Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.54 KB, 20 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
chịu trách nhiệm giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi, mục tiêu của Đảng ta đặt ra cho ngành
học mầm non trong nghị quyết số 29 đó là: “Giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm,
hiểu biết, thẩm mỹ hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho
trẻ bước vào lớp 1”[1]. Sứ mệnh mà Đảng ta giao cho nghành giáo dục trong nghị
quyết số 29 NQ/TW hội nghị lần thứ XIII ban chấp hành trung ương khóa XI
ngày 4 tháng 11 năm 2013 đó là. Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất
lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng,
bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam
phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá
nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây
dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ
cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; đảm bảo
các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội
hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã
hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục việt nam
đạt trình độ tiên tiến trong khu vực[1].
Cùng với sự phát triển chung của đất nước ngành Giáo Dục và Đào Tạo
Vĩnh Lộc tiếp tục giữ vai trò to lớn trong việc chăm sóc, bồi dưỡng thế hệ trẻ, tạo
ra nguồn lực cho sự phát triển của quê hương. Trong những năm gần đây chất
lượng Giáo Dục và Đào tạo Vĩnh Lộc đã có nhiều khởi sắc, song song với việc
đổi mới căn bản giáo dục thì bậc học Mầm non đang từng bước nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ, để thực hiện tốt Nghị quyết số 29 mà
đảng ta đã đề ra nhằm đổi mới căn bản giáo dục toàn diện. Cùng với sự phát triển
chung của Bộ và Tỉnh. Huyện nhà luôn dấy lên phong trào thi đua dạy tốt học tốt
từng bước đổi mới phương pháp giáo dục, trong đó bậc học mầm non cũng góp
phần to lớn trong công cuộc đổi mới này. Đi cùng với vấn đề đổi mới giáo dục,
thực hiện nhiệm vụ năm học thì việc chỉ đạo chuyên đề trong các năm học được
thực hiện sâu rộng và phát triển mạnh, trong đó có “Chuyên đề xây dựng Trường


mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Vì xây dựng Trường mầm non lấy trẻ làm trung
tâm vô cùng quan trọng đối với trẻ. Bởi “lấy trẻ làm trung tâm là một quan điểm
giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên trong trường mầm
non quan điểm này đã định hướng cho giáo viên mầm non trong việc xây dựng,
sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt
động giáo dục cho trẻ trong trường mầm non, trong đó hoạt động chơi là hoạt
động chủ đạo của trẻ mẫu giáo”[2]. Vui chơi không chỉ là hoạt động giúp trẻ giải
trí, thư giản mà còn giúp trẻ cảm nhận và khám phá thế giới xung quanh một cách
tự nhiên, thuận lợi, nhanh chóng. Tất cả các trò chơi đều có tiềm năng hỗ trợ cho
việc học của trẻ. Bởi vậy chỉ có xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm thì mới đáp ứng được những nhu cầu tự nhiên của trẻ như; vận động, tình
cảm, giao tiếp, nhận thức, ngôn ngữ, khám phá, sáng tạo.
1


Nhưng thực tế việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
trong trường mầm non còn tồn tại nhiều khó khăn bất cập trong các nhà trường;
việc tạo môi trường giáo dục trong và ngoài nhóm lớp của giáo viên hiệu quả
chưa cao. Môi trường vật chất trong và ngoài lớp chưa đáp ứng được nhu cầu,
hứng thú chơi của trẻ, chưa tạo được điều kiện cho tất các trẻ có thể “chơi mà
học, học bằng chơi”; phù hợp với điều kiện thực tế. Các khu vực trong nhà
trường việc tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động chưa phù hợp, đa
dạng, phong phú, các góc hoạt động trong lớp và ngoài lớp chưa mang tính mở,
chưa tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi
để thực hành, trải nghiệm. Chưa tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ hoạt động, trải
nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức khác nhau. Trẻ chưa có cơ hội, tận dụng
hoàn cảnh, tình huống thật để hoạt động trải nghiệm, khám phá.Việc tạo
môi trường của giáo viên chưa được đồng đều, tính thẩm mỹ chưa cao,
chưa có tính sáng tạo, còn một số giáo viên chưa thực sự đầu tư suy nghĩ
tìm tòi, sáng tạo trong việc tạo môi trường giáo dục cho trẻ.

Là một cán bộ quản lý hàng ngày trực tiếp chỉ đạo giáo viên thực hiện
nhiệm vụ chuyên môn, điều mà tôi trăn trở phải làm sao mà tất cả trẻ em trong độ
tuổi đến trường đều được chăm sóc giáo dục tốt, có một môi trường giáo dục tốt
nhất, có đầy đủ các điều kiện vật chất trong lớp, ngoài lớp đáp ứng các nhu cầu
hoạt động của trẻ. Đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ, góp
phần vào việc thực hiện Nghị quyết 29 về Đổi mới căn bản giáo dục toàn diện mà
Đảng ta đã đề ra tại đơn vị mình. Chính vì vậy mà tôi đã trăn trở suy nghĩ và áp
dụng “Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả tại trường mầm non Vĩnh Hưng”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Giúp đội ngũ giáo viên trong nhà trường nâng cao nhận thức và năng
lực chăm sóc giáo dục trẻ, thực hiện tốt công tác giáo dục trẻ theo quan điểm
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, phù hợp với điều kiện thực tế của nhóm lớp và
của địa phương để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
- Giúp đội ngũ giáo viên và học sinh có kỹ năng xây dựng được môi
trường giáo dục mang tính mở, kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động, phát
huy khả năng tư duy sáng tạo của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các
hoạt động chơi và trải nghiệm đa dạng.
- Tạo cho trẻ có cơ hội học tập thông qua chơi bằng nhiều cách khác nhau
phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của từng trẻ.
- Huy động sự tham gia của nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự thống
nhất trong cộng đồng cùng quan tâm xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ
trong trường mầm non, cải thiện về môi trường giáo dục góp phần thực hiện có
hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng và sử dụng môi trường giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả cao. Giúp trẻ tích cực tham gia vào các
hoạt động ở trường mầm non Vĩnh Hưng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2



- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
+ Nghiên cứu các tài liệu có liên quan để lấy cơ sở lý thuyết nhằm khảng định
cho sáng kiến của mình đưa ra hoàn toàn đúng và cấp thiết, mang lại hiệu quả cao.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế thu thập thông tin.
+ Quan sát thực tiễn việc xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm của giáo viên trong trường.
+ Quan sát quá trình tham gia xây dựng môi trường giáo dục và hoạt động của học sinh.
+ Đàm thoại trực tiếp với giáo viên và học sinh
+ Đàm thoại qua những buổi sinh hoạt chuyên môn, các buổi triển khai chuyên đề
- Phương pháp thống kê sử lý số liệu
+ Thống kê và sử lý những số liệu để thấy được thực trạng vấn đề nghiên
cứu và có những giải pháp hữu để nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường.
2. NỘI DUNG .
2.1. Cơ sở lý luận.
Theo tiến sỹ Phan Thị Thu Hiền chuyên gia giáo dục đầu đời Việt Nam
cho rằng: “Cách tiếp cận tốt nhất để giáo dục trẻ từ 0-11 tuổi là lấy trẻ làm trung
tâm và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để thúc đẩy tính chủ động,
khả năng tư duy, phản biện và giải quyết vấn đề ở trẻ”[3]. Tiến sỹ củng khẳng
định rằng; “chương trình giáo dục mầm non tốt là một chương trình lấy trẻ làm
trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên hứng thú, nhu cầu, kinh
nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo cơ hội cho trẻ được phát
triển toàn diện, không trú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà còn nuôi dưỡng tâm
hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ. Một chương trình
tốt nhất là chương trình không chỉ quan tâm tới trẻ “học được gì” mà còn trú
trọng “học như thế nào”, tức là cho trẻ những trải nghiệm học tập tích cực để
phát triển đam mê ham học hỏi của trẻ và khả năng tự học”[3].
Trong sách hướng dẫn thực hành áp dụng qua điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm trong trường mầm non cũng chỉ ra rằng: “Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm

