Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

tiểu luận xây dượng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.83 KB, 22 trang )

PHỤ LỤC
MỤC

TÊN MỤC

1

Lý do chọn chủ đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm giúp trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi hoạt động tích cực

1.1

Yêu cầu cấp thiết việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm ở các trường mầm non ở nước ta.
Yêu cầu thực tiễn về việc nâng cao chất lượng xây dựng môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường Mầm Non Yên Đức

1.2

TRANG
1
1
2

2

Những vấn đề cơ bản của việc tổ chức xây dựng môi trường giáo dục
lấy trẻ làm trung tâmgiúp trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi hoạt động tích cực

3


2.1

Khái niệm chungcủa việc tổ chức xây dựng môi trường giáo dục lấy
trẻ làm trung tâmgiúp trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi hoạt động tích cực

4

2.2

Quy trình, u cầu thực hiện môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm cho trẻ 5 -6 tuổi hoạt động tích cực

5

Thực trạng liên quan

6

3
3.1

Giới thiệu khái quát về nhà trường, lớp mẫu giáo 5 tuổi Trường
Mầm non Yên Đức

6- 8

3.2

Thực trạng việc thực hiện môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm


9

4

Những việc đã làm để thực hiện tốt việc tổ chức xây dưng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

12

4.1

Biện pháp1:Bố trí sắp xếp các góc hoạt động trong và ngoài lớp phù
hợp, tiện lợi, đa dạng, phong phú.

13

4.2

Biện pháp 2: Trang trí theo hướng mở linh hoạt

13-15

4.3

Biện pháp 3: Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, học liệu đa dạng hấp dẫn
tận dụng phế liệu, vật liệu từ thiên nhiên và có sẵn ở địa phương.

16-17

4.4


Biện pháp 4: Tạo cơ hội, khuyến khích trẻ có thể sử dụng nguyên
vật liệu, học liệu các góc chơi theo nhiều cách sáng tạo khác nhau.

18

4.5

Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh.

5
5.1
5.2

Kết luận
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo

19-20
21
21
21

22

1.Lý do chọn chủ đề xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
giúp trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi hoạt động tích cực
1.1. Yêu cầu cấp thiết việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở
các trường mầm non ở nước ta.

1


Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu
trách nhiệm chăm sóc, giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Mục tiêu của ngành học là
hìnhthành cho trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ
nghĩa, tạo những tiền đề cần thiết để chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông.
Muốn vậy, người làm công tác ở bậc học mầm non phải biết tổ chức môi trường
cho trẻ hoạt động phù hợp tâm, sinh lý lứa tuổi giúp trẻ phát triển toàn diện về các
mặt: thể chất, tình cảm, nhận thức, ngơn ngữ và thẩm mỹ.
Ở các trường phổ thông, môi trường lớp học là bàn, ghế, phấn, bảng, dụng cụ
học tập, thầy cô, bè bạn với khơng khí lớp học trang nghiêm và mối quan hệ rạch
rịi giữa học sinh và thầy cơ giáo. Riêng môi trường lớp học ở trường mầm non với
các mảng tường, các góc chơi, đồ chơi được sắp xếp, trang trí nổi bật nhằm thu hút
sự chú ý của trẻ cùng với khơng khí lớp học vui tươi, chan hịa, gần gũi giữa cơ và
trẻ. Đơn giản là thế nhưng việc thực hiện khơng hồn tồn dễ dàng. Bởi môi trường
giáo dục trong trường mầm non phải tạo cơ hội cho trẻ tìm tịi, khám phá, phát hiện
nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân
hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được
hình thành. Mơi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ vừa có
tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong suốt quá trình
thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Đặc biệt, từ khi Bộ Giáo dục và Đào
tạo triển khai Chương trình Giáo dục mầm non mới, thì vấn đề xây dựng mơi
trường giáo dục cho trẻ mầm non được đặt ra ngày càng cấp thiết hơn. Bởi mơi
trường giáo dục được ví như người giáo viên thứ hai tổ chức và hướng dẫn trẻ
chơi, trẻ hoạt động để nhận thức và phát triển.
Trong thực tế hiện nay, đa số giáo viên đã biết cách xây dựng môi trường
giáo dục cho trẻ hoạt động, trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục do cơ
tổ chức. Tuy nhiên, vẫn cịn một số hạn chế: môi trường cho trẻ hoạt động chưa
phong phú, cịn mang tính áp đặt, cách bố trí các góc hoạt động chưa linh hoạt,

chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các góc, các mảng tường, đồ dùng đồ chơi …
1.2. Yêu cầu thực tiễn về việc nâng cao chất lượng xây dựng môi trường giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường Mầm Non Yên Đức
Trẻ lứa tuổi mầm non việc học của trẻ được thơng qua hình thức “học mà chơi,
chơi mà học” trẻ có mong muốn tự nhiên là được cảm nhận và khám phá 1 cách
tích cực về thế giới. Q trình khám phá và học hỏi của trẻ diễn ra thông qua nhiều
hoạt động trong đó hoạt động vui chơi có ý nghĩa rất quan trọng. Vui chơi không
chỉ là hoạt động giúp trẻ giải trí, thư giản mà cịn giúp trẻ cảm nhận và khám phá
2


thế giới xung quanh 1 cách tự nhiên, thuận lợi nhanh chóng. Tất cả các trị chơi
đều có tiềm năng và hỗ trợ cho việc học của trẻ.Đối với trẻ mầm non thì mơi
trường hoạt động có vai trị quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ hoạt
động thường xuyên với môi trường giúp trẻ phát triển tư duy, trí tưởng tượng, ngơn
ngữ, tâm lí cũng như đời sống tình cảm mà thơng qua trị chơi những phẩm chất ý
chí cũng được hình thành như: tính mục đích, tính kỉ luật, tính dũng cảm.
Ở mỗi giai đoạn sự phát triển của trẻ đều có những đặc điểm tâm lí khác
nhau cha mẹ và cơ giáo cần hiểu rõ được đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ để có
những phương pháp giáo dục phù hợp để định hướng và giúp trẻ phát triển đúng
từng giai đoạn.Trẻ ở độ tuổi Mẫu giáo thích khám phá những điều mới lạ và hay tò
mò.Trong giai đoạn này trẻ rất muốn khám phá thế giới xung quanh, tò mò và liên
tục thắc mắc đặt nhiều câu hỏi với cha mẹ với cơ giáo.Trẻ giao tiếp và rất thích bắt
chước tập làm nguời lớn, trẻ thích được tự lập.Vì vậy việc xây dựng môi trường
lấy trẻ làm trung tâm là vô cùng quan trọng và đã được nhà trường chỉ đạo về các
lớp ở các điểm trường để cùng thực hiện. Tuy nhiên trong q trình triển khai thực
hiện vẫn cịn khó khăn và hạn chế như: Kinh phí,địa hình và việc tạo mơi trường
đang cịn do bàn tay cơ giáo là chủ yếu; trẻ tham gia đang cịn ít, các góc , mảng
trang trí chưa mang tính mở; đồ dùng đồ chơi chủ yếu là mua sẵn, nguyên vật liệu,
học liệu chưa đa dạng phong phú; trẻ hoạt động máy móc, rập khuôn, nhàm

