2H3NO = 0,07 + 0,06 + 0,03 = 0,16 mol.
n H 2O = 0,02 + 0,01 + 0,01 + 0,01 = 0,05 (mol)
12,12 − 0,16.57 − 0,05.18
⇒ n CH 2 =
= 0,15 (mol)
14

Đốt cho 0,47 mol CO2 và 0,44 mol H2O ⇒ Thí nghiệm 2 dùng gấp 1,5 lần thí
nghiệm 1
⇒ m = 12,12.1,5 = 18,18 (g)
Ví dụ 4: Thủy phân m gam hỗn hợp X gồm một tetrapeptit Y và một pentapeptit
Z bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được (m + 23,7) gam hỗn hợp
muối của Gly và Ala. Đốt cháy toàn bộ lượng muối sinh ra bằng một lượng oxi
vừa đủ thu được Na2CO3 và hỗn hợp hơi T gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ
hỗn hợp hơi T đi rất chậm qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối
lượng bình tăng 84,06 gam và có 7,392 lít một khí duy nhất (đktc) thốt ra khỏi
bình. Biết thủy phân Y hay Z đều thu được cả Gly và Ala. Cho các phát biểu sau:
(1) Thành phần phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X có giá trị
53,06%.
(2) Tỉ lệ số phân tử Ala và Gly trong Z là 2 : 3.
(3) Giá trị của m là 41,4 gam.
(4) Tổng số nguyên tử C trong Y và Z là 22.
Số phát biểu đúng là
A. 2.

B. 4.

C. 3.


D. 1.

Hướng dẫn
Quy đổi hỗn hợp X thành C 2H3ON (a mol), CH 2 (b mol) và H 2O (c mol).
22


Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì được hỗn hợp quy đổi gồm
C2H4ONNa (a mol) và CH2 (b mol). Xét quá trình đốt cháy hỗn hợp muối ta
có hệ sau:
97n NH CH COONa + 14n CH − (57n C H ON + 14n CH + 18n H O ) = ∆ m
2
2
2
2 3
2
2


44n CO 2 + 18n H 2O = m bình Z
 BT: N

 → n C2 H3ON = 2n N 2
40a − 18c = 15,8
a = 0, 44


→ 102a + 62b = 56, 04 ⇒ b = 0,18
a = 0, 44
c = 0,1




- Ta có: n Ala = n CH 2 = 0,18 mol ⇒ n Gly = 2n N 2 − n Ala = 0, 26 mol
- Xét hỗn hợp X ta có :
 n Y + n Z = n H 2O
 n Y + n Z = 0,1
n Y = 0, 06 mol
→
⇒

4n Y + 5n Z = 0, 44 n Z = 0, 04 mol
4n Y + 5n Z = 2n N 2
Y và Z lần lượt là (Gly)x (Ala)4− x và (Gly)y (Ala)5−y (ví i x < 4 vµ y <5) .
BT:Gly


→ n Y .x + n Z .y = n Gly → 0, 06x + 0, 04y = 0, 26 ⇒ x = 3 ; y = 2
Vậy Y là (Gly)3Ala ; Z là (Gly) 2(Ala)3.
(1) Đúng.
(2) Sai, Tỉ lệ số phân tử Ala và Gly trong Z là 3 : 2.
(3) Sai, Giá trị của m là 29,4 gam.
(4) Đúng.
Ví dụ 5: Cho X, Y, Z là ba peptit đều mạch hở và M X > MY > MZ. Đốt cháy
hoàn toàn a mol mỗi peptit X, Y hoặc Z đều thu được số mol CO 2 nhiều hơn số
mol H2O là a mol. Mặt khác, nếu đun nóng 69,8 gam hỗn hợp E (chứa X, Y và
0,16 mol Z, số mol của X nhỏ hơn số mol của Y) với dung dịch NaOH vừa đủ,
thu được dung dịch chỉ chứa 2 muối của alanin và valin có tổng khối lượng
101,04 gam. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần nhất với giá
trị nào sau đây?

A. 10%.

B. 95%.

C. 54%.

D. 12%.

Hướng dẫn
X, Y, Z được tạo ra từ Ala và Val đều là amino axit đơn, no, mạch hở.
Khi đốt cháy thì: nX = nY = nZ = n N 2 − (n CO 2 − n H 2O ) ⇒ n N 2 = 0,32
23


⇒ n N : n peptit = 0, 64 : 0,16 = 4 :1 ⇒ X, Y, Z đều là tetrapeptit.

Khi cho E tác dụng với NaOH thì: nNaOH = 4(nX + nY + nZ) = nAla + nVal và n H 2O =
nX + nY + nZ
BTKL
→ mE + mNaOH = mmuối + m H 2O ⇒ nX + nY + nZ = 0,22 ⇒ nX + nY = 0,06

Ta có: 111nAla + 139nVal = 101,04 ⇒ nAla = 0,76; nVal = 0,12 mol.
Vì nVal < nE ⇒ Val khơng có ở tất cả 3 peptit ⇒ Z khơng có Val.
Có: nVal = 2(nX + nY) ⇒ Số mắt xích Val trung bình trong X và Y là 2.
Vì MX > MY ⇒ số mắt xích Val trong X lớn hơn
+ X có 3 Val, Y có 1 Val ⇒ nX = 0,03 = nY (loại) vì nX < nY
+ X có 4 Val, Y có 1 Val ⇒ nX = 0,02 mol; nY = 0,04 mol (thoả)
⇒ %mX = 11,86%.
Ví dụ 6: Hỗn hợp M gồm 3 peptit X, Y, Z (đều mạch hở) có tỉ lệ mol tương ứng
là 4 : 3 : 2, có tổng số liên kết peptit trong 3 phân tử X, Y, Z bằng 12. Thủy phân

hoàn toàn 78,10 gam M thu được 0,40 mol A 1, 0,22 mol A2 và 0,32 mol A3. Biết
A1, A2, A3 đều có dạng NH2-CnH2n-COOH. Mặt khác, cho x gam M tác dụng vừa
đủ với dung dịch NaOH thu được y gam muối. Đốt cháy hoàn toàn y gam muối
này cần 32,816 lít O2 (đktc). Giá trị của y gần nhất với
A. 56,18.