trung tâm được thể hiện trong tất cả các yếu tố của quá trình giáo dục. Từ việc xác
định mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục cho đến những hoạt động cụ thể
của người giáo viên như lập kế hoạch, xây dựng môi trường giáo dục...”[4].
Để chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thực hiện một cách
tốt nhất và có hiệu quả nhất thì việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm trong trường mầm non là việc làm rất cần thiết và không thể thiếu, đây
là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của
trẻ ở lứa tuổi mầm non. Bởi chỉ có môi trường giáo dục tốt với tạo cơ hội cho trẻ
được tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống,
trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua
đó kiến thức và kỹ năng của trẻ dần được hình thành và phát triển.
Môi trường giáo dục đa dạng phong phú sẽ kích thích tính tích cực, chủ
động của trẻ từ việc lựa chọn góc chơi, đồ chơi đến việc tự quyết định và tìm
cách giải quyết nhiệm vụ. Trẻ sẽ dần biết tự chịu trách nhiệm với hành động của
mình và biết đánh giá những thành công hay thất bại trong quá trình chơi, trẻ sẽ
dần rút ra những bài học cho bản thân mình. Trong quá trình hoạt động trẻ sẽ
3


phối hợp chơi cùng nhau như cùng chơi xây dựng, cùng chơi trò chơi gia đình,
bác sỹ...trên cơ sở đó giúp trẻ tái hiện lại mối quan hệ gia đình, cộng đồng. Qua
đó trẻ học được cách làm việc với người khác, học cách lắng nghe và chia sẻ suy
nghĩ của bản thân với bạn bè, là cơ sở để hình thành tính tự lập, tính tập thể và
tinh thần đoàn kết ở trẻ.
Một môi trường sạch sẽ an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong
lớp, ngoài trời phù hợp, thuận tiện, có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát
triển thể chất của trẻ mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của
trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giáo dục cởi mở, thân
thiện giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung
quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giải bày tâm sự, nguyện vọng mong

ước của trẻ với giáo viên, với bạn bè, nhờ vậy mà giáo viên hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu
nhau hơn, hoạt động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao
hơn, trẻ yêu trường, yêu giáo viên và bạn bè hơn[4].
Vì vậy chúng ta có thể khẳng định rằng môi trường giáo dục có tính chất
quyết định đến sự phát triển của trẻ kể về nhận thức, thể chất cũng như tinh thần,
trẻ được sống và học tập trong môi trường giáo dục tốt sẽ có một cơ thể khỏe
mạnh, một tinh thần vui vẻ thoải mái, có trí thông minh, nhanh nhẹn, nhân cách
được hình thành và phát triển tạo tiền đề cho sự phát triển sau này của trẻ.
Đúng vậy môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều
kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáo
dục trẻ ở trường mầm non. Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp góp phần thỏa
mãm nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Giúp trẻ phát triển toàn diện.
Chính vì vậy việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ ở trường mầm
non là vô cùng cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai
trong công tác tổ chức, hướng dẫn trẻ, thông qua đó nhân cách của trẻ được hình
thành và phát triển toàn diên. Tạo tiền đề vững chắc cho trẻ vào học lớp 1 sau
này. Phù hợp với quan điểm chỉ đạo của ngành về triển khai thực hiện chuyên đề:
“Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Giai đoạn 2016 - 2020; để trẻ
được “Học bằng chơi, chơi mà học” đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục toàn
diện mà Đảng ta đã đề ra trong nghị quyết số 29.
2.2 Thực trạng việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
ở trường mầm non Vĩnh Hưng trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trường mầm non Vĩnh Hưng là một trường miền núi đóng trên địa bàn
thôn 135 của xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lộc. Nhà trường có 32 cán bộ giáo
viên, có 21 nhóm lớp và 450 học sinh. Trong quá trính xây dựng môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung nhà trường có những thuận lợi, khó khăn sau.
2.2.1. Thuận lợi:
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lảnh đạo, sự chỉ
đạo trực tiếp sát sao của phòng giáo dục và đào tạo huyện Vĩnh Lộc. Cơ sở vật
chất trang thiết bị của nhà trường đã cơ bản đầy đủ đạt tối thiểu theo quy định.

- Đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường có trình độ chuẩn 100% trong
đó có 75 % cán bộ giáo viên có trình độ trên chuẩn, giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt
4


tình, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao, có một số giáo viên có
năng khiếu trong việc tạo môi trường giáo dục cho trẻ.
- Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp đạt 85% trong đó trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 100%,
trẻ đi học chuyên cần đạt 97%, 100% trẻ đến trường đều được ăn ở bán trú tại
trường nên thuận tiên cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của nhà trường.
2.2.2. Khó khăn:
- Là một trường miền núi vùng 135 của huyện Vĩnh Lộc chưa phải là
trường chuẩn quốc gia, tuy cơ sở vật chất cơ bản đủ theo mức tối thiểu nhưng
vẫn còn nhiều thiếu thốn. phòng học còn thiếu, đồ dùng đồ chơi chưa đáp ứng
được nhu cầu học tập của trẻ. Trẻ đến trường đông lớp học quá tải nên ảnh
hưởng không nhỏ đến việc tổ chức các hoạt động cho trẻ, đặc biệt là các góc
hoạt động trong lớp của trẻ.
- Môi trường vật chất trong và ngoài lớp chưa đáp ứng được nhu cầu,
hứng thú chơi của trẻ, chưa tạo được điều kiện cho tất các trẻ có thể chơi mà
học, học bằng chơi. Các khu vực trong nhà trường chưa được tận dụng các
không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, đa dạng, phong phú, các góc hoạt
động trong lớp và ngoài lớp chưa mang tính mở, chưa tạo điều kiện cho trẻ dễ
dàng tự lựa chọn và sử dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm
bằng nhiều cách khác nhau.
- Trang thiết bị đồ dùng đồ chơi; môi trường giáo dục ngoài lớp học còn
nhiều hạn chế chưa phong phú đa dạng, trẻ chưa có cơ hội, tận dụng hoàn cảnh,
tình huống thật để hoạt động trải nghiệm, khám phá.
- Khu vực hoạt động của trẻ đã được quy hoạch song còn quá chật hẹp so
với số trẻ ra lớp.
- Việc tạo môi trường giáo dục trong và ngoài nhóm lớp của giáo viên