chán……Phụ huynh chưa quan tâm chưa nhận thức được tầm quan trọng của môi
trường giáo dục đối với sự phát triển của trẻ.
Nhận thức được tầm quan trọng môi trường đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã
mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm giúp trẻ lớp mẫu giáo 5 -6 tuổi hoạt động tích cực” làm tiểu
luận cho năm học này.
2. Những vấn đề cơ bản của việc tổ chức xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm cho trẻ 5 – 6 tuổi hoạt động tích cực
2.1. Khái niệm chung của việc tổ chức xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm cho trẻ 5 -6 tuổi hoạt động tích cực
Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (LTLTT) được triển khai rộng rãi
trong giáo dục (GD) nói chung và GDMN nói riêng, bắt đầu từ các nghiên cứu của
các nhà tâm lí học, giáo dục học Liên Xô (cũ). Đến nay, giáo dục LTLTT trở thành
quan điểm cơ bản trong xây dựng và thực hiện, đánh giá việc thực hiện Chương
trình GDMN của các nhà quản lí giáo dục, cũng như định hướng cho giáo viên
mầm non (GVMN) trong xây dựng kế hoạch giáo dục, tổ chức môi trường giáo
3


dục, tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non (MN). Thực tiễn
các nước có nền GDMN tiên tiến cho thấy: khi áp dụng quan điểm giáo dục LTLTT
một cách hiệu quả sẽ dẫn đến kết quả phát triển toàn diện của trẻ em và chất lượng
GDMN
Sự trợ giúp của giáo viên hay các bạn đồng lứa được gọi là “bắc giàn”. Để
bắc giàn tốt, giáo viên cần có sự quan sát sắc sảo để lập kế hoạch giảng dạy và
khích lệ sự nỗ lực của trẻ cũng như ghép cặp để trẻ học hỏi lẫn nhau
* Vai trị
Quản lí hiệu quả và phát huy cao nhất vai xây dựng môi trường giáo dục cho
trẻ hoạt động trong lớp cũng như ngồi lớp có ý nghĩa quan trọng trong công tác
giảng dạy của cô giáo và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường. Hoạt

động của các tổ chuyên môn ở Trường Mầm non Yên Đức trong nhiều năm qua đã
có những đóng góp to lớn trong việc dạy học và giáo dục ở nhà trường với các hoạt
động thăm lớp dự giờ, dạy thể nghiệm, thao giảng, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng,... đã
làm cho đội ngũ giáo viên của nhà trường có nhiều tiến bộ trong công tác giảng
dạy và giáo dục giúp đỡ lẫn nhau để trưởng thành về chuyên môn. Tổ chuyên môn
là nơi trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của nhà trường trong đó trọng tâm
là hoạt động giáo dục và dạy học.
* Ý nghĩa
Tổ chức xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung
tâm là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục
mầm non một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù
hợp với từng cá nhân trẻ, đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Thực hiện điều trên
đã góp phần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ trong nhà trường,
nâng cao kết quả dạy học cho giáo viên và phù hợp với trẻ tuổi mầm non theo yêu
cầu phát triển của ngành học Mầm non. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, Chúng
khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hồn cảnh gia đình, văn hóa và tâm
lý, vì thế mà mỗi trẻ có nhu cầu, hứng thú, cách học và cách tiếp thu khác nhau
nhưng chúng đều có thể thành cơng. Ở lứa tuổi mầm non, hoạt động chủ đạo của
trẻ “Chơi mà học, học mà chơi” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú mà trẻ
lĩnh hội kiến thức trong cuộc sống xung quanh trẻ nhờ có sự can thiệp, hỗ trợ của
nhà giáo dục.
Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự
nhiên, xã hội cần thiết, trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục, hiệu
quả của những hoạt động này nhằm góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ
4


chăm sóc giáo dục trẻ.
* Tác dụng
Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm

thực hiện chương trình, kế hoạch ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt
động giáo dục khác; Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh
giá chất lượng, hiệu quả cơng tác ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử
dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo
kế hoạch của nhà trường, nhà trẻ; Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non; Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên.
Như vậy tổ khối chun mơn đóng vai trị và có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc
triển khai, thực hiện các nhiệm vụ để xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hoạt động tích cực trong nhà trường. Có thể khẳng định
nếu hoạt động sinh hoạt của tổ khối chun mơn tốt, có chất lượng, thực hiện đầy
đủ các nhiệm vụ như Điều lệ Trường Mầm non đã qui định sẽ góp phần tích cực,
quyết định rất lớn đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ, đáp ứng
được những yêu cầu của quá trình đổi mới giáo dục mầm non hiện nay.
2.2. Quy trình, yêu cầu thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm trẻ Mẫu giáo 5 -6 tuổi hoạt động tích cực
Tận dụng được các thành tựu mới nhất của khoa học giáo dục, những kinh
nghiệm giáo dục tiên tiến của thế giới và Việt Nam trong việc đào tạo bồi dưỡng.
Xây dựng tập thể giáo viên đoànkết, có tinh thần trách nhiệm u nghề mến trẻ,
hếtlịng vì học sinh thân yêu. Dần dần hình thành đội ngũ cốt cán của Nhà trường
về mọi mặt như: Giáo viên bộ môn giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên làm
cơng tác đồn thể, kiêm nhiệm giỏi
Thu hút giáo viên tham gia vào các hình thức hoạt động bồi dưỡng đào tạo
khác nhau (Bồi dưỡng thường xuyên, chuẩn hoá, từ xa, tại chỗ …) chú ý nhu cầu
bồi dưỡng của từng giáo viên. Mỗi giáo viên tuỳ theo nhiệm vụ mà có những nhu
cầu khác nhau, Nhà trường cần quan tâm đáp ứng đúng theo các yêu cầu ấy thì
việc bồi dưỡng mới có hiệu quả.
Nhu cầu đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là công việc rất cấp bách trước
yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế. Trong quá trình đổi mới nội dung và
phương pháp đào tạo bồi dưỡng giáo viên các cấp, một số nguyên tắc đã được đúc
kết và coi như là vận dụng nguyên lý giáo dục của Đảng, Nhà nước trong Nhà