B. 37,45.

C. 17,72.

D. 47,95.

Hướng dẫn

n A1 : n A2 : n A3 = 21:11:16
4X + 3Y + 2Z → ( A1 ) 20 ( A 2 ) 11 ( A 3 ) 16  + 8H 2O
k

Số nhóm –CO-NH- của X + Y + Z = 12
→ Số nhóm –CO-NH- của 4X + 3Y + 2Z đạt nhỏ nhất là 27 và lớn nhất là 45

→ 27 + 8 ≤ 47k − 1 ≤ 45 + 8
→ k ≤ 1,15 → k = 1 là nghiệm duy nhất.

24


n ( A1 )

20


( A 2 ) 11 ( A3 ) 16

= 0, 02

4X + 3Y + 2Z → ( A1 ) 20 ( A 2 ) 11 ( A 3 ) 16 + 8H 2O
0, 08 0, 06 0, 04
→ n M = 0,18

0, 02

0,16

Quy đổi M thành C2H3ON 0,4 + 0,22 + 0,32 = 0,94 (mol)
CH2

a (mol)

H2O

0,18 (mol)

n M = 78,10 → a = 1,52 (mol)
mm = 0,94.57 + 14a + 0,94.40 = 112,46 (gam)
n O2 = 0,94.2, 25 + 1,5a = 4,395 (mol)

Tỷ lệ: Đốt 112,46 gam muối cần 4,395 mol O2
Vậy

đốt y


gam muối cần 1,465 mol O2

→ y = 112, 46.1, 465 / 4,395 = 37, 49 (gam)
3. HIỆU QUẢ MANG LẠI
Với nội dung phương pháp như đã trình bày ở trên, tơi đã áp dụng giảng
dạy cho các lớp 12A1 thu được kết quả rất khả quan.
Qua khảo sát lớp 12A1 bằng 10 câu trắc nghiệm liên quan đến dạng bài tập
này, học sinh làm rất tốt.
Trích đề thi kiểm tra trắc nghiệm khách quan bằng 2 đề có cấu trúc tương
tự
Câu 1: Thủy phân hoàn toàn 60 gam hỗn hợp hai đipeptit thu được 63,6 gam
hỗn hợp X gồm các amino axit no mạch hở, phân tử có 1 nhóm –NH 2 và 1 nhóm
-COOH. Nếu lấy 1/10 hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được m
gam muối. Giá trị của m là:
A. 7,82.

B. 8,72.

C. 7,09.

D.16,3.

25


Câu 2: X là một hexapeptit cấu tạo từ một amino axit Y có cơng thức H 2NCnH2n-COOH. Y có tổng % khối lượng oxi và nitơ là 61,33%. Thủy phân hết m
gam X trong môi trường axit thu được 30,3 gam pentapeptit, 19,8 gam đieptit và
37,5 gam Y. Giá trị của m là:
A. 69 gam.


B. 84 gam.

C. 100 gam.

D.78 gam.

Câu 3: X là một tetrapeptit cấu tạo từ một amino axit A no, mạch hở có 1
nhóm –COOH; 1 nhóm –NH2. Trong A, nitơ chiếm 15,73% về khối lượng. Thủy
phân m gam X trong môi trường axit thu được 41,58 gam tripeptit ; 25,6 gam
đipeptit và 92,56 gam A. Giá trị của m là :
A. 149 gam.

B. 161 gam.

C. 143,45 gam.

D. 159 gam.

Câu 4: X là tetrapeptit Ala-Gly-Val-Ala, Y là tripeptit Val-Gly-Val. Đun nóng m
gam hỗn hợp X và Y có tỉ lệ số mol n X : nY = 1 : 3 với 780 ml dung dịch NaOH
1M vừa đủ, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch
thu được 94,98 gam muối. m có giá trị là
A. 68,1 gam.

B. 64,86 gam.

C. 77,04 gam.

D. 65,13 gam.


Câu 5: X và Y lần lượt là các tripeptit và tetrapeptit được tạo thành từ cùng
một amino axit no mạch hở, có một nhóm –COOH và một nhóm –NH 2. Đốt
cháy hồn tồn 0,1 mol Y thu được sản phẩm gồm CO 2, H2O, N2, trong đó
tổng khối lượng của CO 2 và H2O là 47,8 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol
X cần bao nhiêu mol O2?
A. 2,8 mol.

B. 2,025 mol.

C. 3,375 mol.

D. 1,875 mol.

Câu 6: Thủy phân 14 gam một polipeptit X với hiệu suất đạt 80%,thi thu được
14,04 gam một α - amino axit Y. Xác định Công thức cấu tạo của Y?
A. H2N(CH2)2COOH.

B. H2NCH(CH3)COOH.

C. H2NCH2COOH

D. H2NCH(C2H5)COOH

26


×