hiệu quả chưa cao. Kỹ năng tạo môi trường của giáo viên chưa được đồng đều,
nhiều đồng chí làm đồ dùng đồ chơi tính thẩm mỹ còn hạn chế, chưa có tính
sáng tạo, còn một số giáo viên chưa thực sự đầu tư suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo
trong việc tạo môi trường giáo dục cho trẻ còn dập khuôn máy móc, chưa có khả
năng tạo ra môi trường và tận dụng môi trường để tổ chức các hoạt động đáp
ứng các nhu cầu hoạt động của trẻ.
- Kinh phí để mua sắm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hạn chế nên việc mua
sắm, bổ xung đồ dùng đồ chơi cho trẻ hàng năm không nhiều cũng ảnh hưởng
đến việc tổ chức các hoạt động cho trẻ.
- Giáo viên đứng lớp trong nhà trường còn thiếu so với qui định của điều
lệ trường mầm non. Giáo viên phải dạy cả ngày đêm về soạn bài nên không có
thời gian để làm đồ dùng đồ chơi, trang trí tạo môi trường hoạt động cho trẻ.
- Phụ huynh cũng như mọi người trong cộng đồng chưa thực sự quan tâm
đến việc tạo môi trường giáo dục cho trẻ, việc góp sức để cùng giáo viên làm đồ
dùng đồ chơi cho trẻ chưa được trú trọng.
- Một số phụ huynh còn nuông chiều con thường để cho con tiếp cận
nhiều với điện thoại, chơi nhiều trò chơi điện tử, ở gia đình nhiều bậc phụ huynh
còn mua những loại đồ chơi điện tử không đúng quy định cho trẻ chơi nên cũng
ảnh hưởng rất lớn đến viêc thu hút trẻ vào những hoạt động trải nghiệm bằng đồ
5


dùng đồ chơi tự làm của giáo viên. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo
dục trẻ theo quan điểm dạy học lấy trẻ trung tâm của giáo viên.
2.2.3. Kết quả của thực trạng việc xây dựng môi trường giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm của giáo viên trường mầm non Vĩnh Hưng trước khi áp
dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Từ thực trạng trên của trường mầm non Vĩnh Hưng bản thân tôi nhận
thấy rằng mặc dù công tác xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm của nhà trường đã được thực hiện nhưng vẫn còn mang tính hình thức,

thiếu tính sáng tạo chưa có tính thẩm mỹ, chưa thu hút được trẻ tham gia
vào các hoạt động tích cực, cụ thể được thể hiện qua việc khảo sát, đánh
giá việc tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của giáo viên và khả
năng tham gia vào các hoạt động của trẻ trong năm học 2016 - 2017.
Bảng khảo sát viêc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
của giáo viên năm học 2016-2017.(Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiêm).
TT
Tiêu chí khảo sát

1

2

3

Môi trường vật chất trong lớp,
ngoài lớp đáp ứng nhu cầu,
hứng thú chơi của trẻ, tạo điều
kiện cho tất cả các trẻ có thể
chơi mà học, học bằng chơi,
phù hợp với điều kiện thực tế.
Các khu vực được quy hoạch
theo hướng tận dụng các
không gian cho trẻ hoạt động
phù hợp, linh hoạt, đa dạng,
phong phú, các góc hoạt động
trong lớp và ngoài lớp mang
tính mở, tạo điều kiện cho trẻ
dễ dàng tự lựa chọn và sử
dụng sự vật, đồ vật, đồ chơi

để thực hành, trải nghiệm.
Khuyến khích trẻ có thể hoạt
động theo nhiều cách khác
nhau; tạo điều kiện, cơ hội
cho trẻ hoạt động, trải
nghiệm, khám phá dưới nhiều
hình thức khác nhau, phát
triển toàn diện.

Số
Mức độ đạt được
GV/lớ
Đạt
Chưa
p
đạt
Tốt
Khá
TB
được S % S % S % S %
khảo L
L
L
L
sát

20

3


15

3

15

5

25

9

45

20

2

10

3

15

5

25

10 50


20

2

10

2

10

3

10

13 65

6


4

5

Tạo điều kiện, cơ hội, tận
dụng hoàn cảnh, tình huống
thật cho trẻ hoạt động trải
nghiệm, khám phá trong môi
trường an toàn.
Đảm bảo an toàn về mặt tâm
lý cho trẻ và trẻ thường xuyên

được giao tiếp, thể hiện mối
quan hệ thân thiện giữa trẻ
với trẻ và trẻ với những người
xung quanh

20

2

10

2

10

3

15

13 65

20

3

15

3

15


5

25

9

45

Bảng khảo sát mức độ tham gia vào các hoạt động của trẻ trong môi trường
giáo dục năm học 2016-2017. (Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiêm).
TT
Tổng số
Tiêu trí khảo sát
trẻ được
Đạt
Chưa đạt
khảo sát SL %
SL
%
1
Trẻ hứng thú, tích cực tham gia
tạo môi trường giáo dục cùng
450
250 55
200
45
với cô và các bạn
2
Trẻ tích cực, chủ động tham gia

vào các hoạt động vui chơi, học
450
230 51
220
49
tập theo quan điểm giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm
3
Trẻ biết thể hiện mối quan hệ
thân thiện với cô giáo, với các
450
250 55
200
45
bạn và mọi người xung quanh,
Từ kết quả khảo sát trên bản thân tôi nhận thấy rằng việc xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm mới chỉ thể hiện ở bề rộng, chưa có chiều
sâu do đó hiệu quả mang lại chưa cao.
*Nguyên nhân:
- Việc xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục
trong trường còn chung chung, chưa có kế hoạch cụ thể cho từng giáo viên, từng
nhóm lớp, từng bộ phận.
- Chưa biết tận dụng thế mạnh của những giáo viên có năng khiếu trong
việc tạo môi trường giáo dục cho trẻ.
- Việc tổ chức hội thi tạo môi trường giáo dục cho trẻ chưa có tính sáng
tạo nên các sản phẩm của hội thi chưa đa dạng phong phú, chưa đầy đủ chủng
loai, còn thừa thiếu trong các lĩnh vực giáo dục các góc chơi ngoài trời chưa có,
các đồ chơi phát triển vận động còn nghèo nàn.
- Chưa phối hợp được với các đoàn thể trong nhà trường để tạo thêm động
lực thúc đẩy giáo viên tích cực hơn trong việc tạo môi trường giáo dục.