trường. Những nguyên tắc đó là:
5


- Nguntắcđảmbảosựthốngnhấtgiữabồidưỡngtưtưởngchínhtrị,đạođứcvới
chun mơn nghiệp vụ và các nhiệm vụ đặt ra từ thực tiễn.
- Trong thời đại của nền văn minh tri thức hoạt động đào tạo bồi dưỡng tư
tưởng không bao giờ kết thúc. Mỗi giáo viên cần phải xác định được rằng chúng
ta là những người học tập thường xun và suốt đời. Ở từng vị trí cơng tác khác
nhau đều phải đối mặt với những yêu cầu cơng việc ngày càng cao, chính vì thế
mà cần phải thực hiện công tác này thường xuyên, liên tục để đáp ứng yêu cầu
đổimới.
- Mỗi trường đều phải thiết kế chương trình bồi dưỡng riêng phù hợp với
thực tế trường mình bởi vì khơng có bất kỳ chương tình đào tạo bồi dưỡng chung
nào là thật sự hoànhảo. Cần phải tạo điều kiện tốt và khuyến khích tồn thể cán bộ
– giáo viên – côngnhân viên của trường tham gia bồi dưỡng. Tận dung mọi hình
thức bồi dưỡng tại chỗ bởi vì đó là hình thức bồi dưỡng tiện lợi, ít tốn kém và dễ
thành công hơn khi gởi cán bộ đi nơi khác bồidưỡng.
Nhà trường cần phân tích nhu cầu và các mối quan tâm của giáo viên để
đưa ra nội dung và cách thức đào tạo bồi dưỡng phù hợp (Đội ngũ giáo viên đa
dạng về tuổi tác, hiểu biết về kinh nghiệm, nhu cầu và hứng thú học tập).
Công tác đào tạo bồi dưỡng nên triển khai thường xuyên liên tục và phải
thiết thực để đem lại sự cải thiện cụ thể, thường xuyên trong hoạt động dạy và học
của Nhà trường.
Sử dụng tất cả các nguồn lực có sẵn trong Nhà trường và các nguồn lực
bên ngồi như có thể kết hợp với các trường khác để thực hiện chương trình đào
tạo bồi dưỡng và chia sẽ nguồn lực với đơn vị. Bồi dưỡng giáo viên giúp Nhà
trường đổi mới, ln đổi mới và có thể đối mặt vớinhững thách thức mới.
3. Thực trạng liên quan
3.1. Giới thiệu khái quát về điều kiện cơ sở vật chất của trường mầm non yên

đức phục vụ cho việc tổ chức môi trường giáo duc lấy trẻ làm trung tâm
- Nhà Trường đã đầu tư cơ sở hạ tầng kiên cố và Đã có các đồ dùng đồ chơi phục
vụ cho các cháu hoạt động ngoài trời như sau.
+ Bể cát với nước
+ xây sân bóng đá lót cỏ nhân tạo
+ sân chơi có mái tơn
+ Các đồ chơi ngoài trời
* Một số đặc điểm trẻ mẫu giáo lớp 5 tuổi trường mầm non yên đức
6


+ Lớp được trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị, phần mềm spark, đồ chơi
thông minh, đồ chơi các loại, đàn, ti vi, đầu đĩa…để phục vụ cho các hoạt động.
- Trẻ được chơi các trò chơi thơng mình
+ Đồ chơi tự tạo
+ Trẻ được khám phá góc thiên nhiên
* Điểm mạnh
- Xây dựng mơi trường cho trẻ hoạt động: là xây dựng một mơi trường an
tồn, thân thiện, ấm cúng, trình bày đẹp mắt, thu hút, giúp trẻ chủ động tham gia
vào các hoạt động, có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực. Mơi
trường đó gồm hai bộ phận: mơi trường vật chất và môi trường tinh thần, chúng
không thể tách rời và liên quan chặt chẽ bổ sung lẫn nhau.
+ Môi trường vật chất: là toàn bộ phương tiện vật chất ở trong lớp và ngoài
trời liên quan đến đến diện tích, ánh sáng, tiếng ồn, cách bố trí sắp xếp…
+ Mơi trường tinh thần: là tồn bộ các mối quan hệ giúp trẻ hình thành và
phát triển nhân cách: giao tiếp giữa trẻ với người lớn (giáo viên, phụ huynh), giữa
trẻ với nhau và giữa người lớn với nhau.
* Điểm Yếu.
Do mỗi trẻ em đều có hứng thú và cách học và tốc độ học tập khác nhau và
đều có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở

rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện.Mỗi nhà trường cũng cần
phải xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ được trải nghiệm. Môi
trường giáo dục trong trường mầm non là rất quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến
hạt động chăm sóc và giáo dục trẻ. Hiệu quả của việc tao mơi trường nhằm góp
phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
Trên cơ sở đó tơi đã căn cứ vào hướng dẫn của Phịng GD & ĐT Thị Xã Đơng
Triều cùng với sự chỉ đạo của BGH nhà trường mầm non Yên Đức về thực hiện “
Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 – 6 tuổi hoạt động
tích cực”. Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, vào khả năng nhu cầu học
tập và kinh nghiệm sống của trẻ đáp ứng được chương trinh giáo dục mầm non. Từ
đó tơi lên kế hoạch về xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm để trẻ hoạt động
tích cực
* Thuận lợi:
Lớp mẫu giáo 5 tuổi A2 trường mầm non Yên Đức, với tổng số trẻ là 30
cháu. Đa số trẻ của lớp nhanh nhẹn, có sức khoẻ tốt để tham gia vào các hoạt động
của lứa tuổi.
7


Lớp được trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị, phần mềm spark, đồ
chơi thông minh, đồ chơi các loại, đàn, ti vi, đầu đĩa…để phục vụ cho các hoạt
động.
Các giáo viên của lớp nhiệt tình, trình độ chuyên môn trên chuẩn.
Ban giám hiệu nhà trường luôn đi sâu đi sát, tạo điều kiện thuận lợi cho
chúng tôi có đủ phương tiện để chăm sóc và dạy trẻ và mở các lớp bồi dưỡng công
nghệ thông tin cho chúng tôi, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ…Nhà trường
đã tổ chức cho cán bộ giáo viên tham dự đầy đủ các lớp tập huấn do Phòng giáo
dục và đào tạo Đông Triều tổ chức. Trường cũng đã tổ chức các buổi tập huấn, bồi
dưỡng chuyên môn tại trường về các lĩnh vực phát triển thông qua chuyên đề.
Giáo viên chủ nhiệm lớp đạt trình độ trên chuẩn, tâm huyết với nghề, yêu

nghề mến trẻ, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt.
Giáo viên là người địa phương nên có nhiều thuận lợi trong cơng tác chăm sóc giáo
dục trẻ.
* Khó khăn, hạn chế:
Giáo viên tổ chức các giờ hoạt động chung cịn gị bó, chưa sáng tạo, chưa
gây được hứng thú cho trẻ, chưa biết cách lấy trẻ làm trung tâm trong các giờ học.
Nhất là hệ thống câu hỏi chưa thực sự là những câu hỏi mở.
Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương thức dạy học.
Công tác phối kết hợp của giáo viên với cha mẹ học sinh trong việc cho trẻ
tự học, tìm tịi trải nghiệm, trao đổi còn chưa cao.
Trẻ trong cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu không đồng đều.
* Đối với môi trường trong lớp học:
+ Sắp xếp phân mảng các góc chơi và học chưa phù hợp
+ Lựa chọn nguyên liệu để trang trí màu sắc cịn lịe loẹt, rườm rà.
+ Bài tập cho trẻ hoạt động ở các góc cịn sơ sài, chưa phong phú về nộidung và
hình thức.
+ Cách trang trí cịn mang nặng tính hình thức, chưa có tính thực tế nênkhơng phát
huy được tính tích cực của trẻ.
* Đối với mơi trường ngồi lớp học:
+ Một số giáo viên chưa tâm huyết nhiệt tình trong việc phối kết hợp nhà
trường trong việc tạo mơi trường bên ngồi lớp học cho trẻ hoạt động.
+ Một sốgiáo viên chưa dành thời gian hợp lí cho các hoạt động của trẻ,
chưa đi sâu nghiên cứu tìm ra cách trang trí, xây dựng môi trường giáo dục trẻ
theo hướng mở nên hiệu quả hoạt động của trẻ chưa cao.
8


+ Một số giáo viên còn chưa thường xuyên cho trẻ ra hoạt động, vui chơi
ngồi trời vì thiếu kỹ năng bao quát trẻ.
+ Nhiều trẻ còn hiếu động khi ra sân hoạt động h cực sáng tạo, còn dựa vào sự can

thiệp của giáo viên.
3.2.Thực trạng hoạt động đổi mới xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm
Để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục trẻ của trường Mầm Non Yên Đức cần
vận dụng hiệu quả quan điểm giáo dục Lấy trẻ làm trung tâm trong tổ chức hoạt
động học cho trẻ mẫu giáo, đặc biệt, trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Để có thể khuyến nghị
các biện pháp vận dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách hiệu
quả, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tổng quan các quan điểm khác nhau về giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm trong dạy học cho trẻ mẫu giáo qua các nghiên cứu trong
và ngoài nước.
Mơi trường là yếu tố góp phần tích cực trong hoạt động nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện cho trẻ. Trong lớp học không thể thiếu những mảng trang trí,
những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lơi cuốn trẻ thì giáo viên cần tạo
một mơi trường lớp học với những màu sắc sinh động, đồ dùng đa dạng bắt
mắt….Mơi trường có khơng gian, cách sắp xếp phù hợp, thuận tiện, gần gũi quen
thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa
phương, ln thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ.
Các góc chính được duy trì thường xuyên. Vì vậy chúng ta cần bố trí, sắp xếp
các góc phải rất linh hoạt để có thể di chuyển tạo khơng gian cho trẻ hoạt động.
Môi trường trong trường mầm non bao gồm các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi,
không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của trẻ.
Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để thỏa mãn nhu cầu hoạt động
và phát triển tồn diện về mặt thể chất, trí tuệ, thẩm mĩ, đạo đức, xã hội, thỏa mãn
nhu cầu nhận thức mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng
tạo.
Các nhà giáo dục đều thừa nhận 1 điều rằng cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục
trẻ mầm non đó là xây dựng mơi trường lấy trẻ làm trung tâm để thúc đẩy sự phát
triển tính chủ động khả năng tư duy cho trẻ.Các cách tiếp cận tốt thường thể hiện
tính hợp lí cao và kết nối việc học và đời sống của trẻ.Mỗi đứa trẻ là 1 cá thể riêng
biệt chúng khác nhau về thể chất, tâm lí, tình cảm, xã hội, trí tuệ và hồn cảnh gia

đình.
3.2.1. Một số kết quả đạt được trong thơi gian gần đây
9


Qua việc nghiên cứu 1 số biện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
giúp trẻ 5 – 6 tuổi hoạt động tích cựctrên thì tơi khảo sát thực trạng của trẻ trong
lớp đầu năm được kết quả
+ Trẻ chưa thực sự hứng thú trong các hoạt động , trẻ cịn chưa tập trung chú ý, đơi
khi cịn thiếu sự tạp trung dẫn đến khơng hiểu bài.
+ Trẻ chưa biết các làm với các nguyên vật liệu mở, cũng như đồ dùng đồ chơi
thông minh.
3.2.2 Một số tồn tại làm ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, giáo dục.
Qua kết quả của việc điều tra khảo sát và đánh giá các vấn đề trên địi hỏi tơi phải
tìm ra một số giải pháp thật hiệu quả để khắc phục và tiến tới loại trừ triệt để các
tình trạng trên.
- Trẻ tham gia tích cực vào các hoạt dộng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ
làm trung tâmchưa caotỉ lệ 20/30 đạt 67%
- Kĩ năng sử dụng các học liệu, nguyên vật liệu sẵn có từ thiên nhiên của trẻcòn
chưa dược khéo léo
- Mức độ hứng thú của trẻ còn chưa cao, trẻ chưa tập trung vào hoạt động
3.2.3. Nguyên nhân và các yếu tố tác động:
* Nguyên nhân chủ quan:
Nhà trường đặc biệt là chuyên môn và tổ khối luôn đề cao việc giảng dạy “Lấy trẻ
làm trung tâm” đây chính là nịng cốt của việc dạy và học dựa trên nhu cầu và năng
lực của trẻ.
Trẻ cùng độ tuổi, luôn đi học đều.
Trẻ mầm non rất thích được nghe và làm những cái mới, thích được tìm hiểu, sáng
tạo dựa trên những điều đã hiểu biết, nên khi đưa trẻ vào các bài giảng hay các hoạt
động khác như hoạt động góc mà giáo viên nắm được kỹ năng, phương thức học