7


Vì vậy tôi cần phải có những biện pháp chỉ đạo tốt hơn, sáng tạo hơn để
chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tốt hơn.Từ
đó thiết lập môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động đạt hiệu quả cao hơn.
2.3. Các giải pháp, chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả tại trường mầm non Vĩnh Hưng.
2.3.1. Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo giáo viên tạo môi trường giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm.
Để công tác chỉ đạo đạt hiệu quả cao người quản lý phải có kế hoạch cụ
thể để diều hành công việc một cách khoa học theo đúng kế hoạch đề ra, đồng
thời có những điều chỉnh linh hoạt trong quá trình triển khai công việc. Căn cứ
vào kế hoạch triển khai chuyên môn của phòng giáo dục và đào tạo huyện Vĩnh
Lộc. Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế và chất lượng xây dựng môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ hoạt động của năm học 2016-2017 Tôi
nhận thấy giáo viên đã biết xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ phù hợp theo
chủ đề nhưng chưa biết tạo các góc mở và đặc biệt là cách khai thác các góc mở
cho trẻ hoạt động, giáo viên chưa thực sự sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ
chơi và chưa biết khai thác có hiệu quả đồ dùng đồ chơi đã làm được vào các
hoạt động hàng ngày của trẻ. Chưa biết tận dụng triệt để sản phẩm của trẻ vào
trang trí lớp. Việc bố trí sắp xếp xây dựng các góc chơi ngoài trời, các khu vực
cho trẻ hoạt động chưa hấp dẫn, phong phú phù hợp với thực tế của nhà trường.
Từ những kết quả khảo sát trên tôi đã xây dựng dự thảo kế hoạch chỉ đạo
giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho năm học
2017-2018 ngay từ cuối năm học 2016-2017 để tham mưu với hiệu trưởng.
Được hiệu trưởng thống nhất cao và giao trách nhiệm cho tôi chỉ đạo chính. tôi
tiến hành hoàn thiện kế hoạch và bắt tay ngay vào chỉ đạo giáo viên thực hiện
theo đúng kề hoạch đề ra.
Kế hoach cụ thể như sau:

Thời gian Nội dung công việc
Biện pháp chỉ đạo
- San lấp mặt bằng - Tham mưu với hiệu trưởng cách san lấp
Tháng
cải tạo, xây dựng mặt bằng và kinh phí cho việc san lấp, cải
5/2017
vườn hoa và vườn tạo xây dựng vườn hoa vườn rau
rau sạch cho trẻ - Huy động giáo viên tham gia cải tạo lại
hoạt động.
khu vườn cho trẻ hoạt động phù hợp mang
tính thẩm mỹ.
Tháng
- Trang trí tạo môi - Tham mưu với hiệu trưởng tìm chọn một
6;7/2017 trường trong lớp.
số giáo viên có năng khiếu mỹ, có kinh
- Ươm hoa, rau để nghiệm trong việc trang trí tạo môi trường
trồng trong vườn, trong lớp cho trẻ trong thời gian hè.
bồn hoa và các góc - Ươm rau, hoa giống trong hè để năm học
thiên nhiên.
mới có cây trồng.
Tháng
- Phát động giáo - Triển khai, đôn đốc giáo viên làm đồ
8;9/2017 viên làm đồ dùng dùng, dạy học.
dạy học
- Tham mưu với hiệu trưởng mua bình
-Trồng và chăm sóc thông minh để trồng rau.
8


góc thiên nhiên, bồn

hoa, vườn rau cây
cảnh xung quanh
trường.
- Kiểm tra việc làm
Tháng
đồ dùng dạy học
10;11/2017 - Thi đồ dùng đồ
chơi cấp trường
Tháng
12 /201701/2018

- Chỉ đạo giáo viên trồng và chăm sóc góc
thiên nhiên, bồn hoa, vườn rau,cây cảnh.
- Định hướng cho giáo viên cách làm đồ
dùng dạy học trong các buổi sinh hoạt
chuyên môn;
- Tổ chức thi và chấm đồ dùng dạy học
của giáo viên.

Thi xây dựng môi - Tham mưu với hiệu trưởng tổ chức
trường giáo dụclấy hôi thi “xây dựng môi trường giáo dục
trẻ làm trung tâm lấy trẻ làm trung tâm”cấp trường
cấp trường

Tháng
-Tiếp tục kiểm tra - Thăm lớp dự giờ để đánh giá việc tạo
2;3;4;5/201 đánh giá việc tạo môi trường và sử dụng môi trường giáo
8
môi trường trong và dục của giáo viên trong từng nhóm lớp.
ngoài lớp học cho

trẻ ở các lớp, các tổ.
2.3.2. Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục trong lớp và
ngoài lớp học.
Môi trường giáo dục trong trường mầm non gồm môi trường bên trong và
môi trường bên ngoài lớp học, cả hai môi trường này đều rất quan trọng ảnh
hưởng trực tiếp đến việc dạy và học của cô và trẻ trong trường mầm nọn. Trẻ sẽ tham
gia vào các hoạt động và các trò chơi như thế nào hứng thú hay không đều phụ thuộc
vào môi trường giáo dục mà giáo viên tạo cho trẻ tham gia hoạt động, môi trường bên
trong và môi trường bên ngoài lớp học tốt phù hợp thì mối quan hệ tương tác
giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với người lớn xung quanh sẽ được hình
thành và phát triển từ đây môi trường xã hội được phát triển tốt hơn. Vì vậy tôi
đã chỉ đạo giáo viên tận dụng triệt để những không gian, điều kiện thực tế của
trường, lớp mình để tạo được môi trường tốt nhất cho trẻ hoạt động theo từng
việc làm cụ thể như sau.
a) Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường thiên nhiên ngoài lớp học.
Môi trường thiên nhiên ngoài lớp học là khoảng không gian rộng mở. Trẻ
được tự do khám phá, sử dụng các giác quan để hòa mình vào thế giới thiên
nhiên, cỏ cây hoa lá, giúp trẻ có nhiều cơ hội chơi mà học. Để trẻ có nhiều cơ
hội trải nghiệm với thiên nhiên. Vườn cổ tích, góc thiên nhiên và bồn hoa cây
cảnh xung quanh trường là môi trường mà trẻ rất thích hoạt động hoạt động
khám phá. Tôi đã tham mưu với hiệu trưởng để cải tạo lại. Không gian vườn cổ
tích của nhà trường trước đây rất chật hẹp, chỉ trồng được một số cây và cỏ dại
cho trẻ hoạt động không có đất để trồng các loại hoa, loại rau cho trẻ quan sát,
hoạt động hàng ngày. Bồn hoa trước các lớp học trồng chưa có qui mô nên chưa
đẹp mắt. Các góc thiên nhiên chưa đẹp chưa thu hút được trẻ tham gia vào các
9


hoạt động. Tôi tham mưu với hiệu trưởng chặt bỏ những loại cây dại không cần
thiết trong vườn cổ tích, san lấp mặt bằng để tạo khuôn viên khu vườn, tận dụng