“Lấy trẻ làm trung tâm” thì sự phát triển tư duy của trẻ mang lại càng cao.
Về phía phụ huynh phối kết hợp với nhà trường trong quá trình giúp đỡ trẻ
học tốt, và đa số phụ huynh đã thừa nhận cách cho trẻ học theo hướng “Lấy trẻ làm
trung tâm” là cách học tốt nhất ưu việt nhất hiện nay.
*Nguyên nhân khách quan:
Giáo viên chưa linh hoạt trong cách tổ chức dạy học lấy trẻ làm trung tâm và
sử dụng các biện pháp, thủ thuật giúp trẻ phát huy tối ưu khả năng nhận thức của
trẻ.
Cơ sở vật chất nói chung cịn thiếu, một số giáo viên cịn hạn chế về cơng
nghệ thơng tin, chưa mạnh dạn cho trẻ tự thảo luận khám phá, đôi khi giáo viên
10


cịn ơm đồm q nhiều đồ dùng vào trong tiết dạy nhưng chưa khai thác sử dụng
triệt để vì cơ cịn làm nhiều và nói nhiều chưa thực sự lấy trẻ làm trung tâm nên
chưa mang lại hiệu quả cao trong giờ học, chưa sáng tạo trong cách tổ chức tiết
học.
Như vậy đây là một kết quả tương đối thấp so với độ tuổi 5-6 tuổi.
Từ thực tế khảo sát tôi thấy cần thiết phải xây dựng, thiết kế các phương
pháp, biện pháp thủ thuật theo mục đích “Lấy trẻ làm trung tâm” là rất cần thiết.
Làm thế nào để trẻ lớp tơi ln mạnh dạn, tự tin thích giao tiếp nói lên những điều
mình nghĩ, mình biết và giúp trẻ hứng thú,tích cực hơn khi tham gia các hoạt động.
Đồng thời biết vận dụng những kiến thức kĩ năng đã nắm bắt được vào thực tế
cuộc sống…Muốn vậy giáo viên phải lựa chọn những phương pháp và hình thức tổ
chức như thế nào nhằm thu hút lôi cuốn trẻ? Thay đổi hình thức tổ chức như thế
nào cho trẻ khơng nhàm chán?Để trẻ có hứng thú khơng bị nhàm chán trong các
tiết học, thay đổi cách truyền đạt, cách đầu tư chuẩn bị đồ dùng, cách sử dụng đồ
dùng, đồ chơi như thế nào cho hiệu quả.Nghiên cứu các đề tài mới mẻ tạo hứng thú
cho trẻ ở tất cả các hoạt động trong một ngày ở trường mầm non của trẻ. Trước đây
trẻ chưa làm được thì cơ làm thay nhưng khi đã lấy trẻ làm trung tâm thì cơ giáo

chỉ giữ vai trị gợi mở, cơ sẽ cho trẻ hoạt động, thảo luận theo nhóm, lắng nghe q
trình thuyết trình của các nhóm để hổ trợ cho sự thiếu hụt mà đội mình chưa tìm ra.
Lấy trẻ làm trung tâm thì mỗi giáo viên cần phải có vốn kiến thức sâu về
điều đó, có sáng tạo, linh hoạt trong cách tổ chức và áp dụng được những thủ thuật
tạo ra nguồn cảm hứng cho trẻ, kích thích tối đa tư duy của trẻ trong suốt quá trình
hoạt động, có thể trong một tiết học nhưng q trình hoạt động của trẻ lại mang lại
những kết quả nhận thức khác nhau cách lĩnh hội kiến thức khác nhau.
Không những nhà giáo dục mà hơn ai hết chính cha mẹ học sinh đều mong
muốn trẻ hình thành và phát triển nhân cách sớm, đặc biệt là có thói quen tốt và
hành vi có đạo đức tốt để hình thành nhân cách cho trẻ sau này.
Qua kết quả của việc điều tra khảo sát và đánh giá các vấn đề trên địi hỏi tơi
phải tìm ra một số giải pháp thật hiệu quả để khắc phục và tiến tới loại trừ triệt để
các tình trạng trên.
Từ những việc khảo sát tình hình thực tế ở lớp cũng như việc tiến hành để
xây dựng 1 môi trường lấy trẻ làm trung tâm cho hoàn hảo về vật chất lẫn thẩm mĩ
tại Trường Mầm Non n Đức thì bản thân tơi đưa ra 1 số biện pháp như sau:
4. Những biện pháp sẽ làm để thực hiện tôt hơn trong môi trường giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 -6 tuổi hoạt động tích cực
11


4.1. Biện pháp 1: Bố trí sắp xếp các góc hoạt dộng trong và ngoài lớp phù hợp,
tiện lợi, đa dạng, phong phú.
Hoạt động các góc là một hình thức hoạt động đặc biệt trong đời sống của
trẻ mầm non, đó là nơi trẻ thỏa mãn sở thích nhu cầu vui chơi, nhận thức và cảm
nhận về thế giới xung quanh. Hoạt động góc giúp trẻ củng cố và rèn luyện kiến
thức đã học, là nơi trải nghiệm và khám phá những cái mới và phát huy khả năng
ság tạo của trẻ.Vì vậy, việc sắp xếp bố trí các góc chơi phù hợp, thuận tiện, dễ tìm,
dễ nhìn, dễ lấy là rất quan trọng. Tơi đã bố trí các góc trong lớp phù hợp và thuận
tiện cho cháu như sau.Góc yên tĩnh xa góc ồn ào, tạo ranh giới các góc.

Ví dụ: Góc xây dựng, góc bán hàng tơi sắp xếp sát cửa ra vào để thuận tiện cho
việc xây dựng và mua bán. Góc nghệ thuật và góc bán hàng gần nhau để thuận lợi
cho việc mua bán qua lại
Bên cạnh việc sắp xếp phù hợp tơi cịn tạo tạo ranh giới giữa các góc hoạt động
như. Tận dụng các giá đồ chơi tạo thành ranh giới của các góc
Ví dụ: Ranh giới giữa góc phân vai và góc thuật tơi ngăn bằng 1 giá gỗ qua đó tơi
cũng tận dụng mặt sau của giá gỗ để treo các phách gõ, trống, đàn để cho trẻ dễ lấy
và dễ hoạt động hơn

- Ở góc dưới các góc và các mảng tôi tận dụng các hộp đựng bánh, các giỏ quả để
đựng đồ cho trẻ theo từng chủ đề từng nội dung để trẻ có thể tự hoạt động và thay
đổi theo từng chủ đề và nội dung đó
- Trên các mảng tường thay vì theo lối xây dựng cũ cứng nhắc thì bây giờ tơi đính
các móc treo, các giỏ làm cho các mảng tường đa dạng, phong phú và đẹp mắt hơn
- Riêng góc xây dựng tơi ưu tiên khơng gian rộng, thuận tiện cho trẻ vận
động….Góc phân vai và góc xây dựng tơi bố trí cạnh nhau và gần cửa ra vào vì tơi
muốn tạo sự liên kết giữa 2 góc để trẻ có thể giao lưu với nhau.
12


- Khoảng rộng ở các góc cách nhau hợp lí để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho trẻ
hoạt động theo khả năng, hứng thú và sở thích riêng. Có chỗ hoạt động chúng và
hoạt động cá nhân. Có góc cố định cũng như có góc di động hoặc thay đổi theo chủ
đề.
Qua cách bố trí, sắp đặt các mảng, các góc chơi hợp lí ở lớp mình tơi nhận thấy trẻ
hoạt động tích cực hơn, có hiệu quả hơn. Trẻ được trao đổi, giao lưu với nhau thoải
mái mà khơng ảnh hưởng đến các góc khác.Trẻ có khơng gian riêng yên tĩnh để
hoạt động. Thỏa mãn nhu cầu hoạt động và sáng tạo của trẻ.
4.2. Biện pháp 2: Trang trí theo hướng mở linh hoạt
Trang trí mục đích là phối hợp giữa các mảng hình màu sắc, đường nét sao

cho cân đối hài hịa, hợp lí trong một khơng gian nhất định. Đối với mầm non việc
trang trí khơng chỉ đẹp, ngộ nghĩnh, màu sắc bắt mắt,mang tính giáo dục mà còn
phải phù hợp với chủ đề , với từng góc chơi, với nội dung chơi của trẻ, đáp ứng
được nhu cầu khám phá sáng tạo, trí tị mị thích cái mới, cái lạ của trẻ.
Từ đó tơi đã trang trí các góc chơi ở lớp mình 1 cách sáng tạo theo hướng mở linh
hoạt. Khi trẻ hoạt động ở góc chơi mở, từ 1 góc chơi trẻ có thể thay đổi nội dung
chơi, chủ đề chơi, hình ảnh, biểu tượng chơi 1 cách linh hoạt và sáng tạo
Ví dụ: Ở góc học tập ngồi hình ảnh cây cỏ hoa lá sinh động đẹp mắt và hình ảnh
chú thỏ ngộ nghĩnh thì tơi trang trí thêm 1 mảng “Đố bé chữ gì, Ai thơng minh”
trong mảng chữ cái tơi trang trí gắn 1 mảng xốp vào tường với màu sắc khác nhau,
trên đó tơi gắn 2 cái kẹp để cho trẻ tự hoạt động. Dưới mảng tường tôi để 1 rá các
chữ cái và dấu để cho trẻ có thể gắn theo từ trong tranh và những chữ cái sẽ được
làm quen trong chủ đề. Đối với góc tốn thì hàng trên là số sẽ học dưới là các hộp
để trẻ để đồ dùng tương ứng với số. Dưới mảng tường tôi chuẩn bị các hộp các giỏ
chứa các số, hình và đồ dùng tương ứng với chủ đề đó để trẻ thỏa thích tìm hiểu và
lựa chọn đúng với chủ đề mà cô yêu cầu

13


- Ở góc phân vai tơi trang trí mơ phỏng các nhân vật như đang làm bác sĩ, đang làm
nội trợ. Với khung cảnh sinh động gần gũi quen thuộc với trẻ, bên cạnh đó tơi cịn
trang trí mảng “Bé tập làm nội trợ”, “dinh dưỡng của bé” được tôi chia 4 nhóm
chất ( đạm, bột, béo, vitamin) mỗi chất tôi làm 4 kệ giá. Dưới mảng tường tôi
chuẩn bị rất nhiều thực phẩm của các nhóm dưỡng chất đó.Nhiệm vụ của trẻ là tự
mình chịn những chất phù hợp với các nhóm để trẻ gắn vào các kệ giá đó. Tùy theo
từng chủ đề nhánh và tùy và giờ hoạt động để trẻ có thể tháo xuống và tahy vào các
chất khác để phù hợp với giờ hoạt động hơm đó.

Riêng mảng chủ đề chính thì tơi sử dụng bìa gương để gắn và cho cháu có thể để

vào và tháo ra thuận tiện và cho cháu dễ quan sát ,à khơng cồng kềnh. Giữ các chủ
đề nhánh thì tơi cũng sử dụng kẹp để cho cháu có thể thay đổi hình ảnh phù hợp
với từng chủ đề, tơi trang trí gợi ý 1 số chi tiết và để khoảng trống khuyến khích trẻ
tham gia cùng.
14


Ví dụ: Ở chủ đề giao thơng, chủ đề nhánh phương tiện giao thơng đường bộ. Tơi vẽ
khung xe cịn trẻ sẽ vẽ thêm lốp xe và các ô cửa sổ. Hay chủ đề nhánh ngôi nhà bé
yêu, tôi xé dán ngơi nhà cịn trẻ sẽ xé dán thêm cửa chính, cửa sổ và trang trí thêm
hoa lá rồi gắn lên mảng tường mà cô đã gợi ý
- Bên cạnh việc trang trí mở linh hoạt, hình ảnh, màu sắc cũng ngộ nghĩnh bắt mắt
thu hút trẻ từ đó sẽ kích thích sự hứng thú hoạt động của trẻ nhiều hơn.
Ví dụ: Góc sinh nhật thì tơi trang trí giữa là 1 cái bánh kem xung quanh bánh kem
tôi dán thêm 2 chú thỏ ngộ nghĩnh đáng yêu đâng thắp nến mừng sinh nhật. Trên
bánh kem tôi lấy xốp với nhiều màu sắc và vẽ lên đó những khn mặt cười ngộ
nghĩnh để làm nền cho khung ảnh. Bên cạnh những mảng tường chính được tơi
trang trí kĩ lưởng và tinh tế thì ở các chi tiết phụ họa cũng được tơi quan tâm để
làm nổi bật các góc nhằm thu hút trẻ.

- Để thỏa mãn nhu cầu chơi, kích thích tính tị mị ham hiểu biết của trẻ thì bản
thân tơi khơng chỉ trang trí ở trong lớp mà tơi cịn trang trí ở hiên chơi và khu vực
bên ngoài sân trường
- Các trang thiết bị , đồ dùng, đồ chơi trong và ngồi lớp được tơi trang trí để phục
vụ cho việc sinh hoạt hằng ngày của trẻ nhằm mục đích phát triển thể chất, trí tuệ,
thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động và
sáng tạo hơn.
15