các gốc cây để đặt những câu chuyện cổ tích cho trẻ quan sát và tận dụng những
mảng đất nhỏ để tạo nên những luống hoa, luống rau cho trẻ quan sát trải
nghiệm hàng ngày. Được sự nhất trí cao của hiệu trưởng trước khi nghỉ hè tôi đã
huy động tất cả các đồng chí đoàn viên trong công đoàn nhà trường tham gia
cuốc đất san lấp mặt bằng khu vườn để gây quỹ cho công đoàn và cải tạo lại khu
vườn. Trong hè tôi tham mưu với hiệu trưởng chi công cho một số giáo viên cốt
cán trong trường có năng lực để lên đồi nhặt đá cuội tự cải tạo xây dựng lại
khuôn viên khu vườn theo ý tưởng của mình, phù hợp với tâm sinh lý của trẻ.
Khi giáo viên được tận tay tạo nên môi trường cho trẻ hoạt động họ rất có tâm
huyết với trường và luôn cố gắng cùng nhau cải thiện giữ gìn những gì mình làm ra
cho ngôi trường ngày càng đẹp hơn. Giáo viên luôn xem trường như nhà của mình.
(Tranh 1 sau phụ lục; hình ảnh cán bộ giáo viên đang cải tạo khu vườn cổ tích để
trồng rau và trồng hoa cho trẻ hoạt động).
Theo đúng kế hoạch trong hè tôi đã tiến hành ươm bầu hoa và chăm sóc
hoa tại nhà để đầu năm học có giống hoa và rau để trồng, đầu tháng 8 tôi huy
động tất cả giao viên trong trường quyên góp phân mục tơi sốp để trồng hoa và
rau quy hoạch theo từng khu vực cho phù hợp với khả năng sinh trưởng của
từng loại cây, trồng song tôi họp các tổ trưởng tổ phó của trường lại để phân chia
từng khu vực, vườn hoa, vườn rau, cây cảnh xung quanh trường cho từng lớp để
các lớp có trách nhiệm chăm sóc, hàng tháng tôi chỉ đạo các tổ chuyên môn phối
hợp với tổ chức công đoàn kiểm tra đánh giá việc chăm sóc vườn hoa, vườn rau,
cây cảnh, các góc thiên nhiên của từng lớp để lấy cơ sở đánh giá xếp loại giáo
viên hàng tháng, kết quả được tổng hợp cuối năm để khen thưởng. Tôi tham
mưu với hiệu trưởng xây dựng qui chế khen thưởng cho giáo viên hàng tháng.
Nếu đồng chí nào được xếp loại A1 thì mỗi tháng được thưởng 50.000đ; loại A2
được thưởng 30.000đ.
Qua cách chỉ đạo như vậy vườn hoa, vườn rau, cây cảnh của trường tôi
mang lại hiệu quả rất cao. Vườn hoa vườn rau cây cảnh luôn xanh tốt và nở hoa
rực rỡ, đặc biệt là nhà trường đã có nguồn rau sạch cung cấp cho nhà bếp phục
vụ cho các cháu ăn hàng ngày không phải mua rau ngoài chợ. (Tranh 2 sau phụ

lục; hình ảnh vườn hoa, vườn rau của nhà trường)
Tận dụng lan can trước hiên khu nhà hai tầng tôi đã tham mưu với hiệu
trưởng mua bình thông minh để trồng rau cải nhật đặt trên lan can vỉa hè vừa
đẹp vừa đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi ngoài hiên và đặc biệt hàng ngày cô và
trẻ cùng nhau chăm sóc và thu hoạch rau để chế biến các món ăn từ rau cải nhật
cho cô và trẻ ăn hàng ngày.(Tranh 3 sau phụ lục; hình ảnh những bình rau cải
nhật do cô và trẻ trồng và chăm sóc trên lan can các lớp)
b) Chỉ đạo giáo viên trang trí môi trường bên trong lớp học
Đối với môi trường trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ.
Để lớp học thêm lôi cuốn trẻ, các cô giáo cần tạo nên một môi trường lớp học
với những màu sắc sặc sỡ, sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh. Những hình
10


ảnh đẹp mang tính thẩm mỹ cao. Nhận thức rõ điều này và rút kinh nghiệm từ
những năm học trước, trang trí lớp theo kiểu đại trà giao cho giáo viên các lớp tự
trang trí hiệu quả mang lại chưa cao nhiều giáo viên không có năng khiếu trong
việc trang trí lớp nên dẫn đến nhiều lớp chưa đẹp chưa có tính sáng tạo, nên
chưa thu hút được trẻ tham gia vào các hoạt động mà lại còn lảng phí nguyên vật
liệu, công sức trong khi làm rất nhiều. Hơn nữa vào đầu năm học giáo viên bận
trang trí lớp không có thời gian làm đồ dùng dạy học dẫn đến đồ dùng đồ chơi
cho trẻ hoạt động không có nhiều. Bởi vậy tôi đã tham mưu với hiệu trưởng lựa
chọn một số đồng chí có năng khiếu về trang trí lớp để tham ra trang trí cho cả
trường trong thời gian hè để đầu năm học mới giáo viên không phải trang trí lớp
mà tập trung vào dạy trẻ và làm đồ dùng dạy học. Để việc tạo môi trường trong
lớp đạt được hiệu quả cao tôi đã trực tiếp làm cùng các cô trong thời gian hè và
nghiên cứu tìm ra các ý tưởng để trang trí các góc cho trẻ hoạt động mang tính
mở tích hợp được nhiều lĩnh vực giáo dục, thu hút trẻ vào các hoạt động. Để tạo
cơ hội cho trẻ được chơi, được thử nghiệm bằng nhiều cách khác nhau và xử
dụng xuyên suốt cả năm học nhưng nó vẫn phù hợp, hấp dẫn, đa dạng không

làm cho trẻ nhàm chán, làm cho lớp học thông thoáng, hài hòa, có không gian hợp lý
cho trẻ chơi chúng tôi đã trang trí các góc chính cho mỗi lớp gồm; góc hủ điểm hay
còn được gọi là (góc học tâp); góc phân vai; góc tạo hình; góc xây dựng; Góc văn
học; góc lịch của bé; những chiếc túi kỳ diệu; góc trao đổi với phụ huynh. Trang trí
cho tất cả các lớp trong trường đầy đủ các góc như vậy nhưng những hình ảnh của
các lớp khác nhau không dập khuôn theo một mẫu nên rất đa dạng phong phú và đẹp
mắt. (Tranh 4 sau phụ lục; hình ảnh trang trí các góc mở trong lớp).
Sau khi trang trí song các góc mở trong lớp cho tất cả các lớp trong nhà
trường, tôi tổ chức họp chuyên môn và hướng dẫn cho giáo viên cách sử dụng
các góc mở khi cho trẻ hoạt động và cách làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các góc,
phù hợp với từng chủ đề. Trước khi họp chuyên môn tôi sưu tầm những hình ảnh
đồ dùng đồ chơi mẫu cho giáo viên tham khảo học để làm và áp dụng khi dạy
trẻ trong góc chủ điểm đa năng, hường đần gợi mở cho giáo viên cách làm theo
chủ đề, dựa theo kế hoạch thực hiện chủ đề cho sát thực với đặc điểm tâm lý,
khả năng của trẻ trong mỗi lớp.
Với các góc này tôi hướng dẫn giáo viên cách sử dụng như sau: Ví dụ;
góc học tập; ở góc này chúng tôi còn gọi là góc chủ điểm đa năng vì trong góc
chơi này lồng ghép được rất nhiều nội dung, và nhiều chủ điểm khác nhau, tại
đây có thể tổ chức tất cả các trò chơi ôn tập hoặc cung cấp kiến thức tất cả các
môn học theo từng chủ đề; Ví dụ; với chủ đề thế giới động vật, phía trên là phần
mẫu của cô, cô cùng trẻ gắn các con vật lên, còn phần trẻ phía dưới, cô tổ chức
cho trẻ chơi các trò chơi khác nhau tùy theo mục tiêu đề ra trong ngày, các hoạt
động cần dạy, các môn học khác nhau để cô hướng dẫn trẻ tham gia chơi mà học
tại góc này, cô đưa ra các yêu cầu khác nhau. Trong hai đội chơi hoặc hai trẻ
chơi với nhau nếu bên nào thắng sẽ được tặng một bông hoa cắm vào tổ mình
đội nào được nhiều hoa sẽ thắng cuộc..vv. với hình thức chơi như vậy trẻ rất
hứng thú tham gia các hoạt động do cô tổ chức.
11