Từ cách trang trí linh hoạt và theo hướng mở đó mà lớp tơi đã hoạt động tích cực,
tự giác, hứng thú, say mệ khơng cịn nhàm chán, rập khn và ,máy móc như trước
nữa.
4.3 .Biện pháp 3: Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, học liệu đa dạng hấp dẫn tận
dụng phế liệu, vật liệu từ thiên nhiên và có sẵn ở địa phương.
- Trên thị trường có rất nhiều đồ chơi, đồ dùng cho trẻ mầm non, đa dạng về hình
dáng màu sắc, phong phú về chủng loại. Nhưng khơng phải các đồ dùng đồ chơi
mua sẵn ở ngồi thị trường đều đẹp, đều tốt, chúng không phong phú về chất liệu
mà lại tốn kém về kinh phí.Hơn nữa khơng phải trường mầm non nào cũng có điều
kiện để mua tất cả và đối với trường chúng tơi thì lại càng khó vì trường mầm non
Vĩnh Khê là 1 trường miền núi. Để đáp ứng theo nhu cầu hoạt động của trẻ ngoài
những đồ được nhà trường cấp phát, được Nhà nước hỗ trợ thì bản thân tơi đã
chuẩn bị nhiều đồ dùng đồ chơi tận dụng phế liệu từ thiên nhiên và có sẵn ở địa
phương để trẻ hoạt động 1 cách hứng thú và tích cực
- Muốn cho trẻ hoạt động tích cực và hiệu quả thì ngày từ đầu năm học nhà trường
đã có kế hoạch cho hội thi làm đồ dùng đồ chơi và bản thân tơi lúc đó củng đã có
kế hoạch cũng như phối kết hợp với các cô trong cụm để làm ra cho trẻ những bộ
đồ dùng đồ chơi bắt mắt.

- Kế hoạch cụ thể: Tơi rà sốt lại những đồ chơi, đồ dùng sẵn có ở trong lớp, những
đồ dùng nào nên mua những đồ dùng đồ chơi nào cần làm để phục vụ cho hoạt
động giáo dục của trẻ.
- Tận dụng các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ. Ngoài những vật
liệu phải mua để làm thì tơi tận dụng: bìa catstong, chai nhựa, hộp sữa,, hộp rau
câu, vợt muỗi để làm đàn, can dầu, bịch sữa tắm, can nước giặt………Tận dụng
những nguyên vật liệu thiên nhiên sẵn có ở địa phương như: vỏ ngao, vỏ hến, đá
cuội, rơm khô, lá cây khô, chiếu…….tất cả những nguyên vật liệu cần được đảm
bảo an toàn về tính mạng, khơng gây độc hại, khơng sắc nhọn, khơng nặng nề đối

16



vơi trẻ. Từ những nguyên vật liệu trên tôi đã làm ra rất nhiều đồ chơi ở các góc cho
trẻ.
Ví dụ: Tôi dùng can dầu, can nước giặt để làm ra làn, xoa tưới nước, thuyền cho
trẻ hoạt động. Hoặc chai nhựa kết hợp với xốp tôi làm những chiếc máy bay, cịn
các hộp sữa tơi kết lại thành đồn tàu, ô tô. Hộp váng sữa tôi làm các chậu để đúc
hoa

- Cũng như từ những nguyên vật liệu đó, trẻ sử dụng trong giờ hoạt động góc và trẻ
làm ra nhiều sản phẩm khác nhau như: Trẻ dùng vỏ chai c2 để đong cát nước khi
tham gia ngoài trời.Dùng lá cây khô để làm con nghé, làm con mèo, làm đồng hồ,
vịng tay vào giờ hoạt động góc

4.4. Biện pháp 4: Tạo cơ hội, khuyến khích trẻ có thể sử dụng nguyên vật liệu,
học liệu các góc chơi theo nhiều cách sáng tạo khác nhau.
- Đối với trẻ mầm non, đồ dùng đồ chơi là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của
trẻ. Thông qua đồ dùng đồ chơi trẻ có thể tìm tịi, khám phá và được thao tác với
các đồ vật. Những đồ chơi mua sẵn trẻ chơi 1 cách sáng tạo khác nhau qua đó giúp
trẻ phát triển 1 cách toàn diện.
- Từ những học liệu, đồ dùng đồ chơi cô và trẻ chuẩn bị ở các góc, tơi gợi ý, hướng
dẫn trẻ sử dụng, chơi sáng tạo bằng nhiều cách khác nhau.
Ví dụ: ở góc nghệ thuật trẻ thỏa sức chơi, sáng tạo với những học liệu được chuẩn
bị sẵn, trẻ vẽ tranh, nặn, làm con vật từ hộp chai nhựa như con ong, con gấu…..Bẹ
ngô khô tôi gợi ý hướng dẫn cho trẻ chơi đan tết, kết lại thành con cá.
17


Góc xây dựng ngồi chơi với những đồ chơi có sẵn thì tơi cịn tận dụng các đốt tre,
đốt cây để làm hàng rào và tơi cịn tự tạo ra như cây xanh: tôi chuẩn bị cành cây,

trẻ tự gắn lá lên cây lên cành

4.5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh.
Xã hội hóa giáo dục mầm non là 1 bài học thành cơng trong q trình thực hiện
nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ tại trường và củng là một chủ trương lớn của
Đảng, Nhà nước nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
- Để phụ huynh giúp đỡ, hỗ trợ hợp tác 1 cách tích cực, tự giác và có hiệu quả thì
bản thân cũng như các cơ trong cụm đã tổ chức 1 buổi họp phụ huynh để thông qua
những kế hoạch cũng như dự tính sắp tới và đặc biệt là tơi nhấn mạnh tầm quan
trọng, mục đích,ý nghĩa, yêu cầu của công tác xây dựng môi trường lấy trẻ làm
trung tâm và thực trạng môi trường của lớp và địa hình thực tế của cụm để phụ
huynh đóng góp cơng sức ,vật chất và cơng sức cũng như kinh tế.
- Địa hình bên ngồi ở cụm khe lương khơng được bằng phẳng vì vậy tơi đã kết
hợp phụ huynh xúc đất đổ nâng cấp vườn hoa lên sau đó đổ phân vào để trồng hoa
cho trẻ quan sát. Chúng tơi đã mua chậu cịn phụ huynh góp phân và xúc đất đổ
vào chậu để trồng đa dạng các loại hoa để ở góc thiên nhiên cho trẻ hoạt động.

- Điều kiện ở cụm chưa có cổng ra vào nên tơi cũng có kế hoạch kết hợp với phụ
huynh làm 1 cái cổng tre tạm thời để đảm bảo sự an tồn cho trẻ
- Nhờ sự nhiệt tình của quý phụ huynh nên bên ngoài sân trường đã làm được cho
trẻ 1 nhà sàn để cháu có thể tự do vui chơi và hoạt động ở đó.
18


Khơng chỉ thế chúng tơi cịn nhờ phụ huynh nạp những lốp xe máy đã hỏng sau đó
đổ xi và gắn những hòn bi, nắp chai, sỏi để làm đường cảm giác cho trẻ hoạt động

- Đối với 1 trường miền núi đặc biệt khó khăn, địa hình thì khơng bằng phẳng, kinh
tế của phụ huynh thì khơng mấy thuận lợi nhưng sự đòng lòng, đòng sức của phụ
huynh và cô giáo đã tạo cho trẻ 1 môi trường mà trẻ rất hứng thú và hoạt động 1

cách tích cực và đem lại 1 kết quả rõ rệt
4.4.5 .Kết quả đạt được
Qua việc thực hiện“Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm giúp trẻ lớp mẫu giáo 5 -6 tuổi hoạt động tích cực”đã đạt được kết
quả như sau
Đầu năm học 2019 -2020
T
T
1

2
3

NỘI DUNG

SỐ LƯỢNG

TỈ LỆ

Trẻ tham gia tích cực vào các hoạt dộng
xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung
tâm
Kĩ năng sử dụng các học liệu, nguyên vật
liệu sẵn có từ thiên nhiên của trẻ
Mức độ hứng thú khi tham gia hoạt động

20/30

67%


19/30

65%

21/30

70%

19


Cuối năm học 2019-2020
T
T
1

NỘI DUNG

SỐ LƯỢNG

TỈ LỆ

Trẻ tham gia tích cực vào các hoạt dộng
30/30
100%
xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung
tâm
2
Kĩ năng sử dụng các học liệu, nguyên vật
30/30

100%
liệu sẵn có từ thiên nhiên của trẻ
3
Mức độ hứng thú khi tham gia hoạt động
30/30
100%
5. Kết Luận
5.1. Kết luận:
- Có thể nói, việc xây dựng mơi trường lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ học tập và
hoạt động 1 cách tích cực là thực sự cần thiết và rất quan trọng trong công tác tổ
chức, hướng dẫn trẻ hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của
trẻ. Hơn nữa, việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp sẽ là phương tiện, là
điều kiện để giáo viên tác động đến sự phát triển phù hợp với từng trẻ và từng lứa
tuổi.Thơng qua đó, nhân cách của trẻ cũng được hình thành và phát triển 1 cách
tồn diện.Thật vậy, qua 1 năm học thực hiện các biện pháp trên trong việc xây
dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ lớp tôi, bước đầu đã gặt hái những
thành công nhất định và đưa lại 1 kết quả thỏa đáng.
- Mơi trường sạch sẽ an tồn, có sự bố trí các khu vực chơi và học trong và ngoài
lớp phù hợp, đa dạng nhiều nguyên vật liệu, ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự
phát triển thể chất trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của
trẻ, kích thích trẻ hoạt động 1 cách tích cực và sáng tạo.
- Mơi trường giao tiếp cởi mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi
trường xung quanh đã tạo cơ hội cho trẻ được chia sẽ, giải bày tâm tư nguyện
vọng, mong ước của trẻ với cô, với bạn. Nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, giữa trẻ với
nhau hiểu nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động
cũng cao hơn
- Không chỉ vậy, để có 1 mơi trường hoạt động của trẻ hoàn thiện và đạt hiệu quả
cao như vậy cũng nhờ sự đồng tình ủng hộ, tham gia đóng góp từ phía phụ huynh
cả vật chất lẫn tinh thần để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ.
Để xây dựng được 1 môi trường lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ hoạt động tích cực,

tơi đã tìm tịi , học hỏi nhằm chuẩn bị mơi trường giáo dục linh hoạt, sáng tạo, cung
cấp phương tiện, học liệu và những hoạt động đa dạng. Nhờ đó mà bản thân tôi
cũng đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau:
20


- Tăng cường công tác tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và
tay nghề cho bản thân
- Tích cực chủ động tìm tịi học hỏi, sưu tầm các nguyên vật liệu khác nhau để xây
dựng mơi trường cho trẻ sạch đẹp, an tồn, thân thiện nhằm thực hiện tốt chương
trình giáo dục mầm non và phong trào thi đua “ xây dựng môi trường giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm”
- Tổ chức tốt môi trường cho trẻ học tập trong, ngoài lớp. Xây dựng được mối quan
hệ thân thiện giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên và trẻ nên đồn kết, gắn
bó với phụ huynh trong việc tuyên truyền phối hợp nâng cao chất lượng chăm sóc
và giáo dục trẻ
- Kết quả của việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động bước đầu đã đã có những hiệu
quả tích cực ở lớp mẫu giáo ghép 3-5 tuổi ở cụm Khe Lương bước đầu đã có
những hiệu quả tích cực đối với giáo viên, đối với trẻ và phụ huynh nhưng bản
thân nhận thấy vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục học hỏi, tìm kiếm giải pháp, để
rút kinh nghiệm ở các trường bạn để làm thế nào xây dựng môi trường cho trẻ hoạt
động như được sống với cuộc sống thực của mình.
5.2. Kiến nghị.
- Tổ chức cho giáo viên được đi thăm quan các trường bạn để học tập kinh nghiệm
trong việc xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm.
- Tạo điều kiện về nguồn kinh phí cho nhà trường để tăng cơ sở vật chất hạ tầng, tu
sữa nâng cấp sân chơi cho trẻ.
- 1 số gia đình cần quan tâm và phối hợp chặt chẽ hơn vơi nhà trường để tạo cho
con em mình có 1 mơi trường hoạt động và 1 sân chơi bổ ích hơn
Yên Đức, ngày 10 tháng 11 năm 2020

Người viết tiểu luận

21


Tài liệu tham khảo
1. A.V.Daparogiet – “Những cơ sở giáo dục học mẫu giáo” tập I, II – Nguyễn Ánh
Tuyết dịch, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1987.
2. Bộ Giáo dục & Đào tạo – Vụ Giáo dục Mầm non “Chương trình chăm sóc giáo
dục mầm non và hướng dẫn thực hiện trẻ 5 – 6 tuổi” – Hà Nội 1994.
3. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Trung tâm nghiên cứu Giáo dục Mầm non – Vụ giáo
dục Mầm non “Hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo
dục trẻ mẫu giáo từ 3-5 tuổi” – Hà Nội 2001.
4.Ngơ Cơng Hồn – “Tâm lý học trẻ em, tập 2” – Hà Nội 1995.
Ngơ Cơng Hồn – “Tâm lý học gia đình” – Trường Đại học Sư phạm 1994.
5.Nguyễn Ánh Tuyết – “ Giáo dục mầm non những vấn đề lý luận và thực tiễn” –
NXB Đại học Sư phạm, 2004.
6. Nguyễn Ánh Tuyết( Chủ biên) – “ Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non” – NXB
Đại học Sư phạm, 2005.
7. Đinh Văn Vang – “ Giáo trình giáo dục học mầm non” – NXB giáo dục, 2008.
8. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kì II (2004 – 2007)
– Quyển 2 – Vụ giáo dục mầm non – NXB Hà Nội, 2005.

22



×