Cách sử dụng các góc chơi được thể hiện qua các hình ảnh mịnh họa sau
đây tôi đã chỉ đạo giáo viên trong trường thực hiện bước đầu đã thu được những
kết quả rất tốt. Giáo viên không phải làm tranh, làm đồ dùng trong các tiết dạy,
mà đã có sẵn tranh trang trí, chỉ cần chuẩn bị lô tô là dạy được tất cả các môn.
Học sinh tích cực tham gia các hoạt động. Cụ thể cách sử dụng được thể
hiên qua ví dụ sau.
Ví dụ; hình ảnh góc chủ điểm khi mới trang trí với hình thức mở dưới đây.

Khi áp dụng dạy trẻ trong chủ đề thế giới động vật; với hoạt động KPKH;
cô yêu cầu hai tổ trong vòng 3 phút bật qua vòng thể dục lên chọn các con vật
sống trong gia đình gắn lên bảng. Trẻ tìm các con vật gắn lên.

(Hình ảnh trẻ hai tổ bật qua vòng lên qắn các con vật sống trong gia đình lên bảng)
12


( Đây là kết quả sau khi chơi với hoạt động khám phá khoa học của trẻ)

Với hoạt động làm quen với toán cô lại yêu cầu trẻ gắn các con vật đúng
theo số lượng cho trước VD cô gắn thẻ số 8 trẻ tìm 8 con vật gắn lên bảng

(Đây là kết quả sau khi chơi với hoạt động làm quen với toán của trẻ)

13


Với hoạt động làm quen với chữ cái, ôn chữ cái nào thì trẻ tìm những con
vật mang chữ cái đó gắn lên bảng. Ví dụ; ôn chữ C trẻ tìm các con vật có chữ C
như con cua, con cá gắn lên bảng....vv. Bất kỳ một lĩnh vực nào cũng có thể sử
dụng dạy trẻ được trong góc chơi này bởi vậy tôi gọi đây là góc đa năng.


(Đây là kết quả sau khi chơi với hoạt động làm quen với chữ cái của trẻ)
Để tất cả các lớp đều có đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt đông xuyên
suốt cả năm học tôi tham mưu với hiệu trương ngay từ đầu tháng 8 phát động
giáo viên làm đồ dùng đồ chơi để thi vào dịp 20/10, trước khi thi tôi đã tổ chức
họp chuyên môn làm và siêu tầm một hình ảnh mẫu để gợi ý cho giáo viên làm
theo. Vì vậy giáo viên đã làm được rất nhiều đồ dùng đồ chơi để dạy. Cách chỉ
đạo như vậy giáo viên rất tích cực trong việc tạo môi trường học tập cho lớp mình. kết
quả các lớp đều có đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho trẻ đẹp hấp dẫn, thu hút trẻ tham gia hoạt
động hàng ngày trong trường. (Tranh 5 sau phụ lục; hình ảnh sản phẩm của hội thi làm
đồ dùng đồ chơi năm học 2017-2018 của giáo viên trong trường.
Bằng những đồ dùng đồ chơi tự làm của mình giáo viên đã sáng tạo trang
trí các góc trong lớp học đa dạng, phong phú thuận tiện cho trẻ tham gia các
hoạt động tại các nhóm lớp, đã thu hút trẻ tham gia các hoạt động tích cực. được
thể hiện qua một số hình ảnh các góc hoạt động trong lớp học của trẻ.
( Tranh 6 sau phụ lục; hình ảnh một số các góc trong lớp giáo viên tạo cho trẻ
hoạt động)
14


2.3.3. Tổ chức tốt hội thi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm.
Thực hiên kế hoạch tổ chức “hội thi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm” của phòng giáo dục và đào tạo huyện Vỉnh Lộc đã chỉ đạo, nắm bắt thực
tế việc tạo môi trường giáo dục cho trẻ trong nhà trường tôi nhận thấy môi trường
giáo dục trong lớp đã tương đối đầy đủ nhưng môi trường giáo dục ngoài lớp học
chưa thực sự đa dạng phong phú, các góc cho trẻ hoạt động ngoài trời còn hạn chế,
đồ chơi vận động còn thiếu nhiều, sân vận động chưa đáp ứng yêu cầu. Kinh phí để
tạo môi trường ngoài lớp học lại gặp rất nhiều khó khăn về mặt tài chính cũng như
thời gian...Tôi băn khoăn suy nghĩ để tìm ra giải pháp làm thế nào để có kinh phí tổ

chức hội thi, làm thế nào để hội thi đạt kết quả tốt, thi như thế nào để có nhiều sản
phầm đẹp mắt, có được những góc hoạt động đáp ứng với nhu cầu của trẻ trong nhà
trường. Tôi đã đưa ra kế hoạch để tham mưu với hiệu trưởng như sau:
Nhà trường sẽ phát động cô giáo, học sinh và phu huynh của tất cả các lớp
tham gia thi, nhưng không thi theo kiểu đại trà trùng lặp mà tôi giao cụ thể các
phần thi cho từng khối, mỗi khối sẽ có nội dung thi khác nhau để nhà trường có
đa dạng các đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động.
- Khối 5 tuổi; mỗi lớp làm một nhà chòi để tạo một góc phân vai chợ quê
có những mặt hàng chủ đạo khác nhau; lớp lá1 cửa hàng hoa ngày tết; lớp 2 cửa
hàng đồ dân dụng; lớp lá 3 cửa hàng rau quả sạch; lớp lá 4 cửa hàng các con vật
nuôi xung quanh bé và mỗi lớp 1 góc chơi với cát với nước.
- Khối 4 tuổi; lớp chồi 1 làm 1 góc chơi dân gian; lớp chồi 2 làm góc âm
nhạc; lớp chồi 3 làm quầy thực phẩm ngày tết, và mỗi lớp 1 loại đồ chơi vận động.
- Khối 3 tuổi và nhà trẻ; mỗi lớp một gian hàng thể hiện sự sấm uất hiện
đại ngày nay những vấn mang bản sắc riêng của từng gian hàng và mỗi lớp một
đồ chơi vận động. Ngoài những phần việc được giao tôi khuyến khích giáo viên
làm nhiều chủng loại đa dạng phong phú càng tốt nhưng yêu cầu gian hàng của
các lớp phải toát lên sản phẩm chính của mình. Khi giao nhiệm vụ cho các lớp
thi tôi phải dựa vào năng khiếu sở trường của từng đồng chí, tận dụng thế mạnh
của phụ huynh các lớp để giao nhiệm vụ.
Để cuộc thi thực sự trở thành ngày hội để thu hút cộng đồng tham gia tạo
môi trường giáo dục cho trẻ bớt đi những khó khăn mà nhà trường đang gặp
phải trong ngày thi trưng bầy sản phẩm thi của các lớp nhà trường tổ chức cho
trẻ và phụ huynh ăn búp phê thực đợn với 12 món ăn do các cô giáo trong
trường tự nấu, nhằm thu hút nhiều người tham dự để nhà trường có cơ hội tuyên
truyền cộng đồng chung tay cùng nhà trường tạo môi trường giáo dục cho trẻ.
Được hiệu trưởng nhất trí cao ban giám hiệu chúng tôi họp mở rộng các tổ
trưởng tổ phó để tôi triển khai kế hoạch thi và tiến hành họp phụ huynh để các
lớp bàn với phụ huynh lớp mình cùng nhau làm đồ đồ chơi tham gia thi cho lớp,
sau khi triển khai kế hoạch thi đến các lớp thì nhà trường nhận được sự ủng hộ

rất nhiệt tình của phụ huynh, phụ huynh đã tự nguyện đóng góp mỗi phụ huynh
ít nhất 50.000 gia đình có điều kiện thì nhiều hơn tùy khả năng, hội trưởng phụ
huynh đứng ra thu để cùng với giáo viên mua vật liêu làm đồ dùng để thi. Các
bậc phụ huynh làm thợ mộc thì làm bập bênh, đu quay đường dích dắc, các cô
15


sơn lốp xe làm sân vận động. Được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh
nhà trường đã tổ chức thành công hội thi “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm”. 100% các bậc phụ huynh có con đi học đều tham gia thi cùng
giáo viên, có rất nhiều người dân cũng như các ban ngành đoàn thể địa phương
cũng như các trường bạn đến dự. Đặc biệt là được sự quan tâm đến dự chỉ đạo
sát sao của phòng giáo dục và đào tạo huyện Vĩnh lộc. Trường mầm non Vĩnh
hưng đã có một môi trường giáo dục cho trẻ tương đối đẹp mắt, đáp ứng được
nhu cầu giáo dục theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Đặc biệt trong đợt tổ chức hội thi nhà trường đã được nhân dân trong và
ngoài địa phương không có con đi học trong trường ủng hộ 6.200.000đ mặc dù
số tiền không phải là lớn nhưng cũng là một động lực to lớn để cùng nhà trương
xây dựng môi trường giáo dục tốt hơn cho trẻ.
(Tranh 7 sau phụ lục; hình ảnh sản phẩm của hội thi xây dựng môi trường giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm năm học 2017-2018 của các khối, lớp trong nhà trường)
2.3.4. Phối hợp với ban chấp hành công đoàn tổ chức cho đoàn viên
thi trồng chăm sóc góc thiên nhiên tại các nhóm lớp.
Để có nhiều góc thiên nhiên đẹp đa dạng, phú đồng thời thu hút tất cả các
đồng chí cán bộ, giáo viên nhân viên trong nhà trường đều có trách nhiệm chung
tay xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ, tôi đã phôí hợp với ban chấp hành
công đoàn tổ chức cho đoàn viên thi trồng chăm sóc góc thiên nhiên tại các
nhóm lớp, và theo từng bộ phận, kể cả nhân viên nhà bếp, nhân viên văn phòng
cũng đều phải tham gia thi, tất cả đoàn viên công đoàn đều phải thi chứ không
phải mình giáo viên đứng lớp với có trách nhiệm thi. Chúng tôi phát động thi

trong cả năm và chấm vào dịp 8/3 để đoàn viên có thời gian sáng tạo chăm sóc.
Hội thi yêu cầu mỗi lớp hoặc mỗi bộ phân phải trồng và chăm sóc một góc thiên
nhiên, các chậu cây cảnh không chỉ đơn thuần là cây cảnh mà chậu cảnh còn
phải là một tác phẩm nghệ thuật thể hiện toát lên được nội dung một câu chuyện
cổ tích hoặc một bài thơ, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của quê hương
được thu nhỏ trong chậu cây cảnh. Hội thi được đoàn viên tham gia hưởng ứng
nhiệt tình kết quả được 10 giải A và 12 giải B; qua hội thi đoàn viên đã học hỏi
nhau cách trồng và chăm sóc góc thiên thiên, nhà trường có được các góc thiên
nhiên đẹp cho trẻ hoạt động. (Tranh 8 sau phụ lục; hình ảnh sản phẩm của hội thi
trồng và chăm sóc góc thiên nhiên của công đoàn nhà trường trong dịp 8/3).
2.4. Hiệu quả của sáng kiến.
Sau khi áp dụng các biện pháp nêu trên vào chỉ đạo giáo viên xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì chất lượng xây dưng môi trường cho
trẻ trong trường được nâng lên rõ rệt, và thu được những kết quả sau:
2.4.1. Đôi với giáo viên: Đa số giáo viên trong trường đã có kỹ năng trang
trí tạo môi trường, tích cực học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, hăng say
trong việc tạo môi trường giáo dục cho trẻ, guan hệ giữa giáo viên với giáo viên,
giáo viên với phụ huynh, giáo viên với trẻ ngày càng thân thiện hơn, giáo viên
16


đã chủ động, sáng tạo hơn trong việc tạo môi trường và tổ chức các hoạt động
trong môi trường giáo dục cho trẻ. Được thể hiện qua kết quả khảo sát.
Bảng khảo sát việc xây dựng trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của
giáo viên cuối năm học 2017-2018. (Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiêm).
TT
Số
Mức độ đạt được
GV/lớ
Đạt

Chưa
Tiêu chí khảo sát
p
đạt
Tốt
Khá
TB
được SL % S % S % S %
khảo
L
L
L
sát
1
Môi trường vật chất trong lớp,
ngoài lớp đáp ứng nhu cầu,
hứng thú chơi của trẻ, tạo điều
kiện cho tất cả các trẻ có thể
20
16 80 2 10 2 10 0 0
chơi mà học, học bằng chơi,
phù hợp với điều kiện thực tế.
2
Các khu vực được quy hoạch
theo hướng tận dụng các không
gian cho trẻ hoạt động phù hợp,
linh hoạt, đa dạng, phong phú,
các góc hoạt động trong lớp và
20
17 85 2 10 1 5 0 0

ngoài lớp mang tính mở, tạo
điều kiện cho trẻ dễ dàng tự lựa
chọn và sử dụng sự vật, đồ vật,
đồ chơi để thực hành, trải
nghiệm.
3
Khuyến khích trẻ có thể hoạt
động theo nhiều cách khác
nhau; tạo điều kiện, cơ hội cho
trẻ hoạt động, trải nghiệm,
20
15 75 5 25 0 0 0 0
khám phá dưới nhiều hình thức
khác nhau, phát triển toàn diện.
4
Tạo điều kiện, cơ hội, tận dụng
hoàn cảnh, tình huống thật cho
trẻ hoạt động trải nghiệm,
20
16 80 2 10 2 10 0 0
khám phá trong môi trường an
toàn.
5
Đảm bảo an toàn về mặt tâm lý
cho trẻ và trẻ thường xuyên
được giao tiếp, thể hiện mối
20
15 75 5 25 0 0 0 0
quan hệ thân thiện giữa trẻ với
trẻ và trẻ với những người

xung quanh
17


2.4.2. Đối với trẻ: Trẻ được vui chơi học tập trong một môi trường giáo dục
hấp dẫn, phù hợp, đa dạng, phong phú, trẻ hứng thú tham gia các hoạt động xây
dựng môi trường, trẻ thân thiện với cô với ban hơn, tích cực tham gia vào các hoạt
động vui chơi, học tập, khả năng giao tiếp của trẻ được phát triển từ đây nhân cách
của trẻ được hình thành, tư duy, kỹ năng sống của trẻ được phát triển. chất lượng
giáo dục của nhà trường được nâng lên rõ rệt. Thể hiện trên bảng khảo sát.
Bảng khảo sát mức độ tham gia các hoạt động của trẻ trong môi trường giáo
dục cuối năm học 2017-2018. (Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiêm).
TT
Tiêu trí khảo sát

Tổng số
trẻ được
khảo sát

Đạt
SL %

Chưa đạt
SL
%

1

Trẻ hứng thú, tích cực tham gia
tạo môi trường giáo dục cùng

450
441 98
9
2
với cô và các bạn
2
Trẻ tích cực, chủ động tham gia
vào các hoạt động vui chơi, học
450
441 98
9
2
tập theo quan điểm giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm
3
Trẻ biết thể hiện mối quan hệ
thân thiện với cô giáo, với các
450
443 96
18
4
bạn và mọi người xung quanh,
Từ bảng khảo sát trên cho thấy các biện pháp tôi áp dụng vào chỉ đạo giao
viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm mang lại hiệu quả cao.
2.4.3. Đối với nhà trường: Từ khi áp dụng các biện pháp trên vào chỉ đạo
giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhà trường đã có
một môi trường giáo dục cho trẻ hoạt động đa dạng, phong phú, các lớp có đầy
đủ đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động, môi trường giáo dục bên trong và bên
ngoài lớp học đáp ứng được yêu cầu giáo dục theo quan điểm giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm. Quá trình xây dựng môi trường giáo dục đã thu hút được sự tham

gia của các bậc phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội trong việc tạo
môi trường giáo dục cho trẻ để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển
của trẻ trong nhà trường.
2.4.4. Đối với bản thân và động nghiệp: sau khi áp dụng các biện pháp
chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm bản thân
càng có thêm được nhiều kinh nghiệm chỉ đạo hơn, chuyên môn nghiệp vụ được
cũng cố vững chắc hơn. Được đồng nghiệp trong và ngoài huyện đánh giá cao
Từ kết những kết quả trên, cho thấy các biện pháp tôi đưa ra để áp dụng
trong việc chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
đã mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với kết quả trước đây. Đặc biệt qua hội thi
xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cấp huyện nhà trường đã đạt
giải nhì và được phòng giáo dục chọn tham gia dự thi cấp tỉnh.
18


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Từ thực tiển công tác quản lý chỉ đạo, kết hợp với việc áp dụng những
biện pháp chỉ đạo giáo viên trường mầm non Vĩnh Hưng xây dựng môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tôi nhận thấy chất lượng của việc tạo môi trường
giáo dục cho trẻ trong nhà trường được nâng lên một cách rõ dệt, góp phần quan
trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng và chất
lượng giáo dục mầm non của huyện nhà nói chung.
- Giáo viên hiểu rõ hơn việc tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm, hiểu rõ tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ, chủ
động và biết tạo ra những góc chơi hấp dẫn để thu hút trẻ vào các hoạt động đạt
hiệu quả cao.
- Trẻ chủ động tích cực hứng thú tham gia vào các hoạt động, mở rộng sự
hiểu biết về thế giới xung quanh cho trẻ đồng thời giúp trẻ phát triển toàn diện.
Chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường đã có những bước phát triển nhảy

vọt, được Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện đánh giá cao.
3.1.1. Bài học kinh nghiệm.
Từ những kết quả đạt được trong việc áp dụng các giải pháp trên vào chỉ
đạo giáo viên tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường mầm non
Vĩnh Hưng tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau:
- Căn cứ vào tình hình cụ thể của trường, khảo sát thực tế việc tạo môi
trường giáo dục của giáo viên để xây dựng kế hoạch chỉ đạo một cách linh
hoạt, sáng tạo, khoa học.
- Người cán bộ quản lý chỉ đạo chuyên môn phải trực tiếp tham gia
làm với giáo viên thì mới nắm bắt được kịp thời những khó khăn, hạn chế
của từng giáo viên để có hướng chỉ đạo kịp thời.
- Khi phân công công việc cụ thể cho giáo viên phải nắm bắt được
những năng khiếu sở trường riêng của từng đồng chí giáo viên, phát huy thế
mạnh của mỗi cá nhân để có một tập thể hoàn hảo.
- Tổ chức tốt các phong trào thi đua các hội thi để giáo viên có nhiều cơ
hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau.
- .Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, tạo động cơ cho giáo viên phấn
đấu vươn lên trên mọi lĩnh vực.
Nếu làm tốt những vấn đề nêu trên thì chắc chắn rằng việc tạo môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ trong bất kỳ trường mầm non cũng mang
lại hiệu quả rất cao, sẽ là phương tiện là điều kiện để giúp trẻ phát triển tốt thúc
đẩy nâng cao chát lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non.
3.2. Kiến nghị.
Để góp phần nhỏ bé của mình vào việc thực hiện tốt chuyên đề xây dựng
trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non
nói riêng, chất lượng giáo dục của đất nước nói chung theo tinh thần chỉ đạo của
nghị quyết số 29 mà Đảng ta đã đề ra tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau.

19



3.2.1. Đối với sở giáo dục: Tham mưu với ủy ban nhân dân tỉnh Thanh
Hóa tuyển giáo viên mầm non vào các trường cho đủ theo thông tư 06 của bộ giáo
dục quy định về định mức giáo viên trên nhóm lớp, để giảm tải áp lực để giáo
viên có thời gian tạo môi trường giáo dục cho trẻ.
3.2.2. Đối với phòng giáo dục: Hàng năm duy chì tổ chức tôt hội thi xây
dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm để thức đẩy các nhà trường tạo
mọi điều kiệ tốt nhất để tạo môi trường giáo dục cho trẻ.
3.2.3. Đối với ủy ban nhân dân xã: Có kế hoạch mở rộng đất kịp thời để
xây dựng đủ phòng học cho nhà trường, tăng cường hỗ trợ kinh phí để nhà trường
tu bổ mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất.
3.2.4. Đối với giáo viên: Phải thường xuyên học hỏi kinh nghiệm tạo môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở mọi lúc mọi nơi.
Trên đây là một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả tại trường mầm non Vĩnh Hưng rất
mong nhận được sự nhận xét góp ý của hội đồng khoa học các cấp để đề tài
được hoàn thiện hơn và ứng dụng rông rãi trong các trường mầm non.
XÁC NHÂN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Vĩnh Hưng ngày 20 tháng 3 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết
không sao chép nội dung của người khác

NGƯỜI VIẾT SÁNG KIẾN

Nguyễn Thị Lâm

20




×